Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Cổ phiếu ưu đãi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (362.01 KB, 23 trang )

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG

MÔN: KẾ TOÁN NGÂN HÀNG II

BÀI TẬP NHÓM:
CỔ PHIẾU ƯU ĐÃI

Nhóm Eximbank


CỔ PHIẾU ƯU ĐÃI
I. SƠ LƯỢC VỀ CỔ PHIẾU ƯU ĐÃI
1. Khái niệm
Cổ phiếu ưu đãi (Preferred stock) là loại cổ phiếu cho người nắm giữ nó (cổ
đông ưu đãi) một số quyền lợi ưu đãi hơn cổ đông phổ thông. Cổ phiếu ưu
đãi có hay không, và loại nào là do Điều lệ của công ty cổ phần xác định
2. Đặc điểm
cổ phiếu ưu đãi có tính chất lai ghép giữa trái phiếu và cổ phiếu


Đặc điểm giống cổ phiếu thường: cũng là chứng khoán vốn không có
kỳ hạn và không hoàn vốn. Người nắm giữ cổ phiếu ưu đãi cũng là cổ
đông đồng sở hữu công ty.



Vốn góp vĩnh viễn: người mua cổ phiếu ưu đãi được xem là cổ đông
của công ty do đó phần vốn góp qua việc mua cổ phiếu là mua vĩnh viễn
không được hoàn trả. Nhưng khi cần tiền họ có thể đem bán trên thị
trường chứng khoán để lấy lại vốn góp bằng giá bán trên thị trường. Giá


bán này tùy thuộc vào mệnh giá cổ phiếu, tỷ suất cổ tức và giá trị thị
trường của công ty tại thời điểm bán.



Đặc điểm giống trái phiếu: cổ tức của cổ phiếu ưu đãi được ấn định
theo một tỷ lệ cố định trên mệnh giá, cổ phiếu ưu đã giống như trái
phiếu được ấn định một tỷ lệ lãi cố định tính trên mệnh giá.
D = d% x F
Ví dụ: công ty X có phát hành loại cổ phiếu ưu đãi mệnh giá $100, với
phần chia lãi cố định 8,5%/năm trên mệnh giá. Điều đó có nghĩa hàng
năm người cầm cổ phiếu ưu đãi được hưởng cổ tức $8,5 trên một cổ
phiếu. Tùy theo loại cổ phiếu ưu đãi mà cổ tức này sẽ được tính gộp hay
không tính gộp lãi ở các năm công ty làm ăn không lãi để trả lãi hay


không trả đủ lãi.
Nhưng trong lúc mất khả năng trả nợ cho trái chủ có thể dẫn đến tình
trạng của một công ty thì việc mất khả năng chi trả cổ tức cho cổ phiếu
ưu đãi vài năm lại được xử lý theo kiểu dàn xếp nội bộ. Tùy theo loại cổ
phiếu ưu đãi mà công ty có khả năng ứng xử thích hợp: có thể chuyển
cổ đông này sang cổ đông thường hoặc gia tăng quyền hạn của cổ đông
nắm giữ cổ phiếu ưu đãi như quyền được tham gia bầu cử Hội đồng
quản trị mới.


Việc trả cổ tức cho cổ đông ưu đãi là việc phân phối lợi nhuận trong
nội bộ công ty, chính sách phân phối này linh hoạt và mềm dẻo tùy theo
tính hình kinh doanh của công ty, cổ tức này có thể trả đủ hoặc không
trả đủ. Hơn nữa, phần cổ tức không trả đủ có bảo lưu hay không bảo lưu

cũng tùy theo lại cổ phiếu ưu đãi
3. Phân loại
Theo luật doanh nghiệp: cổ phiếu có thể chia làm 3 loại
• Cổ phiếu ưu đãi biểu quyết: là cổ phiếu có số phiếu biểu quyết nhiều hơn so
với cổ phiếu phổ thông. Số phiếu biểu quyết của một cổ phần ưu đãi biểu
quyết do điều lệ công ty quy định. Chỉ có tổ chức được Chính phủ uỷ quyền
và cổ đông sáng lập được quyền nắm giữ cổ phiếu ưu đãi biểu quyết.

Ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập chỉ có hiệu lực trong ba năm, kể từ ngày
công ty được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Sau thời hạn đó, cổ phiếu
ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập được chuyển đổi thành cổ phần phổ thông
và họ sẽ có những quyền và nghĩa vụ của cổ đông phổ thông.
Quyền của cổ đông ưu đãi biểu quyết:
+ Biểu quyết về các vấn đề thuộc thẩm quyền của ĐHCĐ.


+ Các quyền khác như cổ đông phổ thông, trừ việc chuyển nhượng cổ
phiếu đó cho người khác.
• Cổ phiếu ưu đãi cổ tức: là cổ phiếu được trả cổ tức với mức cao hơn so với
mức cổ tức của cổ phiếu phổ thông hoặc mức ổn định hàng năm. Cổ tức
được chia hàng năm gồm cổ tức cố định và cổ tức thưởng. Cổ tức cố định
không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của công ty. Mức cổ tức cố định cụ
thể và phương thức xác định cổ tức thưởng được ghi trên cổ phiếu ưu đãi cổ
tức.
Quyền của cổ đông ưu đãi cổ tức:
+ Nhận cổ tức với mức theo quy định.
+ Được nhận lại một phần tài sản còn lại tương ứng với số cổ phiếu góp
vốn vào công ty, sau khi công ty đã thanh toán hết các khoản nợ, cổ phiếu
ưu đãi hoàn lại khi công ty giải thể hoặc phá sản.
+ Các quyền khác như cổ đông phổ thông, trừ quyền biểu quyết, dự họp

ĐHCĐ, đề cử người vào HĐQT và Ban kiểm soát.
• Cổ phiếu ưu đãi hoàn lại: là cổ phiếu được công ty hoàn lại vốn góp bất cứ
khi nào theo yêu cầu của người sở hữu hoặc theo các điều kiện được ghi tại
cổ phiếu ưu đãi hoàn lại.
Quyền của cổ đông ưu đãi hoàn lại:
+ Cổ đông sở hữu cổ phiếu ưu đãi hoàn lại có các quyền khác như cổ đông
phổ thông, trừ quyền biểu quyết, dự họp ĐHCĐ, đề cử người vào HĐQT
và Ban kiểm soát.
Ngoài ra còn có thể phân loại như sau:
• Cổ phiếu ưu đãi tham gia: được quyền tham gia vào lợi nhuận hơn là chỉ
cổ tức cố định như là cổ tức giao động tăng thêm nếu công ty thành công.


Cổ phiếu ưu đãi tích lũy là loại cổ phiếu ưu đãi mà ngoài những đặc quyền
được nhận cổ tức cố định trước cổ phiếu phổ thông, còn có thêm quyền có
thể khất lại cổ tức ưu đãi.
Cổ phiếu ưu đãi phí tích lũy là loại cổ phiếu ưu đãi không được quyền khất
lại cổ tức.
Cổ phiếu ưu đãi mua lại có thể được công ty mua lại với giá bán lại đã
được ấn định trên một thông báo trước trong một khoảng thời gian. Thông
thường thì giá mua lại được ấn định cao hơn mệnh giá để bù đắp cho chủ sở
hữu nhũng tổn thất không mong muốn của việc đầu tư.
Cổ phiếu ưu đãi hoán đổi là loại cổ phiếu ưu đãi có quyền được hoán đổi
thành một loại cổ phiếu khác theo sự lựa chọn của cổ đông, thường thì đổi
lại thành cổ phiếu phổ thông.
4. Ưu nhược điểm
• Ưu điểm
+ NĐT có khả năng thu hồi phần tài sản của công ty lớn hơn cổ đông
thường. (Cổ đông nắm cổ phiếu ưu đãi luôn được nhận cổ tức đầu tiên và
khi công ty bị phá sản thì họ cũng là những người được công ty trả trước

phần tài sản còn lại, sau đó mới đến cổ đông thường)
+ cổ phiếu phổ thông không thể chuyển đổi thành cổ phiếu ưu đãi, trong
khi cổ phiếu ưu đãi có thể chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông theo
quyết định của ĐHCĐ
• Nhược điểm
+ khi công ty làm ăn phát đạt thì số cổ tức họ nhận được vẫn không hề tăng
lên.
5. Tài khoản sử dụng


