Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

ÑAÙNH GIAÙ TIEÀM NAÊNG NUOÂI TOÂM THEÛ CHAÂN TRAÉNG(Penaeus vannamei) ÔÛ TÆNH ÑOÀNG NAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.8 MB, 64 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM
KHOA THỦY SẢN
YZ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:

ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG NUÔI TÔM THẺ
CHÂN TRẮNG(Penaeus vannamei)
Ở TỈNH ĐỒNG NAI

NGÀNH: NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
KHÓA: 2002 – 2006
SINH VIÊN THỰC HIỆN: ĐOÀN MINH TRÍ

TP. HỒ CHÍ MINH
09/2006


ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG NUÔI TÔM THẺ
CHÂN TRẮNG (Penaeus vannamei) Ở TỈNH ĐỒNG NAI

Thực hiện bởi

Đoàn Minh Trí

Luận văn được đệ trình để hoàn tất yêu cầu cấp bằng Kỹ Sư Thủy Sản

Giáo viên hướng dẫn: Phạm Văn Nhỏ


Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 9/2006


TÓM TẮT
“Đánh giá tiềm năng nuôi tôm thẻ chân trắng ở Đồng Nai”

Mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng ở Đồng Nai đang phát triển tại 2 xã Long
Phước và Phước Thái (huyện Long Thành), và đang mở rộng diện tích nuôi ở xã Long
Thọ, xã Phước An (huyện Nhơn Trạch). Khu vực nuôi nằm cặp theo dòng sông Thò
Vải, có điều kiện thuận lợi cho nghề nuôi thủy sản nước lợ, đặc biệt là nghề nuôi tôm
thẻ chân trắng thâm canh.
Đây là khu vực mà người nuôi có trình độ học vấn tương đối còn thấp cấp II,
cấp III và đại học chỉ chiếm 55%, đa số đều nằm trong độ tuổi vừa có sức khỏe vừa có
suy nghó, lập luận chính chắn (độ tuổi từ 30 – 50 chiếm 80%). Hầu hết lao động làm
thuê trong nông hộ là nam giới có sức khỏe dồi dào.
Về mặt kỹ thuật, những người nuôi đa số xuất thân từ những người nuôi tôm sú
trước đây, có kinh nghiệm từ 5 năm trở lên chiếm 55%; còn lại là những người chưa có
kinh nghiệm nuôi chiếm 45%. Không có hoạt động của công tác khuyến ngư ở vùng
này. Các nguồn học hỏi chính là đi tham quan các mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng,
kết hợp với kinh nghiệm nuôi tôm sú lâu năm, đồng thời những người xung quanh.
Thời gian để nuôi một vụ tôm thẻ là khá ngắn, thường kéo dài từ 80 – 90 ngày
nuôi, vì vậy mà người ta có thể nuôi được từ 3 – 4 vụ/năm. Mật độ nuôi rất cao từ 80 –
100 con/m3, năng suất đạt từ 8 – 9 tấn/ha/vụ. Tôm thẻ chân trắng hiện nay chưa đáp
ứng đủ nhu cầu về số lượng con giống cũng như chất lượng. Tình hình dòch bệnh xảy ra
trên xảy ra trên đối tượng là rất ít, chỉ một vài bệnh thông thường.

- ii -



ABSTRACT
“Evaluation of white – leg shrimp culture potential in Dong Nai province”
White – leg shrimp culture has been developed in Long Phuoc and Phuoc Thai
communes (Long Thanh District) and expading in Long Tho and Phuoc An Communes
(Nhon Trach District) of Dong Nai province.
Education degree of shrimp culture farmer was relatively low (II, III and
University levels, 55%). Age category of 30 – 50 years old of the farmers was 80%.
Most of hired labours was male with education level of secondary high school and up.
Experiment of the farmers was more than 5 years (55%), source of white – leg
shrimp technique of the farmers mainly farmer visiting to other farmers and learning
by themselves.
The time for a crop white – leg shrimp was quite short, about 80 – 90 days. So
the people can apply from 3 – 4 crop/year. Stocking densily was high, 80 – 100
shrimp/m2 with a yield of 8 – 9 tons/ha.crop. The farmers have been facing problems
of low quaity seed and diseases of culture shrimp.

- iii -


CẢM TẠ
Tác giả xin chân thành gửi lời cảm ơn đến:
Ban Giám Hiệu Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh.
Quý thầy cô khoa Cơ bản, khoa Thủy sản đã tận tình truyền đạt kiến thức cho
tác giả trong suốt thời gian qua.
Thầy Phạm Văn Nhỏ đã tận tình hướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi cho tác
giả hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp này.
Các anh chò công tác tại các phòng ban, Chi Cục Bảo Vệ Nguồn Lợi Thủy Sản,
Phòng Thủy Sản, Ủy Ban Nhân Dân xã Long Phước huyện Long Thành đã hổ trợ
chúng tôi trong suốt thời gian điều tra tại đòa phương.
Gia đình các hộ nuôi tôm đã tận tình cung cấp các số liệu để chúng tôi hoàn

thành tốt đề tài.
Nhân đây tác giả xin chân thành cảm ơn gia đình, các anh chò, các bạn sinh
viên trong và ngoài lớp đã động viên, giúp đỡ tác giả trong suốt thời gian học tập và
thực hiện đề tài.
Do thời gian thực hiện đề tài ngắn, trình độ còn hạn chế và bước đầu làm quen
với công tác nghiên cứu khoa học, mặc dù có nhiều cố gắng với đề tài nhưng chúng tôi
không tránh khỏi những sai sót, kính mong nhận được sự góp ý nhiệt tình của quý thầy
cô và các bạn để luận văn của chúng tôi hoàn chỉnh hơn.

