Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ VỀ GIÁ GIỮA CÁC THỊ TRƯỜNG KHÁC NHAU CỦA HAI SẢN PHẨM CÁ TRA VÀ NGHÊU Họ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (652.97 KB, 82 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA THỦY SẢN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ VỀ GIÁ GIỮA CÁC THỊ
TRƯỜNG KHÁC NHAU CỦA HAI SẢN PHẨM
CÁ TRA VÀ NGHÊU

Họ và tên sinh viên: ĐẶNG THỊ KHÁNH NGỌC
Ngành: CHẾ BIẾN THỦY SẢN
Niên khóa: 2007-2011

Tháng 06/2011


PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ VỀ GIÁ GIỮA CÁC THỊ TRƯỜNG KHÁC
NHAU CỦA HAI SẢN PHẨM CÁ TRA VÀ NGHÊU

Tác giả

ĐẶNG THỊ KHÁNH NGỌC

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng
Kỹ sư Ngành Chế Biến Thủy Sản

Giáo viên hướng dẫn:
TS. NGUYỄN MINH ĐỨC

Tháng 06/ 2011


i


LỜI CẢM TẠ
Để hoàn thành đề tài hôm nay, tôi xin được gửi lời tri ân đến toàn thể thầy cô
Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ
tôi trong suốt thời gian học tập tại trường.
Cảm ơn thầy cô Khoa Thủy Sản đã truyền đạt những kiến thức chuyên môn,
những kinh nghiệm hết sức quý báu và tạo cho tôi những điều kiện thuận lợi trong quá
trình nghiên cứu học tập.
Đặc biệt, với tấm lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cám ơn thầy Nguyễn
Minh Đức đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, chỉ bảo tôi trong thời gian qua.
Tôi xin chân thành cám ơn các cô, chú, anh, chị ở Sở NN&PTNT tỉnh Bến Tre,
các Hợp tác xã tỉnh Bến Tre, Sở NN&PTNT tỉnh Vĩnh Long, Trung tâm Khuyến nông
Khuyến ngư tỉnh Đồng Tháp và Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy Sản Việt Nam
(VASEP) tại TP. HCM đã tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi hoàn thành tốt đề tài này.
Cám ơn gia đình, những người thân đã luôn gắn bó, động viên và giúp đỡ tôi khi
tôi gặp khó khăn, vất vả.
Xin được gởi lời tri ân của tôi đến tất cả mọi người!

ii


TÓM TẮT
Đề tài “Phân tích mối quan hệ về giá giữa các thị trường khác nhau của hai sản
phẩm cá tra và nghêu“ được thực hiện nhằm đánh giá sự chênh lệch giá cả của hai sản
phẩm trên ở các thị trường khác nhau, qua đó nhằm đánh giá tầm quan trọng của
ngành thủy sản trong nền kinh tế quốc dân, đồng thời thấy được nguyên nhân của sự
chênh lệch đó. Đề tài được thực hiện từ tháng 2/2011 đến tháng 7/2011.
Ngày nay giá cả đang là yếu tố quan trọng trong việc chọn lựa mua thực phẩm

thủy sản của người tiêu dùng, nhất là những người có thu nhập thấp. Ngược lại giá cả
sẽ không là trở ngại cho những đối tượng tiêu dùng có thu nhập cao và quan tâm đến
vấn đề sức khỏe nhất là khi các dịch bệnh trên gia súc gia cầm ngày càng gia tăng. Do
đó, giá cả đang là mối quan tâm từ người tiêu dùng đến các doanh nghiệp sản xuất và
xuất khẩu thủy sản.
Ngoài ra đề tài được tiến hành nhằm đánh giá sự tương tác qua lại của giá cá tra,
giá nghêu ở các thị trường trại nuôi, bán lẻ ở chợ, xuất khẩu vào Mỹ, xuất khẩu tại
Việt Nam cũng như sự cạnh tranh về giá giữa các loại thủy sản cá tra, nghêu, tôm và
cá điêu hồng ở thị trường Mỹ từ đó có thể dự đoán cơ chế vận động và hình thành giá
thủy sản trên thị trường trong quá khứ, hiện tại và ngay cả ở tương lai.

iii


MỤC LỤC
Trang
Trang tựa...........................................................................................................................i
Lời cảm tạ .......................................................................................................................ii
Tóm tắt .......................................................................................................................... iii
Mục lục ..........................................................................................................................iv
Danh sách các chữ viết tắt và ký hiệu ..........................................................................vii
Danh sách các biểu đồ ................................................................................................. viii
Danh sách các bảng .......................................................................................................ix
Chương 1. MỞ ĐẦU...................................................................................................... 1
1.1. Sự cần thiết của đề tài ............................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................. 2
1.3. Cấu trúc luận văn. ..................................................................................................... 2
Chương 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................................... 3
2.1. Các khái niệm về giá cả ............................................................................................ 3
2.1.1. Theo góc độ kinh tế ............................................................................................... 3

2.1.2. Theo góc độ marketing .......................................................................................... 3
2.1.3. Tầm quan trọng của giá ......................................................................................... 3
2.1.4. Các cách định giá................................................................................................... 4
2.2. Khái niệm về xuất khẩu ............................................................................................ 4
2.2.1. Các khái niệm về xuất khẩu................................................................................... 4
2.2.2. Vai trò của xuất khẩu ............................................................................................. 5
2.2.3. Động lực tăng trưởng xuất khẩu thủy sản ............................................................. 5
2.3. Khái niệm thị trường, các đặc tính của thị trường thủy sản ..................................... 6
2.3.1. Khái niệm thị trường ............................................................................................. 6
2.3.2 Phân loại thị trường ................................................................................................ 6
2.3.3. Cơ cấu thị trường ................................................................................................... 7
2.3.4. Đặc điểm của thị trường thủy sản .......................................................................... 8
2.4. Tổng quan chung ngành thủy sản Việt Nam .......................................................... 10
2.4.1. Tình hình thủy sản Việt Nam. ............................................................................. 10
iv


