Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Kế toán tiêu thụ thành phẩm theo phương pháp kiểm kê định kỳ những vấn đề tồn tại và hướng giải quyết

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (95.27 KB, 12 trang )

Mơn: Kế tốn tài chính 2

GVHD: ThS. Nguyễn Phi Sơn

LỜI MỞ ĐẦU
Tiêu thụ là vấn đề cơ bản quyết định sự tồn tại và phát triển của các doanh
nghiệp. Bất kỳ một doanh nghiệp nào ở thời đại nào cũng luôn phải quan tâm đến
khâu tiêu thụ. Tiêu thụ là giai đoạn cuối cùng để thực hiện mục tiêu hàng đầu của
các doanh nghiệp đó là tối đa hố lợi nhuận. Thơng qua tiêu thụ, doanh nghiệp có
được doanh thu, nhanh chóng thu hồi vốn kinh doanh đồng thời tạo ra lợi nhuận.
Đây là điều kiện để doanh nghiệp tồn tại, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh và
nâng cao đời sống cho người lao động. Đặc biệt trong nền kinh tế thị trường, cạnh
tranh ngày càng gay gắt thì thực hiện tốt khâu tiêu thụ trở thành một trong những
quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp.
Kế toán là một công cụ hữu hiệu để quản lý khâu tiêu thụ. Thơng tin mà kế
tốn cung cấp về khối lượng thành phẩm tiêu thụ, doanh thu, chi phí, lợi nhuận giúp
cho nhà quản lý đa ra được các phương án tốt nhất nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt
động sản xuất kinh doanh. Kế toán tiêu thụ theo phương pháo kê khai thường xuyên
thích hợp cho những doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh những mặt hàng
có giá trị lớn, cịn kế tốn tiêu thụ thành phẩm theo phương pháp kiểm kê định kỳ
thích hợp cho những doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng có giá trị thấp số lượng lớn
nhiều chủng loại, quy cách.Vì vậy tuỳ vào tình hình của doanh nghiệp để lựa chọn
hình thức kế tốn thích hợp.
Do đó, em lựa chọn đề tài “ Kế toán tiêu thụ thành phẩm theo phương pháp
kiểm kê định kỳ - Những vấn đề tồn tại và hướng giải quyết” để nghiên cứu.

SVTH: Trương Sỹ Phong - Lớp B17QTC9

Trang 1



Mơn: Kế tốn tài chính 2

GVHD: ThS. Nguyễn Phi Sơn

CHƯƠNG I. LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN TIÊU THỤ THÀNH PHẨM
1.1 Khái niệm và nhiệm vụ kế toán tiêu thụ thành phẩm
Thành phẩm là sản phẩm đã kết thúc giai đoạn sản xuất cuối cùng của quy
trình cơng nghệ sản xuất của doanh nghiệp, được kiểm nghiệm đủ tiêu chuẩn kỹ
thuật quy định để nhập kho hoặc tiêu thụ.
Tiêu thụ là quá trình trao đổi để thực hiện giá trị của thành phẩm, hàng hóa
dịch vụ. Hay nói cách khác, đó là q trình chuyển hóa vốn của doanh nghiệp từ
hình thái hiện vật sang hình thái tiền tệ.
Để đáp ứng yêu cầu quản lý, kế toán tiêu thụ thành phẩm cần thực hiện các
nhiệm vụ sau:
Phản ánh chính xác, đầy đủ, kịp thời tình hình xuất bán thành phẩm.
Tính chính xác doanh thu, các khoản giảm trừ doanh thu và thanh toán với
Ngân sách Nhà nước về các khoản thuế phải nộp.
Hạch tốn chính xác chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp
Xác định kết quả của hoạt động tiêu thụ thành phẩm.
1.2 Các phương thức tiêu thụ thành phẩm
Công tác tiêu thụ thành phẩm trong doanh nghiệp có thể tiến hành theo nhiều
phương thức khác nhau như: tiêu thụ trực tiếp, chuyển hàng theo hợp đồng. Và việc
tiêu thụ thành phẩm nhất thiết được gắn với việc thanh tốn với người mua, bởi vì
chỉ khi nào doanh nghiệp thu nhận được đầy đủ tiền bán hàng hoặc được sự chấp
nhận trả tiền của khách hàng thì việc tiêu thụ mới được ghi chép trên sổ sách kế
toán. Việc thanh toán với người mua về thành phẩm bán ra được thực hiện bằng
nhiều phương thức: thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt, thanh toán bằng chuyển
khoản qua ngân hàng.
- Phương thức tiêu thụ trực tiếp: Là phương thức giao hàng cho người mua
trực tiếp tại kho, tại các phân xưởng sản xuất (không qua kho) của doanh nghiệp.

