Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

thực tập tốt nghiệp chuyên đề doanh thu tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (149.79 KB, 27 trang )

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
LỜI NÓI ĐẦU
Chương I: Giời thiệu khái quát về Công Ty Việt’s
Phần 1: Quá trình hình thành
Phần 2: Chức năng nhiệm vụ của Công ty
Phần 3: Cơ cấu tổ chức Công ty
Phần 4: Tổ chức kế toán tại Công ty
Chương II: Cơ sở lý luận về tiêu thụ sản phẩm
Phần 1: Vai trò, ý nghĩa của tiêu thụ sản phẩm
Phần 2: Nội dung hoạt động của tiêu thụ sản phẩm
Phần 3: Các chỉ tiêu đánh giá tình hình tiêu thụ sản phẩm
Chương III: Phân tích quá trình hoạt động kinh doanh
Phần 1: Tình hình vốn và tài sản
Phần 2: Phân tích chung về tình hình tiêu thụ
Phần 3: Các nhân tố ảnh hưởng đến tiêu thụ
Phần 4: Chi phí
Chương IV: Lợi nhuận
Chương V: Đánh giá chung và giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ
Phần 1: Đánh giá chung
Phần 2: Một số giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm
Phần 3: Một số kiến nghị với Công ty Việt’s
KẾT LUẬN

1


LỜI CẢM ƠN
Sau năm tuần thực tập tại công ty TNHH Việt’s, được sự giúp đỡ tận tình của các
giáo viên, ban lãnh đạo Công ty, gia đình, bạn bè mà nay em đã hoàn thành báo cáo
của mình.


Nếu không có được sự giúp đỡ của mọi người thì quyển báo cáo này chắc chắn
đã không thể ra đời.
Em xin gửi lời cảm ơn tới ban lãnh đạo Trường Đại Học Nha Trang, các thầy cô
khoa kinh tế, các thầy cô Trung tâm công nghệ phần mềm đã hướng dẫn, dạy dỗ em
suốt khóa học.
Em xin cảm ơn Ban lãnh đạo Công ty Việt’s và các anh chị nhân viên trong công
ty đã giúp đỡ rất nhiều trong quá trình thực tập.
Em rất may mắn được sự ủng hộ từ phía gia đình, bạn bè đã giúp đỡ, động viên
trong suốt thời gian học tập và thực tập.
Em xin cảm ơn rất nhiều.
Nha Trang, ngày 10 tháng 6 năm 2011
Sinh viên thực tập

Chềnh Châu Mai

2


CHƯƠNG I
GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY
Phần 1: Quá trình hình thành của Công ty
- Tên Công ty

: Công Ty TNHH Việt’s

- Địa chỉ Công ty

: 42 Lê Thành Phương – Nha Trang – Khánh Hòa

- Số điện thoại


: 058 351551 ; MST: 4201222602

- Địa chỉ email

: Viet’s PC @ gmail.com

- Web size

: Viet PC net

Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) Việt’s được thành lập vào ngày 01 tháng
04 năm 2008, Công ty là một trong những doanh nghiệp hàng đầu về lĩnh vực công
nghệ thông tin trong tỉnh Khánh Hòa, đang hoạt động tích cực nhằm góp công sức
vào sự nghiệp phát triển kinh tế của đất nước.
Với sự định hướng đúng đắn và sự phấn đấu không ngừng mà Công ty TNHH
Việt’s ngày càng khẳng định được năng lực và vị trí của mình trong lĩnh vực công
nghệ thông tin. Nhờ vào tính chuyên nghiệp cao trong kinh doanh, khả năng tài chính
ổn định, khả năng cung cấp dịch vụ và chương trình chăm sóc khách hàng chu đáo
nên công ty không ngừng lớn mạnh và được khách hàng tin cậy.
Phần 2: Chức năng, nhiệm vụ của Công ty.
Công ty TNHH Việt’s từ khi thành lập đến nay không chỉ là nhà cung cấp thiết bị
máy tính mà còn là một nhà cung cấp các thiết bị văn phòng, các dịch vụ nhằm đáp
ứng nhu cầu của khách hàng Công ty rất coi trọng chất lượng dịch vụ vì đây chính là
vấn đề mà khách hàng quan tâm nhất.
Công ty TNHH Việt’s luôn đặt chất lượng dịch vụ lên hàng đầu, coi trọng công tác
dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật, tư vấn trước và sau bán hàng việc thực hiện công tác này bao
gồm:
+ Cung cấp số điện thoại nóng, dịch vụ nóng để khách hàng có thể gọi bất cứ lúc
nào (24/24h).

+ Tổ chức đào tạo đội ngũ nhân viên kỹ thuật lành nghề, sẵn sàng đáp ứng nhu
cầu của khách hàng. Đội ngũ kỹ thuật luôn được bổ sung và nâng cao tay nghề qua
các khóa đào tạo của những hãng lớn như:
- Về máy tính PC

: Các hãng IBM, Intel
3


- Về máy in các hãng

: HP, Xerox, Canon

- Về thiết bị mạng

: 3com, AMP, Intel

- Về phần mềm hệ thống : Microsoft, Novell
Ngoài ra Công ty Việt’s còn có mối quan hệ tốt với các Công ty máy tính lớn
trong và ngoài nước. Do đó, Công ty nhận được sự hỗ trợ tư vấn rất nhiều, đáp ứng
được mọi nhu cầu kỹ thuật phát sinh từ phía khách hàng.
Ngoài ra, Công ty Việt’s còn cung cấp dịch vụ khác bao gồm dịch vụ miễn phí mà
Công ty Việt’s dành cho khách hàng.
Cung cấp các Catalogue kỹ thuật, các hãng website, thông tin mới nhất về thiết
bị, công nghệ trong lĩnh vực tin học và tự động hóa.
Phần 3: Cơ cấu tổ chức Công ty Việt’s
Tổ chức của Công ty TNHH Việt’s bao gồm: Ban giám đốc và các phòng ban
chức năng.
Sơ đồ của Công ty như sau:
BAN GIÁM ĐỐC


Phòng kinh doanh

Phòng kế toán

Bộ phận bán hàng

Phòng kĩ thuật

Bộ phận bảo hành

* Chức năng của các phòng ban:
Bộ máy hoạt động của Công ty Việt’s đứng đầu là Ban giám đốc, dưới đó là các
phòng ban chức năng.
a- Ban giám đốc: Gồm 01 giám đốc và 01 phó giám đốc.
Ban giám đốc quản lý và điều hành tất cả các hoạt động của Công ty.

b- Phòng kinh doanh
4


Kinh doanh máy tính và các thiết bị khác, tham gia các gói đấu thầu, tư vấn hỗ
trợ kĩ thuật các thiết bị mới.
c- Phòng kế toán, thực hiện các công việc kế toán có liên quan.
d- Phòng kỹ thuật:
Thực hiện chuyển giao công nghệ và tham mưu cho Ban giám đốc và các phòng
ban khác về các linh kiện, sản phẩm, thiết bị mới nhất. Phòng kĩ thuật quản lý vật tư
và trang thiết bị kĩ thuật của công ty, bảo đảm cho vật tư của Công ty hoạt động đúng
chức năng của mình.
Phòng kĩ thuật còn có tổ nghiên cứu và phát triển phần mềm và tổ chức lắp ráp

