Tải bản đầy đủ (.docx) (83 trang)

Đánh giá tình hình thực hiện tiêu chí môi trường và an toàn thực phẩm trong xây dựng nông thôn mới tại xã cao sơn huyện mường khương tỉnh lào cai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.81 MB, 83 trang )

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và rèn luyện tại trường Đại học Khoa học - Đại học
Thái Nguyên, đặc biệt trong quá trình nghiên cứu và thực hiện khóa luận tốt nghiệp, tôi đã
nhận được rất nhiều sự giúp đỡ nhiệt tình của các cơ quan tổ chức và cá nhân.
Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình
của các thầy, cô giáo khoa Khoa học Môi Trường và Trái Đất - đặc biệt là sự quan
tâm, chỉ dẫn tận tình của thầy giáo TS. Kiều Quốc Lập đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn
tôi trong quá trình thực hiện và hoàn thành khóa luận này.
Tôi xin trân trọng cám ơn các cô chú, anh, chị cán bộ công tác tại Ủy ban
nhân dân xã Cao Sơn, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai, bà con nhân dân xã
Cao Sơn đã cung cấp các số liệu cần thiết và nhiệt tình giúp đỡ tôi trong thời gian
thực tập tại địa phương.
Qua đây tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn đối với gia đình và bạn bè đã giúp đỡ,
động viên tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Tôi xin gửi lời chúc sức khỏe và chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2018
Sinh viên

Thào Thị Mai

1


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ATTP
BNNPTNT
BVMT
BYT
CTMTQG
GS,TS
MTQG


NĐ/TW
NĐ – CP
NTM
PGS. TSKH
QCVN
QĐ/TTg
THCS
THPT
TTLT
UBND
VSMT

An toàn thực phẩm
Bộ nông nghiệp phát triển nông thôn
Bảo vệ môi trường
Bộ y tế
Chương trình mục tiêu quốc gia
Giáo sư, tiến sĩ
Môi trường quốc gia
Nghị định/ trung ương
Nghị định – Chính phủ
Nông thôn mới
Phó giáo sư. Tiến sĩ khoa học
Quy chuẩn Việt Nam
Quyết định/ Thủ tướng
Trung học cơ sở
Trung học phổ thông
Thông tư liên tịch
Ủy ban nhân dân
Vệ sinh môi trường


2


MỤC L
MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 1
1. Lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu...............................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu..................................................................................................2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn...................................................................................2
4. Cấu trúc khóa luận.....................................................................................................3
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN..........................................4
1.1. Cơ sở lý luận...........................................................................................................4
1.1.1. Một số khái niệm..............................................................................................4
1.1.2. Cơ sở pháp lý...................................................................................................9
1.2. Cơ sở thực tiễn......................................................................................................10
1.2.1. Các vấn đề môi trường nông thôn và an toàn thực phẩm ở Việt Nam............10
1.2.2. Tổng quan về nghiên cứu nông thôn mới và các nghiên cứu có liên quan ở
Việt Nam và trên thế giới.........................................................................................14
1.2.3. Xây dựng nông thôn mới ở một số nước trên thế giới....................................15
1.2.4. Xây dựng nông thôn mới và thực hiện tiêu chí môi trường ở một số địa
phương tại Việt Nam................................................................................................17
1.2.5. Tình hình xây dựng nông thôn trên địa bàn tỉnh Lào Cai..............................19
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......23
2.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.............................................................................23
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu....................................................................................23
2.1.2. Địa điểm và phạm vi nghiên cứu....................................................................23
2.2. Nội dung nghiên cứu.............................................................................................23
2.3. Quan điểm nghiên cứu..........................................................................................24
2.3.1. Quan điểm tổng hợp.......................................................................................24
2.3.2. Quan điểm hệ thống.......................................................................................24

2.3.3. Quan điểm lãnh thổ........................................................................................25
2.3.4. Quan điểm thực tiễn.......................................................................................25
2.3.5 Quan điểm phát triển bền vững.......................................................................25
2.4. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................25
2.4.1. Phương pháp thu thập tài liệu........................................................................25
2.4.2. Phương pháp thống kê xử lý số liệu...............................................................26
3


2.4.3. Phương pháp kế thừa.....................................................................................26
2.4.4. Phương pháp SWOT......................................................................................26
2.4.5. Phương pháp điều tra khảo sát thực địa........................................................27
2..4.6. Phương pháp đánh giá..................................................................................27
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN......................................28
3.1. Khái quát về nguồn lực phát triển nông thôn mới tại xã Cao Sơn, huyện Mường
Khương, tỉnh Lào Cai..................................................................................................28
3.1.1. Nguồn lực tự nhiên.........................................................................................28
3.1.2. Tài nguyên thiên nhiên...................................................................................29
3.1.3. Nguồn lực kinh tế - xã hội..............................................................................32
3.2. Khái quát về công tác xây dựng nông thôn mới tại xã Cao Sơn, huyện Mường
Khương, tỉnh Lào Cai..................................................................................................35
3.3. Hiện trạng thực hiện tiêu chí môi trường và an toàn thực phẩm tại xãCao Sơn,
huyện Mường Khương.................................................................................................40
3.3.1. Hiện trạng sử dụng nước sinh hoạt................................................................40
3.3.2. Hiện trạng nước thải và xử lý nước thải........................................................41
3.3.3. Hiện trạng vấn đề rác thải.............................................................................42
3.3.4. Hiện trạng vệ sinh môi trường và an toàn thực phẩm....................................43
3.4. Đánh giá việc thực hiện tiêu chí môi trường và an toàn thực phẩm trong xây dựng
nông thôn mới tại xã Cao Sơn......................................................................................45
3.4.1. Tỷ lệ hộ được sử dụng nước hợp vệ sinh và nước sạch theo quy chuẩn quốc gia..45

3.4.2. Tỷ lệ cơ sở sản xuất - kinh doanh, nuôi trồng thủy sản, làng nghề đảm bảo
quy định về bảo vệ môi trường.................................................................................46
3.4.3 . Xây dựng cảnh quan, môi trường xanh - sạch - đẹp, an toàn........................47
3.4.4. Mai táng phù hợp với quy định và theo quy hoạch.......................................48
3.4.5. Chất thải rắn trên địa bàn và nước thải khu dân cư tập trung, cơ sở sản xuất kinh doanh được thu gom, xử lý theo quy định........................................................49
3.4.6. Tỷ lệ hộ có nhà tiêu, nhà tắm, bể chứa nước sinh hoạt hợp vệ sinh và đảm
bảo 3 sạch................................................................................................................ 51
3.4.7. Tỷ lệ hộ chăn nuôi có chuồng trại chăn nuôi đảm bảo vệ sinh môi trường....51
3.4.8. Tỷ lệ hộ gia đình và cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm tuân thủ các quy
định về đảm bảo an toàn thực phẩm........................................................................52
4


