Tải bản đầy đủ (.pdf) (169 trang)

KHẢO SÁT HÌNH THÁI TÔM CÀNG XANH (Macrobrachium rosenbergii) NỘI ĐỊA, NHẬP NỘI VÀ MÔ TẢ SỰ PHÁT TRIỂN Ở CÁC GIAI ĐOẠN ẤU TRÙNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.51 MB, 169 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA THỦY SẢN

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:

KHẢO SÁT HÌNH THÁI TÔM CÀNG XANH
(Macrobrachium rosenbergii) NỘI ĐỊA, NHẬP
NỘI VÀ MÔ TẢ SỰ PHÁT TRIỂN Ở CÁC
GIAI ĐOẠN ẤU TRÙNG

NGÀNH
:
THỦY SẢN
KHÓA
:
2002–2006
SINH VIÊN THỰC HIỆN: NGUYỄN KIỀU DIỄM

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
THÁNG 9/2006


KHẢO SÁT HÌNH THÁI TÔM CÀNG XANH (Macrobrachium
rosenbergii) NỘI ĐỊA, NHẬP NỘI VÀ MÔ TẢ SỰ PHÁT
TRIỂN Ở CÁC GIAI ĐOẠN ẤU TRÙNG

thực hiện bởi

Nguyễn Kiều Diễm



Luận văn được đệ trình hoàn tất yêu cầu cấp bằng Kỹ Sư Thủy Sản

Giáo viên hướng dẫn: Đinh Thế Nhân
Nguyễn Văn Xuân


Thành phố Hồ Chí Minh
tháng 9/2006

TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu khảo sát hình thái tôm càng xanh Macrobrachium rosenbergii
(De Man, 1879) nội đòa, nhập nội và mô tả sự phát triển ở các giai đoạn ấu trùng đã cho
kết quả như sau:
1. Các đặc tính bên ngoài của tôm trưởng thành
Tôm càng xanh xuất xứ từ Trung Quốc có màu sắc sậm hơn nhóm xuất xứ từ
Hawaii và nhóm tại Việt Nam.
Kết quả phân tích, so sánh các chỉ tiêu hình thái tôm càng xanh ở các nguồn gốc
khác nhau đã cho kết quả như sau:
+ Ở sinh vật đực xuất xứ từ Trung Quốc có đốt ống dài hơn dài hơn nhiều so với
đốt đùi; bề ngang đốt bàn lớn và tương đương với nhóm có nguồn gốc tại Việt Nam nuôi
trong ao. Ở sinh vật cái cho kết quả bề ngang đốt đùi lớn và tương đương với nhóm xuất
xứ từ Việt Nam ngoài sông.
+ Ở sinh vật đực xuất xứ từ Hawaii có vỏ đầu ức khá dài so với chiều dài cơ thể;
có đốt ống không dài quá nhiều so với đốt đùi; đốt bàn dài hơn nhiều so với đốt ngón; bề
ngang lớn nhất và nhỏ nhất đốt bàn là nhỏ. Ở sinh vật cái cho kết quả bề ngang đốt đùi
lớn khi tính tỉ lệ với chiều dài đốt.
+ Ở sinh vật đực xuất xứ từ Việt Nam nuôi trong ao có bề ngang đốt ống lớn; Ở
sinh vật cái, đốt ống dài hơn nhiều so với đốt đùi; bề ngang đốt dùi và đốt ống chân ức
trái là nhỏ.

+ Ở sinh vật đực xuất xứ từ Việt Nam ngoài sông có đốt ống dài hơn nhiều so với
đốt đùi và tương đương với nhóm xuất xứ từ Trung Quốc; bề ngang đốt bàn nhỏ. Ở sinh
vật cái, đốt ống không dài hơn nhiều so với đốt đùi, bề ngang đốt đùi và đốt ống là lớn
hơn so các sinh vật khác xuất xứ.
2. Các giai đoạn ấu trùng


Ấu trùng trải qua 12 giai đoạn biến thái, mỗi giai đoạn có cơ cấu hình thái đặc
trưng khác với giai đoạn trước nó và sau nó.
Telson, chân đuôi, chủy, chân bụng, chân ức II, râu A2, vảy râu biến đổi cơ bản
sau mỗi lần lột xác.
Giai đoạn XII là giai đoạn các biệt ở giai đoạn ấu trùng. Ấu trùng ở giai đoạn XII
là giai đoạn lột xác lần cuối để chuyển sang giai đoạn hậu ấu trùng (poslarvae). Ở giai
đoạn này, ấu trùng xuất hiện khoảng 3–4 răng chủy dưới, có thể bơi xoáy, nhánh ngoài
của các chân ức rụng, ấu trùng chuyển từ đời sống thụ động sang bơi, bò chủ động.


ABSTRACT
The examination morphology of giant freshwater prawn Macrobrachium rosenbergii
(De Man, 1879) has original from different sources has let some results as follows:
1.

The view of the adult Macrobrachium rosenbergii.

The prawn from China source have the shell is more dark brown across the body
than the one from Hawaii and Vietnamese and at the second pereiopod, it has propodus
width biggest.
The prawn from Hawaii source has carapace lenght so long compare with total
body length. It has the merus length of the second pereiopod is longer and it has the
propodus length is shorter than another one of other sources.

The prawn from Vietnam in pond-cultured source has some different at the
second pereiopods. It has the carpus width of the male is bigger than of another one of
other sources. The carpus and merus width of the female of Vietnam in pond-cultured
source are smaller than the female of other sources.
The prawns from Vietnam wild source has the propodus width of second
pereiopods of the male are smaller, and the merus and the carpus width of the female
are bigger than another one of other sources.
2.

Larval stage

The larva has twelve stages of metamorphosis and development of body shape
during the larvae life stage
The telson, uropod, rostrum, pleopod, pereiopod, second antenna metamorphose
and change the size shape after every molting.
The twelfth stage is the particular of larvae stage, it is the last stage of larvae
metamorphosis process also.


CẢM TẠ
Chúng tôi xin chân thành cảm tạ:
- Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh
- Ban Chủ Nhiệm, quý thầy cô Khoa Thủy Sản đã hết lòng giảng dạy chúng tôi
trong thời gian học tập tại trường.
- Xin gửi lòng biết ơn đến thầy Đinh Thế Nhân đã tận tình hướng dẫn chúng tôi
trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
- Xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Văn Xuân đã hết lòng giúp đở, hỗ trợ
chúng tôi hoàn thành đề tài.
- Sau cùng, xin cảm ơn các bạn sinh viên cùng khóa đã nhiệt tình giúp đỡ chúng
tôi trong thời gian thực hiện đề tài.

Do thời gian và điều kiện có hạn và bước đầu làm quen với công tác nghiên cứu,
nên không tránh khỏi những thiếu sót. Vì thế chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp
ý kiến của quý thầy cô và các bạn.


