Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Kĩ năng Làm việc hiệu quả_ ĐỀ CƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (73.55 KB, 15 trang )

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN KĨ NĂNG LÀM VIỆC HIỆU QUẢ

Câu 1: Phân tích quá trình hình thành kĩ năng?
Bất cứ một kĩ năng nào được hình thành nhanh hay chậm, bền vững hay lỏng
lẻo đều thuộc vào khát kháo, quyết tâm, năng lực tiếp nhận của chủ thể, cách
luyện tập, tính phức tạp của chính kĩ năng đó. dù hình thành nhanh hay chậm thì
kĩ năng cũng đều trải qua các bước sau:
- Hình thành mục đích: lúc này thường thì chủ thể tụ mình trả lời câu hỏi “tại
sao tôi phải sở hữu kĩ năng đó?”; “sở hữu kĩ năng đó tôi được lợi gì?”....
- Lên kế hoạch để có kĩ năng đó: Thường cũng là tự làm. cũng có những kế
hoạch chi tiết, cũng có những kế hoạch đơn giản như là “Ngày mai tôi bắt đầu
luyện kĩ năng đó”.
- Cập nhật kiến thức lý thuyết liên quan đến kĩ năng đó: Thông qua tài liệu, báo
trí hoặc buổi thuyết trình nào đó. phần lớn thì kiến thức này chúng ta học được
từ trường và từ thầy cô.
- Luyện tập kĩ năng: có thể luyện tập ngay trong công việc, luyện với thầy hoặc
tự mình luyện tập.
- Ứng dụng và hiệu chỉnh: để sở hữu thực sự một kĩ năng, chúng ta phải ứng
dụng nó trong cuộc sống và một công việc cụ thể. XCông việc và cuộc sống thì
biến động không ngừng nên việc hiệu chỉnh là quá trình diễn ra thường xuyên
nhằm hướng tới viẹc hoàn thiện kĩ năng.
Câu 2: Phân tích sự cần thiết phải giáo dục kĩ năng làm việc hiệu quả?
- Giáo dục kĩ năng làm việc hiệu quả trở thành yêu cầu quan trọng để hình thành
nhân cách con nguwòi hiện đại: các chuwong trình giáo dục kĩ năng làm việc
hiệu quả được lồng gép trong giáo dục nghề nghiệp chính quy hoặc không chính
quy. điều đó có nghĩa là chương trình dạy nghề được tích hợp kiến thức kĩ năng
làm việc hiệu quả để tăng cường cơ hội học tập, chuẩn bị cho cá nhân bước vào
thế giới công việc, không chỉ tạo cho họ đầu vào đào tạo kĩ năng nghề nghiệp
mà còn tính tới hiệu quả và sự phù hợp với sự phát triển của xã hội (đáp ứng
nhu cầu thị trường, đáp ứng nhu cầu của cá nhân- nâng cao mức độ thu nhập,
giảm những tổn thương, thiệt hại về kinh tế, xã hội của ca nhân).


1


- Xét từ góc độ giáo dục: kĩ năng làm việc hiệu quả là một biểu hiện của chất
lượng giáo dục nhằm thực hiện quan điểm hướng vào người học, một mặt đáp
ứng nhu cầu của người học tạo ra năng lực để đáp ứng những thử thách của
cuộc sống và nâng cao chất lượng cuộc sống của mỗi cá nhân. mặt khác thực
hiện giáo dục kĩ năng làm việc hiêuụ quả thông qyua những phương pháp
hướng tới người học và phương pháp dạ học tương tác, cùng tham gia, đề cao
vai trò chủ động, tự giác của người học và vai trò chủ đạo của người dạy. Đồng
thời, người học cảm thấy được tham gia vào giải quyết các vấn đề có liên quan
đến cuộc sống của bản thân, họ sẽ thích thú và học tập tích cự hơn. như vậy,
giáo dục kĩ năng làm việc hiệu quả cho người học đồng thời thể hiện tích khoa
học và tính nhân văn của giáo dục.
- Xứt từ goc độ văn hóa chính trị: Giáo dục kĩ năng làm việc hiệu quả giải quyết
một cách tích cực nhu cầu và quyền của con người, quyền công dân được ghi
trong luột pháp việt Nam và quốc tế. Đồng thời giáo dục kĩ năng làm việc hiệu
quả giúp con nguwòi sống an toàn, lành mạnh và có chất lượng trong một xã hội
hiện đại với nền văn hóa đa dạng, kinh tế phát triển và thế giới được coi là mái
nhà chung.
- Giáo dục kĩ năng làm việc hiệu quả thúc đẩy sự phát triểnbền vững: Dựa trên
cách tiếp cận năng lực, giáo dục kĩ năng làm việc hiệu quả không chỉ dừng ở
việc thay đổi nhận thức bằng cung cấp thông tin, chi thức mà tập trung vào mục
tiêu xây dựng hoặc làm thay đổi hành vi theo hướng tích cực, mang tính xây
dựng đối với các vấn đề đặt ra trong cuộc sống. Giáo dục kĩ năng làm việc hiệu
quả giúp con nguwòi hiểu được những tác động mà hành vi và hái độ của mình
có thể gây ra, do đó họ biết ứng dụng những nguyên tắc phát triển bền vững vào
cuộc sống của mình. Người có kĩ năng làm việc hiệu quả là người có tahí độ và
hành vi tích cực đối với môi truwòng tự nhiên, môi trường xã hội, đối với các
vấn đề của cuộc sống.