3.4.9. Thuận lợi, khó khăn trong việc thực hiện tiêu chí môi trường........................54
3.5. Các giải pháp đạt tiêu chí môi trường và an toàn thực phẩm trong xây dựng nông
thôn mới trên địa bàn xã Cao Sơn, huyện Mường khương, tỉnh Lào cai......................55
3.5.1. Các giải pháp về cơ chế và chính sách về môi trường và an toàn thực phẩm 55
3.5.2. Các giải pháp về quản lý môi trường và an toàn thực phẩm..........................56
3.5.3. Các giải pháp về nâng cao nhận thức, tuyên truyền......................................58
3.5.4. Giải pháp bố trí không gian lãnh thổ.............................................................59
3.5.5. Các giải pháp về công nghệ xử lý chất thải...................................................61
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ..............................................................................63
1. Kết luận..................................................................................................................63
2. Kiến nghị.................................................................................................................63
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................65
PHỤ LỤC.....................................................................Error! Bookmark not defined.
Y

5



DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Tiêu chí môi trường và an toàn thực phẩm theo bộ tiêu chí quốc gia về xây
dựng nông thôn mới.......................................................................................................8
Bảng 3.1: Tình hình sử dụng đất qua 3 năm xã Cao Sơn.............................................30
Bảng 3.2: Hiện trạng dân số xã Cao Sơn năm 2017.....................................................34
Bảng 3.3: Kết quả đánh giá các tiêu chí theo Bộ tiêu chí quốc gia..............................36
về nông thôn mới tại xã Cao sơn năm 2017.................................................................36
Bảng 3.4: Nguồn cung cấp nước sinh hoạt cho người dân trong xã............................40
Bảng 3.5: Tỷ lệ các loại cống thải các hộ gia đình trong xã sử dụng...........................41
xã Cao Sơn................................................................................................................... 42
Bảng 3.7: Các nguồn gốc phát sinh rác thải.................................................................43
Bảng 3.8: Các hình thức xử lý rác thải xã Cao Sơn.....................................................43
Bảng 3.9: Thực trạng nhà vệ sinh của các hộ gia đình tại xã Cao Sơn.........................44
Bảng 3.10: Tỷ lệ chuồng nuôi gia súc gia cầm tại xã Cao sơn.....................................44
Bảng 3.11: Các hoạt động gây suy giảm môi trường trên địa bàn xã Cao Sơn.............47
Bảng 3.12: Tình hình xử lý chất thải trồng trọt và chăn nuôi tại các hộ gia đình tại xã
Cao Sơn....................................................................................................................... 50
Bảng 3.13. Đánh giá tiêu chí môi trường và an toàn thực phẩm trong xây dựng nông
thôn mới tại xã cao sơn................................................................................................53

6


DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1: Bản đồ hành chính xã Cao Sơn....................................................................28
Hình 3.2: Cơ cấu kinh tế xã Cao Sơn, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai..............32

7



MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu
Với khoảng 70% dân số cả nước tập trung sinh sống, nông thôn Việt Nam đang
trên con đường đổi mới và đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM),
đã trở thành một phong trào rộng lớn, tạo sự chuyển biến tích cực về nhận thức trong
cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Với sự vào cuộc quyết liệt của nhiều cấp ủy, chính
quyền các cấp, sự hưởng ứng và tham gia tích cực của người dân, Chương trình NTM
đã đạt được kết quả bước đầu khả quan. Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia,
tiêu chí môi trường và an toàn thực phẩm trong chương trình vẫn là tiêu chí khó thực
hiện nhất.
Môi trường nông thôn đang chịu những sức ép ngay từ chính các hoạt động sản
xuất và sinh hoạt của nông thôn, đồng thời còn chịu tác động từ hoạt động của các khu
công nghiệp và khu vực đô thị lân cận. Đó chính là nguy cơ ô nhiễm môi trường từ
trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản, chế biến nông sản thực
phẩm, phát triển làng nghề và sản xuất công nghiệp [1].
Xây dựng nông thôn mới là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước. Hội
nghị lần thứ 7 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X đã ban hành Nghị quyết số
26-NQ/TW ngày 5/8/2008 về vấn đề nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Nghị quyết
đã xác định mục tiêu xây dựng nông thôn mới đến năm 2020. Ngày 17/10/2016 Thủ
tướng Chính phủ đã có Quyết định số 1980/QĐ-TTg ban hành bộ tiêu chí quốc gia
(bao gồm 19 tiêu chí) về nông thôn mới. Trong đó tiêu chí số 17 là tiêu chí môi trường
và an toàn thực phẩm. Mục tiêu chung của tiêu chí này là nâng cao chất lượng môi
trường và an toàn thực phẩm ở khu vực nông thôn.
Mường khương là một huyện nghèo vùng cao trong cả nước cùng với sự nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong những năm vừa qua kinh tế đã có nhiều
sự phát triển vượt bậc nâng cao đời sống nhân dân kéo theo đó là vấn đề ô nhiễm môi
trường và an toàn thực phẩm đã bắt đầu xuất hiện đặc biệt là khu trung tâm thị trấn của
huyện và trung tâm các xã, công tác bảo vệ môi trường các khu vực rừng đầu nguồn và
khu vực giáp ranh có nhiều phức tạp. Toàn huyện có 16 xã, 1 thị trấn đang thực hiện



xây dựng nông thôn mới trong đó xã Cao Sơn là một xã nghèo đang dần thực hiện các
tiêu chí nông thôn mới. Tính đến hết năm 2017, xã đã đạt được 7/19 tiêu chí.
Xuất phát từ thực tiễn trên, để hiểu rõ hơn về vấn đề môi trường và an toàn thực
phẩm nông thôn tại xã, qua đó đưa ra giải pháp phát triển bền vững tiêu chí môi trường
và an toàn thực phẩm cùng với việc thực hiện xây dựng nông thôn mới tại địa phương,
em tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá tình hình thực hiện tiêu chí môi trường và
an toàn thực phẩm trong xây dựng nông thôn mới tại xã Cao Sơn, huyện Mường
khương, tỉnh Lào Cai”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn về thực hiện tiêu chí môi trường
và an toàn thực phẩm trong xây dựng nông thôn mới.
- Tìm hiểu hiện trạng tiêu chí môi trường và an toàn thực phẩm trên địa bàn xã
Cao Sơn.
- Đánh giá tình hình thực hiện tiêu chí môi trường vả an toàn thực phẩm trong
xây dựng nông thôn mới tại xã Cao sơn.
- Phân tích những thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực hiện nông thôn mới.
- Đưa ra giải pháp cụ thể, phù hợp với địa phương để thực hiện các chỉ tiêu về
môi trường và an toàn thực phẩm trong xây dựng nông thôn mới.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.1. Ý nghĩa khoa học
- Đây là cơ sở khoa học có thể áp dụng trong thực hiện kế hoạch xây dựng nông
thôn mới.
- Nâng cao kiến thức, kĩ năng và rút ra những kinh nghiệm thực tế.
- Vận dụng và phát huy được các kiến thức đã học tập và nghiên cứu.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Xác định thực trạng môi trường và an toàn thực phẩm nông thôn tại xã Cao
Sơn, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai.



