Tải bản đầy đủ (.docx) (64 trang)

luận văn lí luận văn học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (249.21 KB, 64 trang )

Khóa luận tốt nghiệp

Đỗ Thị Thảo K35A – SP Văn

LỜI CẢM ƠN
Trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Th.S Mai Thị Hồng
Tuyết. Cô đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập
nghiên cứu cũng như luôn động viên khuyến khích tôi thực hiện đề tài này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong tổ Lí luận văn học,
khoa Ngữ văn, trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã tạo điều kiện thuận lợi
cho tôi thực hiện và hoàn thành khóa luận này.
Hà Nội, ngày 30 tháng 5 năm 2013
Tác giả khóa luận
Đỗ Thị Thảo


Khóa luận tốt nghiệp

Đỗ Thị Thảo K35A – SP Văn

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan kết quả nghiên cứu này là của riêng tôi dưới sự
hướng dẫn của Th.S Mai Thị Hồng Tuyết. Khóa luận không trùng với kết
quả nghiên cứu của những tác giả khác. Nếu sai tôi xin chịu trách nhiệm.
Hà Nội,ngày 30 tháng 5 năm 2013.
Sinh viên thực hiện
Đỗ Thị Thảo


Khóa luận tốt nghiệp


Đỗ Thị Thảo K35A – SP Văn

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.......................................................................................................1
1.
2.
3.
4.
5.

Lí do chọn đề tài............................................................................................1
Lịch sử vấn đề...............................................................................................3
Mục đích nghiên cứu vấn đề.........................................................................6
Phạm vi nghiên cứu.......................................................................................6
Phương pháp nghiên cứu...............................................................................7
NỘI DUNG...................................................................................................8

1.1.

Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ VĂN HỌC SO SÁNH............8
Khái niệm về bộ môn Văn học so sánh và sự hình thành của bộ môn Văn học

1.1.1.
1.1.2.
1.2.
1.2.1.
1.2.2.
1.2.3.
1.3.


so sánh 8
Khái niệm về Văn học so sánh......................................................................8
Sự hình thành của bộ môn Văn học so sánh................................................10
Các hướng nghiên cứu.................................................................................10
Nghiên cứu ảnh hưởng................................................................................10
Nghiên cứu song song.................................................................................14
Nghiên cứu liên ngành.................................................................................17
Ý nghĩa và tác dụng của bộ môn Văn học so sánh......................................18
Chương 2. SO SÁNH ĐỀ TÀI TÌNH YÊU TRONG MÁI TÂY VÀ RÔ-MÊ-Ô
VÀ GIU-LI-ÉT.............................................................................................20
2.1. Sự gặp gỡ của hai tác phẩm khi thể hiện tình yêu..........................20
2.1.1. Tình yêu như là biểu tượng của tuổi trẻ................................20
2.1.2. Tình yêu như là nạn nhân của xã hội.....................................26
2.1.3. Sự trợ giúp của tôn giáo với tình yêu....................................28
2.2. Những điểm khác biệt của hai tác phẩm khi viết về tình yêu........31
2.2.1. Bối cảnh lịch sử.....................................................................31
2.2.2. Tình yêu trong Mái tây là tình yêu vượt qua lễ giáo phong kiến
và mang đậm màu sắc thể xác.....................................................................33
2.2.3. Tình yêu trong Rô-mê-ô và Giu-li-ét là tình yêu vượt qua định
kiến và thù hận dòng họ, một tình yêu trong sáng, thuần khiết...................37
Chương 3: NGHỆ THUẬT BIỂU HIỆN TÌNH YÊU TRONG MÁI TÂY VÀ
RÔ-MÊ-Ô VÀ GIU-LI-ÉT...........................................................................44


Khóa luận tốt nghiệp

Đỗ Thị Thảo K35A – SP Văn

3.1. Xung đột kịch.................................................................................44
3.2. Nhân vật kịch.................................................................................45

3.3. Hành động kịch..............................................................................51
3.4. Ngôn ngữ kịch................................................................................53
KẾT LUẬN.................................................................................................56
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................59


Khóa luận tốt nghiệp

Đỗ Thị Thảo K35A – SP Văn

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Mái tây của Vương Thực Phủ và Rô-mê-ô và Giu-li-ét của Sếchxpia là hai tác phẩm văn học nổi tiếng, quan trọng và được nhiều người biết
đến. Hai tác phẩm đại diện cho hai dân tộc, hai nền văn hóa khác nhau đó là
phương Đông và phương Tây. Nghiên cứu về hai tác phẩm nổi tiếng này đã có
rất nhiều những bài viết, những lời nhận xét, đánh giá. Nó được nhìn nhận ở
nhiều khía cạnh, nhiều góc độ khác nhau nhưng chưa được nhìn nhận ở
phương diện văn học so sánh.
Tác phẩm Mái tây của Vương Thực Phủ là một tác phẩm tạp kịch nổi
tiếng và thành công nhất của Vương Thực Phủ. Giả Trọng Minh cũng có nói
trong bài điếu từ rằng : “Tạp kịch mới, truyền kì cũ, Tây sương kí, nhất thiên
hạ” [16; 263].
Tây sương kí đã miêu tả cuộc tình duyên vượt qua môn đăng hộ đối,
“cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy” của Thôi Oanh Oanh và Trương Quân Thụy.
Nghiên cứu về tình yêu trong tác phẩm này sẽ giúp chúng ta phần nào hiểu
thêm về quan niệm tình yêu của phương Đông và phương Tây. Tuy nhiên để
thấy được những điểm chung cùng những nét riêng độc đáo trong tình yêu của
phương Đông và phương Tây thì việc nghiên cứu đối sánh tình yêu trong Mái
tây của Vương Thực Phủ và Rô-mê-ô và Giu-li-ét của Sếch-xpia là một việc
làm bổ ích.

Rô-mê-ô và Giu-li-ét được coi là một tác phẩm bi kịch viết về tình yêu
bất hủ của Sếch-xpia. Nhắc đến Rô-mê-ô và Giu-li-ét là nhắc tới mối tình
vượt qua thù hận và những định kiến dòng họ. Một mối tình trong sáng, sẵn
sàng chết để bảo vệ tình yêu, bất chấp những ngăn cấm, thù hận.