điện tử và thiết bị.
e- Bộ phận bán hàng: Thực hiện công tác bán hàng, xúc tiến khách hàng và tư
vấn cho khách hàng.
f- Phòng bảo hành: Hỗ trợ tư vấn kỹ thuật cho khách hàng
Thực hiện công việc sửa chữa, bảo hành, bảo trì các thiết bị cho khách hàng,
thực hiện công việc chăm sóc sau bán hàng.
Phần 4: Tổ chức kế toán tại Công ty Việt’s
1- Bộ máy kế toán

KẾ TOÁN TRƯỞNG

Kế toán thanh toán
Kiêm thống kê

Kế toán tổng hợp

Thủ quỹ

2- Chức năng của Bộ máy kế toán
Bộ máy kế toán của Công ty có nhiệm vụ tổ chức, thực hiện kiểm tra công tác kế
toán tại Công ty, giúp Ban giám đốc tổ chức thông tin kinh tế, hướng dẫn, chỉ đạo các
bộ phận ghi chép ban đầu. Để thực hiện đầy đủ nhiệm vụ của mình, bộ máy kế toán
được tổ chức theo hướng tập trung. Đứng đầu là kế toán trưởng, dưới là các kế toán
viên.
5


3- Hình thức kế toán
- Hình thức kế toán chính là kế toán máy với phần mềm kế toán Acsoft hệ thống
sổ sách.

- Sổ quỹ.
- Sổ chi tiết tài khoản.
- Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
- Sổ cái
- Bảng cân đối kế toán
- Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh

6


CHƯƠNG II
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM
Phần 1: Vai trò và ý nghĩa của tiêu thụ sản phẩm
a- Khái niệm: Tiêu thụ sản phẩm là một trong những chức năng quan trọng của
bất kỳ trong một doanh nghiệp nào. Tiêu thụ là khâu cuối cùng của chu kỳ sản xuất
kinh doanh. Tiêu thụ là quá trình thực hiện giá trị và giá trị sử dụng của sản phẩm
hàng hóa. Qua tiêu thụ, hàng hóa trở về hình thái tiền tệ và vòng luân chuyển vốn của
đơn vị được hoàn thành.
Tiêu thụ sản phẩm trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được hiểu là
bán hàng, nhằm thu được một khoản lợi nhuận trong tiến trình sản xuất kinh doanh.
Nhưng hoạt động tiêu thụ không chỉ đơn thuần là bán hàng mà là một quá trình trong
đó nhà sản xuất tìm kiếm sự thỏa thuận từ nhà sản xuất và khách hàng có nhu cầu.
Như vậy tiêu thụ là hoạt động liên quan đến việc tổ chức điều hành vận chuyển
hàng hóa, dịch vụ từ người sản xuất đến người tiêu dùng nhằm đạt được hiệu quả
cao nhất.
b- Vai trò của tiêu thụ sản phẩm
Trong điều kiện nền kinh tế như trước khia thì các chỉ tiêu hướng dẫn từ trên
xuống dưới, các doanh nghiệp sản xuất, phân phối theo chỉ đạo, sản xuất bao nhiêu ?
sản xuất cái gì ? cung ứng cho ai ? đều có chỉ đạo, tất cả đều theo mệnh lệnh của
Nhà nước. Vì vậy tình hình tiêu thụ không thể là căn cứ để đánh giá hiệu quả sản

xuất kinh doanh.
Ngày nay, trong nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp chủ động sản xuất kinh
doanh, chủ động từ khâu đầu vào đến khâu tiêu thụ sản phẩm trên thị trường. Vì vậy
mà doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển trên thị trường phải quan tâm đến tiêu thụ
sản phẩm. Tiêu thụ cho phép đánh giá thống nhất quá trình sản xuất và tiêu thụ.

7


Bởi sự liên kết chặt chẽ các giai đoạn trong sản xuất kinh doanh nên tiêu thụ sản
phẩm là khâu không thể thiếu trong quá trình sản xuất. Đó là điều kiện tiền đề trong
quá trình kinh doanh của doanh nghiệp, góp phần hình thành nên cơ cấu sản phẩm.
Tiêu thụ làm gia tăng hiệu quả kinh tế, tổ chức tốt công tác tiêu thụ sẽ làm cho chi phí
tiêu thụ, dự trữ thành phẩm ở mức vừa phải.
Hoạt động tiêu thụ sản phẩm là đánh giá cuối cùng của quá trình sản xuất kinh
doanh, phản ánh sự thành công và vị thế của mình trên thị trường cạnh tranh.
c- Ý nghĩa của tiêu thụ sản phẩm
- Tổ chức tiêu thụ sản phẩm có hiệu quả thực sự là điều kiện để đạt được tối đa
hóa lợi nhuận, góp phần giải quyết mối quan hệ tài chính, kinh tế, xã hội của doanh
nghiệp.
- Tiêu thụ sản phẩm là điều kiện để doanh nghiệp gia tăng hay cắt bớt khối lượng
sản xuất, đa dạng hoặc hạn chế sản phẩm khai thác nhu cầu của thị trường. Tiêu thụ
sản phẩm sẽ thu hồi vốn nhanh, có lợi thế tích lũy vào đầu tư, vào nghiên cứu khoa
học kỹ thuật, chế tạo sản phẩm đồng thời sản xuất sản phẩm ngày càng chất lượng
tốt hơn, tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm, tạo uy tín cho doanh nghiệp trên thị
trường.
Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp phải tuân theo qui luật của thị
trường, đó là qui luật cung và cầu, qui luật cạnh tranh nên khi tiêu thụ sản phẩm
doanh nghiệp đã góp phần giải quyết mâu thuẫn, đáp ứng được những qui luật tất
yếu, doanh nghiệp sẽ có được cạnh tranh tốt trên thị trường.

Phần 2: Nội dung hoạt động tiêu thụ sản phẩm
1- Nghiên cứu thị trường cho doanh nghiệp thương mại
a- Khái niệm thị trường: Thị trường là nơi mua bán trao đổi hàng hóa giữa người
mua và người bán. Theo nghĩa rộng hơn thì thị trường là môi trường hoạt động
thương mại của các doan nghiệp. Vì vậy sự hình thành thị trường có 3 yếu tố.
- Đối tượng tham gia

: Người mua – người bán

- Đối tượng trao đổi

: Sản phẩm – dịch cụ

- Điều kiện trao đổi

: Khả năng thanh toán

Qua thị trường chúng ta có thể xác định được mối tương quan giữa cung và cầu
của thị trường về hàng hóa, dịch vụ. Số lượng người mua phản ánh được qui mô của
thị trường lớn hay nhỏ.
8


