Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

Khắc phục lỗi phát âm trong dạy học phân môn tập đọc cho học sinh lớp 3 trường tiểu học số 1 phúc trạch, huyện bố trạch, tỉnh quảng bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (966.55 KB, 98 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết
quả nghiên cứu nêu trong khóa luận là trung thực và chưa từng được công bố trong
bất cứ công trình nào.
Đồng Hới, ngày tháng năm 2018
Tác giả khóa luận

Phạm Thị Kim Anh


LỜI CẢM ƠN
Khoá luận hoàn thành chỉ sự cố gắng của bản thân thôi thì chưa đủ, đằng sau đó
là cả một hậu phương vững chắc giúp đỡ cả về tinh thần lẫn trí tuệ.
Với lòng biết ơn sâu sắc nhất từ sâu thẳm lòng mình, em xin gửi lời cảm ơn chân
thành nhất đến toàn thể quý thầy cô giáo Trường Đại học Quảng Bình và các thầy cô
trong khoa Sư phạm Tiểu học – Mầm non đã truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho em
trong suốt bốn năm học tập tại trường, giúp em có được những hành trang vững chắc
để bước vào sự nghiệp trồng người của mình.
Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới giảng viên TS. Nguyễn Thị Nga
người đã dùng cả tình yêu thương, sự tâm tâm huyết lẫn kiến thức, không quản ngại
tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt quá trình làm khoá luận.
Em xin chân thành cảm ơn cô giáo chủ nhiệm Trần Thị Mỹ Hồng đã động viên
khi em gặp khó khăn. Cảm ơn các thầy, cô giáo và các em học sinh lớp 3 Trường Tiểu
học số 1 Phúc Trạch – Bố Trạch – Quảng Bình đã tạo điều kiện chỉ dẫn, giúp đỡ để
em có thể thâm nhập thực tế tìm hiểu thực tiễn dạy học Tập đọc cho học sinh lớp 3 ở
trường trong quá trình làm khoá luận.
Xin gửi lời cảm ơn tới tập thể lớp Đại học Giáo dục Tiểu học (B) – K56, cũng
như gia đình, bạn bè đã quan tâm, tận tình giúp đỡ em khi em để hoàn thành khoá luận
này.
Do điều kiện về thời gian cũng như năng lực nghiên cứu của bản thân còn hạn
chế, khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được các ý kiến đóng góp


của quý thầy cô và các bạn sinh viên để đề tài được hoàn chỉnh hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Đồng Hới, ngày tháng năm 2018
Sinh viên thực hiện

Phạm Thị Kim Anh


DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT

GV:

Giáo viên

HS:

Học sinh

SGK:

Sách giáo khoa

SGV:

Sách giáo viên

TMĐ:

Tiếng mẹ đẻ


NXBGD: Nhà xuất bản Giáo dục


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC BIỂU ĐỒ

PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài .........................................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ...........................................................................................3
3. Mục đích nghiên cứu ...................................................................................................4
4. Đối tượng, khách thể nghiên cứu ................................................................................4
5. Nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................................................4
6. Giới hạn đề tài nghiên cứu...........................................................................................5
7. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................5
8. Đóng góp của đề tài .....................................................................................................6
9. Thời gian thực hiện của đề tài .....................................................................................6
10. Cấu trúc đề tài ............................................................................................................6
PHẦN II: NỘI DUNG .....................................................................................................7
CHƯƠNG I: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC KHẮC PHỤC LỖI PHÁT ÂM CHO
HỌC SINH LỚP 3 TRƯỜNG TIỂU HỌC SỐ 1 PHÚC TRẠCH- BỐ TRẠCH QUẢNG BÌNH ................................................................................................................7
1.1 Cơ sở lý luận ..............................................................................................................7
1.1.1 Một vài khái niệm liên quan ...................................................................................7
1.1.2 Cơ sở tâm lý và sinh lý của học sinh Tiểu học .....................................................13
1.1.2.1 Cơ sở tâm lý học ................................................................................................ 13
1.1.2.2 Cơ sở sinh lý ......................................................................................................16

1.1.3 Vị trí, ý nghĩa của việc rèn phát âm trong dạy học Tập đọc cho học sinh ...........27
1.2 Cơ sở thực tiễn ........................................................................................................28
1.2.1 Và nét về mục tiêu và chương trình sách giáo giáo khoa tiếng Việt lớp 3 ..........28


1.2.1.1 Mục tiêu .............................................................................................................28
1.2.1.2 Vài nét về chương trình và sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 3 ............................29
1.2.2 Khảo sát thực trạng sửa lỗi phát âm cho học sinh lớp 3 Trường Tiểu học số 1
Phúc Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình ............................................................31
1.2.2.1 Mục đích khảo sát ..............................................................................................31
1.2.3 Kết quả khảo sát ...................................................................................................31
1.2.3.1 Thực trạng mắc lỗi phát âm của học sinh lớp 3 Trường Tiểu học số 1 Phúc
Trạch ............................................................................................................................32
1.2.3.2 Thực trạng dạy phát âm trong nhà trường .........................................................36
1.2.3.3 Nguyên nhân mắc lỗi phát âm của học sinh ......................................................38
Tiểu kết chương I...........................................................................................................44
CHƯƠNG II: BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC LỖI PHÁT ÂM CHO HỌC SINH LỚP 3
TRƯỜNG TIỂU HỌC SỐ 1 PHÚC TRẠCH – BỐ TRẠCH – QUẢNG BÌNH ..........45
2.1 Luyện tập theo mẫu .................................................................................................46
2.2 Phân tích cách phát âm ............................................................................................49
2.3 Luyện tập tổng tập ...................................................................................................53
2.4 Tổ chức trò chơi học tập ..........................................................................................55
2.5 Thường xuyên luyện đọc các từ khó trong giờ Tập đọc..........................................60
2.6 Vận thiết bị dạy học để sửa lỗi phát âm trong dạy học Tập đọc .............................61
Tiểu kết chương II .........................................................................................................62
CHƯƠNG III: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ................................................................ 63
3.1. Những vấn đề chung ...............................................................................................63
3.1.1. Một số yêu cầu của thiết kế .................................................................................63
3.2. Thiết kế giáo án thực nghiệm sư phạm ..................................................................64
3.2.1. Thiết kế giáo án bài tập đọc “Bàn tay cô giáo” (tuần 21 – Tiếng Việt 3, tập 2) .64

3.2.2. Thiết kế giáo án bài tập đọc “Cuộc chạy đua trong rừng” (tuần 28 – Tiếng Việt
3, tập 2) ..........................................................................................................................64
3.3. Thực nghiệm ...........................................................................................................64
3.3.1. Mục đích thực nghiệm .........................................................................................64
3.3.2. Đối tượng, thời gian và địa bàn thực nghiệm ......................................................65
3.3.2.1. Đối tượng thực nghiệm .....................................................................................65


