Tải bản đầy đủ (.pdf) (52 trang)

Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động của xe buýt tuyến bến cầu rào – khu công nghiệp nomura – dụ nghĩa trên địa bàn thành phố hải phòng đề xuất giải pháp để hoạt động của xe buýt đạt hiệu quả cao ( Nghiên cứu khoa học XD)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (535.22 KB, 52 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG
--------------------------------------

ISO 9001 : 2008

ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
PHÂN TÍCH MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG TỚI
HOẠT ĐỘNG CỦA XE BUÝT TUYẾN:
CẦU RÀO – KHU CÔNG NGHIỆP NOMURA – DỤ NGHĨA
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ĐỂ HOẠT ĐỘNG CỦA
XE BUÝT ĐẠT HIỆU QUẢ CAO

Chủ nhiệm đề tài: ThS. Hoàng Xuân Trung

HẢI PHÒNG, 2014
1


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HÀI PHÒNG
--------------------------------------

ISO 9001 : 2008

PHÂN TÍCH MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG TỚI
HOẠT ĐỘNG CỦA XE BUÝT TUYẾN:
CẦU RÀO – KHU CÔNG NGHIỆP NOMURA – DỤ NGHĨA
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG


ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ĐỂ HOẠT ĐỘNG CỦA
XE BUÝT ĐẠT HIỆU QUẢ CAO
CHUYÊN NGÀNH: XÂY DỰNG CẦU ĐƢỜNG

Chủ nhiệm đề tài: ThS. Hoàng Xuân Trung

HẢI PHÒNG, 2014
2


LỜI CAM ĐOAN
Đƣợc sự đồng ý của hội đồng Khoa học Khoa Xây dựng; Hội đồng Khoa
học & Đào tạo Nhà Trƣờng, cho phép chủ nhiệm đề tài đƣợc triển khai thực hiện và
báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trƣờng: “Phân tích một số yếu tố ảnh
hưởng tới hoạt động của xe buýt tuyến: Bến Cầu Rào – Khu công nghiệp
Nomura – Dụ Nghĩa trên địa bàn thành phố Hải Phòng. Đề xuất giải pháp để
hoạt động của xe buýt đạt hiệu quả cao”.
Tác giả xin cam đoan công trình nghiên cứu này do tác giả và các thành viên
nghiên cứu thực hiện, không sao chép. Hiện nay chƣa có tài liệu hay báo cáo nào
công bố cụ thể về vấn đề này. Trong quá trình thực hiện đề tài tác giả có tìm đọc
tham khảo một số tài liệu liên quan, tác giả đã trích dẫn cụ thể theo quy định công
tác NCKH.
Hải Phòng, ngày ... / … / ….
Chủ nhiệm đề tài

HOÀNG XUÂN TRUNG

3



LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin chân thành cảm ơn cơ quan chủ quản đề tài Trƣờng Đại Học Dân
Lập Hải Phòng, hội đồng Khoa học & Đào tạo nhà Trƣờng, cùng các thầy cô giáo
nhà trƣờng đã tạo mọi điều kiện, giúp đỡ nhóm tác giả trong thời gian nghiên cứu
thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp đã đồng ý cho phép sử dụng các
nghiên cứu có liên quan nội dung đề tài, các tác giả của những bài viết trên Internet
và các giáo trình, bài giảng. Đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn PGS. TS Bùi Xuân
Cậy, trƣởng Khoa Công trình - Trƣờng Đại học Giao Thông Vận Tải đã có những
định hƣớng, và chỉ bảo tận tình giúp chúng tôi hoàn thành đề tài nghiên cứu của
mình.
Do thời gian có hạn nên báo cáo nghiên cứu khoa học của chúng tôi không
tránh khỏi những sai sót. Tôi rất mong sự quan tâm góp ý của các thầy cô, cùng các
bạn đọc để đề tài nghiên cứu của tôi đƣợc hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn !

4


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... 1
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... 4
MỞ ĐẦU .................................................................................................................. 7
1. LÝ DO LỰA CHỌN ĐỀ TÀI ..................................................................... 7
2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI ........................................................................... 7
3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ............................ 8
4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................... 8
CHƢƠNG I: TỔNG QUAN ..................................................................................... 11
1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT ................................................................................ 11
1.1.


