VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
TRÀ THANH HẢI
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ
PHÒNG, CHỐNG MA TÚY TỪ THỰC TIỄN
QUẬN HẢI CHÂU, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
HÀ NỘI, năm 2018
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
TRÀ THANH HẢI
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ
PHÒNG, CHỐNG MA TÚY TỪ THỰC TIỄN
QUẬN HẢI CHÂU, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Chuyên ngành : Luật Hiến pháp và Luật Hành chính
Mã số
:
838.01.02
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. TRẦN MINH ĐỨC
HÀ NỘI, năm 2018
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của bản thân.
Các số liệu được nêu ra trong Luận văn này là trung thực, khách quan. Những
quan điểm, giải pháp, đề xuất, kiến nghị là xuất phát từ sự nghiên cứu thực tế
của bản thân trong quá trình học tập, nghiên cứu và thực tiễn công tác của
mình.
Tác giả
Trà Thanh Hải
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ CỦA
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHÒNG, CHỐNG MA TÚY ......................... 9
1.1. Khái niệm đặc điểm, vai trò của quản lý Nhà nước về phòng, chống
ma túy ................................................................................................................ 9
1.2. Nội dung quản lý Nhà nước về phòng, chống ma túy ............................. 18
1.3. Trình tự, thủ tục quản lý Nhà nước về phòng, chống ma túy .................. 19
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý Nhà nước về phòng, chống ma túy: . 24
CHƯƠNG 2. THỰC TIỄN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHÒNG,
CHỐNG MA TÚY TẠI QUẬN HẢI CHÂU, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 28
2.1. Những đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội tại quận Hải Châu, thành
phố Đà Nẵng có liên quan đến việc phòng, chống ma túy tại quận Hải
Châu, thành phố Đà Nẵng ............................................................................... 28
2.2. Tình hình ma túy và hoạt động phòng, chống ma túy tại quận Hải
Châu, thành phố Đà Nẵng ............................................................................... 30
2.3. Tình hình quản lý Nhà nước về phòng, chống ma túy tại quận Hải
Châu, thành phố Đà Nẵng ............................................................................... 34
2.4. Đánh giá tình hình quản lý Nhà nước về phòng, chống ma túy tại quận
Hải Châu, thành phố Đà Nẵng ........................................................................ 41
CHƯƠNG 3. NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ
NƯỚC VỀ PHÒNG, CHỐNG MA TÚY TỪ THỰC TIỄN QUẬN HẢI
CHÂU, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ............................................................... 46
3.1. Nhu cầu nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về phòng,
chống ma túy từ thực tiễn quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng ..................... 46
3.2. Phương hướng nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về
phòng, chống ma túy từ thực tiễn quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng ......... 47
3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về phòng,
chống ma túy từ thực tiễn quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng ..................... 52
KẾT LUẬN .................................................................................................... 60
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm qua, thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, đất nước
ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực kinh tế - chính trị,
văn hóa - xã hội, quốc phòng - an ninh và đối ngoại. Tuy nhiên, bên cạnh thời
cơ đó, cũng có nhiều khó khăn, thách thức mới, nổi bật là mặt trái của toàn
cầu hóa và cơ chế thị trường đã làm nảy sinh các vấn đề xã hội phức tạp.
Trong đó có sự gia tăng của các loại tội phạm nói chung, đặc biệt là tệ nạn ma
túy.
Do nhiều nguyên nhân khác nhau, tình hình tệ nạn ma túy những năm
qua ngày càng phức tạp, gia tăng về cả quy mô, tính chất và mức độ. Hoạt
động sản xuất, mua bán, tàng trữ, vận chuyển trái phép các chất ma túy xuyên
quốc gia lan rộng trên phạm vi toàn cầu và tác động trực tiếp đối với nước ta.
Tình hình người nghiện ma túy trong nước mặc dù đã được tích cực kiềm chế
nhưng vẫn tiếp tục tăng và lan rộng ra tất cả các tỉnh, thành phố, các khu vực
dân cư, đến mọi thành phần, lứa tuổi, đặc biệt là trong thanh, thiếu niên. Đáng
chú ý là số người nghiện ma túy có xu hướng đang dần dần trẻ hóa; tệ nạn
nghiện ma túy liên quan đến vi phạm pháp luật và tội phạm hình sự rất cao.
Tình hình đó đã tác động rất xấu đến an ninh chính trị và trật tự an toàn xã
hội, đồng thời thực sự là hiểm họa đối với đất nước, dân tộc và giống nòi, đến
sự phát triển bền vững của đất nước, nếu chúng ta không kịp thời triển khai
đồng bộ, quyết liệt các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn.
Vì vậy làm thế nào để triển khai đồng bộ, quyết liệt các biện pháp
phòng ngừa tích cực, ngăn chặn hữu hiệu tệ nạn ma tuý nhằm ra khỏi đời
sống xã hội đang là câu hỏi cấp bách đặt ra không chỉ đối với các cấp, các
ngành, các tổ chức xã hội mà còn là câu hỏi của toàn xã hội. Triển khai thực
1
hiện các Chỉ thị của Bộ Chính trị, Nghị quyết và các Chương trình hành động
phòng, chống ma túy của Chính phủ, công tác phòng, chống và kiểm soát ma
túy ở nước ta đã được tăng cường đáng kể. Nhận thức của cán bộ, đảng viên,
công chức và đông đảo người dân trong xã hội về tác hại của ma túy được
nâng lên, đặc biệt là nhận thức của cán bộ, đảng viên về trách nhiệm, vai trò
lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác phòng, chống ma túy.Vì vậy đã huy động
được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân
trong xã hội tham gia vào công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy. Cụ thể
như: công tác phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm về ma túy, trong đó có tội
phạm ma túy xuyên quốc gia, tội phạm nguy hiểm; công tác cai nghiện và tạo
việc làm sau cai đạt được kết quả; công tác tuyên truyền phòng, chống ma túy
được tăng cường chiều rộng và chiều sâu.
