Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Báo cáo tổng kết công tác thông tin thư viện Đại học Thái Nguyên năm 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (175.9 KB, 21 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRUNG TÂM HỌC LIỆU

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Thái Nguyên, ngày 18 tháng 12 năm 2017

BÁO CÁO TỔNG KẾT CÔNG TÁC THÔNG TIN – THƯ VIỆN NĂM 2017
XÂY DỰNG NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM NĂM 2018
PHẦN I: KẾT QUẢ CÔNG TÁC NĂM 2017
1. Đặc điểm tình hình
Năm 2017, năm thứ hai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII,
Nghị quyết Đại hội V Đảng bộ Đại học Thái Nguyên, toàn ĐH tập trung triển khai đồng
bộ các giải pháp thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục
và đào tạo; Năm 2017, Trung tâm Học liệu và các phòng/ trung tâm thông tin thư viện
(gọi tắt là thư viện) các đơn vị tiếp tục thực hiện việc triển khai áp dụng các chuẩn quốc
tế về Thư viện vào các lĩnh vực công tác chuyên môn, từng bước phát triển theo hướng
hiện đại hóa, xây dựng hệ thống Thư viện phát triển hiện đại, từng bước chuyển đổi sang
Thư viện điện tử; đặc biệt, năm 2017 là năm TTHL và các thư viện ghi dấu ấn trong việc
cung cấp các minh chứng, phục vụ cho việc đánh giá chất lượng các cơ sở giáo dục đại
học thành viên của ĐHTN, đồng thời tiếp tục có những bước chuyển đổi mạnh mẽ về
công tác xây dựng các nguồn lực thông tin phong phú, đa dạng và chất lượng cao, theo
hướng duy trì ổn định số lượng tài liệu in ấn, tập trung mũi nhọn vào phát triển các nguồn
học liệu điện tử, với mục tiêu đến năm 2020 có tối thiểu 300 môn học của ĐHTN có đủ
tài liệu điện tử đáp ứng được yêu cầu giảng dạy và học tập theo hình thức E-Learning.
2. Đội ngũ cán bộ viên chức
Nhìn chung, đội ngũ cán bộ làm công tác Thông tin thư viện trong toàn Đại học vẫn
giữ được sự ổn định về số lượng, chỉ có sự thay đổi, tăng giảm ở một số đơn vị. Theo số
liệu thống kê (Bảng 1), so với năm 2016, số lượng cán bộ làm công tác Thư viện trong
toàn Đại học năm 2017 không tăng (vẫn duy trì là 100 cán bộ), trong đó: Thư viện
Trường ĐH Nông Lâm và ĐH Y Dược tăng 1; thư viện trường ĐH KT&QTKD giảm 2


cán bộ.
Về số lượng cán bộ hợp đồng trong hệ thống Thư viện Đại học vẫn không giảm so
với năm 2016, cụ thể là 52 người (chiếm 50.5%). Một số đơn vị có tăng (thư viện trường
ĐH KH; ĐH Y Dược, TTHL) hoặc giảm (thư viện trường ĐH Sư phạm, ĐH KT&QTKD,
Khoa NN) là do cán bộ được thi biên chế hoặc luân chuyển điều động theo yêu cầu công
việc riêng của từng đơn vị.
(Số liệu cụ thể xem tại Phụ lục 1)
Trang 1


Công tác phát triển chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác Thông tin thư viện đã
được quan tâm đầu tư trong bối cảnh còn nhiều khó khăn. Để giải quyết tình trạng qu á
tải, đáp ứng được nhu cầu ngày càng lớn của bạn đọc thì hướng phát triển tất yếu của các
Thư viện là phát triển các loại hình học liệu điện tử, từng bước chuyển dần Thư viện
truyền thống sang Thư viện điện tử. Để có thể đáp ứng được yêu cầu về công tác trong
một thư viện điện tử, mỗi cán bộ thư viện cần phải trang bị thêm rất nhiều kiến thức mới,
đòi hỏi vừa phải có kiến thức về nghiệp vụ thư viện, kiến thức về Công nghệ thông tin,
Ngoại ngữ, ngoài ra luôn phải cập nhật các kiến thức và kỹ năng phục vụ mới.
Theo số liệu thống kê từ các đơn vị, năm 2017 đội ngũ cán bộ làm công tác TTTV
tiếp tục được sự ủng hộ, tạo điều kiện của các cấp lãnh đạo trong việc học tập, nâng cao
kiến thức, trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Về trình độ, năm 2017 số cán bộ có trình độ
đại học và sau đại học chiếm trên 93% trên tổng số cán bộ làm công tác TTTV trong toàn
Đại học, trong đó, cán bộ có trình độ SĐH là 42 người chiếm 41% và tăng trên 5% so với
năm 2016. Một số đơn vị cử cán bộ tham gia học tập để nâng cao trình độ chuyên môn
nghiệp vụ, hoặc học bổ sung thêm chuyên ngành mới như: Trung tâm Học liệu (2 NCS, 3
ThS); Trường ĐHSP (1 ThS).... Số lượng cán bộ đạt các chuẩn tin học (IC3) là 76 người,
đạt tỷ lệ 76.7%, số cán bộ đạt chuẩn ngoại ngữ là 71 người đạt tỷ lệ 68.9% trên tổng số
cán bộ trong diện áp chuẩn.
(Số liệu cụ thể xem tại Phụ lục 2)
Ngoài ra, đội ngũ cán bộ thư viện vẫn thường xuyên tham gia các lớp tập huấn, tọa

đàm, hội nghị, hội thảo chuyên đề do Hội Thư viện Việt Nam, Liên chi hội thư viện ĐH
khu vực phía Bắc, Trung tâm Học liệu tổ chức, qua đó cập nhật thông tin, kiến thức mới
đặc biệt là trong vấn đề chuyển đổi và nâng cấp Thư viện truyền thống sang Thư viện
điện tử đồng thời trao đổi kinh nghiệm, cách thức tháo gỡ những khó khăn, tìm hướng
xây dựng và phát triển các sản phẩm dịch vụ thông tin điện tử, các loại hình dịch vụ mới
trong bối cảnh xã hội thông tin phát triển mạnh mẽ như hiện nay.
3. Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho thư viện
Cơ sở vật chất, trang thiết bị của hệ thống thông tin thư viện ĐHTN trong năm 2017
vẫn tiếp tục ổn định để duy trì tốt công tác phục vụ bạn đọc. Năm 2017, tổng diện tích
dành cho thư viện là 18.543 m 2 không tăng so với năm 2016. Số lượng máy tính phục vụ
công việc và bạn đọc tăng 04 (Trường ĐH Y Dược) so với năm 2016. Tính đến tháng 12
năm 2017, toàn hệ thống Thư viện ĐHTN có 932 bộ máy tính, đồng thời được đầu tư bổ
sung các máy móc thiết bị cần thiết để phục vụ công việc chuyên môn như máy đọc mã
vạch, máy in, máy photocopy ...(Số liệu cụ thể xem tại Phụ lục 3)
Tổng mức kinh phí đầu tư cho thư viện toàn ĐH trong năm 2017 là gần 2,7 tỷ đồng.
Trong bối cảnh khó khăn chung về kinh phí tại các đơn vị, năm 2017 có một số đơn vị
được quan tâm đầu tư khá lớn để bổ sung CSVC, tài liệu như thư viện các Trường ĐHSP,