Một số quy định về thông số kỹ thuật đường đô thị ảnh hưởng tới hoạt động

xe buýt ......................................................................................................................... 11
1.2.

Yêu cầu hạ tầng kỹ thuật phục vụ vận tải hành khách công cộng ................. 12

1.3.

Các yếu tố ảnh hưởng tới an toàn giao thông ................................................ 13

1.4.

Căn cứ pháp lý ............................................................................................... 14
2. TỔNG QUAN Về CÁC YẾU TỐ Tự NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI,



MạNG LƢớI GIAO THÔNG VẬN TẢI .................................................................. 13
2.1. Các yếu tố tự nhiên ............................................................................................. 15
2.2. Các yếu tố xã hội .................................................................................................. 16
2.3. Hiện trạng về kết cấu hạ tầng giao thông ............................................................ 16
3. THựC TRạNG KHAI THÁC, SỬ DỤNG XE BUÝT TạI THÀNH PHỐ
HẢI PHÒNG ........................................................................................................... 16
3.1.

Quá trình hình thành các tuyến buýt .............................................................. 18

3.2.


Tình hình phương tiện và kết quả hoạt động của các đơn vị xe buýt ............ 19
4. NHữNG TồN TạI, HạN CHế ..................................................................... 22

4.1. Những tồn tại, hạn chế ......................................................................................... 24
4.2. Nguyên nhân ......................................................................................................... 25
4.3. Các bài học kinh nghiệm từ việc phát triển vthkcc bằng xe buýt ......................... 25
5. NHữNG VẤN ĐỀ MÀ Đề TÀI TậP TRUNG NGHIÊN CỨU GIảI
QUYếT..................................................................................................................... 24
5


CHƢƠNG II: ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ, PHÂN TÍCH ............................................ 27
1. ĐốI TƢợNG ĐIềU TRA ............................................................................ 25
2. PHƢƠNG PHÁP ĐIềU TRA .................................................................... 25
2.1.

Đặc điểm chung tuyến buýt số 01.................................................................... 28

2.2.

Số liệu điều tra thực tế tuyến buýt số 01 ........................................................ 29

2.3.

Đánh giá hoạt động xe buýt ........................................................................... 34
2.3.1. Tuyến 01: ................................................................................................ 34
2.3.2. Đánh giá chung mạng lƣới xe buýt Hải Phòng : ................................... 34

CHƢƠNG III: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ TĂNG CAO HIỆU QỦA HOẠT

ĐỘNG XE BUÝT ................................................................................................... 44
1. XÁC ĐịNH MụC TIÊU VẬN TẢI HÀNH KHÁCH CÔNG CỘNG .......... 44
2. XÂY DựNG, PHÁT TRIểN MạNG LƢớI TUYếN XE BUÝT .................. 44
3. HOÀN THIệN Hệ THốNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT PHụC Vụ HOẠT
ĐỘNG XE BUÝT ................................................................................................ 444
4. XÂY DựNG CƠ CHế CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ, KHAI THÁC VẬN
TẢI HÀNH KHÁCH CÔNG CỘNG .................................................................... 446
CHƢƠNG IV: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................... 50
1. KẾT LUẬN ............................................................................................... 50
2. KIẾN NGHỊ .............................................................................................. 50
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................ 52

6


MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Với mục tiêu phát triển nhanh, mạnh các tuyến vận tải hành khách nội tỉnh,
năm 1998 Hải Phòng bắt đầu sự ra đời của tuyến xe Hải Phòng – Đồ Sơn do Liên
doanh BIC (VN – Hàn Quốc) khai thác. Từ năm 2004, các tuyến xe bus ở Hải
Phòng dần đƣợc hình thành thêm, và nở rộ quãng thời gian 2005-2006, nhƣng chủ
yếu do các DN tự đầu tƣ xe.
Từ đó đến nay xe buýt đã trở thành một điểm nhấn quan trọng trong bức
tranh giao thông của Thành phố. Có những thời điểm trên địa bàn Thành phố đã có
15 tuyến xe bus do 6 DN khai thác với 129 đầu xe phục vụ trung bình 4,3 triệu lƣợt
hành khách/năm. Mạng lƣới tuyến xe bus đã kết nối tất cả các cửa ô, các tuyến
đƣờng chính, các KCN, trung tâm dân cƣ... với tần xuất trung bình khoảng 15-25
phút trên chuyến. Sự hoạt động của các tuyến xe buýt này không chỉ góp phần giải
quyết nhu cầu đi lại của ngƣời dân mà còn góp phần hạn chế phƣơng tiện cá nhân;
lập lại trật tự trong dịch vụ vận tải hành khách và đóng góp không nhỏ trong việc

