Tải bản đầy đủ (.doc) (77 trang)

Hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về vận tải hành khách công cộng bằng xe bus tại thành phố Đà Nẵng đến năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (603.73 KB, 77 trang )

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths.Võ Thị Quỳnh Nga
MỤC LỤC
SVTH: Dương Thị Kim Ngọc _33K11
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths.Võ Thị Quỳnh Nga
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
VTHKCC : Vận tải hành khách công cộng
HĐND : Hội đồng nhân dân
UBND : Uỷ ban nhân dân
GTVT : Giao thông vận tải
Bến xe ĐN : Bến xe Đà Nẵng
HTX : Hợp tác xã
CP : Cổ Phần
Cty CP GTVT Quảng Nam : Công ty cổ phần Giao thông vận tải
Quảng Nam
Cty TNHH DVVT và KDTH Đại Lộc :Công ty trách nhiệm hữu hạn dịch vụ
Vân tải và kinh doanh tổng hợp Đại Lộc
HTX vận tải và KDTH Tam Kỳ : Hợp tác xã vận tải và kinh doanh tổng
hợp Tam Kỳ
Cty CP Xe khách và DVTM ĐN : Công ty cổ phần Xe khách và dịch vụ
Thương mại Đà Nẵng
HTX DVVT & KDTH Duy Xuyên : Hợp tác xã dịch vụ vận tải và kinh
doanh tổng hợp Duy Xuyên
SVTH: Dương Thị Kim Ngọc _33K11
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths.Võ Thị Quỳnh Nga
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Số Km đường nội thị ( không tính Huyện Hoà Vang) 20
Bảng 2.2. Các tuyến quốc lộ qua thành phố Đà Nẵng 21
Bảng 2.3. Số lượng xe có động cơ đốt trong ở Đà Nẵng 23
Bảng 2.4 Các doanh nghiệp kinh doanh VTHKCC bằng xe buýt tại Thành phố Đà Nẵng. 25
Bảng 2.5 . Bảng số lượng xe buýt qua các năm 28
Bảng2.6. Niên hạn sử dụng xe buýt trên các tuyến đến ngày 10 tháng 1 năm 2011 30


Bảng2.7. Tổng hợp điểm dừng tại địa bàn Thành phố Đà Nẵng trên các tuyến 32
Bảng 2.8 Giá vé xe buýt các tuyến 34
Bảng 2.9. Số lượng hành khách tham gia dịch vụ xe buýt qua các năm 36
Bảng 2.10. Khối lượng sửa chữa, lắp đặt bổ sung trụ, biển báo xe buýt 41
SVTH: Dương Thị Kim Ngọc _33K11
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths.Võ Thị Quỳnh Nga
LỜI MỞ ĐẦU
 Tính cấp thiết của đề tài
Trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam thì đô thị hoá là 1 xu
hướng tất yếu khách quan. Một trong những đặc trưng và thách thức lớn nhất của đô
thị hoá là giải quyết vấn đề giao thông đô thị, vấn đề này luôn được các quốc gia
trên thế giới đặc biệt quan tâm. Thực tế cho thấy đến nay không phải quốc gia nào
cũng thành công. Hiện nay ở các đô thị lớn cùng với nhịp độ tăng trưởng kinh tế là
quá trinh gia tăng nhanh dân số, nhu cầu đi lại dẫn đến sự gia tăng không ngừng
phương tiện cá nhân cả về số lượng và chủng loại, bên cạnh sự yếu kém của hạ tầng
giao thông, gây ra những hậu quả nghiêm trọng mang tính toàn cầu như: tình trạng
ách tắc và tai nạn giao thông, sự khó khăn trong đi lại, ô nhiễm môi trường. Do đó
nhiều thành phố hiện nay phải trả giá và gánh chịu những tổn thất lớn do khủng
hoảng về giao thông đô thị. Nếu giải quyết tốt vấn đề giao thông đô thị thì nó trở
thành tiền đề và là động lực to lớn cho quá trình phát triển. Ngược lại nó sẽ trở
thành lực cản lớn nhất đối với sự phát triển kinh tế xã hội của đô thị đó nói riêng và
toàn quốc nói chung. Giao thông vận tải hành khách công cộng là một trong những
giải pháp hữu hiệu giải quyết tốt vấn đề trên nếu như nó thực sự đáp ứng được nhu
cầu của người sử dụng về mặt chất lượng dịch vụ, tiện nghi, tốc độ và thuận tiện .
Và đối với Việt Nam nguồn vốn đầu tư hạn hẹp thì Giao thông vận tải hành khách
công cộng bằng xe buýt tiền đề để phát triển hệ thống giao thông vận tải hành khách
công cộng hiện đại, đó là những bước đi đầu tiên trên con đường xây dựng một đô
thị văn minh, hiện đại và phát triển bền vững.
Thành phố Đà nẵng là 1 trung tâm kinh tế chính trị của khu vực miền trung
Tây Nguyên. Hăng năm, dân số ở Đà Nẵng không ngừng tăng lên cùng với quá

trình đô thị hoá và phát triển kinh tế của đất nước nên nó cũng không tránh khỏi
những khó khăn về giao thông vận tải. Việc lựa chọn loại hình giao thông công
cộng bằng xe buýt đang là giải pháp trước mắt và lâu dài của đô thị. Thực tế Đà
nẵng nói riêng và cả nước nói chung vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt
vẫn chưa được quan tâm đúng mức và thực sự chưa đáp ứng được nhu cầu đi lại của
người đân. Do vậy vấn đề cấp bách nhất hiện nay là cần có 1 sự quan tâm đúng mức
và chú trọng của các cơ quan có chức năng trong thành phố để có một chiến lược
SVTH: Dương Thị Kim Ngọc _33K11 - 1 -
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths.Võ Thị Quỳnh Nga
tổng thể phát triển giao thông vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt Đó là lý
do mà em đã chọn đề tài: “ Hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về vận tải hành
khách công cộng bằng xe buýt tại Thành phố Đà Nẵng đến năm 2020” để góp
phần nào đó vào phát triển giao thông ở Thành phố Đà Nẵng .
 Mục đích nghiên cứu
- Đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước về vận tải hành khách công
cộng trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng .
- Đưa ra những giải pháp để góp phần cải thiện và nâng cao công tác quản lý
nhà nước về Vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt tại Thành phố Đà Nẵng.
 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hệ thống cơ sở lý luận và thực tiễn về
Vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt tại Thành phố Đà Nẵng.
- Phạm vi nghiên cứu là trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng.
- Về thời gian, các giải pháp đề xuất trong đề tài được thực hiện trong giai
đoạn hiện nay đến 2020
 Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu các tài liệu sẵn có (sách tham khảo, báo, tạp chí, các Văn bản
quy phạm pháp luật).
- Thu thập thực tế tại địa bàn Thành phố Đà Nẵng .
- Phương pháp phân tích, tổng hợp các số liệu thống kê.
 Kết cấu đề tài