Trong nền kinh tế thị trường, những vấn đề cơ bản là sản xuất sản phẩm gì, sản
xuất như thế nào, và sản xuất cho ai ? đều được giải quyết qua thị trường. Như vậy,
thị trường có vai trò rất lớn trong nền kinh tế. Trong xu hướng mở của nền kinh tế,
việc tìm hiểu thị trường con tạo được mối quan hệ của các dân tộc, tạo điêu kiện để
hiểu biết về đất nước, con người, văn hóa.
b- Phân loại thị trường
Một trong những bí quyết thành công trong kinh doanh là sự hiểu biết cặn kẽ tính

chất của thị trường. Phân loại thị trường là cần thiết, khách quan để nắm bắt được
tính chất của thị trường, nhận biết được đặc điểm, hình thành và xu hướng vận động
của thị trường. Có nhiều cách để phân loại thị trường:
- Phân loại theo lãnh thổ: thị trường địa phương, thị trường nội địa, thị trường
quốc tế.
- Phân loại theo quan hệ người mua, người bán: Thị trường cạnh tranh hoàn
hảo, thị trường cạnh tranh không hoàn hảo, thị trường độc quyền.
- Phân loại theo mục đích sự dụng hàng hóa: thị trường tư liệu sản xuất, thị
trường người tiêu dùng…
- Phân loại theo mặt hàng mua bán: thị trường nông sản, tiêu dùng, tiền tệ …
c- Ý nghĩa của việc nghiên cứu thị trường
Doanh nghiệp là một tác nhân, cá thể trên thị trường nên phải nghiên cứu phát
triển kinh doanh thích ứng với thị trường. Nghiên cứu thị trường là xuất phát điểm để
định ra chiến lược kinh doanh cho doanh nghiệp.
Nghiên cứu thị trường còn là một chỉ tiêu quan trọng để lập kế hoạch tiêu thụ sản
phẩm, căn cứ để xác định chương trình tiêu thụ sản phẩm.
Phần 3: Các chỉ tiêu đánh giá tình hình tiêu thụ sản phẩm
Hoạt động chủ yếu của doanh nghiệp thương mại là bán hàng tiêu thụ sản phẩm.
Đánh giá hiệu quả tiêu thụ cũng như đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
thông qua một số chỉ tiêu sau:
a- Chỉ tiêu hoàn thành kế hoạch sản phẩm
Chỉ tiêu này cho biết thực tế doanh nghiệp đã tiêu thụ được bao nhiêu phần trăm
so với kế hoạch đề ra.
Mức độ hoàn thành =

Sản lượng TT thực tế
Sản lượng TT kế hoạch
9

* 100



b- Chỉ tiêu về hoạt động tiêu thụ trong doanh nghiệp
+ Vòng quay các khoản phải thu: Cho biết mức độ hợp lý của số dư các khoản
phải thu và hiệu quả của việc thu hồi nợ. Nếu số vòng luân chuyển các khoản phải
thu cao thì doanh nghiệp ít bị chiếm dụng vốn. Tuy nhiên nếu con số này quá cao thì
ảnh hưởng không tốt đến khối lượng tiêu thụ vì phương thức thanh toán quá chặt
chẽ.
Doanh thu
Vpt =

Các khoản phải thu bình quân

+ Kỳ thu tiền bình quân: cho biết thời gian thu hồi các khoản phải thu.
Kpt =

Số ngày trong kỳ
Các khoản phải thu

+ Số vòng quay hàng tồn kho: cho biết hiệu quả kinh doanh tiêu thụ và chỉ tiêu
hàng tồn kho. Con số này càng cao chứng tỏ doanh nghiệp bán hàng nhanh.
Giá vốn hàng bán
Vòng quay hàng tồn kho =

Giá trị bình quân hàng tồn kho

10


CHƯƠNG III

PHÂN TÍCH QUÁ TRÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CÔNG TY VIỆT’S
Phần 1: Tình hình vốn và tài sản
Để đánh giá chỉ tiêu này ta phân tích sự biến động về qui mô và kết cấu tài sản
và nguồn vốn của Công ty

Năm 2008
Chỉ tiêu
I – TÀI SẢN
A- TSLĐ và DTNH
1- Tiền
2- Các khoản phải thu
3- Hàng tồn kho
4- TSLĐ khác
B- TSCĐ và ĐTDH
1- TSCĐ
2- Chi phí trả trước DH
II- NGUỒN VỐN
A- Nợ phải trả
1- Nợ ngắn hạn
2- Nợ dài hạn
B- Nguồn vốn CSH
1- Vốn kinh doanh
2- Quỹ

Năm 2009

Năm 2010

Giá trị


Tỷ trọng

Giá trị

Tỷ trọng

Giá trị

Tỷ trọng

(1.000đ)

%

(1.000đ)

%

(1.000đ)

%

3.209.131
3.114.595
732.169
344.638
1.891.474
146.314
94.536

94.536
0
3.209.131
993.472
993.472
0
2.935.659
2.900.000

100 4.323.329
97.05 4.212.388
1.219.100
501.379
2.346.399
145.510
2.95 110.941
110.941
0
100 4.323.329
8.6 1.310.445
1.310.445
0
-91.4 3.012.884
2.900.000
31.911
11

100 8.518.832
97.43 8.195.652
1.280.726

1.722.086
4.951.596
241.244
2.75 323.180
323.180
0
100 8.518.832
30.3 4.384.921
4.384.921
0
69.7 4.133.911
3.940.000
68.728

100
96.21

3.79

100
51.47

48.53


3- Lợi nhuận chưa phân phối

35.659

80.973


125.183
Nguồn: Phòng kế toán

Qua bảng số liệu ta thấy công ty TNHH Việt’s là doanh nghiệp có qui mô vừa và
nhỏ. Tuy nhiên, nguồn vốn của Công ty qua các năm liên tục tăng. Đặc biệt là năm
2010 tăng nhanh so với năm 2009. Cụ thể: Năm 2009 tăng 1.114.198 nghìn đồng so
với năm 2008 và năm 2010 tăng 4.195.503 nghìn đồng so với năm 2009. Ngồn vốn
được bổ sung bằng nguồn vốn chủ sở hữu là chủ yếu cùng với việc bổ sung nguồn
vốn bằng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối.
Tuy nhiên, tỉ trọng vốn chủ sở hữu giảm mạnh qua các năm. Cụ thể là năm 2008
khi thành lập doanh nghiệp thì vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng 91,4% nhưng năm
2010 thì con số này chỉ là 48,53%. Vốn chủ sở hữu vẫn tăng đều qua các năm. Điều
này cho thấy quá trình hoạt động doanh nghiệp đã thu được lợi nhuận tuy nhiên với
một doanh nghiệp mà khoản nợ phải trả (nợ ngắn hạn) chiếm tỷ trọng lớn (trên 50%
vốn) thì đây là một khó khăn cho doanh nghiệp, mà nguyên nhân chủ yếu ở đây là do
Công ty mua hàng hóa về để bán. Bằng chứng là giá trị hàng tồn kho tăng nhiều qua
các năm.
Phần 2: Phân tích chung về tiêu thụ của Công ty Việt’s
Ngày nay với sự bùng nổ về công nghệ thông tin, tin học, điện tử được ứng dụng
rộng rãi trong tất cả các lĩnh vực và trong cuộc sống. Muốn làm được điều đó cần có
các thiết bị tin học và phần mềm ứng dụng. Nhận thấy được điều này, công ty TNHH
Việt’s chuyên kinh doanh các thiết bị tin học đặc biệt mạnh về linh kiện máy tính. Với
lợi thế về thị trường Nha Trang, một thị trường đang phát triển đầy tiềm năng, đội ngũ
nhân viên với trình độ chuyên môn cao đáp ứng được nhu cầu của khách hàng nên
việc tiêu thụ sản phẩm có nhiều thuận lợi.
Việc tiêu thụ sản phẩm do phòng kinh doanh kết hợp với bộ phận bán hàng cùng
với sự trợ giúp, hỗ trợ của phòng kỹ thuật phối hợp thực hiện. Công tác tiêu thụ ở thị
trường thành phố Nha Trang là chủ yếu, trong thời gian tới công ty sẽ chú ý và mở
thêm chi nhánh ở thị trường Cam Ranh và hướng tới một số tỉnh và thành phố khác.

