Tải bản đầy đủ (.pdf) (52 trang)

ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỆT ĐỘ ẤP TRỨNG ĐẾN TỶ LỆ ĐỰC CÁI CỦA ẾCH THÁI LAN (Rana tigerina tigrina)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 52 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA THỦY SẢN
[\

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:

ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỆT ĐỘ ẤP TRỨNG
ĐẾN TỶ LỆ ĐỰC CÁI CỦA ẾCH THÁI LAN
(Rana tigerina tigrina)

NGÀNH
: THỦY SẢN
KHÓA
: 2002 - 2006
SINH VIÊN THỰC HIỆN: NGUYỄN CAO SAN

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-2006-


ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỆT ĐỘ ẤP TRỨNG ĐẾN TỶ LỆ
ĐỰC CÁI CỦA ẾCH THÁI LAN
(Rana tigrina tigrina)

Thực hiện bởi

Nguyễn Cao San

Luận văn được đệ trình để hoàn tất yêu cầu cấp bằng Kỹ Sư Thủy Sản



Giáo viên hướng dẫn: Lê Thanh Hùng

Tp. Hồ Chí Minh
Tháng 8/2006

TÓM TẮT


Ếch Thái Lan có một đặc điểm khác biệt giữa giới tính đực và cái rất quan trọng
đối với người nuôi là ếch cái lớn nhanh hơn và kích thước thương phẩm lớn hơn ếch
đực. Trong thực tế, một số trường hợp cho thấy tỷ lệ ếch đực quá cao làm giảm lợi
nhuận người nuôi. Đề tài “Ảnh Hưởng Của Nhiệt Độ Ấp Trứng Đến Tỉ Lệ Đực Cái
Và Tăng Trọng Của Ếch Thái Lan (Rana tigerina tigrina)” được thực hiện từ
12/03/06 đến ngày 15/06/06 tại trại thực nghiệm khoa Thuỷ Sản trường đại học Nông
Lâm thành phố Hồ Chí Minh nhằm mục tiêu giải thích cho hiện tượng trên. Thí
nghiệm được tiến hành ấp với bốn chế độ nhiệt độ khác nhau: 27, 30, 33 và 36 đã thu
được một số kết quả như sau :
-Thời gian ấp tỷ lệ nghòch với nhiệt độ ấp.
- Tỉ lệ nở của trứng không phụ thuộc vào yếu tố nhiệt độ ấp. Trong quá trình
ương tỷ lệ sống ở các nghiệm thức không khác nhau
-Ở ngày thứ 30, tỷ lệ sống không khác biệt giữa các nghiệm thức
-Trứng ếch ấp ở nhiệt độ 30 0C hoặc thấp hơn cho tỷ lệ cái cao, tăng trọng
nhanh nhưng tỷ lệ sống không cao.
- Trứng ếch ấp ở nhiệt độ 360C cho tỷ lệ đực cao hơn, tăng trọng chậm nhưng tỷ
lệ sống cao hơn khi ấp ở nhiệt độ thấp.
-Trứng ếch ấp ở nhiệt độ 330C cho tỷ lệ đực cao, tăng trọng chậm, sức sống
kém, tỷ lệ sống không cao.



ABSTRACT
The frog male is usually smaller than the female since the female grow
faster. In practice, there is some cases the male proportion is so high that reduces the
benefit for frog producer. Therefore, the subject “ Influence of water temperature in
egg incubation on male : female ratio in Thai frog.
The study was carried out during marth to june, 2006 in experimental farm of
aquaculture Nong Lam university in Ho Chi Minh city to explain the present
situation . The experimental has four treatments: 270C, 300C, 330C and 360C.
-The incubation time decreased with increased hatching temperature.
-The hatching rate did not depend to the incubation temperature. In the larval
rearing, the survival rates of four treatment were not significantly different.
-On 30th day, the survival rate were not significantly different in four
treatments.
-When eggs were incubated at temperature 300C or lower, female rate is
higher since weight performance is fast but survival rate was not higher.
-When eggs were incubated at temperature 360C, male rate was higher since
weight perfomance is slowly but survival rate is higher than eggs were incubated at
low temperature.
-Eggs were incubated at temperature 330C, male rate is higher, weight
performance is slowly since heath is bad, survival rate is not high.


CẢM TẠ

Để hoàn thành tốt đề tài chúng tôi đã nhận được không ít sự động viên, giúp
đỡ của quý thầy cô, bạn bè, các anh chò ... Vì thế điều đầu tiên trước khi đi vào đề tài
chúng tôi muốn gửi đến mọi người là lời chân thành cảm tạ!
Chúng tôi xin chân thành cảm tạ:
- Ban giám hiệu trường Đại Học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh.
- Q thầy cô toàn trường, đặc biệt là q thầy cô khoa Thuỷ Sản đã hết lòng

dìu dắt, tận tâm truyền đạt các kiến thức khoa học trong suốt thời gian học tập tại
trường.
Lòng biết ơn sâu sắc xin gởi đến:
- Thầy Lê Thanh Hùng , giáo viên hướng dẫn đã bổ sung kiến thức và giúp đỡ
chúng tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
- Xin gởi lời cảm ơn đến các anh ở trại thực nghiệm khoa Thuỷ Sản, các bạn
trong và ngoài lớp đã tận tâm giúp đỡ, động viên chúng tôi trong suốt quá trình làm
đề tài.
Do bước đầu làm quen với công tác nghiên cứu, có nhiều khó khăn hạn chế về
thời gian cũng như kiến thức nên luận văn khó tránh khỏi những thiếu sót. Chúng tôi
rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của q thầy cô và các bạn.