5


Khóa luận tốt nghiệp

Đỗ Thị Thảo K35A – SP Văn

Chính vì những đặc sắc trong nội dung và nghệ thuật đã khiến hai tác
phẩm văn học trên trở thành những tác phẩm nổi tiếng và bất hủ đối với bạn
đọc thế giới.
1.2. Hiện nay, Văn học so sánh là một bộ môn quan trọng. Nó đã được
đưa vào giảng dạy cho sinh viên các trường Đại học và Cao đẳng. Trước kia,
Ở Việt Nam, bộ môn Văn học so sánh chưa có được vị thế như một bộ môn
nghiên cứu văn học chính thức. Hiện nay, Văn học so sánh đã ngày càng được
quan tâm một cách đúng mức.
1.3. Đã có một số chuyên luận giới thiệu lí thuyết và các công trình
nghiên cứu cụ thể về Văn học so sánh xuất hiện trên các sách, báo, nhất là
Tạp chí văn học. Nghiên cứu Văn học so sánh hiện nay chỉ dừng ở mức độ lí
thuyết, rất ít tác phẩm đưa vào nghiên cứu trong thực tiễn văn học. Ở Việt
Nam, đã có một vài công trình nghiên cứu về Văn học so sánh như: Nghiên
cứu so sánh thơ Hai-cư với thơ Lục bát và Tứ tuyệt; so sánh Truyền kì mạn
lục của Nguyễn Dữ với Tiễn đặng tân thoại của Cù Hựu; Hình tượng con
người – nạn nhân chiến tranh trong hai tiểu thuyết Một nỗi đau riêng và Nỗi
buồn chiến tranh… Các công trình này có đóng góp là áp dụng lí thuyết văn
học so sánh vào việc nghiên cứu văn học trong thực tiễn. Tuy nhiên, hiện

trạng nghiên cứu của bộ môn này hiện nay còn chưa xứng với tiềm năng của
nó.
1.4. Dựa trên tinh thần nghiên cứu đó, chúng tôi chọn: “Đề tài tình yêu
trong Mái tây của Vương Thực Phủ và Rô-mê-ô và Giu-li-ét của Sếch-xpia
với mục đích làm rõ những điểm tương đồng và khác biệt trên phương diện
tình yêu của hai tác phẩm. Đồng thời, với đề tài này chúng tôi hi vọng sẽ góp
một phần công sức vào việc khẳng định vị trí của bộ môn Văn học so sánh và
ứng dụng bộ môn này trong thực tiến nghiên cứu văn học hiện nay.

6


Khóa luận tốt nghiệp

Đỗ Thị Thảo K35A – SP Văn

2. Lịch sử vấn đề
Nghiên cứu về hai tác phẩm này ở Việt Nam có một số ý kiến như sau:
Lý Trác Ngô đã viết trong lời tựa Mái tây như sau: “Người viết vở Mái
tây là thợ trời. Người viết vở Tỳ Bà chỉ là thợ vẽ. Người thợ vẽ, có thể cướp
được cái khéo của thợ trời. Nhưng thực ra thợ trời nào có khéo đâu...Cứ thế
mà suy, thì thợ vẽ khéo cho mấy nữa, cũng vẫn là hạng kém”[17; 17]. Nếu
như người viết vở Tỳ Bà được Lý Trác Ngô ca ngợi bởi sự khéo léo mô phỏng
lại thì Mái tây lại được ca ngợi bởi sự sáng tạo. Ở cuối bài viết, Lý Trác Ngô
còn thốt lên: “Trời ơi! Ước gì tôi được gặp một người như người người viết
vở Mái tây”. [17; 19]. Điều đó thể hiện lòng ngưỡng mộ của ông đối với tác
giả Vương Thực Phủ.
Kim Thánh Thán nhận xét về Mái tây như sau: “Ai bảo vở Mái tây là
dâm thư, người ấy ngày sau nhất định phải sa xuống ngục “nhổ lưỡi”! Sao
thế? Vở Mái Tây không phải bỡn, mà là văn hay của Trời Đất…”. [17; 283].

Kim Thánh Thán đã lên tiếng khẳng định Mái tây không phải là dâm thư mà
là một áng văn hay. Bên cạnh đó, nhà nghiên cứu còn đánh giá rất cao về tài
năng quan sát, miêu tả của tác giả Vương Thực Phủ trong Mái tây: “Viết văn
hay nhất là mắt nhìn chỗ này, tay tả chỗ kia, nếu có lúc mắt muốn nhìn chỗ
này thì tay tất phải tả chỗ kia…Nếu không hiểu ý ấy, mắt nhìn chỗ nào, tay tả
chỗ ấy, thì xem xong là hết ngay…Người viết Mái tây thì hiểu ý ấy lắm”[17;
286].
Bài viết về Tây sương kí của nhà thơ Lưu Trọng Lư đã ca ngợi giá trị và
sức sống lâu bền của tác phẩm Mái tây: “Ở phương Tây, kịch Rô-mê-ô và
Giu-li-ét còn sống mãi, thì kịch Tây sương kí ở phương Đông cũng còn chưa
chết trong lòng người. Thật là một con người đã cắm neo ngoài dòng thời đại.
Thôi Oanh Oanh ở trong lòng mọi người đàn bà, Trương Quân Thụy ở trong

7


Khóa luận tốt nghiệp

Đỗ Thị Thảo K35A – SP Văn

lòng mọi người đàn ông. Trương và Thôi không phải là giống riêng, do một
thời đại nào tạo nên, một xã hội nào sản xuất ra cả.”[17; 302].
Nguyễn Phương Chi đã từng nhận xét về Mái tây: “Cùng với Truyện
Kiều, Phan Trần… Tây sương kí đã góp thêm tiếng nói tích cực vào trào lưu
văn học vì quyền sống, quyền hạnh phúc của con người đã nổi lên mạnh mẽ ở
Việt Nam từ giữa thế kỉ XVIII” [5; 1615]. Nguyễn Phương Chi đã khẳng định
giá trị nhân văn rộng rãi của tác phẩm Mái tây ở nước ta.
Những lời nhận xét về tác phẩm Mái tây của Vương Thực Phủ của các
tác giả văn học thế giới và Việt Nam đã khẳng định giá trị của tác phẩm Mái
tây. Từ xưa đến nay người ta thường quan tâm nghiên cứu tác phẩm Mái tây