3.3.2.2. Thời gian và địa bàn thực nghiệm ....................................................................65
3.3.3. Cách thức thực nghiệm ........................................................................................65
3.3.4. Nội dung, phương pháp thực nghiệm ..................................................................65
3.3.4.1. Nội dung thực nghiệm ......................................................................................65
3.3.4.3. Phiếu bài tập thể nghiệm: .................................................................................66
3.4. Kết quả thể nghiệm .................................................................................................67
3.4.1. Chỉ tiêu đánh giá ..................................................................................................67
3.4.2. Kết quả thể nghiệm ..............................................................................................67
3.4.2.1. Phương pháp thực nghiệm ................................................................................67
Tiểu kết chương III ........................................................................................................70
PHẦN III: KẾT LUẬN .................................................................................................71
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................73
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Bảng sự khác biệt ngữ âm giữa các phương ngữ của tiếng Việt .....................11
Bảng 2: Phân loại thanh điệu theo âm điệu và âm vực .................................................13
Bảng 3: Sơ đồ cấu tạo âm tiết tiếng Việt .......................................................................18
Bảng 3: Thống kê lỗi phát âm của học sinh lớp 3 Trường Tiểu học số 1 Phúc Trạch –
Bố Trạch – Quảng Bình .................................................................................................33
Bảng 4: Khảo sát hứng thú học tập của học sinh khi học Tập đọc ...............................35

Bảng 5: Khảo sát vai trò của phân môn Tập đọc đối với học sinh ................................ 35
Bảng 6: Khảo sát nhận thức của các giáo viên về việc khắc phục lỗi phát âm trong
dạy học phân môn Tập đọc cho học sinh lớp 3 ..........................................................36
Bảng 7: Khảo sát sự tự đánh giá phát âm của giáo viên trong giờ Tập đọc ..................37
Bảng 8: Kết quả kiểm tra khả năng phát âm ban đầu của HS bằng điểm số .................66
Bảng 9: Kết quả kiểm tra chất lượng khả năng phát âm của HS bằng điểm số sau khi
áp dụng các biện pháp mà khóa luận đề xuất ................................................................ 68


DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 1: Kết quả kiểm tra khả năng phát âm ban đầu của HS bằng điểm số .............66
Biểu đồ 2: Kết quả kiểm tra chất lượng khả năng phát âm của HS bằng điểm số sau khi
áp dụng các biện pháp mà khóa luận đề xuất ................................................................ 68


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tiểu học là bậc học nền tảng trong hệ thống giáo dục quốc dân, nền tảng có vững
chắc thì toàn hệ thống mới tạo nên cấu trúc bền vững và phát triển hài hoà, muốn nền
tảng vững chắc trước hết yêu cầu người học phải học tốt môn Tiếng Việt. Môn Tiếng
Việt ở trường phổ thông có nhiệm vụ hình thành năng lực hoạt động ngôn ngữ cho học
sinh - năng lực hoạt động ngôn ngữ được thể hiện trong 4 dạng hoạt động tương ứng
với chúng là 4 kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết. Đặc biệt phân môn Tập đọc lại không thể
thiếu, nó có một vị trí vô cùng quan trọng. Vì nó đảm nhiệm việc hình thành và phát
triển cho học sinh kỹ năng đọc, một kỹ năng quan trọng hàng đầu của học sinh ở bậc
Tiểu học. Trong khi đó ở trường Tiểu học việc dạy đọc, bên cạnh những thành công
còn nhiều hạn chế. Học sinh của chúng ta chưa đọc được như mong muốn. Kết quả
học đọc của các em chưa đáp ứng được yêu cầu của việc hình thành kĩ năng đọc. Các
em chưa nắm chắc được công cụ để lĩnh hội tri thức, tư tưởng, tình cảm của người

khác chứa đựng trong văn bản được đọc. Giáo viên Tiểu học vẫn còn lúng túng khi
dạy Tập đọc.
Phát âm sai có thể sẽ làm cho trẻ và người nghe hiểu sai ý của câu, vậy nên khi
đọc nếu trẻ phát âm đúng sẽ giúp trẻ chiếm lĩnh được ngôn ngữ để dùng trong hoạt
động học tập và cuộc sống: đứng trước sự phát triển như vũ bão của khoa học công
nghệ, đứng trước hàng trăm hàng ngàn những sáng kiến phát minh ra mỗi ngày nhờ
đọc mà trẻ lĩnh hội, tiếp thu tri thức một cách nhanh nhất. Mặt khác nhờ đọc mà trẻ
đánh giá nhận thức được đúng, sai về những điều xảy ra trong cuộc sống điều mà nhà
trường không có điều kiện truyền đạt hết qua đó hoàn thiện nhân cách bản thân. Con
người Việt Nam sử dụng tiếng Việt là công cụ giao tiếp chính, đọc giúp trẻ chiếm lĩnh
được ngôn ngữ để dùng trong giao tiếp: chỉ khi chúng ta đọc tốt, phát âm chuẩn thì
chúng ta mới viết tốt, mới hiểu rõ, nghe rõ được nội dung giao tiếp mà chủ thể giao
tiếp muôn truyền tải, từ đó biết điều chỉnh được hành vi của bản thân làm cho mối
quan hệ giữa người với người trở nên tốt đẹp hơn. Ngoài ra nó là tiền đề để học tập tốt
các môn học khác. Nó tạo hứng thú, động cơ học tập, đồng thời tạo điều kiện để học
sinh có khả năng tự học và tinh thần học tập cả đời.
1


Trong các bài tập đọc thường có những bài thơ, bài văn đề cao những giá trị cốt
lõi của dân tộc Việt như: yêu quê hương, đất nước, uống nước nhớ nguồn, thương
người như thể thương thân... Chỉ khi các em đọc đúng, phát âm chuẩn các em mới có
thể cảm nhận được nội dung, ý nghĩa của bài tập đọc, từ đó nảy nở những ước mơ tốt
đẹp, khơi dậy những năng lực, hành động, sức mạnh sáng tạo cũng như bồi dưỡng tâm
hồn trở nên nhân văn hơn, hoàn thiện hơn.
Mặt khác xã hội ngày nay lắm thói hư tật xấu, lứa tuổi học sinh là đối tượng rất
dễ bị tiêm nhiễm, qua lời cảnh báo mà các em đọc được trên các phương tiện truyền
thông sẽ cảnh tỉnh, giúp các em tránh xa. Nhờ biết đọc mà trong một số trường hợp
nguy kịch các em có thể tự tìm cách giải thoát cho bản thân và cho mọi người
Đã từ lâu tôi rất tâm đắc câu nói của William A. Warrd “Người thầy trung bình

