Tải bản đầy đủ (.pdf) (192 trang)

Sự gắn kết trong gia đình công nhân khu công nghiệp hiện nay (nghiên cứu trường hợp khu công nghiệp bắc thăng long hà nội)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.63 MB, 192 trang )

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN MẠNH THẮNG

sù g¾n kÕt trong gia ®×nh c«ng nh©n
khu c«ng nghiÖp hiÖn nay
(Nghiên cứu trường hợp Khu công nghiệp Bắc Thăng Long Hà Nội)

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH XÃ HỘI HỌC

HÀ NỘI - 2018


HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN MẠNH THẮNG

sù g¾n kÕt trong gia ®×nh c«ng nh©n
khu c«ng nghiÖp hiÖn nay
(Nghiên cứu trường hợp Khu công nghiệp Bắc Thăng Long Hà Nội)

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH XÃ HỘI HỌC
Mã số: 62 31 30 01

Người hướng dẫn khoa học: 1. GS.TS. NGUYỄN HỮU MINH
2. PGS.TS. ĐẶNG THỊ ÁNH TUYẾT

HÀ NỘI - 2018



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung
thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo
quy định.

Tác giả luận án

Nguyễn Mạnh Thắng


MỤC LỤC
Trang
1

MỞ ĐẦU

Chương 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ SỰ GẮN KẾT TRONG GIA
ĐÌNH CÔNG NHÂN

15

1.1. Hướng nghiên cứu liên quan đến gắn kết vợ chồng công nhân

15

1.2. Hướng nghiên cứu liên quan đến gắn kết cha mẹ và con cái

23


1.3. Hướng nghiên cứu liên quan đến gắn kết vợ chồng với ông bà

32

Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU SỰ GẮN
KẾT TRONG GIA ĐÌNH CÔNG NHÂN KHU CÔNG NGHIỆP

2.1. Một số khái niệm cơ bản

38
38

2.2. Cơ sở lý luận và các lý thuyết vận dụng vào nghiên cứu sự gắn
kết trong gia đình công nhân

48

Chương 3: THỰC TRẠNG GẮN KẾT TRONG GIA ĐÌNH CÔNG NHÂN
KHU CÔNG NGHIỆP BẮC THĂNG LONG

62

3.1. Đặc điểm gia đình công nhân khu công nghiệp

62

3.2. Gắn kết vợ chồng công nhân

71


3.3. Gắn kết cha mẹ với con cái

92

3.4. Gắn kết vợ chồng với ông/bà

107

Chương 4: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG
SỰ GẮN KẾT TRONG GIA ĐÌNH CÔNG NHÂN KHU
CÔNG NGHIỆP

4.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến gắn kết trong gia đình công nhân

117
117

4.2. Giải pháp tăng cường sự gắn kết trong gia đình công nhân khu
công nghiệp

129

KẾT LUẬN

146

KHUYẾN NGHỊ

150


DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

153

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

154

PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
KCN

:

Khu công nghiệp

KCX

:

Khu chế xuất

NLĐ

:

Người lao động


PVS

:

Phỏng vấn sâu

THCS :

Trung học cơ sở

THPT :

Trung học phổ thông


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1:

So sánh đoàn kết cơ học và đoàn kết hữu cơ của E.
Durkheim

57

Bảng 3.1:

Tương quan về quản lý tiền đối với tình trạng chung sống

76


Bảng 3.2:

Quyền quyết định của vợ chồng người công nhân tại
khu công nghiệp Bắc Thăng Long

Bảng 3.3:

78

Phân công công việc trong gia đình người công nhân
tại khu công nghiệp Bắc Thăng Long

82

Bảng 3.4:

Mức độ gắn kết thiếu bền vững qua các chỉ báo xung đột

87

Bảng 3.5:

Gắn kết vợ chồng qua đời sống tình dục xét nhóm tuổi

89

Bảng 3.6:

Gắn kết giữa cha mẹ và con cái trong chăm sóc


96

Bảng 3.7:

Những lo lắng của cha mẹ khi chăm sóc con cái theo
tương quan nhóm tuổi

Bảng 3.8:

97

Những khó khăn trong quá trình chăm sóc con cái
tương quan thành phần xuất thân

98

Bảng 3.9:

Sự gắn kết của cha mẹ với con cái trong giáo dục

102

Bảng 3.10:

Sự gắn kết vợ chồng với ông bà (bố mẹ đẻ) qua chăm sóc

108

Bảng 3.11:


Sự gắn kết vợ chồng với ông bà (bố mẹ vợ/chồng) qua
chăm sóc

109

Bảng 3.12:

Gắn kết giữa ông bà với con cái

110

Bảng 3.13:

Tần suất hỏi thăm ông bà của vợ/chồng

111

Bảng 3.14:

Tương quan giới tính về những khó khăn khi phụng
dưỡng chăm sóc ông bà

Bảng 4.1:

Ảnh hưởng của các yếu tố nhân khẩu học đến mức độ
gắn kết qua quyền lực giữa vợ chồng công nhân

Bảng 4.2:


112
117

Ảnh hưởng của các yếu tố nhân khẩu học đến mức độ
gắn kết trong phân công công việc giữa vợ và chồng
công nhân

Bảng 4.3:

118

Ảnh hưởng của các yếu tố nhân khẩu học đến mức độ
gắn kết giao tiếp của vợ chồng công nhân

119


Bảng 4.4:

Ảnh hưởng của các yếu tố nhân khẩu học đến mức độ
gắn kết trong đời sống tình dục của công nhân

Bảng 4.5:

Ảnh hưởng của yếu tố nhân khẩu học đến mức độ gắn
kết qua chăm sóc của cha mẹ đối với con cái

Bảng 4.6:

122


Ảnh hưởng của yếu tố nhân khẩu học đến mức độ gắn
kết qua chăm sóc và phụng dưỡng ông bà

Bảng 4.8:

121

Ảnh hưởng của yếu tố nhân khẩu học đến mức độ gắn
kết quả, giáo dục cha mẹ đối với con cái

Bảng 4.7:

