Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

NOKIA BỊ THÂU TÓM TRONG TAY MICROSOFT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (46.88 KB, 6 trang )

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
BỘ MÔN QUẢN TRỊ HỌC
GIẢNG VIÊN: TS. NGUYỄN THỊ KIM NHUNG

ĐỀ TÀI:
NOKIA BỊ THÂU TÓM TRONG TAY MICROSOFT

Tên sinh viên: Nguyễn Thị Ngọc
Mã sinh viên: 17A4030194
Lớp:K17QTDNB

HÀ NỘI_ 2015


Giới thiệu về tập đoàn Nokia
Nokia corporation là 1 công ty đa quốc gia có trụ sở tại
Keilaniemi, Espoo, 1 thành phố láng giềng thủ đô Helsinki, Phần
Lan.
Nokia đã ra đời cách đây 138 năm. Nguồn gốc của Nokia
bắt nguồn vào năm 1865 khi người kỹ sư mỏ Fredrik Idestam
thành lập 1 nhà máy bột gỗ trên bờ sông Tammerkoski tại Tampere
thuộc miền tây nam Phần Lan.Trong suốt 138 năm thành lập và
phát triển, Nokia từ 1 hãng sản xuất giấy đã trở thành 1 công ty
cung ứng nhiều sản phẩm công nghiệp hàng đầu thế giới về truyền
thông di động.
Năm 1966, tập đoàn Nokia được thành lập từ sự sáng lập
của 3 công ty Phần Lan: Nokia company_ nhà máy sản xuất bột gỗ
làm giấy thành lập năm 1865; nhà máy sản xuất ủng cao su, lốp xe
và các sản phẩm cao su công nghiệp và tiêu dùng khác;Finnish
cable works_ nhà cung cấp dây cáp cho các mạng truyền tải điện,
điện tín và điện thoại di động. Năm 1960, Nokia bước vào thị


trường thiết bị viễn thông và đã thành lập tại Finnish Cable Works,
1 bộ phận chuyên về điện tử tập trung sản xuất các thiết bị vô
tuyến truyền thông.
Ngày nay Nokia bao gồm 2 tập đoàn kinh doanh: Nokia
mobile phones và Nokia networks. Nokia Mobile Phones là nhà
sản xuất điện thoại di động lớn nhất thế giới. Nokia networks là
cung cấp hàng đàu cơ sở hạ tầng mạng di động, băng thông rộng
và IP và các dịch vụ có kiên quan.
Nokia đã bị Microsoft thôn tính: Đã đến lúc phải vĩnh biệt
Nokia
Ngày 24/4/2014, Microsoft chính thức thức thâu tóm mảng
thiết bị và dịch vụ của Nokia, đặt dấu chấm hết cho thương hiệu
điện thoại nổi tiếng ở Phần Lan. Lực lượng nhân sự của Nokia


đang hoạt động tại 50 quốc gia trên toàn thế giới chính thức về tay
Microsoft.
Trong thương vụ Microsoft mua lại bộ phận sản xuất di động
của Nokia có 1 số điều khoản như: Microsoft có quyền sở hữu bộ
phận sản xuất thiết bị và dịch vụ của Nokia, bao gồm bộ phận sản
xuất điện thoại phổ thông, thiết bị thông minh, đội ngũ thiết kế sản
phẩm và các bộ phận hỗ trợ.
Tổng cộng có khoảng 32.000 nhân viên Nokia sẽ được dịch
chuyển sang Microsoft, chi phí ước tính cho việc dịch chuyển này
có thể lên đến 14,9 tỷ euro- bằng 50% doanh thu của Nokia trong
toàn bộ năm 2012.
Nokia cho phép Microsoft sử dụng 1 số bằng sáng chế( không
có trong danh sách mua) của Nokia trong vòng 10 năm.
Riêng dịch vụ bản đồ Here, Microsoft phải trả tiền bản quyền
trong vòng 4 năm tới. Như vậy, Microsoft sẽ là đối tác thứ 3 sử