- iv -


MỤC LỤC
ĐỀ MỤC

TRANG

TÊN ĐỀ TÀI
TÓM TẮT TIẾNG VIỆT
TÓM TẮT TIẾNG ANH
CẢM TẠ
MỤC LỤC
DANH SÁCH CÁC BẢNG
DANH SÁCH CÁC ĐỒ THỊ VÀ HÌNH ẢNH

i
ii
iii
iv
v

viii
ix

I.

GIỚI THIỆU

1

1.1
1.2

Đặt Vấn Đề
Mục Tiêu Đề Tài

1
2

II.

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

3

2.1
2.1.1
2.1.2
2.2
2.3
2.3.1

2.3.2
2.3.3
2.3.4
2.3.5
2.3.6
2.3.7
2.3.8
2.3.9
2.4
2.4.1
2.4.2

Giới Thiệu Về huyện Long Thành – Đồng Nai
Điều kiện tự nhiên
Điều kiện Kinh Tế – Xã Hội
Lòch Sử Phát Triển Nghề Nuôi Tôm Thẻ
Đặc Điểm Sinh Học của Tôm Thẻ Chân Trắng
Phân loại
Phân bố
Các yếu tố về môi trường sống
Tính thích ứng với môi trường sống
Tập tính ăn của tôm thẻ chân trắng
Sinh trưởng
Sinh sản
Ưu điểm của tôm thẻ so với tôm sú
Khía cạnh cần xem xét khi du nhập và mở rộng diện tích nuôi ở Việt Nam
Các Mô Hình Nuôi Trên Thế Giới Và Việt Nam
Trên Thế Giới
Ở Việt Nam


3
3
4
4
5
5
6
6
7
7
7
8
8
8
9
9
9

-v-


III.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

11

3.1
3.2
3.2.1

3.2.2
3.3
3.3.1
3.3.2
3.4
3.5
3.5.1
3.5.2

Thời Điểm Và Đòa Điểm Điều Tra
Tư Liệu
Ao nuôi
Các dụng cụ kiểm tra chất lượng nước và thu mẫu
Phương Pháp Điều Tra Và Thu Thập Số Liệu
Số liệu thứ cấp
Số liệu Sơ cấp
Phương Pháp Xử Lý Số Liệu
Phương Pháp Phân Tích
Phân tích các yếu tố Kinh Tế - Xã Hội và kỹ thuật
Phân tích các yếu tố kinh tế

11
11
11
11
12
12
12
14
15

15
15

IV.

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

16

4.1
4.1.1
4.1.2
4.1.3
4.1.4
4.1.5
4.1.6
4.2
4.2.1
4.2.2
4.2.3
4.3
4.3.1
4.3.2
4.3.3
4.3.4
4.3.5
4.4
4.5
4.6
4.6.1

4.6.2
4.7

Đặc Điểm Kinh Tế - Xã Hội Của Các Hộ Nuôi Tôm Thẻ
Trình độ học vấn
Độ tuổi và giới tính của chủ hộ
Kinh nghiệm nuôi tôm
Lao động thuê trong nông hộ
Các nguồn học hỏi kỹ thuật
Thức ăn sử dụng trong nông hộ
Công Trình Ao Nuôi
Thiết kế và xây dựng ao
Chuẩn bò ao
Chọn và thả giống
Kết Quả Vụ Nuôi
Các thông số môi trường ao nuôi
Thức ăn và cách cho ăn
Tốc độ tăng trưởng
Thu hoạch và tỉ lệ sống
Những hiện tượng bất thường trong ao nuôi tôm
Phân tích hiệu quả kinh tế
Những khó khăn của các chủ hộ nuôi tôm
Đánh giá chung mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng tại Đồng Nai
Thuận lợi
Khó khăn
Tiềm năng nuôi trồng thủy sản nước lợ tại Đồng Nai

16
16
17

17
18
18
19
19
19
22
24
26
26
29
31
32
33
34
36
37
37
37
38

- vi -


V.

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

5.1
Kết Luận

5.2
Đề Nghò
TÀI LIỆU THAM KHẢO

39
39

PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1
PHỤ LỤC 2
PHỤ LỤC 3
PHỤ LỤC 4
PHỤ LỤC 5
PHỤ LỤC 6

39

Bảng điều tra các hộ nuôi tôm thẻ tại huyện Long Thành
Thông tin về các hộ nuôi
Thông tin về các ao nuôi
Thông tin về quá trình nuôi
Thông tin về hiệu quả kinh tế của nghề nuôi tôm thẻ
Bảng theo dõi thức ăn và sự tăng trọng của 4 ao nuôi

- vii -


DANH SÁCH CÁC BẢNG

BẢNG


NỘI DUNG

TRANG

Bảng 3.1
Bảng 3.2
Bảng 4.1
Bảng 4.2
Bảng 4.3
Bảng 4.4
Bảng 4.5
Bảng 4.6
Bảng 4.7
Bảng 4.8
Bảng 4.9