120

123

Ảnh hưởng của các yếu tố đặc điểm công việc và điều
kiện sống đến mức độ gắn kết phân công công việc
của 2 vợ chồng

Bảng 4.9:

124

Ảnh hưởng của các yếu tố đặc điểm công việc và điều
kiện sống đến mức độ gắn kết giữa cha mẹ và con cái
qua chăm sóc

Bảng 4.10:


126

Ảnh hưởng của các yếu tố đặc điểm công việc và điều
kiện sống đến mức độ gắn kết giữa cha mẹ và con cái
qua giáo dục

Bảng 4.11:

127

Ảnh hưởng của các yếu tố đặc điểm công việc và điều
kiện sống đến mức độ gắn kết giữa vợ chồng với ông
bà qua chăm sóc và phụng dưỡng

128


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Trang
Biểu đồ 3.1:

Trình độ chuyên môn của gia đình công nhân khu
công nghiệp Bắc Thăng Long (N=450)

Biểu đồ 3.2:

Tương quan giới tính về tìm hiểu nhau trước hôn nhân
của công nhân tại khu công nghiệp Bắc Thăng Long


Biểu đồ 3.3:

67

69

Sự gắn kết về tài chính của vợ chồng công nhân tại
khu công nghiệp Bắc Thăng Long

75

Biểu đồ 3.4:

Gắn kết vợ chồng qua giao tiếp

85

Biều đồ 3.5:

Gắn kết bố mẹ với con cái qua truyền thông

93

Biểu đồ 3.6:

Gắn kết bố mẹ với con cái qua điện thoại

94


Biểu đồ 3.7:

Thời gian trung bình cha mẹ dành để chăm sóc con cái

95

Biểu đồ 3.8:

Tương quan giới tính dành cho việc học của con cái

100

Biểu đồ 3.9:

Những biểu hiện về gắn kết của con cái với cha mẹ

Biểu đồ 3.10:

qua giáo dục

103

Mô hình gia đình công nhân có 1 và 2 con

104


1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Gia đình là tế bào của xã hội; nhóm xã hội đặc thù hình thành trên cơ
sở hôn nhân, huyết thống và được pháp luật thừa nhận. Gia đình là một trong
những thành tố cơ bản, quan trọng cấu thành nên cấu trúc xã hội. Gia đình
không chỉ đơn giản là nhóm người chung sống với nhau do có quan hệ hôn
nhân và quan hệ huyết thống, cùng sản xuất, cùng hưởng thụ vật chất mà họ
còn gắn kết với nhau bằng những mối liên hệ tình cảm sâu sắc, từ nhỏ đến khi
trưởng thành và kể cả khi mất. Vì vậy, chức năng chăm sóc về mặt tâm lý,
tình cảm cho các thành viên trong gia đình ngày càng trở nên quan trọng. Khi
đời sống vật chất đã tạm ổn định, các nhu cầu tiêu dùng hàng ngày được đáp
ứng tốt hơn thì đời sống văn hóa, tâm lý tình cảm của các thành viên lại là yếu
tố quan trọng cần quan tâm để xây dựng hạnh phúc gia đình. Mỗi thành viên
sau giờ lao động mệt mỏi, căng thẳng ngoài xã hội, họ tìm thấy ở gia đình nơi
yên ổn nhất và yên ấm nhất để tâm sự chuyện trò, trao đổi với người thân
những băn khoăn, thắc mắc, những khó khăn gặp phải trong công việc cũng
như cùng chia sẻ những niềm vui, nỗi buồn. Họ tìm thấy ở gia đình mình sự
quan tâm, những tình cảm thân thiết đem lại cho họ sự yên ổn về mặt tâm lý,
sự hỗ trợ lẫn nhau giữa các thành viên về mặt tinh thần, tư tưởng.
Trong hơn hai thập kỷ gần đây, cùng với sự phát triển các khu công
nghiệp, xã hội đã chứng kiến nhiều thay đổi mạnh mẽ trong quá trình công
nghiệp hóa, đô thị hóa và toàn cầu hóa… Cùng với những thay đổi đó, gia
đình công nhân không còn là một ngoại lệ mà tất yếu trải qua nhiều thay đổi,
trong đó đã xuất hiện một mô hình gia đình kiểu mới - gia đình công nhân
trong khu công nghiệp. Mô hình gia đình này ngày càng tăng về số lượng và
phong phú, đa dạng, phức tạp về tính chất. Để nhận diện thực trạng sự gắn kết
về mô hình gia đình mới này, rất cần thiết có những nghiên cứu về nó dưới
góc độ khoa học, đây cũng là một lĩnh vực rộng lớn, phong phú và hứa hẹn
nhiều phát hiện lý thú.



2

Tính đến tháng 12/2016, cả nước có 324 khu công nghiệp (KCN) và 16
khu kinh tế, có tổng diện tích tự nhiên trên 92 nghìn ha, hiện có 220 KCN đã
đi vào hoạt động, thu hút trên 2,9 triệu công nhân, lao động, chiếm tỷ lệ 1315% lực lượng lao động cả nước [103]. Sự phát triển của các KCN mang lại
nhiều tác động tích cực trong tạo việc làm, thu hút một lực lượng lao động với
quy mô lớn và đa dạng về đặc trưng nhân khẩu học và xã hội, góp phần cho
sự hình thành và phát triển các gia đình công nhân trong các KCN hiện nay.
Tuy nhiên, hầu hết các KCN hiện nay chưa có quy hoạch về xây dựng nhà ở,
nhà trẻ mẫu giáo, cơ sở hạ tầng và các thiết chế văn hóa, xã hội phục vụ cho
công nhân; tình trạng mất cân bằng giới tính tại KCN; đời sống gia đình công
nhân KCN còn gặp nhiều khó khăn. Tiền lương và thu nhập thấp chưa đáp
ứng được mức chi tiêu cơ bản hàng ngày của gia đình công nhân, dẫn đến áp
lực về đời sống vật chất nên đại bộ phận gia đình công nhân KCN gặp rất
nhiều khó khăn trong việc chăm sóc, giáo dục con cái và người thân.
Công nghiệp hóa tuy không xóa bỏ các mô hình gia đình truyền thống
nhưng nó phá vỡ gắn kết gia đình truyền thống, tạo nên tính đa khuân mẫu gắn
kết của gia đình, trong đó khuôn mẫu gia đình truyền thống chỉ là một trong số
những khuân mẫu gắn kết gia đình còn tồn tại. Sự thay đổi quan trọng nhất của
chức năng gia đình là quá trình chuyển gia đình từ đơn vị sản xuất sang chủ yếu
là một đơn vị tiêu dùng, tiếp theo là việc chuyển một phần chức năng chăm sóc,
giáo dục con cái cho người thân và trường học do nữ công nhân ngày càng tham
gia nhiều hơn vào hoạt động tạo thu nhập từ doanh nghiệp. Những biến đổi đa
dạng về cấu trúc và chức năng gia đình đã khiến nhiều gia đình công nhân không
thích ứng và không kiểm soát được các mối quan hệ gắn kết trong gia đình công
nhân, dẫn đến mâu thuẫn, xung đột và bạo lực gia đình, ngoại tình, trẻ em và
người già không được chăm sóc, phụng dưỡng đầy đủ.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, 2 yếu tố gồm: ký kết được hợp
đồng sản xuất liên tục và có thị trường tiêu thụ hết hàng hóa làm ra hay không



