Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Giải quyết khiếu nại quyết định phong tỏa tài khoản của người phải thi hành án trong thi hành án dân sự từ thực tiễn tỉnh bình định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (664.71 KB, 89 trang )

VIỆN HÀN LÂM
VIÊV
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGÔ KHÁNH SƠN

GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI QUYẾT ĐỊNH
PHONG TỎA TÀI KHOẢN CỦA NGƯỜI
PHẢI THI HÀNH ÁN TRONG THI HÀNH ÁN
DÂN SỰ TỪ THỰC TIỄN TỈNH BÌNH ĐỊNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI, năm 2018


VIỆN HÀN LÂM
VIÊV
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGÔ KHÁNH SƠN

GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI QUYẾT ĐỊNH
PHONG TỎA TÀI KHOẢN CỦA NGƯỜI
PHẢI THI HÀNH ÁN TRONG THI HÀNH ÁN
DÂN SỰ TỪ THỰC TIỄN TỈNH BÌNH ĐỊNH

Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính
Mã số: 838.01.02



LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. LƯƠNG THANH CƯỜNG

HÀ NỘI, năm 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết
quả nêu trong luận văn không trùng lắp với các công trình có liên quan đã
được công bố. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong luận văn là trung thực.
Tác giả luận văn

Ngô Khánh Sơn


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ
GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI QUYẾT ĐỊNH PHONG TỎA TÀI
KHOẢN CỦA NGƯỜI PHẢI THI HÀNH ÁN DÂN SỰ TRONG THI
HÀNH ÁN DÂN SỰ ...................................................................................... 10
1.1. Quyết định phong tỏa tài khoản của người phải thi hành án dân sự
trong thi hành án dân sự .................................................................................. 10
1.2. Giải quyết khiếu nại quyết định phong tỏa tài khoản của người phải thi
hành án trong thi thi hành án dân sự ............................................................... 15
1.3. Các yếu tố tác động đến giải quyết khiếu nại quyết định phong tỏa tài
khoản của người phải thi hành án trong thi thi hành án dân sự ...................... 31

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI QUYẾT
ĐỊNH PHONG TỎA TÀI KHOẢN CỦA NGƯỜI PHẢI THI HÀNH
ÁN TRONG THI HÀNH ÁN DÂN SỰ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH
ĐỊNH .............................................................................................................. 36
2.1. Khái quát tình hình khiếu nại quyết định phong tỏa tài khoản của
người phải thi hành án trong thi hành án dân sự tại tỉnh Bình Định ............... 36
2.2. Phân tích thực trạng giải quyết khiếu nại quyết định phong tỏa tài
khoản của người phải thi hành án trong thi hành án dân sự tại tỉnh Bình
Định ................................................................................................................. 51
2.3. Nhận định giải quyết khiếu nại quyết định phong tỏa tài khoản của
người phải thi hành án trong thi hành án dân sự tại tỉnh Bình Định ............... 58
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM GIẢI
QUYẾT KHIẾU NẠI QUYẾT ĐỊNH PHONG TỎA TÀI KHOẢN
CỦA NGƯỜI PHẢI THI HÀNH ÁN TRONG THI HÀNH ÁN TỪ
THỰC TIỄN TỈNH BÌNH ĐỊNH ................................................................ 63


3.1. Phương hướng bảo đảm giải quyết khiếu nại quyết định phong tỏa tài
khoản của người phải thi hành án trong thi hành án dân sự từ thực tiễn tỉnh
Bình Định ........................................................................................................ 63
3.2. Giải pháp bảo đảm giải quyết khiếu nại quyết định phong tỏa tài khoản
của người phải thi hành án trong thi hành án dân sự từ thực tiễn tỉnh Bình
Định ................................................................................................................. 65
3.3. Các giải pháp riêng cho Bình Định .......................................................... 74
KẾT LUẬN .................................................................................................... 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC VIẾT TẮT


STT

Từ viết tắt

Nghĩa đầy đủ

1

BPBĐ

Biện pháp bảo đảm

2

CHV

Chấp hành viên

3

PTTK

Phong tỏa tài khoản

4

QPPL

Quy phạm pháp luật


5

THA

Thi hành án

6

THADS

Thi hành án dân sự

7

TNPL

Trách nhiệm pháp lý

8

XHCN

Xã hội chủ nghĩa


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Tổng số việc áp dụng biện pháp PTTK của người phải thi hành án
trong thi hành án dân sự từ năm 2012-2016 tại tỉnh Bình Định ..................... 40
Bảng 2.2: Kết quả giải quyết đơn khiếu nại quyết định PTTK của người phải
thi hành án trong thi hành án dân sự từ năm 2012 đến năm 2016 của tỉnh Bình

Định ................................................................................................................. 41


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Kết quả giải quyết đơn khiếu nại về thi hành án dân sự cả nước
từ năm 2012 đến năm 2016 ............................................................................. 39
Biểu đồ 2.2: Kết quả giải quyết đơn khiếu nại về thi hành án dân sự từ năm
2012 đến năm 2016 của tỉnh Bình Định.......................................................... 39