MỤC LỤC
ĐỀ MỤC

TRANG

TRANG TỰA
TÓM TẮT
ABSTRACT
CẢM TA
MỤC LỤC
DANH SÁCH CÁC BẢNG BIỂU
DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ VÀ ĐỒ THỊ
DANH SÁCH CÁC HÌNH ẢNH

i
ii
iv
v
vi
iv
x
xi

I.


GIỚI THIỆU

1

1.1
1.2

Đặt Vấn Đề
Mục Tiêu Đề Tài

1
1

II.

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2

2.1
2.2
2.2.1
2.2.2
2.2.3
2.2.4
2.2.5
2.2.6
2.2.7
2.3
2.3.1

2.3.2

Đặc Điểm Phân Loại Tôm Thuộc Thứ Bộ Caridae
Đặc Điểm Sinh Học Tôm Càng Xanh
Hệ thống phân loại tôm càng xanh
Phân bố
Đặc điểm môi trường sống
Chu kỳ đời sống tôm càng xanh
Đặc điểm dinh dưỡng
Mô tả đặc trưng
Sự phát triển của tôm càng xanh
Những Công Trình Nghiên Cứu Liên Quan Đến Tôm Nước Ngọt
Những công trình nghiên cứu của tác giả nước ngoài
Những công trình nghiên cứu của tác giả trong nước

2
2
2
3
6
7
8
8
10
11
11
11

III.


VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

14

3.1
3.2
3.3
3.3.1

Thời Gian và Đòa Điểm Thực Hiện Đề Tài
Đối Tượng Nghiên Cứu
Vật Liệu và Trang Thiết Bò Dùng Cho Thí Nghiệm
Vật liệu

14
14
14
14


3.3.2
3.4
3.4.1
3.4.2
3.4.3
3.5

Trang thiết bò và dụng cụ dùng
Phương Pháp Nghiên Cứu
Phương pháp thu mẫu

Phương pháp bố trí thí nghiệm
Phương pháp phân tích mẫu
Phương Pháp Xử Lý Thống Kê

15
15
15
16
17
21

IV.

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

22

4.1
4.1.1
4.1.2
4.1.3
4.1.4
4.1.5
4.1.6
4.1.7
4.1.8
4.2
4.2.1
4.2.2
4.3


Vài đặc tính chung của loài Macrobranchium rosenbergii (De Man 1879)
Chủy (roschum)
Vỏ đầu ức (carapace)
Gai râu (antennal spine)
Gai gan (hepatic spine)
Vảy râu
Chân ức II (Càng lớn)
Đốt đuôi
Màu sắc sinh vật sống
So Sánh Đặc Điểm Hình Thái Các Mẫu Tôm Càng Xanh Khảo Sát
Một số chỉ tiêu sinh học
Ảnh hưởng màu sắc sinh vật
Vài Đặc Điểm Hình Thái Của Các Giai Đoạn u Trùng
Macrobranchium rosenbergii (De Man 1879)
4.3.1 Các giai đoạn biến thái của ấu trùng
4.3.2 Mô tả các giai đoạn biến thái
4.3.3 Kết quả hình thái phát triển của ấu trùng và các công trình nghiên cứu
đã công bố

22
22
22
22
22
22
25
25
27
27

27
38

V.

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

83

5.1
5.2

Kết Luận
Đề Nghò

83
84

TÀI LIỆU THAM KHẢO

48
48
48
63


PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Kết quả đo đạc một số chỉ tiêu hình thái tôm càng xanh Macrobrachium
rosenbrgii (De Man, 1879)
Phụ luc 2: Bảng tỉ lệ một số chỉ tiêu đo đạc hình thái tôm càng xanh Macrobrachium

rosenbrgii (De Man, 1879)
Phụ lục 3: Bảng kích thước các giai đoạn ấu trùng
Phụ lục 4: Bảng kích thước một số giai đoạn ấu trùng của bốn dòng khảo sát
Phụ lục 5: Cơ cấu các phụ bộ ở giai đoạn ấu trùng
Phụ lục 6: Bảng ANOVA so sánh các chỉ tiêu đo đạc tôm càng xanh
Macrobrachium rosenbergii (De Man, 1879)


DANH SÁCH CÁC BẢNG
ĐỀ MỤC

NỘI DUNG

Bảng 4.1

Công thức răng chủy theo Nguyễn Văn Xuân và
Trònh Trường Giang
Công thức răng chủy các nhóm sinh vật do chúng tôi khảo sát
Tỉ lệ chiều dài chủy tính trên vỏ đầu ức giữa các dòng sinh vật
Tỉ lệ chiều dài vỏ đầu ức tính trên chiều dài sinh vật
Tỉ lệ trung bình bề dài chân ức II/dài sinh vật
Tỉ lệ giữa chiều dài đốt ống và đốt đùi ở sinh vật đực
Tỉ lệ giữa chiều dài và chiều ngang lớn nhất, nhỏ nhất đốt ống
ở sinh vật đực
Tỉ lệ giữa chiều dài dài nhất và chiều ngang lớn nhất, nhỏ nhất
đốt bàn sinh vật đực
Tỉ lệ chiều dài đốt bàn và chiều dài đốt ngón sinh vật đực
Tỉ lệ giữa chiều dài và chiều ngang lớn nhất, nhỏ nhất đốt dùi
và đốt ống sinh vật cái
Tỉ lệ chiều dài đốt bàn và chiều dài đốt ngón sinh vật đực

So sánh hình thái phát triển các giai đoạn ấu trùng của tôm càng
xanh Macrobrachium rosenbergii (De Man, 1879) theo các tác giả
Cơ cấu hình thái phát triển các giai đoạn ấu trùng của tôm
càng xanh Macrobrachium rosenbergii (De Man, 1879)

Bảng 4.2
Bảng 4.3
Bảng 4.4
Bảng 4.5
Bảng 4.6
Bảng 4.7
Bảng 4.8
Bảng 4.9
Bảng 4.10
Bảng 4.11
Bảng 4.12
Bảng 4.13

TRANG

28
28
28
29
30
32
32
34
34
38

38
65
75


DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ VÀ ĐỒ THỊ
ĐỀ MỤC
Biểu đồ 4.1
Biểu đồ 4.2

