Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

TÌM HIỂU TÌNH HÌNH ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀO DẠY HỌC MÔN CÔNG NGHỆ Ở TRƯỜNG THPT THỦ ĐỨC VÀ GIỚI THIỆU MỘT SỐ PHẦN MỀM THIẾT KẾ BÀI GIẢNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.06 MB, 116 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HCM
KHOA NGOẠI NGỮ - SƯ PHẠM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

TÌM HIỂU TÌNH HÌNH ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ
THÔNG TIN VÀO DẠY HỌC MÔN CÔNG NGHỆ
Ở TRƯỜNG THPT THỦ ĐỨC VÀ GIỚI THIỆU
MỘT SỐ PHẦN MỀM THIẾT KẾ BÀI GIẢNG

GVHD: NGUYỄN THANH BÌNH
Ngành: SƯ PHẠM KỸ THUẬT CÔNG NÔNG NGHIỆP
SVTH: TRƯƠNG THỊ MỸ THO
MSSV: 07158143
Niên khóa: 2007 - 2011

Tp. HCM, tháng 09/2010


LỜI CẢM ƠN
 Con xin cảm ơn Bố mẹ, các anh chị đã nuôi dưỡng, động viên con trong suốt
quá trình học tập.

 Xin chân thành cảm ơn ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm TpHCM đã
tận tình chỉ bảo em trong 4 năm ĐH.

 Em xin cảm ơn bộ môn Sư phạm kỹ thuật nông nghiệp đã dạy dỗ em suốt quá
trình học tập.

 Em xin cảm ơn thầy Nguyễn Thanh Bình đã hướng dẫn, chỉ bảo tận tình cho


em hoàn thành tốt đề tài này.

 Em xin chân thành cảm ơn các giáo viên, học sinh trường THPT Thủ Đức đã
giúp em hoàn thành phiếu khảo sát.

 Xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường THPT Thủ Đức đã tạo điều
kiện cho em thực tập giảng dạy tại trường.

 Cảm ơn bạn bè đã giúp đỡ, góp ý cho tôi.
Tp. HCM, tháng 4 năm 2011
Trương Thị Mỹ Tho

i


MỤC LỤC
Nội dung

Trang

Lời cảm ơn .................................................................................................................... i
Mục lục ........................................................................................................................ ii
Danh mục từ viết tắt ................................................................................................... vi
Danh sách các hình ảnh ............................................................................................. vii
Danh sách các bảng .................................................................................................. viii
Danh sách các biểu đồ ................................................................................................ ix
Chương 1: GIỚI THIỆU........................................................................................... 1
1.1 Lí do chọn đề tài ................................................................................................ 1
1.2 Vấn đề nghiên cứu ............................................................................................. 2
1.3 Mục đích nghiên cứu ........................................................................................ 2

1.4 Đối tượng và khách thể nghiên cứu................................................................... 3
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu: ................................................................................. 3
1.4.2 Khách thể nghiên cứu: .................................................................................. 3
1.5 Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................... 3
1.6 Cấu trúc luận văn ............................................................................................... 3
1.7 Kế hoạch nghiên cứu ......................................................................................... 4
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN................................................................................... 6
2.1 Lược khảo các vấn đề nghiên cứu trước đây ..................................................... 6
2.2 Một số khái niệm và thuật ngữ .......................................................................... 7
2.2.1 Định nghĩa CNTT ......................................................................................... 7
2.2.2 Phương tiện dạy học .................................................................................... 8
2.2.3 Khái niệm bài giảng điện tử ........................................................................ 8
2.2.4 Thiết kế ........................................................................................................ 8
2.2.5 Phần mềm .................................................................................................... 9
2.3 Một số vấn đề về ứng dụng CNTT trong giáo dục ........................................... 9
2.3.1 Lịch sử ứng dụng CNTT trong dạy học ....................................................... 9
2.3.2 Vị trí của công nghệ thông tin trong dạy học ............................................ 10
2.3.3 Vai trò của CNTT đến việc đổi mới phương pháp dạy học ...................... 11
2.3.4 Sử dụng máy tính trong dạy học................................................................ 13
ii


2.3.4.1 Ưu điểm và hạn chế của việc sử dụng máy tính trong dạy học ............... 13
2.4 Phương tiện dạy học trong quá trình dạy học.................................................. 14
2.4.1 Khái quát về phương tiện dạy học .............................................................. 14
2.4.2 Phân loại các phương tiện dạy học ............................................................. 15
2.4.3 Tính chất của phương tiện dạy học ........................................................... 16
2.4.4 Vai trò của phương tiện dạy học ............................................................... 17
2.5 Mục tiêu môn công nghệ 10, 11, 12 ở PTTH ................................................. 18
2.5.1 Môn công nghệ 10 ...................................................................................... 18

2.5.2 Môn công nghệ 11, 12 ................................................................................ 19
2.6 Bài giảng điện tử.............................................................................................. 19
2.6.1 Đặc điểm của bài giảng điện tử ................................................................. 19
2.6.2 Mục đích của bài giảng.............................................................................. 20
2.6.3 Yêu cầu đối với bài giảng điện tử.............................................................. 20
2.6.4 Cấu trúc của bài giảng điện tử ................................................................... 21
2.6.5 Quy trình thiết kế bài giảng điện tử ........................................................... 21
Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................... 22
4.1 Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu ................................................... 22
4.2 Phương pháp quan sát ..................................................................................... 22
4.3 Phương pháp diều tra phỏng vấn .................................................................... 22
4.4 Phương pháp phân tích dữ liệu ...................................................................... 23
4. 6 Phương pháp thống kê toán học . ................................................................... 24
Chương 4: ỨNG DỤNG PHẦN MỀM THIẾT KẾ BÀI GIẢNG MÔN CÔNG
NGHỆ 10, 11, 12 ...................................................................................................... 25
4.1 Giới thiệu phần mềm thiết kế bài giảng điện tử ............................................. 25
4.1.1 Phần mềm Lecturemaker 2.0 ...................................................................... 25
4.1.1.1 Giới thiệu về Lecturemaker 2.0 ............................................................... 25
4.1.1.2 Ưu và nhược điểm ................................................................................... 25
4.1.1.3 Cài đặt ...................................................................................................... 26
4.1.1.4 Sử dụng ................................................................................................... 27
4.1.1 Phần mềm Openoffice.Org Impress 3.2 .................................................... 30
4.1.2.1 Giới thiệu về Openoffice.Org Impress .................................................... 30

iii


3.1.2.2 Ưu và nhược điểm ................................................................................... 31
3.1.2.3 Cài đặt. ..................................................................................................... 31
4.1.2.4 Sử dụng .................................................................................................... 32

