Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Đặc điểm thơ viết cho trẻ em của võ quảng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 90 trang )

Trước hết, tôi xin gửi lời tri ân đến cô giáo ThS. Trần Thị Mỹ Hồng, người
đã tận tình hướng dẫn tôi thực hiện và hoàn thành Khóa luận này.
Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc quý thầy cô đã giảng dạy và đóng góp
những ý kiến quý báu cho tôi trong quá trình học tập.
Xin chân thành cảm ơn Khoa Sư phạm Tiểu học – Mầm non, Trường Đại
học Quảng Bình đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi nghiên cứu.
Xin gửi lời cảm ơn đến các cô thư viện Trường Đại học Quảng Bình đã hỗ
trợ tận tình cho tôi trong quá trình tìm kiếm tài liệu nghiên cứu để hoàn thành
Khóa luận này.
Xin cảm ơn cô giáo chủ nhiệm người đã động viên khi tôi gặp khó khăn,
tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
Xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã luôn lo lắng động viên và ủng hộ tôi trong
suốt thời gian học tập và nghiên cứu.
Nhân dịp này cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất!

Sinh viên

Nguyễn Thị Huyền


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết
quả nghiên cứu nêu trong đề tài là trung thực, và chƣa từng đƣợc công bố trong bất kỳ
một công trình nào khác.

Sinh viên

Nguyễn Thị Huyền


VÕ QUẢNG (1920 – 2007)




MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................................3
1. Lí do chọn đề tài ..........................................................................................................3
2. Lịch sử vấn đề.............................................................................................................4
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ...............................................................................6
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu ............................................................................................... 6
3.2. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................................7
4. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................................. 7
5. Đóng góp của đề tài .....................................................................................................7
6. Cấu trúc đề tài ..............................................................................................................7
NỘI DUNG......................................................................................................................8
CHƢƠNG 1: HÀNH TRÌNH SÁNG TẠO CỦA NHÀ THƠ VÕ QUẢNG ..................8
1.1. Tiểu sử, con ngƣời ..................................................................................................8
1.2. Sự nghiệp sáng tác .................................................................................................9
1.2.1. Con đƣờng đến với sự nghiệp sáng tác cho trẻ em ...............................................9
1.2.2. Thơ viết cho trẻ em trên hành trình sáng tạo của Võ Quảng ............................... 11
1.2.3. Một số thể loại khác viết cho trẻ em trên hành trình sáng tạo của Võ Quảng ....12
1.3. Vị trí Võ Quảng trong nền văn học trẻ em Việt Nam ........................................14
CHƢƠNG II: ĐỀ TÀI, NHÂN VẬT TRONG THƠ VIẾT CHO TRẺ EM CỦA VÕ
QUẢNG .........................................................................................................................18
2.1. Đề tài trong thơ viết cho trẻ em của Võ Quảng ......................................................18
2.1.1. Đề tài thiên nhiên.................................................................................................18
2.1.2. Đề tài loài vật ......................................................................................................21
2.2. Nhân vật trong thơ viết cho trẻ em của Võ Quảng .................................................26
2.2.1. Nhân vật trẻ em ...................................................................................................26
2.2.1.1. Thế giới trẻ em trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày......................................26
2.2.1.2. Thế giới trẻ em trong hoàn cảnh chiến tranh..............................................31
2.2.2. Nhân vật là các con vật ........................................................................................33

2.2.3. Nhân vật là cây cỏ, hoa lá ....................................................................................38
2.2.4. Nhân vật đồ vật ....................................................................................................42
CHƢƠNG III: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT THƠ VIẾT CHO TRẺ EM
CỦA VÕ QUẢNG ........................................................................................................46
3.1. Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ.................................................................................46
3.1.1. Ngôn ngữ giàu tính nhạc .....................................................................................46
3.1.1.1. Nghệ thuật tổ chức câu thơ ...............................................................................46
3.1.1.2. Vần thơ .............................................................................................................50
3.1.1.3. Nhịp thơ ............................................................................................................51
1


3.1.1.4. Mô phỏng âm thanh của các loài vật ................................................................ 53
3.1.2. Ngôn ngữ giàu hình ảnh .....................................................................................56
3.1.3. Ngôn ngữ đối thoại và ngôn ngữ độc thoại .........................................................58
3.2. Một số biện pháp nghệ thuật tu từ ..........................................................................61
3.2.1. Biện pháp nhân hoá ............................................................................................. 61
3.2.2. Biện pháp so sánh ................................................................................................ 64
3.2.3. Biện pháp tu từ lặp............................................................................................... 67
KẾT LUẬN ...................................................................................................................71
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 73

2


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Văn học trẻ em là một bộ phận có vị trí đặc biệt trong nền văn học dân tộc. Có
vai trò to lớn trong việc gìn giữ những giá trị văn hóa đối với thế hệ trẻ thơ. Đồng thời
góp phần quan trọng trong việc hình thành và phát triển toàn diện nhân cách con

ngƣời. Trong những năm gần đây, văn học trẻ em Việt Nam đang khởi sắc khi đƣợc
nhiều tác giả dành tình cảm đặc biệt cho các em, viết cho các em với niềm yêu thƣơng
trân trọng. Họ mang đến cho lứa tuổi măng non những bông hoa tƣơi đẹp, rực rỡ và
tỏa ngát hƣơng thơm. Đó là những ký ức, những miền yêu thƣơng không bao giờ phai
mờ.
Võ Quảng là tác đã dâng hiến cả cuộc đời và tâm huyết của mình để sáng tác cho
trẻ em. Đối với Võ Quảng, văn học trẻ em có một nhiệm vụ chính yếu, đó là giáo dục
các em trở thành những ngƣời tốt. Sáng tác thơ cho trẻ là định vị cái đẹp thơ ca trong
hồn trẻ, tạo nên cái đẹp nơi con trẻ, góp phần nuôi dƣỡng tâm hồn cho các em, giúp
các em lớn lên và hoàn thiện chính mình. Ông từng quan niệm “Một quyển sách tốt có
lúc mở ra cho các em thấy một ước mơ cao đẹp, ước mơ đó các em theo đuổi mãi cho
đến khi khôn lớn”[23]. Nói về các tác phẩm thơ viết cho các em, Võ Quảng cho rằng:
“Các em yêu thơ hay không là do chúng ta, là do trách nhiệm người làm ra thơ và
những người đưa thơ đến cho các em. Về phần các em, vốn rất nhạy bén sẵn sàng tiếp
đón thơ, thơ đối với các em rất cần thiết” [12]. Ý kiến đó phải chăng cũng chính là
những trăn trở, những mong muốn chung cho những ai quan tâm đến cuộc sống trẻ
thơ?
Võ Quảng viết văn và làm thơ. Ở lĩnh vực nào, ông cũng có nhiều tác phẩm đƣợc
trẻ em yêu thích. Riêng về thơ, Võ Quảng là một nguồn thơ dồi dào với 6 tập thơ xuất
hiện đều đặn từ Gà mái hoa (1957), Thấy cái hoa nở (1962), Nắng sớm (1965), Anh
Đom đóm (1970), Măng tre (1971), Quả đỏ (1980). Ngoài phần sáng tác thơ, Võ
Quảng còn viết nhiều tiểu luận, phê bình, kinh nghiệm sáng tác và bài giảng về lí luận
sáng tác văn học trẻ em… góp phần đắc lực vào sự hình thành và phát triển của nền
văn học trẻ em Việt Nam. Ông còn nổi tiếng về văn xuôi cho trẻ em. Ngoài truyện
đồng thoại, ông còn nhiều sáng tác khác: “Cái Thăng”, “Quê nội”, “Tảng sáng”. Võ
Quảng đến với trẻ em bằng thơ, truyện, kịch bản phim hoạt hình. Mỗi thể loại đều để
lại những ấn tƣợng sâu sắc trong tâm hồn bạn đọc. Không chỉ trẻ em yêu thích thơ văn
của ông, mà ngƣời lớn đọc thơ văn của ông hầu nhƣ cũng giữ đƣợc nguyên vẹn cái hào
hứng của tuổi thơ.
Thơ Võ Quảng thấm đẫm chất trữ tình, nhẹ nhàng và thân mật nhƣ mạch nƣớc

ngầm tƣơi mát nuôi dƣỡng tâm hồn ngây thơ của các em, mở ra cho các em cả một
chân trời nhận thức về thế giới xung quanh, khơi dậy những tình cảm tốt đẹp. Thơ ông
3