giảm thiểu ùn tắc giao thông trên tuyến đƣờng.
Nhu cầu đi lại của ngƣời dân bằng xe buýt ngày càng tăng cao, đặc biệt là
những ngƣời có thu nhập thấp và trung bình nhƣ học sinh, sinh viên, công nhân,
nông dân... Nhƣng thực tế đáp ứng nhu cầu trên của các DN vận tải đang khai thác
tại các tuyến xe buýt trên địa bàn Thành phố lại có hƣớng suy giảm rõ rệt, nhiều
tuyến giảm tần suất chạy xe, chất lƣợng dịch vụ xe buýt chƣa đáp ứng yêu cầu, có 7
tuyến xe buýt tạm ngừng hoạt động và mở mới 3 tuyến; số lƣợng xe giảm từ 129 xe
xuống còn 90 xe (trong đó 35% số xe đang xuống cấp và hƣ hỏng, khó bảo đảm an
toàn khi vận chuyển hành khách); chƣa có hệ thống thông tin hƣớng dẫn nhƣ vạch
sơn, sơ đồ tuyến và các điểm trung chuyển xe buýt; giá vé các tuyến xe buýt còn ở
mức cao… Hoạt động của xe buýt hiện mới chỉ đáp ứng gần 1% nhu cầu đi lại của
ngƣời Hải Phòng.
Trƣớc thực trạng đó ngày 31/5/2012, UBND thành phố Hải Phòng tổ chức
cuộc họp về Đề án phát triển VTHKCC bằng xe buýt trên địa bàn thành phố Hải
7


Phòng giai đoạn 2012 - 2016 và định hƣớng đến năm 2020, coi việc phát triển
VTHKCC bằng xe buýt là nhiệm vụ quan trọng, góp phần xây dựng đô thị Hải
Phòng văn minh, hiện đại. Theo Đề án phát triển VTHKCC bằng xe buýt trên địa
bàn thành phố giai đoạn 2012 -2016 sẽ củng cố các tuyến hiện có và mở thêm 3
tuyến mới, đáp ứng từ 4 -6% nhu cầu đi lại, tƣơng ứng với số lƣợng xe buýt 180
đến 190 xe, sản lƣợng hành khách xe buýt đạt 72.000 hành khách/ ngày (26 triệu
hk/ năm). Giai đoạn 2016 -2020 mở thêm 6 tuyến mới, đáp ứng 10 -12% nhu cầu đi
lại của nhân dân, tƣơng ứng với số lƣợng xe buýt 320 xe, với sản lƣợng 69 triệu hk/
năm. [3]
Song song với việc thúc đẩy phát triển tăng số lƣợng tuyến, số chuyến, ….
Cũng rất cần quan tâm xử lý các vấn đề bất cập hiện gặp phải trong hoạt động của
xe buýt trên địa bàn thành phố, cũng nhƣ cần nghiên cứu phân tích để rút ra một số
bài học về điều hành giao thông xe buýt tại một số thành phố lớn nhƣ Tp. Hồ Chí

Minh, Tp. Hà Nội.
- Hạ tầng (bãi đỗ xe, điểm dừng đỗ...) phục vụ cho loại hình này còn quá
nhiều bất cập: việc đầu tƣ bến bãi chƣa đƣợc xây dựng (hiện nhiều doanh nghiệp
thuê đất trống của nhà dân, doanh nghiệp hay bến xe cũ...). Việc đầu tƣ các điểm
dừng đỗ và nhà chờ còn ít, dẫn đến việc không có quy hoạch điểm trung chuyển kết
nối các tuyến xe buýt.
- Nhiều tuyến buýt lộ trình còn chƣa thực sự hợp lý phù hợp nhu cầu mong
muốn thực tế của ngƣời dân. Giữa các tuyến buýt thiếu sự liên kết chặt chẽ, làm
cho việc di chuyển của ngƣời dân bằng hình thức này gặp nhiều khó khăn.
- Đánh giá ảnh hƣởng của hoạt động xe buýt tới giao thông chung Thành phố
để có thể điều hành tốt giao thông xe buýt. Ví dụ nhƣ thƣờng ta thấy tại các giờ cao
điểm tần suất hoạt động của xe buýt phải tăng lên để phục vụ nhu cầu đi lại của
hành khách, nhƣng với dòng xe đông đúc tại các thời điểm này thì sự có mặt của xe
buýt lại có tác dụng tiêu cực làm giảm khả năng thông hành của các tuyến đƣờng.
Từ đó, có thể kéo theo sự ùn tắc, dẫn đến ngƣời tham gia giao thông nói chung và
hành khách đi xe buýt nói riêng không thể rút ngắn thời gian đi lại. Nhƣ vậy mục
8