4.1.3 Microsoft Office Powerpoint 2007............................................................. 35
4.1.3.1 Giới thiệu về Microsoft Office Powerpoint 2007.................................... 35
4.1.3.2 Ưu và nhược điểm ................................................................................... 36
4.1.3.3 Cài đặt ...................................................................................................... 37
4.1.3.4 Sử dụng .................................................................................................... 37
4.2 Ứng dụng phần mềm thiết kế một số bài giảng điện tử môn công nghệ. ........ 41
4.2. 1 Phần mềm Lecturemaker 2.0 ..................................................................... 41
4.2.2 Phần mềm Openoffice.Org Impress 3.2 .................................................... 44
4.2.3 Phần mềm Microsoft Office Powerpoint 2007........................................... 47
Chương 5: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................. 51
5.1 Kết quả khảo sát ý kiến học sinh ..................................................................... 51
5.1.1 Đánh giá của học sinh trường THPT Thủ Đức về mức độ học môn công
nghệ bằng BGĐT ....................................................................................................... 51
5.2.2 Những nội dung công nghệ được học bằng BGĐT .................................... 54
5.2.3 Mức độ hứng thú của học sinh khi học môn công nghệ bằng BGĐT. ....... 57
5.2.4 Khả năng ghi nhớ kiến thức của học sinh khi được học môn công nghệ
bằng BGĐT so với hình thức không áp dụng BGĐT ................................................ 64
5.2.5 Ý kiến của học sinh trường THPT Thủ Đức khi các giáo viên sử dụng đa
dạng các phần mềm thiết kế BGĐT vào giảng dạy môn công nghệ ......................... 68
5.2.6 Những thuận lợi và khó khăn của học sinh trường THPT Thủ Đức khi học
môn công nghệ bằng BGĐT ...................................................................................... 70
5.2.7 Ý kiến đề xuất của học sinh để việc học môn công nghệ được tốt hơn ..... 72
5.3 Kết quả khảo sát ý kiến giáo viên.................................................................... 72
5.3.1 Mức độ cần thiết của việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy môn công nghệ
ở trường THPT Thủ Đức ........................................................................................... 73
5.3.2 Khả năng sử dụng máy vi tính của các giáo viên công nghệ trường THPT
Thủ Đức ................................................................................................................... 74

iv



5.3.3 Ý kiến giáo viên về những lợi ích và hạn chế của việc ứng dụng CNTT
vào giảng dạy môn công nghệ ................................................................................... 74
5.3.4 Những thuận lợi và khó khăn của giáo viên gặp phải trong quá trình thiết
kế BGĐT ................................................................................................................... 75
5.3.5 Những kinh nghiệm giáo viên công nghệ chia sẽ sau khi giảng dạy bằng
BGĐT

................................................................................................................... 76

5.3.6 Ý kiến giáo viên khi có phần mềm khác để thiết kế bài giảng điện tử thì
Thầy (cô) có muốn tìm hiểu và sử dụng .................................................................... 77
5.3.7 Đánh giá của giáo viên trường THPT Thủ Đức về cơ sở vật chất phục vụ
cho dạy học của trường hiện nay ............................................................................... 77
5.3.8 Ý kiến đề xuất của các giáo viên để nâng cao chất lượng dạy học môn
công nghệ 10, 11, 12 theo hướng ứng dụng CNTT ................................................... 78
Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................. 79
6.1 Thuận lợi và khó khăn của đề tài..................................................................... 79
6.2 Kết luận............................................................................................................ 80
6.2.1 Thực trạng – hiệu quả của việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy môn công
nghệ 10, 11, 12 ở trường THPT Thủ Đức hiện nay .................................................. 80
6.2.2 Những phần mềm thiết kế BGĐT được các giáo viên áp dụng để xây
dựng bài giảng ........................................................................................................... 81
6.2.3 Những thuận lợi và khó khăn của giáo viên và học sinh trong việc ứng
dụng CNTT vào dạy và học môn công nghệ 10, 11, 12 ............................................ 82
6.3 Kiến nghị ......................................................................................................... 83
6.4 Hạn chế của đề tài............................................................................................ 84
6.5 Hướng phát triển của đề tài ............................................................................. 85
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................. 85
PHỤ LỤC 1 ............................................................................................................... 87

PHỤ LỤC 2 ............................................................................................................... 88
PHỤ LỤC 3 ............................................................................................................... 91
PHỤ LỤC 4 ............................................................................................................... 94
PHỤ LỤC 5 ............................................................................................................... 97
PHỤ LỤC 6 ............................................................................................................. 100

v


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Tên

CHXHCNVN

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

CNTT

Công nghệ thông tin

THPT

Trung học phổ thông

Tp. HCM

Thành phố Hồ Chí Minh


NNC

Người nghiên cứu

NXB

Nhà xuất bản



Cao đẳng

ĐH

Đại học

SPKTCNN
KTCN

Sư phạm kỹ thuật công nông nghiệp
Kỹ thuật công nông

TV

Ti vi

TS

Tổng số tiết


LT

Lý thuyết

TH

Thực hành

ÔT

ôn tập

KT

kiểm tra

GD & ĐT
KHKT

Giáo dục và Đào tạo
Khoa học kĩ thuật

vi


DANH SÁCH CÁC HÌNH ẢNH
Hình 2.1: Cấu trúc của BGĐT ......................................................................... 21
Hình 2.2: Giao diện chương trình Lecturemaker 2.0 ...................................... 27
Hình 2.3: Giao diện Lecturemaker 2.0 khi tạo một bài giảng mới .................. 28
Hình 2.4: Các mẫu hình nền có sẵn trong thanh công cụ Design................... 28

Hình 2.5: Biểu tượng textbox trên thanh công cụ ........................................... 29
Hình 2.6: Các tính năng của thẻ home trên thanh công cụ .............................. 29
Hình 2.7: Giao diện chương trình Openoffice. Org 3.2 .................................. 33
Hình 2.8: các kiểu trình bày slide trong Layouts............................................. 34
Hình 2.9: Cửa sổ hyperlink.............................................................................. 35
Hình 2.10: Màn hình giao diện powerpoint 2007............................................ 38
Hình 2.11: Các kiểu trình diễn slide trong powerpoint 2007 .......................... 39
Hình 2.12: Hộp tính năng Custom Animation................................................. 40

vii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 5.1: Trường THPT Thủ Đức đã áp dụng hình thức dạy và học môn công
nghệ bằng BGĐT ................................................................................................... 51
Bảng 5.2: Đánh giá của học sinh và giáo viên trường THPT Thủ Đức về mức độ
học môn công nghệ 10, 11, 12 bằng BGĐT .......................................................... 52
Bảng 5.3: Ý kiến học sinh các khối và giáo viên công nghệ 10 trường THPT Thủ
Đức về những nội dung công nghệ thường được học với BGĐT ......................... 54
Bảng 5.4: Ý kiến học sinh khối 11 và giáo viên công nghệ 11,12 trường THPT
Thủ Đức về những nội dung công nghệ thường được học với BGĐT .................. 56
Bảng 5.5: Ý kiến học sinh khối 12 và giáo viên công nghệ 11, 12 trường THPT
Thủ Đức về những nội dung công nghệ thường được học với BGĐT .................. 57
Bảng 5.6: Mức độ hứng thú của học sinh khối 10, 11, 12 sau khi học môn công
nghệ ở trường THPT Thủ Đức bằng BGĐT.......................................................... 58
Bảng 5.7: Đánh giá của giáo viên về thái độ học tập của học sinh khi sử dụng các
tiết dạy bằng BGĐT ............................................................................................... 60
Bảng 5.8: Đánh giá của học sinh về bầu không khí trong lớp học khi giáo viên áp
dụng hình thức BGĐT ........................................................................................... 62
Bảng 5.9: Ý kiến học sinh về việc học môn công nghệ bằng BGĐT có mang lại

