Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG TRONG ƯƠNG NUÔI CÁ BỐNG TƯỢNG (Oxyeleotris marmorata Bleeker, 1852)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (669.44 KB, 70 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA THỦY SẢN

LUẬN VĂN TỐT
NGHIỆP
ĐỀ TÀI:

ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ YẾU TỐ MÔI
TRƯỜNG TRONG ƯƠNG NUÔI CÁ BỐNG
TƯNG
(Oxyeleotris marmorata Bleeker, 1852)

NGÀNH:
THỦY SẢN
KHÓA:
2002 – 2006
SINH VIÊN THỰC HIỆN: BÙI VĂN HÊN
LÊ HỮU HIỆP


2

ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ YẾU TỐ MÔI
TRƯỜNG TRONG ƯƠNG NUÔI CÁ BỐNG TƯNG
(Oxyeleotris marmoratus Bleeker, 1852)
thực hiện bởi

Bùi Văn Hên
Lê Hữu Hiệp


Luận văn được đệ trình để hoàn tất yêu cầu cấp bằng Kỹ Sư Thủy Sản

Giáo viên hướng dẫn: Ths. Nguyễn Phú Hòa

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 09/2006


3

TÓM TẮT
Đề tài “Khảo sát ảnh hưởng của một số yếu tố môi trường trong ương
nuôi cá bống tượng (Oxyeleotris marmoratus Bleeker, 1852)” được thực hiện nhằm
tìm hiểu sự tác động của nước trong, nước xanh, giá thểõ và nền đáy đến tăng trưởng,
tỷ lệ sống và sự phân đàn của cá bống tượng giai đoạn cá hương 3-8 cm.
Để tìm hiểu ảnh hưởng của những yếu tố trên chúng tôi tiến hành ba thí
nghiệm.Thí nghiệm I: Khảo sát lượng ăn của cá bống tượng trong hai môi trường
nước trong và nước xanh.Thí nghiệm II: Khảo sát ảnh hưởng của các yếu tố nước
trong, nước xanh và giá thể trong ương nuôi cá bống tượng với bốn nghiệm thức (NT)
là: NT1 (nước trong); NT2 (nước trong và bèo-lục bình); NT3 (nước xanh); NT4
(nước xanh và bèo-lục bình).Thí nghiệm III: Khảo sát ảnh hưởng của nền đáy trong
ương nuôi cá bống tượng với bốn NT là: NT1 (nền đáy cát); NT2 (nền đáy sỏi); NT3
(nền đáy bùn); NT4 -NT đối chứng- (không bố trí nền đáy).
Đề tài được thực hiện tại Trại Thực Nghiệm Thủy Sản thuộc Khoa Thủy Sản,
Trường Đại Học Nông Lâm TP. HCM từ ngày 10/02/2006 đến ngày 02/06/2006.
Sau bốn tháng thực hiện đề tài kết quả cho thấy:
Lượng ăn của cá ở môi trường nước xanh cao hơn ở nghiệm thức môi trường
nước trong nhưng sự khác biệt này không có ý nghóa về mặt thống kê.).
Cá đạt tăng trưởng cao nhất là ở nghiệm thức nước trong (NT1) kế đến là
nghiệm thức nước xanh có bèo (NT4) và nghiệm thức nước xanh, thấp nhất là nghiệm

thức nước trong có bèo với các giá trò tăng trọng trung bình lần lượt là 2,28g,1,98g,
1,78g và 1,67g. Không có sự khác biệt có ý nghóa về tỷ lệ sống giữa bốn nghiệm thức
môi trường với tỷ lệ sống trung bình ở các nghiệm thức lần lượt là 76,67% (NT3),
71,975 (NT4), 63,33% (NT1 và NT2).
Có sự khác biệt có ý nghóa về tỷ lệ sống và tăng trưởng của cá ở bốn nghiệm
thức nền đáy. Tỷ lệ sống cao nhất là ở nghiệm thức đối chứng (83,33%) và thấp nhất
là ở nghiệm thức nền đáy sỏi (50%), hai nghiệm thức nền đáy cát và nền đáy bùn có
tỷ lệ sống lần lượt là 61,67% và 70%. Ngược lại tăng trọng trung bình ở NT2 cao hơn
các nghiệm thức còn lại với các giá trò lần lượt là 2,35g (NT2), 2,04g (NT1), 1,68g
(NT3) và 1,26g (NT4). Tỷ lệ cá cỡ trên 2 g cao nhất là ở nghiệm thức nền đáy sỏi.


4

ABSTRACT
A study “Effect of some environmental factors in rearing marble goby
(Oxyeleoris marmoratus Blecker, 1852)” was carried out to investigate effects of
clear water, green water, substrate and bottom condition on growth, survival and
grade in rearing juvenile marble goby.
To survey effect of those environmental factors, we carried out three
experiments. The first (TNI): Survey food intake of fish in clear water and green
water. The second (TNII): Survey the effects of clear water, green water and
substrate with four treatments: clear water (NT1), clear water added water hyacyth
(NT2), green water (NT3), green water added water hyacyth (NT4). The third
(TNIII): Survey the effects of bottom condition with also four treatments: sandy
bottom (NT1), bottom of cobble (NT2), muddy bottom(NT3), and control (bottom of
lined plastic).
The study was carried out in Experimental Farm for Aquacultre belongs to
Falculty of Fishery, Agriculture and Forestry University, Ho Chi Minh City.
After four months expericeced, the result of the study shows that:

Food intake of fish in green water environtment is much than clear water.
There was no difference in mean survival between four treatments environment.
The highest was green water treatment (76,67%), and the lowest (63%) was in the
clear water added water hyacyth treatment. But there was significant different in
growth between juvenile reared at any of the four treatments. Fish had highest
growth at clear water treatment, the next were green water added water hyacyth
treatment and green water treatment, the lowest at green water treatment with value
weigh gain in each treatment were 2,28 g; 1,96 g; 1,78 g; 1,67 g, respectively. In the
third experience, there was significant difference in survival and growth among the
four bottom condition treatments. The growth of fish at bottom of cobble treatment is
better than three remains, however, it was also treatment had lowest survival (50%);
the highest is 83,77% of conditioning treatment.