Câu 3: Phân tích kĩ năng giải quyết vấn đề của nhóm? Có 6 kỹ năng:
a. làm thấm nhuần tinh thần đồng đội
- hãy cho các thành viên tự hào về phần việc của họ.
- đưa ra những mục tiêu đặc biệt có tính thử thách sức mạnh toàm nhóm.
- khuyến khích toàn nhóm thông tin dõ cho nhau biết các vấn đề và luôn khen
họ (nếu đúng).
- dành thời gian trả lời chi tiết các báo cáo và thông tin của nhóm.
2


b. nhận ra các vấn đề
- toàn nhóm đang gặp khó khăn âm ỉ. Bạn muốn mọi người hợp lòng với nhau
nhưng xem chừng họ đang có những bất hòa với nhau hoặc bất hòa trong toàn
nhóm.
-Hãy đặt vấn đề xem những giắc rối này nằm ở đâu hoặc dấu hiệu không thỏa
lòng chung.
c. chuyện trò với từng người
- cần giải quyết các vấn đề cá nhân giữa các thành viên với tinh thần xây dựng.
- đừng vội phản ứng với những sự việc cho đến khi bạn nắm dõ nguyên nhân.
- nhóm nào cũng có những khó khăn cần vượt qua.
- cần ngăn chặn kiểu “đổ lỗi” cho người khác – nếu không nó sẽ làm mất tinh
thần đồng đội.
d. xử sự với người gây ra vấn đề
-sau khi đã nói chuyện với người gây ra vấn đề, có thể cần có hành động xa hơn.
Hãy tích cực tìm cách hàn gắn mọi mối quan hệ. những điều cần lưu ý:
- hãy nói thật những gì bạn nhìn thấy được
- hãy nhìn vấn đề từ góc độ của nhóm
- hãy lợi dụng vấn đề đó làm đòn bẩy chuyển đổi
- luôn lạc quan khi giải quyết vấn đề
- cần là giải quyết vấn đề hơn là làm đình trệ công việc của bạn

- không nên cố chấp với người quá quắt
- chớ nóng nảy với bất kì ai trong nhóm
- đừng sao lãng mục tiêu của toàn nhóm
- đừng vội nhờ đến sự giúp đỡ bên ngoài
- đừng phớt lờ trước những căng thẳng khiến vấn đề trở nên tệ hại hơn
e. giải quyết sự mâu thuẫn
- sự mâu thuẫn cá nhân với nhau trở thành vấn đề cho toàn nhóm.
- hãy tạo điều kiện để một hay cả hai bên trình bày với bạn để có hướng xoa dịu
tình hình. Trường hợp do lỗi điều hành của bạn, lúc ấy cần trao đổi với toàn
nhóm để nói lên hướng khắc phục.
3


Vấn đề ở đây là cải thiện cách hành xử, tránh mang tính chất khiển trách hoặc
phê phán.
f. sử dụng giải thích vấn đề.
Coi những vấn đề liên quan đến công việc như cơ hội để cả nhóm học hỏi và cải
thiện.
Hãy diễn giải vấn đề để cả nhóm nhận ra chúng và học hỏi
Có thể cử một người giải quyết vấn đề và báo cáo lại diễn biến quá trình giải
quyết và kết quả giải quyết ra sao.
Câu 4. Phân tích vai trò của kỹ năng bảo vệ lợi ích thân chủ
- k/n: bảo vệ lợi ích thân chủ là hoạt động thúc đẩy và bảo vệ quyền con người,
đặc biệt là đối với những người bất lợi thế, thúc đẩy công bằng xã hội cho tất cả
những người bất lợi thế trong cộng đồng.
- vai trò kỹ năng bảo vệ lợi ích thân chủ:
- bảo vệ quyền con người qua hoạt động tư vấn: do trình độ dân trí của nước ta
còn thấp, một số bộ phận người dân chưa hiểu biết pháp luật, do đó khi tham gia
vào các quan hệ chế độ chính sách , Luật hôn nhân và gia đình,… họ không biết
được quyền và nghĩa vụ của mình được pháp luật quy định như thế nào nên