trên nhiều phương diện khác nhau nhưng việc nghiên cứu tác phẩm này trên
tinh thần so sánh, đối chiếu thì vẫn còn rất hạn chế.
Nếu như Mái tây được các tác giả hết lời ca ngợi thì Rô-mê-ô và Giu-liét của Sếch-xpia cũng đã có rất nhiều những bài nghiên cứu, đánh giá:
Tác giả Đặng Anh Đào đánh giá Rô-mê-ô và Giu-li-ét là tác phẩm đầu
tiên cho hàng loạt bi kịch thời kì văn học Phục hưng Anh: Rô-mê-ô và Giu-liét là vở bi kịch đầu tay của Sếch-xpia, ra đời giữa lúc mà ông đang hào hứng
sáng tác kịch lịch sử, hài kịch và đang gặt hái những thành công vang dội với
hai thể loại này. Ngay lập tức công chúng nước Anh mà trước hết là ở Luân
Đôn, đã chào đón nó hết sức nồng nhiệt. Vở bi kịch đã gây xúc động chưa
từng thấy trên kịch trường và trong dư luận. Từ đó đến nay Rô-mê-ô và Giuli-ét đã được lịch sử sân khấu thế giới nói chung thừa nhận là một trong
những kiệt tác hàng đầu”.[9; 213]. Điều này đã phần nào khẳng định được giá
trị to lớn của tác phẩm trong nền văn học thế giới.
Đặng Anh Đào còn nêu lên nguồn gốc của tác phẩm như sau: “Câu
chuyện về mối tình oan trái, bi thảm của Rô-mê-ô và Giu-li-ét vốn là câu

8


Khóa luận tốt nghiệp

Đỗ Thị Thảo K35A – SP Văn

chuyện có thật, từng xảy ra ở Italia dưới thời Trung cổ. Nó đã được một số
nhà văn, nhà thơ Italia ghi chép lại, nhuận sắc thêm,...”[9; 214].
Bà còn nêu lên đánh giá của mình về nội dung chủ yếu và giá trị to lớn
của tác phẩm như sau: “Rô-mê-ô và Giu-li-ét đã khơi trúng một nỗi đau khá
triền miên, dai dẳng đã và vẫn còn gây nhức nhối cho xã hội loài người. Hận
thù, những thành kiến, tệ phân biệt chủng tộc, màu da, đẳng cấp, tôn giáo, tiền
tài, địa vị đã và vẫn còn ngáng trở, chia cắt, giết chết bao nhiêu là đôi lứa yêu
nhau.” [9; 214].
Trương Đăng Dung trong bài viết: “Văn học dịch và những vấn đề lí

luận của văn học so sánh” đã nhận xét: Rô-mê-ô và Giu-li-ét của Sếch-xpia là
một tác phẩm nổi tiếng trong kho tàng văn học Anh.”Vở kịch đã gây xúc động
chưa từng thấy trên kịch trường và trong dư luận. Từ đó đến nay Rô-mê-ô và
Giu-li-ét đã được lịch sử sân khấu thế giới nói chung thừa nhận là một trong
những kiệt tác hàng đầu”.[7; 213]. Trương Đăng Dung cũng đã góp một tiếng
nói khẳng định giá trị to lớn và vị trí của tác phẩm Rô-mê-ô và Giu-li-ét trên
kịch trường.
Lương Duy Trung xem tác phẩm là “bản tình ca say đắm, dũng cảm và
bất khuất dám đạp lên hận thù và lễ giáo phong kiến để giành lấy quyền tự do
yêu đương”[ 9.214 ].
Như vậy, từ trước đến nay, tác phẩm Rô-mê-ô và Giu-li-ét được các tác
giả văn học Việt nam và thế giới nghiên cứu, đánh giá trên nhiều phương diện
như giá trị, vị trí, ý nghĩa… nhưng việc nghiên cứu tác phẩm trên tinh thần so
sánh, đối chiếu với các tác phẩm có cùng chủ đề, đề tài thì lại còn hạn chế.
Dựa trên lí thuyết của văn học so sánh, và nội dung của hai tác phẩm
Mái tây của Vương Thực Phủ và Rô-mê-ô và Giu-li-ét của Sếch-xpia, chúng
tôi lựa chọn “Đề tài tình yêu trong Mái tây của Vương Thực Phủ và Rô-mê-ô
và Giu-li-ét của Sếch-xpia với mục đích làm rõ những điểm tương đồng và

9


Khóa luận tốt nghiệp

Đỗ Thị Thảo K35A – SP Văn

khác biệt trong quan niệm tình yêu của hai tác phẩm đồng thời góp phần đưa
lí thuyết văn học so sánh vào nghiên cứu trong thực tiễn văn học.
3. Mục đích nghiên cứu vấn đề
Áp dụng lí thuyết của văn học so sánh vào việc nghiên cứu về đề tài tình

yêu trong hai tác phẩm Tây sương kí và Rô-mê-ô và Giu-li-ét giúp chúng ta
hiểu được nét đặc sắc cùng những giá trị của mỗi tác phẩm.Tình yêu trong mỗi
tác phẩm có những đặc sắc khác nhau. Vì vậy nghiên cứu đề tài tình yêu trong
hai tác phẩm sẽ giúp chúng ta hiểu được đặc sắc trong cách thể hiện tình yêu
của mỗi tác phẩm. Hai tác phẩm viết về tình yêu ở hai dân tộc, hai nền văn hóa
khác nhau: Phương Đông và phương Tây. Vì vậy, nghiên cứu tình yêu của hai
tác phẩm trên tinh thần so sánh, đối chiếu như thế này sẽ giúp cho hiểu rõ hơn
về hai nền văn học độc lập,về quan niệm tình yêu của mỗi dân tộc, mỗi nền văn
hóa ấy. Đồng thời với việc nghiên cứu đề tài này, chúng tôi muốn góp một phần
công sức của mình vào việc khẳng định vị trí, tầm quan trọng của bộ môn văn
học so sánh trong bối cảnh hiện nay.
4. Phạm vi nghiên cứu vấn đề
Hai tác phẩm Mái tây của Vương Thực Phủ và Rô-mê-ô và Giu-li-ét
của Sếch-xpia có nhiều bình diện giá trị nhưng trong phạm vi đề tài chúng tôi
chỉ nghiên cứu những gì có liên quan đến đề tài tình yêu dựa trên sự tương
đồng và khác biệt. Việc nghiên cứu hai tác phẩm như vậy là nghiên cứu theo
hướng song song mà cụ thể hơn là dựa trên lí thuyết chủ đề học của văn học
so sánh.
5. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng một số phương
pháp nghiên cứu cụ thể sau:
5.1. Phương pháp so sánh
5.2. Phương pháp phân tích, tổng hợp