đích sử dụng xe buýt sẽ bị ảnh hƣởng rõ rệt. Do đó cần nghiên cứu sự tác động qua
lại giữa hoạt động của xe buýt và giao thông đô thị trong giờ cao điểm, làm cơ sở
cho việc bố trí sử dụng hợp lý hơn xe buýt trong những thời điểm này….
Đề tài đề cập đến vấn đề đang thu hút quan tâm toàn xã hội: Xe buýt và giao
thông công cộng. Kết quả nghiên cứu có thể tham khảo phục vụ phát triển mạng
lƣới giao thông công cộng, và quản lý điều hành hệ thống giao thông công cộng,
…. Vì vậy việc nghiên cứu và ứng dụng đề tài: “Phân tích một số yếu tố ảnh hƣởng
tới hoạt động của xe buýt tuyến: Bến Cầu Rào – Khu công nghiệp Nomura – Dụ
Nghĩa trên địa bàn TP. Hải Phòng; Đề xuất giải pháp để hoạt động của xe buýt đạt
hiệu quả cao” là hết sức cần thiết.
2. Mục tiêu của đề tài

Đề tài nghiên cứu phân tích các yếu tố ảnh hƣởng tới hoạt động của xe buýt
trên địa bàn Tp. Hải Phòng để đƣa ra những kết luận đánh giá góp phần giải quyết
một số những bất cập hiện tại trong hoạt động của xe buýt, cũng nhƣ phục vụ phát
triển mạng lƣới giao thông công cộng, và quản lý điều hành hệ thống giao thông
công cộng. Cụ thể nghiên cứu tuyến xe buýt: Bến Cầu Rào – Khu công nghiệp
Nomura – Dụ Nghĩa trên địa bàn TP. Hải Phòng.
Nội dung nghiên cứu chính đề tài:
Điều tra về tổng quan giao thông và mạng lƣới xe buýt Tp. Hải Phòng và
hoạt động của xe buýt tuyến: Bến Cầu Rào – Khu công nghiệp Nomura – Dụ nghĩa
trên địa bàn Tp. Hải Phòng. Nhằm đánh giá mức độ hoạt động phục vụ của giao
thông công cộng, cũng nhƣ xe buýt.
Phân tích đánh giá một số yếu tố ảnh hƣởng tới hoạt động của xe buýt tuyến:
Bến Cầu Rào – Khu công nghiệp Nomura – Dụ nghĩa trên địa bàn Tp. Hải Phòng:
Nhƣ sự ảnh hƣởng của hoạt động xe buýt tới các dòng xe trên đƣờng và ngƣợc lại;
vấn đề tổ chức và điều hành hoạt động của xe buýt;....
Đề xuất giải pháp để hoạt động của xe buýt đạt hiệu quả cao.

9


3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Đề tài có tính khoa học và thực tiễn cao, có thể triển khai áp dụng trong thực
tế. Đây là vấn đề nghiên cứu đang đƣợc sự quan tâm chú ý của dƣ luận. Vấn đề
nghiên cứu sẽ đóng góp rất hữu ích cho sự phát triển mạng lƣới giao thông công
cộng, có thể làm chuyên đề nghiên cứu cho sinh viên các trƣờng Đại học thuộc
khối kỹ thuật. Đề tài đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, giáo dục.
Đây là hƣớng nghiên cứu rất mới mẻ về xe buýt và giao thông công cộng.
Đề tài nghiên cứu vấn đề thực tế gặp phải khi khai thác hoạt động các tuyến xe buýt
trên địa bàn Tp. Hải Phòng, để đề xuất giải pháp xử lý. Đây là một định hƣớng mới
cần đƣợc các cấp quan tâm và triển khai thực hiện. Việc triển khai thực hiện đề tài