Quận Hải Châu là quận trung tâm của thành phố Đà Nẵng, cơ sở hạ
tầng phát triển mạnh mẽ và nhiều khu phố, hệ thống giao thông trên địa bàn
quận có nhiều đường kiệt nhỏ, hẹp. Tập trung nhiều điểm về dịch vụ giải trí
vui chơi, đặc biệt là các dịch vụ vui chơi như: karaoke, internet, bar, vũ
trường... Tình hình tệ nạn xã hội, đặc biệt tình hình về ma tuý còn nhiều diễn
biến phức tạp, tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Một trong những nguyên nhân chính đó
là còn thiếu các giải pháp đồng bộ trong công tác phòng, chống tệ nạn xã hội
nói chung đặc biệt đối với công tác phòng, chống ma tuý nói riêng.
Với những lý do trên, tác giải chọn Đề tài: "Quản lý Nhà nước về
phòng, chống ma túy từ thực tiễn quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng" làm
luận văn tốt nghiệp là có tính cấp thiết.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Trong những năm gần đây, hoạt động phòng, chống ma túy ở Việt Nam
đã được quan tâm nghiên cứu ở nhiều giác độ và những cách tiếp cận phong
phú về công tác phòng, chống ma túy. Có thể điểm qua một số công trình có
2
những nội dung nghiên cứu tiêu biểu như:
- Sách tham khảo “Một số vấn đề về xây dựng thế trận phòng, chống
tội phạm về ma túy của lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy” của
Đại tá Vũ Hùng Vương, Nhà xuất bản Công an nhân dân, Hà Nội, năm 2000
[29]. Tài liệu đã trình bày cơ sở khoa học xây dựng thế trận phòng, chống tội
phạm về ma túy của lực lượng Công an nhân dân, đưa ra khái niệm về thế
trận phòng, chống tội phạm ma túy, cơ sở lý luận để xây dựng thế trận phòng,
chống tội phạm ma túy của lực lượng Công an nhân dân. Trong công trình
này, tác giả đã giới thiệu về những tư tưởng chỉ đạo trong xây dựng thế trận
phòng, chống tội phạm về ma túy; những căn cứ để xây dựng thế trận, nội
dung thế trận, một số kiến nghị nhằm xây dựng thế trận phòng, chống tội
phạm về ma túy của lực lượng Công an nhân dân.
- Cuốn sách “Tội phạm về ma túy, thực trạng, nguyên nhân và các
giải pháp phòng ngừa” của Tiến sỹ Vũ Quang Vinh, Nhà xuất bản Thanh
niên, Hà Nội năm 2005 [28]. Tác giả đã phân tích sâu về tình hình phạm tội
sản xuất, buôn bán, vận chuyển chất ma túy trên thế giới bao gồm: heroin,
cocain, cần sa, chất hướng thần, thuốc phiện, ma túy tổng hợp... Đánh giá
những thực trạng, nguyên nhân tình hình phạm tội về ma túy ở Việt Nam, cụ
thể về đối tượng phạm tội, nhân thân đối tượng phạm tội, cơ cấu tội phạm, các
phương thức thủ đoạn phạm tội. Tác giả đã đưa ra một số biện pháp phòng
ngừa như: biện pháp vận động quần chúng, biện pháp tuần tra kiểm soát, biện
pháp quản lý hành chính về trật tự xã hội, phòng ngừa bằng biện pháp kỹ
thuật, tổ chức tấn công, truy quét tội phạm về ma túy. Qua đó, tác giả đã đưa
ra các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động phòng ngừa các tội phạm về ma
túy.
- Giáo trình “Hoạt động phòng ngừa và điều tra các tội phạm về ma
túy của lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy” của Học viện Cảnh
3
sát nhân dân, xuất bản năm 2002 [10]. Giáo trình giới thiệu về lý luận và thực
tiễn trong hoạt động phòng ngừa tội phạm về ma túy; nội dung hoạt động
phòng ngừa; các biện pháp phòng ngừa tội phạm ma túy của lực lượng Cảnh
sát điều tra tội phạm về ma túy; Lý luận và thực tiễn hoạt động điều tra tội
phạm về ma túy; nội dung và biện pháp điều tra khám phá các vụ án phạm tội
về ma túy của lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy.
- Công trình nghiên cứu “Hiểm họa ma túy và cuộc chiến mới” của
Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Xuân Yêm [30]. Công trình đã phân tích thực trạng
và những tác động của tệ nạn ma túy đến các vấn đề kinh tế, văn hóa, chính
trị, xã hội của xã hội, những ảnh hưởng của nó đến cuộc sống, hạnh phúc của
người dân. Đồng thời tác giả cũng đưa ra dự báo về sự phát triển của tệ nạn
ma túy trên thế giới nói chung và nước ta nói riêng.
- Cuốn sách “Quan hệ phối hợp giữa Cảnh sát điều tra tội phạm về
ma túy với Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội trong phát hiện điều
tra tội phạm về ma túy” của Thạc sĩ Nguyễn Văn Long, Nhà xuất bản Công
an nhân dân, Hà Nội năm 2008 [8]. Ở cuốn sách này, tác giả đã nêu ra một số
nhận thức lý luận về quan hệ phối hợp giữa Cảnh sát điều tra tội phạm về ma
túy với Cảnh sát quản lý hành chính trong phát hiện, điều tra tội phạm về ma
túy hoạt động tại các cơ sở kinh doanh karaoke, vũ trường. Tác giả đã đưa ra
những nhận thức cơ bản về tội phạm ma túy, ảnh hưởng của nó đối với trật tự,
an toàn xã hội. Đây là những định hướng quan trọng giúp cho việc đưa ra dự
báo tình hình tội phạm về ma túy trong các cơ sở kinh doanh karaoke, vũ
trường và đề ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả quan hệ phối hợp giữa hai
lực lượng trên trong phát hiện, điều tra tội phạm về ma túy hoạt động trong
các cơ sở kinh doanh karaoke, vũ trường trên địa bàn thành phố Hà Nội trong
thời gian tới.
- Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Nâng cao hiệu quả phòng ngừa, đấu
4
tranh chống tội phạm ma túy trong tình hình mới” của Tổng cục Xây dựng
lực lượng Công an nhân dân và Tổng cục Cảnh sát - Bộ Công an, tổ chức
tháng 6 năm 2006 [26]; gồm 45 báo cáo tham luận đã tổng kết toàn diện công
tác phòng, ngừa, đấu tranh chống tội phạm về ma túy giai đoạn 2001 - 2005,
rút ra những bài học kinh nghiệm từ thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả công
tác của các lực lượng tham gia chống tội phạm nói chung và lực lượng Cảnh
sát điều tra tội phạm ma túy nói riêng giai đoạn 2006 - 2010.
- Đề tài khoa học cấp nhà nước “Luận cứ khoa học cho những giải
pháp nâng cao hiệu quả phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm về ma túy”
của Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Phùng Hồng, Tạp chí CAND và Đại tá Vũ Hùng
Vương, Cục CSĐT tội phạm về ma túy năm 2001 [11]. Đề tài đã tập trung đi
sâu, phân tích làm rõ thực trạng công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm về
ma túy, nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế, từ đó phân tích làm rõ những
luận cứ khoa học cho các giải pháp mà tác giả đưa ra.
- Đề tài cấp Nhà nước “Luận cứ khoa học đổi mới chính sách xã hội
đảm bảo an ninh xã hội và khắc phục các tệ nạn xã hội” mã số KX 04.14 của
Tổng cục Cảnh sát, Bộ Công an (1992-1995) [26]. Đề tài này đã tập trung đi
sâu phân tích nguyên nhân, điều kiện, đặc biệt là những nguyên nhân, điều
kiện về các chính sách xã hội làm phát sinh, phát triển và tồn tại của các tệ
nạn xã hội trong đó có tệ nạn ma túy, từ đó đề ra những giải pháp, kiến nghị
đổi mới, ban hành một số chính sách xã hội nhằm khắc phục các tệ nạn xã
hội;
Qua các công trình nghiên cứu trước đây đã cung cấp cho tác giả lý
luận cũng như thực tiễn công tác phòng, chống ma túy ở Việt Nam. Chưa có
công trình nào ở cấp độ luận văn thạc sỹ chuyên ngành Luật học quản lý Nhà
nước về phòng, chống ma túy gắn với địa bàn quận Hải Châu, thành phố Đà
Nẵng như quận Hải Châu hiện nay. Do đó, đề tài không trùng lắp với các
5
công trình đã công bố.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Nhằm đánh giá đúng tình hình, từ đó thấy được kết quả hạn chế và
nguyên nhân. Đề xuất các giải pháp quản lý Nhà nước về phòng, chống ma
tuý tại quận Hải Châu những năm tới.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Phân tích cơ sở lý luận quản lý Nhà nước về phòng, chống ma túy.
- Làm rõ tình hình phòng, chống ma tuý tại quận Hải Châu, qua đó rút ra
những hạn chế cần khắc phục và tìm ra những nguyên nhân của hạn chế đó.
- Đề xuất phương hướng, giải pháp quản lý Nhà nước về phòng, chống
ma tuý tại quận Hải Châu.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Luận văn tập trung nghiên cứu nội dung, hình thức và phương pháp
quản lý Nhà nước về phòng, chống ma túy của các cơ quan có chức năng, có
thẩm quyền và những yếu tố tác động đến quản lý Nhà nước về phòng, chống
ma túy.
4.2. Phạm vi nghiên cứu: bao gồm giải quyết những nội dung sau:
+ Về không gian: Về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu cơ sở lý
luận quản lý Nhà nước về phòng, chống ma túy và thực tiễn thực hiện công
tác này tại quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng.
+ Phạm vi thời gian: Số liệu nghiên cứu bốn năm gần nhất 2012 - 2015.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận: Duy vật biện chứng với quan điểm lịch sử cụ
thể, toàn diện; phương pháp tiếp cận hệ thống và kế thừa kết quả nghiên cứu
của các công trình đi trước để hoàn thiện cơ sở lý thuyết và đánh giá tình hình
6
quản lý Nhà nước về phòng, chống ma túy ở Việt Nam trong điều kiện hiện
nay.
Đề tài dựa trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác - Lênin và Tư tưởng
Hồ Chí Minh về Nhà nước pháp luật; quan điểm của Đảng về xây dựng chính
quyền của dân, do dân và vì dân.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Bên cạnh việc sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử,
đề tài còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu khác như: phương pháp phân
tích, tổng hợp, so sánh, thống kê...