NỘI DUNG

TRANG

Tỉ lệ giữa chiều dài vỏ đầu ức và dài sinh vật
So sánh tỉ lệ trung bình giữa chiều dài đốt ống và đốt đùi chân
ức II ở sinh vật đực
Biểu đồ 4.3 So sánh tỉ lệ trung bình giữa chiều dài và chiều ngang lớn nhất,
nhỏ nhất đốt ống, chân ức phải, sinh vật đực
Biểu đồ 4.4 So sánh tỉ lệ trung bình giữa chiều dài đốt bàn và đốt ngón ở
sinh vật đực
Biểu đồ 4.5 Tỉ lệ trung bình giữa chiều dài và chiều ngang lớn nhất, nhỏ
nhất đốt bàn, chân ức trái, sinh vật đực
Biểu đồ 4.6 Tỉ lệ trung bình giữa chiều dài và chiều ngang lớn nhất, nhỏ
nhất đốt bàn, chân ức phải, sinh vật đực
Biểu đồ 4.7 Tỉ lệ trung bình giữa chiều dài đốt ống và đốt đùi sinh vật cái
Biểu đồ 4.8 Tỉ lệ trung bình giữa chiều dài và chiều ngang lớn nhất, nhỏ
nhất đốt đùi, chân ức phải, sinh vật cái
Biểu đồ 4.9 Tỉ lệ trung bình giữa chiều dài và chiều ngang lớn nhất, nhỏ
nhất đốt ống, chân ức trái, sinh vật cái

Biểu đồ 4.10 Tỉ lệ trung bình giữa chiều dài và chiều ngang lớn nhất, nhỏ
nhất đốt ống, chân ức phải, sinh vật cái
Đồ thò 4.1
Sự tăng trưởng về chiều dài ở 12 giai đoạn ấu trùng
Đồ thò 4.2
Sự thay đổi về kích thước của telson ở 12 giai đoạn ấu trùng

29
31
31
33
33
34
36
36
37
37
63
63


DANH SÁCH HÌNH ẢNH
ĐỀ MỤC

NỘI DUNG

Hình 2.1
Hình 2.2
Hình 3.1
Hình 3.2

Hình 3.3a
Hình 3.3b
Hình 4.1
Hình 4.2
Hình 4.3
Hình 4.4
Hình 4.5
Hình 4.6
Hình 4.7
Hình 4.8
Hình 4.9
Hình 4.10
Hình 4.11
Hình 4.12
Hình 4.13
Hình 4.14
Hình 4.15
Hình 4.16
Hình 4.17
Hình 4.18
Hình 4.19
Hình 4.20
Hình 4.21
Hình 4.22
Hình 4.23
Hình 4.24
Hình 4.25
Hình 4.26
Hình 4.27
Hình 4.28

Hình 4.29a

Vùng phân bố tôm càng xanh
Vòng đời tôm càng xanh
Bình ương ấu trùng
Các chỉ tiêu đo đạc tôm càng xanh
Các chỉ tiêu đo đạc trên ấu trùng
Các chỉ tiêu đo đạc trên ấu trùng
Tôm càng xanh Macrobrachium rosenbergii (De Man, 1879)
Telson và các phụ bộ tôm càng xanh
Màu sắc sinh vật đực nhìn từ phía trên
Màu sắc sinh vật đực nhìn ngang
Hình dạng sinh vật cái Trung Quốc
Hình dạng vỏ đầu ức và chủy sinh vật cái Trung Quốc
Hình dạng chân ức II sinh vật cái Trung Quốc
Hình dạng sinh vật đực Trung Quốc
Hình dạng đầu ức và chủy sinh vật đực Trung Quốc
Hình dạng chân ức II sinh vật đực Trung Quốc
Hình dạng sinh vật cái Hawaii
Hình dạng chủy và vỏ đầu ức sinh vật cái Hawaii
Hình dạng chân ức II sinh vật cái Hawaii
Hình dạng sinh vật đực Hawaii
Hình dạng vỏ đầu ức và chủy sinh vật đực Hawaii
Hình dạng chân ức II sinh vật đực Hawaii
Hình dạng sinh vật cái VNP
Hình dạng vỏ đầu ức và chủy sinh vật cái VNP
Hình dạng chân ức II sinh vật cái VNP
Hình dạng sinh vật đực VNP
Hình dạng vỏ đầu ức và chủy sinh vật đực VNP
Hình dạng chân ức II sinh vật đực VNP

Hình dạng sinh vật cái VNW
Hình dạng vỏ đầu ức và chủy sinh vật cái VNW
Hình dạng chân ức II sinh vật cái VNW
Hình dạng sinh vật đực VNW
Hình dạng đầu ức và chủy sinh vật đực VNW
Hình dạng chân ức II sinh vật đực VNW
Ấu trùng giai đoạn I

TRANG
5
7
17
19
20
20
23
26
39
39
40
40
40
41
41
41
42
42
42
43
43

43
44
44
44
45
45
45
46
46
46
47
47
47
49


Hình 4.29b
Hình 4.30a
Hình 4.30b
Hình 4.31a
Hình 4.31b
Hình 4.32
Hình 4.33a
Hình 4.33b
Hình 4.34
Hình 4.35
Hình 4.36
Hình 4.37
Hình 4.38a
Hình 4.38b

Hình 4.39
Hình 4.40a
Hình 4.40b
Hình 4.41a
Hình 4.41b

Vỏ đầu ức và telson giai đoạn I
Ấu trùng giai đoạn II
Cuống mắt và telson giai đoạn II
Ấu trùng giai đoạn III
Cơ cấu telson của ấu trùng giai đoạn III
Cơ cấu chủy và chân đuôi ấu trùng giai đoạn IV
Ấu trùng giai đoạn V
Cơ cấu telson giai đoạn V
Cơ cấu chân bụng và telson giai đoạn VI
Cơ cấu chân bụng và chân ức II giai đoạn VII
Cơ cấu chân bụng và chân ức II giai đoạn VIII
Cơ cấu chân bụng và chân ức II giai đoạn IX
Cơ cấu chủy giai đoạn X
Cơ cấu chân ức II giai đoạn X
Cơ cấu chủy giai đoạn XI
Cơ cấu chủy giai đoạn XII
Cơ cấu chân ức II giai đoạn XII
Cơ cấu chủy giai đoạn postlarvae
Cơ cấu chân bụng và chân ức II giai đoạn postarvae

50
51
51
52

52
53
54
54
55
56
57
58
59
59
60
61
61
62
62


I. GIỚI THIỆU
1.1

Đặt vấn đề

Tôm càng xanh Macrobrachium rosenbergii (De Man, 1879) là một trong những
đối tượng nuôi quan trọng của nghề nuôi thủy sản nước ta. Tôm càng xanh nội đòa và
tôm càng xanh du nhập đang là vấn đề quan tâm cả về chất lượng con giống và giá thành
sản phẩm. Tôm càng xanh giống nhập nội ngày càng nhiều bởi do tình trạng khan hiếm
con giống nội đòa và chất lượng tôm thòt; thò trường đánh giá tôm càng xanh Việt Nam có
cặp càng quá to quá ghồ ghề trong khi phần thòt tính trên trọng lượng thô lại quá ít. Vấn
đề đặt ra là làm sao để xác đònh được chất lượng con giống, loại con giống cũng như
phân biệt được tôm thuần chủng Việt Nam và tôm có nguồn gốc nhập nội.

Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về đặc điểm hình thái phân loại tôm càng
xanh (Ling, 1967b; UNO và KWOON, 1969; Nguyễn Văn Xuân và Trònh Trường Giang,
1979; Nguyễn Việt Thắng và Phạm Văn Miên, 1993; Lương Đình Trung, 1999; …) nhưng
chưa mô tả kỹ về kích thước biến đổi, biến thái ở các phụ bộ qua các giai đoạn biến thái
của ấu trùng.
Được sự phân công của Khoa Thủy Sản Trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí
Minh, chúng tôi tiếp nghiên cứu đề tài về khảo sát hình thái tôm càng xanh
Macrobrachium renbergii (De Man, 1879) nội đòa, nhập nội và mô tả hình thái phát triển
ở các giai đoạn ấu trùng.
1.2

Mục tiêu đề tài

Khảo sát, phân tích, so sánh hình thái giữa tôm càng xanh xuất xứ từ Trung Quốc,
từ Hawaii và tại Việt Nam để thấy sự khác biệt cơ bản về hình thái bên ngoài giữa các
sinh vật trưởng thành (sinh vật phát triển đầy đặn) khác nguồn gốc.
Mô tả, đo đạt các chỉ tiêu hình thái ở các giai đoạn ấu trùng của tôm càng xanh
có xuất xứ tại Việt Nam, khảo sát sự biến đổi ở các đốt và phụ bộ qua các lần biến thái.


II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1

Đặc Điểm Phân Loại Tôm Thuộc Thứ Bộ Caridae

Tôm thuộc thứ bộ Caridae tập trung trong họ Palaemonidae; Giống
Macrobranchium chủ yếu là tôm nước ngọt, trong họ này có trên 100 loài (Holthius,
1950, 1965, được trích bởi Nguyễn Việt Thắng, 1993). Ở đồng bằng Nam Bộ trong giống
Macrobranchium đã tìm thấy được 9 loài: M. rosenbergii, M. ideae, M. equidens, M.
lanchester, M. esculatum, M. javanicum, M. mammilodactilus, M. mireble, M. sentagense,

và một số loài đã tìm thấy nhưng chưa công bố chính thức.
Ở miền Bắc, Đặng Ngọc Thanh, Thái Trần Bái và Phạm Văn Miên (1980) đã tìm
thấy 6 loài trong giống này: M. dienbienphuensis Dang; M. hainamensis (Pariti), M.
nipponense (De Man).
Trong giống Macrobranchium thì loài M. rosenbergii De Man là loài có kích
thước lớn nhất (Holthius 1965; Ling S. W, 1961, được trích bởi Nguyễn Việt Thắng,
1993). Ở Đài Loan có con đạt 1.000 gram nuôi trong ao (Liao, 1980). Ở n Độ có con
đạt 470g (Subramanya, 973); Tongsnga (năm 1964) đã tìm thấy có con đạt 470 gram ở
Thái Lan (New, 1985). Tại Việt Nam đã tìm thấy con đực đạt 434 gram có chiều dài 295
mm (Mẫu lưu tại Đại Học Cần Thơ).
Hình thái tôm càng xanh tại Việt Nam được Phan Hữu Đức và cộng sự (1988,
1989) miêu tả kỹ.
Tuy nhiên trong việc nuôi tôm bằng giống tự nhiên loại kích thước 5-6 cm, khối
lượng từ 1-5 gram hình thái loại này chưa miêu tả kỹ; đồng thời trong đàn tôm khai thác
những loại tôm càng mà nhân dân gọi là tôm càng lửa (hoặc tôm càng múm, tôm càng
son) cần phải được phân biệt kỹ trong việc chọn đàn tôm bố mẹ cho tham gia sinh sản.
2.2

Đặc Điểm Sinh Học Tôm Càng Xanh

2.2.1 Hệ thống phân loại tôm càng xanh
Tôm càng xanh trên các khía cạnh khác nhau từ lâu được rất nhiều tác giả quan
tâm đến. Những tác giả đầu tiên là những nhà phân loại học. Từ năm 1705 và những
năm kế tiếp: 1711, 1740, 1741, trong các công trình nghiên cứu khoa học hệ giáp xác,
Rumphius đã mô tả và đặt tên cho loài này với hàng loạt tên khác nhau. Các tác giả
Herbest (1792); Fabricus (1798), Bost (1801); Oliver (1811); Lamarch (1818); Desmarst
(1823, 1825); ... đã mô tả những đặc điểm hình thái ngoài của tôm càng xanh với tên loài


đầu tiên: Locusta marina, về sau đổi tên là Palaemon carcinus (Nguyễn Việt Thắng,

1993).
Trải qua gần 2 thế kỷ, trong các công trình nghiên cứu thủy vực khác nhau trên
thế giới, xác đònh các khu hệ giáp xác đều đề cập đến những đặc điểm hình thái, vò trí
phân loại của loài này. Thon và Aeichrenbach (1838); Gibber (1845, 1850); De Hoan
(1850), Tennent (1861), Von Martens (1868, 1876); De Man (1879); Micrs (1880);
Valker (1887); Ortman (1897); Nobili (1899); Doflein (1890); Lenchesster (1900);
Thomson (1901); Cowler (1914); Kemp (1918); J.Rouse (1921, 1923); Balse (1930);
Gordon (1935); ... nhưng lại mang hàng loạt tên khác nhau như: Cance (Astecus)
carcinus; Palaenom carcinus; Palaemon rosenbergii; Palaenom ( Eu palaemon )
carcinus; Macrobranchium carcinus. Chỉ đến Holthius L.B (1950) mới xác đònh tên gọi
ban đầu do De Man (1879) đề nghò và tôm càng xanh được xác đònh với vò trí phân loại
như sau:
Ngành: Arthropoda
Lớp: Crustacea
Bộ: Decapoda
Bộ phụ: Natantia
Phân bộ: Caridea
Họ: Palaemonidae
Giống: Macrobranchium
Loài: Macrobrachium rosenbergii (De Man 1879)
Hầu hết các mẫu phân loại tôm càng xanh mô tả trên được lưu trữ ở hai bảo tàng
Leiden và Amsterdam (Mẫu đầu do Wincket thu từ 1877 ở Thái Lan, về sau do các tác
giả khác) (Nguyễn Việt Thắng, 1993).
2.2.2

