Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

KHAÛO SAÙT ÑAËC ÑIEÅM SINH HOÏC CON LAI GIÖÕA EÁCH ÑOÀNG VIEÄT NAM (Rana rugulosa Weigmanna, 1835) VAØ EÁCH THAÙI LAN (Rana tigerina tigrina Dubois, 1981)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.2 MB, 78 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM
KHOA THỦY SẢN
------oOo------

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:

KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CON LAI
GIỮA ẾCH ĐỒNG VIỆT NAM (Rana rugulosa
Weigmanna, 1835) VÀ ẾCH THÁI LAN
(Rana tigerina tigrina Dubois, 1981)

NGÀNH : NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
KHÓA : 2002 – 2006
SINH VIÊN THỰC HIỆN: DIỆP THÀNH TOÀN
NHUYỄN VĂN MINH TUẤN

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
2006


KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CON LAI
GIỮA ẾCH ĐỒNG VIỆT NAM (Rana rugulosa
Weigmanna, 1835) VÀ ẾCH THÁI LAN
(Rana tigerina tigrina Dubois, 1981)

Thực hiện bởi

Diệp Thành Toàn
Nguyễn Văn Minh Tuấn



Luận văn được đệ trình để hoàn tất yêu cầu cấp bằng Kỹ Sư Thủy Sản

Giáo viên hướng dẫn: Lê Thanh Hùng

Thành Phố Hồ Chí Minh
- 2006-


TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu “Khảo Sát Đặc Điểm Sinh Học Con Lai Giữa Ếch Đồng
Việt Nam (Rana rugulosa Weigmann, 1835) và Ếch Thái Lan (Rana tigerina tigrina
Dubois, 1981)” được thực hiện tại Trại Thực Nghiệm, Khoa Thủy Sản, Trường Đại
Học Nông Lâm Tp.Hồ Chí Minh, thời gian tiến hành từ ngày 05/04/2006 đến ngày
31/07/2006.
Đề tài tiến hành nhằm mục đích khảo sát khả năng lai tạo giữa hai loài ếch
đồng Việt Nam (Rana rugulosa) và ếch Thái Lan (Rana tigerina tigrina). Khảo sát
ảnh hưởng của hai loại thức ăn (thức ăn viên công nghiệp và thức ăn tươi sống) đến
sự tăng trưởng của con lai. Qua đó đánh giá khả năng tăng trưởng, thích nghi và sử
dụng thức ăn viên công nghiệp của con lai. Đồng thời khảo sát đặc điểm hình thái
của con lai so với bố mẹ.
Sau một tháng ương nuôi nòng nọc và ba tháng nuôi thịt ếch lai cho thấy khả
năng sử dụng thức ăn viên công nghiệp và thức ăn tươi sống của ếch lai là rất kém.
Đây là nguyên nhân làm cho trọng lượng, tỷ lệ sống và tỷ lệ biến thái của ếch lai
thấp hơn ếch Thái Lan.
Dựa trên kết quả ghi nhận được về đặc điểm hình thái cho thấy ếch lai có hình
dạng giống ếch đồng Việt Nam hơn ếch Thái Lan. Ngoài ra, ở ếch lai còn có những
điểm khác biệt về hình dạng với cả bố lẫn mẹ.

i



ABSTRACT

A study: “ Evaluating the biological characteristics of hydrid of local frog
(Rana rugulosa Weigmann, 1835) and Thai frog (Rana tigerina tigrina Dubois,
1981)” was carried out at Experimental Farm for Aquaculture, Faculty of Fisheries,
Nong Lam University from April 5th 2006 to July 31st 2006.
The study was carried out to evaluate the hydridization of two frog species;
influence of two feed types (pellet feed, live feed) on hydrid frogs’ growth;
whereby evaluated growth ability, adjusted to environment and the capacity of
hydrid frogs fed by pellet; and the study on morphology characteristics of hydrid
frogs with their parents.
After farming tadpoles in one month, and three month for frog let, the results
show that: The capacity of hydrid frogs fed by pellet and live feed was weak. That is
the reason caused their lower weight, survival rate, metamorphic rate were lower
than Thai frog.
Their form is similar to local frog more than Thai frog. Besides, they has
different characteristics with their parents.

ii


CẢM TẠ
Chúng tôi xin chân thành cảm tạ:
Cha mẹ và gia đình đã luôn ở bên cạnh động viên và hỗ trợ về tinh thần lẫn
vật chất cho con trong suốt những năm đi học cũng như tạo mọi điều kiện thuận lợi
nhất để con hoàn thành luận văn này.
Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh, Ban Chủ
Nhiệm Khoa Thủy Sản cùng toàn thể quý thầy cô Khoa Khoa Học và Khoa Thủy Sản

đã tạo mọi điều kiện và tận tình giảng dạy, truyền đạt kiến thức cho chúng tôi trong
suốt khóa học.
Chúng tôi xin gởi lòng cảm ơn sâu sắc đến thầy Lê Thanh Hùng đã tận tình
hướng dẫn, giúp đỡ chúng tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài tốt
nghiệp.
Đồng thời chúng tôi xin chân thành cám ơn anh Trần Văn Minh cùng với các
anh chị nhân viên của Trại Thực Nghiệm Thủy Sản Trường Đại Học Nông Lâm Tp.
Hồ Chí Minh và Trung Tâm Thông Tin Khoa Học và Công Nghệ Tp. Hồ Chí Minh
đã tạo mọi điều kiện và giúp đỡ chúng tôi thực hiện nghiên cứu này.
Chúng tôi xin gởi lời cám ơn đến các bạn sinh viên lớp Nuôi Trồng Thủy Sản
28 đã động viên, giúp đỡ chúng tôi trong thời gian học tập và quá trình làm đề tài.
Do thời gian thực hiện đề tài còn hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu
sót. Chúng tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của quý thầy cô
và các bạn để luận văn này được hoàn chỉnh hơn.

iii


MỤC LỤC
ĐỀ MỤC
TRANG ĐỀ TÀI
TÓM TẮT TIẾNG VIỆT .............................................................................. ii
TÓM TẮT TIẾNG ANH............................................................................... iii
CẢM TẠ ....................................................................................................... iv
MỤC LỤC .................................................................................................... v
DANH SÁCH CÁC BIỂU BẢNG................................................................. vii
DANH SÁCH ĐỒ THỊ................................................................................. viii
DANH SÁCH HÌNH ẢNH............................................................................ ix
I.


GIỚI THIỆU .................................................................................................. 1

1.1
1.2

Đặt Vấn Đề .................................................................................................... 1
Mục Tiêu Đề Tài ........................................................................................... 2

II.

TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................................... 3

2.1
2.1.1
2.1.2
2.1.3
2.1.4
2.1.5
2.1.6
2.1.7
2.1.8
2.2
2.3

Đặc Điểm Sinh Học của Ếch Thái Lan và Ếch Đồng Việt Nam.................... 3
Phân loại ........................................................................................................ 3
Tên đồng danh ............................................................................................... 3
Phân bố và môi trường sống........................................................................... 4
Đặc điểm hình thái của ếch Thái Lan và ếch đồng........................................ 5
Cơ quan hô hấp .............................................................................................. 8

Hệ sinh dục và sinh sản ................................................................................. 8
Vòng đời của ếch ........................................................................................... 9
Thức ăn và tập tính ăn của ếch ..................................................................... 11
Tình Hình Nuôi Ếch ...................................................................................... 11
Tình Hình Lai Tạo Giống ở Nhóm Lưỡng Thê Trên Thế Giới ..................... 12

III.

VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................... 14

3.1
3.1.1
3.1.2
3.2
3.2.1

Vật Liệu ........................................................................................................ 14
Thời gian và địa điểm ................................................................................... 14
Dụng cụ thí nghiệm ....................................................................................... 14
Phương Pháp Thí Nghiệm ............................................................................. 15
Khảo sát đặc điểm hình thái của ếch Thái Lan, ếch đồng Việt Nam và
ếch lai ........................................................................................................... 15
3.2.2 Lai tạo của ếch Thái Lan và ếch đồng Việt Nam ......................................... 16

iv


3.2.3 Bố trí thí nghiệm so sánh tăng trưởng của ếch lai với ếch Thái Lan ở giai đoạn
nòng nọc ........................................................................................................ 17
3.2.4 Bố trí thí nghiệm so sánh tăng trưởng của ếch lai với ếch Thái Lan giai đoạn

nuôi ếch thịt .................................................................................................. 20
3.2.5 Chăm sóc và quản ly..................................................................................... 20ù
3.3
Các Chỉ Tiêu Theo Dõi ................................................................................. 21
3.4
Phương Pháp Xử Liù Số Liệu ......................................................................... 21
IV.

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ...................................................................... 22

4.1
4.2
4.2.1
4.2.2
4.2.3
4.2.4
4.2.5
4.3
4.3.1
4.3.2
4.3.3
4.3.4

Sản Xuất Giống Ếch Lai ............................................................................... 22
Giai Đoạn Ương Nòng Nọc Ếch Lai và Ếch Thái Lan .................................. 23
Sự biến thái ................................................................................................... 23
Ương nuôi nòng nọc ếch Thái Lan................................................................ 24
Ương nuôi nòng nọc ếch lai 1 ....................................................................... 27
Ương nuôi nòng nọc ếch lai 2 ....................................................................... 30
So sánh sự tăng trưởng của nòng nọc ếch lai với ếch Thái Lan .................... 33

Giai Đoạn Nuôi Thịt Ếch Lai và Ếch Thái Lan............................................. 40
Nuôi thịt ếch Thái Lan .................................................................................. 40
Nuôi thịt ếch lai 1.......................................................................................... 42
Nuôi thịt ếch lai 2.......................................................................................... 43
So sánh trọng lượng, tỷ lệ sống giữa ếch lai 1 và ếch Thái Lan nuôi trong giai
treo trong ao đất ............................................................................................ 44
4.4
Khảo Sát Đặc Điểm Hình Thái của Ếch Đồng Việt Nam, Ếch Thái Lan và ếch
lai .................................................................................................................. 50
4.4.1 Giai đoạn nòng nọc ....................................................................................... 50
4.4.2 Giai đoạn ếch con và ếch trưởng thành......................................................... 51
4.4.3 Hình dạng lưỡi .............................................................................................. 55
V.

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................................ 66

5.1
5.2

Kết Luận ....................................................................................................... 66
Đề Nghị......................................................................................................... 67
TÀI LIỆU THAM KHẢO

v


DANH SÁCH CÁC BẢNG

Bảng 2.1
Bảng 4.1

Bảng 4.2
Bảng 4.3
Bảng 4.4
Bảng 4.5
Bảng 4.6
Bảng 4.7
Bảng 4.8
Bảng 4.9
Bảng 4.10
Bảng 4.11
Bảng 4.12
Bảng 4.13
Bảng 4.14

Tên đồng danh của ếch đồng Việt Nam và ếch Thái Lan ..............3
Kết quả sinh sản giữa ếch đồng và ếch Thái Lan...........................22
Sự biến thái của ếch lai và ếch Thái Lan .......................................23
Trọng lượng, tỷ lệ sống, tỷ lệ biến thái và độ lệch
chuẩn của nòng nọc ếch Thái Lan..................................................25
Trọng lượng, tỷ lệ sống, tỷ lệ biến thái và độ lệch
chuẩn của nòng nọc ếch lai 1 .........................................................27
Trọng lượng, tỷ lệ sống, tỷ lệ biến thái và độ lệch
chuẩn của nòng nọc ếch lai 2 .........................................................30
Sự phát triển của nòng nọc ếch lai và ếch Thái Lan
khi sử dụng thức ăn công nghiệp ....................................................33
Sự phát triển của nòng nọc ếch lai và ếch Thái Lan khi
sử dụng thức ăn trùn chỉ..................................................................37
So sánh tỷ lệ sống, trọng lượng và độ lệch chuẩn của ếch
Thái Lan với hai chế độ thức ăn khác nhau....................................41
So sánh tỷ lệ sống, trọng lượng và độ lệch chuẩn của ếch lai 1

với hai chế độ thức ăn khác nhau ...................................................42
So sánh trọng lượng, tỷ lệ sống và độ lệch chuẩn giữa ếch lai 1
và ếch Thái Lan theo thời gian nuôi ...............................................44
So sánh trọng lượng, tỷ lệ sống và độ lệch chuẩn giữa ếch lai 1
và ếch Thái Lan theo thời gian nuôi ...............................................47
Bảng so sánh đặc điểm hình thái nòng nọc ếch đồng, ếch Thái
Lan và ếch lai.................................................................................50
Một số chỉ tiêu của êùch Thái Lan, ếch đồng và ếch lai ..................52
Hình thái của ếch lai so với ếch Thái Lan và ếch đồng..................54

vi


DANH SÁCH CÁC ĐỒ THỊ

Đồ thị 4.1
Đồ thị 4.2
Đồ thị 4.3
Đồ thị 4.4
Đồ thị 4.5
Đồ thị 4.6
Đồ thị 4.7
Đồ thị 4.8
Đồ thị 4.9
Đồ thị 4.10
Đồ thị 4.11
Đồ thị 4.12
Đồ thị 4.13

