Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Bài thực hành Tin học đại cương BKHN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (262.71 KB, 23 trang )

TRƯỜNG ĐHBK HÀ NỘI
VIỆN CNTT-TT
-----oOo-----

BÀI THỰC HÀNH
MÔN

TIN HỌC ĐẠI CƯƠNG
( mã môn học: IT1110 )
Chỉnh sửa ngày 01/08/2010

Họ tên sinh viên : _

_

_

_

Mã sinh viên :
Lớp :

HÀ NỘI 2010

_

_

_



MỤC LỤC
STT

CÁC MỤC

TRANG

1

Mục lục

1

2

Lời nói đầu

2

3

Hướng dẫn sử dụng TURBO C ( TC )

4

4

7

5


Bài thực hành số 1
Bài thực hành số 2

6

Bài thực hành số 3

11

7

Bài thực hành số 4

15

8

Bài thực hành số 5

18

9

Sách tham khảo

22

--------------------------


9

2

Bài thực hành Tin Học Đại Cương, mã môn: IT1110. Phiên bản v30. Chỉnh sửa ngày: 01/08/2010


LỜI NÓI ĐẦU
1. Giới thiệu quyển Bài thực hành Tin học Đại Cương
Đây là quyển Bài thực hành cho môn Tin Học Đại Cương theo đề cương môn Tin
Học Đại Cương, có mã môn học IT1110.
Mọi sinh viên học môn Tin Học Đại Cương đều phải có quyển Bài thực hành Tin học
Đại Cương này và phải mang theo khi đi thực hành ( mỗi lớp sẽ được phát một quyển để
photo cho cả lớp, mỗi người một bản), phải đọc kỹ các phần hướng dẫn và làm đầy đủ bài tập
theo yêu cầu.
- Các bài Ví dụ tham khảo là các ví dụ làm mẫu cho sinh viên, cần đọc và tìm hiểu kỹ
trước khi làm các bài tập khác. Các bài này không cần làm vào vở hay thực hành trên
máy.
- Các bài tập Làm vào vở ở nhà là các bài tập bắt buộc phải làm vào Vở Bài tập Tin Đại
Cương riêng ở nhà trước buổi thực hành và sẽ chạy thử trên máy tính trong buổi thực
hành.
- Các bài tập Làm trong giờ thực hành là bắt buộc phải làm và chạy thử trên máy tính
ngay trong giờ thực hành.
- Các bài tập Nâng cao là không bắt buộc, sinh viên có thể làm thêm sau khi đã hoàn
thành các bài tập bắt buộc.
Các bài tập trong quyển này chỉ là một phần trong các bài tập sinh viên cần làm. Do
vậy, ngoài các bài tập trong quyển này, sinh viên vẫn phải làm thêm các bài tập khác theo
hướng dẫn của giáo viên dạy môn này.
Để hoàn thiện hơn nữa tài liệu này, trong quá trình làm thực hành, nếu thấy tài liệu này
có gì sai sót hoặc có thể cải tiến, sinh viên có thể góp ý trực tiếp cho các thầy cô hướng dẫn

hay về viện CNTT-TT.
2. Địa điểm thực hành
Trung Tâm Máy Tính ( TTMT ), viện CNTT-TT, ĐHBK Hà Nội
tầng 3 nhà D5 ĐHBK HN, Tel: 38692205
3. Lịch thực hành
- Có tất cả 5 bài thực hành, mỗi bài thực hiện trong 135 phút vào 5 buổi, mỗi buổi 1 bài.
- Mỗi ngày có 4 kíp thực hành: kíp 1 (7h-9h15), kíp 2 (9h20-11h35), kíp 3 (12h30-14h45),
kíp 4 (14h20-17h5). Sinh viên học buổi sáng thực hành buổi chiều và ngược lại.
- Lịch cụ thể của từng lớp, từng nhóm sẽ được TTMT thông báo sau. Sinh viên phải theo dõi
lịch thực hành và phải đi đúng thứ và kíp được phân cho lớp, nhóm của mình.
- Riêng các lớp Tin Đai Cương tín chỉ trong dịp hè sẽ có lịch riêng.
- Lịch thực hành cơ bản không thay đổi. Tuy nhiên thực tế có thể có các thay đổi nhỏ do các
nguyên nhân bất khả kháng như: mất điện, ngày lễ, ngày thi học kỳ v.v. . . Khi đó TTMT sẽ
--------------------------

3

Bài thực hành Tin Học Đại Cương, mã môn: IT1110. Phiên bản v30. Chỉnh sửa ngày: 01/08/2010


phải thay đổi lịch cho phù hợp và sẽ thông báo kịp thời. Các bài thực hành bị hoãn trong
tuần nào sẽ cố gắng bù ngay trong tuần đó hoặc tuần tiếp theo.

4. Trình tự thực hiện 1 bài thực hành
1) Cán bộ trực điểm danh sinh viên theo danh sách của phòng Đào tạo.
2) Cán bộ hướng dẫn cho sinh viên toàn phòng máy trọng tâm của bài thực hành, cách
làm và các chú ý khi làm bài thực hành.
3) Sinh viên thực hành theo nội dung trong quyển thực hành và theo hướng dẫn của cán
bộ.
4) Cán bộ hướng dẫn theo dõi, giúp đỡ nhắc nhở chung cho sinh viên toàn phòng máy.