Thành phần dinh dưỡng của thức ăn UP
Theo dõi thời gian chạy quạt
Thông tin về chủ hộ nuôi
Kinh nghiệm nuôi tôm (năm)
Tổng hợp thông tin về số lao động
Sử dụng thức ăn cho tôm thẻ chân trắng
Hiệu quả của việc sử dụng thức ăn
Tỷ lệ sống của tôm ở các ao
Chi phí cố đònh trung bình cho 1ha diện tích nuôi trong một vụ
Chi phí sản xuất trung bình cho 1ha diện tích nuôi vụ 2 năm 2006
Kết quả trung bình của 1ha diện tích nuôi vụ 2 năm 2006

- viii -


13
14
16
17
18
19
30
32
34
35
35


DANH SÁCH ĐỒ THỊ VÀ HÌNH ẢNH
ĐỒ THỊ

NỘI DUNG

TRANG

Đồ thò 4.1
Đồ thò 4.2
Đồ thò 4.3
Đồ thò 4.4
Đồ thò 4.5

Độ trong của ao nuôi tôm
Độ pH buổi sáng của ao nuôi tôm
Độ pH buổi chiều của ao nuôi tôm

Độ kiềm của ao nuôi tôm
Nồng độ NH3 của ao nuôi tôm

HÌNH ẢNH

NỘI DUNG

Hình 4.1
Hình 4.2
Hình 4.3
Hình 4.4
Hình 4.5
Hình 4.6

Cống thoát nước
Quạt đánh sóng
Kiểm tra nhá ăn
Tôm 12 tuần tuổi
Tôm thu hoạch
Tôm bệnh

21
22
30
31
32
33

Tốc độ tăng trưởng của tôm nuôi


31

Bản đồ huyện Long Thành

10

26
27
27
28
29

BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1
BẢN ĐỒ
Bản đồ 1

- ix -


I. GIỚI THIỆU
1.1

Đặt Vấn Đề

Việt Nam là một nước nông nghiệp đang phát triển, thủy sản là một nghành
chiếm tỷ trọng đáng kể trong nền kinh tế quốc dân. Nghề nuôi trồng thủy sản đã có
từ rất lâu đời nhưng chủ yếu dựa vào tự nhiên là chính và mang tính chất tự cấp.
Trong những năm qua ngành nuôi trồng thủy sản nước ta, đặc biệt là nghề nuôi tôm
sú phát triển rất mạnh mẽ và trở thành ngành kinh tế quan trọng. Do lợi nhuận lớn từ

nghề nuôi tôm sú đem lại, dẫn đến đất nuôi trồng ngày càng tăng, diện tích đất nông
nghiệp ngày càng bò thu hẹp dần. Do sự phát triển nuôi tôm quá nhanh, nằm ngoài sự
quản lý của các cơ quan chức năng, làm cho nguồn nước (mặn, ngọt) ngày càng bò ô
nhiểm và mang nhiều mầm bệnh.
Trong vài năm gần đây nghề nuôi tôm sú ở Đồng Nai hầu như không còn hiệu
quả do dòch bệnh bùng phát, môi trường nước bò ô nhiểm, con giống kém chất lượng,
… Nên một số người dân đã chuyển sang nuôi tôm thẻ chân trắng, mang lại nhiều
hiệu quả hơn; từ đó mà diện tích nuôi tôm thẻ ngày càng tăng lên (chủ yếu tập trung
tại xã Long Phước huyện Long Thành). Tôm thẻ chân trắng mới được du nhập để
nuôi ở nước ta nên là đối tượng còn nhiều mới mẻ với người dân, cho nên cần phải
được nghiên cứu kỹ.
Tôm thẻ chân trắng có nguồn gốc từ Nam Mỹ, được nhập vào Việt Nam nuôi
khảo nghiệm tại một số đòa phương trong vài năm gần đây. Kết quả bước đầu cho
thấy, bên cạnh một số bệnh thường gặp ở tôm sú, tôm thẻ chân trắng còn bò nhiễm
những bệnh không có ở Việt Nam như hội chứng Taura, có thể lây nhiễm sang tôm sú
và các loài tôm bản đòa khác. Trước thực trạng này, vừa qua Bộ Thủy Sản đã có công
văn yêu cầu các tỉnh ở đồng bằng sông Cửu Long, tỉnh Bà Ròa – Vũng Tàu và TP. Hồ
Chí Minh trước mắt không được sản xuất giống và nuôi tôm thẻ chân trắng trong đòa
phương.
Trước yêu cầu đó, được sự chấp nhận của Khoa Thủy Sản Trường Đại Học
Nông Lâm TP Hồ Chí Minh chúng tôi thực hiện đề tài “ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG
NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG (Penaeus vannamei) Ở TỈNH ĐỒNG NAI”


-2-

1.2

Mục Tiêu Đề Tài


Điều tra, khảo sát mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng tại xã Long Phước huyện
Long Thành tỉnh Đồng Nai để từ đó:
-

Đánh giá tiềm năng phát triển của nghề nuôi tôm thẻ của tỉnh.

-

Tìm hiểu những khó khăn, thuận lợi của nghề nuôi tôm thẻ.

Đưa ra những đề xuất hợp lý để phát triển nghề nuôi tôm thẻ bền
vững.