Sự tăng trưởng trọng lượng của nòng nọc ếch Thái Lan.................26

Sự tăng trưởng theo trọng lượng của nòng nọc ếch lai 1 ................29
Sự tăng trưởng của nòng nọc ếch lai 2............................................32
Sự tăng trưởng của nòng nọc khi sử dụng thức ăn công nghiệp ......34
Tỷ lệ sống của nòng nọc khi sử dụng thức ăn công nghiệp ............35
Tỷ lệ biến thái của ếch khi sử dụng thức ăn công nghiệp...............36
Sự tăng trưởng của nòng nọc khi sử dụng thức ăn trùn chỉ ............38
Tỷ lệ sống của nòng nọc khi sử dụng thức ăn trùn chỉ....................39
Tỷ lệ biến thái của ếch khi sử dụng thức ăn trùn chỉ ......................40
Sự tăng trưởng của ếch khi sử dụng thức ăn công nghiệp ...............45
Tỷ lệ sống của ếch khi sử dụng thức ăn công nghiệp .....................46
Sự tăng trưởng của ếch khi sử dụng thức ăn cá tạp .........................48
Tỷ lệ sống của ếch khi sử dụng thức ăn cá tạp ...............................49

vii


DANH SÁCH CÁC HÌNH ẢNH

Hình 2.1
Hình 2.2
Hình 2.3
Hình 2.4
Hình 3.1
Hình 3.2
Hình 4.1
Hình 4.2
Hình 4.3
Hình 4.4
Hình 4.5
Hình 4.6

Hình 4.7
Hình 4.8
Hình 4.9
Hình 4.10
Hình 4.11
Hình 4.12
Hình 4.13
Hình 4.14
Hình 4.15
Hình 4.16
Hình 4.17
Hình 4.18
Hình 4.19

Hình thái ngoài của ếch Thái Lan ..................................................6
Hình dạng ngoài của ếch đồng Việt Nam.......................................7
Thời gian biến thái của ếch đồng ...................................................10
Vòng đời của ếch............................................................................10
Bể Composite dùng cho sinh sản nhân tạo .....................................17
Sơ đồ bố trí thí nghiệm ...................................................................19
Hình dạng nòng nọc vào giai đoạn mọc chân sau ..........................56
Hình dạng nòng nọc vào giai đoạn mọc chân trước ........................56
Hình dạng ếch vào giai đoạn biến thái ...........................................57
Vị trí lỗ mũi ếch Thái Lan và ếch lai 1...........................................57
Vị trí lỗ mũi ếch lai 2 và ếch Thái Lan...........................................58
Vị trí lỗ mũi ếch Thái Lan và ếch đồng..........................................58
Chiều dài đùi ếch đồng...................................................................59
Chiều dài đùi ếch lai 1 ...................................................................59
Chiều dài đùi ếch Thái Lan............................................................60
Chiều dài đùi ếch lai 2 ...................................................................60

Hình dạng lưỡi ếch lai 1 và ếch lai 2 ..............................................61
Hình dạng lưỡi each Thái Lan và ếch đồng....................................61
Vị trí xương lá mía của ếch lai 1 và ếch lai 1 .................................62
Vị trí xương lá mía của ếch Thái Lan và ếch đồng ........................62
Đùi ếch lai 1 ...................................................................................63
Đùi ếch lai 2 ...................................................................................63
Đùi ếch đồng ..................................................................................64
Đùi ếch Thái Lan............................................................................64
Hình dạng đầu ngón chân ếch ........................................................65

PHỤ LỤC

Phụ lục 1
Phụ lục 2
Phụ lục 3

Một số kết quả cân đo trọng lượng của ba loài ếch
Bảng thống kê tóm tắt về trọng lượng của ba loài ếch
Một số kết quả thống kê so sánh ba loài ếch

viii


I. GIỚI THIỆU
1.1

Đặt Vấn Đề

Trong những năm qua ngành thủy sản đã và đang phát triển mạnh mẽ. Trong
đó ngành nuôi các loài thủy sản nước ngọt góp phần không nhỏ trong vấn đề cung

cấp thực phẩm cho nhân dân và xuất khẩu. Trong các loài thủy sản nước ngọt được
nuôi thì nuôi ếch là một nghề không mới lạ đối với đa số người nông dân. Có điều
nghề này xưa nay ít được mọi người coi trọng so với các loài thủy sản khác.
Lẽ dễ hiểu, khi mà trước kia lượng ếch trong ruộng cũng như ngoài sông, suối
còn dồi dào nên người dân chưa nghó đến việc đào ao, xây bể nuôi ếch như hiện nay.
Trước đây, sản lượng ếch cung cấp cho thị trường vẫn chủ yếu dựa vào đánh
bắt tự nhiên. Nhưng gần đây, lượng thủy sản nói chung lượng ếch nói riêng không
còn nhiều như trước nữa, do khắp đồng ruộng nông dân quá lạm dụng thuốc bảo vệ
thực vật để trừ sâu, rầy,…phá hoại mùa màng đã vô tình tiêu diệt luôn ếch (Cục Bảo
Vệ Nguồn Lợi Thủy Sản). Bên cạnh đó do dân số ngày một gia tăng dẫn đến nhu cầu
tiêu thụ các loài thủy sản trong đó có loài ếch ngày càng cao làm cho việc lạm thác
loài này càng trở nên trầm trọng, nên việc nuôi đối tượng này đã được sự lưu ý và
quan tâm của nhiều người.
Tại nước ta, có nhiều cố gắng nuôi ếch đồng bằng phương pháp thủ công dân
gian với con giống tại chỗ, với thức ăn tự nhiên, nhưng việc nuôi ếch đồng không
phát triển vì tỷ lệ ếch nuôi chết khá cao, sản lượng thấp và không hiệu quả kinh tế.
Việc nuôi ếch thâm canh, sử dụng thức ăn công nghiệp nếu phát triển tốt, sẽ mở rộng
khả năng cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy chế biến thủy sản, cũng như giảm
áp lực khai thác trong thiên nhiên.
Ếch đồng Việt Nam (Rana rugulosa) là loài ếch phân bố phổ biến trên đồng
ruộng Việt Nam. Con giống ếch đồng Việt Nam được thu chủ yếu từ tự nhiên đem về
nuôi. Hiện nay, chưa có cơ sở sản xuất giống ếch đồng do việc nuôi ếch đồng không
đem lại hiệu quả kinh tế vì khả năng thích nghi của ếch kém với điều kiện nuôi giữ,
và do tập tính ăn mồi động nên việc cho ăn thức ăn nhân tạo rất khó khăn dẫn đến
ếch tăng trưởng kém và tỷ lệ sống thấp. Trái lại, Thái Lan đã phát triển nghề nuôi
ếch trong những năm gần đây với loài ếch Thái (Rana tigerina tigrina), có khả năng
sử dụng tốt thức ăn nhân tạo.
Với xu hướng đa dạng hóa vật nuôi và cây trồng để tăng hiệu quả sử dụng đất
nông nghiệp, việc đưa giống mới có giá trị kinh tế, phù hợp với môi trường là mục
tiêu quan trọng của phát triển nông nghiệp và thủy sản. Trong thời gian gần đây, ếch


