Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Luanvantotnghiep_ BHXHTIENGIANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (80.66 KB, 11 trang )

Luận văn tốt nghiệp: Pháp luật về quỹ BHXH, BHYT, BHTN………

PHẦN MỞ ĐẦU
I.GIỚI THIỆU
1.Đặt vấn đề
Luật Bảo hiểm xã hội số 71/2006/QH11 được Quốc hội khoá XI (kỳ họp thứ 9
thông qua ngày 29/6/2006) có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2007, Luật bảo hiểm y tế số
25/2008/QH12 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2009. Sau một thời gian thực hiện so với
thực tế phát sinh còn nhiều bộc lộ nhiều bất cập, chưa phù hợp về đối tượng, mức đóng,
quyền lợi người tham gia ….nên hai luật trên đã được sửa đổi bổ sung, cụ thể về Luật bảo
hiểm xã hội số 58/2014/QH13 đã được Quốc hội khóa XIII thông qua ngày 20 tháng 11
năm 2014 có hiệu lực thi hành ngày 01 tháng 1 năm 2016 trong nội dung sửa đồi Luật
này có các điểm mới so với trước như tăng tiền đóng, mở rộng chế độ thai sản, thời gian
tham gia bảo hiểm xã hội đối với lao động nữ khi hưởng hưu phải đóng thêm 5 năm….
Bên cạnh đó, chương V của Luật bảo hiểm xã hội 2006 quy định về bảo hiểm thất nghiệp
cũng được tách hẳn ra thành một luật riêng là Luật Việc làm số 38/2013/QH13 được
Quốc hội khóa XIII thông qua ngày 16 tháng 11 năm 2013 quy định chính sách hỗ trợ tạo
việc làm; thông tin thị trường lao động; đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia;
tổ chức, hoạt động dịch vụ việc làm; bảo hiểm thất nghiệp và quản lý nhà nước về việc
làm, Luật An toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 đã kế thừa và được phát triển với
nhiều nội dung mới so với những quy định tại các Nghị định của Chính phủ, Bộ Luật Lao
động, Luật Bảo hiểm xã hội ban hành trước đây. Về lĩnh vực bảo hiểm y tế cũng có Luật
số 45/2014/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật bảo hiểm y tế trong đó, nhiều
quy định mới dựa trên cơ sở bảo đảm quyền lợi cho những người tham gia BHYT như:
mở rộng phạm vi quyền lợi BHYT và mức hưởng BHYT; mở thông tuyến khám, chữa
bệnh có BHYT; quy định cụ thể việc quản lý và sử dụng Quỹ Bảo hiểm y tế... Như vậy,
có thể thấy hành lang pháp lý điều chỉnh các chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng
và nhà nươc ta dần dần đã được hoàn thiện để đáp ứng với những yêu cầu phát sinh trong
cuộc sống về lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. Để đi sâu vào tìm hiểu những thay
đồi, sửa đổi, bổ sung về cơ chế chính sách có phù hợp với thực tiễn chưa? Đáp ứng tâm
tư nguyện vọng của người lao động, người dân về chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm


y tế hay chưa? tính công bằng và sự đảm bảo anh sinh xã hội trong giai đoạn đất nước ta
như thế nào? nghiên cứu này nhằm tìm ra tính ưu việt và hạn chế để phát huy tính nhân
văn của pháp luật nước ta về lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất
nghiệp.
Lớp luật 20131


