TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
KHOA CHĂN NUÔI VÀ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
“KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT CHO
THỊT CỦA GÀ LÔNG CẰM ĐƯỢC NUÔI TẠI XÃ QUÝ
SƠN, HUYỆN LỤC NGẠN, TỈNH BẮC GIANG”
Khóa luận tốt nghiệp
HÀ NỘI - 2011
2
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
KHOA CHĂN NUÔI VÀ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
“KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT CHO
THỊT CỦA GÀ LÔNG CẰM ĐƯỢC NUÔI TẠI XÃ QUÝ
SƠN, HUYỆN LỤC NGẠN, TỈNH BẮC GIANG”
HÀ NỘI - 2011
Khóa luận tốt nghiệp
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng các kết quả nghiên cứu trong khóa luận này là
trung thực và chính xác. Tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn về số liệu và nội
dung đã trình bày.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện khóa luận này
đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong khóa luận tốt nghiệp này đã
được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày… tháng… năm….
Sinh viên
Trần Thị Thanh Ngân
i
Khóa luận tốt nghiệp
MỤC LỤC
ii
Khóa luận tốt nghiệp
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
cs: cộng sự
TN: thu nhận
TĂ: thức ăn
KL: khối lượng
g: gam
KHKT: khoa học kĩ thuật
NXBNN: nhà xuất bản Nông Nghiệp
iii
Khóa luận tốt nghiệp
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Quy trình vệ sinh phòng bệnh cho gà Error: Reference source not
found
Bảng3.2: Tiêu chuẩn thức ăn hỗn hợp cho gà Lông CằmError: Reference source
not found
Bảng 4.1: Màu sắc lông của gà Lông Cằm Error: Reference source not found
Bảng 4.2: Kiểu mào của gà Lông Cằm Error: Reference source not found
Bảng 4.3: Màu mắt của gà Lông Cằm Error: Reference source not found
Bảng 4.4 : Sinh trưởng tích lũy của gà Lông Cằm Error: Reference source not
found
Bảng 4.5 : Kích thước các chiều đo cơ thể của gà Lông Cằm Error: Reference
source not found
Bảng 4.6: Tỷ lệ nuôi sống của gà Lông Cằm qua các tuần tuổi. .Error: Reference
source not found
Bảng 4.7 : Thu nhận và tiêu tốn thức ăn của gà Lông Cằm Error: Reference
source not found
Bảng 4.8 : Năng suất thịt của gà Lông Cằm ở 15 tuần tuổi Error: Reference
source not found
Bảng 4.9: Hiệu quả kinh tế Error: Reference source not found
iv
Khóa luận tốt nghiệp
Phần I
MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Đa dạng sinh học và nguồn lợi di truyền có vai trò quan trọng trong việc duy
trì và phát triển nông nghiệp bền vững. Tuy nhiên, hiện nay các giống gia súc,
gia cầm truyền thống đang có hiện tượng suy thoái và mất dần tính đa dạng di
truyền do sự phát triển của nền kinh tế thị trường và sự khai thác sử dụng bừa
bãi của con người. Việc các nước nghèo nhập khẩu ồ ạt các giống vật nuôi có
năng suất cao nhưng chất lượng sản phẩm và khả năng thích nghi kém đã dẫn
đến nhiều giống vật nuôi địa phương quý bị thoái hoá, lai tạp thậm chí bị tuyệt
chủng.
Theo con số thông kê, 17.000 loài động và thực vật đang đứng trước nguy cơ
tuyệt chủng, các loài động vật có xương sống hoang dã đã giảm trung bình 1/3
trong khoảng thời gian từ 1970 - 2006, với tốc độ giảm đặc biệt nhanh ở khu vực
nhiệt đới. Trong 10 năm qua, 35% rừng đước ven biển, 40% diện tích rừng và
50% diện tích vùng đất ướt đã biến mất; 1 trong 3 loài động vật lưỡng cư; 27%
san hô sống ở thềm lục địa đứng trước nguy cơ tuyệt chủng; 60% dịch vụ hệ
sinh thái đã suy thoái. Đa dạng nguồn gen, nhân tố quan trọng để đa dạng nguồn
giống cây trồng, vật nuôi trong sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi cũng đang
suy giảm.
Để ngành chăn nuôi gia cầm nước ta phát triển nhanh chóng và bền vững,
bên cạnh việc nhập khẩu các giống công nghiệp có năng suất cao, cần phải
nghiên cứu, bảo tồn và phát triển các giống gà địa phương quý hiếm.
Gà Lông Cằm là gà địa phương có khả năng sinh trưởng nhanh, trứng và thịt
thơm ngon, màu sắc, hình dạng phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng. Để
góp phần nhân rộng trong sản xuất, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài ”Khả
năng sinh trưởng và năng suất cho thịt của gà Lông Cằm được nuôi tại xã Quý
Sơn, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang”.
1
Khóa luận tốt nghiệp
1.2. MỤC ĐÍCH- YÊU CẦU
1.2.1. Mục đích
- Xác định được đặc điểm ngoại hình của gà Lông Cằm được nuôi tại xã
Quý Sơn, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang.
- Biết được khả năng sinh trưởng và năng suất cho thịt của gà Lông Cằm
được nuôi tại xã Quý Sơn, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang.
1.2.2. Yêu cầu
Các số liệu thu thập được phải trung thực, khách quan và khoa học.
