MỤC LỤC
1.
Lý do lựa chọn chủ đề tiểu luận
2
1.1
.
Yêu cầu cấp thiết về mặt khoa học, về mặt chủ trương chính
sách
2
1.2
.
Yêu cầu cấp thiết về mặt thực tiễn
3
Tình hình thực tế liên quan đến công tác quản lý cơ sở vật
chất và thiết bị dạy học ở trường THCS Tén Tằn huyện
Mường Lát tỉnh Thanh Hóa.
4
2.1 Tình hình chung của trường THCS Tén Tằn huyện Mường Lát
. tỉnh Thanh Hóa
4
2.2 Thực trạng quản lý, sử dụng cơ sở vật chất và thiết bị dạy học
. ở trường THCS Tén Tằn huyện Mường Lát tỉnh Thanh Hóa
5
Những điểm mạnh, điểm yếu, thuận lợi, khó khăn trong công
2.3 tác quản lý cơ sở vật chất và thiết bị dạy học ở trường THCS
Tén Tằn huyện Mường Lát tỉnh Thanh Hóa.
8
2.
Những vấn đề ưu tiên giải quyết trong công tác quản lý cơ sở
2.4 vật chất và thiết bị dạy học ở trường THCS Tén Tằn huyện 10
Mường Lát tỉnh Thanh Hóa;
3.
Kế hoạch hành động về công tác quản lý cơ sở vật chất và
thiết bị dạy học ở trường THCS Tén Tằn huyện Mường 11
Lát tỉnh Thanh Hóa.
3.1
.
Các mục tiêu của nhà trường về công tác quản lý cơ sở vật chất
11
và thiết bị dạy học năm học 2018-2019;
3.2
.
Các hoạt động chính;
4.
Kết luận và kiến nghị
4.1
.
Kết luận
4.2
.
Kiến nghị
12
16
1
QUẢN LÝ CƠ SỞ VẬT CHẤT VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC CỦA TRƯỜNG TRUNG
HỌC CƠ SỞ TÉN TẰN HUYỆN MƯỜNG LÁT TỈNH THANH HÓA
1. Lý do lựa chọn chủ đề tiểu luận.
1.1.Yêu cầu cấp thiết về mặt khoa học; về chủ trương chính sách
liên quan;
Về mặt khoa học: Cơ sở vật chất và thiết bị dạy học trong nhà trường
là hệ thống các phương tiện vật chất và kỹ thuật khác nhau được sử dụng
để phục vụ việc giáo dục toàn diện con người trong nhà trường. Quản lý cơ
sở vật chất và thiết bị dạy học là tác động có mục đích của người quản lý
nhằm xây dựng, phát triển và sử dụng có hiệu quả hệ thống cơ sở vật chất
và thiết bị dạy học phục vụ đắc lực cho công tác Giáo dục và Đào tạo.
Cơ sở vật chất và thiết bị dạy học là một trong những yếu tố cơ bản
hỗ trợ tối đa cho hoạt động dạy học. Yêu cầu đổi mới nội dung và phương
pháp dạy học tất yếu kéo theo việc đổi mới cơ sở vật chất nói chung và
thiết bị dạy học nói riêng, đặc biệt là hoạt động quản lý việc sử dụng thiết
bị dạy học, quá trình có tác động trực tiếp đến chất lượng và hiệu quả của
hoạt động dạy và học, thể hiện cụ thể nội dung dạy học và hỗ trợ thực hiện
các phương pháp dạy học tích cực… Chính vì lý do đó, việc tìm hiểu về
thiết bị dạy học cũng được nhiều nhà nghiên cứu khoa học, nhà quản lý
giáo dục trong và ngoài nước quan tâm đến trong quá trình xây dựng và đổi
mới dạy học cũng như giáo dục.
Với mục đích đào tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng thì trong quá
trình dạy học, việc truyền tải kiến thức tới người học là vô cùng quan trọng,
không chỉ cung cấp lý thuyết mà còn cần linh hoạt kết hợp với trực quan
sinh động, thực hành giúp người học dễ dàng tiếp thu kiến thức, và hình
thành được kỹ năng ứng dụng lý thuyết vào thực tiễn. Bên cạnh đó, thiết bị
2
dạy học cũng là thành tố cơ bản của quá trình dạy học, giúp cho việc dạy
học trở nên có hiệu quả hơn, cung cấp điều kiện vật chất để quá trình dạy
học diễn ra thuận lợi nhằm đạt được mục đích đào tạo.
Vê mặt chủ trương chính sách: Tầm quan trọng của cơ sở vật chất và
thiết bị dạy học ở các cơ sở giáo dục được khẳng định tại Nghị quyết số 29NQ/TW ngày 04/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn
bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày
28/11/2014 về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông...
