Tải bản đầy đủ (.doc) (59 trang)

báo cáo thực tập bệnh viện gia định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (205.28 KB, 59 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là báo cáo thực tập của riêng tôi. Các số liệu, kết quà ghi trong báo
cáo này là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ báo cáo nào khác.

1


LỜI CÁM ƠN
Kính gửi Quý Thầy Cô của Trường Cao Đẳng Kinh Tế-Kỹ Thuật Miền Nam và các
Thầy Cô, Anh Chị Dược Sĩ làm việc trong khoa Dược của bệnh viện Nhân Dân Gia Định.
Trong những ngày học tập và làm việc thực tế tại cơ sở, em đã học tập được rất
nhiều kiến thức mới, những kỹ năng ứng xử trong giao tiếp và làm việc tập thể nhờ sự
hướng dẫn của các Thầy Cô và anh chị dược sĩ làm việc trong khoa dược. Em xin cám ơn
và sẽ khắc ghi những lời dạy quý báu.
Bên cạnh đó, em cũng nhận ra rằng khi đi thực tập thực tế sẽ nhận được nhiều sự
giúp đỡ, hỗ trợ và có thêm nhiều kiến thức chuyên môn, kỹ năng sống để em làm việc tại
Bệnh viện. Đó chính là nhờ sự giảng dạy của quý Thầy Cô Trường Cao Đẵng Kinh Tế Kỹ
Thuật Miền Nam một cách tận tâm và lòng yêu nghề.
Xin cho em kính gửi lời cám ơn đến Ban Giám Đốc và quý Thầy Cô của Trường
đã tạo mọi điều kiện tốt nhất để em được học tập và đi thực tế.
Em xin chân thành cám ơn!.

LỜI MỞ ĐẦU
2


Sức khỏe là vốn quý nhất của con người, là nền tảng của mọi công trình, là điều
kiện cơ bản của cuộc sống hạnh phúc, là nhân tố quan trọng trong việc phát triển
Kinh tế- Văn hóa- Xã hội và bảo vệ Tổ Quốc. Vì chỉ có sức khỏe con người mới
có thể sống, làm việc và cống hiến hết tài năng góp phần vào công cuộc xây dựng
Đất nước phồn vinh và giàu đẹp hơn. Nhà nước luôn đặt công tác chăm sóc và


bảo vệ sức khỏe nhân dân lên hàng đầu.
“LƯƠNG Y NHƯ TỪ MẪU” đó là 5 chữ vàng Bác Hồ kính yêu của chúng ta
dành tặng cho các cán bộ nhân viên nghành Y- Dược. Đây là lời dạy, lời nhắc nhở
về lương tâm của người thầy thuốc, là một trong hai nghề luôn được nhân dân coi
trọng và được tôn làm thầy.
Kết hợp việc học và thực tập tốt nghiệp là một phần quan trọng không thể thiếu
trong quá trình học tập để trở thành một Dược sỹ tương lai.
Bệnh viện NHÂN DÂN GIA ĐỊNH là đơn vị có nhiệm vụ then chốt chăm sóc
sức khỏe cho nhân dân cùng với đội ngũ cán bộ, công nhân viên giàu kinh
nghiệm, giàu nhiệt huyết đã khám và chữa bệnh cho hàng ngàn lượt bệnh nhân,
đáp ứng phần lớn nhu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân.
Bên cạnh các khoa, thì khoa Dược có vị trí quan trọng với chuyên môn nhiệm vụ
hậu cần cho nghành Y tế và cung ứng thuốc. Khoa Dược BV luôn hoàn thành tốt
nhiệm vụ, cung ứng đầy đủ mọi nhu cầu về thuốc men, y cụ, y tế phục vụ cho
điều trị nội ngoại trú, góp phần không nhỏ trong công tác chăm sóc sức khỏe cho
nhân dân.

3


MỤC LỤC
PHẦN CHUNG: giới thiệu về đơn vị thực tập............................................................
1.Tên đơn vị thực tập......................................................................................................
2.Sơ đồ tổ chức của Khoa Dược.....................................................................................
3.Tổng quan chức năng của khoa Dược..........................................................................
4.Chức năng, nhiệm vụ của Dược sĩ ..............................................................................

PHẦN 1: Tại vị trí thực tập.........................................................................................
I-KHO ĐÔNG Y...........................................................................................................
1.Quy trình phát thuốc Đông Y.......................................................................................