-3-

II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1

Giới Thiệu Về huyện Long Thành – Đồng Nai

2.1.1 Điều kiện tự nhiên
2.1.1.1 Vò trí đòa lý
Đồng Nai là một tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ, có 1 thành phố và 9 huyện
với tổng diện tích 5.865 km2, dân số là 1.999.664 người (số liệu năm 1999). Về mặt
đòa lý của tỉnh Đồng Nai:
Phía Đông giáp Bình Thuận
Phía Đông Bắc giáp Lâm Đồng
Phía Tây giáp Thành Phố Hồ Chí Minh
Phía Nam và Đông Nam giáp Bà Ròa – Vũng Tàu

Phía Bắc và Tây Bắc giáp Bình Dương
2.1.1.2 Điều kiện khí hậu và môi trường
Đồng Nai nằm trong vùng chòu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới, gió mùa. Một
năm có 2 mùa mưa nắng rõ rệt. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng
11 đến tháng 4 năm sau.
a. Nhiệt độ
Nhiệt độ không khí dao động từ 23,80C đến 28,20C. Nhiệt độ phía Đông thấp
hơn phía Tây từ 0,5 – 0,90C. Tổng tích nhiệt hàng năm từ 9.300 – 9.9000C/ngày.
b. Nắng, mưa
Trung bình có 2.640 – 2.680 giờ nắng trong năm. Năng lượng mặt trời cung
cấp 120 – 150 Kcal/cm2. Bức xạ nhiệt 70 – 80 Kcal/cm2.
Lượng mưa trung bình nhiều năm là 2.000 mm. Lượng mưa phía Bắc cao hơn
phía Nam 800 mm, phía Đông cao hơn phía Tây 400 mm. Mùa mưa phía Bắc đến
sớm nhưng dứt muộn, ngược lại với phía Nam.
c. Hơi nước, độ ẩm
Lượng nước bốc hơi trung bình từ 1.120 – 1.220 mm/năm. Phía Đông Bắc thấp
hơn phía Tây 100 mm. Lượng bốc hơi mùa khô chiếm 62 – 67,5% cả năm.
Độ ẩm trung bình ở mức 75 – 88%, chênh lệch giữa hai mùa từ 4 – 10%.


-4-

d. Thủy văn – nguồn nước
Mực nước sông Đồng Nai: Hạ lưu sông Đồng Nai chòu ảnh hưởng của thủy
triều, mực nước trung bình là + 1.6 m, cao nhất + 2 m (tháng 10/1990).
Lưu lượng nước trung bình của sông Đồng Nai là 312 m3/s, tháng lưu lượng
trung bình cao nhất là tháng 9 đạt 1.180 m3/s. Tổng lưu lượng bình quân đạt 410 m3/s.
Vận tốc nước chảy lớn nhất 2,2 – 2,6 m/s, vận tốc trung bình 0,6 – 0,9 m/s.
2.1.2 Điều kiện Kinh Tế – Xã Hội
2.1.2.1 Dân số và lao động

Dân số toàn tỉnh Đồng Nai năm1999 là 1.999.664 người (trích Niên giám
thống kê của tỉnh Đồng Nai), đa số phân bố ở nông thôn và miền núi. Chỉ có 30% dân
số sống ở thành thò.
Mức tăng dân số hàng năm ở tỉnh Đồng Nai trung bình là 2,05%. Mức tăng
dân số cơ học của tỉnh là 1%, nghóa là hàng năm có khoảng 20.000 người di nhập vào
tỉnh. Theo chuẩn mực củ thì tỷ lệ hộ nghèo ở Đồng Nai năm 1999 còn 5% tổng dân
số.
2.1.2.2 Cơ sở hạ tầng
Cùng với sự phát triển dân số, cơ sở hạ tầng của Đồng Nai trong giai đoạn vừa
qua có những bước tiến đáng kể 99,4% xã, phường đã có điện thoại, 70% số hộ toàn
tỉnh sử dụng điện lưới quốc gia.
Hiện nay Đồng Nai đã có 10 khu công nghiệp được chính phủ phê duyệt đang
được đầu tư hoàn thiện về cơ sở hạ tầng. Các khu công nghiệp này đang được các nhà
đầu tư trong nước và ngoài nước đấu thầu đầu tư với sự đa dạng về quy mô, phương
thức đầu tư và công nghệ sản phẩm.
Điều đáng nói ở các khu công nghiệp này có nhiều nhà máy chế biến thức ăn
gia súc, thức ăn thủy sản, thuốc thú y, ngư cụ lưới. Sự ra đời của một loạt các khu
công nghiệp dọc theo triền sông nếu không có quy trình xử lý nước thải thích hợp và
hiệu quả chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến nguồn lợi thủy sản.
2.2

Lòch Sử Phát Triển Nghề Nuôi Tôm Thẻ

Tôm thẻ chân trắng có nguồn gốc từ Nam Mỹ là một trong ba loài tôm nuôi
chiếm sản lượng cao trên thế giới.


-5-

So với các loài tôm khác, tôm chân trắng có nhiều ưu điểm hơn: (Thái Bá Hồ

và Ngô Trọng Lư, 2003)
-

Thòt thơm ngon và chắc, vỏ mỏng, phần thòt chiếm trên 60% trọng lượng thân.

-

Lớn nhanh hơn, có thể nuôi được 3 vụ/năm.

-

Thích nghi được với biên độ nhiệt độ và độ mặn rộng, có sức chòu đựng với sự
thay đổi đột ngột của môi trường.

-

Có sức kháng bệnh đốm trắng khỏe hơn.

-

Là đối tượng mới, có triển vọng phát triển rộng rãi ở nhiều nước châu Á.