MỤC LỤC
ĐỀ MỤC
TÓM TẮT
ABSTRACT
CẢM TẠ
MỤC LỤC
DANH SÁCH HÌNH ẢNH
DANH SÁCH CÁC BẢNG VÀ ĐỒ THỊ

TRANG
ii
iii
iv
v
vii
vii


I.

GIỚI THIỆU

1

1.1
1.2

Đặt vấn đề
Mục tiêu đề tài

1
2

II.

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

3

2.1
2.1.1
2.1.2
2.1.3
2.1.4
2.1.5
2.1.6
2.2
2.2.1

2.2.2
2.2.3
2.3
2.4

Đặc Điểm Sinh Học Ếch Thái Lan
Phân loại
Phân bố và môi trường sống
Đặc điểm hình thái
Cơ quan hô hấp
Hệ sinh dục và sinh sản
Chu kỳ sống
Vài Nét Về Tình Hình Phát Triển Ếch Thái Lan Hiện Nay
Tình hình nuôi ếch ở Vòêt Nam
Các mô hình nuôi ếch ở Thái Lan
Thức ăn và cách cho ăn
Phân Biệt Đực Cái
Ảnh Hưởng Của Nhiệt Độ Ấp Đến Sự Biệt Hóa Giới Tính

3
3
4
4
4
5
5
6
6
6
7

7
7

III.

VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP

9

3.1
3.2
3.2.1
3.2.2
3.2.3
3.2.4
3.2.5
3.2.5

Vật Liệu
Phương Pháp
Thời gian và đòa điểm
Đối tượng nghiên cứu
Giai đoạn ấp
Giai đoạn sau khi trứng nở
Giai đoạn trưởng thành
Các chỉ tiêu cần theo dõi

9
9
9

10
10
11
11
12


IV.

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

14

4.1
4.1.1
4.1.2
4.2
4.2.1
4.2.2
4.3
4.3.1
4.3.2
4.3.3
4.4
4.4.1
4..4.2
4.5

Các Yếu Tố Chất Lượng Nước
Nhiệt Độ

Kết quả thu được về pH
Giai Đoạn Ấp
Thời gian nở
Tỉ lệ nở
Giai Đoạn Nòng Nọc
Tăng trọng
Tỉ lệ sống
Thời gian biến thái
Giai Đoạn Trưởng Thành
Tăng trọng
Tỉ lệ sống
Kết Quả Về Tỉ Tệ Đực Cái

14
14
15
15
15
16
16
16
17
18
19
19
24
24

V.


KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

26

5.1
5.2

Kết Luận
Đề Nghò

26
27

TÀI LIỆU THAM KHẢO

28

PHỤ LỤC

29


DANH SÁCH CÁC BẢNG VÀ ĐỒ THỊ

BẢNG

NỘI DUNG

TRANG


Bảng 2.1
Bảng 4.1
Bảng 4.2
Bảng 4.3
Bảng 4.4
Bảng 4.5
Bảng 4.6
Bảng 4.7
Đồ thò 4.1
Đồ thò 4.2

Tên đồng danh của ếch đồng Việt Nam và ếch Thái Lan
Nhiệt độ ấp
Tỉ lệ nở và Thời gian nở
Tăng trọng và tỉ lệ sống của nòng nọc
Thời gian biến thái và tỉ lệ biến thái
Tăng trọng ếch sau 60 ngày tuổi
Tăng trọng của ếch ở tháng thứ 2
Tỉ lệ sống và đực cái ếch sau 90 ngày nuôi
Tăng trọng ếch giai đoạn nòng nọc
Tăng trọng ếch trong giai đoạn thưởng thành

3
12
13
15
17
17
20
22

16
21

DANH SÁCH HÌNH ẢNH
Hình 2.1
Hình 2.2
Hình 3.1
Hình 3.2
Hình 3.3
Hình 4.1
Hình 4.2
Hình 4.3a
Hình 4.3b
Hình 4.3 c
Hình 4.3d
Hình 4.4

Sơ đồ chu kì sống của ếch
Chu kì sống của ếch nhái
Sơ đồ bố trí thí nghiệm giai đoạn ấp trứng
Vật liệu bố trí thí nghiệm giai đoạn ương ấu trùng nòng nọc
Vật liệu bố trí thí nghiệm giai đoạn ếch trưởng thành
vật liệu và sơ đồ bố trí ấp
Nòng nọc các nghiệm thức sau 15 ngày tuổi
Ếch 60 ngày tuổi (NTI)
Ếch 60 ngày tuổi (NTII)
Ếch 60 ngày tuổi (NT III)
Ếch 60 ngày tuổi (NT IV)
Ếch sau 2 tháng tuổi


