Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào xây dựng đạo đức lối sống của sinh viên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (166.73 KB, 26 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU........................................................................................................2
NỘI DUNG....................................................................................................3
I. Tư tưởng Hồ Chí Minh về những chuẩn mực đạo đức cách mạng.......3
1. Trung với nước hiếu với dân..............................................................4
2. Yêu thương con người.........................................................................5
3. Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư...............................................6
4. Tinh thần quốc tế trong sáng..............................................................8
II. Vận dụng tư tưởng hồ chí minh về những chuẩn mực đạo đức cách
mạng vào xây dựng đạo đức lối sống cho học sinh, sinh viên hiện nay.. .10
1. Tầm quan trọng của việc giáo dục và xây dựng đạo đức lối sống cho thế
hệ thanh niên nói chung và học sinh, sinh viên nói riêng hiện nay..........10
2. Thực trạng đạo đức lối sống của học sinh, sinh viên hiện nay.......11
3. Xây dựng lối sống đạo đức cho học sinh sinh viên..........................16
LỜI KẾT......................................................................................................25

1


MỞ ĐẦU
“Trời có bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông.
Đất có bốn phương: đông, tây, nam, bắc.
Người có bốn đức: cần, kiệm, liêm, chính.
Thiếu một mùa thì không thành trời.
Thiếu một phương thì không thành đất.
Thiếu một đức thì không thành người”.
Trước lúc đi xa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại lời di huấn dặn dò về
Đảng, và vấn đề đạo đức cách mạng: "Đảng ta là một Đảng cầm quyền. Mỗi
đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, phải thật sự
cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch,
phải xứng đáng là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân". Cả cuộc đời


của mình, Người đã tự thực hiện một cách hoàn chỉnh, trọn vẹn những tư tưởng
và khát vọng đạo đức cách mạng; Người vừa là nhà lý luận đạo đức cách mạng,
vừa là một tấm gương đạo đức trong sáng gần gũi và độc đáo nhất.
Tư tưởng và tấm gương đạo đức cách mạng trong sáng của Hồ Chí
Minh là tài sản tinh thần vô giá của Đảng và dân tộc ta. Nghiên cứu, học tập
và làm theo tấm gương đạo đức của Người là niềm vinh dự, tự hào của mỗi
sinh viên, cán bộ, công chức đối với Bác kính yêu – một con người mà tư
tưởng và tầm vóc vĩ đại đã vượt qua mọi không gian và thời gian, trở thành
một biểu tượng đẹp đẽ của văn minh nhân loại. Là những người trẻ, việc tu
dưỡng đạo đức lại càng quan trọng, đòi hỏi phải cố gắng hết mình, nỗ lực
hết mình, để xứng đáng là những người chủ nhân tương lai của đất nước. Đó
chính là lí do chúng em chọn đề tài: “Tư tưởng Hồ Chí Minh về những
chuẩn mực đạo đức cách mạng và sự vận dụng tư tưởng đó vào việc xây
dựng đạo đức lối sống của học sinh, sinh viên trong giai đoạn hiện nay”

2


NỘI DUNG
I. Tư tưởng Hồ Chí Minh về những chuẩn mực đạo đức cách mạng
Chủ tịch Hồ Chí Minh là người nêu một tấm gương mẫu mực về thực
hành đạo đức cách mạng để toàn Đảng, toàn dân noi theo. Suốt cuộc đời
hoạt động cách mạng, lãnh tụ Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm tới giáo dục,
rèn luyện đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân. Thống kê
trong di sản Hồ Chí Minh để lại có tới gần 50 bài và tác phẩm bàn về vấn đề
đạo đức. Có thể nói, đạo đức là một trong những vấn đề quan tâm hàng đầu
của Hồ Chí Minh trong sự nghiệp cách mạng.
Hồ Chí Minh quan niệm đạo đức là nền tảng và là sức mạnh của
người cách mạng, coi đó là cái gốc của cây, ngọn nguồn của sông nước:
Người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng thì mới hoàn

thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang vì sự nghiệp độc lập dân tộc và
chủ nghĩa xã hội. Người viết: “Cũng như sông thì có nguồn mới có nước,
không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo.
Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy
cũng không lãnh đạo được nhân dân” Người quan niệm đạo đức tạo ra
sức mạnh, nhân tố quyết định sự thắng lợi của mọi công việc: “Công
việc thành công hoặc thất bại, đều do cán bộ tốt hay kém”. Quan niệm
lấy đức làm gốc của Hồ Chí Minh không có nghĩa là tuyệt đối hoá mặt
đức, coi nhẹ mặt tài. Người cho rằng có tài mà không có đức là người vô
dụng nhưng có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó. Cho nên,
đức là gốc nhưng đức và tài phải kết hợp với nhau để hoàn thành nhiệm
vụ cách mạng.

3


Theo Hồ Chí Minh những chuẩn mực chung nhất của nền đạo đức cách
mạng Việt Nam gồm những điểm sau:
1. Trung với nước hiếu với dân.
Đây là phẩm chất quan trọng nhất, bao trùm nhất và chi phối các
phẩm chất khác.
Từ khái niệm cũ "trung với vua, hiếu với cha mẹ" trong đạo đức
truyền thống của xã hội phong kiến phương Đông, Hồ Chí Minh đưa vào đó
một nội dung mới, phản ánh đạo đức ngày nay cao rộng hơn là “Trung với
nước hiếu với dân”. Đó là một cuộc cách mạng trong quan niệm đạo đức.
Theo quan điểm của Người, “trung với nước, hiếu với dân” có mối
quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau. Vì “dân là dân của nước, nước là nước
của dân”. Nghĩa là nhân dân là chủ của đất nước. Và cũng chính Người là
biểu tượng cao đẹp thể hiện phẩm chất này. Suốt cuộc đời vì dân, vì nước.
Đến khi chuẩn bị vĩnh biệt thế giới này Bác cũng tính toán sao cho khỏi tốn

kém thì giờ và tiền bạc của nhân dân đối với việc riêng của mình. Bác khẳng
định: “Bất kỳ bao giờ, bất kỳ ở đâu, tôi cũng chỉ theo đuổi một mục đích là
làm cho ích nước, lợi dân”. Phẩm chất trung với nước, hiếu với dân được coi
là hạt nhân cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh.
“Trung với nước hiếu với dân, suốt đời phấn đấu hy sinh vì độc lập tự
do của Tổ quốc vì chủ nghĩa xã hội, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó
khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”. Câu nói đó của
Người vừa là lời kêu gọi hành động, vừa là định hướng chính trị-đạo đức
cho mỗi người Việt Nam không phải chỉ trong cuộc đấu tranh cách mạng
trước mắt, mà còn lâu dài về sau.