không thể bảo vệ được các quyền và lợi ích hợp pháp của chính mình, do đó
nhân viên CTXH lúc này là chỗ dựa tốt nhất của người dân.
-Người trọ giúp xây dựng và thực hiện các hoạt động cộng đồng: trên cơ sở nhu
cầu của thân chủ đã được cộng đồng xác định, nvctxh giúp thân chủ xây dựng
chương trình hành động phù hợp với điều kiện hoàn cảnh, tiềm năng của thân
chủ để giải quyết vấn đề của tc.
- vai trò là người giáo dục cung cấp kiến thức, kỹ năng nâng cao năng lực cho
cá nhân, gia đình, nhóm hay cộng đồng qua tập huấn, giáo dục cộng đồng để họ
có hiểu biết, tự tin và tự mình nhìn nhận vấn đề đánh giá vấn đề phân tích và tìm
kiếm nguồn lực cho vấn đề giải quyết, vai trò là người tham vấn giúp cho những
đối tượng có khó khăn về tâm lý, tình cảm và xã hội vượt qua được sự căng
thẳng, khủng hoảng duy trì hành vi tích cực đảm bảo chất lượng cuộc sống; vai
trò là người chăm sóc, người trợ giúp đối tượng như trực tiếp cung cấp dịch vụ
chăm sóc đối tượng yếu thế, vai trò là người trợ giúp xây dựng và thực hiện kế
hoạch cộng đồng: trên cơ sở nhu cầu của cộng đồng đã được cộng đồng xác
định, nvctxh giúp cđ xd chương trình hành động phù hợp với điều kiện hoàn
cảnh, tiềm năng của cộng đồng để giải quyết vấn đề của cộng đồng.
- ví dụ: bạn trai cháu bỏ cháu, cháu rất đau khổ và tuyệt vọng
4


Câu 5. Trình bày khái niệm truyền thông, các hình thức truyền thông
- k/n: truyền thông là một quá trình giao tiếp để chia sẻ những hiểu biết, kinh
nghiệm, tình cảm. một quá trình truyền thông đầy đủ gồm các yếu tố: người gửi,
người nhận, thông điệp, kênh truyền thông và sự phản hồi. trong truyền thông
có sự trao đổi thông tin hai chiều, có sự chuyển đổi vai trò: người gửi đồng thời
cũng là người nhận. sự phản hồi trong truyền thông giúp thông tin trao đổi được
chính xác hơn. Về mặt hình thức có hai kiểu chuyền thông:
- Truyền thông trực tiếp: được thực hiện giữa người với người, mặt đối mặt.
- truyền thông gián tiếp: được thực hiện thông qua các phương tiện truyền thông

như sách, báo, loa, radio, tv,.. về mặt kĩ thuật người ta chia ra:
+ truyền thông cho cá nhân
+ truyền thông cho nhóm
+ truyền thông đại chúng
* các hình thức truyền thông:
- truyền đạt nội dung thông tin: tóm tắt nội dung thông tin đã nghe được và
kiểm tra lại xem nvxh đã hiểu đúng những thông tin thân chủ chia sẻ chưa. Có 5
biểu hiện cụ thể của truyền thông trong tham vấn:
+ lắng nghe, ghi nhận những quan điểm hành vi cảm xúc của đối tượng, không
phê phán suy nghĩ của đối tượng
+ nói lại cảm xúc của đối tượng, quan điểm và suy nghĩ, không được thay đổi ý
nghĩa của nó.
+ sử dụng từ ngữ gần nghĩa của nó để nói ngắn gọn
+ diễn đạt lại những thông tin của đối tượng chứ không mang tính khẳng định
của cá nhân
+ lắng nghe và tóm lược những điều họ chia sẻ chứ không khuyên giải.
- truyền thông lại suy nghĩ và hành hi: nvxh nhắc lại, mô tả lại những suy nghĩ
và hành vi của đối tượng nhằm giúp họ nhận ra vấn đề của mình.
Câu 6. Thế nào là kỹ năng cứng, kỹ năng mềm. cho ví dụ minh họa
- kỹ năng cứng: là dạng kỹ năng cụ thể, có thể truyền đạt, đáp ứng yêu cầu
trong một bối cảnh, công việc cụ thể hay áp dụng trong các phân nghành ở các
trường học.

5


+ ví dụ: tôi có thể đánh máy, nói được tiếng anh, sử dụng thành thạo trong sử
dụng các ứng dụng phần mềm…
- kỹ năng mềm: là tổng hợp các kỹ năng giúp con người tư duy và tương tác
với con người phục vụ cho công việc nhưng không phải là kỹ năng chuyên môn/