Trang 2


Trường ĐH CNTT&TT, Trường ĐH Y Dược, Trường ĐH Nông Lâm và Trung tâm Học
liệu. Tuy nhiên khá nhiều thư viện đã không được đầu tư hoặc được đầu tư không đáng
kể. Để cải thiện vấn đề này, ngoài việc đề nghị các cấp lãnh đạo quan tâm hơn nữa đến
thư viện theo từng năm, thì mỗi thư viện cần xây dựng riêng cho mình chiến lược phát
triển ngắn hạn, trung hạn và dài hạn; xây dựng định hướng, lộ trình phát triển cả về con
người, CSVC, các nguồn lực thông tin, từ đó xác định rõ mục tiêu, mục đích mỗi giai
đoạn để từng bước phát triển và chuyển đổi dần sang thư viện hiện đại, thư viện điện tử,
đáp ứng được các tiêu chuẩn về Thư viện của trường Đại học, tương xứng với sự phát
triển trung của hệ thống Thư viện trong Đại học Thái Nguyên, trong khu vực và trên

cả nước.
4. Nguồn tài nguyên thông tin
4.1. Nguồn tài liệu in
Trong năm, thư viện các đơn vị vẫn được cấp một khoản kinh phí nhất định để đầu
tư bổ sung tài liệu in nhằm đáp ứng nhu cầu học tập và nghiên cứu của giảng viên và sinh
viên. Theo số liệu thống kê từ các đơn vị, năm 2017 kinh phí đầu tư để bổ sung tài liệu in
trong toàn Đại học đạt trên 1,1 tỷ đồng chiếm 43.5% tổng kinh phí đầu tư cho thư viện.
Nhờ vào sự đầu tư đó, tài liệu in năm 2017 trong toàn ĐHTN đã được bổ sung thêm
3.134 tên tương đương 9.945 bản, nâng tổng số tài liệu in của toàn ĐH lên tới 94.105 tên
tương đương với 559.018 bản. Những đơn vị có số lượng nhan đề tài liệu được bổ sung
nhiều nhất là thư viện Trường ĐH Sư phạm, Trường ĐH Y Dược, Trường ĐH Khoa học
và Trung tâm Học liệu. Số lượng báo, tạp chí vẫn được các đơn vị duy trì bổ sung đều
hàng năm, đạt 573 tên, tăng 37 tên so với năm 2016.
(Số liệu cụ thể xem tại Phụ lục 4)
4.2. Nguồn tài liệu điện tử
Việc xây dựng và phát triển các loại hình tài liệu điện tử trong giai đoạn hiện nay là
một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của thư viện các đơn vị. Nguồn tài liệu
điện tử sẽ hỗ trợ các thư viện trong việc đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, học tập mọi lúc
mọi nơi, không bị hạn chế về không gian và thời gian của bạn đọc, hướng tới các chương
trình đào tạo từ xa, đào tạo theo tín chỉ, đào tạo trực tuyến (E-Learning) và đào tạo theo
hình thức học tập lồng ghép (blended learning) của ĐHTN, đồng thời đáp ứng yêu cầu
lâu dài cho việc chuyển đổi sang thư viện điện tử, thư viện số của các thư viện này.
Theo số liệu thống kê từ các đơn vị, năm 2017 tổng kinh phí được các đơn vị đầu tư
cho bổ sung tài liệu điện tử là 505 triệu, tổng đầu tư cho bổ sung CSVC đạt trên 1 tỷ
đồng. Tính đến tháng 12 năm 2017 tổng số tài liệu điện tử trong toàn Đại học là 89.473
tài liệu, tăng 15.422 tài liệu so với năm 2016. Một số đơn vị đã đầu tư phát triển mạnh tài
liệu điện tử trong năm nay bao gồm thư viện Trường ĐH Y Dược, Trung tâm Học liệu,

Trang 3



Trường ĐH CNTT&TT và Trường ĐH Nông Lâm. Số CSDL trong toàn Đại học vẫn
được duy trì 40 bộ bao gồm cả CSDL tiếng Việt và CSDL tiếng nước ngoài.
(Số liệu cụ thể xem tại Phụ lục 5)
5. Kết quả phục vụ
5.1 Các hoạt động phục vụ bạn đọc
Ngoài việc tăng cường bổ sung nguồn tài nguyên thông tin ở dạng in và điện tử
(mục 4), các thư viện trong toàn ĐHTN thường xuyên duy trì các sản phẩm và dịch vụ
thông tin – thư viện căn bản như mượn trả tài liệu in, dịch vụ sử dụng máy tính và truy
nhập internet, cung cấp thư mục tài liệu mới, hỗ trợ bạn đọc tra cứu và đánh giá thông tin,
triển khai dịch vụ tham khảo từ xa (qua website, fanpage …), cung cấp tài liệu từ xa,
cung cấp không gian phục vụ cho việc học nhóm, tăng thời lượng phục vụ (phục vụ cả
buổi tối) và tích cực tuyên truyền, quảng bá các sản phẩm và dịch vụ tới người sử dụng.
Các thư viện cũng định kỳ tổ chức triển lãm sách, báo kỷ niệm ngày thành lập đơn vị,
ngày sách thế giới, ngày sách Việt Nam và các ngày lễ khác.
Bên cạnh đó, các thư viện cũng tích cực tham gia các hoạt động chuyên môn nghề
nghiệp do Hội thư viện Việt Nam, Liên chi hội thư viện ĐH khu vực phía bắc, Chi hội
TTTV ĐH, CĐ khu vực MNTD phía Bắc tổ chức như các đại hội, hội thảo, hội nghị, tập
huấn, cũng như tham gia viết bài, góp ý cho các tiêu chuẩn của ngành.
Các thư viện cũng rất cố gắng trong việc tìm kiếm đối tác trong và ngoài ĐH nhằm
liên kết hợp tác, triển khai các hoạt động một cách hiệu quả và sâu rộng, tăng cường tính
tự chủ về tài chính cho đơn vị, tuy nhiên, nhìn chung, kết quả đạt được còn khiêm tốn.
Năm 2017, do công tác tuyển sinh gặp rất nhiều khó khăn, số lượng sinh viên nhập
học giảm sút nên số lượng bạn đọc đến sử dụng trực tiếp tại thư viện nhìn chung giảm so
với năm 2016 nhưng số lượt sử dụng thư viện từ xa vẫn ổn định. Theo kết quả thống kê,
năm 2017, số lượt bạn đọc đến sử dụng trực tiếp tại thư viện các đơn vị là 373.617 lượt,
giảm 2,7% và số tài liệu phục vụ bạn đọc là 334.593 lượt giảm 19,6% so với năm 2016.
Trong khi đó, do xu thế tăng cường sử dụng tài liệu điện tử, sử dụng thư viện từ xa, số
lượt bạn đọc truy cập thư viện từ xa vẫn tương đương với năm 2016. Theo số liệu thống
kê sơ bộ, trong năm 2017, số lượt truy cập tài liệu điện tử trong toàn đại học đạt

2.277.038 lượt và số lượt tải tài liệu điện tử là 132.975 lượt.
Các số liệu thống kê này cho thấy định hướng phát triển của hệ thống thư viện
ĐHTN cần tiếp tục tập trung mạnh mẽ vào nguồn tài liệu điện tử, tăng cường đầu tư hạ
tầng, cơ sở vật chất để dần chuyển đổi sang thư viện điện tử, thư viện số.
(Số liệu cụ thể xem tại Phụ lục 6)
5.2 Các hoạt động phục vụ kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục đại hoc
Có thể nói, một trong những điểm nổi bật nhất của hầu hết các thư viện trong
ĐHTN năm 2017 chính là tổ chức các hoạt động phục vụ kiểm định chất lượng cơ sở

Trang 4


giáo dục đại học. Trong năm 2017, 6/7 cơ sở giáo dục đại học thành viên của ĐHTN
(Trường Đại học Y Dược, Trường Đại học Nông Lâm, Trường Đại học Khoa học, Trường
Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh và Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp,
Trường Đại học Sư phạm …) tiến hành đánh giá đồng cấp và sau đó mời các đoàn đánh
giá ngoài của các tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục tới làm việc. (Trường ĐHCNTT
& TT đã tiến hành đánh giá vào tháng 11/2016). Kết quả năm 2017:7/7 đơn vị đã được
trao Giấy chứng nhận kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục, trong đó 4/7 đơn vị đạt tiêu
chí 9.1, tiêu chí về Thư viện. Góp phần tạo nên thành công chung của các trường không
thể không kể tới vai trò và nỗ lực của thư viện các trường thành viên , của TTHL trong
việc chuẩn bị văn bản, giấy tờ, các minh chứng liên quan tới tiêu chí về thư viện (9.1) và
các tiêu chí có liên quan trong Bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng trường ĐH của Bộ GD
& ĐT.
TTHL và Trung tâm CNTT đã tham mưu cho Ban giám đốc ĐHTN thành lập
Đoàn đánh giá chất lượng công tác thông tin – thư viện tại các cơ sở giáo dục đại học
thành viên và lập kế hoạch khảo sát về công tác thông tin – thư viện tại các đơn vị thành
viên vào tháng 04 năm 2017 nhằm mục đích kịp thời hỗ trợ các trường (khoa) trực thuộc
kiểm định, đánh giá chất lượng giáo dục đại học, đặc biệt là kiểm định, đánh giá chất
lượng theo tiêu chuẩn 9 về Thư viện, trang thiết bị học tập và cơ sở vật chất.