Luận văn tốt nghiệp: Pháp luật về quỹ BHXH, BHYT, BHTN………

2. Tính cấp thiết của đề tài:
Bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế là hai chính sách lớn của Đảng và Nhà nước.
Trong những năm qua, công tác bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế đã đạt được những
thành tựu quan trọng, góp phần ổn định đời sống của nhân dân, thực hiện công bằng xã
hội và ổn định chính trị - xã hội. Hệ thống chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo
hiểm y tế từng bước được hoàn thiện phù hợp với phát triển kinh tế - xã hội của đất
nước; số người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế tăng qua các năm; thực hiện việc
chi trả lương hưu và các chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật; quyền lợi
của người tham gia bảo hiểm y tế ngày càng được mở rộng. Quỹ bảo hiểm xã hội được
hình thành, có kết dư và bảo toàn, tăng trưởng, tham gia đầu tư góp phần phát triển kinh
tế - xã hội. Quỹ bảo hiểm y tế bước đầu đã cân đối được thu chi và có kết dư. Hệ thống
tổ chức bảo hiểm xã hội Việt Nam được hình thành và phát triển, cơ bản đáp ứng yêu cầu
của việc thực hiện các chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. Tuy nhiên,
công tác bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế còn một số hạn chế, yếu kém. Diện bao phủ bảo
hiểm xã hội còn thấp, mới đạt khoảng 26,9% lực lượng lao động, số người tham gia bảo
hiểm y tế đạt khoảng 81.8% dân số.
Quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế chưa đáp ứng yêu cầu; việc
tổ chức thực hiện các chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế còn có thiếu sót.
Tình trạng doanh nghiệp nợ và trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế còn nhiều
khoảng 9.633 tỷ đồng, chiếm 3,66% so với số phải thu. Quản lý và sử dụng Quỹ bảo
hiểm xã hội chưa chặt chẽ, có trường hợp cho vay chưa đúng đối tượng. Quỹ bảo hiểm

xã hội, nhất là Quỹ hưu trí, tử tuất có nguy cơ mất cân đối trong tương lai gần; tình trạng
người lao động lạm dụng chính sách bảo hiểm thất nghiệp xảy ra khá phổ biến. Quỹ bảo
hiểm y tế luôn tiềm ẩn nguy cơ thâm hụt; việc khám, chữa bệnh theo bảo hiểm y tế chưa
đáp ứng nhu cầu. Thái độ phục vụ của một số cán bộ y tế và thủ tục hành chính trong
khám, chữa bệnh còn gây bức xúc cho người bệnh; năng lực và trách nhiệm của một số
cán bộ giám định y tế còn yếu. Luật Bảo hiếm xã hội được Quốc hội nước cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI (kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29/6/2006), trong đó quy
định rõ về bảo hiểm xã hội bắt buộc áp dụng với người lao động làm việc trong các
doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức có sử dụng lao động làm việc theo hợp đồng lao động
không xác đinh thời hạn. Qua 8 năm thưc hiện, nhìn chung các quy đinh vể Bảo hiểm xả
hôi đã phát huy tích cực trong việc bảo đảm đời sống cho người lao động và các thành
viên của gia đình họ, tuy nhiên vẫn còn môt sô bất cập. Mặc dù đối tựợng áp dụng bảo
Lớp luật 20132


Luận văn tốt nghiệp: Pháp luật về quỹ BHXH, BHYT, BHTN………

hiểm xã hội bắt buộc hiện hành bao gồm ngựời lao động thuôc khu vực chính thức và
ngựời lao đông thuôc khu vực phi chính thức, song thực tể ngựơi lao động tham gia bảo
hiểm xã hội bắt buôc chủ yểu thuộc khối hành chính sự nghiệp, doanh nghiệp. Qua số
liệu thống kê hàng năm có thể thấy, ngựời lao động thuộc khu vực phi chính thức tham
gia bảo hiểm xã hội chiếm tỷ trọng không đáng kể ( khoảng 10%). về công tác thu bảo
hiểm xã hôi bắt buộc, tuy đạt đựợc những kểt quả khả quan nhựng tình trạng nơ đọng,
chậm đóng bảo hiểm xã hội vẫn xảy ra khá phổ biến, tập trung chủ yếu ở các doanh
nghiệpp ngoài quốc doanh và các doanh nghiệp có vốn đầu tự nựớc ngoài... Nhìn chung,
đối chiếu với tinh thần của Hiến pháp mới, xu thế chung về sự phát triển và yêu cầu của
xã hội, Luật bảo hiểm xã hội, Luật bảo hiểm y tế, Luật Việc làm còn bộc lộ nhiều hạn
chế, vựớng mắc cần phải tiếp tục nghiên cứu tìm hiểu để hoàn thiện hơn. Chính vì vậy.
em lựa chọn đề tài “Pháp luật về quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất
nghiệp và thực tiễn tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Tiền Giang ” làm luận văn nhằm nêu lên