Chính vì vậy, tôm thẻ chân trắng được thò trường thế giới ưa chuộng. Ở Trung
Quốc năm 2001 cơ cấu tôm nuôi đã chuyển hướng tăng nhanh sản lượng tôm thẻ chân
trắng, góp phần đạt sản lượng 30 vạn tấn tôm nuôi, đứng đầu thế giới.
Ở nước ta, Công Ty Duyên Hải (Bạc Liêu) đã nhập và cho tôm thẻ chân trắng
sinh sản được 30 vạn trứng/năm, ở Quãng Ninh nuôi đạt 5,5 tấn/ha/năm, …. Cũng như
các loài thủy sản nhập nuôi khác khi nuôi phải nghiêm chỉnh thực hiện các quy đònh
về quản lý môi trường nuôi, có biện pháp phòng trò bệnh để phát triển theo hướng
nâng suất, hiệu quả, bền vững. (Thái Bá Hồ và Ngô Trọng Lư, 2003)

2.3

Đặc Điểm Sinh Học của Tôm Thẻ Chân Trắng

2.3.1

Phân loại

Nghành: Arthropoda
Lớp: Crustacea
Bộ: Decapoda
Họ: Penaeidae
Giống: Penaeus
Loài: Penaeus vannamei hoặc Lipopenaeus vannamei (Bône, 1931).
Tên thường gọi: Tôm bạc Thái Bình Dương, Tôm bạc Tây Châu Mỹ.
Tên của FAO: Camaron patiblanco
Tên Việt Nam: Tôm thẻ chân trắng, tôm he chân trắng
Tên tiếng Anh: White leg shrimp


-6-

2.3.2

Phân bố

Tôm thẻ chân trắng sống ở vùng biển có đáy bùn, độ sâu khoảng 72m. Tôm
thẻ chân trắng phân bố chủ yếu ở vùng nước ven bờ phía Đông Thái Bình Dương từ
biển phía Bắc Peru đến biển phía Nam Mehico. Tôm phân bố tập trung ở vùng biển
ven bờ của Ecuador (Lê Thò Huệ, 2005).

Hiện nay tôm thẻ chân trắng đã được di giống vào nhiều vùng biển cả bờ Tây
lẫn bờ Đông của Châu Mỹ. Tôm còn được di giống sang Hawai và nhiều nước Đông
Á và Đông Nam Á.
Tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei) có nguồn gốc từ biển xích đạo Đông
Thái Bình Dương (biển phía Tây Mỹ La Tinh). Đây là loài tôm quý có nhu cầu cao
trên thò trường, được nuôi phổ biến ở khu vực Mỹ La Tinh và cho sản lượng lớn gần
200 nghìn tấn (1999). Những năm gần đây tôm được thuần hóa và nuôi thành công ở
Trung Quốc. Một số đòa phương ở Trung Quốc như tỉnh Quảng Đông đã coi tôm thẻ
chân trắng là đối tượng chính thay thế cho tôm he Trung Quốc (Penaeus chinensis).
Năm 2001, tôm thẻ chân trắng do Trung Quốc nuôi đã xuất khẩu sang Mỹ với khối
lượng lớn và giá rẻ. (Trích Kỹ thuật nuôi tôm chân trắng (P. vannamei) Thông tin
KHCN – Số 3/2002).
Tôm thẻ chân trắng là loại tôm có cường độ bắt mồi khỏe, lớn nhanh, thích
hợp với các hình thức nuôi thâm canh như các mô hình nuôi ít thay nước, mô hình
tuần hoàn khép kín.
2.3.3

Các yếu tố về môi trường sống
Oxy hòa tan trên 4 mg/L.
pH từ 8,0÷8,5, trong ngày không được thay đổi quá 0,4÷0,5.

Nhiệt độ không được quá cao hay quá thấp lâu ngày, thích hợp nhất là
20÷30 C, không được cao quá 330C, và không được thấp hơn 180C.
0

Độ kiềm trong khoảng từ 100÷250 mg/L.
NH3 không được tăng quá đột ngột dễ sinh bệnh cho tôm.
Độ trong: 35±5cm; màu nước xanh lục hoặc màu mận chín.
Độ mặn 5÷320/00, thích hợp nhất là 10÷250/00. Nếu pha với nước ngọt, độ mặn
có thể giảm đến 1÷20/00 (gần như nước ngọt) tôm vẫn có thể sống được nhưng phải

giảm từ từ. (Theo Thông tin KHCN số 3 – 2002).