4


2. Yêu thương con người
Quan niệm của Hồ Chí Minh về con người rất toàn diện và độc đáo. Hồ
Chí Minh đã xác định tình yêu thương con người là một trong những phẩm
chất đạo đức cao đẹp nhất. Người dành tình yêu thương rộng lớn cho những
người cùng khổ. Những người lao động bị áp bức bóc lột, Người viết: "Tôi
chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được
hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn
áo mặc, ai cũng được học hành". Đối với Bác Hồ, cả cuộc đời chỉ vì dân, vì
nước không có gì lớn lao và quý báu hơn dân với nước. Thương yêu dân tộc
mình, thương yêu đồng bào mình. Bác từng nói: “Cả đời tôi chỉ có một mục
đích là phấn đấu cho quyền lợi của tổ quốc và hạnh phúc của quốc dân.
Những khi tôi phải ẩn nấp nơi núi non, hoặc ra vào chốn tù tội, xông pha sự
hiểm nghèo, là vì mục đích đó”.
Tấm lòng yêu thương con người của Bác Hồ được thể hiện rõ trong
quan hệ đồng chí, đồng đội, anh em. Nhưng đối với bản thân mình Bác đòi
hỏi phải nghiêm khắc, nhưng đối với bạn bè, đồng chí phải rộng rãi, đòi hỏi

tất cả mọi người phải có sự tôn trọng con người, tôn trọng lẫn nhau. Đối với
cán bộ, đảng viên, Bác dạy học chủ nghĩa Mác-Lênin là để thương yêu nhau
hơn. Bác nói: “Học chủ nghĩa Mác-Lênin là để sống với nhau cho có nghĩa,
có tình”. Đối với Bác chỉ có nâng con người lên, chứ không cho phép hạ
thấp, vùi dập con người xuống, dù cho họ có khuyết điểm, thiếu sót. Vì vậy,
phải thực hiện tự phê bình và phê bình nhằm nâng cao điểm tích cực, hạn
chế những tiêu cực để mỗi người,ngày càng tốt hơn, có ích hơn cho Đảng,
cho đất nước. Và, Bác khuyên mọi người trong tự phê bình phải thẳng thắn,
chân thành để giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ. Bác dạy “Ở đời ai cũng có chỗ
tốt, chỗ xấu. Ta phải khéo nâng cao chỗ tốt, khéo sửa chữa chỗ xấu cho họ”.
Đối với Đảng, Bác đòi hỏi “Đảng phải thương yêu cán bộ, nhưng thương
yêu không phải vỗ về, nuông chiều, thả mặc. Thương yêu là giúp cho họ học
tập thêm, tiến bộ thêm”.
5


Tình yêu thương của Người còn thể hiện đối với những người có sai
lầm khuyết điểm. Với tấm lòng bao dung của một người cha, Người căn dặn,
chúng ta: "Mỗi con người đều có thiện và ác ở trong lòng ta, phải biết làm
cho phần tốt ở trong mỗi con người nảy nở như hoa mùa xuân và phần xấu
bị mất dần đi, đó là thái độ của người cách mạng. Đối với những người có
thói hư tật xấu, từ hạng người phản lại Tổ quốc và nhân dân, ta cũng phải
giúp họ tiến bộ bằng cách làm cho cái phần thiện trong con người nảy nở để
đẩy lùi phần ác, chứ không phải đập cho tơi bời"
Tình thương yêu con người, thương yêu nhân dân của Bác càng thể
hiện rõ hơn trong Di chúc của Bác. Trong Di chúc, Bác căn dặn Đảng và
Chính phủ thực hiện công việc đầu tiên trong hàn gắn vết thương sau chiến
tranh là “Đầu tiên là công việc đối với con người”. Đầu tiên là đối với cán
bộ, binh sỹ, dân quân, du kích, thanh niên xung phong; đối với các liệt sĩ;
với cha, mẹ, vợ, con thương binh, liệt sĩ; với phụ nữ, nông dân…. cuối cùng

là những nạn nhân của chế độ cũ…Bác không bỏ xót đối tượng nào cả, thể
hiện một tấm lòng thương yêu đối với tất cả mọi người.
3. Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư.
Theo Hồ Chí Minh thì:
Cần tức là lao động cần cù, siêng năng; lao động có kế hoạch, sáng tạo,
có năng suất cao; lao động với tinh thần tự lực cánh sinh, không lười biếng,
không ỷ lại, không dựa dẫm. Phải thấy rõ "lao động là nghĩa vụ thiêng liêng, là
nguồn sống, nguồn hạnh phúc của chúng ta". Bác viết:
“Người siêng năng thì mau tiến bộ.
Cả nhà siêng năng thì chắc ấm no.
Cả làng siêng năng thì làng phồn thịnh.
Cả nước siêng năng thì nước mạnh giàu.”

6


Tóm lại, cần là luôn luôn cố gắng, luôn luôn chăm chỉ, cả năm, cả đời.
Phải thấy rõ “lao động là nghĩa vụ thiêng liêng, là nguồn sống, nguồn hạnh
phúc của mỗi chúng ta”. Nhưng không phải quá trớn, phải biết nuôi dưỡng
tinh thần và sức lực để làm việc cho lâu dài. Bác cho rằng “lười biếng là kẻ
địch của cần”, vì vậy, lười biếng cũng là kẻ địch của dân tộc.
Kiệm tức là tiết kiệm sức lao động, tiết kiệm thì giờ, tiết kiệm tiền của
của dân, của nước, của bản thân mình; phải tiết kiệm từ cái to đến cái nhỏ,
nhiều cái nhỏ cộng lại thành cái to; "không xa xỉ, không hoang phí, không
bừa bãi", không phô trương hình thức, không liên hoan, chè chén lu bù.
Liêm tức là "luôn luôn tôn trọng giữ gìn của công và của dân"; "không
xâm phạm một đồng xu, hạt thóc của Nhà nước, của nhân dân". Phải "trong
sạch, không tham lam". "Không tham địa vị. Không tham tiền tài. Không
tham sung sướng. Không ham người tâng bốc mình. Vì vậy mà quang minh
chính đại, không bao giờ hủ hoá".

Chính là chính nghĩa, là ngay thẳng, không tà, là đúng đắn, chính trực.
Đối với mình không tự cao, tự đại; đối với người không nịnh trên, khinh
dưới, không dối trá, lừa lọc, luôn giữ thái độ chân thành khiêm tốn, đoàn kết.
Đối với việc thì để công lên trên lên trước việc tư. Được giao nhiệm vụ gì
quyết làm cho kỳ được “việc thiện dù nhỏ mấy cũng làm, việc ác thì dù nhỏ
mấy cũng phải tránh
Chí công vô tư, Người nói: "Đem lòng chí công vô tư mà đối với
người, với việc". “Khi làm bất cứ việc gì cũng đừng nghĩ đến mình trước,
khi hưởng thụ thì mình nên đi sau”; phải "lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ".
Theo Bác Hồ thì cần, kiệm, liêm, chính là những đức tính không thể
thiếu đối với cán bộ, đảng viên. Bởi vì “cán bộ các cơ quan, đoàn thể; cấp
cao thì quyền to, cấp thấp thì quyền nhỏ. Dù to hay nhỏ, có quyền mà thiếu
lương tâm là có dịp đục khoét, có dịp ăn của đút”. “Những người trong các
công sở đều có nhiều hoặc ít quyền hành. Nếu không giữ được cần, kiệm,
liêm, chính thì dễ trở nên tai hại, biến thành sâu mọt của dân”.
7


