Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Tiểu luận môn phân tích chính sách kinh tế xã hội mới nhất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (166.91 KB, 16 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
========o0o========

CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU
MÔN PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH
KINH TẾ - XÃ HỘI

Giảng viên: PGS.TS. Phan Văn Hòa

Chuyên đề: Nghiên cứu chính sách xây dựng nhà máy lọc dầu Dung Quất
và giải pháp để nhà máy hoạt động hiệu quả

Học viên

: Trương Thị Thu Quỳnh

Lớp

: K18C1 - QLKT UD Quảng Trị


MỤC LỤC

I. ĐẶT VẤN ĐỀ..............................................................................................................1
I.1. Tính cấp thiết của chính sách nghiên cứu..............................................................1
I.2. Mục tiêu nghiên cứu...............................................................................................1
I.3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu..............................................................................2
I.4. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................2
II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.......................................................................................2


II.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của chính sách nghiên cứu..........................................2
II.1.1. Đầu vào và đầu ra để xây dựng một nhà máy lọc dầu....................................2
II.1.2. Các địa điểm được lựa chọn để xây dựng nhà máy lọc dầu...........................2
II.2. Nội dung cơ bản của chính sách nghiên cứu.........................................................3
II.3. Tình hình cơ bản của địa bàn nghiên cứu.............................................................4
II.4. Tình hình thực thi, kết quả và hiệu quả đạt được của chính sách nghiên cứu......6
II.4.1. Tình hình thực thi............................................................................................6
II.4.2. Kết quả hoạt động của nhà máy lọc dầu Dung Quất......................................8
II.4.3. Hiệu quả đạt được của việc xây dựng nhà máy lọc dầu Dung Quất.............10
II.5. Hạn chế của việc xây dựng nhà máy lọc dầu Dung Quất...................................11
II.6. Đề xuất giải pháp khắc phục...............................................................................11
III. KẾT LUẬN..............................................................................................................13



I. ĐẶT VẤN ĐỀ
I.1. Tính cấp thiết của chính sách nghiên cứu
Nhu cầu về tiêu thụ năng lượng ngày một tăng cao, công suất các nhà máy hiện có
không đáp ứng đủ nên hiện nay trên thế giới đã quay lại chu kỳ xây dựng mới và nâng
cấp các nhà máy lọc dầu hiện có. Lợi nhuận của nhà máy lọc dầu được xác định từ xưa
tới nay trên toàn cầu là không cao so với lãi suất của một số ngành công nghiệp khác.
Tuy nhiên, sản phẩm của các tổ hợp lọc hóa dầu mà cụ thể là các loại nhiên liệu lại có
sự ảnh hưởng to lớn và toàn diện đến nền kinh tế mỗi nước trong thời đại ngày nay.
Trên cơ sở đó, Việt nam cho xây dựng nhà máy lọc dầu Dung Quất với chủ đầu tư
là Tập đoàn dầu khí Việt Nam - PetroVietnam đã được phê duyệt và đi vào vận hành
thương mại vào tháng 02/2009, đây là một trong những dự án trọng điểm của Nhà
nước là nhằm đáp ứng cơ bản nhu cầu tiêu dùng xăng dầu của thị trường nội địa.
Thực tế qua các năm đi vào hoạt động theo một báo cáo tài chính của
PetroVietnam (PVN) gửi lên chính phủ giữa năm 2015 cho thấy trong giai đoạn từ
2010 – 2014, nếu không có những ưu đãi lớn của nhà nước về thuế nhập khẩu, dự án

này phải lỗ hàng tỷ USD, tuy nhiên đến năm 2015, doanh nghiệp này báo lãi 6.000 tỷ
đồng, song số này cũng phần nhiều đến từ việc nhận ưu đãi thuế.
Qua thực tế hoạt động của nhà máy lọc dầu Dung Quất thì chuyên đề của cá nhân
em về “nghiên cứu chính sách xây dựng nhà máy lọc dầu Dung Quất và giải pháp để
nhà máy hoạt động hiệu quả” là một vấn đề cấp thiết đang được quan tâm hiện nay.
I.2. Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá về chính sách xây dựng nhà máy lọc dầu ở Dung Quất và giải pháp để
nhà máy hoạt động hiệu quả

