Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

Giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa từ thực tiễn xét xử của tòa án nhân dân cấp huyện và cấp tỉnh ở thành phố đà nẵng (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (467.75 KB, 83 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

LÊ THỊ DIỆU LINH

GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG
MUA BÁN HÀNG HÓA TỪ THỰC TIỄN XÉT XỬ
CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN VÀ
CẤP TỈNH Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI, năm 2018


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

LÊ THỊ DIỆU LINH

GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG
MUA BÁN HÀNG HÓA TỪ THỰC TIỄN XÉT XỬ
CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN VÀ
CẤP TỈNH Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Chuyên ngành: Luật Kinh tế
Mã số: 838.01.07

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC



Người Hướng Dẫn Khoa Học
PGS.TS. NGUYỄN THỊ VÂN ANH

HÀ NỘI, năm 2018


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình do tôi tự nghiên cứu; các số liệu trong
Luận văn có cơ sở rõ ràng và trung thực. Kết luận của Luận văn chưa từng được
công bố trong các công trình khác,

Hà Nội, ngày

tháng 3 năm 2018

Tác giả luận văn

Lê Thị Diệu Linh


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP
ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA BẰNG TÒA ÁN.................................................8
1.1. Khái quát về hợp đồng mua bán hàng hóa ...........................................................8
1.2. Khái quát về giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa ......................12
1.3. Khái quát pháp luật về giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa bằng
tòa án ở Việt Nam .....................................................................................................19

Chương 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP
ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA BẰNG TÒA ÁN Ở VIỆT NAM VÀ THỰC
TIỄN THI HÀNH TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN VÀ CẤP TỈNH Ở
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG .......................................................................................28
2.1. Thực trạng pháp luật về giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa bằng
Tòa án ........................................................................................................................28
2.2. Thực tiễn giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa tại Tòa án nhân dân
cấp huyện và cấp tỉnh ở thành phố Đà Nẵng ............................................................44
Chương 3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT
TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HOÁ BẰNG TOÀ ÁN VÀ
NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC THI TẠI TOÀ ÁN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN
VÀ CẤP TỈNH Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG .......................................................62
3.1. Phương hướng hoàn thiện pháp luật Việt Nam về giải quyết tranh chấp hợp đồng
mua bán hàng hóa bằng Toà án .................................................................................62
3.2. Các giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về giải quyết tranh chấp hợp đồng
mua bán hàng hóa từ thực tiễn xét xử của Toà án nhân dân cấp huyện và cấp tỉnh ở
thành phố Đà Nẵng....................................................................................................63
3.3. Các giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về giải quyết tranh chấp hợp
đồng mua bán hàng hóa của Toà án nhân dân cấp huyện và cấp tỉnh ở thành phố Đà
Nẵng ..........................................................................................................................68


KẾT LUẬN ..............................................................................................................71
TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BLTTDS


: Bộ luật Tố tụng dân sự

HĐMBHH

: Hợp đồng mua bán hàng hóa

TAND

: Tòa án nhân dân

WTO

: Tổ chức Thương mại Thế giới (World Trade Organization)


DANH MỤC CÁC BẢNG

Số hiệu bảng

Tên bảng

Trang

Số liệu giải quyết vụ án tranh chấp HĐMBHH giải
2.1.

quyết theo thủ tục sơ thẩm tại TAND cấp huyện và

47


cấp tỉnh ở thành phố Đà Nẵng từ năm 2015 – 2017

2.2.

Số liệu giải quyết vụ án tranh chấp HĐMBHH giải
quyết theo thủ tục phúc thẩm tại TAND cấp huyện
và cấp tỉnh ở thành phố Đà Nẵng từ năm 2015 –
2017

47


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu và mở rộng tự do hóa thương mại,
Việt Nam trong những năm qua đã rất nỗ lực, tích cực tham gia ký kết nhiều hiệp
định thương mại tự do, mở ra nhiều cơ hội phát triển kinh tế - xã hội. Nền kinh tế
Việt Nam sau 10 năm gia nhập WTO (2007-2017) mặc dù bị ảnh hưởng do tác động
của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, khủng hoảng nợ công nhưng vẫn đạt được
những thành tựu hết sức quan trọng. Bên cạnh những kết quả nổi bật về cải thiện môi
trường kinh doanh, phát triển doanh nghiệp, là những tín hiệu khả quan về xuất nhập
khẩu, thu hút đầu tư nước ngoài. Theo đó, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các
ngành dịch vụ, kinh doanh thương mại nói chung, hoạt động mua bán hàng hóa nói
riêng cũng có một bước ngoặt cụ thể.
Có thể nói, trao đổi mua bán hàng hóa là hoạt động chính trong hoạt động
thương mại, là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng. Quan hệ mua bán hàng hóa được
xác lập và thực hiện thông qua hình thức pháp lý là hợp đồng mua bán hàng hóa. Việc
nắm bắt, hiểu rõ và thực hiện hiệu quả các quy định của pháp luật về hợp đồng mua
bán hàng hóa là điều kiện tất yếu giúp các chủ thể kinh doanh ký kết và thực hiện
hoạt động kinh doanh thuận lợi, tránh được những hậu quả không mong muốn. Tuy