những thực trạng, những bất cập, tồn tại hạn chế đồng thời đề xuất những giải pháp để
hạn chế những bất cập trên lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất
nghiệp tại địa bàn tỉnh Tiền Giang, nhằm đảm bảo sự hài hòa giữa nghĩa vụ và quyền lợi,
giữa trách nhiệm và sự chia sẻ, mức đóng góp của người tham gia góp phần vào những
quy định của pháp luật hoàn thiện hơn trong chính sách an sinh xã hội nói chung và tổ
chức thực hiện phạm vi tỉnh nhà nói riêng..
II. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Mục tiêu nghiên cứu:
Hệ thống hóa những vấn đề lý luận của pháp luật về nguồn hình thành quỹ, công tác
thu, chi chế độ cho người tham gia trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo
hiểm thất nghiệp và luận giải về đảm bảo tài chính trong lĩnh vực này.
Phân tích thực trạng về tình hình thực hiện lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế,
bảo hiểm thất nghiệp tại địa bàn tỉnh Tiền Giang. Qua đó rút ra những kết quả đạt được
cũng như những hạn chế và nguyên nhân của của những kết quả, hạn chế đó.
Đề xuất quan điểm, phương hướng và giải pháp nhằm khắc phục những tồn tại, hạn
chế nhằm hoàn thiện hơn những quy định, phù hợp với yêu cầu thực tế.
2. Các câu hỏi nghiên cứu:
Những câu hỏi đặt ra cần phải trả lời khi nghiên cứu:
Câu hỏi 1: Pháp luật quy định nguồn quỹ hình thành các quỹ, các quy định thu, chi bảo
Lớp luật 20133


Luận văn tốt nghiệp: Pháp luật về quỹ BHXH, BHYT, BHTN………

hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp ?
Câu hỏi 2: Thực trạng nguồn thu, nguồn chi, duy trì sự cân đối trong nguồn quỹ thu,
chi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn tỉnh Tiền Giang thế
nào?.
Câu hỏi 3: Giải pháp cho nguồn thu, nguồn chi và duy trì sự cân đối trong nguồn quỹ
chi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn tỉnh Tiền Giang ra

sao?
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các quy định pháp luật về nguồn quỹ bảo
hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và thực tiễn thi hành trên địa bàn tỉnh
Tiền Giang..
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện trong phạm vi như sau:
Không gian thực hiện: các quy định pháp luật chung về quỹ bảo hiểm xã hội, bảo
hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và liên hệ thực tiễn trên địa bàn Tiền Giang.
Thời gian thực hiện: Từ tháng 01 năm 2016 đến tháng 12 năm 2016.
3.3. Phương pháp nghiên cứu:
Trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, luận văn sử dụng
các phương pháp chung như: thu thập thông tin, phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh
đối chứng để phân tích chung về các nguồn quỹ và đảm bảo tài chính cho các nguồn quỹ
này, đảm bảo thu, đảm bảo chi, đảm bảo các nguồn quỹ có khả duy trì sự cân đối ổn định
trong dài hạn và đảm bảo công bằng đối với các đối tượng tham gia.
Phương pháp thu thập thông tin số liệu lấy từ Niên giám thống kê, các báo cáo tài
chính của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Bảo hiểm xã hội tỉnh Tiền Giang các số liệu thu
thập từ các Bộ, Ban ngành có liên quan đến Bảo hiểm xã hội như Bộ Tài chính, Bộ Lao
động- Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế… khảo sát thực trạng tham gia bảo hiểm xã hội,
bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp bằng trực quan phát sinh thực tế.