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa ý luận
Luận văn đã hoàn thiện hơn lý luận quản lý Nhà nước về phòng, chống
ma túy tại Việt Nam nói chung và quận Hải Châu nói riêng. Trên cơ sở tổng
hợp, hệ thống hóa các văn bản pháp luật về phòng, chống ma túy và các số
liệu nghiên cứu từ thực tiễn, luận văn cho thấy bức tranh về tình hình phòng,
chống ma túy tại quận Hải Châu; chỉ ra những ưu điểm, bất cập, hạn chế của
quản lý Nhà nước về phòng, chống ma túy và những nguyên nhân làm hạn
chế hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước trong lĩnh vực này để đề xuất các
giải pháp phù hợp. Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ có ý nghĩa quan trọng
đối với xây dựng cơ chế, chính sách, lựa chọn phương thức quản lý phù hợp
nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về phòng, chống ma túy
tại quận Hải Châu trong thời gian đến.
6.1. Ý nghĩa thực tiễn
Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho các nhà quản lý trong xây
dựng chính sách về phòng, chống ma túy cũng có thể làm tài liệu tham khảo
đối với các cơ sở đào tạo, nghiên cứu khoa học chuyên ngành Luật Hành
chính, Quản lý công, Chính sách công và các chuyên ngành có liên quan.
7
7. Cơ cấu của luận văn
Chương 1: Những vấn đề lý luận và pháp lý của quản lý nhà nước về
phòng, chống ma túy
Chương 2: Thực tiễn quản lý nhà nước về phòng, chống ma túy tại
quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng
Chương 3: Nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về phòng,
chống ma túy từ thực tiễn quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng
8
CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ CỦA QUẢN LÝ NHÀ
NƯỚC VỀ PHÒNG, CHỐNG MA TÚY
1.1. Khái niệm đặc điểm, vai trò của quản lý Nhà nước về phòng,
chống ma túy
1.1.1. Để làm rõ khái niệm và đặc điểm quản lý Nhà nước về phòng,
chống ma túy thì cần phải làm rõ một số khái niệm sau:
Ma tuý là gì ?
Thuật ngữ "ma túy" xuất hiện ở Việt Nam ban đầu gắn với một sản
phẩm dân gian là thuốc phiện, về sau còn được dùng để chỉ các sản phẩm có
được từ cây cần sa, cô ca và các loại thuốc tân dược gây nghiện khác. Sở dĩ
gọi là "ma túy" vì các chất này có tác dụng như ma thuật, ma quái, nó làm
tăng hưng phấn hoặc ức chế thần kinh, làm cho con người mê mẩn, ngây ngất
không tỉnh táo. Với cách hiểu này, thuật ngữ "ma túy" được ghép từ các từ ma
thuật, ma quái và túy lúy. Trong tiềm thức của người Việt Nam, "ma túy"
đồng nghĩa với sự xấu xa, tội lỗi cần phải ngăn chặn, loại bỏ khỏi đời sống
cộng đồng.
Chương trình kiểm soát ma túy quốc tế của Liên hợp quốc (UNDCP)
năm 1991 đã xác định: "Ma túy là những chất độc có tính gây nghiện, có
nguồn gốc tự nhiên hoặc nhân tạo khi xâm nhập vào cơ thể con người thì có
tác dụng làm thay đổi tâm trạng, ý thức và trí tuệ, làm cho con người bị lệ
thuộc vào chúng gây nên những tổn thương cho từng cá nhân và cộng đồng".
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), "Ma túy là bất kỳ chất gì mà khi đưa vào
cơ thể sống có thể làm thay đổi một hay nhiều chức năng sinh lý của cơ thể" .
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự được Quốc hội
thông qua ngày 10/5/1997, Bộ luật Hình sự năm 1999, năm 2015 đã quy định
9
chất ma túy, tội phạm về ma túy. Ma túy bao gồm nhựa thuốc phiện, nhựa cần
sa, cao cô ca, lá, hoa, quả cây cần sa, lá cây cô ca; quả thuốc phiện khô; quả
thuốc phiện tươi; heroin; cocain; các chất ma túy khác ở thể lỏng; các chất ma
túy khác ở thể rắn.
Điều 2, Luật Phòng, chống ma túy được Quốc hội khóa X kỳ họp thứ 8
thông qua ngày 09 tháng 12 năm 2000 quy định:
“1. Chất ma túy là các chất gây nghiện, chất hướng thần được qui định
trong các danh mục do Chính phủ ban hành.
2. Chất gây nghiện là chất kích thích hoặc ức chế thần kinh, để gây
tình trạng nghiện đối với người sử dụng.
3. Chất hướng thần là chất kích thích, ức chế thần kinh hoặc gây ảo
giác, nếu sử dụng nhiều lần có thể dẫn tới tình trạng nghiện đối với người sử
dụng”.
Theo Nghị định của Chính phủ số 67/2001/NĐ-CP ngày 01/10/2001
của Chính Phủ ban hành các danh mục chất ma túy và tiền chất thì hiện nay
các chất ma túy gồm 227 chất, chia làm 3 danh mục và 22 hóa chất không thể
thiếu được trong quá trình điều chế chất ma túy cần kiểm soát.
Vì vậy có thể quan niệm “ma túy” là chất có nguồn gốc tự nhiên hoặc
tổng hợp, khi được đưa vào cơ thể con người, nó có tác dụng làm thay đổi
trạng thái ý thức và sinh lý của người đó. Nếu lạm dụng ma túy, con người sẽ
lệ thuộc vào nó, khi đó gây tổn thương và nguy hại cho người sử dụng và
cộng đồng.
Có nhiều cách phân loại chất ma túy, song có một số loại cơ bản sau:
- Căn cứ vào nguồn gốc của ma túy, ma túy được chia làm ba nhóm:
ma túy tự nhiên, ma túy bán tổng hợp, ma túy tổng hợp.
- Căn cứ vào nguồn gốc của ma túy và cơ chế tác động dược lý, các
chuyên gia của Liên hợp quốc đã thống nhất phân chia ma túy thành 5 nhóm:
10
Ma túy là các chất từ cây thuốc phiện; Ma túy là các chất từ cây cần sa; Ma
túy là các chất kích thích; Ma túy là các chất ức chế; Ma túy là các chất gây
ảo giác.