- Làm căn cứ để cơ quan chức năng tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục
nhận thức của người dân về môi trường và an toàn thực phẩm.
- Cung cấp cơ sở khoa học phục vụ công tác xây dựng kế hoạch thực hiện tiêu
chí môi trường và an toàn thực phẩm trong công cuộc xây dựng nông thôn mới trên địa
bàn xã Cao Sơn và nhân rộng ra các xã còn lại trong huyện.
4. Cấu trúc khóa luận
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, kiến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục
khóa luận gồm 3 chương:
Chương I: Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn
Chương II: Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu
Chương III: Kết quả nghiên cứu và thảo luận


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Một số khái niệm
1.1.1.1. Khái niệm liên quan đến môi trường và an toàn thực phẩm
- Khái niệm môi trường
“ Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động
đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật. Thành phần môi trường là
yếu tố vật chất tạo thành môi trường gồm đất, nước, không khí, âm thanh, ánh sáng,
sinh vật và các hình thái vật chất khác”. (Theo luật bảo vệ môi trường, 2014) [12].
- Khái niệm ô nhiễm môi trường
Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù
hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường và tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu
đến con người và sinh vật [12].
Suy thoái môi trường là sự suy giảm về chất lượng và số lượng của thành phần
môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật [12].
- Hoạt động bảo vệ môi trường

Hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động giữ gìn, phòng ngừa, hạn chế các tác
động xấu đến môi trường; ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái,
cải thiện; phục hồi môi trường; khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên nhằm
giữ môi trường trong lành [12].
- Khái niệm về an toàn thực phẩm và một số định nghĩa liên quan.
+ Thực phẩm: Là những thức ăn, đồ uống của con người dưới dạng tươi sống
hoặc đã qua sơ chế, chế biến; bao gồm cả đồ uống, nhai ngậm và các chất đã được sử
dụng trong sản xuất, chế biến thực phẩm.
+ Vệ sinh thực phẩm: Là mọi điều kiện và biện pháp cần thiết để đảm bảo sự an
toàn và phù hợp của thực phẩm ở mọi khâu thuộc chu trình thực phẩm.
+ An toàn thực phẩm: Là khả năng không gây ngộ độc thực phẩm đối với con
người hay là khả năng cung cấp kịp thời về số lượng và chất lượng thực phẩm một
quốc gia gặp thiên tai hoặc một lý do nào đó [7].
+Vệ sinh an toàn thực phẩm: Là tất cả điều kiện, biện pháp cần thiết từ khâu
sản xuất, chế biến, bảo quản, phân phối, vận chuyển cũng như sử dụng nhằm bảo đảm


cho thực phẩm sạch sẽ, an toàn, không gây hại cho sức khỏe, tính mạng người tiêu
dùng. Vì vậy, vệ sinh an toàn thực phẩm là công việc đòi hỏi sự tham gia của nhiều
ngành, nhiều khâu có liên quan đến thực phẩm như nông nghiệp, thú y, cơ sở chế biến
thực phẩm, y tế, người tiêu dùng.
1.1.1.2. Khái niệm nông thôn, phát triển nông thôn, nông nghiệp và nông dân
Nông thôn là khu vực có ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Phát triển nông
nghiệp, nông thôn hiện vẫn là vẫn được coi là vấn đề then chốt quyết định đến sự
thành công của quá trình kinh tế - xã hội nói chung và công cuộc công nghiệp hóa,
hiện đai hóa nói riêng ở nhiều quốc gia trên thế giới. Đặc biệt đối với Việt Nam, một
nước có nền nông nghiệp làm nền tảng. Sự đóng góp nông nghiệp, nông thôn góp phần
vào sự phất triển chung của quốc dân to lớn. Phát triển nông nghiệp, nông thôn là một
quá trình tất yếu cải thiện một cách bền vững kinh tế, xã hội, văn hóa và môi trường.
- Nông thôn

Vùng nông thôn được quan niệm khác nhau ở mỗi nước vì điều kiện kinh tế xã hội, điều kiện tự nhiên ở mỗi nước khác nhau. Cho đến nay chưa có một khái niệm
nào được chấp nhận một cách rộng rãi về nông thôn. Để có được định nghĩa nông
thôn, người ta so sánh nông thôn và thành thị. Trong khi so sánh có ý kiến dùng chỉ
tiêu mật độ dân số và số lượng dân cư.
Theo ý kiến phân tích của các nhà kinh tế và xã hội học có thể đưa ra khái niệm
tổng quát về vùng nông thôn như sau: “Nông thôn là vùng khác với thành thị, ở đó một
cộng đồng chủ yếu là nông dân sống và làm việc, có mật độ dân cư thấp, có kết cấu hạ
tầng kém phát triển hơn, có trình độ dân trí, trình độ tiếp cận thị trường và sản xuất
hàng hóa kém hơn” [2].
- Phát triển nông thôn thôn
Phát triển nông thôn là một phạm trù rộng được nhận thức với rất nhiều quan
điểm khác nhau:
Ngân hàng Thế giới (1975) đã đưa ra khái niệm: Phát triển nông thôn là một
chiến lược vạch ra nhằm cải thiện đời sống kinh tế - xã hội của một bộ phận dân cư tụt
hậu, đặc biệt là ở các vùng nông thôn. Nó đòi hỏi phải mở rộng các lợi ích của sự phát
triển đến với những người nghèo nhất trong số những người đang tiến kế sinh nhai ở
các vùng nông thôn [4].


Khái niệm phát triển nông thôn mang tính toàn diện, đảm bảo tính bền vững về
môi trường. Với điều kiện của Việt Nam, được tổng kết từ các chiến lược kinh tế xã hội
của Chính phủ: “Phát triển nông thôn là một quá trình cải thiện có chủ ý một cách bền
vững về kinh tế, xã hội, văn hóa và môi trường, nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của
người dân nông thôn và có sự hỗ trợ tích cực của Nhà nước và các tổ chức khác” [4].
- Nông nghiệp và nông dân
Nông nghiệp là quá trình sản xuất ra lương thực, thực phẩm cung cấp cho con
người và tạo ra cuả cải cho xã hội.
Nông dân là những người lao động cư trú ở nông thôn, tham gia sản xuất nông
nghiệp, sống chủ yếu bằng ruộng vườn sau đó đến các nghành nghề khác và tư liệu
chính là đất đai.

1.1.1.3. Khái niệm nông thôn mới, xây dựng nông thôn mới
- Nông thôn mới
Nông thôn mới được hiểu một cách đơn giản là nông thôn mà trong đời sống
vật chất, văn hóa và tinh thần của người dân không ngừng được nâng cao, giảm dần sự
cách biệt giữa thành thị và nông thôn. Nông dân được đào tạo, tiếp thu các kỹ thuật
tiến bộ tiên tiến, có bản lĩnh chính trị vững vàng, đóng vai trò làm chủ nông thôn mới.
Như vậy nông thôn mới phải có kinh tế phát triển toàn diện, bền vững, cơ sở hạ
tầng được xây dựng đồng bộ, hiện đại, phát triển theo quy hoạch, gắn kết hợp lý giữa
nông nghiệp với công nghiệp, dịch vụ và đô thị. Nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn
hóa dân tộc, môi trường sinh thái được bảo vệ. Sức mạnh của hệ thống chính trị được
nâng cao, đảm bảo giữ vững an ninh chính trị và trật tự xã hội [6].
Xây dựng nông thôn mới
Là cuộc cách mạng và cuộc vân động lớn để cộng đồng dân cư ở nông thôn
đồng lòng xây dựng gia đình, thôn, xã của mình khang trang, sạch sẽ phát triển sản
xuất toàn diện (nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ), có nếp sống văn hóa, môi trường
và an ninh nông thôn được đảm bảo, thu nhập đời sông của người dân được nâng cao.
Xây dựng nông thôn mới là trách nhiệm của toàn đảng toàn dân và cả hệ thống
chính trị. Xây dựng NTM không chỉ là vấn đề kinh tế - xã hội mà còn là vấn đề kinh tế
- chính trị tổng hợp.


