Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp gây hứng thú cho học sinh trong học tập môn âm nhạc 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (109.2 KB, 21 trang )

I. THÔNG TIN CHUNG
1. Tên sáng kiến: Phương pháp gây hứng thú cho học sinh trong học tập
môn Âm nhạc 8.
2. Tác giả:
Họ và tên: Nguyễn Thị Âm Nhạc
Ngày sinh:
Nơi thường trú:– TT Redbul – Redbul – Samsam.
Trình độ chuyên môn: Cao đẳng sư phạm Âm nhạc.
Chức vụ công tác: Giáo viên.
Nơi làm việc: Trường THCS Nguyen Van A – Huyện Redbul – Tỉnh
Samsam.
Điện thoại:
Tỉ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 100 %
3. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Môn Âm nhạc lớp 8 cấp THCS
4. Thời gian áp dụng sáng kiến: Từ ngày 06 tháng 09 năm 2015 đến
ngày 02 tháng 01 năm 2017.
5. Đơn vị áp dụng sáng kiến: Trường THCS Nguyen Van A– Huyện
Redbul – Tỉnh Samsam. Trường THCS Nguyen Van A – Huyện Redbul – Tỉnh
Samsam.

2


II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN
1. Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện sáng kiến:
1.1. Sự cần thiết:
Xuất phát từ mục tiêu giáo dục phổ thông nói chung và mục tiêu tầm quan
trọng của môn học Âm nhạc nói riêng. Giáo dục phổ thông nhằm giáo dục học
sinh phát triển toàn diện, không những nâng cao hiểu biết về kiến thức mà còn
phát huy năng lực cảm thụ âm nhạc và những năng khiếu khác.
Qua nhiều năm giảng dạy môn Âm nhạc với sự tâm huyết nhiệt tình của


mình tôi nhận thấy để những giờ học Âm nhạc của học sinh lớp 8 có hiệu quả thì
chính người giáo viên trên lớp là người có vai trò quan trọng trong việc tạo ra
hứng thú cho học sinh trong học tập môn Âm nhạc. Nhưng thực tế khi thực hiện
đã gặp một số những khó khăn và hạn chế như:
- Học sinh lớp 8 nói riêng và học sinh trung học cơ sở nói chung đang ở
giai đoạn giữa của lứa tuổi vị thành niên (Tuổi dậy thì) các em có những thay
đổi mạnh mẽ cả về tâm lí , sinh lí và tình cảm.
- Các em thích được làm người lớn và muốn người khác hiểu mình không
còn là trẻ con, muốn được làm những gì mình thích.
- Có tình cảm đặc biệt với bạn khác giới, quan tâm đến ngoại hình của
mình và hay làm dáng trước mặt bạn khác giới. Và vì thế các em không giám
hát, không dám thể hiện những động tác phụ họa hồn nhiên, vui tươi cho bài hát
trước lớp và trước cô giáo.
- Các em nam vỡ giọng, giọng nói ồm ồm gây khó khăn khi hát vì thế các
em không giám hát, không dám thể hiện những động tác phụ họa hồn nhiên, vui
tươi cho bài hát trước lớp và trước cô giáo.
1.2. Mục đích của việc thực hiện sáng kiến:
Xuất phát từ đặc trưng bộ môn gồm ba phân môn: Học hát, nhạc lí và tập
đọc nhạc, âm nhạc thường thức đòi hỏi các em vừa phải có năng khiếu, có trí
nhớ tốt đồng thời phải có hứng thú với từng tiết học. Học sinh lớp 8 bắt đầu
bước vào độ tuổi dậy thì nhạy cảm, thích làm người lớn, các em nam đã bắt đầu
vỡ giọng vì thế các em bắt đầu e ngại khi phải hát trước các bạn hoặc thể hiện
3


động tác phụ họa cho bài hát khiến giờ học Âm nhạc trở nên trầm và gượng ép.
Chính vì vậy đòi hỏi người giáo viên phải có phương pháp, kĩ năng hay nói một
cách khác là chiêu trò trong từng tiết dạy để tạo cho học sinh sự hứng thú, phấn
chấn, hào hứng để tiếp thu bài học một cách có hiệu quả.
- Học sinh hứng thú hơn với bộ môn Âm nhạc.

- Hát đúng giai điệu các bài hát, đọc đúng cao độ trường độ bài Tập đọc
nhạc, hiểu về nhạc lí và hứng thú với phân môn Âm nhạc thường thức.
- Biết thể hiện nội dung bài học tức là biểu diễn trước lớp và trước cô giáo
những bài hát và bài Tập đọc nhạc đã học.
Từ lí do trên đã thôi thúc tôi chọn đề tài “Phương pháp gây hứng thú cho
học sinh trong học tập môn Âm nhạc 8” để đi sâu nghiên cứu.
2. Phạm vi triển khai thực hiện:
Phạm vi nghiên cứu: Tại trường THCS Mường Than
Đối tượng nghiên cứu: Học sinh khối 8 trường THCS Mường Than.
3. Mô tả sáng kiến:
a. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến:
a.1. Hiện trạng, vấn đề nghiên cứu trước khi áp dụng giải pháp mới:
Xuất phát từ tâm lí lứa tuổi học sinh lớp 8 là lứa tuối nhạy cảm, tuy nhiên
có một số em rất yêu thích ca hát và bộc lộ năng khiếu ca hát. Nếu giáo viên gây
được hứng thú trong bài dạy sẽ tạo cho học sinh sự hứng thú để tiếp thu bài học.
Từ thực tiến giảng dạy học sinh miền núi ít có điều kiện tiếp cận với nghệ
thuật nói chung và âm nhạc nói riêng. Vì thế để dạy các em hát đúng được một
bài hát đã khó, việc dạy các em hát hay và tự tin biểu diễn trước bạn bè thầy cô
còn khó hơn. Vì thế giáo viên phải có phương pháp mấu chốt là gây được hứng
thú cho các em trong từng giờ học, giúp học sinh say mê học tập. Từ thực tế
giảng dạy trong những năm qua tôi đã tìm ra được một giải pháp tương đối hiệu
quả đó là “Chọn lựa và đưa hầu hết các em học sinh lớp 8 vào đội văn nghệ của
nhà trường”.
* Cách thực hiện:

4


Khi thực hiện giải pháp “Chọn lựa và đưa hầu hết các em học sinh lớp 8
vào đội văn nghệ của nhà trường”. gồm các bước như sau:

+ Bước 1: Chọn lựa và lập danh sách các em vào đội văn nghệ.
+ Bước 2: Lên kế hoạch tập luyện hàng tuần, hàng tháng.
+ Bước 3: Đưa đi biểu diễn trong các ngày lễ, ngày kỉ niệm, các buổi mít
tinh, tọa đàm của lớp, của trường.
Thực hiện giải pháp:
+ Bước 1: Chọn lựa các em học sinh nam, nữ khối 8 có năng khiếu và cả
những em ít năng khiếu vào đội văn nghệ.
+ Bước 2: Lên lịch và tổ chức tập luyện: Chiều thứ 2 tuần 2 và tuần 4
hàng tháng.
+ Bước 3: Đưa đi biểu diễn vào các ngày Đại hội chi đội, Đại hội Liên
Đội, ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, sơ kết học kì I, tổng kết năm học…
Qua thời gian thực hiện áp dụng giải pháp “Chọn lựa và đưa hầu hết các
em học sinh lớp 8 vào đội văn nghệ” tôi thấy có những ưu điểm và hạn chế sau:
a.2: Ưu điểm:
Đa số các em hào hứng tham gia
Những em có năng khiếu có nhiều cơ hội để phát huy khả năng của mình.
a.3: Hạn chế:
Những em nhút nhát vẫn ngại thể hiện khả năng trước đám đông.
Đội hình văn nghệ không đồng đều cả về hình thức lẫn nội dung.
Có những chương trình văn nghệ chưa thực sự thành công.
Từ những ưu điểm và hạn chế trên mặc dù đã có phần hiệu quả nhưng vẫn
còn nhiều những hạn chế nhất định cho nên tôi nhận thấy giải pháp trên vẫn
chưa phải là giải pháp tốt nhất để có thể thực hiện lâu dài vì vậy tôi đã tiến hành
nghiên cứu thêm một giải pháp mới có tính hiệu quả cao hơn đó là “Phương
pháp gây hứng thú cho học sinh trong học tập môn Âm nhạc 8”. Giải pháp này
đã được áp dụng cho học sinh khối 8 trường trung học cơ sở Nguyen Van Avà
trường trung học cơ sở Nguyen Van A.
b. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến:
5



b.1. Tính mới của giải pháp:
Đây là một giải pháp có tính hiệu quả cao hơn hẳn so với giải pháp “Chọn
lựa và đưa hầu hết các em học sinh lớp 8 vào đội văn nghệ”.
- Giúp cho các em có hứng thú hơn với bộ môn Âm nhạc.
- Các em có năng khiếu vẫn có nhiều cơ hội để thể hiện bản thân.
- Các em học sinh nam dậy thì vỡ giọng vẫn có thể hát đúng giai điệu bài
hát và đọc đúng cao độ, trường độ các bài Tập đọc nhạc.
- Giờ học Âm nhạc trở nên vui tươi, hào hứng hơn.
- Chọn lựa chính xác các em có năng khiếu vào đội văn nghệ của trường.
b.2. Sự khác biệt của giải pháp mới so với giải pháp cũ:
Dưới đây là bảng so sánh của giải pháp cũ “Chọn lựa và đưa hầu hết các
em học sinh lớp 8 vào đội văn nghệ” với giải pháp mới “Phương pháp gây
hứng thú cho học sinh trong học tập môn Âm nhạc 8”.

Giải pháp: Chọn lựa và đưa hầu hết Giải pháp: Phương pháp gây hứng thú
các em học sinh khối 8 vào đội văn nghệ

cho học sinh trong học tập môn Âm nhạc 8

Ưu điểm:

Ưu điểm:

Đa số các em hào hứng tham gia.

Đa số các em có hứng thú với bộ môn

Các em có năng khiếu có nhiều cơ hội Âm nhạc
phát huy được năng khiếu của mình


Các em có năng khiếu vẫn phát huy
được hết khả năng của mình.

Điểm khác biệt giữa 2 giải pháp:
- Số học sinh tham gia được khoảng - Tất cả học sinh khối 8 được tham gia
1/2 lớp.

học tập.

- Một số em chưa đạt yêu cầu

- 100% các em học sinh xếp loại đạt

- Một số em có năng khiếu chưa được yêu cầu.
6


phát hiện và chọn lựa.