-1-


Thái Lan du nhập vào nước ta được nuôi với hình thức công nghiệp nhằm thay thế
nguồn ếch bản địa đang bị suy giảm nghiêm trọng. Dựa vào tính tương đồng về các
yếu tố khí hậu giữa Việt Nam và Thái Lan (cùng nằm trong vành đai khí hậu nhiệt
đới nóng ẩm) chúng ta hy vọng loài ếch này sẽ thích nghi tốt với khí hậu nước ta.
Tuy nhiên trong quá trình nuôi, bên cạnh những ưu điểm của loài ếch này là
có thể sinh sản nhân tạo, sử dụng tốt thức ăn công nghiệp, lớn nhanh, kích thước
lớn,…thì chúng cũng xuất hiện những nhược điểm như: có tập tính ăn nhau, bụng to,
dễ bị bệnh,…vv.
Để khắc phục những nhược điểm đó, cũng như đa dạng hoá vật nuôi, người ta
đang cố gắng lai tạo giữa hai loài ếch đồng Việt Nam và ếch Thái Lan nhằm tạo ra
những thế hệ con lai có được những phẩm chất tốt của bố mẹ. Đối với ếch đồng Việt
Nam, chúng có khả năng thích nghi tốt với môi trường vì đây là loài ếch bản địa và
ếch Thái Lan thì lớn con, lớn nhanh nên có khả năng lai tạo giữa hai loài ếch này để
có thể tập trung được những tính trạng tốt (ưu thế lai) như thích nghi tốt với môi
trường, lớn nhanh và kích thước thương phẩm lớn hơn. Chính vì lý do đó, được sự cho
phép và phân công của Ban Chủ Nhiệm Khoa Thủy Sản Trường Đại Học Nông Lâm
chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài " Khảo Sát Đặc Điểm Sinh Học Con Lai Giữa
Ếch Đồng Việt Nam (Rana rugulosa Weigmann, 1835) Và Ếch Thái Lan (Rana
tigerina tigrina Dubois, 1981)".
1.2

Mục Tiêu Đề Tài
Qua thực hiện đề tài, chúng tôi mong muốn đạt được những mục tiêu sau:
- Khảo sát khả năng lai tạo giữa hai loài ếch đồng Việt Nam và ếch Thái Lan.

- Đánh giá khả năng tăng trưởng, thích nghi và khả năng sử dụng thức ăn công

nghiệp của con lai.
- Khảo sát đặc điểm hình thái của con lai so với bố meï.

-2-


II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1

Đặc Điểm Sinh Học của Ếch Thái Lan và Ếch Đồng Việt Nam

2.1.1 Phân loại
Ếch được phân loại như sau:
Ngành: Chordata
Nghành phụ: Craniae
Lớp: Amphibia
Bộ: Anura
Bộ phụ: Phaneroglossa
Họ: Ranidae
Giống: Rana
Loài: Rana rugulosa Weigmann, 1835 (ếch đồng Việt Nam)
Rana tigerina tigrina Dubois, 1981 (ếch Thái Lan)
2.1.2 Tên đồng danh
Việc phân loại ếch đồng và ếch Thái Lan khá phức tạp vì chúng có nhiều tên
đồng danh và theo nhiều tác giả khác nhau theo như bảng 2.1 sau đây:
Bảng 2.1 Tên đồng danh của ếch đồng Việt Nam và ếch Thái Lan
Ếch đồng Việt Nam

Ếch Thái Lan


Hoplobatrachus chinensis Obseck, 1765
Rana chinensis Obseck, 1765
Rana rugulosa Weigmann, 1835
Hydrostentor pantherinus Steindachner,
1867
Rana tigirina var. pantherina
Steindachner, 1867
Ran esculenta chinensis Wolterstorff, 1906
Rana burkilli Annandale, 1910
Rana rugulosa Annandale, 1918

Rana tigerina var. burkilli Boulenger,
1918

Rana typhonia Lineaus, 1758
Rana typhonius Schneider, 1799
Hoplobatrachus tigerinus Daudin, 1802
Rana tigerina Daudin, 1802
Rana tigrina Merrem, 1820
Rana picta Gravenhorst, 1829
Cystignathus typhonius Dumeril and
Bilron, 1841
Leptodactylus typhonius Fitzinger,
1843
Rana malabarica Kelaart, 1852

-3-


Rana tigerina var. pantherina Boulenger,

1920
Rana tigrina rugulosa Smith, 1930
Rana tigerina rugulosa Fang and Chang,
1931
Rana tigerina pantherina Taylor and Elbel,
1958
Euphlyctis tigerina rugulosa Poynton and
Broadley, 1985
Limnonectes rugulosus Dubois, 1987
Tigerina rugulosa Fei, Ye and Huang,
1991
Hoplobatrachus rugulosus Dubois, 1992
Hoplobatrachus chinensis Ohler, Swan and
Daltry, 2002

Rana gracilis var. pulla Stoliczka, 1870
Otilophus typhonius Peter, 1871
Oxyrhynchus typhonius Jimenez de la
Espada, 1875
Leptodactylus typhonius Boulenger,
1882
Rana tigerina Barbour, 1912
Rana tigrina Bolkay, 1915
Rana tigrina Boulener, 1920
Bufo typhonius typhonius Leavitt, 1933
Dicroglossus tigrinus Deckert, 1938
Rana tigrina tigrina Merten, 1969

Rana tigrina tigrina Dubois, 1974


Rana tigerina tigrina Dubois, 1981

Nguồn: Frogweb.Org – Species Synnonym Index
2.1.3 Phân bố và môi trường sống
2.1.3.1 Phân bố
Nhiệt độ thích hợp cho sự phát triển của ếch Thái Lan là từ 25-300C, phân bố
nhiều ở Thái Lan, Đài Loan,…Trên thế giới nhóm động vật ếch nhái có đến 2.000 loài
(Phạm Văn Trang và Phạm Báu, 1999).
Theo Ngô Trọng Lư (1999; trích bởi Lê Thanh Hùng, 2005) họ Ranidae là
một trong những họ lớn nhất của lớp ếch nhái, gồm 46 giống và 555 loài.
Ở Việt Nam, có khoảng 82 loài ếch nhái như ếch đồng, ếch vạch, ếch gai, ếch
cốm,…trong đó ếch đồng là loài có giá trị nhất và chúng thường tập trung ở các tỉnh
phía Nam (Phạm Văn Trang và Phạm Báu, 1999).
2.1.3.2 Môi trường sống
Ếch thường tập trung sống nơi đồng ruộng, ao hồ, dọc sông, suối, những nơi
ẩm ướt và có nguồn nước ngọt. Ếch là động vật lưỡng cư, sống ở cả hai môi trường
trên cạn và dưới nước. Ếch sống khá thụ động, chỉ quanh quẩn gần nơi ở. Ếch kém
chịu lạnh và nóng, không ưa đất, nước chua mặn.
-4-