5) Cán bộ hướng dẫn trợ giúp, giải đáp thắc mắc cho từng sinh viên có yêu cầu.
6) 5 phút trước khi hết giờ thực hành cán bộ TTMT nhắc nhở về buổi thực hành tiếp theo .
7) Khi có tiếng chuông nhắc nhở sinh viên tắt máy, xếp ghế gọn gàng và ra về ngay.
5. Nội qui thực hành
- Khi đến thực hành sinh viên phải mang theo:
o Thẻ Sinh Viên hoặc CMT
o Quyển Bài tập thực hành Tin Đại Cương này
o Vở Bài tập thực hành Tin ĐC đủ làm đầy đủ các bài tập theo yêu cầu
- Đi thực hành đúng giờ và giữ trật tự, kỷ luật theo qui chế học tập chung của trường ĐHBK
Hà Nội và nội qui của TTMT trong khi thực hành. Ai vi phạm sẽ bị trừ điểm thực
hành và xử lý theo qui chế học tập của trường ĐHBK.
6. Cách đánh giá tính điểm thực hành môn Tin Đại Cương
- Điểm thực hành cho theo thang điểm 10, mỗi bài thực hành tương ứng với 2 điểm thực
hành.
- Mỗi bài thực hành sinh viên sẽ được tối đa 2 điểm thực hành nếu có mặt và về đúng giờ,
làm bài tập vào vở và làm bài tập trong phòng máy đầy đủ, không vi phạm nội qui thực
hành. Nếu buổi thực hành nào sinh viên vi phạm một trong các điều trên thì buổi đó sẽ bị
trừ điểm.
- Điểm thực hành sẽ được tích hợp cùng Điểm Kiểm Tra Giữa Kỳ để tính Điểm Quá Trình
của môn học Tin học Đại Cương.
- Các vi phạm nghiêm trọng trong một buổi thực hành như mất trật tự, chơi trò chơi, nghịch
làm hư hỏng thiết bị, máy móc sẽ bị xử lý theo qui chế học tập của trường ĐHBK.

--------------------------

4

Bài thực hành Tin Học Đại Cương, mã môn: IT1110. Phiên bản v30. Chỉnh sửa ngày: 01/08/2010



HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TURBO C ( TC)
Qui ước:
- Ký hiệu ⊕ giữa hai phím nghĩa là hai phím này phải gõ đồng thời, dấu phẩy giữa hai phím
nghĩa là hai phím phải gõ liên tiếp nhau, ví dụ A⊕ B có nghĩa là gõ đồng thời phím A và B,
còn viết A, B nghĩa là gõ phím A xong gõ phím B. Nếu viết A ⊕ B, C có nghĩa là gõ đồng
thời phím A và B xong rồi gõ phím C.
- Các chữ Ctrl, Alt, Esc, Enter (hoặc ↵ ) , F1 đến F10 ứng với các phím tương ứng trên bàn
phím.
1.
Khởi động và thoát khỏi TC
Khởi động:
Cách 1:từ dấu nhắc của DOS gõ chữ TC và phím Enter
A>
TC ↵
Cách 2: (áp dụng cho Windows ) Tìm file TC.EXE hay biểu tượng TURBO C và click đúp
chuột vào đó.
Thoát khỏi TC:
• Cách 1 : Gõ Alt ⊕ X
• Cách 2 : Gõ F10, chọn File, Exit, gõ phím ↵
2.
Soạn thảo một chương trình mới
Gõ phím F10, chọn File, chọn New, gõ phím ↵
3.

Lấy một chương trình đã có trên đĩa vào máy để chạy. Có hai cách :
• Cách 1: Gõ phím F3, dùng ↵ và các phím ← ↑ → ↓ để chọn file cần thiết
• Cách 2: Gõ phím F10, chọn File, chọn Load, gõ phím Enter

4.



Cất một chương trình đang soạn thảo
Cách 1: Gõ phím F2, dùng ↵ và các phím ← ↑ → ↓ để chọn file cần thiết



Cách 2: Gõ phím F10, chọn File, Save, gõ phím Enter

Nếu là chương trình soạn lần đầu thì đặt tên cho file này.
5.
Cất một chương trình đang soạn với tên khác
• gõ phím F10, chọn File, Save as , gõ phím Enter, gõ tên file mới.
6.

Các thao tác soạn thảo cơ bản
• Để chuyển chế độ gõ từ INSERT ( chèn ) sang chế độ đè ( OVERWRITE ) gõ phím
Insert trên bàn phím.
• Di chuyển con trỏ lên, xuống, trái, phải dùng các phím ↑ ↓ ← →
• Xoá ký hiệu tại chỗ : gõ phím Delete
• Xoá ký hiệu bên trái : gõ phím BackSpace (← )
--------------------------

5

Bài thực hành Tin Học Đại Cương, mã môn: IT1110. Phiên bản v30. Chỉnh sửa ngày: 01/08/2010


• Chèn một ký hiệu : chế độ gõ là Insert, gõ ký hiệu cần chèn
• Sửa một ký hiệu : chế độ gõ là Overwrite, con trỏ ở ký hiệu muốn sửa, gõ ký hiệu mới.
• Về nhanh đầu dòng : gõ phím Home

