Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

Phân tích tài chính doang nghiệp full chi tiết

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (847.89 KB, 25 trang )

MỤC LỤC

1


VIỄN THÔNG FPT (FOX)
1

THÔNG TIN CHUNG

1.1

Lịch sử hình thành:
Tiền thân của Công ty Cổ phần Viễn thông FPT là Trung tâm Dữ liệu trực tuyến
FPT (FPT online Exchange – FOX) thành lập ngày 31/01/1997 tại Hà Nội;
● Năm 2005: Chuyển đổi thành Công ty Cổ phần Viễn thông FPT (FPT Telecom);
● Ngày trở thành công ty đại chúng: 6/9/2007;
● Ngày 28/7/2005, Công ty truyền thông FPT được chuyển đổi thành CTCP Viễn
Thông FPT, được cấp giấy phép thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ viễn thông theo
quyết định số 30/1-05/FPT/QD-HĐQT ngày 20/7/2005 và được cấp giấy chứng nhận
Đăng ký kinh doanh số 0103008784 ngày 28/7/2005 do Sở kế hoạch và đầu tư thành
phố Hà nội với số vốn điều lệ là 33 tỷ đồng;
● Năm 2010, VĐL nâng lên 831.067.620.000 đồng;
● Năm 2011, VĐL nâng lên 997.015.350.000 đồng;
● Năm 2014, VĐL nâng lên 1.246.198.090.000 đồng;
● Năm 2016, VĐL nâng lên 1.370.786.090.000 đồng.


1.2

Ngành nghề kinh doanh:


● Cung cấp dịch vụ internet thông qua các mạng kết nối giữa khách hàng ISP
● Cung cấp dịch vụ viễn thông qua các kết nối viễn thông hiện có như VOIP (điện
thoại internet)
● Hoạt động của các điểm truy cập internet
● Dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng: dịch vụ thư điện tử, dịch vụ thư thoại, dịch
vụ truy cập dữ liệu và thông tin trên mạng, dịch vụ fax gia tăng giá trị, dịch vụ trao đổi
dữ liệu điện tử, dịch vụ chuyển đổi mã và giao thức dịch vụ xử lý dữ liệu và thông tin
trên mạng
● Dịch vụ viễn thông cố định quốc tế
● Dịch vụ viễn thông cố định đường dài trong nước
● Dịch vụ viễn thông cố định nội hạt: dịch vụ điện thoại, fax, dịch vụ truyền số
liệu, dịch vụ truyền dẫn tín hiệu truyền hình, dịch vụ thuê kênh, dịch vụ telex, dịch vụ
điện báo

2


Thiết lập hạ tầng mạng và cung cấp các dịch vụ viễn thông, internet
Đại lý cung cấp các dịch vụ truyền hình, phim ảnh, âm nhạc trên mạng Internet,
điện thoại di động
● Dịch vụ tin nhắn, dữ liệu, thông tin giải trí trên mạng điện thoại di động
● Dịch vụ giá trị gia tăng trên mạng Internet, điện thoại di động
● Đại lý, cung cấp các sản phẩm, dịch vụ viễn thông, internet
● Đại lý cung cấp trò chơi trực tuyến trên mạng Internet, điện thoại di động
● Cung cấp hạ tầng mạng viễn thông cho dịch vụ Internet băng thông rộng



1.3


Vị thế của công ty:
● Theo số liệu từ Cục Viễn Thông , đầu năm 2014 Việt Nam có 280 nghìn thuê
bao sử dụng cáp quang (FTTH) thì sang đầu năm 2015 đã có 800 nghìn thuê bao và
đến đầu năm 2016 là 3,63 triệu thuê bao.
● Trong đó:
FPT: chiếm 922.547 thuê bao, tương ứng xấp xỉ 25% thị phần cả nước. Tăng 1900%
so với năm 2014.

Thị phần cáp quang của các nhà mạng (nguồn: cafef)
1.4

Chiến lược kinh doanh:
Chú trọng đầu tư vào các công nghệ, sản phẩm, dịch vụ, hạ tầng kinh doanh
được phát triển trên nền tảng SMAC, IoT và Digital transformation.
● Tăng cường đầu tư, nâng cao chất lượng đội ngũ chuyên gia công nghệ, xây
dựng môi trường làm việc đầy sáng tạo và hiệu quả.
● Hướng tới phát triển các hoạt động dành cho cộng đồng công nghệ, từ đó xây
dựng hệ sinh thái công nghệ bền vững


3


2
-

-

-


-

Các nhân tố ảnh hướng đến hoạt động của công ty:

2.1 Nhân tố luật pháp và chính trị
Môi trường chính trị - pháp luật có ảnh hưởng lớn tới các hoạt động của FPT. Một môi
trường pháp luật hoàn chỉnh giúp cho FPT hoạt động an toàn, bình đẳng. Môi trường
pháp luật bao gồm hệ thống luật và các văn bản dưới luật, các công cụ, chính sách nhà
nước, các cơ quan pháp luật, các cơ chế điều hành của Nhà nước.
Môi trường chính trị ổn định, không có mâu thuẫn sắc tộc, tôn giáo, chiến tranh là
điều kiện lý tưởng cho việc hoạt động kinh doanh, và hợp tác với các đối tác trong
nước và ngoài nước
Hệ thống pháp luật điều tiết hoạt động của FPT như: Luật doanh nghiệp, Luật chống
độc quyền, Nghị định về quản lí Internet, Luật viễn thông, Nghị định về quảng cáo,
Nghị định quản lí hợp tác quốc tế, Luật về công nghệ thông tin, Luật thuế...
FPT cần phải hiểu rõ tinh thần của luật pháp và chấp hành tốt những quy định của
pháp luật, nghiên cứu để tận dụng được các cơ hội từ các điều khoản của pháp lý mang
lại và có những đối sách kịp thời trước những nguy cơ có thể đến từ những quy định
pháp luật tránh được các thiệt hại do sự thiếu hiểu biết về pháp lý trong kinh doanh.

4


2.2

Nhân tố kinh tế

2.2.1 Tốc độ tăng trưởng kinh tế
Tốc độ tăng trưởng kinh tế sẽ ảnh hưởng đến cơ hội kinh doanh, doanh thu, chi phí, lợi
nhuận của công ty.

