Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

TÌM HIỂU ẢNH HƯỞNG CỦA THỨC ĂN ĐẾN MẬT ĐỘ VÀ KÍCH THƯỚC Moina sp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (488.26 KB, 61 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

TÌM HIỂU ẢNH HƯỞNG CỦA THỨC ĂN ĐẾN
MẬT ĐỘ VÀ KÍCH THƯỚC Moina sp

SVTH
Chuyên ngành
Niên khóa

: MAI THU HOÀI
: NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
: 2009 - 2011

Tháng 08/2011


TÌM HIỂU ẢNH HƯỞNG CỦA THỨC ĂN ĐẾN
MẬT ĐỘ VÀ KÍCH THƯỚC Moina sp

Tác giả

MAI THU HOÀI

Khóa luận được đệ trình để hoàn tất yêu cầu cấp bằng Kỹ Sư Nuôi Trồng Thủy Sản
Chuyên Ngành Nuôi Trồng Thủy Sản

Gảng viên hướng dẫn:
TS. NGUYỄN PHÚ HÒA



Tháng 08/2011

i


TÓM TẮT
Đề tài “Tìm hiểu ảnh hưởng của thức ăn đến mật độ và kích thước Moina” được
tiến hành từ tháng 2 đến tháng 6 tại Trung Tâm thủy sản Long An_ Trại Giống Thủy
Sản Bình Cách. Với mục tiêu tìm ra quy trình nuôi sinh khối Moina có tỷ lệ Moina
kích thước < 0,45 mm cao nhất, sinh khối lớn nhất.
Tiến hành gây nuôi Moina trong bể composit ở thể tích nước 100 lít; mật độ
thả 8 con/L; bể đặt tại nơi có mái che và được sục khí liên tục.
Kết quả thu được:
Ở thí nghiệm một: cám gạo cho mật độ Moina rất cao 19.770 con/L ở ngày thứ
11 khi cho ăn 0,3 g cám gạo/lít/ngày; men bánh mì cho mật độ Moina là 10.810 con/L
ở ngày thứ 10 khi cho ăn 0,3 g men bánh mì/lít/ngày. Trong thí nghiệm hai: mật độ
Moina đạt được 13.010 con/L khi cho ăn 0,3 g cám gạo/lít/ngày ở ngày 11; và 9.507
con/L khi cho ăn 0,45 g cám gạo/lít/ngày ở ngày 10. Kết quả của thí nghiệm ba, môi
trường nuôi là cám gạo cho mật độ Moina là 12.690 con/L, tỷ lệ Moina kích thước <
0,45 mm chiếm hơn 80% ở ngày nuôi thứ 11; Bột huyết cho mật độ 7.053 con/L; cám
gạo và bột đậu nành cho mật độ Moina là 14.280 con/L, tỷ lệ Moina kích thước < 0,45
mm là 69%.

ii


LỜI CẢM TẠ
Chúng tôi kính gửi lòng biết ơn sâu sắc đến:
Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh

Ban Chủ Nhiệm Khoa Thủy Sản
Các cán bộ và nhân viên tại Trung Tâm Thủy Sản Long An_ Trại Giống Thủy
Sản Bình Cách.
Cùng toàn thể quý thầy cô trong trường, khoa đã tận tình hướng dẫn chỉ bảo
chúng tôi trong suốt thời gian học tại trường.
Xin gửi lòng biết ơn sâu sắc đến cô Nguyễn Phú Hòa đã tận tình hướng dẫn tôi
trong suốt thời gian thực hiện và hoàn thành tốt đề tài.
Đồng kính gửi lời cảm ơn tới các anh chị và các bạn sinh viên đã giúp đỡ tôi vượt
qua những khó khăn và hoàn thành tốt đề tài.
Trong quá trình tiến hành nghiên cứu tôi không tránh khỏi những thiếu sót, rất
mong nhận được những ý kiến đóng góp của quý thầy cô và các bạn.
Xin chân thành cảm tạ.

Mai Thu Hoài

iii


MỤC LỤC
TÓM TẮT....................................................................................................................... ii
LỜI CẢM TẠ ................................................................................................................ iii
MỤC LỤC ..................................................................................................................... iv
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................................ vi
DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................................ vii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ..................................................................................... viii
Chương 1 GIỚI THIỆU ...................................................................................................1
1.1 Đặt Vấn Đề ................................................................................................................1
Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...............................................................................3
2.1 Giới Thiệu Sơ Lược Về Moina sp .............................................................................3
2.1.1 Phân Loại ................................................................................................................3

2.1.2 Hình Thái Ngoài .....................................................................................................3
2.2 Đặc Điểm Sinh Thái Của Moina ...............................................................................4
2.2.1 Đặc điểm phân bố và sự thích nghi ........................................................................4
2.2.2 Đặc điểm dinh dưỡng .............................................................................................6
2.2.3 Đặc điểm sinh sản ...................................................................................................7
2.3 Thành Phần Dinh Dưỡng Của Moina ........................................................................8
2.4 Tình Hình Nghiên Cứu Và Nuôi Moina Trong Và Ngoài Nước ..............................9
2.4.1 Ngoài nước .............................................................................................................9
2.4.2 Trong Nước ............................................................................................................9
2.5 Sơ Nét Về Thức Ăn Sử Dụng Trong Các Thí Nghiệm ...........................................11
Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................13
3.1 Thời Gian Và Địa Điểm ..........................................................................................13
3.2 Phương Pháp Nghiên Cứu Và Bố Trí Thí Nghiệm .................................................13
3.2.1 Vật liệu .................................................................................................................13
3.2.2 Bố trí thí nghiệm ...................................................................................................14
3.2.3 Một số chỉ tiêu khảo sát ........................................................................................16
3.2.3.1 Phương pháp xác định mật độ ...........................................................................16
iv