2.4.2. Lợi thế để phát triển ngành thủy sản ................................................................... 12
2.4.3. Thách thức của ngành thủy sản ........................................................................... 13
2.5. Giới thiệu về thị trường thủy sản Việt Nam. .......................................................... 14
2.5.1. Đặc điểm thị trường nội địa và các yếu tố ảnh hưởng đến thị trường nội địa. .... 14
2.5.2. Vai trò của ngành thủy sản đối với sự phát triển nền kinh tế Việt Nam. ............ 15
2.6. Những sự kiện, yếu tố tác động đến giá các mặt hàng thủy sản Việt Nam trong
những năm gần đây........................................................................................................ 17
2.6.1. Tác động của vụ kiện bán phá giá cá tra đến giá mặt hàng thủy sản .................. 17
2.6.2. Tác động của việc gia nhập WTO và chứng chỉ MSC đến giá các mặt hàng
thủy sản. ......................................................................................................................... 18
2.6.3. Tác động của các dịch bệnh trên gia súc, gia cầm đến giá các mặt hàng thủy
sản ................................................................................................................................. 20
2.6.4. Tác động của các yếu tố cung, cầu trên thị trường đến giá các mặt hàng thủy

sản. ................................................................................................................................ 21
2.6.5. Tác động của lạm phát, tỷ giá và sự suy thoái kinh tế đến giá các mặt hàng thủy
sản. ................................................................................................................................. 21
Chương 3 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................... 26
3.1. Cơ sở lý luận .......................................................................................................... 26
3.1.1. Các yếu tố ngoài giá tác động lên cầu của sản phẩm. ......................................... 26
3.1.2. Các yếu tố ngoài giá tác động lên cung của sản phẩm. ....................................... 26
3.2. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 27
3.2.1. Phạm vi nghiên cứu. ............................................................................................ 27
3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu .............................................................................. 27
3.2.3. Phương pháp mô tả số liệu .................................................................................. 27
3.2.4. Chuỗi giá trị các sản phẩm thủy sản. ................................................................... 28
Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN....................................... 29
4.1. Giá cá tra và giá nghêu ở các thị trường khác nhau ............................................... 29
4.1.1. Giá cá tra ở các thị trường khác nhau .................................................................. 29
4.1.2 Giá nghêu ở các thị trường khác nhau .................................................................. 31
4.2. Sự tương tác giá cá tra và giá nghêu tại trại nuôi với giá ở các thị trường khác. ... 32
4.2.1. Sự tương tác qua lại giữa giá cá tra tại trại nuôi so với các thị trường khác ....... 33
v


4.2.1.1 Sự tương tác giữa giá cá tra ở các thị trường khác với giá cá tra tại trại nuôi . 34
4.2.1.2. Sự tương tác giữa giá cá tra ở các thị trường khác với giá cá tra bán lẻ ở chợ.34
4.2.1.3. Sự tương tác giữa giá cá tra ở các thị trường khác với giá cá tra xuất khẩu vào
Mỹ. ................................................................................................................................. 35
4.2.1.4. Sự tương tác giữa giá cá tra ở các thị trường khác với giá cá tra xuất khẩu tại
Việt Nam........................................................................................................................ 36
4.2.2. Sự tương tác qua lại giữa giá nghêu tại trại nuôi so với các thị trường khác. ..... 40
4.2.2.1. Sự tương tác giữa giá nghêu ở các thị trường khác với giá nghêu tại trại nuôi 40
4.2.2.2. Sự tương tác giữa giá nghêu ở các thị trường khác với giá nghêu bán lẻ ở chợ.41

4.2.2.3. Sự tương tác giữa giá nghêu ở các thị trường khác với giá nghêu xuất khẩu vào
Mỹ .................................................................................................................................. 42
4.2.2.4. Sự tương tác giữa giá nghêu ở các thị trường khác với giá nghêu xuất khẩu tại
Việt Nam........................................................................................................................ 43
4.3. Tác động của giá các loại thủy sản cá tra, nghêu, tôm, cá điêu hồng đối với thị
phần cá tra và nghêu ở thị trường Mỹ ........................................................................... 46
4.3.1. Mô tả thị phần và giá các loại sản phẩm cá tra, nghêu, tôm và cá rô phi trên thị
trường Mỹ ...................................................................................................................... 47
4.3.2. Tác động của giá các sản phẩm thủy sản Việt Nam đối với cá tra trên thị trường
Mỹ

.............................................................................................................................. 47

4.3.3. Tác động của giá các sản phẩm thủy sản Việt Nam đối với nghêu trên thị trường
Mỹ

.............................................................................................................................. 48

Chương 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................. 50
5.1. Kết luận................................................................................................................... 50
5.1.1. Đối với cá tra ....................................................................................................... 50
5.1.2. Đối với nghêu ...................................................................................................... 50
5.2. Kiến nghị ................................................................................................................ 51
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................... 52
PHỤ LỤC ..................................................................................................................... 55

vi


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU

FAO (Food and Agriculture Organization of The United Nations): Tổ chức Lương
thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc.
WTO (World Trade Organization): Tổ chức Thương mại Thế Giới.
DOC (United States Deparment of Commerce): Bộ Thương mại Mỹ.
VASEP: Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy Sản Việt Nam.
EU (Eropean Union): Liên minh Châu Âu.
GDP (Gross Domestic Product): Tổng sản phẩm quốc nội.
MSC (Marine Stewardship Council – MSC): Hội đồng bảo tồn biển quốc tế.
Sở NN&PTNT: Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
VND: Việt Nam đồng.

vii


DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 4.1: Giá cá tra từng tháng giai đoạn 2007-2010. ............................................. 29
Biểu đồ 4.2: Giá nghêu từng tháng giai đoạn 2007-2010. ............................................ 31

viii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 4.1: Tác động qua lại giữa Ln giá cá tra ở trại nuôi so giá ở các thị trường khác33
Bảng 4.2: Mô hình tương tác giá cá tra ở các thị trường khác với giá cá tra tại trại
nuôi. ............................................................................................................................... 34
Bảng 4.3: Mô hình tương tác giá cá tra ở các thị trường khác với giá cá tra bán lẻ ở
chợ ................................................................................................................................ 35
Bảng 4.4: Mô hình tương tác giá cá tra ở các thị trường khác với giá cá tra xuất khẩu

vào Mỹ ........................................................................................................................... 36
Bảng 4.5: Mô hình tương tác của giá cá tra ở các thị trường khác với giá cá tra xuất
khẩu tại Việt Nam .......................................................................................................... 36
Bảng 4.6: Tác động qua lại giữa dLn giá cá tra tại trại nuôi so với giá ở các thị trường
khác ................................................................................................................................ 38
Bảng 4.7: Mô hình tương tác của giá cá tra tại trại nuôi đối với giá ở các thị trường
khác ................................................................................................................................ 39
Bảng 4.8: Mô hình tương tác của giá cá tra bán lẻ ở chợ đối với giá ở các thị trường
khác ................................................................................................................................ 39
Bảng 4.9: Tác động qua lại giữa Ln giá nghêu tại trại nuôi so với giá ở các thị trường
khác ................................................................................................................................ 40
Bảng 4.10: Mô hình tương tác của giá nghêu ở các thị trường khácvới giá nghêu tại
trại nuôi ......................................................................................................................... 41
Bảng 4.11: Mô hình tương tác giá nghêu tại chợ ở các thị trường khác với giá nghêu
bán lẻ ở chợ.................................................................................................................... 42
Bảng 4.12: Mô hình tương tác giá nghêu ở các thị trường khác với giá nghêu xuất
khẩu vào Mỹ .................................................................................................................. 42
Bảng 4.13: Mô hình tương tác giá nghêu ở các thị trường khác với giá nghêu xuất
khẩu tại Việt Nam .......................................................................................................... 43
Bảng 4.14: Tác động qua lại giữa dLn giá nghêu tại trại nuôi so với giá ở các thị
trường khác .................................................................................................................... 44

ix


Bảng 4.15: Mô hình tương tác giá nghêu ở các thị trường khác với giá nghêu bán lẻ ở
chợ ................................................................................................................................. 45
Bảng 4.16: Mô hình tương tác giá nghêu ở các thị trường khác với giá nghêu xuất
khẩu vào Mỹ ................................................................................................................. 45
Bảng 4.17: Thị phần và giá sản phẩm thủy sản ............................................................ 47