10


Khóa luận tốt nghiệp

Đỗ Thị Thảo K35A – SP Văn


5.3. Phương pháp hệ thống.
Trong đó phương pháp so sánh là phương pháp chủ yếu.

11


Khóa luận tốt nghiệp

Đỗ Thị Thảo K35A – SP Văn

Chương 1: Những vấn đề chung về văn học so sánh
1.1. Khái niệm văn học so sánh và sự hình thành của bộ môn văn học so
sánh
1.1.1. Khái niệm văn học so sánh
Thường thì chúng ta chỉ nghiên cứu văn học từng dân tộc riêng biệt.
Đây là phương tiện cơ bản và quan trọng. Tuy nhiên nền văn học thế giới tồn
tại không biệt lập. Văn học các nước không ngừng giao thoa và tác động lẫn
nhau, trong quá trình đó diễn ra sự ảnh hưởng, thâm nhập, tiếp nhận văn học
giữa các dân tộc. Chẳng hạn: Văn học Đông Nam Á - Văn học Ấn Độ; Văn
học Bắc Á - Văn học Trung Quốc; Văn học Châu Âu - Văn học Hi Lạp - La
Mã… Văn học so sánh là bộ môn vượt lên trên giới hạn của văn học dân tộc
để nghiên cứu các nền văn học trên thế giới.
Định nghĩa về Văn học so sánh là một việc làm khó khăn vì thế có khá
nhiều quan niệm về Văn học so sánh. Từ Văn học so sánh cũng có những cách
biểu đạt và phiên dịch khác nhau nên trọng điểm mà họ nhấn mạnh cũng khác
nhau. Ví dụ, từ so sánh trong Văn học so sánh tiếng pháp là Compavee, nó ám
chỉ trong lịch sử văn học đã từng nảy sinh quan hệ văn học giữa các nước, ở
tiếng Anh, Comparative là tính từ, nó làm định nghĩa cho từ literature (Văn
học ), còn ở Trung Quốc, hai chữ so sánh (tỉ giáo) của tiếng Hán dễ làm cho

người ta nghĩ đến động tác so sánh, đồng thời, từ Văn học so sánh trong tiếng
Hán về mặt chữ không có hàm nghĩa là nghiên cứu văn học. Mặc dù các nước
lí giải Văn học so sánh là khác nhau, nhưng do tính qui ước của bản thân ngôn
ngữ, nên khái niệm Văn học so sánh được các nước thừa nhận. Người ta tiếp
nhận cách nói giản lược này.
Trong mục từ : “Văn học so sánh viết cho cuốn “Trung Quốc đại bách
khoa toàn thư”, giáo sư Nhạc Đại Vân ở Đại học Bắc Kinh đưa ra một giới
12


Khóa luận tốt nghiệp

Đỗ Thị Thảo K35A – SP Văn

định : “Văn học so sánh - một phân nhánh của nghiên cứu văn học, xuất hiện
vào cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX. Nó là một khoa học nghiên cứu so sánh
một cách lịch sử quá trình có tác dụng tương hỗ giữa 2 nền văn học dân tộc
trở lên, nó nghiên cứu quan hệ tương hỗ hình thức nghệ thuật và hình thái ý
thức của các nền văn học dân tộc đó”[13; 16].
Daniel-Henri pageaux định nghĩa khá đầy đủ:
“Văn học so sánh là chuyên ngành nghiên cứu mối quan hệ tương
đồng, quan hệ họ hàng hay ảnh hưởng giữa văn học với các lĩnh vực nghệ
thuật hay các lĩnh vực tư duy khác, giữa các sự kiện hay văn bản văn học,
những mối quan hệ này có thể gần hay xa. Trong không gian hay trong thời
gian, miễn là chúng thuộc nhiều ngôn ngữ khác nhau, hoặc nhiều văn hóa
khác nhau, cho dù có chung một truyền thống”[ 8; 12].
Tại Việt Nam, sự quan tâm đến văn học so sánh cũng được thể hiện
trong nhiều bài viết khá công phu. Trương Đăng Dung trong bài báo “Văn học
dịch và những vấn đề lí luận của văn học so sánh” định nghĩa rằng:”Văn học
so sánh là một trong những ngành khoa học văn học nghiên cứu mối quan hệ

qua lại cũng như những đặc điểm tương đồng và khác biệt giữa các nền văn
học nhằm tiếp cận tiến trình văn học lớn nhất: Văn học thế giới” [7; 23].
Nguyễn Văn Dân thì định nghĩa: “Văn học so sánh là một bộ môn văn học sử
nghiên cứu các mối quan hệ giữa văn học so sánh với các nền văn học dân tộc
[hay các nền văn học quốc gia] có nghĩa là “ nó nghiên cứu các mối quan hệ
giữa các nền văn học quốc gia”. [6; 22]. Như vậy, nhà nghiên cứu này đã nói
tới đặc trưng quan trọng nhất của bộ môn văn học so sánh là nghiên cứu so
sánh các tác giả, tác phẩm… thuộc các quốc gia và thậm chí là so sánh các
nền văn học trên thế giới.
Nghiên cứu về định nghĩa Văn học so sánh chúng ta cần phân biệt hai
khái niệm: Văn học so sánh và so sánh văn học. Đây là hai khái niệm thường

13


Khóa luận tốt nghiệp

Đỗ Thị Thảo K35A – SP Văn

có sự nhầm lẫn khi sử dụng. Chúng ta cần khẳng định rằng: Văn học so sánh
khác với so sánh văn học. Văn học so sánh là một bộ môn độc lập còn so sánh
văn học chỉ là một phương pháp của tất cả các ngành nghiên cứu văn học.
Như vậy, định nghĩa về Văn học so sánh thì có rất nhiều. Tuy nhiên,
chúng ta có thể hiểu Văn học so sánh là sự nghiên cứu đối chiếu, so sánh giữa
hai hay nhiều hiện tượng (tác giả, tác phẩm, trào lưu…) thuộc các nền văn
học dân tộc để chỉ ra mối quan hệ giữa các nền văn học dân tộc.
1.1.2. Sự hình thành của bộ môn văn học so sánh.
1.1.2.1. Điều kiện hình thành của bộ môn văn học so sánh.
Văn học thế giới đã có mối liên hệ từ xa xưa nhưng loài người thì chưa
ý thức được mối liên hệ, ảnh hưởng qua lại đó. Phải tới thế kỉ XIX, khi xã hội

loài người chuyển từ hình thái kinh tế thấp lên hình thái kinh tế cao hơn đã có
sự đòi hỏi giao lưu về mọi mặt trong đó có văn học thì mới hình thành nền
văn học thế giới và lúc đó ý thức so sánh mới bắt đầu.
Thứ nhất: Sự ra đời của bộ môn Văn học so sánh liên quan trực tiếp đến
sự phát triển của chủ nghĩa tư bản và ý thức chủ nghĩa thế giới. Phương thức
sản xuất của chủ nghĩa tư bản không ngừng thúc đẩy mối liên hệ và giao lưu
kinh tế, thương mại giữa các nước mà còn thúc đẩy giao lưu về mặt văn hóa.
Thứ hai: Từ trào lưu văn học lãng mạn chủ nghĩa cuốn hút toàn Châu
Âu và sự thức tỉnh của văn học thế giới chủ nghĩa cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ
XIX là điều kiện cho sự ra đời Văn học so sánh.
Thứ ba: Sự ra đời của Văn học so sánh có quan hệ nhất định với sự xuất
hiện của khoa học tự nhiên và khoa học xã hội.
Như vậy, những điều kiện cơ bản trên chính là mầm mống cho sự hình
thành của bộ môn Văn học so sánh.