tài khoản 65 và tk 487
• Tài khoản 65 - Cổ phiếu ưu đãi
Cổ phiếu ưu đãi là công cụ tài chính phức hợp bao gồm 2 cấu phần (cấu phần Nợ
phải trả và cấu phần Vốn chủ sở hữu). Nội dung hạch toán trên Tài khoản 65 - Cổ
phiếu ưu đãi là phản ánh giá trị cấu phần Vốn chủ sở hữu của Cổ phiếu ưu đãi do
TCTD phát hành. Cấu phần Nợ phải trả của Cổ phiếu ưu đãi được hạch toán trên
Tài khoản 487 - Cấu phần Nợ của Cổ phiếu ưu đãi.
Bên Có ghi: - Giá trị cấu phần vốn chủ sở hữu của cổ phiếu ưu đãi TCTD phát
hành.
Bên Nợ ghi: - Giá trị cấu phần vốn chủ sở hữu của cổ phiếu ưu đãi thanh toán khi
đáo hạn.
- Giá trị cấu phần vốn chủ sở hữu của cổ phiếu ưu đãi chuyển đổi thành cổ phiếu
phổ thông.
Số dư Có: - Giá trị cấu phần vốn chủ sở hữu của cổ phiếu ưu đãi TCTD phát hành,
đang lưu thông.
Hạch toán chi tiết:
- Mở tài khoản chi tiết cho từng đợt phát hành.
Giá trị của cổ phiếu ưu đãi hạch toán trên tài khoản này là mệnh giá trong trường
hợp không phát sinh phần giá trị được ghi nhận vào cấu phần nợ của cổ phiếu ưu
đãi. Trường hợp có phát sinh phần giá trị thuộc cấu phần nợ, giá trị cổ phiếu hạch

toán trên tài khoản này là mệnh giá trừ (-) đi phần giá trị hạch toán vào cấu phần
nợ của cổ phiếu ưu đãi.
• TK 487 – Cấu phần nợ của cổ phiếu ưu đãi:
Tài khoản này dung để phản ánh gái trị cấu phần nợ phả trả của cổ phiếu ưu đãi do
TCTD phát hành. Tài khoản này chỉ được mở và sử dụng khi cơ chế tà chính cho


phép hoặc có quy định cụ thể về cơ chế nghiệp vụ của NHNN. Việc hạch toán trên
tà khoản này thực hiện theo hướng dẫn của NHNN:
Hạch toán trên tài khoản này cần thực hiện theo các quy định sau:
1. Cổ phiếu ưu đãi là công cụ tài chính phức hợp bao gồm 2 cấu phần (cấu phần
Nợ phải trả và Cấu phần Vốn chủ sở hữu)
2. Việc phát hành cổ phiếu ưu đãi phải được tuân theo các quy định hiện hành của
pháp luật. Việc tách 02 cấu phần Nợ phải trả và cấu phần Vốn chủ sở hữu trong
việc hạch toán kế toán được thực hiện theo quy định của NHNN
3. Chỉ hạch toán trên tà khoản này, giá trị cấu phần Nợ phải trả của cổ phiếu ưu đãi
do TCTD phát hành.
4. Cấu phần Nợ phải trả của cổ phiếu ưu đãi được hạch toán trên tài khoản này và
cấu phần VCSH của cổ phiếu ưu đãi (hạch toán trên tài khoản 65 – cổ phiếu ưu đãi
– Cấu phần vốn chủ sở hữu) là 2 hợp phần của Cổ phiếu ưu đãi do TCTD phát
hành.
Bên Có ghi: Giá trị cấu phần Nợ phải trả của Cổ phiếu ưu đãi TCTD phát hành
Bên Nợ ghi: Thanh toán cổ phiếu ưu đãi khi đáo hạn (cấu phần Nợ phải trả)
Mua lại cổ phiếu ưu đãi (Cấu phần Nợ phải trả) trong kỳ.
Chuyển đổi cổ phiếu ưu đãi thành cổ phiếu phổ thông (Cấu phần nợ của cổ phiếu
ưu đãi)
Số dư Có: Phản ánh tổng giá trị cấu phần Nợ phả trả của cổ phiếu ưu đã do TCTD
phát hành
Hạch toán chi tiết: Mở tài khoản chi tiết cho từng đợt phát hành
II.


QUI TRÌNH HẠCH TOÁN VÀ TRÌNH BÀY TRÊN BCTC
1. Qui trình hạch toán
• Phát hành
Cổ phiếu ưu đãi được ghi nhận ban đầu tại giá trị hợp lí ( giá trị phát
hành) điều chỉnh cho chi phí giao dịch liên quan đến việc phát hành cổ


phiếu ưu đãi đó
Nợ TK thích hợp
Có TK 65 ( cổ phiếu ưu đãi)
Có TK 487 ( cấu phần nợ của cổ phiếu ưu đãi)
• Chi trả cổ tức
Khi có quyết định của hội đồng cổ đông về chi trả cổ tức:
Nợ TK 69 ( lợi nhuận chưa phân phối)
Có TK cổ tức phải trả
Khi trả cổ tức :
Nợ TK cổ tức phải trả
Có TK thích hợp ( 1011…)
• Chuyển đổi cổ phiếu ưu đãi sang cổ phiếu phổ thông ( cổ phiếu ưu đãi
hoán đổi)
Nợ TK 65 (cổ phiếu ưu đãi
Có TK 60 ( vốn của tổ chức tín dụng)
• Mua lại cổ phiếu ưu đãi
Nợ TK 65 ( cổ phiếu ưu đãi)
Có TK thích hợp
VAS 30 - Tính lãi trên cổ phiếu
12. Cổ tức của cổ phiếu ưu đãi được trừ khỏi lợi nhuận hoặc lỗ sau thuế để tính lãi cơ
bản trên cổ phiếu, gồm:
a) Cổ tức của cổ phiếu ưu đãi không lũy kế được thông báo trong kỳ báo cáo; và

b) Cổ tức của cổ phiếu ưu đãi lũy kế phát sinh trong kỳ báo cáo (kể cả trường hợp chưa
được thông báo). Giá trị cổ tức ưu đãi trong kỳ không bao gồm cổ tức của cổ phiếu ưu
đãi lũy kế liên quan tới các kỳ trước đã được chi trả hay được thông báo trong kỳ báo
cáo.
13. Cổ phiếu ưu đãi có mức cổ tức thấp để bù đắp lại việc doanh nghiệp bán cổ phiếu ưu
đãi ở mức giá có chiết khấu, hoặc có mức cổ tức cao để bù đắp cho nhà đầu tư do việc
mua cổ phiếu ưu đãi ở mức giá có phụ trội. Các khoản chiết khấu hoặc phụ trội khi phát
hành lần đầu cổ phiếu ưu đãi lãi suất tăng dần được phân bổ vào lợi nhuận giữ lại theo
phương pháp lãi thực và được coi như cổ tức ưu đãi khi tính lãi cơ bản trên cổ phiếu.
14. Doanh nghiệp có thể mua lại cổ phiếu ưu đãi từ người sở hữu. Khoản chênh lệch lớn
hơn giữa giá trị hợp lý của khoản thanh toán cho người sở hữu với giá trị ghi sổ của cổ
phiếu ưu đãi là lợi ích của người sở hữu cổ phiếu ưu đãi và là khoản giảm trừ vào lợi


nhuận chưa phân phối của doanh nghiệp. Khoản chênh lệch này được trừ vào lợi nhuận
hoặc lỗ phân bổ cho cổ đông sở hữu cổ phiếu phổ thông của công ty mẹ.
15. Doanh nghiệp có thể khuyến khích việc chuyển đổi trước thời hạn cổ phiếu ưu đãi có
thể chuyển đổi bằng điều kiện có lợi hơn điều kiện chuyển đổi ban đầu hoặc bằng số tiền
thanh toán thêm. Khoản chênh lệch lớn hơn giữa giá trị hợp lý của cổ phiếu phổ thông
hoặc các khoản thanh toán khác theo điều kiện chuyển đổi có lợi tại thời điểm thanh toán
với giá trị hợp lý của cổ phiếu phổ thông được phát hành theo điều kiện chuyển đổi gốc
là lợi ích của người sở hữu cổ phiếu ưu đãi. Khoản chênh lệch này được trừ vào lợi
nhuận hoặc lỗ phân bổ cho cổ đông sở hữu cổ phiếu phổ thông của công ty mẹ.
16. Khoản chênh lệch lớn hơn giữa giá trị ghi sổ của cổ phiếu ưu đãi với giá trị hợp lý
của các khoản thanh toán được cộng vào lợi nhuận hoặc lỗ phân bổ cho cổ đông sở hữu
cổ phiếu phổ thông của công ty mẹ.