2
Khóa luận tốt nghiệp
Phần II
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. PHÂN LOẠI VÀ NGUỒN GỐC ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
2.1.1. Phân loại
Theo Nguyễn Văn Thiện (1995), gà thuộc:
Giới (Kingdom): Animal
Ngành (Phylum): Chordata
Lớp (Class): Aves
Bộ (Orders): Galliformes
Họ (Family): Phasianidae
Chủng (Genus): Gallus
Loài (Species): Gallus Gallus
2.1.2. Nguồn gốc và phân bố đối tượng nghiên cứu
Theo tác giả Đặng Hữu Lanh và cs (1999), gà nhà ngày nay có nguồn gốc từ
gà rừng Gallus Gallus bao gồm 3 loại kiểu hình sau:
- Kiểu Bankiva (gà nguyên thuỷ): Lông nhiều, dán vào mình, ức nở, mào
và dái tai lớn, mỏ cong dài và nhọn.
- Kiểu Mã Lai (gà chọi): Ít lông, cấu trúc lông cứng, mào và dái tai nhỏ,
đầu nhỏ, mắt lõm, mỏ khỏe ngắn.
- Kiểu Cochin: nhiều lông, bồng, mào dái tai vừa nhỏ, mào đỏ, mỏ ngắn.
Gà được thuần hóa đầu tiên ở Đông Nam Á và từ đó phân bố đi khắp thế
giới. Nước ta là một trong những trung tâm thuần hóa gà đầu tiên của vùng
Đông Nam Á, đàn gà được nuôi sớm nhất ở vùng Vĩnh Phú, Hà Bắc, Hà Tây…
cách đây chừng hơn 3000 năm. Từ những giống gà nuôi ban đầu là tiền thân của
gà Ri hiện nay, trải qua hàng ngàn năm nhân dân ta đã tạo ra các giống gà: gà
Hồ, gà Đông Tảo, gà Mía, gà Chọi…
3
Khóa luận tốt nghiệp
2.2. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU SỰ DI TRUYỀN
CÁC TÍNH TRẠNG GIA CẦM
Trong quá trình phát triển cá thể, mỗi tính trạng được hình thành là kết
quả của hàng lọat các quá trình sinh hóa xảy ra dưới ảnh hưởng của các enzyme
có tính chất đặc thù, là kết quả tác động qua lại của nhiều gen trong cơ thể.
Các tính trạng gia cầm, gia súc rất phong phú và đa dạng. Mặc dù giới hạn
không phân biệt rõ rệt song có thể chia các tính trạng con vật ra làm 2 loại: tính
trạng chất lượng và tính trạng số lượng hay còn gọi là tính trạng năng suất
(Nguyễn Ân và cs, 1983).
2.2.1. Bản chất di truyền của tính trạng chất lượng
H.Brandsch và H.Biichel (1978) cho biết một số tính trạng thuộc về đặc
điểm sinh vật học của gia cầm như: màu sắc lông, hình dáng cơ thể, hình dáng
mào, thành phần chất lượng thịt… thuộc nhóm tính trạng chất lượng. Khác với
tính trạng số lượng, tính trạng chất lượng được quy định bởi vài cặp gen có hiệu
ứng lớn, là tính trạng có hệ số di truyền khá cao và ít chịu ảnh hưởng của điều
kiện ngoại cảnh. Sự di truyền của tính trạng chất lượng tuân theo các định luật di
truyền cơ bản của Mendel - định luật đồng tính, định luật phân ly và định luật di
truyền độc lập của các tính trạng.
2.2.2. Bản chất di truyền của các tính trạng số lượng
Theo Trần Đình Miên và cs (1995), phần lớn các tính trạng có giá trị kinh
tế của vật nuôi là các tính trạng số lượng. Đó là các tính trạng mà sự khác nhau
giữa các cá thể là sự khác nhau về mức độ hơn là sự khác nhau về chủng loại.
Tính trạng số lượng còn gọi là tính trạng đo lường vì sự nghiên cứu của chúng
phụ thuộc vào sự đo lường như: khối lượng cơ thể, kích thước các chiều đo, tốc
độ tăng trọng, sản lượng trứng…
Các tính trạng số lượng, giá trị kiểu hình (Phenotype - P) cũng có giá trị
kiểu gen (Genotype - G) và sự sai lệch môi trường (Evironment - E). Quy định
quan hệ này biểu thị như sau
4
Khóa luận tốt nghiệp
P = G + E
Khác với tính trạng chất lượng, giá trị kiểu gen của tính trạng số lượng do
nhiều gen nhỏ cấu tạo thành. Đó là các gen mà hiệu ứng riêng biệt thì rất nhỏ
nhưng tập hợp nhiều gen nhỏ sẽ ảnh hưởng rõ rệt tới tính trạng nghiên cứu. Hiện
tượng này gọi là hiện tượng đa gen (Poly Gen) gồm các thành phần:
- Giá trị cộng gộp: A (Additive Value)
- Sai lệch trội: D (Dominace Deviation)
- Sai lệch tương tác: I (Intenaetin)
Trong đó giá trị cộng gộp A là thành phần quan trọng nhất của kiểu gen vì nó
ổn định, có thể xác định được và di truyền cho đời sau.
Hai thành phần sai lệch trội D và tương tác I cũng có vai trò quan trọng, là
giá trị giống đặc biệt và chỉ có thể xác định được qua con đường thí nghiệm. Các
tính trạng số lượng còn chịu ảnh hưởng rất lớn của điều kiện môi trường E.