Do thích sống yên tónh và cũng nhằm trốn tránh kẻ thù, ếch thường kiếm hang
để sống. Thông thường chúng chiếm hang cua (cua đồng) để ở sau khi ăn thịt chủ
nhà.
2.1.4 Đặc điểm hình thái của ếch Thái Lan và ếch đồng
2.1.4.1 Đặc điểm hình thái của ếch Thái Lan
Đầu tương đối hẹp dần về phía mõm. Miệng là một khe rộng đến mang tai
nên ếch đớp và giữ mồi được dễ dàng. Trước đầu mõm ở mặt lưng có một đôi lỗ mũi
ngoài. Mắt lớn và lồi ra có ba mí: mí trên phát triển, mí dưới không cử động, mí thứ
ba là một màng nhày ở góc mắt rất linh hoạt có thể phủ kín cả mắt. Sau mắt là màng

nhó tròn. Tuy nhiên mắt ếch chỉ nhìn rõ những con vật di động (hoặc màu đỏ, màu
xanh da trời). Còn những vật tónh, ếch lại phát hiện kém.
Ở cá thể đực, thềm miệng có hai túi âm, túi âm thanh được cấu tạo bằng một
màng mỏng có màu xám xanh hoặc đen. Khi ếch kêu, hai túi âm thanh phồng lên, có
tác dụng như một bộ phận cộng hưởng là tăng cường độ âm thanh. Xương lá mía có
hai hàng xiên rất lớn, viền trước của nó thấp hơn viền trước của lỗ mũi hầu.
Hàm dưới có hai chỗ nhô lên giống như răng hàm rất phát triển ở trước mõm
vừa khít với các lỗ ở hàm trên. Lỗ mũi nằm lệch về phía mắt hơn so với chóp mõm.
Ổ mắt hẹp hơn mí mắt trên, màng nhó dễ nhận thấy.
Thân ếch phủ da trần, thường xuyên ẩm ướt. Da ếch không dính liền với lớp
cơ bên dưới, dùng kẹp có thể nhấc da qua lại, tách hẳn với lớp cơ bên dưới. Da chỉ
gắn với lớp cơ bên dưới theo một vài đường nên tạo thành những xoang chứa đầy
bạch huyết góp phần làm da ếch luôn ẩm ướt thích ứng với sự vận chuyển và hô hấp.
Da ếch dày và sần sùi không trơn lán như ếch đồng. Lưng có màu xám nâu với những
vệt xám đen, trên lưng có những nếp da đứt đoạn chạy dọc, không có cơ quan đường
bên. Da bụng trắng, hai bên sườn đôi khi có màu vàng (tùy theo môi trường nước mà
ếch sinh sống). Cuối thân có một lỗ gọi là lỗ huyệt (nơi bài tiết phân, nước tiểu và
sản phẩm sinh dục).
Ếch Thái Lan là loại ếch có kích cỡ lớn, chiều dài cơ thể khoảng 8 – 15cm,
trọng lượng trung bình khoảng 200 – 400g, có cá thể lên tới 500g. Cơ thể ếch có thể
chia làm 3 phần sau: đầu, thân (cuối thân có lỗ huyệt) và tứ chi gồm hai chi trước và
hai chi sau.

-5-


Hình 2.1 Hình thái ngoài của ếch Thái Lan (Rana tigerina tigrina)
Chi trước có bốn ngón, chi sau có năm ngón, gốc ngón thứ nhất (ngón hướng
vào cơ thể ếch) hình thành một u lồi đã hóa sừng màu xanh đen, gọi là chai sinh dục,
chai sinh dục phát triển to trong mùa sinh sản, có vai trò như cái mấu, khi đực ôm cái,

hai cái cái mấu đó mắc vào cơ thể con cái làm cho động tác ôm con cái được chặt
hơn, làm hai tay không bị tuột. Ngón tay hình búp măng, không nở ra ở đầu, ngón thứ
hai ngắn hơn ngón thứ nhất và bằng ngón thứ tư. Các chi sau được nối với nhau bởi
một màng bơi phát triển, nhờ đó ếch Thái Lan bơi lội giỏi trong nước.
2.1.4.2 Đặc điểm hình thái của ếch đồng Việt Nam
Ếch đồng Việt Nam có tên khoa học là Rana rugulosa Weigmann, 1835 và
nhiều tên phân loại khác, người Kinh gọi là “ếch ruộng”, người Mường gọi là “ếch
cum”, người Thái gọi là “tu kộp”, người Tày gọi là “tu cốp”. Ếch đồng là loài ếch có
kích cỡ trung bình, chiều dài cơ thể khoảng 8 – 13cm, trọng lượng trung bình khoảng
38-80g, có cá thể lên đến 180g. Ếch đồng có thân ngắn và rộng, cổ không rõ ràng,
nhìn chung cơ thể ếch có thể chia làm 3 phần sau: đầu, thân (cuối thân có lỗ huyệt)
và tứ chi gồm hai chi trước và hai chi sau. Trên mặt lưng có những nếp da đứt đoạn
chạy dọc. Lưng màu nâu đất đến xám nhạt pha những vệt xám đen. Da bụng trắng,
hai bên sườn đôi khi có màu vàng (Trần Kiên, 1996).
Tương tự như ếch Thái Lan, ếch đồng có đầu tương đối hẹp dần về phía mõm.
Miệng là một khe rộng đến mang tai nên ếch đớp và giữ mồi được dễ dàng. Trước
đầu mõm ở mặt lưng có một đôi lỗ mũi ngoài. Mắt lớn và lồi ra có ba mí: mí trên phát
triển, mí dưới không cử động, mí thứ ba là một màng nhày ở góc mắt rất linh hoạt có

-6-


thể phủ kín cả mắt. Sau mắt là màng nhó tròn. Ở cá thể đực, thềm miệng có hai túi
âm, túi âm thanh được cấu tạo bằng một màng mỏng có màu đen. Khi ếch kêu, hai
túi âm thanh phồng lên, có tác dụng như một bộ phận cộng hưởng là tăng cường độ
âm thanh (Trần Kiên, 1996).
Xương lá mía có hai hàng xiên rất lớn, viền trước của nó ngang bằng với viền
trước của lỗ mũi hầu. Hàm dưới có hai chỗ nhô lên giống như răng hàm rất phát triển
ở trước mõm vừa khít với các lỗ ở hàm trên. Chiều rộng của đầu tại góc miệng ngang
bằng với khoảng cách giữa chóp mõm và vị trí hai chân trước, mõm ngắn và tròn. Lỗ

mũi nằm giữa mắt và chóp mõm. Ổ mắt hẹp hơn mí mắt trên, màng nhó dễ nhận thấy
bằng 3/4 đường kính của mắt (Trần Kiên, 1996).
Thân ếch phủ da trần, thường xuyên ẩm ướt. Da ếch không dính liền với lớp
cơ bên dưới, dùng kẹp có thể nhấc da qua lại, tách hẳn với lớp cơ bên dưới. Da chỉ
gắn với lớp cơ bên dưới theo một vài đường nên tạo thành những xoang chứa đầy
bạch huyết góp phần làm da ếch luôn ẩm ướt thích ứng với sự vận chuyển và hô hấp.
Da trên lưng có rất nhiều gờ nhỏ dài ngắn khác nhau rất dễ nhận thấy với nhiều nốt
sần nhỏ, không có nếp gấp ngang và nếp gấp bên hông. Trên lưng màu nâu với nhiều
đốm đen hơi tròn, không có cơ quan đường bên. Mặt dưới hơi trắng với những vân
màu nâu ở cổ và ngực, bắp đùi có nhiều vân màu nâu. Cuối thân có một lỗ gọi là lỗ
huyệt (nơi bài tiết phân, nước tiểu và sản phẩm sinh dục) (Trần Kiên, 1996).