kỹ thuật.
Là những kỹ năng giúp con người tự quản lý, lãnh đạo chính bản thân mình và
tương tác với những người xung quanh để cuộc sống và công việc thật hiểu quả.
Kỹ năng mềm không mang tính chuyên môn, không thể sờ nắm, không phải là
kỹ năng cá tính đặc biệt, chúng quyết định khả năng bạn có thể trở thành nhà
lãnh đạo, thính giả, nhà thương thuyết hay người hòa giải xung đột.
+ ví dụ: tôi có thể thuyết trình trước đám đông, hay tôi có thể làm việc với đồng
đội, giải quyết vấn đề
Câu 7. Thế nào là kỹ năng làm việc hiệu quả. Nêu một số kỹ năng đặc thù
trong công tác xã hội
- k/n: kỹ năng làm việc hiệu quả là khả năng thực hiện công việc một cách tối
ưu nhất về phương pháp, phương tiện, nguồn lực…, và mang lại chất lượng,
hiệu quả cao nhất trong một khoảng thời gian và điều kiện nhất định.
- một số kỹ năng đặc thù trong ctxh: kỹ năng làm việc nhóm, kn giao tiếp, kn
bảo vệ lợi ích thân chủ, kn giải quyết vấn đề,…
Câu 8. Trình bày các bước thực hiện kỹ năng giải quyết vấn đề
Các bước tiến hành:
Bước 1: xác định vấn đề (vấn đề đang xảy ra)
- đặt câu hỏi đúng cách:
+ hỏi về các thông tin cơ bản: đó là cái gì, xảy ra ở đâu, lúc nào, do đâu mà ra
và liên quan đến đối tượng nào
+ việc giải quyết vấn đề sẽ mang lại lợi ích gì, nếu không giải quyết thì hậu quả
ra sao?
+ liệu vấn đề có đáng công sức để đầu tư hay không?
+ đó là vấn đề đơn lẻ hay là một phần của vđ rộng lớn
+ mục tiêu cần đạt được khi giải quyết vấn đề là gì?
- thừa nhận vấn đề: một là thừa nhận rằng tôi thực sự đang gặp khó khăn, và hai
là coi đây chỉ là việc nhỏ,
6



- phát biểu mô tả vấn đề:
+ mô tả tình huống theo khía cạnh nhu cầu, sự cần thiết chứ không phải ở góc
độ giải pháp.
+ mô tả tình huống theo hướng để mọi người đều góp sức giải quyết, tránh việc
mô tả theo hướng chỉ trích hay xác định ai là người có lỗi. hãy tách vấn đề cần
giải quyết với yếu tố trách nhiệm và con người.
Bước 2: chẩn đoán (tại sao vấn đề xảy ra)
- tập hợp dữ liệu

- xác định phạm vi vấn đề

- phương pháp tìm nguyên nhân vấn đề

- biểu đồ xương xá

Bước 3. Giải pháp (giải quyết như thế nào)
Sau khi đã tìm hiểu được cội rễ của vấn đề, sẽ đưa ra đươc rất nhiều giải
pháp để lựa chọn. để thu hẹp giải pháp, cần xác định rõ những đặc điểm cần có
của giải pháp
Bước 4. Thực hiện và đánh giá
Xây dựng các tiêu chí đánh giá cho phương án là việc làm khó, tùy từng vấn đề
khác nhau mà người ta thiết kế các tiêu chí đánh giá khác nhau. Tổng quan nhất
có các tiêu chí sau:
+ lợi ích: liệu giải pháp này sẽ hiệu quả ntn, mức độ mong muốn thay đổi khi
thực hiện giải pháp. Liệu vấn đề được thực hiên đến mức nào thì thực hiện giải
pháp này.
+ nguồn lực: nguồn lực khi thực hiện giải pháp cao hay thấp. các nguồn lực này
bao gồm (kinh phí, nhân lực…)
+ thời gian: nhanh hay chậm, cần bao lâu thời gian để thực hiện giải pháp,

những tác nhân nào có thể gây trì hoãn.
+ tính khả thi: phương án này có dễ thực hiện không, liệu có các rào cản nào có
thể ngăn trở khi thực hiện phương án?
+ rủi ro: xem xét những rủi ro liên quan đến kết quả mong đợi, những rủi ro này
có thể xảy ra và mức độ thiệt hại được đo lường như thế nào?
- khía cạnh đạo đức khi thực thi, liệu có vấn đề về pháp luật hay vấn đề đạo đức
cần xem xét không?...
Câu 9. Thế nào là kỹ năng đặt câu hỏi? nêu các loại câu hỏi.

7


Kỹ năng đặt câu hỏi trong công tác xã hội là khả năng vận dụng những tri thức,
kinh nghiệm của nhân viên CTXH vào khai thác các thông tin, vấn đề của thân
chủ ở bề mặt và những thông tin ẩn chứa trong cảm xúc của họ và từ đó giúp họ
nhìn rõ vấn đề của mình và đưa ra hướng giải quyết.
* các loại câu hỏi:
1. câu hỏi đóng, câu hỏi mở
9. câu hỏi kép
2. câu hỏi trực tiếp, gián tiếp
10. câu hỏi lựa chọn
3. câu hỏi tìm thông tin chung
11. câu hỏi có mục đích
4. câu hỏi nâng cao hiểu biết
12. câu hỏi dẫn dắt
5. câu hỏi vòng vo
13. câu hỏi có lời cảnh báo
6. câu hỏi làm dõ nhận thức, xúc
14. câu hỏi thang điểm
cảm, hành vi