5
6
9
10
10
13
15
18
18
19
19
20


I. GIỚI THIỆU

1.1

Đặt Vấn Đề

Trong xu thế kinh tế thế giới ngày càng phát triển, nhu cầu của con người
ngày càng cao thì các nhà kinh tế nông nghiệp không ngừng đổi mới, tìm tòi để phát
triển những loài đặc sản. Bên cạnh đó các nhà kỹ thuật cũng không ngừng nghiên
cứu, cải tiến kỹ thuật sản xuất, đổi mới quy trình để nhằm đem lại những lợi nhuận
cao nhất và có thể đáp ứng được những nhu cầu cao nhất của con người.
Những năm gần đây ếch Thái Lan đã được xem là một đối tượng mới, mang
lại lợi nhuận cao cho người nuôi. Là một loài đặc sản mới được đưa vào nuôi công
nghiệp ở Việt Nam đã đem lại không ít lợi nhuận cho nhiều người nuôi ếch tuy nhiên
cũng không ít người dân đã phải chòu thua thiệt nặng khi nuôi ếch Thái Lan bởi
những khó khăn gặp phải khi nuôi đối tượng này.

Một trong những khó khăn gặp phải đó là, sau khi nuôi một thời gian ếch
chậm lớn do giới tính đực nhiều. Ếch đực có kích thước nhỏ hơn, lại chậm lớn hơn ếch
cái nên đây là nguyên nhân dẫn đến đàn ếch chậm lớn, FCR tăng dẫn đến người nuôi
ếch bò thua lỗ.
Trong tự nhiên giới tính của động vật nói chung bò chi phối bởi nhiều yếu tố
khác nhau, ngoài kiểu gen còn có môi trường nói chung, trong đó có các yếu tố về
sinh học, vật lý học cũng như về hóa học. Con người đã lợi dụng những đặc điểm này
để điều khiển giới tính một số loài vật nuôi theo mong muốn. Ngày nay có nhiều
công trình đã và đang nghiên cứu và ứng dụng vào sản xuất về kó thuật chuyển đổi
giới tính trong đó phải kể đến sự thành công hay đang nghiên cứu trên nhiều loài
động vật bậc thấp như các loài cá (cá rô phi, cá bảy màu, cá rô đồng …), bò sát (cá
sấu …)
Trong đó đáng nói đến là loài cá sấu một loài bò sát có đời sống lưỡng cư, là
động vật biến nhiệt, … ở cá sấu tỉ lệ đực cái được quyết đònh bởi nhiệt độ ấp trứng. Ở
ếch chưa thấy nghiên cứu nào về cơ chế phân ly giới tính. Mặt khác nhận thấy về đặc
điểm sinh học của ếch có nhiều điểm tương đồng với cá sấu nên một ý tưởng nảy sinh
là “Phải chăng nhiệt độ ấp trứng cũng ảnh hưởng đến tỉ lệ đực cái của ếch?”.
Từ ý tưởng này chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “ẢNH HƯỞNG CỦA
NHIỆT ĐỘ ẤP TRỨNG ĐẾN TỶ LỆ ĐỰC CÁI CỦA ẾCH THÁI LAN” nhằm
tìm ra nguyên nhân và từ đó đưa ra biện pháp khống chế, khắc phục hiện tượng trên.


1.2

Mục tiêu đề tài


Tìm ra nguyên nhân dẫn đến hiện tượng ếch nuôi nhiều đực




Đưa ra biện pháp khắc phục



Cải tiến kỹ thuật nuôi



Nâng cao năng suất nuôi ếch


II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1

Đặc Điểm Sinh Học Ếch Thái Lan

2.1.1

Phân loại



Ếch Thái Lan được phân loại theo sơ đồ sau:
Nghành: Chordata
Ngành phụ: Verterbrata
Lớp: Amphibia
Bộ: Anura
Bộ phụ: Phaneroglossa

Họ: Ranidae
Giống: Rana
Loài: Rana tigerina



Tên đồng danh

Việc phân loại ếch đồng và ếch Thái Lan khá phức tạp vì chúng có nhiều tên
đồng danh và theo nhiều tác giả khác nhau theo như bảng 2.1 sau đây:
Bảng 2.1: Tên đồng danh của ếch đồng Việt Nam và ếch Thái Lan
Tên đồng danh Ếch Thái Lan
Rana typhonia Lineaus, 1758
Rana tigerina Barbour, 1912
Rana typhonius Schneider, 1799
Rana tigrina Bolkay, 1915
Hoplobatrachus tigerinus Daudin, 1802
Rana tigrina Boulener, 1920
Rana tigerina Daudin, 1802
Bufo typhonius typhonius Leavitt, 1933
Rana tigrina Merrem, 1820
Dicroglossus tigrinus Deckert, 1938
Rana picta Gravenhorst, 1829
Rana tigrina tigrina Smith, 1940
Cystignathus typhonius Dumeril and
Rana tigrina tigrina Merten, 1969
Bilron, 1841
Rana tigrina tigrina Dubois, 1974
Leptodactylus typhonius Fitzinger, 1843
Rana tigerina tigrina Dubois, 1981

Rana malabarica Kelaart, 1852
Euphlyctis tigerina Poynton and
Rana gracilis var. pulla Stoliczka, 1870
Broadley, 1985
Otilophus typhonius Peter, 1871
Limnonectes tigerinus Dubois, 1987
Oxyrhynchus typhonius Jimenez de la
Tigrina tigrina Fei, Ye and Huang, 1991
Espada, 1875
Hoplobatrachus tigerinus Dubois, 1992
Leptodactylus typhonius Boulenger, 1882
(Nguồn: Frogweb. Org – Species Synnonym Inde; trích bởi Đỗ Ngọc Hải, 2005 ).