Phân tích chính sách kinh tế xã hội

PGS.TS. Phan văn Hòa

Trang 1


I.3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Nhà máy lọc dầu tại Quang Quất thuộc Tỉnh Quảng Ngãi
I.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập, thống kê và phân tích dữ liệu
- Phương pháp phân tích chính sách về xây dựng nhà máy lọc dầu Dung Quất
- Phương pháp đánh giá chính sách về xây dựng nhà máy lọc dầu Dung Quất: các
tiêu chí được đề xuất để đánh giá đề án: Tính thích hợp, tính tác động, tính hợp pháp,
tính khả thi
- Phương pháp phân tích các giải pháp để nhà máy lọc dầu Dung Quất hoạt động
hiệu quả.
II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
II.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của chính sách nghiên cứu
II.1.1. Đầu vào và đầu ra để xây dựng một nhà máy lọc dầu
• Đầu vào bao gồm: Lao động; dầu thô; vốn trong nước; vốn nước ngoài; thời tiết,

khí hậu; đất đai; môi trường kinh doanh.
• Đầu ra: Tiêu thị xăng máy bay, ôtô, máy móc, công nghiệp phụ trợ (xà phòng),
nhựa đường
II.1.2. Các địa điểm được lựa chọn để xây dựng nhà máy lọc dầu
05 địa điểm được lựa chọn để đặt nhà máy hóa dầu
• Long Sơn (Bà Rịa - Vũng Tàu)
• Vân Phong (Khánh Hòa)
• Ba Ngòi (Quảng Bình)


Nghi Sơn (Thanh Hóa)

Phân tích chính sách kinh tế xã hội

PGS.TS. Phan văn Hòa

Trang 2


• Dung Quất (Quảng Ngãi)
Trong 5 địa điểm được lựa chọn thì xếp theo thứ tự, Long Sơn là đứng đầu, tiếp
theo là vịnh Văn Phong, Ba Ngòi rồi Nghi Sơn và cuối cùng là Dung Quất. Bỡi lẽ,
Dung Quất cả về đầu vào và đầu ra cần thiết đều không phải là vị trí đắc địa để xây
dựng nhà máy so với những địa điểm còn lại được lựa chọn xem xét để xây dựng nhà
máy.
II.2. Nội dung cơ bản của chính sách nghiên cứu
* Xây dựng nhà máy lọc dầu ở Long Sơn:
Xây dựng nhà máy ở Long Sơn sẽ thuận lợi nhất bởi lẽ Long Sơn gần với thành phố
Vũng Tàu, có cơ sở hạ tầng phát triển, có hệ thống dịch vụ tốt... Đặt nhà máy tại đây,
vốn đầu tư sẽ thấp, thời gian thi công nhanh và đặc biệt là đảm bảo được các điều kiện

sinh hoạt tốt nhất cho đội ngũ chuyên gia.
Tuy nhiên, đặt nhà máy lọc hóa dầu ở Long Sơn cần cân nhắc hai vấn đề:
• Hình thành Khu công nghiệp dầu bao gồm: Nhà máy lọc dầu, nhà máy hóa dầu
và sẽ hình thành một cụm các công trình liên quan. Trong lúc đó, đã có chủ trương phát
triển Khu công nghiệp Bà Rịa - Vũng Tàu nối liền với Khu công nghiệp Đồng Nai,
hình thành khu khí điện đạm Phú Mỹ. Như vậy, nếu lại hình thành nên một cụm công
nghiệp tại Long Sơn sẽ là sự tập trung quá lớn những công trình trọng điểm quốc gia
vào một khu vực, trên bình diện vĩ mô, sẽ là điều không hợp lý.
• Tại Long Sơn không có cảng nước sâu, để triển khai xây dựng công trình trọng
điểm quốc gia này phải làm 3 km cầu cạn mới ra đến được cảng nước sâu phía bãi
Trước của Vũng Tàu. Tuy không phải là lý do chính, song cũng phải tính toán trước để
dè chừng, quá trình vận chuyển dầu, nếu có sự cố rò rỉ sẽ đe dọa trực tiếp hoạt động
của khu du lịch Vũng Tàu.