Gồm 3 chương
- Chương 1: Cơ sở lý luận
- Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước về vận tải hành khách công cộng
bằng xe buýt tại Thành phố Đà Nẵng
- Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý Nhà nước về vận tải hành
khách công cộng bằng xe buýt tại Thành phố Đà Nẵng đến năm 2020
SVTH: Dương Thị Kim Ngọc _33K11 - 2 -
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths.Võ Thị Quỳnh Nga
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1 Vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt ( VTHKCC bằng xe buýt)
1.1.1 Khái niệm về VTHKCC
VTHKCC là một hoạt động dịch vụ công ích được cung cấp bởi Nhà nước
hoặc tư nhân nhưng không nhằm mục đích kinh doanh thuần tuý tìm kiếm lợi
nhuận, mà chủ yếu là phục vụ nhu cầu đi lại của đại bộ phận dân cư nhằm thực hiện
mục tiêu hiệu quả xã hội.
Đối tượng của VTHKCC chính là con người và mọi người đều có quyền tiếp
cận dịch vụ này, do đó nó luôn mang tính xã hội hoá cao. Chất lượng sản phẩm
VTHKCC là đảm bảo phục vụ hành khách mà chủ yếu là tầng lớp nhân dân lao
động đi lại thuận tiện, an toàn, nhanh chóng, rẻ tiền.
1.1.2 Khái niệm về VTHKCC bằng xe buýt
VTHKCC bằng xe buýt là một loại hình VTHKCC có thu tiền cước theo qui
định, hoạt động theo một biểu đồ vận hành và hành trình qui định để phục vụ nhu
cầu đi lại hàng ngày của nhân dân trong nội đô thị .
1.1.3 Đặc điểm của VTHKCC bằng xe buýt
- Về phạm vi hoạt động: ( theo không gian và thời gian)
Theo không gian: các tuyến VTHKCC bằng xe buýt thường có cự ly trung
bình và ngắn trong phạm vi thành phố hoặc giữa các tỉnh liền kề nhau, cần bố trí
nhiều điểm dừng đỗ dọc tuyến để phù hợp với nhu cầu hành khách lên xuống
thường xuyên.
Thời gian hoạt động: giới hạn thời gian hoạt động của VTHKCC bằng xe

buýt chủ yếu vào ban ngày để phục vụ nhu cầu đi lại thường xuyên như đi học, đi
làm là chính. Đây là một thuận lợi, tuy nhiên khó khăn ở đây là nhu cầu đi lại của
người dân trong thành phố lại biến động theo giờ trong ngày.
- Về mặt phương tiện
+ Xe có sức chứa và kích thước lớn
Để đáp ứng được nhu cầu đi lại và cải thiện phương tiện tham gia giao thông
nên đòi hòi xe phải có thể chứa được nhiều người nên phương tiện VTKHCC bằng
SVTH: Dương Thị Kim Ngọc _33K11 - 3 -
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths.Võ Thị Quỳnh Nga
xe buýt có kích thước thường lớn như với các vận tải đường dài nhưng không đòi
hỏi tính năng việt dã cao như phương tiện vận tải hành khách liên tỉnh.
+ Tính năng động lực và tính năng gia tốc cao
VTHKCC bằng xe buýt yêu cầu dừng đón trả khách trả khách thường xuyên
trong đường xá chật hẹp, chạy trên tuyến đường ngắn, qua nhiều điểm giao cắt dọc
tuyến có mật độ phương tiện cao nên đòi hỏi phải cơ động không phụ thuộc vào
mạng dây dẫn hoặc đường ray, không cản trở và dễ hoà nhập vào hệ thống giao
thông, đường bộ trong thành phố .
+ Xe phải thoả mãn yêu cầu về tính thuận tiện
Do lưu lượng hành khách lên xuống nhiều, đi trên khoản cách ngắn cho nên
phương tiện thường bố trí cả chỗ ngồi và chỗ đứng. Thông thường, số chỗ ngồi
không quá 40% sức chứa phương tiện, chỗ ngồi phải thuận tiện cho việc đi lại trên
phương tiện.
+ Do hoạt động trong đô thị và thường xuyên phục vụ một khối lượng lớn
hành khách cho nên phương tiện thường đòi hỏi cao về việc đảm bảo vệ sinh môi
trường (thông gió, tiếng ồn, độ ô nhiễm của khí xả…).
- Về tổ chức vận hành
Để quản lý và điều hành hệ thống VTHKCC bằng xe buýt đòi hỏi phải có hệ
thống trang thiết bị đồng bộ và hiện đại do yêu cầu hoạt động cao, phương tiện phải
chạy với tần suất lớn nhằm đảm bảo độ chính xác về thời gian và không gian, một
mặt đảm bảo chất lượng phục vụ hành khách, mặt khác nhằm giữ gìn trật tự, an toàn

giao thông đô thị.
Hoạt động của lái xe và phương tiện mang tính độc lập cao nên yêu cầu lái
xe phải có sức khỏe, trình độ tay nghề, bản lĩnh nghề nghiệp, am hiểu thành phố, địa
danh, đường phố.
- Về vốn đầu tư ban đầu và chi phí vận hành
Vốn đầu tư ban đầu lớn bởi vì ngoài tiền mua sắm phương tiện đòi hỏi phải
có chi phí đầu tư các công trình và trang thiết bị phục vụ VTKHCC bằng xe buýt
khá lớn (nhà chờ, điểm đỗ, hệ thống thông tin, bến bãi…).
Chi phí vận hành lớn, đặc biệt là về chi phí nhiên liệu và các chi phí cố định
khác. Điều đó là do xe phải chạy với tốc độ thấp lại phải qua nhiều điểm giao cắt,
SVTH: Dương Thị Kim Ngọc _33K11 - 4 -
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths.Võ Thị Quỳnh Nga
phải dừng nhiều lần đón trả khách, thời gian dừng rất ngắn, do đó tiêu hao rất nhiều
nhiên liệu, tỷ trọng thời gian phương tiện phải ngừng hoạt động vào giờ thấp điểm
khá cao. Từ đó dẫn tới giá thành vận chuyển thường cao hơn vận chuyển hành
khách liên tỉnh nhưng tương đối rẻ phù hợp với nhu cầu đi lại người dân.
- Về hiệu quả tài chính
Giá vé do Nhà nước quy định thường thấp hơn giá thành để có thể cạnh
tranh với loại phương tiện cơ giới cá nhân, đồng thời phù hợp với thu nhập bình
quân của người dân. Điều này dẫn đến hiệu quả tài chính trực tiếp của các nhà đầu
tư vào VTHKCC bằng xe buýt thấp, không hấp dẫn các nhà đầu tư tư nhân. Bởi vậy
Nhà nước thường có chính sách ưu đãi đầu tư và trợ giá cho VTHKCC bằng xe buýt
ở các thành phố lớn.
1.1.4 Các yếu tố cấu thành một hệ thống vận tải hành khách công cộng
bằng xe buýt
 Doanh nghiệp kinh doanh vận tải
- Doanh nghiệp được thành lập theo đúng qui trình pháp luật : lập hồ sơ đề
nghị cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng ôtô theo nghị định số 91/ 2009/ NĐ-CP
ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu vận chuyển đi lại của hành khách có thu tiền.
- Doanh nghiệp có trách nhiệm xây dựng điều chỉnh biểu đồ xe chạy, tập