Bảng 4.18: Thị phần tiêu dùng của cá tra trên thị trường Mỹ ...................................... 47
Bảng 4.19: Thị phần tiêu dùng của nghêu trên thị trường Mỹ ..................................... 49

x


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. Sự cần thiết của đề tài.
Động vật thủy sản là nguồn thức ăn giàu dinh dưỡng phổ biến trên thế giới. Đối
với tất cả các loài thủy sản thì cá tra và nghêu là hai loại sản phẩm được người tiêu
dùng ưa chuộng không chỉ vì giá trị dinh dưỡng mà còn là vì giá cả phải chăng. Với
đặc tính cơ bản dễ ươn, chóng hỏng thủy sản Việt Nam luôn gặp rất nhiều khó khăn
khi thu hoạch, vận chuyển và bảo quản. Đó là một trong những nguyên nhân khiến cho
thủy sản luôn ở tình trạng bấp bênh, thiếu ổn định lúc thừa lúc thiếu, lúc giá cao lúc
giá thấp…
Song trong môi trường cạnh tranh cao như hiện nay, dư âm của cuộc khủng hoảng
tài chính và kinh tế toàn cầu vẫn còn đó nên bên cạnh việc nâng cao chất lượng và
khối lượng sản phẩm cũng cần phải quan tâm đúng mức đến giá cả của chúng trên tất
cả thị trường vì giá cả là vấn đề quan trọng nhất không chỉ quyết định nhu cầu mà còn
tác động rất lớn đến tình hình sản xuất và việc làm của cả một ngành sản xuất. Trong
khi đó, các nhà sản xuất thủy sản Việt Nam vẫn đang hàng ngày đối mặt với vấn đề
“được mùa mất giá, được giá mất mùa” và luôn mong muốn có những thông tin về giá
cả. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế, giá thủy sản tại trại nuôi không chỉ lệ thuộc vào
giá bán lẻ hay bán buôn ở thị trường nội địa mà còn bị ảnh hưởng từ giá thủy sản chế
biến được xuất ra thị trường thế giới. Do đó, đề tài “PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ VỀ
GIÁ GIỮA CÁC THỊ TRƯỜNG KHÁC NHAU CỦA HAI SẢN PHẨM CÁ TRA VÀ
NGHÊU” được thực hiện với mục đích phân tích và làm rõ những tác động của giá cả
của hai sản phẩm cá tra và nghêu từ thị trường nội địa hay thị trường xuất khẩu đến giá
tại trại nuôi, đồng thời thông qua giá cả có thể phân tích sức ảnh hưởng lẫn nhau giữa

các thị trường với nhau, đối với hai sản phẩm này.

1


1.2. Mục tiêu nghiên cứu.
- Cung cấp một cái nhìn tổng thể hơn về tình hình tiêu thụ cá tra và nghêu hay thủy
sản nói chung trong những năm gần đây.
- Tìm hiểu và phân tích sự biến động giá, mối quan hệ về giá của sản phẩm thủy sản
Việt Nam ở các thị trường tiêu thụ khác nhau.
- Phân tích sự cạnh tranh thị phần của một số sản phẩm thủy sản tại thị trường Hoa
Kỳ.
1.3. Cấu trúc luận văn.
Chương I: Đặt vấn đề:
Các vấn đề tổng quát để thực hiện đề tài như: sự cần thiết của đề tài, mục tiêu
nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu.
Chương II: Tổng quan tài liệu.
Trình bày các khái niệm và giới thiệu các vấn đề có liên quan mà đề tài đã sử dụng
nhằm đạt được mục tiêu đề ra.
Tổng quan và vai trò của ngành thủy sản đối với sự phát triển của nền kinh tế Việt
Nam.
Các phân tích có liên quan tác động đến giá thủy sản Việt Nam trong những năm
gần đây.
Chương III: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Các yếu tố ngoài giá tác động lên cầu và cung của các sản phẩm nói chung và thủy
sản nói riêng qua các mô hình của MS Excel.
Chương IV: Kết quả nghiên cứu và phân tích:
Các kết quả đạt được trong quá trình thực hiện đề tài và phân tích các kết quả đó.
Chương V: Kết luận và kiến nghị.
Tóm tắt ngắn gọn các kết quả mà đề tài đã đạt được và rút ra các ý nghĩa làm cơ sở

đề xuất các kiến nghị có liên quan.

2


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Các khái niệm về giá cả
2.1.1. Theo góc độ kinh tế
Giá dựa trên số lượng lao động tạo ra hàng hóa bao gồm cả các khoản chi phí
bổ sung như chi phí phân phối. Giá cả là khoản chi phí mà người mua sẵn sàng trả để
có được hàng hóa, đồng thời phụ thuộc vào ước muốn sở hữu hàng hóa đó của họ và
mức chi tiêu để thỏa mãn ước muốn đó. Nhưng khái niệm này lại chưa nói đến sự thay
đổi về qui mô doanh nghiệp, sự đa dạng hóa sản phẩm và sự xuất hiện của quảng cáo
hay có tính đến nhưng chỉ coi đó là những thay đổi đặc biệt và chưa đề cập đến vai trò
của cạnh tranh độc quyền (nguồn: ).
2.1.2. Theo góc độ marketing
Giá cả là mối tương quan trao đổi trên thị trường hay giá cả là khoản tiền mà
người mua phải trả cho người bán để được quyền sở hữu, sử dụng sản phẩm hay dịch
vụ mà họ mua. Tuy nhiên, giá cả còn là khoản thu nhập mà người bán nhận được nhờ
việc tiêu thụ sản phẩm (nguồn:).
2.1.3. Tầm quan trọng của giá
Giá thể hiện giá trị của sản phẩm, dịch vụ trong hoạt động trao đổi. Vì vậy,
không thể thiếu giá ở bất kì một hoạt động trao đổi nào. Giá còn là chi phí bằng tiền
mà người mua phải bỏ ra để có được những lợi ích mà họ tìm kiếm ở hàng hóa và dịch
vụ nên giá được đánh giá là chỉ số quan trọng được sử dụng trong quá trình lựa chọn
và mua sắm sản phẩm, người mua có tác dụng vừa là phanh hãm vừa là công cụ kích
cầu sản phẩm.
Nói cách khác giá là hình thức, là hiện tượng của giá trị, là yếu tố quyết định
lượng tiền trong lưu thông và có ảnh hưởng đến tốc độ lưu thông của tiền tệ. Giá sẽ

quyết định sức mua của tiền tệ và ngược lại tiền tệ cũng ảnh hưởng rất lớn đến giá.
Giá cả không những biểu hiện bằng giá trị tiền mà còn phản ánh giá trị sử dụng
của hàng hóa mà còn phản ánh tính thay thế lẫn nhau trong sản xuất và tiêu dùng, phản
3