Quyết định 01/QĐ-BGDĐT ngày 2/01/2003 của Bộ Giáo dục và Đào
tạo về việc quy định tiêu chuẩn Thư viện trường phổ thông; Thông tư
47/2012/TT-BGD&ĐT ngày 7/12/2012 về quy chế công nhận trường Trung
học cơ sở, Trường trung học phổ thông và Trường phổ thông có nhiều cấp
học đạt chuẩn quốc gia; Quyết định số 37/QĐ-BGDĐT ngày 6/7/2008 của
Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về phòng học bộ môn;
Vì vậy cở sở vật chất và thiết bị dạy học là tiền đề quan trọng của
việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, góp một phần cho định
hướng phát triển nền giáo dục nước nhà theo hướng đổi mới căn bản và
toàn diện.
1.2. Yêu cầu cấp thiết về mặt thực tiễn;
Ở trường THCS Tén Tằn huyện Mường Lát tỉnh Thanh Hóa, cở sở
vật chất và thiết bị dạy học chưa thực sự đảm bảo được yêu cầu nhà trường
trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa.
Do nhà trường đóng trên địa bàn vùng đặc biệt khó khăn, là huyện
nghèo của tỉnh Thanh Hóa, cơ sở vật chất và thiết bị dạy học còn thiếu
nhiều, một số đã cũ, hư hỏng, xuống cấp... ảnh hưởng không nhỏ đến việc
dạy học dẫn đến hiệu quả giáo dục chưa cao, đặt ra yêu cầu cấp thiết phải
đổi mới công tác quản lý cơ sở vật chất và thiết bị dạy học nhằm đáp ứng
yêu cấu đổi mới căn bản và toàn diện Giáo dục và Đào tạo.
3
Xuất phát từ những chủ trương chính sách, sự đổi mới quản lý trong
Giáo dục và Đào tạo của Đảng và nhà nước. Xuất phát từ việc áp dụng
khoa học quản lý đã học tôi mạnh dạn chọn chủ đề tiểu luận “quản lý cơ
sở vật chất và thiết bị dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục của
trường THCS Tén Tằn, huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa”.
2. Tình hình thực tế về quản lý cơ sở vật chất và thiết bị dạy học
ở trường THCS Tén Tằn huyện Mường Lát tỉnh Thanh Hóa.
2.1. Tình hình chung của trường THCS Tén Tằn huyện Mường
Lát tỉnh Thanh Hóa.
2.1.1. Về địa phương xã Tén Tằn huyện Mường Lát tỉnh Thanh Hóa.
Hiện nay tại đơn vị chúng tôi, cở sở vật chất và thiết bị dạy học chưa
đảm bảo được yêu cầu nhà trường trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại
hóa.
Đơn vị trường THCS Tén Tằn nằm trên địa bàn xã Tén Tằn, là một
xã giáp tỉnh Hủa Phăn của nước CHCD ND Lào, với đường biên giới hơn
12 Km và 06 cột mốc và 01 cửa khẩu.
Là một xã nằm cách trung tâm huyện lỵ hơn 10Km về hướng Tây
Bắc, với diện tích trên 12 020.95 ha, nhìn chung, điều kiện kinh tế - xã hội
của địa phương còn chậm phát triển, tỷ lệ hộ nghèo còn cao (Năm 2018 là
366 hộ chiếm 34,82%)
Toàn xã gồm có 7 bản với 968 hộ và 4268 nhân khẩu (Số liệu
12/2017), chủ yếu là bà con người dân tộc thiểu số (Thái: 77,5%, Khơmú:17,2 còn lại là dân tộc Kinh và các dân tộc thiểu số khác chiếm 5,3%).
Nhiều gia đình còn thiếu lương thực mỗi khi giáp hạt.
Tình hình chính trị địa phương nhìn chung cơ bản ổn định, kinh tế có
nhiều đổi mới tích cực, đời sống nhân dân ngày được cải thiện, nhận thức
của phụ huynh học sinh về công tác giáo dục đã có nhiều tiến bộ, thể hiện
sự quan tâm đến việc học hành tu dưỡng của con em thông qua sự phối kết
hợp giữa gia đình – nhà trường – xã hội.
4
Ngành giáo dục xã nhà trong những năm gần đây có nhiều chuyển biến
tích cực, thể hiện sự quan tâm chỉ đạo sát sao của chính quyền địa phương
đến công tác giáo dục.
Diện tích đất canh tác của xã Tén Tằn rất ít, nhân dân sống chủ yếu
bằng nghề nương rẫy, thu nhập thất thường làm ảnh hưởng đến đời sống
hàng ngày của người dân. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân
ảnh hưởng đến công tác giáo dục của địa phương.