huấn luyện nghiệp vụ vận tải cho nhân viên trên xe, đầu tư mới phương tiện, quản
lý điều hành tốt tại bến xe và hai đầu trạm của tuyến xe buýt.
 Hạ tầng giao thông
Hạ tầng giao thông là hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ cho việc vận hành
của hệ thống VTHKCC bằng xe buýt bao gồm:
+ Đường bộ gồm đường, cầu đường bộ, hầm đường bộ, bến phà đường bộ .
+ Điểm đầu, điểm cuối, điểm dừng, trạm dừng, nhà chờ và điểm trung
chuyển thực hiện chức năng đón, trả khách và nghỉ ngơi trong quá trình tham gia
VTHKCC bằng xe buýt.
+ Bến xe buýt thực hiện chức năng đón, trả khách và các dịch vụ hỗ trợ vận
tải hàng hoá.
+ Bãi đỗ xe buýt thực hiện chức năng trông giữ xe buýt .
SVTH: Dương Thị Kim Ngọc _33K11 - 5 -
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths.Võ Thị Quỳnh Nga
+ Hệ thống biển báo báo gồm biển báo giao thông đường bộ và các biển báo
giành riêng cho hệ thống xe buýt như: báo nhà chờ, trạm dừng…
+ Trạm cung cấp nhiên liệu xe buýt.
 Phương tiện vận tải hành khách
- Xe buýt là một loại xe có bánh lớn, chạy bằng động cơ và được chế tạo để
chở nhiều người ngoài lái xe. Thông thường xe buýt chạy trên quãng đường ngắn
hơn so với những loại xe vận chuyển hành khách khác và tuyến xe buýt thường liên
hệ giữa các điểm đô thị với nhau.
- Xe buýt phải được đăng ký kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật
và phải đảm bảo về số lượng, chất lượng và niên hạn sử dụng. Xe buýt phải có sức
chứa từ 17 chỗ ngồi trở lên, có diện tích sàn xe dành cho xe khách đứng và được
thiết theo quy chuẩn do bộ giao thông vận tải quy định. Niên hạn sử dụng không
quá 20 năm.
 Hành khách:
Hành khách đi xe buýt chủ yếu là sinh viên, học sinh, công nhân viên chức…
vì giá xe buýt phù hợp với thu nhập của họ.

 Đội ngũ nhân viên:
Là những người tham gia phục vụ trên xe buýt. Nhân viên phục vụ trên xe
buýt có trách nhiệm cung cấp thông tin về hành trình tuyến, các điểm dừng trên
tuyến khi hành khách yêu cầu; hướng dẫn cho hành khách tại các điểm dừng để
hành khách lên, xuống xe an toàn; giúp đỡ người khuyết tật, người già, trẻ em, phụ
nữ có thai hoặc có con nhỏ khi lên, xuống xe buýt.
1.1.5 Vai trò của VTHKCC bằng xe buýt
- VTHKCC bằng xe buýt tạo điều kiện cho sự phát triển chung của đô thị
VTHKCC bằng xe buýt đáp ứng tốt nhất nhu cầu đi lại của nhân dân trong
thành phố: Do quá trình đô thị hoá mạnh mẽ, dân số ngày càng tăng lên, đời sống xã
hội được nâng cao kéo theo sự tăng lên nhanh chóng nhu cầu đi lại đồng thời thành
phố ngày càng mởi rộng đã làm tăng khoảng cách đi lại. Trên các đường phố công
suất luồng hành khách rất lớn, cho nên nếu sử dụng phương tiện cá nhân thì sẽ
không đáp ứng nổi. Khi đó chỉ có thể sử dụng phương tiện VTHKCC bằng xe buýt
bởi vì các phương tiện vận tải HKCC thường có công suất vận chuyển lớn.
SVTH: Dương Thị Kim Ngọc _33K11 - 6 -
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths.Võ Thị Quỳnh Nga
VTHKCC bằng xe vuýt là một biện pháp hữu hiệu để giảm thiểu mật độ
phương tiện giao thông trên đường: Trong thành phố việc mở rộng lòng đường là
rất khó, thực tế đó là điều khó có thể làm được, trong khi đó nhu cầu đi lại ngày
càng tăng, mật độ phương tiện tham gia giao thông ngày càng tăng, điều này làm
cho tốc độ lưu thông thấp và kéo theo sự ùn tắc giao thông.
VTHKCC bằng xe buýt là giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử
dụng cơ sở hạ tầng giao thông vận tải: Trong giao thông vận tải, ngoài hệ thống cầu,
đường, bến bãi, gara cho phương tiện dừng, đỗ (hệ thống giao thông tĩnh). Diện tích
chiếm dụng giao thông tĩnh của phương tiện cá nhân cũng cao hơn nhiều so với
phương tiện VTHKCC bằng xe buýt.
- VTHKCC bằng xe buýt đảm bảo an toàn và giữ gìn sức khỏe cho người sử
dụng; góp phần bảo vệ môi trường đô thị
Sử dụng rộng rãi VTHKCC bằng xe buýt đã góp phần giảm mật độ phương

tiện lưu thông trên đường cả về số lượng và chủng loại do đó đã góp phần hạn chế
số vụ tai nạn giao thông . Mặc khác khi số lượng phương tiện tham gia giao thông
giảm thì lượng khí thải sẽ giảm nên sẽ hạn chế được sự ô nhiễm môi trường
- VTHKCC bằng xe buýt góp phần tiết kiệm chi phí chung cho toàn xã hội
Chi phí để mua sắm phương tiện cá nhân, tiết kiệm quỹ đất của thành phố,
tiết kiệm chi phí xây dựng mở rộng, cải tạo mạng lưới đường sá trong thành phố và
tiết kiệm được lượng xăng dầu tiêu thụ
- VTHKCC bằng xe buýt còn là nhân tố đảm bảo trật tự an toàn và ổn định
xã hội
Một người dân thành phố bình quân đi lại từ 2-3 lượt mỗi ngày , thậm chí
cao hơn . Vì vậy , nếu xảy ra ách tắc , thì ngoài tác hại về kinh tế ,còn ảnh hưởng
tiêu cực đến tâm lý chính trị , trật tự an toàn và ổn định xã hội . Hiệu quả của hệ
thống VTHKCC bằng xe buýt trong lĩnh vực xã hội cũng rất quan trọng và nhiều
khi không thể tính .
1.2 Quản lý nhà nước về kinh tế
1.2.1 Khái niệm quản lý nhà nước về kinh tế
Quản lý Nhà nước về kinh tế là sự tác động có tổ chức và bằng pháp quyền
của Nhà nước lên nền kinh tế quốc dân nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn
SVTH: Dương Thị Kim Ngọc _33K11 - 7 -
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths.Võ Thị Quỳnh Nga
lực kinh tế trong và ngoài nước, các cơ hội có thể có, để đạt được các mục tiêu phát
triển kinh tế đất nước đặt ra trong điều kiện hội nhập và mở rộng giao lưu quốc tế.
Theo nghĩa rộng, quản lý Nhà nước về kinh tế dược thực hiện thông qua cả
ba loại cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp của Nhà nước.
Theo nghĩa hẹp, quản lý Nhà nước về kinh tế được hiểu như hoạt động quản
lý có tính chất Nhà nước nhằm điều hành nền kinh tế, được thực hiện bởi cơ quan
hành pháp (Chính phủ) .
1.2.2 Sự cần thiết quản lý nhà nước về kinh tế
- Khắc phục những hạn chế, khuyết tật của kinh tế thị trường, bảo đảm thực
hiện mục tiêu phát triển kinh tế xã hội đề ra.