31. Để tính lãi suy giảm trên cổ phiếu doanh nghiệp cần điều chỉnh số lợi nhuận hoặc lỗ
sau thuế phân bổ cho cổ đông sở hữu cổ phiếu phổ thông của công ty mẹ, theo quy định
trong đoạn 10, cho các tác động sau thuế của:

a) Các khoản cổ tức hoặc các khoản khác liên quan tới cổ phiếu phổ thông tiềm năng có
tác động suy giảm đã được giảm trừ vào số lợi nhuận hoặc lỗ phân bổ cho cổ đông sở
hữu cổ phiếu phổ thông của công ty mẹ theo quy định trong đoạn 10;
b) Bất kỳ khoản lãi nào được ghi nhận trong kỳ liên quan tới cổ phiếu phổ thông tiềm
năng có tác động suy giảm; và
c) Các thay đổi khác của thu nhập hoặc chi phí do chuyển đổi cổ phiếu phổ thông tiềm
năng có tác động suy giảm.
32. Khi các cổ phiếu phổ thông tiềm năng đã được chuyển thành cổ phiếu phổ thông thì
sẽ không phát sinh các khoản mục được xác định trong đoạn 31(a)-(c). Thay vào đó, lợi
nhuận hoặc lỗ phân bổ cho cổ đông sở hữu cổ phiếu phổ thông của công ty mẹ được
phân bổ cho cả cổ phiếu phổ thông mới. Vì vậy, lợi nhuận hoặc lỗ phân bổ cho cổ đông
sở hữu cổ phiếu phổ thông của công ty mẹ tính toán theo đoạn 10 được điều chỉnh cho
các khoản mục được xác định trong đoạn 31(a)-(c). Chi phí liên quan tới cổ phiếu phổ
thông tiềm năng bao gồm: Chi phí giao dịch và khoản chiết khấu được tính theo phương
pháp lãi suất thực tế.
33. Việc chuyển đổi cổ phiếu phổ thông tiềm năng dẫn đến những thay đổi về thu nhập và
chi phí của doanh nghiệp. Ví dụ, giảm chi phí lãi vay liên quan tới cổ phiếu phổ thông
tiềm năng và việc làm tăng lợi nhuận hoặc giảm lỗ có thể dẫn tới việc tăng khoản lợi
nhuận bắt buộc phải phân phối. Để tính lãi suy giảm trên cổ phiếu, lợi nhuận hoặc lỗ
tính cho cổ đông sở hữu cổ phiếu phổ thông của công ty mẹ được điều chỉnh theo các


thay đổi mang tính hệ quả nêu trên của thu nhập và chi phí.
Số lượng cổ phiếu để tính lãi suy giảm trên cổ phiếu
34. Để tính lãi suy giảm trên cổ phiếu, số lượng cổ phiếu phổ thông là số bình quân gia
quyền cổ phiếu phổ thông (tính theo phương pháp được trình bày trong các đoạn 17 và
24) cộng (+) với số bình quân gia quyền của cổ phiếu phổ thông sẽ được phát hành trong
trường hợp tất cả các cổ phiếu phổ thông tiềm năng có tác động suy giảm đều được
chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông. Cổ phiếu phổ thông tiềm năng có tác động suy
giảm được giả định chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông tại thời điểm đầu kỳ báo cáo

hoặc tại ngày phát hành cổ phiếu phổ thông tiềm năng nếu ngày phát hành cổ phiếu này
sau thời điểm đầu kỳ báo cáo.

Công cụ tài chính có thể chuyển đổi
47. Tác động suy giảm của công cụ tài chính có thể chuyển đổi đối với lãi suy giảm trên
cổ phiếu được quy định tại đoạn 31 và 34.
48. Cổ phiếu ưu đãi có thể chuyển đổi có tác động suy giảm ngược khi cổ tức của các cổ
phiếu đó (được công bố hoặc lũy kế trong kỳ) tính trên mỗi cổ phiếu phổ thông nhận
được do chuyển đổi lớn hơn lãi cơ bản trên cổ phiếu. Tương tự, khoản nợ có khả năng
chuyển đổi có tác động suy giảm ngược khi lãi sau thuế và các khoản thay đổi khác trong
thu nhập và chi phí tính trên mỗi cổ phiếu phổ thông nhận được thông qua chuyển đổi
lớn hơn lãi cơ bản trên cổ phiếu.
49. Việc mua lại hoặc khuyến khích chuyển đổi cổ phiếu ưu đãi có thể chuyển đổi có thể
chỉ ảnh hưởng một phần trong số cổ phiếu ưu đãi có thể chuyển đổi lưu hành trước kia.
Khi đó, các khoản thanh toán tăng thêm nêu trong đoạn 15 tính cho các cổ phiếu được
mua lại hoặc được chuyển đổi được dùng để xác định xem những cổ phiếu ưu đãi còn lại
có tác động suy giảm hay không. Các cổ phiếu đã được mua lại hoặc chuyển đổi được
xem xét độc lập với các cổ phiếu không được mua lại hoặc chuyển đổi.

2. Trình bày trên BCTC
Trình bày trên báo cáo tài chính
72. Doanh nghiệp phải trình bày trong Bản thuyết minh báo cáo tài chính những thông
tin phản ánh sự thay đổi nguồn vốn chủ sở hữu:
a) Lãi hoặc lỗ thuần của niên độ;
b) Yếu tố thu nhập và chi phí, lãi hoặc lỗ được hạch toán trực tiếp vào nguồn vốn chủ sở


hữu theo quy định của các chuẩn mực kế toán khác và tổng số các yếu tố này;
c) Tác động luỹ kế của những thay đổi trong chính sách kế toán và những sửa chữa sai
sót cơ bản được đề cập trong phần các phương pháp hạch toán quy định trong Chuẩn

mực “Lãi, lỗ thuần trong kỳ, các sai sót cơ bản và các thay đổi trong chính sách kế
toán”;
d) Các nghiệp vụ giao dịch về vốn với các chủ sở hữu và việc phân phối cổ tức, lợi
nhuận cho các chủ sở hữu;
e) Số dư của khoản mục lãi, lỗ luỹ kế vào thời điểm đầu niên độ và cuối niên độ, và
những biến động trong niên độ; và
f) Đối chiếu giữa giá trị ghi sổ của mỗi loại vốn góp, thặng dư vốn cổ phần, các khoản
dự trữ vào đầu niên độ và cuối niên độ và trình bày riêng biệt từng sự biến động.
73. Một doanh nghiệp cần phải cung cấp những thông tin sau đây trong Bản thuyết minh
báo cáo tài chính :
a/ Đối với mỗi loại cổ phiếu :
(i) Số cổ phiếu được phép phát hành;
(ii) Số cổ phiếu đã được phát hành và được góp vốn đầy đủ và số cổ phiếu đã được phát
hành nhưng chưa được góp vốn đầy đủ;
(iii) Mệnh giá của cổ phiếu hoặc các cổ phiếu không có mệnh giá;
(iv) Phần đối chiếu số cổ phiếu đang lưu hành tại thời điểm đầu và cuối niên độ;
(v) Các quyền lợi, ưu đãi và hạn chế gắn liền với cổ phiếu, kể cả những hạn chế trong
việc phân phối cổ tức và việc trả lại vốn góp;
(vi) Các cổ phiếu do chính doanh nghiệp nắm giữ hoặc do các công ty con, công ty liên
kết của doanh nghiệp nắm giữ; và
(vii) Các cổ phiếu được dự trữ để phát hành theo các cách lựa chọn và các hợp đồng bán
hàng, bao gồm điều khoản và số liệu bằng tiền;
b/ Phần mô tả tính chất và mục đích của mỗi khoản dự trữ trong vốn chủ sở hữu;
c/ Phần cổ tức đã được đề xuất, hoặc được công bố sau ngày lập Bảng cân đối kế toán
nhưng trước khi báo cáo tài chính được phép phát hành, và
d/ Giá trị cổ tức của cổ phiếu ưu đãi luỹ kế chưa được ghi nhận.


