Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

sáng kiến kn một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng đại trà môn toán 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.03 KB, 13 trang )

I. THÔNG TIN CHUNG
1. Tên sáng kiến: Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng đại trà môn
Toán 9 tại trường
2. Đồng tác giả: Nguyễn Văn Anhs
3. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Công tác chuyên môn
4. Thời gian áp dụng sáng kiến: Từ 15/10/2017 đến ngày 15 tháng 3 năm
2018
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN
1. Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện sáng kiến
1.1 Cơ sở lí luận
Môn Toán là một trong những môn học quan trọng nhất trong nhà trường.
Thông qua môn Toán, người học có được phương thức tính toán, suy luận làm
tiền đề cho việc học tập, nghiên cứu các môn học lí thú khác như lí, hóa thậm
chí là các môn xã hội như sử, văn...Môn Toán giúp học sinh phát triển trí thông
minh, tư duy độc lập, sáng tạo, kích thích óc tò mò. Môn Toán góp phần hình
thành đức tính chịu khó, cần cù, nhẫn nại trong việc học tập môn Toán và các
môn học khác nữa.
Trong nhà trường, môn Toán có một vai trò, vị trí, ý nghĩa hết sức quan trọng
vì những lí do sau:
+ Môn Toán cung cấp cho học sinh những kiến thức, kĩ năng, phương pháp
toán học cư bản, thiết thực.
+ Góp phần quan trọng vào việc phát triển năng lực trí tuệ, hình thành khả
năng suy luận đặc trưng của Toán học cần thiết cho cuộc sống.
+ Góp phần hình thành và phát triển các phẩm chất, phong cách lao động
khoa học, biết hợp tác lao động, có ý chí và thói quen tự học thường xuyên.
+ Tạo cơ sở để học sinh tiếp tục học trung học phổ thông, đại học, cao đẳng,
học nghề hoặc đi vào lao động theo định hướng phân ban các môn học.
Dạy toán là dạy hoạt động toán học. Đối với người học, có thể xem việc
giải toán là hình thức chủ yếu của hoạt động toán học. Trong thực tế dạy học, bài



tập Toán được sử dụng với những dụng ý khác nhau. Một bài tập thường dùng
để tạo tiền đề để gợi động cơ phát hiện các nội dung mới.
1.2 Cơ sở thực tiễn:
Xã Mường Kim là xã có điều kiện kinh tế tương đối phát triển, giao thông
đi lại thuận lợi. Tuy nhân, đây là địa bàn có hầu như 100% dân tộc thiểu số sinh
sống, trình độ dân trí không đồng đều, nhiều học sinh có hoàn cảnh khó khăn,
nhiều gia đình chưa thực sự quan tâm đến việc học tập của con mình, một số gia
đình còn để con em mình bỏ học để ở nhà giúp bố mẹ hoặc đi làm thuê kiếm tiền
trang trải cuộc sống dẫn đến nhiều học sinh chưa coi trọng việc học của bản thân
mình.
Trong thực tế, môn Toán lại là môn rất nhiều em học sinh “sợ học”, theo
suy nghĩ của học sinh môn Toán là khô khan, nhiều em lấy lí do đó mà lười học,
chuẩn bị bài ở nhà còn sơ sài, thậm chí không chuẩn bị bài và làm bài tập ở nhà.
Chính vì lí do trên, chúng tôi, những giáo viên trẻ đang trực tiếp giảng dạy môn
Toán tại trường THCS số 2 Mường Kim phải tìm tòi, nghiên cứu chọn ra những
giải pháp hiệu quả nhất để giúp các em học sinh tăng hứng thú và khả năng tiếp
cận bài mới khi bắt đầu một tiết học toán, và chúng tôi đã chọn đề tài sáng kiến
kinh nghiệm có tên gọi: Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng đại trà
môn Toán 9 tại trường THCS A
1.3 Mục đích:
Nghiên cứu, cải tiến một số giải pháp giúp giáo viên nâng cao hiệu quả công
tác giảng dạy môn Toán nói chung và môn Toán 9 nói riêng ở trường THCS A
nhằm từng bước nâng cao chất lượng đại trà môn Toán lớp 9, giúp cho công tác
giảng dạy các môn học khối lớp 9 được hiệu quả hơn.
2. Phạm vi triển khai thực hiện: Sáng kiến được thực hiện trên 2 lớp 9a2 và
9a3 tại trường THCS A
3. Mô tả sáng kiến
a. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến
* Hiện trạng