Để phân tích chung về tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty, trước hết ta
phân tích về doanh thu tiêu thụ sản phẩm của Công ty 3 năm qua.
Xem bảng 2

12


Từ bảng số liệu ta thấy : Tổng doanh thu của Công ty liên tục tăng qua 3 năm.
Doanh thu năm 2009 tăng 97.0% so với năm 2008 tương đương với 26.969.631
nghìn đồng. Doanh thu năm 2010 tăng 50% so với năm 2009 tương đương với
28.385.400 nghìn đồng. Đối với một Công ty vừa mới đi vào hoạt động thì đây là một
biểu hiện tương đối tốt. Có được kết quả đó là do công ty đã nỗ lực hết mình ngay từ
khi bắt đầu thành lập. Với chính sách kinh doanh riêng của mình đó là tâm niệm: giá
quan trọng nhưng chất lượng dịch vụ còn quan trọng hơn nên công ty chú trọng đến
giá cả, chất lượng kể cả chính sách hậu mãi sau bán hàng …
Qua bảng thống kê tình hình tiêu thụ theo phương thức tiêu thụ (Bảng 3/trang

)

ta thấy hình thức tiêu thụ sản phẩm của Công ty rất đa dạng. Chính điều này cũng đã
làm cho doanh thu bán hàng của Công ty tăng lên nhanh chóng.. Cụ thể:
+ Bán hàng trực tiếp: là hình thức khách hàng trực tiếp đến tại cửa hàng của
Công ty để mua hàng, phần nhiều là các cá nhân mua về sử dụng, các khách hàng
mới của Công ty nên tới xem xét trực tiếp. Khi công ty đáp ứng được nhu cầu của
khách hàng thì họ mua luôn. Đây cũng là hình thức bán hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất
trong tổng doanh thu của Công ty. Vì Công ty Việt’s là Công ty nhỏ nên việc tiêu thụ
tại Công ty là chủ yếu. Tuy nhiên tỷ trọng doanh thu tiêu thụ theo hình thức này giảm
nhẹ qua các năm. Cụ thể: Năm 2008: hình thức tiêu thụ này chiếm 68,7% năm 2009
còn 64,3%, năm 2010 chỉ còn 59,7%. Nguyên nhân là Công ty đưa ra một số hình
thức tiêu thụ khác và do đặc điểm kinh doanh của Công ty nên một số khách hàng

quen không phải đến mua trực tiếp mà có thể gọi điện hoặc đặt hàng qua mạng rồi
công ty sẽ giao hàng tận nơi cho khách hàng.
+ Bán hàng qua Internet: Đây là hình thức bán hàng chiếm tỷ trọng thứ 2 và tăng
dần qua các năm. Cụ thể là năm 2008 hình thức này chiếm tỷ trọng 20,1%, năm 2009
chiếm 22,2% và năm 2010 chiếm 25,1%. Có được điều này là do quá trình hoạt động
công ty đã có được sự tin cậy, tín nhiệm của khách hàng đồng thời với sự phát triển
mạnh mẽ về lĩnh vực công nghệ thông tin mà nhiều người, nhiều nhà tiếp cận với
Internet. Công ty đăng tải tất cả thông tin về giá cả, sản phẩm, tính năng của sản
phẩm lên website của công ty và một số website liên kết quảng cáo khác để khách
hàng biết đến, xem xét, so sánh và lựa chọn. Công ty cũng thiết kế phần riêng dành
cho khách hàng có nhu cầu muốn mua hàng của Công ty. Khách hàng chỉ cần điền
13


đầy đủ thông tin khách hàng vào mẫu đã có sẵn trên wibsize và Công ty sẽ trả lời
khách hàng trong thời gian sớm nhất. Với hình thức này công ty và khách hàng có thể
trao đổi nhanh chóng, thuận lợi và tiết kiệm chi phí, thời gian của công ty và khách
hàng. Đồng thời qua hình thức này công ty có thể tư vấn nhanh và trả lời các câu hỏi
của khách hàng về sản phẩm.
+ Bán hàng qua điện thoại: Đây cũng là hình thức bán hàng có tính chất như
bán hàn qua Internet. Nhưng thay vì Khách hàng yêu cầu qua mạng thì với hình thức
này khách hàng gọi điện thoại trực tiếp đến công ty. Nhược điểm của hình thức này là
khách hàng không thể trực tiếp xem sản phẩm và tính năng của sản phẩm mà mình
muốn mua. Phía công ty cũng không thể tư vấn được hết những tính năng, lưu ý của
sản phẩm mà công ty bán. Vì vậy mà khách hàng chủ yếu của hình thức này là những
khách hàng quen biết, khách hàng cũ và nhu cầu về sản phẩm có số lượng ít, giá trị
nhỏ, thường là những khách hàng đã dùng qua sản phẩm của công ty. Tỷ trọng của
hình thức bán hàng này trong tổng doanh thu bán hàng tăng qua các năn. Cụ thể là
năm 2008 là 5.9%, năm 2009 là 7.1% và năm 2010 là 11%. Điều này cho thấy sự tín
nhiệm của khách hàng với công ty ngày càng tăng. Những khách hàng cũ còn quan

tâm tới công ty chứng tỏ chính sách chăm sóc sau bán hàng của công ty tốt và chất
lượng, sản phẩm của công ty cao và thị trường của công ty vững chắc. Đây là một
dấu hiệu tốt cho công ty.
+ Bán theo hợp đồng: Công ty ký hợp đồng bán hàng với khách hàng. Hình thức
này thực hiện chủ yếu với những khách hàng mua sản phẩm với số lượng lớn.
Thường là các doanh nghiệp, các đại lý mua để bán lại hoặc trang bị cho công ty của
mình. Vì những khách hàng cần mua số lượng lớn rất ít và nếu có thì những khách
hàng này cũng sẽ tìm tới những công ty lớn, có tầm cỡ mà công ty Viêt’s là công ty
vừa và nhỏ nên khả năng cạnh tranh về phương diện này là rất ít. Đây là hạn chế về
cạnh tranh của công ty. Chính vì thế mà tỷ trọng của hình thức bán hàng này trong
tổng doanh thu tiêu thụ của công ty chiếm tỷ lệ nhỏ và biến đổi. Năm 2008 thì hình
thức này chiếm 5.2%, năm 2009 chiếm 6.0%, nhưng năm 2010 thì con số này chỉ là
4.1% trong tổng doanh thu tiêu thụ.
+ Bán do trúng thầu : Đây là hình thức công ty tham gia đấu thầu việc bán sản
phẩm cho doanh nghiệp, tổ chức có nhu cầu mua sản phẩm.công ty nào trả giá thấp
nhất sẽ trúng thầu. Tuy rằng giá trị sản phẩm đấu thầu lớn nhưng việc phải trả giá
14