- Giờ học Âm nhạc trở nên vui tươi và

- Một số em nhút nhát vẫn chưa dám các em thì hào hứng hơn.
thể hiện bản Thân ái.

- Các em học sinh có năng khiếu vẫn

- Đội văn nghệ không đồng đều dẫn có cơ hội thể hiện bản thân.
đến chất lượng một số chương trình - Phát huy tính tích cực trong học tập
chưa thành công.


của các em học sinh nhút nhát.
- Lựa chọn chính xác các em học sinh
có năng khiếu vào đội văn nghệ.
- Các em nam vỡ giọng vẫn có thể hát
đúng giai điệu các bài hát và các bài
Tập đọc nhạc.

b.3. Các giải pháp mới áp dụng:
Giải pháp “Phương pháp gây hứng thú cho học sinh trong học tập môn
Âm nhạc 8”.
Đây là một giải pháp hiệu quả giúp cho giáo viên dạy Âm nhạc 8 giảm
bớt khó khăn trong việc phải tìm cách để thu hút các em học sinh tham gia học
Âm nhạc.
Gúp các em có năng khiếu thể hiện bản Thân ái.
Giúp lựa chọn chính xác những hạt nhân văn nghệ cho trường, cho lớp.
Các em học sinh nam dạy thì vỡ giọng vẫn hát đúng các bài hát và các bài
Tập đọc nhạc.
Để thực hiện được giải pháp này tôi chỉ cần nắm rõ được các bước sau:
Bước 1: Phải gây hứng thú cho học sinh ngay từ phần mở đầu của bài
học, phần giới thiệu đề mục mới.
Bước 2: Trong quá trình giảng dạy giáo viên phải biết phát huy tính tích
cực, chủ động, sáng tạo của học sinh nhằm gây hứng thú học tập cho các em.
Bước 3: Giáo viên phải dạy đủ các bước trong tất cả các phân môn.
Bước 4: Giáo viên phải biết thực hành đệm và dàn dựng bài hát ở trường
trung học cơ sở.

7



Điều kiện thực hiện giải pháp đó là nhà trường phải có các thiết bị dạy
học cần thiết như đàn, loa nghe nhạc hoặc đài cattset, máy chiếu hoặc bảng phụ
viết nốt nhạc…
Cách thực hiện:
Bước 1: Phải gây hứng thú cho học sinh ngay từ phần mở đầu bài
học, phần giới thiệu đề mục mới:
Rõ ràng ngay từ những bước chân của giáo viên bước vào lớp với thái độ
vui vẻ thân mật đối với học sinh, một câu nói hài hước trước khi bắt đầu kiểm
tra miệng, việc đánh giá công bằng trong kiểm tra… đều là những yếu tố góp
phần tạo nên không khí hào hứng chung cho cả lớp để chuẩn bị bước vào bài
học mới và sự hứng thú còn được kéo dài ngay cả khi giáo viên bắt đầu giới
thiệu bài và trong suốt quá trình dạy bài mới đó.
Tôi lấy ví dụ:
Ngay khi bước vào lớp với vẻ mặt vui tươi tôi hỏi các em:
- Hôm nay ai thuộc bài giơ tay? (Chú ý: Hỏi với thái độ vui vẻ)
Nếu thuộc bài các em sẽ đồng loạt giơ tay và tôi bắt đầu đếm số cánh tay,
vừa đếm vừa đọc to và nói:
- Cô cần nhiều những cánh tay hơn nữa, nào xin mời các em hãy tự tin,
cô sẽ chưa gọi lên bảng mà chỉ muốn biết hôm nay lớp mình ai sẽ được điểm 10?
Khi đó không khí lớp sẽ sôi nổi hẳn lên. Và cô giáo bắt đầu kiểm tra.
Còn nếu cả lớp không có học sinh nào giơ tay thì tôi sẽ nói:
- A! cả lớp mình hôm nay đều “Mải chơi quên mất lời cô dặn dò” rồi phải
không? (Chú ý: Nói với thái độ vui vẻ)
Sau đó tôi nói:
-Vậy thì hôm nay cô cho cả lớp nợ cô đến tiết sau và bây giờ chúng ta sẽ
cùng nhau ôn lại bài cũ.
Tôi cho luyện thanh và ôn lại bài cũ. Học sinh rất hứng thú với phương pháp
luyện thanh tập thể như sau:

8



=&==v==w==v===!
==u==v==u=!==t==u==t=!
==s==t==s=!==r==.
Mi…í……i

ma….a….a

mi….í…..i

ma...a…..a

mi.

Hoặc các mẫu sau:

=&==v====w====v====w
====--v==!
===u====v=====u=====
v=====u=!
Nô......ô…….ô…...….ô………ô

Na …..a…..…a………a…….…a

=&=t=====u====t=====
u====t!
===s===t====s====t===
s=!==r=.
Nô……ô…...ô……..ô……ô


Na……a…a…….a….. …a …. Nồ.