- Các cách phân loại trên đây giúp cho các nhà quản lý nhận biết và
kiểm soát việc sản xuất, lưu thông và sử dụng theo đúng yêu cầu pháp luật.
* Tệ nạn ma tuý: là hiểm hoạ lớn cho toàn xã hội, gây tác hại cho sức
khoẻ, làm suy thoái nòi giống, phẩm giá con người, phá hoại hạnh phúc gia
đình, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự, an toàn xã hội và an ninh quốc
gia.
* Nghiện ma túy: là sự phụ thuộc của con người vào các chất ma tuý,
việc đưa một lượng ma tuý nhất định vào cơ thể người là một hu cầu thường
xuyên, luôn có xu hướng tăng dần liều lượng, khi ngưng sử dụng ma tuý sẽ
xuất hiện hội chứng cai (lên cơn nghiện) rất khó chịu, bao gồm các dấu hiệu:
buồn nôn, nổi da gà, bứt, đau rút cơ khớp (có cảm giác dòi bò trong xương),
chảy nước mắt, nước mũi, dãn đồng tử, tiêu chảy, mất ngủ, bồn chồn ….
* Các loại ma tuý hiện đang có ở nước ta: thuốc phiện, sái thuốc phiện,
hêrôin,… các chất kích thích thần kinh gây ảo giác như: mêthamphetamin,
eostasy - thường được gọi là ma tuý “lắc” và Cocain “Crack”.
* Thuốc phiện: được lấy từ nhựa quả cây thuốc phiện (còn gọi là anh
túc) khi còn xanh, được sử dụng cách đây 1000 năm để chữa bệnh nhưng mặt
trái của nó là gây nghiện cho người sử dụng.
* Hêrôin: là chất ma tuý được dùng phổ biến nhất ở nước ta hiện nay,
được bán tổng hợp từ Mócphin, chúng gây độc hại nhiều hơn và gây nghiện
nhanh hơn Mócphin.
* Các chất ma tuý kích thích thần kinh trung ương: Amphetamin
(Maxinton) Methamphetamin là dẫn xuất của Amphetamin, loại ma túy này
có độc tính cao, gây nghiện nhanh.
11
* Các chất gây loại thần kinh: là loại thuốc gây rối loạn hoạt động tâm
thần, gây ảo giác, ảo thị, ảo thính, rối loạn xúc giác.
Tác hại của ma túy ?
+ Ma túy đã và đang trở thành hiểm họa chung của cả nhân loại: Tại
diễn đàn Liên hợp quốc, ngài Boutros Gali, nguyên Tổng thư ký Liên hợp
quốc đã đánh giá: «Trong những năm gần đây, tình trạng nghiện hút ma túy
đã trở thành hiểm họa lớn của toàn nhân loại. Không một quốc gia, dân tộc
nào thoát ra ngoài vòng xoáy khủng khiếp của nó để tránh khỏi những hậu
quả do nghiện hút và buôn lậu ma túy gây ra. Ma túy đang làm gia tăng tội
phạm, bạo lực, tham nhũng vắt cạn kiệt nhân lực, tài chính, hủy diệt những
tiềm năng quý báu khác mà lẽ ra phải được huy động cho việc phát triển kinh
tế - xã hội, đem lại ấm no, hạnh phúc cho mọi người. Ma túy đang làm suy
thoái nhân cách, phẩm giá, tàn phá cuộc sống yên vui gia đình, gây xói mòn
đạo lý, kinh tế, xã hội... Nghiêm trọng hơn ma túy còn là tác nhân chủ yếu
thúc đẩy căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS phát triển...» [9].
Cộng đồng quốc tế đã tốn nhiều công sức, tiền của để đấu tranh chống
ma túy nhưng tình trạng nghiện hút và buôn lậu ma túy vẫn chưa được ngăn
chặn mà có chiều hướng gia tăng và ngày càng nghiêm trọng. Do đó, Liên
hợp quốc đã tổ chức khóa họp đặc biệt lần thứ 20 của Đại hội đồng Liên hợp
quốc từ ngày 8 đến ngày 10 tháng 6 năm 1998 tại New York (Hoa Kỳ) để
xem xét cuộc đấu tranh chống sản xuất, buôn bán, nhu cầu, vận chuyển, phân
phối ma túy và các chất hướng thần bất hợp pháp và những hoạt động liên
quan nhằm đưa ra những chiến lược, phương pháp, những hoạt động cụ thể và
những biện pháp đặc biệt để tăng cường sự hợp tác quốc tế trong mối quan
tâm về vấn đề lạm dụng và vận chuyển trái phép chất ma túy. Khóa họp cũng
đã thông qua Tuyên bố chính trị: «Ma túy hủy hoại cuộc sống và cộng đồng,
làm xói mòn sự tồn tại và phát triển của loài người và là nguồn phát sinh tội
12
phạm. Ma túy ảnh hưởng mọi lĩnh vực xã hội của tất cả các nước. Đặc biệt sự
lạm dụng ma túy đã ảnh hưởng tới tự do và phát triển của lớp trẻ, một giá trị
của nhân loại. Ma túy là mối đe dọa lớn đối với sức khỏe và sự tồn tại của
con người, đến độc lập, dân chủ và ổn định của các nhà nước và các dân tộc,
đến cấu trúc của một xã hội, nhân phẩm và hy vọng của hàng triệu người và
gia đình họ» [10].