2.1.2 Phân bố và môi trường sống
2.1.2.1 Phân bố
Nhiệt độ thích hợp cho sự phát triển của ếch là 25-30oC, phân bố nhiều ở:
Thái Lan, Đài Loan, … Nhóm động vật ếch nhái trên toàn thế giới có đến hơn 2000
loài (Phạm Trang-Phạm Báu, 1999). Họ Ranidae là một trong những họ lớn nhất của
lớp ếch nhái, gồm 46 giống và 555 loài ( Ngô Trọng Lư , 1999) .
Ở nước ta có khoảng 82 loài ếch nhái như ếch đồng, ếch vạch, ếch gai, ếch
cốm,… trong đó ếch đồng là loài có giá trò nhất. Ếch thường tập trung ở các tỉnh phía
Nam .
2.1.2.2 Môi trường sống
Ếch thường sống tập trung ở nơi ao hồ, sông suối, đồng ruộng,… Nơi nào có
nước quanh năm dù nước có sâu như ở đầm, bằu vẫn thích nghi tốt với đời sống của
ếch. Thế nhưng điều kiện cần đó là nước ngọt, còn nước nhiễm phèn, nhiễm mặn thì
không thích hợp cho ếch.
Do thích sống yên tónh và cũng nhằm trốn tránh kẻ thù, ếch thường đào hang
để sống. Nhiều con chiếm hang cua đồng để ở sau khi đã ăn thòt “chủ nhà”.

2.1.3 Đặc điểm hình thái
Ếch có đầu to, miệng rộng và mắt lồi. Tuy có đôi mắt to lồi có mí nhưng thò
lực lại rất kém .
Ếch có 4 chân: hai chân trước nhỏ, ngắn và yếu, trong sinh hoạt hàng ngày thì
hai chân trước chỉ giúp ếch giữ con mồi và giữ được thế cân bằng khi di chuyển. Hai
chân sau của ếch thì khá dài, cơ bắp to khỏe, dùng để nhảy (phóng xa), bơi lội, đào
đất … Bàn chân sau của ếch có mang như chân vòt nhờ vậy mà tài bơi lội của ếch cũng
không kém.
2.1.4 Cơ quan hô hấp
Ếch thuộc loài lưỡng cư vừa sống trên cạn vừa sống dưới nước, cơ quan hô hấp
của ếch gồm hai bộ phận là da và phổi, da giúp ếch hô hấp dưới nước, còn phổi giúp
ếch hô hấp khi sống trên cạn.
Da ếch có khả năng vận chuyển 51% O2 và 86% CO2. trên da có nhiều mao
mạch O2 trong không khí, trong nước hoà tan vào chất nhầy trên da, thấm qua da vào
mao mạch, CO2 theo con đường ngược lại để thải ra ngoài. Do đó, nếu da ếch thiếu


nước da khô ếch sẽ bò chết ( Phạm Trang – Phạm Báu, 1999). Ngoài ra, ếch còn có
khả năng thay đổi màu sắc để thích nghi với điều kiện môi trường sống và trốn tránh
kẻ thù.
2.1.5 Hệ sinh dục và sinh sản
Ếch đực có một đôi tinh hoàn nhỏ hình bầu dục, không có cơ quan giao cấu
nên sự thụ tinh của ếch là thụ tinh ngoài. Ếch cái có hai buồng trứng chứa hàng nghìn
quả trứng. Bám trên tinh hoàn và buồng trứng là thể mỡ màu vàng ( hay thường gọi
là áo tơi) cần thiết cho sự phát triển của buồng trứng và tinh hoàn. Vào mùa sinh sản
thể vàng nhỏ có màu vàng sẫm, vào mùa đông thể vàng lớn và có màu vàng nhạt
(Trần Kiều, 1996).
Phân biệt đực-cái: Ếch có túi âm nó sẽ phát ra tiếng kêu vào mùa sinh sản,
ngoài ra ếch đực còn có chai sinh dục ở gốc ngón chân thứ nhất của chân trước. Con
cái thì không có hai đặc điểm trên.