Các em rất hào hứng và sau khi luyện thanh các em sẽ hát rất mở và rất
tốt. Sau đó tôi sẽ tiếp tục tiết dạy của mình với phần bài mới trong không khí rộn
ràng, tươi vui như thế.
9


Bước 2: Trong quá trình giảng dạy, giáo viên phải biết phát huy tính
tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh nhằm gây hứng thú học tập cho
các em:
Thực chất của việc học tập là chuỗi vấn đề được đặt ra, được nhận thức,
rồi được đặt ra và được nhận thức ở mức độ cao hơn. Đặc trưng của môn Âm
nhạc là thực hành vì thế thực hành là sợi chỉ xuyên suốt quá trình dạy và học bộ
môn. Thông qua thực hành để dạy lí thuyết, lấy lí thuyết để củng cố thực hành
trên cơ sở sử dụng thời gian trên lớp một cách tối ưu( tránh thời gian chết) để tất
cả học sinh được nghe, nhìn và luyện tập nhiều. thực tế cho thấy nếu trong một
tiết học giáo viên đặt ra một câu hỏi vừa sức đối với học sinh để các em có thể
trả lời được hết hay cho các em nghe, nhìn, thể hiện nhiều thì các em rất có
hứng thú học tập.
Tôi lấy ví dụ về việc cho các em được thể hiện nhiều, trong tiết ôn tập bài
hát, tôi gọi một nhóm học sinh đầu tiên lên bảng trình bày bài hát, các em thuộc
lời nhưng hát rất bé và chưa tự tin, có em thì cúi mặt, không có động tác biểu
diễn… sau khi cho các em về chỗ tôi làm mặt méo như một chú hề tỏ vẻ không
hài lòng, cả lớp cười, rồi tôi nói:
Như thế làm sao được, cô không muốn xem hát Quốc ca trong giờ âm
nhạc, hay cô cũng không muốn nhìn các em chịu phạt trong giờ âm nhạc.
Rồi tôi đứng lên làm mẫu một vài động tác phụ họa cho bài hát theo tiết tấu
trong đàn, các em quan sát, sau đó tôi hỏi:

- Đơn giản vậy thôi, các em có làm được không?
Các em trả lời có, tôi hỏi tiếp:
- Bây giờ ai lên bảng làm được cô giáo sẽ cho điểm 10.
Một số giơ tay, tôi gọi các em lên bảng, sau khi các em thực hiện tôi sẽ
khen ngợi các em: “ Tốt, rất tốt… Cô và cả lớp cho các bạn một tràng pháo tay
khen ngợi nào”. Rồi tôi nói sẽ cho các em điểm 10. Không khí lớp bắt đầu sôi
nổi, cả lớp xung phong, ngay cả những em trong nhóm nhút nhát đầu tiên cũng
giơ tay xin hát lại. Và phần ôn tập bài hát của tôi thành công.
Bước 3: Giáo viên phải dạy đủ các bước trong tất cả các phân môn:
10


1. Phân môn học hát gồm các bước sau:
+ Giới thiệu bài hát
+ Tìm hiểu bài hát
+ Nghe hát mẫu
+ Khởi động giọng
+ Tập hát từng câu
+ Hát cả bài
+ Củng cố, kiểm tra
Ngoài ra giáo viên cần chia câu hát phù hợp với khả năng của học sinh, để
các em có thể nghe, ghi nhớ và hát theo được.
Giáo viên cần chọn giọng của bài hát phù hợp với giọng của học sinh.
Phân bố thời gian phù hợp, tập hát từng câu là bước trọng tâm cần dành
nhiều thời lượng hơn các bước khác.
Giáo viên phải sử dụng nhạc cụ và các thiết bị dạy học khác.
Giáo viên phải bắt nhịp chính xác
Hướng dẫn hát kết hợp gõ đệm.
Hướng dẫn hát bằng nhiều hình thức: cá nhân, bàn, nhóm, tổ, dãy…
Một vấn đề quan trọng để lôi cuốn được học sinh đó là kĩ năng sử dụng

phương tiện dạy học của giáo viên. Giáo viên có kĩ năng sử dụng tốt sẽ khai thác
được hết tính năng của phương tiện, chủ động về thời gian và có sự tự tin khi
dạy học, giáo viên cần hướng dẫn học sinh biết trình bày bài hát, bài tập đọc
nhạc kết hợp với thiết bị dạy học. Khi giáo viên đệm đàn cho học sinh hát hoặc
tập đọc nhạc, việc bắt nhịp để học sinh cùng hòa giọng đòi hỏi giáo viên phải
hướng dẫn thật chính xác, ổn định.
Giáo viên cần tăng cường sử dụng thiết bị dạy học trong giờ lên lớp, tuy
nhiên không nhất thiết phải sử dụng nhiều thiết bị thì mới đem lại hiệu quả. Chỉ
cần chọn 1-2 thiết bị phù hợp với nội dung, phù hợp với điều kiện của địa
phương, của trường, của lớp, thiết bị nào thuận tiện và phù hợp với khả năng của
học sinh, với mục tiêu của tiết học còn hơn sử dụng nhiều thiết bị mà không đem
lại hiệu quả.
11


Phương pháp lôi cuốn học sinh học hát rất hiệu quả mà tôi đã từng thực
hiện với học sinh khối lớp 8 Trường trung học cơ sở Mường Than. Đó là sau
khi học xong đoạn A của bài hát tôi sẽ đàn một câu bất kì và yêu cầu học sinh
hát câu tiếp theo, kiểm tra cá nhân, nhóm, bàn, tổ, dãy…. đều hiệu quả , hoặc tôi
đàn một câu bất kì và yêu cầu học sinh hát lại câu đó bằng âm la..la…la, kiểm
tra cá nhân, tổ, nhóm tạo không khí vui tươi, sôi nổi.
Sau khi học xong cả bài tôi cho các em đứng dậy hát vận động theo nhịp,
tôi đưa ra điều kiện ai vận động sôi nổi nhất, có nhiều động tác phong phú nhất
sẽ có phần thưởng… học sinh vô cùng hứng thú và tiết học hát của tôi
thành công.
2. Phân môn nhạc lí và tập đọc nhạc gồm các bước sau:
Nhạc lí: các nội dung cần được giới thiệu sơ giản, qua thực hành để hiểu lí
thuyết. cần áp dụng một số nguyên tắc sau:
+ Từ thực hành rút ra lí thuyết
+ Dùng cái đã biết để dạy cái chưa biết.