3

cũng tạo ra tính bền vững của doanh nghiệp. Các yếu tố đó sẽ ảnh hưởng đến
mức lương của doanh nghiệp trả cho người lao động (NLĐ) và chiến lược đầu
tư cho nguồn nhân lực. Mặt khác, không ít trường hợp NLĐ vẫn còn “đứng
núi này trông núi nọ”, chỉ vì doanh nghiệp thiếu việc làm thường xuyên, dẫn
đến thu nhập bấp bênh không đảm bảo đời sống gia đình với biết bao chi
phí: nhà trọ, điện nước, đi lại… chưa kể đến chi phí cho các thành viên trong
gia đình có con nhỏ. Toàn cầu hóa và hội nhập cũng có thể dẫn đến những
hệ lụy về lối sống, có tác động tích cực đến những công nhân có bản lĩnh, và
có ý chí vươn lên, đồng thời cũng tác động tới một bộ phận công nhân học
theo, làm theo lối sống phương Tây như: sinh hoạt tình dục tự do, hiện
tượng chung sống với bạn tình, sống thử... có những công nhân chủ trương
không kết hôn sớm để được tự do, không phải bận rộn về trách nhiệm với
gia đình và con cái. Một số công nhân lại có xu hướng không muốn lập gia
đình, chủ trương sống độc thân. Những quan niệm lệch lạc của một số công
nhân về hôn nhân, gia đình ảnh hưởng trực tiếp đến việc duy trì và phát triển
các thế hệ nối tiếp.
Dưới tác động của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước làm cho sự
gắn kết trong gia đình công nhân KCN thiếu bền chặt và biến đổi về các chức
năng gia đình. Mô hình gia đình, đặc biệt có nhiều nữ công nhân đơn thân
nuôi con, nhiều gia đình công nhân ly thân, ly hôn, nhiều gia đình do vợ
chồng làm lệch ca nhau, không có nhiều thời gian chăm sóc nhau và con cái,
phải gửi con cái về quê nhờ ông bà, người thân trông giúp hoặc phải nghỉ việc
giữa chừng dẫn đến tình trạng gắn kết giữa các thành viên trong gia đình
"lỏng lẻo". Từ đó những lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài: "Sự gắn kết trong
gia đình công nhân khu công nghiệp hiện nay" làm luận án, nhằm góp phần
làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về gia đình Việt Nam nói chung, gia đình
công nhân KCN nói riêng, đặc biệt là sự tăng cường gắn kết trong gia đình

công nhân.


4

2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Làm rõ lý luận và thực tiễn sự gắn kết trong gia đình công nhân khu
công nghiệp; phân tích các yếu tố tác động làm biến đổi gắn kết trong gia đình
công nhân hiện nay; trên cơ sở đó đề xuất định hướng, giải pháp nhằm tăng
cường sự gắn kết trong gia đình công nhân KCN thời gian tới.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ một số vấn đề lý luận về sự gắn kết trong gia đình công nhân
khu công nghiệp;
- Đánh giá, phân tích thực trạng sự gắn kết trong gia đình công nhân ở
khu công nghiệp Bắc Thăng Long Hà Nội hiện nay;
- Phân tích các yếu tố tác động đến sự gắn kết trong gia đình công nhân
ở khu công nghiệp Bắc Thăng Long Hà Nội hiện nay;
- Đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường sự gắn kết bền vững trong gia
đình công nhân ở các khu công nghiệp trong thời gian tới.
3. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là sự gắn kết trong gia đình công
nhân khu công nghiệp hiện nay.
3.2. Khách thể nghiên cứu
Luận án tập trung nghiên cứu các gia đình có ít nhất một người là công
nhân hiện làm việc trong KCN Bắc Thăng Long Hà Nội (người đó phải là vợ
hoặc chồng) và một số cán bộ chính quyền địa phương cấp huyện, xã, tổ dân
phố, khu phố, (thôn, xóm).
3.3. Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi không gian nghiên cứu: Luận án giới hạn phạm vi nghiên
cứu gia đình công nhân thuê nhà trọ ở xã Kim Chung, huyện Đông Anh,
thành phố Hà Nội và công nhân đã có gia đình trong 2 doanh nghiệp thuộc
KCN Bắc Thăng Long, Hà Nội.