3.2.3.2 Phương pháp xác định kích thước Moina.........................................................17
3.2.4 Phương pháp xử lý thống kê .................................................................................17
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ......................................................................18
4.1 Ảnh Hưởng Của Cám Gạo Và Men Bánh Mì Lên Mật Độ Và Kích Thước Của
Moina .............................................................................................................................18
4.1.1 Ảnh hưởng của cám gạo và men bánh mì lên mật độ Moina ...............................18
4.1.2 Ảnh hưởng của cám gạo và men bánh mì lên kích thước Moina .........................21
4.2 Ảnh Hưởng Của Hàm Lượng Cám Gạo Khác Nhau Lên Mật Độ và kích thước
Moina. ............................................................................................................................24
4.2.1 Ảnh hưởng của lượng cám gạo khác nhau lên mật độ Moina ..............................25

4.2.2 Ảnh hưởng của lượng cám gạo khác nhau lên kích thước Moina ........................28
4.3 Ảnh Hưởng Của cám gạo và Các Loại Thức Ăn Khác Trong Thực Tế Sử Dụng
Lên Mật Độ Và Kích Thước Của Moina .......................................................................30
4.3.1 Ảnh hưởng của các loại thức ăn khác nhau lên mật độ Moina ............................30
4.3.2 Ảnh hưởng của các loại thức ăn khác nhau lên kích thước Moina ......................32
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ..........................................................................37
5.1 Kết Luận ..................................................................................................................37
5.2 Đề Nghị....................................................................................................................37
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................38
PHỤ LỤC

v


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1 Kết quả các chỉ tiêu môi trường của thí nghiệm một ..................................... 18
Bảng 4.2 Sự biến động mật độ Moina (con/L) theo lượng cám gạo và men bánh mì
(trung bình ± SE) trong thời gian nuôi. ............................................................................... 19
Bảng 4.3 Kết quả các chỉ tiêu môi trường của thí nghiệm hai ...................................... 25
Bảng 4.4 Sự biến động mật độ Moina (con/L) theo lượng cám gạo khác nhau (trung
bình ± SE) trong thời gian nuôi. ....................................................................................26
Bảng 4.5 Kết quả các chỉ tiêu môi trường của thí nghiệm ba ....................................... 30
Bảng 4.6 Sự biến động mật độ Moina (con/L) theo các loại thức ăn khác nhau (trung
bình ± SE) trong thời gian nuôi. ....................................................................................30
Bảng 4.7 Sự biến động mật độ Moina (con/L) có kích thước > 0,45 mm theo các loại
thức ăn khác nhau (trung bình ± SE) trong thời gian nuôi. ...........................................33

vi



DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1 Moina sp ...........................................................................................................3
Hình 2.2 Ao nuôi Bobo của chị Thảo (Gò Vấp) ..........................................................11
Hình 3.1 Túi vải lọc nước và vợt lưới ...........................................................................13
Hình 3.2 Cám gạo, men bánh mì bột huyết dử dụng trong thí nghiệm .........................14
Hình 3.3 Hệ thống sục khí và bố trí bể nuôi.................................................................15
Hình 4.1 Màu nước ở hai nghiệm thức..........................................................................20
Hình 4.2 Moina mới nở (< 0,45 mm) và Moina mẹ (× 100) .........................................21
Hình 4.3 Sự phát triển của trùng tiêm mao ở NT II (× 100) .........................................27

vii


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1 Sự biến động mật độ Moina theo lượng cám gạo và men bánh mì ..... 19
Biểu đồ 4.2 Sự biến động kích thước Moina ở NT I (cám gạo) ............................. 22
Biểu đồ 4.3 Sự biến động kích thước Moina ở NT II (men bánh mì) ..................... 22
Biểu đồ 4.4 Sự biến động mật độ Moina theo lượng cám gạo khác nhau ............... 25
Biểu đồ 4.5 Sự biến động kích thước Moina ở NT I (0,3 g cám gạo/L) ................ 27
Biểu đồ 4.6 Sự biến động kích thước Moina ở NT II (0,45 g cám gạo/L) ............. 28
Biểu đồ 4.7 Sự biến động mật độ Moina theo các loại thức ăn khác nhau ............. 29
Biểu đồ 4.8 Sự biến động kích thước Moina ở NT II (bột huyết) ........................... 32
Biểu đồ 4.9 Sự biến động kích thước Moina ở NT I (cám gạo) .............................. 32
Biểu đồ 4.10 Sự biến động kích thước Moina ở NT III (cám gạo và đậu nành) ..... 33

viii


Chương 1
GIỚI THIỆU

1.1 Đặt Vấn Đề
Ngành nuôi trồng thủy sản ngày càng có vai trò quan trọng trong nền kinh tế
quốc dân. Việc tạo ra sản lượng trong nuôi trồng thủy sản nói riêng và trong lĩnh vực
nông lâm ngư nghiệp nói chung là điều cần thiết. Để nuôi trồng thủy sản phát triển bền
vững thì khâu sản xuất giống ngày càng được chú trọng, trong đó việc nâng cao tỷ lệ
sống của con giống là một trong những khó khăn lớn nhất. Trong công tác sản xuất
giống, đặc biệt là ở các loài cá có kích thước miệng nhỏ ở giai đoạn mới nở thì việc
tìm kiếm loại thức ăn thích hợp với tập tính ăn, nhu cầu năng lượng, phù hợp với kích
thước miệng cá của ấu trùng mới nở và thân thiện với môi trường,…đang thực sự được
quan tâm.
Theo Rottmann (1992), Moina hay còn gọi là trứng nước, bobo là thức ăn lý
tưởng cho nhiều loài cá sống trong môi trường nước ngọt nhờ vào đặc điểm có kích
thước nhỏ bé, giá trị dinh dưỡng cao. Moina đã được sử dụng thành công trong việc
ương nuôi các loài cá vược, cá hồi, cá thác lác, cá tai tượng, cá trê, cá rô đồng,…và
nhiều loài cá cảnh nhiệt đới. Việc thu vớt Moina ngoài tự nhiên ngày càng hạn chế
không đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng, hơn nữa việc lây truyền mầm bệnh và địch hại cho
ấu trùng cá tương đối cao. Để chủ động trong sản xuất, những biện pháp gây nuôi
Moina đã được tiến hành nhằm chủ động trong việc tạo nguồn thức ăn.
Theo nghiên cứu của Phượng (2008), cho thấy vai trò của cám gạo trong việc tạo
ra quần đàn Moina có kích thước nhỏ.
Xuất phát từ những mục tiêu trên và được sự phân công của Khoa Thủy Sản
Trường Đại Học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh, chúng tôi đã thực hiện đề tài “Tìm hiểu
ảnh hưởng của thức ăn đến mật độ và kích thước Moina” nhằm tìm ra điều kiện nuôi
hiệu quả phục vụ sản xuất.