chỉ biết nói. Người thầy giỏi biết giải thích. Người thầy xuất chúng biết minh họa.
Người thầy vĩ đại biết cách truyền cảm hứng”. Vâng đất nước đang trên đà hội nhập
và phát triển, sự phát triển đất nước phụ thuộc vào “chất xám” mà nước đó đang có.
Để nước ta vươn lên “Sánh vai với các cường quốc năm châu” tạo ra những người
công dân “xã hội chủ nghĩa” đòi hỏi ngành Giáo dục và Đào không được dậm chân
tại chỗ mà phải luôn có những đổi mới phù hợp. Bên cạnh sự đổi mới chương trình và
nội dung học tập, thì việc đổi mới phương pháp dạy học của người thầy là rất quan
trọng và được xem là khâu cơ bản đối với sự nghiệp giáo dục của nước ta.
Địa bàn Phúc Trạch là vùng 135 - vùng khó khăn nơi đây cơ sở vật chất kĩ thuật
còn hạn chế hơn nhiều so với các trường trong tỉnh. Mặt khác học sinh ở đây ảnh
hưởng nhiều của phương ngữ địa phương nên khả năng tiếp nhận tiếng Việt, đặc biệt
là khả năng phát âm đang gặp nhiều khó khăn. Vì vậy với ý nghĩa của việc dạy đọc thì
việc dạy đọc, dạy phát âm cho học sinh đóng vai trò quan trọng.
Sinh ra, lớn lên và từng được học tập tại ngôi trường Tiểu học số 1 Phúc Trạch
tôi có thể đi sâu vào tìm hiểu thực tế thực trạng mắc lỗi phát âm của học sinh lớp 3 ở
đây một cách dễ dàng hơn. Giai đoạn lứa tuổi học sinh Tiểu học là giai đoạn này then
chốt trong quá trình hình thành kỹ năng phát âm cho học sinh.
Vì những lý do trên tôi đã chọn đề tài “Khắc phục lỗi phát âm trong dạy học
phân môn Tập đọc cho học sinh lớp 3 trường Tiểu học số 1 Phúc Trạch, huyện Bố
Trạch, tỉnh Quảng Bình” nhằm góp phần nâng cao hiệu quả dạy học Tập đọc cho
học sinh lớp 3 Trường Tiểu học số 1 Phúc Trạch nói riêng và học sinh lớp 3 ở các ngôi
trường khác nói chung.
2


2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Giáo trình “Phát triển lời nói cho học sinh tiểu học trên bình diện ngữ âm” (tài
liệu đào tạo giáo viên Tiểu học, trình độ đại học), dự án phát triển giáo viên Tiểu học
của Nguyễn Thị Xuân Yến – Lê Thị Thanh Nhàn (NXBGD 2007) đã mô tả hệ thống
âm chuẩn trong tiếng Việt hiện đại xác định lỗi phát âm, xác định biến thể phát âm

theo các vùng phương ngữ cho học sinh Tiểu học. Trong cuốn này tác giả đã đưa ra
được cơ sở lý luận một số phương pháp dạy học phát âm ở tiểu học.
Với công trình nghiên cứu “Phương pháp dạy học tiếng Việt nhìn từ Tiểu học”
của tác giả Hoàng Hoà Bình – Nguyễn Minh Thuyết đã trình bày về các phương pháp
dạy học chung cho môn tiếng Việt nhưng không phân tích riêng lẻ từng phương pháp
ứng với từng phân môn.
Giáo trình “Dạy học Tập đọc ở Tiểu học” – Lê Phương Nga, đã nghiên cứu đến
việc xác định chuẩn chính âm trong tiếng Việt và hướng đến một trong ba mẫu hình lý
tưởng để luyện phát âm cho học sinh.
Công trình “Ngữ âm học Tiếng Việt hiện đại” của tác giả Cù Đình Tú – Hoàng
Văn Thung – Nguyễn Nguyên Trứ (NXB Giáo dục, 1978) đã đề cập đến một số vấn
đề liên quan đến ngữ âm học trong nhà trường. Mặc dù đã nêu lên được một số biện
pháp cụ thể có liên quan đến luyện phát âm xong chưa hướng tới đối tượng cụ thể.
Giáo trình “Vui học tiếng Việt” (Trần Mạnh Hưởng, NXB Giáo dục 2000). Tài
liệu này đề cập đến những kiến thức tiếng Việt cơ bản giúp học sinh luyện tập thành
thạo các kỹ năng “đọc, nghe, nói, viết”, các em sẽ suy nghĩ mạch lạc, diễn đạt trong
sáng, có khả năng làm chủ được tiếng nói và ngôn ngữ của dân tộc.
Các công trình nghiên cứu trên đề cập đến những vấn đề khác nhau của phân
môn Tập đọc và luyện phát âm cho học sinh bậc Tiểu học nhưng chưa có công trình
nghiên cứu nào nghiên cứu tìm hiểu cách khắc phục lỗi phát âm cho học sinh lớp 3
Trường Tiểu học số 1 Phúc Trạch – Bố Trạch - Quảng Bình. Các công trình nghiên
cứu trên là cơ sở lí luận quý báu để tôi thực hiện đề tài: “Khắc phục lỗi phát âm
trong dạy học phân môn Tập đọc cho học sinh lớp 3 Trường Tiểu học số 1 Phúc
Trạch – Bố Trạch - Quảng Bình”.

3


3. Mục đích nghiên cứu
Tự hào khi được đứng trong nghề “cao quý nhất trong những nghề cao quý” ươm

mầm xanh cho đất nước, qua đề tài tôi có thể củng cố kinh nghiệm giảng dạy của bản
thân, qua đó thấy được những tồn tại trong giảng dạy phân môn Tập đọc về việc rèn
phát âm chuẩn cho học sinh.
Đọc có một ý nghĩa rất to lớn vì nó bao gồm các nhiệm vụ giáo dưỡng, giáo dục
và phát triển. Nếu mắc lỗi phát âm trong Tập đọc học sinh không thể học tập tốt môn
học khác, mắc lỗi phát âm người nghe sẽ khó tiếp nhận thông tin, làm hiểu sai vấn đề
giao tiếp. Nếu phát âm sai trong Tập đọc học sinh sẽ không nắm được nội dung của bài
Tập đọc, khi không nắm được nội dung học sinh sẽ không cảm nhận được cái hay, cái
đẹp, giá trị cốt lõi mà bài tập đọc muốn truyền tải. Đôi khi lại hiểu nội dung bài tập
đọc theo chiều hướng tiêu cực.
Tập đọc quan trọng là vậy nhưng trên thực tế, hiện tượng phát âm sai tiếng Việt
vẫn còn tồn tại. Vì vậy thực hiện luận văn này tôi mong có thể khắc phục lỗi và rèn kỹ
năng phát âm chuẩn cho học sinh Tiểu học nói chung, nâng cao hiệu quả dạy học tập
đọc cho học sinh lớp 3 Trường Tiểu học số 1 Phúc Trạch nói riêng.
4. Đối tượng, khách thể nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của khoá luận là “Khắc phục lỗi phát âm trong dạy học
phân môn Tập đọc cho học sinh lớp 3 Trường Tiểu học số 1 Phúc Trạch, huyện Bố
Trạch, tỉnh Quảng Bình”.
Đối tượng thực nghiệm: học sinh và giáo viên lớp 3 Trường Trường Tiểu học số
1 Phúc Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.
Khách thể nghiên cứu: nguyên nhân, tình trạng, cách khắc phục lỗi phát âm trong
dạy học phân môn Tập đọc.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt những mục tiêu đề ra việc xây dựng và giải quyết các nhiệm vụ là hết sức
quan trọng.
Các nhiệm vụ đó là:
Thứ nhất: Nghiên cứu cơ sở lý luận của dạy học phát âm.
Thứ hai: Điều tra khảo sát thực trạng học phát âm.
4