Cá biệt một số gia đình không quan tâm, thiếu trách nhiệm trong việc
giáo dục đạo đức cũng như học tập với con em mình.
2.1.2. Về đơn vị nhà trường;
Trường THCS Tén Tằn được thành lập theo Quyết định số: 2065/QĐUB của Chủ tịch UBND Tỉnh Thanh Hóa ngày 24 tháng 8 năm 2000. Trong
quá trình xây dựng và phục vụ cho công tác giáo dục tại xã Tén Tằn huyện
Mường Lát nhà trường đã liên tục có các giải pháp để nâng cao chất lượng
giáo dục toàn diện cho học sinh, nhằm đưa chất lượng giáo dục THCS nói
chung và giáo dục xã Tén Tằn nói riêng ngày càng đi lên.
Năm học 2017-2018 nhà trường đang thực hiện 08 lớp theo kế hoạch
được giao với 297 học sinh, chủ yếu là học sinh người dân tộc thiểu số
(Thái, Khơ mú). Hiện nay nhà trường có 14 đồng chí giáo viên trong biên
chế và 05 đồng chí hợp đồng do đơn vị ký (Vì thiếu giáo viên). Tất cả đều
được đào tạo cơ bản có trình độ chuyên môn từ Cao đẳng đến Đại học, 17
trên tổng số 19 đồng chí là người các huyện khác lên đây công tác, cơ bản
đã ổn định về cuộc sống, yên tâm công tác, cống hiến.
Chi bộ nhà trường có 12 đồng chí tất, cả đều là đảng viên chính thức,
trong đó đảng viên là nữ 05 đồng chí. Chi bộ nhà trường luôn là tổ chức
chính trị hạt nhân lãnh chỉ đạo các hoạt động giáo dục chung của đơn vị.
Tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp hàng năm luôn đạt trên 99%, học sinh lớp
9 đỗ vào các trường THPT công lập đạt trên 94,3%. Tỷ lệ học sinh xếp loại
hạnh kiểm khá, tốt luôn được duy trì trên 83,4%.
5
2.2. Thực trạng quản lý, sử dụng cơ sở vật chất và thiết bị dạy học
ở trường THCS Tén Tằn huyện Mường Lát tỉnh Thanh Hóa.
2.2.1. Một số kết quả đạt được;
Hằng năm nhà trường đều xây dựng kế hoạch xây dựng cơ sở bật
chất và bổ sung thiết bị dạy học nhằm đáp ứng tốt nhu cầu dạy và học.
Năm học 2017-2018 nhà trường tiếp tục tăng cường công tác quản lý
và sử dụng cơ sở vật chất và thiết bị dạy học. Nhà trường bước đầu đã có
được sự ủng hộ của hội cha mẹ học sinh, của các cấp ủy Đảng, chính quyền
địa phương, của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Mường Lát do đó đã
đầu tư, mua sắm và trang bị được một số lượng thiết bị dạy học đáng kể
đáp ứng yêu cầu xây dựng trường đạt chất lượng cao trong hệ thống giáo
dục của các trường THCS trong huyện
* Bảng thống kê cơ sở vật chất và thiết bị dạy học của nhà
trường năm học 2017-2018.
TT
Danh mục
I. Cơ sở vật chất
1. Tổng diện tích toàn trường
2. Phòng học
3. Phòng Tin học
4. Phòng học bộ môn Vật lí
5. Phòng học bộ môn Hóa học
6. Phòng học bộ môn Sinh học
7. Thư viện
8. Phòng thiết bị
9. Phòng Lãnh đạo nhà trường
10. Văn phòng
11. Phòng Công đoàn
12. Phòng Đoàn - Đội
13. Phòng truyền thống
14. Phòng tổ KHXH
15. Phòng tổ KHTN
Nhà vệ sinh dành cho Giáo
16.
viên
Đơn vị
Số
m2
lượng
01
08
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
02
3630
320
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
20
Cần bổ
sung
Ghi
chú
2.150
01
01
02
01
01
01
01
02
6
Nhà vệ sinh dành cho Học
sinh
18. Phòng học môn Công nghệ
19. Phòng học Ngoại ngữ
20. Kho để hóa chất
21. Nhà bảo vệ
22. Phòng y tế
23. Diện tích sân chơi bãi tập
24. Nhà để xe
II. Thiết bị
17.
TT
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.
10.
11.
12.
13.
14.
15.