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Bản chất của nhà nước ta là nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì
nhân dân. Việc quan tâm đến lợi ích của nhân dân là trách nhiệm của Đảng và
Nhà nước.
Trong tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa,
Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm đến công tác giải quyết khiếu nại của
công dân, cơ quan, tổ chức. Điều 30 Hiến pháp năm 2013 quy định “Mọi
người có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền
về những việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân”. Như vậy, có
thể khẳng định rằng quyền khiếu nại, tố cáo chính là một trong những quyền
cơ bản của công dân được ghi nhận trong Hiến pháp, một quyền có tính chất
chính trị và pháp lý của công dân, là một hình thức biểu hiện của dân chủ xã
hội chủ nghĩa. Việc thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo sẽ là cơ sở cho việc
thực hiện các quyền và nghĩa vụ khác của công dân. Qua đó, nó còn là
phương tiện để công dân thể hiện quan điểm trước hành vi trái pháp luật nhằm
bảo vệ lợi ích của Nhà nước, tập thể, quyền và lợi ích hợp pháp của chính
mình. Mặt khác, quyền khiếu nại, tố cáo của công dân là quyền dân chủ trực
tiếp, một chế định của nền dân chủ trực tiếp để công dân thông qua đó thiết
thực tham gia vào việc quản lý nhà nước, quản lý xã hội. Đó chính là biện

pháp nhằm bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân, qua đó bảo vệ, khôi phục
các quyền và lợi ích hợp pháp của họ khi bị xâm hại, đồng thời xử lý kịp thời,
chính xác, nghiêm minh các hành vi trái pháp luật, thể hiện đúng bản chất tốt
đẹp của Nhà nước ta - Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.
Làm tốt công tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo là một hình thức thể
hiện trực tiếp của mối quan hệ giữa nhân dân với Nhà nước. Do đó, việc quan

1


tâm làm tốt công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo là thể hiện bản chất
dân chủ, là biện pháp củng cố mối quan hệ giữa dân với Đảng và Nhà nước.
Xuất phát từ tư tưởng “lấy dân là gốc”, từ bản chất chính trị của chế độ dân
chủ nhân dân, ngay từ khi mới thành lập chính thể mới, cùng với việc thiết lập
chính quyền các cấp, Đảng, Bác Hồ và Chính phủ đã khẳng định quyền làm
chủ của nhân dân, quan tâm đến việc kiểm soát hoạt động của bộ máy nhà
nuớc, việc giải quyết khiếu kiện của dân, chống phiền hà, nhũng nhiễu dân,
đặc biệt là các quyết định hành chính, quyết định tư pháp có ảnh hưởng trực
tiếp đến quyền và lợi ích của nhân dân, của người có quyền và nghĩa vụ liên
quan.
Khiếu nại và giải quyết khiếu nại về THADS và giải quyết khiếu nại
quyết định phong tỏa tài khoản của người phải THA là một trong các phương
thức để đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan (nhân dân) thực
hiện quyền kiểm tra, giám sát và thực hiện quyền làm chủ của mình, hướng
tới bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân và bảo đảm pháp luật
được thực thi nghiêm minh, bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa nhằm xây
dựng nhà nước pháp quyền.
Người phải thi hành án là cá nhân, cơ quan, tổ chức phải thực hiện
nghĩa vụ trong bản án, quyết định được thi hành.
Phong tỏa tài khoản là một trong các biện pháp đảm bảo thi hành án

dân sự. Quyết định phong tỏa tài khoản của người phải thi hành án dân sự là
quyết định của người có thẩm quyền nhằm mục đích kịp thời ngăn chặn việc
tẩu tán, hủy hoại tài sản, trốn tránh việc thi hành án của người phải thi hành
án, đảm bảo các bản án, quyết định của Tòa án và cơ quan có thẩm quyền
được thi hành một cách triệt để và có hiệu quả. Thực tế, trong thời gian qua,
đã xảy ra trường hợp chấp hành viên do thiếu thông tin hoặc thông tin không
chính xác, đầy đủ, đã vội vàng ra quyết định phong tỏa tài khoản không kịp
2


thời, dẫn đến việc người phải thi hành án có cơ hội đã rút hết tiền trong tài
khoản của mình hoặc dẫn đến tình trạng khiếu nại quyết định phong tỏa khoản
của người phải thi hành án trong thi hành dân sự hoặc quá trình giải quyết
khiếu nại của thủ trưởng cơ quan thi hành án không ít trường hợp còn có tâm
lý bênh vực cán bộ cơ quan mình hoặc cán bộ cấp dưới nên bác đơn khiếu nại
của đương sự, kết luận tố cáo không có cơ sở; chậm khắc phục sai phạm và tổ
chức thực hiện các quyết định giải quyết khiếu nại; hoặc tình trạng chậm khắc
phục sai phạm và tổ chức thực hiện các quyết định giải quyết khiếu nại,…
Đây là những nguyên nhân chính dẫn tới bức xúc của đương sự, là nguyên
nhân dẫn tới tình trạng khiếu nại hoặc tố cáo kéo dài …
Nhận thức sâu sắc vấn đề khiếu nại và giải quyết khiếu nại; Đảng, Nhà
nước ta đã đưa ra những chính sách, hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật
ngày càng hoàn thiện hơn để giải quyết khiếu nại, nhanh, đúng pháp luật, thấu
tình đạt lý; bảo vệ và khôi phục kịp thời quyền và lợi ích hợp pháp của nhân
dân; đồng thời xử lý nghiêm minh những tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm
pháp luật, tạo dựng và củng cố niềm tin của nhân dân vào con đường đi lên
chủ nghĩa xã hội mà Đảng và Nhà nước ta đã lựa chọn. Trong những năm
qua, công tác giải quyết khiếu nại tố cáo của tỉnh Bình Định đạt được nhiều
kết quả tốt đẹp, tuy nhiên trong quá trình giải quyết khiếu nại nói chung và
giải quyết khiếu nại với các quyết định trong thi hành án dân sự nói riêng; đặc