- Bằng quyền lực, chính sách và sức mạnh kinh tế của mình, nhà nước phải
giải quyết những mâu thuẫn lợi ích kinh tế phổ biến, thường xuyên và cơ bản trong
nền kinh tế quốc dân.
Trong nền kinh tế thì trường có những loại mâu thuẫn cơ bản sau:
+ Mâu thuẫn giữa các doanh nhân với nhau trên thương trường.
+ Mâu thuẫn giữa chủ và thợ trong các doanh nghiệp.
+ Mâu thuẫn giữa giới sản xuất kinh doanh với toàn thể cộng đồng trong việc
sử dụng tài nguyên và môi trường
Những mâu thuẫn trên có tính phổ biến, thường xuyên, căn bản liên quan đến
sự ổn định kinh tế, xã hội, chỉ có nhà nước mới giải quyết được.
- Tính khó khăn, phức tạp của sự nghiệp kinh tế
Làm kinh tế, nhất là làm giàu phải có ít nhất các điều kiện: ý chí làm giàu,
phương tiện sản xuất kinh doanh và môi trường kinh doanh. Không phải công dân
nào cũng có đủ các điều kiện trên để làm kinh tế, làm giàu. Sự can thiệp của nhà
nước là rất cần thiết trong việc hỗ trợ công dân có những điều kiện càn thiết thực
hiện sự nghiệp kinh tế.
- Tính giai cấp trong kinh tế và bản chất giai cấp của nhà nước
Nhà nước hình thành khi xã hội phân chia giai cấp. Nhà nước đại diện cho
lợi ích của giai cấp thống trị, trong đó có lợi ích kinh tế. Nhà nước CHXH Việt Nam
đại diện cho lợi ích của dân tộc, của nhân dân. Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội
làm cho dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Tuy vậy, trong
SVTH: Dương Thị Kim Ngọc _33K11 - 8 -
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths.Võ Thị Quỳnh Nga
nền kinh tế nhiều thành phần, mở cưae với nước ngoài xuất hiện xu hướng vừa hợp
tác, vừa đấu tranh trong quá trình hoạt động kinh tế trên ácc mặt quan hệ sỡ hữu,
quan hệ quản lý, quan hệ phân phối.
Trong cuộc đấu tranh trên các mặt trận kinh tế, nhà nước ta phải thể hiện bản
chất giai cấp của mình để bảo vệ lợi ích của nhà nước và của nhân dân.
1.2.3 Nội dung quản lý nhà nước về kinh tế
- Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế

- Xây dựng phương hướng, mục tiêu, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội
của đất nước:
+ Xây dựng chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
+ Xây dựng các dự án đầu tư nhằm cụ thể hóa các chương trình, mục tiêu,
chiến lược.
+ Xây dựng hệ thống chính sách, tư tưởng chiến lược để chỉ đạo việc thực
hiện các mục tiêu đó.
- Xây dựng pháp luật kinh tế.
- Tổ chức hệ thống các doanh nghiệp.
- Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng cho mọi hoạt động kinh tế của đất
nước.
- Kiểm tra việc tuân thủ pháp luật kinh doanh, pháp luật lao động, pháp luật
về tài nguyên, môi trường, về tài chính, kế toán, thống kê
- Kiểm tra chất lượng sản phẩm.
- Thực hiện bảo vệ lợi ích của xã hội của công dân.
- Đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý có trình độ cao: phát triển
nguồn nhân lực nói chung và trong đó đội ngũ cán bộ quản lý nói riêng chiếm tỷ
trọng đáng kể, là nhân tố quan trọng đối với việc phát triển kinh tế.
1.2.4 Công cụ quản lý nhà nước về kinh tế
Công cụ quản lý nhà nước về kinh tế là tổng thể những phương tiện hữu hình
và vô hình mà nhà nước sử dụng để tác động lên mọi chủ thể kinh tế trong xã hội
nhằm thực hiện mục tiêu quản lý kinh tế quốc dân.
SVTH: Dương Thị Kim Ngọc _33K11 - 9 -
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths.Võ Thị Quỳnh Nga
1.2.4.1 Pháp luật
- Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do nhà
nước đặt ra, thực hiện và bảo vệ nhằm mục tiêu bảo toàn và phát triển xã hội theo
các đặc trưng đã định.
- Hình thức biểu hiện
+ Văn bản quy phạm pháp luật

+ Văn bản áp dụng quy phạm pháp luật
- Vai trò
+ Xác lập trật tự kỷ cương xã hội cho các hoạt động kinh tế
+ Tạo cơ sở pháp lý thực hiện quyền bình đẳng trong kinh tế
+ Tạo cơ sở pháp lý cho việc gắn phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường và
độc lập chủ quyền lãnh thổ quốc gia
1.2.4.2 Kế hoạch
- Kế hoạch là tập hợp các mục tiêu phải làm và các phương tiện, nguồn lực,
phương thức tiến hành để đạt tới các mục tiêu đã định
- Kế hoạch được phân chia thành các loại:
+ Chiến lược phát triển kinh tế của đất nước
+ Quy hoạch phát triển
+ Các kế hoạch cụ thể ( dài hạn, ngắn hạn, trung hạn )
+ Chương trình
+ Dự án
- Vai trò
+ Kế hoạch là sự tính toán, cân nhắc kỹ trước khi hành động, nhờ đó rủi ro,
ách tắc sẽ bị hạn chế, các nguồn lực được sử dụng tốt.
+ Kế hoạch vạch viễn cảnh tương lai cho con người, tạo niềm tin hành động
tích cực cho con người.
+ Kế hoạch là cơ sở để cho công tắc kiểm tra có căn cứ thực hiện
1.2.4.3 Chính sách
- Hệ thống chính sách là toàn bộ các chính sách mà nhà nước sử dụng trong
mỗi giai đoạn phát triển cụ thể
- Hệ thống chính sách bao gồm:
SVTH: Dương Thị Kim Ngọc _33K11 - 10 -
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths.Võ Thị Quỳnh Nga
+ Chính sách cơ cấu kinh tế
+ Chính sách các thành phần kinh tế
+ Chính sách thuế