Xây dựng NTM giúp cho nông dân có niềm tin, trở nên tích cực, chăm chỉ,
đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau xây dựng nông thôn phát triển giàu đẹp, dân chủ, văn minh.
1.1.1.4. Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới.
Là một chương trình tổng thể về phát triển kinh tế - xã hội, chính trị và an ninh
quốc phòng, mục tiêu chung của chương trình là: Xây dựng nông thôn mới có kết cấu
hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại, cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp
lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch;
xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; dân trí được nâng cao, môi
trường sinh thái được bảo vệ; hệ thống chính trị ở nông thôn dưới sự lãnh đạo của

Ðảng được tăng cường.
Theo Quyết định số 1980/QĐ - TTg ngày 17 tháng 10 năm 2016 của Thủ tướng
Chính phủ, xây dựng nông thôn mới nhằm thực hiện 19 tiêu chí bao gồm: Trong 19
tiêu chí, nhóm Quy hoạch có 1 tiêu chí (1- Quy hoạch); nhóm Hạ tầng kinh tế - xã hội
có 8 tiêu chí (2- Giao thông; 3- Thủy lợi; 4- Điện; 5- Trường học; 6- Cơ sở vật chất
văn hóa; 7- Cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn; 8- Thông tin và truyền thông; 9- Nhà
ở dân cư); nhóm Kinh tế và tổ chức sản xuất có 4 tiêu chí (10- Thu nhập; 11- Hộ
nghèo; 12- Lao động có việc làm; 13- Tổ chức sản xuất); nhóm Văn hóa - Xã hội Môi trường có 4 tiêu chí (14- Giáo dục; 15- Y tế; 16- Văn hóa; 17- Môi trường và an
toàn thực phẩm); nhóm hệ thống chính trị có 2 tiêu chí (18- Hệ thống chính trị và tiếp
cận pháp luật; 19- Quốc phòng và an ninh) [14].
Tiêu chí môi trường và an toàn thực phẩm trong xây dựng nông thôn mới
Nội dung: Tiếp tục thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về nước sạch và
vệ sinh môi trường nông thôn. Xây dựng các công trình bảo vệ môi trường nông thôn
trên địa bàn xã, thôn theo quy hoạch gồm: xây dựng, cải tạo nâng cấp hệ thống tiêu
thoát nước trong thôn, xóm; xây dựng các điểm thu gom, xử lý rác thải ở các xã; chỉnh
trang, cải tạo nghĩa trang; cải tạo, xây dựng các ao, hồ sinh thái trong khu dân cư, phát
triển cây xanh ở các công trình công cộng, chăn nuôi có chuồng trại chăn nuôi đảm
bảo vệ sinh môi trường; và cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm tuân thủ các quy
định về đảm bảo an toàn thực phẩm
Tiêu chí môi trường và an toàn thực phẩm là tiêu chí số 17 thuộc nhóm 4 trong
bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới được chia thành 8 chỉ tiêu cụ thể như sau:


Bảng 1.1. Tiêu chí môi trường và an toàn thực phẩm theo bộ tiêu chí quốc gia về
xây dựng nông thôn mới
TT Tên tiêu chí

Nội dung tiêu chí
17.1. Tỷ lệ hộ được sử dụng nước hợp
vệ sinh và nước sạch theo quy định.


Chỉ tiêu

TDMN

chung
≥95%

phía Bắc
≥90%

(≥60% nước (≥50% nước
sạch)

sạch)

100%

100%

Đạt

Đạt

17.2. Tỷ lệ cơ sở sản xuất - kinh doanh,
nuôi trồng thủy sản, làng nghề đảm bảo
quy định về bảo vệ môi trường
17.3. Xây dựng cảnh quan, môi trường
xanh - sạch - đẹp


UBND cấp tỉnh quy định cụ
17.4. Mai táng phù hợp với quy định và thể để phù hợp với điều kiện
Môi trường
17 và an toàn
thực phẩm

theo quy hoạch

thực tế và đặc điểm văn hóa
từng dân tộc

17.5. Chất thải rắn trên địa bàn và nước
thải khu dân cư tập trung, cơ sở sản xuất
- kinh doanh được thu gom, xử lý theo

Đạt

Đạt

≥85%

≥70%

quy định
17.6. Tỷ lệ hộ có nhà tiêu, nhà tắm, bể
chứa nước sinh hoạt hợp vệ sinh và đảm
bảo 3 sạch
17.7. Tỷ lệ hộ chăn nuôi có chuồng trại
chăn nuôi đảm bảo vệ sinh môi trường


≥70%

≥60%

17.8. Tỷ lệ hộ gia đình và cơ sở sản
xuất, kinh doanh thực phẩm tuân thủ các

100%

100%

quy định về đảm bảo an toàn thực phẩm
(Nguồn: Bộ tiêu chí Quốc gia về xây dựng nông thôn mới kem theo quyết định số
1980/QĐ-TTg ngày 17 tháng 10 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ) [14].


1.1.2. Cơ sở pháp lý
Trong quá trình thực hiện đề tài “Đánh giá tình hình thực hiện tiêu chí môi
trường và an toàn thực phẩm” dựa trên các cơ sở pháp lý sau:
- Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường Việt Nam năm 2014 được Quốc hội nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày
23/6/2014 và có hiệu lực từ 01/1/2015;
- Căn cứ Nghị định số 19/2015/NĐ - CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ về việc
quy định chi tiết một số điều của luật bảo vệ môi trường;
- Nghị quyết 26/TW ngày 5 tháng 8 năm 2008 của Hội nghị Ban chấp hành
Trung ương lần 7, khoá X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn;
- Quyết định số 1980/2016/QĐ - TTg ngày 17 tháng 10 năm 2016 của Thủ
tướng Chính phủ về ban hành Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới;
- Thông tư số 41/2013/TT - BNNPTNT ngày 04/10/2014 của Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia;