hiệu quả học tập cao hơn hình thức không áp dụng BGĐT .................................. 64
Bảng 5.10: Khả năng ghi nhớ kiến thức của học sinh sau khi học môn công nghệ
bằng BGĐT so với hình thức không áp dụng BGĐT ............................................ 66
Bảng 5.11: Ý kiến học sinh khi giáo viên sử dụng đa dạng các phần mềm thiết kế
bài giảng................................................................................................................. 69
Bảng 5.12: Kết quả khảo sát ý kiến giáo viên về mức độ cần thiết của việc ứng
dụng CNTT vào giảng dạy môn công nghệ ở trường THPT Thủ Đức ................. 73

viii


DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 5.1: Mức độ học môn công nghệ 10, 11, 12 bằng BGĐT của giáo viên và
học sinh trường THPT Thủ Đức .............................................................................. 53
Biểu đồ 5.2: Ý kiến học sinh khối 10 và giáo viên công nghệ 10 trường THPT Thủ
Đức về những nội dung công nghệ thường được học với BGĐT ........................... 55
Biểu đồ 5.3: Mức độ hứng thú của học sinh khối 10, 11, 12 sau khi học môn công
nghệ ở trường THPT Thủ Đức bằng BGĐT ............................................................ 58
Biểu đồ 5.4: Đánh giá của giáo viên về thái độ học tập của học sinh khi sử dụng các
tiết dạy bằng BGĐT ................................................................................................. 61
Biểu đồ 5.5: Đánh giá của học sinh về bầu không khí trong lớp học khi giáo viên áp
dụng hình thức BGĐT ............................................................................................. 63
Biểu đồ 5.6: Ý kiến học sinh về việc học môn công nghệ bằng BGĐT có mang lại
hiệu quả học tập cao hơn hình thức không áp dụng BGĐT .................................... 65
Biểu đồ 5.7: Khả năng ghi nhớ kiến thức của học sinh sau khi học môn công nghệ
bằng BGĐT so với hình thức không áp dụng BGĐT .............................................. 67
Biểu đồ 5.8: Ý kiến học sinh khi giáo viên sử dụng đa dạng các phần mềm thiết kế
bài giảng................................................................................................................... 70
Biểu đồ 5.9: Kết quả khảo sát ý kiến giáo viên về mức độ cần thiết của việc ứng
dụng CNTT vào giảng dạy môn công nghệ ở trường THPT Thủ Đức ................... 74

Biểu đồ 5.10: Ý kiến giáo viên khi có phần mềm khác để thiết kế bài giảng điện tử
thì Thầy (cô) có muốn tìm hiểu và sử dụng ............................................................. 77

Khóa luận tốt nghiệp

ix

Ngành SPKTCNN


GVHD: Nguyễn Thanh Bình

SVTH: Trương Thị Mỹ Tho

Chương 1
GIỚI THIỆU
1.1 Lí do chọn đề tài
Sự bùng nổ của Công nghệ thông tin (CNTT) nói riêng và Khoa học công nghệ
nói chung đang tác động mạnh mẽ vào sự phát triển của tất cả các ngành trong đời
sống xã hội. Trong bối cảnh đó, để ngành giáo dục phổ thông đáp ứng được đòi hỏi
cấp thiết của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước chúng ta cần cải
cách phương pháp dạy học theo hướng vận dụng CNTT và các trang thiết bị dạy
học hiện đại phát huy mạnh mẽ tư duy sáng tạo, kỹ năng thực hành để nâng cao chất
lượng dạy học. Bộ giáo dục và Đào tạo cũng đã có những chủ trương rất cụ thể
trong toàn ngành về việc ứng dụng CNTT trong công tác dạy và học. Đặc biệt năm
học 2008 – 2009 sẽ được phát động là “Năm học công nghệ thông tin” trong toàn
ngành giáo dục.
Hiện nay, ứng dụng CNTT trong ngành giáo dục là nhu cầu tất yếu với mục
tiêu hướng tới người học nhiều hơn, tăng cường tính chủ động trong học tập và
nghiên cứu, góp phần tạo nên hứng thú học tập cho học sinh - sinh viên. Đặc biệt,

mô hình dạy học với sự hỗ trợ của máy tính, trong đó sử dụng để thực hiện bài
giảng điện tử để nâng cao hiệu quả dạy học là rất cần thiết. Qua các bài giảng điện
tử có thể giúp học sinh tiếp thu dễ dàng và có thể khắc sâu kiến thức hơn.
Hầu hết các trường THPT đã bước đầu ứng dụng CNTT trong dạy học. Mỗi
một môn học, lĩnh vực trong nhà trường các thầy(cô) giáo đều có thể ứng dụng đa
dạng các phần mềm để góp phần làm cho bài giảng của mình thêm sinh động, kích
thích thái độ và hứng thú học tập của học sinh. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của
CNTT là sự ra đời ngày càng đa dạng và phong phú các phần mềm phục vụ giảng
dạy như: violet, openoffice.org impress, powerbullet presenter… các kỹ thuật cắt,
nối xây dựng video trong quá trình thiết kế bài giảng…. Vậy đối với môn công
nghệ thì thực trạng ứng dụng CNTT ở các trường THPT như thế nào? Các thầy (cô)
giáo ở các trường THPT đã sử dụng các phần mềm nào vào bài giảng ? những khó
khăn mà các thầy (cô) gặp phải trong quá trình ứng dụng CNTT là gì? Hiệu quả của
việc ứng dụng CNTT ra sao?