biệt là trong thực thi các biện pháp đảm bảo thi hành án dân sự và quyết định
phong tỏa tài khoản của người phải thi hành án có những khó khăn nhất định
như: Sự phối hợp hỗ trợ của các cơ quan, tổ chức thiếu hiệu quả; trách nhiệm
phối hợp của các ngân hàng, tổ chức tín dụng trong việc cung cấp thông tin về
tài khoản, số dư tài khoản của người phải thi hành án chậm chễ dẫn tới việc
phong tỏa tài khoản không kịp thời; hoặc cá nhân, tổ chức từ chối không nhận
quyết định phong tỏa tài khoản … tất cả những vướng mắc này một mặt gây
3


ra việc không hiệu quả trong thi hành án, một mặt gây ra những khiếu nại đối
với quyết định phong tỏa tài khoản. Theo thống kê kết quả áp dụng biện pháp
đảm bảo thi hành án từ 01/10/2012 đến 30/9/2017, cho thấy: số việc áp dụng
biện pháp phong tỏa tài khoản là 760 việc, trong đó tỉnh Bình Định có 10
việc, tương đương với 10 quyết định phong tỏa tài khoản, trong đó 02 quyết
định phong tỏa bị khiếu nại.
Vậy, từ những lý do nêu trên, tác giả quyết định chọn vấn đề “Giải
quyết khiếu nại quyết định phong tỏa tài khoản của người phải thi hành án
trong thi hành án dân sự từ thực tiễn tỉnh Bình Định” làm đề tài luận văn thạc
sĩ luật học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Đây là một nội dung hoàn toàn mới được quy định trong Luật thi hành
án dân sự. Trước khi Luật thi hành án dân sự được ban hành, pháp luật thi
hành án dân sự chưa quy định vấn đề này. Đặc biệt, đối với biện pháp phong
tỏa tài khoản của người phải thi hành án, trước đây được pháp lệnh thi hành
án dân sự năm 2004 quy định là biện pháp cưỡng chế thi hành án. Chỉ đến khi
Luật thi hành án dân sự được ban hành thì chế định các biện pháp đảm bảo thi
hành án mới được quy định một các đầy đủ, cụ thể. Do đó, cho đến nay chỉ có
một số ít công trình nghiên cứu khoa học pháp lý đề cập đề tài này, như:
- “Luật Thi hành án dân sự Việt Nam những vấn đề lý luận và thực

tiễn” do Tiến sĩ Nguyễn Công Bình (chủ biên), do Nhà xuất bản Công an
nhân dân xuất bản năm 2007;
- “Những điểm mới của Luật thi hành án dân sự năm 2008”; Đề tài
nghiên cứu khoa học cấp trường, Trường Đại học Luật Hà Nội năm 2010;
- “Những vướng mắc từ thực tiễn thi hành Luật thi hành án dân sự”,
của Nguyễn Thị Khanh, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số 05/2010;

4


- “Bản chất pháp lý của biện pháp đảm bảo thi hành án dân sự theo
Luật Thi hành án dân sự” Trần Anh Tuấn, Tạp chí nghiên cứu lập pháp, số
16/2009;
- “Vài suy nghĩ về thời hạn áp dụng biện pháp đảm bảo thi hành án”,
của Hồ Quân Chính, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số chuyên đề về thi hành
án dân sự 7/2011;
- “Biện pháp đảm bảo thi hành án – Bước ngoặc của pháp luật về thi
hành án dân sự” của Lê Thị Kim Dung, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, Số
chuyên đề Thi hành án dân sự và vấn đề xã hội hóa, năm 2009;
- “ Các biện pháp đảm bảo thi hành án dân sự”, của Trần Phương Hồng,
Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số chuyên đề, 2011.
- Luận văn “Biện pháp đảm bảo thi hành án dân sự” của Phan Huy
Hiếu, năm 2012;
Tuy nhiên, do mục đích và phạm vi nghiên cứu, các công trình nghiên
cứu này mới chỉ dừng lại ở mức độ nêu mục đích, cơ sở áp dụng và giới thiệu
nội dung các quy định các biện pháp đảm bảo thi hành án dân sự nói chung
hoặc pháp luât về giải quyết khiếu nại nói chung mà chưa nghiên cứu, phân
tích sâu sắc biện pháp đảm bảo thi hành án dân sự cụ thể nào. Tuy vậy, đây
vẫn những tài liệu quan trọng được tác giả tham khảo khi thực hiện việc
nghiên cứu đề tài luận văn của mình.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của Luận văn là đề xuất các giải pháp nhằm bảo đảm giải
quyết khiếu nại quyết định phong tỏa tài khoản của người phải thi hành án
trong thi hành án dân sự nói chung tại tỉnh Bình Định nói riêng.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Phân tích cơ sở lý luận về giải quyết khiếu nại trong thi hành án dân
5