+ Chính sách đối ngoại…
- Vai trò
+ Chính sách là các giải pháp quản lý theo hướng trọng tâm, trọng điểm
+ Là sự động não cân nhắc tính toán của nhà nước
+ Là cách khai thác các mặt mạnh, hạn chế các mặt chủ yếu cụ thể nào đó
của nhà nước
1.2.4.4 Tài sản quốc gia
- Tài sản quốc gia là tổng thể các nguồn lực mà nhà nước làm chủ, có thể đưa
ra khai thác phục vụ mục tiêu phát triển đất nước
- Các loại tài sản quốc gia
+ Ngân sách nhà nước: là toàn thể các khoản thu chi hằng năm của nhà nước
được quốc hội thông qua.
+ Tài nguyên nhiên nhiên: đất đai, biển cả, bầu trời…
+ Công khố: là kho bạc nhà nước và các nguồn dự trữ có giá trị ( ngoại tệ,
vàng, đá quí, di sản có giá trị thương mại )
+ Kết cấu hạ tầng: là tập hợp các trang bị, các công trình văn hoá nhằm tạo
môi trường chuyển dịch cho sản xuất và đời sống con người.
+ Doanh nghiệp nhà nước
+ Các chuyên gia đầu ngành khoa học
- Vai trò
Là các đầu vào quan trọng của sự phát triển kinh tế
1.3 Quản lí Nhà nước về VTHKCC bằng xe buýt
1.3.1 Sự cần thiết của quản lý nhà nước đối với VTHKCC bằng xe buýt
Quản lý Nhà nước là sự tác động và điều chỉnh mang tính quyền lực mang
tính quyền lực của Nhà nước đối với các quá trình kinh tế - xã hội. Khi nói đến
quản lý Nhà nước là nói đến quản lý hành chính, tức là nói đến tổng thể các hoạt
động của cơ quan Nhà nước không thuộc bộ phận lập pháp và tư pháp nhằm giữ gìn
trật tự xã hội và thỏa mãn những nhu cầu xã hội
SVTH: Dương Thị Kim Ngọc _33K11 - 11 -
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths.Võ Thị Quỳnh Nga

Như vậy quản lý nhà nước đối với VTHKCC bằng xe buýt là sự tác động và
điều chỉnh mang tính quyền lực của nhà nước đối với toàn bộ hoạt động của hệ
thống VTHKCC bằng xe buýt nhằm quản lý mọi hoạt động khai thác và kinh doanh
vận VTHKCC bằng xe buýt theo đúng yêu cầu pháp luật và định hướng chung về
kinh tế, chính trị của đất nuớc.
Quá trình hình thành và phát triển hệ thống VTHKCC bằng xe buýt cần phải
quản lý nhà nước đối với hệ thống VTHKCC bằng xe buýt vì:
- Định hướng chiến lược phát triển lực lượng vận tải xe buýt phù hợp với
hướng phát triển VTHKCC nói chung. Định hướng phát triển vận tải xe buýt là một
bộ phận trong chiến lược phát triển hệ thống VTHKCC trong đô thị, góp phần nâng
cao hiệu quả hoạt động của hệ thống VTHKCC trong đô thị.
- Đảm bảo tính hợp lý và thống nhất chung trong hệ thống giao thông đô thị:
để hoạt động kinh doanh có hiệu quả cần phải có nhà nước để sắp sếp lịch trình hệ
thống xe buýt cho phù hợp. Quản lý theo đúng lịch trình đó và đồng thời trong đô
thị có có nhiều loại hình vận tải khác nên nhà nước phải đảm bảo tính thống nhất.
- Nhằm tạo môi trường kinh doanh bình đẳng: Môi trường kinh doanh ở đấy
được hiểu là cơ chế chính sách của Nhà nước. Luật pháp của Nhà nước phải hợp lý
để khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia kinh doanh, đảm bảo cho tất cả
các doanh nghiệp điều kinh doanh điều được đối xử như nhau.
− Điều tiết, giám sát xử lý vi phạm trong hoạt động VTHKCC bằng xe
buýt. Quản lý Nhà nước phải giám sát được hoạt động kinh doanh VTHKCC bằng
xe buýt trên một số lĩnh vực quan trọng: chất lượng phục vụ hành khách, tình hình
kinh doanh của các doanh nghiệp, sự tuân thủ các quy định chung của pháp luật.
Đồng thời Nhà nước còn có nhiệm vụ xử lý các vi phạm trong quá trình kinh doanh
VTHKCC bằng xe buýt của các doanh nghiệp theo đúng quy định của pháp luật.
1.3.2 Nội dung của quản lý nhà nước về VTHKCC bằng xe buýt
1.3.2.1 Xây dựng hành lang pháp lý
Hệ thống các qui định pháp lý mà nhà nước đưa ra nhằm điều chỉnh hoạt
động kinh doanh VTHKCC bằng xe buýt.
Xây dựng, bổ sung hoàn chỉnh hệ thống pháp luật và các văn bản dưới luật

( văn bản pháp quy) của ngành giao thông vận tải như: luật đường bộ, các văn bản
SVTH: Dương Thị Kim Ngọc _33K11 - 12 -
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths.Võ Thị Quỳnh Nga
liên quan đến vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt và các văn bản hướng dẫn
thực hiện.
Xây dựng và hoàn chỉnh các văn bản về tổ chức hệ thống biển báo giao
thông và chỉ dẫn phục vụ cho ngành VTHKCC bằng xe buýt.
Chỉ đạo và hướng dẫn bằng văn bản kể cả bản vẽ để minh hoạ cho người
thực hiện khi công cụ quản lý hệ thống giao thông VTHKCC đúng với các quy định
mà quốc tế đưa ra như : tin hiệu giao thông, vạch sơn riêng biệt…
Xây dựng các chính sách, các cơ chế bù lỗ cho ngành, cũng như các văn bản
về thuế, lệ phí và bảo hiểm cho người và phương tiện ….
1.3.2.2 Xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ VTKHCC bằng xe buýt
Có chương trình và kế hoạch ổn định trong việc đầu tư xây dựng mới, sửa
chữa, bảo dưỡng và nâng cấp hệ thống công trình giao thông để phục vụ VTHKCC
bằng xe buýt.
Trên cơ sở chương trình, kế hoạch đi tiến hành quản lý về nguồn vốn đầu tư
xây dựng, duy tu kết cấu hạ tầng, quản lý hệ thống điểm đầu, điểm cuối, diểm dừng,
biển báo, nhà chờ xe buýt, điểm trung chuyển, đường dành riêng được đầu tư xây
dựng theo tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành về VTHKCC bằng xe buýt.
1.3.2.3 Tổ chức hoạt động khai thác và kinh doanh vận VTHKCC bằng
xe buýt
- Quyết định giao các dịch vụ VTHKCC bằng xe buýt cho các doanh nghiệp
tư nhân hoặc hợp tác xã khai thác các tuyến xe buýt theo hình thức chỉ định, giao
khoán tuyến hoặc thông qua đấu thầu.
- Quản lý, điều phối, hướng dẫn đơn vị khai thác tuyến xe buýt, tần suất xe
chạy, lộ trình tuyến xe buýt, số điểm dừng, đón trả hành khách trên tuyến, thời gian
một lượt xe, thời gian hoạt động của tuyến trong ngày. Thời gian hoạt động trong
ngày của tuyến xe buýt được xác định trên cơ sở bảo đảm nhu cầu đi lại của người
dân nơi tuyến xe buýt đi qua nhưng không dưới 12 (mười hai) giờ/ngày; Điều động