Phân tích chính sách kinh tế xã hội

PGS.TS. Phan văn Hòa

Trang 3


* Xây dựng nhà máy lọc hóa dầu tại vịnh Vân Phong:
- Đặt nhà máy ở vịnh Vân Phong cũng rất thuận lợi, nhưng Thủ tướng Võ Văn Kiệt
nhận thấy tiềm năng du lịch lớn của vịnh (du lịch sinh thái) nên quyết định không nên
đặt cơ sở công nghiệp tại đây.
* Xây dựng nhà máy lọc hóa dầu tại Ba Ngòi:
Ba Ngòi không thể đặt nhà máy vì tại thời điểm đó có nhiều lý do chưa thể thu xếp
được.
* Xây dựng nhà máy lọc hóa dầu tại Nghi Sơn:
- Đặt nhà máy ở Nghi Sơn, đường vận chuyển dầu đến và sản phẩm hóa dầu đi các

nơi sẽ xa hơn, không kinh tế lắm...
* Xây dựng nhà máy lọc hóa dầu tại Dung Quất:
Dung Quất là sự lựa chọn cuối cùng cho việc xây dựng nhà máy lọc dầu nhưng Cố
thủ tướng Võ Văn Kiệt đã chọn dung quất với những lý do sau:
 Đảm bảo an ninh năng lượng cho cả nước
 Tạo đà phát triển kinh tế cho tỉnh Quảng Ngãi và khu vực miền trung
 Có cảng nước sâu, gần sân bay Chu Lai, nằm ở khu vực giữa Nam Trung Bộ và
Tây Nguyên, vùng lãnh thổ đặc biệt quan trọng của đất nước.
 Tạo công ăn việc làm cho lao động ở các tỉnh miền trung, góp phần giảm tải
lượng dân nhập cư vào các thành phố lớn để tìm kiếm việc làm.
 Tạo công ăn việc làm cho lao động ở các tỉnh miền trung, góp phần giảm tải
lượng dân nhập cư vào các thành phố lớn để tìm kiếm việc làm.
II.3. Tình hình cơ bản của địa bàn nghiên cứu

Phân tích chính sách kinh tế xã hội

PGS.TS. Phan văn Hòa

Trang 4


Xây dựng nhà máy tại Khu kinh tế Dung Quất, thuộc địa bàn các xã Bình Thuận và
Bình Trị, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi ta cần xem xét về các điều kiện tự nhiên,
giao thông và điều kiện kinh tế:
- Điều kiện tự nhiên của tỉnh Quảng Ngãi:
• Địa hình tương đối phức tạp
• Khí hậu nhiệt đới và gió mùa, nên nhiệt độ cao và ít biến động.
• Các nhóm đất chính là: Cồn cát, đất cát ven biển, đất mặn, đất phù sa, đất giây,
đất xám, đất đỏ vàng, đất đen, đất nứt nẻ, đất xói mòn trơ trọi đá.
- Giao thông:

• Là đầu mối giao thông quan trọng xuyên suốt trên địa bàn tỉnh, có Quốc lộ
1A và đường sắt Bắc - Nam chạy qua tỉnh
• Phía Bắc tỉnh, tại huyện Bình Sơn có sân bay Chu Lai và cảng nước sâu Dung
Quất.
• Bờ biển dài 144 km, Quảng Ngãi có nhiều cửa biển, cảng biển nhỏ như Sa Kỳ,
Sa Cần, Bình Châu, Mỹ Á,… có tiềm năng về giao thông đường thủy, thương
mại và du lịch
- Kinh tế:
• Chủ yếu dựa vào đánh bắt cá.
• Không có khu du lịch, bãi tắm, nhà máy.
• Tỷ lệ đói nghèo ở mức cao.
• Tổng thu ngân sách chỉ đạt gần 550 tỷ đồng. Hàng năm chính phủ phải rót về
cho tỉnh từ 40 – 60% ngân sách.
Xây dựng nhà máy lọc hóa dầu tại Dung Quất có những ưu thế và khó khăn sau:
- Ưu thế:
• Có cảng nước sâu ở bên ngoài để dẫn dầu thô vào.
• Có cảng trong vịnh để làm cảng phân phối.
Phân tích chính sách kinh tế xã hội