Hình 2.2 Hình dạng ngoài của ếch đồng Việt Nam (Rana rugulosa)
Tương tự như ếch Thái Lan, chi trước của ếch đồng cũng có bốn ngón, chi sau
có năm ngón, gốc ngón thứ nhất (ngón hướng vào cơ thể ếch) có một mấu lồi có tên
gọi là chai sinh dục, chai sinh dục phát triển to trong mùa sinh sản có vai trò như cái
-7-


mấu, khi đực ôm cái, hai cái mấu đó mắc vào cơ thể con cái làm cho động tác ôm cái
được chặt hơn, làm hai tay không bị tuột. Ngón tay hình búp măng, không nở ra ở
đầu, ngón thứ hai ngắn hơn ngón thứ nhất và bằng ngón thứ tư . Các chi sau được nối
với nhau bởi một màng bơi phát triển, nhờ đó ếch đồng bơi lội giỏi trong nước. Chi
trước và chi sau ếch đồng không đủ sức đào hang (Trần Kiên, 1996).
2.1.5 Cơ quan hô hấp
Ếch là loài động vật lưỡng cư (vừa sống trên cạn vừa sống dưới nước) nên
ngoài hô hấp bằng phổi, ếch còn hô hấp qua da để cung cấp oxy. Da ếch có khả năng
vận chuyển 51% O2 và 86% CO2. Trên da ếch có nhiều mao mạch, oxy trong không
khí hòa tan vào chất nhầy trên da, thấm qua da và các mao mạch, còn CO2 thì theo
con đường ngược lại để ra ngoài. Do đó, nếu da ếch thiếu nước, bị khô thì ếch sẽ chết

(Phạm Văn Trang và Phạm Báu, 1999).
2.1.6 Hệ sinh dục và sinh sản
Ếch đẻ rộ vào mùa mưa, những đêm mưa rào chúng gọi nhau ra các đồng lúa,
đồng màu để đẻ. Tiếng kêu vang dậy không gian, đó là những tiếng kêu tỏ tình của
chúng trong đêm hội giao hoan. To mồm và lắm lời nhất là lũ ếch đực. Ếch đực kêu
to vang vọng là nhờ có hai túi kêu mỏng thông với xoang miệng như hai chiếc loa
thùng khuếch đại âm thanh. Những tiếng kêu là sự đấu khẩu giữa các con đực để
giành bạn tình, khiến con cái hướng theo tiếng gọi to nhất, gợi cảm nhất mà tìm đến
kết đôi. Những con đực yếu thế đành bỏ cuộc đi tìm đối tượng khác. Riêng con cái
không có túi âm thanh nên chúng chỉ kêu nhỏ nhẹ và rời rạt (Phạm Văn Trang Thông tin KHCN Thủy sản).
Bàn tay (chi trước) của ếch đực có chai sinh dục, chai này có sức truyền cảm
giới tính, dùng để bám vào ếch cái khi cặp đôi. Con cái bị kích thích sẽ đẻ trứng, con
đực cũng kịp thời phóng tinh lên trên để thụ tinh cho trứng. Đó là sự thụ tinh ngoài.
Trứng gặp tinh trùng thụ tinh và sau đó trương to lên dính vào nhau tạo thành đám
nổi trên mặt nước. Trứng ếch hình tròn, có hai phần trắng đen rõ rệt, một nửa màu
đen hướng lên trên gọi là cực động vật, một nửa sau màu trắng nằm phía dưới gọi là
cực thực vật (Phạm Văn Trang và Phạm Báu, 1999).
Ếch đồng một năm tuổi đẻ 2.500 – 3.000 trứng/năm, ếch 3-4 năm tuổi đẻ
4.000 – 5.000 trứng/năm ( Phạm Văn Trang và Phạm Báu, 1999).
Theo Lê Thanh Hùng (2005), ếch Thái Lan đẻ khoảng 6.700 – 12.000
trứng/kg eách caùi.

-8-


2.1.7 Vòng đời của ếch
Nòng nọc mới nở và giai đoạn mang ngoài: khi mới nở nòng nọc ếch chưa
hình thành đầy đủ, có đuôi đơn giản, đầu và thân chưa phân biệt rõ, miệng chưa hình
thành chỉ có cơ quan bám hình chữ V hay hình bán nguyệt nhờ đó nòng nọc bám vào
chất nhầy xung quanh trứng hoặc cây cỏ thủy sinh. Sau đó, mang ngoài màu đỏ phân

nhánh xuất hiện rõ ở hai bên cổ. Khi đó, chúng bắt đầu bơi lội được như cá nhờ sự
phát triển của vây đuôi (Trần Kiên, 1996).
Ở giai đoạn mang trong: mang ngoài tiêu biến xuất hiện hai nếp da phát triển
về phía sau che lấp mang ngoài. Sau cùng hai nếp da đó kết hợp với nhau để lộ ra lỗ
thở nằm ở phía bên trái của đầu. Dưới nếp da kể trên, trên các cung mang xuất hiện
các lá mang. Vì các lá mang không lộ ra ngoài mà bị che phủ bởi các nếp da, nên
được gọi là mang trong. Mang trong tồn tại đến giai đoạn cuối của sự biến thái. Cơ
quan bám ở giai đoạn này đã tiêu biến và thay thế vào đó là miệng hình phiểu có mỏ
sừng và nhiều răng nhỏ ở môi gọi là răng môi. Đuôi kéo dài và phát triển. Lỗ hậu
môn và mắt xuất hiện. Ấu trùng bơi lội dễ dàng trong nước (Trần Kiên, 1996).
Ở giai đoạn xuất hiện chi sau: chi sau thoạt đầu chỉ là mấu lồi ở hai bên thân
phía trước lỗ hậu môn. Sau đó, chúng phát triển dần các phần của một chi hoàn chỉnh.
Thoạt đầu khi mới xuất hiện, chi sau chưa hoạt động. Khoảng một tuần sau chúng
mới hoạt động và giúp cho nòng nọc bò được trên nền đáy (Trần Kiên, 1996).
Ở giai đoạn xuất hiện chi trước: khác với chi sau, chi trước sau khi xuất hiện
chúng hoạt động ngay. Nòng nọc ở giai đoạn này có thể bò được ở trên bờ, song
chúng chỉ loanh quanh bên bờ vực nước. Sự xuất hiện chi trước gắn liền với sự thoái
hoá vây đuôi, đồng thời có sự hình thành những cơ quan mới: mí mắt, lưỡi, phổi,…vv
(Trần Kiên, 1996).