5

LỜI CẢM ƠN
Chúng tôi xin gởi lòng biết ơn sâu sắc đến:
Ba mẹ đã động viên và giúp đỡ về mặt vật chất và tinh thần trong suốt thời gian
học tập.
Ban Giám Hiệu, quý thầy cô khoa Thủy Sản, quý thầy cô khoa Cơ Bản đã dạy
dỗ, truyền đạt kiến thức, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho chúng tôi hoàn thành tốt
chương trình học tập tại trường.
Và đặc biệt, với lòng biết ơn sâu sắc xin gửi đến cô Nguyễn Phú Hòa đã tận tình
hướng dẫn chúng tôi hoàn thành tốt đề tài tốt nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn thầy Trần Tấn Việt-Phó trưởng khoa Nông Học, bác
Nguyễn Văn Tiếu (Trại sản xuất giống cá bống tượng Tám Tiếu-Tiền Giang) đã giúp
đỡ chúng tôi rất nhiều trong thời gian thực hiện đề tài.
Chân thành cảm ơn các anh chò cùng các bạn trong và ngoài lớp Nuôi trồng thủy
sản khóa 28 đã động viên, giúp đỡ chúng tôi trong suốt thời gian học tập.

Do thời gian thực tập có hạn và kiến thức còn hạn chế nên luận văn này không
thể tránh khỏi những sai sót. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến quý báu của
quý thầy cô và các bạn để luận văn được hoàn chỉnh hơn.


6

MỤC LỤC
ĐỀ MỤC
TÊN ĐỀ TÀI
TÓM TẮT TIẾNG VIỆT
TÓM TẮT TIẾNG ANH
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
PHỤ LỤC
DANH SÁCH CÁC BẢNG
DANH SÁCH CÁC ĐỒ THỊ
DANH SÁCH CÁC HÌNH ẢNH

TRANG

ii
iii
iv
v
viii
ix
x
xi


I.

GIỚI THIỆU

1

1.1
1.2

Đặt vấn đề
Mục Tiêu Đề Tài

1
2

II.

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

3

2.1
2.1.1
2.1.2
2.1.3
2.1.4
2.1.5
2.1.6
2.1.7
2.2


Một Số Đặc Điểm Sinh Học Cá Bống Tượng
Vò trí phân loại
Phân bố
Đặc điểm hình thái
Đặc điểm sinh thái
Đặc điểm dinh dưỡng
Đặc điểm sinh sản
Đặc điểm sinh trưởng
Một Số Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Ương Nuôi những Loài Cá Ăn
Động Vật
Ánh sáng
Giá thể và nền đáy
Mật độ ương nuôi
Các Công Trình Nghiên Cứu Trong và Ngoài Nước về Sản Xuất
Giống Cá Bống Tượng
Tình Hình Nuôi Cá Bống Tượng Trong Những Năm Gần Đây
Ở Campuchia
Ở Thái Lan
Ở Việt Nam
Vài Nét Về Trùn Quế

3
3
3
4
4
5
5
5


2.2.1
2.2.2
2.2.3
2.3
2.4
2.4.1
2.4.2
2.4.3
2.5

6
6
7
8
8
10
10
10
10
11


7

III.

VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

12


3.1
3.2
3.3
3.4
3.5
3.5.1
3.5.2
3.5.3
3.5.3
3.5.4

Thời Gian và Đòa Điểm Thực Hiện Đề Tài
Đối Tượng Nghiên Cứu
Thức Ăn cho Cá
Vật Liệu và Trang Thiết Bò Thí Nghiệm
Phương Pháp Nghiên Cứu
Cá thí nghiệm
Phương pháp bố trí thí nghiệm
Phương pháp cân đo và thu thập số liệu
Các chỉ tiêu theo dõi
Phương pháp xử lý số liệu

12
12
12
13
14
14
14

17
18
20

IV

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

21

4.1
4.2
4.3

21
22

4.4.1
4.4.2
4.4.3

Các Thông Số Môi Trường trong Quá Trình Thí Nghiệm
Lượng Ăn của Cá ở Môi Trường Nước Trong và Nước Xanh
nh Hưởng Của Nước Trong, Nước Xanh và Giá Thể đến Tỉ Lệ
Sống, Tăng Trưởng, sự Phân Đàn của Cá Bống Tượng
Tỷ lệ sống của cá thí nghiệm
Tăng trưởng của cá thí nghiệm
Sự phân đàn của cá thí nghiệm
Ảnh Hưởng của Môi Trường Nền Đáy đến Tỷ Lệ Sống,
sự Phân Đàn và Tăng Trưởng của Cá Bống Tượng

Ảnh hưởng đến tỷ lệ sống
nh hưởng đến sự phân đàn
Ảnh hưởng đến tăng trưởng

32
32
34
37

V.

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

42

5.1
5.2

Kết luận
Đề nghò

42
42

4.3.1
4.3.2
4.3.3
4.4

24

24
26
30


8

PHỤ LỤC
Phụ lục 1 : Chiều dài và trọng lượng ban đầu của cá thí nghiệm
Phụ lục 2 : Các thông số môi trường trong quá trình thí nghiệm
Phụ lục 3 : Chiều dài và trọng lượng cá sau thí nghiệm
Phụ lục 4 : Kết quả xử lý thống kê