- Thông tư số 55/2014/TT - BNNPTNT ngày 31/12/2014 hướng dẫn triển khai
một số hoạt động bảo vệ môi trường trong Chương trình mục tiêu quốc gia về xây
dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020;
- Nghị định 59/2007/ NĐ - CP ngày 9/4/2007 về quản lí chất thải rắn;
- Quyết định số 08/2005/QĐ - BYT ngày 11/3/2005 của Bộ trưởng Bộ Y tế về
việc ban hành Tiêu chuẩn ngành: Tiêu chuẩn vệ sinh đối với các loại nhà tiêu;
- Căn cứ quyết định số 366/QĐ - TTg, ngày 31/3/2012 của Thủ tướng Chính
phủ về việc phê duyệt Chương trương trình mục tiêu quốc gia Nước sạch và Vệ sinh
môi trường nông thôn giai đoạn 2012 - 2015;
- Nghị quyết số 100/2015/QH13 ngày 12 tháng 11 năm 2015 của Quốc hội Khóa
XIII về phê duyệt chủ trương đầu tư các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016 2020 được đồng bộ, kịp thời, thống nhất và có hiệu quả, Thủ tướng Chính phủ ban hành
Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 – 2020;


- Quyết định số 800/QĐ - TTg ngày 04 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính
phủ về phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn
2010 - 2020;
- Thông tư liên tịch số 26/2011/TTLT - BNNPTNT ngày 13 tháng 4 năm 2011
của liên bộ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài
chính hướng dẫn một số nội dung thực hiện Quyết định số 800/QĐ - TTg ngày 04
tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt CTMTQG xây dựng nông
thôn mới giai đoạn 2010 - 2020;
- Quyết định số 800 - QĐ/TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ và
các văn bản hướng dẫn của các Bộ, ngành Trung ương, của Tỉnh, của Huyện về
chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới;
- Quyết định số 53/2015/QĐ - UBND ngày 02/12/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh
Lào Cai ban hành quy định một số nội dung bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Lào Cai;
- Ngày 13/7/2017, Sở Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Hướng dẫn số
1406/HD - STNMT, hướng dẫn đánh giá, thẩm định và công nhận xã hoàn thành Tiêu
chí 17-Môi trường và an toàn thực phẩm trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn

tỉnh Lào Cai;
- Quyết định số 37/2014, UBND ngày 24/9/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lào
Cai ban hành Quy định quản lý an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh, dịch vụ
ăn uống và kinh doanh thức ăn đường phố trên địa bàn tỉnh Lào Cai;
- Luật an toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 ngày 17/6/2010 của Quốc hội;
- Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng số 59/2010/QH12 ngày 17/11/2010 của
Quốc hội;
- Nghị định số 38/2012/NĐ - CP ngày 25/4/2012 của Chính phủ quy định chi
tiết một số điều Luật an toàn thực phẩm;
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Các vấn đề môi trường nông thôn và an toàn thực phẩm ở Việt Nam
* Các vấn đề về môi trường
Kết quả điều tra toàn quốc về vệ sinh môi trường nông thôn do Bộ y tế và tổ
chức Qũy nhi đồng liên hợp quốc thực hiện được công bố ngày 26/03/2008 cho thấy
vệ sinh môi trường và vệ sinh cá nhân còn quá kém chỉ có 18% tổng số hộ gia đình;
11,7% trường học; 36,6 trạm y tế xã 21% UBND xã và 2,6% khu chợ tuyến xã có nhà


vệ sinh theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế (Quyết định 08/2005/QĐ - BYT); Tỷ lệ người dân
nông thôn được sử dụng nước sạch còn rất thấp 7,8% khu chợ nông thôn; 11,7% dân
cư nông thôn; 14,2% trạm y tế xã; 16,1% UBND xã; 26,4% trường học có tiếp cận sử
dụng nước máy; Ngoài ra, kiến thức của người dân về vệ sinh cá nhân và VSMT còn
rất hạn chế, thái độ của người dân còn rất bàng quang về vấn đề này [11].
- Khả năng tiếp cận nước sạch
Trong việc cung cấp nước đô thị tồn tại một sự khác biệt lớn giữa các thành phố
lớn và nhỏ. Nước máy là nguồn cung cấp nước có sẵn tại các thành phố lớn như thành
phố Hồ Chí Minh và Hà Nội gần như là toàn bộ người dân được sử dụng nước máy,
trong khi đó ở các thành phố nhỏ hơn chỉ có 60%. Tại các khu vực nông thôn, 75%
dân số tiếp cận được nguồn nước sạch, nhưng chỉ có 51% số hộ ở nông thôn có hố xí
hợp vệ sinh Khoảng 60% các công ty Sản xuất nước tham gia vào thị trường nước

đóng tại các khu vực đô thị. Tuy nhiên cho đến nay việc cung cấp nước phần lớn là do
Chính phủ thực hiện. Các công ty sản xuất nước ngày càng giảm hoạt động.
Tại các khu vực nông thôn, giếng đào vẫn là nguồn nước quan trọng nhất,
chiếm 39% -44%. Chỉ có 10% dân số nông thôn được cấp nước bằng đường ống.
Ô nhiễm nước gây ra thiệt hại lớn nhất tại khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long.
Đồng bằng này được coi là vựa lúa của Việt Nam. Ô nhiễm nước là nguyên nhân tăng
nhanh tỷ lệ bệnh tiêu chảy, do hầu hết người dân ở khu vực này phụ thuộc vào nguồn
nước mặt sông.
- Ô nhiễm không khí
Việt Nam là một nước đang phát triển nhanh, với hơn 90 triệu người vào năm
2014. Tuy nhiên phát triển kinh tế lại không quan tâm đến bảo vệ môi trường như tình
trạng phá rừng ngày càng tăng, không kiểm soát được tiêu chuẩn khí thải xe, gây ô nhiễm
xăng do khí thải của xe máy, quy hoạch đô thị nghèo nàn đã gây ra một áp lực lớn đến
môi trường không khí, chất lượng không khí ở các thành phố lớn ngày càng giảm.
Hầu hết nhiên liệu sử dụng trong các làng nghề là than. Do đó lượng bụi và các
lượng khí CO, CO2, SO2 và NO2 thải ra trong quá trình sản xuất trong làng nghề khá
cao. Theo kết quả điều tra tại các làng nghề sản xuất gạch đỏ (ở Khai Tái, Hà Tây), sản
xuất vôi (ở Xuân Quan – Hưng Yên) hàng năm sử dụng khoảng 6000 tấn than, 100 tấn
củi nhóm lò đã sinh ra nhiều loại bụi như CO, CO 2, SO2, NOx và nhiều loại thải khác
gây nguy hại tới sức khoẻ của người dân trong khu vực và làm ảnh hưởng hoa màu,


sản lượng cây trồng của nhiều vùng lân cận. Đây cũng là một trong những nguyên
nhân gây các vụ xung đột, khiếu kiện như ở Thái Bình, Bắc Ninh, Hưng Yên…[3].
- Ô nhiễm môi trường đất
Chủ yếu tập trung tại các làng nghề tái chế kim loại. Kết quả nghiên cứu cho
thấy một số mẫu đất ở làng nghề tái chế thuộc xã Chỉ Đạo, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng
Yên cho thấy hàm lượng Cu2+ đạt từ 43,68 - 69,68 ppm. Hàm lượng các kim loại nặng
cũng rất cao, vượt nhiều lần so với tiêu chuẩn cho phép [3].
* Chợ nông thôn