mang lại những lộ ích không nhỏ về:
- Giảm thiểu các tổn thất về thời gian đi lại.
- Giúp giao thông ổn định, hạn chế ùn tắc, nâng cao chất lƣợng phục vụ của
đƣờng, tăng hiệu quả khai thác.
- Làm cho ngƣời tham gia giao thông cảm thấy dễ chịu và thoải mái
- Góp phần cải thiện môi trƣờng….
4. Phƣơng pháp nghiên cứu đề tài
Phƣơng pháp thống kê: thu thập tài liệu, số liệu thực tế về hệ thống
VTHKCC ở thành phố Hải Phòng, và tuyến buýt 01.
Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp các số liệu đã thu thập đƣợc.
Phƣơng pháp lý thuyết.
Phƣơng pháp kế thừa các kinh nghiệm nghiên cứu: kế thừa những lý luận
khoa học của các tài liệu, các công trình khoa học của các tác giả đi trƣớc, nghiên
cứu văn bản định hƣớng về hệ thống VTHKCC.
Phƣơng pháp chuyên gia.

10


CHƢƠNG I: TỔNG QUAN
1. Cơ sở lý thuyết
1.1. Một số quy định về thông số kỹ thuật đường đô thị ảnh hưởng tới hoạt
động xe buýt
Bảng 1. Các đặc trưng hình học đường đô thị ảnh hưởng hoạt động xe buýt [1]

11


1.2. Yêu cầu hạ tầng kỹ thuật phục vụ VTHKCC
Đối với điểm dừng xe buýt

Điểm dừng của xe buýt đƣợc xây dựng nhằm phục vụ việc đón trả khách,
đƣợc bố trí ở bên phải xe, theo chiều xe chạy.
Chỗ dừng xe bus cách nhau ít nhất là 300m đến 500m (trong đô thị không
quá 700m, ngoài đô thị có thể 1-1,5km tùy thuộc điều kiện thực tiễn). Không dƣợc
bố trí trên các đƣờng cong nhỏ hơn bán kính cong nằm tối thiểu thông thƣờng.
Chỗ dừng xe bus ở hai bên đƣờng, các đầu tận cùng của xe bus phải cách
nhau ít nhất 10m.
Chỗ dừng xe có thể đặt trƣớc hoặc sau nút giao thông. Khoảng cách từ chỗ
dừng xe đến nút giao thông phải xét đến đoạn tăng tốc thời gian quan sát (khi đặt
trƣớc nút), đoạn hãm xe (khi đặt sau nút) và ảnh hƣởng của chỗ dừng xe đến năng
lực thông hành của nút. Khi đỗ xe sau nút giao thông, chỗ dừng xe bus phải cách
tâm giao ít nhất là 50m. Khi dừng trƣớc nút, chỗ dừng xe buýt phải cách tâm giao ít
nhất 40m với các đƣờng có Vtk ≤ 60 km/h, 60m với đƣờng có Vtk ≤ 80 km/h. Khi
nút giao thông có vạch cho bộ hành qua đƣờng, chỗ xe buýt phải ở bên ngoài vạch
ít nhất là 10m.
Xén hè tại một số vị trí tạo vũng cho xe buýt vào đỗ đón, trả khách.
Thay thế toàn bộ số biển báo không đạt tiêu chuẩn, không đúng quy cách,
mờ, hỏng, bị gãy trên các tuyến xe buýt. Bổ sung thêm biển báo trên các tuyến đủ
số lƣợng yêu cầu.
Đối với nhà chờ, vạch sơn và sơ đồ tuyến
Trong đô thị nếu bề rộng hè đƣờng từ 4m trở lên, ngoài đô thị nếu bề rộng lề
đƣờng từ 1,5 m trở lên sẽ đầu tƣ lắp đặt nhà chờ đủ tiêu chuẩn.
Cần khai thác tốt số nhà chờ hiện có do các đơn vị khác đầu tƣ. Bổ sung
thêm một số nhà chờ đạt tiêu chuẩn kỹ thuật, mỹ thuật và có thể lắp dựng đƣợc
bảng sơ đồ tuyến trên một số tuyến đƣờng có xe buýt đi qua.

12


Luận văn đầy đủ ở file:Luận văn Full















×