1


1.2 Mục Tiêu Đề Tài


Đánh giá ảnh hưởng của cám gạo và men bánh mì, bột huyết, bột đậu nành đến
mật độ và kích thước Moina.
Đánh giá ảnh hưởng của hàm lượng cám gạo khác nhau đến khả năng duy trì
quần đàn ở mật độ cao.

2


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Giới Thiệu Sơ Lược Về Moina sp
2.1.1 Phân Loại
Ngành

: Arthropoda

Lớp

: Crustacea

Bộ

: Cladocera

Bộ phụ : Eucladocera
Họ

: Daphnidae

Giống : Moina

Loài : Moina sp

Hình 2.1 Moina sp
Tên Việt Nam: bobo, trứng nước, hồng trần, bọ đỏ
2.1.2 Hình Thái Ngoài
Moina thuộc nhóm giáp xác bậc thấp, có kích thước nhỏ bé 0,7 - 1,6 mm. Theo
Rottmann (2003), cơ thể Moina có hình bầu dục hoặc gần tròn, được bao bọc bởi lớp
vỏ giáp trong suốt và được chia làm hai phần nhờ ngấn phía sau cổ gồm phần đầu và
phần thân. Chúng tự lột vỏ này một cách định kỳ theo dinh dưỡng của môi trường.
Đầu mang một đôi mắt kếp kết hợp lại thành một mắt giữa nằm ở bên hông đầu,
phần đầu còn mang 2 đôi râu dài bằng ½ chiều dài cơ thể hoặc hơn, mọc ở gần chủy.
Râu A I thường nhỏ, ngắn, không phân đốt, ở con cái ngắn và thẳng, con đực cong và
dài giúp phân biệt đực cái. Râu A II lớn hơn nằm ở hai bên đầu, là cơ quan chuyển
động chủ yếu, gồm phần gốc và hai nhánh ngọn có phân đốt, trên các đốt râu có tơ
dạng lông chim. Khi di chuyển, râu A II đập mạnh tạo nên những bước nhảy ngắt
quãng, giật cục. Ngoài ra râu còn làm nhiệm vụ vận chuyển thức ăn và oxy đến miệng
và mang.
Phần thân của vỏ giáp có chứa 4 - 6 đôi chân ngực phía trong. Theo Bình (2000),
phần thân vỏ giáp xác có thể phân biệt cạnh lưng, cạnh bụng và cạnh sau. Cạnh sau
3


của con đực bằng, có thể phân biệt với cạng lưng và cạnh bụng, trong khi cạnh lưng
của con cái kéo dài liên tục tới cạnh bụng, phần bụng Moina kéo dài tạo thành đuôi
bụng. Cạnh trên gốc đuôi bụng mang lỗ hậu môn. Túi ấp trứng và ấu trùng phát triển
nằm trên lưng con cái.
Kích thước của Moina có sự khác biệt giữa các loài: Moina micrura (1,3 mm –
Khalaf & Shihab, 1979); Moina brachiata (1,56 mm – Lazim & Faisal,1989); Moina
reticulate (1,6 mm – Hardy, 1989); Moina macrocopa (0,6 - 0,9 mm- Straus, 1982).
Theo Rottmann và ctv (2003), có sự khác biệt đáng kể giữa các chi, Moina có kích

thức tối đa chỉ bằng một nửa Daphnia, Moina trưởng thành (0,7 - 1,6 mm) có kích
thước gấp đôi ấu trùng Artemia (0,5 mm) và gấp 2 - 3 lần kích thước của Rotifer
trưởng thành. Tuy nhiên Moina mới nở (≤ 0,4 mm) gần bằng hay lớn hơn Rotifer
trưởng thành và nhỏ hơn ấu trùng Artemia. Thí nghiệm lọc Moina bằng mắt lưới
nhuyễn kích thước 0,5 mm tại UF/IFAS Tropical Aquaculture Laboratory cho kết quả
không đáng kể. Kích thước cũng là một trong những yếu tố nhằm phân biệt giới tính
của Moina, con đực có kích thước từ 0,6 - 0,9 mm và nhỏ hơn con cái 1 - 1,6 mm
(Tamaru và ctv, 2004, trích bởi Nguyên, 2007; Phượng 2008)
Màu sắc của Moina có được là do các loại thức ăn mà chúng sử dụng: màu xanh
là do chúng ăn tảo, nâu đen là màu của mùn bã hữu cơ….ta có thể căn cứ vào màu sắc
để kiểm tra sức khỏe Moina, cơ thể có màu đặc trưng của thức ăn, ruột đầy thức ăn,
hoạt động linh hoạt là Moina khỏe mạnh. Moina màu nhợt nhạt, bụng rỗng, hay Moina
đẻ trứng là dấu hiệu của môi trường kém chất lượng hay thiếu thức ăn (Rottmann,
2003).
2.2 Đặc Điểm Sinh Thái Của Moina
2.2.1 Đặc điểm phân bố và sự thích nghi
Chúng thường xuất hiện nhiều trong nước thải, những nơi môi trường bị ô nhiễm,
đặc biệt là ở những ao, hồ vũng nước, dòng chảy chậm chứa nhiều chất hữu cơ đang
phân hủy. Chúng ta cũng có thể tìm thấy chúng tại những vũng nước, hố ở gần hay bên
dưới các khu chung cư (Bellosillo, 1937).
Theo Rottmann và ctv (2003), Moina phân bố khắp nơi trên thế giới, chủ yếu
trong các thủy vực nước ngọt, tập trung thành từng đám dày đặc màu đỏ ở ao, hồ vũng
nước, cửa cống rãnh nơi có nhiều chất hữu cơ.
4