còn có nội dung phong phú, nghệ thuật đặc sắc và mang ý nghĩa giáo dục cao. Ông
thƣờng kể chuyện về quê hƣơng hoặc viết về những gì gần gũi với cuộc sống của trẻ
thơ. Ông có lối viết dí dỏm, hóm hỉnh. Giàu nhạc điệu, không lẫn với bất cứ ai. Ông
quan niệm: “Tác phẩm văn học viết cho các em là một công trình sư phạm. Người viết
cần cân nhắc nên nói cái gì, nói như thế nào để có lợi cho tâm hồn các em mà không
ảnh hưởng đến sự thể hiện nghệ thuật”.
Là một giáo viên mầm non tƣơng lai, việc tìm hiểu về vẻ đẹp của tác phẩm văn
chƣơng sẽ giúp ích cho bản thân tôi rất nhiều khi trau dồi kiến thức, bồi dƣỡng tâm
hồn phong phú. Và tôi đặc biệt mong muốn khơi gợi đến niềm yêu thích thơ ca của trẻ
nhỏ, từ đó bồi dƣỡng tâm hồn trong sáng và năng lực cảm thụ thơ của các em qua
những tác phẩm thơ của Võ Quảng. Qua đó, giúp các em hoàn thiện nhân cách, rèn
luyện các kỹ năng ngôn ngữ, phát triển tƣ duy và cảm xúc đẹp.
Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi đã lựa chọn đề tài “Đặc điểm thơ viết
cho trẻ em của Võ Quảng” để làm đề tài nghiên cứu.
2. Lịch sử vấn đề
Võ Quảng là một trong số ít nhà thơ chuyên tâm viết cho trẻ em. Trải qua hơn 50
năm hoạt động trong lĩnh vực văn học là chừng đó thời gian ông dành trọn tâm huyết
cho văn học viết cho trẻ em. Với những đóng góp lớn lao ấy, nhiều nhà nghiên cứu đã
dành tặng cho Võ Quảng niềm ƣu ái, sự ngƣỡng mộ, cảm phục trƣớc một tấm lòng hết
mình vì thơ vì lứa tuổi măng non của đất nƣớc.
Nhà thơ Ngô Quân Miện đã nói rằng: “Đọc xong mỗi tập thơ của Võ Quảng, gấp
cuốn sách lại, ta thấy bao trùm lên tất cả là một tấm lòng yêu thương con người đằm
thắm, đặc biệt là lòng yêu thương đối với trẻ em. Dưới ngòi bút của anh, những em bé
và những câu chuyện trong thơ gây được xúc động thường là dịu dàng mà thấm thía.
Bài thơ “Anh Đom đóm” là một bài tiêu biểu về mặt này. Bài thơ chứa chan một tình

cảm nhân đạo đẹp đẽ. Anh Đom đóm là một người lính gác chuyên cần đêm đêm xách
đèn đi bảo vệ giấc ngủ cho con người, bảo vệ cuộc sống êm đềm, hạnh phúc của làng
xóm” [5, tr.306]. Cả một đời Võ Quảng nhƣ “Anh Đom đóm” canh gác cho con ngƣời,
cho thời thơ ấu, cho thời hình thành nhân cách của con ngƣời. Ngô Quân Miện đánh
giá rất cao ý nghĩa giáo dục nhân cách trẻ thơ của Võ Quảng và tâm huyết của nhà thơ
với sự nghiệp văn học cho trẻ em.
Nhà văn Đoàn Giỏi từng viết “Không phải chỉ có tấm lòng mà bằng kiên trì lao
động không mệt mỏi, đã khiến anh thêm già dặn, có bản lĩnh và trở thành một tài
năng”. Nói nhƣ kinh thánh: “Sung sướng thay kẻ khát” thì Võ Quảng là một người
sung sướng. Bởi anh không lúc nào tự bằng lòng với mình, không tự mãn, lúc nào
cũng thấy chưa đủ, cần vươn tới” [5, tr.292].
4


Nhà văn Vũ Ngọc Bình so sánh cái đẹp của truyện đồng thoại Võ Quảng với cái
đẹp của con ốc trai: Trai đã “chắt lọc ánh sáng và màu sắc của mặt trời và mặt trăng,
của sao đêm và biển cả để làm nên ngọc quý”… Nó là “Văn chương - ngọc quý” Nếu
“tư tưởng và ngôn ngữ được chắt lọc thành những tia sáng và gam màu tinh diệu, rút
từ cuộc sống và qua lao động sáng tạo” [5, tr.317].
Nguyễn Tuân - ngƣời rất kĩ tính về văn, đã viết trong lời tựa “Tảng sáng”: “Nếu
tôi nhớ đúng thì Võ Quảng bắt đầu nói chuyện với độc giả nhỏ bằng tập thơ Măng tre.
Thơ măng có những bài đẹp như tranh tĩnh vật. Tranh vẽ những hình dáng tĩnh mà
sống động, và Võ Quảng đã thổi vào đấy cái tâm hồn trong trắng của mình” [5,
tr.284].
Giáo sƣ Phong Lê đã có lần viết về Võ Quảng rằng đƣờng đời ông rất có thể
chuyển theo một hƣớng khác với nghiệp viết, và nhƣ vậy xem ra là thật, là hợp với số
đông ngƣời. Thế nhƣng rồi ông đã chọn nghề viết, ấy là điều xem ra không bình
thƣờng. Lại viết cho trẻ em khi chớm vào tuổi 40, trong bối cảnh một nền văn học cho
trẻ em còn đang trong buổi đầu thanh vắng. Với sự “trái chứng” và “ngược đời” kia
của Võ Quảng, xem ra có thể gọi ông là “ông Bụt” hiện ra tạo dựng một thiên đƣờng

cho lớp lớp thế hệ trẻ em quả cũng không phải là quá lời. Viết cho trẻ em là công việc
khổ ải tự vƣợt qua những ham muốn thƣờng nghiệm, kể cả nhu cầu bản năng thƣờng
thấy trong trái tim nhạy cảm của một nghệ sĩ trƣớc bao la cuộc đời để rồi ông có đƣợc
những thành công viên mãn. Ông còn nhận định: “Võ Quảng là hình ảnh một bộ hành
chung thuỷ trong cuộc đi vẫn còn là vắng vẻ và vất vả, người trong số hiếm hoi, gắn
nối văn mạch dân tộc và khơi tiếp cho nó một dòng chảy mới sau năm 1954” [11,
tr.336].
Nhà thơ Phạm Hổ, ngƣời bạn đƣờng gần gũi của Võ Quảng trên con đƣờng văn
học trẻ em, đã nói lên cảm nghĩ của mình khi đọc thơ Võ Quảng: “Thơ Võ Quảng
thường có những cái hay trong sự mộc mạc, hồn nhiên có khi đến vụng về, một sự
vụng về rất đáng yêu. Và như Pi-cát-xô đã nói - có đôi khi chính sự vụng về kia là một
yếu tố góp phần tạo nên phong cách” [5, tr.300]. Còn tác giả Xuân Tửu đã nhận xét về
tập thơ “Nắng sớm” của Võ Quảng nhƣ sau: “Tôi muốn nêu một nhận xét đầu tiên,
nhìn tổng quát tập Nắng sớm có một chủ đề tư tưởng rõ rệt. Võ Quảng đã phản ánh
đúng trình độ nhận thức và tâm trạng trẻ em Việt Nam trong giai đoạn này, yêu nước,
yêu đồng bào, ghét đế quốc Mỹ” [28, tr.884].
Vân Thanh – nhà khoa học của thiếu nhi đã cảm nhận về thơ Võ Quảng nhƣ thế
này: “Thơ Võ Quảng đem đến cho các em những rung động nhẹ nhàng và tinh tế trước
cảnh vật quen thuộc xung quanh. Chính qua thế giới sinh động và tươi tắn của cỏ cây,
hoa lá và những con vật bé nhỏ, anh dạy các em cách quan sát và khám phá một cái gì
rất độc đáo, rất riêng biệt trong những sinh hoạt bình dị, thường ngày, từ đó làm nảy
5


sinh trong các em lòng tin yêu cuộc sống” [5, tr.326]. Những cảnh vật quen thuộc
trong thơ Võ Quảng đƣợc nhà thơ Ngô Quân Miện nhận xét: “Đọc thơ Võ Quảng viết
cho thiếu nhi, ta luôn luôn bắt gặp những con vật và những cỏ cây. Có thể nói, trong
thơ Võ Quảng, có cả một thế giới loài vật và cỏ cây. Nói một cách khác, trong thơ Võ
Quảng có một mảng vườn bách thú và bách thảo, mà những em bé nào có cái may
mắn được vào đấy đều say mê và yêu thích” [5, tr.301].