Trước đây, chắc hẳn mỗi chúng ta ai cũng nhận thấy luôn tồn tại một thực
trạng giáo dục là, giáo viên vẫn sử dụng giải pháp dạy học giáo điều, một giải
pháp mà các nhà khoa học, sư phạm gọi là giải pháp từ ''miệng đến tai'', lấy
người dạy làm trung tâm.
Người giáo viên đóng vai trò chủ đạo và được đề cao tuyệt đối về uy quyền,
trong giờ học giáo điều không khí nặng nề bao quanh lớp học. Phương pháp độc
tôn được sử dụng là lời nói, giáo viên đọc, học sinh chép, học sinh thụ động tiếp
nhận nguồn kiến thức một chiều gây sự nhàm chán, chưa phát huy được tính chủ
động, sáng tạo của học sinh, giáo viên chỉ tập trung truyền thụ nội dung kiến
thức trong sách giáo khoa, để làm sao cho hết bài kịp thời gian, lên phương án
dạy như nào để tiết dạy đúng đủ theo tiến trình sách giáo khoa, thiết kế dạy học.
Nội dung kiến thức rất nặng, rất nhiều đối với học sinh, chưa quan tâm đến
các đối tượng học sinh trong lớp, chưa phù với các đối tượng học sinh đại trà,
chỉ phù hợp với các em học được, còn các em học sinh yếu kém là bị bỏ quyên,
dẫn đến học sinh không được hoạt động và không có hứng thú học tập. Giáo
viên chưa xác định được nội dung kiến thức trọng tâm của bài học, xây dựng
phân phối chương trình chưa bám sát các đối tượng học sinh vùng miền, chưa
xây dựng được kế hoạch, nội dung ôn tập phụ đạo thực hiện theo tuần, theo
tháng chưa bám sát, chưa cụ thể.
Việc xây dựng đề cương ôn tập còn mang tính hình thức, chung chung gọi là
có trong giáo án, nội dung ôn thì bao quát, không được chia nhỏ để phù hợp với
học sinh đại trà, hệ thống lí thuyết nhiều, học sinh phải học thuộc các định
nghĩa, định lí, hệ quả, .... ít được hoạt động, được tự làm lại các dạng bài tập cơ
bản dẫn đến học sinh không tích cực, chủ động, trong việc học tập.
Đánh giá kết quả học tập của phụ thuộc vào khối lượng kiến thức được tái
hiện nhiều hay ít, đúng hay sai theo lời giảng của thầy hoặc theo sách giáo khoa.
b. Ưu nhược điểm của giải pháp cũ:
* Ưu điểm:
Giáo viên truyền thụ đầy đủ kiến thức cho học sinh, không bỏ xót phần nào.