-7-

2.3.4 Tính thích ứng với môi trường sống
Tôm thẻ chân trắng có sự thích nghi rất mạnh đối với sự thay đổi đột ngột của
môi trường sống. Lên khỏi mặt nước khá lâu vẫn không chết. Các thử nghiệm cho
thấy: gói tôm con cỡ 2 – 7 cm trong một khăn ướt (độ ẩm trên 80%, nhiệt độ 270C) để
sau 24 giờ vẫn sống 100%. Sức chòu đựng hàm lượng oxy thấp nhất là 1,2 mg/l.
2.3.4.1 Thích nghi với sự thay đổi độ mặn
Ở tôm 1 – 6 cm đang sống ở độ mặn 20%0 trong bể ương khi chuyển vào các
ao nuôi chúng có thể sống trong phạm vi 5 – 50%0, thích hợp nhất là 10 – 40%0, khi
dưới 5%0 hoặc trên 50%0 tôm bắt đầu chết dần; những con tôm cỡ 5 cm có sức chòu
đựng tốt hơn con 2 cm.
2.3.4.2 Thích nghi với sự thay đổi nhiệt độ nước
Tôm sống tự nhiên ở biển có nhiệt độ nước ổn đònh từ 25-320C, vẫn thích nghi
được khi nhiệt độ thay đổi lớn. Đang sống ở bể ương, nhiệt độ nước là 150C, thả vào
ao bể có nhiệt độ 12 - 280C chúng vẫn sống 100%; dưới 90C thì tôm chết dần, tăng
lên 410C cỡ tôm dưới 4 cm thì chỉ chòu được tối đa là 12 giờ rồi chết hết.
2.3.5 Tập tính ăn của tôm thẻ chân trắng
Tôm thẻ chân trắng là loài tôm ăn tạp, tôm ăn các thức ăn có nguồn gốc động
vật và thực vật. Trong quá trình nuôi người ta phát hiện thấy tôm chân trắng ăn cả
mảnh vụn thực vật và mùn bả hữu cơ. Khi bắt tôm lên kiểm tra, ruột lúc nào cũng
thấy đầy thức ăn kể cả sau khi ăn vài giờ. Chúng không chỉ ăn thức ăn do con người
cung cấp mà còn ăn cả thức ăn tự nhiên sẳn có trong ao như tảo, sinh vật phù du, sinh
vật đáy. Có thể nhìn thấy thức ăn trong ruột tôm. Sau nhiều giờ cho ăn, thức ăn trong
ruột tôm thường có màu đen hoặc tối vì sắc tố từ tảo và các sinh vật đáy khác mà
chúng ăn. Khi nhiệt độ lên đến 330C vào buổi chiều tôm thường ăn ít. Vào lúc này
nên giảm lượng thức ăn và nên cho ăn vào lúc sáng sớm và chiều mát. Khi nhiệt độ

xuống thấp tôm cũng ăn ít nên vào mùa lạnh tránh cho tôm ăn vào lúc quá sớm.
Giống như các loài tôm thẻ khác thức ăn của nó cũng cần các thành phần: protein,
lipid, glucid, vitamin và muối khoáng. Nhưng không đòi hỏi hàm lượng protein cao
như tôm sú (40%) chỉ cần 30% là thích hợp. (Nguyễn Đại Toàn, 2005)
2.3.6 Sinh trưởng
Tôm lúc còn nhỏ thay vỏ chỉ cần vài giờ, tôm lớn thì cần 1 – 2 ngày. Tôm thẻ
chân trắng lớn nhanh hơn tôm sú trong 60 ngày nuôi đầu, sau đó tôm thẻ chân trắng
phát triển chậm lại và lâu lớn.


-8-

2.3.7 Sinh sản
Tôm thẻ chân trắng thuộc loại hình sinh sản túi chứa tinh mở khác với loại
hình túi chứa tinh kín như ở tôm sú và tôm thẻ Nhật Bản.
Tôm thẻ chân trắng có thể thành thục trong ao nuôi và đây là ưu điểm của
tôm này so với các loài tôm khác trong việc chủ động về nguồn tôm bố mẹ và giống
thả nuôi.
2.3.8 Ưu điểm của tôm thẻ so với tôm sú
Lớn nhanh hơn trong khoảng hai tháng đầu, do đó có thể nuôi nhiều vụ trong
một năm, thời gian nuôi ngắn nên giảm được rủi ro.
Thích nghi với sự thay đổi nhiệt độ và độ mặn rộng hơn, có thể thuần hóa nuôi
hoàn toàn ở nước ngọt, có sức chòu đựng với sự thay đổi của môi trường.
Chủ động về nguồn tôm bố mẹ và giống thả nuôi.
Có sức đề kháng bệnh virut đốm trắng khỏe hơn.
Tôm ăn mảnh vụn và mùn bã hữu cơ trong ao, có hệ số chuyển đổi thức ăn
thấp 1,2 – 1,5 (tôm sú 1,6 – 1,8), vả lại hàm lượng protein sử dụng trong thức ăn thấp
30% so với tôm sú là 40% nên thức ăn có giá rẽ hơn.
2.3.9


Khía cạnh cần xem xét khi du nhập và mở rộng diện tích nuôi ở Việt Nam

Các nước Nam Mỹ nuôi tôm thẻ chân trắng rất phổ biến do tôm có các ưu thế
nói trên. Ngoài ra, không còn nguồn tôm sú phân bố tự nhiên, đã hạn chế sự lựa chọn
đối tượng nuôi của các khu vực này. Tôm thẻ chân trắng đã được du nhập vào nuôi ở
một số nước không thuộc vùng phân bố tự nhiên của chúng như Trung Quốc và các
nước Đông Nam Á. Ở Trung Quốc tôm thẻ chân trắng được coi là đối tượng chính
thay thế cho tôm thẻ Trung Quốc, năm 2001 tôm thẻ chân trắng của Trung Quốc đã
xuất khẩu sang Mỹ với số lượng lớn và giá rẻ.
Từ đầu năm 1990 đến nay nuôi tôm thẻ chân trắng bò đe dọa nghiêm trọng bởi
bêïnh Taura do virut gây ra. Bệnh Taura được phát hiện lần đầu tiên tại Vònh
Guayaquil (Êcuador) năm 1992. Tôm bò bệnh Taura có màu đỏ ở đuôi và các phần
phụ, tỷ lệ tôm chết đến 80% - 85%. Gần đây virut gây bệnh Taura đã phát hiện ở
Châu Á, đặc biệt ở Đài Loan và Trung Quốc, nơi đây đã du nhập tôm thẻ chân trắng
trong năm 1990. Cuối năm 1999, bệnh Taura đã làm chết hàng loạt tôm thẻ chân
trắng ở Đài Loan, làm cho sản lượng tôm của Đài Loan chỉ còn 10% sản lượng của
năm 1998. Nay bệnh Taura đã phát hiện thấy trên tôm sú ở những nước có nuôi tôm
thẻ chân trắng. Như vậy, sau khi du nhập tôm thẻ chân trắng nghề nuôi tôm sú đã
phải đối mặt với hai loại bệnh là đốm trắng và Taura. Đến nay nước ta chưa có bệnh
Taura nhưng khả năng phải đối mặt thêm với một số bệnh do virut gây ra cho nghề