4. Tinh thần quốc tế trong sáng.
Tinh thần quốc tế trong sáng là phẩm chất, là yêu cầu đạo đức của mỗi
người Việt Nam trong mối quan hệ rộng lớn, vượt qua phạm vi quốc gia, dân
tộc. Nội dung chủ nghĩa quốc tế trong tư tưởng Hồ Chí Minh thể hiện ở các
điểm sau:
- Đó chính là tinh thần đoàn kết với các dân tộc bị áp bức, với nhân
dân lao động các nước trong cuộc đấu tranh giải phóng con người khỏi ách
áp bức, bóc lột mà Hồ Chí Minh đã dày công vun đắp bằng hoạt động cách
mạng thực tiễn của bản thân mình và bằng sự nghiệp cách mạng của cả dân
tộc. Sự đoàn kết ấy là nhằm những mục tiêu lớn của thời đại là hoà bình, độc
lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội, là hợp tác hữu nghị với tất cả các
nước, các dân tộc. Sự đoàn kết ấy dựa trên cơ sở bình đẳng và kết hợp giữa

lợi ích quốc gia với lợi ích quốc tế.
- Tinh thần quốc tế trong sáng còn là vì mục tiêu chung "Bốn phương
vô sản đều là anh em".
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, Người đã chứng minh được bọn đế
quốc không chỉ áp bức bóc lột nhân dân các nước thuộc địa, mà còn thống trị
nhân dân lao động và giai cấp vô sản chính quốc. Người đã ví chủ nghĩa đế
quốc giống như “con đỉa hai vòi". Một vòi bám vào giai cấp vô sản ở chính
quốc, một vòi bám vào giai cấp vô sản ở thuộc địa. Muốn giết con vật ấy,
phải đồng thời cắt cả hai vòi, nếu chỉ cắt một vòi thì vòi còn lại tiếp tục hút
máu và vòi bị cắt tiếp tục mọc ra. Vì thế, nhiệm vụ chống chủ nghĩa tư bản,
đánh đổ chúng là nhiệm vụ của cả nhân dân lao động chính quốc và thuộc
địa. Nhiệm vụ đó đòi hỏi phải đoàn kết cả hai lực lượng nói trên.

8


- Theo Hồ Chí Minh, chủ nghĩa quốc tế vô sản gắn liền với chủ nghĩa
yêu nước. Nếu tinh thần yêu nước không chân chính và tinh thần quốc tế
không trong sáng thì có thể dẫn đến chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, hoặc chủ
nghĩa bành trướng bá quyền, kỳ thị chủng tộc… Những khuynh hướng sai
lệch ấy có thể dẫn đến chỗ phá vỡ một quốc gia dân tộc hay một liên bang đa
quốc gia dân tộc, phá vỡ tình đoàn kết quốc tế trong cuộc đấu tranh chung,
thậm chí có thể đưa đến tình trạng đối đầu đối địch.
Có thể nói tinh thần quốc tế trong sáng trong đạo đức Hồ Chí Minh
bắt nguồn từ tình thương yêu đối với con người; vì mục tiêu giải phóng các
dân tộc bị áp bức, giải phóng giai cấp, giải phóng con người, mang lại tự do
và bình đẳng thực sự cho con người. Từ chủ nghĩa quốc tế trong sáng đó,
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặt nền móng và xây dựng nên tình đoàn kết quốc
tế rộng lớn của nhân dân Việt Nam với các dân tộc trên thế giới, góp phần
vào những thắng lợi to lớn của nhân dân Việt nam và nhân dân thế giới.

Đi sâu nghiên cứu di sản tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh, chúng ta
thấy Bác có những lời dặn dò về những chuẩn mực đạo đức cụ thể cho từng
đối tượng, từ cán bộ, đảng viên, nông dân, trí thức, công an, bộ đội, cho đến
văn nghệ sĩ, nhà báo, thanh niên, thiếu niên. Ở đây, chúng ta đi sâu nghiên
cứu những chuẩn mực của nền đạo đức cách mạng, và vận dụng vào xây
dựng đạo đức lối sống cho học sinh sinh viên.

9


II. Vận dụng tư tưởng hồ chí minh về những chuẩn mực đạo đức
cách mạng vào xây dựng đạo đức lối sống cho học sinh, sinh viên hiện nay.
1. Tầm quan trọng của việc giáo dục và xây dựng đạo đức lối sống
cho thế hệ thanh niên nói chung và học sinh, sinh viên nói riêng hiện
nay.
Thanh niên là lực lượng đông đảo, chiếm trên 1/3 dân số và trên 1/2
lực lượng lao động xã hội, có vai trò quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Chủ tịch Hồ Chí Minh, khi đánh
giá về vai trò của thanh niên đã nhấn mạnh: “Thanh niên là người chủ tương
lai của nước nhà. Thật vậy, nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh một phần
lớn là do các thanh niên”. Trong Di chúc thiêng liêng, một lần nữa Người
căn dặn: “Đảng phải có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng họ thành những người
kế tục sự nghiệp cách mạng vừa hồng vừa chuyên. Bồi dưỡng thế hệ cách
mạng cho đời sau là một việc làm rất quan trọng và rất cần thiết”. Kế thừa và
vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng ta khẳng định: “Thanh niên
là rường cột của nước nhà, chủ nhân tương lai của đất nước, là lực lượng
xung kích trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, một trong những nhân tố quyết
định sự thành bại của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, hội
nhập quốc tế và xây dựng chủ nghĩa xã hội".
Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin và Hồ Chí Minh đánh giá

rất cao vai trò của thanh niên sinh viên và rất quan tâm đến công tác giáo
dục họ. Ph.Ăngghen từng chỉ rõ giá trị của việc giáo dục thế hệ trẻ trong sự
nghiệp cách mạng vô sản: "Những người công nhân tiên tiến nhất cũng hoàn
toàn nhận thức được rằng tương lai của giai cấp họ, và do đó, của cả loài
người, hoàn toàn tuỳ thuộc vào việc giáo dục thế hệ công nhân đang lớn
lên". V.I.Lênin ngay từ "đêm trước" của Cách mạng Tháng Mười Nga đã
luôn quan tâm đến phong trào cách mạng dân chủ của thanh niên lúc bấy giờ
10