Năm 2008 xảy ra khủng hoảng kinh tế, nhưng đến năm 2011-2015 nền kinh tế thế giới
dần được cải thiện, diễn biến khá tích cực, mở ra nhiều cơ hội phát triển bền vững
trong những năm tới.
Từ năm 2013 nền kinh tế Việt Nam đã bắt đầu phục hồi nhưng tăng trưởng GDP vẫn
không đạt được như chỉ tiêu đã đề ra. Đặc biệt, mức tăng GDP năm 2015 đạt 6,68%, là
mức tăng cao nhất trong 5 năm qua. Mức tăng trưởng này cao hơn mục tiêu 6,2% đề
ra. GDP/người năm 2015 đạt 2.228 USD, vì thế cho thấy nền kinh tế từ 2015 đã bắt
đầu phục hồi rõ nét.
Giai đoạn tiếp theo kinh tế Việt Nam bên cạnh những thách thức thì sẽ có nhiều kỳ
vọng. Nếu tốc độ tăng trưởng kinh tế cứ tăng trưởng sẽ kéo theo thu nhập bình quân
đầu người cao, người dân sẽ có xu hương tiêu dùng nhiều hơn, sử dụng dịch vụ nhiều
hơn, tình hình hoạt động của công ty FPT cũng sẽ tăng trưởng.
2.2.2 Lạm phát
Chỉ tiêu

Năm
2011

Năm
2012

Năm
2013

Năm
2014

Năm
2015


CPI bình quân so với năm 18,58
trước

9,21

6,6

4,09

0,63

So sánh CPI các năm so với năm trước liền kề
Theo số liệu của Tổng cục thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cả nước năm 2011 cao
nhất trong 5 năm từ 2011- 2015, bắt đầu từ năm 2012 đến 2015 CPI có dấu hiệu giảm
dần. Và đặc biệt, CPI cả nước năm 2015 tăng 0,63% so với năm 2014; bình quân mỗi
tháng CPI chỉ tăng 0,05%. Đây là tốc độ tăng tương đối thấp kể từ năm 2001 đến nay.
CPI ở mức thấp và ổn định sẽ tạo điều kiện cho các chính sách tiền tệ tích cực, kích
thích sản xuất, phát triển kinh doanh. Với tình hình lạm phát thấp như thế này là điều
kiện để FPT phát triển các hoạt động kinh doanh của mình.
2.2.3 Lãi suất
Với tình hình lạm phát ngày càng giảm như trên, thì sẽ tạo điều kiện cho lãi suất giảm.
Với tình hình này, FPT có thể kích thích tiêu thụ bằng cách bán trả chậm với lãi suất
thấp hơn thị trường hoặc không lãi.
Kết luận:
Tốc đố tăng trưởng kinh tế, lạm phát, lãi suất ngân hàng…là một trong những yếu tố vĩ
mô ảnh hưởng đến sức mua của người mua. Với tình hình kinh tế trong nước như ở
trên, cùng với việc Việt Nam đứng trước những cơ hội và thách thức khi gia nhập các
tổ chức kinh tế trên thế giới thì công ty FPT để có thể cạnh tranh trong môi trường

5



trong nước cũng như ngoài nước cần phải luôn luôn đổi mới công nghệ, sản phẩm dịch
vụ thì mới có thể phát triển lâu dài.
2.3 Nhân tố xã hội
● Đời sống của người Việt Nam đang dần tăng cao nên nhu cầu cải thiện chất
lượng đời sống của họ cũng tăng theo. Trong đó nhu cầu kết nối xã hội và thể hiện bản
thân được đặt lên hàng đầu, hiểu rõ điều này, FOX và công ty mẹ là FPT luôn tập
trung vào việc cải thiện chất lượng sản phẩm, chất lượng dịch vụ để đáp ứng những
tiêu chí khắt khe của người tiêu dùng.
● Lực lượng lao động trong độ tuổi lao động của cả nước năm 2016 ước tính 47,7
triệu người, tăng 275,9 nghìn người so với năm trước (theo số liệu từ Tổng cục thống
kê về Tình hình kinh tế - xã hội năm 2016). Nguồn lao động dồi dào giúp cho FOX dễ
dàng tập hợp được những cá nhân xuất sắc.
● Hiện nay dân số Việt Nam là dân số trẻ, nhu cầu sử dụng các dịch vụ viễn thông
là rất cao. Đây là một cơ hội lớn để FPT

2.4 Nhân tố công nghệ
Chúng ta đang bước vào một kỉ nguyên mới, kỉ nguyên của Thế giới phẳng - nơi mà
mỗi cá nhân trên khắp thế giới đều có thể liên kết với nhau thông qua Internet. Mỗi
giây trôi qua sẽ có khoảng 35.950 Gb dữ liệu được trao đổi, lượng thông tin khổng lồ
này cần những hệ thống siêu việt để đảm bảo việc lưu chuyển. Hiểu rõ điều này FOX
nói riêng và FPT nói chung đã đề ra định hướng cụ thể:

➢ FPT đã và đang đẩy mạnh việc xây dựng những sản phẩm, dịch vụ công nghệ
có tính ứng dụng cao, tương thích với kỉ nguyên số hoá dựa trên nền tảng công nghệ
mới như: Big Data, IoT, Cloud Computing, Enterprise Mobility…
➢ FPT hiện có sự kết hợp mạnh mẽ với đối tác (partner) là những tên tuổi lớn về
công nghệ trên thế giới nhằm cùng phát triển và mang những sản phẩm, dịch vụ công


6


nghệ cao tới khách hàng toàn cầu. FPT hiện là Gold partner của Microsoft; Advanced
Consulting Partner của Amazon Web Services (AWS); GE Predix Early Adopter…

3

PHÂN TÍCH CÁC CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH

3.1

Phân tích tính tự chủ tài chính
a. Ý nghĩa phân tích

Đánh giá mức độ độc lập trong chính sách tài trợ của doanh nghiệp thông qua tỷ suất
nợ và tỷ suất tự tài trợ. Tỷ suất tự tài trợ càng cao cho thấy doanh nghiệp khả năng độc
lập về tài chính cao, ngược lại tỷ suất nợ cao lại cho thấy tính tự chủ của doanh nghiệp
thấp, sự phụ thuộc vào bên ngoài lớn.

b. Công thức tính

c. Tính toán chỉ tiêu:

7


Chỉ tiêu

2013


2014

2015

Nợ phải trả

1.582.494.140

2.775.652.743

5.207.846.791

Nguồn vốn chủ sở hữu

1.662.128.480

2.366.184.588

2.755.965.125

Tổng tài sản

3.244.622.620

5.141.837.331

7.963.811.917

Chỉ tiêu


FPT

TB ngành

2013

2014

2015

2013

2014

2015

48,77

53,98

65,39

50

54

58

Tỉ suất tự tài trợ 51,23

(%)

46,02

34,61

50

46

42

Tỉ suất nợ (%)

d. Phân tích
Tỉ suất nợ của doanh nghiệp từ năm 2013 đến năm 2015 cao và tăng dần qua các năm.
Cụ thể năm 2013 là 48,77% thấp hơn trung bình ngành. Năm 2014 là 53.98% xấp xỉ
TB ngành, năm 2015 là 65,39% cao hơn trung bình ngành đến 7%, cả năm 2014 và
năm 2015 đều có tỉ suất nợ lớn hơn 50%. Trong 3 năm, cả nợ phải trả và tổng nguồn
vốn đều tăng mạnh về mặt quy mô (chủ yếu tăng ở nợ ngắn hạn). Cụ thể là năm 2014
nợ phải trả tăng 75,4%, nguồn vốn chủ sở hữu tăng 42,4% so với 2013; năm 2015 nợ
phải trả tăng 87,6%, VCSH tăng 16.5% so với 2014. Tuy nhiên tốc độ tăng của nợ phải
trả cao hơn, điều đó dẫn đến tỉ suất nợ tăng qua các năm. Tỉ suất tự tài trợ thì thay đổi
theo chiều hướng giảm dần qua các năm.
Nguyên nhân là doanh nghiệp huy động vốn bằng cách tăng nợ phải trả để đầu tư và
mở rộng lĩnh vực hoạt động.