14


Khóa luận tốt nghiệp

Đỗ Thị Thảo K35A – SP Văn

1.1.2.2. Quá trình phát triển của bộ môn văn học so sánh:
Giai đoạn thứ nhất: Nửa cuối thế kỉ XIX. Đây là giai đoạn hình thành
và khẳng định. Giai đoạn này có công lao chủ yếu của các nhà so sánh luận và
sử gia văn học người Anh, Pháp, Đức, Mĩ, Thụy Sĩ, Italia…
Giai đoạn thứ hai: Nửa đầu thế kỉ XX, là giai đoạn văn học so sánh chú
ý đến sự ảnh hưởng và vay mượn. Tiêu biểu cho giai đoạn này là một số tác
giả nghiên cứu văn học người Pháp như: Fernand Baldensperger, Paul Van
Tieghem … với trường phái thực chứng - lịch sử.

Giai đoạn thứ ba: Từ giữa thế kỉ XX đến nay, là giai đoạn hoàn chỉnh
bộ môn Văn học so sánh bằng cách mở rộng đối tượng nghiên cứu của nó
sang lĩnh vực các hiện tượng tương đồng.
1.2. Các hướng nghiên cứu
1.2.1. Nghiên cứu ảnh hưởng
1.2.1.1. Khái niệm
“Ảnh hưởng” là khái niệm hạt nhân của phương pháp nghiên cứu ảnh
hưởng. Khái niệm “ảnh hưởng” của văn học so sánh khác với khái niệm “ảnh
hưởng” mang ý nghĩa chung chung. Thông thường nói ảnh hưởng là chỉ sự
vật này có tác động với sự vật khác, rồi dẫn đến sự phản ứng và phản hồi của
sự vật sau. “Ảnh hưởng” của văn học so sánh nhấn mạnh đến “tính ngoại lai”,
nó quan tâm đến sự xâm nhập của yếu tố ngoại lai.
“Nghiên cứu ảnh hưởng là chỉ việc dùng phương pháp lịch sử để xử lí
các mối liên hệ thực tế tồn tại ở giữa các nền văn học dân tộc khác nhau, căn
cứ của nó là ở sự tiếp xúc giao lưu lẫn nhau giữa các nền văn học dân tộc.
Nghiên cứu ảnh hưởng nhấn mạnh đến thực chứng và liên hệ thực tế, phàm
các suy luận hoặc phán đoán thiếu căn cứ thực tế đều không thuộc về phạm
trù nghiên cứu ảnh hưởng.”[13; 71].

15


Khóa luận tốt nghiệp

Đỗ Thị Thảo K35A – SP Văn

Chẳng hạn, chúng ta có thể nghiên cứu ảnh hưởng giữa hai nhà văn Lỗ
Tấn và Gôgôn; giữa nhà văn với trào lưu văn học như: Xuân Diệu với chủ
nghĩa tượng trưng; giữa hai nền văn học: Văn học Việt nam và Văn học Trung
Quốc

Như vậy, phạm vi và đối tượng của nghiên cứu ảnh hưởng là rất rộng.
1.2.1.2. Phương pháp
Để nghiên cứu được các hiện tượng văn học theo hướng so sánh ảnh
hưởng, trước tiên người nghiên cứu phải đặt giả thiết (Phải có tư tưởng thì
mới có giả thiết). Sau đó phải tìm tư liệu để chứng minh và làm sáng tỏ giả
thiết đó. Sau khi có tư liệu người viết sử dụng phương pháp phân tích những
tư liệu đó để tìm cội nguồn, tìm sự sáng tạo của đối tượng so sánh. Và cuối
cùng dùng phương pháp tìm ảnh hưởng và siêu ảnh hưởng để nghiên cứu về
đối tượng.
1.2.1.3. Các loại hình ảnh hưởng.
Ảnh hưởng trong văn học khá phức tạp, và có nhiều loại. Trong đó có
hai loại hình ảnh hưởng quan trọng đó là: Ảnh hưởng trực tiếp và ảnh hưởng
gián tiếp; ảnh hưởng chính và ảnh hưởng phụ.
* Ảnh hưởng trực tiếp và ảnh hưởng gián tiếp:
Ảnh hương trực tiếp là nhà văn tiếp xúc và tiếp nhận trực tiếp ảnh
hưởng của nhà văn, tác phẩm nước ngoài; ảnh hưởng gián tiếp là nói về nhà
văn thông qua một hoặc một số môi giới để tiếp nhận những tiến bộ của nhà
văn, tác phẩm nước ngoài.
Ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp có mối quan hệ mật thiết. Ảnh hưởng
trực tiếp thường thúc đẩy ảnh hưởng gián tiếp, nhưng rồi ảnh hưởng gián tiếp
lại chuyển hóa thành ảnh hưởng trực tiếp. Chẳng hạn như một số chí sĩ đông
du Nhật Bản, họ thông qua Nhật Bản để học tập phương Tây, ví dụ: Sách dịch