Moina macrocopa là loài giáp xác râu ngành rộng nhiệt, và sống chủ yếu tại các
vùng nước giàu chất hữu cơ, nơi nó thường tạo nên khoảng 90% sinh khối động vật
phù du (Burak, 1997). Ở Đông Nam Á, loài này thường xuất hiện trong ao, ruộng lúa,
và được một số người dân nuôi cá nuôi và sử dụng như một loại thức ăn chất lượng

cao cho một số loài cá vược ở giai đoạn cá bột cho ăn ngay sau khi cho ăn Artemia và
trước khi ăn cá băm (Wong, 1997; Treeceb và Davis, 2000).
Moina rất nhạy cảm với ánh sáng và thường tập trung chủ yếu ở nơi có bóng râm,
ven các bụi cây, cỏ ngập (Rottmann và ctv, 2003). Anh (1998), đã làm thí nghiệm
khảo sát ảnh hưởng của chế độ chiếu sáng đến nuôi sinh khối Moina. Kết quả Moina
được nuôi trong điều kiện che tối sẽ cho đỉnh sinh khối cao hơn trong điều kiện ánh
sáng tự nhiên.
Theo Ivleve (1973), Moina là sinh vật phù du phân bố rộng khắp, từ nước ngọt
tới nước hơi lợ, có khả năng chịu được nhiệt độ từ 5 - 30oC, và pH trung tính đến hơi
kiềm (6,5 - 8,5); nó có thể sống ở nơi có nồng độ oxy thấp và giàu chất hữu cơ. Theo
Rottmann và ctv (2003) sở dĩ Moina có thể sống sót trong môi trường nghèo oxy là
nhờ khả năng tổng hợp hemoglobin, sự hình thành hemoglobin khi hàm lượng oxy lấy
vào cơ thể thấp như khi hàm lượng oxy trong nước thấp, nhiệt độ cao oxy hòa tan
trong nước giảm hay khi mật độ Moina cao.
Moina là loài giáp xác rộng nhiệt, chúng dễ dàng vượt qua biến đổi nhiệt độ
trong ngày từ 5 - 31oC, nhiệt độ tối ưu của chúng là 24 - 31oC. Chúng có thể chịu đựng
nhiệt độ cao hơn 32oC trong thời gian ngắn. Tuy nhiên nhiệt độ thấp khiến chúng sinh
sản chậm lại, do đó Rottmann và ctv khuyên rằng nên đặt bể nuôi Moina tại nơi có ánh
sáng khuyếch tán và bóng râm. Môi trường có mái che bằng vải bạt giảm từ 50 - 80%
cường độ chiếu sáng là phù hợp. Bên cạnh đó bể cần được che mưa tạo sự ổn định cho
môi trường nuôi.
Moina rất nhạy cảm với hóa chất và kim loại nặng (đồng, kẽm, sắt, là những chất
thường xuất hiện trong nước máy), bột giặt, chất tẩy và những chất độc khác trong nước,
do đó phải đảm bảo nguồn nước không bị nhiễm các chất độc trên (Rottmann và ctv,
2003).

5


2.2.2 Đặc điểm dinh dưỡng


Moina là loài ăn lọc không chọn lọc (Ivleva, 1973).
Theo nghiên cứu của Ventura và Enderez (1980) đã làm thí nghiệm với Moina sp
và mô tả sự nở hoa của chúng trong ao nuôi sử dụng thức ăn là phân gà, góp phần
quan trọng trong sự phát triển kỹ thuật nuôi Moina. Hanazato và Yasuno (1984) đã
thành công lớn trong việc nuôi Moina macrocopa bằng tảo Chlorella sp và đã cho thấy
sự không phù hợp của, cyanobacteria (tảo lam) là nguồn thức ăn duy nhất... Các thí
nghiệm về dinh dưỡng của Moina đều cho thấy Moina là loài ăn lọc không chọn lọc
loại thức ăn.
Theo quan xát của Rottmann (2003), chân ngực Moina có dạng lá, phủ nhiều
lông tơ. Khi chân ngực chuyển động, sẽ tạo nên dòng nước cuốn theo những phần tử
thức ăn đến các phần phụ miệng, và được nghiền bởi hàm trên trước khi đưa vào trong
miệng. những chất không được tiêu hóa sẽ được đưa tới giữa hai hàm trên và bị đẩy ra
ngoài bởi các gai gốc chân ngực I. Thức ăn của Moina là các loại vi khuẩn, men bia, vi
tảo, và mùn bã hữu cơ,… Moina là một trong những sinh vật phù du có thể tiêu thụ tảo
xanh Microcystis aeruginosa.
Theo Vỹ (1995; trích bởi Anh, 1998), tốc độ lọc thức ăn của giáp xác phụ thuộc
vào nhiều yếu tố như mật độ, loại và kích thước thức ăn; phụ thuộc vào kích cỡ động
vật ăn mồi; yếu tố môi trường như nhiệt độ, ánh sáng, pH của nước…; nhóm sinh vật
cạnh tranh thức ăn,…
Bằng thực nghiệm người ta nhận thấy không phải cứ tạo ra nhiều thức ăn là tốt
mà phải tạo được mật độ thức ăn thích hợp. Theo Nguyên (2007) đã làm thí nghiệm
nuôi sinh khối Moina với nhiều loại thức ăn khác nhau, kết quả cho thấy lượng cám
gạo thích hợp để nuôi Moina là 0,3g/lít /ngày.
Theo F.Gavlena (1955, trích bởi Anh, 1998) trong khoảng từ 6 - 22oC tốc độ lọc
của giáp xác tăng lên hầu như tỷ lệ thuận với sự tăng của nhiệt độ.
Trùng tiêm mao Paramecium caudatum là loài thường xuất hiện trong môi
trường sống của Moina, chúng có tác dụng làm sạch vi khuẩn và chất mùn trong bể
nuôi nhưng lại cạnh tranh thức ăn, đồng thời sinh ra những sản phẩm thừa trong quá
trình trao đổi chất làm tăng lượng NO 2 trong nước làm giảm pH nước gây hại cho