Như vậy khi kiểu hình của một cá thể được cấu tạo từ hai sai lệch trở lên thì giá
trị của nó được biểu hiện như sau:
P = A + D + I + E
g
+E
s
Trong đó:
E
g
là môi trường chung
E
s
là môi trường riêng
Qua phân tích ở trên cho thấy: năng suất của các giống vật nuôi nói chung
và gia cầm nói riêng là kết quả tác động giữa các yếu tố di truyền và ngoại cảnh
môi trường. Các giống gia cầm cũng như các giống vật nuôi khác đã nhận từ bố
mẹ một khả năng di truyền nhất định, nhưng khả năng đó phát huy được hay
không còn phụ thuộc vào môi trường sống.
Sự tương tác giữa môi trường và ngoại cảnh có nghĩa là mỗi loài động vật
có một kiểu gen nhất định có thể biểu thị tốt ở môi trường này nhưng ngược lại
ở môi trường kia. Do đó cần phải tạo ra môi trường thích hợp để kiểu gen có thể
biểu hiện hết tính di truyền của nó. Chăm sóc, nuôi dưỡng tạo môi trường thích
hợp để khai thác tốt tiềm năng di truyền của phẩm chất giống đó.
5
Khóa luận tốt nghiệp
2.3. CÁC TÍNH TRẠNG NGOẠI HÌNH Ở GIA CẦM
Ngoại hình là hình dáng bên ngoài có liên quan đến sức khỏe, cấu tạo,
chức năng của các bộ phận bên trong cơ thể cũng như khả năng sản xuất và hình
dáng đặc trưng của một giống.
- Màu sắc da, lông
Theo Đặng Hữu Lanh và cộng sự (1999), màu sắc da, lông là mã hiệu của
giống, là tín hiệu để nhận dạng con giống.
Màu sắc lông, da là một trong những chỉ tiêu chọn lọc con giống, thông
thường màu sắc lông đồng nhất là giống thuần, màu không đồng nhất là giống
không thuần đã bị pha tạp (tất nhiên không phải giống nào cũng thế).
Da của gia cầm có rất nhiều màu sắc khác nhau như: vàng, trắng, đỏ…
phụ thuộc vào sắc tố chứa trong tế bào lông.
Màu vàng của da gia cầm được quyết định bởi hàm lượng sắc tố
carotenoid, xanthophyl nằm trong lớp mỡ dưới da, các sắc tố này còn có tác dụng
làm đậm màu của thịt, chúng chỉ được cung cấp từ thức ăn có carotenoid như ngô
vàng, bột thức ăn xanh, dầu gấc… Ngoài ra giống, dòng gia cầm cũng có ảnh
hưởng đến chỉ tiêu này.
Màu sắc lông gia cầm do sắc tố melanin và xantophin. Melanin có ở da và
gốc lông không phụ thuộc vào lứa tuổi. Sắc tố lông được cố định ngay từ lúc còn
trong bào thai do thể nhiễm sắc của từng tế bào hay từng mảng da có thể do
những biến dị soma.
Lông gia cầm có những màu sắc khác nhau là do mức độ oxy hóa các tiền
sắc tố trong tế bào lông. Nếu các chất sắc tố là nhóm lipocrom (cavotinoit) thì
lông có màu vàng, xanh tươi hoặc màu đỏ, nếu không có chất sắc tố thì lông có
màu trắng. Sự thay đổi màu sắc lông phụ thuộc vào màu sắc, hình thức, sự phân
bố các hạt màu trong tế bào và số lượng các lớp tế bào cấu trúc và khả năng thu
nhận ánh sáng của tế bào ấy.
6
Khóa luận tốt nghiệp
- Đầu
Cấu tạo bộ xương của đầu được coi là có độ tin cậy nhất trong việc đánh giá
đầu. Đầu thô đều xấu với cả gà trống và gà mái. Gà trống có đầu giống đầu gà
mái thì có tính dục kém. Gà mái có đầu giống đầu gà trống sẽ không đạt được
khả năng sản xuất cao nhất, trứng đẻ ra thường không có phôi.
- Mắt
Mắt của gia cầm có nhiều màu sắc khác nhau như vàng, đỏ, đen, trắng…
màu mắt của gà có được là do sắc tố melanin quyết định.
Mắt của những gia cầm được công nhận là có giá trị kinh tế cao thường
tương đối to và lồi. Màu sắc tiêu chuẩn của mống mắt là từ màu đỏ đến màu da
cam, hai mắt phải có màu giống nhau.
- Mào
Mào là đặc điểm sinh dục thứ cấp, có thể dùng để phân biệt trống, mái.
Mào gồm lớp biểu bì và biều mô dưới da, ở giữa chứa rất nhiều mạch máu
(quyết định sắc tố của mào), màng keo, tế bào mỡ và các đầu mút dây thần kinh.
Mào gà đa dạng về hình dáng như mào đơn, mào nụ, mào hoa hồng, mào hồ đào.
Kích thước, màu sắc đặc trưng cho từng giống. Các giống gà nhẹ cân, mào có kích
thước trung bình, mào tai mềm và trắng. Các giống gà nặng cân, mào nhỏ hơn, mào
tai mỏng và đỏ.