5

- Phạm vi nội dung nghiên cứu: Sự gắn kết trong gia đình công nhân
(cụ thể qua 3 mối gắn kết là, gắn kết giữa vợ với chồng, gắn kết cha mẹ với
con cái và gắn kết với ông bà trong gia đình công nhân).
- Thời gian nghiên cứu: Các tư liệu, số liệu về công nhân KCN Hà Nội
từ năm 2011 - 2016. Thời điểm khảo sát thực tiễn: năm 2016.
4. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu và khung lý thuyết
4.1. Câu hỏi nghiên cứu
1. Sự gắn kết trong gia đình công nhân khu công nghiệp Bắc Thăng
Long Hà Nội hiện nay như thế nào?
2. Có những yếu tố nào tác động đến sự gắn kết trong gia đình công
nhân khu công nghiệp Bắc Thăng Long Hà Nội hiện nay?
3. Tại sao mối quan hệ gắn kết trong gia đình người công nhân lại có
những thay đổi đó?
4.2. Giả thuyết nghiên cứu
Giả thuyết 1: Gắn kết trong gia đình công nhân tại KCN Bắc Thăng
Long Hà Nội còn khá lỏng lẻo. Đặc biệt là gắn kết vợ chồng qua giao tiếp,
cách cư xử; sự gắn kết vợ chồng với con cái qua chăm sóc; gắn kết vợ chồng
với ông bà qua phụng dưỡng.
Giả thuyết 2: Yếu tố công việc và điều kiện sống có ảnh hưởng mạnh
đến sự gắn kết trong gia đình công nhân hiện nay.
Giả thuyết 3: Những thay đổi liên quan đến sự gắn kết trong gia đình
công nhân nhằm đáp ứng, thích nghi với điều kiện và yêu cầu của công việc

công nhân trong tình hình hiện nay.


6

5. Khung phân tích và biến số nghiên cứu
Chính sách kinh tế - văn
hóa - chính trị - xã hội của
Đảng và Nhà nước; thành
phố Hà Nội

Gắn kết
vợ và
chồng
trong gia
đình

Đặc điểm nhân khẩu
học:
- Giới tính;
- Tuổi;
- Trình độ học vấn;
- Quê quán.
Trình độ chuyên môn
- Chưa qua đào tạo;
- Đào tạo ngắn ngày;
- Sơ/Trung cấp;
- Cao đẳng;
- Đại học.


Đặc đểm công việc và
điều kiện sống
- Nghề nghiệp của 2
vợ chồng;
- Loại hình gia đình;
- Tình trạng nhà ở.

Sự gắn
kết trong
gia đình
công
nhân khu
công
nghiệp
hiện nay

Đặc điểm hôn nhân
- Đặc điểm vợ
chồng;
- Tình trạng con cái.

Chính sách của doanh
nghiệp và địa phương nơi
người công nhân làm việc/
sinh sống

Gắn kết
cha mẹ
với con
cái trong

gia đình

Gắn kết
vợ
chồng
với ông
bà trong
gia đình

Hình thức gắn kết
vợ chồng:
- Sự đóng góp
kinh tế;
- Trách nhiệm với
gia đình;
- Phân công công
việc;
- Giao tiếp và đời
sống tình dục.
Mô hình gắn kết vợ
chồng công nhân:

Hình thức gắn kết
giữa cha mẹ với con
cái:
- Qua chăm sóc,
dạy dỗ;
- Qua giáo dục.
Mô hình gắn kết vợ
chồng với con cái:


Hình thức kết giữa
vợ chồng với ông
bà:
- Qua chăm sóc;
- Qua phụng
dưỡng.
Mô hình gắn kết vợ
chồng với ông/bà:


7

STT
I
1
2

3
4
5

II

1
1.1

Biến số
Biến độc lập
Đặc điểm nhân

khẩu học
Trình độ chuyên
môn

Thao tác biến số

- Giới tính; tuổi; trình độ học vấn; nguồn gốc xuất thân
(dân địa phương/nhập cư)
- Chuyên môn: Chưa qua đào tạo/ Đào tạo ngắn
hạn/Công nhân kỹ thuật/ Công nhân sơ cấp, trung cấp/
Cao đẳng, đại học
Điều kiện sống
- Tình trạng chung sống của gia đình
- Tình trạng nhà ở (nhà riêng/ nhà trọ)
Đặc điểm công - Nghề nghiệp: 2 vợ chồng cùng là công nhân/ Vợ hoặc
việc
chồng làm công nhân)
Đặc điểm hôn nhân - Đặc điểm vị trí địa lý của 2 vợ chồng (Cùng quê/ khác
quê)
- Tình trạng con cái
Biến phụ thuộc
Sự gắn kết trong  Gắn kết vợ - chồng: Các hình thức gắn kết và mức độ
gia đình công nhân gắn kết
 Gắn kết giữa vợ chồng - con cái
 Gắn kết giữa vợ chồng - ông bà
Gắn kết vợ chồng  Các hình thức gắn kết
công nhân
 Mức độ gắn kết
Các hình thức gắn - Gắn kết vợ chồng qua đóng góp kinh tế;
kết vợ chồng công - Gắn kết vợ chồng về trách nhiệm;

nhân
- Gắn kết vợ chồng về phân công công việc trong gia
đình;
- Gắn kết vợ chồng trong giao tiếp và cuộc sống gia
đình;
- Gắn kết vợ chồng trong đời sống tình dục.
Gắn kết vợ chồng Người quản lý tài chính trong gia đình
qua kinh tế
Gắn kết vợ chồng Người quyết định trong 4 công việc chính trong gia
qua trách nhiệm đình, như sau:
trong gia đình
1- Mua bán/xây sửa nhà
2- Mua vật dụng đồ đạc đắt tiền
3- Chi tiêu sinh hoạt hàng ngày
4- Chăm sóc dạy dỗ con cái
Gắn kết vợ chồng Phân công trong 6 công việc chính sau:
qua phân công 1- Giặt quần áo, dọn dẹp nhà cửa
công việc
2- Nấu cơm rửa bát