9

DANH SÁCH CÁC BẢNG
BẢNG

NỘI DUNG

TRANG

Bảng 4.1

Sự biến động nhiệt độ nước trong thời gian thí nghiệm

21

Bảng 4.2


Sự biến động pH trong thời gian thí nghiệm

21

Bảng 4.3

Các thông số môi trường của TN3

22

Bảng 4.4

Lượng ăn trung bình của cá

23

Bảng 4.5

Tỷ lệ sống của cá thí nghiệm

25

Bảng 4.6

Tăng trưởng về trọng lượng của cá thí nghiệm

26

Bảng 4.7


Tỷ lệ phân bố các cỡ cá ở mỗi nghiệm thức

30

Bảng 4.8

Sự phân đàn của cá các nghiệm thức

35

Bảng 4.9

Tỷ lệ phân bố của các cỡ cá trong mỗi nghiệm

35

Bảng 4.10

Sự tăng trọng của cá thí nghiệm

37

Bảng 4.11

Sự tăng trưởng về chiều dài của cá thí nghiệm

40

Bảng 4.12


Tăng trưởng đặc biệt về chiều dài và trọng lượng của cá

41


10

DANH SÁCH CÁC ĐỒ THỊ
BẢNG

NỘI DUNG

Đồ thò 4.1

Sự biến động hàm lượng oxy hòa tan ở các nghiệm thức

22

Đồ thò 4.2

Sự tương quan giữa trọng lượng cá và lượng ăn của cá

24

Đồ thò 4.3

Tỷ lệ sống của cá thí nghiệm

26


Đồ thò 4.4

Trọng lượng trung bình của cá sau thí nghiệm

27

Đồ thò 4.5

Tỷ lệ tăng trọng đặc biệt của cá thí nghiệm

29

Đồ thò 4.6

Sự phân đàn của cáở thí nghiệm II

32

Đồ thò 4.7

Tỷ lệ sống trung bình của cá thí nghiệm

33

Đồ thò 4.8

Sự phân đàn ở thí nghiệm III

36


Đồ thò 4.9

Sự tăng trọng của cá thí nghiệm

39

Đồ thò 4.10 Sự tăng trưởng chiều dài của cá sau thí nghiệm

TRANG

40


11

DANH SÁCH CÁC HÌNH ẢNH
HÌNH

NỘI DUNG

TRANG

Hình 1.1

Bản đồ phân bố cá bống tượng ở các nước

3

Hình 1.2


Hình dạng ngoài cá bống tượng

4

Hình 3.1

Cá bống tượng cỡ 0,5 g

12

Hình 3.2

Trùn quế sử dụng làm thức ăn cho cá thí nghiệm

13

Hình 3.3

Hệ thống bể cho thí nghiệm II và thí nghiệm III

17

Hình 4.1

Các cỡ cá sau thí nghiệm

31

Hình 4.2


Cá cuối thí nghiệm ở các nghiệm thức nền đáy

38


12

I.
1.1

GIỚI THIỆU

Đặt Vấn Đề

Trong những năm gần đây, nghề nuôi trồng thủy sản ở nước ta phát triển
không ngừng, theo mục tiêu phát triển của quốc gia là đa dạng hóa đối tượng nuôi
trồng thủy sản để đạt sự bền vững và tạo ra những sản phẩm có giá trò kinh tế và xuất
khẩu. Một trong những đối tượng rất có giá trò kinh tế hiện nay được nhiều hộ nuôi
quan tâm đến là cá bống tượng (Oxyeleotris marmoratus Bleeker). Đây là loài cá
nước ngọt đặc trưng của khu vực Đông Nam Á như: Indonesia, Malaysia, Singapore,
Thái Lan, Việt Nam.
Nắm bắt được lợi nhuận từ việc nuôi cá bống tượng, nhiều hộ nông dân ở các
tỉnh Nam Bộ như: Đồng Nai, Tiền Giang, An Giang, Trà Vinh, Vónh Long, Cà Mau,…
đã đầu tư vào nuôi cá bống tượng. Tuy nhiên họ gặp phải một số khó khăn như nguồn
giống chủ yếu từ đánh bắt tự nhiên và ngày một khan hiếm, kích cỡ cá thả nuôi
không đồng đều, cá thường bò xây xát nên dễ chết khi nuôi. Đã có nhiều nơi sản xuất
giống thành công đáp ứng một phần nhu cầu nhưng tỷ lệ sống đến giai đoạn cá giống
không cao, chất lượng con giống không ổn đònh, khi người dân mua giống về nuôi thì
cá chết nhiều ở những tháng nuôi đầu và cá lớn không đồng đều. Vấn đề này có thể

là do môi trường nuôi, mật độ, thức ăn ở mỗi giai đoạn phát triển của cá.
Một trong những yếu tố tác động lớn đến quá trình ương nuôi là yếu tố môi
trường. Nhiều nghiên cứu cho thấy khả năng tìm mồi, bắt mồi của cá phụ thuộc vào
các yếu tố vật lý, hóa học và sinh học của môi trường. Hầu hết những nghiên cứu trên
cá bống tượng đều tiến hành đến giai đoạn cá một tháng tuổi. Các nghiên cứu ở
những giai đoạn sau đó rất ít.
Để có những đánh giá ban đầu về những yếu tố môi trường ảnh hưởng trong
giai đoạn ương nuôi và được sự phân công của Ban chủ nhiệm KhoaThủy Sản Trường
Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh chúng tôi đã thực hiện đề tài: “nh
hưởng của một số yếu tố môi trường trong ương nuôi cá bống tượng”.


13

1.2

Mục Tiêu Đề Tài

Đánh giá về khả năng ăn mồi của cá bống tượng trong môi trường nước trong
và nước xanh với thức ăn là trùn quế.
Tìm hiểu về tăng trưởng, tỉ lệ sống, sự phân đàn của cá bống tượng được ương
nuôi trong môi trường nước trong, nước xanh, nước trong có bèo và nước xanh có bèo.
Tìm hiểu về tăng trưởng, tỉ lệ sống, sự phân đàn của cá bống tượng được ương
nuôi trong môi trường có nền đáy khác nhau.

II.

TỔNG QUAN TÀI LIỆU



14

2.1

Một Số Đặc Điểm Sinh Học Cá Bống Tượng

2.1.1 Vò trí phân loại
Bộ: Perciformes
Bộ phụ: Gobioidei
Họ: Eleotridae
Giống: Oxyeleotris
Loài: Oxyeleotris marmorata Bleeker, 1852
Tên tiếng Việt: Cá Bống tượng
2.1.2 Phân bố
Cá bống tượng là loài cá nước ngọt bản đòa ở khu vực Đông Nam Á bao gồm:
Thái Lan, Malaysia, Singapore, Brunei, Indonesia, Lào, Campuchia và Việt Nam
(Cheach và ctv, 1994). Ở nước ta, cá bống tượng hiện diện tự nhiên ở trong sông,
kênh rạch, ao hồ có nước lưu thông thuộc đồng bằng sông Cửu Long (nhiều nhất ở
vùng Châu Đốc, Hồng Ngự). Ngoài ra nó cũng được tìm thấy ở vùng hạ lưu sông Sài
Gòn, sông Vàm Cỏ và sông Đồng Nai nhưng sản lượng không đáng kể. Cá bống
tượng sống ở hạ lưu và cửa sông (Mai Đình Yên, 1983; trích bởi Nguyễn Hữu
Tân,1998).