Thứ ba: Đề xuất biện pháp luyện tập thực hành để khắc phục lỗi phát âm tiếng
Việt cho học sinh Trường Tiểu học số 1 Phúc Trạch
Cuối cùng tiến hành thực nghiệm để khẳng định tính khả thi của vấn đề nghiên
cứu.
6. Giới hạn đề tài nghiên cứu
Khắc phục lỗi phát âm trong dạy học phân môn Tập đọc cho học sinh lớp 3
Trường Tiểu học số 1 Phúc Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.
7. Phương pháp nghiên cứu
Để thực tốt các nhiệm vụ đề ra đạt được mục tiêu nghiên cứu thì không thể
thiếu được các phương pháp nghiên cứu. Có rất nhiều phương pháp trong nghiên cứu
khoa học thường được áp dụng, với các vấn đề của đề tài này tôi đã sử dụng các nhóm
phương pháp:
- Nhóm phương pháp nghiên cứu khoa học thực tiễn
Mục tiêu: Thu thập thông tin về thực trạng phát âm của học sinh, thực nghiệm
khắc phục lỗi phát âm trong dạy học phân môn Tập đọc cho học sinh lớp 3 Trường
Tiểu học số 1 Phúc Trạch.
+ Phương pháp quan sát sư phạm: Quan sát quá trình học của các em trong giờ
Tập đọc, quan sát ngôn ngữ nói chuyện của các em với bạn bè, thầy cô, ba mẹ.
+ Phương pháp trò chuyện, vấn đáp: Thu thập thông tin về thực trạng phát âm của
học sinh lớp 3 trường Tiểu học số 1 Phúc Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.
+ Phương pháp điều tra giáo dục: Điều tra thực trạng mắc lỗi phát âm của các em.
+ Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục: Sử dụng phương pháp này vào
quá trình phân tích thực tiễn, quá trình dạy - học Tập đọc ở trường Tiểu học từ đó
nhằm rút ra những lí luận giáo dục cần thiết.
+ Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động sư phạm: Thu thập kết quả sau
khi thực nghiệm để xét xem các biện pháp được áp dụng có khả thi hay không.
+ Phương pháp nghiên cứu trẻ em: Nghiên cứu đặc điểm tâm sinh lý, ngôn ngữ
của trẻ.
- Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết

Mục tiêu: Nghiên cứu các cơ sở khoa học trong các tài liệu về các vấn đề khắc
phục lỗi phát âm trong phân môn Tập đọc cho học sinh
5


+ Đọc sách và tài liệu
+ Phân tích và tổng hợp
+ Phân loại hệ thống hoá lý thuyết
+ Phương pháp mô hình hoá
+ Phướng pháp giả thuyết
- Nhóm phương pháp thống kê toán học
Mục tiêu: Sử dụng phương pháp thống kê toán học để phân tích kết quả điều tra
thực trạng và làm tăng độ tin cậy của các kết quả nghiên cứu về vấn đề biện pháp khắc
phục lỗi phát âm cho học sinh lớp 3 ở trường Tiểu học số1 Phúc Trạch.
+ Phương pháp lập bảng số liệu: Thống kê số liệu về thực trạng dạy và học phát
âm trong nhà trường, bên cạnh đó còn thống kê số liệu trước và sau khi tiến hành thực
nghiệm.
8. Đóng góp của đề tài
Luận văn đưa ra một số biện pháp khắc phục lỗi phát âm trong dạy học phân môn
Tập đọc cho học sinh lớp 3 Trường Tiểu học số 1 Phúc Trạch. Kết quả nghiệm thu sẽ
là tài liệu tham khảo cho giáo viên Tiểu học trong quá trình giảng dạy nói chung, các
giáo viên Trường Tiểu học 1 Phúc Trạch và sinh viên khoa Tiểu học – Mầm non nói
riêng, trong quá trình học tập, nghiên cứu và rèn luyện nghiệp vụ sư phạm.
9. Thời gian thực hiện của đề tài
Đề tài được thực hiện và hoàn thành trong học kì II năm học 1017 - 2018
10. Cấu trúc đề tài
Ngoài các phần mở đầu, phần kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo, phần nội dung
cơ bản của khoá luận gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở khoa học của việc khắc phục lỗi phát âm cho học sinh lớp 3
Trường Tiểu học số 1 Phúc Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.

Chương 2: Biện pháp khắc phục lỗi phát âm t r o n g d ạ y h ọ c p h â n m ô n
T ậ p đ ọ c cho học sinh lớp 3 Trường Tiểu học số 1 Phúc Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh
Quảng Bình.
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm.

6


PHẦN II: NỘI DUNG
CHƯƠNG I: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC KHẮC PHỤC LỖI PHÁT ÂM
CHO HỌC SINH LỚP 3 TRƯỜNG TIỂU HỌC SỐ 1 PHÚC TRẠCHBỐ TRẠCH - QUẢNG BÌNH
1.1 Cơ sở lý luận
1.1.1 Một vài khái niệm liên quan
* Phát âm và lỗi phát âm
Phát âm: Theo Từ điển tiếng Việt: “Phát âm là phát ra các âm thanh của ngôn
ngữ bằng các động tác lưỡi”. (Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng)
Phát âm chuẩn góp phần quan trọng trong việc giúp học sinh đọc đúng và nói
đúng trong giao tiếp. Phát âm trong giờ Tập đọc của học sinh Tiểu học được thể hiện
thông qua việc đọc đúng tiếng, từ. Muốn luyện phát âm chuẩn cho học sinh điều đầu
tiên yêu cầu giáo viên phải có kiến thức, sự hiểu biết về ngữ âm: âm tố, âm vị, âm tiết,
thanh điệu, trọng âm ngữ điệu, đặc biệt âm tiết và âm vị vì đây là hai cơ sở quan trọng
để luyện phát âm cho học sinh tiểu học đặc biệt là học sinh lớp 3. Phát âm chuẩn quy
tắc tiếng Việt là phát âm đúng âm vị, phụ âm, to, rõ ràng, lưu loát, mạch lạc từng âm
vị và chữ cái.
Lỗi phát âm: Lỗi phát âm là những sai lệch trong cách phát âm so với cách
phát âm chuẩn làm cho người nghe khó hiểu thậm chí hiểu sai thành một nghĩa khác.
*Tập đọc là gì?
Phân môn Tập đọc ở trường Tiểu học có nhiệm vụ hình thành năng lực hoạt
động ngôn ngữ cho học sinh. Năng lực này được thể hiện thống nhất trong 4 hoạt
động tương ứng với chúng là 4 chức năng: nghe, nói, đọc, viết.