Khóa luận tốt nghiệp

1

Ngành SPKTCNN


GVHD: Nguyễn Thanh Bình

SVTH: Trương Thị Mỹ Tho

Xuất phát từ vấn đề trên với vai trò là một sinh viên của ngành sư phạm kĩ
thuật nói chung và của Khoa ngoại ngữ - sư phạm nói riêng, hoạt động và học tập
với chuyên nghành sư phạm kĩ thuật công nông nghiệp tôi quyết định tiến hành thực
hiện đề tài “Tìm hiểu tình hình ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học môn

công nghệ ở trường Trung Học Phổ Thông Thủ Đức và giới thiệu một số phần
mềm thiết kế bài giảng”. Nhằm tìm hiểu mức độ ứng dụng CNTT vào giảng dạy
môn công nghệ 10, 11, 12 ở trường THPT Thủ Đức hiện nay. Đồng thời, tìm hiểu
và giới thiệu các phần mềm thiết kế bài giảng phục vụ giảng dạy. Thông qua đó, tôi
sẽ rút ra được nhiều kinh nghiệm để việc giảng dạy sau này được thuận lợi, góp
phần nâng cao chất lượng dạy học môn công nghệ 10,11, 12 ở trường THPT.
1.2 Vấn đề nghiên cứu
Nghiên cứu việc ứng dụng CNTT trong dạy học môn công nghệ ở trường PTTH.
Người nghiên cứu trả lời các câu hỏi sau:
Câu hỏi 1: Tình hình ứng dụng CNTT trong giảng dạy kiến thức môn công
nghệ 10, 11, 12 hiện nay ra sao?
Câu hỏi 2: Thái độ học sinh như thế nào khi giáo viên ứng dụng CNTT vào
quá trình dạy học môn công nghệ 10, 11, 12?
Câu hỏi 3: Việc ứng dụng CNTT vào dạy học môn công nghệ 10,11,12 ở
trường PTTH mang lại hiệu quả như thế nào đối với quá trình lĩnh hội kiến thức của
học sinh?.
Câu hỏi 4: Khi ứng dụng CNTT vào dạy học môn công nghệ 10,11,12 giáo
viên đã gặp những thuận lợi và khó khăn gì?
Câu hỏi 5: Thiết kế bài giảng môn công nghệ 10,11,12 cần một số phần mềm
nào và cách sử dụng phần mềm đó ra sao?
1.3 Mục đích nghiên cứu
NNC thực hiện đề tài này nhằm tìm hiểu thực trạng ứng dụng CNTT trong
giảng dạy môn công nghệ 10, 11, 12 ở trường THPT Thủ Đức hiện nay. Qua đó đề
xuất những giải pháp nhằm khắc phục những khó khăn mà các giáo viên ở các
trường THPT gặp phải trong quá trình thiết kế, giảng dạy theo hướng ứng dụng
CNTT. Đồng thời, đề tài giới thiệu một số phần mềm thiết kế bài giảng giảng như:
Openoffice. Org Impress 3.2, lecturemaker 2.0 và một ứng dụng của Microsoft

Khóa luận tốt nghiệp


2

Ngành SPKTCNN


GVHD: Nguyễn Thanh Bình

SVTH: Trương Thị Mỹ Tho

Office 2007 là Powerpoint 2007 với mục đích góp phần nâng cao chất lượng dạy
học và góp phần đổi mới phương pháp giảng dạy môn công nghệ ở trường THPT
hiện nay.
1.4 Đối tượng và khách thể nghiên cứu
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu:
“Tình hình ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học môn Công nghệ ở
trường Trung Học Phổ Thông Thủ Đức và một số phần mềm dùng thiết kế bài
giảng”.
1.4.2 Khách thể nghiên cứu:
 Nhà trường, giáo viên, học sinh trường THPT Thủ Đức – Quận Thủ Đức –
Tp. HCM.
1.5 Phạm vi nghiên cứu
 NNC chỉ thực hiện khảo sát ở trường THPT Thủ Đức – Quận Thủ Đức – Tp.
HCM.
 Có rất nhiều phần mềm có thể dùng để thiết kế bài giảng. Tuy nhiên, trong đề
tài này NNC chỉ giới thiệu 3 phần mềm: Sử dụng ứng dụng có sẵn trong bộ
Microsof Office đó là Powerpoint 2007, Openoffice.Org Impress, Lecturemaker
2.0.
1.6 Cấu trúc luận văn
Luận văn gồm có 6 chương:
Chương 1: Giới thiệu

Gới thiệu sơ nét về vấn đề nghiên cứu: lí do chọn đề tài, vấn đề nghiên cứu, mục
đích nghiên cứu, đối tượng và khách thể nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, cấu trúc
luận văn, kế hoạch nghiên cứu.
Chương 2: Cơ sở lý luận
Nêu sơ lược về các vấn đề nghiên cứu trước đây, các thuật ngữ - khái niệm, cơ
sở lý thuyết về việc ứng dụng CNTT trong dạy và học làm cơ sở cho việc nghiên
cứu.
Chương 3: phương pháp nghiên cứu
Người nghiên cứu mô tả mặt lý thuyết, những giai đoạn, công việc, hoạt động
thực hiện phục vụ cho việc nghiên cứu.
Khóa luận tốt nghiệp

3

Ngành SPKTCNN


GVHD: Nguyễn Thanh Bình

SVTH: Trương Thị Mỹ Tho

Người nghiên cứu sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
+ Phương pháp phỏng vấn.
+ Phương pháp quan sát.
+ Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu.
+ Phương pháp điều tra.
+ Phương pháp phân tích dữ liệu.
+ Phương pháp thống kê toán học
Chương 4: Ứng dụng một số phần mềm thiết kế bài giảng môn công nghệ 10, 11,
12.

 Trong chương này, người nghiên cứu giới thiệu ba phần mềm thiết kế bài
giảng đó là: Sử dụng ứng dụng có sẵn trong bộ Microsof Office đó là Powerpoint
2007, Openoffice.Org Impress, Lecturemaker 2.0.
 Cụ thể người nghiên cứu giới thiệu về: Ưu và nhược điểm, cách cài đặt và sử
dụng.
Chương 5: Kết quả nghiên cứu
 Trình bày các kết quả thu được từ phiếu điều tra.
 Phân tích dựa vào dữ liệu có được để đưa ra kết quả.
 Kết quả của phân tích.
Chương 6: Kết luận và kiến nghị
Từ kết quả phân tích người nghiên cứu đưa ra kết luận cho vấn đề nghiên cứu.
Sau đó, người nghiên cứu đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của
việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy và học môn Công nghệ.
1.7 Kế hoạch nghiên cứu
STT

Thời gian

1

2/9 – 14/9/2011

2

18/9 – 28/9/2010 Viết đề cương nghiên cứu

3
4

30/9/2010


Hoạt động
Chọn đề tài nghiên cứu
Nộp đề cương

1/12/ - 9/12/2010 Sửa đề cương nghiên cứu

Người

Ghi

thực hiện

chú

NNC
NNC
NNC
NNC

Chương 1, hoàn thành cơ sở lý

Khóa luận tốt nghiệp

4

Ngành SPKTCNN


GVHD: Nguyễn Thanh Bình


SVTH: Trương Thị Mỹ Tho
luận

10/12/2010

Nộp đề cương nghiên cứu

NNC

28/12/2010

Sửa đề cương nghiên cứu

NNC

chương 2, hoàn thành cơ sở lí
luận
3/1 -9/2/2011

Thiết kế BGĐT chương 3,4,

NNC

phiếu khảo sát
11/3/2011

Nộp đề cương chương 3,4,

NNC


phiếu khảo sát
18/3/ - 20/3/2011 Chỉnh sửa chương 3,4, phiếu

NNC

khảo sát
21/3 -26/3

Tiến hành khảo sát, dạy thực

NNC

nghiệm
3/4 – 14/4/2011

Tiến hành hoàn thành chương

NNC

5,6
15/4/2011

Nộp đề tài chương 5,6

NNC

18/4 – 20/4/2011 Chỉnh sửa chương 5, 6

NNC


25/4 – 25/2/2011 Hoàn thành chương 5,6

NNC

2/5/2011

Khóa luận tốt nghiệp

Nộp đề đề tài hoàng chỉnh

5

NNC

Ngành SPKTCNN


GVHD: Nguyễn Thanh Bình

SVTH: Trương Thị Mỹ Tho

Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1 Lược khảo các vấn đề nghiên cứu trước đây
Trong quá trình thực hiện đề tài, NNC đã tham khảo một số đề tài của các tác
giả khác có liên quan và xin lược khảo một số ưu điểm, khuyết điểm của các đề tài
này như sau:
1. Đề tài: “ứng dụng một số thủ thuật trong công nghệ thông tin vào thiết kế bài
giảng phục vụ dạy học môn công nghệ 10” (Phạm Văn Hạnh, 2007).