sự; giải quyết khiếu nại quyết định phong tỏa tài khoản tại ngân hàng của
người phải thi hành án trong thi hành án dân sự.
- Phân tích cơ sở lý luận về giải quyết khiếu nại trong thi hành án dân sự
nói chung và giải quyết khiếu nại quyết định phong tỏa tài khoản tại ngân
hàng của người phải thi hành án trong thi hành án dân sự từ thực tiễn tỉnh
Bình Định nói riêng để làm sáng tỏ tính pháp quy của giải quyết khiếu nại
trong thi hành án; giải quyết khiếu nại quyết định PTTK tại ngân hàng của
người phải thi hành án trong thi hành án dân sự và qua phân tích những kết
quả đạt được, điểm yếu kém, hạn chế trong thực tiễn giải quyết khiếu nại
quyết định PTTK nhằm nâng cao hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại trong
thi hành án dân sự.
- Đánh giá đúng đắn, đích thực về thực trạng hiệu quả công tác giải
quyết khiếu nại quyết định PTTK của người phải thi hành án trong thi hành án
dân sự từ đó đi sâu phân tích những kết quả đã đạt được và những hạn chế,
tồn tại trong việc nâng cao hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại trong thi
hành án dân sự, đặc biệt là giải quyết khiếu nại quyết định PTTK của người
phải thi hành án trong thi hành án dân sự ở tỉnh Bình Định và làm rõ nguyên
nhân của thực trạng đó.
- Xây dựng những quan điểm, giải pháp có tính lâu dài, thường xuyên
liên tục để đảm bảo cho việc nâng cao hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại

quyết định PTTK của người phải thi hành án trong thi hành án dân sự được
đúng quy định pháp luật, đồng bộ, thống nhất trong toàn hệ thống.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực trạng về giải quyết
khiếu nại quyết định phong tỏa tài khoản của người phải thi hành án trong thi
hành án dân sự.
6


4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu các nội dung về lý
luận pháp luật về khiếu nại; giải quyết khiếu nại và thực tiễn giải quyết khiếu
nại phong tỏa tài khoản tại ngân hàng của người phải thi hành án trong thi
hành án dân sự.
Phạm vi về thời gian: Trong khuổn khổ cho phép của Luận văn, tác giả
nghiên cứu các vụ việc giải quyết khiếu nại trong thi hành án dân sự; giải
quyết khiếu nại phong tỏa tài khoản trong giai đoạn 2012-2016.
Phạm vi về không gian: Luận văn nghiên cứu thực tiễn giải quyết khiếu
nại Quyết định phong tỏa tài khoản tại ngân hàng của người phải thi hành án
trong thi hành án dân sự tại tỉnh Bình Định.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận chủ nghĩa Mác - Lê
nin, tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật và những quan điểm của
Đảng và Nhà nước ta về công tác giải quyết khiếu nại nói chung và giải quyết
khiếu nại trong thi hành án dân sự nói riêng, về chiến lược cải cách tư pháp
đến năm 2020 và những nghiên cứu có liên quan đến áp dụng pháp luật trong
công tác giải quyết khiếu nại quyết định phong tỏa tài khoản tại ngân hàng của
người phải thi hành án trong thi hành án dân sự.

5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng nhiều các phương pháp khác nhau để làm rõ lý luận và
thực tiễn trong quá trình giải quyết khiếu nại quyết định PTTK tại ngân hàng của
người phải thi hành án trong thi hành án dân sự.
Trong Chương 1: Tác giả sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp.
Quan phân tích các khái niệm giải quyết khiếu nại, quy định về giải quyết
khiếu nại; phân tích khái niệm PTTK của người thi hành án trong thi hành án
7


dân sự; phân tích quy định giải quyết khiếu nại quyết định PTTK của người
phải thi hành án trong thi hành án dân sự .. qua đó, tổng hợp được các yêu cầu
trong quá trình giải quyết khiếu nại quyết định PTTK của người phải thi hành
án trong thi hành án dân sự.
Trong Chương 2: Tác giả sử dụng phương pháp thống kê, phân tích,
tổng hợp để phân tích thực trạng việc giải quyết khiếu nại quyết định PTTK
tại tỉnh Bình Định để nhận định những điểm tích cực, hạn chế và nguyên nhân
của hạn chế tồn tại trong thực tiễn giải quyết khiếu nại quyết định PTTK tại
ngân hành của người phải thi hành án trong thi hành án dân sự.
Trong Chương 3: Tác giải dùng phương pháp tổng hợp, phân tích để
đối chiếu thực tiễn thực hiện với căn cứ pháp lý về giải quyết khiếu nại quyết
định PTTK của người phải thi hành án trong thi hành án dân sự để đề xuất các
giải pháp về hoàn thiện pháp luật; thực hiện pháp luật trong giải quyết khiếu
nại quyết định PTTK tại ngân hàng của người phải thi hành án trong thi hành
án dân sự.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận
Luận văn đã đề xuất các giải pháp để hoàn thiện pháp luật về phong tỏa
tài khoản tại ngân hàng của người phải thi hành án trong thi hành án dân sự;
hoàn thiện pháp luật về giải quyết khiếu nại trong thi hành án dân sự. Đây là

