VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
VÕ MINH TÂM
KHỞI TỐ VỤ ÁN CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH HOẶC
GÂY TỔN HẠI CHO SỨC KHỎE CỦA NGƯỜI KHÁC
THEO PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM
TỪ THỰC TIỄN TỈNH QUẢNG NGÃI
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
HÀ NỘI, năm 2018
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
VÕ MINH TÂM
KHỞI TỐ VỤ ÁN CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH HOẶC
GÂY TỔN HẠI CHO SỨC KHỎE CỦA NGƯỜI KHÁC
THEO PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM
TỪ THỰC TIỄN TỈNH QUẢNG NGÃI
Chuyên ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự
Mã số: 838.01.04
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. NGUYỄN NGỌC HÀ
HÀ NỘI, năm 2018
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn
“Khởi tố vụ án cố ý gây thương tịch hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người
khác“ là hoàn toàn trung thực và không trùng lặp với các đề tài khác trong
cùng lĩnh vực đã được công bố trước đây.
Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này.
Tác giả luận văn
Võ Minh Tâm
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ KHỞI
TỐ VỤ ÁN CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH HOẶC GÂY TỔN HẠI CHO
SỨC KHỎE CỦA NGƯỜI KHÁC ................................................................ 8
1.1. Những vấn đề lý luận về khởi tố vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn
hại cho sức khỏe của người khác ...................................................................... 8
1.2. Quy định của pháp luật hình sự, tố tụng hình sự về khởi tố vụ án cố ý gây
thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác ........................... 14
CHƯƠNG 2. TÌNH HÌNH, ĐẶC ĐIỂM CÓ LIÊN QUAN VÀ THỰC
TRẠNG KHỞI TỐ VỤ ÁN CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH HOẶC GÂY
TỔN HẠI CHO SỨC KHỎE CỦA NGƯỜI KHÁC TỪ THỰC TIỄN
TỈNH QUẢNG NGÃI ................................................................................... 33
2.1. Tình hình, đặc điểm có liên quan đến khởi tố vụ án cố ý gây thương tích
hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác ............................................... 33
2.2. Thực trạng khởi tố vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức
khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi ........................................ 40
2.3. Nhận xét, đánh giá chung ......................................................................... 46
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT
LƯỢNG KHỞI TỐ VỤ ÁN CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH HOẶC GÂY
TỔN HẠI CHO SỨC KHỎE CỦA NGƯỜI KHÁC TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH QUẢNG NGÃI ................................................................................... 53
3.1. Phương hướng chung ............................................................................... 53
3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng khởi tố vụ án cố ý gây thương tích hoặc
gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi ....... 54
KẾT LUẬN .................................................................................................... 68
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BLHS
: Bộ luật hình sự
BLTTHS
: Bộ luật tố tụng hình sự
CAND
: Công an nhân dân
CQANĐT
: Cơ quan An ninh điều tra
CQCSĐT
: Cơ quan Cảnh sát điều tra
CQĐT
: Cơ quan điều tra
CSĐT
: Cảnh sát điều tra
ĐTV
: Điều tra viên
HĐXX
: Hội đồng xét xử
KSV
: Kiểm sát viên
PLTCĐTHS
: Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự
QĐND
: Quân đội nhân dân
TA
: Tòa án
TTHS
: Tố tụng hình sự
VAHS
: Vụ án hình sự
VKS
: Viện kiểm sát
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Số hiệu
Tên bảng
bảng
2.1.
Tổng số VAHS đã khởi tố của tỉnh Quảng Ngãi từ năm
2013 - 2017
Trang
33
Số vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho
2.2.
sức khỏe của người khác đã khởi tố của tỉnh Quảng
34
Ngãi từ năm 2013 - 2017
Số tố giác, tin báo về tội cố ý gây thương tích hoặc gây
2.3.
tổn hại cho sức khỏe của người khác đã được kiểm sát,
giải quyết của tỉnh Quảng Ngãi từ năm 2013 - 2017
44
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ở nước ta hiện nay, phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm là vấn đề
hết sức quan trọng, là nhiệm vụ trước mắt cũng như lâu dài của Nhà nước và
toàn xã hội. Tuy nhiên, tình hình tội phạm ở nước ta hiện nay đang có những
diễn biến phức tạp, trước hết do sự thay đổi của tình hình kinh tế, xã hội; các
chính sách quản lí kinh tế và chính sách xã hội chưa thật sự đáp ứng yêu cầu
đòi hỏi của xã hội; trình độ văn hoá pháp lý và ý thức pháp luật của Nhân dân
chưa cao, bởi vậy còn cần sự can thiệp của Nhà nước để đảm bảo cho Hiến
pháp và pháp luật được chấp hành và thực hiện nghiêm chỉnh. Bằng hoạt
động theo chức năng của mình, Nhà nước đã ban hành nhiều đạo luật và văn
bản pháp luật quan trọng như Bộ luật hình sự, Bộ luật tố tụng hình sự... nhằm
xác định những hành vi nào nguy hiểm cho xã hội bị coi là tội phạm và qui
định hình phạt đối với người thực hiện hành vi đó, cũng qui định trình tự, thủ
tục khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự cụ thể xảy ra trên thực tế,
đảm bảo đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.