8

Gắn kết vợ chồng
qua giao tiếp/ cuộc
sống gia đình

Gắn kết vợ chồng
qua tình dục


3- Mắc màn, gấp chăn
4- Sửa chữa đồ dùng trong nhà
5- Chăm sóc nuôi dạy con cái
6- Thắp hương ngày lễ tết
1. Tần suất thực hiện công việc: Kỷ niệm ngày cưới/ Tổ
chức sinh nhật/ tặng quà nhau dịp lễ, tết/ Chào nhau
trước khi đi làm/ Về muộn báo tin cho nhau
2. Tần suất tham gia các hình thức giao tiếp: Cùng
tham gia một hoạt động/Cùng lên kế hoạch cho gia đình/
chia sẻ suy nghĩ hiểu nhau/ Chia sẻ cảm xúc động viên
nhau/ thành thật với nhau/ Chia sẻ suy nghĩ hiểu nhau
Cảm nhận sự hấp dẫn về mặt thể xác dành cho nhau
Mức độ quan hệ tình dục trong 12 tháng qua của vợ
chồng
Mức độ gắn kết giữa vợ và chồng liên quan đến tần suất
xảy ra các vấn đề xung đột dưới đây:
 Vợ/chồng cãi nhau
 Vợ/chồng đấm đá, xô đẩy/ bóp cổ
 Vợ/chồng mắng chửi/xúc phạm nhau
 Vợ/chồng gây “chiến tranh lạnh”
 Vợ/chồng ngăn cấm gặp bạn bè
 Vợ/chồng phá hoại đồ dùng/tài sản
 Vợ/chồng cưỡng ép quan hệ tình dục
 Vợ/chồng ngoại tình công khai
 Vợ/chồng cấm vận quan hệ tình dục
 Vợ/chồng bị đuổi ra khỏi nhà
 Vợ chồng bị đe dọa/ly hôn

1.2


Mức độ gắn kết vợ
chồng với các tần
xuất xảy ra các vấn đề
xung đột

2

Gắn kết vợ chồng  Hình thức gắn kết
với con cái
 Mức độ gắn kết
Hình thức gắn kết  Gắn kết cha mẹ và con cái qua chăm sóc
giữa cha mẹ với  Gắn kết cha mẹ và con cái qua giáo dục
con cái
Gắn kết cha mẹ với Thời gian trung bình danh cho các hoạt động sau của
con cái qua chăm con: Qua truyền thông/ Vui chơi giải trí/ Bảo ban học
sóc
tập/ Chăm sóc, ăn uống/ Tâm sự/chia sẻ
Người chịu trách nhiệm trong các công việc liên quan
đến con cái: Chơi với con/ Cho con ăn/ Tắm cho con/ Vệ
sinh cho con/ Cho con đi ngủ/ Chuẩn bị cho con đến
trường/ Đưa đón con đi học/ Giúp con học/ Ở nhà trông

2.1


9

Gắn kết cha mẹ với
con cái qua giáo
dục


con/ giáo dục về cuộc sống cho con/ Đưa con đi vui
chơi, tham quan, giải trí.
Những khía cạnh giáo dục định hướng cho con:
Biết quan tâm chia sẻ với các thành viên trong gia đình/
Biết ơn cha mẹ, hiếu thảo với ông bà/ Thương yêu anh
chị em trong gia đình/ Gìn giữ danh dự, nề nếp gia
đình/ Luôn bảo vệ người trong gia đình, họ hàng khi xảy
ra chuyện/ Giúp đỡ họ hàng khi có điều kiện/ Khác
Mức độ gắn kết giữa cha mẹ và con cái thể hiện qua
hành động ứng xử khi có bất đồng giữa cha mẹ với con
cái:
Cuối cùng thường nghe theo lời bố mẹ/ Cố gắng giải
thích lý lẽ của mình/ Cãi lại bất kể đúng sai/ Im lặng,
phản ứng ngầm/ Bất cần đe dọa bố mẹ/ Bỏ nhà ra đi

2.2

Mức độ gắn kết
giữa cha mẹ với
con cái trong gia
đình công nhân khi
có xung đột xảy ra

3

Gắn kết vợ chồng  Hình thức gắn kết giữa vợ chồng với ông bà
với ông bà
 Mức độ gắn kết giữa vợ chồng với ông bà


3.1

Hình thức gắn kết

Gắn kết giữa vợ
chồng với ông bà
qua chăm sóc
Gắn kết giữa vợ
chồng với ông bà
qua phụng dưỡng

 Gắn kết giữa vợ chồng và ông bà qua chăm sóc vật
chất, tinh thần
 Gắn kết giữa vợ chồng với ông bà qua phụng dưỡng
 Mức độ thực hiện các hành động sau: Qùa cáp cho
bố mẹ/ Chu cấp tiền bạc cho bố mẹ/ Bố mẹ chu cấp đồ
ăn, uống/ Gọi điện hỏi thăm bố mẹ/ Đi lại hỏi thăm bố
mẹ/ Dạy dỗ các cháu, trông các cháu
 Mức độ hỏi thăm trong 12 tháng của vợ chồng đối
với ông bà.
 Khó khăn khi thực hiện phụng dưỡng ông bà của vợ
chồng.
 Mức độ gắn kết giữa vợ chồng và ông bà được thể
hiện trong việc có giữa vợ chồng và ông bà có xảy ra
các xung đột sau hay không?
 Xung đột trong nuôi dạy con cháu/ Xung đột trong
chăm sóc con cháu/ Xung đột trong ứng xử nội ngoại/
Xung đột trong thói quen sinh hoạt hằng ngày/ Xung đột
về việc giới tính của con/cháu


3.2

Mức độ gắn kết
giữa vợ chồng với
ông bà trong gia
đình công nhân khi
có xung đột xảy ra

III
1
2

Biến can thiệp
Chính sách kinh tế - văn hóa - chính trị - xã hội
Chính sách của doanh nghiệp và địa phương nơi người công nhân làm
việc/ sinh sống


10

6. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
6.1. Cơ sở lý luận
- Dựa vào lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và
đường lối quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, chính sách pháp luật của
Nhà nước về xây dựng gia đình công nhân hiện nay.
- Dựa vào lý thuyết xã hội học như: lý thuyết trao đổi xã hội của Peter
Blau; lý thuyết đoàn kết xã hội của E.Durkheim để tiếp cận và phân tích thực
trạng, những yếu tố ảnh hưởng đến sự gắn kết trong gia đình công nhân KCN,
đưa ra giải pháp tăng cường sự gắn kết bền vững trong gia đình công nhân
KCN thời gian tới.