• Về nhanh cuối dòng : gõ phím End
• Xoá một dòng : con trỏ để ở dòng muốn xoá, gõ Ctrl ⊕ Y
• Thêm một dòng mới sau một dòng : con trỏ để ở cuối dòng cũ, chế độ gõ là Insert, gõ
phím ↵
7.
Các thao tác soạn thảo đối với khối
Khái niệm: khối trong TC là một dãy các dòng liên tiếp. Ta dùng khối khi cần nhanh chóng
xoá, copy, di chuyển nhiều dòng.
• Đánh dấu khối :
Bước 1 : Cho con trỏ về đầu khối, gõ Ctrl ⊕ K, B
Bước 2 : Cho con trỏ về cuối khối, gõ Ctrl ⊕ K, K
• Xoá khối:
Bước 1 : Đánh dấu khối cần xoá.
Bước 2 : Gõ đồng thời phím Ctrl ⊕ K, Y
• Copy khối:
Bước 1 : Đánh dấu khối cần copy.
Bước 2 : Di chuyển con trỏ đến vị trí cần copy.
Bước 3 : Gõ đồng thời phím Ctrl ⊕ K, C
• Di chuyển khối :
Bước 1 : Đánh dấu khối cần di chuyển.
Bước 2 : Di chuyển con trỏ đến vị trí cần copy.
Bước 3 : gõ đồng thời phím Ctrl ⊕ K, V
8.

Dịch và thực hiện một chương trình đã soạn
• Cách 1 : Gõ Ctrl ⊕ F9
• Cách 2 : Gõ phím F10, chọn RUN, RUN, gõ phím ↵

--------------------------


6

Bài thực hành Tin Học Đại Cương, mã môn: IT1110. Phiên bản v30. Chỉnh sửa ngày: 01/08/2010


9.

Một số tổ hợp phím tắt hay dùng trong môi trường TC
Tổ hợp phím
Alt ⊕ X
F10
Esc
F2
F3
Ctrl ⊕ F9
Ctrl ⊕ Y
↵ ( Enter )

--------------------------

Chức năng
Thoát khỏi TC
Chuyển từ chế độ soạn thảo về Menu
Chuyển từ Menu về chế độ soạn thảo
Cất chương trình vào đĩa
Lấy chương trình từ đĩa
Dịch và thực hiện chương trình
Xoá dòng
Thêm một dòng mới


7

Bài thực hành Tin Học Đại Cương, mã môn: IT1110. Phiên bản v30. Chỉnh sửa ngày: 01/08/2010


Bài thực hành số 1
LÀM QUEN VỚI MÁY TÍNH VÀ
HỆ ĐIỀU HÀNH WINDOWS
A. HƯỚNG DẪN
• Bài tập trong bài thực hành này ứng với các phần lý thuyết về hệ điều hành Windows.

B. VÍ DỤ VÀ BÀI TẬP
Bài 1.1:
Mục đích: Luyện tập mở và tắt máy tính có cài hệ điều hành Windows
Yêu cầu: Làm trong giờ thực hành. Làm 1 lần
• Bật máy tính: ấn nút Power trên máy tính. Nếu đèn màn hình không sáng thì ấn thêm
nút Power trên màn hình.
• Tắt máy tính: ấn nút Power của máy tính. Nếu máy tính có cài Windows thì có thể
click chuột vào nút Start và chọn tiếp Turn off hoặc Shutdown.
Bài 1.2:
Mục đích: Luyện tập mở và đóng một một chương trình( ứng dụng ) trong Windows
Yêu cầu: Làm trong giờ thực hành. Làm 1 lần
a. Mở một chương trình:
Cách 1: Tìm và click vào biểu tượng chương trình trên màn hình, ví dụ TURBO C (TC)
Cách 2: Vào Start, Program, chọn và clịck chuột vào chương trình cần mở: ví dụ MS WORD
Cách 3: Tìm đến thư mục chứa chương trình và click vào file chương trình. Ví dụ Lần lượt
click đúp vào My Computer, ổ đĩa C, thư mục Program Files, thư mục MS Office, file
WORD.EXE
b. Đóng một chương trình:
Cách 1: Tìm và click vào ô hình vuông có dấu chéo ở góc trên phải của chương trình: biểu

tượng X.
Cách 2: Click chuột phải vào thanh tiêu đề, chọn CLOSE
Cách 3: Vào thực đơn , chọn File, chọn EXIT
Bài 1.3: Tìm, mở và đóng chương trình MS Word trong Windows
Mục đích: Luyện tập mở và đóng một một chương trình (một ứng dụng) trong Windows
Yêu cầu: Làm trong giờ thực hành. Làm 2 lần.
a. Mở MS Word
Cách 1: Tìm và click vào biểu tượng chương trình TURBO C trên màn hình
Cách 2: Vào Start, Program, chọn Microsoft Office, chọn MS Word
--------------------------

8

Bài thực hành Tin Học Đại Cương, mã môn: IT1110. Phiên bản v30. Chỉnh sửa ngày: 01/08/2010


Cách 3: Tìm đến thư mục chứa chương trình và click vào file chương trình. Ví dụ lần lượt
click đúp vào My Computer, ổ C, thư mục Microsoft Office, tìm file WORD.EXE click đúp
vào file đó để mở.
b. Đóng MS Word
Cách 1: Tìm và click vào ô hình vuông có dấu chéo ( X )ở góc trên phải của chương trình.
Cách 2: Click chuột phải vào thanh tiêu đề, chọn CLOSE
Cách 3: Vào thực đơn , chọn File, chọn EXIT
Cách 4: Nhấn đồng thời hai phím Alt và X
Bài 1.4:
Mục đích: Luyện sử dụng môi trường Windows
Yêu cầu: Làm trong giờ thực hành. Làm 1 lần.
a. Tạo thư mục, sao chép file. Lần lượt thực hiện các thao tác sau:
b. Click vào My Computer, tìm đến ổ C, tìm tiếp đến thư mục THUCHANH
c. Tạo thư mục TinDaiCuong trong thư mục THUCHANH

d. Tìm và copy một file bất kỳ đã có vào thư mục TinDaiCuong mới tạo.