 Kết luận
Qua những chỉ số trên cho thấy Doanh nghiệp có khả năng độc lập về mặt tài chính
thấp . Khi có những biến động không thuận lợi trên thị trường thì các tác động đến lợi

nhuận cao hơn do đòn bẩy tài chính cao. Lý do đòn bẩy tài chính cao là vì nguồn tài
trợ cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thì nợ phải trả chiếm tỉ trọng cao, từ
đó lãi trả cho đi vay cao hơn.
Mặc dù có rủi ro về thanh toán nhưng chi phí cho việc huy động vốn lại rẻ hơn.
3.2 Phân tích tính ổn định của nguồn vốn
a. Ý nghĩa phân tích

8


Phân tích tính ổn định của nguồn vốn cho ta thấy được sự ổn định của các nguồn vốn
tài trợ trong doanh nghiệp, hay là nguồn vốn mà doanh nghiệp sử dụng là nguồn vốn
ngắn hạn hay dài hạn. Qua đó cho biết doanh nghiệp có áp lực thanh toán nguồn vốn
đó trong năm báo cáo hay không.
Tỷ suất NVTX của doanh nghiệp càng lớn cho thấy có sự ổn định tương đối trong một
thời gian nhất định (trên 1 năm) đối với nguồn vốn sử dụng và doanh nghiệp chưa chịu
áp lực thanh toán nguồn tài trợ này trong ngắn hạn. Lí do là vì nguồn vốn thường
xuyên bao gồm vốn chủ sở hữu và nợ dài hạn. Tỷ suất nguồn vốn tạm thời càng lớn
thể hiện nguồn tài trợ của doanh nghiệp phần lớn là nợ ngắn hạn và áp lực về thanh
toán các khoản nợ ngắn hạn trong năm báo cáo là cao.

b. Công thức tính
 Nguồn vốn thường xuyên = VCSH + Nợ dài hạn
 Nguồn vốn tạm thời = Nợ ngắn hạn



c. Tính toán các chỉ tiêu

Chỉ tiêu


2013

2014

2015

Nợ dài hạn

184.612

59.015.500

504.415.492

VCSH

1.536.486.706

2.366.184.588

2.755.965.125

NVTX

1.536.671.318

2.425.200.088

3.260.380.617


Nợ ngắn hạn

1.582.309.528

2.716.637.243

4.703.431.299

NVTT

1.582.309.528

2.716.637.243

4.703.431.299

Tổng NV

3.244.622.620

5.141.837.331

7.963.811.917

Tỷ
NVTT

suất


0.51

0.53

0.59

Tỷ
NVTX

suất 0.49

0.47

0.41

d. Phân tích
Tỷ số nguồn vốn thường xuyên của doanh nghiệp giảm tương đối qua các năm, đặc
biệt năm 2015 giảm đến 6% so với năm 2014. Năm 2013 là 49%,đến năm 2014 giảm
xuống 47% và trong năm 2015 giảm còn 41%. Có sự biến động đó là do năm 2014
doanh nghiệp tăng lên lượng nợ ngắn hạn khiến cho nguồn vốn tạm thời tăng nhanh

9


hơn tổng nguồn vốn , nguồn vốn thường xuyên có tăng nhưng tăng chậm hơn tổng
nguồn vốn . Qua năm 2015 doanh nghiệp tiếp tục tăng nợ ngắn hạn, cụ thể lượng vốn
tăng lên nhờ nợ ngắn hạn xấp xỉ gấp 4 lần lượng vốn tăng nhờ vay dài hạn và tăng vốn
chủ sở hữu so với năm 2014, khiến tỉ suất NVTX giảm mạnh.Tỷ số nguồn vốn tạm
thời cũng biến động qua các năm theo chiều hướng tăng vì NVTT và NVTX có quan
hệ nghịch đảo.


 Kết luận:
Qua 3 năm, ta thấy tỷ suất NVTX của doanh nghiệp ngày càng giảm qua các năm,tỷ
suất NVTT tăng dần qua các năm. Chứng tỏ nguồn tài trợ của doanh nghiệp phụ thuộc
nhiều vào nợ ngắn hạn và doanh nghiệp có chịu áp lực về thanh toán các khoản nợ
ngắn hạn. Tuy nhiên chi phí sử dụng vốn thấp hơn, linh hoạt hơn, điều này làm tăng lợi
ích kinh tế của doanh nghiệp
3.3
Phân tích cân bằng tài chính
a. Ý nghĩa phân tích
Phân tích mối quan hệ giữa nguồn tài trợ và tài sản qua các năm để chỉ ra những mất
cân bằng trong tài trợ ở doanh nghiệp

b. Công thức tính
VLĐ ròng = NV thường xuyên – TS dài hạn = TS ngắn hạn – Nợ ngắn hạn
Nhu cầu VLĐ ròng = HTK + Các khoản phải thu ngắn hạn – Nợ ngắn hạn (không kể
nợ vay)
Ngân quỹ ròng = VLĐ ròng – Nhu cầu VLĐ ròng

c. Tính toán các chỉ tiêu

Chỉ tiêu

2013

2014

2015

Vốn lưu động ròng


-434.784.754

-197.211.630

-633.603.776

Nhu cầu vốn lưu động
ròng

-928.716.312

-1.836.065.418

-3.203.400.851

Ngân quỹ ròng

493.931.558

1.638.853.788

2.569.797.074

d. Phân tích
- Vốn lưu động ròng năm 2014 là khoảng -197 tỉ tăng so với 2013 là -434 tỉ
nhưng sau đó lại giảm vào năm 2015 xuống -633 tỉ. Vốn lưu động ròng ba năm liên
tiếp đều âm. Khi đó, nguồn vốn thường xuyên của doanh nghiệp không đủ để tài trợ
cho tài sản dài hạn nên phần thiếu hụt doanh nghiệp phải sử dụng một phần nợ ngắn
hạn để bù đắp.

- Nhu cầu vốn lưu động ròng ba năm liên tiếp đều âm và giảm dần. Năm 2013 là
-928 tỉ, sau đó 2014 giảm xuống còn -1836 tỉ, và tiếp tục giảm mạnh xuống -3203 tỉ

10


vào năm 2015. Điều này có nghĩa hàng tồn kho và khoản phải thu luôn nhỏ hơn nợ
ngắn hạn trong 3 năm 2013-2015, cũng có nghĩa công ty được chủ nợ ngắn hạn cung
cấp vốn để kinh doanh.
- Ngân quỹ ròng qua 3 năm từ 2013-2015 cũng có nhiều biến động đáng kể. Năm
2014 là hơn 1638 tỉ tăng so với 493 tỉ ở năm 2013, và năm 2015 tăng lên hơn 2569 tỉ.