đột xuất các xe buýt để giải tỏa ách tắc, thiếu xe đột biến trên trong mạng lưới tuyến
buýt và là đầu mối tổ chức các tuyến xe buýt có trợ giá.
SVTH: Dương Thị Kim Ngọc _33K11 - 13 -
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths.Võ Thị Quỳnh Nga
- Tổ chức khảo sát, đo đếm, thống kê kết quả và dự báo nhu cầu đi lại của
hành khách trên mạng lưới xe buýt. Tổ chức tư vấn nghiên cứu và đề xuất điều
chỉnh luồng tuyến khi có yêu cầu.
- In, cấp và kiểm tra sổ nhật trình chạy xe của các doanh nghiệp tham gia
khai thác tuyến xe buýt.
- Đào tạo và đào tạo lại các nhà chức trách của chính quyền hằng ngày thực
thi công vụ nắm vững luật lệ để xử lý đúng.
- Lập và thực hiện kế hoạch tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho lái xe, nhân
viên bán vé.
- Nghiên cứu đề xuất các chính sách ưu đãi của Nhà nước như : miễn giảm
thuế, trợ giá, bù lỗ, miễn giảm các loại phí,
1.3.2.4 Công tác thanh tra, kiểm tra
- Thanh tra, kiểm tra điều kiện hoạt động của doanh nghiệp khi tham gia
VTHKCC bằng xe buýt.
- Kiểm tra tiêu chuẩn xe buýt, nhân viên phục vụ trên xe buýt.
- Kiểm tra hoạt động khai thác các tuyến xe buýt để đảm bảo mạng lưới xe
buýt hoạt động theo đúng tiêu chuẩn.
- Quyết định xử lý khi có có vi phạm.
1.3.2.5 Công tác giáo dục, tuyên truyền
- Tổ chức tuyên truyền, giáo dục qua các kênh thông tin đối với từng đối
tượng cụ thể.
- Tổ chức hướng dẫn, giải đáp thắc mắc và trả lời các ý kiến của của các đối
tượng.
1.3.3 Công cụ nhà nước sử dụng để quản lý nhà nước về VTHKCC
bằng xe buýt
1.3.3.1 Chính sách và công cụ pháp lý

- Nhà nước định ra luật và các văn bản qui phạm pháp luật liên quan đến
quản lý vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt:
+ Luật giao thông đường bộ
+ Nghị định số 91/2009/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2009 về kinh doanh
và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ôtô
SVTH: Dương Thị Kim Ngọc _33K11 - 14 -
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths.Võ Thị Quỳnh Nga
+ Nghị định số 34/2001/NĐ-CP ngày 2 tháng 4 năm 2010 quy định xử phạt
vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ
+ Thông tư số 14/2010/TT- BGTVT ngày 24 tháng 6 năm 2010 quy định về
tổ chức và quản lý hoạt động vận tải bằng xe ôtô. Mục II Thông tư này quy định về
kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt
+ Thông tư số: 24/2010/ TT-BGTVT Ngày 31 tháng 8 năm 2010 quy định về
bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ
+ Thông tư liên tịch số 129/ 2010/ TTLT-BTC-BGTVT Ngày 27 tháng 8
năm 2010 hướng dẫn thực hiện giá cước vận tải đường bộ và giá dịch vụ hỗ trợ vận
tải đường bộ
- Các tiêu chuẩn về khí thải
- Các tiêu chuẩn chất lượng phương tiện
- Các loại giấy phép:
+ Giấy phép kinh doanh doanh nghiệp
+ Giấy phép lái xe
+ Giấy phép vận tải cho phương tiện
+ Giấy phép thi công công trình giao thông
1.3.3.2 Quản lý thông qua giáo dục, tuyên truyền
Bản chất của phương pháp tuyên truyền giáo dục là nó tác động vào nhận
thức và tình cảm của con người nhằm nâng cao tính tự giác và lòng nhiệt tình của
họ đối với kinh doanh và sử dụng VTHKCC bằng xe buýt.
Các phương pháp giáo dục dựa trên cơ sở vận dụng các quy luật tâm lý. Từ
đó nâng cao tính tự giác của doanh nghiệp và người dân về ý thức chấp hành đúng

các quy định mà nhà nước đưa ra.
Sử dụng phương này sẽ góp phần làm cho các doanh nghiệp hiểu rõ hơn về
quy định của pháp luật từ đó giảm bớt các vi phạm, đồng thời tăng cường văn hoá
khi tham gia xe buýt của người dân trong quá trình tham gia hệ thống vận tải HKCC
bằng xe buýt bằng cách : sử dụng phương tiện thông tin đại chúng (Sách, báo, đài,
phát thanh, truyền hình,…), thông qua các đoàn thể, các hoạt động có tính xã hội,
đoàn thanh niên, …
SVTH: Dương Thị Kim Ngọc _33K11 - 15 -
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths.Võ Thị Quỳnh Nga
1.3.3.3 Công cụ kinh tế
- Thuế
- Lệ phí giao thông đường bộ
- Lệ phí cấp giấy đăng ký và biển số phương tiện giao thông cơ giới đường
bộ
- Phí vi phạm giao thông đường bộ
- Trợ giá cho xe buýt
Trợ giá xe buýt là khoản mà nhà nước phải trả cho Công ty vận tải và dịch
vụ công cộng để bù lỗ cho công ty này với mục đích ổn định mức giá ở một giá nhất
định nhằm khuyến khích người dân đi xe buýt nhiều hơn và hạn chế ùn tắc giao
thông.
SVTH: Dương Thị Kim Ngọc _33K11 - 16 -
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths.Võ Thị Quỳnh Nga
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VẬN
TẢI HÀNH KHÁCH CÔNG CỘNG BẰNG XE BUÝT TẠI
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
2.1 Tổng quan về Thành phố Đà nẵng
2.1.1 Điều kiện tự nhiên
Đà Nẵng là thành phố trực thuộc Trung ương - trung tâm kinh tế, văn hoá,
giáo dục, khoa học và công nghệ của khu vực miền Trung - Tây Nguyên, nằm ở
vùng duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam. Thành phố Đà Nẵng hiện là một trong

bốn đô thị loại 1 của Việt Nam.
- Diện tích
Thành phố có diện tích 1.256,53 km² trong đó các quận nội thành chiếm
213,05 km², các huyện ngoại thành chiếm 1.042,48 km². Một phần huyện Hòa Vang
được tách ra và thành lập nên quận mới là quận Cẩm Lệ, nên Đà Nẵng hiện tại có
tất cả là 6 quận, và 2 huyện là Hòa Vang và huyện đảo Hoàng Sa
- Vị trí địa lý
Thành phố Đà Nẵng trải dài từ 15°15' đến 16°40' Bắc và từ 107°17' đến
108°20' Đông. Phía bắc giáp tỉnh Thừa Thiên-Huế, phía tây và nam giáp tỉnh Quảng
Nam, phía đông giáp biển Đông. Trung tâm thành phố cách thủ đô Hà Nội 764 km
về phía Bắc, cách Thành phố Hồ Chí Minh 964 km về phía Nam, cách thủ đô thời
cận đại của Việt Nam là thành phố Huế 108 km về hướng Tây Bắc.
- Địa hình
+ Địa hình thành phố Đà Nẵng vừa có đồng bằng vừa có núi, vùng núi cao
và dốc tập trung ở phía Tây và Tây Bắc.
+ Địa hình đồi núi chiếm diện tích lớn, độ cao khoảng từ 700-1.500 m, độ
dốc lớn (>400), là nơi tập trung nhiều rừng đầu nguồn và có ý nghĩa bảo vệ môi
trường sinh thái của thành phố.
+ Đồng bằng ven biển là vùng đất thấp chịu ảnh hưởng của biển bị nhiễm
mặn, là vùng tập trung nhiều cơ sở nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, quân sự, đất
ở và các khu chức năng của thành phố.
SVTH: Dương Thị Kim Ngọc _33K11 - 17 -
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths.Võ Thị Quỳnh Nga
- Khí hậu
+ Đà Nẵng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình, nhiệt độ cao
và ít biến động. Mỗi năm có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa kéo dài từ tháng 8 đến tháng
12 và mùa khô từ tháng 1 đến tháng 7, thỉnh thoảng có những đợt rét mùa đông
nhưng không đậm và không kéo dài.
+ Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 25,9°C; độ ẩm không khí trung bình
là 83,4%; lượng mưa trung bình hàng năm là 2.504,57 mm; Số giờ nắng bình quân