Moina.
6


2.2.3 Đặc điểm sinh sản
Ở điều kiện tối ưu, Moina cái từ 4 - 7 ngày tuổi bắt đầu cho sinh sản với số lượng
từ 4 - 22 con cho một lần đẻ, mỗi lứa cách nhau 1,5 - 2 ngày, mỗi con cái đẻ từ 2 - 6
lần trong đời. Hình thức sinh sản bình thường của chúng là trinh sản hay sinh sản đơn
tính, con cái gồm hai buồng trứng mảnh, dài nằm dọc trên phần lưng và được nối với
một buồng ấp thông qua ống dẫn trứng.
Moina sinh sản bằng cách sinh sản đơn tính theo chu kỳ và đa phần đều là cái.
Trứng được sản xuất trong buồng trứng, liên kết với quá trình lột xác. Sinh sản đơn
tính trứng được sinh ra không qua quá trình giảm phân và kết quả là con cái, nhưng
trong một số trường hợp con đực có thể xuất hiện. Những quả trứng sinh sản đơn tính
(số lượng có thể khác nhau phụ thuộc phần lớn vào kích thước con mẹ và dinh dưỡng
của thức ăn) được đặt trong buồng ấp ngay sau khi lột xác của con mẹ và nở ngay
trước quá trình lột xác tiếp theo. Phôi phát triển trong buồng ấp và ấu trùng có hình
dạng giống mẹ.
Trong một số trường hợp, các giai đoạn phôi thai không tương ứng với thời
gian của con mẹ, và điều này có nghĩa là ấu trùng được giữ lại trong buồng ấp ngay
cả sau khi thời kỳ phôi thai được hoàn thành, do quá trình lột xác bị hoãn (yếu tố môi
trường). Đối với các loài khác nhau giai đoạn trưởng thành là khá thống nhất ở nhiệt
độ nhất định, từ 11 ngày ở 10°C để chỉ 2 ngày ở 25°C.
Sự thay đổi nhiệt độ nước hoặc cắt giảm lượng thức ăn, có thể gây ra việc sản
xuất của con đực và chúng chuyển sang sinh sản hữu tính cho ra trứng ở trạng thái
tiềm sinh. Trứng được thụ tinh chứa trong một túi nhỏ (ephippium), mỗi túi chứa từ 1
hoặc 2 trứng hay nhiều. Trứng tiềm sinh có thể tồn tại trong môi trường khô hạn, điều
kiện bất lợi, khi gặp điều kiện thuận lợi nó sẽ nở thành Moina kích thước < 0,45 mm.
Theo Hambright (2002; trích bởi Phượng) trứng nghỉ của giáp xác râu ngành
phân bố rất rộng, có thể nằm trong ruột cá hoặc chim (ở dạng không tiêu hóa được) và

có thể bay phát tán theo gió đi xa, đặc biệt chúng có khả năng sống sót ở vùng đất khô
cằn khoảng vài năm. Với màu nâu sẫm hoặc đen của trứng cho phép cá và chim dễ
dàng trông thấy chúng và những góc cạnh trên ephippirum giúp chúng gắn chặt vào cơ
thể sinh vật, theo đó trứng nghỉ có mặt khắp mọi nơi, từ dưới nước cho tới cạn và cả
trong không khí.
7


2.3 Thành Phần Dinh Dưỡng Của Moina
Moina tuy là loài có kích thước nhỏ nhưng trong cơ thể lại chứa nhiều enzyme
tiêu hóa như proteinases, peptidases, amylases, lipases và thậm chí cả cellulase, hàm
lượng HUFA (Highly Unsaturated Fatty Acid) là những acid amine thiết yếu mà cơ thể
cá, tôm không tự tổng hợp được. Khi được tiêu thụ vào, Moina sẽ cung cấp nhiều men
tiêu hóa rất có lợi cho hoạt động tiêu hóa của cơ thể tôm, cá (theo Rottmann và ctv,
2003).
Giá trị dinh dưỡng của Moina phụ thuộc vào độ tuổi và loại thức ăn mà chúng sử
dụng. Dù vậy, lượng protein ở Moina chiếm 50% khối lượng khô, Moina trưởng thành
chứa nhiều chất béo hơn Moina con. Lượng chất béo chiếm từ 20 - 27% khối lượng
khô ở Moina cái trưởng thành và 4 - 6% ở Moina con (Rottmann, 2003).
Moina có thể trữ lâu dài bằng cách trữ lạnh trong nước muối có nồng độ thấp
(7ppt) hay trữ khô. Cả hai phương phát đều làm chết Moina, vì vậy khi cho ăn cần sục
khí liên tục nhằm giúp chúng lơ lửng trong nước để cá bột có thể ăn. Moina đông lạnh
và Moina khô đều không bổ dưỡng bằng Moina tươi, hơn nữa cá con cũng không thích
ăn bằng Moina còn sống.
Tuy nhiên, Moina đông lạnh và khô có thành phần dinh dưỡng thay đổi không
nhiều, những chất dinh dưỡng không tan quá nhanh vào nước hầu hết enzyme hoạt động
bị phân hủy trong vòng 10 phút sau khi bỏ Moina vào trong môi trường nước. Sau một
giờ, tất cả các acid amine tự do và acid amine thiết yếu đều bị phân hủy (Rottmann và
ctv, 2003).
Moina là thức ăn có giá trị đối với cá hương, vì nó phù hợp cỡ miệng cá và khả