Lớp luật 20134


Luận văn tốt nghiệp: Pháp luật về quỹ BHXH, BHYT, BHTN………

CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT PHÁP LUẬT VỀ NGUỒN HÌNH THÀNH VÀ QUẢN LÝ QUỸ BẢO

HIỂM XÃ HỘI, BẢO HIỂM Y TẾ, BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP
1. Khái niệm bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp
1.1. Khái niệm bảo hiểm xã hội :
Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 khái
niệm Bảo hiểm xã hội: “là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người
lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh
nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội”. Bảo
hiểm xã hội được chia làm 2 loại:
Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà
người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia ( khoản 2 Điều 3 Luật bảo hiểm
xã hội 2014)
Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà
người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của
mình và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội để người tham gia
hưởng chế độ hưu trí và tử tuất ( khoản 3 Điều 3 Luật bảo hiểm xã hội 2014)..
1.2. Khái niệm bảo hiểm thất nghiệp:
Theo quy định tại khoản 4 Điều 3 Luật Việc làm số 38/2013/QH13 khái niệm Bảo
hiểm thất nghiệp: “là chế độ nhằm bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi bị
mất việc làm, hỗ trợ người lao động học nghề, duy trì việc làm, tìm việc làm trên cơ sở
đóng vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp”.
1.3 Khái niệm bảo hiểm y tế :
Về khái niệm bảo hiểm y tế theo khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm y tế số
25/2008/QH12 Bảo hiểm y tế “là hình thức bảo hiểm được áp dụng trong lĩnh vực chăm
sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận, do Nhà nước tổ chức thực hiện và các đối
tượng có trách nhiệm tham gia theo quy định của Luật này”. Khoản này được sửa đổi, bổ
sung tại khoản 1 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều bảo hiểm y tế “Bảo hiểm y tế
là hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng đối với các đối tượng theo quy định của

Lớp luật 20135



Luận văn tốt nghiệp: Pháp luật về quỹ BHXH, BHYT, BHTN………

Luật này để chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực
hiện”.
2. Quy định pháp luật liên quan đến việc hình thành quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm
y tế bảo hiểm thất nghiệp
2.1.Quỹ bảo hiểm xã hội và nguồn hình thành:
2.1.1 Khái niệm: Theo quy định tại khoản 4 Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội số
58/2014/QH13: “Quỹ bảo hiểm xã hội là quỹ tài chính độc lập với ngân sách nhà nước,
được hình thành từ đóng góp của người lao động, người sử dụng lao động và có sự hỗ trợ
của Nhà nước”.
2.1.2 Nguồn hình thành:
Theo quy định tại Điều 82 Luật Bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 các nguồn hình
thành quỹ bảo hiểm xã hội từ các nguồn sau:
- Người sử dụng lao động đóng theo quy định;
- Người lao động đóng theo quy định;
- Tiền sinh lời của hoạt động đầu tư từ quỹ;
- Hỗ trợ của Nhà nước;
- Các nguồn thu hợp pháp khác.
2.1.2.1. Mức đóng của người sử dụng lao động:
Theo quy định tại tiết a, b, c khoản 1 Điều 86 Luật bảo hiểm xã hội số
58/2014/QH13 Điều 86 mức đóng của người sử dụng lao động là 18% “trên quỹ tiền
lương đóng bảo hiểm xã hội của người lao động” trong đó: 3% vào quỹ ốm đau và thai
sản; 1% vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất.
2.1.2.2 Mức đóng của người lao động:
Theo quy định tại khoản 1 Điều 85 Luật bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 mức
đóng người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt
buộc “hằng tháng đóng bằng 8% mức tiền lương tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất”.
Ngoài ra người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người

lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thì được quy định tại khoản 2
Điều 85 Luật bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 “Mức đóng hằng tháng vào quỹ hưu trí
và tử tuất bằng 22% mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của người lao động
trước khi đi làm việc ở nước ngoài, đối với người lao động đã có quá trình tham gia bảo
Lớp luật 20136