(Nguồn: />Hình 1.1 Bản đồ phân bố cá bống tượng ở các nước

2.1.3 Đặc điểm hình thái


15


Theo Nguyễn Hữu Tân (1998), cá bống tượng là loài cá có kích thước lớn nhất
trong họ cá bống nước ngọt. Thân cá mập, phần thân trước hơi dẹp bằng, phần sau
dẹp ngang về phía đuôi. Vảy nhỏ, phủ khắp thân và đầu (trừ mõm). Đầu và trán trước
của thân phủ vảy tròn, phần sau phủ vảy lược, vảy phủ lên gốc vây ngực và quá ½
vây đuôi. Đầu rộng, hơi dẹp miệng chẻ rộng và sâu hướng lên trên. Chiều dài đầu
gần bằng ¼ chiều dài thân. Mắt nằm ở mặt trên của đầu, hơi lồi. Các vây to và mềm.
Vây đuôi tròn, cơ gốc vây đuôi phát triển. Vây ngực màu cam với nhiều hàng chấm
đen nằm song song với tia vây, rìa vây bụng màu cam. Cá có màu nâu đỏ hoặc nâu
vàng, trên thân có những đám vân lớn như da beo.

Hình 1.2 Hình dạng ngoài cá bống tượng
2.1.4 Đặc điểm sinh thái
Cá bống tượng sống trong các thủy vực nước ngọt như sông ngòi, kênh rạch,
ao, đìa, các hồ chứa tự nhiên hoặc nhân tạo và cả nước lợ với nhiệt độ thích hợp 26320 C, pH từ 6,5-7,5, độ sâu không quá 10 m (Kottelat và ctv, 1993; trích bởi Nguyễn
Phú Hòa, 2006).
Cá bống tượng có tập tính sống đáy, hoạt động nhiều vào ban đêm, ban ngày
thường vùi mình dưới lớp bùn non. Chúng có thể sống và sinh trưởng bình thường
trong môi trường có pH = 5 và nước nhiễm mặn có độ muối lên đến 15o/oo nếu được
thuần hóa tốt (Huỳnh Thò Mỹ Hương, Phan Bá Lộc, 1986; trích bởi Nguyễn Hữu Tân,
1998). Trong ao nuôi, cá thích sống ẩn náu ven bờ, những nơi có hang hốc, cỏ rong
và những thực vật thủy sinh làm giá đỡ, đặc biệt khi gặp nguy hiểm, chúng hay chúi
sâu có khi đến 1 m vào lớp bùn đáy và có thể sống hàng chục giờ trong đó (Phùng
Thò Lan, Huỳnh Văn Mừng, 1987; trích bởi Nguyễn Hữu Tân, 1998). Cá cần có
dưỡng khí trên 3 mg/l, song cá có thể chòu đựng ở môi trường dưỡng khí thấp vì cá có
cơ quan hô hấp phụ (Dương Tấn Lộc, 2000).
2.1.5 Đặc điểm dinh dưỡng


16


Cá bống tượng có miệng rộng, trong hàm có nhiều răng mọc thành dãy. Cơ
quan tiêu hóa có dạ dày to, ruột ngắn; tỷ lệ chiều dài ruột trên chiều dài chuẩn
(Li/L0) là 0,4 (Xuân và ctv, 1994; trích bởi Nguyễn Phú Hòa, 2006). Cá bống tượng là
loài có tính ăn động vật là chủ yếu. Khi một tháng tuổi cá có tính ăn đặc trưng và ổn
đònh của loài là cá, tôm tép nhỏ, cua con. Tuy là loài cá dữ nhưng cá bống tượng
không rượt đuổi mồi như cá lóc mà chỉ nằm rình mồi. Ngoài thành phần thức ăn chủ
yếu là động vật, chiếm 79,02% về khối lượng, trong dạ dày của chúng thức ăn cũng
có nguồn gốc thực vật như hạt cỏ, hạt lúa, rễ mầm thực vật thủy sinh, các mảnh vụn
của khoai lang và một số thức ăn khác không rõ nguồn gốc (Huỳnh Thò Mỹ Hương,
Phan Bá Lộc, Võ Phước Hưng, 1986; trích bởi Nguyễn Hữu Tân, 1998).
Cá bống tượng thuộc nhóm cá dữ, thức ăn là các động vật không xương sống
và cá con (Mai Đình Yên, 1983, trích bởi Nguyễn Hữu Tân, 1998).
2.1.6 Đặc điểm sinh sản
Theo Nguyễn Văn Hảo và ctv (1994), mùa sinh sản của cá kéo dài từ tháng 4
đến tháng 10 (tập trung từ tháng 5 đến tháng 8). Cá đẻ nhiều lần trong năm, thời gian
tái thành thục khoảng 30 ngày. Cá đẻ trứng dính, trứng bám vào giá thể, cây cỏ thủy
sinh, gốc thân cây chìm trong nước. Ở tuổi dưới một năm cá dễ thành thục hơn và thời
gian tái phát dục ngắn.
Tuổi thành thục và tham gia sinh sản lần đầu của cá bống tượng là 8-9 tháng
tuổi. Hệ số thành thục của cá thấp chỉ 1,5-2% nhưng sức sinh sản cao 70-220 trứng/g
thể trọng, trung bình 137-197 trứng/g. Khi đã thành thục, cá cái có gai sinh dục thon
nhọn về phía sau và kéo dài đến vây hậu môn, cá đực có gai sinh dục hình tam giác,
dẹt thon về sau. Cá có tập tính chăm sóc trứng (Nguyễn Tuần, 1993). Bãi đẻ của cá
nằm ven bờ và sâu trong nước nơi có cây cỏ thủy sinh hay các gốc thân cây chìm
(Dương Tấn Lộc, 2000).
2.1.7 Đặc điểm sinh trưởng
So với các loài cá khác, cá bống tượng có tốc độ tăng trưởng chậm ở giai đoạn
cá dưới 100 g, cá từ 100 g trở lên tốc độ tăng trưởng khá hơn. Ở giai đoạn từ cá bột
đến cá hương cá phải mất thời gian 2-3 tháng mới đạt được chiều dài 3-4 cm. Từ cá
hương cần phải nuôi 4-5 tháng cá đạt kích cỡ cá giống 100g/con. Để có cỡ 100g từ lúc

đẻ phải mất thời gian nuôi từ 7-9 tháng. Trong tự nhiên, những cá sống sót sau khi nở
cần khoảng 1 năm để có thể đạt kích cỡ từ 100-300 g/con. Để có cá thương phẩm
400g trở lên, cá giống có trọng lượng 100 g, phải nuôi ở ao từ 5-8 tháng, ở bè 3-6
tháng (Dương Tấn Lộc, 2000).
2.2

Một Số Yếu Tố nh Hưởng Đến Lượng Ăn ở Cá n Động Vật


17

Lượng ăn của cáphụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố môi trường. Khả năng của
cá để tìm mồi, bắt mồi, tiêu hóa thức ăn và hấp thụ các dưỡng chất có lẽ phụ thuộc
vào các yếu tố vật lý, hóa học và sinh học trong môi trường như ở sơ đồ 2.1
(Kestemont và Baras, 2001). Một số yếu tố chỉ tác động đến một giai đoạn của quá
trình từ tìm mồi,bắt mồi đến tiêu hóa thức ăn, hấp thụ, chuyển đổi thức ăn.Ngược lại
có những yếu tố khác, chẳng hạn như nhiệt độ, đã được biết có ảnh hưởng đến khả
năng tìm mồi, bắt giữ con mồi, quá trình tiêu hóa, hấp thụ và chuyển đổi các dưỡng
chất .