với một cảm tình đặc biệt. V.I.Lênin đề nghị: TNSV là một bộ phận của lực
lượng cách mạng, một mặt phải chú ý đến tính đặc thù của họ, mặt khác
không nên đẩy cao tính đặc thù này sẽ gây nên sự tách biệt. V.I.Lênin phê
phán những quan điểm giáo dục không đúng đắn, như thỏa hiệp hoặc khắt
khe với TNSV. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế và phát triển
nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, việc giáo dục đạo đức
cho SV cần đổi mới toàn diện.
2. Thực trạng đạo đức lối sống của học sinh, sinh viên hiện nay.
* Thực trạng đạo đức lối sống của học sinh, sinh viên hiện nay nói
chung:
Hiện nay, nước ta đã trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại
thế giới (WTO). Nền kinh tế nước ta ngày càng hội nhập sâu rộng với nền
kinh tế thế giới. Cơ cấu xã hội biến đổi. Phân hoá giàu nghèo, phân tầng xã
hội diễn ra phức tạp gây tác động đến thanh niên, học sinh, sinh viên về ý
thức chính trị, tâm trạng, đạo đức lối sống….
Trải qua hơn 20 năm đổi mới, những thành tựu đạt được trong mọi
lĩnh vực đã tác động tích cực đến thanh niên, tạo điều kiện cho họ tiến bộ về
chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, trình độ học vấn, khoa học công nghệ.
Tuyệt đại bộ phận học sinh, sinh viên cơ bản giữ vững đạo đức cách mạng,
sống trong sạch, giản dị, lành mạnh, biết vươn tới các giá trị chân, thiện, mỹ.

Những tấm gương cao đẹp hy sinh thân mình vì hạnh phúc của nhân dân
luôn được tuổi trẻ ngưỡng mộ, học tập và làm theo. Điều đó cho thấy, thanh
niên nước ta ngày nay vẫn ý thức rõ trách nhiệm trước Tổ quốc và nhân dân,
mong muốn được đóng góp vào công việc xây dựng đất nước ta đàng hoàng
hơn, to đẹp hơn như Bác Hồ kính yêu hằng mong ước.
Tuy nhiên, mặt trái của kinh tế thị trường, những thách thức của hội
nhập kinh tế thế giới, đặc biệt những âm mưu thủ đoạn nham hiểm của các
11


thế lực thù địch đang tác động mạnh mẽ đến thanh niên. Thực trạng đạo đức
của học sinh, sinh viên hiện nay nổi cộm nhiều vấn đề đáng lo ngại. Theo
thống kê cho thấy 55 – 65% số người phạm tội ở nước ta những năm gần
đây là thanh, thiếu niên, trong đó có không ít học sinh, sinh viên.
Kết quả điều tra gần đây của Viện nghiên cứu và phát triển Giáo dục
Việt Nam cho thấy: Càng học lên cao thì số học sinh, sinh viên vi phạm đạo
đức càng tăng lên
Biểu hiện vi phạm

Tiểu học

THCS

THPT

CĐ, ĐH

Tỉ lệ đi học không đúng giờ

20%


21%

58%

85%

Tỉ lệ quay cóp

8%

55%

60%

69%

Tỉ lệ nói dối cha mẹ

22%

50%

64%

83%

35%

70%


84%

Tỉ lệ vi phạm Luật giao thông 4%

Năm 2007, khảo sát từ 30 trường ĐH, CĐ cho thấy: 51,4% SV cho
rằng “Sống thử trước hôn nhân” là hiện tượng phổ biến. Số liệu khác của ủy
ban Dân số – Kế hoạch hóa gia đình năm 2007 đã báo động: mỗi năm cả
nước có hơn 1,5 triệu vụ nạo phá thai, trong đó tuổi vị thành niên chiếm trên
35% (trong đó khoảng 20% là học sinh, sinh viên).
Đại tá Phạm Đức Chấn – Cục trưởng Cục quản lý trại giam, cơ sở
giáo dục, trường giáo dưỡng (Bộ Công an) báo động: Tính riêng năm 2007,
số học sinh trong 4 trường giáo dưỡng là 3.897 em, so với năm 2000 chỉ có
2.223 em tăng 1.574 học dinh...
Để rõ hơn thực trạng học sinh phạm pháp, chúng tôi xin nêu sơ lược 2
vụ án mới đây, gây chấn động dư luận. Vụ án đầu tiên là vào ngày14/2/2009,
một nữ sinh trường đại học Sư phạm hà nội đã cắt cổ người tình của mình vì
anh ta đe dọa sẽ công bố chuyện tình giữa hai người. Vụ án thư 2 là vào
ngày 3/1/2010. Chỉ vì mâu thuẫn trong việc hát karaoke, Nguyễn Khoa Nam
Quốc (sinh 1994) cùng đồng phạm khác đã dùng dao đâm chết một người.
12


Trước khi gây án thì hai người đều là những học sinh, sinh viên ngoan, hiền
lành. Sự việc gây sốc cho toàn bộ gia đình và xã hội.
Khảo sát vài năm gần đây ở 4 trường giáo dưỡng (dành cho trẻ vị
thành niên phạm pháp – thuộc Bộ Công an): Trong 3.448 em, có 145 em
buôn bán, hút chích ma túy; 12 em cướp giật; 54 em cưỡng đoạt tài sản; 124
em hiếp dâm; 124 em cố ý gây thương tích; 765 em gây rối trật tự công
cộng; 48 em lừa đảo; 69 em giết người; 2.112 em trộm cắp; 40 em thuộc về

các hành vi phạm tội khác...
Khảo sát tại trường giáo dưỡng số 2 Ninh Bình cho thấy: 18% các em
sớm chịu cảnh mồ côi bố, mẹ; 30% bố các em ghiền rượu hoặc cờ bạc, ma
túy; 13% bố hoặc mẹ đi tù; 15% bố mẹ bỏ nhau; 99% số em diện đói nghèo,
học hành dang dở, thất nghiệp...
Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến những sự việc đáng buồn như trên?
Có rất nhiều nguyên nhân từ phía: Gia đình – Nhà trường – Xã hội... đã xô
đẩy các em rơi vào vũng bùn tội lội. Trong đó, tình trạng tổ ấm gia đình bị
tan nát, cách nuôi dạy con phản khoa học và sự thiếu gương mẫu của các bậc
cha mẹ là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng thanh thiếu niên phạm tội.
Thống kê mới đây của Viện kiểm sát nhân dân tối cao: 71% thiếu niên
phạm pháp do không được gia đình chăm sóc giáo dục đến nơi đến chốn.
Theo Bộ Công an: nguyên nhân dẫn đến trẻ em phạm pháp chủ yếu đến từ
những gia đình bất hạnh.
Một trong các nguyên nhân của những biểu hiện yếu kém nêu trên là
do chúng ta chưa thật sự quan tâm giáo dục đạo đức, lối sống cho thế hệ trẻ
trước những biến đổi to lớn của đất nước.
Về phía các trường học, việc giáo dục đạo đức từ bậc phổ thông đến
đại học có nhiều bất ổn. Chúng ta vẫn “nặng về dạy chữ, nhẹ về dạy người”.
Nhiều giáo viên lên lớp chỉ lo truyền giảng kiến thức chuyên môn, không có
13