TTHL, Trung tâm CNTT và thư viện các trường (khoa) của ĐHTN đã tích cực
trao đổi, thảo luận, lập kế hoạch hỗ trợ và kịp thời cung cấp các minh chứng cần thiết, cụ
thể theo yêu cầu của từng trường (khoa).
Các hoạt động chính mà TTHL và thư viện các trường (khoa) trực thuộc thực hiện
bao gồm:
- Tư vấn với trường (khoa) xây dựng hệ thống các minh chứng bám sát tiêu chí 9.1
về Thư viện theo Bộ tiêu chuẩn do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- Cung cấp hệ thống các văn bản pháp quy về việc sử dụng và thời gian phục vụ của
TTHL và các thư viện; hướng dẫn sử dụng thư viện điện tử và tra cứu các tài liệu điện tử;
chính sách bổ sung nguồn tài nguyên thông tin của đơn vị; cam kết cho phép các đơn vị
khai thác nguồn tài nguyên thông tin của TTHL (bao gồm cả thư viện điện tử), của hệ
thống các thư viện trong nước và quốc tế.
- Cung cấp các minh chứng về cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho công tác thông
tin thư viện như: tài liệu (hồ sơ) về diện tích các phòng đọc, số lượng máy chủ, máy tính,
số lượng bàn ghế, hệ quản trị thư viện tích hợp, hệ thống mượn trả sách tự động, …
- Cung cấp và bổ sung các minh chứng về: danh mục tài liệu (sách, báo tạp chí, tài
liệu tham khảo …) phục vụ các chuyên ngành đào tạo và nghiên cứu khoa học của các
trường (khoa) ở dạng in và dạng điện tử / trực tuyến, số lượng sách, tài liệu được cập nhật
hàng năm, danh mục tài liệu in và tài liệu điện tử ...

Trang 5


- Cung cấp minh chứng về người dùng tin: số lượng người dùng tin (giảng viên, cán
bộ, người học …), số lượt bạn đọc của trường (khoa) sử dụng trực tiếp và gián tiếp
TTHL, số lượt bạn đọc truy cập trang web của các thư viện và TTHL, số lượt truy cập/tải
tài liệu điện tử, số lượt mượn/trả tài liệu in.
- Cử cán bộ trực tiếp hỗ trợ công tác vận hành phần mềm quản trị thư viện tích hợp,
hỗ trợ tư vấn cho giảng viên và sinh viên các kiến thức và kỹ năng liên quan tới tiêu
chí 9.1.

- Phối hợp với nhà trường trong việc tiếp đón và làm việc với đoàn đánh giá ngoài
tại TTHL cũng như tại thư viện các đơn vị.
6. Một số hoạt động tại thư viện các đơn vị
Tiếp nối những thành quả đã đạt được của những năm trước, năm 2017, hệ thống
TTTV ĐHTN tiếp tục duy trì ổn định các hoạt động phục vụ học tập, giảng dạy và nghiên
cứu khoa học trong toàn Đại học, chủ động tổ chức hàng loạt các hoạt động hỗ trợ học
tập, nghiên cứu; tổ chức quảng bá giới thiệu các nguồn tài liệu đến gần hơn với bạn đọc;
tham gia đầy đủ các chương trình, hoạt động hội nghị, hội thảo trong nước và quốc tế về
công tác TTTV…. Dưới đây là một số hoạt động nổi bật tại các thư viện trong năm
vừa qua:
Thư viện Trường Đại học kỹ thuật Công nghiệp: Năm 2017, thư viện nhà
trường tiếp tục thực hiện tốt công tác bổ sung các loại tài liệu in, tài liệu điện tử và tổ
chức phục vụ cho giáo viên và sinh viên, đáp ứng yêu cầu học tập, giảng dạy và nghiên
cứu khoa học. Từ đầu năm 2017, Thư viện đã mở cửa phục vụ bạn đọc đến 22h các
ngày trong tuần. Hiện nay trung bình mỗi ngày có gần 400 lượt sinh viên đến học tập tại
thư viện của nhà trường. Đặc biệt, năm 2017 khi nhà trường mời hội đồng kiểm định,
đánh giá chất lượng giáo dục trường đại học về đánh giá chất lượng giáo dục của trường
thì thư viện là một trong những nội dung đã được đánh giá là đạt các yêu cầu của bộ tiêu
chuẩn, qua đó đóng góp quan trọng vào việc nhà trường được cấp Giấy chứng nhận
kiểm định chất lượng năm 2017.
Thư viện Trường Đại học KT&QTKD: Công tác phục vụ bạn đọc được duy trì
tốt. Năm 2017, thư viện được đầu tư bổ sung 1.138 tài liện in, đã phục vụ 8.165 lượt bạn
đọc tại thư viện và 83.826 lượt truy cập sử dụng trực tuyến. Dù chưa được trang bị máy
móc, thiết bị phần mềm số hóa tài liệu, nhưng thư viện đã phối hợp với TTHL số hóa
được 176 tài liệu điện tử, phục vụ bạn đọc từ xa và đã mạnh dạn chuyển đổi mô hình
phục vụ bạn đọc từ kho đóng sang dạng kho mở và tạo điều kiện thuận lợi cho bạn đọc
hơn khi đến sử dụng thư viện của nhà trường. Năm 2017 thư viện Trường Đại học KT &
QTKD là 1 trong 4 thư viện trong hệ thống TTTV ĐHTN được đánh giá là đáp ứng đủ
các tiêu chuẩn chất lượng giáo dục đại học theo Tiêu chí 9.1.


Trang 6


Thư viện Trường Đại học Khoa học: Là một trong những thư viện có sự liên kết
hết sức chặt chẽ với TTHL, năm 2017 thư viện trường Đại học Khoa học cũng đã được
kiểm tra và đánh giá là đáp ứng đủ các tiêu chuẩn chất lượng giáo dục đại học theo tiêu
chí 9.1. Các công tác chuyên môn, phục vụ bạn đọc vẫn được duy trì tốt, về cơ bản đã
làm chủ và vận hành tốt mềm quản lý tích hợp ElibLRC do TTHL xây dựng. Tổ chức
phục vụ theo hình thức kho mở, duy trì dịch vụ photo, in ấn tại thư viện. Tổ chức nhiều
chương trình, hình thức quảng bá, giới thiệu cho học viên, sinh viên như tham gia xây
dựng mô hình triển lãm sách ở Khoa Khoa học Cơ bản tháng 9/2017, tham gia triển lãm
sách nhân kỷ niệm 15 năm thành lập trường tháng 10/2017 và tham gia triển lãm sách
nghệ thuật kỉ niệm 10 năm thành lập TTHL tháng 11/2017.
Thư viện Trường Đại học Y Dược: Quản lý và bảo quản tốt các tài liệu và tài sản
của thư viện, đảm bảo đủ số lượng sách giáo khoa, giáo trình, sách chuyên ngành, sách
tham khảo, thực hiện nghiêm túc các quy định, quy trình về nghiệp vụ thư viện và đảm
bảo nội quy, quy định về đăng ký mượn và cho mượn sách… Các công tác phục vụ bạn
đọc, bổ sung, hồi cố luôn được quan tâm duy trì tốt, các hoạt động quảng bá, giới thiệu
được thực hiện liên tục trong năm như tổ chức các buổi giới thiệu về thư viện cho giảng
viên, sinh viên mới, kết hợp với đoàn thanh niên tổ chức ngày hội đọc sách và tặng sách
cho cán bộ, giảng viên và sinh viên trong toàn trường (số sách tặng là 6.323 cuốn). Năm
2017 thư viện Trường Đại học Y Dược là một trong những thư viện được đầu tư nhiều
nhất trong các thư viện ĐHTN, với tổng kinh phí được đầu tư trên 250 triệu đồng để bổ
sung tài liệu, CSVC để thực hiện chuyển đổi dần hình thức phục vụ từ kho đóng sang
kho mở.
Trên tinh thần chủ động, tích cực khắc phục những khó khăn, phát huy những điểm
mạnh sẵn có và phối hợp chặt chẽ cùng TTHL, năm qua thư viện của nhà trường cũng đã
được kiểm tra và đánh giá là thư viện đáp ứng đủ các tiêu chuẩn chất lượng giáo dục đại
học (tiêu chí 9.1).
Thư viện Trường Đại học Sư phạm: tích cực bổ sung CSVC, trang thiết bị, tài