Trong tự nhiên ếch đẻ rộ vào mùa xuân sau những cơn mưa rào, con đực kêu
to và bắt cặp với con cái.
2.1.6 Chu kỳ sống
Ếch Thái Lan là loài lưỡng cư chu kỳ sống gồm 3 giai đoạn chính:
Nòng nọc : (nở từ trứng đến khi mọc đủ 4 chân ): Sống hoàn toàn trong môi
trường nước ( 21-28 ngày ). Ăn động vật phù du, mùn bã hữu cơ
Ếch giống (2-50g) thích sống trên cạn gần nơi có nước, thức ăn tự nhiên: côn
trùng, giun, ốc … sử dụng được cả thức ăn viên, giai đoạn này ếch ăn lẫn nhau khi
thiếu thức ăn.
Ếch trưởng thành (200-300g) sau 8-10 tháng ếch đã trưởng thành và có thể
tham gia sinh sản vì đã thành thục sinh dục.
Ếch con

Ếch trưởng
thành

Biến
thái

Trứng
Nòng
nọc

Hình 2.1 Sơ đồ chu kì sống của ếch

ĐỜI SỐNG LƯỢNG CƯ
ĐỜI SỐNG DƯỚI NƯỚC
( Bắt buộc)



Hình 2.2 Chu kì sống của ếch nhái (Trần Kiên, 1996)
2.2

Vài Nét Về Tình Hình Phát Triển Ếch Thái Lan Hiện Nay

2.2.1 Tình hình nuôi ếch ở Việt Nam
Trong những năm gần đây nước ta đã phát triển nghề nuôi ếch đồng, điển
hình như ở Đông Anh (Hà Nội), Hiệp Hà, Yên Phong (Hà Bắc), Tử Lộc (Hải Hưng),
Thanh Tất (Hà Tây) và một số tỉnh ở miền Nam. Thông thường, người nông dân nuôi
theo phương pháp thủ công dân gian, nguồn giống chủ yếu bắt ngoài tự nhiên. Sử
dụng thức ăn là những loài côn trùng như sâu bọ, giun, bướm đêm… và các loài cá tạp.
Tuy nhiên trên thực tế, sản lượng ếch từ trước đến nay vẫn phụ thuộc chủ yếu vào bắt
ngoài tự nhiên. Việc nuôi thường không đem lại hiệu quả kinh tế cao do tỉ lệ sống
thấp, sản lượng thấp và đặc biệt là vấn đề thức ăn của ếch.
2.2.2 Các mô hình nuôi ếch ở Thái Lan
Ếch thái là loài khá dễ tính về chọn môi trường sống do đó có thể nuôi ở nhiều
vùng và nhiều hình thức nuôi khác nhau
o
Nuôi bể xi măng: thích hợp cho vùng ven đô thò có diện tích đất giới
hạn (có thể dùng chuồng trại cũ hoặc bể xi măng bỏ không).


o
Nuôi trong ao đất: Thích hợp với vùng ven đô thò hay vùng nông thôn
có diện tích khá lớn
o
Nuôi trong giai (vèo), đăng quần: thích hợp vùng có ao hồ lớn có thể
vừa nuôi ếch kết hợp với nuôi cá
o


Ngoài ra còn có thể nuôi ếch với nhiều mô hình khác

2.2.3 Thức ăn và cách cho ăn
Trong tự nhiên, ếch là loại ăn các loài động vật sống như các côn trùng, giun,
ốc…kích cở con mồi thường lớn và di động, nhu cầu của ếch khá cao, tương tựï như
những loài cá ăn tạp thiên về động vật, thức ăn phải đầy đủ dưỡng chất.
Do ếch thái đã được thuần hóa nên có thể sử dụng được thức ăn tónh như thức
ăn viên, thức ăn viên nổi hay thức ăn tự chế ( cá tép băm nhỏ, cám nấu ….). Các loài
ếch đồng Việt Nam do chưa thuần hóa nên chỉ ăn những thức ăn di động như côn
trùng, giun … và hoàn toàn không ăn viên nổi.
2.3

2.4

Phân Biệt Đực Cái
-

Ếch đực: có hai màng kêu (hai chấm đen) ở hàm dưới, gọi là túi âm thanh.
Bàn chân trước nhám hơn, ngón chân cái trước có mấu thòt hóa sừng (chai sinh
dục), da ếch đực màu xám, không trơn bóng như ếch cái, cùng tuổi ếch đực
nhỏ hơn ếch cái, ếch đực cành già, màng kêu càng to, tiếng kêu càng dõng
dạc vang xa.

-

Ếch cái: Không có đặc điểm như ếch đực, đến mùa sinh sản thì ếch có bụng
phồng to, mềm hơn ếch đực
Ảnh Hưởng Của Nhiệt Độ Ấp Đến Sự Biệt Hóa Giới Tính

Một ví dụ về sự ảnh hưởng này được trích dẫn trên loài cá sấu tác giả là Trần

Văn Vỹ :
Theo kinh nghiệm của các chuyên gia nuôi cá sấu, có hai điều cần chú ý trong
công việc ấp trứng cá sấu. Thứ nhất, là cá sấu con nở ra con đực hay cái phụ thuộc
vào nhiệt độ ấp trứng. Nếu ấp trứng ở nhiệt độ 30oC hoặc thấp hơn sẽ chỉ nở ra cá sấu
cái, trong khi đó nếu ấp ở 34oC hoặc cao hơn sẽ chỉ cho ra cá sấu đực. Nếu duy trì ở
nhiệt độ 32oC trong suốt thời gian ấp sẽ thu được khoảng 80% là cái và 20 % là đực.
Nhưng cũng có ngoại lệ, cá sấu nước ngọt Ôxtrâylia lại phản ứng hơi khác: sẽ nở ra
cá sấu cái nếu ấp ở nhiệt độ cao và thấp, còn ở những nhiệt độ trung gian sẽ cho ra cá
sấu đực. Trong thực tế khi nuôi cá sấu để kinh doanh thường thích nuôi con đực (vì
ngay sau những tháng nuôi đầu, cá sấu đực đã lớn vượt trội cá sấu cái). Thứ hai, ở