6.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích tài liệu:
Phân tích các tài liệu có liên quan đến gắn kết vợ chồng, gắn kết cha
mẹ với con cái, gắn kết che mẹ với ông/bà. Các tài liệu cần nghiên cứu thêm
như báo cáo của Ban Quản lý KCN Hà Nội, các tài liệu liên quan đến đời
sống, việc làm, thu nhập của gia đình công nhân KCN.
- Phương pháp định lượng:
Tác giả khảo sát trực tiếp bằng bảng hỏi cấu trúc đối với công nhân đã
có gia đình để thu thập các thông tin thực tế, phục vụ cho các yêu cầu nội
dung đề tài đặt ra. Hệ thống các câu hỏi được đề cập đến các nhóm vấn đề:
thực trạng gắn kết vợ chồng, gắn kết cha mẹ với con cái, gắn kết vợ chồng và
ông bà; các yếu tố tác động và các biện pháp để tăng cường sự gắn kết trong
gia đình; các câu hỏi cũng bao gồm những đặc điểm cá nhân của công nhân.
Phương pháp chọn mẫu được thực hiện theo cách thức lấy mẫu ngẫu
nhiên hệ thống, tính toán bước nhảy trên danh sách bảng lương của doanh
nghiệp (điều tra ở doanh nghiệp) và danh sách đăng ký hộ khẩu thường trú tại
địa bàn công nhân sinh sống (điều tra nơi ở).
Theo thống kê của UBND xã Kim Chung năm 2016, hiện có 15.000
công nhân đến thuê trọ trên địa bàn xã, trong khi đó cả xã mới có 12.453 hộ


11

với 30.000 nhân khẩu (Trong đó: số hộ thường trú: 2326 hộ với 9526 nhân khẩu)
được phân bố ở 3 thôn (Thôn Bầu, thôn Hậu Dưỡng và thôn Nhuế), diện tích đất
tự nhiên 344.3194 ha. Kim Chung là một xã nằm ở phía Tây Huyện Đông Anh
ngoại thành Hà Nội. Phía Đông là xã Kim Nỗ, phía Tây là xã Tiền Phong huyện Mê Linh và xã Đại Mạch, phía Nam là xã Võng La và xã Hải Bối. Do tốc
độ đô thị hoá nhanh các dự án liên tiếp được đầu tư về xã Kim Chung, diện tích
đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp thay vào đó là các khu công nghiệp, khu
đô thị mọc lên đã làm thay đổi bộ mặt nông thôn, cuộc sống của người dân trong

xã Kim Chung ngày một nâng cao.
Trên cơ sở nguồn lực và thời gian, luận án chọn mẫu ngẫu nhiên theo
dạng cụm nhiều giai đoạn (multi-stage cluster sampling method).
Công thức tính cỡ mẫu
m

phạm vi sai số ước lượng (khoảng tin cậy = p  m).

n

cỡ mẫu

n

0.96
m2

Ví dụ, khi m = 0.03 thì n tối đa là 0.96/0.032  500
Luận án sẽ sử dụng cách chọn mẫu nhiều giai đoạn: giai đoạn thứ nhất
dựa trên danh sách doanh nghiệp trong KCN Bắc Thăng Long để chọn ngẫu
nhiên 2 doanh nghiệp; dựa trên danh sách chấm công hoặc bảng lương của
doanh nghiệp đã được chọn, tiến hành chọn ngẫu nhiên 25 người trả lời trong
mỗi doanh nghiệp, lý do chọn 50 công nhân trong doanh nghiệp để có đánh giá
hài hòa, tâm lý và nhận thức giữa công nhân đang làm việc và công nhân đã hết
giờ làm việc về sự gắn kết trong gia đình. Đồng thời, khảo sát khu nhà trọ có
gia đình công nhân đang sinh sống tại xã Kim Chung, huyện Đông Anh, chọn
ngẫu nhiên 400 gia đình công nhân để trả lời phiếu, tổng là 450 phiếu.
Trong 450 công nhân tham gia trả lời phiếu, trong đó có 49 gia đình
công nhân, hai vợ chồng mỗi người một nơi, chiếm 10,9%; 22 gia đình công
nhân chỉ có một mình và nuôi con ở đây, chiếm 4,9%; 99 gia đình công nhân,



12

chỉ có 2 vợ chồng ở đây, con cái gửi về quê, chiếm 22%; 198 gia đình công
nhân, cả vợ chồng và con cái sống cùng nhau, chiếm 44,0% và 82 gia đình
công nhân, cả vợ chồng, con cái và ông/bà sống cùng nhau, chiếm 18,2%.
Như vậy, gia đình công nhân có con cái phải gửi về quê chiếm tỷ lệ cao, đó là
nguyên nhân gắn kết trong gia đình công nhân lỏng lẻo.
Tương quan tình trạng chung sống với nhân khẩu
Địa phương
Nhập cư
SL
%
SL
%
Hai vợ chồng mỗi người một nơi
5
7,0
42
11,2
Chỉ có một mình và nuôi con ở đây
0
0,0
22
5,9
Chỉ có 2 vợ chồng ở đây, con cái gửi về quê
2
2,8
169

45,2
Cả vợ chồng và con cái ở đây
29
40,8
94
25,1
Cả vợ chồng, con cái và ông/bà ở đây
35
49,3
47
12,6
Tổng số
71
100
374
100
Nguồn: Kết quả điều tra, khảo sát của luận án, năm 2016 [phụ lục 3].
Qua tính toán tương quan tình trạng chung sống giữa gia đình công
nhân người địa phương và gia đình công nhân nhập cư, cho thấy có 45,2% gia
đình công nhân nhập cư phải gửi con về quê, 5,9% chỉ có một mình nuôi con,
11,2% mỗi người 1 nơi. Trong khi đó gia đình công nhân người địa phương
có 49,3% cùng chung sống với cả ông/bà và 40,8% vợ chồng sống chung
cùng con cái. Các cặp vợ chồng tham gia khảo sát phần lớn đã có con. Số
lượng này chiếm 92,7% mẫu và số lượng con trung bình 1,44 con/ hộ gia
đình. Trong đó có 58,3% hộ có 1 con, 39,3% hộ có 2 con và 3,4 % hộ có 3
con. Độ tuổi của các con chủ yếu vẫn là từ 0-2 tuổi và 3-6 tuổi. Nhóm từ 13
tuổi trở lên rất ít. Cho thấy độ tuổi con cái các gia đình công nhân vẫn còn rất
nhỏ, chủ yếu đang ở độ tuổi cần được bố mẹ chăm sóc, bế ẵm, nuôi dậy.
Chính vì vậy chủ yếu các con phải được ở cùng bố/ mẹ hoặc cả bố và mẹ. Tuy
nhiên, một số gia đình công nhân khác gửi con về quê nhờ ông bà/ người

thân/ họ hàng chăm sóc tỷ lệ này chiếm 44% cơ cấu mẫu khảo sát. Đây là một
trong những khác biệt của nhóm gia đình công nhân so với các nhóm gia đình
Việt Nam.