thì giờ để uốn nắn chỉnh sửa những sai trái của học sinh, sinh viên. Chương
trình giáo dục đạo đức; giáo dục công dân thì quá ôm đồm nặng nề, xem nhẹ
giáo dục kỹ năng sống – kỹ năng ứng xử hàng ngày cho học sinh. Nhiều
năm qua, chúng ta giáo dục đạo đức theo kiểu quan liêu, giáo điều. Nội dung
giáo dục nào cũng có, nhưng lại chưa quan tâm đầy đủ đến phương thức giáo
dục, hình thức giáo dục phù hợp. Trong giáo dục đạo đức cho học sinh, sinh
viên các em phải được tôn trọng thật sự, phải từ bỏ cách giáo dục áp đặt,

nhồi nhét, khô cứng. Hiện nay hình ảnh người thầy ít nhiều bị lu mờ trong
nền kinh tế thị trường đầy biến động hết sức phức tạp. Việc tuyển chọn sinh
viên vào các trường sư phạm, việc tuyển dụng giáo viên đang nặng về trình
độ học lực, xem nhẹ lòng yêu nghề, chưa chú trọng rèn luyện kỹ năng sư
phạm và nâng cao phẩm chất đạo đức nhà giáo.
Ở góc độ xã hội, điều ai cũng thấy là kỷ cương phép nước ở một số
lĩnh vực, ở một số địa phương bị buông lỏng, vô tình tạo nên tình trạng tội
phạm gia tăng. Chúng ta chú trọng chống tội phạm, nhưng công tác phòng
ngừa còn yếu, nhất là việc phổ biến tuyên truyền về pháp luật, về việc nhân
các điển hình tốt để lấn át cái xấu... Chúng ta chưa có những hoạt động đề
giáo dục cho học sinh, sinh viên hiểu biết hơn về pháp luật hoặc có thì cũng
chỉ về hình thức. Giao hết trách nhiệm giáo dục học sinh, sinh viên cho gia
đình và nhà trường
* Thực trạng lối sống đạo đức của sinh viên trường đại học Thương Mại
Cũng giống như sinh viên trên khắp đất nước Việt Nam, Sinh viên
trường đại học Thương Mại đã, đang và sẽ cố gắng thực hiện tốt cuộc vận động
của toàn ngành giáo dục: “Học tập và làm việc theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh”. Rất nhiều sinh viên giữ vững được đạo đức cách mạng, sống trong
sạch, giản dị, lành mạnh, biết vươn tới các giá trị chân, thiện, mỹ. Hoạt động
tình nguyện của sinh viên trường đại học Thương Mại được đánh giá rất cao.
14


Vào các mùa hè hàng năm, cùng với sinh viên toàn thành phố, tình nguyện
viên trường đại học Thương Mại cũng vác ba lô lên đường. Không ngại khó,
ngại khổ, các tình nguyện viên lên các tỉnh vùng núi, sống, sinh hoạt cùng
đồng bào, dạy chữ cho trẻ nhỏ, tuyên truyền về kế hoạch hóa gia đình, phát
thuốc, làm đường, xây cầu,…. Không những thế, hàng tháng, đội tình
nguyện viên của trường còn có tổ chức buổi đến thăm các em nhỏ ở làng trẻ
SOS. Trường Thương mại cũng được biết đến với một đội tình nguyện tham

gia rất tích cực, có hiệu quả vào chương trình hiến máu nhân đạo. Hoạt động
tình nguyện nhưng sinh viên trường Thương mại vẫn không quên nhiệm vụ
chính của mình là học tập. Trên 80% sinh viên đạt đủ yêu cầu ra trường
đúng thời hạn. Tỉ lệ thi lại, học lại ngày càng giảm.Tỉ lệ sinh viên đến trường
luôn đạt gần 90%.
Tuy nhiên, thực trạng đạo đức của sinh viên trường đại học Thương mại
vẫn còn nhiều vấn đề đáng lo ngại. Rất nhiều sinh viên sống không có lý tưởng.
Các bạn vẫn chưa xác định được học cho ai, học cái gì. Nhiều bạn thi vào
trường chỉ vì cái mác đại học, làm vừa lòng bố mẹ. Chính vì vậy, trong qua
trình học tập, nhiều bạn không cố gắng, buông xuôi việc học hành, chỉ lo chơi
bời. Rất ít lớp học đảm bảo được 95-100% sinh viên đến lớp. Trong lớp học,
nhiều sinh viên không chú ý nghe giảng, ghi chép bài mà ngồi nói chuyện,
nghe nhac, ngủ,…. Đáng buồn hơn, sinh viên trường ta coi nhẹ việc học các
môn như “ Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lê-nin”, “ Tư tưởng
Hồ Chí Minh”. Tỉ lệ sinh viên thi lại, học lại ở những môn này là rất lớn. Điểm
thi cũng không cao. Hầu như không có điểm A.
Là sinh viên, sống cuộc sống xa nhà, xa sự quản lý của bố mẹ, nhiều bạn
có những biểu hiện sa ngã. Sinh viên trường ta có những biều hiện như: tụ tập
bạn bè đánh cớ bạc, nhậu nhẹt; hay tình trạng sống thử khá phổ biến trong sinh
viên hiện nay.
15


3. Xây dựng lối sống đạo đức cho học sinh sinh viên
Từ thực trạng lối sống của học sinh, sinh viên hiện nay, để xây dựng
đạo đức lối sống cho học sinh, sinh viên chúng ta cần đặc biệt chú trọng giáo
dục đạo đức cách mạng cho thanh niên. Phát huy vai trò to lớn của thanh
niên trong sự nghiệp cách mạng là việc làm quan trọng và mang tính cấp
thiết. Giáo dục đạo đức, lối sống cho thanh niên hiện nay là trách nhiệm của
cả hệ thống chính trị, của mỗi gia đình và toàn xã hội. Vì giới trẻ hiện nay

được sống trong một xã hội khác với cha ông, được tiếp xúc với nhiều luồng
thông tin nên nội dung giáo dục phải sâu rộng, hình thức phong phú đa dạng.
Trước hết, tập trung thực hiện có hiệu quả các giải pháp dưới dây:
- Một là, thường xuyên chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng, lối sống
trong sạch, lành mạnh cho thanh niên. Đây là giải pháp cơ bản nhằm xây
dựng, hình thành nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa cho thanh niên,
vì đạo đức là “gốc của người cách mạng”. Trước hết cần quan tâm giáo dục
những vấn đề cơ bản về chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng, đạo đức và phong
cách Hồ Chí Minh, nhằm xây dựng cho thanh niên thế giới quan, phương
pháp luận đúng đắn để giải quyết những vấn đề do thực tiễn đặt ra. Chú
trọng giáo dục làm cho thanh niên nhận thức đúng các giá trị chân, thiện,
mỹ, những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Nhà trường, gia đình, các
tổ chức, đoàn thể, đặc biệt Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phải
thường xuyên quan tâm bồi dưỡng cho thanh niên những tình cảm cao đẹp
về tình yêu quê hương, đất nước: “mình vì mọi người, mọi người vì mình”,
“thương người như thể thương thân”, quên mình vì nghĩa lớn… Từ đó hình
thành cho họ lối sống trong sạch, lành mạnh, những hành vi đạo đức trong
sáng phù hợp với các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc và thời đại.

