Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

KỸ NĂNG TRANH LUẬN : học luật mà chưa được trang bị kiến thức thì coi như chưa học luật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (43.69 KB, 3 trang )

Đề tài: Học luật mà chưa được trang bị kiến thức tranh luận thì coi như chưa
học Luật. Làm việc trong lĩnh vực Luật mà không có kĩ năng tranh luận thì
không thể đam đương được nhiệm vụ gì. Nói ngắn gọn, năng lực tranh luận là “
vũ khí” không thể thiếu và không gì thay thế được để thực hiện sứ mạnh xây
dựng và bảo vệ Công lý.
Bài viết:
Có quan điểm cho rằng: “Học luật mà chưa được trang bị kiến thức tranh luận thì coi
như chưa học Luật. Làm việc trong lĩnh vực Luật mà không có kĩ năng tranh luận thì
không thể đam đương được nhiệm vụ gì. Nói ngắn gọn, năng lực tranh luận là “ vũ
khí” không thể thiếu và không gì thay thế được để thực hiện sứ mạnh xây dựng và
bảo vệ Công lý.” . Vậy, thế nào là tranh luận, và vì sao nó lại là “vũ khí” quan trọng
đối với người học luật và làm việc trong lĩnh vực luật?
Có nhiều định nghĩa khác nhau về tranh luận, theo đó có thể định nghĩa: Tranh luận là
hình thức giao tiếp ngôn ngữ, mang tính đối kháng, nảy sinh khi có sự đối lập gay gắt
về quan điểm trước cùng một vấn đề, một sự việc, một hiện tượng,... trong đó, hai bên
tranh luận nỗ lực dùng lý lẽ và lập luận để bác bỏ quan điểm của đối phương, đồng
thời khẳng định chân lý, lẽ phải thuộc về mình.
Tranh luận là sự kết hợp giữa khoa học và nghệ thuật khi tranh luận ta phải huy động
mọi năng lực tinh thần: trí tuệ, tâm lý, cảm xúc, ngôn ngữ văn hóa…, khi bạn có các ý
tưởng, chiến lược, chính sách cần phải hoạch định để xây dựng phát triển công ty của
bạn thì kỹ năng tranh luận đóng vai trò quan trọng, kỹ năng tranh luận sẽ quyết định
các ý tưởng chiến lược chính sách của bạn có được tán thành chấp thuận và có khả
năng thi hành hay không. Nếu bạn có kỹ năng tranh luận tốt thì bằng việc đưa ra các
chứng cứ, lý luận, các luận đề, có tính khoa học chặt chẽ mang tính thuyết phục cao
thì bạn nhất định sẽ thành công.
Trong các lĩnh vực của đời sống nói chung, tranh luận là nhu cầu quan trọng và cần
thiết, thì đối với ngành Luật nói riêng, thì tranh luận là điều kiện không thể thiếu và
luôn chiếm vị trí đặc biệt quan trọng. Chính vì thế, những người làm việc và học tập
trong ngành Luật cần phải trang bị đầy đủ những kĩ năng về tranh luận. Tranh luận có
vai trò quan trọng không chỉ trên mặt lý luận mà ở chiều hướng thực tiễn nó đóng vai
trò tối yếu, cụ thể ở đây trong sứ mệnh ‘‘xây dựng và bảo vệ công lý”.