Về ngôn ngữ trong thơ Võ Quảng, nhà văn Nguyễn Minh Châu cho rằng: “Vốn
từ trong thơ ông là những từ thông dụng, ít có từ khó hiểu đối với trẻ thơ. Cách dùng
từ lặp, câu lặp trong thơ hợp với khả năng nhớ của các em. Những từ láy trong thơ Võ
Quảng làm tăng thêm nhịp điệu của lời thơ. Võ Quảng khéo léo kết hợp mảng từ tượng
thanh bằng cách dùng hoàn toàn bằng tiếng kêu của loài vật” [5, tr.318].
Võ Quảng thƣờng khám phá ra nhiều điều bất ngờ từ những sự vật rất bình
thƣờng. Nhờ đó, ngòi bút Võ Quảng đã tạo đƣợc một cá tính riêng qua những trang
viết dành cho trẻ em. “Đọc Võ Quảng, thấy không giống một tác giả nào khác” [12,
tr.114]. Sự thành công của Võ Quảng, bên cạnh nét hồn nhiên, mới mẻ của nội dung,
có sự góp mặt không nhỏ của những nét đặc sắc nghệ thuật. Viết cho lứa tuổi nhỏ, Võ
Quảng rất quan tâm đến việc lựa chọn hình thức nghệ thuật để truyền tải nội dung sao
cho phù hợp với đối tƣợng trẻ em. Ông “rất sính và sành dùng vần trắc trong thơ”
[12, tr.112], “hay chú ý đến nhịp điệu trong câu thơ sao cho thích hợp với nội dung”
[12, tr.119], ông “hay dùng nhiều từ tượng thanh để tạo không khí” [12, tr.119]. Võ
Quảng ra nhiều tập thơ nhƣ: Gà mái hoa, Thấy cái hoa nở, Anh Đom đóm,… đã gây
đƣợc nhiều tiếng vang.
Qua việc điểm xuyết các bài viết, các công trình nghiên cứu trên, chúng tôi nhận
thấy: đã có rất nhiều lời nhận xét, bàn định của các nhà nghiên cứu, nhà phê bình văn
học về các sáng tác thơ Võ Quảng viết cho trẻ em. Tuy nhiên, đó chỉ là những lời bàn
định khái quát hoặc nhận xét về các phƣơng diện khác nhau trong sáng tác của Võ
Quảng. Nhìn một cách tổng quan, gần nhƣ chƣa có một công trình nào đi sâu vào
nghiên cứu về đặc điểm thơ của Võ Quảng viết cho trẻ em. Chính vì thế mà chúng tôi
chọn nghiên cứu đề tài “Đặc điểm thơ viết cho trẻ em của Võ Quảng” để một lần
nữa khẳng định giá trị của thơ Võ Quảng và vị trí quan trọng của Võ Quảng đối với
văn học trẻ em Việt Nam.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu đề tài là đặc điểm thơ viết cho trẻ em của Võ Quảng.

6



3.2. Phạm vi nghiên cứu
Để thực hiện đƣợc đề tài “Đặc điểm thơ viết cho trẻ em của Võ Quảng” chúng
tôi tập trung khảo sát các sáng tác thơ của Võ Quảng viết cho trẻ em, bao gồm các tập
thơ:
- Gà mái hoa, xuất bản năm 1957.
- Thấy cái hoa nở, xuất bản năm 1962.
- Nắng sớm, xuất bản năm 1965.
- Anh Đom đóm, xuất bản năm 1970.
- Măng tre, xuất bản năm 1971.
- Quả đỏ, xuất bản năm 1980.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu cơ bản
sau:
Phƣơng pháp phân tích - tổng hợp: Phƣơng pháp phân tích giúp ngƣời viết chỉ ra
các đặc điểm về nội dung và nghệ thuật của thơ Võ Quảng. Phƣơng pháp tổng hợp sẽ
giúp cho ngƣời viết cái nhìn khái quát, toàn diện về đặc điểm thơ viết cho trẻ em của
Võ Quảng.
Phƣơng pháp thống kê: Dùng để thống kê các tác phẩm thơ Võ Quảng từ đó xác
định tầm quan trọng và vị trí của Võ Quảng đối với văn học trẻ em.
Phƣơng pháp so sánh: Sử dụng phƣơng pháp này ngƣời viết nhận thấy đƣợc đặc
điểm chung và riêng giữa thơ Võ Quảng với thơ viết cho trẻ em, từ đó làm nổi bật đặc
điểm nội dung và nghệ thuật của thơ Võ Quảng.
Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng một số phƣơng pháp nhƣ: Phƣơng pháp loại
hình, phƣơng pháp hệ thống...
5. Đóng góp của đề tài
Về mặt lí luận: Tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật thơ viết cho trẻ em của
Võ Quảng, từ đó làm cơ sở lý thuyết cho việc dạy học và học các tác phẩm văn học ở
trƣờng mầm non.

Về mặt thực tiễn: Đề tài góp phần vào việc nâng cao kiến thức cho ngƣời nghiên
cứu, là tài liệu tham khảo bổ ích cho giáo viên, sinh viên và quý bậc phụ huynh.
6. Cấu trúc đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của đề tài
đƣợc triển khai trong 3 chƣơng:
Chƣơng 1. Hành trình sáng tạo của nhà thơ Võ Quảng.
Chƣơng 2. Đề tài, nhân vật trong thơ viết cho trẻ em của Võ Quảng.
Chƣơng 3. Một số đặc điểm nghệ thuật thơ viết cho trẻ em của Võ Quảng.
7


NỘI DUNG
CHƢƠNG 1:
HÀNH TRÌNH SÁNG TẠO CỦA NHÀ THƠ VÕ QUẢNG
1.1. Tiểu sử, con ngƣời
Nh à thơ Võ Quảng (1920 - 2007), sinh ra và lớn lên trong một gia đình nh à nho
trung lƣu ở xã Đại Hòa, huyện Đại Lộc, bên dòng sông Thu Bồn, Quảng Nam. Từ
nhỏ, ông đã đƣợc kế thừa lòng say mê văn học từ ngƣời cha - một nhà nho yêu nƣớc.
Đó chính là nền tảng vững chắc cho thành công trong nghiệp viết văn của ông sau
này.
Năm 15 tuổi, Võ Quảng rời quê ra học ở trƣờng Quốc học Huế. Năm 17 tuổi,
ông tham gia phong trào học sinh yêu nƣớc và gia nhập đoàn thanh niên Dân chủ.
Năm 1939, ông gia nhập Đoàn thanh niên Phản đế và đƣợc bầu làm tổ trƣởng tổ
Thanh niên Phản đế, hoạt động ở Huế. Tháng 9 năm 1941, Võ Quảng bị chính
quyền Pháp bắt giam ở nhà lao Thừa phủ, sau đó bị đƣa đi quản thúc tại quê nhà. Có
thể nói, xứ Huế là nơi đã ghi dấu bao kỉ niệm một thời học sinh sôi nổi, khát khao
đổi thay và hƣớng tới Cách mạng của Võ Quảng. Những ngày hoạt động tại Huế và
thời gian bị quản thúc ở quê nhà, ông đã tranh thủ đọc nhiều và nhờ đó vốn hiểu
biết của ông cũng đƣợc mở rộng ở nhiều lĩnh vực.
Sau khi Cách mạng tháng Tám nổ ra, Võ Quảng đƣợc chính quyền Việt Minh cử

làm ủy viên Tƣ pháp thành phố Đà Nẵng. Khi quân Pháp chiếm Nam Bộ, ông
đƣợc cử vào chức vụ Phó chủ tịch ủy ban Hành chính kháng chiến thành phố Đà
Nẵng. Từ năm 1948, ông đƣợc cử làm phó Chánh án tòa án quân sự miền Nam Việt
Nam, sau đó là Hội thẩm nhân dân Tòa án nhân dân liên khu V. Trong suốt chín
năm nền dân chủ cộng hòa, Võ Quảng đã khẳng định đƣợc năng lực hoạt động của
mình trên hai lĩnh vực hành chính và pháp luật. Thời gian này, ông cũng có sáng tác
một số tác phẩm thơ dành cho trẻ em.
Sau năm 1954, Võ Quảng tập kết ra Bắc và đƣợc điều về công tác ở chức
vụ ủy viên Ban nhi đồng Trung ƣơng, phụ trách văn học cho trẻ em. Ông đã từ
chối con đƣờng hoạt động chính trị - một con đƣờng đầy thuận lợi và triển vọng đối
với ông lúc bấy giờ - để đi theo nghề viết, đúng ra là viết văn cho trẻ em. Đây là bƣớc
ngoặt quan trọng trong cuộc đời Võ Quảng. Kể từ đó, ông chỉ chuyên tâm với nghề
viết, hết mình vì trẻ thơ. Ông là một trong những ngƣời đã bỏ nhiều công sức để xây
dựng nền móng đầu tiên cho nền văn học trẻ em dƣới chế độ mới. Năm 1957, Võ
Quảng là một trong những ngƣời tham gia sáng lập và từng giữ chức Giám đốc
nhà xuất bản Kim Đồng.
Tại đây, ông đã quy tụ đƣợc nhiều tài năng, nhiều chuyên gia, nhà văn, nhà giáo
8


tâm huyết với việc sáng tác cho trẻ em. Sáng tác của ông đi vào nhà trƣờng, đến với
các em học sinh qua những trang sách giáo khoa, v à đến sớm hơn với trẻ em từ
khi các em còn ở nhà trẻ, mẫu giáo qua bài thơ, câu chuyện kể của các cô giáo
mầm non. Đây là một trong những cống hiến to lớn của Võ Quảng đối với sự nghiệp
giáo dục.
Không chỉ dừng lại ở việc viết văn, Võ Quảng mong muốn vƣơn đến nghệ
thuật tạo hình cho trẻ em. Năm 1964, ông đƣợc cử làm Giám đốc xƣởng phim hoạt
hình Việt Nam. Cũng trong năm này, tên tuổi Võ Quảng nổi lên nhƣ một hiện
tƣợng mà nhà nghiên cứu Phong Lê gọi ông là “người hết mình và trọn đời cho trẻ
em”. Năm 1965, Võ Quảng đƣợc kết nạp vào Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Là