năng di chuyển thụ động của Moina sẽ kích thích tập tính bắt mồi của cá con. Nếu so
với Artemia thì Moina nhỏ hơn nhưng có giá trị protein cao hơn (Shirota, 1966; trích bới
Anh, 1998).

8


2.4 Tình Hình Nghiên Cứu Và Nuôi Moina Trong Và Ngoài Nước
2.4.1 Ngoài nước
Đã có nhiều nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến sinh khối Moina.
Cladocerans phản ứng nhanh chóng với sự thay đổi của chất lượng, hàm lượng thức
ăn, nhiệt độ, mật độ quần đàn, sinh vật cạnh tranh (Sommer, 1989; Dumont và ctv,
1990; Gulati và Demott, 1997).
Fernando và ctv (1991) đã nghiên cứu về sức sinh sản, khả năng sinh sản và tăng
trưởng của Moina macrocopa khi sử dụng tảo ở các mật độ tảo khác nhau.
Yi Long Xi và ctv (2005), nghiên cứu ảnh hưởng của thức ăn và nhiệt độ lên sinh
khối Moina macrocopa.
Moina thường được nuôi bằng việc kết hợp nhiều loại thức ăn khác nhau: men
bia kết hợp với tảo Chlorella và phân gia cầm (Nandy, 1997; trích bởi Phượng, 2008);
phân gia súc trộn với đất (Bellosillo, 1937); cây cỏ tươi ủ mục rã (Matsudaira, 1943)…
Ở Singapore, loài Moina micrura nuôi trong ao hồ chủ yếu bón bằng phân gà,
hay phân heo, được sử dụng làm thức ăn chính cho cá bột của các loài cá cảnh nhiệt
đới, tỷ lệ sống bình quân cao lên đến 95 - 99% (Rottmann, 2003).
Đã có rất nhiều nghiên cứu về giá trị của Moina trong thực tế ứng dụng.
Theo Servei Dorshov (trích bởi Shirota, 1966; Anh, 1998), Moina được sử dụng
làm thức ăn cho cá Vược (stripped bass) làm tăng sức khỏe của cá bột, cũng sử dụng
với ấu trùng tôm biển cho thấy: khi được cho ăn Moina trong một thời gian, giai đoạn
larver của ấu trùng tôm biển được rút ngắn 2/3 thời gian. Còn James Mighell sử dụng
Moina làm thức ăn cho cá hồi, ông nhận thấy tỷ lệ sống của cá tăng trong suốt thời
gian cho ăn Moina.

Alam và cộng sự (1983), sử dụng Moina micrura (Kurz) như là một thức ăn thay
thế trực tiếp cho Artemia sp trong nuôi ấu trùng của tôm càng xanh.
2.4.2 Trong Nước
Ỏ nước ta đã có nhiều công trình nghiên cứu về đặc điểm sinh học cũng như các
biện pháp ương nuôi Moina như: ương nuôi Moina rectirostric bằng Chlorella và
Scenedesmus (Anh và Mỹ, 1981); Nuôi sinh khối Moina macrocopa (1998); Khả năng
sử dụng tảo Chlorella nuôi sinh khối Moina sp (Ngọc, 2009),…
Trong quá trình khảo sát thực tế chúng tôi nhận thấy:
9


Moina được tiến hành nuôi trong ao ương cá bột: sử dụng cám gạo, bột đậu nành
hay bổ sung thêm phân gà, phân bò,…Tiến hành gây nuôi Moina trước 3 - 4 ngày
trước khi thả bột. Moina được gây nuôi và sử dụng trong thời gian ngắn, và khi cần thì
lại tiến hành gây nuôi lại mà không dự trữ.
Trong sản xuất cá cảnh người ta thường tiến hành vớt Moina ngoài tự nhiên vào
sáng sớm chứ không gây nuôi.
Moina bán trên thị trường thường được tiến hành thu vớt tại những nơi có nguồn
nước ô nhiễm, có kích thước lớn và có màu đỏ sậm.
Một số nông hộ ở Vợ chồng anh Nguyễn Văn Sỹ - chị Nguyễn Thị Hân (ở
147/1b Lê Đức Thọ - Q.Gò vấp); vợ chồng chị Huỳnh Ngọc Thảo và anh Lâm Thanh
Tiền ở tổ 3, KP.2, P.Tân Thới Hiệp, Q.12,… nuôi bobo quy mô khá lớn. Anh Tiền cho
biết thuê hai ao lớn có diện tích rộng 5.000 m2. Ba ngày trước khi thả bobo giống, cần
dùng phân bò, phân heo bón lót dưới đáy một lớp khoảng 1 - 2 cm, giúp bobo giống có
thức ăn sẵn. Chọn bầy giống có màu nâu nhạt hay phớt xanh, còn những bầy có màu
trắng nhợt thì rất yếu Nắp hồ phủ một tấm màn chống muỗi để muỗi, chuồn chuồn
không vào đẻ trứng. Tránh ánh nắng rọi trực tiếp vào hồ vì nhiệt độ cao sẽ làm bobo
chết. Sau khi thả mùn, phân hữu cơ khoảng bốn-năm ngày, trong hồ sẽ xuất hiện rất
nhiều con bobo li ti, màu đỏ au. Khi bobo sinh sản thì bổ sung thức ăn. Dùng phân bò
khô bóp nhuyễn, lọc qua một lớp lưới, hòa vào nước hồ; đầu cá cho vào túi lưới thả