những vướng mắc, khó khăn trên thực tiễn có ảnh hướng tới hiệu quả khi thực
hiện các biện pháp đảm bảo thi hành án dân sự nói chung; biện pháp phong
tỏa tài khoản nói riêng. Hoàn thiện pháp luật là hoàn thiện thể chế, khắc phục
lỗ hổng trong cơ sở pháp lý.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Luận văn đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác giải
quyết khiếu nại quyết định PTTK tại ngân hàng của người phải thi hành án
8


trong thi hành án dân sự, nhấn mạnh các giải pháp có ý nghĩa trong quá trình
thực hiện giải quyết khiếu nại.
Luận văn có giá trị mang tính tham khảo đối với những cá nhân, tổ
chức có nhu cầu tìm hiểu, nghiên cứu về vấn đề giải quyết khiếu nại quyết
định PTTK của người thi hành án trong thi hành án dân sự.
7. Cơ cấu của luận văn
Chương 1: Những vấn đề lý luận về pháp luật về giải quyết khiếu nại
quyết định phong tỏa tài khoản của người phải thi hành án trong thi hành án
dân sự.
Chương 2: Thực trạng giải quyết khiếu nại Quyết định phong tỏa tài
khoản của người phải thi hành án trong thi hành án dân sự trên địa bàn tỉnh
Bình Định
Chương 3: Phương hướng, giải pháp đảm bảo giải quyết khiếu nại
quyết định phong tỏa tài khoản của người phải thi hành án trong thi hành án
dân sự từ thực tiễn tỉnh Bình Định.

9


CHƯƠNG 1

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT
KHIẾU NẠI QUYẾT ĐỊNH PHONG TỎA TÀI KHOẢN CỦA
NGƯỜI PHẢI THI HÀNH ÁN DÂN SỰ TRONG THI HÀNH ÁN
DÂN SỰ
1.1. Quyết định phong tỏa tài khoản của người phải thi hành án
dân sự trong thi hành án dân sự
1.1.1. Khái niệm quyết định phong tỏa tài khoản của người phải thi
hành án dân sự trong thi hành án dân sự
1.1.1.1. Khái niệm phong tỏa tài khoản của người phải thi hành án
trong thi hành án dân sự
Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu xã hội đòi hỏi ngày càng cao theo
đó nhu cầu tiêu xài của con người cũng tăng theo như: dịch vụ tài khoản, các
nhu cầu mua sắm, tiêu xài liên quan đến tiền ngày càng được chú trọng; mà
việc mua sắm, tiêu xài mọi lúc mọi nơi thì việc mang tiền bên mình rất khó
khăn, phiền hà và có nhiều vấn đề rủi ro xảy ra xung quanh như: cướp giật,
trộm cắp... Khó khăn cho việc cất giữ với số tiền khá lớn khi đi du lịch xuyên
quốc gia, nhu cầu đầu tư,… chính vì vậy, vấn đề tài khoản được ưu tiên chú
trọng và được sử dụng ngày càng phổ biến hơn trên tất cả các quốc gia trên
thế giới trong đó có Việt Nam chúng ta.
Do nhu cầu thực tế như vậy nên ngân hàng có nhiều hoạt động dịch vụ
như: gửi giữ tiền, thanh toán qua tài khoản, chuyển khoản… từ đó hoạt động
mở tài khoản ra đời, ngày càng phát triển rộng khắp và đa dạng trong xã hội
như ngày nay, đa số mọi thành phần trong xã hội đều sử dụng tài khoản trong
tất cả các lĩnh vực của đời sống như mua bán hàng hóa quốc tế, kinh doanh, kể
cả hoạt động trả lương cho cán bộ, công nhân, viên chức, người lao động... Xã
10


hội phát triển như vậy việc sử dụng tài khoản càng phổ biến nên mọi người
đều mở tài khoản riêng của mình trong ngân hàng để sử dụng. Khi có những