2. Một số dược liệu ở bệnh viện......................................................................................
II-KHO CHẴN..............................................................................................................
1. Chức năng, nhiệm vụ của kho chẵn............................................................................
2. Quy chế thuốc gây nghiện...........................................................................................
3. Quy chế thuốc hướng tâm thần...................................................................................
4. Qui trình cấp phát thuốc từ kho chẵn ra kho lẽ...........................................................
5. Qui trình nhập hàng và nhận hàng..............................................................................
6. Cách sắp xếp hàng hóa tại kho chẵn...........................................................................
7. Sơ đồ kho chẵn...........................................................................................................
8. Qui trình bảo quản thuốc.............................................................................................
III. KHO LẺ..................................................................................................................
1.Chức năng nhiện vụ của thủ kho..................................................................................
2. Qui trình cấp phát thuốc từ kho lẻ lên các khoa lâm sàng...........................................
3. Công tác kiễm hàng, đối chiếu....................................................................................
IV-QUẦY THUỐC........................................................................................................
1.Tìm hiểu về toa thuốc..................................................................................................
2. kĩ năng, giao tiếp, tư vấn dược....................................................................................
3. Qui trình cấp phát thuốc cho bệnh nhân......................................................................
4. Thu hồi một số nhãn thuốc hiện có.............................................................................
V-BỘ PHẬN THỐNG KÊ DƯỢC CHÍNH
1. Báo cáo định kỳ..........................................................................................................
2. Báo cáo phản ứng có hại của thuốc.............................................................................
VI-PHA CHẾ.................................................................................................................
1.Nội dung phòng pha chế dùng ngoài............................................................................
2. Một số thuốc pha chế ở khoa Dược.............................................................................
3. Qui trình pha chế........................................................................................................
4. Qui chế nhãn...............................................................................................................
PHẦN 2: Tổng kết cuối kỳ thực tập tại khoa Dược...................................................

PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP

4


1.TÊN ĐƠN VỊ VÀ ĐỊA CHỈ THỰC TẬP:
Tên đơn vị: BỆNH VIỆN NHÂN DÂN GIA ĐỊNH.
Địa chỉ:

Số 01 Nơ Trang Long, Quận Bình Thạnh, Thành Phố Hồ Chí Minh

Điện thoại: 08.38412692
Fax:

08.38412700

Wedside:



° QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN:
-Trong những thập niên đầu của thế kỷ XX, bệnh viện Gia Định sơ khai do người
Pháp xây dựng với bảng hiệu là Hôpital de Gia Dinh.
-Năm 1945, Hôpital Gia Dinh được đổi tên thành viện Nguyễn Văn Học. Đến năm 1968,
bệnh viện được phá đi xây dựng lại với mô hình 4 tầng để tiếp nhận điều trị khoảng 450500 bệnh nhân nội trú và đổi tên thành Trung tâm thực tập y khoa Gia Định.
-Từ sau năm 1975, bệnh viện Nguyễn Văn Học được đổi tên thành bệnh viện Nhân Dân
Gia Định. Đến 1996, bệnh viện được phong hạng làm bệnh viện loại I với nhiệm vụ khám
chữa bệnh và cơ sở thực hành của trường đại học chữa bệnh và là cơ sở thực hành của
trường Đại học Y dược TP Hồ Chí Minh.
-Từ bệnh viện ban đầu được xây dựng với quy mô cho 450-500 bệnh nhân nội trú và
khoảng 1000 lượt người đến khám chữa bệnh ngoại trú, hiện nay lượng người đến khám
chữa bệnh nội và ngoại trú trung bình 3000 lượt/ngày. Trước tình hình quá tải của nội và

ngoại trú, bệnh viện đã xây dựng mới khu khám bệnh-cấp cứu 4 tầng với tổng diện tích
10.100m2, đã đưa vào sử dụng tháng 7/2007.
Hiện nay, BV Nhân Dân Gia Định là BV đa khoa loại I trực thuộc cơ sở Y tế TP.HCM.
Ngoài ra BV còn có đủ các khoa lớn với nhiều phân khoa sâu, BV được trang bị khá đầy
đủ trang thiết bị Y tế nhằm nâng cao chất lượng chẩn đoán, điều trị và chăm sóc BN.
Hằng năm, BV còn tiếp nhận khoảng 1500 học viên đến thực tập thuộc về trung học, đại
học và sau đại học.

5


2. SƠ ĐỒ TỔ CHỨC KHOA DƯỢC:

Trưởng khoa dược
ThS.DS. Nguyễn Thị Việt Thi

Phó khoa dược
(ThS.DS. Nguyễn Thị Mỹ Bình- DS.CK1 Võ Thị Kiều Quyên)

Tổ nghiệp vụ dược

Pha
chế

Thốn
g kê
tổng
hợp

Thống



Thống

nội
trú

Thông
tin
thuốcDLS

Tổ cấp phát chính

Kho
chẵn
thuốc

Cấp
phát lẻ
nội trú

Tổ cấp phát
ngoại trú

Kho lẻ
ngoại
trú

Nhà thuốc


Kho
chẵn
nhà
thuốc

Kho
lẻ
nhà
thuốc

Thống

ngoại
trú

6


3. TỔNG QUAN VỀ CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA KHOA DƯỢC:
3.1 CHỨC NĂNG:
- Khoa Dược là khoa chuyên môn chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Giám đốc bệnh viện.
khoa Dược có chức năng quản lý và tham mưu cho Gíam đốc bệnh viện về toàn bộ công
tác dược trong bệnh viện.
- Thực hiện công tác chuyên môn về dược. tổng hợp, nghiên cứu về đề xuất các vấn đề về
công tác dược trong toàn bệnh viện.
- Nghiên cứu khoa học kỹ thuật về dược, tham gia huấn luyện sinh viên và đào tạo cán bộ.
- Quản lý thuốc, hóa chất, vật tư y tế tiêu hao và các chế độ chuyên môn về dược.
3.2 NHIỆM VỤ:
1. Lập kế hoạch cung ứng thuốc bảo đảm đủ số lượng, chất lượng cho nhu cầu điều trị và
thử nghiệm lâm sang.