16


Khóa luận tốt nghiệp

Đỗ Thị Thảo K35A – SP Văn


Tây học thời cận đại Trung Quốc, không ít danh từ trong Trung văn đều vay
mượn của Nhật Bản.
* Ảnh hưởng chính và ảnh hưởng phụ
Từ mặt tác động và tiếp nhận mà nói, ảnh hưởng chính là chỉ tác dụng
của vật gây ảnh hưởng đối với vật chịu ảnh hưởng tích cực, nó thúc đẩy và
làm phong phú sáng tác của các nước khác hoặc có thể nói vật chịu ảnh
hưởng tiếp nhận, tiêu hóa nhân tố ngoại lai, sáng tác ra tác phẩm ưu tú.
Ảnh hưởng phụ là chỉ tác dụng của vật gây ảnh hưởng đối với vật chịu
ảnh hưởng là tiêu cực, ngăn cản hoặc phá hoại sáng tác của các nước khác hay
nói cách khác là vật chịu ảnh hưởng chống lại hoặc phủ định một số nhân tố
của vật gây ảnh hưởng.
Ảnh hưởng chính và ảnh hưởng phụ một số trường hợp xen lẫn vào
nhau. Chẳng hạn như ở thời Ngũ tứ của Trung Quốc, ảnh hưởng của các trào
lưu văn học phương Tây với văn đàn Trung Quốc làm phong phú các sáng tác
nhưng đồng thời cũng tạo ra sự đứt đoạn giữa văn học mới với văn học truyền
thống.
1.2.1.4. Phạm vi của nghiên cứu ảnh hưởng.
Nghiên cứu ảnh hưởng là một loại phương pháp luận cơ bản và chủ yếu
của văn học so sánh. Phạm vi của nghiên cứu ảnh hưởng rất rộng, chủ yếu có
hai mặt:
Một là: Mối liên hệ và ảnh hưởng thực tế của nhà văn, tác phẩm. Tức
phải tìm hiểu sự lưu truyền tác gia, tác phẩm nước ngoài và mối liên hệ học
hỏi, kế thừa của những nhà văn ở các nước khác nhau, vừa phải chú ý xem
các nhà văn đã vay mượn, sáng tạo như thế nào, trong quá trình phân tích sự
hấp thụ, tiêu hóa văn học nước ngoài đối với nhà văn để nắm được những chỗ
sáng tạo và thành công của họ.

17



Khóa luận tốt nghiệp

Đỗ Thị Thảo K35A – SP Văn

Hai là: Sự hưởng ứng lẫn nhau của các tư trào văn học và phong trào
văn học là sự mở rộng phạm vi nghiên cứu của văn học so sánh. Nó nghiên
cứu một tư trào văn học hoặc một trường phái phê bình được hình thành như
thế nào? Trong ngữ cảnh mới nó có sự phát triển và đổi mới gì?
Đó chính là những phạm vi của nghiên cứu ảnh hưởng.
1.2.1.5. Hạn chế của nghiên cứu ảnh hưởng.
Nghiên cứu ảnh hưởng có rất nhiều ý nghĩa đối với văn học thế giới
xong nó cũng tồn tại những hạn chế như:
Thứ nhất: Nghiên cứu ảnh hưởng thiên về mối liên hệ thực tế, chú
trọng việc nghiên cứu nguồn gốc và ảnh hưởng, trọng tâm nghiên cứu là ở sự
phát hiện và khảo chứng tư liệu. Nó bỏ qua tính chỉnh thể của tác phẩm và cá
tính sáng tạo của nhà văn.
Thứ hai: Nghiên cứu ảnh hưởng nhấn mạnh thực chứng làm cho phạm
vi của nó bị hạn chế.
Mặc dù có một số hạn chế như vậy nhưng ngày nay nghiên cứu ảnh
hưởng vẫn được phát triển bởi sự tiếp xúc và giao lưu văn học giữa các nước
là ngày càng được mở rộng.
1.2.2. Nghiên cứu song song:
1.2.2.1. Khái niệm
Là nghiên cứu hai hiện tượng của hai nền văn hóa khác nhau mà giữa
chúng không có mối liên hệ ảnh hưởng trực tiếp.
Theo Hồ Á Mẫn: “Nghiên cứu song song là dùng phương thức suy luận
logic để nghiên cứu hai nền văn học dân tộc, hoặc hai nền văn học dân tộc trở
lên mà giữa chúng không có quan hệ trực tiếp” [13; 84].
Ví dụ: So sánh truyện cổ tích Việt Nam và truyện cổ tích Grim


18


Khóa luận tốt nghiệp

Đỗ Thị Thảo K35A – SP Văn

1.2.2.2. Mục đích
Các hiện tượng văn học là khác nhau do đặc tính của nhân loại: do đời
sống sinh hoạt, do các điều kiện vật chất… Nghiên cứu song song giúp chúng
ta phát hiện những hiện tượng tương đồng của nhân loại cũng như phát hiện
những nét đặc sắc có tính chất dân tộc, văn hóa vùng. Hơn thế nữa, nghiên
cứu song song còn giúp chúng ta hiểu nhau giữa sự bất đồng về văn hóa,
chính kiến.
Nghệ thuật ngôn từ là một cái rất nguyên sơ, nó phân hóa từ nghệ thuật
nguyên hợp mà thành thơ ca. Các thể loại văn học, con đường phát triển, hành
trình văn học của các dân tộc cũng giống nhau. Vì vậy, nếu không nghiên cứu
vấn đề này thì sẽ không thấy tính cộng đồng trong nghiên cứu văn học thế
giới.
1.2.2.3. Phương pháp nghiên cứu
Người ta sử dụng hai phương pháp chủ yếu để nghiên cứu so sánh đó
là: Nghiên cứu trực tiếp và nghiên cứu gián tiếp (nghiên cứu diễn giải).
Những yếu tố đem so sánh phải có ý nghĩa nhất định, đặc biệt người
nghiên cứu phải coi trọng tính văn học của vấn đề đem so sánh.
1.2.2.4. Các hướng nghiên cứu
* Chủ đề học
Sử dụng hướng nghiên cứu chủ đề học khi chúng ta tìm ra hai hiện
tượng văn học có điểm tương đồng từ đó đem ra so sánh, đối chiếu.
Chủ đề là vấn đề chính được đem ra miêu tả, bàn luận. Những hiện
tượng đời sống được miêu tả gắn với niềm quan tâm của chủ thể. Đây là phạm

trù có tính chủ quan. Chủ đề bao gồm nhiều nội dung, nhiều yếu tố như: Đề
tài, nhân vật, tư tưởng và cả những phương diện nhỏ hơn như: Môtip, sự kiện,
tình huống,… Như vậy, chủ đề bao gồm nhiều phạm vi từ lớn đến nhỏ.