--------------------------

9

Bài thực hành Tin Học Đại Cương, mã môn: IT1110. Phiên bản v30. Chỉnh sửa ngày: 01/08/2010


Bài thực hành số 2
CÁC TÍNH NĂNG CỦA HỆ ĐIỀU HÀNH,
SOẠN THẢO VĂN BẢN
A. HƯỚNG DẪN
• Bài tập trong bài thực hành này ứng với các phần lý thuyết về Windows và kỹ năng
soạn thảo văn bản trong MS Word.

B. VÍ DỤ VÀ BÀI TẬP
Bài 2.1:
Mục đích: Luyện sử dụng môi trường Windows và các tiện ích
Yêu cầu: Làm trong giờ thực hành. Làm 1 lần.
Tìm và thử chạy các tiện ích và ứng dụng sẵn có của Windows, ví dụ:
Notepad, Calculator, Paint, Windows Media Player v.v…
Bài 2.2:
Mục đích: Luyện sử dụng môi trường Windows và Internet Explore (IE)
Yêu cầu: Làm trong giờ thực hành. Làm 1 lần.
Tìm và thử chạy tiện ích sẵn có Internet Explore (IE) của Windows với các nội dung sau:
- Tìm đến địa chỉ Web www.vnexpress.com để xem tin tức
- Tìm đến trang Web của trường ĐHBK HN www.hut.edu.vn và tìm các thông tin mà
sinh viên cần quan tâm.
- Tìm đến địa chỉ Web www.google.com và thử tìm kiểm thông tin mà sinh viên quan

tâm.
- Tìm đến địa chỉ Web mail.yahoo.com. Tạo địa chỉ Email cho mình và thử gửi Email
cho bạn.

Bài 2.3:
Mục đích: Luyện sử dụng chương trình soạn thảo MS WORD
Yêu cầu: Làm trong giờ thực hành. Làm 1 lần.
Tập sử dụng chương trình soạn thảo văn bản MS Word. Mở chương trình Word. Mở một văn
bản mới: vào File/New. Soạn thảo một đoạn văn bản ngắn ( chưa cần gõ dấu tiếng Việt ) có
nội dung như sau và lưu lại với tên DongChi:

--------------------------

10

Bài thực hành Tin Học Đại Cương, mã môn: IT1110. Phiên bản v30. Chỉnh sửa ngày: 01/08/2010


DONG CHI
Que huong anh nuoc man dong chua
Lang toi ngheo dat cay len soi da
Toi voi anh hai nguoi xa la
Bon phuong troi chang he quen nhau

Bài 2.4:
Mục đích: Luyện sử dụng bộ gõ tiếng Việt Unikey hoặc VietKey
Yêu cầu: Làm trong giờ thực hành. Làm 1 lần.
Tìm trên Desktop hay trong mục START và thử chạy một trong hai chương trình gõ tiếng Việt
Unikey hoặc VietKey. Luyện thành thạo các thao tác cơ bản:
- Chạy chương trình và thoát khỏi chương trình

- Thu nhỏ chương trình thành biểu tượng trên Task Bar
- Chuyển đổi giữa chế độ gõ tiếng Việt và gõ tiếng Anh
- Chuyển đổi giửa chế độ gõ tiếng Việt TCVN3 và tiếng Việt Unicode
Bài 2.5:
Mục đích: Luyện sử dụng chương trình soạn thảo MS WORD
Yêu cầu: Làm trong giờ thực hành. Làm 1 lần.
Tập sử dụng chương trình soạn thảo văn bản MS Word. Mở chương trình MS Word. Mở một
văn bản mới: vào File/New. Soạn thảo một đoạn văn bản ngắn có nội dung như sau và lưu lại
với tên Bai24:

ĐÂY THÔN VĨ DẠ
Sao anh không về thăm thôn Vĩ?
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên,
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc,
Lá trúc che ngang mặt chữ điền.
Gió theo lối gió, mây đường mây;
Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay.
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó?
Có chở trăng về kịp tối nay?
Mơ khách đường xa, khách đường xa,
Áo em trắng quá nhận không ra
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà?
--------------------------

11

Bài thực hành Tin Học Đại Cương, mã môn: IT1110. Phiên bản v30. Chỉnh sửa ngày: 01/08/2010