2. Quản lý theo dõi việc nhập thuốc, cấp phát thuốc cho nhu cầu đột xuất khác khi có
yêu cầu.
3.Đầu mối tổ chức, triển khai hoạt động của hội đồng thuốc và điều trị.
4. Bảo quản thuốc theo đúng nghuyên tắc “ Thực hành tốt bảo quản thuốc - GSP”.
5.Tổ chức pha chế thuốc, hóa chất sát khuẩn, bào chế thuốc Đông y, sản xuất thuốc từ
dược liệu sử dụng trong bệnh viện.
6. Thực hiện công tác Dược lâm sang, thông tin, tư vấn về sử dụng thuốc, tham gia công
tác cảnh giác dược, theo dõi, báo cáo thông tin liên quan đến tác dụng không mong muốn
của thuốc.
7. Quản lý, theo dõi việc thực hiện các quy định chuyên môn về dược tại các khoa trong
bệnh viện.
8. Nghiên cứu khoa học và đào tạo, là cơ sở thực hành của các trường Đại học, Cao đẳng
và Trung học về dược.
7


9. Phối hợp với các khoa cận lâm sàng và lâm sang theo dõi, kiểm tra, đánh giá, giám sát
việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, đặc biệt là sử dụng kháng sinh và theo dõi tình hình
kháng sinh trong bệnh viện.
10. Tham gia chỉ đạo tuyến.
11. Tham gia hội chẩn khi được yêu cầu.
12. Tham gia theo dõi, quản lý kinh phí khi sử dụng thuốc.
13. Quản lý hoạt động của Nhà thuốc bệnh viện theo quy định.
14. Thực hiện nhiệm vụ cung ứng, theo dõi, quản lý, giám sát, kiểm tra, báo cáo về vật
tư Y tế tiêu hao( bong, băng, cồn, gạc) khí y tế đối với các cơ sở y tế chưa có Vật tư –
Trang thiết bị y tế và được người đứng đầu các cơ sở đó giao nhiệm vụ.

4. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA DƯỢC SỸ :
4.1 Chức năng:
- Bảo quản, xuất nhập thuốc, hóa chất và y dụng cụ, trang thiết bị y tế theo quy định.

- Quản lý, cấp phát thuốc tại các cơ sở khám chữa bệnh và kinh doanh Dược phẩm đúng
quy chế, đúng kỹ thuật.
4.2 Nhiệm vụ:
- Nghiêm chỉnh thực hiện đúng nội quy trong công tác.
- Thực hiện đầy đủ nguyên tắc về “ Thực hành tốt bảo quản thuốc – GSP”(chú ý những
thuốc bảo quản theo điều kiện đặc biệt, lạnh mát), đảm bảo an toàn của kho.
- Kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc xuất, nhập thuốc theo quy định(đúng số lượng, chất
lượng ghi trên phiếu không tẩy xóa, sữa chữa).
- Nhập xuất theo nguyên tắc FIFO, FEFO. Nghiêm cấm việc cho cá nhân vay mượn, đổi
thuốc.
8


- Tham gia sản xuất thuốc thong thường trong phạm vi được giao.
- Hướng dẫn bệnh nhân và cộng đồng về sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và hiệu quả.
- Tham gia các chương trình Y tế tại nơi công tác.
- Xác định nhu cầu, lập kế hoạch cung ứng thuốc, thường xuyên cập nhật kiến thức
chuyên môn nghiệp vụ, rèn luyện sức khỏe để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của công
tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.
- Thực hiện luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân và những quy định về chuyên môn nghiệp vụ.

9


PHẦN 1: TẠI VỊ TRÍ THỰC TẬP
I.PHÒNG PHA CHẾ THUỐC ĐÔNG Y:
1/ PHÒNG PHA CHẾ:
- Diện tích khoảng 40m2.
- Trưởng phòng: Lương y Tạ Quốc Cường
- Có tất cả 54 loại thuốc được sắp xếp trong từng ngăn tủ riêng, theo thứ tự A-B-C.

- Nhiệt độ bảo quản dưới 300C, độ ẩm < 70%.
- Dụng cụ sử dụng: cân, chén sứ, ấm điện.
2/ QUY TRÌNH BÓC THUỐC ĐÔNG Y:
- Nhận toa thuốc Đông y từ Khoa Y học cổ truyền.
- Lưu toa trên máy tính.
- Chuẩn bị Dược liệu theo toa.
- Chuẩn bị giấy gói thuốc ghi tên bệnh nhân.
- Cân Dược liệu theo tên bệnh nhân.
- Kiểm soát + đóng gói.
3/ CÁCH SẮC THUỐC:
- Sắc nước 1: Bỏ Dược liệu vào ấm sắc thuốc( ấm bằng sành hay sứ), đổ vào 3 chén nước
đầy, sắc còn 8 phân.
- Sắc nước 2: Đổ them vào 2 chén nước đầy, sắc còn ½ chén.
* Uống thuốc lúc còn ấm. Trong trường hợp đặc biệt cần theo hướng dẫn của lương y hay
bác sĩ điều trị.
4 MỘT SỐ LOẠI CÂY DƯỢC LIỆU:
° Lạc tiên:
-Tên khoa học: Passiflora feotida Passifloraceae.
- Đặc điểm cây: thân mềm dạng dây leo, có long mềm dài 1,5mm, lá hình tim, mọc so le,
có 3 thùy, hoa mộc đơn đôc 5 canh màu trắng, già chuyển màu tím nhạt. Quả hình trứng,
bọc bởi lớp vỏ lưới (áo ngoài), chin rất thơm, ăn được.
10