19


Khóa luận tốt nghiệp

Đỗ Thị Thảo K35A – SP Văn

Ví dụ về nghiên cứu chủ đề: So sánh Anna Karenina của L. Tonstol với
Tereda Deskeru của F.Moriac. Ban đầu những thành tựu của văn học Pháp
ảnh hưởng rất mạnh đến văn học Nga với việc coi trọng những giá trị đạo đức
của con người. Khi văn học Pháp suy đồi thành chủ nghĩa tự nhiên thì văn học
Nga với những giá trị của nó lại trở lại Pháp. Điểm giống nhau của hai tác
phẩm là miêu tả hai cô gái yêu đương mãnh liệt, có gia đình nhưng ngoại tình,
có số phận bị kịch và cuối cùng đều chết. Cách xử lí nhân vật, tư tưởng giống
nhau: Một lòng đồng cảm sâu sắc và khoan dung với họ.
* Thể loại học.
Khái niệm này nhấn mạnh đến đặc trưng ngôn từ, nó có truyền thống từ
phương Tây. Các loại hình của văn học các dân tộc có nhiều điểm tương
đồng.
Thể loại học là môn học nhánh chuyên nghiên cứu lịch sử phát triển và
lí luận về loại hình văn học của các nước khác nhau. Trong văn học so sánh,
thể loại học là một trong những lĩnh vực có tính giống nhau nhất. Bất kể là
phương Đông hay phương Tây, mặc dù bối cảnh văn hóa và truyền thống văn
học khác nhau, nhưng đều có những loại hình văn học tương ứng như thơ ca,
tiểu thuyết…các học giả so sánh phát hiện ra nhiều điểm giống nhau trong
những thể loại đó, từ đó tạo ra cơ sở để so sánh.

Thể loại học nghiêng về nghiên cứu những nhân tố giống và khác nhau
của văn bản văn học. Ví dụ: So sánh sử thi Hy Lạp, Ấn Độ với Việt Nam.
* Loại hình học.
Là nghiên cứu sự giống nhau, lặp lại có qui luật. Khái niệm này được
các học giả Liên Xô đặt ra: Riftin, Arosxayep quãng những năm 50-60 của thế
kỉ XX. So sánh loại hình là nền tảng lý thuyết cho việc nghiên cứu văn học
toàn thế giới. Ví dụ: Các trào lưu văn học xuất hiện một cách lịch sử: Văn học

20


Khóa luận tốt nghiệp

Đỗ Thị Thảo K35A – SP Văn

Phục hưng phát triển trên di sản của văn học cổ đại từ thế kỉ XIII ở Ý đến thế
kỉ XVI ở Tây Ban Nha với Xecvantec.
* Thi pháp học.
Thi pháp là hệ thống của những yếu tố có tính vĩnh hằng được đúc rút
ra từ lí luận văn học.
Chúng ta có thể so sánh những yếu tố bất biến: Quan niệm về con
người, nhân vật, cốt truyện, đạo đức. Ví dụ: Thi pháp Truyện Kiều là cuốn
sách so sánh thi pháp Nguyễn Du và Thanh Tâm Tài Nhân. Cũng có thể so
sánh về lí luận văn học: Các khái niệm, phạm trù, quan niệm của các nền văn
học khác nhau. Ví dụ: Quan hệ văn học - đời sống - người sáng tác - người
đọc ở phương Đông và phương Tây. So sánh về phương diện lí luận tiếp nhận.
1.2.3. Nghiên cứu liên ngành.
Đây là hướng nghiên cứu mới xuất hiện tương đối muộn, bắt đầu từ
những năm 60 của thế kỉ XX. Người đề xuất là một học giả người Mĩ
Remark. Nghiên cứu liên ngành chú trọng đến cầu nối giữa văn học nghệ

thuật với các lĩnh vực hoạt động khác. Chẳng hạn: Văn học với các nghệ thuật
khác như: Âm nhạc, hội họa, điện ảnh; văn học với tôn giáo; văn học với khoa
học xã hội: Triết học, ngôn ngữ học, tâm lí học; văn học với khoa học tự
nhiên,…
Như vậy lĩnh vực nghiên cứu của văn học so sánh đã được mở rộng
hơn, phá vỡ khung của văn học so sánh trước đó.
1.3. Ý nghĩa và tác dụng của bộ môn văn học so sánh.
Văn học so sánh giúp mở rộng tầm mắt nghiên cứu và cải tiến phương
pháp nghiên cứu học thuật.
Văn học so sánh còn giúp ta nghiên cứu sâu sắc văn học bản quốc và
văn học ngoại quốc

21


Khóa luận tốt nghiệp

Đỗ Thị Thảo K35A – SP Văn

Giúp nhận thức rõ lịch sử văn học và lí luận văn học trong và ngoài
nước
Ngoài ra, nó còn giúp thúc đẩy mối liên hệ và giao lưu văn học và văn
hóa các nước…
Như vậy có thể thấy, Văn học so sánh có một tầm quan trọng đặc biệt
trong nghiên cứu văn học.
Khi tìm hiểu thời điểm ra đời cũng như xuất xứ của các tác phẩm,
chúng tôi xác định nghiên cứu đề tài tình yêu trong hai tác phẩm Rô-mê-ô và
Giu-li-ét của Sếch-xpia với Mái tây của Vương Thực Phủ theo phương pháp
so sánh song song.


22


Khóa luận tốt nghiệp

Đỗ Thị Thảo K35A – SP Văn

Chương 2: So sánh đề tài tình yêu
trong Mái tây và Rô-mê-ô và Giu-li-ét
“Tác phẩm Mái tây của Vương Thực Phủ là vở tạp kịch mà ở Việt Nam
cũng như Trung Quốc được đánh giá rất cao. Nhiều người có thể không biết
tới Đậu Nga oan của Quan Hán Thanh nhưng lại rất thuộc Mái tây của Vương
Thực Phủ.”[2; 274]. Nguyễn Khắc Phi đã khẳng định như vậy trong bài viết
về tác phẩm Mái tây. Nó khẳng định giá trị to lớn của tác phẩm này.
Vương Thực Phủ là tác giả của vở tạp kịch nổi tiếng này. Tài liệu về
Vương Thực Phủ còn rất ít. Người ta chỉ biết ông là người Đại Độ ( Bắc
Kinh), sáng tác tạp kịch vào những năm 1290-1300 đời Nguyên. Ông nổi
tiếng là một người tài hoa, mọi người đều nể phục. Trước đây có người cho
rằng ông sáng tác mười sáu chương đầu Mái tây còn bốn chương sau là Quan
Hán Thanh thêm vào hoặc ngược lại nhưng hiện nay căn cứ vào ngôn ngữ,
phong cách nghệ thuật các nhà phê bình Trung Quốc khẳng định Mái tây là
tác phẩm của Vương Thực Phủ.
Mái tây của Vương Thực Phủ lấy cốt truyện từ: Oanh Oanh truyện
(Còn có tên nữa là Hội chân kí) của Nguyên Chẩn đời Đường nhưng đã có sự
cải biến và sáng tạo. Chủ đề tư tưởng của tác phẩm đã có sự thay đổi bởi sự
tiếp thu từ tác phẩm: Tây Sương kí chư cung điệu của Đổng Giải Nguyên đời
Kim. Tác giả Vương Thực Phủ đã gia công về nội dung và nghệ thuật để tạo
nên một tác phẩm nổi tiếng.
Cùng với Mái tây của Vương Thực Phủ ở phương Đông thì ở phương
Tây Rô-mê-ô và Giu-li-ét của Sếch-xpia được nhiều người ca ngợi là một tác