ánh tổng hợp và đồng bộ các mối quan hệ kinh tế-chính tế-xã hội. Sự hình thành và sự
vận động của giá sẽ điều tiết các mối quan hệ: cung và cầu hàng hóa, tích lũy và tiêu
dùng, công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ, thị trường trong nước và thị trường thế
giới (nguồn: ).
2.1.4. Các cách định giá:
Giá cả là một biến số rất phức tạp và đầy mâu thuẫn trong hệ thống marketingmix. Do đó, các doanh nghiệp khi hoạt động kinh doanh đều phải tiến hành khâu định
giá bán lần đầu tiên cho sản phẩm của mình. Việc định giá ban đầu thường có 6 bước
cơ bản sau:

2.2. Khái niệm về xuất khẩu
2.2.1. Các khái niệm về xuất khẩu
Xuất khẩu là việc bán hàng hoá hoặc dịch vụ cho nước ngoài trên cơ sở dùng tiền tệ
làm phương tiện thanh toán. Hoạt động xuất khẩu là hoạt động mua bán trao đổi hàng hoá
và khi sản xuất phát triển và trao đổi hàng hoá giữa các quốc gia có lợi, hoạt động này
không còn hạn hẹp trong nước mà nay đã được mở rộng phạm vi ra ngoài biên giới của
quốc gia. Ngày nay, xuất khẩu là một hoạt động cơ bản của hoạt động ngoại
thương. Vì vậy dù là loại hàng hóa của bất kỳ lĩnh vực kinh doanh nào đều có
thể xuất khẩu được, thủy sản là một trong những ngành có hoạt động thương mại
diễn ra mạnh mẽ trên phạm vi toàn cầu và thực sự xuất khẩu thủy sản đã thu về
rất nhiều ngoại tệ, làm tăng kim ngạch xuất khẩu, nâng cao cơ cấu kinh tế cho
Việt Nam.

4



2.2.2. Vai trò của xuất khẩu
Xuất khẩu không chỉ tạo ra nguồn vốn cho nhập khẩu, tích lũy và phát triển
cho sản xuất, phục vụ cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước mà còn góp phần
làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển.
Xuất khẩu còn là điều kiện để các ngành sản xuất nguyên liệu, chế biến thực
phẩm như: bông, đay, gạo, cà phê... có cơ hội phát triển và hội nhập thị trường thuận
lợi hơn, góp phần làm tăng tính ổn định và kích thích sự phát triển của sản xuất. Tuy
nhiên, hoạt động xuất khẩu còn là tiền đề cho việc thu hút các nguồn vốn từ khắp nơi
phục vụ cho hoạt động sản xuất trong nước.
Ngoài ra, xuất khẩu có tác động tích cực trong việc đổi mới trang thiết bị và
công nghệ sản xuất, giải quyết công ăn việc làm, cải thiện đời sống nhân dân. Nên có
thể nói rằng nó là cơ sở cho việc mở rộng các mối quan hệ kinh tế đối ngoại của ta.
2.2.3. Động lực tăng trưởng xuất khẩu thủy sản
Ngày nay, con người càng có xu hướng tăng nhu cầu tiêu thụ thủy sản thay thế
cho các nguồn đạm động vật khác như thịt heo, bò, gà. Nguyên nhân của sự gia tăng
tiêu thụ thủy sản có thể là do điều kiện thuận lợi của tự nhiên, do dân số thế giới tăng
nhanh, do kinh tế toàn cầu và mức sống của dân chúng tăng, đặc biệt do con người
ngày càng có ý thức hơn vấn đề sức khỏe.
Trong những năm qua, nuôi trồng thủy sản phát triển mạnh đảm bảo lượng cung
cầu cho thị trường. Đối với các nước đang phát triển ở khu vực châu Á–Thái Bình
Dương đã đóng góp gần 90% khối lượng và gần 75% giá trị, tức nuôi trồng thủy sản
đã mang về cho sản lượng từ mức 1 triệu tấn vào những năm 1950 lên đến hơn 50 triệu
tấn hiện nay. Nên có thể nói một phần của xuất khẩu tăng mạnh có liên quan đến nuôi
trồng thủy sản (theo VASEP, 2010).
Theo kết quả nghiên cứu mới đây của FAO (Food and Agriculture Organization
of The United Nations: Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc) cho
thấy lượng tiêu thụ bình quân đầu người mỗi năm mặt hàng thủy sản hiện đang ở mức
16 kg và sẽ tăng lên 19 kg vào đầu năm 2015. Lượng tiêu thụ thủy sản tăng một phần
là do thị hiếu tiêu dùng tăng. Trong thời buổi kinh tế khó khăn, thắt chặt chi tiêu như