-Bộ phận dùng: phần trên mặt đất phơi hay sấy khô của cây Lạc Tiên.
- Công dụng: làm thuốc ngủ, an thần, chửa suy nhược thần kinh, kinh nguyệt sớm, đau
bụng nhiệt( thường phối hợp các vị thuốc khác như lá vông, lá dâu).
- Cách dùng: dùng ngày 8-20g dạng thuốc sắc hoạc cao lỏng.
° Đảng sâm:
-Tên khoa học: Codonopsis javanica Campanulaceae.

- Đặc điểm cây: Đảng Sâm là cây thân thảo, leo bằng thân quấn. Thân leo dài 2-3m, phân
nhánh nhiều. Lá mọc đối, hình tim, mép nguyên, lượn song hoặc hơi khía rang cưa, mặt
trên màu xanh lục, mặt dưới có long nhung trắng. Hoa mọc riêng ở kẽ lá, cuống dài 2-6
cm, đài gồm 5 phiến hẹp, tràng hình chuông màu trắng, chia 5 thùy. Quả nang hình cầu có
5 cạnh mờ, đầu trên có một núm nhỏ hình nón, khi chin màu tím hoặc đỏ. Rễ phình thành
củ hình trụ dài, đường kính 1,5-2,0 cm, phía trên to, phía dưới có phân nhánh, màu vàng
nhạt.
- Bộ phận sử dụng: rễ củ.
- Công dụng: Rễ củ đảng sâm được dùng làm thuốc chữa tỳ vị kém, kém ăn, mệt mỏi, cơ
thể suy nhược, thuốc bổ dạ dày
Viễn chí:
-Tên khoa học: Polygala sibirica Polygalaceae
- Bộ phận dùng: Rễ và vỏ rễ
-thành phần hóa học: Saponin, tinh dầu
- Công dụng: Ho, long đàm, thông tiểu, an thần
II. KHO CHẴN:
- Kho thuốc là nơi tiếp nhận, xuất nhập, bảo quản các loại thuốc, hóa chất, dụng cụ, phân
phối theo kế hoạch. Là khâu trung gian giữa sản xuất và tiêu thụ. Đồng thời cũng là nơi
tồn trữ, xử lý, đóng gói lại các loại hàng hóa kém chất lượng, hàng thu hồi….
- Kho chẵn là nơi tiếp nhận thuốc từ các công ty giao và bán cho bệnh viện, từ đó cấp phát
thuốc cho kho lẻ.
- Nhân sự : 1 Dược sỹ đại học, 2 Dược sỹ trung học.
- Thủ kho: Dược sỹ.
11


1 CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ KHO CHẴN:
1.1 Chức năng:
Bảo quản, xuất nhập thuốc theo đúng quy định, cấp phát xuất nhập hàng.
1.2 Nhiệm vụ:

- Kiểm tra nhập hàng đúng số lượng, chất lượng theo hóa đơn, chứng từ hợp lệ, kiểm tra
số đăng kí, nơi sản xuất, số kiểm soát, hạn dùng 1 năm.
- Phân loại, sắp xếp thuốc trong kho theo quy chế Dược chính, cế độ bảo quản và theo
hướng dẫn của Dược sỹ. Kho phải gọn gàng, trật tự, dễ thấy, dễ lấy, dễ kiểm tra, dễ cấp
phát nhanh chóng, chính xác, chú ý phòng chống cháy nổ, lụt bão, mối mọt, chuột.
- Thường xuyên kiểm tra, nắm vững chất lượng của thuốc có trong kho, đặc biệt các loại
thuốc có hạn dùng, kháng sinh, những thuốc ít dùng, ứ đọng để báo cáo với Dược sỹ phụ
trách.
- Cấp phát thuốc cho kho lẻ, điều tri ngoại trú theo phiếu lãnh thuốc đúng quy định.
- Có trách nhiệm phòng gian bảo mật, khi phát hiện có vấn đề gì nghi vấn trong xuất nhập
phải báo cáo ngay với Dược sỹ.
- Tham gia cải tiến kỹ thuật và trực dược.
2 QUY TRÌNH NHẬN HÀNG VÀ NHẬP HÀNG:
2.1 Thủ tục mua hàng:
* Lập dự trù mua hàng:
- Dự trù thuốc là chuẩn bị thuốc để sử dụng trong thời gian tiếp theo( khoảng 1 tháng, 1,5
tháng).
- Thuốc quý hiếm khó mua dự trù mua dùng trong 06 tháng.
- Thông thường làm dự trù bổ sung khoảng ngày 20 cuối tháng.
- Căn cứ vào:
+ Danh mục thuốc, vật tư Y tế tiêu hao và hóa chất xét nghiệm trong bệnh viện.
+ Kế hoạch mua hàng hằng quý, kế hoạch năm đã được Phó Giám đốc phụ trách
dược và hội đồng thuốc phê duyệt.
+ Báo cáo tổng hợp nhập xuất, tồn kho để lập dự trù cho phù hợp nhu cầu sử dụng
trong tháng.
12


+ Dự trù thuốc độc A-B, thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần đã được Sở ký
duyệt.