7. câu hỏi phàn hổi
15. câu hỏi phóng đại kết quả
8. câu hỏi chuyển tiếp
Câu 10. Trình bày khái niêm, mục đích của kỹ năng phản hồi trong tham
vấn
- khái niệm: kỹ năng phản hồi trong tham vấn việc nhà tham vấn vận dụng
những tri thức, kinh nghiệm và nhắc lại lời hay những cảm xúc của thân chủ
một cách cô đọng, từ đó soi sáng những cảm xúc, suy nghĩ sâu xa của thân chủ.
* mục đích, ý nghĩa của kỹ năng phản hồi trong tham vấn:
- giúp thân chủ ý thức rõ ràng hơn về điều họ vừa nói, cho họ chịu trách nhiệm
về thông tin họ vừa bày tỏ.
- giúp thân chủ thấy rằng họ đang được người khác lắng nghe mình, đang muốn
hiểu mình.
- giúp TC có cảm giác được người khác tôn trọng, điều này khích lệ thân chủ
nói nhiều hơn
- giúp nhà tham vấn chắc chắn rằng mình không hiểu sai, không suy diễn trong
trường hợp nhà tham vấn hiểu sai thì được điều chỉnh kịp thời.
=> phản hồi nhằm khích lệ thân chủ và giúp họ nhận thức rõ hơn về vảm xúc
của bản thân. Phản hồi cũng giúp nhà tham vấn kiểm tra lại thông tin một cách
chính xác.
Câu 11. Trình bày khái niệm kỹ năng xử lí im lặng và kỹ năng đương đầu.
cho ví dụ minh họa

8


- khái niệm: kỹ năng xử lý im lặng là khả năng can thiệp đúng lúc của nhà tham
vấn trong tiến trình trao đổi với thân chủ, là khoảng thời gian dành cho thân chủ
tĩnh lặng để suy nghĩ vấn đề của mình.
* ví dụ: Thân chủ là một học sinh cấp 3 (nam giới). em lỡ tiêm trích và nhiễm

HIV. Giờ thân chủ đang rất hoang mang và lo sơ. Em không giám nói với gia
đình, bạn bè. Vì vậy em tới gặp nhà tham vấn mong muốn được giúp đỡ, nhưng
khi tới em chỉ nói “ cháu đã tiêm trích và nhiễm HIV, bố mẹ cháu mà biết thì
cháu chết, giờ cháu phải làm thế nào? Huhu”. Rồi im lặng.
+ Cách giải quyết:
- Nhẹ nhàng ngồi cạnh thân chủ, có thể nắm tay hoặc vỗ về nhẹ lên vai em và
động viên “Anh hiểu cảm giác của em lúc này, anh xin chia buồn điều đáng tiếc
xảy ra với em, anh sẽ giúp em nói ra vấn đề này và hỗ trợ em có những phương
pháp điều trị”. Anh sẽ là cầu nối chia sẻ vấn đề của em đến gia đình, anh tin bố
mẹ em đang rất thương em, khi hiểu được vấn đề này bố mẹ em sẽ không làm gì
để em áp lực cả. giờ anh sẽ giúp em gặp bố mẹ nói chuyện để mình cùng hỗ trợ
vấn đề của em gặp phải nhé.
- khái niệm: kỹ năng đương đầu là kỹ thuật nhà tham vấn sử dụng để làm mẫu
hoặc giúp đối tượng làm mẫu qua việc sắm vai những hành vi cử chỉ… của cha
mẹ hay con cái trong gia đình nhằm giúp họ hiểu thành viên khác trong gia đình
một cách chính xác.
* ví dụ:
Câu 12. Trình bày điều kiện thực hiện kĩ năng giải quyết vấn đề
+ kết quả giải quyết vấn đề mang lại cho SV nhiều điều, từ toàn diện phong
cách, tác phong đến kiến thức, kỹ năng. Điều đó đều có, ngoài nỗ lực không
ngừng của sv thì sự chuẩn bị nghiêm túc, chu đáo trong việc tổ chức cho SV tự
hoc, tự nghiên cứu của Gv cũng góp phần quan trọng khong kém.
+ vấn đề GV đưa ra phải kích thích được SV tham gia hào hứng
+ điều kiện học tập tương đối đáp ứng được nhu cầu tự học, tự nghiên cứu của
SV. Bên cạnh đó, trình độ tay nghề của GV và khả năng của SV cũng đáng được
quan tâm.
+ GV phải là người quan tâm dìu dắt, hướng dẫn, giúp đỡ SV về tâm lý, tình
cảm, phương tiện, kỹ thuật để Sv thực hiện và hoàn thiện việc giải quyết vấn đề.
Câu 13. Phân tích yêu cầu của kỹ năng phản hồi soi sáng. Cho ví dụ