 Ưu điểm: NNC đã giới thiệu rất chi tiết giao diện, tính năng, cách cài đặt và
cách sử dụng một số phần mềm trong soạn bài giảng và đã ứng dụng thành công các
thủ thuật công nghệ thông tin vào một số bài giảng môn công nghệ 10.
 Nhược điểm: NNC chưa đề cập đến tình hình ứng dụng công nghệ thông tin
vào dạy học môn công nghệ 10 ra sao và cũng chưa phân tích rõ việc sử dụng các
thủ thuật CNTT vào các bài giảng của mình cụ thể như thế nào.
2. Sáng kiến kinh nghiệm: “sử dụng máy vi tính trong dạy học môn công nghệ ở
trường THPT” (Đỗ Văn Hiền, 2007).
 Ưu điểm: Đề tài đã nêu bật được tính tất yếu của việc sử dụng máy vi tính
trong dạy học KTCN.
 Nhược điểm: chưa đề cập đến thực trạng sử dụng máy vi tính vào công tác
giảng dạy bộ môn KTCN ở các trường THPT.
3. Đề tài: “Tìm hiểu một số phần mềm và bước đầu ứng dụng trong thiết kế bài
giảng môn Kĩ Thuật Nông Nghiệp ở trường THPT” (Nguyễn Thanh Bình, 2006).
 Ưu điểm: Luận văn trình bày rõ ràng, giới thiệu rất kỹ một số phần mềm
thiết kế bài giảng như: Violet, Impress, Powerpoint, Powerbullet Presenter.
 Nhược điểm: NNC chỉ sử dụng một phần mềm PowerPoint để thực nghiệm
giảng dạy nên chưa so sánh được các phần mềm khác.
4. Sáng kiến kinh nghiệm: “Công nghệ thông tin với việc đổi mới phương pháp
dạy – học mỹ thuật ở trường THCS” (Lê Đức Quảng, 2008).
 Ưu điểm: Đề tài nêu được vai trò cụ thể của CNTT trong dạy – học Mỹ
thuật.

Khóa luận tốt nghiệp

6

Ngành SPKTCNN



GVHD: Nguyễn Thanh Bình

SVTH: Trương Thị Mỹ Tho

 Nhược điểm: Thiếu phần đánh giá về tình hình ứng dụng CNTT trong dạy
học Mỹ thuật.
5. Đề tài tiểu luận: “Ứng dụng phần mềm Violet trong việc thiết kế một số bài
giảng điện tử môn công nghệ 11” (Phương Kim Cường, 2009).
 Ưu điểm: Đề tài giới thiệu phần mềm Violet khá kỹ, đầy đủ.
 Nhược điểm: Chưa ứng dụng tốt phần mềm Violet vào việc thiết kế bài
giảng môn công nghệ 11, chưa làm nổi bậc được đề tài.
6. Đề tài: “Tìm hiểu tình hình ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học môn
công nghệ 11, 12 ở trường PTTH hiện nay” (Lê Kim Ngân, 2010).
 Ưu điểm: Đề tài trình bày khá rõ ràng, kết quả nghiên cứu đã tìm hiểu được
thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin của các trường PTTH.
 Nhược điểm: Chưa nêu lên những khó khăn và thuận lợi của các giáo viên
trong quá trình ứng dụng CNTT vào giảng dạy.
7. Tiểu luận tốt nghiệp: “ Khảo sát thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin vào
đổi mới phương pháp dạy học môn công nghệ tại một số trường THPT trên địa bàn
tỉnh Tây Ninh” ( Nguyễn Thị Kim Thương, 2010).
 Ưu điểm: NNC đã nêu lên được khó khăn và thuận lợi của các giáo viên
gặp phải trong quá trình ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới phương pháp
dạy học.
 Nhược điểm: đánh giá chưa khách quan được những đổi mới phương pháp
dạy học trong việc ứng dụng công nghệ thông tin.
2.2 Một số khái niệm và thuật ngữ
2.2.1 Định nghĩa CNTT
CNTT là thuật ngữ chỉ chung cho tập hợp các ngành khoa học và công nghệ
liên quan đến khái niệm công nghệ thông tin và các quá trình xử lý thông tin (Từ
điển bách khoa toàn thư Việt Nam). Định nghĩa này còn chung chung, chưa cụ thể.

Ở Việt Nam khái niệm CNTT được hiểu và định nghĩa trong nghị quyết Chính
phủ 49/CP kí ngày 04/08/1993 : “Công nghệ thông tin là tập hợp các phương pháp
khoa học, các phương tiện và công cụ kĩ thuật hiện đại - chủ yếu là kĩ thuật máy
tính và viễn thông - nhằm tổ chức khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài

Khóa luận tốt nghiệp

7

Ngành SPKTCNN


GVHD: Nguyễn Thanh Bình

SVTH: Trương Thị Mỹ Tho

nguyên thông tin rất phong phú và tiềm năng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con
người và xã hội”.
2.2.2 Phương tiện dạy học
Theo Tô Xuân Giáp (2000):
+ Theo nghĩa rộng: phương tiện dạy học là toàn bộ các yếu tố nhằm xác lập các
mối quan hệ trong dạy học nhằm tăng cường nhận thức của người học trong qua
trình dạy học, đó là yếu tố vật chất hóa về hình thức của phương pháp để tác động
đến sự chuyển biến nội dung đạt được mục đích dạy học.
+ Theo nghĩa hẹp: “Phương tiện dạy học là những đối tượng vật chất được giáo
viên sử dụng với tư cách là những phương tiện tổ chức, điều khiển hoạt động nhận
thức của học sinh nhằm đạt mục tiêu dạy học”.
Theo Nguyễn Ngọc Quang (1986): phương tiện dạy học "bao gồm mọi thiết bị
kỹ thuật từ đơn giản đến phức tạp được dùng trong quá trình dạy học để làm dễ
dàng cho sự truyền đạt và tiếp thu kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo".