-9-

nuôi tôm ở nước ta không tránh khỏi, nhất là khi công tác kiểm dòch tôm nhập khẩu
còn nhiều hạn chế.
2.4

Các Mô Hình Nuôi Trên Thế Giới và Việt Nam


2.4.1 Trên thế giới
Tại Trung Quốc người ta đã nuôi thử nghiệm tôm chân trắng Nam Mỹ
(Penaeus vannamei) trong ao nước ngọt. Nuôi tôm chân trắng ở ruộng lúa nhằm nâng
cao hiệu quả kinh tế của ruộng lúa, có ưu điểm nhằm thu lợi lớn, … (Trích Khuyến
Ngư Việt Nam số 3/2002, Theo Trung Quốc Thủy Sản, số 10/2001, Hà Trang).
2.4.2 Ở Việt Nam
Trong những năm gần đây được phép của Bộ Thủy Sản, tôm thẻ chân trắng đã
nhập vào Việt Nam phục vụ cho việc nuôi thử nghiệm ở một số đòa phương như Công
Ty Duyên Hải - Bạc Liêu (4/2001), Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Quốc Tế Long
Sinh (3/2001), Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Quốc Tế Asia Hawai Ventures - Phú
Yên (2002).
Ở một số nơi như Phú Yên, Công Ty Duyên Hải Bạc Liêu, Công ty xuất nhập
khẩu thủy sản II Quảng Ninh và một số tỉnh khác đã nuôi thương phẩm tôm thẻ chân
trắng và thu được kết quả rất khả quan.


- 10 -

Baỷn ủo huyeọn Long Thaứnh


- 11 -

III.
3.1

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Thời Điểm và Đòa Điểm Điều Tra


Chúng tôi tiến hành khảo sát mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng tại xã Long
Phước – huyện Long Thành – tỉnh Đồng Nai. Thời gian khảo sát từ tháng 03 – 09
năm 2006.
3.2

Tư liệu

3.2.1 Ao nuôi
3.2.1.1 Hình dạng
Chúng tôi theo dõi 4 ao nuôi của chủ hộ Nguyễn Văn Thành. Các ao nuôi đều
có dạng hình vuông, các góc ao được bo tròn, ao được thiết kế theo dạng lồng chảo.
Xung quanh bờ ao được phủ bạt để chống thấm, bên dưới nền đáy được lắp đặt hệ
thống ống siphon.
3.2.1.2 Diện tích ao nuôi
Ao
Diện tích

1
6.500m2

2
6.700m2

3
5.000m2

4
3.600m2

Độ Sâu


1,5 – 2m

1,5 – 2m

1,5 – 2m

1,5 – 2m

3.2.2 Các dụng cụ kiểm tra chất lượng nước và thu mẫu
Đo pH: pH Test Kit do Thái Lan sản xuất
Đo độ kiềm: Alkalinity Test Kit do Đức sản xuất
Đo NH3: Ammonia Test Kit do Đức sản xuất
Đo độ trong: Đóa Secchi
Đo độ mặn: Ống tỷ trọng kế
Cân trọng lượng tôm: Cân
Đo chiều dài tôm: Thước
Thu mẫu: Chài


- 12 -

3.3

Phương Pháp Điều Tra và Thu Thập Số Liệu

3.3.1 Số liệu thứ cấp
Các số liệu thứ cấp được thu thập chủ yếu từ các phòng chức năng Sở Nông
Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, Chi Cục Bảo Vệ Nguồn Lợi Thủy Sản, …
Các số liệu thu thập gồm có:

- Điều kiện tự nhiên: bản đồ đòa giới hành chính, điều kiện khí hậu, thời tiết
(t C, lượng mưa, …) và các điều kiện thủy văn (sông, suối, mạch nước ngầm, ao, hồ,
…), ….
0