nhiên, cùng với sự chuyển mình lớn mạnh của nền kinh tế, các quan hệ thương mại
ngày càng phát triển mạnh mẽ, đa dạng và phức tạp, tranh chấp xảy ra là điều không
thể tránh khỏi. Để giải quyết tranh chấp trong kinh doanh thương mại mà cụ thể là
tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa, các bên cần phải lựa chọn một phương thức
giải quyết tranh chấp phù hợp, có thể là Thương lượng, Hòa giải, hay Tòa án hoặc
Trọng tài tùy vào mục đích, nhu cầu của các chủ thể và hiệu quả của từng giải pháp.
Thực tế cho thấy, giải quyết tranh chấp bằng Tòa án thường được các chủ thể
lựa chọn khi các phương thức Thương lượng, Hòa giải, Trọng tài không mang lại hiệu
quả. Bởi ngoài những ưu điểm là cơ quan tài phán quốc gia, phán quyết mang tính
cưỡng chế nghiêm ngặt thì phương thức này tồn tại một số bất cập khiến các doanh

1


nghiệp băn khoăn trong việc lựa chọn như: thủ tục rườm rà, thiếu linh hoạt, thời gian
giải quyết kéo dài, nguyên tắc xét xử công khai có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp khi bí mật kinh doanh bị tiết lộ… Ở vấn đề này, pháp luật
Việt Nam quy định khá đầy đủ về nguyên tắc, thẩm quyền, trình tự thủ tục thụ lý và
xét xử đối với tranh chấp liên quan đến hợp đồng mua bán hàng hóa. Tuy nhiên, trong
quá trình áp dụng, các quy định dần bộc lộ những hạn chế của mình. Điều này thể
hiện rõ trong thực tiễn xét xử của một số Tòa án ở các trung tâm kinh tế của nước ta,
trong đó có thành phố Đà Nẵng.
Thành phố Đà Nẵng là một trong năm thành phố trực thuộc Trung ương, đây
cũng là một trong những trung tâm kinh tế lớn của nước ta. Với điều kiện giao thông
thuận lợi, là cầu nối giữa nền kinh tế miền Bắc và miền Nam, hoạt động mua bán
hàng hóa tại đây vô cùng phát triển, kéo theo đó là các tranh chấp hợp đồng mua bán
hàng hóa diễn ra nhiều hơn. Nghiên cứu các quy định về giải quyết tranh chấp hợp
đồng mua bán hàng hóa từ thực tiễn xét xử ở Tòa án nhân dân hai cấp thành phố Đà
Nẵng để có cái nhìn tổng thể về việc giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng
hóa nơi đây, đồng thời thấy được những hạn chế, bất cập của các quy định pháp luật

cũng như những bất cập của quá trình áp dụng pháp luật của lĩnh vực này, để từ đó
có thể đề ra những giải pháp hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp hợp đồng
mua bán hàng hóa, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế ở thành phố Đà Nẵng nói
riêng và nước ta nói chung.
Từ những lý do trên, tác giả đã chọn: “Giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán
hàng hóa từ thực tiễn xét xử của Tòa án nhân dân cấp huyện và cấp tỉnh ở thành phố
Đà Nẵng” là đề tài cho Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Luật của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Giải quyết tranh chấp thương mại từ lâu đã là vấn đề được sự quan tâm rất lớn
của các nhà nghiên cứu và các học giả. Điều này được thể hiện qua rất nhiều công
trình nghiên cứu có giá trị. Có thể kể ra một số công trình tiêu biểu như: Giáo trình
Luật Thương mại (Tập 2) của Trường Đại Học Luật Hà Nội, năm 2017; Giáo trình
Luật Kinh tế Việt Nam của Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2001; Giáo trình Pháp