➢ Kết luận:
Nhu cầu vốn lưu động liên tục âm qua ba năm 2013-2015, điều này cho thấy nợ ngắn
hạn không kể vay ngắn hạn đủ để tài trợ cho hàng tồn kho và khoản phải thu.
Mặc dù nhu cầu vốn lưu động ròng và vốn lưu động ròng âm, nhưng ngân quỹ ròng
luôn dương trong giai đoạn này, thể hiện trạng thái cân bằng tài chính đang ở mức an
toàn, doanh nghiệp không phải vay để bù đắp sự thiếu hụt về nhu cầu vốn lưu động
ròng. Ở một góc độ khác, doanh nghiệp không gặp tình trạng khó khăn về thanh toán
trong ngắn hạn và số tiền nhàn rỗi có thể đầu tư vào các chứng khoán có tính thanh
khoản cao để sinh lời.
3.4

Phân tích hiệu quả

3.4.1 Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản:
a. Ý nghĩa:
Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản cho biết khả năng quản lý tài sản của doanh nghiệp
trong việc tạo ra doanh thu hay cho biết 100đ tài sản bình quân thì tạo ra bao nhiêu
đồng doanh thu.


b. Công thức tính:
(Tổng doanh thu không tính thu nhập khác)

c. Tính toán chỉ tiêu: (Đvt: 1000đ)
Chỉ tiêu

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

Tổng DT

4.325.883.052

4.882.526.969

5.633.289.937

Tổng TS bình quân

2.801.744.410

4.193.229.976

6.552.824.624

Hiệu suất sử dụng TS (%)


154

116

86

Trung bình ngành (%)

142

134

136

d. Phân tích
11


Hiệu suất sử dụng tài sản doanh nghiệp giảm dần qua các năm, năm 2013 đến năm
2014 giảm mạnh từ 154% xuống 116 % (giảm 38%), tiếp tục giảm còn 86% ở năm
2015. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này:

- Năm 2014 tổng DT và TS bình quân đều tăng so với năm 2013, trong đó
mức tăng của DT là 556.643.917 (nghìn đồng) tương đương với tăng 12,87% và TS
bình quân tăng là 1.391.485.566 (nghìn đồng) tương đương với 49,66% , do tốc độ
tăng của DT nhỏ hơn tốc độ tăng của TS bình quân dẫn đến hiệu suất sử dụng tài sản
năm 2014 giảm.
- Năm 2015 tổng DT và TS bình quân đều tăng lên rất đáng kể so với
2014, mức tăng của DT là 750.762.968 (nghìn đồng) tương đương với tăng 15,38% so

với năm trước, TS bình quân tăng là 2.359.594.649 (nghìn đồng) tương đương với
56,27%. Tốc độ tăng của TS bình quân tăng hơn so với tốc độ tăng của DT nên hiệu
suất sử dụng TS giảm.
- Theo bảng trên hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp theo hướng đi
xuống, có năm 2013 cao nhất là 154% và cao hơn trung bình ngành, trong 2 năm tiếp
theo thì giảm mạnh và thấp hơn trung bình ngành và giảm thấp nhất ở mức 86% năm
2015 trong khi đó trung bình ngành thấp nhất ở năm 2014 nhưng vẫn ở 134%. Ở năm
2013 khi bỏ ra 100đ TS thì có được 154đ DT nhưng ở năm 2015 DT chỉ là 86đ nếu bỏ
ra 100đ TS
 Kết luận: hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp những năm gần đây rất thấp so
với các doanh nghiệp khác trong ngành. Doanh nghiệp cần đánh giá lại việc quản lý tài
sản, xem xét hiệu quả của đầu tư tài sản.
3.4.2 Số vòng quay vốn lưu động
a. Ý nghĩa
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động hay cũng chính là phân tích vòng quay vốn
lưu động, chỉ tiêu này cho ta thấy được khả năng chuyển hóa thành tiền của tài sản lưu
động trong doanh nghiệp.

b. Công thức tính

c. Tính toán các chỉ tiêu
Chỉ tiêu

DT thuần bán hàng

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015


4.301.886.517

4.825.080.348

5.567.740.797

12


VLĐ bình quân

1.025.486.318

1.809.763.939

3.294.626.568

Số vòng quay VLĐ (vòng)

4,19

2,67

1,69

Trung bình ngành (vòng)

2,24


2,03

2,00

d. Phân tích:
Vòng quay VLĐ của doanh nghiệp biến động liên tục giảm từ năm 2013 đến 2015, Cụ thể,
vòng quay VLĐ từ 4,19 (vòng/năm) trong năm 2013 giảm xuống còn 2,67 (vòng/năm)
trong năm 2014, đến năm 2015 lại giảm còn 1,16 vòng. Nguyên nhân dẫn tới hiện tượng
này là:
Trong năm 2014 và 2015, có thể thấy cả doanh thu và VLĐ bình quân đều tăng lên về mặt
giá trị, nhưng nguyên nhân khiến cho vòng quay VLĐ giảm từ 4,19 (vòng/năm) xuống còn
1,69 (vòng/năm) trong năm 2015 và còn 1,69 vòng trong năm 2015 là do tốc độ tăng của
doanh thu chậm hơn tốc độ tăng của VLĐ bình quân.
- Phân tích ảnh hưởng:
Năm 2014, vòng quay VLĐ bị giảm đi 1,52 (vòng/năm) so với năm 2013, phần lớn là do
ảnh hưởng của biến động doanh thu tăng từ 4.301.886.517 (nghìn đồng) trong năm 2013 là
4.825.080.348 (nghìn đồng) năm 2014 nhưng VLĐ cũng tăng mạnh từ 1.025.486.318
nghìn đồng đến 1.809.763.939 (nghìn đồng).
Trong năm 2015, vòng quay VLĐ giảm thêm 0,98 (vòng/năm) so với năm 2014. Trong đó,
tác động do biến động doanh thu tăng từ 4.825.080.348 (nghìn đồng) năm 2014 đến
5.567.740.797 (nghìn đồng) năm 2015, nhưng VLĐ bình quân tăng mạnh từ đó khiến cho
vòng quay VLĐ giảm
➢ Kết luận:
Nhìn chung,từ năm 2013 đến năm 2015 ta thấy vòng quay vốn lưu động giảm, mặc dù
vòng quay VLĐ của ngành cũng giảm dần qua các năm nhưng doanh nghiệp năm 2015
giảm đến mức thấp nhất là 1,69 vòng/năm thấp hơn so với các trung bình ngành là 0,31
vòng/năm. Chứng tỏ khả năng quản lý vốn lưu động của doanh nghiệp còn gặp nhiều yếu
kém trong những năm này.
3.4.3 Số vòng quay hàng tồn kho
a. Ý nghĩa:

Phân tích hiệu quả sử dụng hàng tồn kho hay cũng là phân tích vòng quay hàng tồn
kho, chỉ tiêu này cho ta một các nhìn tổng quan về khả năng chuyển hóa thành tiền của
hàng tồn kho trong doanh nghiệp, hay là 1 đồng hàng tồn kho có thể đem lại cho
doanh nghiệp bao nhiêu đồng doanh thu thuần.