Sản phẩm khi bàn giao cho khách hàng được chính thức coi là tiêu thụ và đơn vị
bán mất quyền sở hữu về số hàng này.
- Phương thức chuyển hàng theo hợp đồng: Là phương thức mà bên bán
chuyển hàng cho bên mua theo địa chỉ ghi trong hợp đồng. Số hàng chuyển đi này
vẫn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp. Khi được bên mua thanh toán hoặc chấp

SVTH: Trương Sỹ Phong - Lớp B17QTC9

Trang 2


Mơn: Kế tốn tài chính 2

GVHD: ThS. Nguyễn Phi Sơn

nhận thanh toán về số hàng chuyển giao (một phần hay tồn bộ) thì số hàng chấp
nhận này mới đươc coi là tiêu thụ và doanh nghiệp mất quyền sở hữu về số hàng
hố đó .
- Phương thức bán hàng đại lý, ký gửi: là phương thức khi xuất hàng cho các
đại lý hoặc các đơn vị nhận bán hàng ký gửi thì số hàng này vẫn thuộc quyền sở
hữu của doanh nghiệp cho đến khi được tiêu thụ. Khi bán được hàng ký gửi, doanh
nghiệp sẽ trả cho đại lý hoặc bên nhận ký gửi một khoản hoa hồng tính theo tỷ lề
phần trăm trên giá ký gửi của số hàng ký gửi thực tế đã bán. Khoản hoa hồng này
được doanh nghiệp hạch tốn vào chi phí bán hàng.
- Phương thức bán hàng trả góp: là phương thức bán hàng thu tiền nhiều lần.
Khi giao hàng cho người mua thì lượng hàng chuyển giao được xác định là tiêu thụ.
Khách hàng sẽ thanh toán một phần tiền hàng ở ngay lần đầu để được nhận hàng,
phần còn lại sẽ được trả dần trong một thời gian nhất định và phải chịu một khoản
lãi suất đã được quy định trước trong hợp đồng.
- Hạch tốn tiêu thụ nơi bộ: Là việc mua bán sản phẩm, lao vụ, dịch vụ giữa

đơn vị chính với đơn vị trực thuộc hoặc giữa các đơn vị trực thuộc với nhau trong
cùng một công ty, một liên hiệp xí nghiệp, một tập đồn...
Ngồi các phương thức tiêu thụ chủ yếu trên cịn có các phương thức tiêu thụ
khác như: hàng đổi hàng, trả theo lương, thưởng cho cán bộ công nhân viên chức,
biếu tặng, quảng cáo, ...
Như vậy với các phương thức bán hàng khác nhau thì việc giao hàng và thu
tiền có những khoảng cách nhất định về không gian, thời gian nên việc xác định
doanh thu chỉ thực hiện trong trường hợp đã thu tiền hoặc chấp nhận thanh toán và
chuyển giao quyền sở hữu cho bên mua.
1.3 Hạch toán tiêu thụ theo phương pháp kiểm kê định kỳ
Phương pháp kiểm kê định kỳ là phương pháp không theo dõi một cách
thường xuyên liên tục về tình hình tiêu thụ thành phẩm, khơng phản ánh từng loại
mà chỉ phản ánh giá trị tồn kho đầu kỳ và cuối kỳ của chúng trên cơ sở kiểm kê cuối
kỳ.
1.3.1 Tài khoản sử dụng
a) Tài khoản 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

SVTH: Trương Sỹ Phong - Lớp B17QTC9

Trang 3


Mơn: Kế tốn tài chính 2

GVHD: ThS. Nguyễn Phi Sơn

Tài khoản này dùng để phản ánh tổng số doanh thu bán hàng và cung cấp dịch
vụ thực tế của doanh nghiệp trong kỳ và các khoản giảm doanh thu.
Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 511:
Bên Nợ:

-

Số thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế XNK, thuế GTGT phải nộp theo phương

pháp trực tiếp tính trên doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ thực tế của doanh
nghiệp trong kỳ.
-