Danh mục
Bàn ghế học sinh
Sách giáo khoa
Sách giáo viên
Sách tham khảo
Tạp chí, các loại sách khác
Máy tính để bàn
Máy tính xách tay
Máy chiếu
Thiết bị dạy học tối thiểu
Ti vi
Âm li
Loa
Đầu DVD
Máy phô tô
Bàn ghế văn phòng
2.2.2. Một số tồn tại;
0
0
04
0
0
0
0
0
01
01
0
0
0
0
0
1200
40
01
01
01
01
01
2500
01
Đơn vị
Số
lượng
Cần bổ
sung
Bộ
Quyển
Quyển
Quyển
Quyển
Bộ
Chiếc
Chiếc
Bộ
Chiếc
Chiếc
Chiếc
Chiếc
Chiếc
Bộ
150
2416
193
112
221
0
01
01
18
01
01
01
01
0
01
50
684
150
230
193
20
04
02
32
04
02
03
02
01
02
Ghi
chú
Trong những năm qua công tác quản lý, khai thác, sử dụng, bảo quản
thiết bị, đồ dùng dạy học cũng còn một số hạn chế như: Đội ngũ nhân viên
phụ trách thiết bị, thí nghiệm của nhà trường còn thiếu kinh nghiệm chuyên
môn, nghiệp vụ nên phần nào hạn chế trong việc quản lí thiết bị và đồ dùng
dạy học. Cơ sở vật chất đảm bảo cho việc quản lý, sử dụng thiết bị, đồ
dùng dạy học chưa đáp ứng được yêu cầu tối thiểu, còn nhiều thiết bị đã cũ
và hư hỏng, số lượng thiết bị cấp phát còn thiếu, chất lượng thiết bị dạy học
chưa đảm bảo.
7
Giáo viên nhà trường còn xem nhẹ việc áp công nghệ thông tin và
sử dụng thiết bị dạy học vào công tác dạy và học, sử dụng chưa thường
xuyên, chưa đúng quy định; một bộ phận giáo viên chưa nhận thức đầy đủ
hiệu quả sử dụng thiết bị và đồ dùng dạy học, nên chưa tích cực sử dụng
thiết bị dạy học vào bài giảng khi lên lớp.
Số lượng giáo viên đăng kí mượn và sử dụng thiết bị dạy học khi lên
lớp còn ít, đại đa số giáo viên chưa được tập huấn cách sử dụng thiết bị dạy
học trong các giờ thực hành ở các bộ môn Vật lí, Công nghệ, Sinh học, Hóa
học…
2.3. Những kinh nghiệm thực tế trong công tác quản lý cơ sở vật
chất và thiết bị dạy học ở trường THCS Tén Tằn huyện Mường Lát tỉnh
Thanh Hóa.
Xuất phát từ những điểm mạnh và hạn chế của đơn vị trong công tác,
cùng với những kinh nghiệm bản thân, BGH chúng tôi đã thực hiện một số
công việc như sau:
-Tuyên truyền cho toàn thể nhân dân, học sinh trên địa bàn xã về chủ
trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác xã hội hóa giáo dục,
nhằm huy động sự chung tay góp sức của phụ huynh và các tổ chức, cá
nhân trên địa bàn xã Tén Tằn.
Xây dựng cụ thể, chi tiết kế hoạch xây dựng tu sửa, bổ sung cơ sở
vật chất, trang thiết bị để trình Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các
cấp phê duyệt.
Thực hiện chi tiêu tiết kiệm để dành kinh phí sửa chữa, bổ sung cơ
sở vật chất, trang thiết bị cần thiết, trước mắt.
Trong các năm vừa qua, bản thân và đơn vị đã xử lý một số tình
huống như sau:
2.3.1 Tình huống 1: Bê tông hóa đường lên trường, sân trường và
làm sân khấu phục vụ các hoạt động ngoại khóa (Năm 2016)
Tổng diện tích: 610 m2
8
Tổng nhu cầu kinh phí: 120.000.000 đồng (Hai trăm năm mơi triệu
đồng)
Nguồn: Xã hội hóa giáo dục năm 2015.
Kinh nghiệm giải quyết
Lên kế hoạch thực hiện, xin ý kiến phê duyệt của lãnh đạo phòng
GD&ĐT, lãnh đạo huyện, và chính quyền địa phương, Thông qua ban đại
diện Cha mẹ học sinh.
Xây dựng kế hoạch cụ thể, chi tiết kế hoạch tham mưu cho Hội Cha
mẹ học sinh nhà trường tuyên truyền phổ biến và thực hiện đến tất cả các
phụ huynh nhà trường, đồng thời kêu gọi sự ủng hộ của các lực lượng vũ
trang trên địa bàn (Đồn biên phòng, Đoàn Kinh tế quốc phòng 5).