+ Dạy từ đơn giản đến phức tạp.
+ Cần sử dụng nhạc cụ và các thiết bị dạy học khác.
+ Học sinh cần được học nhạc lí bằng đa giác quan.; nghe, nhìn, cảm
nhận, vận động.
Đàn phím điện tử là phương tiện rất cần thiết và hay được tôi sử dụng để
minh họa kiến thức bằng âm thanh giúp học sinh nhận ra vai trò tác dụng của nội
dung nhạc lí. Tuy học về lí thuyết nhưng học sinh cần được nghe, nhận xét, phân
biệt sự khác nhau giữa giai điệu có sử dụng và không sử dụng kiến thức nhạc lí.
Hầu hết các kiến thức nhạc lí đều có thể dùng đàn minh họa để học sinh nhận ra
đặc điểm, tính chất của kiến thức đó.
Ví dụ: có thể dùng nhạc cụ gõ để giới thiệu về phách mạnh, phách nhẹ,
phách mạnh vừa trong các loại nhịp 2/4, 3/4, 4/4, 6/8.
Máy nghe nhạc cũng có thể dùng để khai thác dạy nhạc lí. Ví dụ khi giới
thiệu về trường độ của âm thanh, giáo viên cho nghe một trích đoạn trong bài
hát Ca ngợi Tổ Quốc (sáng tác Hoàng Vân) để các em phân biệt những chỗ ngân
12


dài, ngắn khác nhau. Khi giới thiệu về các loại nhịp cũng có thể cho nghe một
vài trích đoạn viết ở các loại nhịp khác nhau để các em phân tích và cảm nhận.
Tập đọc nhạc giáo viên cần thể hiện rõ quy trình dạy tập đọc nhạc gồm
các bước sau:
+ Giới thiệu bài tập đọc nhạc
+ Tìm hiểu bài tập đọc nhạc
+ Luyện tập cao độ
+ Luyện tập tiết tấu
+ Tập đọc từng câu
+ Tập đọc cả bài
+ Ghép lời ca
+ Củng cố kiểm tra

Giáo viên cần cần chia câu phù hợp với học sinh để các em có thể nghe,
ghi nhớ và đọc được
Chọn giọng của bài tập đọc nhạc phù hợp với giọng của học sinh.
Phân bổ thời gian hợp lí, tập đọc từng câu là bước trọng tâm cần thời
lượng nhiều hơn các bước khác.
Cần sử dụng nhạc cụ và các thiết bị dạy học khác.
Giáo viên phải bắt nhịp chính xác.
Hướng dẫn đọc nhạc kết hợp gõ phách.
Hướng dẫn đọc với nhiều hình thức: Cá nhân, tổ nhóm, dãy….
Tránh dạy tập đọc nhạc theo lối truyền khẩu (Giáo viên hát tên nốt nhạc,
học sinh tập hát theo) là một trong những nguyên nhân làm giảm tính tích cực,
hạn chế khả năng sáng tạo của học sinh. Để khắc phục tình trạng đó giáo viên
cần sử dụng nhạc cụ và hướng dẫn học sinh luyện tập tiết tấu, luyện tập cao độ
để các em biết đọc nhạc, ghép lời kết hợp gõ phách hoặc đánh nhịp.
Ngoài ra một số phương pháp khác lôi cuốn được học sinh sôi nổi tham
gia mà tôi đã sử dụng đó là sau khi học xong bài tập đọc nhạc tôi sẽ đàn một câu
bất kì và yêu cầu học sinh phát hiện và đọc lại câu đó, hoặc đàn một câu bất kì
yêu cầu học sinh đọc câu tiếp theo, hay rèn luyện phát triển tai nghe cho các em
13


bằng cách đàn vài ba nốt nhạc yêu cầu các em phát hiện đó là nốt gì, ở câu nào
và đọc lại câu nhạc đó. Tôi cũng thường sưu tầm lời mới cho những bài tập đọc
nhạc phù hợp để giới thiệu đến các em như các bài Tập đọc nhạc số 4, số 7, số 8.
Ví dụ:
Tập đọc nhạc số 4: Chim hót đầu xuân
(Trích)
Nhạc và lời: Nguyễn Đình Tấn

&=2=V=====G=====G=!

==E====E====F======F
===!
===T======E======E==
==!
Nghe

tiếng trống

giục

mùa

thu

khai

trường, trái

chín

&===C===C=====D====
=D=!
===R====R====S===T==
=U==!
===V====G=====G===!
vàng

ngọt thơm trên cành. Là

la


14

la

la

em

sẽ

gắng


&===E===E====F=====F
=!
====T=====E=====E==!
===C===C====D====D=!
==b=.
học

thật

chăm ngoan

để

mai

sau này


dựng xây nước nhà.