Một doanh nghiệp không có vốn cổ phần, như công ty hợp danh, doanh nghiệp Nhà
nước, công ty trách nhiệm hữu hạn cần phải cung cấp những thông tin tương đương với

các thông tin được yêu cầu trên đây, phản ánh những biến động của các loại vốn góp
khác nhau trong suốt niên độ, cũng như các quyền lợi, ưu đãi và hạn chế gắn liền với
mỗi loại vốn góp.

Trình bày báo cáo tài chính
64. Doanh nghiệp trình bày trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh lãi cơ bản trên
cổ phiếu và lãi suy giảm trên cổ phiếu từ lợi nhuận hoặc lỗ phân bổ cho cổ đông sở hữu
cổ phiếu phổ thông của công ty mẹ trong kỳ đối với mỗi loại cổ phiếu phổ thông có quyền
nhận lợi nhuận khác nhau cho kỳ báo cáo. Doanh nghiệp phải trình bày lãi cơ bản trên
cổ phiếu và lãi suy giảm trên cổ phiếu cho tất cả các kỳ báo cáo.
65. Lãi trên cổ phiếu được trình bày trên Báo cáo kết quả kinh doanh cho tất cả các kỳ
báo cáo. Nếu lãi suy giảm trên cổ phiếu được trình bày cho ít nhất 1 kỳ báo cáo, thì số
liệu này cũng phải được báo cáo cho các kỳ khác nêu trong báo cáo, kể cả khi lãi suy
giảm trên cổ phiếu bằng với lãi cơ bản trên cổ phiếu. Doanh nghiệp có thể trình bày
chung một số liệu trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh nếu lãi cơ bản trên cổ
phiếu và lãi suy giảm trên cổ phiếu bằng nhau.
66. Doanh nghiệp trình bày lãi cơ bản trên cổ phiếu và lãi suy giảm trên cổ phiếu kể cả
trong trường hợp giá trị này là một số âm (Lỗ trên cổ phiếu).
Trình bày trong Bản thuyết minh báo cáo tài chính
67. Doanh nghiệp phải trình bày các thông tin sau:
a) Lợi nhuận hoặc lỗ để tính lãi cơ bản trên cổ phiếu và lãi suy giảm trên cổ phiếu, bản
đối chiếu lợi nhuận hoặc lỗ phân bổ cho công ty mẹ trong kỳ. Bản đối chiếu gồm các ảnh
hưởng của từng loại công cụ có tác động tới lãi trên cổ phiếu.
b) Số bình quân gia quyền cổ phiếu phổ thông sử dụng để tính lãi cơ bản trên cổ phiếu
và lãi suy giảm trên cổ phiếu, bản đối chiếu giữa các số bình quân gia quyền. Bản đối
chiếu sẽ bao gồm ảnh hưởng của từng loại công cụ có tác động tới lãi trên cổ phiếu.
c) Các công cụ (bao gồm cả cổ phiếu phát hành có điều kiện) có thể có tác động suy
giảm lãi trên cổ phiếu trong tương lai nhưng không được đưa vào tính lãi suy giảm trên
cổ phiếu vì chúng có tác dụng suy giảm ngược cho kỳ hiện tại hoặc các kỳ được trình
bày.

d) Trình bày các giao dịch cổ phiếu phổ thông hoặc giao dịch cổ phiếu phổ thông tiềm


năng, không phải là loại giao dịch được hạch toán tuân theo đoạn 62, xảy ra sau ngày
kết thúc kỳ kế toán năm. Nếu những giao dịch đó xảy ra trước ngày kết thúc kỳ kế toán
năm thì sẽ có tác động đáng kể tới số lượng cổ phiếu phổ thông hoặc cổ phiếu phổ thông
tiềm năng lưu hành tại thời điểm kết thúc kỳ báo cáo.
68. Ví dụ về các giao dịch trình bày trong đoạn 67(d) bao gồm:
a) Phát hành cổ phiếu thu tiền;
b) Phát hành cổ phiếu khi tiền thu được dùng để trả nợ hoặc thanh toán cổ phiếu ưu đãi
đang lưu hành tại ngày kết thúc kỳ kế toán năm;
c) Mua lại cổ phiếu phổ thông đang lưu hành;
d) Chuyển đổi cổ phiếu phổ thông tiềm năng đang lưu hành tại ngày kết thúc kỳ kế toán
năm thành cổ phiếu phổ thông;
e) Phát hành quyền chọn, đảm bảo, hoặc các công cụ chuyển đổi; và
f) Đạt được các điều kiện để phát hành cổ phiếu có điều kiện.
Doanh nghiệp không phải điều chỉnh lãi trên cổ phiếu đối với các giao dịch xảy ra sau
ngày kết thúc kỳ kế toán năm vì những giao dịch đó không làm ảnh hưởng tới số vốn sử
dụng trong việc tạo ra lợi nhuận hay lỗ trong kỳ.
69. Các công cụ tài chính hay các hợp đồng khác tạo ra cổ phiếu phổ thông tiềm năng có
thể có các điều khoản và điều kiện gây ảnh hưởng tới việc xác định lãi cơ bản trên cổ
phiếu và lãi suy giảm trên cổ phiếu. Những điều khoản và điều kiện đó có thể xác định cổ
phiếu phổ thông tiềm năng có tác động suy giảm hay không, cụ thể là xác định tác động
lên số bình quân gia quyền cổ phiếu lưu hành và những điều chỉnh đối với lợi nhuận
hoặc lỗ phân bổ cho cổ đông sở hữu cổ phiếu phổ thông.
70. Trường hợp doanh nghiệp công bố thêm, ngoài lãi cơ bản trên cổ phiếu và lãi suy
giảm trên cổ phiếu, các số liệu trên cổ phiếu có sử dụng các chỉ tiêu trình bày trên Báo
cáo kết quả kinh doanh không tuân theo quy định của Chuẩn mực này thì những thông
tin trên cổ phiếu đó phải được tính theo số bình quân gia quyền cổ phiếu phổ thông được
xác định theo yêu cầu của Chuẩn mực này. Các số liệu cơ bản và suy giảm trên cổ phiếu

liên quan đến các chỉ tiêu đó phải được trình bày rõ ràng trong Bản thuyết minh báo cáo
tài chính. Doanh nghiệp trình bày các cơ sở để tính lợi nhuận, trong đó bao gồm các số
liệu trên cổ phiếu là trước thuế hay sau thuế.

III.

LIÊN HỆ THỰC TẾ


Vận dụng Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 30 (VAS 30) tính lãi trên cổ phiếu của
các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán - Thực trạng và giải pháp
TCKT cập nhật: 06/02/2009

Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 30 (VAS 30) ban hành theo Quyết định số100/2005/QĐ–BTC, ngày
28/12/2005 và hướng dẫn tại Thông tư số 21/2006/TT–BTC của Bộ Tài chính, chuẩn mực này quy định và
hướng dẫn các nguyên tắc, phương pháp kế toán trong việc xác định và trình bày lãi trên cổ phiếu, nhằm so
sánh hiệu quả hoạt động giữa các doanh nghiệp cổ phần trong cùng một kỳ báo cáo và hiệu quả hoạt động
của một doanh nghiệp qua các năm. Theo yêu cầu của UBCK, các công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng
khoán TP HCM (VSE) áp dụng VAS 30 để tính thu nhập trên cổ phiếu từ quý II năm 2006…
VAS 30 được áp dụng cho việc tính và công bố lãi cơ bản trên cổ phiếu và trình bày chỉ tiêu này trên báo cáo
tài chính tại các doanh nghiệp đang có cổ phiếu.
Hàng năm, khi kết thúc năm tài chính, doanh nghiệp sẽ phải tính và trình bày trên báo cáo tài chính chỉ tiêu
“Lãi cơ bản trên cổ phiếu” theo các khoản lợi nhuận hoặc lỗ phân bổ cho cổ đông sở hữu cổ phiếu phổ thông
của công ty đang lưu hành trong kỳ (Công thức 1).