Bài thực hành số 3
TRÌNH BIÊN DỊCH, CHƯƠNG TRÌNH,
LỆNH VÀ BIỂU THỨC
A. HƯỚNG DẪN
• Bài tập trong bài thực hành này ứng với các phần lý thuyết mở đầu về ngôn ngữ C.
• Trọng tâm phần này là thành thạo các thao tác cơ bản trong TURBO C như đóng, mở
chương trình TURBO C, soạn thảo nhanh và đúng chương trình, lưu chương trình.
• Để thao tác đúng đọc kỹ phần hướng dẫn sử dụng TURBO C
• Lưu các chương trình với tên tương ứng Bai31, Bai32, v. v . . .
• Các sai sót hay gặp phải trong phần này chủ yếu là do thao tác sai, gõ các ký hiệu sai,
thiếu, thừa các ký hiệu. Khi gặp sai sót, sinh viên phải đọc kỹ bài tập xem có thao tác
sai hay gõ sai, thừa, thiếu các chữ hay ký hiệu và sửa lại cho đúng.
• Chú ý ngôn ngữ C phân biệt rất rõ giữa chữ hoa và chữ thường. Tất cả từ khóa đều phải
là chữ thường.
• Khi làm sử dụng các hàm toán học như sin(x), cos(x), sqrt(x) ( căn bậc hai của x ), nhớ
thêm đầu chương trình dòng khai báo sử dụng thư viện math.h như sau:
#include <math.h>

B. VÍ DỤ VÀ BÀI TẬP
Bài 3.1: Tìm, mở và đóng chương trình TURBO C
Mục đích: Luyện tập tìm, mở và đóng TURBO C
Yêu cầu: Làm trong giờ thực hành. Làm 2 lần.
a. Mở TURBO C
Cách 1: Tìm và click vào biểu tượng chương trình TURBO C trên màn hình
Cách 2: Vào Start, Program, chọn BORLAND C, chọn TURBO C
Cách 3: Tìm đến thư mục chứa chương trình và click vào file chương trình. Ví dụ lần lượt
click đúp vào My Computer, ổ C, thư mục TURBO C,thư mục BIN, tìm file TC.EXE click
đúp vào file đó để mở.
b. Đóng TURBO C
Cách 1: Tìm và click vào ô hình vuông có dấu chéo ( X ) ở góc trên phải của chương trình.

Cách 2: Click chuột phải vào thanh tiêu đề, chọn CLOSE
Cách 3: Vào thực đơn , chọn File, chọn EXIT
Cách 4: Nhấn đồng thời hai phím Alt và X
Bài 3.2:
Mục đích: Làm quen với môi trường làm việc của TURBO C
Yêu cầu: Làm trong giờ thực hành. Làm 1 lần
--------------------------

12

Bài thực hành Tin Học Đại Cương, mã môn: IT1110. Phiên bản v30. Chỉnh sửa ngày: 01/08/2010


Soạn thảo chương trình sau, cố gắng gõ chính xác. Lưu chương trình với tên Bai32. Chạy
chương trình.
#include <stdio.h>
#include <conio.h>
void main()
{
clrscr();
printf("\n XIN CHAO CAC BAN ");
printf("\n TEN TOI LA: NGUYEN VAN X ");
printf("\n HOC SINH LOP BK01 K52 DHBK Ha Noi ");
printf("\n Day la bai thuc hanh so 1 ");
getch();
}
Bài 3.3:
Mục đích: Luyện sử dụng môi trường làm việc của TURBO C
Yêu cầu: Làm trong giờ thực hành. Làm 1 lần.
Soạn thảo chương trình sau, cố gắng gõ chính xác. Lưu chương trình với tên Bai33.

Chạy chương trình.
#include <stdio.h>
#include <conio.h>
void main()
{
float a,b,tong;
clrscr();
printf("\n a= ");
scanf("%f",&a);
printf("\n b= ");
scanf("%f",&b);
tong=a+b;
printf(" tong hai so = %6.2f",tong);
getch();
}
Bài 3.4:
Mục đích: Luyện sử dụng môi trường làm việc của TC
Yêu cầu: Làm trong giờ thực hành. Làm 1 lần.
Soạn thảo chương trình sau, cố gắng gõ chính xác. Lưu chương trình với tên Bai34.
Chạy chương trình.
--------------------------

13

Bài thực hành Tin Học Đại Cương, mã môn: IT1110. Phiên bản v30. Chỉnh sửa ngày: 01/08/2010


#include <stdio.h>
#include <conio.h>
void main()

{
float a,b, max;
clrscr();
printf("\n a= ");
scanf("%f",&a);
printf("\n b= ");
scanf("%f",&b);
max=a;
if (max printf(" So lon nhat trong hai so la %6.2f",max);
getch();
}
Bài 3.5:
Mục đích: Luyện sử dụng môi trường làm việc của TC
Yêu cầu: Làm trong giờ thực hành. Làm 1 lần.
Soạn thảo chương trình sau, cố gắng gõ chính xác. Lưu chương trình với tên Bai35.
Tìm, sửa các lỗi và chạy chương trình:
#include <stdio.h>
#include <conio.h>
void main()
{
float x, min;
clrscr();
printf("\n x= ")
scanf("%f",&y);
printf("\n y= ");
scan("%f",&y)
if (xprintf(" So nho nhat trong hai so la : %6.2f",min);
getch();

}

--------------------------

14

Bài thực hành Tin Học Đại Cương, mã môn: IT1110. Phiên bản v30. Chỉnh sửa ngày: 01/08/2010