2


luật về cạnh tranh và giải quyết tranh chấp thương mại của Trường Đại học Luật
thành phố Hồ Chí Minh, năm 2012; Thủ tục rút gọn giải quyết tranh chấp kinh doanh,
thương mại trong pháp luật Tố tụng dân sự Việt Nam, Luận án tiến sĩ của Đặng Thanh
Hoa, Trường Đại học Luật TP.HCM, năm 2015; và một số luận văn như: Xây dựng
pháp luật về giải quyết tranh chấp thương mại bằng hòa giải ở Việt Nam của tác giả
Ngô Thị Thanh Tuyền, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2015; Giải quyết
tranh chấp kinh doanh thương mại bằng con đường Tòa án từ thực tiễn tỉnh Quảng
Nam của tác giả Đỗ Thị Thương, Học viện Khoa học xã hội, năm 2014; Một số giải
pháp nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại tại Tòa án
nhân dân cấp huyện của tác giả Vũ Đức Hoàng, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà
Nội, năm 2009; Thẩm quyền giải quyết các tranh chấp kinh doanh, thương mại của
Tòa án nhân dân theo quy định của BLTTDS 2004 của tác giả Lê Hồng Phước, Khoa
Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2012; Pháp luật về giải quyết tranh chấp kinh

doanh, thương mại theo thủ tục tố tụng Tòa án ở Việt Nam hiện nay của tác giả Đinh
Thị Trang, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2013; Thẩm quyền của Tòa án
trong việc giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại ở Việt Nam hiện nay của tác
giả Hoàng Tố Quyên, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2013; Thẩm quyền
dân sự theo loại việc của Tòa án về giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại của
tác giả Nguyễn Thị Hiên, Khoa Luật – Đại học quốc gia Hà Nội, năm 2014; …
Bên cạnh đó, còn có một số bài viết trên tạp chí như: Hoàn thiện quy định về
thẩm quyền giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại của tòa án của tác giả
Nguyễn Duy Phương, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, (số 1), năm 2015; Những vướng
mắc khi giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại tại tòa án của tác giả Vũ Gia
Trường, Tạp chí Luật sư Việt Nam, (số 3), năm 2016…
Riêng đối với vấn đề giải quyết tranh chấp về HĐMBHH, cũng đã có một số
công trình nghiên cứu như:
- Dương Phạm Thanh Trúc (2004), Pháp luật Việt Nam về việc giải quyết tranh
chấp phát sinh từ hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài, Khóa
luận tốt nghiệp, Trường Đại học Luật TP.HCM;

3


- Nguyễn Trâm Anh (2015), Giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa
giữa doanh nghiệp Việt Nam và đối tác nước ngoài bằng tòa án tại Việt Nam - vướng
mắc và hướng hoàn thiện, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Luật TP.HCM;
- Lê Nữ Thu Thúy (2015), Giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng mua
bán hàng hóa giữa các doanh nghiệp Việt Nam và đối tác nước ngoài - những vướng
mắc và hướng giải quyết, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Luật TP.HCM;
- Đặng Thùy Dương (2016), Giải quyết tranh chấp về hợp đồng mua bán hàng
hóa quốc tế bằng trọng tài Việt Nam - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Khóa luận
tốt nghiệp, Trường Đại học Luật Hà Nội;
- Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường: Phan Huy Hồng (2011), Các vấn đề

pháp lý của hợp đồng mua bán hàng hóa qua thực tiễn xét xử của tòa án và trọng tài
tại Việt Nam, Trường Đại học Luật TP.HCM; …
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu về vấn đề giải quyết tranh chấp
HĐMBHH khá nhiều. Mỗi công trình đều có những giá trị riêng, đóng góp vào quá
trình hoàn thiện pháp luật Việt Nam về giải quyết tranh chấp HĐMBHH. Tuy nhiên,
ở mỗi thời kỳ phát triển của nền kinh tế đất nước, đặt ra những thách thức khác nhau
và ở mỗi địa phương khi thực hiện pháp luật lại bộc lộ những vướng mắc cụ thể. Do
đó, một công trình nghiên cứu chuyên sâu, đánh giá các quy định pháp luật hiện hành
về giải quyết tranh chấp HĐMBHH từ thực tiễn xét xử của Tòa án nhân dân cấp
huyện và cấp tỉnh ở thành phố Đà Nẵng và từ đó đưa ra được giải pháp cụ thể nhằm
nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp HĐMBHH tại Việt Nam là một đề tài cấp
thiết và có tính ứng dụng.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu một cách có hệ thống nội dung của các phương thức giải
quyết tranh chấp HĐMBHH, liên hệ thực tiễn từ việc xét xử các vụ tranh chấp tại Tòa
án nhân dân cấp huyện và cấp tỉnh ở thành phố Đà Nẵng. Từ đó, phân tích nguyên
nhân, đánh giá thực trạng nhằm đề ra những giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam
về lĩnh vực giải quyết tranh chấp HĐMBHH, nâng cao hiệu quả xét xử tại TAND hai