liệu, CSDL điện tử, phần mềm quản trị… để chuyển đổi sang phục vụ dạng kho mở, từng
bước chuyển đổi thành thư viện điện tử. Năm 2017, thư viện trường ĐHSP đã hồi cố,
biên mục được gần 10.000 cuốn sách sẵn sàng phục vụ trong kho đọc mở; tổ chức tập
huấn cho hơn 2.500 học viên sau đại học và sinh viên khóa mới các kỹ năng và thủ tục tra
cứu thông tin học liệu tại thư viện; tổ chức ngày hội sách và văn hóa đọc tại khuôn viên
nhà trường; tổ chức khảo sát lấy ý kiến đánh giá về thư viện đối với hơn 1000 bạn đọc; tổ
chức rà soát tài liệu cho từng môn học, tham dự hội đồng chấm chọn sách giáo khoa, sách
tham khảo … Các hoạt động chuyên môn khác như quản lý, phục vụ bạn đọc, bổ sung
biên mục sách, tài liệu, … đều được duy trì hoạt động tốt. Tuy nhiên hiện tại thư viện vẫn
đang gặp một số khó khăn nhất định do nhân lực còn thiếu và yếu, máy móc thiết bị,

Trang 7


CSVC đầu tư chưa được đồng bộ, việc quản lý các phần mềm quản trị còn gặp nhiều trục
trặc cần được sự quan tâm đầu tư của nhà trường và sự hỗ trợ hơn nữa của TTHL.
Thư viện Trường ĐH Nông Lâm: Năm 2017, Thư viện được đầu tư 149 triệu để
bổ sung tài liệu điện tử (100 triệu đồng), tài liệu in (45 triệu đồng) và bổ sung trang thiết
bị, cơ sở vật chất (4 triệu đồng). Trong năm tổ chức được 16 lớp hướng dẫn cho 800
bạn đọc cách sử dụng thư viện, cử 04 cán bộ tham dự tập huấn bồi dưỡng kiến thức
quản lý về thông tin thư viện và tham gia công tác kiểm định chất lượng giáo dục của
trường. Thư viện còn gặp một số khó khăn cơ bản là vẫn áp dụng hình thức kho đóng, số
lượng đầu tài liệu in còn hạn chế, và các trang thiết bị phục vụ công tác số hóa tài liệu
còn sơ sài.
Năm 2018, thư viện sẽ tập trung chuyển đổi cơ chế quản lý theo phương pháp tiếp
cận mới, ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ bạn đọc, tập trung thúc đẩy việc sử dụng
tài liệu trực tuyến và điện tử, ứng dụng tối đa công nghệ thông tin và truyền thông vào
việc quản lý tài liệu, tổ chức tập huấn về phương pháp, nghiệp vụ tiếp cận kiểu mới cho
CBVC đồng thời tiếp tục hợp tác chặt chẽ với TTHL.
Thư viện Trường CNTT&TT: Hiện số CBVC của đơn vị là 05, giảm 01 so với

năm 2016, và tất cả đều đã có chứng chỉ tin học quốc gia/quốc tế và chứng chỉ tiếng
Anh. Trong năm, thư viện được đầu tư 150 triệu đồng để bổ sung tài liệu. Theo báo cáo
của đơn vị, năm 2017, số lượt bạn đọc đến thư viện là 15.018, tăng 27% so với năm
2016, số lượt tài liệu phục vụ là 2.174 (trong đó 783 phục vụ tại chỗ, 1.391 cho mượn
về), tăng 13% so với năm 2016. Năm 2017 số lượt bạn đọc truy cập tài liệu điện tử đạt
115.950.
Đơn vị cử 04 cán bộ tham dự hội thảo “Bản quyền tài liệu số và học liệu mở” tại
trường Đại học Công nghiệp Hà Nội’ và hội thảo “Chuyển đổi thư viện truyền thống
sang thư viện điện tử” do TTHL tổ chức; đồng thời bồi dưỡng kỹ năng ứng dụng Office
365 trong dạy học thế kỷ 21, kỹ năng sản xuất tin, bài trên cổng thông tin điện tử của
trường và tập huấn xây dựng bài giảng điện tử cho đội ngũ cán bộ. Thư viện tặng sách
cho sinh viên nhân ngày sách và bản quyền thế giới (21/04) và tham gia công tác kiểm
định chất lượng của nhà trường. Hoạt động của đơn vị có thuận lợi do có phần mềm hỗ
trợ công tác nghiệp vụ, phòng đọc hơn 200 chỗ ngồi và kho sách được sắp xếp theo
đúng chuẩn nghiệp vụ, tuy nhiên vẫn gặp một số khó khăn do nguồn kinh phí dành cho
bổ sung sách ngoại văn còn hạn chế. Thư viện đề nghị TTHL và các thư viện khác cùng
chia sẻ việc truy cập các cơ sở dữ liệu ngoại văn và số hóa một số giáo trình để phục vụ
các ngành đào tạo của nhà trường.
Năm 2018, thư viện sẽ tập trung bổ sung học liệu điện tử, số hóa sách, giáo trình
và tài liệu tham khảo, tăng cường sử dụng nguồn học liệu mở, tăng cường liên kết với

Trang 8


các thư viện khác, tập huấn chuyên môn nghiệp vụ cho CBVC đồng thời tổ chức ngày
hội sách và văn hóa đọc.
Thư viện Khoa Ngoại ngữ: Năm 2017, kinh phí đầu tư cho thư viện chủ yếu
dùng cho các hoạt động phục vụ độc giả như tổ chức các hội nghị tập huấn, hướng dẫn
khai thác nguồn học liệu (bao gồm cả học liệu mở) theo chuyên ngành cho CBGV, sinh
viên và học viên của khoa.

Hiện thư viện tổ chức phục vụ kết hợp theo hình thức kho đóng và kho mở. Năm
2017, Thư viện đã tổ chức 03 lớp cho 720 giảng viên và sinh viên cách sử dụng thư viện
và nguồn tài liệu trong và ngoài đơn vị. Ngoài ra, thư viện đã tích cực chuẩn bị một số
minh chứng như báo cáo thống kê, tổng kết, đào tạo người dùng tin, bổ sung tài liệu
hàng năm để chuẩn bị cho công tác kiểm định.
Thư viện trường CĐ KTKT: Do tình hình khó khăn của nhà trường, năm 2017,
thư viện không được đầu tư để bổ sung trang thiết bị và tài liệu mới. Hiện, tài liệu in có
1.549 tên, tương đương 21.128 cuốn và chỉ có 01 cơ sở dữ liệu tiếng Việt. Thư viện vẫn
phục vụ theo hình thức kho đóng với 1.100 lượt bạn đọc tới sử dụng trực tiếp năm
2017, trong đó có 500 phục vụ tại chỗ và 643 cho mượn về. Hoạt động của thư viện còn
gặp rất nhiều khó khăn và không có nguồn chi cho thư viện. Năm 2018, thư viện sẽ
tham mưu với Ban giám hiệu để dành nguồn kinh phí cho hoạt động của đơn vị, dần
chuyển đổi sang thư viện điện tử; đồng thời sẽ triển khai 10 khóa học về sử dụng thư
viện cho người dùng tin, bổ sung tài liệu theo định hướng ưu tiên tài liệu liên quan tới
các ngành nghề mới được đào tạo theo chương trình hợp tác với Công ty Samsung và
ngành mới theo Luật Giáo dục nghề nghiệp; giới thiệu tài liệu tới người dùng theo nhiều
hình thức khác nhau và tăng cường tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ.
Thư viện Khoa Quốc tế: Khoa Quốc tế có 570 tên sách, tương đương với 1.383
cuốn, chủ yếu là sách ngoại văn. Năm 2015, thư viện Khoa đã sát nhập với TTHL nhằm
nâng cao hiệu quả hoạt động phục vụ tốt nhất nhu cầu của cán bộ, giảng viên và sinh
viên. Số lượng Cán bộ, giảng viên, sinh viên Khoa Quốc tế sử dụng Thư viện được nêu
cụ thể tại phụ lục 7 và 8 Các số liệu phục vụ bạn đọc tại TTHL.
7. Kết quả hoạt động của Trung tâm Học liệu năm 2017
Với chức năng tham mưu cho Đảng ủy, Giám đốc ĐHTN trong việc tổ chức, quản
lý, điều hành và thúc đẩy phát triển hệ thống thông tin – thư viện trong toàn Đại học, năm
2017, cùng với việc chuẩn bị và tổ chức kỷ niệm 10 năm xây dựng và phát triển TTHL,
Trung tâm đã tổ chức và phối hợp với các đơn vị thực hiện một số hoạt động như: tiếp tục
hỗ trợ các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ về TTTV, hệ thống quản trị thư viện tích
hợp; cung cấp, chia sẻ các nguồn tài liệu in và điện tử trong và ngoài ĐHTN; tổ chức Hội
thảo về chuyển đổi từ thư viện truyền thống sang thư viện điện tử, thư viện số và đặc biệt

là xây dựng và triển khai đề án “Xây dựng học liệu E-learning góp phần đổi mới và