Tích hay còn gọi là mào dưới, nằm ở dưới mỏ của gà. Cấu tạo của tích có
đặc điềm giống mào.
Theo hình dáng của mào, mào dưới, mào tai ta có thể suy đoán được tính
trạng sức khỏe và điều kiện sống của chúng.
- Mỏ
Mỏ có thể là sừng chắc do biểu bì dày lên. Mỏ là một chỉ tiêu quan trọng
trong chọn lọc giống. Màu sắc của mỏ thường phù hợp với màu sắc của da chân
và là một đặc điểm của giống (Nguyễn Thị Mai, 2006).
7
Khóa luận tốt nghiệp
Mỏ phải chắc và ngắn, mỏ trên và mỏ dưới phải phù hợp với nhau. Gà có
mỏ dài và mảnh không có khả năng sản xuất cao.
- Chân
Gia cầm hầu hết có 4 ngón, rất ít có 5 ngón (như gà Ác). Cổ, bàn và ngón
chân thường có vẩy sừng bao kín, cơ tiêu giảm chỉ còn gân và da. Chân thường
có móng và cựa. Cựa có vai trò cạnh tranh và đấu tranh sinh tồn của loài.
Vảy chân của gia cầm có nhiều hàng vảy khác nhau được xếp theo hình
chữ nhân, mái ngói, xếp thẳng hàng…
Chân gà phải chắc và không được thô, 2 bên to hơn có vảy bóng che phủ.
Gà có chân hình chữ bát, các ngón cong thì không nên chọn làm giống.
2.4. CÁC TÍNH TRẠNG SINH TRƯỞNG CỦA GIA CẨM VÀ CÁC YẾU
TỐ ẢNH HƯỞNG
2.4.1. Khái niệm
Sinh trưởng là sự tăng kích thước và khối lượng của sinh vật đang ở giai
đoạn lớn lên. Trong hai chỉ tiêu tăng kích thước và tăng khối lượng, chỉ tiêu tăng
kích thước là đáng tin cậy hơn vì khối lượng sinh vật có thể tạm thời biến động
tùy theo chế độ dinh dưỡng.
Phát triển là sự biến đổi không những về đặc điểm hình thái mà cả chức
năng sinh lý theo từng giai đoạn của cuộc đời sinh vật.
Sinh trưởng và phát triển luôn gắn liền với nhau, bổ sung cho nhau để
sinh vật lớn lên và trưởng thành. Sinh trưởng là điều kiện của phát triển và phát
triển làm thay đổi sinh trưởng.
Ở gà, căn cứ vào sự sinh trưởng của các cá thể con, người ta có thể phân
biệt các giai đoạn phát triển như sau: giai đoạn phát triển của phôi trong trứng
trước khi đẻ, giai đoạn phát triển của phôi trong trứng sau khi đẻ, giai đoạn
trứng nở thành con (sơ sinh) đến khi thành thục sinh dục, giai đoạn sinh sản.
Mỗi giai đoạn đều có những đặc điểm hình thái, sinh lý đặc trưng.
8
Khóa luận tốt nghiệp
2.4.2. Các chỉ tiêu đánh giá độ sinh trưởng
- Sinh trưởng tích lũy
Là sự tăng khối lượng cơ thể, kích thước các chiều đo trong một đơn vị
thời gian nhất định. Khối lượng cơ thể ở tại một thời điểm nào đó là chỉ tiêu
được sử dụng quen thuộc nhất để chỉ khả năng sinh trưởng. Xác định được khối
lượng cơ thể sau các khoảng thời gian khác nhau như 1 tuần tuổi, 2 tuần tuổi…
sẽ cho ta những số liệu về sinh trưởng tích lũy. Đối với gà thịt, sinh trưởng tích
lũy là chỉ số năng suất quan trọng nhất làm căn cứ để so sánh các cá thể, các
dòng hoặc giống với nhau.
Trần Long và cs(1994) đã nghiên cứu đường cong sinh trưởng của các
dòng gà V1, V3, V5 thuộc giống gà Hybro (HV 85), đường cong sinh trưởng
của 3 dòng gà có sự sai khác nhau và trong mỗi dòng giữa gà trống và gà mái
cũng có sự khác nhau. Tốc độ sinh trưởng cao ở 7- 8 tuần tuổi đối với gà trống
và 6- 7 tuần tuổi đối với gà mái.
- Sinh trưởng tuyệt đối
Là sự tăng lên vể khối lượng, kích thước và thể tích cơ thể trong khoảng
thời gian giữa hai lần khảo sát. Đồ thị sinh trưởng tuyệt đối có dạng parabol.
- Sinh trưởng tương đối
Là tỷ lệ phần trăm (%) tăng lên của khối lượng, kích thước và thể tích cơ
thể lúc kết thúc khảo sát so với lúc ban đầu khảo sát. Đồ thị sinh trưởng tương
đối có dạng hyperbol.
Tốc độ sinh trưởng của vật nuôi phụ thuộc vào giống, loài, giới tính, đặc
điểm cơ thể và điều kiện môi trường.
2.4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng
2.4.3.1. Yếu tố di truyền
Các giống gia cầm khác nhau có khả năng sinh trưởng khác nhau, giống
gà thịt có tốc độ sinh trưởng cao hơn giống gà kiêm dụng thịt trứng và giống gà
chuyên trứng.