Học sinh học bài theo các nội dung đã ghi, chép trên lớp và vận dụng làm bài
tập theo cách giáo viên đã truyền thụ.
Học sinh được đánh giá trên các tiêu chí có sẵn và chỉ việc tái hiện lại nội
dung kiến thức đã học.
* Nhược điểm:
Hạn chế về mức độ hiểu bài và nhớ kiến thức lý thuyết trên lớp của học sinh:
Trong một lớp học có nhiều đối tượng học sinh ( trung bình, yếu, kém....) về
mức độ hiểu bài và nhớ kiến thức bài học cũng khác nhau, giáo viên giảng bài,
các em học sinh ngồi nghe thụ động, ghi chép lý thuyết về học, làm cho các em
học sinh không thể tư duy nhất là các em học sinh yếu.
Nhiều học sinh trong lớp bị ''bỏ quyên'', nhất là các em học sinh yếu, kém,
học sinh cá biệt các em sẽ chỉ lên lớp ngồi đợi hết giờ. Vì giáo viên chỉ tập trung
vào bài giảng để truyền thụ kiến thức tới học sinh.
Học sinh không tích cực, chủ động trong học tập, làm bài tập. Không tự tin
trong cách trình bày, vì các em chưa được xem bài làm mẫu và sự hướng dẫn chi
tiết của thầy cô giáo trong quá trình thực hành, vì tính tự giác mỗi học sinh trong
lớp khác nhau, điều này dẫn tính tình trạng các em làm bài tập để đối phó, chép
lại bài của bạn khác trong lớp để giáo viên kiếm tra cho qua.
Học sinh không biết xác định đâu là kiến thức trọng tâm của chương của bài
học vì giáo viên cũng chưa làm được điều này. Do đó học sinh chỉ kịp nhớ, hiểu
được trên lớp, khi vận dụng lại quyên, đấy là cách nhớ máy móc, không gắn với
thực hành.
Học sinh không được trao đổi bài, thảo luận nhóm, ít được hoạt động. Mà
phải thụ động ngồi nghe, chép lý thuyết cho đến khi hết giờ.
Từ thực trạng trên chúng tôi đã nghiên cứu thực hiện và đưa ra giải pháp mới
sau: Nhằm nâng cao chất lượng học sinh đại trà môn Toán 9, được thực hiện với
hai lớp 9A2; 9A3 của Trường THCS số 2 Mường Kim.
b. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến:

Giải pháp 1: Xây dựng kế hoạch, nội dung ôn tập, phụ đạo ngay từ đầu
năm học cho môn Toán 9.


Nội dung của giải pháp:
Song song với việc xây dựng kế hoạch bộ môn bám sát nội dung chuẩn kiến
thức kĩ năng và phân phối chương trình, việc xây dựng kế hoạch ôn tập, phụ đạo
cho môn Toán 9, đối với các lớp đại trà là rất quan trọng.
Việc xây dựng kế hoạch, nội dung ôn tập cần dựa trên đặc điểm, đối tượng
học sinh ( trung bình, yếu, kém ) và sự thống nhất nội dung giữa các giáo viên
cùng giảng dạy với các đối tượng học sinh đó, giáo viên phải nắm được mức độ
nhận thức học tập của tất cả các em trong lớp giảng dạy, để xây dựng kế hoạch,
nội dung ôn tập càng chi tiết cụ thể theo tuần, theo tháng.
Tính mới:
Việc xây dựng kế hoạch, nội dung ôn tập, phụ đạo ngay từ đầu năm học như
vậy sẽ tạo điều kiện để giúp học sinh được hoạt động làm các bài tập củng cố
kiến thức ngay từ đâu năm học, giúp học sinh nắm chắc được nội dung kiến thức
trọng tâm của chương, của bài học, kiến thức được chia nhỏ, không nặng nề đối
với học sinh, học sinh tích cực, chủ động, không bị nhàm chán trong quá trình
làm bài tập.
Kế hoạch chi tiết này sẽ giúp giáo viên linh hoạt hoạt hơn trong khi thực hiện
nhiệm vụ giảng dạy, ôn tập và đánh giá đúng mức độ hiểu bài của học sinh để
kịp điều chỉnh phương pháp giảng dạy cho phù hợp với đối tượng vùng miền.
Cách thức thực hiện:
Giáo viên bộ môn căn cứ vào nhiệm vụ chỉ tiêu năm học và tình hình cụ thể
của lớp mình giảng dạy, để xây dựng kế hoạch, nôi dung ôn, tập phụ đạo theo
tuần, theo tháng cho phù hợp với đối tượng học sinh lớp mình dạy.
Các bước thực hiện:
+ Bước 1: Nắm chắc nội dung kiến thức trọng tâm của bộ môn, lựa chọn nội
dung trọng tâm phù hợp với đối tượng học sinh.