2.2.3 Khái niệm bài giảng điện tử
Theo Bùi Việt Hà (2002), bài giảng điện tử:
 Là một hay nhiều trang tư liệu bài giảng được viết và thể hiện trên máy tính, có
thể xem, trình diễn hoặc in ra máy in.
 Giáo viên có thể điều khiển được thể hiện của nội dung bài giảng này thông
qua bàn phím, chuột và các nút lệnh ngay trên các tư liệu này.
 Tư liệu bài giảng có thể là chữ, hình ảnh, bảng biểu, đồ họa với màu sắc và âm
thanh kết hợp.
 Giáo viên có khả năng điều chỉnh việc thể hiện dữ liệu bằng những thao tác
đơn giảng nhằm phục vụ mục đích giảng dạy.
 Giáo viên có khả năng trình diễn bài giảng của mình ngay trên máy tính hoặc
thông qua bộ chuyển đổi lên màng hình lớn nhằm phục vụ nhiều đối tượng cùng
một lúc.
2.2.4 Thiết kế
Làm đồ án, xây dựng một bản vẽ với tất cả những tính toán cần thiết để theo đó
mà xây dựng công trình, sản xuất sản phẩm. (Nguyễn Như Ý, 1999).

Khóa luận tốt nghiệp

8

Ngành SPKTCNN


GVHD: Nguyễn Thanh Bình

SVTH: Trương Thị Mỹ Tho

2.2.5 Phần mềm
Theo Nguyễn Như Ý (1999):

Phần mềm là các chương trình được sử dụng trên máy vi tính nói chung, phân
biệt với phần cứng.
Các lệnh (chương trình máy tính) khi được thực hiện thì đưa ra hoạt động và
kết quả mong muốn; các cấu trúc dữ liệu làm cho chương trình thao tác thông tin
thích hợp; các tư liệu mô tả thao tác và cách dùng chương trình (Kỹ nghệ phần mềm.
NXB Giáo dục. Tập một, 1997)
2.3 Một số vấn đề về ứng dụng CNTT trong giáo dục
2.3.1 Lịch sử ứng dụng CNTT trong dạy học
Ngay từ khi mới xuất hiện, máy tính đã được các nhà công nghệ dạy học tìm
cách ứng dụng vào dạy học. có thể tóm tắt lịch sử ứng dụng CNTT trong dạy học
với các mốc lịch sử dưới đây.
 Năm 1946 máy tính điện tử dùng đèn chân không đầu tiên được phát triển
với sự hỗ trợ của các trường ĐH.
 Năm 1965 ở Mỹ ban hành đạo luật về giáo dục phổ thông (tiểu học và
trung học). Đạo luật này hỗ trợ kinh phí cho ứng dụng CNTT vào nhà trường, qua
đó các máy tính cỡ lớn (mainframe computer) và cỡ trung (minicomputer) được đưa
vào sử dụng trong nhà trường, nhưng chủ yếu hỗ trợ cho việc quản lý.
 Năm 1971, hãng Intel giới thiệu bộ vi xử lý đầu tiên cho máy vi tính, sau
đó, một số công ty phần mềm bắt đầu phát triển một số chương trình dạy học có sự
hỗ trợ của máy tính (Computer – Assisted Instruction_CAI) với dựa trên mô hình
thiết kế dạy học ADDIE.
 Năm 1980 số lượng máy tính cá nhân gia tăng mạnh và được sử dụng
nhiều trong các trường học ở Mỹ. Đến năm 1984 có 31 bang ở Mỹ đã sử dụng
13.000 máy vi tính trong nhà trường, với khoảng 40% các trường tiểu học 75% các
trường trung học có sử dụng máy tính. Tuy nhiên, máy tính sử dụng trong lớp học
vẫn còn hạn chế. Cũng trong giai đoạn những năm 80 của thế kỉ 20, hãng Apple đưa
ra máy Macintos và phát triển các chương trình hướng dẫn dựa trên máy tính, trò
chơi học tập,…

Khóa luận tốt nghiệp


9

Ngành SPKTCNN


GVHD: Nguyễn Thanh Bình

SVTH: Trương Thị Mỹ Tho

 Năm 1990 máy vi tính multimedia được phát triển. Các nhà trường ở Mỹ
bắt đầu sử dụng đĩa video (videodisc) trong dạy học. Một số dạng chương trình mô
phỏng (simulation), cơ sở dữ liệu giáo dục và các dạng CAI khác có tính hợp nhiều
hoạt hình (animation) và âm thanh (sound) được phát triển và cung cấp qua CD –
ROM.
 Giai đoạn những năm 90 thế kỷ 20 được đánh dấu với sự phát triển của
multimedia và web. Năm 1994 video kỹ thuật số, thực tế ảo (virtual reality), hệ
thống capture 3 – D được chú ý phát triển. Những hệ thống biên soạn phần mềm
dạy học (authoring system) các hệ thống và ngôn ngữ có tính hướng đối tượng
(Object – oriented) như Hypercard, Hyperstudio và Authorware. Ở Mỹ, hầu hết các
lớp học có ít nhất 01 máy để thực hiện bài giảng, tuy nhiên không phải tất cả giáo
viên đều có thể sử dụng máy tính để chuẩn bị dạy học. Giai đoạn này, internet và
intranet bắt đầu phát triển. Trong giai đoạn từ những năm 80 đến những năm 90,
khoa học nhận thức có ảnh hưởng rất lớn đến ứng dụng máy tính trong dạy học.
 Bắt đầu từ năm 2000, giá thành máy vi tính giảm đi rất nhiều, số máy vi
tính được sử dụng ở gia đình tăng lên, đồng thời nhiều thiết bị khác xuất hiện và
phổ biến như (PDAS, Laptop/Mobility Wireless). Ở Mỹ, 99% các trường học được
kết nối Internet và nhà nước quan tâm rất nhiều đến hệ thống dạy học có sự trợ giúp
của máy tính (CAI).
 Tại Việt Nam, máy tính bắt đầu được trang bị cho các trường CĐ, ĐH từ

cuối những năm 80 của thế kỷ trước, nhưng vì nhiều nguyên nhân khác, cho đến
nay vẫn chưa có một chiến lược phát triển chung trong hệ thống. Hiện nay dù số
máy vi tính được trang bị trong các trường quá nhiều, nhưng các nghiên cứu về ứng
dụng CNTT trong giáo dục chưa nhiều, các chính sách hỗ trợ của nhà nước chưa đủ
mạnh để tạo nên những đột phá trong dạy học.
( Đinh Quang Đức và Nguyễn Thanh Bình, 2008)
2.3.2 Vị trí của công nghệ thông tin trong dạy học
Công nghệ thông tin (CNTT) hiện nay đã xâm nhập vào tất cả mọi lĩnh vực và
nó chi phối mạnh mẽ đối với các lĩnh vực kinh tế xã hội, trong đó có lĩnh vực của
giáo dục và đào tạo. Mặt khác trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo được xem là một
trong những lĩnh vực có khả năng ứng dụng những thành tựu của CNTT.
Khóa luận tốt nghiệp

10

Ngành SPKTCNN


GVHD: Nguyễn Thanh Bình

SVTH: Trương Thị Mỹ Tho

 CNTT có tác động và làm thay đổi mục tiêu, nội dung, phương pháp và
cách thức tổ chức quá trình dạy học.
 CNTT cũng tác động đến các yêu cầu mới trong dạy học, làm thay đổi cách
dạy, cách học một cách đa dạng như sự cập nhật các công nghệ mới, các phương
pháp mới, từ đó tạo ra nhu cầu học tập phong phú, đa dạng, học mội lúc, mọi nơi và
học suốt đời.
 CNTT cũng chính là công cụ, phương tiện nhằm giúp cho việc thực hiện
một cách có hiệu quả các yêu cầu trên.