Số chiết khấu thương mại, giảm gá hàng bán và doanh thu của hàng bán

bị trả lại kết chuyển cuối kỳ.
-

Kết chuyển doanh thu thuần vào tài khoản 911 – Xác định kết quả kinh

doanh.
Bên Có:
-

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp thực tế phát

sinh trong kỳ
-

Số thu trợ cấp, trợ giá của Nhà nước

-

Doanh thu kinh doanh BĐS đầu tư phát sinh trong kỳ


-

Tài khoản này khơng có số dư cuối kỳ

-

Tài khoản 511 được chi tiết thành 5 tài khoản cấp 2:
TK 5111: Doanh thu bán hàng hoá, được sử dụng chủ yếu cho các doanh

nghiệp kinh doanh hàng hoá, vật tư.
TK 5112: Doanh thu bán thành phẩm, được sử dụng ở các doanh nghiệp sản
xuất vật chất như công nghiệp, nông nghiệp, xây lắp, ngư nghiệp, lâm nghệp.
TK 5113: Doanh thu cung cấp dịch vụ được sử dụng cho các ngành kinh
doanh dịch vụ như giao thông vận tải, bưu điện, du lịch, dịch vụ công cộng, dịch vụ
khoa học kỹ thuật.
TK 5114: Doanh thu trợ cấp, trợ giá được dùng để phản ánh các khoản thu từ
trợ cấp, trợ giá của nhà nước khi doanh nghiệp thực hiện các nhiệm vụ cung cấp
hàng hoá, dịch vụ theo yêu cầu của Nhà nước.
TK 5117: Doanh thu kinh doanh BĐS đầu tư.
b) Tài khoản 512: Doanh thu bán hàng nội bộ

SVTH: Trương Sỹ Phong - Lớp B17QTC9

Trang 4


Mơn: Kế tốn tài chính 2

GVHD: ThS. Nguyễn Phi Sơn


Tài khoản này dùng để phản ánh doanh thu của số sản phẩm , hàng hóa, dịch
vụ tiêu thụ trong nội bộ doanh nghiệp. Các đơn vị nội bộ ở đây là các đơn vị trực
thuộc trong cùng một công ty, tổng công ty…
Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 512:
Bên Nợ:
- Số thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp
tính trên doanh số bán hàng và cung cấp dịch vụ thực tế trong nội bộ doanh nghiệp.
- Số giảm giá hàng bán và doanh thu của hàng bán bị trả lại.
- Kết chuyển doanh thu tiêu thụ nội bộ vào tài khoản 911.
Bên Có:
- Tổng số doanh thu bán hàng nội bộ của doanh nghiệp thực tế phát sinh trong
kỳ.
- Tài khoản này cuối kỳ khơng có số dư.
- Tài khoản 512 có 3 tài khoản cấp 2
TK 5121: Doanh thu bán hàng hoá.
TK 5122: Doanh thu bán các thành phẩm.
TK 5123: Doanh thu cung cấp dịch vụ.
c) Tài khoản 3387: Doanh thu chưa thực hiện
Tài khoản này dùng để phản ánh doanh thu chưa thực hiện trong kỳ của doanh
nghiệp.
Kết cấu và nội dung phản ánh trên tài khoản 3387:
Bên Nợ:
- Kết chuyển doanh thu chưa thực hiện sang tài khoản 511.
- Kết chuyển doanh thu chưa thực hiện sang tài khoản 515 (tiền lãi, thu nhập
cho thuê tàu sản, cho người khác sử dụng tài sản, cổ tức, lợi nhuận được chia...)
- Phân bổ chênh lệch lãi tỷ giá hối đoái phát sinh và đánh giá lại các khoản
mục tiền tệ có gốc ngoại tệ của hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản (giai đoạn trước
hoạt động) đã hồn thành vào tài khoản 515.
Bên Có:
- Ghi nhận doanh thu chưa thực hiện phát sinh trong kỳ.