M.R.Lơvôp đã nêu lên khái niệm đọc như sau: “ Đọc là một dạng hoạt động
ngôn ngữ, là quá trình chuyển dạng thức viết sang lời nói có âm thanh (ứng với hình
thức đọc thành tiếng), là quá trình chuyển trực tiếp từ hình thức chữ viết thành các
đơn vị nghĩa không có âm thanh (ứng với đọc thầm)”.
Như vậy, đọc là một hoạt động ngôn ngữ là quá trình chuyển dạng thức viết sang
lời nói có âm thanh và thông hiểu chúng. Đọc không chỉ là công việc giải quyết một
bộ mã (gồm 2 phần) chữ viết và âm thanh, nghĩa là nó không phải chỉ là sự đánh vần
lên thành tiếng theo đúng như kí hiệu đã viết, mà còn là quá trình nhận thức để có khả
năng thông hiểu những gì đọc được.
7


*Chính âm
Chính âm: Chính âm là chuẩn mực phát âm của một ngôn ngữ có giá trị và
hiệu lực về mặt xã hội. Việc hiểu biết của chính âm sẽ giúp ta xác định được nội
dung cần đọc đúng, đọc diễn cảm một cách có nguyên tắc.
Hệ thống âm chuẩn được hình thành từ một tiếng địa phương. Tiếng địa phương
đó không nhất thiết là của thủ đô hay do yếu tố chính trị quyết định mà có thể do văn
hoá quyết định. Hệ thống chính âm được xác lập qua một quá trình tự nhiên, lâu dài
hàng thế kỷ. Ở Việt Nam tiếng địa phương Hà Nội được coi là nền tảng âm chuẩn cho
cả nước, ngoài ra còn được bổ sung bằng những ưu điểm của các thổ ngữ khác.
Yêu cầu cơ bản của chính âm là xây dựng một cách phát âm tiêu biểu, thống
nhất trong phạm vi cộng đồng người được sử dụng tiếng Việt nhằm giúp cho việc đọc
hoặc việc giao tiếp diễn ra một cách thuận lợi. Trong nhà trường, việc sử dụng đúng
chính âm là vấn đề bắt buộc, nắm vững hệ thống chính âm là điều hết sức cần thiết vì
nó giúp học sinh phát âm chuẩn. Quảng Bình có nhiều địa phương, cách phát âm khác
nhau không những về ngữ điệu mà còn cả về âm đầu, âm cuối, hỏi, ngã... mỗi địa
phương lại có một trường Tiểu học, bởi vậy để khắc phục lỗi phát âm cho học sinh
yêu cầu giáo viên phải thâm nhập thực tế, điều tra khảo at để có từ điển riêng giúp các
em phát âm chuẩn.

*Phương ngữ
Phương ngữ: (hay phương ngôn) là hệ thống ngôn ngữ được dùng cho tập hợp
người nhất định trong xã hội, thường là phân chia theo lãnh thổ.
Lỗi phát âm khác với tiếng địa phương. Việc dạy phát âm cho học sinh có thể
chấp nhận theo ba vùng phương ngữ: phương ngữ Bắc Bộ, phương ngữ Trung Bộ,
phương ngữ Nam Bộ nơi học sinh sinh sống. Với học sinh trường Tiểu học số 1 Phúc
Trạch theo chuẩn phương ngữ Trung Bộ.
Để luyện phát âm đúng cho học sinh trước hết phải giải quyết vấn đề phương
ngữ. Mục tiêu của chúng ta đặt ra là luyện cho học sinh vươn đến một tiếng nói dân
tộc Việt thống nhất, đẹp đẽ về mặt âm thanh. Muốn như vậy, chúng ta phải
luyện cho học sinh đọc đúng, hay trong phạm vi giao tiếp rộng hơn phương ngữ hẹp
của mình.
8


Về phương ngữ Bắc
Nhìn chung, phương ngữ này có trung tâm là tiếng Hà Nội, là địa phương có
tiếng nói gần với “chuẩn chính tả” nhất. Ưu điểm thấy rõ của phương ngữ này là nói
đủ sáu thanh điệu và phần vần phong phú hơn các phương ngữ khác. Lỗi “chết người”
đối với người dân vùng này tập trung chủ yếu ở phụ âm đầu. Đó là:
- Không phân biệt s với x, r với d, tr với ch
+ (con) sâu ≠ xâu; (cá) sấu ≠ xấu; (hoa) sen ≠ xen; (chim) sẻ ≠ xẻ; sâu sắc ≠ xâu
xắc,...
+ rau ≠ dau; (chòm) râu ≠ dâu; rể ≠ dể; rễ (cây) ≠ dễ; ruộng (lúa) ≠ duộng,...
+ (bức) tranh ≠ chanh; (buổi) trưa ≠ chưa; trái ≠ chái,...
- Không phân biệt, lẫn lộn giữa l với n
+ lá (cây) ≠ ná; lời (nói) ≠ nời; lòng lợn ≠ nòng nợn; luộc ≠ nuộc; làm ≠ nàm,...
+ (uống) nước ≠ lước; nắng ≠ lắng; Hà Nội ≠ Hà Lội; non nước ≠ lon lước,...
Lỗi này chỉ xảy ra ở 11 tỉnh đồng bằng Bắc Bộ. Riêng khu vực miền núi phía
Bắc thì ít gặp. Đây là cách “xô dồn” hai chiều, là triệu chứng của xu hướng hòa nhập

một âm bên và âm đầu lưỡi, một xu hướng “giản hóa cấu âm” mang tính chất tiến bộ.
Về phương ngữ Trung
Phương ngữ Bắc Trung Bộ: Chưa phân biệt rõ hai thanh điệu: thanh hỏi và thanh
ngã
- Phương ngữ này có 23 phụ âm đầu, do đó đủ 3 âm uốn lưỡi được ghi bằng chữ
viết là s, r, tr. Đọc và nói sai chủ yếu ở thanh điệu và một số vần. Do đó, các dị biệt
chủ yếu có thể kể (trong toàn vùng):
- Chỉ có 5 thanh. Đa phần thanh hỏi và thanh ngã bị lẫn lộn. Cụ thể: trừ Nghệ –
Tĩnh lẫn lộn thanh ngã với thanh nặng, còn ở tất cả các tiểu thổ ngữ còn lại, kể cả
Thanh Hóa, chủ yếu lẫn lộn thanh hỏi với thanh ngã. Điều này, còn gặp ở phương ngữ
Nam. Đặc điểm chung toàn khu vực là sự “xô dồn” này chủ yếu từ thanh ngã sang hỏi,
ngã sang nặng.
Ví dụ: (lên) xã → (lên) xả, (nước) lã → (nước) lả, bã (trầu) → bả (trầu), hoặc
(tất) cả → (tất) cã, cả xã → cạ xạ, (học) chữ → (học) chự,...
- Hệ thống nguyên âm đôi bị đơn hóa, các yếu tố thứ hai trong nguyên âm đôi bị
triệt tiêu, yếu tố đầu có kéo dài hơn bình thường.
9


Ví dụ:
+ ươ → ư: bướng → bứng, nương → nưng, cương → cưng, sướng → sứng,...
+ uô → u: xuống → xúng, cuống (lá) → cúng, buông tay → bung,...
- Trong hệ thống âm cuối, các âm –n, –t → –ng, –k. Hiện tượng này xuất hiện từ
Thừa Thiên Huế (phía Nam sông Ô Lâu trở vào).
Ví dụ:
+ n → ng: bắn → bắng, khăn (mặt) → khăng (mặc), bàn → bàng, lan → lang,...
+ t → c (âm là /–k/): cát → các, mát → mác, đan lát → đang lác,...
Một số tỉnh trong phương ngữ Trung còn có một số âm và một số vần lạ như:
vần i → ây (chị → chậy), u → âu (mũ → mẫu), vần âu → u (con trâu → con tru) (ở
Thanh Hóa), anh → eng (ở Quảng Bình), anh → ăn (Thừa Thiên Huế)... Ta có thể coi