13

- Phương pháp nghiên cứu định tính:
+ Luận án sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu đối với các nhà khoa
học, cán bộ quản lý doanh nghiệp, cán bộ quản lý KCN, cán bộ xã, thôn, xóm
và gia đình công nhân nhằm tìm hiểu, làm rõ thực trạng gắn kết trong gia đình
và các yếu tố tác động đến sự gắn kết trong gia đình công nhân. Tiến hành 15
phỏng vấn sâu, trong đó 10 công nhân đã có gia đình và 01 cán bộ lãnh đạo
quản lý doanh nghiệp, 03 cán bộ địa phương và 01 cán bộ lãnh đạo công đoàn
KCN Hà Nội. Trong quá trình phỏng vấn sâu, đề tài cũng tiến hành quan sát
trường hợp điển hình nhằm củng cố kết quả nghiên cứu đưa ra.
+ Phương pháp thảo luận nhóm:
Gồm những gia đình công nhân nhập cư và gia đình công nhân địa
phương làm việc trong KCN Bắc Thăng Long Hà Nội; cán bộ lãnh đạo quản
lý các cấp ở địa bàn điều tra để tiến hành thảo luận vấn đề nghiên cứu gắn kết
vợ chồng công nhân; cha mẹ với con cái; vợ chồng với ông/bà.
7. Đóng góp về lý luận và thực tiễn
7.1. Đóng góp về lý luận
Luận án bổ sung và làm rõ hơn khái niệm gia đình công nhân, làm rõ
thêm một số mối quan hệ giữa các yếu tố nhân khẩu - xã hội và những khía
cạnh đời sống của gia đình công nhân KCN.
Đóng góp hoàn thiện về tri thức lý luận, thực tiễn trong việc xây dựng
cơ sở khoa học về sự gắn kết gia đình công nhân. Đề tài sử dụng lý thuyết trao
đổi xã hội của Peter Blau, lý thuyết đoàn kết xã hội của E.Durkheim vận dụng
vào nghiên cứu sự gắn kết trong gia đình công nhân.

Phát triển thêm hướng nghiên cứu về gắn kết gia đình, trong đó tập trung
nghiên cứu gắn kết vợ chồng, gắn kết cha mẹ với con cái và gắn kết con cái với
ông bà. Đây là hướng nghiên cứu còn khoảng trống cần được quan tâm sâu sắc.
7.2. Đóng góp về thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần cung cấp những bằng chứng
thực tiễn về sự chuyển biến nhận thức của các tầng lớp xã hội, từ các nhà xây


14

dựng và hoạch định chính sách, các nhà quản lý, người lao động về gắn kết
gia đình công nhân.
Kết quả nghiên cứu góp phần làm phong phú thực tiễn, cung cấp thêm
một góc nhìn mới, góp phần bổ sung, hoàn thiện các chính sách liên quan đến
gắn kết trong gia đình công nhân KCN hiện nay.
Kết quả của luận án làm tài liệu tham khảo cho các nhà hoạch định
chính sách về gia đình, các cơ quan nghiên cứu sử dụng làm tài liệu tham
khảo trong nghiên cứu, giảng dạy ngành khoa học xã hội và nhân văn có liên
quan ở các trường đại học và sau đại học trong phạm vi cả nước.
Kết quả của Luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho cán bộ
quản lý doanh nghiệp, cán bộ Hội phụ nữ, cán bộ công đoàn, Đoàn Thanh
niên, cán bộ quản lý thôn, xóm ở các địa phương có khu công nghiệp, khu chế
xuất Hà Nội.
8. Kết cấu của luận án
Ngoài mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội
dung luận án gồm 4 chương, 12 tiết.


15


Chương 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ SỰ GẮN KẾT
TRONG GIA ĐÌNH CÔNG NHÂN

1.1. HƯỚNG NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN GẮN KẾT VỢ CHỒNG
CÔNG NHÂN

Cơ sở gắn kết gia đình trong xã hội là kết quả của sự tác động tương hỗ
giữa các thành viên gia đình với nhau trên cơ sở phân công lao động. Đặt
trong bối cảnh chung của cấu trúc xã hội tổng thể, gia đình được nhà xã hội
học E. Durkheim coi là một đơn vị xã hội quan trọng nhất tạo nên "đoàn kết
xã hội". Durkheim là người đặt nền móng cho quan điểm chức năng luận
trong xã hội học, đồng thời nhấn mạnh đến chức năng của gia đình trong sự
vận hành của hệ thống xã hội. Trong tác phẩm "Nạn tự tử", ông đã phân tích
gia đình trong điều kiện của những sai lệch chuẩn mực xã hội mà gọi chung là
hiện tượng "thiếu quy tắc", sự khủng hoảng của gia đình chính là việc không
duy trì được chức năng của gia đình [89, tr.45-47].
Mối quan hệ vợ chồng được nhiều tác giả nước ngoài nghiên cứu. Có
hai trường phái hay hai quan điểm đối lập nhau khi nghiên cứu về mối quan
hệ vợ chồng hay mối quan hệ các thành viên trong gia đình. Đó là những
người theo quan điểm cấu trúc - chức năng gia đình rất thịnh hành ở Mỹ và
các nước phương Tây những năm 1950 - 1960 (đại diện là Talcott Parsons,
W. Good, v.v..) nhấn mạnh đến các vai trò giới và phân tách vai trò giữa vợ
và chồng. Những nước công nghiệp hóa, mô hình gia đình và quan hệ vợ
chồng theo quan điểm lý thuyết cấu trúc - chức năng từ lâu đã không còn
được chấp nhận kể từ khi phụ nữ đi làm. Và mối quan hệ vợ chồng cũng trải
qua những biến đổi sâu sắc từ giữa những năm 1960. Sự thay đổi mối quan hệ
quyền lực giữa người vợ và người chồng trong gia đình, sự không cân bằng
về phân công công việc trong gia đình là những nguyên nhân ảnh hưởng đến
mối quan hệ vợ chồng. Sự chênh lệch về đóng góp kinh tế, thu nhập trong