hiện nay thì thủy sản, một sản phẩm được đánh giá là bổ dưỡng, thơm ngon, giá cả

5


hợp lí và nhiều đặc điểm ưu việt khác. Sản phẩm thủy sản ngày càng có mặt thường
xuyên hơn trong các bữa cơm gia đình từ giàu có đến nghèo khó.
Sự xuất hiện hàng loạt các dịch bệnh trên bò, heo và gia cầm cũng đã làm thay
đổi thói quen tiêu dùng thực phẩm của người dân vì thủy sản có những ưu điểm sau:
− Cung cấp năng lượng, các vitamin A, D, B12, và các chất khoáng vi lượng cần
thiết khác cho cơ thể loài người.
− Hàm lượng protein cao nhưng mức cholesterole thấp hơn so với các nguồn đạm
động vật khác, đặc tính tốt cho sức khỏe con người.
Trở thành thành viên chính thức của WTO (World Trade Organization - Tổ
chức Thương mại Thế Giới) vào ngày 7/11/2006, Việt Nam đã có nhiều cơ hội tiếp
cận nền khoa học kỹ thuật hiện đại của thế giới, đồng thời trình độ quản lý kinh tế vĩ
mô của nước ta đã đổi thay nhanh chóng, ngày càng phù hợp với cơ chế kinh tế thị
trường hơn. Những chính sách kiềm chế lạm phát, bình ổn giá thực phẩm hay ổn định
giá trị đồng tiền... đã giúp Việt Nam từng bước trở thành một trong những gương mặt
sáng giá của khu vực và trên thế giới, tạo sức hút tốt đối với các nhà đầu tư nước
ngoài.
2.3. Khái niệm thị trường, các đặc tính của thị trường thủy sản
2.3.1. Khái niệm thị trường: Theo Lê Xuân Sinh (2010), có hai định nghĩa chủ yếu
về thị trường.
− Định nghĩa 1: Thị trường là nơi người mua và người bán đến với nhau để trao
đổi và mua bán sản phẩm (Lê Xuân Sinh, 2010).
− Định nghĩa 2: Thị trường là tổng hòa các mối quan hệ trao đổi hàng hóa giữa
người mua và người bán thông qua quan hệ hàng hóa – tiền tệ (Lê Xuân Sinh, 2010).
2.3.2. Phân loại thị trường
− Thị trường xuất khẩu: có thể là nhiều quốc gia hoặc ở nhiều khu vực khác nhau

cùng tham gia trao đổi, mua bán sản phẩm.
− Thị trường nội địa: có thể là nhiều nhóm khách hàng theo nhiều địa phương
khác nhau tham gia trao đổi, mua bán sản phẩm.
• Thị trường bán sỉ: là nơi sản phẩm được trao đổi, mua bán trực tiếp với
người tiêu dùng thường là các đại lý lớn, bán với số lượng lớn.

6


• Thị trường bán lẻ: là nơi sản phẩm được trao đổi, mua bán trực tiếp với
người tiêu dùng thường là ở chợ, số lượng sản phẩm ít.
• Thị trường tại ao: là nơi sản phẩm được trao đổi, mua bán ngay tại ao nuôi.
2.3.3. Cơ cấu thị trường
Có thể hiểu cơ cấu thị trường thông qua mối quan hệ mắt xích giữa các nhóm
chủ thể trong dây chuyền Marketing sau: Người sản xuất - Người buôn bán - Người
chế biến - Người bán lẻ - Người tiêu dùng. Đối với mỗi mắt xích hay mỗi nhóm chủ
thể trong dây chuyền đều có một chức năng riêng biệt trong hệ thống thị trường của
nó.
Nông dân: có thể là các doanh nghiệp, công ty sản xuất, hợp tác xã, hộ gia đình
hay trang trại đều có chức năng tạo ra sản phẩm trên cơ sở sử dụng các yếu tố đầu vào
của sản xuất và tạo ra giá trị mới bổ sung vào giá trị cũ được chuyển từ các yếu tố đầu
vào.
Người bán buôn: là các doanh nghiệp thương mại, hợp tác xã thương mại hay
hộ gia đình đều có chức năng đưa sản phẩm từ người sản xuất đến người chế biến, đặc
biệt do cơ chế thu gom, sơ chế, bảo quản… góp phần tạo thêm nguồn giá trị mới bổ
sung vào sản phẩm làm tăng giá trị sản phẩm.
Người chế biến: bao gồm các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình có chức
năng chế biến sản phẩm từ dạng thô sang sản phẩm có tính chất công ngiệp nhằm nâng
cao chất lượng sản phẩm và tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm đó trên thị trường,
nhưng vì phải chi thêm cho chi phí chế biến nên giá trị sản phẩm cũng được tăng thêm.

Người bán lẻ: là những doanh nghiệp, đơn vị tập thể hay tư nhân có chức năng
đưa sản phẩm từ nơi chế biến đến người tiêu dùng cuối cùng. Khi sản phẩm được đến
tay người tiêu dùng cuối cùng thì giá trị sản phẩm bao giờ cũng được đảm bảo vì trong
quá trình hoạt động thì chủ thể này đã phải mất nhiều chi phí cho hoạt động thương
mại.
Người tiêu dùng: là tất cả các thành viên trong xã hội có chức năng hoàn trả
toàn bộ chi phí từ khâu sản xuất đến khâu dịch vụ cuối cùng của quá trình sản xuất và
tiêu dùng.

7


Qua cơ cấu trên có thể phân loại lại thị trường hiện nay như sau: thị trường các
yếu tố đầu vào hay còn gọi là thị trường nguyên liệu sản xuất và thị trường sản phẩm
hay còn gọi là thị trường hàng tiêu dùng (nguồn: ).
2.3.4. Đặc điểm của thị trường thủy sản
Đối với bất kì sản phẩm thủy sản nào dù là tươi sống hay đã qua chế biến đều
phải đáp ứng những đòi hỏi của thị trường từ cơ bản cho đến phức tạp, có thể là: thời
gian, không gian, chất lượng, số lượng, giá cả, hay cả những vấn đề khắt khe hơn. Do
vậy, trước tiên khi các chủ thể kinh tế tham gia dây chuyền marketing đều cần nên bỏ
ra những chi phí nhất định với mục đích thỏa mãn những yêu cầu của thị trường và sau
đó những chi phí này sẽ được phản ánh vào giá cả. Tuy nhiên, khi thị trường đã chấp
nhận giá (gồm cả giá sản phẩm thủy sản thô cộng với chi phí chế biến, chi phí
marketing) thì sẽ có sự chênh lệch giữa giá đó với giá ở cấp thị trường trước đó và đó
được gọi là độ cận biên thị trường. Độ cận biên thị trường là điểm thể hiện trạng thái
cân bằng ở mỗi cấp thị trường (nguồn: ).
− Độ cận biên của thị trường và giá cả sản phẩm thủy sản
Độ cận biên của thị trường là một khái niệm thể hiện giá trị đổi ra ở mỗi mắt
xích nào đó trên dây truyền marketing sản phẩm. Với trình độ phát triển kinh tế ngày
nay thì thủy sản là một trong những ngành có sản lượng sản phẩm chế biến chưa được

người tiêu dùng sử dụng nhiều vì đa phần người nông dân quen với việc sử dụng sản
phẩm thủy sản ở dạng tươi sống là chủ yếu, bởi vì đó là sản phẩm mà họ tự tay đánh
bắt hay nuôi trồng mới có được. Khác với người tiêu dùng thành thị họ ưa thích các
sản phẩm đã qua chế biến sẵn. Kết quả là trong cơ cấu giá mua các loại sản phẩm thủy
sản thô, sơ chế có chiều hướng giảm xuống so với sản phẩm chế biến và độ cận biên
thị trường sẽ tăng lên, khi đó độ cận biên thị trường giữa giá bán lẻ và giá tại các cơ sở
đánh bắt và nuôi trồng lại chính là sự chênh lệch giữa giá bán lẻ cuối cùng cho người
tiêu dùng cuối cùng với giá mà người sản xuất nhận được khi bán sản phẩm ở dạng sơ
chế. Nên có thể nhận thấy rằng, giá của sản phẩm thủy sản ở cấp độ thị trường bán lẻ
được thành lập khi đường cung và đường cầu của người tiêu dùng và sản xuất gặp nhau
(nguồn: ).