ngƣời tâm huyết với nghề, ông rất coi trọng việc bồi dƣỡng đạo đức, tình cảm và
giáo dục tƣ cách làm ngƣời cho các em ngay từ thuở ấu thơ. Và đặc biệt từ 1971,
đƣợc phân công làm chủ tịch Hội đồng Văn học Thiếu nhi và giữ chức vụ này đến
khi về hƣu, Võ Quảng dành toàn bộ tâm huyết cho lứa tuổi “thần tiên” của đất
nƣớc. Năm 2007, ông đƣợc nhà nƣớc trao tặng Giải thƣởng Nhà nƣớc về Văn học
nghệ thuật. Võ Quảng qua đời ngày 15 tháng 6 năm 2007 tại Hà Nội.
Có thể nói, cuộc đời của Võ Quảng trải qua rất nhiều biến cố thăng trầm.
Ông sinh trƣởng trong một giai đoạn lịch sử đầy sóng gió của đất nƣớc, của cách
mạng Việt Nam. Đặc biệt trong đời mình, Võ Quảng đã có hai bƣớc ngoặt quan
trọng: Sau khi tập kết ra Bắc, ông đã từ bỏ con đƣờng hoạt động chính trị đang
rộng mở để chuyển sang cầm bút viết văn vì tình yêu đối với văn học luôn cháy bỏng
trong tâm hồn. Ngã rẽ thứ hai là gác việc sáng tác cho độc giả lớn tuổi cũng đang đầy
hứa hẹn để chuyên tâm viết cho trẻ em bằng tình cảm trìu mến, yêu thƣơng. Hai
cuộc phiêu lƣu của Võ Quảng đều là vì tình yêu thơ văn và tình yêu con trẻ. Nó hấp
dẫn không kém chuyện phiêu lƣu mạo hiểm của phƣơng Tây, nhƣng lại cũng phảng
phất bóng dáng của triết học cổ phƣơng Đông ở chỗ, đó là thứ tình yêu gắn liền với
triết lý của đạo Phật.
Tìm hiểu cuộc đời Võ Quảng mới thấm thía hết sự hi sinh của một nhà văn yêu
trẻ. Từ Quảng Nam tập kết ra Bắc, Võ Quảng có những cơ hội để thăng tiến trên
con đƣờng chính trị. Thế nhƣng, ông lại chọn con đƣờng kết bạn với trẻ em. Ông
muốn sống giữa thế giới hồn nhiên, trong trẻo. Đƣờng cách mạng - đƣờng văn của
ông cuối cùng lại là con đƣờng đến với trẻ em.
1.2. Sự nghiệp sáng tác
1.2.1. Con đường đến với sự nghiệp sáng tác cho trẻ em
Giáo sƣ Phong Lê đã có lần viết về Võ Quảng: “Đường đời của ông rất có thể
chuyển theo một hướng khác với nghiệp viết, và như vậy xem ra là thuận, là hợp
lẽ với số đông người. Thế nhưng rồi ông đã chọn nghề viết ấy là điều xem ra không
9



bình thường. Lại viết cho thiếu nhi khi chớm vào tuổi 40, trong bối cảnh một nền
văn học thiếu nhi còn trong buổi đầu thanh vắng ấy là một chuyện càng không bình
thường nữa” [34].
Với những đóng góp lớn lao trong việc sáng tác thơ văn cho trẻ em, có thể gọi
Võ Quảng là ông Bụt mà không quá lời. B ởi ông đã tạo ra một thiên đƣờng mới
mẻ và đầy màu sắc cho lớp lớp thế hệ trẻ thơ qua những sáng tác viết cho các em.
Viết cho trẻ em là công việc đầy gian khổ mà ngƣời cầm bút phải vƣợt lên trên những
ham muốn đời thƣờng, kể cả nhu cầu thƣờng nhất trong trái tim nhạy cảm của một
nghệ sĩ mới có thể làm đƣợc. Nếu không yêu trẻ thơ bằng một tình yêu nguyên vẹn
thì khó có đƣợc những thành công viên mãn nhƣ ông.
Khát khao làm văn chƣơng của Võ Quảng đƣợc hun đúc từ thời còn trẻ. Sau 9
năm kháng chiến chống Pháp, tập kết ra Bắc, Võ Quảng mới có điều kiện thực
hiện đƣợc ƣớc mơ của mình. Khởi đầu sự nghiệp của ông là thơ và rồi tiếp theo là
truyện. Cũng thật thú vị khi ngay trong lĩnh vực lý luận phê bình văn học trẻ em,
Võ Quảng cũng là ngƣời đầu tiên góp phần hình thành các quan niệm cơ bản đặc
trƣng cho văn học trẻ em Việt Nam nhƣ là sự trong sáng, tƣơi vui, hóm hỉnh, giàu
tính giáo dục, sự phù hợp theo đối tƣợng lứa tuổi... có nhiều bài viết hay và chuyên
sâu về việc làm thơ, viết văn cho trẻ em, cũng nhƣ nhiều bài viết động viên khích lệ
các tác giả trẻ viết cho trẻ em. Đó là những đóng góp bƣớc đầu định hình một nền
văn học trẻ em Việt Nam thực sự chuyên nghiệp. Có một điều cũng rất đặc biệt, Võ
Quảng là ngƣời đầu tiên, dƣới cái tên Hoàng Huy, dịch kiệt tác Đôn Kihôtê của
Xecvantet sang tiếng Việt cho các em từ năm 1959. Đó là bản dịch phóng tác hợp với
trẻ em mà vẫn giữ đƣợc cái hồn và tiếng cƣời của nhà văn Tây Ban Nha thiên tài
này. Thật thú vị là ngƣời thơ Võ Quảng hiền lành ít nói, thậm chí sinh thời ông
còn tự coi mình là “chậm chạp, chậm tiến”, nhƣng ông đã lặng lẽ làm đƣợc rất nhiều
việc cho văn học trẻ em và qua đó đóng góp cũng thật nhiều cho văn học Việt Nam.
Sinh thời, Xuân Diệu nói với Võ Quảng “chúng mình cùng đi đến nơi về đến
chốn”. Văn chƣơng vốn có cả vạn ngả đƣờng, nhƣng đều hƣớng về “chốn” Chân,
Thiện, Mỹ. Và Võ Quảng cũng nhƣ Xuân Diệu đều là những con ngƣời tài năng.
Trong khi các nhà thơ khác lấy việc làm thơ cho ngƣời lớn là chính và thỉnh thoảng

mới viết cho trẻ em nhƣ Huy Cận với tập thơ Đôi bàn tay em, Xuân Quỳnh có tập
thơ Bầu trời trong quả trứng thì Võ Quảng lại dành phần lớn tâm huyết, tài năng
và trái tim cho thơ văn trẻ em. Ông từng tâm sự: “Hãy dành cho con trẻ những gì
đẹp đẽ và tinh khiết nhất ngay từ khi trẻ bước vào đời” [5, tr.360].
Ông đã dành trọn đời mình để chắt lọc những tinh túy nhất của cuộc sống dành
cho con trẻ. Điều đó lắng đọng trong những trang viết nhƣ là sự kết tinh toàn bộ tài
năng và tâm hồn của ông.
10


1.2.2. Thơ viết cho trẻ em trên hành trình sáng tạo của Võ Quảng
Thơ Võ Quảng có nội dung phong phú, nghệ thật đặc sắc và mang ý nghĩa
giáo dục cao. Ông kể về quê hƣơng, viết về những gì gần gũi với cuộc sống của trẻ
thơ. Đặc biệt, ông có lối viết dí dỏm, hóm hỉnh, giàu nhạc điệu. Khi viết về một thế
giới loài vật phong phú, đa dạng xung quanh cuộc sống trẻ thơ ông quan niệm:
“Tác phẩm văn học viết cho các em là một công trình sư phạm. Người viết cần cân
nhắc nên nói cái gì, nói như thế nào để có lợi cho tâm hồn các em mà không ảnh
hưởng đến sự thể hiện nghệ thuật” [23]. Trong thơ ông, có đầy đủ những con vật nuôi
trong nhà, rất gần gũi với con ngƣời, những con vật sống trong rừng, cả những con
vật có thể bay trên trời hay lội dƣới nƣớc, đúng nhƣ nhà thơ Ngô Quân Miện
nhận xét: đó là “một vườn bách thú”. Miêu tả về loài vật hay cây cỏ bao giờ Võ
Quảng cũng lồng vào đó những bài học thật giản dị. Những tác phẩm thơ của ông bao
gồm:
- Gà mái hoa (1957)
- Thấy cái hoa nở (1962)
- Nắng sớm (1965)
- Anh Đom Đóm (1970)
- Măng tre (1971)
- Én hát và đu quay (in chung - 1972)
- Quả đỏ (1980)