Luận văn tốt nghiệp: Pháp luật về quỹ BHXH, BHYT, BHTN………

hiểm xã hội bắt buộc; bằng 22% của 02 lần mức lương cơ sở đối với người lao động chưa
tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc hoặc đã tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc nhưng đã
hưởng bảo hiểm xã hội một lần”.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 87 Luật Bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 mức
đóng và phương thức đóng của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện
“bằng 22% mức thu nhập tháng do người lao động lựa chọn để đóng vào quỹ hưu trí và
tử tuất; mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội thấp nhất bằng mức chuẩn
hộ nghèo của khu vực nông thôn và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở.”
2.1.2.3. Tiền sinh lời của hoạt động đầu tư từ quỹ
Theo quy định tại 91 Luật Bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 về nguyên tắc đầu tư
quỹ: “hoạt động đầu tư từ quỹ bảo hiểm xã hội phải bảo đảm an toàn, hiệu quả và thu hồi
được vốn đầu tư” các hình thức đầu tư cũng được quy định Điều 92 Luật Bảo hiểm xã hội
số 58/2014/QH13 cụ thể:
- Mua trái phiếu Chính phủ;
- Gửi tiền, mua trái phiếu, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi tại các ngân hàng thương
mại có chất lượng hoạt động tốt theo xếp loại tín nhiệm của Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam.
- Cho ngân sách nhà nước vay.
- Chính phủ quy định chi tiết Điều này.( theo Nghị định số 30/2016/NĐ-CP ngày
28/4/2016 quy định chi tiết hoạt động đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo
hiểm thất nghiệp).

2.2.Quỹ bảo hiểm y tế và nguồn hình thành:
Theo quy định Điều 33 Luật bảo hiểm y tế số 25/2008/QH12 thì quỹ bảo hiểm y tế
được hình thành từ các khoản như sau:
- Tiền đóng bảo hiểm y tế theo quy định;
- Tiền sinh lời từ hoạt động đầu tư của quỹ bảo hiểm y tế;
- Tài trợ, viện trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài;
- Các nguồn thu hợp pháp khác.
2.2.1. Tiền đóng bảo hiểm y tế theo quy định
Theo quy định Điều 13 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế
số 46/2014/QH13 mức đóng và trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế tối đa bằng 6% tiền
Lớp luật 20137


Luận văn tốt nghiệp: Pháp luật về quỹ BHXH, BHYT, BHTN………

lương tháng, tiền lương hưu, tiền trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp thất nghiệp hoặc bằng
6% mức lương cơ sở tùy theo từng đối tượng. Cũng theo khoản 4 tại Điều 13 Luật này
cũng quy định:“Chính phủ quy định cụ thể mức đóng, mức hỗ trợ quy định tại Điều này”
và theo Điều 2 của Nghị định 105/2014/NĐ-CP ngày 15/11/2014 mức đóng từ ngày
01/01/2014 cho các đối tượng trên là 4,5% .
2.2.2. - Tiền sinh lời từ hoạt động đầu tư của quỹ bảo hiểm y tế;
Theo quy định Điều 13 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế
số 46/2014/QH13 ” Số tiền tạm thời nhàn rỗi của quỹ bảo hiểm y tế được sử dụng để đầu
tư theo các hình thức quy định của Luật Bảo hiểm xã hội. Hội đồng quản lý bảo hiểm xã
hội Việt Nam quyết định và chịu trách nhiệm trước Chính phủ về hình thức và cơ cấu đầu
tư của quỹ bảo hiểm y tế trên cơ sở đề nghị của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.”
3.2.Quỹ bảo hiểm thất nghiệp và nguồn hình thành:
Theo quy định tại khoản 2 Điều 57 Luật Việc làm số 38/2013/QH13 về Nguồn
hình thành Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp bao gồm:
- Các khoản đóng và hỗ trợ theo quy định;