Vật lý – Hóa học
- Nhiệt độ
- pH
- DO
- Độ đục

Thời tiết
- Ánh sáng
- Gió
- Mưa


Môi trường bể nuôi
- Mực nước
- Hình dạng bể
- Màu sắc bể
- Vận tốc nước

Lượng ăn

Sinh học

- Phiêu sinh
- Sinh vật cạnh tranh
- Sinh vật ăn mồi
- Mầm bệnh

Quan hệ cùng loài
- Mật độ
- Cỡ cá

Sơ đồ 2.1 Tổng quan các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến lượng ăn của cá
(Kestemont và Baras, 2001)
2.2.1. Ánh sáng
Ánh sáng mặt trời là nguồn ánh sáng tự nhiên thiết yếu đối với đời sống mọi
sinh vật. Những tác động của cường độ chiếu sáng, thời gian chiếu sáng lên sự phát
triển ở giai đoạn ấu trùng và ấu niên của một số loài cá đã được nghiên cứu. Kết quả
cho thấy, ngưỡng cường độ ánh sáng yếu là cần thiết cho phép ấu trùng phát triển và
tăng trưởng bình thường. Như ở cá hồi là 200-600 lux (Mortensen and Damsgard,
1993; trích bởi Kestemont và Baras, 2001). Có rất ít những nghiên cứu về ảnh hưởng
của ánh sáng trên giai đoạn ấu niên. Wallace và ctv (1998; trích bởi Kestemont và

Baras, 2001) nhận thấy sự tăng trưởng cao hơn ở cáhồi cỡ 0,7 g duy trì trong thời


18

gian 35 ngày ở cường độ ánh sáng 700 lux (so với 200, 50 và10 lux). Ở cá trê
(Clarias garpriepinus) cỡ 0,79 g ở mật độ thấp cho tăng trưởng cao hơn một cách có ý
nghóa trong điều kiện cường độ ánh sáng giảm ở những nơi có giá đỡ (Hossain và ctv,
1998; trích bởi Kestemont và Baras, 2001 ). Menasveta (2000; trích bởi nguyễn Phú
Hòa, 2006) cũng cho rằng cá bống tượng thường ẩn nấp ở đáy ao trong suốt cả ngày
và trở lên hoạt động vào ban đêm như thể chúng không ưa ánh sáng mạnh.
Ngưỡng cường độ độ ánh sáng khác nhau ở các loài cá, cường độ ánh sáng cao
như ở cá vược Perca fluviatilis là 1500 lux (Dabrowski, 1982; trích bởi Kestemont và
Baras, 2001 ) hoặc 860 lux ở cá bơn Psetta maxima (Huse, 1994; trích bởi Kestemont
và Baras, 2001); ngược lại cá tuyết đại tây dương Gadus morhua có khả năng bắt mồi
ở cường độ ánh sáng thấp (0,1-1,0 lux). Những thay đổi về cường độ ánh sáng có thể
dẫn đến những khác biệt trong đặc điểm bắt mồi của cá như kích cỡ con mồi, sự vận
động, màu sắc của con mồi.
Độ đục của môi trường ngăn cản ánh sáng xuyên sâu vào môi trường và khả
năng phát hiện con mồi của cá vì vậy nó được cho rằng có ảnh hưởng tiêu cực đến
lượng ăn của cá (Ang và Petrell, 1997; Mallekh và ctv, 1998; trích bởi Kestemont và
Baras, 2001). Tuy nhiên ở một số loài, chẳng hạn như cá vược măng Stizostedion
lucioperca, việc giảm cường độ ánh sáng do tăng độ đục đã cho thấy thúc đẩy việc
bắt mồi (Bristow và Summerfelt,1994; trích bởi Kestemont và Baras, 2001).
Sự phản chiếu ánh sáng từ bên ngoài bể nuôi có thể dẫn đến sinh ra những
bóng do các hoạt động của con người, những sự lay động này có thể dẫn đến cá
ngừng ăn trong nhiều giờ ở cá vược măng (Nagel, 1978; trích bởi Kestemont và
Baras, 2001 1976) và cá vược vàng (Malison và Held, 1992; trích bởi Kestemont và
Baras, 2001). Nhiều loài cá ăn động vật nổi được quan sát cho thấy rằng dường như
chúng bò hạn chế trong đáp ứng ăn mồi khi sự phản chiếu là đủ cho sự nhận biết con

mồi chẳng hạn như cá chẽm Lates calcarifer (Davis, 1985; trích bởi Kestemont và
Baras, 2001).
2.2.2 Giá thể và nền đáy
Herbert và ctv (2003; trích bởi Nguyễn Phú Hòa, 2006) đã nghiên cứu ảnh
hưởng của giá thể và mật độ thả lên sự tăng trưởng của cá Oxyeleotris lineolatus, một
loài có quan hệ gần với cá bống tượng Oxyeleotris marmoratus. Kết quả cho thấy
việc cho thêm giá thể trong quá trình ương nuôi cá hương (62,8 ± 0,8 mm) có ảnh
hưởng một mức nào đó đến tăng trưởng nhưng không có sự khác biệt rõ nét, cá trong
ao được cho thêm giá thể có tăng trọng nhỉnh hơn cá trong ao không có giá thể. Giá
thể cũng làm tăng tỷ lệ sống và tăng trưởng của cá trê Clarias gariepinus trong điều
kiện của trại giống (Hossain và ctv ., 1998).
2.2.3 Mật độ ương nuôi