b. Công thức tính:

c. Tính toán các chỉ tiêu: (Đvt:1000đ)

13


Chỉ tiêu

Giá vốn hàng bán
HTK bình quân

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

2.182.438.068

2.597.160.543

2.919.474.385

100.758.372


191.581.140

385.083.476

22

14

8

16,4

25,7

45

Số vòng quay HTK (vòng)
Số ngày một vòng quay

d. Phân tích:
Số vòng quay hàng tồn kho ở doanh nghiệp đang có xu hướng giảm mạnh qua các năm. Cụ
thể, chỉ tiêu này ở năm 2013 là 22 (vòng/năm), năm 2014 giảm xuống 14 (vòng/năm), đến
năm 2015 chỉ tiêu này lại giảm còn 8 (vòng/năm). Có thể thấy trong 3 năm, hàng tồn kho
của doanh nghiệp đều tăng về mặt giá trị, nên nguyên nhân khiến cho vòng quay hàng tồn
kho của doanh nghiệp biến động qua các năm là do tốc độ tăng của hàng tồn kho bình quân
nhanh hơn so với tốc độ tăng của giá vốn hàng bán, Cụ thể từ năm 2013 giá trị HTK là
100.758.372 nghìn đồng tăng lên 191.581.140 nghìn đồng năm 2014 và tăng đột biến lên
385.083.476 nghìn đồng năm 2015.
Số ngày quay một vòng của hàng tồn kho tăng liên tục qua các năm từ 16,4 ngày đến 45

ngày.
➢ Kết luận:
Như đã phân tích ở trên, ta biết được trong ba năm HTK luân chuyển ngày một chậm.
Công ty cần phải có chính sách quản lý hàng tồn kho hợp lý, tìm kiếm và mở rộng thị
trường đa dạng hơn.
3.4.4 Số vòng quay nợ phải thu khách hàng
a. Ý nghĩa:
Chỉ tiêu cho biết số lần thu hồi nợ phải thu từ khách hàng, chỉ tiêu càng cao thì khả
năng thu hồi nợ càng tốt, ngược lại chỉ tiêu càng thấp thì khả năng thu hồi nợ càng lâu,
gây ảnh hưởng bất lợi đến cho hoạt động sử dụng vốn của doanh nghiệp.

b. Công thức tính
Số vòng quay nợ phải thu khách hàng =
(DT thuần bán chịu được tính bằng DT thuần)

c. Tính toán các chỉ tiêu:
Chỉ tiêu

DT thuần bán hàng
VAT đầu ra

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

4.301.886.517

4.825.080.348


5.567.740.797

10.212.426

13.099.621

17.091.712

14


Nợ phải thu khách hàng bình
quân
Số vòng quay nợ phải thu
khách hàng (vòng)

521.427.928

661.605.531

922.993.013

8.27

7.31

6.05

d. Phân tích

Từ bảng phân tích số liệu trên cho thấy số vòng quay của khoản phải thu giảm dần qua các
năm, nếu như năm 2013 số vòng quay khoảng phải thu là 8,27 vòng thì sang năm 2014 số
vòng quay giảm còn 7,31 vòng. Đến năm 2015 số vòng quay của khoản phải thu tiếp tục
giảm chỉ còn 6,05 vòng. Nguyên nhân của việc giảm vì do chính sách của công ty tăng
cường việc bán hàng bằng việc bán chịu nên khoản nợ phải thu của khách hàng tăng mạnh,
từ năm 2013 là 521.427.928 nghìn đồng đến năm 2015 là 922.993.013 nghìn đồng tương
ứng với việc bán nợ cho khách hàng tăng lên 77% so với năm năm 2013 nên làm cho số
vòng quay nợ phải thu khách hàng giảm.

➢ Kết luận:
Từ những số liệu phân tích trên, số vòng quay nợ phải thu của khách hàng càng ngày càng
giảm cho thấy khả năng thu hồi nợ của doanh nghiệp kém. Nếu doanh nghiệp không giảm
được các khoản nợ phải thu thì nó sẽ trở thành nợ khó đòi, gây ảnh hưởng không nhỏ đến
tốc độ luân chuyển và hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Doanh nghiệp cần có những hệ
thống chính sách, cải tổ hợp lý để cải thiện hiệu quả sử dụng vốn của mình
3.4.5 Tỷ suất lợi nhuận (ROS)
a. Ý nghĩa:
Phân tích khả năng tạo ra lợi nhuận chính là phân tích tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên
doanh thu của doanh nghiệp, chỉ tiêu này cho biết 100đ doanh thu có bao nhiêu đồng
lợi nhuận trước thuế.

b. Công thức tính
Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu =

c. Tính toán các chỉ tiêu (đvt: 1000đ)
Chỉ tiêu

LN trước thuế

Năm 2013


Năm 2014

Năm 2015

986.611.530

930.391.788

1.040.346.736

15


Tổng DT

4.325.883.052

4.882.526.969

5.633.289.937

23

19

18

Tỷ suất LN/DT (%)


d. Phân tích
Từ năm 2013 đến năm 2015 tỷ suất lợi nhuận/doanh thu giảm dần qua các năm cụ thể
đạt được 23% ở năm 2013 giảm, giảm 4% ở năm tiếp theo, và giảm tiếp 1%, ở năm
2015 thấp nhất.
Năm 2014 LN trước thuế giảm 56.219.742 (nghìn đồng) tương đương với 5,7%,
nhưng tổng DT tăng từ 4.325.883.052 (nghìn đồng) đến 4.882.526.969 (nghìn đồng)
đó là nguyên nhân dẫn đến ROS giảm 4%
Năm 2015 doanh thu vẫn tiếp tục tăng 750.762.968 (nghìn đồng) so với năm 2014, và
lợi nhuận trước thuế cũng tăng 109.954.948 (nghìn đồng) so với năm 2015. Nhưng tốc
độ tăng của lợi nhuận không bằng tốc độ tăng của tổng doanh thu nên ROS vẫn giảm
nhẹ 1% so với năm 2014.