16


Giáo dục, xây dựng lối sống đạo đức cho học sinh, sinh viên, trước
hết phải xây dựng “Trách nhiệm đối với Tổ quốc”. Để thể hiện trách nhiệm
với Tổ quốc, cần phải yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội.
Chủ nghĩa yêu nước là giá trị tinh thần trường tồn trong lịch sử dân
tộc Việt Nam, có vai trò cực kỳ to lớn và là nhân tố chủ đạo quyết định sự
nghiệp chống ngoại xâm của dân tộc. Chủ nghĩa xã hội là xã hội công bằng,
dân chủ, văn minh, là xã hội mà ở đó không có áp bức bóc lột, bất công, mọi
người dân đều được hưởng cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Tuy nhiên chủ

nghĩa xã hội là mô hình trong tương lai, chưa có một mẫu, một chuẩn nào
mà chúng ta phải vừa thực hiện vừa xây dựng mô hình. Đó là quá trình lâu
dài, gian nan, cần sự đóng góp công sức của toàn dân tộc, của nhiều thế hệ
tiếp nối nhau. Là học sinh, sinh viên, người chủ tương lai của đất nước, để
có thể thực hiện được mục tiêu lớn lao đó, trước tiên chúng ta phải có lòng
yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội.
Nếu như trong kháng chiến chống đế quốc Pháp, Mỹ, yêu nước là sẵn
sàng chiến đấu hy sinh vì độc tự do cho dân tộc thì giờ đây, khi đất nước
đang chuyển mình hướng tới sự phát triển về mọi mặt kinh tế, văn hoá, xã
hội... mỗi người dân yêu nước phải hoàn thành tốt công việc của mình.
Người công nhân yêu nước là hàng ngày sản xuất để làm giàu cho đất nước,
anh bộ đội yêu nước là chẳng ngại hy sinh bảo vệ an ninh tổ quốc, người
nông dân yêu nước là làm nên những vụ mùa bội thu, người giáo viên yêu
nước là đào tạo nhân tài cho đất nước... Còn học sinh, sinh viên chúng ta yêu
nước là học tập tốt, trang bị cho mình kiến thức và kỹ năng đáp ứng yêu cầu
ngày càng cao của thị trường lao động. Chỉ có học tập tốt, rèn luyện tốt sau
khi ra trường, sinh viên mới có đủ đức, đủ tài làm giàu cho bản thân, cho gia
đình, cho quê hương đất nước. Mỗi sinh viên khi còn ngồi trên giảng đường
đại học phải luôn coi việc học tập là nhiệm vụ chính trị hàng đầu của mình,
17


coi đó là cách quan trọng nhất, thiết thực nhất để thể hiện lòng yêu nước,
yêu chủ nghĩa xã hội của mình.
Phải chăng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội là chấp hành nghiêm
chỉnh luật giao thông, bảo đảm an toàn cho mình và cho mọi người. Yêu
nước, yêu chủ nghĩa xã hội là không xả rác bừa bãi, bảo vệ môi trường sinh
thái. Yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội là ký tên ủng hộ nạn nhân chất độc
màu da cam. Yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội là tự hào khi người nước ngoài
khen nước Việt Nam đẹp, khen người Việt Nam thân thiện, là đau chung nỗi

đau của đồng bào bị thiên tai, là chia sẻ thiệt thòi với những em bé mồ côi,
những cụ già không nơi nương tựa. Yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội trước
hết là yêu gia đình mình, bạn bè mình, thầy cô mình, yêu ngôi nhà mình
đang ở, yêu mái trường mình đang học...
Yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội còn là dám đứng lên chống lại những
sai trái, dám bảo vệ lẽ phải, mà đối với học sinh, sinh viên là nói không với
tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục, là lên án lối sống
hưởng thụ, ít cống hiến, lười học, lười lao động, có tư tưởng dựa dẫm, ỷ lại
vào người khác. Nền kinh tế thị trường với những quy luật khắc nghiệt của
nó mang lại cuộc sống ấm no, đầy đủ hơn cho nhân dân, nhưng mặt trái của
kinh tế thị trường tác động không nhỏ đến lối sống của một bộ phận học
sinh, sinh viên, những người trẻ vốn ít kinh nghiệm lại nhạy cảm với cái
mới, trở nên thờ ơ, vô cảm, coi trọng đồng tiền hơn tình nghĩa. Hầu hết học
sinh, sinh viên đang phải sống dựa vào gia đình, song không biết quý trọng
sức lao động, lãng phí thời gian, tiền bạc, công sức của bản thân, gia đình và
xã hội.
Những việc làm, những hành động cụ thể ấy giản đơn, gần gũi là thế
nhưng vô cùng thiết thực. Đó chính là lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội
mà mỗi sinh viên có thể thực hiện hàng ngày, hàng giờ, như chủ tịch nước
18


Nguyễn Minh Triết đã nói: “yêu nước là sống, học tập và làm việc tốt, có ý
thức cầu tiến, góp sức xây dựng một cuộc sống tươi đẹp. Dần dần, ý thức đó
nâng lên thành lý luận, tư tưởng, lập trường chính trị”.
Bên cạnh đó, học sinh, sinh viên ngày nay cũng cần có ý thức vươn
lên trong lao động, học tập, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa.
Chủ nghĩa xã hội và cao hơn là chủ nghĩa cộng sản là chế độ xã hội
hoàn chỉnh, mang lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho mọi người. Tuy nhiên với
đặc thù của thời kì quá độ là giai đoạn chuyển giao, tồn tại đan xen những

dấu ấn của xã hội cũ mà không dễ gì xoá bỏ ngay, trong khi những cái mới
còn non nớt, yếu ớt, chưa bộc lộ rõ; cùng với âm mưu chống phá của các thế
lực thù địch, con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội còn rất gian nan. Để bảo
vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, cần có sự đồng lòng nhất trí, chung sức của toàn
Đảng, toàn dân, trong đó không thể không kể đến vai trò của thế hệ trẻ, của
học sinh, sinh viên - những người chủ tương lai của đất nước.
Vậy thế hệ trẻ làm thế nào để xây dựng đất nước, bảo vệ chế độ xã hội
chủ nghĩa? Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội với nhiệm vụ chính là
xây dựng cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội, sinh viên không còn cách nào
khác là phải vươn lên trong lao động, học tập, trau dồi cho mình tri thức, kỹ
năng để sau này kế tục sự nghiệp của thế hệ trước, làm giàu cho quê hương
đất nước. Trong thư gửi học sinh năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết:
“Một năm khởi đầu từ mùa xuân. Một đời khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là
mùa xuân của xã hội”. Câu nói của Bác đã thể hiện vai trò to lớn của thanh
niên, sinh viên đối với sự phát triển của xã hội.
Một chuẩn mực đạo đức cũng rất cần được vận dụng để xây dựng lối
sống đạo đức cho học sinh, sinh viên hiện nay là tinh thần quốc tế trong
sáng. Xu hướng phát triển của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đó
là các quốc gia đoàn kết, hợp tác cùng phát triển. Chính vì vậy, tinh thần
19


quốc tế trong sáng là vô cùng cần thiết. Là học sinh, sinh viên - những người
chủ tương lai của đất nước, chúng ta cần xây dựng cho mình một tinh thần
đoàn kết quốc tế vô sản. Chúng ta không nên có thái độ kỳ thị, phân biệt đối
xử với người nước ngoài hay bạn bè quốc tế.
Để việc giáo dục bồi dưỡng có hiệu quả, cần tổ chức tốt các phong
trào hành động cách mạng của thanh niên mà tiêu biểu là phong trào:
“Thanh niên lập nghiệp và tuổi trẻ giữ nước”, “Thanh niên tình nguyện”,
“Chiến dịch mùa hè xanh”…