Trang 9


nâng cao chất lượng đào tạo của Đại học Thái Nguyên” … Hiện nay toàn hệ thống
TTTV của Đại học đã và đang có những bước phát triển ổn định, vững chắc theo định
hướng từng bước chuyển đổi phương pháp quản lý, phục vụ bạn đọc bằng các phần mềm
quản trị, xây dựng kho học liệu mở, tập trung phát triển các CSDL, tài liệu điện tử, xây
dựng hệ thống bài giảng E-Learning và từng bước chuyển đổi sang thư viện điện tử, thư
viện số.
Về công tác sản xuất và phát triển học liệu: Mặc dù còn gặp khó khăn về tài
chính, song bằng rất nhiều hình thức khác nhau như mua, tổ chức sản xuất tài liệu điện tử
tại chỗ, thực hiện công tác lưu chiểu, tiếp nhận các nguồn sách tặng, tìm kiếm các nguồn
tài trợ từ bên ngoài thông qua các hoạt động liên kết, hợp tác quốc tế và trong nước, năm
2017 Trung tâm vẫn là một trong những đơn vị đầu tư bổ sung các nguồn học liệu lớn
nhất ĐHTN. Theo số liệu thống kê năm 2017, Trung tâm đã bổ sung được 2.280 tài liệu
in, tương đương 2.614 bản, nâng tổng số lượng tài liệu in của Trung tâm lên 121.367 bản.
Số lượng tài liệu điện tử được bổ sung là 5.249 tài liệu và và tổng hiện nay là 52.141 tài
liệu. Cùng với các bộ CSDL tiếng nước ngoài và tiếng Việt, hiện nay kho tài liệu điện tử
của trung tâm thuộc diện lớn thứ 2 trong cả nước (sau Trung tâm TT-TV ĐH QG Hà Nội)
(Số liệu tại bảng phụ lục 4 và 5)
Công tác phát triển học liệu E-Learning đang được Trung tâm thực hiện tích cực
bằng các hoạt động cụ thể như tổ chức mời các chuyên gia về đào tạo, hướng dẫn sử
dụng, vận hành hệ thống máy móc thiết bị, kỹ năng kinh nghiệm xây dựng bài giảng,
phần mềm quản lý …. cho những cán bộ được phân công. Triển khai các hoạt động của
đề án “Xây dựng học liệu E-Learning góp phần đổi mới và nâng cao chất lượng đào
tạo của Đại học Thái Nguyên” như tập huấn về “Kỹ năng xây dựng học liệu Elearning” cho 148 giảng viên và xây dựng bộ tiêu chí đánh giá học liệu đạt chuẩn Elearning, tập huấn kỹ năng quản trị và vận hành hệ thống LCMS+ quản trị cho 68 cán bộ
phòng Đào tạo và CNTT các đơn vị trong ĐHTN, triển khai việc ghi hình các bài giảng
E-Learning tại 2 phòng studio của TT…

Về công tác phục vụ bạn đọc: Tiếp tục duy trì tốt công tác phục vụ bạn đọc, đồng
thời cũng có những chỉnh sửa, bổ sung, cải tiến rất kịp thời và cụ thể để liên tục nâng
cao chất lượng phục vụ bạn đọc như: sửa đổi quy trình hướng dẫn sử dụng TTHL; cập
nhật nội dung quảng bá giới thiệu các nguồn tài liệu mới; phân chia danh mục tài liệu
theo chuyên ngành, theo trường; bổ sung cán bộ và các kênh thông tin (trên website,
trao đổi trực tuyến trên fanpage, điện thoại để bàn, điện thoại di động…) để kịp thời giải
đáp những thắc mắc cho bạn đọc.
Số liệu thống kê tại Phụ lục 7 cho thấy, tính đến tháng 12 năm 2017, số lượt bạn đọc
đến sử dụng trực tiếp tại Trung tâm là 268.296 lượt, giảm 12% so với năm 2016. Một số
đơn vị có số lượng bạn đọc đến sử dụng Trung tâm giảm là Trường ĐH KTCN giảm 38%

Trang 10


và Trường CĐ KTKT giảm 36%. Tuy vậy, một số đơn vị có số lượng bạn đọc đến sử
dụng Trung tâm tăng như Trường ĐH Y Dược tăng 20%, Khoa Ngoại ngữ tăng 14%,
Khoa Quốc tế tăng 9% và Trường ĐH KT&QTKD tăng 6%. Số lượt sinh viên đến sử
dụng Trung tâm trong năm vừa qua tính trung bình trong một ngày là trên 900 lượt. Bắt
đầu từ 15/4/2017, Trung tâm đã tổ chức phục vụ bạn đọc vào các buổi tối từ thứ 2 đến thứ
7 hàng tuần, bước đầu cũng tạo được những hiệu ứng tích cực từ bạn đọc, số lượng bạn
đọc đến sử dụng Trung tâm vào các buổi tối đang dần tăng lên, hiện đạt con số 2.330 kể
từ khi chính thức mở cửa phục vụ buổi tối.
Theo Phụ lục 8, tổng số lượt tài liệu dạng in phục vụ trong năm 2017 là 260.486
lượt, giảm 14% so với năm 2016. Tuy nhiên, một số đơn vị vẫn có số lượt bạn đọc tới
TTHL tăng như Khoa Ngoại ngữ tăng 12%, Khoa Quốc tế tăng gần 10%, Trường ĐH Y
Dược tăng gần 7% và Trường ĐH KT&QTKD tăng gần 4%. Hiện nay TTHL vẫn đang
rất tích cực trong việc tăng cường số lượng và chất lượng các tài liệu in, đồng thời nghiên
cứu bổ sung các loại hình, hình thức phục vụ và các dịch vụ mới để nâng cao chất lượng
phục vụ, thu hút thêm được nhiều hơn số lượng bạn đọc đến học tập và sử dụng các
nguồn tài liệu của Trung tâm.

Có rất nhiều lý do dẫn đến số lượng bạn đọc đến sử dụng trực tiếp tại TTHL cũng
như đến sử dụng tại các đơn vị giảm đi. Ngoài việc số lượng sinh viên năm nhất trong
toàn Đại học giảm khoảng 40% so với 2016, một lý do quan trọng là xu hướng dịch
chuyển từ sử dụng tài liệu in sang sử dụng tài liệu điện tử, sử dụng thư viện từ xa của
phần lớn cán bộ, giảng viên, sinh viên trong những năm gần đây. Minh chứng rõ ràng
nhất là năm 2017 có 167.242 lượt bạn đọc sử dụng các nguồn tài liệu điện tử của Trung
tâm, trong đó số lượt tải tài liệu là 68.381 lượt, tăng 11,59% so với năm 2016. Những đơn
vị có lượt tải tài liệu tăng mạnh trong năm nay là Trường ĐH Nông Lâm tăng 31,39%,
Trường ĐHKH tăng 28,86%, Trường ĐH KTCN tăng 19%, Khoa Ngoại ngữ tăng
17,20% và Trường ĐH SP tăng 12,41%. Chỉ 02 đơn vị có sự giảm sút là Trường CĐ
KTKT giảm 16,88% và Trường ĐH KT&QTKD giảm 10,8%.
Về công tác ứng dụng và hợp tác chuyển giao khoa học công nghệ: Năm 2017
Trung tâm tiếp tục phát huy các thế mạnh sẵn có để tổ chức triển khai các hoạt động liên
kết, hợp tác trong nước trên các lĩnh vực (i) giải pháp và dịch vụ số hóa tài liệu (ii) tư
vấn, chuyển giao công nghệ nâng cấp và chuyển đổi thư viện (iii) chuyển giao phần mềm
quản lý tài liệu số (iv) dịch vụ TTTV, tài nguyên số và (v) bồi dưỡng, tập huấn ứng dụng
công nghệ thông tin, thư viện… Một số đối tác đã liên kết hợp tác với Trung tâm trong
năm vừa qua bao gồm Trường ĐH Y Dược Thái Nguyên, Trung tâm Giáo dục Quốc
phòng, Trường CĐ Văn hóa Nghệ thuật Việt Bắc; Học viện chính trị khu vực I; Trường
CĐ Sư phạm Thái Bình; Sở Khoa học Công nghệ Hà Giang, Trường ĐH Nông Lâm Bắc
Giang…Tổng kinh phí Trung tâm thu được từ các hoạt động này là trên 3,3 tỷ đồng.