Quá trình giải quyết VAHS được phân chia thành các giai đoạn tố tụng
khác nhau: khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự. Trong đó,
khởi tố vụ án là giai đoạn mở đầu của quá trình giải quyết vụ án, là cơ sở
pháp lý để mở ra một cuộc điều tra công khai đối với tội cố ý gây thương
tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.
Để đảm bảo cho việc phát hiện, xác định tội phạm và người phạm tội
được chính xác, xử lý nghiêm minh, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật,
không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội thì ngay từ giai đoạn khởi
tố vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
1
các cơ quan nhà nước có thẩm quyền khởi tố phải tuân theo những qui định về
nội dung, trình tự, thủ tục nhất định do Nhà nước qui định trong BLTTHS.
Công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
những năm qua đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Các cơ quan tiến hành
tố tụng của tỉnh Quảng Ngãi đã áp dụng các qui định của pháp luật để khởi tố,
điều tra, xử lý nghiêm minh đảm bảo tính răn đe, giáo dục của pháp luật. Bên
cạnh đó, thực tiễn khởi tố vụ án trên địa bàn cũng bộc lộ nhiều bất cập, thiếu
sót như việc tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm còn chưa được đầy đủ, thời
hạn giải quyết còn kéo dài, chất lượng giải quyết chưa cao... dẫn đến hiện
tượng bỏ lọt tội phạm, làm ản pháp luật mới nhất, sử dụng các phương tiện thông tin đại
chúng làm phương tiện tuyên truyền pháp luật.
66
Kết luận Chương 3
Từ các kết quả nghiên cứu về lý luận ở Chương 1 và khảo sát, đánh giá
thực trạng khởi tố vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe
của người khác ở Chương 2, nhằm đáp ứng yêu cầu của cải cách tư pháp ở
nước ta hiện nay, tác giả đưa ra các dự báo xu hướng của tình hình tội phạm
trong thời gian tới trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. Những dự báo này dựa trên
những cơ sở lí luận và thực tiễn của các loại tội phạm trên địa bàn. Đồng thời,
góp phần nâng cao hiệu quả của công tác phòng ngừa và đấu tranh chống tội
phạm nói chung và khởi tố vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho
sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh nói riêng, tác giả đã chỉ ra những
phương hướng cơ bản trong khởi tố vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn
hại cho sức khỏe của người khác đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp. Và tác giả
cũng mạnh dạn nêu ra 03 nhóm giải pháp đó là: giải pháp về pháp luật để
khắc phục những hạn chế, thiếu sót trong các qui định của pháp luật về khởi
tố vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác,
đặc biệt là các qui định của BLTTHS; nhóm giải pháp về nâng cao nhận thức
trên cơ sở thực tiễn; nhóm các giải pháp góp phần khắc phục những hạn chế
trong thực tiễn khởi tố vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức
khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, nâng cao hiệu quả áp
dụng các qui định của pháp luật TTHS về khởi tố vụ án cố ý gây thương tích
hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, góp phần đảm bảo giữ vững an
ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội, tạo tiền đề thúc đẩy sự phát triển
của tỉnh Quảng Ngãi.
67
KẾT LUẬN
Có thể nói, khởi tố vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức
khỏe của người khác là khởi tố vụ án của một tội phạm mà BLHS nước cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định, là giai đoạn khởi tố một VAHS, là
một giai đoạn TTHS độc lập, là giai đoạn khởi đầu của TTHS, có vị trí ý
nghĩa quan trọng tạo tiền đề cho các giai đoạn tố tụng tiếp theo, góp phần bảo
đảm không bỏ lọt tội phạm, không làm oan người vô tội. Vì vậy, BLTTHS đã
qui định tương đối cụ thể về căn cứ, cơ sở khởi tố vụ án cố ý gây thương tích
hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác cũng như thẩm quyền, thời
hạn, thủ tục và việc kiểm sát khởi tố vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn
hại cho sức khỏe của người khác. Trên cơ sở đó, tạo tiền đề pháp lý thuận lợi
giúp cho khởi tố vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe
của người khác của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền khởi tố trên phạm vi
cả nước nói chung, của tỉnh Quảng Ngãi nói riêng trong những năm qua đạt
được những kết quả đáng khích lệ, đảm bảo tuân thủ đúng trình tự, thủ tục,
phát hiện kịp thời, xử lý nghiêm minh, hạn chế mức thấp nhất tình trạng bỏ lọt
tội phạm, làm oan người vô tội. Tuy nhiên, bên cạnh đó công tác khởi tố vụ
án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên
địa bàn cũng còn một số hạn chế nhất định. Những hạn chế này xuất phát từ
cả những nguyên nhân khách quan và chủ quan.