dụng dịch vụ bản quyền này của Nokia.
Microsoft được phép sử dụng thương hiệu Nokia trên các
dòng điện thoại phổ thông trong vòng 10 năm tới. Riêng thương
hiệu Nokia vẫn thuộc quyền sở hữu của công ty Phần Lan.
Quá trình Nokia bị thâu tóm
Stephen Elop đã bắt đầu đảm nhiệm cương vị CEO của Nokia
từ ngày 21/9/2010. Sau khi gia nhập công ty, ông đã gửi đến các
nhân viên 1 bản memo mang tên “ con tàu cháy” kinh điển. Bản
ghi nhớ này đề cập đến việc Nokia đang đứng trên bờ vực của sự
diệt vong nếu vẫn gắn bó với “con tàu cháy” Symbian, và kêu gọi
cần hành động ngay.
Tháng 2/2011, Elop chính thức tuyên bố khai tử nền tảng
Symbian để bắt tay với Microsoft, sử dụng hệ điều hành Windows
Phone. Lý giải cho hành động chọn windows thay vì android, Elop
chỉ dùng 1 từ duy nhất đó là “ sự khác biệt”.
Tháng 11/2011, Nokia cho ra mắt chiếc smartphone đầu tiên
chạy windows phone là Lumia 800, tiếp sau đó là model cao cấp
nhất – chiếc Lumia 900. Windows Phone 7 khi đó vẫn còn rất


nghèo nàn thậm chí không hỗ trợ chip lõi kép, nhưng Nokia cũng
đã kịp tạo được ấn tượng nhất định. Tuy nhiên chỉ vài tháng sau,
ngườu dùng Lumia đã hoàn toàn ngã ngửa bởi Microsoft giới thiệu
Windows Phone 8 không hỗ trợ các sản phẩm đời trước. Đến lúc
này người ta chợt nhận ra rằng Nokia chẳng khác gì “cá nằm trên
thớt” và động thái “xúc phạm người tiêu dùng” của Microsoft
chẳng qua là để “dìm” Nokia nún sâu vào khủng hoảng, nhằm mua
lại công ty này với giá thấp nhất có thể. Trong giai đoạn 20112012, Nokia lần lượt sa thải hơn 20.000 nhân viên để tái cơ cấu,
bán thương hiệu điện thoại siêu sang Vertu, thậm hó bán luôn trụ
sở chính ở Phần Lan. Nokia liên tục báo lỗ, cho đến quý I năm

2014, khi Nokia đã làm ăn khởi sắc hơn hẳn, hãng này vẫn lỗ
khoảng 150 triệu euro.
Sau 3 năm, giá trị cổ phiếu của Nokia đã sụt giảm đến 62%
so với thời điểm Stephen Elop lên dẫn dắt công ty, để rồi giờ đây
Microsoft thâu tóm bộ phận quan trọng nhất của Nokia với mức
giá 7,2 tỷ USD, 1 mức giá mà theo nhiều người đánh giá là quá rẻ
cho 1 “ tượng đài” như Nokia.
Sai lầm ở đâu dẫn đến Nokia bị thâu tóm? Phải chăng là do
chính nhà lãnh đạo?
Sự lựa chọn Windows Phone cho điện thoại thông minh của
Elop chính là sai lầm lớn nhất. Trong số rất nhiều lựa chọn, Elop
lại quyết định gắn bó số phận của Nokia với Microsoft. Tuy có
những phản đối của cổ đông trong việc lựa chọn Windows Phones
nhưng Rlop vẫn bảo thủ làm theo quyết định của mình. Nhiều
người xem rằng chính Stepen Elop là “ gián điệp công nghệ” mà
microsoft cài vào Nokia, khiến Nokia càng lâm vào khủng hoảng
để Microsoft dễ dàng hơn trong việc thâu tóm công ty này.
Tính từ thời điểm Elop lên đảm nhiệm cương vị CEO của
Nokia cho đến tháng 6/2013, cổ phiếu của hãng này đã giảm 85%,
thị phần điện thoại giảm từ 23.4% xuống 14.8%, trong khi thị phần
smartphone cũng giảm từ 11.7% xuống còn 8.8%.