- Ánh nắng sớm ( 1993)
Nhìn vào vƣờn thơ Việt Nam mà đặc biệt là thơ trẻ em ta không thể không để ý
đến những đốm hoa nhỏ nhắn, bình dị mà đầy chất men say: đó là những đốm hoa thơ
của Võ Quảng. Thơ và văn cho tuổi thơ là hai lĩnh vực mà Võ Quảng chuyên tâm
sáng tạo nhất, tại đây ông có nhiều bài thơ, những trang văn chứa chan cảm xúc.
Trong mỗi trang thơ của ông, thế giới xung quanh dƣờng nhƣ bừng sáng và rực rỡ
hơn. Cỏ cây, mây nƣớc, muông thú cho đến những đồ vật bình dị nhƣ cái mai, cái
cuốc, cái bồ tre... cũng trở nên sống động, cũng có tâm hồn, tình cảm, có ƣớc mơ,
có suy tƣ và đôi khi có cả một triết lí rõ rệt giải thích cho sự tồn tại của bản thân
mình. Ông quan niệm: “Thơ có nhiệm vụ phải ghi sâu vào tâm hồn các em tất cả
bức tranh đậm đà của đất nước, từ những sự kiện to lớn nhất, cho đến những việc
nhỏ nhất, bóng dáng một cánh cò bay, hình ảnh sóng lúa dập dờn, cây đa, bến nước,
tất cả vẻ đẹp của núi sông, đó là lớp phù sa mỡ màng, trên đó mọc lên xanh tươi
tình yêu Tổ quốc” [15, tr.201]. Ngƣời duy mĩ và kĩ tính bậc nhất trong văn chƣơng
Việt Nam là nhà văn Nguyễn Tuân từng viết: “Nếu tôi nhớ đúng thì Võ Quảng bắt
đầu nói chuyện với độc giả nhỏ bằng tập thơ Măng tre. Thơ măng là những bài
thơ đẹp như tranh tĩnh vật. Tranh vẽ những hình dáng tĩnh nhưng lại sống động,
11


và Võ Quảng đã thổi vào đấy cái tâm hồn trong trắng của mình” [5, tr.284].
Trong thơ Võ Quảng, thế giới nhân vật là những con vật, đồ vật, cỏ cây, hoa lá...
mà ẩn chứa trong đó là bài học nhận diện, phát hiện đặc thù của mỗi con vật, mỗi hiện
tƣợng trong cuộc sống đối với trẻ em. Với các em là bài học về tình bạn, nhu cầu
muôn thuở của con trẻ. Còn với ngƣời lớn là biểu tƣợng cho sự quảng giao tình
bè bạn, của giao lƣu cộng đồng, đó là tiếng nói của thời đại thế giới hội nhập mà
Võ Quảng đã sớm cảm nhận và thể hiện trong thi phẩm của mình. Còn với các nghệ
sĩ, thơ Võ Quảng lại mang hàm nghĩa, nó là khát vọng gõ cửa lâu đài nghệ thuật đến
với trẻ em và quan trọng nhất là mỗi ngƣời bƣớc vào đó phải có một phong cách
nghệ thuật độc đáo.

1.2.3. Một số thể loại khác viết cho trẻ em trên hành trình sáng tạo của Võ
Quảng
Mảng văn xuôi viết cho trẻ em của Võ Quảng khá phong phú. Đề tài bao
trùm trong văn xuôi của Võ Quảng có thể gói gọn trong mấy chữ “bức tranh
quê” [11, tr.165]. Khi dự định viết về quê hƣơng mình, nhà văn Võ Quảng đã cố gắng
thể hiện bằng đƣợc sự đổi đời của cả một vùng quê hƣơng Cánh mạng tháng Tám,
theo cách nói vắn tắt của tác giả là “Bừng lên một làng”. Có thể nhận ra tình yêu quê
hƣơng của Võ Quảng qua những trang sách miêu tả thiên nhiên và con ngƣời xứ
Quảng, với những tác phẩm tiêu biểu nhƣ:
- Cái Thăng (1961)
- Chỗ cây đa làng (1964)
- Quê nội (1973)
- Tảng sáng (1976)
- Vƣợn hú (1993)
- Kinh tuyến, vĩ tuyến (1995)...
Võ Quảng đƣợc biết đến với tƣ cách một tác giả chuyên viết cho trẻ em. Ngoài
tiểu thuyết và thơ, Võ Quảng còn là tác giả của nhiều truyện đồng thoại rất đƣợc bạn
đọc nhỏ tuổi yêu thích. Những câu chuyện đồng thoại của Võ Quảng nhẹ nhàng mà
thấm thía. Nó mang đến cho trẻ em những bài học bổ ích, giúp trẻ vững vàng hơn
trong quá trình hoàn thiện nhân cách của mình. Những quan sát và tri thức đời sống
đã đƣợc nhà văn chuyển hóa rất tài tình trên trang viết, để các em nhỏ tiếp cận một
cách dễ dàng và dễ hình dung nhất. Truyện đồng thoại của Võ Quảng hẳn sẽ làm
các em mến yêu hơn các loài động vật gần gũi trong đời sống, cho các em những
kiến thức sinh vật thú vị và cũng mở ra cho các em một thế giới tâm hồn phong
phú, đầy tƣởng tƣợng và những sắc màu. Toàn bộ truyện đồng thoại của Võ
Quảng đƣợc tập hợp trong ba tập:
- Cái Mai (1967)
12



- Bài học tốt (1982)
- Những chiếc áo ấm (1987)
Với nhiều tác phẩm tiêu biểu nhƣ Chuyến đi thứ hai, Trong một hồ nước,
Mắt Giếc đỏ hoe, Những chiếc áo ấm, Đò ngang, Anh Cút lủi, Đêm biểu diễn... từ
nhiều năm nay tên tuổi của Võ Quảng đã trở nên quen thuộc với nhiều thế hệ bạn
đọc tuổi thơ.
Ngoài ra Võ Quảng còn viết nhiều tiểu luận, phê bình, kinh nghiệm sáng tác
và bài giảng lí luận sáng tác văn học trẻ em... Võ Quảng có nhiều bài viết hay và
chuyên sâu về việc làm thơ viết văn cho trẻ em, cũng nhƣ nhiều bài viết động viên
khích lệ các tác giả trẻ viết cho trẻ em. Đó là những đóng góp bƣớc đầu định hình
một nền văn học trẻ em Việt Nam thực sự chuyên nghiệp.
Sự nghiệp sáng tác của nhà văn Võ Quảng cho trẻ em là những thành tựu quý giá
của văn học Việt Nam. Võ Quảng là một ngƣời có chủ kiến về văn học trẻ em, ông đã
ấp ủ một tƣ tƣởng thẩm mỹ về một nền văn hóa cho trẻ em. Ở vị trí ngƣời làm quản
lý văn học, ông luôn vì lợi ích của văn học trẻ em nƣớc nhà, vì lợi ích chính đáng
của các nhà văn trong việc xuất bản những tác phẩm văn học trẻ em có giá trị. Không
chỉ độc giả nhỏ tuổi ở trong nƣớc biết đến, văn thơ của Võ Quảng còn đƣợc chọn dịch
và giới thiệu ở nƣớc ngoài qua các thứ tiếng khác nhau nhƣ Nga, Pháp, Anh, Đức...
Ở đâu tác phẩm của ông cũng đƣợc hƣởng ứng nhiệt tình của độc giả. Chính điều
này đã một lần nữa giúp chúng ta khẳng định vị trí cũng nhƣ ảnh hƣởng của Võ
Quảng đối với nền văn học trẻ em và trong sự nghiệp trồng ngƣời của nƣớc nhà.
Dành trọn cuộc đời mình cống hiến cho trẻ em, Võ Quảng đã để lại một khối
lƣợng tác phẩm lớn mà đến nay các em vẫn yêu thích. Với trẻ em, một cuốn sách
hay bao giờ cũng đem đến cho các em những điều tốt đẹp, luôn là một gia tài trong
hành trang vào đời của các em. Vì vậy, ngƣời viết văn phải có trách nhiệm, phải có
nghề và thực sự tâm huyết. Đó là quan niệm và cũng là tâm sự sáng tác của đời văn
Võ Quảng. Miệt mài gần nửa thế kỉ sáng tạo, Võ Quảng đã có một sự nghiệp văn học
giá trị với đủ mọi thể loại thơ, tiểu thuyết, truyện đồng thoại, kịch bản phim hoạt
hình và lý luận phê bình. Đó thực sự là “những công trình sƣ phạm mang đậm
bản sắc Võ Quảng, đậm chất dân gian, ngắn gọn, giàu triết lí và tình yêu thƣơng.