Hội Cha mẹ học sinh tổ chức vận động, tổng hợp kinh phí và tiến
hành thi công, BGH và các tổ chức đoàn thể trong nhà trường phối hợp với
Ban đại diện hội cha mẹ học sinh, đại diện chính quyền kiểm tra, giám sát
và nghiệm thu
Thành công và nguyên nhân
Sau hơn 1 tháng thi công xây dựng, sửa chữa nhà trường đã đổ bê
tông toàn bộ đường lên trường, sân trường và làm hoàn thành sân khấu.
Nhà trường có sự tham mưu đắc lực với các cấp ủy Đảng, Chính
quyền
địa phương và có sự phối hợp và ủng hộ nhiệt tình của ban đại diện hội
cha
mẹ học sinh.
Nhà trường đã có các biện pháp phối hợp quản lý, chỉ đạo, tổ chức
thực hiện và kiểm tra giám sát của nhà trường phù hợp và kịp thời.
2.3.2. Tình huống 2: Bổ sung bàn ghế học sinh và giáo viên, sửa
chữa đường điện, sơn sửa lại trường và khuôn viên (Năm 2017)
Tổng số Nhu cầu hơn 80 bộ bàn ghế học sinh, 08 bộ bàn ghế giáo
viên, 06 bảng từ, 02 giá thư viện, 01 máy chiếu.
9
Nhu cầu kinh phí: 450.000.000 do ngân sách UBND huyện đầu tư).
Kinh nghiệm giải quyết
Xây dựng cụ thể, chi tiết kế hoạch bổ sung bàn ghế học sinh và giáo
viên, sửa chữa đường điện, sơn sửa lại trường và khuôn viên trình Hội đồng
nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện phê duyệt.
Phối hợp với Hội cha mẹ học sinh UBND và HĐND xã để làm tờ
trình xin phê duyệt.
Thành công và nguyên nhân
Nhà trường đã được cấp bổ sung bàn ghế học sinh và giáo viên, sửa
chữa đường điện, sơn sửa lại trường và khuôn viên an toàn và thân thiện.
Thuận lợi cho các hoạt động ngoài giờ lên lớp, các hoạt động sinh hoạt tập
thể.
Nguyên nhân
Lãnh đạo nhà trường luôn đoàn kết, thống nhất và quyết tâm cao
trong việc xây dựng kế hoạch.
Thực hiện đúng lộ trình và có hiệu quả kế hoạch xây dựng trường
chất lượng cao trong hệ thống các trường THCS trong huyện
Nhà trường có sự tham mưu đắc lực với các cấp ủy Đảng, Chính
quyền địa phương ở các xã và có sự phối hợp và ủng hộ nhiệt tình của Ban
đại diện hội cha mẹ học sinh.
Có các biện pháp quản lý, chỉ đạo, tổ chức thực hiện và kiểm tra
giám sát phù hợp và kịp thời.
2.4. Những vấn đề ưu tiên giải quyết trong công tác quản lý cơ sở
vật chất và thiết bị dạy học ở trường THCS Tén Tằn huyện Mường Lát
tỉnh Thanh Hóa;
2.4.1. Những vấn đề ưu tiên cần giải quyết;
Tham mưu cho Phòng GD&ĐT, UBND huyện, Sở Giáo dục và Đào
tạo sớm đầu tư xây dựng khu nhà ở cho học sinh nội trú và khu hiệu bộ,
các phòng chức năng.
10
Xây dựng 04 công trình vệ sinh công cộng cho học sinh đạt tiêu
chuẩn.
Xây dựng thêm 02 khu nhà vệ sinh cho cán bộ, giáo viên.
Xây dựng 01 nhà để xe của giáo viên.
Thay thế các thiết bị lạc hậu, không sử dụng được, mua sắm và bổ
sung các thiết bị mới. Tu sửa và nâng cấp các thiết bị dạy học, phát động
cán bộ giáo viên,
Trang bị thêm 02 máy chiếu, bổ sung thêm 04 máy laptop, các sách,
tài liệu tham khảo cho giáo viên và học sinh.
100% giáo viên được tập huấn về công tác quản lý cơ sở vật chất và
thiết bị dạy học, có kỹ năng thực hành sử dụng thiết bị dạy học.
2.4.2. Nguyên nhân;
Hiện nay đơn vị đang thiếu nhà hiệu bộ, các phòng học bộ môn, các
công trình phụ trợ và các phòng chức năng, các trang thiết bị để phục vụ
cho quá trình dạy học, và áp dụng các phương pháp dạy học tiên tiến vào
giảng dạy.
Theo lộ trình từ nay đến năm 2022 đơn vị sẽ bắt đầu xây dựng
trường chuẩn quốc gia, vì thế cơ sở vật chất, trang thiết bị là một yêu cầu
bắt buộc.