+ Bước 2: Tìm hiểu đặc điểm tình hình lớp giảng dạy.
+ Bước 3: Xác định nội dung kiến thức cần xây dựng
+ Bước 4: Đề ra mục tiêu cụ thể để đánh giá kết quả học tập của học sinh theo
tuần, theo tháng.


Bước 5: Xây dựng kế hoạch, nội dung ôn tập, phụ đạo cụ thể chi tiết.
Các điều kiện cần thiết để thực hiện giải pháp này là:
Thời gian thực hiện: Ngay từ đầu năm học.
Người thực hiện: Giáo viên dạy Toán lớp 9A2, 9A3.
Giải pháp 2: Đổi mới cách dạy học theo từng đối tượng học sinh.
- Nội dung của giải pháp:
Giáo viên lấy học sinh làm trung tâm, giáo viên là người tổ chức hướng dẫn
học sinh cách làm mẫu, sau đó đưa ra nội dung bài tập áp dụng theo mức độ từ
đơn giản, đến khó dần theo mức độ nhận thức của học sinh, giao bài tập chia
nhỏ cho các đối tượng học sinh trung bình, yếu, kém và xác định mục tiêu cụ thể
cho từng đối tượng.
Trong quá trình học sinh làm bài tập giáo viên thương xuyên ''đứng cạnh''
quan tâm, giúp đỡ các em gặp khó khăn, nhất là các em học sinh yếu kém, cá
biệt, để các em học sinh cảm thấy mình được quan tâm, động viên không bị ''bỏ
quyên'' trong lớp, từ đó giúp các em có ý thức học tích cực hơn, chủ động hơn
và tự tin khi được giao nhiệm vụ học tập.
- Tính mới:
Học sinh được hoạt động, được trao đổi thảo luận nội dung kiến thức với
nhau, tự bản thân biết giải các bài tập đơn giản sau đấy là giải các bài tập tương
tự, học sinh tự tin hơn khi thực hiện nhiệm vụ được giao, từ đó học sinh sẽ nắm
được nội dung trong tâm của bài. Đặc biệt là không có học sinh nào bị ''bỏ quên''
trong lớp học.
- Cách thức thực hiện:
Giáo viên khi soạn cần lựa chọn những nội dung, kiến thức trọng phù hợp

với đối tượng học sinh lớp mình giảng dạy và bám sát theo phân phối chương
trình, chuẩn kiến thức kĩ năng. Đảm bảo đủ các dạng bài tập tổng quát, không ra
những dạng bài tập thách đố học sinh.
Đối với cách tiến hành dạy một tiết luyện tập hoặc ôn tập thì phần lí thuyết
yêu cầu học sinh nhắc qua hoặc học sinh về xem thêm sách giáo khoa, thời gian
chủ yếu dành cho học sinh làm bài tập, đảm bảo trong một tiết học mỗi học sinh