PGS.TS. Phan văn Hòa

Trang 5


• Gần quốc lộ 1A và đường sắt thống nhất, tiếp đó là sân bay Chu Lai. Công trình
thủy lợi Thạch Nham sẽ cung cấp đủ nước ngọt...
• Nằm ở khu vực giữa Nam Trung bộ và Tây nguyên, vùng lãnh thổ đặc biệt quan
trọng của đất nước.
- Khó khăn:
Phía Bắc tiêu thụ đến 80% lượng xăng dầu nhập khẩu, còn miền Trung chỉ chiếm

20%. Như vậy, nếu xăng dầu được lọc từ Dung Quất, chở đi tiêu thụ ở phía Nam cũng
xa, phía Bắc cũng chẳng gần. Hơn nữa, nếu đặt ở Dung Quất, tốn thêm hàng trăm triệu
USD để xây dựng cơ sở hạ tầng... Nhưng thế cũng chưa phải là hết. Vào những năm từ
1994 đến 2000, giá dầu trên thế giới giảm mạnh nên có nhiều ý kiến cho rằng nếu tính
bỏ ra hàng tỉ USD để xây dựng nhà máy lọc dầu thì không bằng mang dầu đi “thuê’ lọc
Trước những ý kiến đó, Chính phủ - mà đứng đầu là Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã
kiên quyết giữ vững quan điểm, đó là: Phải xây dựng NMLD ở Dung Quất, trước hết là
để đảm bảo an ninh năng lượng cho đất nước và thứ nữa là tạo đà phát triển kinh tế
cho tỉnh Quảng Ngãi và cả một khu vực miền Trung.
Tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên của tỉnh Quảng ngãi hầu như không có gì,
ngoài việc đi ra biển... đánh cá. Đất đai nghèo nàn, chật hẹp; cả tỉnh không có được
một khu du lịch, một bãi tắm; không có một nhà máy; tỉ lệ đói nghèo luôn ở mức cao...
Hàng năm, Chính phủ phải rót về cho tỉnh từ 40 đến 60% ngân sách...
II.4. Tình hình thực thi, kết quả và hiệu quả đạt được của chính sách
nghiên cứu
II.4.1. Tình hình thực thi
Nhà máy lọc hóa dầu Dung Quất được phê duyệt và đi vào vận hành thương mại
vào tháng 02/2009. Theo Quyết định số 1291/QĐ-TTg ngày 17/8/2009 (sau khi hoàn
thành công tác xây dựng và chạy thử nhà máy) phê duyệt tổng mức đầu tư là 3,053 tỷ
USD. Với công suất chế biến 6,5 triệu tấn dầu thô/năm, tương đương 148.000
Phân tích chính sách kinh tế xã hội

PGS.TS. Phan văn Hòa

Trang 6


thùng/ngày. Sau khi hoàn thành nâng cấp mở rộng: 8,5 triệu tấn dầu thô/năm, tương
đương 192.000 thùng/ngày, với cơ cấu sản phẩm như sau:
Tên sản phẩm

Propylene
Khí hóa lỏng (LPG)
Xăng RON 92
Xăng RON A95
Dầu hỏa/nhiên liệu bay Jet A1
Dầu Diesel ôtô
Dầu nhiên liệu (FO)
Polypropylene

Nghìn tấn/năm
135 - 150
400 - 420
1.000 – 1.200
1.100 – 1.300
200 - 300
2.400 – 2.600
100 - 130
135 - 150

Nhà máy lọc dầu số 1 Dung Quất cũng là loại nhà máy “độc nhất vô nhị" trên thế
giới. Bên cạnh việc chúng ta áp dụng những công nghệ lọc hóa dầu tiên tiến nhất của
thế giới thì nhà máy còn sử dụng triệt để tất cả sản phẩm phụ của dầu mỏ.
Các Nhà máy lọc dầu Dung Quất trên thế giới thường chỉ có từ 3 đến 4 phân xưởng
công nghệ, còn Nhà máy lọc dầu Dung Quất có lên đến 14 phân xưởng. Có thể nói là
một tấn dầu thô được đưa vào nhà máy Dung Quất, thì sẽ có gần một tấn sản phẩm
được xuất xưởng. Hầu như không có thứ gì bỏ đi.
Để cho nhà máy hoạt động thật ổn định trong khi lưới điện quốc gia ở miền Trung
chưa ổn định thì phải xây dựng thêm một nhà máy điện 100MW.
NMLD có hơn 600 loại máy công cụ khác nhau, nhưng suốt một rẻo miền Trung,
không có một nhà máy cơ khí nào đủ sức sửa chữa các thiết bị, cho nên phải đầu tư