Công thức 1
Lãi cơ bản
trên cổ phiếu

Lợi nhuận hoặc phân bổ cho cổ đông sở hữu cổ phiếu phổ thông

Số bình quân gia quyền của cổ phiếu đang lưu hành trong kỳ

Chỉ tiêu thứ nhất: Lợi nhuận hoặc lỗ phân bổ cho cổ đông sở hữu cổ phiếu phổ thông là các khoản
lợi nhuận hoặc lỗ sau thuế thu nhập doanh nghiệp trong kỳ sau khi được điều chỉnh bởi cổ tức của cổ phiếu ưu
đãi, những khoản chênh lệch phát sinh do thanh toán cổ phiếu ưu đãi và những tác động tương tự của cổ
phiếu ưu đãi đã được phân loại vào nguồn vốn chủ sở hữu.
Việc tính lợi nhuận hoặc lỗ phân bổ cho cổ phiếu phổ thông được thực hiện bằng cách lấy chỉ tiêu lợi nhuận
hoặc lỗ sau thuế thu nhập doanh nghiệp trong kỳ trừ (-) các khoản điều chỉnh giảm và cộng (+) thêm các
khoản điều chỉnh tăng lợi nhuận hoặc lỗ sau thuế thu nhập doanh nghiệp.
Các khoản điều chỉnh giảm lợi nhuận hoặc lỗ sau thuế gồm trả cổ tức cổ phiếu ưu đãi, cổ tức thiểu số, khoản
chênh lệch lớn hơn giữa giá trị hợp lý của khoản thanh toán và giá trị ghi số khi mua lại cổ phiếu ưu đãi,…Các
khoản điều chỉnh tăng lợi nhuận hoặc lỗ sau thuế như khoản chênh lệch nhỏ hơn giữa giá trị hợp lý của khoản
thanh toán và giá trị ghi số khi mua lại cổ phiếu ưu đãi.
Trường hợp công ty trình bày lãi cơ bản trên cổ phiếu trên báo cáo tài chính hợp nhất thì lợi nhuận hoặc lỗ sau
thuế thu nhập doanh nghiệp trong kỳ là lợi nhuận hoặc lỗ sau thuế thu nhập doanh nghiệp được tính trên cơ
sở thông tin hợp nhất. Trường hợp công ty trình bày trên báo cáo tài chính riêng thì lợi nhuận hoặc lỗ sau thuế
thu nhập doanh nghiệp trong kỳ là lợi nhuận hoặc lỗ sau thuế của riêng công ty.
Chi tiêu thứ hai: Số lượng cổ phiếu phổ thông được sử dụng để tính lãi cơ bản trên cổ phiếu là số
bình quân gia quyền của cổ phiếu phổ thông đang lưu hành trong kỳ hiện tại, được xác định theo Công
thức 2.

Công thức 2
Số lượng
cổ phiếu
bình

Số cổ
phiếu
đầu kỳ


Số lượng CP
phát hành thêm X
trong kỳ

Số ngày lưu
hành trong
kỳ

Số lượng CP
mua lại rong X
kỳ

Số ngày
được mua lại
trong kỳ


Tổng số ngày trong kỳ
quân lưu
=
hành trong

+

Tổng số ngày trong kỳ
-

Việc sử dụng số bình quân gia quyền của cổ phiếu phổ thông đang lưu hành trong kỳ là do giá trị vốn cổ đông
thay đổi trong kỳ khi số lượng cổ phiếu phổ thông lưu hành tăng hoặc giảm. Số bình quân gia quyền của cổ
phiếu phổ thông lưu hành trong kỳ là số lượng cổ phiếu phổ thông lưu hành đầu kỳ được điều chỉnh theo số cổ

phiếu phổ thông được mua lại hoặc được phát hành thêm nhân với hệ số thời gian. Hệ số thời gian là tỷ số
giữa số lượng ngày mà cổ phiếu được lưu hành trong kỳ chia cho tổng số ngày trong kỳ.
Đối với các công ty cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán, lãi trên cổ phiếu đồng nhất với thu nhập
trên cổ phiếu (Earning per share - EPS). Lãi cơ bản trên cổ phiếu cũng chính là thu nhập cơ bản trên cổ phiếu
(EPS cơ bản), lãi điều chỉnh trên cổ phiếu cũng chính là thu nhập điều chỉnh trên cổ phiếu (EPS điều chỉnh).
EPS cơ bản là thu nhập trên cổ phiếu trong 1 kỳ kinh doanh (12 tháng), và thường được tính khi kết thúc năm
tài chính. EPS điều chỉnh là thu nhập trên cổ phiếu trong năm tài chính đó nhưng đã được điều chỉnh khi có
tác động của việc chia tách, gộp, cổ phiếu,…
Ngày 20/7/2006, Trung tâm giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh (nay là Sở Giao dịch chứng khoán TP Hồ
Chí Minh) đã có văn bản hướng dẫn cụ thể phương pháp tính chỉ số lãi trên cổ phiếu (thu nhập trên cổ phiếu –
EPS) nhưng có sự điều chỉnh của khối lượng cổ phiếu đang lưu hành trong năm tài chính, trong các trường hợp
tách, gộp cổ phiếu, trả cổ tức bằng cổ phiếu, thưởng cổ phiếu, phát hành quyền mua cổ phiếu mới,…nếu có
các sự kiện này xảy ra trong khoảng thời gian giữa hai kỳ tính lãi cơ bản trên cổ phiếu (ESP cơ bản). ESP có sự
điều chỉnh của khối lượng cổ phiếu đang lưu hành (ESP điều chỉnh) là một chỉ số quan trọng để đánh giá năng
lực của công ty và khả năng sinh lời từ đồng vốn của cổ đông đã bỏ ra để sở hữu cổ phiếu của công ty. Và đây
cũng là chỉ số phản ánh khả năng nội tại của công ty về việc tạo ra lợi nhuận ròng (lợi nhuận có thể dùng chi
trả cho cổ đông) trên một cổ phần mà cổ đông đóng góp vốn (trên một cổ phiếu cổ đông đã mua). Trong quá
trình vận dụng VAS 30 đối với các công ty niêm yết thời gian qua, chúng tôi nhận thấy có những ưu điểm và
hạn chế sau:
Về ưu điểm:
Thứ nhất, khi VAS 30 chưa được áp dụng, các nhà đầu tư quan tâm đến hoạt động của doanh nghiệp niêm
yết phải tự tính chỉ tiêu lãi cơ bản trên cổ phiếu (EPS) để có thể đưa ra các quyết định đầu tư. Tuy nhiên, các
thông số liên quan đến xác định EPS không có sự thống nhất (vì không có văn bản hướng dẫn), dẫn đến kết
quả nhà đầu tư tự tính sẽ không chính xác và có sự khác nhau về chỉ số EPS của 1 doanh nghiệp, trong cùng
1 kỳ bởi kết quả tính của các nhà đầu tư. Khi vận dụng VAS 30, các tổ chức và cá nhân quan tâm đến hoạt
động của công ty đã có được phương pháp tính thống nhất, đáng tin cậy để xác định lãi (thu nhập) trên cổ
phiếu, từ đó, có thể đánh giá “thực lực” và khả năng sinh lời của doanh nghiệp.
Thứ hai, Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội (HOSE) chỉ hướng dẫn các công ty cổ phần tính và công bố
EPS theo năm tài chính (ESP cơ bản). Điều đó làm cho ESP sẽ không đổi trong cả năm tài chính tiếp theo. Ví
dụ, công ty cổ phần X tính được chỉ tiêu lãi cơ bản trên cổ phiếu trong năm 2007 (từ 01/01/2007 đến

31/12/2007) là 5.000 đồng. Như vậy, EPS2007 của công ty là 5.000 đồng, và chỉ số này sẽ được duy trì trong
cả năm 2008, và chỉ thay đổi khi kết thúc năm tài chính 2008, và công ty tính lại EPS cơ bản của 2008. Trong
khi đó, VSE đã hướng dẫn các công ty niêm yết tính lại EPS cơ bản khi kết thúc từng quý của năm tài chính,
trong đó chỉ tiêu “Lợi nhuận hoặc lỗ phân bổ cho cổ phiếu phổ thông” được lấy là tổng lợi nhuận sau thuế của
4 quý gần nhất.
Để khắc phục tồn tại trên, sau hàng quý, công ty niêm yết trên HOSE nên tính lại EPS của 4 quý gần nhất
(gồm LNST của 4 quý gần nhất chia cho số cổ phiếu bình quân gia truyền lưu hành trong 4 quý gần nhất), để
có được những thông tin về khả năng sinh lời trên 1 đồng vốn cổ đông trong 4 quý gần nhất vừa qua, giúp cho
nhà đầu tư đánh giá chính xác hơn “sức mạnh” của doanh nghiệp. Đồng thời, chỉ tiêu EPS được tính toán
thống nhất giữa các công ty niêm yết trên cả 2 trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.
Thứ ba, khi công bố EPS cơ bản hàng năm, một số công ty niêm yết lấy lợi nhuận sau thuế TNDN chia cho số
cổ phiếu phổ thông đang lưu hành thực tế, mà không tính đến số bình quân gia quyền của cổ phiếu lưu hành
trong kỳ. Điều đó thông thường làm cho EPS giảm, gây thiệt hại cho doanh nghiệp và nhà đầu tư. Gần đây,
trong bản báo cáo bạch niêm yết của Công ty D, chỉ tiêu thu nhập trên cổ phiếu (EPS) năm 2007 đã bị tính