Mỗi trang viết của Võ Quảng ngƣời đọc đều thấy thấm đẫm một tình yêu đằm
thắm mà ông đã dành cho độc giả nhỏ tuổi. Trải qua nhiều thập kỉ, những sáng
tác của Võ Quảng vẫn luôn đƣợc các em đón nhận một cách hào hứng, trở thành
hành trang theo các em khôn lớn vào đời.
Với những thành tựu đặc biệt về văn học trẻ em, Võ Quảng đƣợc trao tặng giải
thƣởng Nhà nƣớc về văn học nghệ thuật. Ông xứng đáng đƣợc tôn vinh là một tài
năng văn học viết cho trẻ em.
13


1.3. Vị trí Võ Quảng trong nền văn học trẻ em Việt Nam
Văn học trẻ em là một bộ phận có vị trí đặc biệt trong nền văn học dân tộc.
Nó đã hình thành và phát triển trong những hoàn cảnh lịch sử của đất nƣớc. Trong
chế độ phong kiến, ở nƣớc ta chƣa có sáng tác văn học cho trẻ em. Mãi đến đầu thế
kỉ XX, dƣới chế độ thực dân phong kiến, qua những cuộc cách tân văn học theo xu
hƣớng hiện đại hóa, văn học trẻ em mới bắt đầu đƣợc chú ý. Đến giữa những năm
miền Bắc bắt tay vào xây dựng hòa bình và miền Nam tiến hành đấu tranh vũ trang
thống nhất đất nƣớc thì văn học trẻ em mới có bƣớc phát triển ngay trong cao trào
thực hiện hai nhiệm vụ chiến lƣợc của cả đất nƣớc. Văn học trẻ em đã dần hình thành
với đủ các bộ môn và thể loại nhƣ: truyện, thơ, kịch, ký, tranh... bao trùm các chủ đề
lớn về truyền thống lịch sử, cách mạng, kháng chiến; về sinh hoạt gia đình, xã hội, học
tập, lao động và chiến đấu... làm nên một sắc thái phản ánh mới của văn học. Đây là
chặng đƣờng mở đầu cho nền văn học trẻ em Việt Nam. Mặc dù trong hoàn cảnh
khó khăn, tất cả những thành tựu trên đã ghi nhận những cố gắng của các văn nghệ
sĩ. Nó chứng tỏ nền văn học viết cho các em rất có cơ sở và điều kiện để phát triển
trong tƣơng lai. Điều quan trọng hơn là văn học trẻ em đã tập hợp đƣợc một đội
ngũ đông đảo với hàng trăm nhà văn, nhà giáo và họa sĩ thuộc nhiều lứa tuổi mà có
hứng thú viết và vẽ vì trẻ em. Để có những thành tựu nhƣ vậy phải kể đến công sức
của lớp ngƣời khai sơn phá thạch đầu tiên mà Võ Quảng là một trong số rất ít những
nhà văn ấy.

Qua ba mƣơi năm (1945 - 1975) trải dài trong hai cuộc kháng chiến, xen kẽ
chiến tranh và hoà bình, nền văn học trẻ em Việt Nam xuất hiện hàng loạt cây bút
chuyên nghiệp. Nhiều ngƣời đã tạo dựng đƣợc tên tuổi cho riêng mình nhƣ: Vũ Tú
Nam, Phạm Hổ, Nguyễn Kiên, Phan Thị Thanh Nhàn, Ma Văn Kháng... Từ sau 1975,
nhất là từ sau thời kì đổi mới, văn nghệ đã có một sự ra quân khá sôi nổi. Nhiều tác
giả cũ, tuổi đã cao nhƣng vẫn dành tâm huyết viết cho các em. Nhiều ngƣời, chuyên
viết cho ngƣời lớn nay lại viết những tác phẩm sáng giá cho trẻ em (Phùng Quán, Duy
Khán...), nhiều cây bút nổi tiếng có những truyện mà trong đó nhân vật trẻ em là nhân
vật mang tƣ tƣởng xã hội lớn (Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng...). Đặc biệt là sự xuất
hiện của nhiều cây bút trẻ mang đến nhiều mới mẻ, táo bạo, mạnh dạn trong sáng
tác Trần Thiên Hƣơng, Lê Cảnh Nhạc... và nổi bật là Nguyễn Nhật Ánh. Thời gian
này, Võ Quảng cũng đã cho ra đời rất nhiều tác phẩm đặc sắc trên nhiều lĩnh vực. Tiêu
biểu nhƣ các truyện: Cái Thăng(1961), Chỗ cây đa làng (1964), Cái mai (1967),
Những chiếc áo ấm (1970), Quê nội (1973), Bài học tốt (1975), Tảng sáng (1976)
và hàng loạt tập thơ: Gà mái hoa (1957), Thấy cái hoa nở (1962), Nắng sớm
(1965), Anh Đom Đóm (1970), Măng tre (1971)... Vậy là, cùng với Quê nội in
trƣớc đó, Võ Quảng đã đƣa ngƣời đọc vào một thế giới đa màu sắc của trẻ thơ với
14


những câu chuyện về một làng quê cụ thể thuộc đất Quảng Nam, quê hƣơng tác giả, ở
vào cái thời điểm lịch sử rất đặc trƣng cho sự bừng tỉnh và chuyển mình của đất nƣớc
là Cách mạng Tháng Tám năm 1945. Cũng thời gian này còn có một số tác phẩm
đáng chú ý của các tác giả khác nhƣ: Tuổi thơ im lặng của Duy Khán, Tuổi thơ êm
đềm của Võ Hồng, Tuổi Thơ dữ dội của Phùng Quán, Côi cút giữa cảnh đời của
Ma Văn Kháng... Và thời kì này chúng ta đã có một “phong trào sáng tác cho
trẻ em” nhƣ những gì mà Võ Quảng đã trăn trở.
Xuất hiện trong trào lƣu của thời đại, Võ Quảng hiểu rất rõ tâm sinh lí của trẻ
thơ vì thế ông đã đến với trẻ em bằng thơ, truyện, kịch bản phim hoạt hình. Ở thể
loại nào, ông cũng để lại ấn tƣợng sâu sắc trong tâm hồn bạn đọc, đặc biệt là thơ.

Vào nghề cầm bút khi bƣớc sang tuổi 37, nhƣng từ đây mở đầu một thời kỳ sung sức
nhất viết cho trẻ em của Võ Quảng. Thời kỳ này ông cho in tập thơ đầu tay Gà mái
hoa. Đây là câu chuyện đƣợc viết bằng thơ kể về một chị gà mái hoa, từ lúc chị ta
biết đỏ mặt, rồi chị ta nhảy ổ, đẻ trứng, ấp trứng, rồi trứng nở ra cả một đàn gà con.
Những vần thơ trẻ trung, hóm hỉnh, với những cố gắng tìm tòi biểu hiện, qua cách
dùng nhiều vần trắc và từ tƣợng thanh, Gà mái hoa hé lộ ra những đƣờng nét và
màu sắc thuộc phẩm chất tâm hồn tác giả và có thể là ngoài ý muốn, nó cũng là lời
cam đoan, lặng lẽ rằng từ nay mình sẽ chuyển hƣớng trọn vẹn vào hoạt động văn
học trẻ em. Và Võ Quảng đã lựa chọn cho mình con đƣờng viết cho trẻ em trong
suốt sự nghiệp của mình. Cùng với lựa chọn đó, ông cũng là ngƣời góp phần tích
cực tạo dựng ra một lực lƣợng, xây dựng nên một đội ngũ văn học chuyên tâm viết
cho trẻ em. Khi bàn về chức năng, nhiệm vụ của văn học trẻ em, Võ Quảng cho
rằng: Văn học trẻ em phải là “những đốm lửa thắp sáng những khía cạnh nhân
đạo của con người. Nó phải làm cho các em biết sung sướng, xót xa, yêu thương,
căm giận, ghét mọi biểu hiện xấu xa, yêu mọi biểu hiện vị tha trung thực, làm
được như vậy tức là người viết đã đánh thức được trong các em những tình cảm
cao quý” [15, tr.200]. Võ Quảng là một trong những ngƣời viết vào loại sớm nhất, lâu
dài nhất cho tuổi thơ, và cũng là ngƣời có ý thức nhất, có tâm huyết nhất vì các
em trong lao động nghệ thuật. Nhà văn luôn khao khát sáng tạo ra cái hay, cái độc đáo
trong mỗi tác phẩm của mình. Tài nghệ của Võ Quảng là ở chỗ biết chọn lọc những
gì tinh túy nhất để kể cho trẻ em, nhờ đó mà tác phẩm tạo dựng đƣợc một không
gian nghệ thuật, đạt đƣợc tính văn học và vì thế đã có sức sống lâu dài, ví nhƣ các
bài “Mời vào”; “Anh Đom Đóm”; “Ai dậy sớm”...
Điều mà nhà văn Võ Quảng gửi gắm lại cho chúng ta là ngọn lửa tình yêu trẻ
em, lòng ham học hỏi văn học dân tộc, văn học thế giới và niềm đam mê sáng tạo.
Sự lao động cần mẫn và nghiêm túc đã đƣa Võ Quảng đến thành công. Để có đƣợc
một đời sống nghệ thuật nhƣ vậy là do tài năng và hơn cả là một tình yêu sâu nặng
15