(Đỗ Mạnh cường, 2004).
2.3.3 Vai trò của CNTT đến việc đổi mới phương pháp dạy học
Theo Đỗ Mạnh Cường (2007), thì máy tính có thể đóng vai trò của một người
hướng dẫn, có thể là một công cụ tính toán, trình bày, thí nghiệm và cũng có thể
đóng vai trò như một người truyền đạt. Cùng với sự đa dạng của hoàn cảnh, máy
tính có thể được dùng với những cách thức linh hoạt để nâng cao chất lượng dạy và
học. Cụ thể nó giúp:
 Tăng cường tính trực quan, sinh động, nâng cao hiệu quả của phương pháp
dạy học mô phỏng.
Ứng dụng CNTT, người giáo viên hầu như có thể mô phỏng tất cả các đối
tượng trong thực tế một cách hết sức sinh động. Các mô hình, bảng biểu, hình vẽ,
tranh ảnh, hoạt động có thể được trình bày trên màn hình bằng các thí nghiệm vật lí,
hóa học, sinh học cũng có thể mô tả trực quan được trên màn hình bằng các thí
nghiệm ảo… Như vậy, phương pháp và hình thức dạy học cũng sẽ có sự biến đổi rất
sâu sắc, các giờ học điện tử, lớp học điện tử, trường học điện tử đã và sẽ ra đời.
 Tiết kiệm thời gian ghi bảng của giáo viên, tăng cường thời gian làm việc
trực tiếp giữa người dạy và người học.
Cùng với việc tăng cường tính trực quan, sinh động, việc sử dụng máy tính
kết hợp với phương tiện nghe nhìn còn cho phép tiết kiệm rất nhiều thời gian giáo
viên dùng vào việc ghi bảng, vẽ các hình, các sơ đồ… Học sinh cũng sẽ được trang
bị các tài liệu thích hợp đã được chuẩn bị trước sẽ giảm bớt thời gian cho việc ghi
chép. Nếu như với cách dạy học trước đây, phần lớn thời gian của họ chủ yếu là trao
đổi, thảo luận, tranh luận để chiếm lĩnh được các tri thức mới.
Khóa luận tốt nghiệp

11

Ngành SPKTCNN



GVHD: Nguyễn Thanh Bình


SVTH: Trương Thị Mỹ Tho

Làm chủ được giáo án, tăng cường khả năng bao quát lớp, tập trung sự

chú ý của người học.
Việc soạn được một giáo án đảm bảo các yêu cầu khoa học, sư phạm và hợp lý
là một yêu cầu rất cao. Trong thực tế nhiều giáo sinh – sinh viên thực tập giảng dạy
hay giáo viên mới ra trường do còn thiếu kinh nghiệm giảng dạy sẽ không tránh
được việc bỏ sót hay thừa nội dung trong giáo án. Song với một tiết giảng đã được
chuẩn bị để trình bày bằng máy tính và phương tiện nghe nhìn thì các đề mục, các
nội dung chính, các hình ảnh, biểu mẫu, sơ đồ đã được chuẩn bị theo một trình tự
logic xác định với ý đồ sư phạm đã được cân nhắc kỹ. Như vậy, người dạy sẽ thực
hiện giờ giảng theo đúng giáo án đã được soạn ra mà không bao giờ có những sơ
suất như trước đây.
Trong tiết học sử dụng máy vi tính và phương tiện nghe nhìn để giảng dạy, thời
gian giáo viên sử dụng máy tính sẽ tăng lên rất nhiều. Nhờ vậy, việc ứng dụng
CNTT vào giờ dạy học sẽ cho phép người gịáo viên có thể quán xuyến được lớp
học, tập trung được sự chú ý của người nghe theo ý đồ sư phạm của giáo viên đã
được chuẩn bị từ trước.
 Việc cập nhật, sửa đổi, bổ sung bài giảng của giáo viên rất dễ dàng, thuận
tiện.
Việc soạn bài giảng bằng máy tính ngày càng làm nhẹ công sức và thời gian
của giáo viên do những phần mềm ứng dụng trong dạy học ngày càng phong phú
và tiện lợi. Khi đã chuẩn bị, soạn được một bài giảng trên máy tính, người giáo
viên có thể lưu trữ, cập nhật, sửa đổi, bổ sung bài giảng các lần sau đó một cách dễ
dàng, thuận tiện. Giáo viên chỉ cần thao tác mở một tập tin đã có, tiến hành cập
nhật, bổ sung những nội dung kiến thức và hình thức trình bày mới hoặc sữa chữa

những nội dung kiến thức và hình thức không còn phù hợp và ghi lại vào đĩa, lúc
này họ có thể có một giáo án mới.
 Đảm bảo tính chính xác, khách quan trong kiểm tra, đánh giá.
Trong quá trình dạy học, việc kiểm tra đánh giá kiến thức là một khâu quan
trọng có tác dụng quyết định đến việc nâng cao chất lượng dạy học. Có rất nhiều
chương trình giúp người giáo viên có thể thực hiện soạn một bài kiểm tra trắc
nghiệm (Teaching Templates, Testor Mar.04….) giúp đảm bảo được tính chính

Khóa luận tốt nghiệp

12

Ngành SPKTCNN


GVHD: Nguyễn Thanh Bình

SVTH: Trương Thị Mỹ Tho

xác, khách quan, tránh được những sai sót của giáo viên trong quá trình chấm bài
hoặc các suy nghĩ cho rằng giáo viên thiếu khách quan trong việc đánh giá học
sinh.
2.3.4 Sử dụng máy tính trong dạy học
2.3.4.1 Ưu điểm và hạn chế của việc sử dụng máy tính trong dạy học
Ưu điểm:
Với máy tính, lượng thông tin cung cấp rất lớn, có tính hệ thống; rất linh hoạt
trong việc thể hiện tính tổng quan hay tính cụ thể tùy theo tình huống.
Các sự kiện, khái niệm được xem xét dưới nhiều góc độ, nhiều hình thức làm
cho nắm chắc và nhớ lâu.
Thông tin được lưu trữ khoa học, sữa chữa, cập nhật dễ dàng, nhanh chóng.