một trung tâm cơ khí.
Phải làm một con đê chắn sóng lớn nhất châu Á với chiều dài 1.600m, cao hơn mặt
biển 11m, chiều rộng thân đê cũng khoảng 11 mét... Để làm con đê này, phải dùng 1,3
triệu m3 đá, và phủ bên ngoài 21.000 cấu kiện bêtông với nhiều kích cỡ khác nhau...
Con đê này không những bảo vệ an toàn cho khu cảng xuất sản phẩm mà còn chắn
sóng cho toàn bộ vịnh Dung Quất, đảm bảo an toàn cho khu cảng tổng hợp, cảng
Phân tích chính sách kinh tế xã hội

PGS.TS. Phan văn Hòa

Trang 7


chuyên dụng, cảng công vụ... Con đê này nằm trên một khu vực địa chất cực kỳ phức
tạp và để xử lý các túi bùn dưới biển, phải tốn thêm gần 40 triệu USD.
Phải xây dựng hệ thống đường ống dẫn dầu thô và sản phẩm dài gần 10km (trên thế
giới chưa có nhà máy lọc dầu nào lại có hệ thống đường ống dẫn - xuất dài thế này).
Do đường ống dài nên tốn năng lượng vận hành; phải xây thêm bể chứa trung gian;
công tác bảo vệ cũng phải được đầu tư đặc biệt... Phải làm cả hệ thống đường sá và cơ
sở hạ tầng cho một khu vực rộng lớn...
II.4.2. Kết quả hoạt động của nhà máy lọc dầu Dung Quất
Tập đoàn dầu khí Việt nam công bố lợi nhuận trước thuế hàng năm teo biểu đồ sau:

PVN công bố lợi nhuận trước thuế hàng năm là vậy song thực chất khoản lợi nhuận
đó không về ngân sách đầy đủ mà chỉ mang tính hạch toán sổ sách kế toán.
Nhà máy lọc dầu Dung Quất đi vào vận hành từ những năm giá dầu thế giới cao,
cộng với hàng loạt ưu đãi mà vẫn thua lỗ thì khi giá thế giới giảm sâu, cơ chế ưu đãi

Phân tích chính sách kinh tế xã hội


PGS.TS. Phan văn Hòa

Trang 8


vẫn tồn tại nhưng bị thị trường (ở đây là lộ trình thực hiện các FTA) “vô hiệu hóa”,
việc thua lỗ thực tế còn lộ ra rõ hơn.
Ngay cả trong thời điểm giá bán tốt, Dung Quất là một dự án không được đánh giá
cao về hiệu quả kinh tế. Với 13 năm đầu tư, bị chậm đưa vào sử dụng 9 năm so với
tính toán ban đầu, Báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án đã không còn chính xác và
các biến động thị trường khiến nó càng xa những tính toán ban đầu hơn.
Một báo cáo gửi lên Chính phủ giữa năm 2015 của PVN cho thấy, trong giai đoạn
từ 2010 - 2014, nếu không có những ưu đãi lớn của nhà nước ưu đãi thuế nhập khẩu,
dự án này phải lỗ hàng tỷ USD. Dự án đang không chỉ tạo gánh nặng tài chính hàng
nghìn tỷ đồng đối với ngân sách từ các cơ chế ưu đãi, mà dự kiến sắp tới còn mang về
thêm một khoản nợ lên tới 1,26 tỷ USD để nâng cấp nhà máy theo lộ trình.
Năm 2010, Công ty lỗ gần 3.200 tỷ đồng, năm 2011 lỗ gần 4.800 tỷ đồng. Năm
2012, năm 2013 lần lượt lỗ trên 6.400 và 6.000 tỷ đồng; năm 2014 lỗ 7.136 tỷ đồng.
Lũy kế từ khi đi vào vận hành thương mại, đơn vị này lỗ khoảng 27.600 tỷ đồng
(tương đương khoảng 1,2 tỷ USD).
Tuy nhiên, nhờ có ưu đãi giữ lại thuế nhập khẩu, tính hết hết 2014, đơn vị này chỉ lỗ
1.048 tỷ đồng. Năm 2015, doanh nghiệp này báo lãi 6.000 tỷ đồng, song số này cũng
phần nhiều đến từ việc nhận ưu đãi thuế.
Giữa năm 2015, dự án nâng cấp và mở rộng Nhà máy lọc dầu Dung Quất đã được
thông qua với vốn đầu tư 1,82 tỷ USD, dự kiến hoàn thành vào năm 2021, nâng công
suất chế biến dầu thô từ 6,5 triệu tấn/năm lên 8,5 triệu tấn/năm, sản xuất xăng dầu đạt
chuẩn Euro 5. Theo đó, tổng vốn đầu tư cho nhà máy này sẽ tăng từ trên 3 tỷ USD lên
tới gần 5 tỷ USD.
Tổng mức đầu tư do dự án nâng cấp, mở rộng Nhà máy lọc dầu Dung Quất đã được
đưa ra từ năm 2014 với con số 1,82 tỷ USD. Trong đó vốn chủ sở hữu chiếm 30%, vốn