- Điều kiện kinh tế – xã hội: quy mô hộ nuôi, quyền sở hữu và sử dụng diện
tích đất nuôi (mua, thuê mướn), trình độ văn hoá, nguồn vốn và thò trường tiêu thụ, ….
3.3.2 Số liệu sơ cấp
Các số liệu sơ cấp được thu thập bằng cách phỏng vấn các chủ hộ nuôi tôm
thông qua bảng điều tra và trực tiếp theo dõi 4 ao nuôi tôm của ông Nguyễn văn
Thành ở xã Long Phước huyện Long Thành. Nội dung theo dõi gồm:
3.3.2.1 Theo dõi các yếu tố môi trường
Các yếu tố môi trường như pH, NH3, độ trong, độ kiềm đều ảnh hưởng trực
tiếp lên sự phát triển của tôm.
a) Độ trong
Độ trong của nước được xác đònh qua sự xuyên suốt của ánh sáng trong thủy
vực và phụ thuộc vào sự hiện diện của các phiêu sinh thực vật hay các loài thủy sinh
thực vật khác, sự hiện diện của các chất rắn lơ lửng của đất sét, bùn, chất hữu cơ
không hòa tan. Đóa Secchi được sử dụng trong nuôi trồng thủy sản để xác đònh độ
trong của ao nuôi.
b) Độ pH
Sử dụng pH Test Kit của Thái Lan sản xuất để đo pH của nước trong các ao
nuôi với tần suất 2 lần/ ngày/ tuần.


- 13 -

c) Độ kiềm
Độ kiềm thường gây ra do sự hiện diện của muối các acid yếu, dưới dạng
bicarbonate (HCO3-) như: KHCO3, Ca(HCO3)2, Mg(HCO3)2 …. Các chất này được tạo

thành do tác dụng của CO2 với những chất khoáng có trong đất, ví dụ:
CO2 + CaCO3 + H2O → Ca(HCO3)2
(Trích Nguyễn Phú Hòa và Lê Thò Bình, 2001. Bài giảng thực tập Phân tích
chất lượng nước trong nuôi thủy sản, Trường Đại học Nông Lâm Tp. HCM).
d) Độ NH3
Dùng Ammonia Test Kit do Đức sản xuất để đo nồng độ NH3 ở trong ao nuôi.
3.3.2.2 Theo dõi quá trình nuôi
Bảng 3.1 Thành phần dinh dưỡng của thức ăn UP
Thành phần

Tỷ lệ %

Độ ẩm tối đa

11%

Protêin thô tối thiểu

42%

Béo thô tối thiểu

5%

Tro tối đa

13%

Xơ thô tối đa


3%


- 14 -

Bảng 3.2 Theo dõi thời gian chạy quạt
Tuần

Thời gian chạy

Số giờ chạy

Số lïng quạt

T1 + T2

23h – 2h

3h

1

T3 + T4

12h – 14h; 22h – 6h

11h

1


T5 + T6

12h – 14.30h; 19h – 20.30h;
22h – 6h

13h

2

T7 + ½ T8

11h – 14.30h; 19h – 20.30h;
22h – 6h

14h

3

½ T8 + T9

11h – 14.30h; 18h – 20.30h;
22h – 6h

15h

4

T10 + T11,12,13,14

11h – 14.30h; 19h – 20.30h;

22h – 6.30h

15.30h

4

3.4

Phương Pháp Xử Lý Số Liệu
Các yếu tố môi trường: Tính trung bình, xử lý bảng tính Excel.
Tỷ lệ sống (%) =

Tổng số tôm thu hoạch

x 100

Tổng số tôm ban đầu
Tốc độ tăng trưởng (g) = Trọng lượng cuối – Trọng lượng đầu
Hệ số chuyển đổi thức ăn FCR:
FCR =

Tổng lượng thức ăn sử dụng
Tổng lượng tôm thu hoạch


- 15 -

3.5

Phương Pháp Phân Tích


3.5.1 Phân tích các yếu tố kinh tế – xã hội và kỹ thuật
Sử dụng thống kê mô tả để phân tích các yếu tố kinh tế – xã hội và kỹ thuật:
- Khảo sát độ tuổi, trình độ văn hóa, nguồn lao động và công tác khuyến ngư
của các chủ hộ nuôi tôm thẻ chân trắng.
- Khảo sát qui trình kỹ thuật nuôi bao gồm: thiết kế và xây dựng ao, cải tạo ao,
chọn giống, chăm sóc và quản lý, v.v.
- Khảo sát sự ảnh hưởng của các mô hình nuôi tôm đối với môi trường tự nhiên
ở khu vực nuôi.
3.5.2 Phân tích các yếu tố kinh tế
3.5.2.1 Các loại chi phí đầu tư
- Chi phí đầu tư cơ bản: là những khoảng đầu tư ban đầu như: mua đất, thuê đất,
xây dựng ao, mua máy móc, xây dựng nhà cửa, ….
- Chi phí sản xuất: là khoảng tiền bỏ ra chi tiêu cho một vụ nuôi như thức ăn,
con giống, thuốc và hóa chất, nhiên liệu, ....
3.5.2.2 Hiệu quả kinh tế
Phân tích hiệu quả kinh tế của các mô hình nuôi tôm thẻ bao gồm các yếu tố
như lợi nhuận, hệ số lãi trên vốn sản xuất, v.v. Từ đó đưa ra nhận xét cho mô hình
nuôi mới này.
Tổng doanh thu: là tổng số tiền bán được khi bán sản phẩm.
Tổng doanh thu = Tổng sản lượng x Đơn giá.
Tổng chi phí sản xuất: là tổng toàn bộ chi phí cho cả vụ nuôi như thức ăn, con
giống, thuốc và hóa chất, cải tạo ao, lương công nhân, v.v.
Tổng chi phí = Chi phí sản xuất + Khấu hao chi phí đầu tư cơ bản.
Lợi nhuận = Tổng doanh thu – Tổng chi phí.


×