9
Khóa luận tốt nghiệp
Phạm Thị Hòa (2004) cho biết, gà Đông Tảo ở 12 tuần tuổi khối lượng cơ
thể đạt 1297,58g. Trong khi đó gà H’Mông ở 12 tuần tuổi đạt 950,59g (Đào Lệ
Hằng, 2001)
2.4.3.2. Giới tính
Gia cầm trống thường có khả năng sinh trưởng cao hơn gia cầm mái trong
cùng một điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng. Vì giữa 2 giới tính có sự khác nhau
về quá trình trao đổi chất, đặc điểm sinh lý, tốc độ sinh trưởng và khối lượng cơ
thể. Theo Jull (1923), gà trống có tốc độ sinh trưởng nhanh hơn gà mái 24- 32
%, sự sai khác này do gen liên kết giới tính, những gen này ở gà trống (hai
nhiễm sắc thể giới tính) hoạt động mạnh hơn gà mái (1 nhiễm sắc thể giới tính).
Theo North và cộng sự (1990), lúc mới sinh ra gà trống nặng hơn gà mái 1%,
tuổi càng tăng thì sự khác biệt càng lớn.
2.4.3.3. Dinh dưỡng
Dinh dưỡng đối với gia cầm sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của
các phần cơ thể như thịt, xương, da… Nó còn ảnh hưởng đến sự biến động di
truyền về sinh trưởng (Chamber, 1990).
Muốn phát huy tốt khả năng sinh trưởng cần phải cung cấp thức ăn tối ưu
về các chất dinh dưỡng giữa protein (trong đó có các axit amin) và năng lượng.
Ngoài ra trong thức ăn hỗn hợp cần phải bổ sung các chế phẩm hóa sinh không
mang ý nghĩa dinh dưỡng nhưng có kích thích sinh trưởng làm tăng chất lượng
thịt (Bùi Đức Lũng, 1992).
Khả năng đồng hóa thức ăn của gà có liên quan chặt chẽ với mức năng
lượng và protein của khẩu phần. Hiệu quả sử dụng protein và axit amin tương
quan thuận với mức protein của khẩu phần (Bryan và cs, 1998).
Bagel và cs (1989) cho biết khi gà ăn khẩu phần có mức năng lượng cao
(3200 kcal/kg thức ăn) và mức protein cao (25- 24-21%) sẽ cho tăng trọng và
hiệu quả chuyển hóa thức ăn tốt nhất so với gà được ăn khẩu phần có mức năng
lượng và protein thấp hơn.
10
Khóa luận tốt nghiệp
Ngoài ra khả năng sinh trưởng của gia cầm còn bị ảnh hưởng rất lớn bởi
điều kiện chăm sóc, mùa vụ, khí hậu, phương thức chăn nuôi và thú y phòng
bệnh…
Nhiệt độ cao làm cho khả năng thu nhận thức ăn giảm dẫn đến tăng trọng
kém. Lewis và cs (1992) cho biết các giống khác nhau thì thời gian
chiếu sáng cũng cần khác nhau, đặc biệt là vào các tuần tuổi 9, 12, 15. Từ 9 tuần
tuổi nếu tăng thời gian chiếu sáng sẽ làm phát dục sớm.
Nguyễn Hữu Cường và cs (1996) nghiên cứu trên gà Broiler BE11V35 và
AV35 từ 1- 49 ngày tuổi cho biết khi mật độ nuôi cao tăng trọng sẽ giảm.
2.5. KHẢ NĂNG CHO THỊT
Khả năng cho thịt của gà broiler chính là khối lượng của chúng ở độ tuổi
giết thịt, đạt hiệu quả kinh tế cao.
Khả năng cho thịt của gà broiler được đánh giá bằng các chỉ tiêu chính
như khối lượng sống, khối lượng thân thịt, khối lượng thịt đùi và khối lượng thịt
lườn. Ngoài ra người ta còn tính thêm các chỉ tiêu khác như tỷ lệ phần ăn được,
tỷ lệ thân thịt, tỷ lệ thịt ngực và tỷ lệ mỡ bụng…
Chambers (1990) cho biết giữa các dòng gà luôn luôn có sự khác nhau về
di truyền năng suất thịt xẻ hay năng suất các phần thịt đùi, thịt ngực, cánh, chân,
hay phần thịt ăn được (không xương) và từng phần thịt, xương, da.
Kết quả nghiên cứu của David và Hutto (1953) ở con lai hai dòng gà
Newhamp Shire và Plymouth cho thấy ở gà broiler có sự tương quan dương giữa
khối lượng sống và năng suất thịt xẻ.
Các mức năng lượng, protein trong khẩu phần có ảnh hưởng đến năng suất
thịt. Mổ khảo sát gà broiler Ross 280 ở 8 tuần tuổi cho biết tỷ lệ thân thịt biến
động từ 72,69% - 74,59%, tỷ lệ thịt đùi là 20,51- 22,05% và tỷ lệ thịt ngực là
21,74- 23,18%.
Chất lượng thịt được phản ánh qua thành phần hóa học của thịt cũng có sự
khác nhau giữa các dòng, giống gia cầm và chế độ dinh dưỡng.
11
Khóa luận tốt nghiệp
Theo tài liệu của Chambers (1990) thì Prias (1984) đã xác định được hệ
số di truyền về thành phần trong thịt xẻ như sau: hàm lượng nước là 0,38%,
protein là 0,47%, mỡ là 0,48 và khoáng là 0,52%.