Để chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường được đảm bảo (Cả
giáo viên và học sinh) thì cơ sở vật chất, trang thiết bị là một yêu cầu
không thể thiếu. Trước hết là các yêu cầu tối thiểu phục vụ học sinh và giáo
viên.
3. Kế hoạch hành động về công tác quản lý cơ sở vật chất và thiết
bị dạy học ở trường THCS Tén Tằn huyện Mường Lát tỉnh Thanh
Hóa.
3.1. Các mục tiêu của nhà trường về công tác quản lý cơ sở vật
chất và thiết bị dạy học năm học 2018-2019.
11
Tham mưu cho Phòng GD&ĐT, UBND huyện sớm khởi công Nhà
hiệu bộ, mở rộng diện tích sân chơi, bãi tập cho học sinh, xây dựng tường
rào bao quanh trường.
Xây dựng 02 nhà vệ sinh công cộng cho và học sinh đạt tiêu chuẩn.
Thay thế, sửa chữa các thiết bị lạc hậu, không sử dụng được, mua
sắm và bổ sung các thiết bị mới. Tu sửa và nâng cấp các thiết bị dạy học,
phát động cán bộ giáo viên, nhân viên thường xuyên làm đồ dùng dạy học
tự làm.
Đảm bảo 90% giáo viên phải sử dụng thiết bị dạy học ở các tiết dạy
theo quy định của ngành.
Trang bị thêm 2 ti vi, 02 tủ đựng tài liệu, bổ sung thêm các sách, tài
liệu tham khảo cho giáo viên và học sinh.
100% giáo viên được tập huấn về công tác quản lý cơ sở vật chất và
thiết bị dạy học, có kỹ năng thực hành sử dụng thiết bị dạy học.
3.2. Các hoạt động chính:
3.2.1. Các hoạt động sẽ thực hiện sau khi kết thúc khóa bối dưỡng 2
tuần tới (hai tuần cuối tháng 7 năm 2018)
* Hoạt động: Thống kê lại sơ sở vật chất nhà trường, lập kế hoạch bổ
sung, thay thế các thiết bị hư hỏng, không sử dụng được.
- Kết quả cần đạt
Thống kê và đánh giá được một cách chính xác thực trạng cơ sở vật
chất, trang thiết bị của nhà trường. Ưu tiên các thiết bị và cơ sở cần thiết để
có kế hoạch bổ sung, sửa chữa, lên kế hoạch tiến hành.
- Thời gian thực hiện: Từ ngày 14/7 đến ngày 21/7/2018.
- Người phụ trách: Đồng chí Phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên
môn, đồng chí Nhân viên thiết bị - thư viện, đồng chí kế toán.
- Kinh phí: 0
- Điều kiện/rủi ro: không
12
3.2.2.Các hoạt động sẽ thực hiện sau khi kết thúc khóa bồi dưỡng 3
tháng (từ cuối tháng 07/2018 đến cuối tháng 9/2018).
* Hoạt động 1: Sửa chữa, bổ sung SGK, SGV và một số phương tiện dạy
học các môn xã hội cho thư viện.
- Kết quả cần đạt:
+ Bổ sung thêm 110 bộ sách giáo khoa cho học sinh, một số tranh
ảnh, bản đồ, lược đồ cho các môn xã hội trong 4 khối học.
+ Mua 50 cuốn sách tham khảo cho giáo viên (Chủ yếu về Phương
pháp dạy học và tư tưởng Hồ Chí Minh).
+ Sửa chữa, thay thế các lược đồ, bản đồ đã cũ, hỏng..
- Thời gian thực hiện: Từ 23/7 đến 17/8/2018
- Người phụ trách: Đồng chí Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn
phối hợp với đồng chí cán bộ thư viện và Kế toán nhà trường.
- Kinh phí: 12.000.000đ (Mười hai triệu đồng).
- Điều kiện rủi ro: Không
*. Hoạt động 2: Xây dựng 02 nhà vệ sinh cho học sinh đạt tiêu chuẩn.
- Kết quả cần đạt:
Xây được 02 nhà vệ sinh dùng chung cho học sinh đạt tiêu chuẩn.
- Thời gian thực hiện: Từ ngày 14/7đến ngày 30/8/2018
- Người phụ trách: Đồng chí Hiệu trưởng và đồng chí kế toán.
- Kinh phí: 80.000.000 đồng (Tám mươi triệu đồng)
- Điều kiện/rủi ro và phương án khắc phục
+ Tài chính hạn hẹp vì chi cho các hoạt động chuyên môn, khai
giảng.
+ Hướng khắc phục: Huy động các nguồn lực về tài chính từ ngân
sách địa phương, nhà trường, phụ huynh học sinh ủng hộ.