+ Ma túy hủy hoại sức khoẻ con người: Nhiều công trình nghiên cứu
trong y học về ảnh hưởng của ma túy đối với sức khỏe của con người đã
khẳng định: Ma túy là nguyên nhân phát sinh nhiều loại bệnh tật, hủy hoại
sức khỏe người nghiện. Ma túy đã tạo ra một cơ chế nguy hiểm trong cơ thể
người.
Khi người ta mệt mỏi, bị đau đớn, hệ thần kinh sẽ tiết ra chất
Endoophin (Enderphinnis) để làm giảm sự đau đớn, mệt mỏi, phục hồi sức
hoạt động bình thường của cơ thể. Người nào càng tập luyện, hoạt động tích
cực thì cơ thể tiết Endoophin, phục hồi sức hoạt động của cơ thể càng tốt. Đó
là cơ chế tự nhiên, tự điều chỉnh rất kỳ diệu mà tạo hóa đã ban cho con người.
Các chất ma túy (Cocain, heroin, moophin, thuốc phiện...) khi xâm nhập vào
cơ thể có tác dụng mạnh hơn Endoophin gấp nhiều lần, đi vào ngõ ngách từng
tế bào thần kinh làm giảm đau đớn, mệt mỏi nhanh chóng, kích thích nhanh
nhạy hoạt động của thần kinh, khiến người ta thấy ‘‘hết đau’’, ‘‘hết mệt’’, có
cảm giác ‘‘tỉnh táo’’, ‘‘sảng khoái’’, ‘‘phấn khích’’, ‘‘bay bổng’’, ‘‘lâng
lâng’’, ‘‘bồng bềnh’’.
+ Nghiện ma túy ảnh hưởng đến sự phát triển nòi giống và nguy cơ lây
nhiễm HIV/AIDS: Lúc mới sử dụng ma túy thường gây kích thích tình dục, vì
vậy để thỏa mãn nhu cầu, đối tượng thường quan hệ với gái mại dâm, cho nên
dễ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục như lậu, giang mai... đặc biệt
là lây nhiễm HIV. Khi đã nghiện ma túy nặng, các hóc môn sinh dục bị suy
13
giảm dẫn đến giảm nhu cầu tình dục, giảm khả năng sinh sản, hoặc sinh con
ốm yếu, trí tuệ chậm phát triển. Đối với phụ nữ có thai, nghiện ma túy dễ dẫn
đến sảy thai, thai chết lưu, đẻ non, suy dinh dưỡng bào thai, gầy gò, ốm yếu,
khó nuôi, chậm phát triển thể lực và trí tuệ, trẻ mới sinh đã có dấu hiệu
nghiện ma túy.
+ Nghiện ma túy làm mất nhân cách con người: Ma túy làm người
nghiện thay đổi trạng thái tâm lý, sa sút về tinh thần, thay đổi nhân cách theo
hướng tiêu cực. Họ thường xa lánh nếp sinh hoạt lành mạnh như: học tập, vui
chơi, lao động, văn hóa, thể thao, yêu thương và được yêu thương người thân,
bè bạn... Họ thường sống ủ dột, cách biệt, xa lánh mọi người, chai lỳ cảm xúc,
xa lánh bạn tốt và chỉ tìm bạn nghiện để chơi và cùng nhau sử dụng ma túy;
họ thường cáu gắt, nói dối, ăn cắp... gây xung đột với bố, mẹ, anh, chị, em,
vợ, con...
Quản lý Nhà nước là gì ?
Quản lý Nhà nước là điều hành của bộ máy nhà nước, hoạt động của
các tổ chức nhà nước trên các phương diện luật pháp, hành pháp và tư pháp.
Quản lý Nhà nước còn được biết là quá trình tổ chức, quá trình điều hành của
hệ thống cơ quan hành chính nhà nước đối với xã hội và hành vi hoạt động
của con người theo pháp luật. Để đạt được những mục tiêu, yêu cầu và nhiệm
vụ quản lý Nhà nước đã đề ra.
Khái niệm quản lý Nhà nước về phòng, chống ma túy:
Quản lý Nhà nước về phòng, chống ma túy là hoạt động chấp hành và
điều hành của các cơ quan Nhà nước hoặc các tổ chức xã hội do Nhà nước ủy
quyền, được tiến hành trên cơ sở pháp luật, để thi hành pháp luật nhằm thực
hiện các chức năng quản lý Nhà nước trong lĩnh vực phòng, chống ma túy.
Quản lý Nhà nước về phòng, chống ma túy là một nhiệm vụ trọng yếu trong
quản lý Nhà nước về trật tự - an toàn xã hội.
14
Đặc điểm quản lý Nhà nước về phòng, chống ma túy:
Với khái niệm trên, có thể thấy quản lý Nhà nước về phòng, chống ma
túy có các đặc điểm sau:
+ Thứ nhất: Chủ thể quản lý Nhà nước về phòng, chống ma túy là các
cơ quan hành chính Nhà nước. Vì ma túy ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe
cộng đồng, đến trật tự an toàn xã hội, thậm chí đến an ninh quốc gia, nên chủ
thể quản lý Nhà nước về phòng, chống ma túy phải là Chính phủ.
Các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi
nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện và phối hợp với các
cơ quan hữu quan trong phòng, chống ma túy.
Chính quyền các cấp thực hiện quản lý Nhà nước về phòng, chống ma
túy tại địa phương, chỉ đạo việc tuyên truyền, giáo dục, tổ chức phòng, chống
ma túy trên địa bàn; quản lý việc cai nghiện ma túy và hòa nhập cộng đồng
cho người đã cai nghiện ma túy.