8


− Sự hình thành giá cả theo mùa vụ
Từ xưa đến nay ngành nông nghiệp nói chung và thủy sản nói riêng, cả hai đều
là ngành sản xuất vật chất phụ thuộc vào tính mùa vụ khá cao. Tính mùa vụ thể hiện rõ
ở sự biến động giá cả thị trường, đặc biệt là tính không ổn định về giá ở thị trường đầu
ra.
Mang đặc tính là ngành sản xuất kinh doanh dựa trên các qui luật sinh học động
thực vật thủy sinh nên tính mùa vụ sẽ là điểm cho giá cả thủy sản trong giai đoạn hình
thành, thời điểm quan hệ cung cầu của người sản xuất và người tiêu dùng được thỏa
thuận vào đúng mùa vụ. Ngược lại, vào thời điểm trái mùa khi nhu cầu của người tiêu
dùng không thay đổi nhưng người sản xuất không cung ứng được do khan hiếm
nguyên liệu hay chi phí sản xuất cao hoặc chi phí cho dự trữ cao chẳng hạn, vào lúc
này thì mặt bằng giá cả thủy sản trên thị trường sẽ tăng lên, và phải lớn hơn chi phí mà
người sản xuất đã bỏ ra để dự trữ sản phẩm dễ hư hỏng này. Nên giá cả sản phẩm thủy
sản thay đổi rất lớn theo tính mùa vụ và thời gian.
− Tính độc quyền của thị trường thủy sản

Mặc dù trình độ sản xuất chưa cao nhưng thủy sản Việt mang đậm tính chất độc
quyền, nhưng chỉ là độc quyền nhất thời. Thị trường mang tính độc quyền nhất thời vì
so với trước đây tuy có ruộng đất để canh tác thủy sản nhưng điều quan trọng vẫn là
máy móc, kỹ thuật nên những ai có đủ phương tiện kỹ thuật sẽ làm chủ thị trường nên
hàng hóa chỉ có thể độc quyền trong nước, nhất thời là ở chổ đó. Nhưng khi trình độ
phát triển của nền kinh tế cao hơn, sự trang bị cho ngành thủy sản cũng hiện đại hơn
về trình độ sản xuất, đánh bắt và chế biến, thu mua, dự trữ được hình thành nhiều hơn
thì tình trạng độc quyền trước đây mất đi, đồng thời việc ép giá của người mua và
người sản xuất đối với người nuôi sẽ không còn nữa để tiến đến một thị trường cạnh
tranh hoàn hảo hơn cho sản phẩm thủy sản Việt Nam.
− Thị trường sản phẩm trong nước còn tính nhỏ, lẻ
Việt Nam, nơi có nhiều phù sa, đất đai màu mỡ, hệ thống sông ngòi, kênh, rạch
dày đặc là điều kiện thuận lợi cho nhiều cơ sở sản xuất thủy sản mọc lên khắp nước.
Tuy nhiên, trình độ phát triển chưa cao nên thị trường sản phẩm trong nước còn mang
đậm tính chất nhỏ và lẻ. Trong nước, sản phẩm thủy sản đươc bán tại các chợ ở địa
phương với qui mô vừa và nhỏ, còn các khu chế biến cung ứng sản phẩm thủy sản lớn
9


thì chưa hoặc chỉ đang manh nha ló dạng với số lượng không đáng kể. Vì thế, việc
hình thành một mạng lưới hệ thống thị trường nhỏ và lẻ phân bố rộng trên các vùng
trong cả nước là đều không tránh khỏi (nguồn: ).
− Đặc điểm sản phẩm thủy sản
Tổng sản lượng thường lớn, nhưng lại được sản xuất ở qui mô sản xuất nhỏ và
phân tán nên tập trung một số lượng lớn nhiều sản phẩm tại một thời điểm hay địa
điểm nhất định thường gặp nhiều khó khăn.
Mức tiêu thụ trong năm tương đối ổn định, đáp ứng nhu cầu thực phẩm là chủ
yếu. Nghĩa là ta khó có thể thay đổi được mức cầu của một sản phẩm thủy sản nào đó
trong một thời gian ngắn.
Mang tính mùa vụ cao, thời gian thu hoạch ngắn, chi phí tồn trữ, vận chuyển và

bán cao. Do vậy, để thay đổi mức cung trong một thời gian ngắn là việc rất khó có thể
xảy ra trong điều kiện thiếu thốn.
Thường thì chất lượng và số lượng không được tiêu chuẩn hóa, chi phí cho việc
phân loại và kiểm soát chất lượng thì lại quá cao đã liên tiếp tạo ra sự khó khăn trong
quản lý chất lượng và giá cả của sản phẩm. Mặt khác, thủy sản là loại thực phẩm dễ hư
hỏng nếu được kết hợp với đặc điểm thứ nhất sẽ làm tăng thêm tính khó khăn trong
vận chuyển, bảo quản, chế biến và tiêu thụ.
Những năm gần đây thị trường tiêu thụ thủy sản chưa được tổ chức tốt, mức
độ cạnh tranh của các sản phẩm có khả năng thay thế cho nhau cao nên rất khó cho
việc kiểm soát, quản lý thị trường sản phẩm thủy sản (Lê Xuân Sinh, 2010).
2.4. Tổng quan chung ngành Thủy Sản Việt Nam
2.4.1. Tình hình thủy sản Việt Nam.
Theo kết luận của dự án nghiên cứu thị trường và tín dụng nghề cá Việt Nam
(FAO, 2003) cho thấy nhu cầu tiêu thụ thủy sản của các hộ gia đình tại Việt Nam ngày
càng tăng, trung bình 35,6 kg/người/năm. Theo thói quen người Việt Nam đặc biệt ưa
thích các sản phẩm thủy sản hay thủy sản nói chung, do đó nhu cầu về thủy sản ở Việt
Nam trong tương lai sẽ còn tăng cao hơn nữa theo mức tăng trưởng kinh tế của cả
nước. Ngày nay, thủy sản là một trong những thế mạnh của Việt Nam, một ngành sản
xuất hàng hóa thống nhất, có tính cạnh tranh cao, có tỷ trọng đóng góp hàng đầu trong
cơ cấu GDP (Tổng sản phẩm quốc nội) các ngành nông – lâm – ngư nghiệp và trong
10