Chambers (1990) còn cho biết tốc độ sinh trưởng có tương quan âm với tỷ
lệ mỡ (-0.39) và tương quan dương với tỷ lệ protein (0,53), độ ẩm (0,32) và
khoáng tổng số (0,14).Ngoài thành phần hóa học, người ta còn có thể đánh giá
chất lượng thịt thông qua mùi vị, màu sắc, độ ngọt, độ mịn của sợi cơ và độ
cứng của thịt.
2.6. TIÊU TỐN THỨC ĂN
Chi phí thức ăn trong chăn nuôi gia cầm thường chiếm tới 60- 70% giá
thành sản phẩm, do vậy tiêu tốn thức ăn trên một đơn vị sản phẩm càng thấp thì
hiệu quả kinh tế càng cao và ngược lại.
Theo Chamners và cs (1984), hệ số tương quan giữa khối lượng cơ thể và
tăng trọng với tiêu tốn thức ăn thường rất cao (r = 0.5 - 0.9). Tương quan giữa
sinh trưởng và chuyển hóa thức ăn là âm và thấp (r = - 0.2 đến - 0.8). Wilson
(1969) đã xác định hệ số tương quan giữa khả năng tăng khối lượng cơ thể và
hiệu quả chuyển hóa thức ăn từ 1- 4 tuần tuổi (r = 0.5).
Đối với gia cầm nuôi thịt, tiêu tốn thức ăn thường được tính cho 1 kg tăng
trọng, phụ thuộc vào dòng, giống, tính biệt, độ tuổi… Các giống có tốc độ tăng
trọng nhanh sẽ tiêu tốn thức ăn ít hơn các giống có tốc độ tăng trọng thấp.
Những giai đoạn tuổi đầu tiên tiêu tốn thức ăn thấp hơn so với giai đoạn sau.
Ngoài ra tiêu tốn thức ăn của gia cầm còn phụ thuộc vào điều kiện khí
hậu, thời tiết, chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng, tình trạng sức khỏe…
2.7. SỨC SỐNG VÀ KHẢ NĂNG KHÁNG BỆNH CỦA GIA CẨM
Sức sống và khả năng kháng bệnh là chỉ tiêu quan trọng ảnh hưởng trực
tiếp tới hiệu quả chăn nuôi, bị chi phối bởi yếu tố di truyền và môi trường ngoại
cảnh. Johanson (1972) cho biết sức sống được thể hiện ở vật chất và được xác
12
Khóa luận tốt nghiệp
định bởi tính di truyền, có thể chống lại những ảnh hưởng bất lợi của môi
trường, cũng như ảnh hưởng khác của dịch bệnh. Sự giảm sức sống ở giai đoạn
hậu phôi có thể do tác động của các gen nửa gây chết, nhưng chủ yếu do tác động
của môi trường. Trần Đình Miên và cs (1995) cho biết các giống vật nuôi nhiệt đới
có khả năng chống bệnh truyền nhiễm, ký sinh trùng cao hơn so với các giống vật
nuôi ở xứ lạnh.
Theo Trần Long và cs (1994) thì hệ số di truyền sức sống của gà thấp (h
2
=0.1) nên sức sống chủ yếu phụ thuộc vào môi trường.
Động vật thích nghi tốt thể hiện sự giảm khối lượng cơ thể thấp nhất khi
bị stress, có sức sinh sản tốt, sức kháng bệnh cao, sống lâu và tỷ lệ chết thấp.
Sức đề kháng khác nhau ở các giống, các dòng, thậm chí giữa các cơ thể. Khi điều
kiện sống thay đổi gà lông màu có khả năng thích ứng tốt với môi trường sống.
2.8. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC
2.8.1. Tình hình nghiên cứu trong nước
Qua 20 năm đổi mới đến nay ngành chăn nuôi gia cầm đã đạt được nhiều
thành tựu to lớn, có nhiều công trình nghiên cứu, bảo tồn các nguồn gen quý
hiếm của các giống gà nội như: gà Ri, gà Hồ, gà Mía… nghiên cứu thích nghi và
đưa vào sản xuất các giống gà công nghiệp như: AA, Ross, ISA… gà trứng
thương phẩm 4 dòng cho năng suất 270 - 280 quả/ mái/ năm. Đồng thời với việc
nghiên cứu, đẩy mạnh chăn nuôi gà công nghiệp chuyên dụng, từ năm 1995
chúng ta đã tập trung nghiên cứu và phát triển các giống gà chăn thả năng suất
chất lượng cao trên phạm vi toàn quốc. Các giống gà Tam Hoàng, Kabir, Sasso,
Ai Cập cho chất lượng thịt, trứng ngon, năng suất cao, đang được thị trường
chấp nhận.
Các giống gà nội của Việt Nam có nhiều giống. Chúng có đặc điểm
chung là chịu đựng tốt khí hậu địa phương, dễ nuôi dưỡng, chăm sóc và các sản
phẩm thịt, trứng thơm ngon, có hương vị đặc trưng. Nhưng nhược điểm là khả
năng sinh sản kém, năng suất thấp. Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Đăng Vang
và cs (1999) cho biết khả năng sản xuất của gà Ri lúc 18 tuần tuổi, gà trống nặng
1675 g, gà mái nặng 1247 g, sản lượng trứng 100 quả/ mái/ năm; ở gà Đông Tảo
13
Khóa luận tốt nghiệp
lúc 22 tuần tuổi gà trống nặng 2530 g, gà mái nặng 1989 g (Nguyễn Đăng Vang
và cộng sự, 1999), sản lượng trứng gà Đông Tảo đạt 67,7 - 68,3 quả (Lê Viết
Ly và cộng sự, 2001); khối lượng cơ thể gà Mía lúc 14 - 15 tuần tuổi, gà trống
nặng 2175 g, gà mái nặng1740 g (Nguyễn Văn Thiện và Hoàng Phanh, 1999).