vấn đề trong xã hội phát sinh như kiện tụng, tranh chấp liên quan tới nghĩa vụ
trả tiền thông qua quá trình xác minh người có nghĩa vụ có tài khoản trong
ngân hàng, có điều kiện thi hành bản án nhưng cố tình trốn tránh không thực
hiện nghĩa vụ và có hành vi tẩu tán tiền trong tài khoản, không thực hiện nghĩa
vụ thì bị cơ quan có thẩm quyền đại diện là Chấp hành viên ra quyết định phối
hợp với cơ quan, tổ chức quản lý tài khoản của người có nghĩa vụ phong tỏa
tài khoản đó để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ trả tiền được ghi nhận trong quyết
đinh, bản án của Tòa án.
Theo quy định của pháp luật tại khoản 8 Điều 3 Nghị Định số:
64/2001/NĐ-CP về hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ,
tài khoản do người sử dụng dịch vụ thanh toán mở tại các tổ chức cung ứng
dịch vụ để thực hiện giao dịch thanh toán theo quy định của Ngân hàng Nhà
nước. Ta có thể thấy phong tỏa tài khoản tại ngân hàng có thể áp dụng trong
các vụ án kinh doanh, thương mại, tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình,
về lao động và chỉ áp dụng đối với người có nghĩa vụ có tài khoản trong ngân
hàng, kho bạc, tổ chức tín dụng hoặc ngân hàng nhà nước Việt nam được xác
định cụ thể.
Như vậy, phong tỏa tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng, ngân hàng
nhà nước được hiểu là biện pháp nghiệp vụ làm cho mọi hoạt động tiền ra
của cá nhân, tổ chức có mở tài khoản trong ngân hàng, kho bạc, tổ chức tín
dụng khi có nghĩa vụ, có điều kiện thực hiện nghĩa vụ mà không tự nguyện
thực hiện và có hành vi tẩu tán rút tiền ra khỏi tài khoản, cố tình không thực
hiện nghĩa vụ của mình thì bị buộc thực hiện bằng biện pháp phong tỏa tài
khoản; không cho chuyển dịch tiền trong tài khoản tại ngân hàng, tổ chức

11


tín dụng hoặc ngân hàng nhà nước Việt nam và chủ tài khoản không được
phép thực hiện giao dịch với số tiền bị phong tỏa, các giao dịch đó bị vô hiệu.

* Điều kiện áp dụng biện pháp Phong tỏa tài khoản:
- Người ra quyết định phong tỏa tài khoản: Chấp hành viên trực tiếp giải
quyết vụ việc thi hành án dân sự.
- Điều kiện áp dụng biện pháp: Chấp hành viên có quyền tự mình áp
dụng hoặc theo yêu cầu của đương sự.
- Tính chất của đối tượng hướng đến: Tài khoản bị phong tỏa chắc chắn
phải thuộc sở hữu của người phải thi hành án.
1.1.1.2. Quyết định phong tỏa tài khoản của người phải thi hành án
trong thi hành án dân sự
Khoản 2 Điều 67 Luật thi hành án dân sự quy định: “.... Trong thời hạn
24 giờ kể từ khi lập biên bản, Chấp hành viên phải ra quyết định phong tỏa tài
khoản, tài sản. Cơ quan, tổ chức, cá nhân đang quản lý tài khoản, tài sản phải
thực hiện ngay yêu cầu của Chấp hành viên về phong tỏa tài khoản, tài sản.
Biên bản, quyết định phong tỏa tài khoản, tài sản trong trường hợp này phải
được gửi ngay cho Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp” [19]. Với quy định này,
thực tế áp dụng việc phong tỏa tài khoản bắt buộc Chấp hành viên phải thể
hiện dưới dạng quyết định cá biệt đối với cả hai loại quyết định thi hành án là:
Chủ động và theo yêu cầu.
(1) Loại quyết định thi hành án chủ động chủ yếu thi hành cho ngân
sách Nhà Nước thì Chấp hành viên chủ động xác minh điều kiện thi hành án
và khi đủ thông tin cần thiết về tài khoản của người phải thi hành án; Chấp
hành viên kịp thời ra ngay quyết định phong tỏa tài khoản của người phải thi
hành án giao ngay cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đang quản lý tài khoản để
thực hiện (loại án này khá thuận lợi trong tổ chức thi hành).

12


(2) Loại thứ hai là quyết định thi hành án theo yêu cầu của đương sự:
dạng thứ hai này chủ yếu thi hành cho cơ quan, tổ chức, cá nhân nhưng chỉ

những quyết định thi hành án trả tiền thì sau khi nhận được văn bản của nguời
được thi hành án yêu cầu phong tỏa tài khoản đối với người phải thi hành án
tại nơi gửi giữ cụ thể sẽ có hai tình huống xảy ra: Một là cung cấp đủ thông
tin thì Chấp hành viên ra quyết định phong tỏa tài khoản và giao ngay cho cơ
quan, tổ chức, người đang quản lý tài khoản để thực hiện; Hai là thiếu thông
tin cần thiết không thể ra được quyết định phong tỏa tài khoản thì phải tiến
hành xác minh về tài khoản của người phải thi hành án tại nơi gửi giữ, tình
huống này thường gặp ở thực tế và để có được cung cấp về tài khoản của
người phải thi hành án thì trước tiên, Chấp hành viên phải cung cấp cho nơi
quản lý tài khoản đầy đủ thông tin về nhân thân của người phải thi hành án thì
mới đủ cơ sở cho họ đáp ứng yêu cầu xác minh của Chấp hành viên và lập
biên bản xác minh (thông tin này có thể do người yêu cầu cung cấp cho Chấp
hành viên nhưng cũng có thể do Chấp hành viên qua xác minh mà có được);
Trường hợp người phải thi hành án có mở tài khoản và có số dư tại bảng sao
kê của tài khoản thì Chấp hành viên lập biên bản yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá
nhân đang quản lý tài khoản phải thực hiện ngay yêu cầu của Chấp hành viên
về phong tỏa tài khoản đối với người phải thi hành án. Biên bản được lập giao
ngay cho đại diện theo pháp luật hoặc đại diện ủy quyền nơi quản lý tài
khoản; Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi lập biên bản, Chấp hành viên phải ra
quyết định phong tỏa tài khoản và phải giao trực tiếp quyết định cho người đại
diện theo pháp luật hoặc người chịu trách nhiệm nhận văn bản của cơ quan, tổ
chức đó và lập biên bản về việc giao quyết định đó. Đây là quy định khó thực
hiện trong thực tế, mà theo tôi thì nên mở rộng một số hình thức giao quyết
định phong tỏa tài khoản được quy định tại điều 39 Luật Thi hành án dân sự
và Điều 12, Nghị định số 62/2015/NĐ-CP. Đồng thời biên bản, quyết định
13