nhiệt độ ấp 31,7oC người ta thu được 74% cá sấu đực; ở nhiệt độ 32,8oC. Yuy cho
99% là cá sấu đực nhưng cá sấu con còi cọc và chậm lớn hơn nhiều so với cá sấu nở
ra ở nhiệt độ ấp 31,7oC. Theo dõi nuôi những cá sấu này lại thấy sau 18 tháng nuôi,
những cá sấu cái mới nở ra ở 31,7oC lại dài và nặng cân hơn những cá sấu đực nở ra ở
32,8oC.


III. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP

3.1

Vật Liệu
− Trong giai đoạn ấp sử dụng 4 thùng nhựa mỗi thùng có thể tích 80 lit, 12 túi
vải nhỏ được may bằng vải màn thưa, thông thoáng cho nước lưu thông nhưng
vẫn giữ được trứng không lọt ra ngoài.
− Để điều khiển và khống chế nhiệt độ ở các nghiệm thức chúng tôi sử dụng
Heater – là một thiết bò nâng nhiệt có cơ chế ngắt điện tự động khi nhiệt độ
nước đạt đến nhiệt độ quy đònh.

− Máy sục khí để đảo nước trong khi ấp
− Trong giai đoạn ương ấu trùng nòng nọc: Vật liệu sử dụng là các thùng nhựa
PVE 80 lit
− Giai đoạn ếch trưởng thành được nuôi trong ao và bố trí trong các giai nhựa
− Các vật liệu và hóa chất khác dùng trong suốt cả ba giai đoạn
+
+
+
+
+
+
+

Nhiệt kế
Tets pH
Tets DO
Cân điện tử 200 g
Cân 5 Kg
Vợt, thau, xô ….
Máy bơm nước

− Nguồn nước: Được lấy từ hồ đất
Đây là nguồn nước ổn đònh quanh năm với mức pH và nhiệt độ rất ổn đònh,
nguồn nước này đã được trại sử dụng vào việc sản xuất giống cá trong nhiều năm qua
.
3.2

Phương Pháp

3.2.1


Thời gian và đòa điểm
− Thời gian : Đề tài chúng tôi được tiến hành từ ngày 12/03/2006 đến ngày
15/06/2006.


− Đòa điểm : Đề tài được thực hiện tại trại thực nghiệm Thủy Sản trường Đại
Học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh.
3.2.2

Đối tượng nghiên cứu
− Ếch Thái Lan Rana Tigerina (Duboi,1981)

3.2.3 Giai đoạn ấp
Thí nghiệm được bố trí thành 4 nghiệm thức mỗi nghiệm thức lặp lại 3 lần
Các nghiệm thức được bố trí ấp ở các nhiệt độ là:
− Nghiệm thức I : là nghiệm thức đối chứng được bố trí ở nhiệt độ phòng
− Nghiệm thức II: được bố trí ở nhiệt độ vừa phải (30-31oC )

− Nghiệm thức III: bố trí với nhiệt độ ấp ở mức cao (33-34oC)
− Nghiệm thức IV: Bố trí với nhiệt độ ấp ở mức rất cao (36-37oC)
Phần ấp chúng tôi bố trí trong 4 thùng nhựa mỗi thùng tương ứng với 1 nghiệm
thức, mỗi nghiệm thức bố trí một heater tăng nhiệt ( trừ nghiệm thức đối chứng). Mỗi
lần lặp lại bố trí vào một giai nhỏ (20 x 20 cm ), một giai bố trí 300 trứng để ấp .

A

B
C


Nghiệm thức I

A

B

A

B

A

B

C

C

C

Nghiệm thức II

Nghiệm thức III

Nghiệm thức IV

Hình 3.1 Sơ đồ bố trí thí nghiệm giai đoạn ấp trứng ếch
Các nghiệm thức được theo dõi nhiệt độ chặt chẽ cứ sau bốn giờ kiểm tra
nhiệt độ một lần, và sau tám giờ kiểm tra pH, NH3 một lần.



3.2.4 Giai đoạn sau khi trứng nở
Chúng tôi bố trí vào 12 thùng nhựa 80 lít mỗi thùng 150 con tương ứng với
một lần lặp lại (4 nghiệm thức mỗi nghiệm thức lặp lại 3 lần).
Mỗi ngày tiến hành siphon thay nước một lần
7 ngày đầu thức ăn chủ yếu cho ếch là trùn chỉ, mỗi ngày cho ếch ăn hai lần;
sau 7 ngày bắt đầu cho ếch ăn bằng thức ăn viên, mỗi ngày cho ăn hai lần.
Các chỉ tiêu chất lượng nước được theo dõi thường xuyên vào sáng và chiều
hàng ngày.
Đồng thời theo dõi các chỉ tiêu biến thái hằng ngày
Đònh kỳ 15 ngày theo dõi chỉ tiêu tăng trọng một lần