Trang 11


Về công tác hợp tác quốc tế: Để tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của cộng đồng quốc
tế, năm 2017 năm TTHL tiếp tục liên kết, hợp tác chặt chẽ với các tổ chức quốc tế. Đáng
chú ý nhất là TTHL hợp tác với tổ chức INASP triển khai các giai đoạn của dự án nâng
cao khả năng viết và đăng các bài báo quốc tế cho 55 giảng viên ĐHTN và liên kết với
Bộ thông tin Hàn Quốc (NIA) để lập kế hoạch và đề xuất duy trì hoạt động của Trung

tâm truy cập Internet Việt Nam – Hàn Quốc.
Một số hoạt động khác: TTHL phối hợp với Trường ĐHKH, thư viện tỉnh Thái
Nguyên tổ chức giới thiệu và trưng bày sách nghệ thuật nhân dịp kỷ niệm ngày sách Việt
Nam và kỷ niệm đơn vị.
TTHL cũng là địa điểm tổ chức tổ chức các hội nghị, hội thảo trong nước và quốc
tế, điển hình như lễ kỷ niệm 67 năm ngày truyền thống HSSV Việt Nam, chương trình
làm việc với Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Bộ trưởng Bộ GD & ĐT Phùng Xuân Nhạ,
đoàn lãnh đạo Ủy ban Dân tộc, hội thảo, triển lãm về Giáo dục Việt Nam - Đài Loan,
cuộc thi FameLab Việt Nam 2017, vòng thi offline “Tiếng Anh trong sinh viên – Giải
thưởng Wilmar CLV Awards 2017”, hội thảo quốc tế Viettesol cùng hàng loạt các chương
trình hội nghị của ĐHTN và các trường thành viên.
Đặc biệt vào tháng 11 năm nay TTHL đã tổ chức thành công chuỗi các sự kiện kỷ
niệm 10 năm thành lập bao gồm Hội thảo ‘Chuyển đổi từ thư viện truyền thống sang thư
viện điện tử, thư viện số - thời cơ và thách thức’ với sự tham gia của trên 40 trường ĐH,
CĐ trong cả nước; triển lãm sách và các sản phẩm TTTV và đặc biệt là Lễ kỷ niệm 10
năm thành lập TTHL với sự tham dự và chúc mừng của nhiều lãnh đạo các bộ, ngành,
tỉnh, nhiều tổ chức trong và ngoài nước. Chuỗi các sự kiện này không chỉ tăng cường các
mối quan hệ của TTHL với các đối tác mà còn góp phần khẳng định vị thế của đơn vị
trong và ngoài ĐHTN.
Trung tâm vẫn duy trì và tham dự đầy đủ các hoạt động chung của Hội thư viện Việt
Nam, Liên chi hội thư viện Đại học khu vực phía Bắc, Liên hiệp các nguồn tin điện tử
Việt Nam và Chi hội Thư viện đại học cao đẳng khu vực trung du miền núi phía Bắc.
Các danh hiệu thi đua, khen thưởng tiêu biểu năm 2017: Nhờ những nỗ lực của
Ban giám đốc, tập thể CBVC TTHL trong suốt năm 2017, các thành tích của các tập thể
và cá nhân của đơn vị đã được các cấp lãnh đạo, ban ngành ghi nhận.
Trong năm, TTHL đã được nhận Cờ và Bằng khen của UBND tỉnh Thái Nguyên ,
Bằng khen của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, Bằng khen của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban
dân tộc, Bằng khen của Hội thư viện Việt Nam...Ngoài ra, nhiều tập thể và cá nhân tiêu
biểu của TTHL cũng đã được các cấp, các ngành khen thưởng.
8. Đánh giá chung

8.1 Thuận lợi, ưu điểm
- Lãnh đạo ĐHTN và lãnh đạo các trường đã có sự quan tâm, đầu tư nhất định cho

Trang 12


hệ thống thư viện. Năm 2017, đa số thư viện đều được cấp ngân sách để bổ sung tài liệu,
số lượng tài liệu in và điện tử được mua tăng nhẹ so với năm 2016.
- Công tác kiểm định chất lượng giáo dục năm 2017 là thách thức lớn nhưng cũng
là cơ hội để các thư viện thể hiện rõ nét hơn vai trò và năng lực trong các hoạt động
chung của nhà trường. Đồng thời, đây cũng là cơ hội để các cấp lãnh đạo có cái nhìn đầy
đủ, bao quát và chính xác hơn, có nhận thức sâu sắc hơn nữa về vai trò của công tác
TTTV đối với nhà trường để có sự quan tâm và đầu tư về cơ chế, chính sách, nhân lực, cơ
sở vật chất, trang thiết bị ngày càng tốt hơn.
- Hệ thống TTTV trong toàn Đại học và trong nước đã tạo được sự liên kết ngày
càng chặt chẽ hơn thông qua các hoạt động của các hội, liên chi hội thư viện. Qua đó các
cán bộ làm công tác TTTV có thêm nhiều cơ hội được giao lưu, chia sẻ, học tập kinh
nghiệm, cập nhật liên tục các kiến thức liên quan tới ngành TTTV, đồng thời tìm kiếm và
nắm bắt các xu thế phát triển của thư viện thế giới, góp phần vào nỗ lực hội nhập của
ngành TTTV nước nhà với ngành TTTV trên thế giới.
- Đội ngũ cán bộ thư viện các đơn vị đều cố gắng khắc phục khó khăn để hoàn
thành tốt nhiệm vụ được giao; trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng được chú trọng
và từng bước được cải thiện.
8.2 Hạn chế
- Công tác tuyển sinh của ĐHTN gặp nhiều khó khăn. Cơ sở vật chất, trang thiết bị
thư viện tuy đã được quan tâm đầu tư, song vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của tình hình
mới. Trang thiết bị thiếu, chưa đồng bộ, máy móc thiết bị tại một số đơn vị đã quá hạn sử
dụng, hỏng hóc thường xuyên. Cá biệt có thư viện vẫn đang phải sử dụng địa điểm mượn,
có thiết kế không phù hợp .... Điều này đã tạo ra những khó khăn trong việc triển khai áp
dụng phần mềm thư viện, làm chậm quá trình chuyển đổi sang thư viện điện tử và ảnh

hưởng tới chất lượng phục vụ bạn đọc.
- So với nhu cầu và tiêu chuẩn thư viện đại học, các thư viện vẫn đang thiếu diện
tích, kinh phí, trang thiết bị, tài liệu, và hệ thống các phần mềm quản trị.
- Một số trường (khoa) còn gặp khó khăn vướng mắc trong công tác quản lý, vận
hành, xây dựng, lập kế hoạch công tác TT-TV khi triển khai các văn bản luật hiện hành,
đặc biệt là khi áp dụng thông tư 08/2014/TT-BGDĐT
- Trên 50% CBVC thuộc diện cán bộ hợp đồng. Điều này tạo ra tâm lý không ổn
định, thiếu an tâm trong công tác.
- Vẫn còn hiện tượng một số cán bộ, giảng viên và sinh viên và CBVC trong thư
viện chưa thật sự nhiệt tình hợp tác hỗ trợ và còn có tư tưởng coi nhẹ vai trò, hoạt động
của thư viện.
9. Kiến nghị, đề xuất
- ĐHTN có chính sách cụ thể nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các trường (khoa) và