Đối với người học Luật, khi được trang bị đầy đủ những kiến thức và kĩ năng tranh
luận, họ sẽ cảm thấy cởi mở, tự tin hơn, nói lên quan điểm của mình đối với những
vấn đề họ gặp phải. Thử hỏi nếu bạn có ý tưởng có quan điểm riêng mà bạn không có
khả năng nói lên quan điểm của mình hoặc có thể nói lên được nhưng khi có một
người nào đó phản biện lại quan điểm của bạn mà bạn không có kỹ năng tranh luận lại
với họ cho dù quan điểm của bạn đúng thì coi như bạn thua, quan điểm của bạn có tốt


đến mấy nếu bạn không có kỹ năng tranh luận với người khác thì quan điểm của bạn
không được chấp nhận. Có thể thấy rằng kỹ năng tranh luận đối với những người học
luật là rất cần thiết, bởi vì khi trình bày một vấn đề nào đó, nhưng bạn không thể đưa
ra những lý lẽ, bằng chứng, dẫn dắt người nghe theo những lập luận của mình để
chứng minh cho quan điểm của mình, thì nó sẽ không có tác dụng. Ngược lại, nếu như
bạn biết cách để có thể truyền tải những thông tin đó, bạn sẵn sàng tranh luận với
những quan điểm khác để bảo vệ quan điểm của chính mình đưa ra các lập luận xác
đáng và sắp xếp nó theo một cách logic nhất thì khi ấy, mọi người nghe sẽ bị thuyết
phục với những quan điểm của mình.
Việc có kỹ năng tranh luận tốt sẽ giúp cho người học luật hoàn thiện được bản thân,
trao dồi kiến thức cho mình. Những sinh viên học luật đang ngồi trên ghế nhà trường
thường xuyên được thảo luận, phản biện với nhau khi làm các bài tập nhóm để xem
xét vấn đề toàn diện hơn ở nhiều khía cạnh, khi đó vấn đề thảo luận sẽ được tiếp nhận
một cách chủ động và sinh viên trở nên năng động, tích cực từ đó dần hình thành và
hoàn thiện hơn kỹ năng tranh luận của sinh viên kèm theo đó là hàng loạt các kỹ năng
bổ trợ cho tranh luận như kỹ năng nghe, nói, lập luận… cũng được hoàn thiện hơn.
Việc có kỹ năng tranh luận tốt không chỉ giúp ích trong việc học tập mà còn trong
công việc, khi ra trường bắt đầu tìm kiếm việc làm thì điều quan trọng nhất của sinh
viên là trang bị các kỹ năng cần thiết để có thể đáp ứng với yêu cầu của công việc mà
đối với sinh viên luật thi kỹ năng tranh luận là rất cần thiết. Hiện nay các văn phòng
luật hay các công ty luật tuyển nhân viên thì họ cần những người có kỹ năng tốt chứ
không cần người có điểm số cao, sinh viên học luật được rèn luyện kỹ năng tranh luận

ngay trên ghế nhà trường thì sau này khi ra trường làm việc ở đâu dù trong cơ quan
nhà nước, hay một công ty nào đó hay luật sư chẳng hạn thì các năng lực tranh luận
của bạn sẽ phát triển hơn giúp bạn làm rõ được vấn đề cần giải quyết đưa ra kết quả
tốt nhất, được cân nhắc để đảm nhiệm những công việc tốt hơn, có thể được đề bạt lên
chức vụ cao và nhận được một mức lương tốt, vì vậy kỹ năng tranh luận rất quan
trọng cho người học luật nói riêng và mọi người nói chung.
Ví dụ:trong một phiên tòa dù là ở tòa hành chính,hình sự hay dân sự…về bất kì lĩnh
vực nào thì trong thủ tục tố tụng luôn luôn luôn có phần tranh tụng đó là phần tranh
luận giữa luật sư với nhau hoặc giữa luật sư với viện kiểm sát. Có bao giờ bạn tự hỏi
tại sao lại có phần tranh luận có chưa?
+ Việc tranh luận đó sẽ giúp cho hội đồng xét xử xem xét đưa ra được những quyết
định công minh khách quan tránh oan sai.
+ về phía luật sư nếu không có khả năng tranh luận tốt thì không thể bảo vệ được
quan diểm của mình, bảo vệ được thân chủ của mình thì thử hỏi ai dám thuê một luật
sư không bảo vệ được mình. Còn nếu một luật sư giỏi có khả năng tranh luận tốt bảo
vệ được quan điểm, thân chủ của mình, thì sẽ được thuê nhiều hơn từ đó sự nghiệp
của họ sẽ thăng tiến hơn.