- Tiền sinh lời của hoạt động đầu tư từ quỹ;
- Nguồn thu hợp pháp khác.
3.2.1. Các khoản đóng và hỗ trợ theo quy định:
Theo quy định tại khoản 1 Điều 57 Luật Việc làm số 38/2013/QH13 các khoản
đóng và hỗ trợ theo quy định.bao gồm:
- Người lao động đóng bằng 1% tiền lương tháng;
- Người sử dụng lao động đóng bằng 1% quỹ tiền lương tháng của những người
lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp;
- Nhà nước hỗ trợ tối đa 1% quỹ tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của
những người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp và do ngân sách trung ương
bảo đảm.
3.2.2. Tiền sinh lời của hoạt động đầu tư từ quỹ:
Theo quy định tại khoản 2 Điều 59 Luật Việc làm số 38/2013/QH13 hoạt động đầu
tư từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp phải bảo đảm an toàn, minh bạch, hiệu quả và thu hồi
được khi cần thiết, thông qua các hình thức sau:

Lớp luật 20138


Luận văn tốt nghiệp: Pháp luật về quỹ BHXH, BHYT, BHTN………

- Mua trái phiếu, tín phiếu, công trái của Nhà nước; trái phiếu của ngân hàng
thương mại do Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ;
- Đầu tư vào các dự án quan trọng theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ;
- Cho ngân sách nhà nước, Ngân hàng phát triển Việt Nam, Ngân hàng Chính sách
xã hội, ngân hàng thương mại do Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ vay.
3. Quy định pháp luật liên quan đến quản lý quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế bảo
hiểm thất nghiệp:
3.1. Quản lý quỹ bảo hiểm xã hội:
Theo quy định tại khoản 1, 2, 3, 4,5 Điều 84 Luật Bảo hiểm xã hội số

58/2014/QH13 về sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội bao gồm các nội dung chi như sau:
- Trả các chế độ bảo hiểm xã hội cho người lao động theo quy định tại Chương III
và Chương IV của Luật này.
- Đóng bảo hiểm y tế cho người đang hưởng lương hưu hoặc nghỉ việc hưởng trợ
cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng hoặc nghỉ việc hưởng trợ cấp thai sản
khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi hoặc nghỉ việc hưởng trợ cấp ốm đau đối với người
lao động bị mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành.
- Chi phí quản lý bảo hiểm xã hội theo quy định (định kỳ 03 năm, Chính phủ báo
cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định do Thủ tướng Chính phủ quy định chi tiết về
mức chi phí quản lý bảo hiểm xã hội) hiện tại sử dụng theo Quyết định số 15/2016/QĐTTg của Thủ tướng Chính phủ về mức chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất
nghiệp bảo hiểm y tế giai đoạn 2016-2018
- Trả phí khám giám định mức suy giảm khả năng lao động đối với trường hợp
không do người sử dụng lao động giới thiệu đi khám giám định mức suy giảm khả năng
lao động mà kết quả giám định đủ điều kiện hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.
-. Đầu tư để bảo toàn và tăng trưởng quỹ theo quy định.
3.2. Quản lý quỹ bảo hiểm y tế:
Theo quy định khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều số 35 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều
của Luật Bảo hiểm y tế số 46/2014/QH13 phân bổ và sử dụng quỹ bảo hiểm y tế bao
gồm các nội dung như sau:
- Quỹ bảo hiểm y tế được phân bổ và sử dụng như sau:
+ 90% số tiền đóng bảo hiểm y tế dành cho khám bệnh, chữa bệnh;
Lớp luật 20139