9


k/n: kỹ năng phản hồi soi sáng là cách nhà tham vấn làm rõ những cảm xúc
ngầm ẩn mà thâ chủ không ý thức được.
Những yêu cầu của kỹ năng:
- nhà tham vấn soi sáng cảm xúc ngầm ẩn mà thân chủ không ý thức được. đây
là những cảm xúc ở bình diện vô thức, được bộc lộ qua các dấu hiệu như: sự lựa
chọn từ, một tiếng thở dài, một sự ngập ngừng, một thoáng nổi giận trong cái
nhìn, một giọng nói yếu đi,..
- nhà tham vấn phải quan sát những hành vi phi ngôn ngữ của thân chủ và nắm
vững được các cơ chế phòng vệ cái tôi của con người.
- nhà tham vấn phải đi vào nội tâm của thân chủ để hiểu và cảm nhận được cảm
xúc mà bản thân thân chủ chưa nhận ra.
Ví dụ: “tôi không thể chịu nổi với đứa con hư đốn, khó bảo này, nó thường
xuyên bỏ học, chơi điện tử và không nghe lời”.
Câu 14. Trình bày các mức độ của kỹ năng thấu hiểu. cho ví dụ mh
Các mức độ của thấu hiểu:
- mức độ 1: gây ra cảm xúc tiêu cức ở thân chủ
+ Ví dụ: “chắc bố cháu phải làm gì quá đáng lắm thì mới làm cho cháu ghét”.
- mức độ 2: không phản ánh vào vấn đề trọng tâm của thân chủ
+ ví dụ: “cô hiểu được cháu đang mơ ước được đi chơi thật xa”
- mức độ 3: thân chủ cảm thấy được chia sẻ.
+ ví dụ: “cô cảm nhận được cảm xúc trong cháu”
- mức độ 4: bày tỏ cảm xúc của nhà tham vấn đạt tới mức độ sâu sắc hơn những
điều thân chủ có thể bày tỏ về mình.
+ ví dụ: “cháu cảm thấy rất giận bố cháu và đôi khi cháu còn muốn bố cháu chết
đi. Nhiều khi chúng ta có những cảm giác lẫn lộn về một người rất quan trọng
đối với chúng ta. Cháu có thể nói cho cô nghe cháu ghét bố cháu ở những điểm
gì được không.

- mức độ 5: bày tỏ chính xác những mức độ cảm xúc dưới tầng bậc vô thức mà
bản thân thân chủ chưa ý thức hết và đạt được sự đồng thuận của thân chủ.
+ ví dụ: “có lẽ ở vào hoàn cảnh của cháu nhiều người cũng sẽ có cảm xúc như
vậy và cháu đang giận bố, bực mình về bố và mong bố chết đi, nhưng có cảm
cảm giác ấy cũng chính là cháu đang còn rất quan tâm tới bố”.
10


Câu 15. Trình bày nguyên tắc giúp người lãnh đạo nhóm hiệu quả
- 10 điều giúp lãnh đạo nhóm hiệu quả:
1. hiểu chính mình, tự nhận biết một cách trung thực và hành động chính trực.
2. hành động như người lãnh đạo: hãy nhớ rằng cam kết của bạn như một lãnh
đạo. đừng quên rằng mọi người sẽ nhìn bạn như một gương mẫu về các hành
động, ứng xử, hoạt động.
3. có quy tắc và thực hiện theo quy tắc của riêng bạn. thừa nhận khi bạn sai lầm.
4. đối xử với những người khác như bạn muốn họ đối xử với chính mình. Hãy
tôn trọng tất cả mọi người.
5. tránh xu hướng thiên vị, không để tình cảm lấn át sai lạc. đừng quên hây bỏ
những người cách khác bạn. biết cách lắng nghe các ý kiến, luôn coi trọng và
khuyến khích những kiến nghị của các thành viên.
6. học hỏi từ những người khác và để họ được giúp đỡ
7. giữ cho nhóm của bạn luôn đoàn kết. tào điều kiện cho tất cả mọi người được
phản hồi, tạo ra một hệ thống giáo tiếp hai chiều tích cực.
8. tiếp nhận và phản hồi sự chỉ trích một cách xây dựng. hãy nhớ rằng khoan
dung, sự hiểu biết và tôn trọng cùng giúp mọi người phát triển.
9. luôn luôn nói sự thật và biết giữ lời, bạn phải trung trực với các thành viên
như bạn cũng mong đợi sự trung thực của họ đối với bạn.
10. không e ngại một người nào đó sẽ thay thế bạn, bởi không có gì là mãi mãi.
Vì thế hãy tiếp tục gây dựng cho tương lai bằng những việc hiện tại. các thành
viên trong nhóm sẽ thấy được“trách nhiệm lãnh đạo”của mình trong công việc,

bất luận họ giữ chức vụ gì trong nhóm. Khi nhiều người cùng phát triển khả
năng lãnh đạo, nhóm của bạn tiến triển nhanh hơn.
-Vai trò của một lãnh đạo nhóm là biết phải làm gì để khám phá các phong cách,
kỹ năng tích hợp của từng thành viên khi làm việc. lãnh đạo nhóm cần hỗ trợ,
giúp đỡ mọi thành viên trong nhóm và khiến cho họ cảm nhận được mình là
một phần quan trọng tròng dự án đang thực hiện. từ đó, hướng tới phát triển một
chiến lược mà nhờ vậy, sẽ giúp bạn thực hiện những thay đổi cần thiết để sớm
đạt được mục tiêu của nhóm.
Câu 16. Thế nào là kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giải quyết vấn đề?cho
ví dụ m. họa
-*khái niệm
11