SVTH: Trương Sỹ Phong - Lớp B17QTC9

Trang 5


Mơn: Kế tốn tài chính 2

GVHD: ThS. Nguyễn Phi Sơn

- Kết chuyển chênh lệch lãi tỷ giá hối đoái phát sinh vá đánh giá lại các khoản
mục tiền tệ có gốc ngoại tệ của hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản (giai đoạn trước
hoạt động) khi hoàn thành đầu tư.
Số dư bên Có:
- Doanh thu chưa thực hiện cịn lại cuối kỳ.
- Chênh lệch lãi tỷ giá hối đoái phát sinh và đánh giá lại các khoản mục tiền tệ
có gốc ngoại tệ của hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản (giai đoạn trước hoạt động)
khi hoàn thành đầu tư chưa xử lý.
Tài khoản này cần được mở chi tiết để theo dõi từng khoản doanh thu chưa
thực hiện cũng như chênh lệch tỷ giá chưa phân bổ.
d) Tài khoản 632: Giá vốn hàng bán
Tài khoản này dùng để phản ánh trị giá vốn của thành phẩm, hàng hóa, dịch
vụ, tiêu thụ trong kỳ.
Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 632:
Bên Nợ:
- Trị giá vốn của thành phẩm tồn kho đầu kỳ.
- Trị giá vốn của thành phẩm sản xuất hoàn thành nhập kho trong kỳ.
- Trị giá vốn của lao vụ, dịch vụ đã hồn thành trong kỳ.
- Trị giá vốn của hàng hóa đã xuất bán trong kỳ.
Bên Có:

- Kết chuyển giá vốn của thành phẩm tồn kho cuối kỳ vào bên Nợ TK 155.
- Kết chuyển giá vốn của hàng hóa đã gửi bán nhưng chưa xác địn là tiêu thụ.
- Kết chuyển giá vốn của thành phẩm, dịch vụ, hàng hóa đã xuất bán vào tài
khoản 911
Tài khoản này khơng có số dư cuối kỳ.
1.3.2 Trình tự hạch tốn
a) Đầu kỳ, kết chuyển trị giá vốn hàng chưa tiêu thụ
Nợ TK 632
Có TK 155: Giá vốn thành phẩm tồn kho đầu kỳ
Có TK 157: Trị giá vốn thành phẩm gửi bán, ký gửi tại đại lý chưa bán
đầu kỳ.
SVTH: Trương Sỹ Phong - Lớp B17QTC9

Trang 6


Mơn: Kế tốn tài chính 2

GVHD: ThS. Nguyễn Phi Sơn

b) Trong kỳ kinh doanh, căn cứ vào các chứng từ phản ánh nhập, xuất, tiêu thụ, sản
xuất, dịch vụ kế toán ghi các bút toán sau:
* Phản ánh doanh thu
Doanh thu được ghi nhận khi đồng thời thoả mãn tất cả 5 điều kiện sau:
- Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở
hữu sản phẩm hoặc hàng hoá cho người mua.
- Doanh nghiệp khơng cịn nắm giữ quyền quản lý hàng hoá như người sở hữu
hàng hoá hoặc quyền kiểm soát hàng hoá.
- Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn.
- Doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán

hàng.
- Xác định chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng.
Nếu thu bằng tiền hoặc bán chịu
Nợ TK 111, 112: Doanh thu bằng tiền đã thu
Nợ TK 131: Phải thu ở khách hàng
Có TK 3331: Thuế GTGT phải nộp
Có TK 511: Doanh thu bán hàng
* Trường hợp khách hàng được hưởng chiết khấu thanh toán, số chiết khấu đã
chấp thuận cho khách hàng ghi:
Nợ TK 521: Số chiết khấu khách hàng được hưởng
Nợ TK 3331: Số thuế GTGT trả lại cho KH theo số chiết khấu KH được
hưởng
Có TK 111, 112: Trả tiền cho người mua
Có TK 131: Trừ vào số tiền phải thu ở khách hàng
Có TK 3388: Số chiết khấu chấp nhận nhưng chưa thanh toán cho KH
* Trường hợp giảm giá hàng bán trên giá thỏa thuận do hàng kém phẩm
chất, sai quy cách:
Nợ TK 532: Số giảm giá hàng bán khách hàng được hưởng
Nợ TK 3331: Thuế GTGT trả lại cho KH theo số giảm giá KH được hưởng
Có TK 111, 112: Xuất tiền trả cho người mua
Có TK 131: Trừ vào số tiền phải thu ở người mua
SVTH: Trương Sỹ Phong - Lớp B17QTC9