Luận văn tốt nghiệp: Pháp luật về quỹ BHXH, BHYT, BHTN………

+ 10% số tiền đóng bảo hiểm y tế dành cho quỹ dự phòng, chi phí quản lý quỹ bảo
hiểm y tế, trong đó dành tối thiểu 5% số tiền đóng bảo hiểm y tế cho quỹ dự phòng.
- Số tiền tạm thời nhàn rỗi của quỹ bảo hiểm y tế được sử dụng để đầu tư theo các
hình thức quy định của Luật bảo hiểm xã hội. Hội đồng quản lý bảo hiểm xã hội Việt

Nam quyết định và chịu trách nhiệm trước Chính phủ về hình thức và cơ cấu đầu tư của
quỹ bảo hiểm y tế trên cơ sở đề nghị của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
- Trường hợp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có số thu bảo hiểm y tế dành
cho khám bệnh, chữa bệnh lớn hơn số chi khám bệnh, chữa bệnh trong năm, sau khi được
Bảo hiểm xã hội Việt Nam thẩm định quyết toán thì phần kinh phí chưa sử dụng hết được
phân bổ theo lộ trình như sau:
+ Từ ngày Luật này có hiệu lực đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2020 thì 80%
chuyển về quỹ dự phòng, 20% chuyển về địa phương để sử dụng theo thứ tự ưu tiên sau
đây:
Hỗ trợ quỹ khám bệnh, chữa bệnh cho người nghèo; hỗ trợ mức đóng bảo hiểm y
tế cho một số nhóm đối tượng phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương;
mua trang thiết bị y tế phù hợp với năng lực, trình độ của cán bộ y tế; mua phương tiện
vận chuyển người bệnh ở tuyến huyện.
Trong thời hạn 1 tháng, kể từ ngày Bảo hiểm xã hội Việt Nam thẩm định quyết
toán, Bảo hiểm xã hội Việt Nam phải chuyển 20% phần kinh phí chưa sử dụng hết về cho
địa phương.
Trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày Bảo hiểm xã hội Việt Nam thẩm định quyết
toán, phần kinh phí chưa sử dụng hết được chuyển về quỹ dự phòng;
+ Từ ngày 01 tháng 01 năm 2021, phần kinh phí chưa sử dụng hết được hạch toán
toàn bộ vào quỹ dự phòng để điều tiết chung.
- Trường hợp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có số thu bảo hiểm y tế dành
cho khám bệnh, chữa bệnh nhỏ hơn số chi khám bệnh, chữa bệnh trong năm, sau khi
thẩm định quyết toán, Bảo hiểm xã hội Việt Nam có trách nhiệm bổ sung toàn bộ phần
kinh phí chênh lệch này từ nguồn quỹ dự phòng.
-Chính phủ quy định chi tiết tại theo Điều 6 của Nghị định 105/2014/NĐ-CP ngày
15/11/2014 về phân bổ và sử dụn quỹ bảo hiểm y tế trên.
3.3. Quản lý Quỹ bảo hiểm thất nghiệp:
Lớp luật 201310



Luận văn tốt nghiệp: Pháp luật về quỹ BHXH, BHYT, BHTN………

Theo quy định tại Khoản 1, 2, 3 Điều 59 Luật Việc làm số 38/2013/QH13 về quản
lý quỹ bảo hiểm thất nghiệp bao gồm các nội dung sau:
- Quỹ bảo hiểm thất nghiệp được hạch toán độc lập. Tổ chức bảo hiểm xã hội thực
hiện việc thu, chi, quản lý và sử dụng Quỹ bảo hiểm thất nghiệp.
- Hoạt động đầu tư từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp phải bảo đảm an toàn, minh bạch,
hiệu quả và thu hồi được khi cần thiết, thông qua các hình thức sau:
3. Chính phủ quy định chi tiết tỷ lệ hỗ trợ từ ngân sách nhà nước; việc quản lý, sử
dụng Quỹ; tổ chức thực hiện bảo hiểm thất nghiệp tại Điều 7, 8, 9, 10 Nghị định số
28/2014/NĐ-CP ngày 12/03/2015.

Lớp luật 201311



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×