- kỹ năng làm việc nhóm: là kỹ năng cá nhân giải quyết công việc khi tham gia
hoạt động nhóm. Khi tham gia vào nhóm, các thành viên đều là những người có
chung vấn đề nhu cầu, mục đích, đặc biệt họ có sự phân chia vai trò và có sự
tương tác qua lại với nhau, được sự trợ giúp của nhân viên ctxh, từ đó các thành
viên trong nhóm có thể vượt qua khó khăn và tự vươn lên.
+ ví dụ: trong đợt đi thực hành phát triển cộng đồng tại xã A, nhóm sinh viên có
yêu cầu là phải thực hiện một dự án cộng đồng. và sau khi khảo sát cộng đồng,
nhóm đã chọn ra được dự án “tu sửa nhà văn hóa khu a”. nhưng mọi vấn đề,
nguồn lực để thực hiện sinh viên phải tự lên kế hoạch và thực hiện.
+Kỹ năng làm việc nhóm ở đây là: cá nhân trong nhóm cùng tham gia nhận ra
vấn đề mình cần làm và đều có chung nhu cầu, mục đích đó là phải tu sửa được
nhà văn hóa để có nơi sinh hoạt cho người dân và sinh viên sẽ học được các kỹ
năng. Từ đó lên kế hoạch thực hiện cho các cá nhân như: huy động vốn, nhân
lực, vật liệu, truyền thông…, để hoàn thành dự án.
- kỹ năng giải quyết vấn đề: là một trong những kỹ năng rất cần thiết trong học
tập và làm việc bởi cuộc sống là một chuỗi các vấn đề đòi hỏi chúng ta phải giải

quyết mà không vấn đề nào giống vấn đề nào và cũng không có một công thức
chung nào để giải quyết mọi vấn đề. Điều quan trọng chúng ta phải tự trang bị
cho mình những hành trang cần thiết để khi vấn đề ấy nảy sinh thì chúng ta có
thể vận dụng những kỹ năng sẵn có để giải quyết vấn đề đó một cách hiệu quả
nhất.
+ ví dụ: để kết quả học tập cao thì việc cần làm là sắp xếp thời gian học tập hợp
lí, chăm chỉ đọc, làm bài tập. học nhóm cùng các bạn để giải các bài tập
của các môn.
Câu 18. Các nhiệm vụ của người lãnh đạo nhóm. Trình bày các loại kĩ năng
phản hồi? cho ví dụ
- nhiệm vụ của người lãnh đạo nhóm:
1. cải thiện cuộc sống và khuyến khích phát triển cá nhân về hiệu suất, năng
suất của nhóm.
2. phát triển và cải tiến những cách thức mới trong công việc
3. phấn đấu xuất sắc. luôn trau giổi kỹ năng vào phong cách lãnh đạo của chính
bạn
4. tìm hiểu, học hỏi để trở nên hiệu quả hơn khi làm việc và quản lí đội ngũ
5. tạo điều kiện để phát triển kỹ năng tự nhận thức và tự phản ánh
12


6. sẵn sàng thách thức tư duy, giải quyết vấn đề. Làm việc với tinh thần can đảm
và lòng đam mê, gương mẫu khởi xướng.
7. tập trung vào quy hoạch chiến lược, có mục tiêu cụ thể
8. đánh giá mô hình ảnh hưởng đến hành vi ra quyết định, bảo đảm rằng đi đúng
đến mục tiêu kinh doanh.
9. phát triển các phong cách và phương pháp giao tiếp, đảm bảo rõ dàng, hiệu
quả và các thông tin liên lạc, phả hồi trong nhóm phải được thường xuyên.
10. duy trì kỷ luật, chịu trách nhiệm về hoạt động và thành quả của nhóm.
* các loại kỹ năng phản hồi:

- kỹ năng phản hồi cảm xúc: phản hồi cảm xúc là việc nhà tham vấn nhắc lại
được cảm xúc của thân chủ, hiểu được những yếu tố tiềm ẩn sau những cảm xúc
đó và nhà tham vấn gọi tên được các loại cảm xúc.
- kỹ năng phản hồi kết hợp nội dung và cảm xúc: trong một số trường NTV
có thể kết hợp cả nội dung và cảm xúc để làm sáng tỏ mối liên hệ giữa nội dung
vấn đề thân chủ đưa ra và những cảm xúc ấn chứa trong đó.
- kỹ năng phản hồi soi sáng: nhà tham vấn làm rõ những cảm xúc ngầm ẩn mà
thân chủ không ý thức được.
Câu 19: Phân tích các nguyên tắc đưa kĩ năng làm việc hiểu quả vào thực
tiễn ctxh?
UNESCO đã dưa ra 3 nguyên tắc cơ bản để dịnh hướng cho việc triển khai giáo
dục kĩ năng mềm nói chung và việc giáo dục kĩ năng làm việc hiệu quả nói
riêng vào thực tiễn
-Nguyên tăc 1:Quyền được học kĩ năng mềm:tất cả thê hệ trẻ và người lớn có
quyền hưởng lợi từ một nền giáo dục chứa đựng các hợp phần học để biết,học
để làm,học đẻ chung sống với mọi người và học để khẳng định mình
-nguyên tắc 2:phát triển kĩ năng mềm:giáo dục hương vào yêu cầu bồi dưỡng
năng khiếu tiềm năng và phát triển cá tính của người học cần phải quan tâm kết
hợp các kĩ năng thực hành và các khả năng tâm lý xã hội.
Các khả năng tâm lý xã hội có tác dụng như cầu nối giũa cái mà người ta cần
làm và cái người ta có thể làm được.Cần nâng cao khả năng của tất cả trẻ em
thanh nên và người lớn thông qua giáo dục kĩ năng làm việc hiệu quả để đạt
được sự phát triển bền vũng.