phẩm bất hủ trong văn học thế giới.
Tác giả Sếch-xpia (1564-1616) là nhà thơ, nhà soạn kịch thiên tài,
người đại diện tiêu biểu nhất cho văn đàn nước Anh thời Phục hưng. Sáng tác
23


Khóa luận tốt nghiệp

Đỗ Thị Thảo K35A – SP Văn

của Sếch-xpia gồm : Thơ và kịch, kịch của ông bao gồm: Hài kịch, kịch lịch
sử và bi kịch,…ở thể loại nào thì Sếch-xpia cũng có những đóng góp đáng kể
cho kịch trường Anh.
Rô-mê-ô và Giu-li-ét là tác phẩm bi kịch đầu tay của Sếch-xpia, tác
phẩm ra đời giữa lúc ông đang hào hứng sáng tác kịch lịch sử, hài kịch và gặt
hái được rất nhiều thành công. Vở bi kịch này ra đời ngay lập tức được công
chúng Anh đón nhận nồng nhiệt và gây xúc động với trên kịch trường. Tác
phẩm được thừa nhận là một trong những kiệt tác hàng đầu trong lịch sử sân
khấu thế giới.
Hai tác phẩm trên ở hai dân tộc khác nhau, hai nền văn hóa khác nhau
nên ở chúng lại có nhiều điểm tương đồng và dị biệt. Trong khuôn khổ đề tài
chúng tôi dựa vào lí thuyết của Văn học so sánh để nghiên cứu những điểm
tương đồng và dị biệt đó trên phương diện tình yêu trong hai tác phẩm.
2.1.Sự gặp gỡ của hai tác phẩm khi thể hiện tình yêu
2.1.1.Tình yêu như là biểu tượng của tuổi trẻ
Tình yêu là một biểu tượng bất diệt của tuổi trẻ. Nói đến tình yêu là
người ta nghĩ ngay đến những người trẻ tuổi – những con người yêu say mê,
cuồng nhiệt. Chúng ta hãy ngược dòng thời gian để đến với tình yêu của
những con người ở hai nền văn hóa khác nhau qua hai tác phẩm: Mái tây(Tây
sương kí) và Rô-mê-ô và Giu-li-ét .

2.1.1.1. Nhân vật trong hai tác phẩm đều là những người trẻ tuổi, họ đến
với tình yêu đầu một cách tự nhiên, không toan tính.
Trong tác phẩm Mái tây, hai nhân vật Trương Quân Thụy và Thôi Oanh
Oanh đều là những người trẻ tuổi. Trương Quân Thụy là một chàng thư sinh
trẻ tuổi, công danh chưa đạt, vào Kinh để tham dự kì thi Hội: “Tôi họ Trương
tên Củng, tự là Quân Thụy. Quê nhà ở Tây Lạc. Năm nay mới 23 tuổi, sinh
giờ Tí ngày 17 tháng Giêng, tịnh chưa lấy vợ bao giờ!”. [17; 66]. Trương

24


Khóa luận tốt nghiệp

Đỗ Thị Thảo K35A – SP Văn

Quân Thụy còn là một chàng trai trẻ với tính ham chơi, thích du ngoạn nên
tuy học giỏi nhưng công danh lại chưa đạt. Trên đường vào Kinh dự thi nhưng
Trương Quân Thụy vẫn tìm đường sang thăm người bạn của mình là Đỗ Xác
làm quan ở đất Bồ Quan: “Giờ tôi hãy sang thăm anh một chuyến. Rồi hãy
vào Kinh, cũng chẳng muộn gì. Nghĩ như tôi: song huỳnh án tuyết, nghề văn
chương học đã nên tài! Vậy mà: bèo dạt, mây trôi, chí hồ hải bao giờ cho đạt,
ạ?”[17; 39]. Quân Thụy vốn có tính ham chơi, thưởng ngoạn như vậy nên khi
đi qua đất Bồ đã dừng chân thưởng ngoạn cảnh thiên nhiên: “Đường đi đã đến
sông Hoàng Hà rồi đây! Trông mà coi: hình thế mới đẹp làm sao!”[17; 40],
rồi chàng tới một quán trọ nghỉ chân. Khi vừa tới nơi diều đầu tiên chàng đã
hỏi chủ quán xem ở đây có chỗ nào đi chơi giải trí: “ Nếu vậy, dọn cho trọ vào
hạng nhất. Bác quán! Lại tôi hỏi: Ở đây có chỗ nào chơi cho giải trí không?”.
[17; 41]. Điều ấy chứng tỏ Quân Thụy là một chàng trai trẻ, sống phóng
khoáng. Đây cũng là một biểu hiện cho tính cách của những người trẻ tuổi.
Thôi Oanh Oanh là một cô gái trẻ, con gái của quan Thôi tướng Quốc:

“…Chúng tôi hiếm, chỉ có Oanh Oanh đây là gái, năm nay mười chín tuổi:
Thơ, từ, tính, viết, thêu, dệt, nữ công, nó đều thông thạo cả”.[17; 37]. Đó là
lời của Thôi phu nhân giới thiệu về con gái mình. Như thế chúng ta có thể
thấy được đôi nét về Thôi Oanh Oanh. Đây là một cô gái tuổi còn rất trẻ mới
19 tuổi nhưng rất giỏi giang nhất là về phần “nữ công gia chánh”. Oanh Oanh
là hình mẫu lí tưởng cho người phụ nữ thời phong kiến. Cô không những tài
giỏi, thông minh mà còn rất xinh đẹp. Vì vậy, Trương Quân Thụy vừa nhìn
thấy Oanh Oanh đã xiêu lòng. Oanh Oanh trong mắt chàng đẹp như tiên nữ
giáng trần:

“Chân tay mềm mại nõn nà,

25


×