xuống ao và kéo xương lên hàng ngày để tránh ô nhiễm ao nuôi. Có thể dùng một hồ
khác để nuôi tảo lam cung cấp thức ăn cho bobo. Nếu bobo chuyển sang màu nhợt là
chúng thiếu thức ăn. Hàng ngày thu hoạch từ 50 – 60 lon bobo, cao điểm 100 lon tùy
theo nhu cầu thị trường. Sau khi thu hoạch tiến hành thay nước cho ao từ 20 – 30 cm
nước tùy theo chất lượng nước lấy vào. Sau 2 - 3 tháng mới phải tẩy dọn ao một lần.

10


Hình 2.2 Ao nuôi Bobo của chị Thảo (Gò Vấp)
Anh Lê Văn Thắng, ấp Khánh Bình, xã Khánh Hòa, huyện Châu Phú, tỉnh An
Giang đã dùng 3000 m2 ao để chứa nước thải từ 4 ao nuôi cá tra có tổng diện tích 1
hecta để nuôi Moina. Ao sâu 1,2 m và chất lượng nước thải từ ao cá tra giàu nguồi phân
đạm cũng như oxy, đáp ứng được nhu cầu môi trường nuôi cho Moina mỗi ngày anh thu
được 60 - 70 kg Moina. (Nguồn Sở Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Tỉnh An
Giang, 2007).
2.5 Sơ Nét Về Thức Ăn Sử Dụng Trong Các Thí Nghiệm
Thành phần dinh dưỡng của bộ huyết khô: là sản phảm của lò mổ bao gồm máu,
lông, và phần nội tạng của gia súc. Bột máu có hàm lượng protein rất cao: 85 - 90%;
0,3 - 3% lipid; 2,5 % chất sơ và 6% muối khoáng. Bột máu là nguồn cung cấp giàu
lysin 9 - 11%.
Bột đầu nành: hạt đậu nành xay mịn có protein của đậu nành khá cao 45% chứa
tương đối đầy đủ các axit amine thiết yếu.
Cám gạo sử dụng là loại cám to gồm có trấu, mài và mộng bột lúa cùng một ít vỏ
ngoài hột gạo. Loại cám này có hàm lượng protêin thô thấp (7,6 - 9,7%), ít chất bột
đường (38,9 - 40,1%) và chất béo (5 - 8%), nhưng nhiều chất xơ (18 - 23%) và sinh tố
nhóm B. chúng tôi tiến hành lọc cám gạo qua lưới mịn (mắt lưới 50 µm), loại bỏ các
hạt có kích thước lớn, và phần lớn trấu.
Men bánh mì tươi là nấm tươi Saccharomyces cerevisiae: tế bào nấm có hình cầu
hay trứng, có kích thước nhỏ từ 5 – 6 đến 10 – 14 µm; chúng sinh sản bằng cách tạo

11


chồi và tạo bào tử; sử dụng đường glucose, galactose, saccharose, maltose như nguồn
cung cấp cacbon và sử dụng acid amine, muối như nguồn cung cấp nitơ.
Theo Anh (1998, trích bởi Phượng, 2008), thành phần dinh dưỡng men bánh mì tươi
chứa 40,9% protein thô; lipid thô 3,2%; xơ thô 0,1% (tính theo % vật chất khô).

12


Chương 3
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Thời Gian Và Địa Điểm
Đề tài đã được thực hiện từ tháng 2 năm 2011 đến tháng 6 năm 2011 tại Trung
Tâm Thủy Sản Long An_ Trại Giống Thủy Sản Bình Cách.
3.2 Phương Pháp Nghiên Cứu Và Bố Trí Thí Nghiệm
3.2.1 Vật liệu
Bể composit: có đường kính 1 m và cao 0,5 m thể tích thực 500 lít. Trong quá
trình thực hiện chúng tôi sử dụng 6 bể cho đợt thí nghiệm 1, thí nghiệm 2 và 9 bể cho
thí nghiệm 3.
Hệ thống sục khí: hệ thống sục khí được làm từ dây nhựa có đường kính 1 cm
gồm hai vòng dây: bán kính vòng ngoài là 30 cm trên đục 6 lỗ (đường kính là 0,1 cm)
và vòng trong là 10 cm trên đục 3 lỗ. Hai vòng được quấn thông nhau và được cố định
bởi 2 que tre nhỏ đặt ở nền đáy. Dây dẫn khí 50 m (đường kính 1 cm) phân khí về các
bể.
Vợt lưới : kích thước mắt lưới 50 µm dùng để sàng cám gạo và kiểm tra sức khỏe
Moina.
Túi vải lọc nước: nước được lấy từ hệ thống nước của trại cấp đầy vào bể chứa
(2 khối) trước 2 ngày sau đó lọc qua túi vải rồi cấp vào bể nuôi.