Người học không chỉ nắm kiến thức qua văn bản mà còn qua âm thanh, hình
ảnh tĩnh động; dễ thiếp thu; gây hứng thú và sự chú ý cho người học.
Máy tính thành công cụ sư phạm quan trọng trong giảng dạy. Giảm thời gian
viết, vẽ cho giáo viên và tạo điều kiện để giáo viên tăng cường vai trò tổ chức, dẫn
dắt, nắm bắt quá trình dạy và học.
Với giáo viên: chuẩn bị một lần cho nhiều lần sau, năm sau. Sửa đổi nâng
cấp dễ dàng, nhanh chóng.
Với học sinh: gia tăng đáng kể vai trò chủ động, không bị thụ động chép bài,
có nhiều thời gian nghe giảng để đào sâu suy nghĩ,… Nhiều học sinh được nghe
giảng với chất lượng cao của các giáo viên giỏi. Việc học không phụ thuộc vào tâm
lý, cá tính của người học.
Với nhà trường: chọn được giáo viên giỏi. Với các công cụ mạnh và các
phần mềm mô phỏng, sẽ thay thế, tiết kiềm tiền bạc mua sắm các thiết bị thực hành
đắt tiền.
Hạn chế:
 Cần cân nhắc tỉ mỉ khi quyết định sử dụng máy tính vào công việc giảng dạy
vì giá thành trang bị và nhất là phần mềm rất đắt.
 Các mục tiêu giảng dạy trên máy tính thường hạn chế. Hầu hết các chương
trình dạy học trên máy tính thường kém hiệu quả khi muốn đảm bảo các mục tiêu
về tình cảm, động cơ, tâm lý và kỹ năng giao tiếp.
Khóa luận tốt nghiệp

13

Ngành SPKTCNN


GVHD: Nguyễn Thanh Bình

SVTH: Trương Thị Mỹ Tho


 Thiết kế các tài liệu dạy học để sử dụng máy tính thường là các nhiệm vụ
mang tính cần cù, siêng năng, thường yêu cầu cao về tính sáng tạo của người nghiên
cứu, do đó dạy học bằng máy tính rất tốn kém.
 Dạy học sử dụng máy tính có thể làm sơ cứng tính sáng tạo. Máy tính chỉ
thực hiện chương trình đã lập ra cho nó. Nếu người lập trình không dự kiến trước
thì tính sáng tạo và tính cách riêng của người học sẽ bị hạn chế.
 Một số người học, nhất là số học sinh lớn tuổi không thích đọc các hàng chữ
hay các thông tin hiện lên và chạy theo từng dòng mà họ cảm thấy đọc trên các
danh sách còn nhanh và gây sự chú ý nhiều hơn.
(Bùi Huy Quỳnh, 2007)
2.4 Phương tiện dạy học trong quá trình dạy học
2.4.1 Khái quát về phương tiện dạy học
Theo Tô Xuân Giáp (2000), xuất phát từ chức năng và nhiệm vụ của người giáo
viên kỹ thuật chuyên nghiệp, trong đó chức năng tổ chức quá trình dạy học là một
trong 4 chức năng cơ bản:
 Chức năng thiết kế công tác dạy học
 Chức năng tổ chức công tác dạy học
 Chức năng lãnh đạo công tác dạy học.
 Chức năng kiểm tra và đánh giá công tác dạy học.
Trong đó chức năng tổ chức công tác dạy học đòi hỏi người giáo viên phải
biết tổ chức quá trình dạy học của mình một cách hiệu quả nhất.
Trong hoạt động giảng dạy và quá trình lĩnh hội tri thức của sinh viên, trong
từng giai đoạn của việc nhận thức đòi hỏi người giáo viên phải phân tích và tìm ra
điểm xuất phát của tính của tính cụ thể trong việc tìm hiểu các sự vật, hiện tượng,
quá trình và hình thành các khái niệm khoa học trong lĩnh vực chuyên môn của
môn học.
Phương tiện dạy học có tác động tích cực đến quá trình dạy học, phát huy
tính tự giác nâng cao trình độ chuyển biến nhận thức phát huy khả năng tư duy trừu
tượng đó là nhu cầu quang trọng nhất đối với hoạt động dạy học để bắt kịp sự phát

triển các lĩnh vực về khoa học kỹ thuật với những công nghệ mới như trong lĩnh

Khóa luận tốt nghiệp

14

Ngành SPKTCNN


GVHD: Nguyễn Thanh Bình

SVTH: Trương Thị Mỹ Tho

vực điện tử, vi tính đòi hỏi giáo viên và học sinh phải cập nhật hóa, nhất là trong
thời đại truyền thông đa phương tiện đang phát triển mạnh trên thế giới.
2.4.2 Phân loại các phương tiện dạy học
Theo Phạm Thị Hồng Việt (1998):
 Dựa vào cấu tạo, nguyên lý hoạt động và chức năng của phương tiện. Phương
tiện dạy học có thể được phân làm hai phần: phần cứng và phần mềm.
Phần cứng: bao gồm các phương tiện được cấu tạo trên cơ sở các nguyên lý
thiết kế về cơ, điện, điện tử... theo yêu cầu biểu diễn nội dung bài giảng. Các
phương tiện này có thể là: các máy chiếu (phim, ảnh, xi nê), radio, ti vi, máy dạy
học, máy tính điện tử, máy phát thanh và truyền hình... Phần cứng là kết quả tác
động của sự phát triển của khoa học kỹ thuật (KHKT) trong nhiều thế kỷ. Khi sử
dụng phần cứng, người giáo viên đã cơ giới hóa và điện tử hóa quá trình dạy học,
mở rộng không gian lớp học và phạm vi kiến thức truyền đạt.
Phần mềm là những phương tiện trong đó sử dụng các nguyên lý sư phạm, tâm
lý, KHKT để xây dựng nên cho học sinh một khối lượng kiến thức hay cải thiện
hành vi ứng xử cho học sinh. Phần mềm bao gồm: chương trình môn học, báo chí,
sách vở, tạp chí, tài liệu giáo khoa...

 Dựa vào mục đích sử dụng có thể phân loại các phương tiện dạy học thành hai
loại: phương tiện dùng trực tiếp để dạy học và phương tiện dùng để hỗ trợ, điều
khiển quá trình dạy học.
Phương tiện dùng trực tiếp để dạy học bao gồm những máy móc, thiết bị và dụng
cụ được giáo viên sử dụng trong giờ dạy để trình bày kiến thức, rèn luyện kỹ năng,
kỹ xảo cho học sinh. Đó có thể là:
 Máy chiếu (truyền xạ, phản xạ), máy chiếu phim dương bản, máy chiếu
phim, máy ghi âm, máy quay đĩa, máy thu hình, máy dạy học, máy tính điện tử,
máy quay phim...
 Các tài liệu in (sách giáo khoa, sách chuyên môn, các tài liệu chép tay, sổ tay
tra cứu, sách bài tập, chương trình môn học...)
 Các phương tiện mang tin thính giác, thị giác và hỗn hợp (băng ghi âm, đĩa
ghi âm, các chương trình phát thanh, tranh vẽ, biểu bảng, bản đồ, đồ thị, ảnh, phim
dương bản, phim cuộn, buổi truyền hình...).
Khóa luận tốt nghiệp

15

Ngành SPKTCNN


×