13


-nguyên tắc 3:Đánh giá chất lượng giáo dục phải bao hàm đánh giá mức độ đạt
dược của các kĩ năng mềm và tác động của kĩ năng mềm đối với xã hội và cá
nhân.

Muốn vậy,cần phải xem chương trình kĩ năng mềm có đạt mục tiêu ảnh hưởng
đén kiến thức thâí độ và đặc biệt là kĩ năng,hành vi của nhóm được hưởng lợi
hay không?Giáo dục kĩ năng mềm trước hét được đánh giá ở 3 mức độ:
+Kết quả ngắn hạn
+kết quả trung hạn
+kết quả dài hạn
Câu 20: Trình bày các nhiệm vụ của lãnh đạo nhóm? trình bày các loại kĩ
*10 Nhiệm vụ của Lãnh đạo nhóm:
-Cải thiện cuộc sống và khuyến khích phát triển cá nhân; cả hiệu xuất và năng
xuất của nhóm...
- Phát triển và cải tiến những cách thức mới trong công việc
-Phấn đấu xuất sắc, luôn trau rồi kĩ năng vào phong cách lãnh đạo của chính bạn
- Tìm hiểu,học hỏi để trở nênhiệu quả hơn khi làm việc và quản lý đội ngũ
-Tạo điều kiện để phát triển kĩ năng tự nhận thức và tự phản ánh
-Sẵn sàng thách thức tư duy,giải quyết vấn đề.Làm việc với tinh thần can đảm
và lòng đam mê gương mẫu khởi xướng
-Tập trung vào quy hoạch chiến lược,có mục tiêu cụ thể
-Đánh giá mô hình ảnh hưởng đến hành vi ra quyết định,đảm bảo rằng đi đến
mục tiêu kinh doanh
-Phát triển các phong trào và phương pháp giao tiếp,đảm bảo rõ ràng,hiêu quả
và các thông tin liên lạc,phản hồi trong nhóm phải đươcẹ thường xuyên.
-Duy trì kỷ luật ,chịu trách nhiệm về hoạt động và thành quả của nhóm.
*Các loại kĩ năng phản hồi:
-kĩ năng phản hồi cảm xúc là việc nhà tham vấn nhắc lại được cảm xúc của TC,
hiểu được những yếu tố tiềm ẩn sau những cảm xúc đó và nhà tham vấn gọi tên
dược các loại cảm xúc
14


-Kĩ năng phản hồi soi sáng là cách nhà tham vấn làm rõ những cảm xúc ngầm

ẩn mà thân chủ không ý thức được
*những yêu cầu của kĩ năng phản hồi soi sáng:
-nhà tham vấn soi sáng cảm xúc ngàm ẩn mà thân chủ không ý thức được.đây
là những cảm xúc ở bình diện vô thức ,bộc lộ qua các dấu hiệu như:sự lựa chọn
từ,một tiếng thở dài,một sự ngập ngừng,một thoáng nổi giận trong cái nhìn,một
giọng nói yếu đi...
-Nhà tham vấn phải di vào nội tâm của thân chủ để hiểu và camt nhận được cẩm
xúc mà thân chủ chưa nhận ra
-nhà tham vấn phải quan sát những hành vi phi ngôn ngữ của thân chủ và nắm
vững được các cơ chế phòng vệ cái tôi của con người.
Câu 21: Tình huống: Một bé gái 10 tuổi chậm phát triển trí tuệ nói: “Cháu
muốn được đi học, cháu không muốn ở nhà”. là một nhân viên công tác xã
hội, anh (chị) áp dụng kĩ năng nào để xử lý vấn đề trên? giải thích tại sao
lại xử lý như vậy?
Câu 22: Tình huống: Một học sinh tiểu học nói “Khi bố uống rượu, bố
thường đánh chị em cháu, cháu rất xấu hổ và buồn vì điều này, cháu thấy
rất buồn muốn nghỉ học” anh (chị) áp dụng kĩ năng nào để xử lý vấn đề
trên? giải thích tại sao lại xử lý như vậy?
Câu 23: Tình huống: Một phụ nữ 27 tuổi nói “Chồng tôi vừa thú nhận với
tôi rằng, anh ấy có quan hệ với một cô gái bia ôm” là một nhân viên công
tác xã hội, anh (chị) hãy đặt ra 3 câu hỏi để khai thác thông tin các vấn đề
của thân chủ?

15



×