3.2.3 Các hoạt động dự kiến thực hiện sau khi kết thúc khóa bồi
dưỡng 1 năm.
13
* Hoạt động. Tham mưu cho Phòng GD&ĐT, UBND huyện, khởi công
khu nhà hiệu bộ và xây dựng tường rào bao quanh trường
- Kết quả cần đạt:
+ Xây dựng được khu nhà hiệu bộ đúng quy chuẩn hiện nay.
+ Xây dựng tường rào bao quanh để đảm bảo khuôn viên và cảnh
quan nhà trường.
- Thời gian thực hiện: Từ tháng 10/2018 đến tháng 12/2019
- Người phụ trách/phối hợp: Lãnh đạo nhà trường tham mưu, phối
hợp với Phòng GD&ĐT, UBND huyện.
- Kinh phí: 15.000.000.000 ( Mười lăm tỷ đồng)
- Điều kiện/rủi ro và phương án khắc phục
+ Kinh phí lớn, địa phương và nhà trường không có khả năng thực
hiện được.
+ Hướng khắc phục: Nhà trường tham mưu, phối hợp với UBND
huyện xây dựng kế hoạch, làm tờ trình cụ thể, chi tiết xin kinh phí đầu tư
xây dựng từ UBND huyện Mường Lát và các dự án đầu tư.
Bảng:
Kế hoạch hành động quản lý cơ sở vật chất và thiết bị dạy học
trường THCS Tén Tằn Mường Lát năm học 2018-2019.
T
T
1
Điều
Hoạt động
Kinh phí
kiện/rủi
ro
I. Các hoạt động sẽ diễn ra sau khi kết thúc khóa học bồi dưỡng 2 tuần
Thống kê Thống kê
Từ ngày
Đồng chí
Không
Không
lại sơ sở
và đánh giá 14/7 đến Phó Hiệu
vật chất
được một
ngày
trưởng
nhà
cách chính 21/7/2018 phụ trách
trường, lập xác thực
chuyên
kế hoạch
trạng cơ sở
môn,
bổ sung,
vật chất,
đồng chí
thay thế
trang thiết
Nhân viên
các thiết bị bị của nhà
thiết bị hư hỏng,
trường. Ưu
thư viện,
không sử tiên các
đồng chí
Kết quả
cần đạt
Người
Thời gian
phụ trách
14
1
2
thiết bị và
cơ sở cần
thiết để có
kế hoạch
dụng được bổ sung,
kế toán.
sửa chữa,
lên kế
hoạch tiến
hàn
II. Các hoạt động sẽ thực hiện sau khi kết thúc khóa học bồi dưỡng 3 tháng
- Bổ sung
thêm 110
bộ sách
giáo khoa
cho học
sinh, một số
tranh ảnh,
Đồng chí
Sửa chữa, bản đồ,
Phó hiệu
bổ sung
lược đồ cho
trưởng
SGK, SGV các môn xã
phụ trách
và một số hội trong 4 Từ 23/7
chuyên
12.000.000đ
phương
khối học.
đến
môn phối (Mười hai triệu
tiện dạy
- Mua 50
17/8/2018 hợp với
đồng).
học các
cuốn sách
đồng chí
môn xã hội tham khảo
cán bộ thư
cho thư
cho giáo
viện và Kế
viện
viên (Chủ
toán nhà
yếu về
trường
Phương
pháp dạy
học và tư
tưởng Hồ
Chí Minh).
Xây dựng
02 nhà vệ
sinh cho
học sinh
đạt tiêu
chuẩn.
Xây được
02 nhà vệ
sinh dùng
chung cho
học sinh
đạt tiêu
chuẩn
Từ ngày
14/7đến
ngày
30/8/2018
Đồng chí
Hiệu
trưởng và
đồng chí
kế toán.
80.000.000
đồng (Tám
mươi triệu
đồng)
Huy
động các
nguồn
lực về tài
chính từ
ngân
sách địa
phương,
nhà
15
trường,
phụ
huynh
học sinh
ủng hộ.
III. Các hoạt động sẽ thực hiện sau khi khóa học bồi dưỡng kết thúc 1 năm
- Xây dựng Từ tháng Lãnh đạo
Tham
được khu
10/2018
nhà
mưu cho
nhà hiệu bộ đến tháng trường
Phòng
đúng quy
12/2019
tham
GD&ĐT, chuẩn hiện
mưu, phối
UBND
nay.
hợp với
15.000.000.00
huyện,
- Xây dựng
Phòng
0 (Mười lăm tỷ Kinh phí
1 khởi công tường rào
GD&ĐT,
đồng)
lớn
khu nhà
bao quanh
UBND
hiệu bộ và để đảm bảo
huyện.
xây dựng khuôn viên
tường rào và cảnh
bao quanh quan nhà
trường
trường.