- Hai là, phải kết hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội
trong việc giáo dục, rèn luyện đạo đức, lối sống cho thanh niên. Đây là vấn
đề có ý nghĩa quan trọng nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của các tổ chức,
các lực lượng cùng chăm lo giáo dục, rèn luyện đạo đức, lối sống cho thanh
niên, hình thành phẩm chất cao đẹp của con người mới xã hội chủ nghĩa.
Trước hết gia đình là nơi lưu giữ các giá trị đạo đức truyền thống tốt
đẹp của dân tộc, là môi trường đầu tiên hình thành đạo đức cho thanh niên.
Gia đình là nơi mà tình yêu quê hương, đất nước, yêu thương con người
được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Do đó trong gia đình, ông bà,
cha mẹ phải thật sự mẫu mực, làm gương về đạo đức, yêu thương, chăm lo
bồi dưỡng thế hệ trẻ. Hiện nay do sức ép về lao động, việc làm khiến cho
không ít các bậc làm cha, làm mẹ mải miết mưu sinh hoặc chỉ lo làm giàu
mà thiếu quan tâm việc giáo dục đạo đức cho con cái, hoặc khoán trắng cho
nhà trường và xã hội. Nhiều khi con cái vi phạm đạo đức hoặc vi phạm pháp
luật mà cha mẹ không hề hay biết, hoặc không biết cách ngăn chặn, phòng
ngừa. Để giáo dục đạo đức cho thanh niên, mỗi gia đình cần giữ gìn đạo đức,
nề nếp gia phong, phát huy các giá trị đạo đức truyền thống, làm cho các giá
trị đó ngày càng toả sáng, góp phần bồi dưỡng tư tưởng tình cảm cao đẹp
cho thế hệ con cháu.
20


Nhà trường không chỉ dạy chữ, dạy nghề mà còn là nơi dạy người.
Giáo dục lý tưởng, đạo lý làm người là nội dung giáo dục hàng đầu trong
nhà trường hiện nay và phải đặc biệt coi trọng. Một số nhà trường mới chỉ
quan tâm trang bị kiến thức chuyên môn, tay nghề mà xem nhẹ hoặc thiếu
quan tâm giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên. Nên tổ chức
cho học sinh, sinh viên những tiết học ngoại khóa, giáo dục lý tưởng, đạo lý
làm người. Tuy nhiên tránh những tiết học mang năng lý thuyết. Điều nay sẽ
khiến người học nhàm chán. Có thể tổ chức các buộc học dưới dạng các

cuộc thi, các buổi trao đổi, nói chuyện,…
Vai trò lãnh đạo của Đảng và hoạt động phong trào của các tổ chức
đoàn thể rất quan trọng trong công tác giáo dục ý thức đạo đức, xây dựng lối
sống cho sinh viên. Nó có tác dụng định hướng và củng cố sự kiên định trên
con đường đã chọn, tránh chệch hướng, thụt lùi, nhất là trong bối cảnh xã
hội khá phức tạp hiện nay, với nhiều tác động đa dạng đối với nhận thức tư
tưởng cũng như ý thức đạo đức sinh viên. Nguyên tắc ở đây là kết hợp vai
trò lãnh đạo của Đảng và sức mạnh của các đoàn thể trong công tác giáo dục
đạo đức cho học sinh, sinh viên. Trong công tác giáo dục đạo đức và quản lý
sinh viên, tổ chức Đảng đóng vai trò lãnh đạo, định hướng nhận thức và
hành động, xây dựng chiến lược và kế hoạch dài hơi, chỉ đạo công tác thông
qua các hoạt động phong trào của các tổ chức đoàn thể, không làm thay,
không chồng lấn chức năng nhiệm vụ. Các cấp bộ đảng trong các trường đại
học và cao đẳng, như đảng bộ trường, chi bộ khoa và bộ môn, phải quan tâm
sâu sát đến mọi hoạt động liên quan đến sinh viên để có phương hướng chỉ
đạo, xử lý kịp thời.
Thanh niên ngày nay đang sống trong thời kỳ bùng nổ thông tin, kinh
tế tri thức phát triển mạnh mẽ, giao lưu quốc tế ngày càng mở rộng. Thanh
niên đã và đang chịu ảnh hưởng cả mặt tích cực và mặt tiêu cực từ môi
21


trường kinh tế, xã hội. Vì vậy các tổ chức, đoàn thể, các đơn vị lực lượng vũ
trang cần quan tâm định hướng tạo môi trường thuận lợi để thanh niên phấn
đấu, rèn luyện, trưởng thành. Cấp uỷ đảng, chính quyền, mặt trận, đoàn thể,
nhất là Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cần tổ chức nhiều hoạt động
phong phú, đa dạng để thu hút, tập hợp thanh niên, rèn luyện thanh niên theo
các chuẩn mực đạo đức cách mạng. Kịp thời biểu dương, nhân rộng cách
làm hay và kiên quyết uốn nắn những thiếu sót, lệch lạc, những biểu hiện
lệch chuẩn trong đạo đức, lối sống của thanh niên. Bên cạnh đó cũng cần

phải lắng nghe, tiếp thu ý kiến của thế hệ trẻ.
- Ba là, phát huy vai trò tự học tập, tự du dưỡng, rèn luyện đạo đức,
lối sống của thanh niên.
Thanh niên là lớp người trẻ, khoẻ, có nhiệt tình cách mạng, nhạy cảm
với cái mới, cái tiến bộ. Phát huy vai trò của thanh niên trong tự học tập, tự
tu dưỡng đạo đức lối sống là biện pháp quan trọng giúp họ nhanh chóng tiến
bộ, trưởng thành. Đó còn là điều kiện quyết định kết quả rèn luyện của mỗi
cá nhân.
Trước hết phải hình thành cho thanh niên nhu cầu, động cơ phấn đấu,
rèn luyện đúng đắn, làm cho mỗi người có ý thức làm chủ, ham học hỏi, cầu
tiến bộ, vươn lên tự khẳng định mình. Cần tạo mọi điều kiện thuận lợi để
thanh niên phấn đấu, rèn luyện; đồng thời phải thường xuyên theo dõi, kiểm
tra, đánh giá kết quả, định hướng phấn đấu cho thanh niên. Quan tâm đáp
ứng những nhu cầu chính đáng của thanh niên về vật chất, tinh thần; giao
nhiệm vụ phù hợp với sở trường, năng khiếu đặc điểm tâm, sinh lý của họ sẽ
tạo điều kiện tốt để thanh niên rèn luyện đạo đức, lối sống. Mỗi thanh niên
phải xác định rõ trách nhiệm trước Tổ quốc và nhân dân, sống có lý tưởng,
có hoài bão, khát khao vươn tới cái mới, cái tiến bộ. Bản thân mỗi người tự
giác rèn luyện, biết tự kiềm chế, biết vượt qua những cám dỗ và tiêu cực xã
22