Bài 3.6:
Mục đích: Luyện tập về tính biểu thức
Yêu cầu: Làm vào vở ở nhà. Chạy thử trên máy tính trong buổi thực hành.
Lập chương trình thực hiện các công việc sau:
a. Nhập 3 số x, y, y bất kì.
b. Tính giá trị biểu thức F:

F=

x+ y+z
− x − z cos( y )
x2 + y 2 + 1

c. Đưa giá trị tính được của F ra màn hình dưới dạng:
Giá trị của F = giá trị

Bài 3.7:
Mục đích: Luyện tập về tính biểu thức
Yêu cầu: Làm vào vở ở nhà. Chạy thử trên máy tính trong buổi thực hành.
Lập chương trình thực hiện các công việc sau:
a. Nhập 3 số a, b, c bất kì thõa mãn điều kiện là 3 cạnh của 1 tam giác.

b. Tính chu vi M, diện tích S của tam giác theo 3 cạnh a, b, c.
c. Đưa các giá trị S, M tính được ra màn hình:
Chu vi của tam giác M = giá trị
Diện tích của tam giác S = giá trị

Bài 3.8:
Mục đích: Luyện sử dụng môi trường làm việc của TC, thử viết chương trình
Yêu cầu: Nâng cao.
Dựa theo mẫu của bài tập Bài 3.3, hãy lập chương trình, soạn thảo trên máy, sửa lỗi
và chạy chương trình giải bài toán sau:
Nhập ba số a, b, c bất kỳ, tính tổng 3 số đó và đưa kết quả ra màn hình.

--------------------------

15

Bài thực hành Tin Học Đại Cương, mã môn: IT1110. Phiên bản v30. Chỉnh sửa ngày: 01/08/2010


Bài thực hành số 4
CÁC LỆNH ĐIỀU KHIỂN, CÁC LỆNH VÒNG LẶP
A. HƯỚNG DẪN
• Bài tập trong bài thực hành này ứng với các phần lý thuyết ngôn ngữ C về: các lệnh
điều khiển if, switch, các lệnh lặp for, while, do . . . while.

B. VÍ DỤ VÀ BÀI TẬP
Bài 4.1:
Mục đích: Luyện tập lệnh if
Yêu cầu: Làm vào vở ở nhà. Chạy thử trên máy tính trong buổi thực hành.
Lập chương trình thực hiện các công việc sau:

a. Nhập 3 số a, b, c bất kì.
b. Hãy kiểm tra xem ba số đó có thể là độ dài của các cạnh của một tam giác hay
không.
c. Thông báo kết quả lên màn hình:
LÀ 3 CẠNH TAM GIÁC hoặc KHÔNG PHẢI LÀ 3 CẠNH TAM GIÁC

Bài 4.1:
Mục đích: Luyện tập với lệnh switch
Yêu cầu: Làm vào vở ở nhà. Chạy thử trên máy tính trong buổi thực hành.
Lập chương trình thực hiện các công việc sau:
Nhập vào một số nguyên bất kỳ trong khoảng từ 0 đến 9, đưa ra màn hình chữ tương
ứng với số đó. Ví dụ nếu nhập số 1 thì đưa ra chữ MOT, nhập số 3 đưa ra chữ BA. Nếu số
nhỏ hơn 0 hoặc lớn hơn 9 thì thông báo “ SO KHONG HOP LE ”.
Bài 4.4:
Mục đích: Luyện tập lệnh for
Yêu cầu: Làm vào vở ở nhà. Chạy thử trên máy tính trong buổi thực hành.
Lập chương trình thực hiện các công việc sau:

Nhập số nguyên n < 8 bất kỳ. Lập chương trình tính giai thừa của n ( tính n ! ). Sử
dụng lệnh lặp for.

--------------------------

16

Bài thực hành Tin Học Đại Cương, mã môn: IT1110. Phiên bản v30. Chỉnh sửa ngày: 01/08/2010


Bài 4.5:
Mục đích: Luyện tập lệnh while

Yêu cầu: Làm vào vở ở nhà. Chạy thử trên máy tính trong buổi thực hành.
Lập chương trình thực hiện các công việc sau:

Nhập số nguyên n < 8 bất kỳ. Lập chương trình tính giai thừa của n ( tính n ! ) . Sử
dụng lệnh lặp while.
Bài 4.6:
Mục đích: Luyện tập lệnh do . . . while
Yêu cầu: Làm vào vở ở nhà. Chạy thử trên máy tính trong buổi thực hành.
Lập chương trình thực hiện các công việc sau:
Nhập số nguyên n < 8 bất kỳ. Lập chương trình tính giai thừa của n ( tính n ! ). Sử
dụng lệnh lặp do . . .while.
Bài 4.7:
Mục đích: Luyện tập lệnh if và phép chia % ( phép chia hai số nguyên lấy phần dư )
Yêu cầu: Làm trong giờ thực hành.
Lập chương trình thực hiện các công việc sau:
Nhập hai số nguyên a, b bất kỳ. Hãy tìm thương số và số dư khi chia a cho b. Đưa kết quả ra
màn hình dưới dạng:
Thương khi chia 7 cho 3 là: 2
Số dư khi chia 7 cho 3 là: 1
Bài 4.8:
Mục đích: Luyện tập các lệnh lặp
Yêu cầu: Làm trong giờ thực hành
Lập chương trình thực hiện các công việc sau:
a. Nhập số epsilon <1 từ bàn phím
b. Tính số e theo công thức:
e = 1 + 1/(1!) + 1/( 2!) +
. . . +1/ (n!)
quá trình tính dừng khi 1/( n! ) < epsilon
c. Đưa kết quả ra màn hình
Bài 4.9:

Mục đích: Luyện tập các lệnh lặp
Yêu cầu: Làm trong giờ thực hành

Số nguyên tố là một số nguyên dương chỉ chia hết cho 1 và chính nó. Lập chương
trình nhập một số nguyên n từ bàn phím, kiểm tra xem một số nguyên n có phải là số
nguyên tố không và thông báo ra màn hình.
Bài 4.10:
--------------------------

17

Bài thực hành Tin Học Đại Cương, mã môn: IT1110. Phiên bản v30. Chỉnh sửa ngày: 01/08/2010


Mục đích: Luyện tập lệnh if
Yêu cầu: Nâng cao
Lập chương trình thực hiện các công việc sau:
a. Nhập ba số a, b, c bất kỳ từ bàn phím
b. Giải và biện luận phương trình bậc 2:
ax2 + bx + c = 0
Chú ý tính cả nghiệm khi a = 0. Không cần tính nghiệm phức.
c. Đưa kết quả ra màn hình

Bài 4.11:
Mục đích: Luyện tập lệnh while , do . . . while
Yêu cầu: Nâng cao
Lập chương trình thực hiện các công việc sau:
Dùng vòng while hoặc do. . . while để tính số pi theo công thức:
pi/4 = 1 -1/3 +1/5 -1/7 . . . + ( -1)i * 1/(2*i+1)
với độ chính xác epsilon nhập từ bàn phím. Khi đó ta sẽ có số pi với sai số epsilon khi i đủ lớn

để:
1/(2*i+1) < epsilon

--------------------------

18

Bài thực hành Tin Học Đại Cương, mã môn: IT1110. Phiên bản v30. Chỉnh sửa ngày: 01/08/2010


Bài thực hành số 5
MẢNG VÀ XÂU KÝ TỰ
A. HƯỚNG DẪN
• Bài tập trong bài thực hành này ứng với phần lý thuyết về mảng và xâu ký tự.
• Khi làm bài tập về xâu sinh viên nhớ thêm vào đầu chương trình dòng:
#include <string.h>
• Chú ý không thể dùng các phép gán, dấu so sánh để gán và so sánh hai xâu mà phải dùng
các hàm về xâu như strcpy, strcmp v. v. . .
• Khi nhập xâu ký hiệu, để có thể nhập dấu cách, ví dụ khi nhập cả họ và tên cùng một lúc thì
không nên dùng hàm scanf( ) mà dùng hàm gets(s) trong đó s là xâu cần nhập.

B. VÍ DỤ VÀ BÀI TẬP

Ví dụ 5.1:
Mục đích: Minh họa về xử lý mảng
Yêu cầu: Ví dụ tham khảo, không làm vào vở hay thực hành trên máy.
Tìm hiểu chương trình sau:
#include <stdio.h>
#include <conio.h>
void main()

{
int n, i, dem ;
float a[100], tongd, tbcduong;
clrscr();
printf("Cho biet so phan tu cua mang");
scanf("%d",&n);
for (i=0; i{
printf("a[%d]= ",i+1);
scanf("%f",&a[i]);
}

--------------------------

19

Bài thực hành Tin Học Đại Cương, mã môn: IT1110. Phiên bản v30. Chỉnh sửa ngày: 01/08/2010


tongd=0.0;
dem=0;
for (i=0;iif (a[i] >0.0)
{
tongd=tongd+a[i];
dem=dem+1;
}
tbcduong=tongd/dem;
printf ("\n Trung binh cong cac so duong trong day la :%8.2f ", tbcduong);
getch();

}
Bài 5.1:
Mục đích: Luyện tập về mảng
Yêu cầu: Làm vào vở ở nhà. Chạy thử trên máy tính trong buổi thực hành.
Lập chương trình thực hiện các công việc sau:
a. Nhập một dãy n số bất kỳ từ bàn phím, với n < 10 nhập từ bàn phím.
b. Đưa dãy số đã nhập ra màn hình.
c. Tính: trung bình cộng các số âm, tổng các số dương, đếm số các số 0 trong dãy
d. Nhập một số x bất kỳ từ bàn phím. In ra vị trí các số trong dãy có giá trị bằng x.
Bài 5.2:
Mục đích: Luyện tập về mảng
Yêu cầu: Làm vào vở ở nhà. Chạy thử trên máy tính trong buổi thực hành.
Lập chương trình thực hiện các công việc sau:
a. Nhập một dãy n số bất kỳ vào 1 mảng, với n <= 10 nhập từ bàn phím.
b. Sắp xếp dãy số đã nhập theo thứ tự tăng dần, đưa kết quả ra màn hình.
c. Sắp xếp dãy số đã nhập theo thứ tự giảm dần, đưa kết quả ra màn hình.
d. Sắp xếp dãy số giảm dần theo giá trị tuyệt đối, đưa kết quả ra màn hình.
Bài 5.3: Luyện tập về mảng
Yêu cầu: Làm vào vở ở nhà. Chạy thử trên máy tính trong buổi thực hành.
Lập chương trình giải và biện luận hệ phương trình tuyến tính hai ẩn:
a11*x + a12*y = c1
a21*x + a22*y = c2
Các hệ số aij được lưu trữ trong mảng 2 chiều. Các hệ số ci được lưu trữ trong mảng 1 chiều.