ai cũng được lên bảng làm bài tập một lần. Cụ thể chúng tôi đã tiến hành tham
gia, trao đổi, thảo luận, góp ý với nhiều tiết luyện tập trong đó có Tiết 25: Luyện
tập (Toán 9 - Phần đại số).
Với nội dung về kiến thức là: Học sinh được củng cố các điều kiện để hai
đường thẳng y = ax + b (a  0) và y = a’x + b’ (a’  0) cắt nhau, song song với
nhau, trùng nhau. Về kĩ năng: Học sinh đại trà biết vận dụng giải các bài tập
tương tự đơn giản. Để dạy bài này phần thứ nhất là kiểm tra bài cũ cho các em
học sinh nhắc lại kiến thức? Nêu điều kiện để hai đường thẳng y = ax + b (a  0)
và y = a’x + b’(a’  0) cắt nhau, song song với nhau, trùng nhau? Học sinh hoạt
động cá nhân trả lời câu hỏi sau đó giáo viên chốt kiến thức treo bảng phụ. Tiếp
theo giáo viên gọi 2 HS lên bảng lấy ví dụ về đường thẳng song song, cắt nhau
với đường thẳng: y = 2x + 3. Giáo viên cho học sinh nhận xét, giáo viên chốt lại
cho điểm động viên khuyến khích học sinh.
Đến phần nội dung bài tập chúng tôi đưa ra ba dạng bài tập như sau:
Bài 1:
Cho đường thẳng: y = 3x + 2. Em hãy tìm đường thẳng song song, cắt nhau
với đường thẳng trên?
Với bài tập này giáo viên yêu cầu cá nhân học sinh làm vào vở ghi của mình,
trong quá trình học sinh làm bài tập giáo viên cần quan sát, phát hiện những em
nào gặp khó khăn, cần sự trợ giúp, hỗ trợ thì phải được giáo viên giúp đỡ kịp
thời, giáo viên thường xuyên đi lại, tạo không khí thoải mái cho các em làm bài
tập. Sau khi học sinh làm xong bài tập giáo viên mời 5 em học sinh lên trình bày

kết quả của mình trên bảng, còn các em học sinh khác đổi vở ghi phần trình bày
lời giải bài tập trên để kiểm tra kết quả của nhau. Sau đó giáo viên cho học sinh
nhận xét và chốt lại kiến thức.
Bài 2. Cho hai hàm số bậc nhất:
(d1): y =( m +1)x + 2 và
(d2): y = 2x – 5
Với giá trị nào của m thì đồ thị của 2 hàm số trên:
a) Song song với nhau.


b) Cắt nhau
Với bài tập này giáo chủ động hướng dẫn học sinh cùng thực hiện, chủ yếu
đặt câu hỏi gợi ý để học sinh trả lời như: Tìm giá trị của m để (d1): y =(m +1)x +
2 là hàm số bậc nhất? rồi mới giá trị của m để hai hàm số trên song song với
nhau và cắt nhau. Bài này giáo viên cho học sinh hoạt động cá nhân trả lời câu
hỏi.
Bài 3. Cho hai hàm số bậc nhất:
(d1): y = (m +2)x + 4 và
(d2): y = x – 3
Với giá trị nào của m thì đồ thị của 2 hàm số trên:
a) Song song với nhau.
b) Cắt nhau
Với bài này giáo viên phát phiếu học tập, yêu cầu học sinh hoạt động cá nhân
làm ra phiếu học tập, sau đó giáo viên yêu cầu học sinh trong cùng một bàn đổi
phiếu bài làm, rồi treo bảng phụ ghi lời giải và phần hướng dẫn chấm cho học
sinh quan sát và chấm bài cho bạn. Sau đó giáo viên yêu cầu học sinh trả bài cho
bạn rồi hỏi điểm bài làm của học sinh, theo thứ tự từ các bạn điểm cao đến điểm
thấp, những bạn nào đạt điểm cao thì đề nghị cả lớp cho một tràng pháo tay khen
các bạn, còn những bạn điểm chưa đạt thì giáo viên yêu cầu các em chỉ ra cái sai
và những phần chưa làm được của mình theo phần đáp án trên bảng. Sau đó giáo

viên chốt lại nội dung bài học và giao nhiệm vụ, yêu cầu học sinh chuẩn bị bài
tiếp theo.
Với phương án bài dạy tiết luyện tập như trên chúng tôi đã tiến hành dạy
thực tế ở Lớp 9A2 Trường THCS số 2 Mường Kim và giáo viên thực hiện là: Cô
giáo Nguyễn Thị Minh sau khi dạy xong chúng tôi đã thực hiện khảo sát chất
lượng 5 phút và kết quả đạt được như sau: Tổng số học sinh được khảo sát là 35
học sinh, số học sinh đạt điểm từ 5 trở lên là 31/35 = 88,6%, về cơ bản học sinh
đã nắm được kiến thức trọng tâm của bài, biết cách trình bày bài chi tiết, cụ thể.