Hình 3.2 Vật liệu bố trí thí nghiệm giai đoạn ương ấu trùng nòng nọc
3.2.5 Giai đoạn trưởng thành
Ếch rụng đuôi xong được đem xuống ao nuôi và bố trí vào 12 giai mỗi giai bố
trí 100 con tương ứng với một lần lặp lại.
Các chỉ tiêu chất lượng nước được theo dõi hàng ngày
Quản lý cho ăn: cho ăn mỗi ngày hai lần vào sáng và chiều


Kiểm tra giai đònh kỳ chống thất thoát, mặt trên của giai được phủ một lớp
lưới phòng chống chim, cò xâm nhập vào bắt ếch khi ếch còn nhỏ
Các nghiệm thức được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên trong ao
Đònh kỳ cân kiểm tra tăng trọng mỗi tháng một lần

Hình 3.3 Vật liệu bố trí thí nghiệm giai đoạn ếch trưởng thành
3.2.5 Các chỉ tiêu cần theo dõi
Tỉ lệ nở: Được tính theo công thức
Tỉ lệ nở (%) =


Số trứng nở
x 100 %
Tổng số trứng đem ấp

Tăng trọng tuuyệt đối : Được tính theo công thức
Tăng trọng tuuyệt đối = trọng lượng đầu – trọng lượng sau
Phần trăm tăng trọng: Được tính theo công thức
%tăng trọng =

Tăng trong tuyệt đối
Trọng lượng đầu

x 100 %

Tỉ lệ sống: Được tính theo công thức
Tỉ lệ sống =

Tổng số con còn sống
Tổng số con bố trí

x 100 %


Tỷ lệ đực cái:
Được thu thập thông qua phân biệt đực cái bằng hình dạng ngoài khi ếch
trưởng thành sau đó được tính và so sánh tỷ lệ đực giữa các nghiệm thức để tìm ra sự
khác nhau về tỉ lệ đực cái giữa các nghiệm thức.
Các chỉ tiêu theo dõi được thu thập số liệu từ thực tế và đem vào so sánh dựa
trên cơ sở thống kê toán học và được coi là khác biệt nếu P < 0,05, và P > 0,05 thì
được coi là như nhau.



IV. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1

Các Yếu Tố Chất Lượng Nước

4.1.1 Nhiệt Độ
Nhiệt độ ấp được bố trí như đã trình bày ở phần vật liệu và phương pháp (các
nghiệm thức II, III, IV có sử dụng heater để điều chỉnh nhiệt độ nghiệm thức I bố trí
ở nhiệt độ phòng). Sau khi bố trí chúng tôi tiến hành kiểm tra nhiệt độ 4 giờ một lần
và thu được kết quả như sau nhiệt độ ấp ở bốn nghiệm thức khác nhau ở mức rất rất
có ý nghóa thống kê (P<0.001).
Bảng 4.1 Nhiệt độ ấp
Thời gian ấp
NT I
NT II
NT III
NT IV
0h
27,0
30,0
32,5
35,0
4h
26,5
30,0
32,0
34,0

8h
28,0
31,0
33,5
36,5
12 h
29,0
31,0
34,0
36,0
16 h
23,0
31,0
33,5
36,0
20 h
27,0
31,0
33,0
36,0
24 h
29,0
31,0
33,0
36,0
a
b
c
Trung bình
30,7

33,1
35,5d
27,1
Chú thích: a,b,c… các nghiệm thức trên cùng một hàng ngang không có chữ
giống nhau thì khác nhau có ý nghóa thống kê (P < 0,05).
Trong giai đoạn nòng nọc và ếch trưởng thành nhiệt độ bố trí khống chế như nhau ở
các nghiệm thức và kết quả thu được là nhiệt độ dao động trong khoảng 26-31oC và giữa các
nghiệm thức sự khác biệt về nhiệt độ là không có ý nghóa thống kê (P > 0,05).
Khoảng nhiệt độ này cũng là khoảng nhiệt độ thích hợp với sự tăng trưởng của ếch Thái Lan.


Hình 4.1 Vật liệu và sơ đồ bố trí ấp
4.1.2 Kết quả thu được về pH
pH ấp được khống chế trong khoảng7,5-8,5 là khoảng pH thích hợp cho ếch
nói riêng và nhiều loài thuỷ sản nói chung, kết quả pH thu được qua xử lí thống kê
cho thấy pH là không khác nhau giữa các nghiệm thức (P > 0,05).
Trong giai đoạn nòng nọc và ếch trưởng thành pH luôn luôn được khống chế
như nhau ở các nghiệm thức. Kết quả thu được pH biến động trong giai đoạn nòng
nọc là từ 7,5 – 8,5 và trong giai đoạn ếch trưởng thành là từ 7 – 8,5 là những khoảng
pH thích hợp cho sự phát triển của ếch.
4.2

Giai Đoạn Ấp

4.2.1 Thời gian nở :
Ếch ở các nghiệm thức khác nhau thì có thời gian nở hoàn toàn khác nhau sự
khác biệt này là ở mức rất rất có ý nghóa thống kê (P < 0,001), nhiệt độ càng cao thì
trứng ếch nở càng nhanh. Điều này không chỉ đúng trên ếch mà nó còn đúng cho tất
cả các động vật khác trong tự nhiên đặc biệt là các động vật thủy sản. Khi cho trứng
vào môi trường có nhiệt độ cao các phản ứng sinh hóa trong quá trình phát triển của

phôi sẽ diễn ra một cách nhanh chóng hơn, phôi phát triển nhanh hơn, vì thế thời gian
nở sẽ rút ngắn l.