nền kinh tế quốc dân hiện nay. Ngành thủy sản đã đóng góp 4% cho GDP, 8% cho giá
trị hàng hóa xuất khẩu và 10% việc làm trên cả nước.
Theo dự báo của FAO (2009), thị trường thủy sản thế giới đang tăng trưởng rất
nhanh với 38% sản lượng thủy sản được giao dịch quốc tế, trong đó đối với các nước
đang phát triển tiếp tục khẳng định vị trí của mình trong ngành thủy sản, chiếm 50%
sản lượng thương mại thủy sản toàn cầu, chiếm 27% giá trị. Tuy nhiên, hiện nay trước
sự tác động của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới, nhu cầu nhập khẩu thủy sản ở các

thị trường chính của nước ta như Nhật Bản, EU, Mỹ, Hàn Quốc… đều sụt giảm và
thủy sản nói chung đều phải chịu sức ép giảm giá do nhu cầu tiêu dùng trên tất cả các
thị trường đều giảm. Theo số liệu của Tổng Cục Hải quan Việt Nam cho biết giá xuất
khẩu trung bình thủy sản Việt Nam có dấu hiệu sụt giảm liên tục cụ thể là năm 2007 là
4,06 USD/kg, năm 2008 (tháng 1 đến 20/12) là 3,66 USD/kg và năm 2009 (9 tháng
đầu năm) là 3,62 USD/kg, đặc biệt năm 2010 là năm mà thủy sản gặt hái được nhiều
thành công nhất vì nền kinh tế thế giới đang dần được khôi phục nhanh chóng và giá
xuất khẩu trung bình là 3,71 USD/kg (nguồn: VASEP, 2010).
Trước những rủi ro và thách thức thì toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế là cơ hội
thuận lợi cho thủy sản Việt Nam gia nhập vào thị trường xuất khẩu thế giới. Theo
Fishnet (2008), ngành thủy sản đóng góp một phần rất quan trọng cho việc đảm bảo an
ninh lương thực, nguồn chất dinh dưỡng, sinh kế, tạo thu nhập và công ăn việc làm
cho người dân nông thôn nhưng dưới sức ép của nền kinh tế quốc tế cạnh tranh thủy
sản Việt Nam năm 2010 lại đứng trước những khó khăn mới, những rào cản kỹ thuật
từ phía các nhà nhâp khẩu. Vấn đề đặt ra là nếu trước đây thủy sản Việt Nam luôn gặp
trở ngại bởi các rào cản thương mại (chống bán phá giá, an toàn vệ sinh thực phẩm…)
thì nay phải đối mặt với các luật mới về kỹ thuật, đặc biệt là luật IUU (Quy định về
hoạt động đánh bắt bất hợp pháp, không có báo cáo và cũng không có quy định nào)
bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2010. Theo luật này, các sản phẩm nhập
khẩu vào EU phải có giấy chứng nhận đánh bắt, phù hợp với quy định của pháp luật và
các quy định quốc tế về quản lý và bảo tồn nguồn lợi thủy sản.
Về thị trường xuất khẩu thì EU, Mỹ, Nhật Bản, Nga vẫn là 4 thị trường truyền
thống của nước ta. Theo Vietlinh (2010), thủy sản có tốc độ tăng trưởng mạnh, đặc
biệt là với lĩnh vực xuất khẩu, ưu tiên đầu tư cho các sản phẩm chủ lực như: cá tra,
11


nhuyễn thể, tôm… Theo số liệu của Tổng cục hải quan Việt Nam, EU là thị trường đầu
ra lớn nhất cho cá tra với tổng kim ngạch nhập khẩu là 531 triệu USD chiếm tỷ trọng
37,1% và giá xuất khẩu trung bình 8 tháng đầu năm 2010 ở mức 2,8 USD/kg do giá

nguyên liệu trong nước đã lên đến 17.500-18.000 đồng/kg, tuy nhiên nếu là thị trường
riêng lẻ thì Mỹ lại nước nhập khẩu cá tra lớn nhất đối với Việt Nam, giá xuất khẩu
bình quân tháng 11/2010 đạt 3,24 USD/kg, thấp hơn so với 3,26 USD/kg của tháng
11/2009. Còn đối với nhuyễn thể thì giá xuất khẩu trung bình có xu hướng ngày càng
gia tăng. Với các thị trường chính: EU, Hàn Quốc, Nhật thì giá xuất khẩu trung bình
lần lượt là 3,3; 4,08; 5,88 USD/kg, cao hơn 2,78; 3,30; 5,68 USD/kg so với cùng kỳ
năm 2009. Riêng năm 2011 giá xuất khẩu 4 tháng đầu năm sang các thị trường có xu
hướng tăng so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó Thụy Sĩ là nước nhập khẩu có giá
trung bình cao nhất 4,43 USD/kg, tiếp đến là Nhật Bản 4,25 USD/kg và Châu âu là 2,6
USD/kg… Ngược lại, tháng 4/2011 giá xuất khẩu trung bình của nhuyễn thể (nghêu)
sang các thị trường vẫn tiếp tục tăng trưởng âm ở 2,66 USD/kg .
Tuy nhiên dư âm của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới, tác động của lạm phát
vẫn còn đó. Để tìm đầu ra cho các sản phẩm của mình các doanh nghiệp quay trở lại
tìm kiếm cơ hội ở thị trường nội địa. Lợi dụng sự quan tâm của người dân về an toàn
vệ sinh thực phẩm, giá trị dinh dưỡng và vấn đề sức khỏe thì việc ăn sản phẩm nào để
giảm bớt nguy cơ các bệnh về tim mạch, béo phì, cao huyết áp…là mục tiêu để các
doanh nghiệp quay về với thị trường nội địa nhưng thị trường nội địa vẫn chưa được
các doanh nghiệp đầu tư đúng mức, thị hiếu tiêu dung vẫn chưa được khảo sát cụ thể
và rõ ràng.
2.4.2. Lợi thế để phát triển ngành thủy sản
Ở vị trí trung tâm khu vực Đông Nam Á Việt Nam nổi lên với hình dáng uốn
cong, được sự bao bọc của biển Đông hùng vĩ và dãy đất liền rộng 330.991 km2,
khoảng 1 triệu km2 trải dài ở các tỉnh thành ven biển là phần lãnh hải và vùng đặc
quyền kinh tế của đất nước. Đồng thời với hơn 1,4 triệu ha mặt nước nội địa là tài sản
có thể khai thác và nuôi trồng thủy sản. Việt Nam có trên 3.260 km bờ biển, 12 đầm
phá và các eo vịnh, 112 cửa sông, lạch và hơn 3.000 hòn đảo và đảo nhỏ nằm rải rác
ngoài khơi. Hệ thống sông ngòi nội địa là kênh rạch chằng chịt, nhiều hồ thủy lợi, thủy
điện tạo tiềm năng lớn về mặt nước khoảng 1.700.000 ha, trong đó có 811.700 ha mặt
12