+về phía viện kiểm sát cũng như vậy nếu không có khả năng tranh luận tốt thì làm sao
có thể bảo vệ được quan điểm của mình, một viện kiểm sát không bảo vệ được quan
điểm của mình để vụ kiện nào cũng thua kiện thì thử hỏi sự nghiệp của viện kiểm sát
– kiểm sát viên đó có thăng tiến được hay không, còn nếu hoặc viện kiểm sát có khả
năng tranh luận tốt khởi tố đúng người đúng tội và bảo về được quan điểm của mình
thì chắc chắc rằng sự nghiệp của họ sẽ ngày càng thăng tiến.
Một tình huống diễn ra tại phiên tòa Epco –Minh Phụng mà luật sư Nguyễn Minh
Tâm (Tổng biên tập Tạp chí luật sư) là người trong cuộc chứng kiến: Trong phần
tranh luận giữa luật sư và đại diện Viện kiểm sát tại phiên tòa, kiểm sát viên đã phát
biểu: “Luật sư N đã lập lờ đánh lận con đen, đưa Hội đồng xét xử vào một vùn tăm tối
của tư tưởng...”.. Nhận xét của vị kiểm sát viên đã khiến vị luật sư không nén nổi tức

giận, và thế là phiên tòa vốn đã căng thẳng lại càng thêm căng thẳng.
Đó là ví dụ điển hình về việc tranh luận tại Tòa. Từ đó có thể khẳng định thêm một
lần nữa rằng: “Làm việc trong lĩnh vực luật mà không nắm được kỹ năng tranh luận
thì không thể đảm đương được nhiệm vụ “.
Không chỉ riêng với người học luật, mà với những nhà làm Luật cũng đòi hỏi những
kĩ năng tranh luận nhất định. Ví dụ như khi đưa ra một đạo luật, phải đặt nó trong mối
quan hệ với thực tiễn, không thể làm theo ý thức chủ quan của bất kì cá nhân nào. Khi
đó, sẽ có sự tranh luận giữa những nhà lập pháp, những nhà khoa học để tìm hướng đi
đúng. Và để có thể bảo vệ tốt quan điểm của mình khi tranh luận, đòi hỏi họ cần có
những kĩ năng và kiến thức nhất định. Khi họ có những kĩ năng tranh luận, họ sẽ dẫn
dắt người nghe đến quan điểm của mình, bằng việc đưa ra lập luận, lý lẽ. Nếu họ có
quan điểm, tư tưởng đúng đắn và phù hợp, song lại không có kĩ năng tranh luận,
không thể bảo vệ quan điểm của mình,đồng nghĩa với việc không cụ thể hóa nó vào
pháp luật thì nó sẽ mãi chỉ là lý thuyết, và không thể thực thi trong thực tiễn.
Như vậy, có thể thấy được vai trò quan trọng của việc tranh luận đối với người học
luật cũng như những nhà làm Luật. Việc trang bị kiến thức và kĩ năng tranh luận đối
với họ là điều hết sức cần thiết. Nói cách khác, năng lực tranh luận là “vũ khí” không
thể thiếu và không gì thay thế được để thực hiện sứ mạnh xây dựng và bảo vệ Công
lý. Chỉ khi có một kỹ năng tranh luận tốt, thì bạn mới có thể bảo vệ được quan điểm
của chính mình, góp phần đưa quan điểm đó vào thực tế, vào cuộc sống xã hội. Một
xã hội không có tranh luận, là chỉ còn sự im lặng hoặc chỉ có những tiếng nói đồng
nhất. Xã hội không thể phát triển nếu chỉ có đơn nhất một tư tưởng mà không có tranh
luận.



×