toán sai, do có sự nhầm lẫn về “mẫu số” khi tính chỉ tiêu này. Lợi nhuận sau thuế năm 2007 của Công ty D
trên sổ kế toán là 205,38 tỷ đồng, tương đương với 15.717.000 cổ phiếu. Trong năm 2007, Công ty đã tăng
vốn tới 5 lần. Nếu theo cách tính của VAS 30 thì số cổ phiếu lưu hành bình quân trong năm 2007la 7.738.000
cổ phiếu. Khi tính EPS cơ bản năm 2007, công ty D đã lấy LNST phân bổ cho cổ đông sở hữu cổ phiếu phổ
thông chia cho số lượng cổ phiếu đang lưu hành cuối năm (là 15.717.000 cổ phiếu), và cho kết quả EPS là
13.068 đồng. Trong khi đó, lãi trên cổ phiếu (EPS) đúng ra phải được tính bằng cách lấy lợi nhuận sau thuế
chia cho số cổ phiếu đang lưu hành bình quân sẽ ra con số EPS đạt 26.543 đồng chứ không phải là 13.068
đồng như trong bản báo cáo bạch của Công ty. Điều này làm ảnh hưởng đến giá của cổ phiếu cũng như kỳ
vọng của nhà đầu tư vào hoạt động của công ty.
Vì vậy, để đảm bảo chỉ tiêu EPS là chính xác, khách quan, là “kim chỉ nam” cho quyết định của nhà đầu tư, thì
khi tính EPS của từng quý hoặc EPS cơ bản của năm tài chính, doanh nghiệp phải lấy chỉ tiêu LNST phân bổ
cho cổ đông phổ thông chia cho số bình quân gia truyền của cổ phiếu đang lưu hành trong 4 quý gần nhất
(chứ không được chia cho sô lượng cổ phiếu đang lưu hành tại thời điểm tính EPS).
Thứ tư, khi tính EPS, phần “Lợi nhuận hoặc lỗ phân bổ cho cổ đông sở hữu cổ phiếu phổ thông” chỉ loại trừ

ảnh hưởng của cổ đông thiểu số, cổ phiếu ưu đãi (trả cổ tức cổ phiếu ưu đãi, khoản chênh lệch lớn hơn giữa
giá trị hợp lý của khoản thanh toán và giá trị ghi sổ khi mua lại cổ phiếu ưu đãi,…) đến lợi nhuận sau thuế
phân bổ cho cổ phiếu phổ thông, mà không loại trừ các khoản lãi sau thuế không dành cho cổ đông phổ thông
như các khoản trích quỹ dự phòng tài chính, phúc lợi và khen thưởng, quỹ dự trữ bổ sung vốn Điều lệ, thù lao
HĐQT và BKS,…Trên thực tế, trong Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông của các công ty niêm yết, cuối năm
tài chính, doanh nghiệp sẽ trích 5% vào Quỹ dự phòng tài chính, 3% đến 5% vào Quỹ thù lao chi HĐQT và
BKS, 5% vào Quỹ dự trữ bổ sung vốn Điều lệ,…
Vì không loại trừ LNST phân bổ vào các quỹ để tính EPS dẫn đến các doanh nghiệp sẵn sàng trích lập các quỹ
với tỷ lệ rất lớn (công ty S đã trích lập 20% tương ứng với 160 tỷ đồng từ LNST để khen thưởng cán bộ CNV,
dẫn đến, LNST phân bổ cho cổ đông phổ thông giảm từ 800 tỷ đồng xuống còn 640 tỷ, trong khi đó chỉ tiêu lợi
nhuận sau thuế phân bổ cho cổ đông phổ thông để tính EPS vẫn là 800 tỷ). Nếu có quy định cụ thể về việc
loại trừ các khoản trích lập các quỹ này khỏi LNST để tính EPS, thì chắc chắn
các doanh nghiệp sẽ thận trọng hơn trong việc trích lập, tránh hiện tượng “vung tay quá trán” như một số
công ty đã làm. Bởi vì, nếu trích lập quá nhiều cho các quỹ sẽ làm cho EPS giảm, ảnh hưởng đến tốc độ tăng
trưởng EPS qua các năm, và giảm tính hấp dẫn của cổ phiếu.
Vì vậy, Bộ Tài chính hoặc Uỷ ban chứng khoán Nhà nước cần phải có sự hướng dẫn cụ thể để tách biệt phần
lợi nhuận này ra tổng lợi nhuận sau thuế phân bổ cho cổ đông phổ thông khi tính EPS, bằng cách loại trừ các
khoản LNST phân bổ vào các quỹ ra khỏi chỉ tiêu lãi sau thuế. Việc loại trừ này, nên tiến hành ở các quý năm
tài chính thay vi loại trừ 1 lần ở cuối năm tài chính. Giả sử, theo Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông, DN X
đưa ra nguyên tắc mỗi quý sẽ trích lập 5% LNST vào Quỹ khen thưởng phúc lợi. Trong quý I, DN X có LNST là
200 tỷ thì nên trình bày thêm 1 dòng “Lãi dành cho Quỹ khen thưởng phúc lợi” là 200 x 5% = 10 tỷ đồng. Như
vậy, LNST dành cho cổ đông phổ thông là 190 tỷ đồng, thay vì 200 tỷ đồng như trên Báo cáo KQKD như hiện
nay.
Thứ năm, VAS 30 và VSE đã có hướng dẫn tính EPS điều chỉnh trong một số trường hợp phổ biến như phát
hành cổ phiếu mới, chia cổ tức bằng cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu, mua và bán cổ phiếu quỹ,…Tuy nhiên,
trong VAS 30 và hướng dẫn tính EPS điều chỉnh của VSE lại chưa tính sự thay đổi của EPS cơ bản trong một số
trường hợp doanh nghiệp phát hành trái phiếu chuyển đổi, chào bán cổ phiếu riêng lẻ ra công chứng thông
qua đấu giá, phát hành quyền mua cổ phiếu ưu đãi cho cán bộ, nhân viên, HĐQT, BKS,… Những trường hợp
này đều ảnh hưởng đến EPS, tức là ảnh hưởng đến lợi ích của cổ đông hiện hữu, khi các trái phiếu chuyển đổi
được chuyển thành cổ phiếu và các cổ phiếu chào bán riêng lẻ được đưa vào lưu hành trong kỳ. Khi đó, EPS cơ

bản sẽ bị điều chỉnh giảm do số lượng cổ phiếu bình quân trong kỳ tăng lên.
Do vậy, nên chăng, Bộ Tài chính, UBCK, VSE, HOSE nên hướng dẫn việc tính EPS điều chỉnh trong các trường
hợp trên, đặc biệt là trong trường hợp phát hành trái phiếu chuyển đổi – một trong những hình thức huy động
vốn khá phổ biến của các công ty niêm yết trong thời gian gần đây. Như vậy, việc tính toán đầy đủ các yếu tố
tác động làm pha loãng thu nhập trên cổ phiếu trong tương lai mới được ghi nhận đầy đủ theo thông lệ quốc
tế (IAS 33).


Với một thị trường chứng khoán mới nổi và còn khá non trẻ của Việt Nam, chỉ số EPS và P/E (Price/EPS) luôn
được các nhà đầu tư trong và ngoài nước quan tâm, để duy trì danh mục đầu tư chứng khoán và đánh giá
mức độ hấp dẫn của thị trường. Vì vậy, việc tính một cách chính xác chỉ số EPS cơ bản và EPS điều chỉnh là
rất quan trọng đối với sự phát triển của TTCK Việt Nam. Ngoài ra, việc công bố đầy đủ và chính xác các chỉ
tiêu “ Lãi cơ bản trên cổ phiếu” sẽ thể hiện tính minh bạch và lành mạnh hoá khả năng tài chính của công ty
niêm yết và tiếp cận dần với thông lệ và quy ước quốc tế.