3. Phân môn Âm nhạc thường thức:
Giáo viên không thuyết trình nhiều, cần phát huy tính tích cực của học
sinh để các em được tham gia xây dựng bài học
Học sinh được nghe tác phẩm để hiểu về nội dung Âm nhạc thường thức.
Giáo viên sử dụng nhạc cụ và các thiêt bị khác như máy nghe nhạc, tranh
ảnh…
Học sinh được học bằng đa giác quan: nghe, nhìn, cảm nhận, vận động…
Một phương pháp lôi cuốn học sinh mà tôi thường sử dụng đó là hoạt
động nhóm lớn trả lời các câu hỏi như nêu tiểu sử và sự nghiệp của nhạc sĩ? Kể
tên một số bài hát của nhạc sĩ mà em biết? Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài
hát?....Hoặc tổ chức trò chơi bốc thăm chọn câu hỏi theo màu. Có bốn câu hỏi
đựng trong ba hộp màu xanh, màu đỏ, màu vàng, màu tím dành cho bốn nhóm,
đại diện từng nhóm lên bốc thăm chọn câu hỏi cho nhóm mình. Ví dụ các câu hỏi
dành cho tiết 3- Âm nhạc 8 như sau:
1. Em hãy nêu một vài nét về cuộc đời nhạc sĩ Trần Hoàn?
2. Em hãy nêu vài nét nổi bật về sự nghiệp của nhạc sĩ Trần Hoàn?
3. Hãy kể tên một số tác phẩm (ca khúc) tiêu biểu của nhạc sĩ Trần Hoàn?
4. Hãy nêu hoàn cảnh sáng tác bài hát Một mùa xuân nho nhỏ của nhạc sĩ Trần Hoàn?
15


Một ví dụ khác ở tiết 14: Âm nhạc thường thức: Một số nhạc cụ dân tộc.
Giáo viên cho hoạt động nhóm bàn (Thời gian 5 phút) trả lời các câu hỏi sau:
Câu hỏi 1: Các loại nhạc cụ trên thuộc bộ gì?
Câu hỏi 2: Các loại nhạc cụ trên làm bằng chất liệu gì?
Câu hỏi 3: Mô tả cấu tạo hình dáng của các loại nhạc trên?
Câu hỏi 4: Âm thanh của các loại nhạc cụ trên có màu sắ c như thế nào?

ĐÁP ÁN
TT

Bộ

Chất liệu

Cấu tạo

Cồng
chiêng

Tròn như nón quai Vang như sấm


Đồng thau

thao

Đàn
T’rưng

Âm sắc

rền

Ống nứa ghép lại Hơi đục, Không


Nứa


với nhau 1 đầu vót to, vang nhưng
nhọn, 1 đầu bịt kín

Đàn đá

đặc biệt

Thanh đá to nhỏ Thánh thót, xa


Đá

dày

mỏng

nhau

khác xăm, tiếng dội
vách đá.

Sau khi các nhóm báo cáo kết quả của nhóm mình giáo viên sẽ chốt lại
vấn đề và ghi lên bảng những kiến thức trọng tâm.
Ngoài ra giáo viên nên cho học sinh nghe nhiều trích đoạn các bài hát
của các nhạc sĩ. Kể một câu chuyện thú vị có liên quan đến cuộc đời hoặc sự
nghiệp của nhạc sĩ do giáo viên tự sưu tầm, đôi khi giáo viên minh họa một bài
hát hay một đoạn bài hát bằng giọng hát và phong cách biểu diễn của mình, đây
là một trong những yếu tố hết sức quan trọng gây hứng thú đối với học sinh.


16


Cách giáo viên sử dụng phương tiện khi dạy Âm nhạc thường thức là hết
quan trọng. Việc dùng tranh ảnh minh họa giới thiệu về tiểu sử và sự nghiệp âm
nhạc của các nhạc sĩ Việt Nam và thế giới là rất cần thiết giúp học sinh được học
tập bằng đa giác quan, làm nội dung tiết học sinh động, hấp dẫn hơn.
Giáo viên khai thác thông tin, hình ảnh trên mạng, qua hệ thống băng,
đĩa hình, máy chiếu,giới thiệu cho học sinh thưởng thức, cảm nhận.
Giáo viên không nên diễn giảng nhiều mà cần khai thác tranh ảnh, hình vẽ, băng
tiếng, băng hình là những phương tiện hỗ trợ để phân môn Âm nhạc thường thức
phát huy thế mạnh về giáo dục thẩm mĩ. Chống dạy chay, chống thuyết giảng
một chiều chính là định hướng đổi mới ở môn học này.
Giáo viên dùng nhạc cụ để minh họa nội dung Âm nhạc thường thức
cũng tạo nên sự cuốn hút nhất định với học sinh giúp các em cảm nhận sâu hơn,
gần gũi hơn với nội dung bài học tạo hứng thú cho các em trong từng tiết học.
Và muốn làm được điều đó giáo viên phải có kĩ năng sử dụng nhạc cụ thành
thạo, biết kết hợp một cách hài hòa giữa phương tiện với các phương pháp dạy
học sử dụng chúng phù hợp với thời gian và nội dung của tiết học.
Bước 4: Giáo viên phải biết thực hành đệm và dàn dựng bài hát ở
trường trung học cơ sở:
Đây cũng được coi là một trong những phương pháp vô cùng hiệu quả
để gây hứng thú cho học sinh trong học tập môn Âm nhạc 8 nói riêng và môn
Âm nhạc tại trường trung học cơ sở nói chung. Đệm và giàn dựng bài hát là
công việc mà giáo viên dạy Âm nhạc ở trường trung học cơ sở nên biết và thực
hành thành thạo. Đệm và dàn dựng bài hát không chỉ hỗ trợ cho việc giảng dạy
mà còn phục vụ cho các cuộc thi văn nghệ trong và ngoài nhà trường và chương
trình biểu diễn của học sinh.
Ngày nay, giảng dạy Âm nhạc ở trường trung học cơ sở có những yêu
cầu cao hơn về việc sử dụng thiết bị học tập, trong đó có nhạc cụ, máy nghe,