Phân bố

Tôm càng xanh phân bố ở vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới. Có nhiều ở các nước ven
biển nam và đông nam Thái Bình Dương, n Độ Dương, như Việt Nam, Thái Lan, Mã
Lai, Indonesia, Philippin, Ấn Độ, Sirilaca, Myanma v.v. . . Tôm càng xanh thường phân

bố ở vùng hạ lưu sông hồ, ao đầm, kênh rạch nước ngọt có chòu ảnh hưởng của thủy


triều. Ở nước ta, tôm càng xanh phân bố nhiều ở vùng sông, kênh rạch, ao ruộng Đồng
Bằng Sông Cửu Long; vùng sông, rạch, ao, đầm Đông Nam Bộ (Lương Đình Chung,
1999).
Nhiều công trình công bố cho thấy tôm càng xanh phân bố ở tất cả các thủy vực
nước ngọt (đầm, hồ, ao, sông) và các vùng nước lợ của nhiều vùng trên thế giới. Trong
khu hệ Ấn Độ Dương nhiều tác giả đã tìm thấy loài này, xác đònh vùng phân bố qua các
tài liệu Oliver (1991), Lamarek (1818), Desmarest (1823,1825); Voigt (1836); NilneEdwark (1837, 1838). Vùng đông Ấn Độ (Hurbest 1792). Ở Mandi, Punjab thuộc tây bắc
Ấn Độ (Doflein,1900); Sucat (Rai, 1993); Bombay (Henderson 1893, Sharp 1893, Rai
1933); Malabar thuộc miền nam Ấn Độ (Henderson và Matthai 1900) . . Nhiều công
trình khác cũng đề cập đến phân bố loài này tại các nước Đông Nam Á; Vùng Sittang
của Miến Điện (Henderson 1893) ... Vùng Mesqui Archipelago (De Man 1888).
Singgapore (Von Martens 1868, Walker 1887, De Man 1897). Kelatan thuộc Malaysia
và Thái Lan do các tác giả (De Man 1879; Lanchester 1879; Kemp 1918). Công trình
nghiên cứu hoàn chỉnh phân bố tại Thái Lan ở các vùng Menam Pakret; Klongranode,
Phaluang, Bangkok, ... Chính do Suvatti công bố vào năm 1937. Thomson (1937) cũng
phát hiện loài này tại Hồng Kông. Các vùng Yedo và Yokahama ở Nhật Bản, tôm càng
xanh được phát hiện vào năm 1868 do Von Martens. Ở Manila (Castro de Elera 1895),
Sarawak (Lanchester 1990, Nobili 1990, De Man 1902). Ở Kophiang gần Mandar – tây
Borneo (Von Martens 1898) sông Makaham ở Đông và ngay Borneo (De Man 1898,
1908). Các vùng thuộc Indonesia do một số công trình của nhiều tác giả xác đònh loài
M.rosenbergii phân bố: J. Roux (1932); Schenkel (1903); De Man 1879; Micts (1880);
Thallwits (1892). Ở c Châu J. Roux 1933 cũng tìm thấy loài này.
Tại Đông Dương những nghiên cứu đònh loại và xác đònh phân bố về tôm càng
xanh là các Châu Âu: Ortman (1891); Thomson (1901) và đặc biệt là Serene (1937) đã
xác đònh phân bố loài này ở một số vùng thuộc Đông Dương và ở Việt Nam; chính ông
đã phát hiện ra tôm càng xanh tại Cầu Đá Nha Trang, nơi có độ mặn 32–34‰.
Phan Hữu Đức (1985) khái quát hóa phân bố tự nhiên của tôm càng xanh trên thế

giới. Malecha (1893) giới thiệu bản đồ phân bố tôm càng xanh trên thế giới.


Hình 2.1 Vùng phân bố tôm càng xanh
Ngoài các nước có phân bố tự nhiên, từ cuối thập kỷ 60 đến nay tôm càng xanh
được di giống thuần hóa ở nhiều vùng và quốc gia khác nhau: Ở Israel với nghiên cứu
của Raanan J. (1982); Prody. T.(1980); Silverthorn (1978). Ở Đài Loan với nghiên cứu
của Liao I. C (1980). Ở các tỉnh hải ngoại của Pháp như Tahiti, Guadeloup, Martinique,
Caledonesia, Guyana với nghiên cứu của Aquacop (1977 Aeichrenbach 1838, b, c,
Desmarst 1823; 1983, 1984), Hatt (1983). Ở Brazinvới nghiên cứu của New M. B
(1980b); Malecha (1980). Ở Mauritius có Thomson R. Kỹ thuật (1979); Ghana có Prak
K. Samuel (1980). Ở nam Carolina có Saudifer P.A (1975,1977). Ở Hawaii có Fujimura
T.(1970, 1974); malecha (1980, 1982, 1983). Ngoài ra tôm càng xanh còn được thí
nghiệm nuôi ở USSR (cũ), Hungari (New M.B, 1988).
Ở Việt Nam vào những năm gần đây có Nguyễn Văn Xuân và Trònh Trường
Giang (1979) nghiên cứu hình thái của tôm càng xanh và giới thiệu về sự hiện diện tại
vùng duyên hải thuộc Thành phố Hồ Chí Minh; Nguyễn Văn Thường (1986) giới thiệu
phạm vi phân bố của tôm càng xanh ở Đồng Bằng Sông Cửu Long; Những nghiên cứu
của Phan Hữu Đức và cộng sự (1988) đề cập và giới thiệu phân giới một số vùng tập
trung của tôm càng xanh ở Đồng Bằng Nam Bộ.
Loài tôm Macrobrchium rosenbergii có tính thích ứng sinh thái rộng, có thể phân
bố ở các vùng nước ngọt và nước lợ.


2.2.3 Đặc điểm môi trường sống
Tôm sống ở các thủy vực nước ngọt, nước lợ, độ mặn 6–20‰, pH 6,5-8,5. Sinh
sản ngoài tự nhiên gần như quanh năm, tuy nhiên mùa tăng trưởng là tháng 4–6 và
tháng 8–10, sức sinh sản tuyệt đối là 5.376–161.520 trứng, ở tôm 75–82g sức sinh sản
thực tế là 465–1.210 trứng/gam (Nguyễn Việt Thắng, 1993). Kích thước trứng 0,37–0,51
mm. Về hình thái, ở Đồng Bằng Nam Bộ có thể phân biệt hai dạng tôm là càng xanh và