+ Thứ hai: Cơ sở quản lý Nhà nước về phòng, chống ma túy là hệ
thống thể chế, chính sách liên quan đến quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của các
chủ thể có liên quan đến phòng, chống ma túy. Đồng thời cũng dựa vào tình
trạng xã hội liên quan đến hoạt động này. Tình trạng xã hội bao gồm: trình độ
dân trí, ý thức xã hội được tạo lập trên cơ sở truyền thống, văn hóa, kinh tế,
chính trị của quốc gia tại những thời điểm khác nhau và sự tác động của các
xu thế quốc tế hóa về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội…
+ Thứ ba: Khách thể quản lý Nhà nước về phòng, chống ma túy rất
rộng lớn, liên quan đến các đối tượng trực tiếp và gián tiếp buôn bán, vận
chuyển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng ma túy và chịu ảnh hưởng tiêu cực của các
hoạt động trên.
+ Thứ tư: Đối tượng quản lý Nhà nước về phòng, chống ma túy bao
gồm: các tổ chức, cá nhân là công dân Việt Nam hoặc nước ngoài cư trú tại
15
Việt Nam có hành mua bán, vận chuyển trái phép, sản xuất, tàng trữ, sử dụng
các chất ma túy.
+ Thứ năm: Mục tiêu quản lý Nhà nước về phòng, chống ma túy không
chỉ ngăn chặn việc sản xuất, buôn bán, sử dụng trái phép chất ma túy, mà còn
hướng tới mục tiêu chung của toàn xã hội nhằm huy động sức mạnh tổng hợp
của các cấp, các ngành và toàn xã hội để phòng, chống ma túy có hiệu quả
nhằm xây dựng nước Việt Nam phồn thịnh, văn minh, không có tệ nạn ma
túy.
1.1.2. Vai trò của quản lý Nhà nước về phòng, chống ma túy
Cùng với xu hướng gia tăng của tình hình ma túy trên thế giới, những
năm qua, tội phạm ma túy ở Việt Nam luôn gia tăng, ảnh hưởng nghiêm trọng
đến đời sống xã hội. Tội phạm ma túy có tác hại rất lớn đến kinh tế, chính trị,
xã hội, hạnh phúc giống nòi, làm suy thoái về đạo đức, lối sống, là nguyên
nhân dẫn đến các loại tội phạm như trộm cắp, cướp của giết người, lừa đảo,
cưỡng đoạt tài sản, gây rối trật tự công cộng.
Trước tình hình phức tạp của tình hình ma túy, công tác quản lý Nhà
nước về phòng, chống ma túy có vai trò khắc phục và chấn chỉnh những tồn
tại, thiếu sót trong công tác thống kê người nghiện ma túy, đánh giá đúng thực
trạng số người nghiện ma túy, số người sử dụng trái phép chất ma túy trên
toàn quốc, làm cơ sở cho việc hoạch định chính sách, xây dựng kế hoạch
phòng, chống ma túy và công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Chính phủ, các Bộ
ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố góp phần nâng cao hiệu quả công
tác phòng, chống ma túy.
Triển khai Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, các ngành, các cấp đã
thành lập Ban Chỉ đạo tổ chức tuyên truyền sâu rộng, phát động phong trào
Toàn dân tố giác tội phạm và người nghiện ma túy.
Trước tình hình tội phạm về ma túy phức tạp, những năm qua, Đảng,
16
Chính phủ có nhiều Chỉ thị, Nghị quyết, chương trình mục tiêu quốc gia
phòng, chống ma túy; giao trách nhiệm cho các Bộ, các ngành, Chính quyền
các cấp có trách nhiệm tuyên truyền về phòng, chống ma túy để nhân dân có
nhận thức hiểu biết về pháp luật, về tác hại, cách phòng, chống tội phạm ma
túy. Các ngành, các cấp, báo chí nhất là lực lượng Công an nhân dân thấy rõ
vai trò của công tác tuyên truyền về phòng, chống ma túy nên đã chủ động
tham mưu cho Cấp ủy, chính quyền các cấp đồng loạt ra quân tuyên truyền về
phòng, chống ma túy có hiệu quả.
Thực hiện tuyên truyền phòng, chống ma túy của các địa phương,
khẳng định công tác tuyên truyền phòng, chống ma túy là việc làm hết sức
cần thiết, không thể thiếu được. Huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống
chính trị, sự chỉ đạo trực tiếp của các Cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp, sự
vào cuộc quyết liệt của các đoàn thể, các ngành, trong đó lực lượng Công an
nhân dân là nòng cốt.
Trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo vận động toàn dân tham gia phong
trào “Xây dựng địa bàn quận, phường không ma túy” phải có sự chỉ đạo quyết
liệt, cụ thể của Cấp ủy Đảng, chính quyền từ quận đến cơ sở, có sự phối hợp
chặt chẽ của các ban, ngành, đoàn thể. Đi đôi với “Xây dựng địa bàn quận,
phường không ma túy” phải đặc biệt quan tâm chỉ đạo phát triển kinh tế, xã
hội nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân trong quận, tạo lòng
tin của nhân dân với Đảng, chính quyền trong thời kỳ đổi mới. Tạo khí thế thi
đua sôi nổi của các cấp, các ngành, củng cố hệ thống chính trị ở cơ sở, đảm
bảo vững chắc an ninh chính trị của địa phương, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát
triển.
Thông qua tuyên truyền vận động toàn dân tham gia phòng, chống ma
túy đã nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các Cấp ủy Đảng, chính quyền,
cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân đối với việc phòng ngừa, đấu
17
tranh với các loại tội phạm nói chung, tội phạm ma túy nói riêng. Xây dựng
thế trận quốc phòng toàn dân - an ninh nhân dân vững chắc, hỗ trợ cho các
phong trào thi đua yêu nước của địa phương phát triển.