Có khoảng 3.600 chợ nông thôn, trung bình mỗi ngày thải ra 40 - 50 kg chất thải.
Việc thu gom rác còn rất thô sơ bằng các xe cải tiến nên mới thu gom được khoảng
30% chuyên chở về những nơi tập trung rác. Bãi rác tại các huyện, các chợ nông thôn
chưa có cơ quan quản lý và biện pháp xử lý. Chủ yếu tập trung để phân huỷ tự nhiên
và gây những gánh nặng cho công tác bảo vệ môi trường [3].
Một nguyên nhân nữa dẫn đến sự xuống cấp của môi trường nông thôn là do tổ
chức trong lĩnh vực vệ sinh môi trường nông thôn còn phân tán, sự phối hợp các Bộ
ngành chưa tốt. Nhà nước chưa có chính sách huy động sự tham gia đóng góp của các
thành phần kinh tế để cùng với người sử dụng xây dựng công trình vệ sinh mà vẫn áp
dụng cách tiếp cận dựa vào cung cấp là chính. Về pháp chế vẫn còn thiếu các quy định
và hướng dẫn cụ thể để có thể quản lý tốt trong lĩnh vực vệ sinh môi trường. Đa số hộ
chưa có nhà vệ sinh đạt tiêu chuẩn, nhất là vùng bị ngập lụt, vùng ven biển nơi có mật
độ ngư dân cao.
Hiện trạng về vệ sinh môi trường nông thôn vấn còn nhiều vấn đề bức xúc.
Chất lượng của chúng ngày một tăng, lan tràn làm ô nhiễm đất, nước kể cả ngấm sâu
dưới mặt đất hàng chục, hàng trăm mét. Ô nhiễm môi trường gây ra do con người
trong hoạt động nông nghiệp, công nghiệp chế biến các sản phẩm nông nghiệp, chăn
nuôi và do những chất thải sinh hoạt các khu vực phân bố dân cư
* Các vấn đề về an toàn thực phẩm
- An toàn thực phẩm là một trong những vấn đề mà Đảng, Nhà nước ta từ lâu đặc
biệt quan tâm, coi đây là một vấn đề có ý nghĩa lớn về kinh tế, xã hội, sức khỏe cộng
đồng, về bảo vệ môi trường và cũng là vấn đề có ảnh hưởng lớn đến tiến trình hội nhập
của Việt Nam. Do đó, Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định sự cần thiết phải tăng
cường quản lý, kiểm soát chặt chẽ, có hiệu quả hơn về an toàn vệ sinh thực phẩm.


- Vệ sinh an toàn thực phẩm trong cả nước đang gây ra nhiều lo lắng cho người
dân. Thực chất, nhiều vấn đề như tình trạng sử dụng những hoá chất cấm trong nuôi
trồng, chế biến nông, thủy sản, thực phẩm; Việc sản xuất một số sản phẩm kém chất
lượng hoặc do quy trình chế biến hoặc do nhiễm độc từ môi trường, đang gây ảnh

hưởng xấu đến xuất khẩu và tiêu dùng. Các vụ ngộ độc thực phẩm do một số bếp ăn
tập thể cung cấp, nhiều thông tin liên tục về tình hình an toàn vệ sinh thực phẩm ở một
vài nước trên thế giới, càng làm bùng lên sự lo âu của mọi người. Gần đây một số vấn
đề liên quan đến quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm, sự khác biệt giữa các kết quả phân
tích kiểm tra chất lượng sản phẩm vừa gây không ít khó khăn cho người sản xuất vừa
tạo thêm lo lắng cho người tiêu dùng trong khi chúng ta đang cố gắng tạo những ưu
thế về nhiều mặt để có nhiều lợi thế nhất với cương vị là một thành viên bình đẳng của
Tổ chức thương mại thế giới.
- Hiện trạng về an toàn thực phẩm
Việc người sản xuất, kinh doanh sử dụng những loại cám tăng trọng trong chăn
nuôi, thuốc kích thích tăng trưởng các loại rau xanh; những hóa chất cấm dùng trong
chế biến nông thủy sản, sử dụng nhiều loại chất tẩy rửa thịt, cá ôi thối… do quy trình
chế biến hay do nhiễm độc từ môi trường, từ dùng nước thải sinh hoạt, nước thải chăn
nuôi để tưới rau làm cho hàm lượng kim loại nặng và vi sinh vật gây bệnh trong rau,
quả cao hơn nhiều so với qui định, hoặc thực phẩm không rõ nguồn gốc, … gây ảnh
hưởng xấu đến tiêu dùng và xuất khẩu. Các thông tin về ngộ độc thực phẩm, tình hình
vi phạm tiêu chuẩn ATTP, dịch bệnh gia súc, gia cầm… xảy ra ở một số nơi, càng làm
cho người tiêu dùng thêm hoang mang, lo lắng.
Theo báo cáo của các ngành chức năng, công tác bảo đảm ATTP những năm
qua đã có nhiều tiến bộ, được lãnh đạo các cấp quan tâm và coi đây là một trong
những nhiệm vụ hết sức quan trọng trong sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân
dân. Việc Nhà nước ban hành Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và Luật ATTP đã
nâng cao vai trò quản lí nhà nước từ Trung ương đến địa phương, đặc biệt là vai trò
của UBND các cấp. Công tác quản lý nhà nước về ATTP được chú trọng hơn; kiến
thức, sự hiểu biết của người dân về vấn đề bảo đảm sức khỏe cũng được nâng lên; các
nhà sản xuất, kinh doanh cũng hiểu rõ hơn trách nhiệm của mình trong việc tuân thủ
các điều kiện bảo đảm ATTP đối với sản phẩm làm ra.