➢ Kết luận:
Chỉ tiêu ROS ngày càng giảm cho thấy hiệu quả sử dụng VLĐ ngày càng giảm, doanh
nghiệp nên xem lại quản lý sử dụng hiệu quả vốn lưu động.
3.4.6 Tỷ suất sinh lời của Tài Sản (ROA):
a. Ý nghĩa:
Chỉ tiêu này cho biết 100đ TS bình quân tạo ra đồng LNTT, chỉ tiêu càng cao thì hiệu
quả sử dụng tài sản cản lớn.
b. Công thức tính:
ROA=*100%

c. Tính toán các chỉ tiêu:
Dựa vào công thức trên và số liệu trong Báo cáo tài chính riêng của doanh nghiệp từ
2013 đến 2015, ta có bảng sau: (Đvt: 1000đồng)
Chỉ tiêu
Lợi nhuận trước thuế
Tổng tài sản bình quân
Tỷ suất sinh lời của tài sản
[ROA] (%)

ROA TB ngành (%)

Năm 2013
968.611.530
2.801.744

Năm 2014
930.391.789
4.193.230

Năm 2015
1.040.346.736
6.552.824.624

35.21%

22.19%

15.88%

10%

9%

9%

d. Nhận xét
ROA giảm dần qua các năm: từ 35.21% (năm 2013) xuống 22.19% (năm 2014) và
15.88% (năm 2015).
-Nguyên nhân: Tổng TS bình quân tăng rất mạnh từ 2.801.744 (năm 2013) lên

4.193.230 (năm 2014), 4.193.230 (năm 2014) lên 6.552.824.624 (2015). TS bình quân
năm sau tăng 1.5 lần so với năm trước, chủ yếu là tăng ở TSCĐ và TS dài hạn khác.
Đây là một tín hiệu rất khả quan của FOX, đối với một DN có tốc độ tăng trưởng
mạnh mẽ thì việc đầu tư vào những mục này là việc tối quan trọng để có thể đáp ứng

16


kịp thời nhu cầu của thị trường. LNTT lại duy trì ổn định ở mức 968.611.530 (2013)
và 1.040.346.736 (2015) cho thấy sự cẩn trọng trong từng quyết định của bà Chu Thị
Thanh Hà. Tuy nhiên, điều đáng chú ý ở đây là ROA của FOX vẫn cao hơn hẳn so với
ROA trung bình ngành, cho thấy ưu thế của FOX so với phần lớn các DN trong ngành
công nghệ viễn thông.
Kết luận:
ROA giảm dần qua các năm nhưng Tổng TS bình quân và LNTT vẫn tăng ổn định cho
thấy FOX đang ấp ủ những dự án rất lớn, bên cạnh đó, ROA cao hơn trung bình ngành
thể hiện vị thế vững vàng trong giới viễn thông. Tuy nhiên, ban lãnh đạo FOX vẫn cần
cân nhắc lại hiệu quả sử dụng tài sản trong dài hạn.
3.4.7 Tỷ suất sinh lời của VCSH (ROE)
a. Ý nghĩa
Đây là một chỉ tiêu rất quan trọng đối với các nhà đầu tư, vì chỉ số này phản ánh khả
năng của doanh nghiệp trong việc sử dụng đồng vốn để sinh lợi cho các chủ sở hữu.
Công thức tính:
ROE=

b. Tính toán các chỉ tiêu:
Dựa vào công thức trên và số liệu trong Báo cáo tài chính riêng của doanh nghiệp từ
2013 đến 2015, ta có bảng sau: (Đvt:1000 đồng)
Chỉ tiêu
Lợi nhuận sau thuế


Năm 2013
796.439.478

Năm 2014
763.034.866

Năm 2015
882.072.732

Vốn chủ sở hữu bình quân

1.436.082.418

1.951.335.647

2.561.074.857

55.46%

39.10%

34.44%

21%

19%

20%


Tỷ suất sinh lời của
VCSH [ROE] (%)
ROE của ngành
c. Nhận xét:

ROE giảm dần qua các năm 55.46% (năm 2013), 39.10% (năm 2014), 34.44% (năm
2015)
Nguyên nhân: LNST ổn định ở mức 796.439.478 (năm 2013) và 882.072.732 (năm
2015) nhưng VCSH bình quân tăng khá mạnh từ 1.436.082.418 (năm 2013),
1.951.335.647 (năm 2014) và 2.561.074.857 (năm 2015). VCSH bình quân năm sau
tăng 1.3 lần so với năm trước do việc tăng vốn điều lệ và LNST chưa phân phối (ở
năm 2015). Mặc dù ROE của FOX giảm dần qua các năm nhưng vẫn cao hơn nhiều so
với trung bình ngành.
 Kết luận:
Các chiến lược tăng VCSH của FOX vẫn chưa thể hiện tốt vai trò gia tăng khả năng
sinh lời cho chủ sở hữu. FOX chỉ mới thành công trong việc “thắng” các đối thủ trong
ngành, chứ chưa thực sự phát triển tốt như mong đợi.

17


3.4.8 Tỷ suất sinh lời kinh tế của TS (RE):
a. Ý nghĩa:
-RE cho biết 100đ TS bình quân tạo ra bao nhiêu đồng LNTT và LV, chỉ tiêu càng cao
thì hiệu quả sử dụng TS càng lớn.
-Bản chất: Phản ánh khả năng sinh lời của TS (giống ROA), nhưng đã loại trừ ảnh
hưởng của cấu trúc tài chính và chính sách lãi suất nên phản ánh đúng hơn khả năng
sinh lời của TS.
b. Công thức tính:


c. Tính toán các chỉ tiêu:
Dựa vào công thức trên và số liệu trong Báo cáo tài chính riêng của doanh nghiệp từ
2013 đến 2015, ta có bảng sau: (Đvt: 1000 đồng)
Chỉ tiêu
Lợi nhuận trước thuế
và lãi vay (EBIT)

Năm 2013
987.734.669

Năm 2014
945.509.166

Năm 2015
1.107.072.964

Tổng TS bình quân

2.801.744.410

4.193.229.976

6.552.824.624

Tỷ suất sinh lời kinh tế
35.25%
22.55%
16.89%
của TS [RE] (%)
d. Phân tích

RE giảm đều qua các năm 35.25% (năm 2013, 22.55% (năm 2014), 16.89% (năm
2015)
Nguyên nhân: Tổng TS bình quân tăng cao nhưng EBIT lại duy trì ở mức 987.734.669
(năm 2013) và 1.107.072.964 (năm 2015). Lãi vay có tỉ trọng thấp trong cấu trúc vốn
của FOX nên sau khi loại bỏ yếu tố lãi vay thì RE cao hơn ROA cùng năm một chút.
 Kết luận:
ROA và RE cho thấy việc sử dụng TS của FOX vẫn chưa thật sự tốt.
3.5 Phân tích rủi ro
Rủi ro là những yếu tố bất ổn, có khả năng làm giảm kết quả /hiệu quả hoạt động của
doanh nghiệp. Rủi ro có thể do thiên tai, khủng hoảng kinh tế do sự thay đổi cơ chế
chính sách của nhà nước , do sự biến động của môi trường hoạt động, nguồn nhân lực,
thông tin, do cạnh tranh do quản trị doanh nghiệp…
Khi phân tích để đánh giá rủi ro hoạt động của Công ty Cổ phần Viễn thông FPT ta sẽ
phân tích về 3 loại rủi ro sau:

● Rủi ro kinh doanh
● Rủi ro tài chính
● Rủi ro phá sản
3.5.1 Rủi ro kinh doanh
a. Ý nghĩa
Rủi ro kinh doanh là rủi ro gắn liền với sự không chắc chắn, sự biến thiên của kết quả
và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp hay nói cách khác là rủi ro liên quan đến

18


quyết định đầu tư. Để đánh giá rủi ro kinh doanh người ta thường dùng chỉ tiêu đòn
bẩy kinh doanh
b. Công thức
=