Trong thời gian qua chúng ta đã nhập nội và đưa vào sản xuất một số giống gà
lông màu, gà công nghiệp hướng trứng và hướng thịt có năng suất và chất lượng
cao, đã và đang được thị trường chấp nhận.
Giống gà Kabir nuôi thịt 8 tuần tuổi có khối lượng 1,99 kg với tiêu tốn thức ăn
2.06 kg/ kg tăng trọng (Trần Công Xuân và cs, 2007). Nhìn chung tình hình phát
triển và nghiên cứu gia cầm ở nước ta trong thời gian qua đã được nhiều kết quả to
lớn, thể hiện sự đa dạng về giống, năng suất, sản lượng được tăng cao.
2.8.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước
Các nước có ngành gia cầm phát triển ngoài công tác chọn tạo thành công
các giống gà công nghiệp có năng suất cao, một số nước trên thế giới đã tiến
hành nghiên cứu, chọn lọc, lai tạo thành công một số giống gà lông màu phù
hợp với phương thức nuôi chăn thả.
Tại Ixaren, công ty Kabir đã tạo ra giống lông màu thích nghi tốt trong
điều kiện khô nóng và cho năng suất cao, với 31 dòng gà chuyên dụng thịt lông
trắng và lông màu, trong đó có 13 dòng đã khai thác rất nổi tiếng như dòng
K400, K400N, K666N, K36, K123, K156, K368. Gà bố mẹ có năng suất trứng
70 tuần tuổi đạt 188 quả, gà thịt thương phẩm nuôi 63 ngày đạt 2,46 kg, tiêu tốn
2,28 kg TĂ/ kg tăng trọng.
Tại Pháp hãng Sasso tạo ra giống gà Sasso (gồm 17 dòng trống và 2 dòng
mái) với sản lượng trứng 180 - 200 quả/mái/năm, nuôi chăn thả lấy thịt 90 - 100
ngày đạt 2.1- 2.3 kg/con. Giống gà Ia- Ja 47 có hiệu quả sử dụng thức ăn rất tốt
từ 2.1- 2.2 kg TĂ/ kg tăng trọng. Khối lượng cơ thể ở 84 ngày tuổi đạt 2.2 kg.
Trung Quốc cũng thành công trong việc tạo ra các giống gà như: Tam Hoàng,
Ma Hoàng, Lương Phượng, Phật Sơn Hoàng… Đây là các giống gà có chất lượng
thịt thơm ngon, màu sắc lông đẹp, năng suất trứng đạt 135- 160 quả/ mái/ năm, nuôi
thịt 70 ngày đạt 1.5 - 1.6 kg/ con, phù hợp với phương thức nuôi chăn thả.
14
Khóa luận tốt nghiệp
PHÀN III
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
3.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Đàn gà Lông Cằm gồm 100 con được nuôi trong điều kiện tập trung
3.1.2. Địa điểm nghiên cứu
Gia đình anh Lưu Anh Đức, xã Quý Sơn, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang
3.1.3. Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 2 đến tháng 6 năm 2011
3.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Các chỉ tiêu nghiên cứu
- Đặc điểm ngoại hình
- Khối lượng cơ thể qua các tuần tuổi
- Thu nhận thức ăn (g/ con/ ngày)
- Tiêu tốn thức ăn/ 1 kg tăng trọng
- Tỷ lệ nuôi sống
- Kích thước các chiều đo cơ thể
- Khả năng cho thịt của gà lông cằm
3.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Theo dõi, thu thập số liệu về đặc điểm ngoại hình, khả năng sinh trưởng
và năng suất cho thịt của đàn gà Lông Cằm đuợc nuôi tại xã Quý Sơn, huyện
Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang.
3.3.1.Quy trình chăm sóc và nuôi dưỡng đàn gà
Đàn gà Lông Cằm được nuôi trên nền chuồng có đệm lót bằng trấu khô.
Chuồng thông thoáng tự nhiên, có luới sắt bao quanh và có bạt che vào những
15
Khóa luận tốt nghiệp
ngày mưa rét. Trong chuồng có hệ thống đèn điện chiếu sáng, máng ăn, máng
uống. Mái chuồng được làm bằng ngói giúp chống nóng trong mùa hè. Bên
ngoài là sân chơi, ngay sát chuồng sân chơi được lát gạch, phần còn lại là nền
đất. Chuồng trại được vệ sinh hàng ngày và hàng tuần được phun khử trùng
bằng thuốc sát trùng Iodine 10%, rắc vôi bột xung quanh chuồng nuôi.