trong năm là 2.156,2 giờ.
- Sông ngòi
Hệ thống sông ngòi ngắn và dốc, bắt nguồn từ phía Tây, Tây bắc và tỉnh
Quảng Nam.
2.1.2 Tình hình kinh tế - xã hội
2.1.2.1 Kinh tế
Thành phố Đà Nẵng, sau khi chia cách từ tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng và
chính thức trở thành thành phố trực thuộc trung ương năm 1997. Xuất phát điểm của
thành phố còn thấp so với các thành phố trực thuộc TW khác, nhưng đến nay đã trở
thành một đô thị hiện đại của miền Trung – Tây Nguyên nhưng đến nay đã có những
bước phát triển vượt bật .
Tính đến năm 2010 tình hình kinh tế Đà Nẵng phát triển và đạt được những
kết quả đáng nể:
+ Tổng sản phẩm nội địa (GDP) ước đạt 10.400 tỷ đồng, tăng 12,6% so với
năm 2009 (Nghị quyết HĐND: 12-13%).
+ Giá trị sản xuất các ngành dịch vụ ước đạt 9.630 tỷ đồng, ước tăng 15% so
với năm 2009 (Nghị quyết: 15-16%).
+ Giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng ước đạt 16.715 tỷ đồng, tăng 19,6%
so với năm 2009 (Nghị quyết: 15-16%), trong đó công nghiệp ước đạt 13.035 tỷ đồng,
tăng 16,6% so với năm 2009.
+ Giá trị sản xuất thủy sản - nông - lâm ước đạt 611,5 tỷ đồng, tăng 8,1% so
với năm 2009 (Nghị quyết: 4-4,5%).
SVTH: Dương Thị Kim Ngọc _33K11 - 18 -
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths.Võ Thị Quỳnh Nga
+ Kim ngạch xuất khẩu hành hoá và dịch vụ ước đạt 1.219 triệu USD, tăng
35,2% so vơí năm 2009 (Nghị quyết: 20-21%), trong đó xuất khẩu hàng hóa ước đạt
679 triệu USD, tăng 42,5% so với 2009.
+ Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn ước thực hiện 10.317,2 tỷ đồng,
bằng 128,2% dự toán HĐND giao; tổng chi ngân sách địa phương ước thực hiện
11.839,2 tỷ đồng, bằng 119,7% dự toán HĐND giao.

+ Tổng vốn đầu tư phát triển ước đạt 17.000 tỷ đồng, tăng 11,2% so với năm
2009 (Nghị quyết: 17.000 tỷ đồng).
2.1.2.2 Xã hội
Trong năm 2010 tình hình xã hội của cũng đã đạt được những bước đáng nể:
- Về khoa học và công nghệ: Đã triển khai thực hiện 55 đề tài, dự án, trong
đó: 01 đề tài cấp nhà nước (chuyển tiếp); 05 dự án thuộc Chương trình Nông thôn
miền núi; 32 đề tài, dự án cấp thành phố (27 đề tài chuyển tiếp, 05 đề tài mới năm
2010); 17 đề tài cấp cơ sở (09 đề tài chuyển tiếp, 08 đề tài mới).
- Về giáo dục - đào tạo: Hoàn thành việc thí điểm xây dựng Quy hoạch phát
triển nhân lực thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2011-2020 theo chỉ đạo của Chính phủ.
Năm học 2009-2010 toàn ngành có 437 đơn vị, trường học, tăng thêm 24 đơn vị so
với năm học trước.
- Về y tế : Thực hiện tốt công tác khám chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ nhân
dân. Đến nay thành phố có 05 bệnh viện ngoài công lập đang hoạt động, với quy mô
326 giường bệnh.
- Về lĩnh vực lao động - thương binh - xã hội: Các thành phần kinh tế trên
địa bàn ước tạo việc làm mới cho 32,2 nghìn lao động, đạt 100,6% kế hoạch.
- Về văn hóa - thể thao: Tổ chức thành công các sự kiện lớn như: Lễ mít tinh
kỷ niệm 35 năm giải phóng thành phố, Đại lễ 1.000 Thăng Long - Hà Nội, 65 năm
Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9, Cuộc thi bắn pháo hoa quốc tế 2010, Lễ
hội Quán Thế Âm, v.v
- Ngoài ra để thực hiện mục tiêu “có việc làm”, thành phố đã tổ chức 17
phiên chợ việc làm định kỳ với 868 đơn vị tuyển dụng và trên 13.866 lao động tìm
việc làm tham gia, kết quả đã giới thiệu việc làm cho 7.623 lao động. Tiếp tục thực
hiện chương trình “có nhà ở” và Đề án “7000 căn hộ dành cho người thu nhập thấp”,
SVTH: Dương Thị Kim Ngọc _33K11 - 19 -
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths.Võ Thị Quỳnh Nga
triển khai xây dựng 36 nhà chung cư với tổng số 3.863 căn hộ, kinh phí đầu tư
khoảng 1.004 tỷ đồng.
2.1.3 Hệ thống giao thông

2.1.3.1 Hệ thống giao thông
 Hệ thống giao thông nội địa trong Thành phố Đà Nẵng
- Đường bộ
Mấy năm gần đây thành phố Đà Nẵng đã quan tâm đầu tư để mở rộng, nâng
cấp và xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng trong đó có hệ thống đường bộ. Có thể
nói Đà Nẵng hiện có hệ thống đường bộ thuộc loại tốt nhất trong các đô thị trong
cả nước.
Bảng 2.1. Số Km đường nội thị ( không tính Huyện Hoà Vang)
Quân Số km
Hải châu 125.167
Thanh Khê 40.572
Liên Chiểu 75.631
Cẩm Lệ 50.019
Ngũ Hành Sơn 53.425
Sơn Trà 93.701
Tổng 438.515
( Nguồn Sở GTVT Thành phố Đà Nẵng )
Hầu hết đường bộ thành phố trong tình trạng tương đối tốt, mặt đường thảm
nhựa và bê tông chiếm 95%. Khu vực trung tâm thành phố thuộc hai quận Hải
Châu và Thanh Khê, hệ thống đường bộ được xây dựng theo ô bàn cờ, mặt đường
phổ biến rộng 7 – 10 m, một số đường có chiều rộng hơn 10 m. Đường bộ mới mở
rộng, nâng cấp và xây dựng trên các hành lang chính phần lớn là các đại lộ có
chiều rộng 21 – 33 m, thậm chí lớn hơn.
- Hệ thống sông và vận tải sông
Ngoài sông Hàn (gần như chia thành phố ra làm hai phần) còn có các sông
Cu Đê, Túy Loan và Cẩm Lệ. Ngoài việc vận tải khách du lịch dọc theo sông Hàn
thì việc vận tải hành khách bằng đường sông trong đô thị hầu như không phát triển.
 Hệ thống giao thông đối ngoại
- Đường bộ
Mạng lưới đường bộ của thành phố Đà Nẵng bao gồm các đường quốc lộ,