Chỉ tiêu này cho biết cứ 1% thay đổi của doanh thu thì lợi nhuân thay đổi bao nhiêu %
thay đổi lợi nhuận. Lợi nhuận trong trường hợp này không tính đến chi phí lãi vay
nhằm loại bỏ ảnh hưởng của cơ cấu và chi phí nguồn vốn khi phân tích rủi ro kinh
doanh. Đòn bẩy kinh doanh chỉ ra một số nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro:

Mức độ của định phí:
Theo công thức Đòn bẩy kinh doanh (DOL)= ta thấy định phí có ảnh hưởng đến DOL.
Tại một mức hoạt động, định phí càng lớn thì độ lớn DOL càng cao. Khi định phí cao
mà nhu cầu cắt giảm sản lượng thì rủi ro doanh nghiệp càng cao. Bên cạnh đó định phí
thể hiện mức độ đầu tư máy móc, công nghệ của doanh nghiệp, doanh nghiệp mà có
nhiều tài sản cố định rất khó chuyển đổi nhanh hình thức hoạt động kinh doanh. Do đó
sẽ thích ứng chậm hơn so với sự phát triển thị trường và rủi ro kinh doanh của doanh
nghiệp sẽ lớn.



Sự thay đổi giá cả đầu vào và khả năng kiểm soát chi phí:

Nhân tố này thể hiện: những doanh nghiệp có giá cả yếu tố đầu vào luôn biến động
thì mức độ rủi ro kinh doanh cao vì giá cả đầu vào là yếu tố tác động biến phí và ảnh
hưởng đến lợi nhuận. Sự biến đổi về giá cả đầu vào thường có nhiều yếu tố tác động ,
cả chủ quan và khách quan. Các yếu tố khách quan bao gồm: biến động nền kinh tế,
tính khan hiếm của vật tư hàng hóa, tính thời vụ, giao thông vận tải, giá cả các mặt
hàng liên quan, chính sách Nhà nước về thuế… Các yếu tố chủ quan thường do khả
năng kiểm soát của doanh nghiệp đối với giá các yếu tố đầu vào như quản lý chặt chẽ
chi phí thu mua, quan hệ với nhà cung cấp. Khi giá các yếu tố đầu vào ổn định thì lợi
nhuân của doanh nghiệp ít bị ảnh hưởng.
Có nhiều lí do mà doanh nghiệp phải cân nhắc khi tăng giá bán khi có có sự thay đổi
giá cả đầu vào. Như là áp lực từ phía đối thủ cạnh tranh, phản ứng thái độ của nhà tiêu
dùng, vị trí của doanh nghiệp trên thị trường. Một khi doanh nghiệp tăng giá nó sẽ ảnh

hưởng đến sản lượng tiêu thụ sản phẩm, yếu tố lợi nhuận.



Tác động của nhu cầu thị trường

Tác động của nhu cầu thị trường cũng là những yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro cần quan
tâm. Khi nhu cầu thị trường ổn định và số lượng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp
ổn định thì rủi ro của doanh nghiệp càng thấp hơn so với thị trường có nhu cầu bất ổn

c. Tính toán các chỉ tiêu
Bảng chỉ tiêu đòn bẩy kinh doanh của Công ty Cổ Phần FPT từ 2013-2015
Chỉ tiêu
Lợi nhuận trước thuế
Tổng DT

2013
986.611.530

2014
930.391.788

2015
1.040.346.736

4.325.883.052

4.882.526.969

5.633.289.937


19


Độ bẩy hoạt động (DOL)

-1.63

-0.44

0.77

d. Phân tích
Từ năm 2013-2015 đòn bẩy kinh doanh tăng liên tục từ -1,63 đến 0,77 chỉ số đòn bẩy
hoạt động không cao nên rủi ro kinh doanh khá thấp. Năm 2013 cứ 1% thay đổi doanh
thu thì lợi nhuận trước thuế thay đổi lần lượt là 1.63% nhưng theo hướng ngược lại.
Năm 2014 cứ 1% thay đổi của doanh thu thì lợi nhuận thay đổi là 0.44% nhưng theo
hướng ngược chiều. Năm 2015 cứ 1% thay đổi của doanh thu thì lợi nhuận thay đổi
0.77% .
Nguyên nhân dẫn đến kết quả trên:

- Năm 2014 lợi nhuận giảm so với năm 2013 nhưng doanh thu lại tăng cho nên dẫn đến
đòn bẩy kinh doanh bị âm (-0,44).

- Năm 2015 lợi nhuận và doanh thu đều tăng so với năm 2014 cho nên đòn bẩy kinh
doanh có dương (0,77)
3.5.2 Rủi ro tài chính
a. Ý nghĩa
Rủi ro tài chính là rủi ro do việc sử dụng nợ mang lại, gắn liền với cơ cấu tài trợ của
doanh nghiệp. Rủi ro tài chính xem xét đến sự biến thiên của kết quả và hiệu quả tài

chính của doanh nghiệp
Trong các nhân tố thì đòn bẩy nợ thể hiện sự tác động chính sách vay nợ đối với
việc sử dụng hiệu quả nguồn tài chính của doanh nghiệp. Sử dung đòn bẩy tài chính để
đánh giá

b. Công thức
Đòn bẩy tài chính=
=
Độ lớn đòn bẩy thể hiên 1% thay đổi lợi nhuận kinh doanh dẫn đến bao nhiêu % thay
đổi lợi nhuận sau thuế trên đồng vốn chủ. Việc tăng độ lớn đòn bẩy tài chính có thể
tăng hiệu quả tài chính nhưng cũng sẽ tăng rủi ro tài chính. Rủi ro tài chính phụ thuộc
vào các yếu tố như tỷ số nợ, thuế thu nhập doanh nghiệp

c. Tính toán các chỉ tiêu
Bảng chỉ tiêu đòn bẩy tài chính của Công ty Cổ phần Viễn thông FPT từ 2013-2015
Chỉ tiêu
Lợi nhuận trước thuế
&lãi vay (EBIT)
Lợi nhuận trước thuế
Đòn bẩy tài chính(DFL)
d. Phân tích

2013
969.734.670

2014
945.509.167

2015
1.107.072.964


968.611.530

930.391.789

1.040.346.736

1.00116

1.0163

1.064

20


- Lợi nhuận trước thuế và lãi vay(EBIT) và lợi nhuận trước thuế của các năm biến
động cùng chiều nên đòn bẩy tài chính xấp xỉ bằng 1 và gần như không đổi qua các
năm.
- Qua 3 năm ta thấy đòn bẩy tài chính có xu hướng tăng nhưng rất nhỏ, 2014-2015 có
xu hướng tăng (tăng 0,048) nhiều hơn so với năm 2013-2014 (tăng 0,015)