Phòng, chống ma túy là việc làm khó khăn phức tạp, liên quan đến
nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, thậm chí phải hy sinh xương máu. Vì vậy, các
lực lượng chức năng phải chủ động, kiên trì, tích cực làm thường xuyên, liên
tục công tác tuyên truyền, phải làm ngay từ lúc tội phạm ma túy chưa phức
tạp. Muốn tuyên truyền có hiệu quả, lực lượng Công an phải tích cực gọi hỏi,
giáo dục cá biệt, để các đối tượng có liên quan phạm tội ma túy hoặc người
nghiện thấy rõ tác hại hậu quả của ma túy, thấy rõ sai phạm của mình, từ đó
cam kết sửa chữa. Đồng thời phải tích cực điều tra bắt và xử lý triệt để các
điểm, tụ điểm, đường dây ma túy phức tạp, xử lý những người nghiện tái
phạm, đối tượng cố tình phạm tội, gieo rắc cái chết trắng cho xã hội.
1.2. Nội dung quản lý Nhà nước về phòng, chống ma túy
Quản lý Nhà nước về phòng, chống ma túy bao gồm:
- Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, chủ trương, chính sách, kế
hoạch về phòng, chống ma túy;
- Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về
phòng, chống ma túy;
- Tổ chức bộ máy, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ về phòng, chống ma túy;
- Ban hành, sửa đổi, bổ sung, công bố danh mục chất ma túy, tiền chất,
thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần;
- Cấp, thu hồi giấy phép hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy;
- Quyết định thành lập, giải thể cơ sở cai nghiện ma túy bắt buộc; cấp,
thu hồi giấy phép hoạt động của các cơ sở khác về cai nghiện ma túy; tổ chức
và quản lý việc cai nghiện ma túy và hòa nhập cộng đồng cho người đã cai
nghiện ma túy;
18
- Tổ chức đấu tranh phòng, chống tội phạm về ma túy;
- Thực hiện thống kê nhà nước về phòng, chống ma túy;
- Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ về
phòng, chống ma túy;
- Tổ chức tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống ma túy;
- Hợp tác quốc tế về phòng, chống ma túy;
- Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp
luật về phòng, chống ma túy.
1.3. Trình tự, thủ tục quản lý Nhà nước về phòng, chống ma túy
Để đạt mục tiêu phòng, chống ma túy ở mỗi quốc gia, các cơ quan quản
lý Nhà nước đều phải nỗ lực thực hiện cả 3 lĩnh vực sau:
1.3.1. Xây dựng thể chế, chính sách về phòng, chống ma túy
Pháp luật, với những giá trị vốn có của nó đã trở thành công cụ chủ yếu
để Nhà nước thực hiện sự quản lý đối với xã hội nói chung, lĩnh vực phòng,
chống ma túy nói riêng. Để quản lý Nhà nước về phòng, chống ma túy có
hiệu quả, trước hết Nhà nước phải ban hành hệ thống văn bản quy phạm pháp
luật, chính sách cụ thể đểtác động, điều chỉnh tổng thể các quan hệ xã hội
phát sinh trong quá trình tổ chức, hoạt động có liên quan đến ma túy và đấu
tranh phòng, chống tệ nạn ma túy nhằm bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của xã
hội, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
1.3.2. Tổ chức thực hiện phòng, chống ma túy
Đây là lĩnh vực rất phức tạp, liên quan đến nhiều cơ quan, tổ chức và
các tầng lớp nhân dân với các hoạt động cụ thể, do vậy việc triển khai thực
hiện cần có chú ý những nội dung như:
- Tổ chức bộ máy phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền và cơ
cấu tổ chức để thực hiện phòng, chống ma túy trong mỗi giai đoạn; Thực hiện
phân cấp quản lý Nhà nước giữa các cơ quan ở Trung ương và chính quyền
19
địa phương một cách hiệu quả.
- Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nội dung, hình thức, phương
pháp phòng, chống ma túy hiệu quả.
- Cấp, thu hồi giấy phép hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy.
- Tổ chức đấu tranh phòng, chống tội phạm về ma túy.
- Thực hiện thống kê nhà nước về phòng, chống ma túy.
- Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ về
phòng, chống ma túy.
- Tổ chức tuyên truyền, giáo dục người dân về phòng, chống ma túy.
- Quyết định thành lập, giải thể cơ sở cai nghiện ma túy bắt buộc; cấp,
thu hồi giấy phép hoạt động của các cơ sở khác về cai nghiện ma túy; tổ chức
và quản lý việc cai nghiện ma túy và hòa nhập cộng đồng cho người đã cai
nghiện ma túy.
- Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp
luật về phòng, chống ma túy.
1.3.3. Hợp tác quốc tế về phòng, chống ma túy
Hiện nay, phòng, chống ma túy không còn là vấn đề riêng có của một
quốc gia, một khu vực nào mà đã trở thành một trong những vấn đề được
quan tâm hàng đầu của thế giới. Vì vậy, hợp tác quốc tế về phòng, chống ma
túy có tầm quan trọng đặc biệt, thu hút sự tham gia tích cực của mọi quốc gia.
Qua thực tiễn đấu tranh phòng, chống ma tuý của các nước đã cho thấy
những ưu việt và lợi ích của công tác hợp tác quốc tế: Hợp tác quốc tế trong
đấu tranh chống tội phạm ma tuý tạo điều kiện thuận lợi cho các nước đấu
tranh có hiệu quả với những tổ chức tội phạm ma tuý lớn, xuyên quốc gia mà
trong khuôn khổ từng nước không thể giải quyết được; hợp tác quốc tế cũng
là cơ hội để trao đổi thông tin, kinh nghiệm về các phương thức đấu tranh
chống tội phạm và tệ nạn ma tuý, cách tuyên truyền vận động quần chúng
20