Để những quy phạm pháp luật về khởi tố vụ án cố ý gây thương tích
hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong BLTTHS thực sự đáp
ứng được những yêu cầu cấp bách của cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm
hiện nay trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đòi hỏi phải có sự sửa đổi, bổ sung
hoàn thiện kịp thời. Đồng thời, để khởi tố VAHS nói chung và khởi tố vụ án
cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác nói riêng
68
thực sự trở thành công cụ hữu hiệu của các cơ quan pháp luật và công dân, cơ
quan nhà nước, tổ chức xã hội trong phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm,
bên cạnh việc hoàn thiện pháp luật, cần chú trọng bảo đảm việc thi hành trong
thực tiễn, thông qua việc nâng cao trình độ năng lực cho cán bộ cơ quan nhà
nước có thẩm quyền khởi tố, đặc biệt là các cơ quan tư pháp, kiện toàn về tổ
chức đầu tư kinh phí trang bị hợp lý cho các cơ quan này, tăng cường vai trò
lãnh đạo của các cấp uỷ đảng chính quyền, nâng cao hiệu quả giám sát của cơ
quan nhà nước, tổ chức xã hội và công dân đối với hoạt động của các cơ quan
này và cán bộ của các cơ quan này theo đúng tinh thần Nghị quyết 08/ NQTW
của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm của công tác tư pháp trong
thời gian tới.
Tuy nhiên, do đây là vấn đề ít được tổng kết thực tiễn, địa bàn, phạm vi
nghiên cứu còn hạn chế; thời gian nghiên cứu ngắn nên không thể tránh khỏi
những thiếu sót nhất định. Tác giả rất mong nhận được sự chỉ dẫn, trao đổi,
đóng góp ý kiến của các nhà khoa học, các thầy cô để hoàn thiện hơn nữa
những nội dung được nghiên cứu trong luận văn này.
Tác giả xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc, các thầy, cô của Học viện
Khoa học xã hội; lãnh đạo, cán bộ Phòng PV11, PC44, PC45 Công an tỉnh
Quảng Ngãi và một số đơn vị khác đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tác
giả nghiên cứu hoàn thành luận văn. Đặc biệt, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn
sâu sắc đến thầy giáo hướng dẫn khoa học Trung tá TS. Nguyễn Ngọc Hà,
Phó trưởng Khoa Luật, Học viện An ninh nhân dân cùng các cộng sự đã tận
tình hướng dẫn, giúp đỡ tác giả trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận
văn này.
69
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
Phạm Văn Beo (2010), Luật hình sự Việt Nam, phần các tội phạm, Nxb
Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
2.
Lê Cảm (2004), Một số vấn đề lý luận chung về các giai đoạn tố tụng
hình sự, Tạp chí Kiểm sát (2/2004).
3.
Lê Văn Cân (2008), Một số vướng mắc khi giải quyết vụ án được khởi tố
theo yêu cầu của người bị hại, Tạp chí Kiểm sát (số 7/2008).
4.
Lê Lan Chi (2010), Nguyên tắc trách nhiệm khởi tố và xử lý VAHS trong
luật tố tụng hình sự Việt Nam – Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Luận
văn thạc sỹ, Học viện Khoa học xã hội, Hà Nội.
5.
Nguyễn Ngọc Chí (2007), Bảo vệ quyền con người bằng pháp luật tố
tụng hình sự, Tạp chí Khoa học Đại học quốc gia Hà Nôi – Luật học
(23/2007);
6.
Lương Văn Công (2012), Thủ tục tố tụng hình sự đối với vụ án được khởi
tố theo yêu cầu của người bị hại, Luận văn thạc sỹ Học viện Khoa học xã
hội, Hà Nội.
7.
Công an tỉnh Quảng Ngãi (2013), Báo cáo tổng kết công tác của ngành
Công an năm 2013, Quảng Ngãi.
8.
Công an tỉnh Quảng Ngãi (2014), Báo cáo tổng kết công tác của ngành
Công an năm 2014, Quảng Ngãi.
9.
Công an tỉnh Quảng Ngãi (2015), Báo cáo tổng kết công tác của ngành
Công an năm 2015, Quảng Ngãi.