 Kết luận: 1% thay đổi về lợi nhuận trước thuế và lãi vay dẫn đến gần 1% thay
đổi lợi nhuận sau thuế trên đồng vốn chủ
3.5.3 Rủi ro phá sản
a. Ý nghĩa
Rủi ro phá sản là rủi ro không có khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của
doanh nghiệp
Để đánh giá rủi ro người ta thường dùng các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán nợ
ngắn hạn

b. Công thức tính
➢ Khả năng thanh toán hiện hành=



Khả năng thanh toán nhanh=



Khả năng thanh toán tức thời=

c. Tính toán các chỉ tiêu
Bảng đo lường rủi ro phá sản của Công ty Cổ phần Viễn thông FPT từ 2013-2015
Chỉ tiêu
Tài sản ngắn
hạn(1)
Hàng tồn kho
(2)
Tiền và tương
đương tiền(3)
Nợ ngắn
hạn(4)
Khả năng
thanh toán
hiện
hành=(1)/(4)
Khả năng
thanh toán
nhanh=((1)(2))/(4)


2013

2014

2015

1.100.102.265

2.519.425.613

4.069.827.522

118.582.060

264.580.219

505.586.733

349.356.715

1.056.467.109

735.084.146

1.582.309.528

2.716.637.243

4.703.431.299


0.62

0.83

0.76

0.70

0.93

0.87

21


Khả năng
thanh toán
tức thời=(3)/
(4)

0.22

0.39

0.16

Bảng chỉ tiêu đo lường rủi ro ngành công nghệ viễn thông từ 2013-2015
Chỉ tiêu

2013


2014

2015

Khả năng thanh toán hiện
hành

1.40

1.43

1.31

Khả năng thanh toán nhanh

1.05

1.08

0.98

Khả năng thanh toán tức
thời

0.30

0.33

0.22


Ngoài các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán nợ ngắn hạn, để đo lường rủi ro phá
sản người ta còn xét đến các chỉ tiêu bổ sung là số vòng quay hàng tồn kho và số vòng
quay nợ phải thu.
Chỉ tiêu

2013

2014

2015

Số vòng quay HTK
(vòng)

22

14

8

Số vòng quay nợ
phải thu khách hàng
(vòng)

8.27

7.31

6.05


d. Phân tích
- Khả năng thanh toán hiện hành từ 2013-2015 đều dưới 1 nên tài sản ngắn hạn
nhỏ hơn nợ ngắn hạn có rủi ro cao về thanh toán. Năm 2014 tăng so với 2013, nhưng
2015 lại giảm so với 2014. Khả năng thanh toán hiện hành của công ty so với trung
bình ngành đều thấp hơn qua 3 năm. Nhìn chung khả năng thanh toán hiện hành khá
thấp
- Khả năng thanh toán nhanh qua các năm 2013-2015 đều nhỏ hơn so với trung
bình ngành. Khả năng thanh toán nhanh qua các năm đều lớn hơn 0,5 cho thấy doanh
nghiệp vẫn đang trong tình trạng an toàn, đủ khả năng chi trả nợ ngắn hạn. Tuy nhiên
cần phải xem xét đến nợ phải thu khó đòi để đánh giá chính xác khả năng thanh toán
nhanh.
- Khả năng thanh toán tức thời năm 2013 và 2015 nhỏ hơn so với trung bình
ngành nhưng năm 2014 lại cao hơn trung bình ngành nhưng vẫn ở mức chấp nhận
được.
 Kết luận:
22


Khả năng thanh toán hiện hành ở mức rủi ro, nhưng khả năng thanh toán nhanh và tức
thời ở mức chấp nhận được do tỷ trọng hàng tồn kho trong TS ngắn hạn thấp, tiền và
tương đương tiền chiếm tỷ trọng lớn hơn → tính thanh khoản của tài sản ngắn hạn cao.
Kết hợp với số vòng quay HTK và số vòng quay nợ phải thu khách hàng thì doanh
nghiệp nên có chính sách tín dụng cho khách hàng hợp lý hơn đẻ giảm rủi ro phá sản
của doanh nghiệp.
4

QUYẾT ĐỊNH CỦA NHÀ ĐẦU TƯ VÀ NGƯỜI CHO VAY

4.1 Nhận định FOX trên giác độ của một nhà đầu tư

Các chỉ số hiệu quả kinh doanh
ROA

ROE

RE

23


FOX đang hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực có tiềm năng rất lớn là viễn thông.
Trong lĩnh vực này, FOX hiện là 1 trong số 3 nhà cung cấp dịch vụ fixed line internet
hàng đầu tại Việt Nam.
Cụ thể, FOX chiếm 20% thị phần về thuê bao, đứng thứ 3 sau Viettel (23-24%) và
VNPT (phần còn lại). Trong giai đoạn 2010-2015, doanh thu thuần của FOX tăng từ
mức 2.457 tỷ đồng lên 5.568 tỷ đồng, biên lợi nhuận gộp trung bình đạt 46,2%, biên
lợi nhuận thuần trung bình 17,65%.
Tuy các chỉ số ROE, ROA, RE đều giảm dần qua các năm nhưng vẫn cao hơn rất
nhiều so với TB ngành. Lợi nhuận trước thuế năm 2015 của FOX đạt khoảng 1.040 tỷ
đồng, lợi nhuận sau thuế hơn 882 tỷ đồng, là một con số đáng mơ ước của các doanh
nghiệp.
Qua những phân tích với số liệu cụ thể và những thông tin cập nhật mới nhất, chúng ta
có thể thấy được tiềm năng to lớn của CTCP Viễn thông FPT. Đây chắc chắn sẽ là một
cơ hội rất lớn cho nhà đầu tư trung và dài hạn. Vì vậy, đứng trên giác độ nhà đầu tư,
chúng tôi rất tự tin khi đưa ra quyết định đầu tư vào FOX.

-

4.2 Đứng trên giác độ người cho vay
Theo các phân tích báo cáo tài chính của doanh nghiệp như trên, có các chỉ tiêu trong

năm của doanh nghiệp giảm như tỉ suất tự tài trợ nhưng điều này cũng dễ hiểu vì
doanh nghiệp đang huy động vốn bằng cách tăng nợ phải trả để đầu tư và mở rộng lĩnh
vực hoạt động đầu tư. Bên cạnh đó, cân bằng tài chính của DN đang ở mức an toàn,
DN không phải vay để bù đắp sự thiếu hụt về Nhu cầu vốn lưu động ròng. Các chỉ tiêu
về khả năng thanh toán cũng ở mức chấp nhận được. Tốc độ lưu chuyển hàng tồn kho
giảm dân nhưng doanh nghiệp cũng đang cải thiện bằng cách tìm kiếm và mở rộng thị
trường, mở rộng đầu tư

24


- FPT Telecom là một công ty lớn, có uy tín, được sự hỗ trợ của các công ty hàng đầu
thế giới trong lĩnh vực CNTT, năng lực và trình độ Ban điều hành cao, hệ thống phân
phối rộng và chuyên nghiệp, sản phẩm trình độ kỹ thuật cao, có uy tín cùng với sự ưu
đãi về vốn của công ty mẹ- tập đoàn FPT, cơ sở hạ tầng thông tin đang được phát triển
mạnh mẽ, Nhà nước có nhiều chính sách tạo điều kiện cho hoạt động công nghệ viễn
thông phát triển nên đây là điều kiện để FPT phát triển thị trường trong và ngoài nước.
Nên có thể cho vay.

25


×