nước ngọt, 635.400 ha mặt nước lợ cửa sông ven biển và 125.700 ha eo vịnh có khả
năng phát triển thủy sản, chưa kể mặt nước các sông và khoảng 300.000 – 400.000 ha
đầm phá ven biển có thể sử dụng vào nuôi trồng thủy sản chưa được quy hoạch.
Hiện nay, có thể ước tính có đến xấp xỉ 2.000 loài thủy hải sản, trong đó có
khoảng 130 loài có giá trị kinh tế cao thuộc chủ quyền mặt nước của ta. Đặc biệt nhất
là 2 vùng đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long rất thuận lợi cho đánh bắt và nuôi
trồng thủy sản. Riêng đồng bằng sông Cửu Long là vùng có nhiều ao hồ tự nhiên, hệ
thống kênh, rạch dày đặc và là một trong những khu vực thủy sản mang lại hiệu quả
nhất. Bên cạnh đó, hàng năm mưa bão, lũ lụt, hạn hán vẫn thường xuyên xảy ra tạo ra
nhiều hạn chế cho ngành Công nghiệp thủy sản. Tiềm năng phát triển của ngành thủy
sản Việt Nam là rất lớn không chỉ về kinh tế, môi trường mà cả về an ninh lương thưc
và an ninh xã hội. Hàng năm sản xuất thủy sản tăng trưởng trung bình 7,05% (19912000) và 10,25% (2001-2010), sự tăng trưởng này chủ yếu là do diện tích nuôi trồng
thủy sản ngày càng được mở rộng và thị trường nội địa đang dần được cải thiện theo
sự tăng dân số, nhu cầu và mức sống của người dân tăng lên.
Gia nhập WTO, Việt Nam đã mở rộng được thị trường xuất khẩu hơn, làm quen
và thích nghi hơn với luật thương mại của các nước. Với cơ cấu dân số trẻ, thủy sản
Việt Nam có nguồn nhân lực dồi dào.
Các dịch bệnh xảy ra trên heo (dịch tai xanh), gà (cúm H5N1, H1N1), bò (lở
mồm long móng) khiến người tiêu dùng e ngại sử dụng các loại thực phẩm này và
chuyển sang sử dụng các sản phẩm từ thủy sản. Các dịch bệnh trên đã làm tăng mức
tiêu thụ thủy sản.
2.4.3. Thách thức của ngành thủy sản
Dù có nhiều tiềm năng lớn cho tăng trưởng thủy sản nhưng hiệu quả lại chưa cao
vì ngành thủy sản Việt Nam vẫn đang trong tình trạng quy hoạch nhỏ lẻ, tự phát, thiếu
tính chiến lược dẫn đến “khủng hoảng” nguyên liệu lúc thừa lúc thiếu và thiếu tính
cạnh tranh trên thị trường.
Việc gia nhập WTO sẽ mang lại nhiều cơ hội cho thủy sản Việt Nam thâm nhập
thị trường quốc tế nhưng điều này cũng đồng nghĩa với việc Việt Nam xuất khẩu thủy
sản sẽ đối đầu với những rào cản kỹ thuật mới khắt khe hơn về an toàn vệ sinh thực

phẩm, an toàn về môi trường tương tự như các vụ kiện chống bán phá giá trước đây.
13


Ngoài sự thiếu liên kết trong kinh doanh giữa các nhà nuôi trồng, nhà kỹ thuật,
nhà doanh nghiệp… thì dịch bệnh xảy ra hàng loạt trên nhiều vùng nuôi thủy sản trọng
điểm dẫn đến tình trạng thiếu nguyên liệu, người dân thì bỏ ao nuôi vì thua lỗ. Tất cả
những nguyên nhân trên đã làm cho giá cả nguyên liệu đầu vào, đầu ra không ổn định
tạo nên sự chênh lệch, ảnh hưởng đến khả năng trong xuất khẩu nước ta ra thị trường
thế giới. Tuy nhiên, thủy sản Việt nam cũng rất khó khăn khi tiêu thụ trong nước vì
thoái quen tiêu dùng thủy sản tươi sống do người dân tự đánh bắt được, hay sự lãng
quên trong việc xây dựng và bảo vệ thương hiệu đối với người tiêu dùng thủy sản.
2.5. Giới thiệu về thị trường thủy sản Việt Nam.
2.5.1. Đặc điểm thị trường nội địa và các yếu tố ảnh hưởng đến thị trường nội địa.
Ngày nay, nếu xét đến sự đóng góp của cơ cấu ngành nông nghiệp vào nền kinh
tế của đất nước thì ngành thủy sản có đóng góp tương đối cao gần 70% trong tổng
GDP của đất nước. Ngành có thể tạo ra với rất nhiều loại sản phẩm, thỏa mãn cho
nhiều nhu cầu tiêu dùng ở các cấp độ khác nhau, thủy sản có thể thích hợp cho tiêu thụ
nội địa và tiêu thụ xuất khẩu vì thủy sản là nguồn thực phẩm phong phú, hàm lượng
dinh dưỡng cao.
Đối với thị trường nội địa thì mối quan hệ giữa cung – cầu và giá cần được quan
tâm nhiều hơn. Đã từ lâu vì chạy theo lợi nhuận mà nhiều doanh nghiệp đã quay lưng
hờ hững với thị trường thủy sản trong nước, họ quên rằng với tốc độ tăng dân số hiện
nay thì nhu cầu và mức sống của người dân cũng được nâng lên rất nhiều, với hơn 85
triệu người thì Việt Nam cũng là một thị trường tương đối. Theo các nghiên cứu của
FAO từ cuối năm 2001 cho đến nay thì lượng tiêu dùng thủy sản hàng năm của người
tiêu dùng thủy sản nội địa ở 12 tỉnh, thành khác nhau là 70% có nghĩa là thị trường nội
địa đang rất được quan tâm, đặc biệt là sản phẩm cá tra đông lạnh trở thành tâm điểm
cho người tiêu TP.HCM. Tuy nhiên, một nghiên cứu gần đây cho thấy người tiêu dùng
Việt Nam đa số thích các sản phẩm cá tươi nhưng khi cuộc sống ngày càng bận rộn thì

thực phẩm đông lạnh là một sự lựa chọn tốt cho những ai muốn tiết kiệm thời gian nấu
nướng.
Mặt khác với hàng nghìn chợ thủy sản lớn nhỏ trên thị trường nội địa rất đa
dạng về loại hình như: chợ vùng nguyên liệu, chợ vùng tiêu thụ, các chợ đầu mối, các

14


×