10. Công an tỉnh Quảng Ngãi (2016), Báo cáo tổng kết công tác của ngành
Công an năm 2016, Quảng Ngãi.
11. Công an tỉnh Quảng Ngãi (2017), Báo cáo tổng kết công tác của ngành
Công an năm 2017, Quảng Ngãi.
12. Bùi Mạnh Cường (2009), Một số kinh nghiệm của Viện kiểm sát nhân dân
tỉnh Đăk lăk trong công tác kiểm sát việc giải quyết tố giác, tin báo về tội
phạm và kiến nghị khởi tố, Tạp chí kiểm sát (12/2009).
13. Đỗ Đức Hồng Hà (2007), Tội giết người trong Luật hình sự Việt Nam và
đấu tranh phòng chống loại tội phạm, Luận án Tiến sỹ Luật học Trường
Đại học Luật Hà Nội).
14. Đại học Luật Hà Nội (2011), Giáo trình luật tố tụng hình sự Việt Nam,
Nxb CAND, Hà Nội.
15. Hoàng Văn Hà (2014), “Khởi tố vụ án, khởi tố bị can trong điều tra các
vụ án xâm phạm an ninh quốc gia”, Luận án tiến sỹ Luật học Học viện
An ninh nhân dân, Hà Nội.
16. Mai Thanh Hiếu, Nguyễn Chí Công (2008), Trình tự, thủ tục giải quyết
VAHS, Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội.
17. Phạm Mạnh Hùng (2007), Một số vấn đề lý luận và thực tiễn của khởi tố
VAHS, Tạp chí kiểm sát (số 2/2007).
18. Giang Thanh Hưng (2011), VKS trong khởi tố VAHS, Luận văn thạc sỹ,
Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội.
19. Vũ Gia Lâm (2010), Thẩm quyền khởi tố VAHS của VKS và Tòa án, Tạp
chí Luật học (số 8/2010).
20. Nguyễn Hải Ninh (2010), Vấn đề khởi tố vụ án theo yêu cầu của người
bị hại, Tạp chí Luật học (số 6/2010).
21. Đinh Văn Quế (2000), Bình luận khoa học Bộ luật hình sự - Phó Chánh
Tòa hình sự TAND tối cao.
22. Quốc hội (1999), Bộ luật hình sự, Hà Nội.
23. Quốc hội (2015), Bộ luật hình sự, Hà Nội
24. Quốc hội (2003), Bộ luật tố tụng hình sự, Hà Nội.
25. Quốc hội (2015), Bộ luật tố tụng hình sự, Hà Nội
26. Quốc hội (2013), Hiến pháp, Hà Nội.
27. Quốc hội (2014), Luật tổ chức Tòa án nhân dân, Hà Nội.
28. Quốc hội (2014), Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, Hà Nội.
29. Trần Cẩm Thanh (2016), “Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho
sức khỏe của người khác theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn
tỉnh Quảng Bình”, Luận văn Thạc sỹ Luật học Học viện Khoa học và xã
hội, Hà Nội.
30. Đinh Công Thành (2011), Một số ý kiến nhằm hoàn thiện chế định kiểm
sát việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố, Tạp
chí Kiểm sát (số 17/2011).
31. Đỗ Văn Thấn (2013), Một số ý kiến về chế định khởi tố VAHS trong Bộ
luật tố tụng hình sự Việt Nam, Tạp chí CAND (số 12/2013).
32. Võ Khánh Vinh (2014), Luật hình sự Việt Nam phần riêng, Nxb Khoa
học xã hội, Hà Nội.
33. Võ Khánh Vinh (2014), Luật hình sự Việt Nam phần chung, Nxb Khoa
học xã hội, Hà Nội.
34. Viện Chiến lược và Khoa học Công an (2005), Từ điển Bách khoa
CAND Việt Nam, Nxb CAND, Hà Nội.
35. Viện Khoa học pháp lý (2011), Từ điển luật học, Nxb Từ điển Bách
khoa, Nxb Tư pháp, Hà Nội.
36. Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Ngãi (2013), Báo cáo tổng kết công
tác của ngành Kiểm sát nhân dân năm 2013, Quảng Ngãi.
37. Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Ngãi (2014), Báo cáo tổng kết công
tác của ngành Kiểm sát nhân dân năm 2014, Quảng Ngãi.
38. Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Ngãi (2015), Báo cáo tổng kết công
tác của ngành Kiểm sát nhân dân năm 2015, Quảng Ngãi.
39. Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Ngãi (2016), Báo cáo tổng kết công
tác của ngành Kiểm sát nhân dân năm 2016, Quảng Ngãi.
40. Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Ngãi (2017), Báo cáo tổng kết công
tác của ngành Kiểm sát nhân dân năm 2017, Quảng Ngãi.