Nhưng Elop không phải là người duy nhất mắc sai lầm. Hội
đồng quản trị của Nokia phản đối sự thay đổi, khiến cho công ty
này không thể thích ứng được với những đổi mới nhanh chóng
trong ngành công nghệ. Nokia quá trung thành với Symbian, công
ty đã quyết định tăng gấp đôi sự đàu tư cho Syantec. Tuy nhiên nỗ
lực này đã không thành công và Nokia đã xóa bỏ nhóm liên kết các
nhà dịch vụ vào 2 năm sau khi lập ra nhóm. Nhưng đã quá muộn

khi họ nhận ra rằng thay đổi là cần thiết để duy trì cạnh tranh.
Bài học rút ra từ thất bại của Nokia
Liệu những người khổng khác như Apple, Samsung, và
google có rtanhs được bi kịch giống như Nokia? Để tránh đi vào
vết xe đổ, đầu tiên các công ty cần phải tiếp tục đổi mới nhằm tăng
cường làm chủ các công nghệ mới ra đời. Nếu các công ty dẫn đầu
triển khai được hệ thống giúp khám phá nôi dưỡng những ý tưởng
mới, tạo ra một văn hóa trong đó nhân viên không sợ mắc sai lầm,
họ sẽ giữ được vị trí tiên phong.
Vẫn gói gọn trong từ đổi mới nhưng ở đây các hãng công
nghệ cần không ngần ngại bắt chước. Nếu nokia ngay lập tức bắt
đầu phát triển các sản phẩm giống như iphone, đồng thời giải quyết
các vấn đề liên quan tới bằng sáng chê 1 cách hiệu quả, ngành king
doanh thiết bị di động của hãng này có lẽ sẽ khác.
Và hơn hết là lãnh đạo cần có tâm nhìn chiến lược, biết nhìn
xa trông rộng để đưa ra những quyết định đúng đắn. Hội đồng
quản trị của Nokia đã có quyết định sai lầm là không thay đổi, phát
triển công nghệ, để đến khi thực hiện một công nghẹ mới gây ra
những hệ quả không đáng có.
Đánh giá cá nhân
Nokia đang từ 1 thương hiệu nổi tiếng với những sản phẩm
tuyệt vời nhưng lại đi xuống, bị Microsoft thâu tóm, khiến cho


người tiêu dùng thất vọng. Vậy trách nhiệm thuộc về ai? Đầu tiên
chính là Stephen Elop, người lãnh đạo_CEO của Nokia. Elop phải
chịu trách nhiệm cho những quyết định sai lầm của mình.
Từ khi Elop đảm nhiệm chức vụ, những quyết định của ông
đã làm cho Nokia đi vào khủng hoảng và dần dần bộ phận quan
trọng nhất của Nokia đã thuộc về tay Microsoft.

Không chỉ có Elop mà các cổ đông lớn khác trong Nokia
cũng phải tự xem lại. Hội đồng quản trị của Nokia đã có những suy
nghĩ, quyết định bảo thủ, phản đối sự thay đổi. Khi ngành công
nghệ có những đổi mới thì công ty lại gặp khó khăn trong việc
thích ứng.
Vậy nên các công ty muốn được phát triển, có chỗ đứng
trong thị trường thì cần phải có bộ máy tổ chức vững mạnh, người
lãnh đạo phải có đầy đủ các nhân tố cho nhà quản trị, công ty phải
luôn tìm cách đổi mới công nghệ, để thích ứng được với sự thay
đổi của thị trường



×