+ Dự trù hoặc đơn đặt hàng của các khoa cận lâm sang về hóa chất, thuốc thử, vật
tư y tế.
+Nhu cầu sử dụng bình quân hàng tháng, vào định mức tồn kho tối thiểu.
Trưởng khoa Dược xác định yêu cầu mua hàng, lập dự trù số lượng hàng hóa và
nơi cung ứng, ký tên, giao nhân viên tiếp liệu tiến hành thủ tục đặt mua hàng.
* Chọn nhà cung ứng:
- Trưởng Khoa Dược đề xuất tiêu chuẩn đánh giá nhà cung ứng để Ban Giám Đốc phê
duyệt làm căn cứ đánh giá, chọn lựa nhà cung ứng.
- Nhà cung ứng phải đạt những yêu cầu sau:
+ Có giấy phép kinh doanh và giấy phép hành nghề Dược.
+ Sản phẩm cung ứng được sản xuất tại các nhà máy đạt tiêu chuẩn GMP.
+ Sản phẩm cung ứng phải có giấy phép lưu hành của Bộ Y tế Việt Nam.
+ Nhà cung ứng được chọn dựa trên kết quả xét thầu đã được phê duyệt và hình
thức mua hàng trực tiếp đối với một số hàng hóa.
+ Việc chào hàng và ký hợp đồng cung ứng tiến hành 6 tháng hoặc 1 năm 1 lần.
+ Đảm bảo hàng hóa giao đúng tiến độ thời gian yệu cầu 24-36 giờ sau khi có đơn
đặt hàng.
+ Có chính sách hậu mãi tốt, giải quyết sự cố nhanh, dứt điểm.
+ Ngoại trừ các tiêu chí về chất lượng, tiêu chí chủ yếu để chọn nhà cung ứng là
giá cả.
+ Việc gởi chào hàng có thể được thực hiện bằng cách gửi trực tiếp, bằng Fax,
bằng đường bưu điện hoặc bằng các phương tiện khác.
+ Nhà cung ứng được chọn sẽ chịu trách nhiệm cung ứng theo yêu cầu đã hoạch
định.
- Nếu sản phẩm thuốc, hóa chất, vật tư Y tế mua mới, phải có danh sách các nhà cung ứng
thích hợp và yêu cầu họ báo giá cho các danh mục riêng biệt này.
13


- Nếu có nhà cung ứng mới, Trưởng Khoa Dược tổ chức đánh giá năng lực của nhà cung

ứng đó nhằm đáp ứng yêu cầu mà BV đã nêu rõ trong tiêu chuẩn nhà cung ứng và đề nghị
báo giá cho từng yêu cầu riêng biệt.
- Hình thức mua hàng trực tiếp trong trường hợp bổ sung hợp đồng cũ đã thực hiện
xong(dưới 1 năm) hoặc hợp đồng đang thực hiện với điều kiện có nhu cầu tăng them số
lượng hàng hóa má trước đó đã được chọn thầu.
- Trưởng Khoa Dược phải điền vào phiếu hoặc Biên bản đánh giá nhà cung ứng để trình
Ban Gíam đốc phê duyệt.
- Tất cả các nhà cung ứng được bệnh viện chọn phải chịu sự đánh giá xem xét của BV và
có phiếu theo dõi quá trình cung cấp của nhà cung ứng, để ghi nhận tình trạng của nhà
cung ứng. bất kỳ thiếu sót nào trong việc cung ứng cũng phải được ghi nhận lại vào phiếu
này.
- Hội đồng thuốc phải chú ý đến các nhà cung ứng nào bị ghi nhận vào sổ này 3 la62nthi2
phải cân nhắc xem nên giữ nhà cung ứng này trong danh sách nhà cung ứng được duyệt
hay không và phải ghi ý kiến vào phiếu theo dõi này.
- Định kỳ 1 năm 1 lần, Trưởng khoa Dược và hội đồng thuốc phải phối hợp xem xétđánh
gía lại các nhà cung ứng.
* Tiến hành thủ tục cần thiết cho việc mua hàng:
- Từ dự trù đã có chữ ký của Trưởng Khoa Dược, nhân viên tiếp liệu mua hàng tiến hành
thủ tục mua hàng.
- Các yêu cầu tối thiểu càn có trong hợp đồng hoặc phiếu đặt hàng:
+ Tên công ty cung ứng, địa chỉ.
+ Chủng loại, mã số, tên hàng hóa, nhãn hiệu, hàm lượng.
+ Số lượng, chất lượng, quy cách, bao bì, công dụng của hàng hóa.
+ Điều kiện và tiến độ mua hàng.
+ Các điều kiện về tài chính, thương mại, thể thức thanh toán.
- Liên hệ đặt hàng bằng điện thoại, fax hoặc email.
- Người đặt hàng ký tên, ghi họ tên, ngày tháng năm.
14