4


cấp ở thành phố Đà Nẵng.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Thứ nhất, tìm hiểu và phân tích các khái niệm, đặc điểm của HĐMBHH và tranh
chấp HĐMBHH. Làm rõ những vấn đề lý luận của các phương thức giải quyết tranh
chấp HĐMBHH. Từ đó, rút ra ý nghĩa của việc giải quyết hiệu quả những tranh chấp đó.
Thứ hai, phân tích các quy định pháp luật của Việt Nam về giải quyết tranh chấp
HĐMBHH, đánh giá hiệu quả của những quy định này từ thực tiễn xét xử tại TAND

cấp huyện và cấp tỉnh ở thành phố Đà Nẵng.
Cuối cùng, đưa ra giải pháp để xây dựng và hoàn thiện pháp luật Việt Nam về
giải quyết tranh chấp HĐMBHH và nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp tại
TAND cấp huyện và cấp tỉnh ở thành phố Đà Nẵng.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu những quy định của pháp luật Việt Nam về giải
quyết tranh chấp HĐMBHH và thực tiễn giải quyết các tranh chấp HĐMBHH tại
TAND cấp huyện và cấp tỉnh ở thành phố Đà Nẵng.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Trong phạm vi của đề tài, tác giả tập trung nghiên cứu những quy định của pháp
luật Việt Nam hiện hành về giải quyết tranh chấp HĐMBHH trong nước bằng Tòa
án. Luận văn không nghiên cứu giải quyết tranh chấp HĐMBHH quốc tế. Liên hệ
thực tế từ các tranh chấp HĐMBHH được TAND hai cấp thành phố Đà Nẵng thụ lý
và giải quyết.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Đề tài được nghiên cứu dựa trên phương pháp duy vật biện chứng của Chủ nghĩa
Marx – Lenin và trên quan điểm, định hướng của Đảng cũng như chính sách của Nhà
nước trong việc thực hiện những quy định của pháp luật.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Bên cạnh phương pháp luận, tác giả cũng sử dụng các phương pháp nghiên cứu

5


luật học truyền thống như: phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh các
quy phạm pháp luật, các vụ việc trong thực tiễn giải quyết tranh chấp.
Phương pháp phân tích, tổng hợp được tác giả sử dụng chủ yếu trong chương
một. Qua việc thu thập các tài liệu, tác giả tiến hành so sánh, tổng hợp các quan điểm,

ý kiến khác nhau để hệ thống hóa các vấn đề lý luận về giải quyết tranh chấp
HĐMBHH.
Phương pháp phân tích, thống kê được sử dụng chủ yếu ở chương hai luận văn
để từ đó đánh giá thực trạng các quy định pháp luật về giải quyết tranh chấp
HĐMBHH bằng Tòa án và thực tiễn giải quyết tranh chấp HĐMBHH tại Tòa án nhân
dân cấp huyện và cấp tỉnh ở thành phố Đà Nẵng.
Chương ba của luận văn được tác giả sử dụng phương pháp diễn giải, quy nạp để
đưa ra các yêu cầu, phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh
chấp HĐMBHH, nâng cao hiệu quả xét xử, thực thi pháp luật về giải quyết tranh chấp
HĐMBHH tại tòa án nhân dân cấp huyện và cấp tỉnh ở thành phố Đà Nẵng.
Ngoài ra, luận văn còn sử dụng một số vụ án trên thực tế phát sinh để phân tích,
bình luận dưới góc độ khoa học.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận
Kết quả của luận văn góp phần làm sáng tỏ các vấn đề lý luận về HĐMBHH,
về tranh chấp và giải quyết tranh chấp HĐMBHH theo những quy định của pháp luật
Việt Nam hiện hành trong thời kỳ hội nhập kinh tế mới.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Luận văn góp phần hoàn thiện những quy định của pháp luật về giải quyết tranh
chấp HĐMBHH, nâng cao hiệu quả công tác trong ngành Tòa án nói chung và TAND
cấp huyện và cấp tỉnh ở thành phố Đà Nẵng nói riêng.
7. Cơ cấu của luận văn:
Ngoài Mục lục, Danh mục từ viết tắt, Lời mở đầu, Kết luận và Danh mục tài
liệu tham khảo, Luận văn gồm có 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề chung về giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán

6


Luận văn đầy đủ ở file:Luận văn Full














×