Tuy nhiên, do nhịp sống hối hả hiện nay, đối với người tiêu dùng, việc nhận

biết, phân biệt giữa thực phẩm đảm bảo an toàn với thực phẩm không an toàn là vấn đề
hết sức khó khăn. Theo tài liệu của Cục Quản lý chất lượng vệ sinh ATTP của Bộ Y tế,
số lượng các vụ ngộ độc thực phẩm cũng như số người bị nhiễm độc thực phẩm còn
khá cao, đặc biệt là các trường hợp mắc bệnh nhiễm trùng bởi thực phẩm. Theo số liệu
thống kê, trên địa bàn cả nước, các vụ ngộ độc thực phẩm đang diễn biến phức tạp, có
nhiều người tử vong… Gần đây, sự khác biệt giữa các kết quả phân tích, kiểm tra chất
lượng sản phẩm vừa gây không ít khó khăn cho người sản xuất vừa tạo thêm hoang
mang, lo lắng cho người tiêu dùng. Có thể nói, chưa bao giờ sự lo ngại trước vấn đề
ATTP lại nóng bỏng và được rất nhiều người quan tâm như hiện nay [10].
1.2.2. Tổng quan về nghiên cứu nông thôn mới và các nghiên cứu có liên quan ở
Việt Nam và trên thế giới
Trong những năm đổi mới, phát triển nông nghiệp, nông thôn và giải quyết vấn
đề nông thôn là những chủ đề thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều cơ quan lãnh
đạo, quản lý, các cơ quan nghiên cứu và các nhà khoa học trên thế giới cũng như ở
nước ta.
- Công trình: “Chính sách nông nghiệp trong các nước đang phát triển” của tác
giả Frans Ellits do Nhà xuất bản nông nghiệp ấn hành năm 1994.
- Công trình: “Kinh nghiệm tổ chức quản lý nông thôn Việt Nam trong lịch sử”
do GS. Phan Đại Doãn và PGS. Nguyễn Quang Ngọc làm chủ biên, Nxb Chính trị
Quốc gia ấn hành năm 1994.
- Công trình nghiên cứu của PGS, TS. Nguyễn Văn Bích và TS. Chu Tiến
Quang do Nxb Chính trị Quốc gia ấn hành năm 1996 với tiêu đề: “Chính sách kinh tế
và vai trò của nó đối với phát triển nông nghiệp, nông thôn Việt Nam”.
- Công trình: “Phát triển nông thôn” do GS. Phạm Xuân Nam (chủ biên) Nxb
Khoa học xã hội ấn hành năm 1997.
- Công trình: “Một số vấn đề nông nghiệp, nông dân nông thôn ở các nước và
Việt Nam” của các tác giả Benedict J.tria Kerrkvliet, Jamesscott Nguyễn Ngọc và Đỗ
Đức Định sưu tầm và giới thiệu, Nxb Hà Nội ấn hành năm 2000.
- Công trình của GS,TS Hoàng Chí Bảo về “hệ thống chính trị ở cơ sở nông
thôn” (Nxb CTQG. 2004).



- Công trình của PGS,TSKH. Phan Xuân Sơn và Th.S Lưu Văn Quảng đã trực
tiếp bàn về chính sách, hơn nữa lại là chính sách liên quan đến nông nghiệp nông thôn
và chính sách dân tộc trong cuốn “Những vấn đề cơ bản về chính sách dân tộc ở nước
ta hiện nay” (Nxb LLCT. 2005).
- Công trình nghiên cứu: “ giải pháp đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới trên
địa bàn huyện Thanh Trương, tỉnh Nghệ An” của tác giả Phan Đình Hà (2011), đưa ra
giải pháp để đẩy mạnh nông thôn mới: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền để nhân dân tự
hiểu và tự giác thực hiện, tiếp tục vận động nhân dân chuyển đổi, tích tụ ruộng đất, đẩy
mạnh đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ. Xây dựng và phát triển các tổ chức chính trị
xã hội nông thôn vững mạnh, vận động nhân dân hiến đất để xây dựng nông thôn mới,
xây dựng một số công trình liên xã, đẩy mạnh công tác quy hoạch và xây dựng các thị
trấn, thị tứ trên địa bàn.
- Công trình nghiên cứu: “ Sự tham gia của người dân và các tổ chức xã hội
trong mô hình xây dựng NTM ở huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định” của tác giả Nguyễn
Văn Hiệu (2011): Sự tham gia của người dân phải bắt đầu từ công tác tuyên truyền,
đưa ra ý kiến xây dựng đóng góp, kiểm tra xử lý các hoạt động trong xaay dựng mô
hěnh NTM.
1.2.3. Xây dựng nông thôn mới ở một số nước trên thế giới
* Ở Nhật Bản
Đất nước Nhật Bản đã thực hiện chương trình xây dựng Nông thôn mới từ
phong trào "Mỗi làng một sản phẩm". Từ năm 1979 Nhật Bản đã hình thành và phát
triển phong trào "Mỗi làng, một sản phẩm" (one village, one product), với mục tiêu
phát triển vùng nông thôn của khu vực này một cách tương xứng với sự phát triển
chung của cả đất nước Nhật Bản. Ba nguyên tắc chính xây dựng phong trào mỗi làng
một sản phẩm, đó là: Địa phương hóa rồi hướng tới toàn cầu; Tự chủ, tự lập, nỗ lực
sáng tạo và phát triển nguồn nhân lực. Trong đó, nhấn mạnh đến vai trò của chính
quyền địa phương trong việc hỗ trợ kĩ thuật, quảng bá, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm. Người
dân sản xuất rồi tự chế biến, tự đem đi bán mà không phải qua thương lái. Họ được

hưởng toàn bộ thành quả chứ không phải chia sẻ lợi nhuận qua khâu trung gian [8].
* Ở Hàn Quốc
“Saemaulundong” được hiểu là “Phong trào đổi mới nông thôn” được phát
động ngày 22/4/1970. Sự ra đời kịp thời của “Saemaulundong” vào đúng lúc nông


thôn Hàn Quốc đang trì trệ trong đói nghèo cần có sự bứt phá mạnh mẽ và những kết
quả khả quan đạt được ngay sau đó đã làm nức lòng nông dân cả nước. Tới năm 1974,
chỉ sau 4 năm phát động “Saemaulundong”, sản lượng lúa tăng đến mức có thể tự túc
lương thực, phổ biến kiến thức nông nghiệp đã tạo nên một cuộc cách mạng trong
phương pháp canh tác, thu nhập một năm của hộ nông dân (674 nghìn won tương
đương 562 USD) cao hơn so với hộ ở thành thị (644 nghìn won tương đương 537
USD). Vào năm 1980, bộ mặt nông thôn có thể nói đã hoàn toàn thay đổi với đầy đủ
điện, đường, nước sạch, công trình văn hóa… “Saemaulundong” từ một phong trào ở
nông thôn đã lan ra thành một phong trào ðổi mới toàn xã hội Hàn Quốc [8].
* Ở Trung Quốc
Nông thôn Việt Nam và Trung Quốc có nhiều nét tương đồng. Trung Quốc đã
thực hiện nhiều chính sách cải cách ở nông thôn.
Việc thực hiện xây dựng NTM dựa trên quy hoạch tổng thể (ngân sách nhà
nước và địa phương). Căn cứ tình hình cụ thể ở các địa phương, đặc điểm tự nhiên, xã
hội, để đưa ra chính sách, biện pháp thích hợp. Ngân sách nhà nước chủ yếu dùng làm
đường, công trình thủy lợi…, một phần dùng để xây nhà ở cho dân. Đối với nhà ở
nông thôn, nếu địa phương nào ngân sách lớn, nông dân chỉ bỏ ra một phần, còn lại là
tiền của ngân sách”.
Nhà nước đầu tư nhiều hơn vào nông nghiệp. Đầu năm 2006 Trung Quốc xoá
bỏ thuế nông nghiệp đã tồn tại 2600 năm. Ngân sách cho phát triển nông thôn tăng lên.
Xây dựng một cơ chế để công nghiệp và đô thị thúc đẩy phát triển nông thôn. Sự phân
phối thu nhập quốc dân sẽ được điều chỉnh để cho việc tiêu thụ thuế và đầu tư ngân
sách và tài sản cố định và tín dụng sẽ tăng cho nông nghiệp và nông thôn.
Định hướng phát triển tài chính hỗ trợ tam nông ở Trung Quốc là nông nghiệp