4. Kết luận và kiến nghị
4.1. Kết luận
Cơ sở vậy chất và thiết bị dạy học là điều kiện để thực hiện mọi hoạt
động của nhà trường, là một trong những nhân tố quyết định hiệu quả quá
trình dạy học và giáo dục. Việc xây dựng, quản lí và sử dụng cơ sở vật chất
và thiết bị dạy học có hiệu quả không chỉ là nhiệm vụ của Hiệu trưởng mà
là trách nhiệm của tất cả giáo viên, nhân viên và học sinh nhà trường.
Để có được một hệ thống cơ sở vật chất và thiết bị dạy học đáp ứng
được
nhu cầu phát triển nhà trường, cần phát huy và huy động mọi tiềm năng
trong
và ngoài nhà trường.
16
Người quản lý cần thực sự coi trọng công tác quản lý cơ sở vật chất
và thiết bị dạy học, xác định công tác đó là nghệ thuật, là khoa học và cả
một quá trình có sự kế thừa và không ngừng thay đổi để thích ứng.
4.2. Kiến nghị
4.2.1. Đối với nhà trường
Tham mưu cho Đảng ủy, chính quyền địa phương quan tâm đến cơ
sở vật chất và thiết bị dạy học nhà trường nhằm nâng cao chất lượng giáo
dục toàn diện.
Quản lý và sử dụng tốt, có hiệu quả các cơ sở vật chất và thiết bị dạy
học. Hàng năm tổ chức tốt hội thi làm đồ dùng dạy học tự làm.
Nhà trường cần làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục.
4.2.2. Đối với phòng Giáo dục và Đào tạo
- Phòng GD&ĐT cần quan tâm bồi dưỡng nghiệp vụ cho nhân Viên
chuyên trách thiết bị dạy học cũng như bồi dưỡng giáo viên đứng lớp về
cách
quản lý và sử dụng thiết bị dạy học hiệu quả.
- Hàng năm tổ chức thi tay nghề cho nhân viên phụ trách thiết bị dạy
học, giáo viên sử dụng thiết bị dạy học giỏi, có đủ tài liệu hướng dẫn sử
dụng.
4.2.3. Đối với UBND huyện
Quan tâm đầu tư, tham mưu cho UBND tỉnh đầu tư các công trình
như nhà hiệu bộ và các phòng học chức năng, phòng học bộ môn, các công
trình phụ trợ khác để nhà trường phấn đấu đạt trường chất lượng cao trong
hệ thống các trường THCS trong huyệnnăm 2022 theo đúng kế hoạch.
4.2.4. Đối với Sở Giáo dục và Đào Tạo
- Quan tâm bồi dưỡng nghiệp vụ cho nhân viên chuyên trách thiết bị
dạy học cũng như bồi dưỡng giáo viên đứng lớp về cách quản lý và sử
dụng thiết bị dạy học hiệu quả.
17
- Quan tâm đầu tư, tham mưu cho UBND tỉnh đầu tư các công trình
như nhà ở cho học sinh nội trú, nhà xe cho CBGV-NV và học sinh và các
phòng học chức năng, phòng học bộ môn để nhà trường phấn đấu đạt
trường chất lượng cao trong hệ thống các trường THCS trong huyện năm
2022 theo đúng kế hoạch.
Bài tiểu luận thể hiện một phần kinh nghiệm thực tiễn quản lý ở nhà
trường và kết quả kiến thức tiếp thu được qua khóa học bồi dưỡng của bản
thân tôi. Mặc dù đã có nhiều cố gắng, xong trong đề tài tiểu luận không
tránh khỏi những thiếu sót, bản thân sẽ tiếp tục tự bồi dưỡng, học tập,
nghiên cứu để tiểu luận hoàn thiện hơn. Rất mong nhận được sự đóng góp,
bổ sung của các thầy để bản thân có thêm kiến thức quản lý, phục vụ tốt
hơn cho yêu cầu công việc tại đơn vị.
Xin trân thành cảm ơn!
Xác nhận của Thủ trưởng đơn vị
Người thực hiện
Cao Xuân Hợi
18
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 Hội nghị Trung ương
8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Quyết định 01/QĐ-BGDĐT ngày
2/01/2003 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc quy định tiêu chuẩn Thư
viện trường phổ thông.
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Quyết định số 37/QĐ-BGDĐT ngày
6/7/2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về phòng học bộ
môn.
4. Học viện Quản lý giáo dục, Quản lý trường phổ thông - Hà Nội,
năm 2015.
5. Trường THCS Tén Tằn, Kế hoạch phát triển nhà trường giai đoạn
2015-2020.
19
20