-9-


Theo Trần Kiên (1996), sự phát triển của nòng nọc ếch đồng qua các giai đoạn sau:
Ếch bố mẹ

Trứng
(7 – 8 giờ)

Nòng nọc mang ngoài

(2 – 6 ngày)

Nòng nọc mang trong
(8 – 11 ngày)

Ếch trưởng thành

Ếch con

Nòng nọc hai chân sau
(4 – 8 ngày)

Nòng nọc hai chân trước
(4 – 8 ngày)

Hình 2.3 Thời gian biến thái của ếch đồng khoảng 40-50 ngày (Trần Kiên, 1996)
Đời sống lưỡng cư
Đời sống dưới nước

Hình 2.4 Vòng đời của ếch (Trần Kiên, 1996)

- 10 -


Ấu trùng nòng nọc ếch đồng Việt Nam có thể sau ba tuần thì nòng nọc biến
thái thành ếch con. Sau khoảng bốn đến sáu tháng nuôi thì ếch đạt kích cỡ thương
phẩm 80-100 g/con (Trần Kiên, 1996). Với ếch Thái Lan, trứng thụ tinh sẽ nở sau 1838 giờ, nòng nọc biến thái trong khoảng 28-36 ngày thành ếch con và đạt kích cỡ
thương phẩm 300-400 g/con sau 4-5 tháng nuôi (Putsatee và ctv.,1995).
2.1.8 Thức ăn và tập tính ăn của ếch
Ếch là loài động vật thích ăn mồi sống di động, bắt mồi có kích cỡ thích hợp.

Bằng cách nuốt mồi và với miệng rộng, ếch có thể nuốt những con mồi cỡ lớn như
cua đồng hoặc những con mồi có cơ thể dài như giun đất. Thức ăn của ếch trong tự
nhiên bao gồm các sinh vật nhỏ di động như các loài: cánh cứng, cánh thẳng (châu
chấu, cào cào, dế, chuồn chuồn); cánh vảy (bướm, đặc biệt là bướm đêm); nhiều chân
(cuốn chiếu); giáp xác (tôm, cua); thân mềm (ốc); giun đất và sâu quy (Trần Kiên,
1996). Còn trong môi trường nuôi giữ thì đối với ếch Thái Lan chúng sử dụng được
thức ăn công nghiệp, riêng đối với ếch đồng thì không sử dụng được, trong mô hình
nuôi ếch đồng thì chúng được cho ăn thức ăn trộn giữa cám gạo, bột ngô, bột ngũ cốc
với cá, tôm, tép…vv.
Ếch là loài có khả năng nhảy xa, bơi lội giỏi, song thực chất chúng sống khá
thụ động, chỉ quan quẩn gần nơi ở, ếch thường ngồi một chỗ để quan sát những con
mồi di động, khi con mồi tiến lại gần, ếch ngóc đầu lên và phóng lưỡi ra như một tia
chớp dính lấy con mồi, cuốn ngay vào miệng rồi dồn sức nhắm mắt nuốt chửng con
mồi (Trần Kiên, 1996).
Trong điều kiện đã thuần hóa, nhu cầu dinh dưỡng của một số loài ếch đã
được xác lập ở giai đoạn nòng nọc và ếch con. Theo Claudia Carmona, Osalde và ctv
(1995), thử nghiệm nuôi ếch với sáu mức độ protein khác nhau: 30%, 35%, 40%,
45%, 50% và 55% cho nòng nọc của ếch bò (Rana catesbeiana) để kiểm tra thời gian
biến thái. Kết quả thí nghiệm cho thấy khẩu phần có hàm lượng protein 45%, 50%,
55% thì ếch biến thái đạt tỉ lệ hơn 50% ở tuần nuôi thứ sáu. Khi khẩu phần có hàm
lượng protein thấp còn 40% thì ếch biến thái khoảng 50% ở tuần nuôi thứ bảy và khi
hàm lượng protein còn 30% và 35% thì ếch có tỉ lệ biến thái nhỏ hơn 50% ở tuần thứ
10. Kết quả trên cho thấy hàm lượng prtoein trong thức ăn của nòng nọc rất cao trung
bình 45%. Hàm lượng này ảnh hưởng rất lớn đến sự tăng trọng, biến thái, và tỷ lệ
sống của nòng nọc.
2.2

Tình Hình Nuôi Ếch

Trong những năm gần đây nước ta đã phát triển nghề nuôi ếch đồng, điển

hình như ở Đông Anh (Hà Nội), Hiệp Hà, Yên Phong (Hà Bắc), Tử Lộc (Hải Hưng),
Thanh Tất (Hà Tây) và một số tỉnh ở miền Nam. Thông thường, người nông dân nuôi
theo phương pháp thủ công dân gian, nguồn giống chủ yếu bắt ngoài tự nhiên. Sử
- 11 -


dụng thức ăn là những loài côn trùng như sâu bọ, giun, bướm đêm… và các loài cá tạp.
Tuy nhiên trên thực tế, sản lượng ếch từ trước đến nay vẫn phụ thuộc chủ yếu vào bắt
ngoài tự nhiên. Việc nuôi thường không đem lại hiệu quả kinh tế cao do tỷ lệ sống
thấp, sản lượng thấp và đặc biệt là vấn đề thức ăn của ếch (Lê Thanh Hùng, 2005).
Thái Lan đã phát triển nghề nuôi ếch trong những năm gần đây với loài ếch
Thái Lan (Rana tigerina tigrina). Trong năm 1995, Thái Lan đã có trên 300 trại nuôi
ếch với qui mô công nghiệp. Ếch được nuôi chủ yếu trong các bể xi măng, mật độ 6080 con/m2. Thức ăn viên nổi được sử dụng có hàm lượng protein từ 40% (nòng nọc)
đến 25% (ếch lớn). Sau bốn đến năm tháng nuôi trọng lượng một con có thể đạt 300400g (Putsatee và ctv.,1995).
2.3

Tình Hình Lai Tạo Giống ở Nhóm Lưỡng Thê Trên Thế Giới

Bộ có đuôi ở Châu Âu có thể lai tạo được trong tự nhiên. Năm 1883, Héron
Royer mô tả sự lai tạo giữa hai họ Rana fusca và Pelobates fuscus, những tính trạng
trội của cha, mẹ đã được thể hiện ở con cái. Lai chéo giữa hai loài của Discoglossus
và giữa hai loài của Bufo đã tạo ra con lai có những tính trạng của mẹ (Héron Royer,
1891; trích bởi Đỗ Ngọc Hải, 2005). Trong số các loài ếch được nghiên cứu, chỉ Rana
arvalis (con cái) lai với Rana fusca (con đực) và Bufocommunis (con cái) lai với Bufo
viridis (con đực) là phát triển thành con lai khoẻ mạnh. Trong một vài trường hợp,
việc lai chéo giữa Rana và Bufo đã tạo ra con lai thực sự nhưng phát triển không tốt.
Thông thường, lai tạo giữa các giống hoặc họ, nếu thành công con lai cũng sẽ chết vì
chất nhân của con đực không được chuyển giao. Điều này được thể hiện khi lai Bufo
communis (con cái) với Pelobates fusca (con đực) thì nhân của tế bào soma chỉ có
kích cỡ bằng một nửa của cóc bình thường và do dó được gọi là thể đơn bội. Tuy