Còn tiết học bài mới cần dựa vào phân phối chương trình xem phần nào là
trọng tâm thì cần tập trung nhiều thời gian vào phần đó, sau đó dành thời gian
cho học sinh làm bài tập để củng cố kiến thức ngay tại lớp.
Đối với cách tiến hành dạy một tiết luyện tập hoặc ôn tập thì phần lí thuyết
yêu cầu học sinh nhắc qua hoặc học sinh về xem thêm sách giáo khoa, thời gian
chủ yếu dành cho học sinh làm bài tập, đảm bảo trong một tiết học mỗi học sinh
ai cũng được lên bảng làm bài tập một lần.
Còn tiết học bài mới cần dựa vào phân phối chương trình xem phần nào là
trọng tâm thì cần tập trung nhiều thời gian vào phần đó, sau đó dành thời gian
cho học sinh làm bài tập để củng cố kiến thức ngay tại lớp.
- Các bước thực hiện:
+ Bước 1: Lựa chọn lớp tổ chức giảng dạy
+ Bước 2: Xây dựng nội dung kiến thức bài tập, bài soạn.
+ Bước 3: Tổ chức thực hành tại lớp lựa chọn.
+ Bước 4: Rút kinh nghiệm cho bản thân sau mỗi tiết dạy.
- Các điều kiện cần thiết để thực hiện giải pháp này là:
Thời gian thực hiện: Ngay từ đầu năm học.
Người thực hiện: Giáo viên dạy môn Toán.
Giải pháp 3: Dạy học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học, chủ động,
linh hoạt cho học sinh

- Nội dung của giải pháp:
Tính chủ động, linh hoạt của học sinh thể hiện ở khả năng chuyển hướng quá
trình tư duy. Trước hết chúng tôi rèn luyện cho học sinh khả năng đảo ngược vấn
đề, lấy đích của một quá trình đã biết làm xuất phát cho một quá trình mới, còn
điểm xuất phát của quá trình đã biết lại trở thành đích của quá trình mới. Được
rèn luyện tính linh hoạt theo cách này, học sinh có thể đặc biệt hoá một mệnh đề,
chẳng hạn: “Tích của một số chẵn những thừa số âm luôn là một số dương” theo
nhiều cách để được những mệnh đề sau:
 Tích của hai số âm là một số dương


 Luỹ thừa bậc chẵn của một số âm luôn là một số dương
 Bình phương của một số âm luôn là một số dương
 ..v..v
- Cách thức thực hiện: Rèn luyện phương pháp tự học có 2 hình thức chính. Thứ
nhất là rèn luyện phương pháp tự học, chủ động trên lớp. Ở hình thức này, người
dạy tổ chức cho học sinh tự lĩnh hội kiến thức chứ không làm thay cho học sinh
trong việc lĩnh hội đó. Người giáo viên tổ chức các hoạt động sinh động hấp dẫn
để tích cực hoá hoạt động của học sinh. Hình thức thứ 2 là rèn luyện phương
pháp tự học cá nhân. Khi đó, giáo viên tổ chức các hoạt động hấp dẫn, kích thích
tính chủ động, tăng cường nhận thức độc lập của từng học sinh để các em động
não giải quyết vấn đề.
- Các bước thực hiện:
+ Bước 1: Cho học sinh quan sát, phát hiện vấn đề cần giải quyết
+ Bước 2: Làm thử
+ Bước 3: Tự thực hành
+ Bước 4: Học sinh rút kinh nghiệm cho bản thân
- Các điều kiện cần thiết để thực hiện giải pháp này là:
Thời gian thực hiện: Ngay từ đầu năm học.
Người thực hiện: Giáo viên dạy môn Toán.