Trang 13


các thư viện phối hợp với TTHL trong việc xây dựng 300 học liệu điện tử (tương ứng với
300 môn học / học phần) trong giai đoạn 2017 – 2020.
- Đại học Thái Nguyên và các đơn vị thành viên tiếp tục tăng cường đầu tư xây
dựng, nâng cấp cơ sở vật chất và vốn tài liệu cho thư viện đáp ứng nhu cầu giảng dạy,
học tập theo hình thức tín chỉ, đào tạo trực tuyến/từ xa. Phấn đấu chi tối thiểu 2-3% tổng
thu học phí cho công tác thư viện.
- Các đơn vị tiếp tục đầu tư máy móc thiết bị chuyên dụng, có tính tương thích cao
với nhau và với phần mềm quản trị thư viện để từng bước chuyển đổi sang thư viện điện
tử một cách hiệu quả và bền vững.
- Tăng cường số lượng và chất lượng đội ngũ cán bộ thư viện, quan tâm hơn nữa để
nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của cán bộ TTTV, thực hiện đúng, đủ chế độ phụ
cấp độc hại và bồi dưỡng bằng hiện vật cho các cán bộ đáp ứng đủ yêu cầu theo quy định
của Nhà nước.

- ĐHTN bổ sung thành viên đại diện cho TTHL tham gia các đoàn đánh giá, kiểm
định chất lượng giáo dục và đánh giá tiêu chí thi đua tại các cơ sở giáo dục thành viên.
PHẦN II: NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM NĂM 2018
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP
1. Công tác quản lý nhân sự và cơ sở vật chất
- Tăng cường số lượng và chất lượng đội ngũ cán bộ TTTV, theo định hướng cải
thiện thái độ phục vụ, củng cố kiến thức, kỹ năng về công nghệ thông tin và truyền thông,
về tài liệu điện tử, và về các chương trình đào tạo từ xa, đào tạo E-Learning và đào tạo
theo hình thức học tập lồng ghép (blended learning) thông qua việc đào tạo và đào tạo lại,
đào tạo tại chỗ và cử cán bộ đi học ngắn hạn và dài hạn.
- Nâng cấp, hoàn thiện và tạo ra sự đồng bộ / tương thích của hệ thống quản trị thư
viện tích hợp trong toàn ĐH.
- Căn cứ vào các tiêu chí đánh giá về thư viện trong Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng
trường đại học do Bộ GD&ĐT ban hành để tăng cường đầu tư đúng trọng tâm và đúng
mục đích cho thư viện thông qua các nguồn lực khác nhau (ngân sách nhà nước, học phí,
các nguồn ủng hộ, tài trợ, các hoạt động xã hội hóa thư viện) nhằm không chỉ phục vụ
cho mục đích đánh giá và kiểm định chất lượng thư viện nói riêng và đại học nói chung
mà còn góp phần nâng cao hiệu quả và hiệu suất hoạt động của thư viện.
2. Công tác chuyên môn
- Thực hiện các hoạt động hỗ trợ tối đa công tác xây dựng, quảng bá và hướng dẫn
sử dụng, khai thác bài giảng E-Learning của ĐHTN trong và ngoài khuôn khổ của Dự án
“Xây dựng học liệu E-learning góp phần đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo
của Đại học Thái Nguyên” được triển khai trong giai đoạn 2017 – 2020 như: cử cán bộ
Trang 14


tham gia các lớp tập huấn về E-Learning, tìm hiểu cách vận hành hệ quản trị LMS và
LCMS với tư cách là người sử dụng, tìm hiểu cấu trúc, định dạng của các bài giảng điện
tử, cơ chế tương tác giữa người học – người dạy – người quản trị, các khó khăn và thuận
lợi khi sử dụng bài giảng điện tử … Trên cơ sở đó, chuẩn bị bộ tài liệu hướng dẫn người

học cách đăng ký, truy cập, khai thác và sử dụng các bài giảng điện tử, hướng dẫn người
học các phương pháp học tập theo hình thức E-Learning. Đồng thời tích cực chủ động
liên lạc với các giảng viên, bộ môn có bài giảng điện tử để hỗ trợ thày cô tra cứu, khai
thác học liệu phục vụ cho việc sản xuất và giảng dạy theo hình thức E-Learning. TTHL
sẽ đề xuất mức phí tối thiểu để các Trường phối hợp xây dựng bài giảng điện tử tại
Trung tâm.
- Tiếp tục chủ động tham gia vào quá trình kiểm định chất lượng giáo dục của nhà
trường. Trước hết, các thư viện cần đào tạo CBVC về các tiêu chí trong Bộ tiêu chuẩn
của Bộ GD&ĐT, và trong Bộ tiêu chuẩn của Mạng lưới đảm bảo chất lượng các trường
ĐH Đông Nam Á (AUN – QA) cũng như quy trình cụ thể thực hiện kiểm định và vai trò,
nhiệm vụ của thư viện trong các tiêu chí và quy trình đó. Lập kế hoạch ngắn hạn và dài
hạn nhằm đề ra các mục tiêu, mục đích và phân công rõ trách nhiệm cho các cá nhân, tập
thể chịu trách nhiệm từng nội dung trong các tiêu chí có liên quan tới thư viện. Thường
xuyên kiểm tra, giám sát tiến độ và đối chiếu với các yêu cầu của các bộ tiêu chí. Tham
khảo, học hỏi kinh nghiệm từ các thư viện đã triển khai và được đánh giá đạt tiêu chí
thư viện.
- Tiếp tục triển khai các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ như tận dụng tối đa
nguồn lực cơ sở vật chất, tài nguyên thông tin và con người để tăng cường hiệu quả phục
vụ bạn đọc từ xa và trực tiếp; quảng bá học liệu theo nhiều hình thức khác nhau, trong đó
tập trung vào các hình thức ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông như RSS Feed,
mạng xã hội, website; trưng bày, triển lãm sách theo chủ đề nhằm kỷ niệm các ngày lễ
lớn; tập huấn chuyên môn nghiệp vụ cho CBVC và người sử dụng.
- Đẩy mạnh tiến độ chuyển đổi từ thư viện truyền thống sang thư viện điện tử theo
hướng đồng bộ, đầu tư có chọn lọc, có tính kế thừa và tương thích cao.
- Củng cố mối liên kết trong và ngoài hệ thống thư viện ĐHTN, tiếp tục tìm kiếm
các dự án và đối tác nhằm nâng cao chất lượng phục vụ, trình độ của cán bộ và đời sống
vật chất tinh thần cho CBVC trong các thư viện./.

Trang 15



PHỤ LỤC
(Nguồn: Báo cáo của thư viện các đơn vị)
Phụ lục 1: Đội ngũ CBVC TTTV ĐHTN

TT

Số lượng
CBVC

Đơn vị

2016

2017

So với
năm
2016

Số CB hợp
đồng
2016

2017

So với
năm
2016


1

ĐH Kỹ thuật CN

7

7

0

1

1

0

2

ĐH Sư phạm

12

12

0

12

11


-1

3

ĐH KT & QTKD

9

7

-2

7

6

-1

4

ĐH Nông lâm

6

7

1

3


3

0

5

ĐH Khoa học

5

5

0

2

3

1

6

ĐH Y dược

5

6

1


1

2

1

7

ĐH CNTT & TT

5

5

0

3

3

0

8

CĐ Kinh tế kỹ thuật

2

2


0

1

1

0

9

Khoa Ngoại ngữ

2

2

0

2

1

-1

10

Trung tâm HL

47


47

0

20

21

1

100

100

0

52

52

0

Tổng số

Phụ lục 2: Chất lượng đội ngũ CBVC ĐHTN

Trình độ
TT

Đơn vị


Số CB đạt
chuẩn

Chuyên ngành

Sau
ĐH

ĐH

Thư
viện

CN
TT

Ngoại
ngữ

Khác

TA

TH

1

ĐH Kỹ thuật CN


2

5

4

2

1

0

5

6

2

ĐH Sư phạm

1

11

6

3

0


3

12

11

3

ĐH KT & QTKD

4

3

3

4

7

7

4

ĐH Nông lâm

2

5


1

3

5

5

5

ĐH Khoa học

3

2

3

2

5

5

6

ĐH Y dược

1


5

4

0

6

4

Trang 16

2

1

1

1


Trình độ
TT

Đơn vị

Số CB đạt
chuẩn

Chuyên ngành


Sau
ĐH

ĐH

Thư
viện

CN
TT
3

Ngoại
ngữ

Khác

TA

TH

5

5

0

2


2

2

7

ĐH CNTT & TT

1

4

2

8

CĐ Kinh tế kỹ
thuật

0

1

2

9

Khoa Ngoại ngữ

1


1

1

10

Trung tâm HL

27

17

9

11

8

22

32

24

Tổng số

42

54


35

22

12

34

79

71

%

40.8

52.4

34.0

21.4

11.7

33.0

76.7

68.9


1

Phụ lục 3: Cơ sở vật chất, trang thiết bị và đầu tư

Tổng diện tích (m2)