vay tối thiểu chiếm 70%, tức phải vay thêm khoảng 1,26 tỷ USD. Vốn chủ sở hữu do

Phân tích chính sách kinh tế xã hội

PGS.TS. Phan văn Hòa

Trang 9


Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) cấp. Vốn vay là từ các nguồn tín dụng xuất khẩu,
vay thương mại từ các ngân hàng trong và ngoài nước.
II.4.3. Hiệu quả đạt được của việc xây dựng nhà máy lọc dầu Dung Quất
Nếu tính hiệu quả tổng hợp của nhà máy lọc dầu Dung Quất thì lại “có lãi”.
Bây giờ, bất cứ ai đến Quảng Ngãi... cũng đều dễ dàng nhận thấy sự phát triển
mạnh mẽ về kinh tế của một tỉnh trước đây được coi là khó khăn nhất nước. Vậy mà từ
năm 2004 trở lại đây, tăng trưởng GDP của Quảng Ngãi luôn ở mức trên 11% và năm
ngoái, Quảng Ngãi đã hiên ngang gia nhập câu lạc bộ “1.000 tỉ”. Cơ cấu kinh tế đã
được chuyển dịch theo đúng hướng: Nông nghiệp - Công nghiệp - Dịch vụ và tạo ra sự
phát triển đồng bộ trên toàn tỉnh. Việc xây dựng NMLD Dung Quất còn là tiền đề thúc
đẩy các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài tiếp tục đầu tư vào khu kinh tế Dung
Quất trên các lĩnh vực công nghiệp hóa chất, công nghiệp cơ khí, đóng sửa tàu biển,
luyện cán thép, vận tải, điện tử. Thu hút các dự án lớn đến với Quảng Ngãi, tác động
tích cực trong việc hình thành trung tâm công nghiệp nặng đầu tiên của Việt Nam tại
Khu Kinh tế Dung Quất. Hiện tại Khu Kinh tế Dung Quất thu hút 128 dự án đầu tư với
tổng vốn gần 182.000 tỉ đồng, trong đó có 80 dự án đi vào hoạt động với tổng vốn thực
hiện 5 tỉ USD, tạo việc làm cho hơn 20.000 lao động.
Có được kết quả đó, chính là nhờ một phần lớn từ nhà máy lọc dầu Dung Quất.
Việc xây dựng NMLD tại Dung Quất là một quyết định sáng suốt và có tầm nhìn rất
xa của Chính phủ - đó là tạo động lực phát triển kinh tế cho Quảng Ngãi và một loạt
các tỉnh miền Trung. Đó là điều mà không phải nhiều người đã nhận ra, nếu xét về khía

cạnh kinh tế đơn thuần.
Hiệu quả tổng hợp từ NMLD số 1 Dung Quất là một minh chứng cho đường lối xây
dựng một nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội
chủ nghĩa.