tôm càng lửa, có sai khác tuy không lớn về màu sắc vỏ cơ thể, kích thước càng (Pr. II), tỷ
lệ đốt bàn và ngón (Nguyễn Việt Thắng, Phạm Văn Miên, 1993).
Nhiệt độ: Nhiệt độ thích hợp cho hầu hết các giai đoạn của tôm dao động trong
khoảng 26–310C, tốt nhất là 28–300C. Nhiệt độ dưới 130C hay trên 380C gây chết tôm.
Khi nhiệt độ ngoài khoảng 22–330C thì hoạt động, sinh trưởng và sinh sản của tôm sẽ bò
suy giảm. Nhiệt độ cao thường làm cho tôm sớm thành thục và kích cỡ nhỏ.
Độ mặn: Giai đoạn ấu trùng cần độ mặn 6–16‰, tốt nhất là 10–12‰. Các giai
đoạn tôm lớn hơn cần độ mặn thấp dưới 6‰. Tôm giống và tôm lớn cần sống trong nước
ngọt để sinh trưởng tốt nhất, tuy nhiên chúng có thể chòu được độ mặn 25‰. Ở độ mặn
30‰ hay trên, tôm giống chết rất nhanh do quá trình điều hòa áp suất thẩm thấu bò phá
vỡ hoàn toàn. Khả năng chòu đựng độ mặn của tôm còn tùy thuộc vào nhiệt độ nước. Ở
độ mặn 2–5‰ tôm lớn tương đối nhanh hơn so với ở 0‰ và nhanh hơn nhiều so với ở
15‰. Trong nuôi tôm, độ mặn tốt nhất không quá 10‰.
Ôxy: Nhu cầu ôxy cho hô hấp của tôm tùy thuộc vào nhiều yếu tố như giai đoạn
của tôm, nhiệt độ, độ mặn, … Đối với tôm con, ôxy tối thiểu phải trên 2,1ppm ở nhiệt độ
230C, trên 2,9ppm ở 280C và 4,7ppm ở 330C. Tôm lớn cần nhiều ôxy hơn tôm nhỏ. Trong
sản xuất giống, oxy cần được duy trì trên 5ppm.
Đạm: dạng đạm đầu tiên được bài tiết ra bởi tôm và các loại giáp xác nói chung
là Ammonia vốn rất độc. Thông qua quá trình chuyển hóa của vi khuẩn, Ammonia sẽ
chuyển thành dạng nitrit cũng độc cho tôm, sau đó chuyển thành dạng đạm nitrat không
độc. Tùy theo pH và nhiệt độ, Ammonia sẽ tồn tai nhiều hay ít dưới dang khí NH3. Nồng
độ NH3 càng tăng khi pH và nhiệt độ càng tăng. Trong sản xuất giống, hàm lượng
Ammonia nên được duy trì ở mức dưới 0,1ppm đối với đạm nitrite và dưới 1ppm đối với
đạm amôn.
pH: Độ pH thích hợp nhất cho sinh trưởng của tôm từ 7,0 – 8,5. pH dưới 6,5 hay
trên 9,0 kéo dài không tốt cho tôm ở tất cả các giai đoạn.


Độ cứng: Tôm cần các loại chất khoáng như canxi, magie cho quá trình hình
thành vỏ mới và lột xác. Tuy nhiên khi độ cứng cao hơn 300ppm sẽ làm cho tôm chậm

lớn, dễ bệnh cho do các nguyên sinh động vật bám. Độ cứng thích hợp nhất cho ương
nuôi tôm trong khoảng 50–150ppm. Đối với ương nuôi ấu trùng, độ cứng thấp dưới
50ppm có thể gây ra hiện tượng vỏ mềm (Theo Nguyễn Thanh Phương và ctv., 2003).
2.2.4 Chu kỳ đời sống tôm càng xanh
Chu kỳ đời sống của tôm càng xanh có 4 giai đoạn gồm: trứng, ấu trùng, hậu ấu
trùng và tôm trưởng thành. Tôm càng xanh trưởng thành chủ yếu sống ở nước ngọt. Khi
thành thục, tôm bắt cặp, đẻ trứng và trứng dính vào các chân bụng của tôm mẹ. Tôm mẹ
mang trứng di cư ra vùng cửa sông nước lợ (16 – 18‰) để nở. Ấu trùng nở ra sống phù
du và trải ra 11 lần lột xác để trở thành hậu ấu trùng. Lúc này tôm có xu hướng tiến vào
nước ngọt như: sông rạch, ao hồ, ruộng … để sinh sống và lớn lên. Tôm có thể di cư rất
xa, trong phạm vi hơn 200km từ bờ biển vào nội đòa. Khi trưởng thành chúng lại di cư ra
vùng nước lợ nơi có độ mặn thích hợp để sinh sản và vòng đời lại tiếp tục.
Theo Lương Đình Chung (1999), tôm càng xanh có tập tính sống ban ngày thì ẩn
náu, ít hoạt động và chỉ hoạt động linh hoạt vào ban đêm. Tôm thường sinh sản vào đêm
và ấu trùng nở vào đêm. Ấu trùng mới nở ra sống phù du, kết thành đàn và có tính hướng
quang mạnh. Tôm bột và tôm trưởng thành sống độc lập ở ven bờ, bò và bám vào rong
cỏ.

Trứng

Ấu trùng

Tôm trưởng thành

Hình 2.2 Vòng đời tôm càng xanh

Tôm con


2.2.5 Đặc điểm dinh dưỡng

Đối với ấu trùng giáp xác, thức ăn tự nhiên ban đầu của chúng chủ yếu là thực vật
phiêu sinh, hoặc thực vật phiêu sinh kết hợp với động vật phiêu sinh . Ở giai đoạn này
tôm không bắt mồi chủ động mặc dù thò giác của chúng tốt. Chúng hầu như bắt mồi bơi
ngẫu nhiên; thức ăn tươi sống di chuyển hầu như liên tục trong cột nước tạo nên cơ hội
tốt cho ấu trùng bắt gặp thức ăn. Kích thước của thức ăn sống cũng rất quan trọng, từ giai
đoạn I–III ấu trùng chỉ có thể ăn được ấu trùng artemia mới nở có kích thước khoảng 500
micromet. Moina cũng có thể bổ xung làm thức ăn nhung phải sau giai đoạn IV (Trần
Thò Thanh Hiền, 2003).
Theo Lương Đình Chung (1999), ấu trùng mới nở cho đến khi lột xác lần thứ nhất
(1–2 ngày) tự dưỡng bằng noãn hoàng. Từ sau khi lột xác lần thứ nhất ấu trùng ăn được
ấu trùng artemia và động vật phù du. Sau 5–6 lần lột xác bắt đầu ăn mảnh vụn của thòt
cá, nhuyễn thể, trứng cá. Từ tôm bột (7,68 mm) bắt đầu ăn như tôm trưởng thành, ăn tạp
thiên về động vật. Tôm ăn cả động vật tươi sống, động vật chết; các loại côn trùng dưới
nước: giun, ấu trùng và động vật nhuyễn thể nhỏ, thủy vật thủy sinh mềm đều là thức ăn
thiùch hợp của tôm. Tôm càng xanh rất phàm ăn, trong điều kiện thiếu mồi ăn chúng
thường ăn lẫn nhau vào lúc vừa lột xác xong, vỏ còn mềm.
Thức ăn nhân tạo cho tôm phải phù hợp với tập tính bắt mồi: màu sắc thức ăn,
hình dạng, kích cỡ, mùi vò. Đây là những yếu tố đầu tiên cần phải đáp ứng để kích thích
và dễ dàng cho tôm bắt mồi. Ngoài những yếu tố trên, vấn đề cân bằng các chất dinh
dưỡng như đạm, chất bột đường, chất béo, vitamin và khoáng chất trong thức ăn là vô
cùng quan trọng.
2.2.6 Mô tả đặc trưng
Chủy ở cá thể phát triển đầy đặn hay già, nơi có gốc mồng cao hơn; ở sinh vậy
chưa phát triển đầy đặn (tôm lóng, tôm càng lửa) thì mồng ở gốc chủy còn thấp và chưa
phát triển ở tôm con. Chủy chỉa xuống phía dưới và uốn cong lên trên bắt đầu từ nửa bề
dài tận cùng, có ¼ bề dài chủy vượt khỏi mũi của vảy râu (antennal scale) ở cá thể già
hoặc phát triển đầy đặn; ở cá thể chưa phát triển đầy đặn cũng như còn non thì dạng
uống cong này nhiều hơn: một phần ba hoặc hơn, bề dài tận cùng của chủy vượt khỏi
mũi của vảy râu (Nguyễn Văn Xuân, Trònh Trường Giang, 1979).
Rìa trên có từ 12–15 răng nhưng thường nhất là 13–14 răng, trong đó 2 hoặc 3