TT

Đơn vị

Năm
2017

Năm
2016

Số lượng máy tính
(bộ)

Tăng/ Năm
giảm 2017

Năm
2016

Kinh phí đầu tư năm
2017 (triệu đồng)
Bổ
Bổ

sung
Tăng sung
tài
Khác
/giảm tài liệu
liệu
in ấn
điện
tử

1

ĐH KTCN

3476

3476

0

58

58

0

0

0


26

2

ĐH Sư phạm

2934

2934

0

150

150

0

154

60

58

3

ĐH KT &
QTKD

728


728

0

213

213

0

73

0

10.2

4

ĐH Nông Lâm

1400

1400

0

7

7


0

45

100

4

5

ĐH Khoa học

180

180

0

10

10

0

15

0

0


6

ĐH Y dược

520

520

0

53

49

4

233.5

0

42

7

ĐH CNTT &
TT

1000


1000

0

27

27

0

150

0

0

8

CĐ KT -KT

145

145

0

42

42


0

0

0

0

9

Khoa Ngoại ngữ

160

160

0

2

2

0

0

0

0


10

Trung tâm HL

8000

8000

0

370

370

0

489

345

861

Trang 17


Tổng diện tích (m2)

TT

Đơn vị


Năm
2017

Tổng số

Năm
2016

Số lượng máy tính
(bộ)

Tăng/ Năm
giảm 2017

18543 18543

0

Kinh phí đầu tư năm
2017 (triệu đồng)
Bổ
Bổ
sung
Tăng sung
tài
Khác
/giảm tài liệu
liệu
in ấn

điện
tử

Năm
2016

932

928

4

1159.5

505

1001.2

Phụ lục 4: Nguồn tài liệu in
Nguồn tài liệu in
TT

Tổng số tên

Đơn vị

Số tên báo, tạp chí

Tổng số bản


Năm
2017

Năm
2016

Tăng/
giảm

Năm
2017

Năm
2016

Tăng/
giảm

Năm Năm Tăng/
2017 2016 giảm

1

ĐH KTCN

4711

4709

2


101531

101006

525

0

0

0

2

ĐH Sư phạm

6843

6538

305

102433

99417

3016

53


30

23

3

ĐH KT&
QTKD

713

698

15

40234

39096

1138

44

34

10

4


ĐH Nông lâm

3900

3821

79

70000

69169

831

13

14

-1

5

ĐH Khoa học

5594

5588

6


18958

18773

185

15

15

0

6

ĐH Y dược

7753

7665

88

54718

54000

718

61


61

0

7

ĐH CNTT &
TT

1650

1535

115

22052

21398

654

22

17

5

8

CĐ Kinh tế KT


1549

1549

0

21128

21128

0

5

5

0

9

Khoa Ngoại
ngữ

1866

1622

244


6597

6333

264

60

60

0

10

Trung tâm HL

59526

57246

2280

121367

118753

2614

300


300

0

Tổng số

94105

90971

3134

559018

549073

9945

573

536

37

Phụ lục 5: Nguồn tài liệu điện tử
Tài liệu điện tử
TT

Đơn vị


Năm
2017

Năm
2016
Trang 18

Tăng/
giảm

Số CSDL
Năm
2017

Năm
2016

Tăng/ giảm


1

ĐH KT CN

1138

954

184


2

2

0

2

ĐH Sư phạm

1834

1613

221

2

2

0

3

ĐH KT& QTKD

1842

1666


176

8

8

0

4

ĐH Nông Lâm

11770

10178

1592

1

1

0

5

ĐH Khoa học

2398


2000

398

3

3

0

6

ĐH Y Dược

12000

6000

6000

3

3

0

7

ĐH CNTT & TT


4952

3350

1602

2

2

0

8

CĐ Kinh tế KT

0

0

0

0

0

0

9


Khoa Ngoại ngữ

1398

1398

0

1

1

0

10

Trung tâm HL

52141

46892

5249

18

18

0


Tổng số

89473

74051

15422

40

40

0

Phụ lục 6: Kết quả phục vụ

TT

Đơn vị

Lượt phục vụ tại
thư viện (lượt)

Tài liệu phục vụ
(lượt)

2017

2016


2017

2016

Bạn đọc sử dụng tài
liệu điện tử năm
2017 (lượt)
Tải tài
Truy cập
liệu

1

Đại học KTCN

49319

16780

19852

29980

62491

24300

2

Đại học Sư phạm


16440

19690

14540

18604

10000

250

3

ĐH KT&QTKD

8615

7780

11160

25907

83326

13581

4


Đại học Nông lâm

2853

3285

3361

4225

1832829

24873

5

ĐH Khoa học

2500

6000

4000

2000

6

ĐH Y dược


8004

11241

16204

27139

5200

7

Đại học CNTT

15018

11783

2174

1921

115950

8

CĐ KT KT

1100


1500

1143

2000

0

0

9

Khoa ngoại ngữ

1472

600

1673

1200

0

0

10

Trung tâm Học liệu


268296

305152

260486

303251

167242

68381

Tổng

373.617

383.811

334.593

416.22
7

2.277.038

132.975

Trang 19


300
1290


Phụ lục 7: Số lượt bạn đọc sử dụng trực tiếp TTHL

Số lượng (lượt)
TT

Đơn vị
Sinh viên

CB, GV,
HV,NCS

Tổng cộng

So với năm
2016 (%)

1

ĐH kỹ thuật CN

3,408

57

3,465


- 38.31

2

ĐH Sư phạm

7,113

97

7,210

- 25.94

3

ĐH KT & QTKD

49,544

13,604

63,148

6.15

4

ĐH Nông lâm


36,479

2,673

39,152

- 19.17

5

ĐH Khoa học

55,737

3,208

58,945

- 3.73

6

ĐH Y- Dược

13,625

1,419

15,044


20.46

7

ĐH CNTT & TT

35,338

713

36,051

- 34.67

8

Khoa Ngoại ngữ

21,705

275

21,980

14.41

9

Khoa Quốc tế


5,599

393

5,992

9.58

10

CĐ KT - KT

1,682

33

1,715

- 36.60

11

Bạn đọc cộng đồng

15,594

- 39.04

268,296


-12.08

Cộng

230,230

22,472

Phụ lục 8: Số lượt mượn /trả và tải tài liệu của TTHL
Tài liệu in ấn
STT

Đơn vị

Tài liệu điện tử

Số lượt
mượn

So với
năm 2016
(%)

Số lượt
dowload

So với
năm 2016
(%)


1

ĐH kỹ thuật CN

2,796

- 40.94

1,321

19.01

2

ĐH Sư phạm

7,725

- 28.26

2,807

12.41

3

ĐH KT & QTKD

62,118


3.85

8,872

- 10.08

4

ĐH Nông lâm

33,681

- 25.60

12,825

31.39

Trang 20


5

ĐH Khoa học

56,928

- 6.41

7,618


28.86

6

ĐH Y- Dược

18,414

6.75

2,994

10.44

7

ĐH CNTT & TT

38,669

- 23.79

4,124

2.79

8

Khoa Ngoại ngữ


20,111

12.09

2,174

17.20

9

Khoa Quốc tế

5,922

9.99

1,744

9.14

10

CĐ Kinh tế KT

1,648

- 28.29

463


- 16.88

11

Bạn đọc cộng đồng

12,474

- 55.81

23,439

9.53

260,486

- 14.10

68,381

11.59

Tổng

Trang 21




×