hiện đại, nông thôn đô thị hóa và nông dân chuyên nghiệp hóa. Trong chính sách tài
chính, để tăng thu nhập cho nông dân, Trung Quốc tăng đầu tư hỗ trợ về giá mua
giống, hỗ trợ thu mua lương thực không thấp hơn giá thị trường, mua máy móc thiết bị
nông nghiệp và vốn. Cùng đó, Trung Quốc cũng tập trung xây dựng cơ chế hướng
nghiệp, đào tạo kỹ năng làm việc, đặc biệt là lao động trẻ, ngoài ra, bên cạnh giảm thu phí
và thuế với nông dân. Trung Quốc còn có chủ trương đảm bảo trong vòng 3 năm xóa bỏ
tình trạng các xã, thị trấn không có dịch vụ tài chính tiền tệ cơ bản. Đồng thời, thúc đẩy


việc mua đồ gia dụng, ô tô, xe máy tại các xã, bằng cách nhà nước trợ cấp 13% trên tổng
giá trị hàng hoá khi nông dân mua sản phẩm (do nhà nước định hướng) [16].
1.2.4. Xây dựng nông thôn mới và thực hiện tiêu chí môi trường ở một số địa
phương tại Việt Nam
Mục tiêu: “Xây dựng NTM có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại, cơ cấu
kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh
công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc
văn hóa dân tộc; dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ; hệ thống
chính trị ở nông thôn dưới sự lãnh đạo của Ðảng được tăng cường”.
Xây dựng nông thôn mới vùng quê thuộc địa bàn Thủ đô Hà Nội
Công tác xây dựng nông thôn mới trên địa bàn Thủ đô Hà nội tính đến hết năm
2014 đã đạt được nhiều thành quả đáng khích lệ như làm thay đổi bộ mặt nông thôn,
ngoại thành Hà Nội. Thành phố đã có 50 xã hoàn thành 19/19 tiêu chí xây dựng nông
thôn mới. Công tác dồn điền đổi thửa đã đạt 96,1% diện tích có thể dồn điền đổi thừa,
tương đương 73.704/76.000 héc ta. Sau dồn điền đổi thừa, đời sống nông dân được
nâng cao, việc ứng dụng công nghệ vào sản xuất thuận tiện, năng suất trồng trọt cao
hơn. Nông dân cũng đã đóng góp cùng thành phố xây dựng nông thôn mới lên tới
1.844 tỷ đồng, trong đó có 420 tỷ đồng tiền mặt... Để có kết quả đó, theo Phó Bí thư
Thường trực Thành ủy - ông Nguyễn Công Soái, trước hết là vì cơ chế, chính sách hợp
lòng dân, được nhân dân đồng thuận, thứ hai là, cán bộ thực hiện cơ chế, chính sách đó
một cách trách nhiệm, thứ ba là, phương thức thực hiện có nhiều sáng tạo, phù hợp với

yêu cầu thực tế địa phương, tiết kiệm tối đa kinh phí nhưng lại có hiệu quả cao [5].
Xây dưng nông thôn mới tại Bắc Kạn
Từ năm 2011 tỉnh Bắc Kạn đã xác định xây dựng chương trình NTM phải gắn
với bảo vệ môi trường. Sau 5 năm (2011 – 1015) triển khai chương trình mục tiêu
quốc gia về xây dựng NTM, đời sống kinh tế - xã hội của khi vực nông thôn thành phố
Bắc Kạn đã có nhiều chuyển biến. Hạ tầng cơ sở ngày càng phát triển, đời sống tinh
thần vật chất của người dân có sự chuyển biến rõ nét...
Nhận thấy tầm quan trọng của chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng
NTM, ngay từ năm đầu tiên triển khai thành phố đã bám sát, triển khai đầy đủ các
hướng dẫn của cấp trên, nghiên cứu cách làm, cách xác định các tiêu chí để phổ biến
rộng rãi đến chính quyền các xã và quần chúng nhân dân. Thành phố đã kiện toàn các


ban chỉ đạo về xây dựng NTM các cấp, đẩy mạnh công tác tuyên truyền tới cán bộ,
đảng viên và nhân dân dưới nhiều hình thức giúp mọi tầng lớp hiểu rõ mục đích, ý
nghĩa để chủ động trong nhiệm vụ xây dựng NTM.
Một trong những nội dung được UBND thành phố phát động rộng rãi là phong
trào “Chung sức xây dựng nông thôn mới” qua phong trào các tổ chức đoàn thể của
thành phố đều có cách thức tuyên truyền hợp lý và hiệu quả cụ thể như Ủy ban MTTQ
thành phố với phong trao “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân
cư” gắn với NTM, Hội Liên Hiệp Phụ Nữ với chương trình “ Tổ phụ nữ tự quản đường
giao thông nông thôn”, thành đoàn có nhiều hoạt động hướng về cơ sở như tu sửa, nạo
vét kênh mương, làm đường giao thông nông thôn, lắp điện chiếu sáng các ngõ, vận
động các hộ gia đình chỉnh trang khuôn viên, khuôn viên, nhà cửa, cải tạo vườn tạp...
Năm 2015, 109/112 xã có trên 75% số hộ được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ
sinh từ công trình tập trung, công trình tự chảy, giếng khoan, giếng đào, bể lọc. Công tác
giữ gìn vệ sinh môi trường quản lý, thu gom và xử lý chất thải, nước thải ở các xã có một
số chuyển biến. Phong trào trồng cây xanh, vệ sinh đường làng, ngõ xóm, xây dựng đời
sống văn hóa được triển khai và duy trì ở nhiều khu dân cư.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác đảm bảo vệ sinh môi trường còn

gặp nhiều khó khăn. Đây là một trong những tiêu chí khó thực hiện nhất đối với xây
dựng NTM. Lượng rác thải sản xuất và sinh hoạt thải ra tại các khu dân cư không hề
nhỏ. Thành phần rác thải phức tạp, việc thu gom xử lý rác thải không triệt để và còn
nhiều bất cập. Theo ban chỉ đạo xây dựng NTM cấp tỉnh, để cải thiện tiến tới đạt tiêu
chí môi trường, trước hết cần tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân. Chính
quyền và các đoàn thể cần tăng cường vận động nhân dân thực hiện biện pháp vệ sinh
môi trường khu dân cư, khử trùng tiêu độc chuồng trại, đường làng ngõ xóm, khơi
thông cống rãnh, khơi thông cống rãnh,thu gom, xử lý rác thải và xây dựng các công
trình nước sạch, công trình vệ sinh đúng tiêu chuẩn. Lồng ghép các nội dung cuộc vận
động " Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” thực hiện hương
ước – quy ước trong giữ ǵn vệ sinh môi trường nông thôn. Thu gom xử lư rác thải là
một trong những yếu tố quan trọng trong giữ ǵn vệ sinh môi trường nông thôn. Tại
một số địa phương, chính quyền địa phương đang phát động người dân xây dựng các
bể xử lý rác quy mô hộ gia đình với chi phí thấp. Đối với các cơ sở sản xuất kinh
doanh, dịch vụ cần được nhắc nhở ký cam kết bảo vệ môi trường... Môi trường là yếu


×