dành cho trẻ thơ. Nét dung dị, tinh khôi thấm đẫm trong hồn thơ Võ Quảng đích
thực là báu vật mà dƣờng nhƣ số phận đã cắt đặt cho ông một thiên chức vừa nhƣ là
ngƣời mẹ, lại vừa nhƣ một cô giáo dịu hiền. Văn xuôi cho trẻ em của Võ Quảng cũng
vậy: một văn phong có hồn phách trẻ thơ, bát ngát cảm giác khi xây dựng từng nhân
vật trong truyện. Ông đã ngƣợc dòng về với bến bờ ấu thơ bên những câu chuyện, với
từng sự vật quanh mình. Không chỉ đƣợc trẻ em yêu thích, Võ Quảng còn đề lại
nhiều ấn tƣợng tốt đẹp trong lòng bạn bè đồng nghiệp đƣơng thời. Họa sĩ Ngô Mạnh
Lân tâm sự: “Võ Quảng có tầm nhìn xa, rất dũng cảm bênh vực cho những trang
văn có giá trị mà có thể chúng chưa nhận ra lúc đương thời”. Còn nhà văn Đoàn
Giỏi lại viết : “Không phải chỉ tấm lòng mà bằng kiên trì lao động không mệt mỏi,
đã khiến anh thêm già dặn, có bản lĩnh trở thành một tài năng”. Nói nhƣ Kinh
Thánh: “sung sướng thay kẻ khát” thì Võ Quảng là một người sung sướng. Bởi
anh không lúc nào tự bằng lòng với mình, không tự mãn, lúc nào cũng thấy chưa
đủ, cần phải vươn tới [5, tr.292].
Nhà văn, nhà thơ Phạm Hổ, ngƣời bạn gần gũi của Võ Quảng đã nói lên cảm
nghĩ của mình khi đọc thơ Võ Quảng: “Thơ Võ Quảng thường có những cái hay trong
sự mộc mạc, hồn nhiên có khi đến vụng về, một sự vụng về đến đáng yêu. Và như Picát-xô đã nói - có đôi khi chính sự vụng về kia là một yếu tố góp phần tạo nên phong
cách” [5, tr.300].
Không chỉ là ngƣời sáng tác thuần túy, ở góc độ sƣ phạm, Võ Quảng còn thực
hiện xuất sắc vai trò một nhà tâm lí, một nhà giáo dục đối với trẻ em, không chỉ một
lứa tuổi bạn đọc. Bởi chính ông đã tâm niệm: “Văn học trẻ em có mục đích chủ yếu là
giáo dục các em biết sống tốt đẹp, biết cảm thông, biết yêu thương, biết quý trọng cái
đẹp, hiểu rõ nghĩa vụ làm người”.
Quả thực, Võ Quảng đã thực hiện xuất sắc thiên chức của nhà tâm lí khi sáng tác
cho trẻ em. Ông đã nhập vào trẻ em, hóa thân vào nhân vật trẻ em để có thể nghĩ, có
thể cảm nhận nhƣ các em. Sáng tác cho trẻ em, Võ Quảng nhận thức rất rõ và thực
hiện thành công trách nhiệm giáo dục trực tiếp của văn học cho các em. Ông đặt nơi
các em lòng yêu mến và thƣơng cảm, sự trân trọng và tin tƣởng hết mực. Tất cả những
gì ông viết cho các em đều bắt nguồn từ một trái tim nhân hậu.
Ngòi bút của nhà văn chân chính bao giờ cũng hƣớng thiện. Ngòi bút của Võ

Quảng càng đậm đặc chất tốt lành dành cho trẻ em. Lòng yêu thƣơng trẻ em ở Võ
Quảng nhƣ đƣợc nhân đôi bởi trong đó có thêm lòng yêu trẻ của một nhà giáo dục. Nói
đúng ra nó còn đƣợc nhân lên gấp bội vì đã bao hàm cả trách nhiệm của bậc bề trên và
lƣơng tâm của ngƣời kiến trúc tâm hồn đầy trải nghiệm. Xuất phát từ trái tim nhƣng
phải có con mắt tinh đời mới làm nên những trang viết đi vào thế giới tâm hồn trẻ em
và tạo nên đời sống tinh thần đẹp đẽ cho các em. Nói khái quát hơn, Võ Quảng có một
16


tâm hồn rất trẻ. Chất trẻ ấy tạo ra cái tƣơi tắn, nguyên tƣơi trên những trang viết. Nó
cũng tạo ra nét phong cách hồn nhiên, nên thơ trong văn Võ Quảng và rõ nhất là trên
những trang viết cho trẻ em.
Những sáng tác thơ cho trẻ em cho đến thời điểm này quả có không ít ngƣời,
thậm chí còn rất đông ngƣời. Nhƣng nhìn vào lại thấy không có mấy ai chuyên tâm,
chuyên trách, chuyên nghiệp nhƣ Võ Quảng. 50 năm qua, ông chỉ viết cho trẻ em.
Dành cả một đời ngƣời cho một sự nghiệp vốn đƣợc xem là cao quý và thiêng liêng, cả
một đời nhƣ vậy nhƣng có phải bất cứ ai cũng đến đƣợc đích không? Và nếu đến đƣợc
đích, có phải là một cái đích xa nhƣ Võ Quảng?

17


CHƢƠNG II: ĐỀ TÀI, NHÂN VẬT TRONG THƠ VIẾT
CHO TRẺ EM CỦA VÕ QUẢNG
2.1. Đề tài trong thơ viết cho trẻ em của Võ Quảng
2.1.1. Đề tài thiên nhiên
Dễ nhận thấy trong thơ Võ Quảng là cả một bức tranh lộng lẫy của cảnh vật thiên
nhiên. Đề tài thiên nhiên trong thơ ông đƣợc thể hiện qua thế giới cỏ cây, hoa lá trong
đó thƣờng mang một sức sống mãnh liệt. Khiêm nhƣờng nhƣ một “mầm non” cũng
biết “bật chiếc vỏ rơi” để đứng dậy giữa trời. Nhà thơ yêu vẻ hồn nhiên và thắm thiết

của thế giới cỏ cây và vạn vật xung quanh. Dù chỉ là những cây cỏ, những con vật
quen thuộc khi bƣớc vào thơ ông đều trở thành hình tƣợng nghệ thuật đƣợc tô đậm
khiến bạn đọc luôn cảm thấy bất ngờ và thích thú ẩn chứa trong vƣờn thơ của Võ
Quảng là những cảnh sắc thiên nhiên vui tƣơi, bừng sức sống.
Với trẻ thơ, thế giới thiên nhiên là một ngƣời bạn lớn, kì diệu luôn có những
biến đổi bất ngờ ngay trƣớc mắt các em. Vẻ đẹp êm dịu, muôn màu, nghìn vẻ của
khung cảnh thiên nhiên luôn thu hút các em tìm tòi và khám phá. Chính điều đó nhà
thơ đã xây dựng đề tài thiên nhiên trong thơ viết cho trẻ em bằng những khung cảnh
thiên nhiên, cỏ cây, hoa lá mà ngƣời đọc thƣờng gọi là những vƣờn bách thảo kì thú.
Trong khu vƣờn bách thảo đó có đa dạng cỏ, cây, hoa, lá... mọi thứ thật sinh động
và đáng yêu:
Một bờ cỏ mật
Nảy lá xanh tươi...
Chú bướm thảnh thơi
Cứ bay chấp chới
Bay lui bay tới
Chú đậu cạnh nào?
(Con đường nhỏ)
Nhỏ nhắn nhƣng hết sức đáng yêu nhƣ một “bờ cỏ mật” cũng nảy lá xanh
tƣơi thu hút các “chú bƣớm thảnh thơi” bay tới chơi đùa. Thế giới thiên nhiên của các
em là cỏ cây, là đất trời mênh mông rộng lớn. Mọi thứ với các em thật mới mẻ và
hấp dẫn.
Đây là một thoáng thay đổi của đất trời khi mùa xuân chợt đến qua sự thức
tỉnh kì diệu của chồi biếc. Khi đất trời chƣa hẳn sang xuân, chồi non còn lim dim
ngủ:
Mầm non mắt lim dim
Cố nhìn qua kẽ lá
Thấy mây bay hối hả
Thấy lất phất mưa phùn.
(Mầm non)

18


Một mầm non “mắt lim dim” nhƣng vẫn cố “nhìn qua kẽ lá” để quan sát
thế giới cảnh vật xung quanh. Sự tò mò đáng yêu của mầm non hệt nhƣ một em
nhỏ khi đứng trƣớc thế giới thiên nhiên kì vĩ. Và không chỉ là những mầm non mà
còn là vạn vật:
Xanh rì
Rừng xanh,
Long lanh
Núi biếc.
Xanh ngắt
Ngàn dâu.
Đồng sâu
Xanh thẳm.
(Trồng cây)
Mùa xuân đến, đất trời xôn xao, chim muông ríu rít, khe suối rì rào... Tất cả
nhƣ một bản hợp xƣớng đang vang lên và mầm non cũng hào hứng góp vào một sắc
màu:
Mờ ảo tưng bừng
Thêm nhiều sắc lạ:
Hoa hòe, cánh trả
Cổ vịt, thanh thiên,
Lá mạ, hoa hiên
Cánh sen, hoa lí...
(Các sắc màu quý)
Còn đây là bức bức tranh lộng lẫy của cảnh vật với nhiều màu sắc của hoa lá
điểm tô vào khung trời xanh tƣơi:
Hoa cải li ti
Đốm vàng óng ánh.