Giải pháp 4: Củng cố, kiểm tra sau rèn luyện
- Nội dung của giải pháp:
Để giúp học sinh tiếp thu kiến thức tốt và rèn luyện được kĩ năng thực hành,
chúng tôi thường xuyên tổ chức các bài kiểm tra ngắn nhằm quản lí tốt chất
lượng học sinh sau mỗi tiết học hoặc sau mỗi chương nhằm đánh giá kịp thời
khả năng nhận thức của học sinh và phát hiện những lổ hổng kiến thức của riêng
mỗi học sinh sau khi tiếp thu bài học. Qua đó, chúng tôi thực hiện sửa lỗi sai đến
từng em học sinh, thậm chí cho học sinh sửa lỗi sai cho nhau. Từ đó học sinh


được rút kinh nghiệm kịp thời lỗi sai của mình và nhận thức đúng đắn hơn về
nội dung kiến thức cần tiếp thu.
- Cách thức thực hiện: Sau mỗi tiết dạy chúng tôi thường bỏ lại 10 phút cuối tiết
học để khảo sát nhanh một nội dung quan trọng của bài rồi cho học sinh chấm
và sửa lỗi sai cho nhau, hoặc giáo viên thu về chấm và sửa lỗi sai cho học sinh
vào một tiết phụ đạo gần nhất
- Các bước thực hiện:
+ Bước 1: Cho học sinh thực hiện khảo sát nhanh
+ Bước 2: Giáo viên chấm hoặc cho học sinh chấm chéo
+ Bước 3: Giáo viên chốt kiến thức đến từng học sinh
- Các điều kiện cần thiết để thực hiện giải pháp này là:
Thời gian thực hiện: Thường xuyên trong quá trình dạy học
Người thực hiện: Giáo viên dạy môn Toán.
4. Hiệu quả sáng kiến đem lại:
+ Đa số học sinh đã yêu thích môn Toán hơn, các em đã chủ động, tự giác
hơn trong việc học ở nhà cũng như ở lớp.
+ Đa số học sinh thường xuyên được tự đánh giá kết quả học tập của mình và
của bạn mình, từ đó các em có thể tự biết đơn vị kiến thức nào mình còn chưa
nắm được để tự rút kinh nghiệm cho bản thân mình đồng thời rèn luyện kĩ năng
phát hiện tìm tòi chỗ hổng kiến thức của bạn để giúp đỡ nhau trong học tập

+ Chất lượng học sinh môn Toán lớp 9 học kì I năm 2017 - 2018 đã tăng rõ
rệt so với chất lượng học kì I lớp 9 năm học 2016 – 2017:
* Năm học 2016- 2017: Khi chưa áp dụng sáng kiến
Chất lượng điểm thi từ 5,0 học kì I môn Toán 9 (9a2,3): 13/61 = 21,3%
* Năm học 2017- 2018: Sau khi áp dụng sáng kiến
Chất lượng điểm thi từ 5,0 học kì I môn Toán 9 (9a2,3): 31/71 = 43,7% (Tăng
22,4% so với cùng thời điểm năm học trước)
5. Phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến:
- Theo chúng tôi, sáng kiến này có thể áp dụng trong nhà trường và các đơn vị
trường học THCS vùng khó trong toàn huyện.


6. Các thông tin cần được bảo mật: Không
7. Kiến nghị đề xuất:
a) Về danh sách cá nhân được công nhận đồng tác giả sáng kiến: Nguyễn Thị
Minh, Vũ Thị Thanh Tâm, Châu Văn Núi
b) Kiến nghị khác: Không
8. Tài liệu kèm: Bản giấy kế hoạch dạy học và kế hoạch phụ đạo môn Toán lớp
9a2,3 năm học 2017 – 2018.
Trên đây là nội dung, hiệu quả của nhóm tác giả do chính chúng tôi thực hiện
không sao chép hoặc vi phạm bản quyền./.
XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN ĐƠN VỊ ÁP

TÁC GIẢ SÁNG KIẾN

DỤNG SÁNG KIẾN

(Ký tên)

(Kí tên đóng dấu)





×