4.2.2 Tỉ lệ nở
Sau khi kết thúc qua trình ấp chúng tôi tiến hành chuyển nòng nọc sang bể
ương và đồng thời đếm kiểm tra tỉ lệ nở. Kết quả thu được tỉ lệ nở không có sự khác
nhau giữa các nghiệm thức (P > 0,05).
Như vậy nhiệt độ ấp hoàn toàn không ảnh hưởng đến tỉ lệ nở của ếch. Đặc
biệt ở nghiệm thức IV nhiệt độ ấp lên tới 35,5oC nhưng vẫn cho tỉ lệ nở không khác
biệt so với các nghiệm thức ấp ở nhiệt độ thấp, điều này cũng có thể nói lên một điều
rằng ếch có một khả năng chòu đựng tốt với sự biến động của nhiệt độ, nó thể hiện
ngay từ khi còn trong trứng.
Bảng 4.2 Tỉ lệ nở và thời gian nở
Nghiệm thức
Tỉ lệ nở

Lô A
Lô B
Lô C

Trung bình
Thời gian nở (ngày)
4.3

NT I
73,33
70,67
46,33
63,44a

24a

NT II
53,00
57,33
72,00
60,78a
20b

NT III
59,00
73,00
68,67
66,89a
19c

NT IV
59,33
62,33
62,67
61,44a
18d

Giai Đoạn Nòng Nọc

4.3.1 Tăng trọng
Trong giai đoạn này chúng tôi tiến hành cân kiểm tra trọng lượng 2 lần là 15
ngày tuổi (tương ứng với thời gian ếch bắt đầu xuất hiện chân trước, và cũng tương
ứng là một nửa giai đoạn phát triển của nòng nọc) và lần thứ hai là 30 ngày tuổi
(tương ứng với thời gian ếch rụng đuôi 100%).

4.3.1.1 Sau 15 ngày tuổi:
Tương ứng với thời gian ếch bắt đầu xuất hiện chân trước, ngừng ăn và bắt
đầu biến thái trong vài ngày tới.
Kết quả thu được cho thấy nòng nọc sau 15 ngày tuổi ở 4 nghiệm thức cho
tăng trưởng là như nhau. Sự khác biệt giữa các nghiệm thức là không có ý nghóa
thống kê (P > 0,05).
Điều này cũng có thể nói lên rằng trong giai đoạn này giới tính của ếch không
ảnh hưởng đến sự tăng trọng của chúng, hay nói cách khác trong 15 ngày đầu ếch đực
hay ếch cái đều tăng trưởng như nhau.


Hình 4.2 Nòng nọc các nghiệm thức sau 15 ngày tuổi
4.3.1.2 Sau 30 ngày tuổi
Sau 30 ngày tuổi trọng lượng trung bình của ếch ở nghiệm thức I lớn các
nghiệm thức II, III và IV ở mức có ý nghóa thống kê (P < 0,05), nhưng kết quả về
tăng trọng sau 15 ngày tiếp theo lại cho thấy sự khác biệt giữa các nghiệm thức là
không có ý nghóa thống kê. Điều này có thể giải thích rằng trong 15 ngày đầu ếch đã
phát triển gần đến kích thước tối đa vì vậy trong 15 ngày kế tiếp sự tăng trọng của
nòng nọc chỉ còn lại một phần nhỏ trước khi đạt đến kích thước tối đa của nòng nọc
và dừng lại để biến thái. Nhưng nếu xét đến tăng trọng trong suốt 30 ngày từ khi nở
đến khi rụng đuôi thì thấy có sự khác biệt giữa nghiệm thức đối chứng và các nghiệm
thức còn lại; điều này có thể nói lên rằng ếch trong giai đoạn này ếch cái đã có
những biểu hiện tốt hơn về sức sống và tăng trọng, tuy nhiên điều này còn phải kiểm
chứng ở các giai đoạn phát triển sau của ếch.
4.3.2

Tỉ lệ sống

Sau 30 ngày kết thúc giai đoạn nòng nọc chúng tôi tiến hành đếm số lượng và
tính tỉ lệ sống của nòng nọc. Kết quả thu được cho thấy tỉ lệ sống giữa các nghiệm

thức là như nhau.
Điều này có thể được giải thích bởi mật độ nuôi của các nghiệm thức là như
nhau, trong quá trình nuôi không có bệnh tật xảy ra do đó nòng nọc phát triển tốt, tỉ
lệ sống cao và như nhau ở các nghiệm thức. Mặt khác ếch trong thời kì này không ăn
nhau vì thức ăn khá đầy đủ về cả chất lẫn lượng. Điều này cũng nói lên rằng sức sống
của ếch đực và ếch cái là như nhau trong giai đoạn này.


×