Trang 7


Mơn: Kế tốn tài chính 2

GVHD: ThS. Nguyễn Phi Sơn


Có TK 3388: Số giảm giá chấp nhận nhưng chưa thanh toán
* Trường hợp phát sinh hàng bán bị trả lại do các nguyên nhân khác nhau: vi
phạm hợp đồng, hàng không đúng chủng loại, quy cách.
Phản ánh trị giá vốn của hàng bán bị trả lại (chỉ ghi trong trường hợp đã xử lý,
bồi thường, bán thu bằng tiền, tính vào chi phí bán hàng…Trường hợp nhập kho
hay gửi tại kho người mua thì khơng ghi)
Nợ TK 1388: Quyết định cá nhân bồi thường
Nợ TK 334: Quyết định trừu vào lương
Nợ TK 711: Tính vào chi phí khác
Nợ TK 111, 112: Bán phế liệu thu bằng tiền
Có TK 632: Giá vốn hàng bán bị trả lại đã xử lý
Phản ánh doanh thu và thuế GTGT của số hàng bán bị trả lại
Nợ TK 531: Doanh thu của hàng bán bị trả lại
Nợ TK 3331: Thuế GTGT trả lại cho KH tính theo số doanh thu của hàng bị
trả lại
Có TK 111, 112: Xuất tiền trả lại cho khách hàng
Có TK 131: Trừ vào số tiền phải thu của khách hàng.
c) Cuối kỳ, kết chuyển giá trị thành phẩm chưa tiêu thụ cuối kỳ
Nợ TK 155: Thành phẩm tồn kho
Nợ TK 157: Thành phẩm gửi bán chưa tiêu thụ
Có TK 632: Giá vốn thành phẩm chưa tiêu thụ cuối kỳ
Kết chuyển giá vốn hàng bán đã xác định là tiêu thụ để xác định kết quả
Nợ TK 911
Có TK 632
Kết chuyển toàn bộ các khoản giảm giá, chiết khấu bán hàng, doanh thu của hàng
bán bị trả lại vào tổng doanh thu bán hàng trong kỳ
Kết chuyển chiết khấu bán hàng
Nợ TK 511:
Có TK 521: Kết chuyển chiết khấu bán hàng
Kết chuyển doanh thu hàng bán bị trả lại

Nợ TK 511:

SVTH: Trương Sỹ Phong - Lớp B17QTC9

Trang 8


Mơn: Kế tốn tài chính 2

GVHD: ThS. Nguyễn Phi Sơn

Có TK 531: Kết chuyển doanh thu hàng bán bị trả lại
Kết chuyển giảm giá hàng bán
Nợ TK 511:
Có TK 532: Kết chuyển giảm giá hàng bán
Đồng thời kết chuyển doanh thu thuần về tiêu thụ
Nợ TK 511:
Có TK 911:

SVTH: Trương Sỹ Phong - Lớp B17QTC9

Trang 9


Mơn: Kế tốn tài chính 2

GVHD: ThS. Nguyễn Phi Sơn

CHƯƠNG II. NHỮNG VẤN ĐỀ TỒN TẠI VÀ HƯỚNG GIẢI QUYẾT
2.1 Ưu điểm

Kế toán tiêu thụ thành phẩm theo phương pháp kiểm kê định kỳ không theo
dõi, kê khai thành phẩm mỗi lần xuất tiêu thụ theo từng loại vì vậy phương pháp
này có ưu điểm là giảm khối lượng cơng việc ghi chép sổ cho kế tốn.
2.2 Hạn chế
- Cơng việc kiểm kê thường vào cuối kỳ nên kế toán phải làm việc nhiều vào
cuối kỳ. Do đó hiệu quả cơng việc khơng cao dẫn đến có nhiều sai sót.
- Trong q trình kinh doanh nhà quản lý khơng thể nắm bắt được tình hình
tiêu thụ thành phẩm của doanh nghiệp, khơng biết mặt hàng nào được tiêu thụ
nhanh chóng, mặt hàng nào bị ứ động do công việc kiểm kê chỉ được thực hiện định
kỳ dẫn đến chậm trễ khi đưa ra các giải pháp, các chiến lược tiêu thụ sản phẩm.
- Việc kiểm kê không thường xuyên nên khó phát hiện sai sót nếu khi kiểm kê
thành phẩm tồn kho khơng trùng với sổ kế tốn.
2.3 Hướng giải quyết
- Khi chưa kiểm kê thì khơng thể xác định được giá vốn hàng bán, số lượng
tiêu thụ, số lượng tồn kho do đó gây khó khăn trong cơng tác quản lý, khơng đánh
giá được hiệu quả kinh doanh vì vậy cần phải xây dựng các phương pháp ước tính
giá vốn hàng bán. Kế tốn có thể xác định được giá vốn hàng bán để xác định kết
quả kinh doanh vào bất cứ thời điểm nào của quá trinh kinh doanh mà không phải
chờ kết quả kiểm kê.
- Để quản lý một cách chặt chẽ hơn chúng ta nên kết hợp giữa kế toán tiêu thụ
thành phẩm theo phương pháp kê khai thường xuyên và phương pháp kiểm kê định
kỳ. Theo đó kế tốn trong doanh nghiệp tiến hành ghi chép số lượng thành phẩm
tiêu thụ trong kỳ chỉ theo số lượng trên sổ chi tiết cho từng loại thành phẩm.
Phương pháp này cho phép doanh nghiệp có thể giảm cơng việc ghi chép nhưng vẫn
có thể xác định được mức độ tiêu thụ thành phẩm vào bất cứ thời điểm nào trong
quá trình kinh doanh.
- Doanh nghiệp cần xây dựng đội ngũ kế tốn viên có trình độ chun môn
nghiệp vụ cao, hiểu biết và nắm vững các chuẩn mực kế toán hiện hành để làm kế
toán theo đúng quy định của pháp luật giảm thiểu những sai sót. Muốn vậy phải


SVTH: Trương Sỹ Phong - Lớp B17QTC9

Trang 10


Mơn: Kế tốn tài chính 2

GVHD: ThS. Nguyễn Phi Sơn

thường xuyên tổ chức cho các kế toán viên tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng
nâng cao trình độ chuyên môn nhằm tiếp thu những cái mới, nắm bắt được những
sửa đổi, bổ sung trong quy định luật kế toán hiện hành. Đồng thời phải có sự phân
cơng phù hợp năng lực chun mơn của từng kế tốn viên đảm bảo phản ánh đúng,
đủ và hợp lý các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên sổ sách kế toán.
- Doanh nghiệp nên sử dụng những phần mềm kế toán để theo dõi tình hình
nhập xuất, tiêu thụ thành phẩm một cách chặt chẽ, chính xác. Từ đó nhà quản lý có
thể theo dõi, kiểm tra và đưa ra chiến lược tiêu thụ thành phẩm thích hợp.

SVTH: Trương Sỹ Phong - Lớp B17QTC9

Trang 11


Mơn: Kế tốn tài chính 2

GVHD: ThS. Nguyễn Phi Sơn

KẾT LUẬN
Với mỗi doanh nghiệp thì việc thực hiện tốt cơng tác kế tốn sẽ góp phần
quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, căn cứ vào

những số liệu mà kế toán phản ánh doanh nghiệp sẽ đưa ra được những chính sách
và chiến lược kinh doanh hợp lý giúp doanh nghiệp nâng cao sức cạnh tranh và
đứng vững trên thị trường. Phần kế toán tiêu thụ thành phẩm là một phần hành kế
toán khá quan trọng, là một cơng tác kế tốn khơng thể thiếu tạo cơ sở cho doanh
nghiệp xác định được kết quả kinh doanh của mỗi kỳ kế toán và lập kế hoạch kinh
doanh cho những kỳ kế toán tiếp theo.
Tuy nhiên, kế toán tiêu thụ thành phẩm theo phương pháp kiểm kê định kỳ
cịn nhiều hạn chế nên việc hồn thiện kế toán tiêu thụ theo phương pháp kiểm kê
định kỳ khơng chỉ góp phần đảm bảo thơng tin nhanh nhạy, kịp thời mà cịn tiết
kiệm đựơc chi phí hạch tốn nhằm nâng cao hiệu quả quản lý của doanh nghiệp.
Do thời gian tìm hiểu thực tế khơng nhiều và trình độ cịn hạn chế nên đề tài
này khơng tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự dóng góp giúp đỡ
của thầy để đề tài này được hoàn chỉnh hơn.

SVTH: Trương Sỹ Phong - Lớp B17QTC9

Trang 12



×