thấp nhất mới trúng thầu nên lợi nhuận cũng sẽ nhỏ, hơn nữa là công ty Viêt’s là công
ty vừa và nhỏ nên việc cạnh tranh về giá nói chung là khó khăn, công ty không có lợi
thế cạnh tranh lớn nên tỷ trọng rất nhỏ trong tổng doanh thu bán hàng.
Như vậy, doanh thu tiêu thụ theo các hình thức đều tăng trong các năm qua.
Hình thức bán trực tiếp, bán qua internet chiếm tỷ trọng lớn. Hình thức bán qua điện
thoại cũng đang có nhiều triển vọng. Hai hình thức bán hàng theo hợp đồng và bán do
trúng thầu làm cho đa dạng hình thức bán hàng cho công ty. Tuy nhiên đội ngũ nhân
viên của công ty tuy đã được đào tạo và nâng cao kỹ năng trong kinh doanh nhưng
với điều kiện hiện nay thì sản phẩm rất đa dạng và thay đổi nên đòi hỏi nhân viên phải
có chuyên môn cao nhưng thực tế thì đội ngũ nhân viên chưa đồng bộ, đặc biệt là
nhóm nhân viên bán hàng chưa có chuyên môn về lĩnh vực công nghệ thông tin, khi

bán hàng thắc mắc về sản phẩm thì đội ngũ bán hàng chưa đáp ứng kịp, phải chờ kỹ
thuật viên tư vấn giúp. Nghệ thuật bán hàng còn nhiều hạn chế, đây là khó khăn đòi
hỏi ban lãnh đạo công ty phải quan tâm.
Xét về mặt toàn diện thì doanh thu bán hàng chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng
doanh thu. Doanh thu cung cấp dịch vụ chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong tổng doanh
thu. Đây là một hạn chế lớn trong quá trình hoạt động, bởi vì : Thứ nhất là sản phẩm
tốt phải đi kèm với chất lượng và dịch vụ dẫn đầu, Thứ 2 là một khi sản phẩm được
bán ra thị trường “ bão hòa” thì chất lượng dịch vụ sẽ là một điểm mạnh của công ty.
Vì vậy công ty Viêt’s cần chú trọng tới lĩnh vực cung cấp dịch vụ. muốn làm được điều
này thì công ty cần phải đào tạo đội ngũ nhân viên kỹ thuật lành nghề và chuyên
nghiệp, phải thể hiện được đẳng cấp của một công ty hàng đầu về công nghệ thông
tin.

Phần III : Các nhân tố ảnh hưởng đến tiêu thụ
1. Nhân tố bên trong :
a. Đặc điểm sản xuất kinh doanh:
Công ty TNHH Viêt’s chuyên kinh doanh các thiết bị tin học, đặc biệt mạnh về linh
kiện máy tính, máy in, thiết bị mạng. Lĩnh vực kinh doanh của công ty là một lĩnh vực
đang phát triển trong điều kiện công nghệ thông tin đang được ứng dụng mạnh mẽ
trong tất cả các ngành, mọi thành phần kinh tế như hiện nay thì công ty có nhiều
15


thuận lợi là sản phẩm đang cần thiết trên thị trường. Đối tượng có nhu cầu về sản
phẩm trong lĩnh vực kinh doanh nhiều và ngày càng gia tăng nên tạo thuận lợi cho
việc tiêu thụ sản phẩm công ty. Tuy vậy, sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật các sản
phẩm luôn được cải tiến về mẫu mã, tính năng, vì vậy dòng đời của sản phẩm phải
ngắn. Để thuận lợi cho công tác tiêu thụ công ty phải luôn cập nhật thông tin về sản
phẩm mới trên thị trường và tính toán lượng hàng nhập về phù hợp để làm sao đủ để
có sản phẩm bán đến khi có sản phẩm mới xuất hiện, không để tình trạng tồn khi

nhiều.
Bên cạnh đó công ty Viêt’s là công ty mới thành lập, nguồn vốn nhỏ mà các sản
phẩm công ty kinh doanh lại cần nguồn vốn lớn. vì vậy mà việc nhập hàng gặp nhiều
khó khăn.
b. Trình độ quản lý :
Sự nhanh nhạy sáng suốt của nhà quản lý có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động
kinh doanh của công ty. Có người quản lý giỏi thì công ty sẽ tận dụng được cơ hội
kinh doanh, sử dụng đúng nguồn lực (vốn, lao động ,,,,)
Hiện nay, công ty có đội ngũ quản lý trình độ cao, trẻ trung, năng động, sáng tạo,
nhiệt tình nên có nhiều thuận lợi cho kinh doanh. Họ được đào tạo chính quy trong
các trường đại học chuyên ngành kinh tế kỹ thuật về lĩnh vực tin học. Họ dám mạo
hiểm, táo bạo trong kinh doanh và sáng tạo ra những ý tưởng mới cho kinh doanh, từ
đó giúp cho công tác tiêu thụ đựoc đẩy mạnh. Tuy nhiên đội ngũ này còn chưa có kinh
nghiệm quản lý, để công việc ngày càng tốt hơn họ cần học hỏi, bổ sung thêm nhiều
kiến thức nữa.
c. Chính sách kinh doanh :
Công tác tiêu thụ sản phảm có hiệu quả hay không một phần lớn do chính sách
doanh nghiệp quyết định. Có được chính sách đúng thì lãnh đạo và nhân viên công ty
sẽ theo đúng như thế để thực hiện, mang lại hiệu quả cao trong kinh doanh. Chính
sách kinh doanh của công ty Viêt’s là chiếm lĩnh được thị trường Nha Trang và mở
rộng thị trường ra phía Nam. Công ty lấy “ chất lượng” làm thước đo cho sự tồn tại và
phát triển của công ty. Đội ngũ nhân viên luôn tâm niệm: “ có khách hàng mới có
Viêt’s và có Viêt’s để phục vụ khách hàng”
Với nỗ lực của mình, Viêt’s không chỉ muốn phục vụ khách hàng một lần mà phục
vụ mãi mãi. Chính sách kinh doanh này được thực hiện nghiêm chỉnh sẽ ảnh hưởng
16


rất lớn đến công tác tiêu thụ tại công ty. Bởi lẽ khi khách hàng đến công ty, nếu công
ty đáp ứng tốt mọi nhu cầu của Khách hàng, sản phẩm tốt, giá cả cạnh tranh có chất