16

nhiều trường hợp làm nẩy sinh các hành vi bạo lực vợ chồng. Mối quan hệ
hôn nhân cũng trở nên kém bền vững, hiện tượng ly hôn, ly thân ngày càng
gia tăng [126, tr.8-9].
Trong khoảng hai thập kỷ gần đây, thực trạng mối quan hệ vợ chồng đã
được nghiên cứu từ góc nhìn xã hội học. Một số tác giả như Lê Ngọc Văn
(2011), Nguyễn Hữu Minh, Trần Thị Vân Anh (2008), Vũ Mạnh Lợi (2000),
Mai Huy Bích (1993), Vũ Tuấn Huy (2003), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
và các cơ quan khác (2008), v.v. đã phân tích thực trạng các khía cạnh khác
nhau của gắn kết vợ chồng như: vai trò của người vợ và người chồng trong
quản lý gia đình, trong kinh tế gia đình, phân công lao động giữa vợ và chồng
trong gia đình, quyền lực giữa vợ và chồng trong gia đình, tiếp cận và kiểm
soát các nguồn lực gia đình của vợ chồng, mâu thuẫn, xung đột và bạo lực vợ
chồng, vấn đề ly thân và ly hôn, v.v.. Các kết quả phân tích cho thấy, công
nghiệp hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đang tác động rất mạnh mẽ đến gia
đình Việt Nam nói chung và gắn kết vợ chồng nói riêng. Sự biến đổi vai trò
của người vợ và người chồng trong gia đình đang diễn ra hết sức phức tạp.
Cuộc đấu tranh giữa những giá trị truyền thống và giá trị hiện đại trong quan
hệ vợ chồng làm nảy sinh nhiều mâu thuẫn và xung đột vợ chồng do những
quan niệm khác nhau về vai trò của mỗi giới trong gia đình [126, tr.6]. Bởi
vậy, sự gắn kết vợ chồng đang đứng trước nhiều thuận lợi cũng như những
khó khăn, thách thức cần nghiên cứu, bổ sung.
Gắn kết vợ chồng trong phân công lao động được nhiều tác giả, nhiều
công trình nghiên cứu như: Lê Tiêu La và Nguyễn Đình Tấn trong Phân công
và hợp tác lao động theo giới trong phát triển hộ gia đình và cộng đồng ngư
dân ven biển Việt Nam hiện nay - Thực trạng và xu hướng biến đổi, đã đề cập
đến sự phân công lao động dựa theo giới tính, vấn đề bình đẳng giới trong gia

đình là nâng cao năng lực, vai trò, vị thế cho cả hai giới mà không làm đảo
lộn vai trò của mỗi giới [94]. Đồng thời, Nguyễn Đình Tấn trong “Sự thay đổi
vai trò của người chồng, người cha trong gia đình từ truyền thống đến hiện


17

đại”, sự phân công lao động được thay đổi vai trò của người chồng, người cha
trong gia đình từ truyền thống đến hiện đại, đã đặt một vấn đề rất mới về
người đàn ông trong xã hội bình đẳng giới, khẳng định sự thay đổi từ thời đại
gia trưởng sang thời đại bình đẳng giới khi mà quyền lợi chính đáng của
người phụ nữ trong gia đình và xã hội đang được Nhà nước và xã hội bảo vệ.
Lê Ngọc Văn cho rằng, thời kỳ công nghiệp hóa và đô thị hóa đã phá vỡ mô
hình phân công lao động, dòng chảy di cư lao động tới các KCN trở thành
phổ biến [125]. Đối với gia đình công nhân KCN, việc phân công công việc
liệu có ngang bằng nhau, vì thời gian đi làm và ở nhà là như nhau, cần được
làm rõ hơn.
Trong cuốn “Xu hướng gia đình ngày nay (Một vài đặc điểm từ nghiên
cứu thực nghiệm tại Hải Dương)”, tác giả Vũ Mạnh Lợi đã phân tích mối
quan hệ vợ chồng trong gia đình thông qua sự phân công lao động và xu
hướng của mô hình phân công lao động này. Từ kết quả nghiên cứu cho thấy
truyền thống những hoạt động trong gia đình có sự phân công theo giới. Khi
phân tích gắn kết vợ chồng trong gia đình thông qua sự phân công lao động
và xu hướng của mô hình phân công lao động bằng các hoạt động trong gia
đình như: giữ tiền, rửa bát, giặt giũ, chăm sóc con nhỏ thường do người vợ
đảm nhận. Trong những quan hệ xã hội với bên ngoài gia đình như: tiếp
khách, đại diện cho gia đình tham gia vào các hoạt động cộng đồng thường do
người chồng thực hiện. Tương ứng với sự phân công vai trò đó là sự phân
công về quyền của người vợ với người chồng trong việc ra quyết định [52].
Như vậy gắt kết giữa vợ và chồng trong gia đình không chỉ thể hiện trong việc

thực hiện các vai trò mà còn biểu hiện ở quyền của người vợ và người chồng
trong các lĩnh vực hoạt động khác nhau.
Sự hình thành và biến đổi gia đình gắn với phân công lao động trong
gia đình, nghề nghiệp và thu nhập, sức khoẻ và tình dục, giá trị con cái trong
gia đình cùng với mối quan hệ giữa các thế hệ trong gia đình ngày càng được
khẳng định[60]. Vai trò phụ nữ trong gắn kết gia đình là sự tiếp nối truyền


×