đây là những trường hợp phổ biến hẹp.
Về phương ngữ Nam
Vùng phương ngữ Nam rộng, kéo dài từ Đà Nẵng đến mũi Cà Mau, đây là vùng
đất mới, tính trung bình trên dưới năm trăm năm. Cả vùng Nam Trung Bộ là khu vực
phương ngữ chuyển tiếp từ Bắc Trung Bộ vào Nam. Nhìn chung, đây là phương ngữ
tương đối thống nhất (so với phương ngữ Bắc và Trung). Có thể thấy các đặc trưng
chủ yếu:
- Đây là vùng có năm thanh điệu. Thanh ngã và hỏi đồng nhập, thường nói thành
thanh hỏi. Về điệu tính, các thanh có khác các phương ngữ còn lại, có vẻ gần gũi với
tiếng Bắc hơn là tính trầm ở phương ngữ Trung. Cái khó ở đây lại vẫn quay về phân
biệt các thanh hỏi và ngã.
- Về phụ âm đầu:
+ Không có phụ âm /v/, thay bằng /w/.
Ví dụ: văn hóa → văng woá, vá → já, vệ quốc → vệ wók...
+ Âm đệm /–w–/ đang dần biến mất.
Ví dụ: luật → lục, toàn → tàu, nuốt → núc...
- Về phần vần:
+ Đồng nhất các vần: –in, –ít → –inh, –ích.
Ví dụ: tin → tinh, mít → mích, thìn → thình, thịt → thịch...
+ Các vần: –út → –uc, –un → –ung.
10


Ví dụ: bún → búng, cùn → cùng, (một) chút → (một) chúc, nút → núc, bùn →
bùng.
+ Cách đọc: nguyên âm hơi dài so với bình thường, để phân biệt với âm ngắn
(bùn: u hơi dài, phân biệt với u ngắn trong bùng (nổ)).
+ Một số vần đặc trưng Nam Bộ khác như: –ênh → –inh như bệnh → bịnh, lệnh
→ lịnh, kênh → kinh; vần –inh → –anh như chính (sách) → chánh (sách), chính
(quyền) → chánh (quyền), (hành) chính → (hành) chánh...; vần –ân → –ơn, như: nhân

→ nhơn, nhân (quyền) → nhơn (quyền), nhân (ái) → nhơn (ái); vần –ing → iêng như
kính → kiếng,...
Bảng 1: Bảng sự khác biệt ngữ âm giữa các phương ngữ của tiếng Việt
Phương ngữ
Những nét khác biệt

Bắc Trung
Bắc Bộ

Bộ

Nam
Trung Bộ,
Nam Bộ

Âm đầu tr, s, r



+

+

Vần ưu, ươu



+

+


Âm đầu v

+

+



Âm cuối t, n

+

+



6 thanh

+





*Thanh điệu
Thanh điệu là một loại âm vị siêu đoạn tính, có tác dụng làm thay đổi ý nghĩa
của các đơn vị ngôn ngữ. Thanh điệu được thể hiện cùng với toàn bộ âm tiết, hay
đúng hơn là toàn bộ phần thanh tính của âm tiết.
Tiếng Việt là một thứ tiếng có khá nhiều thanh điệu bao gồm 6 thanh điệu: thanh

ngang, thanh huyền, thanh sắc, thanh ngã, thanh hỏi, thanh nặng.
- Phân loại thanh điệu
+ Thanh điệu bằng phẳng (còn gọi là thanh bằng). Đây là những thanh điệu mà
khi thể hiện, đường nét âm điệu diễn biến bằng phẳng, đồng đều từ đầu đến cuối,
không có sự lên xuống bất thường. Đó là các thanh: thanh huyền và thanh ngang.

11


+ Thanh điệu không bằng phẳng (cũng còn gọi là thanh trắc). Đây là những
thanh điệu có âm điệu diễn biến phức tạp, khi lên khi xuống, thể hiện ra bằng một
đường nét không bằng phẳng: thanh sắc, thanh ngã, thanh hỏi, thanh nặng.
- Sự thể hiện và sự phân bố của thanh điệu
+ Thanh 1: thanh ngang (không được ghi trên chữ viết nên cũng gọi là thanh
không dấu), xuất hiện trong tất cả các âm tiết, trừ âm tiết khép.
Ví dụ: cây cam, mưa xuân, công ti. Nhưng không thể có các âm tiết như: lach,
bat, lac…
+ Thanh 2: thanh huyền, ghi bằng dấu huyền ( ` ), thấp hơn thanh ngang một bậc.
Giống như thanh 1, thanh này có thể xuất hiện trong các âm tiết không phải là âm tiết
khép,
ví dụ: cà, sàn, bằng, đàm.
+ Thanh 3: thanh ngã, ghi bằng dấu ngã ( ~ ) là thanh điệu thuộc âm vực cao (bắt
đầu thấp hơn và kết thúc cao hơn), có thêm động tác nghẽn thanh hầu.
Thanh ngã cũng không thể xuất hiện trong các âm tiết khép.
Ví dụ: xã, mãn nhãn, sững sờ.
+ Thanh 4: thanh hỏi, ghi bằng dấu hỏi ( ? ) là thanh điệu thuộc âm vực thấp. Khi
phát âm, điểm bắt đầu và kết thúc thanh điệu đều ở âm vực thấp.
Thanh này xuất hiện trong tất cả các âm tiết không phải là âm tiết khép.
Ví dụ: vả lại, hỏi han, cảm cúm, cảng biển, cảnh đẹp.
+ Thanh 5: thanh sắc, ghi bằng dấu sắc ( ' ) là thanh điệu thuộc âm vực cao. Khi

phát âm, điểm xuất phát thấp hơn thanh ngang một chút và điểm kết thúc ở âm vực
cao. Ngoài ra, khi kết thúc còn phải có thêm động tác nghẽn thanh

hầu.

Thanh này có thể xuất hiện trong tất cả các kiểu âm tiết.
Ví dụ: khá lớn, bí quyết, chính thức, sáng sớm.
+ Thanh 6: thanh nặng, ghi bằng dấu nặng ( . ), là thanh điệu thuộc âm vực thấp.
Khi phát âm, điểm xuất phát gần với độ cao xuất phát của thanh huyền nhưng kết thúc
đột ngột ở độ cao thấp hơn. Thanh nặng xuất hiện ở tất cả các kiểu âm tiết.
Ví dụ: lạ đời, chợ xuân, lợi ích, lạm dụng, trục trặc, hạn hẹp.