nhiên, trong trường hợp khác, chúng có kích cỡ bình thường gọi là thể lưỡng bội. Kích
cỡ nhân tương tự cũng có ở thế hệ con khi tinh trùng được chiếu xạ. Những thí
nghiệm trước đây đã chỉ ra rằng, tinh trùng không hoạt động thì số lượng nhiễm sắc
thể của thể lưỡng bội có thể khôi phục bằng cách nhân đôi số lượng nhiễm sắc thể.
Sự hoàn lại số lượng của thể lưỡng bội tương tự cũng có thể xảy ra ở trứng trinh sản
sau khi dùng kim tiêm lấy vật chất nhân (Parmenter, 1920; trích bởi Đỗ Ngọc Hải,
2005). Theo Hertwig (1918; trích bởi Đỗ Ngọc Hải, 2005) đã chỉ ra rằng, trong tất cả
trường hợp lai giữa giống là những trường hợp tinh trùng hoạt hóa trứng mà không có
sự kết hợp của tinh trùng. Rõ ràng, vật chất nhân của những loài tách biệt thì không
thể tương thích và không thể xâm nhập để tạo thành hợp tử. Không có nhiều nghiên
cứu về tổ chức để xác định sự kết hợp của gen như thế nào. Thông thường các con lai
của bộ có đuôi thường phát triển chậm và chết vào lúc tạo phôi vị. Rõ ràng, vật chất
nhân của tinh trùng vào trong trứng lạ thì không thể sử dụng noãn hoàng của trứng
này. Kích thước tế bào có khác nhau ở những loài có quan hệ gần gũi như Bufo
vulgaris và Bufo viridis. Hertwig (1930; trích bởi Đỗ Ngọc Hải, 2005) cho rằng số
lượng vật chất nhân có thể là yếu tố điều hòa tốc độ tạo ra noãn hoàng. Nếu nhân
chuyển giao vật chất nhân của nó tỷ lệ với thể tích của nó, một trong những lý do

- 12 -


chính yếu của của con lai là sự phát triển có thể dừng lại do số lượng vật chất nhân và
noãn hoàng không tương đồng.
Nghiên cứu về sự lai tạo có tầm quan trọng đối với nguồn gốc của loài. Lai
hai loài sa giông Châu Âu Triturus cristatus và Triturus marmoratus tạo ra loài khác
biệt, Triturus blasii. Loài này không được coi là loài riêng biệt trong một số hệ thống
phân loại. Những thí nghiệm kiểm chứng còn thiếu nhưng chắc chắn rằng sự lai tạo
thường xảy ra trong tự nhiên ở những vùng mà hai loài có quan hệ rất gần. Lai tạo có
thể kết hợp những tính trạng có lợi và nếu môi trường cho phép nhiều loài lai có thể
được phân lập nguồn giống và một loài mới bắt đầu (Noble, 1954; trích bởi Đỗ Ngọc

Hải, 2005).

- 13 -


III. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1

Vật Liệu

3.1.1 Thời gian và địa điểm
- Thời gian thực hiện từ tháng 04/2006-07/2006.
- Địa điểm thực hiện đề tài tại trại thực nghiệm Khoa Thủy Sản Trường
Đại Học Nông Lâm.
3.1.2 Dụng cụ thí nghiệm
Các dụng cụ dùng trong thí nghiệm bao gồm:
- Cân điện tử loại 200g có hai số lẻ.
- Cân đồng hồ loại 1kg.
- Thùng nhựa loại 80 lít.
- Thuốc Chlorine dùng để khử trùng nước và dụng cụ.
- Thước đo của Trung Quốc.
- Dao, kéo
- Nhiệt kế
Và một số dụng cụ cần thiết khác.
3.1.2.1 Nguồn ếch bố mẹ
a) Ếch Thái Lan
Ếch bố mẹ Thái Lan được tuyển chọn từ nguồn ếch bố mẹ có sẵn ở trại thực
Nghiệm Khoa Thủy Sản Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh. Ếch
Thái Lan được nuôi hậu bị trong các bể xi măng với mật độ 100-120 con/m2, nuôi
chung ếch đực và ếch cái. Sau khi nuôi được 8-9 tháng, tách nuôi riêng ếch đực và

ếch cái trong từng bể xi măng. Ếch được nuôi vỗ với thức ăn viên 22-25% protein sử
dụng cho cá da trơn. Thỉnh thoảng bổ sung thêm vitamin và premix cũng như cho ăn
- 14 -


thêm cá tạp để giúp ếch có đầy đủ dinh dưỡng. Sau thời gian nuôi 12 tháng tuổi, ếch
có thể cho sinh sản được.
Vào mùa sinh sản chọn ếch bố mẹ theo tiêu chuẩn ếch đực phải khỏe mạnh,
có túi âm, có chai sinh dục ở gốc ngón tay thứ nhất của chi trước. Chọn những con
lớn nhất trong đàn, thường xuyên kêu “ ọp ọp”. Con cái có bụng to, quan sát có dáng
chậm chạp. Do cấu tạo ống dẫn trứng của ếch rất khác với các loài cá, nên không thể
dùng que thăm trứng để xác định sự thành thục của trứng để lựa chọn ếch cho đẻ. Để
đánh giá sự sẵn sàng tham gia sinh sản của ếch chỉ sử dụng phương pháp kích thích
nước và lựa những con cái chịu bắt cặp để cho đẻ. Ếch sau khi bắt cặp được cho vào
từng bể composite có thể tích 500 lít để theo dõi kết quả sinh sản.
b) Ếch đồng Việt Nam
Ếch được mua từ những người đi đặt lộp, đi soi ở tỉnh Long An. Sau đó đem về
bỏ vào trong các bể Composite từ một đến hai ngày cho chúng quen dần và tiến hành
sinh sản ngay. Một số khác dùng để đo một số chỉ tiêu như: chiều dài thân, chiều dài
đùi, vòng bụng,…vv.
3.1.2.2 Nguồn nước cấp
Nguồn nước cấp là nước sinh hoạt của Thành Phố (được trữ trong các bể có
sục khí để bay hết Chlor) và nước từ hồ Đất bên cạnh trại thực nghiệm nuôi Thủy
Sản.
3.2

Phương Pháp Thí Nghiệm

3.2.1 Khảo sát đặc điểm hình thái của ếch Thái Lan, ếch đồng Việt Nam và
ếch lai.

Các chỉ tiêu được khảo sát:
Chiều dài thân.
Chiều dài đùi.
Vòng bụng.
Khoảng cách từ mũi đến chóp mõm.
Khoảng cách từ mũi đến mắt.
Khoảng cách từ mũi đến giữa maét.
- 15 -


×