2.2 Nhập hàng:
- Nhập theo hóa đơn công ty Dược đã giao.
- Nhập đúng số lượng, lô SX, HD đã ghi trên hóa đơn.
- Hóa đơn nhập xong(chờ xác nhận).
- Sauk hi nhập xong chuyển bộ phận kế toán xác nhận lại giá thầu, số lượng, lô SX, HD.
Nếu đúng chính xác thuốc đã nhập xong và xuất cho các kho lẻ nội trú.
2.3 Nhận hàng:
- Nhận theo dự trù( DS Trưởng Khoa Dược).
- Nhân viên tiếp liệu gọi hàng, đặt theo công ty Dược.
- Thủ kho chẵn nhận hàng theo số lượng dự trù.
- Khi nhận hàng kiểm tra số lượng, chất lượng thuốc, lô SX và HD. Nếu HD dưới 1 năm
phải xin ý kiến của Trưởng khoa.
- Hàng nhận vào kho sắp xếp gọn gang và phải bảo quản đúng nhiệt độ cho mỗi loại
thuốc. Đặt biệt Vaccin phải bảo quản tủ riêng.
Quy định kiểm tra xác nhận sản phẩm mua vào:
- Khi công ty đến giao hàng tại kho, hoặc nhân viên tiếp liệu nhận hàng từ công ty về, thủ
kho căn cứ trên hóa đơn, đối chiếu với dự trù, kiểm thực tế hàng hóa đủ số lượng và đạt
chất lượng yêu cầu về hình thức cảm quan.
+ Nếu không có vấn đề gì, thủ kho ký xác nhận người nhận hàng vào hóa đơn
chính và phụ.
+ Nếu có vấn đề: tên thuốc lạ, HD của hàng bị cận(dưới 1 năm), số lượng giao bất
thường…báo cáo Dược sỹ Trưởng khoa xin ý kiến chủ đạo.
- Sau đó trong vòng 24h mời Hội đồng sẽ kiểm thực tế từng mặt hàng theo nội dung:
Đúng tên thuốc đúng hóa đơn giao hàng, dủ số lượng, hàm lượng đúng, hãng SX, quy
cách đóng gói, nơi SX, số đăng ký, số kiểm soát, HD, chất lượng cảm quan và nguyên
nhân hư hao, thừa thiếu.
+ Ghi biên bản nhập theo nội dung trên và có chữ ký của các thành viên Hội đồng
nhập kho.
15



+ Thuốc độc bảng A-B, thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần, phải làm trên
biên bản nhập riêng theo quy chế.
+ Các lọ thuốc có tác dụng sinh học mạnh phải có giấy báo lô SX, và HD kèm
theo.
+ Khi có vấn đề hàng nguyên đai, nguyên kiện bị hư hao, thừa thiếu, Hội đồng sẽ
ủy quyền cho Khoa Dược kiểm hàng giai đoạn 2.
+ Thành phần gồm: Dược sỹ Dược chính vá các thủ kho.
+ Tiến hành khai bao gói, kiểm hàng đến đơn vị nhỏ nhất (viên, ống, chai, lọ, gói,
cái).
+ Kiểm lại số lượng,soát xét chất lượng, ghi nhận vào biên bản.
+ Để riêng số lượng hư hỏng, ghi nhận số lượng hư hỏng hoặc thừa thiếu.
- Nếu hàng hư hỏng có giá trị dưới 100.000 đồng làm biên bàn xin hủy tại BV và có nhập
số hàng hóa còn lại.
- Nếu hàng hư hỏng có giá trị trên 100.000đ, thuốc độc A-B, thuốc gây nghiện, thuốc
hướng tâm thần phải làm trên biên bản gởi về công ty để yêu cầu bồi thường(bồi hoàn).

16


° BẢNG DỰ TRÙ:
Bộ Y tế Tp.HCM

MS:060/BV-01

Bệnh viện Nhân Dân Gia Định

Số:

Khoa Dược

DỰ TRÙ THUỐC
Ngày…..tháng…..năm……..
Kính gởi:………………………………………………………..
S

Tên thuốc,nồng độ,hàm

Đ

Hãng,nước

Số

Đơn

Thành

Ghi

T

lượng

V

SX

lượng

giá


tiền

chú

T
1
2
3

T
Klamentin 625mg
Doxycyclin 100mg
Lidocain HCL 2% 2ml
Ngày……tháng……năm……

Người lập bảng

Trưởng khoa Dược

Giám đốc
( Ký tên và đóng dấu)

+ Dự trù bổ sung giống mẫu dự trù trên nhưng số lượng ít hơn.

° PHIẾU XUẤT KHO:
17


Bệnh viện Nhân dân Gia Định


Mẫu số: C12 – H
Số PX: 000058
Số PL: 000178
PHIẾU XUẤT KHO

Họ tên người nhận hàng:………………………

Xuất tại kho: Kho chẵn(Thuốc)

Nơi nhận: Kho lẻ nội trú

Lý do xuất kho: Xuất nội bộ

Ngày xuất:……….