19

Mật độ cao trong ương nuôi được xem như một yếu tố gây stress với những
ảnh hưởng xấu đến lượng ăn, tăng trưởng và tiến trình sinh lý trong cơ thể cá
(Wedermeyer, 1997). Những ảnh hưởng xấu có thể do hậu quả của chất lượng nước
suy giảm hoặc sự giảm tương xứng trong phân phối thức ăn khi nuôi ở mật độ cao.
Chẳng hạn trong môi trường mà thức ăn giới hạn về số lượng và sự phân bố của
chúng trong môi trường thì mật độ nuôi cao có thể dẫn đến làm giảm tăng trưởng, gia
tăng mức độ phân đàn và thậm chí thúc đẩy sự ăn lẫn nhau khi không phải tất cả cá
đều lấy được thức ăn như nhau như ở cá hồi (Thorpe và ctv, 1990, trích bởi
Kestemont và Baras, 2001). Tuy nhiên, trong một số nghiên cứu lại cho thấy rằng,
thả cá ở mật độ nuôi cao dẫn đến gia tăng tỷ lệ sống, tăng trưởng tốt hơn và giảm
kích cỡ cá không đồng nhất trong quần đàn như ở cá rô phi (Merlard, 1986; trích bởi
Kestemont và Baras, 2001) hay cá hồi núi (Jorgensen, 1993; trích bởi Kestemont và
Baras, 2001 ).
2.3

Các Công Trình Nghiên Cứu Trong và Ngoài Nước về Sản Xuất Giống
Cá Bống Tượng
Có nhiều nghiên cứu về sản xuất giống và nuôi cá bống tượng ở các nước
trong khu vực Đông Nam Á. Năm 1973 K.K. Tan và T.J. Lam lần đầu tiên cho đẻ
nhân tạo cá bống tượng thành công bằng HCG với phương pháp thụ tinh ướt, tỷ tệ thụ
tinh và tỷ lệ nở rất cao (90%), nhưng tất cả cá bột đã chết sau đó vài ngày. Nghiên
cứu của C.K.Kweilin và Tavarutmaneegul (1988) đã thành công trong ương nuôi cá
bống tượng trong giai đoạn 1 (30 ngày tuổi) đạt tỷ lệ sống 7-55% (trung bình 20%)
bằng thức ăn kết hợp lòng đỏ trứng và rotifer. Ương giai đoạn 2 (30 - 60 ngày) với
thức ăn Moina sp. đạt tỷ lệ sống 60-99% và cỡ cá 3,8 cm.
Ở nước ta cũng có nhiều nghiên cứu về sinh học và sinh sản cá bống tượng. Từ
năm 1985 Khoa Thủy sản trường Đại Học Cần Thơ bắt đầu nghiên cứu khả năng sinh
sản của cá bống tượng. Năm 1985, Đại Học Cần Thơ nghiên cứu ương cá bống tượng
trên bể ciment với thức ăn từ gây màu nước và moina, kết quả đạt tỷ lệ sống 5% (sau
30 ngày ương), năm 1986 các tác giả Bùi Lai, Trương Trọng Nghóa, Bùi Văn Bốn đã
tiến hành ương cá bột trong ao đất và đạt tỷ lệ sống 3-4% sau 60 ngày tuổi. Năm
1988, Khoa thủy sản trường Đại Học Cần Thơ nghiên cứu ương cá bống tượng trong
ao đất và đạt tỷ lệ sống 11,4% sau 30 ngày ương.
Năm 1985, Khoa Thủy sản trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh cũng
đã bắt đầu tiến hành nghiên cứu về sinh sản và ương nuôi cá bống tượng. Năm 1988,
Ngô Bá Thành và ctv đã thí nghiệm thành công trong kích thích sinh sản nhân tạo cá
bống tượng bằng HCG và ương nuôi cá bống tượng bột thành cá giống. Kết quả tiêm
kích thích bằng não thùy đạt tỷ lệ cá đẻ 87%, tỷ lệ thụ tinh 96,5%; bằng HCG đạt tỷ
lệ cá đẻ 90%, tỷ lệ thụ tinh 98%. Trong ương nuôi cá bột thành cágiống sau 60 ngày


20

tuổi đạt tỷ lệ sống từ 20,62 tới 23,92% bằng thức ăn là lòng đỏ trứng và đạt tỷ lệ
sống từ 10,20% đến 18,605% bằng thức ăn là bột đậu nành.

Năm 1985, các tác giả Vương Học Vinh, Nguyễn Duy Thanh, Nguyễn Thò
Dung của UBKHKT và Sở Thủy sản An Giang cũng đã nghiên cứu sinh sản và ương
nuôi cá bống tượng. Trong sinh sản nhân tạo, các tác giả đã sử dụng nghiệm thức
tiêm kết hợp não + HCG và nghiệm thức tiêm một lọai kích dục tố HCG, kết quả cả
hai nghiệm thức cá đều đẻ tốt. Trong thí nghiệm ương với thức ăn là lòng đỏ trứng,
bột đậu xanh … giai đoạn cá bột lên cá hương đạt tỷ lệ sống không đáng kể sau 15
ngày, ương giai đoạn từ 15 lên 20 ngày đạt tỷ lệ sống là 25%.
Năm 1992-1993, Nguyễn Hữu Tân đã nghiên cứu sinh sản và ương nuôi cá
bống tượng tại Trại Thực nghiệm thủy sản Tân Xân (Đồng Tháp). Trong sinh sản
bằng phương pháp kích thích nước làm tổ cho cá sinh sản đặt cạnh bờ kết quả cá đẻ
tự nhiên rất tốt. Trong ương nuôi ở trại này cũng đã thành công ương cá bột đến 30
ngày tuổi trong bể ciment đạt tỷ lệ sống 12% năm 1993 và sau đó năm 1994 tỷ lệ này
được nâng cao lên 22%.
Năm1986, Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II cũng nghiên cứu sinh sản
và ương nuôi cá bống tượng. Trong sinh sản, kết quả phương pháp cho sinh tự nhiên
trong ao và cho sinh nhân tạo đều thu được trứng. Trong ương nuôi, kết quả ương
trong bể ciment đạt được giai đoạn cá bột lên cá hương (sau 50 ngày tuôi tỷ lệ sống là
2,8% và giai đọan cá hương lên cá giống (sau 48 ngày tiếp theo) là 81% (Nguyễn Gia
Ban,1986). Năm 1994, tác giả Nguyễn Văn Hảo cùng nhóm cộng tác viên của viện
Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II đã nghiên cứu giải quyết thức ăn của ấu trùng cá
bống tượng và kết quả ương bằng thức ăn gồm lòng đỏ trứng và bột đậu nành có bổ
sung rotifer (dưới 18 ngày) hoặc moina (trên 18 ngày) đạt tỷ lệ sống 20-25% so với
mật độ ương 1-3 con/lít trong 30 ngày ương.
Năm 1999, tác giả Phạm Văn Khánh nghiên cứu hoàn thiện quy trình sản xuất
giống và nuôi thành phẩm cá bống tượng ở TP. Hồ Chí Minh. Về sinh sản, tác giả đã
cho cá đẻ tự nhiên trong ao bằng cách làm tổ cho cá đẻ, kết quả cá đẻ tốt trong ao.
Về ương nuôi cá bột lên cá giống đã đạt kết quả ương nuôi trong bể ciment đến 35
ngày tỷ lệ sống từ 31,9-53%, ương nuôi cá 35 ngày đến 120 ngày đạt tỷ lệ sống 3542%. Thức ăn trong tuần lễ đầu và tuần lễ thứ hai là lòng đỏ trứng và bột đậu nành,
trong tuấn thứ ba có bổ sung thêm moina.
Mặc dầu các kết quả trên cho thấy có một số nghiên cứu ương cá bống tượng