lượng, từ đó sẽ tạo lòng tin cho khách hàng, và khách hàng sẽ giới thiệu người quen
tới mua hàng hóa của công ty và khách hàng sẽ là người quảng cáo sản phẩm của
công ty. Điều này rất tốt cho công tác tiêu thụ. Trong điều kiện kinh doanh ngày nay thì
uy tín, chất lượng dịch vụ là yếu tố quan trọng giúp cho khách hàng đến với công ty
bên cạnh yếu tố giá cả.
2. Nhân tố bên ngoài :
a. Môi trường kinh tế :
- Tỷ lệ lạm phát : Khi tỷ lệ lạm phát tăng làm cho đồng tiền mất giá, giá bán hàng
hóa công ty tăng sẽ làm cho người mua cảm thấy hàng hóa đắt. Điều này cũng ảnh
hưởng không tốt đến quá trình bán hàng. Khi giá hàng hóa tăng lên, người mua sẽ
phải trả một khoản tiền lớn hơn nên người mua sẽ đắn đo nhiều hơn, người mua
cũng sẽ mua chậm hơn. Không những thế, việc giá cả tăng cũng làm cho người mua
thắt chặt trong chi tiêu và có thể sẽ không có khả năng thanh toán.
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế : Tốc độ tăng trưởng của đất nước ta hiện nay là khá
cao, thu nhập ngày một tăng, đời sống ngày càng nâng cao, nhu cầu về các thiết bị tin
học, văn phòng càng cao. Trong điều kiện công nghệ thông tin được ứng dùng mạnh
mẽ như hiện nay thì sản phẩm mà công ty Viêt’s kinh doanh là rất cần thiết. Đây là
một điều kiện thuận lợi cho công tác tiêu thụ của công ty. Tuy nhiên, với sự tăng
nhanh của thị trường và khách hàng thì đồng nghĩa với các đối thủ cạnh tranh ngày
càng nhiều. số lượng nhà cung cấp sẽ nhiều hơn và sự cạnh tranh với công ty Viêt’s
ngày càng quyết liệt hơn. Tuy nhiên, với lợi thế là công ty lâu năm đã có nhiều kinh
nghiệm và có thương hiệu, uy tín trên thị trường thì đây là một lợi thế mạnh trong
cạnh tranh. Công ty cần phải tạo nên uy tín cho công ty mình, thực hiện tốt công tác
sau bán hàng để không mất thị trường và khách hàng đã có.
b. Sản phẩm thay thế :Ngày nay chưa có những sản phẩm thay thế những sản
phẩm tin học đang dùng nhưng những sản phẩm này luôn được cải tiến, nâng cấp và
thay đổi và công ty Viêt’s là công ty thương mại nên việc cập nhật những sản phẩm
mới là cấp thiết và kịp thời.
Phần IV : Chi phí
Bảng kê các khoản chi phí

17


ĐVT : 1.000 đ
Chỉ tiêu

Năm 2008

Năm 2009

Năm 2010

Chênh lệch 2008/2007 Chênh lệch 2010/2009

+/-

27.183.684 53.775.836 81.372.960
432.156
694.468
869.305
592.843 1.068.252 1.653.477
28.208.683 55.538.556 83.895.742

Giá vốn
Chi phí QL
Chi phí BH
Tổng CP

%


26.592.152
262.312
457.409
27.329.873

97,8
60,7
80,2
96,9

+/-

27.597.124
174.837
585.225
28.357.186

%

51,3
25,2
51,8
51,2

Nguồn : Phòng kế toán
Chi phí là các khoản bắt buộc phải có cho mỗi công ty, doanh nghiệp. Đối với công
ty Viêt’s thì chi phí được tập hợp thành 3 khoản mục lớn :Giá vốn,chi phí quản lý và
chi phí bán hàng.
a. Giá vốn : Giá vốn bao gồm các khoản chi để mua sản phẩm, thiết bị, chi phí
vận chuyển, bốc xếp và lắp ráp sản phẩm. khoản chi này là khoản chi phí mà công ty

phải bỏ ra từ khâu mua sản phẩm đến khi sản phẩm đã được sẵn sang để bán cho
khách hàng. Tỷ lệ các khoản chi phí trong tổng chi phí tùy thuộc vào loại hình kinh
doanh, sản phẩm mà công ty kinh doanh hoặc quá trình kinh doanh. Công ty Viêt’s là
công ty thương mại, sản phẩm kinh doanh có giá trị lớn nên giá vốn chiếm tỷ trọng rất
lớn trong tổng chi phí của công ty.
Giá vốn của công ty Viêt’s liên tục tăng qua các năm hoạt động. Cụ thể năm 2009
tăng 26.592.152 nghìn đồng so với năm 2008. Năm 2010 tăng 27.597.124 nghìn đồng
so với năm2009. Điều này là một tín hiệu tốt trong kinh doanh. Giá vốn tăng cũng đồng
nghĩa với công ty mua nhiều sản phẩm để tiêu thụ hơn, sản phẩm tiêu thụ được nhiều,
quá trình lưu thông sản phẩm tốt. tuy nhiên, giá vốn tăng cũng có thể do giá mua của
sản phẩm tăng, chi phí bỏ ra trên mỗi sản phẩm lớn. Điều này sẽ làm cho tỷ suất lợi
nhuận thấp đi.
b. Chi phí quản lý : bao gồm các khoản chi cho công tác quản lý doanh nghiệp.
Gồm các khoản chi lương, thưởng cho nhân viên quản lý, chi phí mua máy tính, thiết
bị cho bộ phận quản lý, chi phí tiếp khách, chi phí công tác, chi phí đào tạo cấp quản
lý.
Chi phí quản lý tăng đều qua các năm. Năm 2009 tăng 262.312 nghìn đồng so với
năm 2008. Năm 2010 tăng 174.837 nghìn đồng so với năm 2009. Công ty cũng đã
quan tâm và chú trọng đến đội ngũ quản lý, có những biện pháp kích thích tạo nên sự
thoải mái trong việc lãnh đạo, đồng thời luôn tìm kiếm đối tác và xu hướng mở rộng thị
trường.
18


c. Chi phí bán hàng:
Như bảng phân tích trước, chi phí bán hàng cũng đã tăng qua 3 năm hoạt động.
Tuy vậy ta thấy tỷ lệ chi phí bán hàng trên tổng chi phí qua 3 năm giảm liên tục.
Mặc dù chi phí bán hàng, chi phí quản lý, giá vốn tăng nhưng đây cũng là điều
đáng mừng vì bởi lẽ chi phí tăng nhưng doanh thu càng tăng nhanh hơn chi phí.
Doanh thu tăng do công ty bán được nhiều sản phẩm hơn. Điều này do nhu cầu của

thị trường về sản phẩm của công ty ngày một tăng. Bên cạnh đó là sự nỗ lực của tất
cả các cá nhân trong công ty, công ty luôn nỗ lực để làm vừa lòng khách hàng. Vì vậy,
công ty đã thu hút được nhiều khách hàng hơn.
Vì đặc điểm kinh doanh của công ty nên chi phí bán hàng chiếm tỷ lệ nhỏ. Tuy
nhiên công ty cũng cần xem xét lại các khoản chi phí để tăng hiệu quả sử dụng chi
phí.