S



Tên

Hãng,

Đ

T

dược


thuốc,nồng

nước SX

V

T

độ,hàm

T

lượng

Số lượng
Yêu

Thực

cầu

xuất

Hạn SD/Số

SL



sau

khi
cần
trừ

Thuốc gây nghiện
1
MorT3
Morphin
2

TraT10

Vidiphar* Ốn

Một

Một

01/12/2017

10mg 1 ml
Tramadol

VN
Hameln-

g
trăm
Ốn Một


trăm
Một

081214
01/09/2017

100mg/2ml

GERMA

g

nghìn

438067

nghìn

NY
+ Phiếu xuất kho đối với thuốc gây nghiện.

Bệnh viện Nhân dân Gia Định

Mẫu số: C12 – H
Số PX: 000150
Số PL: 001858
18


PHIẾU XUẤT KHO

Họ tên người nhận hàng:………………………
Nơi nhận: Phòng mổ-cấp cứu-gây mê
STT

Xuất tại kho: Kho chẵn(Thuốc)

Ngày xuất:… Lý do xuất kho: Xuất nội bộ



Tên thuốc,

Hãng,

dược

nồngđộ,

nước SX

ĐVT

hàm lượng

Số lượng
Yêu

Thực

cầu


xuất

Hạn SD/Số

SL



sau
khi
cần
trừ

Hướng tâm thần
1
EpheT1 Ephedrin
2

PacT5

Vidiphar*VN

30mg 1 ml
Pacciflam

Hameln-

50mg/1ml


GERMANY

Ống
Ống

2.00
7.00

2.00

01/09/2017

Hai

7.00

4301215
01/01/2017

Bảy

402083

+ Phiếu xuất kho đối với thuốc hướng tâm thần.

2.3 CÁCH SẮP XẾP HÀNG HÓA TẠI KHO CHẴN:
19


- Hàng nhập về được sắp xếp trên Pallet, kệ, tủ theo phân loại.

- Tất cả đều sắp xếp theo nguyên tắc: 3 dễ - 5 chống.
2.4 QUY TRÌNH CẤP PHÁT THUỐC TỪ KHO CHẴN RA KHO LẺ:
- Theo nguyên tắc: 3 tra 3 đối.
- Thời gian: thứ 2 và thứ 5 hàng tuần.
+ Ghi phiếu lĩnh thuốc phù hợp với loại thuốc cần lĩnh, căn cứ trên số lượng tồn
kho và số lượng cấp phát trong 15 ngày, ghi 2 phiếu giống nhau.
+ Ký và ghi nhận họ tên ở vị trí người nhận phiếu lĩnh.
+ Trình dược phụ trách kho lẻ.
+ Nộp sổ lãnh thuốc cùng với bảng kiểm hàng cho Dược sỹ phó khoa phụ trách
kho.
- Dược sỹ phó khoa phụ trách kho căn cứ trên từng kho chẵn và trên bảng kiểm hàng của
từng thủ kho ở kho lẻ để cân đối và duyệt số lượng cấp cho các kho và giao sổ lại cho thủ
kho chẵn.
- Dược sỹ thủ kho chẵn nhận sổ lãnh thuốc của kho lẻ.
+ Kiểm tra theo phiếu lãnh đã hợp lệ chưa( có đủ chữ ký của thủ kho, Dược sỹ
phụ trách các bộ phận.
+ Kiểm tra lại tên hàng, hàm lượng, quy cách đã đúng chưa.
+ Ký tên và ghi rõ họ tên ở vị trí người giao trên phiếu.
+ Xé phiếu.
+ Chuẩn bị các mặt hàng theo đúng số lượng được duyệt.
+ Kiểm tra bằng cảm quan chất lượng và hạn dùng thuốc trước khi giao nhận.
+ Đối chiếu tên thuốc, hàm lượng, số lượng giữa số hàng đã chuẩn bị và trên
phiếu lãnh.
+ Bàn giao cho các thủ kho lẻ các mặt hàng từng khoảng một, đánh dấu trên phiếu
lãnh những khoảng đã giao.
- Thủ kho lẻ nhận thuốc có trách nhiệm kiểm tra lại số lượng hàng đã nhận, đối chiếu với
sổ lãnh thuốc trước khi rời kho chẵn.
20



2.5 QUY TRÌNH BẢO QUẢN THUỐC:
- Thực hiện 5 chống cho tất cả các kho:
+ chống quá hạn dùng
+ chống ẩm mốc
+ chống mối mọt
+ chống cháy nổ
+ chống mất mát, lãng phí
- Không để hỏng vỡ, thừa thiếu, mất mát vượt quá mức quy định, hạn chế xảy ra đến mức
tối thiểu.
- Kho phải đảm bảo thông thoáng, được trang bị hệ thống làm lạnh, máy điều hòa nhiệt
độ, nhiệt kế, ẩm kế và quạt thông gió đảm bảo nhiệt độ bảo quản.
+ kho mát : nhiệt độ phòng < 300
+ kho lạnh: 20 - 80
+ ngăn đông lạnh: -100
+độ ẩm trung bình: < 75%.
- Theo dõi HD thuốc, vật tư Y tế, hóa chất cháy, thuốc thử( bảng theo dõi HD thuốc đính
kèm)
- Thuốc nhập phải có HD 1 năm trở lên. Trường hợp thuốc nhập về kho có HD dưới 1
năm, thủ kho có trách nhiệm báo cáo và có ý kiến phê duyệt của Trưởng kho khi đưa vào
sử dụng.
- Thuốc hết hạn sử dụng, hư hao, dễ vỡ, thủ kho làm báo cáo theo mẫu, Trưởng khoa
Dược ký, trình ban giám đốc xin hủy dưới sự giám sát của Hội đồng thanh lý thuốc, lập
biên bản thanh lý thuốc theo đúng quy định.
2.6 SƠ ĐỒ KHO CHẴN:

- Nhiệt độ phòng < 300C
- Độ ẩm < 70%
21



Tủ lạnh 1
T0C=2-80C

KHU VỰC THUỐC DỊCH TRUYỀN

TỦ
THUỐC ÍT
DÙNG

TỦ
THUỐC ÍT
DÙNG

(2)

THUỐC KHÁNG SINH CHÍCH

THUỐC NHỎ
MẮT
TAI-MŨI-HỌNG

THUỐC VIÊN

THUỐC
GÓI, BỘT

THUỐC ỐNG, LỌ, CHÍCH

(3)


THUỐC ĐÔNG Y

THUỐC LAO KẾ
HOẠCH HÓA
GIA ĐÌNH

THUỐC KHÁNG
SINH (VIÊN)

THUỐC ỐNG, LỌ,
CHÍCH

THUỐC KHÁNG
SINH CHÍCH

III. KHO LẺ:
1/ CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA THỦ KHO:

1.1 Chức năng:
22


Bảo quản, xuất nhập thuốc theo đúng quy định, cấp phát – xuất nhập chính xác.
1.2 Nhiệm vụ:
- Thực hiện đúng nội quy kho.
- chịu trách nhiệm xuất nhập thuốc trong phạm vi được phân công.
- Thường xuyên nắm vững số lượng, chất lượng, hạn dùng của thuốc. Chú ý các thuốc ít
dùng, ứ đọng, báo dược sỹ phụ trách. Thuốc cận hạn dùng phải báo cáo 03 tháng trước
khi thuốc hết hạn sử dụng.
- Cấp phát thuốc cho các khoa phòng theo sổ lãnh thuốc hợp lệ, đảm bảo đầy đủ chế độ,

nội quy đã quy định.
- làm ký hiệu các thuốc quý hiếm, đắt tiền.
- định kỳ báo cáo tình hình tồn kho, hao hụt để kịp thời xử lý.
- Tham gia cải tiến và trực dược.
2/ QUY TRÌNH CẤP PHÁT THUỐC TỪ KHO LẺ LÊN CÁC KHOA LÂM SÀNG:
- Theo nguyên tắc 3 tra 3 đối.
- Các khoa nộp:
Mỗi ngày: sổ lãnh thuốc kèm theo sổ tổng hợp thuốc hàng ngày hoặc sổ sử dụng thuốc
trực.
- Dược sỹ phụ trách tổ cấp phát sẽ ký duyệt các loại sổ hội đủ các điều kiện sau:
+ Đúng sổ(phiếu).
+ Ghi nhận đầy đủ các cột, mục.
+ Có chữ ký của BS Trưởng khoa hoặc BS được ủy quyền ký sổ.
+ Đối chiếu: Đúng số lượng giữa phiếu lãnh và sổ tổng hợp thuốc hằng ngày hoặc
sổ thuốc trực.
+ DS tổ cấp phát có thể cấp thay mặt hàng khác cùng loại hoặc them bớt cho phù
hợp với tình hình tồn kho của Khoa Dược.
+ Mỗi phiếu lãnh phải có hai bảng giống nhau để khoa Dược lưu 1 bản, còn 1 bản
lưu lại trong sổ của khoa.
- Điều dưỡng của khoa nhận lại sổ, ký nhận trên phiếu lãnh rồi đưa cho các thủ kho để
nhận hàng.
23


- Thủ kho nhận sổ lãnh của khoa sẽ phải:
+ Kiểm tra phiếu lãnh đã hợp lệ chưa.
+ Kiểm tra lại tên hàng, hàm lượng, quy cách, số lượng ghi trên phiếu đã đúng
chưa.
+ Ký giao.
+ Xé phiếu.

+ Chuẩn bị các mặt hàng đúng như trên phiếu.
+ Kiểm tra bằng cảm quan chất lượng hàng hóa trước khi giao nhận.
+ Đối chiếu tên hàng, hàm lượng, quy cách, số lượng, giữa số hàng đã chuẩn bị và
số hàng trên phiếu lãnh.

2.3 SƠ ĐỒ KHO LẺ:

24


Bàn xác nhận
phiếu

Bàn phát thuốc
gây nghiện hướng
tâm thần
Bàn phát thuốc
viên

Cửa vào kho lẻ

Bàn phát thuốc
ống, lọ, chích
Bàn tổ trưởng
ký toa
phiếu lĩnh
thuốc

Thuốc dùng ngoài
và dịch truyền


Tủ lạnh 1

Tủ lạnh 2
Nhiệt độ 280C

Tủ lạnh để Vắccin

Tủ lạnh 3

THẺ NGANG KIỂM HÀNG KHO LẺ NỘI TRÚ:
SỞ Y TẾ P.HCM
BỆNH VIỆN NHÂN DÂN GIA ĐỊNH
THẺ NGANG
25


×