đạt tỷ lệ sống cao. Tuy nhiên đến nay việc ứng dụng các kết quả này vào sản xuất
hầu như chưa có. Hiện nay, tại Tiền Giang có một nông hộ đã sản xuất đại trà cá
bống tượng giống để cung cấp cho người nuôi ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long,
theo ý kiến của nông hộ thì tỷ lệ sống trong giai đọan ương nuôi đến 45 ngày tuổi đạt
10-15%.


21

2.4

Tình Hình Nuôi Cá Bống Tượng những Năm Gần Đây

2.4.1 Ở Campuchia
Cá bống tượng gần đây trở thành giống loài nuôi đầy triển vọng do chính giá
cả trên thò trường của nó. Ở Campuchia, cá bống tượng là một trong những loài quan
trọng trong hình thức nuôi lồng (Department of Fisheries, Campuchia, 2001; trích bởi
Nguyễn Phú Hòa, 2006). Vật liệu làm lồng là gỗ hoặc tre. Nguồn cá giống phụ thuộc
vào tự nhiên theo mùa vụ. Một số báo cáo cho thấy, nông dân nuôi cá đang phải đối
mặt với những vấn đề như thiếu nguồi đầu vào, cá giống, thức ăn, kỹ thuật nuôi, công
thức thức ăn, cho ăn và quản lý lồng nuôi. Sản lượng cá nuôi ao trong năm 2001 là 21
tấn và con giống cũng chủ yếu là từ tự nhiên.
2.4.2 Ở Thái Lan
Hình thức nuôi chủ yếu là trong các lồng nổi đặt ở sông, hồ chứa, kênh dẫn
nước (Lin và Kaewpuitoon, 2000; trích bởi Nguyễn Phú Hòa, 2006). Cá bống tượng
được nuôi thâm canh trong những lồng nổi hình hộp (10-30 m3) làm từ gỗ hoặc tre.
Mật độ thả từ 30-180 cá/m2 với kích cỡ 100 g/con. Cá được cho ăn với cá biển băm
nhỏ một ngày một lần vào lúc chiều tối. Với tỷ lệ sống 90%, sản lượng cá thương
phẩm (500g/con) có thể đạt 20-60 kg/m2 sau 8 tháng nuôi (Lin và Kaewputoon, 2000;
trích bởi Nguyễn Phú Hòa, 2006). Năm 1979 sản lượng xuất khẩu tính được 165 tấn

đạt giá trò 1,5 triệu đôla. Sản lượng năm 1990 là 522 tấn và nhanh chóng giảm xuống
còn 15 tấn vào năm 1996 (Menasveta, 2000; trích bởi Nguyễn Phú Hòa, 2006). Dù
thế nào đi nữa, bệnh và nguồn cá giống đã làm giảm sản lượng và giới hạn việc nuôi
cá bống tượng giá trò cao.
2.4.3 Ở Việt Nam
Nông dân ở các tỉnh Đồng Nai, Đồng Tháp, Tiền Giang ứng dụng kỹ thuật
nuôi lồng cá bống tượng đã có được mùa vụ bội thu và lợi nhuận cao từ loài cá này.
Cá được nuôi trong lồng bằng gỗ hoặc tre có kích thước 1 x 1,5 x 1,2 m hoặc 3 x 4 x
1,5 m. Mật độ thả 25-40 cá/m2 ở kích cỡ 50-200 g/con (Lộc, 2001). Thức ăn là tép, cá
tạp, trùn quế, ốc, cua cho ăn vào buổi sáng sớm và chiều tối. Sau 5-7 tháng có thể đạt
được 400 g/con. Tuy nhiên đợt bùng phát dòch đã làm suy tàn nghề nuôi cá lồng vào
những năm 1990 ( Nguyễn Văn Hảo và ctv, 1996).
Ở Đồng Nai, nông dân đã thu được lợi nhuận cao từ nuôi cá bống tượng trong
eo ngách ở hồ chứa Trò An. Cá giống (ở kích cỡ trung bình 81 g) chủ yếu thu từ lòng
hồ và thả nuôi ở mật độ 960 cá/ha. Cá được nuôi ghép với cá mè hoa, mè trắng, mè
vinh, trắm cỏ; mật độ cá nuôi ghép là 2540 cá/ha. Phân bón và thức ăn được cho
thêm vào khu vực nuôi. Sau bảy tháng nuôi, cá bống tượng đạt trọng lượng trung bình


22

353 g/cá với năng suất thuần 172 kg/ha/vụ, tỷ lệ sống 73,7%. Lợi nhuận thu từ việc
bán cá là 6405,5 dola trong đó cá bống tượng chiếm khoảng 88% lợi nhuận (Lương
và ctv, 2005; trích bởi Nguyễn Phú Hòa, 2006).
Ở Cà Mau, nông dân được khuyến khích nuôi cá bống tượng trong ao. Họ thả
cá hơn 100 g/con với thời gian nuôi 5-12 tháng và con giống cũng được thu từ tự
nhiên. Kích cỡ ao nuôi từ 300-400 m2 độ sâu 1,5-1,8 m. Mật độ trong ao nước chảy là
8-10 cá/m2 và trong ao có trao đổi nước nhờ thủy triều là 4-5 cá/m2. Thức ăn tươi
sống như tép, cá tai tượng, rohu cũng được thả trong ao để cá bống tượng tìm được
thức ăn cả ngày với hệ số thức ăn bằng 6.