19


CHƯƠNG IV
LỢI NHUẬN
Qua bảng kê (bảng 5) ta thấy cả doanh thu và lợi nhuận sau thuế đều tăng trong
3 năm. Đây là một kết quả tốt, là biểu hiện của kết quả kinh doanh trong 3 năm của
công ty tốt, cụ thể như sau:
+ Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu năm 2009 tăng 42.51% so với năm 2008,
nguyên nhân là sự bùng nổ của thị trường máy tính. Những dự án đầu tư lớn, thị
trường ngày càng tăng, chủ trương đưa tin học vào cộng đồng, bộ máy quản lý nhà
nước, bùng nổ của game online, đặc biệt là sự giảm giá mạnh của thiết bị và linh kiện
máy tính. Cùng với đó là tâm lý đầu tư cho học hành, công việc hơn là mua sắm cho
giá định. Không nằm ngoài vòng quay đó, Viêt’s cũng chịu sự tác động mạnh mẽ của
thị trường. Nhờ nắm bắt được xu thế đó để tăng cường đầu tư cho kinh doanh, quan
hệ thêm nhiều đối tác để có sản phẩm đa dạng, phong phú, cung cấp cho thị trường,
làm tăng doanh thu, lợi nhuận cho công ty. Nhưng năm 2010 tỷ suất lợi nhuận trên
doanh thu có xu hướng giảm nhẹ (2%) so với năm 2009. Mặc dù doanh thu tăng
nhưng tỷ suất lợi nhuận lại giảm. Nguyên nhân là công ty Viêt’s tăng cường các hoạt
động khuyến mãi để cạnh tranh với các công ty khác trên thị trường. Điều này làm cho
tổng chi phí tăng và tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu giảm. Nguyên nhân thứ 2 là do
đặc điểm kinh doanh của công ty, các mặt hàng có giá vốn lớn, một số mặt hàng hiện
nay có giá tăng cao. Để góp phần kiểm soát lạm phát cùng với nhà nước, công ty đã

quyết định không tăng giá hoặc tăng một phần rất nhỏ. Điều này làm cho lợi nhuận
giảm nhẹ.
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu liên tục tăng qua 3 năm hoạt động. Mặc dù
vốn chủ sở hữu tăng nhưng tỷ lệ tăng của lợi nhuận nhanh hơn. Chứng tỏ việc đầu tư
thêm vốn đã mang lại hiệu quả trong kinh doanh.
20


Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản có những biến đổi. Năm 2007 tỷ suất này tăng
108.41% tương đương tăng 0,0115 so với năm 2008.
Năm 2008 công ty giải quyết tốt công tác thu hồi các khoản nợ phải thu và có
lượng hàng tồn kho nhỏ nên tổng tài sản không lớn, làm cho tỷ suất lợi nhuận trên
tổng tài sản tăng nhanh.
Nhưng sang năm 2009 công ty không bắt kịp với tình hình thị trường chung,thị
trường không tiêu thụ nhanh, công ty nhập hàng về nhiều, nên lượng hàng tồn kho tồn
tạiquá lớn, các khoản phải thu cũng tăng. Thêm vào đó tình trạng khủng hoảng thị
trường làm công ty phải tăng cường các chính sách khuyến mãi. Mặc dù doanh thu
tăng, sản lượng tăng nhưng chi phí cũng tăng với tỷ lệ tương ứng, điều này làm cho
lợi nhuận tăng chậm. Các lý do trên làm cho tỷ lệ tỷ suất lợi nhuận năm 2010 trên tổng
tài sản giảm so với năm 2009.
Nhìn chung lại công tác kinh doanh của công ty 3 năm qua đạt được kết quả rất
tốt, nhưng các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận còn thấp, đặc biệt là tỷ suất lợi nhuận trên
doanh thu là rất thấp.

21


CHƯƠNG V
ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH
QUÁ TRÌNH TIÊU THỤ

Phần 1 : Đánh giá chung
a. Những điểm chính :
Qua phân tích thực trạng tiêu thụ sản phẩm của công ty thời gian qua ta có thể kết
luận lại những thành tựu của công ty như sau:
Doanh thu và sản lượng hàng hóa tiêu thụ ngày càng tăng, công ty cũng thu về
một phần lợi nhuận tăng để phát triển kinh doanh. Thị trường kinh doanh nhỏ hẹp
nhưng đang phát triển và mở rộng. Sản lượng tăng một phần là do công ty có những
chính sách giá cả hợp lý, chính sách hậu mãi và chăm sóc khách hàng tốt, dịch vụ bảo
hành, sửa chữa tốt, thái độ niềm nở, cởi mở.
Hoạt động của công ty mang tính thương mại dịch vụ. công ty đã tìm được những
nhà cung ứng tốt và tin cậy, đảm bảo cho chất lượng giá cả, số lượng cung ứng kịp
thời.
b. Những tồn tại và nguyên nhân :
Bên cạnh những mặt mà công ty đã đạt được còn có những tồn tại công ty cần giải
quyết.
Công ty chỉ tiêu thụ mạnh trên thị trường Nha Trang, còn các thị trường khác như
Cam Ranh, Diên Khánh, Ninh Hòa … chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ, thậm chí là chưa có
khách hàng nào. Các khách hàng chủ yếu là người quen. Nguyên nhân là nguồn vốn
nhỏ, không có điều kiện để mở rộng thị trường.
Hoạt động Marketing chưa thực sự mạnh mẽ, chủ yếu là khuyến mãi. Nguồn vốn
đầu tư cho hoạt động này còn hạn chế. Nhân viên kinh doanh đảm trách thêm việc
marketing, bán hàng … nên chưa đi vào chuyên môn hóa sâu, hiệu quả kinh doanh
chưa cao.
22


Công tylên kế hoạch tiêu thụ theo từng năm, từng quý, nhưng chưa có những
thống kê rõ từng loại chi phí.
Công tác phân phối và mạng lưới bán hàng : nhìn vào mạng lưới bán hàng của
công ty chúng ta thấy mạng lưới phân phối quá hẹp, quá đơn giản. Chỉ tập trung tại TP