Bảng 3.1: Quy trình vệ sinh phòng bệnh cho gà
Ngày Phòng bệnh Thứ tự Cách dùng
1 Bệnh Marek 1 lần Tiêm dưới da cổ
Bệnh cúm Lần 1
3 Bệnh Newcastle (ND) và Bệnh viêm phế
quản truyền nhiễm (IB)
Lần 1 Nhỏ mắt hoặc mũi
7 Bệnh Gumboro Lần 1 Nhỏ miệng
14 Bệnh Gumboro Lần 2 Uống
18 Bệnh Viêm thanh khí quản truyền nhiễm Lần 2 Nhỏ mắt hoặc mũi
21 Bệnh đậu gà (POX) 1 lần Chủng da cánh
Bệnh Newcastle (ND) và bệnh viêm phế
quản truyền nhiễm (IB)
Lần 2 Nhỏ mắt hoặc mũi
42 Bệnh Cúm Lần 2 Tiêm dưới da cổ
45 Bệnh Newcastle (ND) 1 lần Tiêm dưới da cổ
Quy trình dựa theo tài liệu hướng dẫn của công ty TNHH một thành viên
gà giống Dabaco.
Thức ăn nuôi gà là cám Dabaco.
16
Khóa luận tốt nghiệp
Bảng3.2: Tiêu chuẩn thức ăn hỗn hợp cho gà Lông Cằm
Thành phần dinh dưỡng Tuần tuổi
1 - 2 3 - 4 5 - 15
Năng lượng trao đổi (kcal/ kg) 3200 3200 3100
Đạm tối thiểu (%) 22,0 20,0 15
Xơ tối đa 4,0 3,8 5
Béo tối thiểu 5,5 5,3 4.8
Canxi 0,9 - 1,2 0,8 - 1 0,8-1.1
Photpho tối thiểu 0,8 0,76 0,7
Muối 0,32 - 0,38 0,36 - 0,4 0,38-0,42
Độ ẩm tối đa 13 13 13
- Giai đoạn 1- 4 tuần tuổi ( giai đoạn úm gà)
Gà mới nở đựoc úm trong quây cót, nền trấu khô, mùa đông lớp trấu phải
dày hơn mùa hè để giữ ấm cho gà. Đèn úm có công suất là 200W được treo giữa
quây, cách mặt trấu khoảng 30 cm. Phòng úm kín, không có gió lùa và đã được
sát trùng sạch sẽ. Máng ăn sử dụng khay tròn hoặc khay vuông, máng uống sử
dụng máng uống galon. Máng ăn và máng uống xen kẽ nhau để tiện cho gà ăn
uống, đỡ phải đi xa.
Khi thả gà vào quây,cho gà uống nước có pha thuốc bổ: đường glucoza
50g, Vitamin C 1g, B- Complex 1g/ 1 lít nước. Sau khi gà uống nước được vài
tiếng thì bắt đầu cho gà ăn. Thức ăn được đổ vừa phải và đổ nhiều lần trong
ngày để đảm bảo độ thơm ngon, kích thích tính thèm ăn của gà.
Yêu cầu về nhiệt độ quây úm trong giai đoạn úm
Tuần 1: 32- 33
0
C
Tuần 2: 30- 32
0
C
Tuần 3: 28- 30
0
C
Tuần 4: 25- 28
0
C
Quan sát gà, nếu thấy gà tản đều trong quây úm, ăn uống bình thường thì
gà bình thường. Nếu gà chụm lại quanh bóng đèn chứng tỏ gà lạnh, ta có thể
thêm đèn hoặc hạ thấp bóng đèn để tăng nhiệt cho gà. Gà tập trung lại quanh
17
Khóa luận tốt nghiệp
máng uống chứng tỏ gà thừa nhiệt, ta có thể nâng cao bóng đèn lên hoặc thay
bóng đèn úm có công suất nhỏ hơn để đảm bảo nhiệt độ đủ cho gà.
- Giai đoạn từ 5- 15 tuần tuổi
Từ 5 tuần tuổi gà được thả ra khỏi quây, chạy nhảy trong chuồng hoặc ở
ngoài sân chơi. Giai đoạn này cho gà ăn băng máng tròn P50.
3.3.2. Đặc điểm ngoại hình
Mô tả đặc điểm ngoại hình gà lông cằm dựa trên quan sát trực tiếp và
chụp ảnh
3.3.3. Khả năng sinh trưởng và sức sống của gà
* Tỷ lệ nuôi sống
Số gà còn sống cuối kì (con)
Tỷ lệ nuôi sống = x 100
Số gà nuôi đầu kì (con)
* Khối lượng cơ thể
Khối lượng cơ thể gà từ 1 ngày tuổi đến 15 tuần tuổi được cân vào buổi sáng
thứ 5 hàng tuần, trước khi cho ăn.
Gà mới nở được cân bằng cân điện tử có độ chính xác 0,01 g. Gà 1 đến 15
tuần tuổi được cân bằng cân đồng hồ có độ chính xác ± 5g.
* Kích thước các chiều đo cơ thể
Sử dụng thước dây để đo các chiều cơ thể
+ Dài lưng: từ đốt xương sống cổ cuối cùng đến đốt sống đuôi đầu tiên
+ Dài lườn: từ đầu xương lưỡi hái đến hết xương lưỡi hái
+ Vòng ngực: đo một vòng quanh ngực, sát nách gà
+ Dài cánh: từ mỏm xương bả vai đến đầu mút xương cánh
+ Dài đùi: từ khớp khuỷu đến khớp đùi gắn với xương chậu
+ Dài chân: từ khớp khuỷu đến sát bàn chân
+ Vòng ống chân: đo một vòng quanh ống chân, sát nơi các ngón chân
18