3. Vài nét về trùn quế
Trùn quế rất dễ nuôi vì kỹ thuật nuôi đơn giản, không cần những kỹ năng đặc
biệt, nguồn thức ăn phong phú và rẻ tiền. Chuồng trại đơn giản. Có thể nuôi trong
nhà ngoài trời với qui mô lớn nhỏ khác nhau. Trùn quế qua thực tế đã tỏ ra thích ứng
với mọi vùng khi hậu ở nước ta nhất là các tỉnh phía Nam.
Nuôi trùn quế đã tạo ra một nguồn thức ăn giàu đạm động vật cho các đối
tượng thủy sản như tôm, cá, lươn, ếch, ba ba. Trùn quế được ưa chuộng và được nuôi
phổ biến hiện nay là loài Perionyx exkavatus loài này có thân hơi dẹt, nhọn hai đầu
rất hoạt động, dài từ 150-250 mm, đường kính vòng thân từ 1,5-2 mm, màu mận chín
(Ngô Trọng Lư, 1994).
Trong trùn quế khô có 6,1% protein, 7,9% mỡ, 14,2% chất đường. Trùn tươi
có 80,18% nước, 11,76% protein thô, 1,32% béo thô, 6,64% glucid thô, 0,11% xơ
thô (Ngô Trọng Lư, 1994).


23

III.
3.1

VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Thời Gian và Đòa Điểm Thực Hiện Đề Tài

Đề tài được tiến hành từ ngày 20/3/2006 đến ngày 2/7/2006 tại Trại thực
nghiệm khoa Thủy sản trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh.
3.2

Đối Tượng Nghiên Cứu


Đối tượng nghiên cứu là cá bống tượng cỡ 0,5 g và0,8 g. Cá được lấy từ trại
giống cá bống tượng Tám Tiếu thuộc ấp Tân Thuận xã Bình Đức huyện Châu Thành
tỉnh Tiền Giang.

Hình 3.1 Cá bống tượng cỡ 0,5 g
3.3

Thức Ăn Cho Cá
Thức ăn cho cá thí nghiệm là trùn quế.

Trước khi sử dụng mồi trùn quế, chúng tôi đã tiến hành thí nghiệm trên đối
tượng là trùn chỉ – một loại mồi được sử dụng hàng ngày trong giai đoạn ương nuôi
cá bống tượng cỡ 1-5 cm. Mặc dù trùn chỉ đã được sửa sạch và khử trùng bằng Iod
nhưng chỉ sau một tuần thí nghiệm, cá bắt đầu xuất hiện nấm ở đầu và và gốc vây
đuôi. Tiến hành tắm cá với NaCl 3% nhưng ngày sau cá bắt đầu chết với những đốm
đỏ ở bụng. bệnh lây lan rất nhanh, cá chết với tỷ lệ cao 40-50% ở hai ngày tiếp theo.


24

Chúng tôi tiến hành bố trí lại thí nghiệm nhưng một lần nữa không thành
công. Kết quả trên bắt buộc chúng tôi phải lựa chọn một loại thức ăn khác để thay
thế. Hai loại thức ăn ưa thích của cá bống tượng là tép bò và cá con thì số lượng
không ổn đònh và giá khá cao. Nên chúng tôi thử tiến hành thí nghiệm với thức ăn
mới là trùn quế – một loại thức ăn cũng đã được sử dụng ở một số trại giống.

Hình 3.2 Trùn quế sử dụng làm thức ăn cho cá thí nghiệm
3.4

Vật Liệu và Trang Thiết Bò Thí Nghiệm


Để tiến hành thí nghiệm chúng tôi cần một số trang thiết bò và vật liệu thí
nghiệm sau:
- Nguồn nước: lấy từ nguồn nước máy được trữ hai ngày
-Bể ximăng có kích thước 2 x 1x 0.5 m dùng để nuôi dưỡng cá trước khi bố trí
thí nghiệm
- Bể thí nghiệm: là những thùng xốp được lót bạt có kích thước 36x56x40 cm
- Bể composite dùng để nuôi tảo
- Hệ thống sục khí, thau nhựa, vợt, kéo
-Cân tiểu li với độ chính xác mg, thước, giấy kẻ ôli
- Máy đo nhiệt độ-pH, máy đo DO.


25

3.5

Phương Pháp Nghiên Cứu

3.5.1

Cá thí nghiệm

Cá sau khi mua về được nuôi dưỡng một tuần trước khi bố trí thí nghiệm. Lựa
chọn những cá khỏe mạnh, không bò dò hình, dò tật và đồng đều về cỡ để bố trí thí
nghiệm.
3.5.2

Phương pháp bố trí thí nghiệm


Nhằm khảo sát lượng trùn quế cho cá ăn; ảnh hưởng của nước trong, nước
xanh, nước trong và nước xanh kết hợp với bèo và ảnh hưởng của nền đáy trong ương
nuôi cá bống tượng chúng tôi bố trí các thí nghiệm như sau:
3.5.2.1 Thí nghiệm I : Khảo sát lượng ăn của cá theo ngày đêm trong môi trường
nước trong và nước xanh
Thí nghiệm được thực hiện trên các cỡ cá sau: 0,5 g; 0,8 g; 1,8 g; 2,5 g; 3,0
g;và 4,0 g. Mỗi cỡ cá đều thí nghiệm với hai nghiệm thức (NT):
NTI: Nghiệm thức nước trong (nghiệm thức đối chứng)
NTII: Ngiệm thức nước xanh
Mỗi nghiệm thức được lặp lại ba lần, cá được bố trí ngẫu nhiên vào mỗi bể
với mật độ 10 cá/bể. Thể tích bể 0,36 x 0,56 x 0,4 m. Thí nghiệm được tiến hành
trong ba ngày.
Hằng ngày theo dõi màu nước tảo ở NTII và bổ sung tảo vào bể để duy trì
màu nước trong bể thí nghiệm. Qua một số tài liệu, chúng tôi được biết, trong ao
ương có độ trong khoảng 30 cm, vì vậy chúng tôi bổ sung nước xanh vào các bể của
NTII đến khi không còn nhìn thấy đáy bể.
Theo tài liệu nghiên cứu của các tác giả Phạm Văn Khánh (1999), Dương Tấn
Lộc (2000), lượng ăn của cá bống tượng cỡ 3-10 cm (3,5-9 g) từ 8-12% trọng lượng
thân. Nên chúng tôi cho cá ăn với lượng 30% trọng lượng thân để đảm bảo rằng cá
luôn tìm được thức ăn suốt cả ngày.


×