Hoa cà tim tím
Nõn nuột hoa bầu
Hoa ớt trắng phau
Xanh lơ hoa đỗ.
(Ai cho em biết)
Cả một vƣờn hoa với đủ sắc màu rực rỡ của bông cải vàng óng, hoa cà tim tím,
sắc trắng của hoa ớt cùng với màu xanh lơ hoa đỗ. Dƣới con mắt của trẻ thơ, thế
giới thiên nhiên tƣơi đẹp đƣợc hiện lên bằng các màu sắc, nét dịu dàng của mỗi loài
hoa. Thêm vào đó là màu vàng rực rỡ của cánh đồng lúa bát ngát tận chân trời, của
những gánh thóc đƣợc mang về nhà:
19


Đến mùa gặt
Quê tôi
Xóm thôn trở vàng!
Lúa rải sân phơi
Sân phơi phủ vàng.
(Dát vàng)
Ngắm nhìn những gánh thóc vàng óng các em càng thêm yêu lao động, yêu
cảnh đẹp của quê hƣơng mình.
Nhà thơ tinh tế khi quan sát kĩ lƣỡng các màu sắc để phát hiện ra “Những
màu sắc quý”. Tất cả tạo nên một bức tranh muôn màu chỉ bằng vài nét chấm phá
điểm tô rất giàu hình ảnh. Và khi tiết trời chuyển mùa cảnh vật cũng vẫn có những
sắc màu đặc trƣng:
Lửa kia rực đỏ
Là những rừng bàng
Tiết thu vừa sang
Nhuốm thành màu lửa!
(Thỏ con)

Thế giới thiên nhiên ấy không chỉ bát ngát cỏ cây, hoa lá mà còn là những
chùm quả ngọt chín mọng:
Những quả chín đỏ
Hát dưới nắng mai
Những chùm quả sai
Cười tỏa nắng mới.
(Quả đỏ)
Sắc đỏ của quả chín đang “hát dƣới nắng mai”. Quả là nhờ trí tƣởng tƣợng
phong phú của các em, những màu sắc đó trở nên thật kì diệu.
Thế giới thiên nhiên trong thơ Võ Quảng còn là thế giới của những con đƣờng
nhỏ quen thuộc:
Dọc đường hoa dại
Đốm trắng đốm vàng,
Những bụi ngải hoang
Mọc chen bồm bộp.
(Con đường nhỏ)
Các em đang đi trên con đƣờng nhỏ đầy hoa dại, vui chân cứ đi mãi, đi mãi,
càng đi càng thấy cảnh sắc đất trời mở ra rộn rã, tƣơi đẹp hơn. Cái nhìn tinh tế của
đôi mắt luôn thích khám phá khiến các em sẽ phát hiện ra bao nhiêu điều kì diệu
ở thế giới thiên nhiên rộng lớn đó. Thật khó tin một ngƣời lớn lại viết đƣợc những
20


câu thơ hồn nhiên nhƣ thế. Thƣởng thức hay dạo chơi trong vƣờn thơ của Võ Quảng
các em đều bắt gặp đƣợc nhiều điều bất ngờ, thú vị. Đây là một hạt đỗ đƣợc gieo
xuống đất, nằm lặng im, bỗng một hôm bất ngờ nảy lá xanh tƣơi, hé chồi lên bỡ ngỡ.
Một mầm non nép dƣới vỏ cành bàng, “lim dim” mắt “nhìn qua kẽ lá” thấy thế giới
xung quanh vẫn còn chìm trong im lặng, chợt một tiếng chim kêu báo mùa xuân đến,
đất trời bừng tỉnh và:
Mầm non vừa nghe thấy

Vội bật chiếc vỏ rơi.
Nó đứng dậy giữa trời
Khoác áo màu xanh biếc...
(Mầm non)
Có thể thấy, thế giới thiên nhiên dƣới ngòi bút của Võ Quảng rất tƣơi tắn, tạo
cho các em nhiều hứng thú, những xúc động trong tâm hồn, đem đến cho các em tình
yêu dạt dào với thiên nhiên tƣơi đẹp của quê hƣơng đất nƣớc.
2.1.2. Đề tài loài vật
Đề tài về loài vật luôn hấp dẫn bạn đọc, đồng thời thu hút nhiều sự quan tâm của
nhiều nhà văn, nhà thơ trên khắp thế giới. Thơ ngụ ngôn La-Phông-ten, truyện cổ Anđec-xen, truyện về loài vật của L.tônxtôi... đã mở ra một thế giới loài vật. Đó là những
chú hổ, sƣ tử, chúa sơn lâm đầy quyền uy, những chú sói độc ác, thỏ nhút nhát, khỉ
ngộ nghĩnh, cáo tinh ranh... Trong văn học Việt Nam hiện đại, Tô Hoài, Phạm Hổ, Võ
Quảng là những nhà thơ khá thành công về đề tài này.
Không chỉ tạo dựng một thế giới cảnh vật sinh động, thơ Võ Quảng còn là một
thế giới loài vật phong phú. Mỗi trang thơ Võ Quảng là cả một thế giới các loài chim
và thú. Nhà thơ Ngô Quân Miện đã từng nhận xét: “Trong thơ anh (Võ Quảng) có
một mảnh vườn bách thú và bách thảo mà những em bé nào có may mắn được vào
đều say mê và yêu thích” [5. tr.301]. Đọc thơ Võ Quảng, ta thấy ở trong đó có
những con vật gần gũi với con ngƣời nhƣ mèo, gà, vịt, chó, trâu, bò, lợn; có những
loài chim trên trời nhƣ chào mào, chim khuyên, cò vạc, quạ, vàng anh, bói cá, bồ
chao, cò bợ...; có cả những con vật sống ở rừng nhƣ thỏ, nai, cáo, voi...; hơn nữa có
cả những con vật sống dƣới nƣớc nhƣ chẫu chàng, ếch, nhái... và cả chuột nữa. Bao
nhiêu đó đã họp thành một xã hội chim, thú rất đông vui, đầy những tiếng hót,
tiếng kêu, tiếng vỗ cánh...
Thế giới đó thật giống với thế giới trẻ thơ đầy ắp tiếng cƣời, tiếng nói ríu rít,
tiếng hát inh ỏi, một thế giới lúc nào cũng náo động và thật đáng yêu. Dƣới con
mắt trẻ thơ, những con vật ấy nhƣ những ngƣời bạn biết trò chuyện, vui đùa và
nhảy múa cùng các em. Qua cách miêu tả của Võ Quảng, các con vật xuất hiện rất
tự nhiên và sống động.
21



Đọc Gà mái hoa, ta bắt gặp một chị gà mái đẻ trứng với tâm trạng phấn khởi,
cuống quýt pha lẫn chút gì hồi hộp, xấu hổ:
Mỗi buổi sớm mai,
Mái Hoa trên gác:
- Cục, cục, cục tác!
(Gà Mái Hoa)
Đúng là một chị gà mái xuống ổ ồn ào, quen thuộc mà các em đƣợc gặp trong
cuộc sống hàng ngày! Còn đây là hình ảnh đàn gà, nhƣng lại là những chú gà con bé
bỏng, dễ thƣơng, lo lắng và bỡ ngỡ vì lần đầu tiên đƣợc tiếp xúc với thế giới bên
ngoài:
Con mắt đen huyền
Ngơ ngác!
Cái mỏ tí hon
Liếc liếc!
Cái chân tí hon
Run run!
(Gà Mái Hoa)
Chú gà con mới nở với đôi mắt đen huyền đang ngơ ngác nhìn thế giới xung
quanh. Chú chỉ dám “liếc liếc”, đôi chân tí hon thì đang “run run” trông thật tội
nghiệp và đáng yêu. Còn đây lại là một chú bê con tìm mẹ giống nhƣ một em bé lạc
mẹ, đang tìm và gọi mẹ thật đáng thƣơng. Nhƣng bản tính trẻ con nghịch ngợm, hay
khóc hay cƣời, chú chóng quên chóng nhớ thật ngộ nghĩnh:
Con bê lông vàng
Cổ loang màu trắng
Bước đi liến thoắng,
Miệng cứ: bê... ê!
(Con bê lông vàng)
Con trâu mộng là con vật khá quen thuộc không chỉ trong thơ mà cả trong

văn xuôi của Võ Quảng. Nó là ngƣời bạn thực sự của các em. Con trâu gắn bó với
các em trong những trò chơi trận giả ngoài bãi, những buổi tắm ngoài sông đến
những cuộc tản cƣ đầy gian truân. Với tài quan sát tinh tế, Võ Quảng đã miêu tả con
trâu rất tỉ mỉ:
Da đen láng bóng
Ức rộng thênh thênh,
Đôi sừng vênh vênh
Chóp sừng nhọn hoắt!
(Con trâu mộng)
22


×