--------------------------

20

Bài thực hành Tin Học Đại Cương, mã môn: IT1110. Phiên bản v30. Chỉnh sửa ngày: 01/08/2010



Bài 5.4:
Mục đích: Luyện tập về mảng
Yêu cầu: Làm trong giờ thực hành.
Lập chương trình thực hiện các công việc sau:
a. Nhập một dãy n số bất kỳ từ bàn phím vào mảng a với n <= 10 nhập từ bàn phím.
b. Sao chép tất cả các số dương trong mảng a sang mảng b, tất cả các số âm sang mảng c.
c. Đưa các mảng b, c ra màn hình.

Ví dụ 5.2:
Mục đích: Minh họa về xử lý xâu
Yêu cầu: Ví dụ tham khảo, không làm vào vở hay thực hành trên máy.
Tìm hiểu chương trình sau:
#include <stdio.h>
#include <conio.h>
#include <string.h>
void main()
{
char s1[10];
char s2[10];
clrscr();
printf(“\n Nhap chuoi thu nhat:“);
gets(s1);
printf(“\n Nhap chuoi thu hai:“);
gets(s2);
printf(“\n Chieu dai xau thu nhat la: %d”, strlen(s1));
printf(“\n Sau khi strcat, xau thu nhat la: %s”, strcat(s1,s2));
strcpy(s1,s2);
printf(“\n Sau khi strcpy, xau thu nhat la: %s”, s1);
strcpy(s1,”ab”);

strcpy(s2,”abc”);
printf(“\n Ket qua so sanh la: %d”,strcmp(s1,s2));
getch();
}

--------------------------

21

Bài thực hành Tin Học Đại Cương, mã môn: IT1110. Phiên bản v30. Chỉnh sửa ngày: 01/08/2010


Bài 5.5: Bài tập về xâu
Mục đích: Luyện tập về xâu
Yêu cầu: Làm vào vở ở nhà. Chạy thử trên máy tính trong buổi thực hành.
Lập chương trình nhập vào tên của sinh viên từ bàn phím và in ra dòng chữ:
TURBO C xin chao ban: NGUYEN VAN X
Bài 5.6: Bài tập về xâu
Mục đích: Luyện tập về mảng các xâu
Yêu cầu: Làm vào vở ở nhà. Chạy thử trên máy tính trong buổi thực hành.

Lập chương trình thực hiện các công việc sau:
a. Nhập vào danh sách tên các học sinh của một lớp, với số học sinh n <= 10 nhập từ bàn
phím.
b. Sắp xếp danh sách lớp theo thứ tự ABC.
c. Đưa danh sách đã xếp ra màn hình.

Bài 5.7: Bài tập về xâu
Mục đích: Luyện tập về xâu
Yêu cầu: Làm trong giờ thực hành.

Lập chương trình thực hiện các công việc sau:
a. Nhập các xâu s1, s2
b. Đưa ra màn hình giá trị strlen(s1), strlen(s2)
c. Thực hiện lệnh strcpy(s1, s2) sau đó đưa s1, s2 ra màn hình.
d. Đưa giá trị strcmp(s1, s2), strcmp(s2, s1) ra màn hình. Giải thích ý nghĩa của hai giá
trị.
e. Thực hiện lệnh strcat(s1, s2) sau đó đưa s1, s2 ra màn hình

--------------------------

22

Bài thực hành Tin Học Đại Cương, mã môn: IT1110. Phiên bản v30. Chỉnh sửa ngày: 01/08/2010


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình Tin học đại cương. Viện CNTT-TT, ĐHBK HàNội. 2010.
2. Giáo trình Tin học đại cương. Hoàng Kiếm. Nhà xuất bản Giáo dục. 1997
3. Giáo trình Tin học đại cương nâng cao. Hoàng Kiếm. Nhà xuất bản Giáo dục.
1998
4. Giáo trình Tin học đại cương. Tô Văn Nam. Nhà xuất bản Giáo dục. 2009
5. Ngôn ngữ lập trình C. Quách Tuấn Ngọc. Nhà xuất bản Thống kê. 2003
6. Kỹ thuật lập trình C cơ sở và nâng cao. Phạm Văn Ất. Nhà xuất bản Khoa học
kỹ thuật. 1999
7. Nhập môn Lập trình ngôn ngữ C. Nguyễn Thanh Thủy và cộng sự. Nhà xuất bản
Khoa học kỹ thuật. 2003
8. Bài tập Tin học đại cương. Tô Văn Nam. Nhà xuất bản Giáo dục. 2009
9. Bài tập Lập trình ngôn ngữ C. Nguyễn Thanh Thủy, Nguyễn Quang Huy. Nhà
xuất bản Khoa học kỹ thuật. 2001

10. Ngôn ngữ C và lập trình hướng đối tượng. Bùi Thế Tâm. Nhà xuất bản Giao
thông vận tải. 2006

--------------------------

23

Bài thực hành Tin Học Đại Cương, mã môn: IT1110. Phiên bản v30. Chỉnh sửa ngày: 01/08/2010



×