phong tỏa tài khoản trong trường hợp này phải được gửi ngay cho Viện kiểm
sát nhân dân cùng cấp để thực hiện quyền kiểm sát hoạt động tư pháp trong

thi hành án dân sự.
Như vậy, căn cứ quy định và thực tiễn tổ chức thực hiện việc phong tỏa
tài khoản của người phải thi hành án, cho thấy: Điểm xuất phát là sau khi có
thông tin về tài khoản của người phải thi hành án, để ngăn chặn việc tẩu tán,
hủy hoại tài sản, trốn tránh việc thi hành án của người phải thi hành án, Chấp
hành viên tự mình hoặc theo yêu cầu của người được thi hành án, người phải
thi hành án ra quyết định phong tỏa tài khoản. Chấp hành viên là người duy
nhất có thẩm quyền ra quyết định phong tỏa tài khoản và quyết định này được
giao cho cơ quan, tổ chức đang quản lý tài khoản của người phải thi hành án để
thực hiện công việc còn lại đó là khấu trừ tiền trong tài khoản, thực hiện đầy
đủ nghĩa vụ được cơ quan có thẩm quyền mà đại diện ở đây là Chấp hành viên
đã được Tòa án ra quyết định được ghi nhận trong bản án.
Quyết định phong tỏa tài khoản phải đúng mẫu do Bộ Tư Pháp quy
định, cần ghi rõ thông tin liên quan đến chủ tài khoản, số tài khoản, số tiền bị
phong tỏa và căn cứ của việc phong tỏa, thời hạn phong tỏa và hậu quả pháp
lý xảy ra nếu cá nhân, cơ quan, tổ chức quản lý tài khoản đó không thực hiện
các yêu cầu của Chấp hành viên; Pháp luật ghi nhận là như vậy nhưng cơ chế
xử lý cụ thể từng vụ việc thì rất khó áp dụng và không khả thi trên thực tế đối với những trường hợp nơi quản lý tài khoản không hợp tác hoặc chậm hợp
tác với Chấp hành viên trong việc xác minh, không nhận văn bản quyết định
của Chấp hành viên cũng như không thực hiện Quyết định phong tỏa tài
khoản. Đặc biệt, hiện nay sự phát triển công nghệ thông tin nhanh chóng
ngày càng được áp dụng rộng rãi trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng...
Khoản 1 Điều 6 Thông tư liên tịch số: 02/2014/TTLT ngày 14/01/2014 của
Bộ Tư Pháp-Bộ Tài Chính-Ngân hàng Nhà NướcViệt Nam-Bộ Lao Động14


Thương Binh &Xã Hội quy định thời hạn cung cấp thông tin đến 03 ngày làm
việc, việc tẩu tán tiền trong tài khoản chỉ diễn ra trong tích tắc là xong một
giao dịch, đây là một điển hình cho sự lỗi thời tạo kẻ hở không đáng có thể
dẫn đến người được thi hành án bị thiệt hại, bức xúc, khiếu kiện đối với Chấp

hành viên về hành vi chậm trễ... mà hoàn toàn không phải lỗi của Chấp hành
viên.
Thẩm quyền ra quyết định việc phong tỏa tài khoản:
Trên cơ sở vụ việc và điều kiện thi hành án cụ thể về tài khoản người
phải thi hành án, Chấp hành viên là người duy nhất có quyền hạn quyết định
áp dụng biện pháp phong tỏa tài khoản của người phải thi hành án (tại ngân
hàng, tổ chức tín dụng, Kho bạc nhà nước...) để sau đó cưỡng chế thi hành án
dân sự, nhưng cần phải hội tụ đủ căn cứ sau đây: Sự phân công vụ việc cho
Chấp hành viên tổ chức thi hành của Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự;
kết quả xác minh hoặc thông tin về điều kiện, về tài khoản của người phải thi
hành án từ người được thi hành án hoặc từ người có quyền lợi liên quan, nhờ
đó có căn cứ xác đáng tránh được khiếu kiện sau này về việc phong tỏa tài
khoản, khi áp dụng thì buộc mọi người tuyệt đối tuân thủ và chấp hành một
cách nghiêm túc.
1.2. Giải quyết khiếu nại quyết định phong tỏa tài khoản của người
phải thi hành án trong thi thi hành án dân sự
1.2.1. Khái niệm, nguyên tắc giải quyết khiếu nại quyết định phong
tỏa tài khoản của người phải thi hành án trong thi thi hành án dân sự
1.2.1.1. Khái niệm
Khiếu nại là một trong những quyền cơ bản của công dân, được Hiến
pháp, pháp luật ghi nhận và đảm bảo thực hiện. Khiếu nại là hiện tượng phát
sinh trong đời sống xã hội, là một phản ứng của một con người trước một
quyết định, hành vi nào đó mà người khiếu nại cho rằng: Quyết định hay hành
15