Khi có Quyết định của Hội đồng cổ đông về chia cổ tức :
Nợ TK 421
Có TK 3388
+ Khi chi trả cổ tức bằng tiền
Nợ TK 3388
Có TK 111

Đăng ký chào bán trái phiếu chuyển đổi, trái phiếu kèm theo
chứng quyền hoặc chứng quyền kèm theo cổ phiếu ưu đãi ra
công chúng
Trình tự thực hiện:

- Đối với cá nhân, tổ chức:
+ Gửi Hồ sơ đăng ký chào bán cho
UBCKNN trực tiếp tại bộ phận một

cửa hoặc theo đường bưu điện gồm
01 bộ gốc và 05 bộ sao y bản chính,
kèm theo file điện tử theo địa chỉ do
UBCKNN quy định
+ Sửa đổi, bổ sung hồ sơ nếu phát
hiện thông tin không chính xác hoặc
bỏ sót nội dung quan trọng theo quy
định phải có trong hồ sơ hoặc thấy
cần thiết phải giải trình về vấn đề có
thể gây hiểu nhầm hoặc theo yêu cầu
của UBCKNN
+ Sau khi được chấp thuận về
nguyên tắc, tổ chức phát hành gửi
UBCKNN 06 bộ hồ sơ đã được chấp
thuận trước khi UBCKNN cấp giấy
chứng nhận chào bán trái phiếu ra
công chúng
- Đối với cơ quan hành chính nhà
nước:
+ Tiếp nhận hồ sơ, chuyển hồ sơ cho
đơn vị thẩm định
Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ
ngày nhận được hồ sơ hợp lệ,


UBCKNN xem xét và cấp Giấy chứng
nhận chào bán trái phiếu ra công
chúng. Trường hợp từ chối, UBCKNN
phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý
do

+ Chuyển Giấy Chứng nhận chào
bán chứng khoán ra công chúng cho
tổ chức đề nghị cấp

Cách thức thực hiện:

+ Gửi Hồ sơ đăng ký chào bán trực
tiếp tại trụ sở UBCKNN (bộ phận một
cửa)
+ Hoặc theo đường bưu điện kèm
theo file điện tử theo địa chỉ do
UBCKNN quy định

Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ, bao gồm:
+ Giấy đăng ký chào bán trái phiếu ra
công chúng
+ Bản cáo bạch theo mẫu kèm theo
Báo cáo tài chính
+ Điều lệ công ty
+ Cam kết thực hiện nghĩa vụ của tổ
chức phát hành đối với nhà đầu tư về
điều kiện phát hành, thanh toán, bảo
đảm quyền và lợi ích hợp pháp của
nhà đầu tư và các điều kiện khác;
+ Cam kết bảo lãnh phát hành (nếu
có)
+ Tài liệu pháp lý liên quan đến
quyền sử dụng đất, quyết định phê

duyệt dự án hoặc ý kiến thẩm định
chuyên môn đối với các dự án sử
dụng vốn thu được từ đợt chào bán
(nếu cần) và kế hoạch chi tiết về việc
sử dụng vốn.
+ Hợp đồng tư vấn hồ sơ đăng ký
chào bán trái phiếu ra công chúng với
công ty chứng khoán (trừ trường hợp
tổ chức phát hành là công ty chứng
+ Văn bản xác nhận của tổ chức, cá
nhân có liên quan, trường hợp một
phần hoặc toàn bộ hồ sơ đăng ký
chào bán được các tổ chức, cá nhân
xác nhận
+ Văn bản chấp thuận của Ngân
hàng nhà nước Việt nam, trường hợp
tổ chức phát hành là tổ chức tín dụng
+ Quyết định của Hội đồng quản trị
thông qua hồ sơ
+ Quyết định của Đại hội đồng cổ
đông thông qua phương án phát
hành, phương án sử dụng vốn thu
được từ đợt chào bán trái phiếu ra
công chúng


+ Cam kết thực hiện nghĩa vụ đối với
người đầu tư như quy định tại điểm
2.5 mục III Thông tư 17/2007/TTBTC, đồng thời phải có thêm các nội
dung chủ yếu sau:

Điều kiện, thời hạn tiến hành chuyển
đổi
Tỷ lệ chuyển đổi và phương pháp
tính giá chuyển đổi
Các điều khoản khác (nếu có).
+ Kế hoạch phát hành số cổ phiếu
cần thiết cho việc chuyển đổi được
Đại hội đồng cổ đông thông qua
- Số lượng hồ sơ: 06 bộ, trong đó
gồm 01 bộ gốc và 05 bộ sao y bản
chính kèm file điện tử gửi theo địa chỉ
do UBCKNN quy định
Thời hạn giải quyết:

30 ngày kể từ ngày UBCKNN nhận
được hồ sơ hợp lệ

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

Tổ chức

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định:
UBCKNN
+ Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC:
Ban Quản lý Phát hành Chứng
khoán

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:


Giấy chứng nhận

Phí, Lệ phí (nếu có):

Lệ phí chấp thuận chào bán cổ phiếu
ra công chúng (mức lệ phí tính theo
quy mô vốn chào bán):
+ Chào bán dưới 50 tỷ: lệ
phí 10.000.000đ;
+ Chào bán từ 50 tỷ đến dưới 150 tỷ:
lệ phí 20.000.000đ;
+ Chào bán từ 150 tỷ đến dưới 250
tỷ: lệ phí 35.000.000đ;
+ Chào bán từ 250 tỷ trở lên: lệ phí
50.000.000đ

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai
(nếu có và đề nghị đính kèm):

Yêu cầu, điều kiện thực hiện
thủ tục hành chính (nếu có):

+ Phụ lục 05B: Giấy đăng ký chào
bán trái phiếu ra công chúng
+ Phụ lục số 02: Mẫu bản cáo bạch
chào bán trái phiếu ra công chúng
+ Phụ lục số 06B: Cam kết bảo lãnh
phát hành (nếu có)
+ Doanh nghiệp có mức vốn điều lệ

đã góp tại thời điểm đăng ký chào
bán từ mười tỷ đồng Việt Nam trở lên
tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán;
+ Hoạt động kinh doanh của năm liền
trước năm đăng ký chào bán phải có


lãi, đồng thời không có lỗ luỹ kế tính
đến năm đăng ký chào bán, không có
các khoản nợ phải trả quá hạn trên
một năm;
+ Có cam kết thực hiện nghĩa vụ của
tổ chức phát hành đối với nhà đầu tư
về điều kiện phát hành, thanh toán,
bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp
của nhà đầu tư và các điều kiện
khác.
+ Có phương án phát hành, phương
án sử dụng vốn thu được từ đợt chào
bán, kế hoạch phát hành số cổ phiếu
cần thiết cho việc chuyển đổi được
Đại hội đồng cổ đông thông qua.
Phương án chuyển đổi bao gồm điều
kiện, thời hạn chuyển đổi, tỷ lệ
chuyển đổi, phương pháp tính và các
điều kiện khác được xác định ngay
trong phương án phát hành
Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Luật Chứng khoán số 70/QH11

ngày 29/6/2006; có hiệu lực ngày
01/01/2007
+ Nghị định 14/2007/N Đ-CP ngày
19/01/2007 quy định chi tiết thi hành
một số điều của Luật Chứng khoán;
có hiệu lực ngày 08/02/2007
+ Quyết định 13/2007/QĐ-BTC ngày
13/3/2007 của Bộ trưởng Bộ Tài
chính Ban hành mẫu Bản cáo bạch
trong Hồ sơ đăng ký chào bán chứng
khoán ra công chúng và Hồ sơ đăng
ký niêm yết chứng khoán tại Sở
GDCK, Trung tâm GDCK; có hiệu lực
ngày 12/8/2007
+ Thông tư 17/2007/TT-BTC ngày
13/3/2007 của BTC hướng dẫn hồ sơ
đăng ký chào bán chứng khoán ra
công chúng; hiệu lực ngày 13/8/2007
+ Thông tư 112/2008/TT-BTC ngày
26/11/2008 sửa đổi, bổ sung Thông

số
17/2007/TT-BTC
ngày
13/3/2007 của BTC hướng dẫn Hồ
sơ đăng ký chào bán CK ra công
chúng; hiệu lực ngày 29/12/2008
+ Thông tư số 134/2009/TT-BTC
ngày 01/07/2009 của Bộ Tài chính
quy định mức thu, chế độ thu, nộp,