12


Bảng 2: Phân loại thanh điệu theo âm điệu và âm vực
Âm điệu
Âm vực

Không bằng phẳng

Bằng phẳng

Gẫy

Không gẫy

Cao

Ngang


Ngã

Sắc

Thấp

Huyền

Hỏi

Nặng

Các thanh điệu dễ hòa nhập với nhau đó là nặng với ngã, sắc với hỏi, điều này
cộng với tính chất dễ thay đổi âm vực của các thanh điệu hai chiều như hỏi, ngã đã
dẫn đến hiện tượng nhập thanh ở một số vùng phương ngữ tiếng Việt. Trong quá trình
phát âm cần kết hợp hài hòa các yếu tố học phát âm trong phân môn Tập đọc cao.
Trong quá trình học sinh phát âm giáo viên cần phải hướng dẫn các em cách phối hợp
thanh điệu, chính âm để việc sửa lỗi phát âm đạt hiệu quả, chất lượng.
1.1.2 Cơ sở tâm lý và sinh lý của học sinh Tiểu học
1.1.2.1 Cơ sở tâm lý học
Mối quan hệ giữa dạy học, giáo dục và sự phát triển tâm lý trẻ em là mối quan hệ
biện chứng. Hai quá trình này không phải là hai quá trình diễn ra song song, mà chúng
thống nhất với nhau, có quan hệ tương hỗ lẫn nhau. Để làm bất cứ cái gì, mục tiêu đặt
ra luôn phải vừa sức, phù hợp đặc điểm lứa tuổi và sự phát triển tâm lý của trẻ ngược
lại giáo dục sẽ tác động mạnh mẽ tới sự phát triển tâm lý của trẻ.
Tri giác:
Tri giác của học sinh Tiểu học mang tính đại thể, ít đi vào chi tiết và không ổn
định. Ở lứa tuổi lớp 3 tri giác thường gắn với hành động trực quan, bắt đầu mang tính
cảm xúc và tính mục đích có phương hướng rõ ràng. Tri giác cũng bắt đầu có tính ổn

định: biết lập kế hoạch học tập, biết sắp xếp công việc nhà, biết tự ý thức học bài...
Nhận thấy điều này chúng ta cần phải thu hút trẻ bằng các hoạt động mới, mang
màu sắc, tích chất đặc biệt khác lạ so với bình thường, khi đó sẽ kích thích trẻ cảm
nhận, tri giác tích cực và chính xác.
Tư duy:
Tư duy mang đậm màu sắc xúc cảm và chiếm ưu thế ở tư duy trực quan hành
động. Các phẩm chất tư duy chuyển dần từ tính cụ thể sang tư duy trừu tượng khái
quát. Các em đã biết tổng hợp các sự vật hiện tượng , biết phân tích khái quát hoá các
sự vật hiện tượng đó. Các em lĩnh hội kiến thức không chỉ một chiều. Tuy nhiên, hoạt
động phân tích, tổng hợp kiến thức còn sơ đẳng
13


Vì vậy trong quá trình dạy học Tập đọc để học sinh phát âm chuẩn giáo viên cần
thiết kế các hoạt động kích thích tư duy và khả năng phân tích tổng hợp của các em.
Tưởng Tượng:
Tưởng tượng của học sinh Tiểu học đã phát triển phong phú hơn so với trẻ mầm
non nhờ có bộ não phát triển và vốn kinh nghiệm ngày càng dầy dạn. Tưởng tượng của
học sinh lớp 3 vẫn mang một số đặc điểm nổi bật sau:
Hình ảnh tưởng tượng còn đơn giản, tản mạn, ít có tổ chức, chưa bền vững và dễ
thay đổi.
Tưởng tượng tái tạo đã bắt đầu hoàn thiện, từ những hình ảnh cũ trẻ đã tái tạo ra
những hình ảnh mới. Tưởng tượng sáng tạo tương đối phát triển ở giai đoạn cuối tuổi
tiểu học, trẻ bắt đầu phát triển khả năng làm thơ, làm văn, vẽ tranh... Đặc biệt, tưởng
tượng của các em trong giai đoạn này bị chi phối mạnh mẽ bởi các xúc cảm, tình cảm,
những hình ảnh, sự việc, hiện tượng đều gắn liền với các rung động tình cảm của các
em.
Qua đây, các nhà giáo dục phải phát triển tư duy và trí tưởng tượng của các em
bằng cách biến các kiến thức "khô khan" thành những hình ảnh có cảm xúc, đặt ra cho
các em những câu hỏi mang tính gợi mở, thu hút các em vào các hoạt động nhóm, hoạt

động tập thể để các em có cơ hội phát triển quá trình nhận thức lý tính của mình một
cách toàn diện.
Chú ý:
Ở lứa tuổi này chú ý không chủ định vẫn phát triển, chú ý có sự chủ định còn yếu
và thiếu bền vững. Sự phát triển chú ý gắn liền với hoạt động học tập. Cùng một lúc
các em chưa có khả năng chú ý được nhiều đối tượng, sức tập trung chú ý của các em
chỉ kéo dài trong một thời gian ngắn. Trẻ lúc này chỉ quan tâm chú ý đến những môn
học, giờ học có đồ dùng trực quan sinh động, hấp dẫn có nhiều tranh ảnh,trò chơi hoặc
có cô giáo xinh đẹp, dịu dàng,...Sự tập trung chú ý của trẻ còn yếu và thiếu tính bền
vững, chưa thể tập trung lâu dài và dễ bị phân tán trong quá trình học tập.
Vì vậy khi khắc phục lỗi phát âm cho các em trong dạy học phân môn Tập đọc
cần chú ý thay đổi nhiều hình thức hoạt động để tránh được sự nhàm chán, mất trật tự
ở các em, tạo được sự tập trung chú ý, hứng thú và thu hút các em tham gia vào hoạt
động chung.
14


Trí nhớ:
Trí nhớ trực quan hình tượng phát triển hơn trí nhớ từ ngữ lôgic.
Giai đoạn lứa tuổi học sinh Tiểu học là giai đoạn các em chuyển từ hoạt động
chủ đạo vui chơi sang hoạt động chủ đạo là học tập. Lúc này việc học trở thành chủ
đạo nên các em cảm thấy khó khăn đặc biệt trong giai đoạn đầu (từ lớp 1 – lớp 3). Mặt
khác ở giai đoạn này nhận thức của các em vẫn là nhận thức chưa có chủ định. các em
đang rất ham chơi, ý thức về tầm quan trọng của việc học, việc khắc phục lỗi phát âm
rất ít có khi là không có. Các em rất dễ nhớ nhưng cũng rất dễ quên, sửa lỗi nhớ ngay
lúc đó nhưng nếu không thường xuyên luyện tập chắc chắn sẽ bị quên và phát âm sai
lại. Bởi vậy lý thuyết suông khắc phục lỗi phát âm cho các em thôi chưa đủ. Người
giáo viên vừa truyền lý thuyết vừa cho hoc sinh luyện tập thực hành luôn, đúng với
câu nói của cha ông ta “Lý thuyết phải luôn đi đôi với thực hành”.
Ý chí:

Ở đầu tuổi Tiểu học hành vi mà trẻ thực hiện còn phụ thuộc nhiều vào yêu cầu
của người lớn (học để được bố cho đi ăn kem, học để được cô giáo khen, quét nhà để
được ông cho tiền,...) Khi đó, sự điều chỉnh ý chí đối với việc thực thi hành vi ở các
em còn yếu. Đặc biệt các em chưa đủ ý chí để thực hiện đến cùng mục đích đã đề ra
nếu gặp khó khăn.
Đến cuối tuổi Tiểu học các em đã có khả năng biến yêu cầu của người lớn thành
mục đích hành động của mình, tuy vậy năng lực ý chí còn thiếu bền vững, chưa thể trở
thành nét tính cách của các em. Việc thực hiện hành vi vẫn chủ yếu phụ thuộc vào
hứng thú nhất thời.
Để bồi dưỡng năng lực ý chí cho học sinh Tiểu học đòi hỏi ở nhà giáo dục sự
kiên trì bền bỉ trong công tác giáo dục, muốn vậy thì trước hết mỗi bậc cha mẹ, thầy cô
phải trở thành tấm gương về nghị lực trong mắt trẻ.
Ở lứa tuổi lớp 3 các em đã học qua phân môn Học vần, hầu hết các em đã đọc
thông viết thạo. Ở giai đoạn này tâm lý của các em hầu hết không tự tin, thích được
khen cộng với việc mới học qua phân môn Học vần nên tâm lý nhiều em khi đọc vẫn
đánh vần chứ chưa thể đọc suôn hết văn bản được, khi đọc nếu các em đang đọc mà có
người đứng cạnh các em sẽ luống cuống, đọc nhanh để đựợc khen điều này rất dễ dẫn
đến việc phát âm.
15


Nếu như học sinh là đối tượng của hoạt động học thì giáo viên là đối tượng của
hoạt động dạy. Giáo viên đóng vai trò chủ đạo trong việc tổ chức, định hướng hoạt
động học tập của học sinh, để một giờ học có hiểu quả đòi hỏi giáo viên nhạy cảm
trong việc nắm bắt tâm lý của các em. Để từ đó điều chỉnh phương pháp dạy học phù
hợp.
Chương trình phân môn Tập đọc nói chung và Phân môn Tập đọc lớp 3 nói riêng
đã bước đầu chú ý đến đặc điểm tâm lí lứa tuổi để xây dựng nội dung cũng như cấy
trúc chương trình. Có thể nói ở mỗi độ tuổi khác nhau, việc tiếp nhận tiếng mẹ đẻ đều
chịu sự chi phối của sự phát triển tâm sinh lý. Dạy tiếng Việt hay khắc phục lỗi phát

âm thì chúng ta cần phải chú ý đến đặc điểm tâm sinh lí của lứa tuổi để từ đó tìm ra
phương hướng, biện pháp giảng dạy thích hợp.
1.1.2.2 Cơ sở sinh lý
Cơ chế của việc phát âm khi đọc là cơ sở của việc dạy đọc khi đọc các chuỗi âm
thanh được phát ra từ bộ máy phát âm của con người. Cơ chế của việc phát âm như
sau: Để phát âm, bắt buộc phải có không khí được đẩy ra, tạo năng lượng phát âm;
phải có hoạt động cấu âm của các cơ quan trong bộ máy phát âm. Khi phát âm, nói
chung luồng hơi được đẩy ra từ phổi. Tuy nhiên, ở một số ít ngôn ngữ, có những âm
thanh được phát ra từ khoang hầu hoặc từ mạc. Khi luồng hơi được phát ra từ khoang
hầu, thanh hầu từ vị trí bình thường nhấc lên cao hơn hoặc hạ xuống thấp hơn và có tác
dụng tạo âm; luồng hơi cũng có thể được phát ra từ mạc để tạo âm. Với người Việt,
khi chặc lưỡi hay khi "pập pập" gọi gà (không phải âm thanh lời nói tiếng Việt), đã
thực sự phát ra một âm loại này.
Các nhà khoa đã chỉ rõ rằng về mặt sinh lý ở ở trẻ em Tiểu học khối lượng bộ não
đã đạt tới 90% , sự chín muồi về mặt sinh lý cùng với sự phát triển của những quá
trình tâm lý đã tạo điều kiện để các em thực hiện được hoạt động học tập. Tuy vậy, ở
giai đoạn học sinh tiểu học, các cơ quan của cơ thể chưa phát triển đầy đủ, khả năng
mã hoá các đơn vị ngôn ngữ âm thanh, đọc suông tiếng còn chậm. Bên cạnh đó hệ
thần kinh phát triển chưa ổn đinh nên các em dễ bị phân tán bởi các điều kiện ngoại
cảnh điều này gây cản trở cho việc phát âm trong khi học phân môn Tập đọc.

16


Mặc dù ở lớp 1 các em đã được dành riêng để học phân biệt các tiếng chứa l/n,
s/x, tr/ch, ươu/iêu... nhưng ở giai đoạn Tiểu học do các cơ quan cảm giác chưa phát
triển hoàn thiện nên bộ máy phát âm của các em chưa chuẩn, hiện tượng phát âm sai
các âm trên còn nhiều. Hoặc đọc các từ khó còn lệch lạc như khúc khuỷu, ngoằn
ngoèo… hay những khiếm khuyết nào đấy trong bộ máy phát âm sẽ là nguyên nhân
trực tiếp gây ra lỗi phát âm. Ngoài ra cấu tạo vòm họng, dây thanh ảnh hưởng rất lớn

đến việc phát âm. Khi phát âm học sinh Tiểu học cũng thường phát âm theo thói quen,
cũng có thể là do ảnh hưởng của phương ngữ địa phương.
Chính vì vậy khi dạy tập đọc cho học sinh lớp 3, giáo viên cần phải chú ý đến
cách phát âm, chú ý sửa lỗi phát âm cho học sinh một cách có định hướng, toàn diện
nhằm giúp các em sử dụng tiếng Việt hiệu quả trong học tập cũng như trong giao
tiếp.là truyền giảng kiến thức, mà còn phải có sự am hiểu tâm sinh lý từ đó đưa ra
những định hướng tích cực trong việc sửa lỗi phát âm cho học sinh.
Cơ sở ngôn ngữ học
a. Đặc điểm ngôn ngữ tiếng Việt liên quan đến phát âm
Đọc là một hoạt động trí tuệ phức tạp mà cơ sở là tiếp nhận thông tin bằng chữ
viết dựa vào hoạt động của cơ quan thị giác. Phương pháp dạy Tập đọc phải dựa trên
những cơ sở của ngôn ngữ học. Đặc điểm ngôn ngữ tiếng Việt có rất nhiều yếu tố ảnh
hưởng tới phát âm của học sinh, dưới đây tôi chỉ đưa ra đặc điểm về âm tiết và thanh
điệu hai đặc điểm ảnh hưởng nhất tới sự phát âm của học sinh.
*Âm tiết
Tiếng Việt thuộc ngôn ngữ đơn lập, tức là mỗi một tiếng (âm tiết) được phát âm
tách rời nhau và được thể hiện bằng một chữ viết. Đặc điểm này thể hiện rõ rệt ở tất cả
các mặt ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp.
Ví dụ:
Ai trồng cây (3 âm tiết)
Người đó có tiếng hát (5 âm tiết)
(Ai trồng cây – Tập 2 – Trang 109)
Âm tiết là thành phần ảnh hưởng nhất tới việc phát âm. Ở dạng đầy đủ âm tiết
tiếng Việt có năm thành phần được sắp xếp theo sơ đồ sau:
17


×