hội, những biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân, ích kỷ, thực dụng, lợi mình hại
người. Thanh niên cần phải tự tin vào chính mình, giữ vững niềm tin trong
cuộc sống, vào các giá trị chân, thiện, mỹ; vượt qua mọi khó khăn gian khổ
như Bác Hồ đã dạy: “gian nan rèn luyện mới thành công”.
Phát huy vai trò tự học tập, tự du dưỡng cũng chính là sự vận dụng
chữ “cần”, chữ “kiệm” trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh vào việc học
tập. Học sinh, sinh viên cần có thái độ học nghiêm túc, có phương pháp học
siêng năng, chăm chỉ, tích cực học tâp, lao động rèn luyện về mọi mặt: đức,

trí, thể, mỹ. Theo đó, trước hết thanh niên cần có lý tưởng. Khi nói về nhiệm
vụ học tập của sinh viên, Người viết: “mục tiêu lý tưởng phấn đấu của thanh
niên là học tập, và học để phụng sự tổ quốc, phụng sự nhân dân, học để làm
cho dân giàu, nước mạnh”. Có lý tưởng thôi chưa đủ mà còn phải có chí khí,
biến lý tưởng đó thành hiện thực, quyết tâm phấn đấu vượt qua khó khăn,
không sợ khó, không sợ khổ. Đồng thời, mỗi sinh viên cần nâng cao trình độ
học vấn, không chỉ học tốt chương trình đào tạo của nhà trường mà còn phải
trau dồi thêm ngoại ngữ, tin học... để theo kịp sự phát triển như vũ bão của
khoa học công nghệ và đáp ứng được yêu cầu của tiến trình hội nhập quốc tế
hiện nay. Và cuối cùng, phải rèn luyện sức khoẻ. Một bộ phận sinh viên hiện
nay ít vận động, không luyện tập thể thao, một số sinh viên còn thường
xuyên uống rượu bia, nghiện thuốc lá, nghiện ma tuý, điều này ảnh hưởng
không nhỏ đến khả năng học tập, lao động cũng như tác động tiêu cực đến
tương lai đất nước. Chữ “cần” theo quan điểm của Bác bao hàm yếu tố sáng
tạo, việc học của sinh viên cũng vậy, “vấn đề cũ nhưng tư duy phải mới”, có
như vậy chúng ta mới đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của thực tiễn.
Cũng tóc đen da vàng, nhưng tại sao nước Nhật giàu mạnh? Câu trả lời là
cần cù và sáng tạo. Với hạn chế là diện tích nhỏ nhưng Nhật đã đi đầu trong

23


việc xây dựng công trình ngầm và hiện là quốc gia có số lượng công trình
ngầm lớn nhất thế giới.
Học tập chăm chỉ thôi chưa đủ, sinh viên cần phải làm việc có kế
hoạch, khoa học, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của mình. Nhiều bạn
sinh viên để đến cận thi mới học. Đó là kiểu ôn thi cấp tốc, vừa không đạt
kết quả cao, vừa quên ngay kiến thức sau khi thi, lại ảnh hưởng đến sức
khoẻ. Nếu biết phân bổ thời gian hợp lý, chúng ta sẽ tiết kiệm được thời
gian, công sức tiền của của cá nhân, gia đình và xã hội mà vẫn đạt hiệu quả

cao trong lao động, học tập.
Thiết nghĩ, vấn đề giáo dục, xây dựng đạo đức lối sống cho học sinh
sinh viên nói riêng và thế hệ thanh niên trẻ nói chung đã, đang và sẽ là vấn
đề cấp thiết của một quốc gia. Vì thế hệ trẻ là những người nối gót cha ông
trên con đường xây dựng tương lai đất nước, bảo vệ thành quả mà các thế hệ
đi trước đã gây dựng. Nếu có sự chung tay của đảng, đoàn thể, nhà trường,
gia đình và toàn xã hội. Cùng với sự quyết tâm, cố gắng của bản thân thế hệ
thanh niên, thì những định hướng, mục tiêu đặt ra sẽ sớm đạt kết quả mong
muốn.

24


LỜI KẾT
Thực hiện Chỉ thị số 06 – CT/TW ngày 07/11/2006 của Bộ Chính trị
về tổ chức cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh” và Hướng dẫn số 11 – HD/TTVH ngày 06/12/2006 của Ban Tư tưởng
– Văn hoá Trung ương, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ thị thực hiện
cuộc vận động học tập và làm việc theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
Cuộc vận động “Học tập và làm việc theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”
đã được bộ Giáo dục và đào tạo kết hợp thực hiện với các cuộc vận động:
“Nói không với tiêu cực và bệnh thành tích trong giáo dục”, “ Trường học
thân thiện, học sinh tích cực”,…Các trường học, sở giáo dục địa phương đã
tổ chức rất nhiều các cuộc thi như tìm hiểu về cuộc đời Hồ Chí Minh, kể
chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, lồng ghép vào chương trình
giảng dạy các bài học chuyên đề về tư tưởng, tấm gương đạo đức Bác Hồ.
Sau 4 năm thực hiện, cuộc vận động đã đạt được những kết quả to lớn, góp
phần rất quan trọng vào việc xây dựng lối sống đạo đức cho học sinh, sinh
viên. Cuộc vận động giúp học sinh, sinh nhận thức sâu sắc về những nội
dung cơ bản và những giá trị to lớn của tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh;

tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về ý thức tu dưỡng, rèn luyện và làm theo tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh, nâng cao đạo đức cách mạng, cần, kiệm, liêm,
chính, chí công vô tư; đẩy lùi sự suy thoái về chính trị đạo đức, lối sống và
các tệ nạn xã hội trong học sinh, sinh viên.
Đã hơn 40 năm kể từ khi Người mất, nhưng những lời dạy vể đạo đức
còn giá trị mãi cho đến tận ngày nay. Chúng em mong rằng, sau đề tài mà
mình làm, chúng em có thể biết rõ hơn về những giá trị đạo đức mà Bác đã
để lại cho các thế hệ mai sau. Nhận thức về nó sâu sắc hơn sẽ góp phần giúp
chúng em nói riêng và tất cả các bạn sinh viên nói chung có thể xây dựng

25


×