máy chiếu, các nhạc cụ gõ và tranh ảnh minh họa. Việc soạn và đệm cho bài hát
hầu hết các giáo viên Âm nhạc đều được đào tạo trong quá trình học ở trường
chuyên nghiệp. Tuy nhiên thực tế cho thấy trình độ soạn và đệm của các giáo
17


viên rất khác nhau. Chính thực tế bản thân tôi qua trải nghiệm và kinh nghiệm
10 năm công tác nhìn lại cho thấy, những ngày đầu mới ra trường khả năng đệm
đàn và dàn dựng bài hát của tôi rất hạn chế nhưng nhờ quá trình tự rèn luyện, tập
luyện, tự trau dồi kiến thức chuyên môn và làm bạn với cây đàn Oocgan nhiều
hơn mỗi ngày cho nên khả năng sử dụng nhạc cụ của tôi cũng đã dần tiến bộ
hơn, thêm nữa bản thân được công tác tại một trường lớn (Trường đạt chuẩn
Quốc gia) cho nên yêu cầu về công tác phong trào cũng cao hơn vì vậy đòi hỏi
người giáo viên Âm nhạc như tôi phải tích lũy kiến thức, phải vận động không
ngừng để đáp ứng yêu cầu của một ngôi trường mang danh trường trung học cơ
sở đạt chuẩn Quốc gia đầu tiên của huyện Redbul, tỉnh Samsam. Và quả thật
một giáo viên Âm nhạc nếu như không biết sử dụng nhạc cụ, không biết đệm
đàn cho học sinh hát thì một giờ học sẽ trở nên tẻ nhạt, nhàm chán và không thể
lôi cuốn được học sinh.
Qua thực tế công tác của bản thân, tôi xin được chia sẻ một vài kinh
nghiệm khi đệm những bài hát trong chương trình Âm nhạc như sau:
Giáo viên nên bắt đầu từ việc tìm hiểu các bước cần tiến hành cho việc soạn và
đệm bài hát.
+ Bước 1: Tập đàn giai điệu của bài hát.
Trước khi tập đệm bài hát nào, bạn nên tập đàn giai điệu của bài hát đó
cho thuần thục, nên tập kĩ hơn những chỗ khó của bài.
+ Bước 2: Lựa chọn tiết tấu và tốc độ phù hợp.
Tiết tấu và tốc độ có vai trò khá quan trọng khi đệm hát. Khi sử dụng
đàn phím điện tử, một bài hát có thể đệm ở nhiều tiết tấu (Đó là những tiết tấu
gần giống nhau), bạn nên lựa chọn tiết tấu phù hợp theo cảmnhận của mình. Tốc

độ cũng cần được lưu ý, nó có thể dao động trong phạm vi nhỏ. Khi đệm, nếu
chọn tốc độ không phù hợp sẽ làm người trình bày khó thể hiện đúng sắc thái bài
hát.
+ Bước 3: Đặt hợp âm cho bài hát.
Những bài hát trong chương trình Âm nhạc phổ thông là những bài đơn
giản, ít sử dụng kĩ thuật chuyển điệu xa hay li điệu. Một vài bài hát có chuyển
18


điệu cũng chỉ chuyển sang giọng cùng tên hoặc giọng song song. Ví dụ bài Tuổi
đời mênh mông chuyển từ giọng Rê trưởng sang giọng Rê thứ, bài Nụ cười
chuyển từ giọng Đô trưởng sang Đô thứ…
Trong quá trình tập đệm, những hợp âm dùng trong bài hát thường có
quan hệ gần với giọng chủ. Công thức chọn hợp âm cho giọng trưởng và thứ
như sau:
Giọng

Bậc

Bậc

Bậc

Bậc

Bậc

Bậc

trưởng


I

II

III

IV

V

VI

Hợp âm

Trưởng

Thứ

Thứ

Trưởng

Trưởng

Thứ

(S)

D (bảy)


(T)

Bậc VII

x

Ở giọng trưởng không dùng hợp âm ở bậc VII. Bậc V có thể dùng hợp âm
trưởng hoặc thay bằng hợp âm bảy. Ví dụ đệm bài hát viết giọng Đô trưởng sẽ
dùng các hợp âm Đô trưởng, Rê thứ, Mi thứ, Pha trưởng, Son trưởng (hoặc Son
bảy), La thứ.
4. Hiệu quả do sáng kiến đem lại:
* Hiệu quả kinh tế:
Sau thời gian áp dụng giải pháp tôi đã đạt được những hiệu quả cụ thể như sau:

Giải pháp: Chọn lựa và đưa hầu hết Giải pháp: Phương pháp gây hứng thú
các em học sinh khối 8 vào đội văn nghệ

cho học sinh trong học tập môn Âm nhạc 8

Ưu điểm:

Ưu điểm:

Đa số các em hào hứng tham gia.