răng đầu tiên nằm trên vỏ đầu ức sau rìa giới hạn của hốc mắt, rìa dưới có từ 11-15 răng
nhưng thường nhất là 13 răng. Tùy theo tuổi tác mà chủy dài, hoặc bằng hoặc ngắn hơn
vỏ đầu ức, tỉ lệ giữa bề dài của chủy trên bề dài của vỏ đẩu ức luôn tỉ lệ nghòch so với


tuổi tác, tỉ lệ này ít chênh lệch ở sinh vật cái phát triển đầy đặn hơn là ở sinh vật đực
cùng trạng thái.
Vỏ đầu ức (carapace) ở sinh vật đực phát triển đầy đặn, có các gai mòn bao phủ ở
vùng gan, râu, tim, dạ dày; ở sinh vật cái và sinh vật còn non thì không có; gai râu
(antennal spine) cứng và dài, chỉa hơi hướng lên trên, gai gan (hepatic spine) nhỏ hơn và
mọc gần ở phía dưới của gốc râu gai.
Càng lớn (chân ức 2) ở sinh vật già rất dài, dài hơn bề dài toàn cơ thể, càng có
màu xanh dương đậm, thường bò đóng rong, hình dáng của càng trái và càng phải giống
nhau;
Đốt bàn chân (palm) thẳng, hơi tròn nơi đoạn gần và hơi dẹp ở đoạn xa có các gai
gan bao phủ ở mặt trên và mặt ngoài, nhỏ hơn và nhặt hơn các gai ở các phần còn lại;
Các đốt ngón (hình 3.2) đốt ngón cố đònh hơi uốn cong, tận cùng bằng một móng
nhọn cong, nơi mép kẹp (cutting edge) bắt đầu từ phần gốc gần sát với đốt lòng bàn chân
(propodus) có 4 răng nhỏ với đầu tròn và kế sát nhau, phía trong các răng này có hàng
lông tơ mòn, sau đó một khoảng lại đến một răng to cứng nhọn, nối tiếp răng này là một
tấm “chitin” thấp;
Đốt ngón cử động cũng hơi uốn cong được bao phủ hoàn toàn bởi các lông tơ,
ngoại trừ phần móng nhọn uốn cong tận cùng và một phần ngắn ở đoạn gốc, nơi mép kẹp
gần đoạn gốc có hai gai cứng đầu tròn nhưng bò các lông nói trên phủ kín.
Kích thước của hai càng lớn này có thể ngang nhau nhưng thường chênh lệch
nhau ở sinh vật đực, đốt bàn chân (palm) có thể dài hơn đốt ngón (dactylus) đến 1,4 lần.
Ở sinh vật chưa phát triển đầy đặn hoặc còn non chân ức thứ hai này chưa dài hơn bề dài
toàn cơ thể, đốt bàn chưa hoàn toàn xanh đậm, hoặc có màu cam nên được gọi là tôm
càng lửa hay tôm lóng, đốt ngón cử động thẳng có rất ít lông tơ bao phủ hoặc có những
cụm lông tơ ở chót; đốt ngón cố đònh còn thẳng, bề dài của đốt đùi thường bằng hoặc

chưa dài hơn đốt tiếp gốc (ischium) là bao nhiêu, các đốt bắt đầu có gai nhỏ nhưng hãy
còn thưa. Ở giai đoạn tôm con kích thước của càng lớn thường ngang nhau: các đốt còn
láng chưa có gai, kích thước của đốt đùi vẫn còn ngang với đốt tiếp gốc.
Chân bụng thứ hai của sinh vật đực có phụ bộ trong (appendix interna) nhỏ hơn
phụ bộ đực (appendix masculina).
Mặt lưng của đốt đuôi (telson) có các gai mòn bao phủ, hai đôi gai lưng tương đối
nhỏ, mũi ngọn tận cùng của đốt đuôi luôn dài hơn các gai tận cùng ở hai bên. Nhưng ở


tôm con đốt đuôi láng hơi có eo ở gần cuối, mũi nhọn tận cùng dài nhưng ngắn hơn hai
gai trong ở hai bên.
2.2.7

Sự phát triển của tôm càng xanh

2.2.7.1 Sự phát triển phôi
Trứng mới đẻ có màu vàng cam, hình elip, có kích cở khoảng 0,6 – 0,7mm. Trứng
sẽ được thụ tinh khi đi qua túi chứa tinh trong quá trình đẻ trứng.
Tôm cái không được gaio vó vẫn đẻ trứng (trứng không thụ tinh), trứng này sẽ tự
rụng đi sau 2–3 ngày đầu.
Trứng thụ tinh phân cắt nhân đầu tiên sau 4 giờ, lần phân chia tiếp theo khoảng
1–3 giờ, thời gian giữa các lần phân chia nhân sau đó sẽ ngắn dần trong quá trình phát
triển của phôi. Sự phân chia nhân hoàn thành sau 24 giờ. Quá trình giảm phân xảy ra khi
nhân phân cắt lần thứ ba. Ở các giai đoạn phân cắt đầu tiên, nhân nằm sâu trong trứng.
Tuy nhiên từ giai đoạn phôi bì trở đi, nhân chuyển ra gần mặt ngoài hơn. Đóa mầm xuất
hiện ở mặt bụng của phôi vào ngày thứ hai. Quá trình vò hóa xảy ra khi hình thành bì.
Một dãy mầm hình chữ V xuất hiện và phân biệt với phôi bì, chiếm phần lớn bề mặt
bụng và đó là vò trí của phôi đang phát triển. Ngày thứ ba, vùng phôi được hình thành và
phát triển sang giai đoạn phôi Nauplius.
Sau 80 giờ các phụ bộ Nauplius bắt đầu phát triển. Ngày thứ năm hình thành phụ