đường tỉnh và đường đô thị với tổng chiều dài khoảng 480 km. Đường quốc lộ 1A
SVTH: Dương Thị Kim Ngọc _33K11 - 20 -
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths.Võ Thị Quỳnh Nga
và 14B được xây dựng như là đường bộ liên tỉnh đi qua địa phận thành phố Đà
Nẵng. Đường tỉnh chủ yếu nối các quận trong đô thị với khu vực miền núi ở huyện
Hòa Vang và tỉnh Quảng Nam. Đường bộ đối ngoại thành phố Đà Nẵng được tổng
hợp theo bảng sau:
Bảng 2.2. Các tuyến quốc lộ qua thành phố Đà Nẵng
Tên quốc lộ Điểm đầu – cuối Chiều dài Quy mô / Tình trạng
1A Đỉnh đèo Hải Vân – Hòa
Phước
36,2 km Cấp III hai làn xe/
qua thành phố cấp II
Tránh TP Đà Nẵng Hầm Hải Vân – Túy Loan 18,2 km Cấp III hai làn xe
14B Tiên Sa – Túy Loan –
Ranh giới ĐN – QN
~30 km Cấp I/II/III
(Nguồn: Nghiên cứu khả thi Cải thiện VTCC TP. Đà Nẵng 2008-2015)
Ngoài ra còn đường Hồ Chí Minh (nhánh phía đông) 45 km trong địa phận
Đà Nẵng từ đeo Đê Bay qua đèo Mũi Trâu, cắt quốc lộ 14B tại Hòa Khương đang
chuẩn bị xây dựng. Tương tự là đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi (tính đến
ranh giới Đà Nẵng – Quảng Nam 5 km) đang trong quá trình chuẩn bị đầu tư để xây
dựng với quy mô 4 – 6 làn xe.
Đường quốc lộ do Cục Đường bộ Việt Nam xây dựng và quản lý. Tuy nhiên
một số đoạn gần thành phố do các cơ quan ở địa phương quản lý. Trong trường hợp
của Đà Nẵng, quốc lộ 14B được Bộ Giao thông vận tải/ Cục Đường bộ Việt Nam
ủy quyền cho Sở Giao thông vận tải Đà Nẵng quản lý. Công ty quản lý và bảo
dưỡng sửa chữa đường bộ được Sở Giao thông vận tải giao trực tiếp quản lý và sửa
chữa thường xuyên đường bộ và đường sông.
- Đường sắt

Đoạn đường sắt quốc gia (đường đơn, khổ 1 m) đi qua địa phận Đà Nẵng dài
gần 30 km. Ga đường sắt Đà Nẵng hiện nằm ở khu vực trung tâm thành phố (trên
phố Hải Phòng). Hàng ngày có 16 đoàn tàu, trong đó có 8 đoàn tàu thống nhất (Hà
Nội- TP Hồ Chí Minh) và 8 đoàn tàu khu vực chạy giữa Đông Hà – Nha Trang.
Ngoài ra còn có 8 đoàn tàu hàng chạy giữa Giáp Bát và Sài Gòn. Khối lượng hành
SVTH: Dương Thị Kim Ngọc _33K11 - 21 -
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths.Võ Thị Quỳnh Nga
khách lên xuống ga Đà Nẵng hàng ngày khoảng hơn 2.000 hành khách và hơn
1.000 tấn hàng hóa. Vì ga đường sắt nằm ở ngay trung tâm thành phố nên Đà Nẵng
đã đề nghị tổng công ty đường sắt Việt Nam chuyển ga đường sắt ra vị trí mới tại
Hòa Minh (phường Liên Chiểu) nhưng cho đến nay vẫn chưa thực hiện được do
nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan. Với lượng hành khách hơn 2.000
người/ngày, đây cũng là tiềm năng khách cho vận tải hành khách công cộng.
- Đường hàng không
Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng nằm ngay sát trung tâm thành phố, thuộc
quận Thanh Khê và một phần thuộc quận Hải Châu. Sân bay có hai đường băng
song song gần nhau đều dài 3047 m, rộng 45 m. Có hai đường lăn song song với 14
đường lăn vuông góc, chiều rộng của đường lăn là 25m. Nhà ga hành khách nằm ở
phía đông bắc của sân bay. Hiện cảng hàng không quốc tế có công suất từ 4 – 6
triệu hành khách/năm. Hiện cổng chính của ga hàng không là ở đường Nguyễn Văn
Linh. Trong bãi đỗ xe có khoảng 100 chỗ đỗ với bề mặt đã được trải nhựa.
Hàng ngày có một số chuyến bay quốc tế, gần 30 chuyến bay nội địa đi và
đến Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Nha Trang,… Số hành khách thông qua cảng hàng
không quốc tế năm 2007 là 1.442.501 hành khách, trong đó có 26.970 hành khách
nước ngoài. Bình quân hàng ngày có khoảng hơn 3.900 hành khách đi và đến sân
bay Đà Nẵng và đây là tiềm năng cho vận tải hành khách công cộng.
- Đường thuỷ
Hiện Đà Nẵng có 2 khu thương cảng chính là cảng Tiên Sa (nằm ở bán đảo
Sơn Trà) và cảng sông Hàn.
+ Cảng Tiên Sa: là cảng biển lớn nhất khu vực miền Trung Việt Nam. Diện

tích cảng rộng 12 km
2
, độ sâu tự nhiên 10 – 12 m. Tổng chiều dài cầu bến là 956 m
gồm 2 cầu nhô (4 bến, mỗi bến 185 m) và một cầu liên bờ 225 m. Cảng có thể tiếp
nhận tàu có trọng tải đến 45.000 DWT và các tàu chuyên dụng khác, tàu khách loại
lớn và vừa, năng lựa thông qua 4,5 triệu.
+ Cảng sông Hàn: Nằm tại hạ lưu của sông Hàn trong lòng thành phố Đà
Nẵng. Tổng chiều dài cầu bến là 528 m gồm 5 bến cầu liên bờ. Cảng có thể tiếp
nhận các tàu đến 5.000 DWT, năng lực thông qua trên 1 triệu tấn/năm.
SVTH: Dương Thị Kim Ngọc _33K11 - 22 -

×