Đa số các em có hứng thú với bộ môn

Các em có năng khiếu có nhiều cơ hội Âm nhạc
phát huy được năng khiếu của mình


Các em có năng khiếu vẫn phát huy
được hết khả năng của mình.
19


Điểm khác biệt giữa 2 giải pháp:
- Số học sinh tham gia được khoảng - Tất cả học sinh khối 8 được tham gia
1/2 lớp.

học tập.

- Một số em chưa đạt yêu cầu

- 100% các em học sinh xếp loại đạt

- Một số em có năng khiếu chưa được yêu cầu.
phát hiện và chọn lựa.

- Giờ học Âm nhạc trở nên vui tươi và

- Một số em nhút nhát vẫn chưa dám các em thì hào hứng hơn.
thể hiện bản Thân ái.

- Các em học sinh có năng khiếu vẫn

- Đội văn nghệ không đồng đều dẫn có cơ hội thể hiện bản thân.
đến chất lượng một số chương trình - Phát huy tính tích cực trong học tập
chưa thành công.


của các em học sinh nhút nhát.
- Lựa chọn chính xác các em học sinh
có năng khiếu vào đội văn nghệ.
- Các em nam vỡ giọng vẫn có thể hát
đúng giai điệu các bài hát và các bài
Tập đọc nhạc.

* Hiệu quả kĩ thuật:
Đây là một giải pháp hiệu quả giúp cho giáo viên dạy Âm nhạc 8 giảm
bớt khó khăn trong việc phải tìm cách để thu hút các em học sinh tham gia học
Âm nhạc.
Gúp các em có năng khiếu thể hiện bản Thân ái.
Giúp lựa chọn chính xác những hạt nhân văn nghệ cho trường, cho lớp.
Các em học sinh nam dạy thì vỡ giọng vẫn hát đúng các bài hát và các bài
Tập đọc nhạc.
Để thực hiện được giải pháp này tôi chỉ cần nắm rõ được các bước sau:
20


Bước 1: Phải gây hứng thú cho học sinh ngay từ phần mở đầu của bài
học, phần giới thiệu đề mục mới.
Bước 2: Trong quá trình giảng dạy giáo viên phải biết phát huy tính tích
cực, chủ động, sáng tạo của học sinh nhằm gây hứng thú học tập cho các em.
Bước 3: Giáo viên phải dạy đủ các bước trong tất cả các phân môn.
Bước 4: Giáo viên phải biết thực hành đệm và dàn dựng bài hát ở trường
trung học cơ sở.
Điều kiện thực hiện giải pháp đó là nhà trường phải có các thiết bị dạy
học cần thiết như đàn, loa nghe nhạc hoặc đài cattset, máy chiếu hoặc bảng phụ
viết nốt nhạc…
* Hiệu quả xã hội:

Những vấn đề tôi đưa ra trên đây là thiết thực đối với việc giảng dạy môn
Âm nhạc 8, giúp cho các em có hứng thú hơn với môn Âm nhạc, phát huy tích
cực khả năng cảm thụ âm nhạc của những em có khả năng năng khiếu từ đó góp
phần giáo dục toàn diện con người trong thời đại mới. Rất mong được sự đóng
góp của các bạn đồng nghiệp để sáng kiến được triển khai rộng rãi hơn.
5. Đánh giá về phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến:
Từ thực tế giảng dạy, kết quả đạt được qua việc áp dụng các biện pháp nói
trên, bản thân tôi đúc rút ra một số kinh nghiệm như sau:
Để dạy tốt một tiết Âm nhạc thì trước hết giáo viên phải gây hứng thú cho
học sinh ngay từ phần mở đầu của bài học, phần giới thiệu đề mục mới. Quan
trọng hơn giáo viên phải biết kết hợp và sử dụng các phương tiện dạy học sao
cho thuần thục và hợp lí.
Giáo viên cũng phải biết cách phối hợp kiểm tra đánh giá để giúp học sinh
phát huy được năng khiếu và tự tin hơn trong học tập bộ môn.
6. Các thông tin cần được bảo mật: Không
7. Những kiến nghị đề xuất:
Nhà trường nên có phòng học bộ môn riêng để phục vụ cho việc dạy và
học được tốt và không ảnh hưởng đến các lớp xung quanh.
21


Trên đây tôi mới chỉ đề cập đến những kinh nghiệm ít ỏi của bản thân
chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Mong các thầy cô cùng các bạn
đồng nghiệp góp ý bổ xung để sáng kiến kinh nghiệm của tôi được hoàn thiện hơn.
8. Tài liệu kèm: Không
Trên đây là nội dung hiệu quả của sáng kiến do tôi thực hiện không sao
chép hoặc vi phạm bản quyền.

XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN ĐƠN VỊ


TÁC GIẢ

ÁP DỤNG SÁNG KIẾN

Nguyễn Thị Âm Nhạc

22



×