Phân tích chính sách kinh tế xã hội

PGS.TS. Phan văn Hòa

Trang 10


II.5. Hạn chế của việc xây dựng nhà máy lọc dầu Dung Quất
Với những lợi thế về ưu đãi của Nhà Nước cho nhà máy và những phân tích về
hiệu quả hoạt động qua các năm của nhà máy lọc dầu đặt tại Dung Quất cho thấy nếu
nhìn ở góc độ này thì việc xây dựng nhà máy ở Dung Quất không có lợi ích chung về
mặt kinh tế ngoài việc mang lại những lợi ích cho Tỉnh Quảng Ngãi đã được đề cập ở
trên.
Tại thời điểm cách đây 6 năm (10-2010), khi quyết toán, Quốc hội và Chính phủ
còn nợ lại người dân những câu hỏi về hiệu quả dự án này do thời điểm đó thời gian đi
vào vận hành quá ngắn, mới chỉ vài tháng. Sau chừng ấy năm, với rất nhiều cơ chế ưu
đãi và bao tiêu sản phẩm cho nhà máy thì nguy cơ nhà máy tạm dừng hoạt động vì lý
do thua lỗ vẫn có thể xảy ra.
II.6. Đề xuất giải pháp khắc phục
Chính phủ tập trung thực hiện các chính sách sau để nhà máy lọc dầu Dung Quất
hoạt động hiệu quả:
- Ban hành cơ chế ưu đãi bổ sung cho dự án mở rộng, nâng cấp nhà máy lọc dầu
Dung Quất. đặc biệt là cơ chế ưu đãi về thuế đối với sản phẩm xăng dầu của nhà máy
để đảm bảo bình đẳng trong kinh doanh của doanh nghiệp hài hòa với lợi ích của đất
nước; Điều chỉnh cơ chế chính sách cho BSR tạo sự cạnh tranh bình đẳng với hàng

nhập khẩu.
- Để đảm bảo hiệu quả kinh doanh sẽ tập trung cao độ vào công tác tối ưu hóa chi
phí sản xuất, cắt giảm chi phí đầu tư, chi phí vận hành, tối ưu hóa quá trình sản xuất
kinh doanh, tiết giảm chi phí bảo dưỡng, lưu kho, giảm thiểu lượng hàng, nguyên vật
liệu, thiết bị phụ tùng, tồn kho; nâng cao nguồn nhân lực; tiếp tục triển khai kế hoạch
cổ phần hóa Công ty BSR…
- Công bố các dự án quy hoạch chung, quy hoạch tổng thể, quy hoạch sản phẩm
một cách chi tiết để các nhà đầu tư dễ dàng lựa chọn.

Phân tích chính sách kinh tế xã hội

PGS.TS. Phan văn Hòa

Trang 11


- Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trong quá trình tìm kiếm thông tin, đẩy
nhanh công tác cấp giấy chứng nhận đầu tư, hỗ trợ tối đa trong tạo nguồn lao động,
giải quyết khó khăn, vướng mắc trong quá trình đầu tư, xây dựng.
- Ban hành các chế độ chính sách, ưu đãi đối với tập thể cán bộ, kỹ sư, công nhân,
người lao động làm việc tại nhà máy.

Phân tích chính sách kinh tế xã hội

PGS.TS. Phan văn Hòa

Trang 12


III. KẾT LUẬN

Nhà máy lọc dầu Dung Quất kể từ khi đi vào vận hành thương mại (2-2009) đến
nay là tròn 9 năm, đây là dự án lọc hóa dầu đầu tiên của Việt Nam - luôn bị đặt câu hỏi:
Hiệu quả kinh tế của dự án thế nào? Bởi trong suốt thời gian qua, việc giải quyết các
ưu đãi luôn mang tính sống còn cho dự án. Qua việc nghiên cứu và phân tích về
chuyên đề “nghiên cứu chính sách xây dựng nhà máy lọc dầu Dung Quất và giải pháp
để nhà máy hoạt động hiệu quả” của cá nhân em thì lợi ích của việc xây dựng nhà máy
lọc dầu Dung Quất mang tầm chiến lược lâu dài của Nhà Nước, sẽ đi đúng hướng nếu
Nhà nước có những công cụ và chính sách phù hợp đưa nhà máy hoạt động hiệu quả.
Tuy nhiên do sự nhận thức, trình độ của cá nhân còn nhiều hạn chế làm cho chuyên đề
sẽ có nhiều thiếu sót. Vậy kính mong được sự quan tâm, giúp đỡ đóng góp ý kiến của
thầy giáo để chuyên đề hoàn chỉnh hơn, đạt được đúng mục đích, ý nghĩa.

Phân tích chính sách kinh tế xã hội

PGS.TS. Phan văn Hòa

Trang 13



×