vi đó không phù hợp với các quy tắc, chuẩn mực trong đời sống cộng đồng,
xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Điều 30, Hiến pháp nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ghi định rõ:
1. Mọi người có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân

có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá
nhân.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phải tiếp nhận giải quyết
khiếu nại, tố cáo. Người bị thiệt hại có quyền được bồi thường về vật chất,
tinh thần và phục hồi danh dự theo quy định của pháp luật.
3. Nghiêm cấm việc trả thù người khiếu nại, tố cáo hoặc lợi dụng
quyền khiếu nại, tố cáo để vu khống, vu cáo làm hại người khác [21].
Việc ghi nhận quyền khiếu nại của công dân trong Hiến pháp 2013 đã
tạo cơ sở pháp lý cho công dân thực hiện quyền cơ bản của mình. Và thông
qua việc thực hiện quyền này, công dân đã góp phần tích cực vào hoạt động
quản lý nhà nước và xã hội, đồng thời bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình.
Trong quá trình tổ chức THADS, hoạt động của cơ quan THADS trực tiếp tác
động đến người được thi hành án, người thi hành án và người có quyền và
nghĩa vụ liên quan để giáo dục, thuyết phục họ tự nguyện thực hiện các nghĩa
vụ theo nội dung bản án, quyết định hoặc cưỡng chế buộc họ thực hiện các
nghĩa vụ đó. Nghĩa là hoạt động THADS trực tiếp tác động trực tiếp đến
quyền và lợi ích không những của người phải thi hành án mà cả người được
thi hành án và những người có quyền lọi và nghĩa vụ liên quan.
Xét về mặt tâm lý, mặc dù phải thi hành về các khoản tiền đã được xác
định rõ trong bản án, quyết định của Tòa án nhưng người phải thi hành án
luôn có tâm lý không muốn thi hành, thi hành không đầy đủ hoặc dây dưa kéo
dài việc thi hành. Còn người được thi hành án thì luôn mong muốn được nhận
tiền càng sớm càng tốt; bất cứ một hành vi hay quyết định nào của cơ quan thi
16


hành án, CHV làm chậm quá trình được nhận tiền hoặc chỉ nhận được tiền ít
hơn so với họ mong đợi đều dẫn đến tâm lý cho rằng cơ quan THADS và
CHV làm trái pháp luật hoặc bênh vực phía người phải thi hành án.
Bên cạnh đó, hoạt động giải quyết khiếu nại quyết định PTTK là hoạt

động mang tính quyền lực nhà nước nên trong quá trình tổ chức thi hành án
có thể xảy ra hiện tượng cơ quan thi hành án và CHV lạm dụng quyền hành,
áp đặt ý chí một cách trái pháp luật lên các chủ thể, hoặc do nhận thức hạn
chế mà áp dụng sai pháp luật, tổ chức thi hành sai bản án, quyết định dẫn đến
lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích công dân, tổ chức bị xâm phạm.
Từ những phân tích trên khái niệm khiếu nại về quyết định PTTK có
thể hiểu như sau: Khiếu nại quyết định PTTK là việc đương sự, người có
quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc PTTK đề nghị người có thẩm quyền
xem xét lại quyết định của Thủ trưởng cơ quan THADS, CHV khi có căn cứ
cho rằng quyết định PTTK là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp
pháp của mình.
* Khái niệm giải quyết khiếu nại quyết định phong tỏa tài khoản của
người phải thi hành án trong thi hành án dân sự
Đi liền với quyền khiếu nại của các bên đương sự, người có quyền lợi
và nghĩa vụ liên quan là nghĩa vụ giải quyết khiếu nại của các cơ quan, tổ
chức và cá nhân có thẩm quyền. Làm tốt công tác giải quyết khiếu nại không
những bảo vệ quyền lợi chính đáng của các bên đương sự, người có quyền và
lợi ích liên quan, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động phong tỏa tài khoản,
giảm vụ việc THA tồn đọng, bảo đảm bản án, quyết định của Tòa án có hiệu
lực thi hành trên thực tế, mà qua đó còn tạo niềm tin của xã hội đối với hoạt
động THADS nói chung và biện pháp phong tỏa tài khoản nói riêng, niềm tin
vào những phán quyết của Tòa án, văn bản luật và công lý.

17


×