quản lý và sử dụng phí và lệ phí trong


lĩnh vực chứng khoán áp dụng tại Ủy
ban Chứng khoán Nhà nước

Cổ phiếu ưu đãi
Bộ phận tư vấn và phân tích CTCK Hà Nội - HSSC - 15:01 15/02/11
(ĐTCK-online) Nhiều doanh nghiệp đưa ra quyết định phát hành cổ phiếu ưu
đãi cho cán bộ chủ chốt và công nhân viên như một hình thức tăng cường sức
mạnh tập thể, sự gắn bó và nỗ lực làm việc của mọi người trong doanh nghiệp.
Tuy nhiên, việc phát hành cổ phiếu ưu đãi có những ưu và nhược điểm nhất định tác động lên giá
cổ phiếu đang được giao dịch, làm ảnh hưởng phần nào đến quyền lợi của các cổ đông hiện hữu.
Có ba hình thức phát hành cổ phiếu ưu đãi chính, thường được áp dụng ở các nước phát triển như
cấp quyền mua cổ phiếu, cổ phiếu ưu đãi và cấp cổ phiếu.
Cấp quyền mua cổ phiếu là việc công ty cho các cán bộ điều hành và nhân viên chủ chốt quyền
được mua một số lượng cổ phiếu nhất định theo một giá nhất định, thông thường đó là giá thị
trường tại ngày cấp. Các cán bộ chỉ được thực hiện quyền này sau một thời gian nhất định và
trong một khoảng thời gian nhất định. Họ sẽ chỉ phải trả theo giá tại ngày cấp quyền. Như vậy
nếu giá thị trường của cổ phiếu tại ngày họ thực hiện quyền mua cao hơn giá tại ngày cấp, họ sẽ
thực hiện quyền mua cổ phiếu của mình và được hưởng một khoản lợi nhuận từ việc mua thấp
hơn giá thị trường. Nếu giá thị trường thấp hơn giá tại ngày cấp, họ có quyền bỏ và không thực
hiện quyền của mình.
Cổ phiếu ưu đãi là hình thức công ty cho phép cán bộ mua cổ phiếu với giá ưu đãi thấp hơn một
tỷ lệ phần trăm nhất định so với giá thị trường. Các nước có TTCK phát triển đều quy định tỷ lệ
giảm giá tối đa so với giá thị trường. Thông thường, thời gian mua được xác định trước, số lượng
cổ phiếu hoặc giá trị cổ phiếu cũng được xác định trước.
Cấp cổ phiếu là việc công ty sẽ cấp một số lượng cổ phiếu nhất định không mất tiền cho các cán
bộ chủ chốt. Thực ra đây là một hình thức thưởng hoặc trả lương bằng cổ phiếu. Nhưng người
thụ hưởng chỉ được nhận hoặc có quyền sở hữu sau một thời gian nhất định. Số cổ phiếu này chỉ

được chuyển cho người thụ hưởng vào ngày cam kết và cũng chỉ từ ngày này, người thụ hưởng
mới có quyền bán và/hoặc được chia cổ tức.
Thông thường, hình thức phát hành cổ phiếu ưu đãi ở Việt Nam áp dụng mô hình thứ 2. Nhìn
chung, các mô hình này có mục đích là khuyến khích các cán bộ, nhân viên trong công ty cố
gắng hơn, gắn bó và đóng góp nhiều hơn vào sự phát triển của công ty, qua đó, làm tăng thu nhập
của chính họ.


Cùng với sự nóng lên của thị trường chứng khoán, hàng loạt công ty đã
và đang tiến hành phát hành cổ phiếu mới với giá ưu đãi cho các cán bộ
điều hành để thu hút nhân tài, bán cổ phiếu giá ưu đãi cho đối tác chiến
lược...
Thế nhưng không có nhiều cổ đông biết được một bí ẩn.
Trong số các công ty phát hành cổ phiếu ưu đãi cho cán bộ, công nhân viên (chủ
yếu cho cán bộ điều hành cốt cán), Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn
Thương tín (Sacombank) và Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn (SSI) là 2
công ty thuộc diện đứng đầu về số lượng phát hành.
Sacombank đã công bố phát hành tới 30 tỉ đồng cổ phiếu mới cho các cán bộ
điều hành cốt cán chỉ với giá bằng 1,5 lần mệnh giá (giá thị trường của
Sacombank ngày 23/3 là 16,5 lần so với mệnh giá). SSI công bố phát hành 10 tỉ
đồng cổ phiếu mới cho cán bộ, nhân viên với giá bằng 5 lần mệnh giá (giá thị
trường của SSI ngày 23/3 là 25,2 lần mệnh giá).
Một chuyên gia về chứng khoán nhận xét về việc phát hành này như sau: "Khi
đưa ra đại hội cổ đông, không có nhiều người hiểu được một sự thật của việc bán
cổ phiếu với giá ưu đãi cho cán bộ điều hành cốt cán: đó chính là chi phí lương
của các cán bộ này và đây là một khoản chi phí cực lớn". Nếu tính theo giá thị
trường ngày 23/3 thì chi phí nhân sự của Sacombank là 450 tỉ đồng (giá thị
trường là 495 tỉ đồng, giá bán ưu đãi là 45 tỉ đồng); chi phí của SSI là 202 tỉ đồng
(giá thị trường là 252 tỉ đồng, giá ưu đãi là 50 tỉ đồng).
Vị chuyên gia này cho biết: "Điều đáng nói là những khoản chi phí này lại là một

khoản chi phí ẩn và không được đưa vào chi phí kinh doanh. Điều này cũng đồng
nghĩa với việc rất nhiều cổ đông đã phải thông qua một khoản chi phí cực lớn
nhưng lại không biết.
Tại các nước khác, các khoản chi phí này được tính vào chi phí kinh doanh và
các cổ đông phải cân nhắc rất nhiều khi thông qua phương án này".
Vị này cũng nhận xét thêm: "Do các cổ đông không hiểu rõ về loại chi phí ẩn này
nên việc thông qua phương án phát hành cổ phiếu ưu đãi cho cán bộ điều hành
cốt cán mới được thông qua dễ dàng như vậy".


Một cổ đông của Sacombank thì nhận xét: "Trường hợp phát hành nhiều cổ phiếu
ưu đãi cho cán bộ điều hành mà không làm rõ ràng về chi phí ẩn của việc phát
hành sẽ không đảm bảo công bằng về quyền lợi cho các cổ đông không phải là
người điều hành. Một hệ quả là những chi phí ẩn đã làm thu nhập của công ty bị
suy giảm đáng kể mà các cổ đông không biết".
Trao đổi với báo giới chiều 23/3, phó tổng giám đốc một công ty kiểm toán rất
lớn của nước ngoài cho biết, tại các nước có thị trường chứng khoán phát triển,
việc phát hành cổ phiếu với giá ưu đãi cho các cán bộ điều hành phải được tính
vào chi phí lương của nhân viên và việc bán các cổ phiếu có giá giảm hơn so với
giá thị trường này thường được gắn với những thời điểm cụ thể. Thêm vào đó,
việc phát hành cổ phiếu kiểu này được kiểm soát khá chặt chẽ bởi các cổ đông
và cơ quan quản lý về thị trường chứng khoán (tại Việt Nam là Ủy ban Chứng
khoán Nhà nước).
Vị phó tổng giám đốc này nhận xét: "Nếu bán cổ phiếu ưu đãi với giá rất thấp
cho một số cán bộ điều hành cốt cán mà không làm rõ các chi phí ẩn ở trong đó
là điều không công bằng đối với các cổ đông khác".
Vị này cũng cho biết thêm, quỹ phúc lợi cũng là yếu tố riêng có của Việt Nam do
"thừa hưởng" từ các công ty nhà nước. Về mặt nguyên lý kế toán thì các khoản
chi từ quỹ phúc lợi vẫn là một loại chi phí và theo nguyên tắc kế toán phải được
tính vào chi phí để báo cáo trước các cổ đông.

Chiều 23/3, ông Nguyễn Duy Hưng - Chủ tịch Hội đồng Quản trị SSI cho biết: "Tất
cả những vấn đề này đều do đại hội đồng cổ đông quyết định. Họ có thể thông
qua hoặc không thông qua phương án bán cổ phiếu với giá ưu đãi cho cán bộ,
công nhân viên. Tôi cũng xin lưu ý là làm ra lợi nhuận là do bộ máy điều hành và
cần phải có những chính sách để thu hút nhân tài. Nếu không đem lại cho họ đủ
ưu đãi thì họ có thể đi nơi khác và đó là quyền của họ".



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×