Hình 3.1 Túi vải lọc nước và vợt lưới
13


Trang thiết bị đo đạt: cân điện tử 2 số lẻ, kính hiển vi điện tử, nhiệt kế thủy ngân,
test đo pH và oxy trong nước. Buồng đếm phiêu sinh động gồm 50 × 20 = 1000 ô
vuông nhỏ; chiều dài 5 cm , rộng 2 cm. Mỗi ô vuông có cạnh là 1mm, cạnh trong của ô
vuông chỉ dài 0,6667 mm.
Ngoài ra: chúng tôi sử dụng một số thiết bị hỗ trợ khác như: van nhựa ống
xiphon, chén sứ, chậu nhựa, xô nhựa 20 lít và 100 lít, pipest nhựa 3 ml, máy sục khí,
cốc đong 100 ml , formol,…
Moina sp: được mua tại chợ cá cảnh Lưu Xuân Tín, Quận 5, Tp Hồ Chí Minh, có
kích thước lớn, đường ruột có màu nâu sậm. Chúng tôi dùng lưới có kích thước mắt
lưới lớn 1 mm, lọc lấy Moina có kích thước lớn. Tiến hành kiểm tra qua kính hiển vi
xác định quần đàn không nhiễm kí sinh trùng và được phân lập qua kiểu bơi và hình
dạng trong quá trình chọn lọc quần đàn giống.
Men bánh mì tươi: được mua ở chợ Thủ Đức, Tp Hồ Chí Minh và bảo quả lạnh
trong thời gian sử dụng.
Cám gạo, bột huyết và bột đậu nành: mua tại chợ Tầm Vu, huyện Châu Thành,
tỉnh Long An.

Hình 3.2 Cám gạo, men bánh mì bột huyết dử dụng trong thí nghiệm
3.2.2 Bố trí thí nghiệm
Các thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên và mỗi nghiệm thức đều được
lập lại 3 lần. Moina được nuôi trong bể composite có hệ thống sục khí cung cấp oxy,
được để ở nơi thoáng mát, nơi có mái che hạn chế ảnh hưởng trực tiếp của ánh sáng
mặt trời và tạo sự ổn định cho môi trường nuôi.
14



Mỗi bể composit được cấp 100 lít nước sạch và thả Moina với mật độ 8 con/L
vào chiều mát và tiến hành cho ăn vào sáng ngày hôm sau. Hai ngày đầu không thay
nước, từ ngày thứ 3, mỗi ngày thay 30% nước vào sáng sớm, thu mẫu để kiểm tra sức
khỏe, khảo sát sinh khối và kích thước của Moina, sau đó cho ăn ngày 1 lần.
Cám gạo đã được sàng qua lưới mịn, hòa tan vào nước và cho ăn qua lưới lọc
nhằm loại bỏ những hạt có kích thước to. Men bánh mì, bột huyết, bột đậu nành cũng
được hòa tan vào nước rồi cho ăn qua lưới mịn.

Hình 3.3 Hệ thống sục khí và bố trí bể nuôi
Các chỉ tiêu môi trường được theo dõi định kì: tiến hành đo pH bằng test, nhiệt
độ nước bằng nhiệt kế vào 2 giờ chiều, tiến hành đo 1 ngày/lần, sục khí liên tục.
Thí nghiệm 1: khảo sát ảnh hưởng của cám gạo và men bánh mì lên mật độ và kích
thước của Moina trong điều kiện sục khí mạnh.
Thí nghiệm được bố trí trong 6 bể composit: gồm 2 nghiệm thức, mỗi nghiệm
thức được lặp lại 3 lần.
NT 1: nuôi Moina bằng cám gạo với lượng thức ăn là 0,3 g/lít/ ngày
NT 2: nuôi Moina bằng men bánh mì với lượng thức ăn là 0,3 g/lít/ngày
Hàng ngày rút cặn bã vào sáng sớm bằng cách tắt sục khí, để lắng 15 phút khi đó
phần cặn lắng xuống đáy ta dùng ống xiphon chúng ra ngoài, thay 30% nước mỗi ngày
và cấp lượng nước mới bằng với lượng đã lấy ra. Tiến hành thu mẫu đếm từ ngày nuôi

15


thứ 5, thu 100 ml nước ở mỗi bể để kiểm tra sức khỏe và mật độ, kích thước của Moina
và ghi nhận kết quả.
Thí nghiệm 2: khảo sát ảnh hưởng của lượng thức ăn lên mật độ và kích thước của
Moina.
Với mục đích duy trì quần đàn Moina ở mật độ cao chúng tôi tiến hành tăng

lượng ăn lên nhằm cung cấp đầy đủ thức ăn giúp cho quần đàn khi chúng đạt mật độ
cao nhằm duy trì mật độ nuôi cao.
Thí nghiệm được bố trí trong 6 bể composit: gồm 2 nghiệm thức, mỗi nghiệm
thức được lặp lại 3 lần.
Lượng thức ăn tăng được tính dựa theo kết quả tốc độ phát triển của Moina ở đợt
một.
Chúng tôi bắt đầu tăng lượng ăn lên khi quần đàn Moina đạt mật độ lớn hơn
2.000 con/L vào ngày nuôi thứ 7. Các yếu tố mật độ thả và môi trường cũng như điều
kiện nuôi dưỡng được duy trì như ở thí nghiệm 1.
Thí nghiệm 3: khảo sát ảnh hưởng của cám gạo và các loại thức ăn khác trong thực tế
đã ứng dụng lên mật độ và kích thước Moina.
Thí nghiệm được bố trí trong 9 bể composit: gồm 3 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức
được lặp lại 3 lần.
NT 1: nuôi Moina bằng cám gạo
NT 2: nuôi Moina bằng bột huyết
NT 3: nuôi Moina bằng (50% cám gạo + 50% bột đậu nành)
Lượng cám gạo cho ăn mỗi ngày được lấy từ kết quả tốt nhất của thí nghiệm 2.
Tỷ lệ cám gạo và bột đậu nành được tham khảo từ thực tế sản xuất của người dân tại
Long An. Lượng cho ăn ở NT II và NT III được tham khảo theo lượng cám gạo. Các
yếu tố mật độ thả và môi trường cũng như điều kiện nuôi dưỡng được duy trì như ở thí
nghiệm 1.
3.2.3 Một số chỉ tiêu khảo sát
3.2.3.1 Phương pháp xác định mật độ
Moina có kích thước tương đối lớn có thể quan sát bằng mắt thường được nên
chúng tôi tiến hành đếm mẫu bằng mắt thường.
16


×