bộ đầu. Ngày thừ sáu, hình thành mầm đuôi. Ngày thứ bảy, điểm mắt bắt đầu phát triển
và nhú đuôi trở thành gai đuôi. Từ ngày thứ tám, bắt đầu hình thành giáp đầu ngực, ruột
hình thành và tim bắt đầu đập. Ngày thứ mười, hình thành sắc tố ở nhãn cầu. Ngày thứ
12, phôi nằm dọc theo trứng và ấu trùng phát triển đến khi nở. Trứng thụ tinh khoảng 14
ngày sau hình thành ấu thể
Theo sự phát triển của phôi, trứng dần dần chuyển từ vàng nhạt sang vàng cam,
sau đó có màu xám và khi sắp nở có màu xám đen. Sự thay đổi màu sắc này tương ứng
với quá trình tiêu hết noãn hoàng (màu vàng) và hình thành phôi với mắt to màu đen.
Sau 17–23 ngày, trứng sẽ nở và quá trình nở hoàn thành sau 4–6 giờ. Khi nở, tôm mẹ cử
động chân bụng liên tục để thải ấu trùng ra ngoài.


2.2.7.2 Sự phát triển của ấu trùng
Ấu trúng mới nở ra sống phù du, có tính hướng quang mạnh và cần nước lợ để
sống và phát triển. u trùng sẽ chết sau 3–4 ngày nếu không được sống trong nước lợ.
Ấu trùng bơi lội chủ động, bụng ngửa và đuôi ở phía trước. Ấu trùng có tính hướng quang
mạnh chúng bơi lội gần sát mặt nước thành từng đám. Ấu trùng ăn liên tục, thức ăn bao
gồm các loại động vật phù du, giun nhỏ, ấu trùng các động vật thủy sinh. Ấu trùng trải
qua 11 lần lột xác và biến thái để hình thành hậu ấu trùng.
2.2.7.3 Sự phát triển hậu ấu trùng
Trải qua 11 lần lột xác và biến thái để trở thành hậu ấu trùng (postlarvae), lúc
này tôm đã có hình dạng và tập tính giống tôm lớn. Chúng bắt đầu sống đáy, bám vào
nền, vật bám hay cây cỏ. Postlarvae bắt mồi chủ động, thức ăn của chúng bao gồm các
loại côn trùng thủy sinh, giun nước, các miếng nhỏ nhuyễn thể như ốc sò, tôm cá, xác bã
động thực vật. Giai đoạn hậu ấu trùng (18–30mm) có thể nhận biết thông qua các sọc
ngang trên carapace, đây là điểm đặc trưng của loài. Các sọc này sẽ biến mất khi tôm
đạt kích cỡ 75–90mm, tuy nhiên, các vệt như vòng đai sậm xuất hiện trên các đốt bụng
và tồn tại đến tôm trưởng thành.
2.3


Những Công Trình Nghiên Cứu Liên Quan Đến Tôm Nước Ngọt

2.3.1

Những công trình nghiên cứu của tác giả nước ngoài

Gần đây riêng vùng Đông Nam Á, có rất nhiều tác giả của trường Đại Học Quốc
Gia Singapore nghiên cứu về gống này vì đây là giống tôm nước ngọt rất thông thường.
De Man, 1904 cho biết ở miền Nam Việt Nam có hai loài, đó là:
1. Macrobrachium nepponense (De Haan, 1849)
2. Macrobrachium rosenbergii (De Man, 1879)
2.3.2

Những công trình nghiên cứu của tác giả trong nước

Đặng Ngọc Thanh, 1998 trong tạp chí sinh học 20(3): 1- 4 có liệt kê ra 7 loài:
1.
2.
3.
4.

Macrobrachium rosenbergii (De Man, 1879)
Macrobrachium nipponense (De Haan, 1849)
Macrobrachium pilimanus (De Man, 1879)
Macrobrachium lanchesteri (De Man, 1911)


5. Macrobrachium yeti Dang, 1975
6. Macrobrachium equidens (Dana, 1941)
7. Macrobrachium mirabile (Kemp, 1917)

Và hai loài mới
8. Macrobrachium secamanense Dang sp. nov
9. Macrobrachium mekongense Dang sp. nov.
Nguyễn Văn Xuân, 1979b có nêu lên vài nhận xét về đặc điểm sinh học tép bò
Macrobrachium lanchesteri (De Man, 1911) sau thời gian lũ lụt 1978 ở huyện Châu
Thành, tỉnh Tiền Giang để đề nghò trữ nuôi.
Năm 1980, khảo sát chu kỳ đời sống và sự phát triển của ấu trùng
Macrobrachium lanchesteri (De Man, 1911) nuôi trong phòng thí nghiệm.
Năm 1981, có đưa ra danh sách một số loài Macrobrachium Bate, 1868 như sau:
1. Macrobrachium rosenbergii (De Man, 1879)
2. Macrobrachium lar (Fabricius, 1879)
3. Macrobrachium equidens (Dana, 1852)
4. Macrobrachium sintangense (De Man, 1898)
5. Macrobrachium nipponense (De Haan, 1849)
6. Macrobrachium latydactylus (Thallwitz, 1891)
7. Macrobrachium mirabile (Kemp, 1917)
8. Macrobrachium yui (Holthuis, 1950)
9. Macrobrachium lanchesteri (De Man, 1911)
10. Macrobrachium hainanense (Parisi, 1919)
11. Macrobrachium formosense (Bate, 1868)
Năm 1998, có đònh danh một số loài tôm cógiá trò kinh tế ở huyện Cần Giờ (Tp.
Hồ Chí Minh) và vùng phụ cận.
1. Macrobrachium equidens (Dana, 1852)
2. Macrobrachium idella (Hilgendor, 1898)
3. Macrobrachium lanchesteri (De Man, 1911)
4. Macrobrachium lar (Fabricius, 1879)
5. Macrobrachium latydactylus (Thallwitz, 1891)
6. Macrobrachium mammillodactylus (Thaiiwitz, 1891)
7. Macrobrachium mirabile (Kemp, 1917)
8. Macrobrachium nipponense (De Haan, 1849)

9. Macrobrachium rosenbergii (De Man, 1879)
10. Macrobrachium sintangense (De Man, 1898)


×