Nha Trang. Công ty cần liên kết với công ty khác, họ mua những sản phẩm của mình,
trao đổi những ưu thế cho nhau.
Công ty chưa đầu tư vào hình thức tiêuthụ nào mà dàn trải để khách hàng muốn
theo xu thế ào thì bán theo thế đó.
Về chính sách tiêu thụ, xúc tiến khách hàng : Công ty rất quan tâm đến hình thức
này nhưng chỉ là hoạt động khuyến mại. Công ty chưa tham gia hội chợ, triển lãm nào.
Các hoạt động tài trợ xã hội nhằm quảng bá thương hiệu cũng chưa có. Hoạt động
quảng cáo chưa được thực hiện có quy mô lớn, hình thức chủ yếu là qua website và
một số tờ báo lĩnh vực công nghệ thông tin. Điều này do nguồn kinh phí đầu tư chưa
có.
Hàng tồn kho 2010 có xu hướng tăng.
Phần 2 : Một số giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm cho công ty Viêt’s
Việc tiêu thụ sản phẩm có vai trò hết sức quan trọng với công ty Viêt’s. Đây là vấn
đề sống còn với công ty. Tìm hiểu vấn đề công tác tiêu thụ ta thấy doanh thu từ tiêu
thụ sản phẩm chiếm tỷ trọng lớn. doanh thu từ cung cấp dịch vụ chiếm tỷ lệ rất nhỏ
(dưới 2%) thì việc tiêu thụ sản phẩm càng phải quan tâm nhiều.
Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt như hiện nay, công ty phải cạnh tranh với các
đối thủ ngang tầm cũng như các đối thủ lớn thì công ty phải càng nghiên cứu đẩy
mạnh hơn nữa công tác tiêu thụ của mình. Sau đây là một số biện pháp đẩy mạnh
công tác tiêu thụ cho công ty.
a. Mở rộng thị trường:
Công ty có lượng vốn ngày càng tăng, số lượng cửa hàng của công ty còn ít, công
ty nên mở rộng thị trường cũ và thâm nhập thị trường mới. Điều này cũng giúp công ty
củng cố vị trí của mình trên thị trường ngày càng vững chắc. Công ty không thể bằng
lòng với hiện tại mà phải luôn vận động, tìm kiếm thị trường mới. Bất kỳ một công ty
sản xuất kinh doanh nào cũng ước mơ có được một thị trường chi phối và làm chủ
được nó để khẳng định mình trong cạnh tranh loại bỏ sự xâm nhập của đối thủ và hệ
thống phân phối của mình.
23



Việc thâm nhập thị trường mới cũng giúp công ty tăng doanh số bán hàng, tặng
hiệu quả kinh doanh và mở rộng thị phần.
Ở thị trường TP Nha Trang, công ty chỉ có một cửa hàng. Đây là thị trường quen
thuộc và có nhu cầu lớn, công ty cũng cần mở rộng thêm một cửa hàng nhỏ tại thị
trường Đồng Đế, đây là thị trường mới đầy tiềm năng. Tuy nhiên chi phí mở cửa hàng
khá cao vì vậy công ty có thể mở rộng thì trường bằng cách :
+ Trước hết công ty cần huy động thêm vốn kinh doanh. Nếu chủ sở hữu không
thể góp thêm vốn thì có thể mời các thành viên khác cùng góp vốn để mở rộng
kinh doanh.
+ Tìm kiếm thêm những đối tác khác như những cửa hàng vi tính, tin học, cung
cấp linh kiện sửa chữa thay thế cho họ.
+ Liên hệ, quảng cáo cho những khách hàng cũ ở khu vực Đồng Đế, và những
khách hàng mới để quảng bá về thương hiệu, sản phẩm của công ty. Đồng thời cử đại
diện cửa hàng mới đó để xây dựng thương hiệu tại địa bàn.
+ Tuyển nhân viên bán hàng tại địa phương để tạo sự thoải mái, niềm nở đồng
thời, tạo cơ hội thuận tiện cho nhận viên
Nếu làm tốt biện pháp này thì công ty sẽ thiết lập được hệ thống kênh phân phối
và vững chắc trong khu vực, từ đó tăng hiệu quả kinh doanh. Nếu biện pháp được
thực hiện sẽ giải quyết được công ăn việc làm cho một lực lượng lao động tại địa
phương, khu vực.
b. Củng cố và phát triển đội ngũ bán hàng :
Quan niệm về nhân viên bán hàng là đưa hàng hóa cho Khách hàng rồi thu tiền lại
là lỗi thời. Nhân viên bán hàng chuyên nghiệp phải là người được đào tạo nghiệp vụ
một cách bài bản. họ có mặt trong quá trình kinh doanh không chỉ là để bán sản phẩm
mà còn để xây dựng và duy trì mối quan hệ với khách hàng.
Họ là những nhà chuyên môn có khả năng giải quyết mọi vấn đề khó khăn của
khách hàng thông qua những giải pháp sáng tạo và linh hoạt.
Đặc biệt với công ty Viêt’s hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh thương mại thì đội
ngũ bán hàng trở nên rất quan trọng. Họ là người tiếp xúc trực tiếp khách hàng, khơi

dây ham muốn mua hàng của khách hàng. Đội ngũ bán hàng còn là bộ mặt của công
ty, sẽ để lại hình ảnh, ấn tượng về công ty trong lòng khách hàng.

24


Để có đội ngũ bán hàng giỏi công ty cần có những biện pháp sau:
+ Tìm người có động cơ : khi tập hợp đội ngũ bán hàng, công ty cần chú ý đến sự
thúc đẩy và lòng khao khát thành công của họ, niềm đam mê giúp họ phấn đấu trong
công việc. Phòng tuyển nhân viên phải tìm hiểu động cơ đến xin việc của họ, xem họ
có thực sự đam mê và am hiểu lĩnh vực kinh doanh của công ty hay không.
+ Tìm đúng người bán hàng : Tìm những người thích thú với công việc bán hàng,
bán các sản phẩm tin học, điện tử, biết cách giao tiếp và thái độ niềm nở, cởi mở.
+ Đào tạo nhân viên bán hàng tại cửa hàng phải có tác phong gọn gàng, sạch sẽ,
sắp xếp sản phẩm một cách bắt mắt, có am hiểu về các thiết bị máy tính, linh kiện, sản
phẩm.
+ Đào tạo nhân viên có khả năng giao tiếp, thuyết phục khách hàng, chọn người
có kinh nghiệm để truyền tải lại những người mới.
+ Khuyến khích sự phản hồi thông tin từ ban quản lý và đội ngũ bán hàng, không
nên bóp nghẹt đội ngũ bán hàng, nên chia sẻ những kinh nghiệm nhỏ, ý tưởng cho
nhau.
Một số công cụ khuyến khích động viên nhân viên :
- Tăng lượng
- Đề bạt thăng cấp, đưa ra nhiều cơ hội thăng tiến
- Đưa ra lời khuyên, tuyên dương cá nhân có thành tích trong buổi họp
- Trao tặng giấy khen, thưởng nóng cho nhân viên
- Tổ chức các buổi họp, các buổi giải trí cho nhân viên
c. Tăng cường đầu tư cho quảng cáo:
Quảng cáo là cách nhanh nhất đến với thị trường và đưa thông tin tới khách hàng
và cũng là cách nhanh nhất bạn bị đẩy ra khỏi thị trường. vì vậy, quảng cáo phải đúng

đắn, phải thực sự lôi cuốn khách hàng.
+ Quảng cáo trên website : không chỉ đầu tư quảng cáo trên website riêng mà phải
liên kết trên các website liên kết khác, các trang website liên kết có nhiều người xem,
tintucvietnam.net, tuoitre.com.vn,…
+ Quảng cáo bằng tờ rơi : tờ rơi cần bắt mắt, thông tin ngắn gọn, nhưng phải đầy
đủ. Công ty cần phát tờ rơi tại các trường cao đẳng, đại học, các trung tâm đào tạo tin
học, đào tạo nghề, … để thông báo về sản phẩm và chương trình khuyến mại của
công ty.
25


×