Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

“LẬP PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2020 HUYỆN TRẢNG BÀNG – TỈNH TÂY NINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (997.85 KB, 77 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI & BẤT ĐỘNG SẢN

BÁO CÁO TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:

“LẬP PHƯƠNG ÁN
QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2020
HUYỆN TRẢNG BÀNG – TỈNH TÂY NINH"

SVTH
MSSV
LỚP
KHÓA
NGÀNH

:
:
:
:
:

VÕ THỊ MỸ TRINH
07124133
DH07QL
2007 – 2011
Quản Lý Đất Đai

-TP.Hồ Chí Minh, tháng 8 năm 2011-



TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI & BẤT ĐỘNG SẢN
BỘ MÔN QUY HOẠCH

VÕ THỊ MỸ TRINH

“LẬP PHƯƠNG ÁN
QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2020
HUYỆN TRẢNG BÀNG - TỈNH TÂY NINH”

Giáo viên hướng dẫn: ThS. Bùi Văn Hải
(Địa chỉ cơ quan: Trường Đại Học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh)

(Ký tên: ………………………………)

- Tháng 8 năm 2011 -


Lời cảm ơn
Con xin thành kính ghi sâu công ơn cha mẹ đã sinh thành, bà nội,
anh hai, em năm và những người thân đã nuôi dưỡng con, động viên và tạo
điều kiện cho con được học tập để con có được ngày hôm nay.
Em xin gửi lời tri ân sâu sắc đến:
Thầy Bùi Văn Hải, Bộ môn Quy hoạch, Khoa Quản lý đất đai và Bất
động sản đã hướng dẫn chu đáo, tận tình để em hoàn thành luận văn tốt
nghiệp.
Quý thầy cô giáo Khoa Quản lý Đất đai và Bất động sản, Trường
Đại học Nông Lâm Tp HCM đã truyền đạt cho em những kiến thức quý báu
trong thời gian học tập tại trường.

Xin chân thành cám ơn:
Sự giúp đỡ nhiệt tình của các cô chú, anh chị hiện đang công tác tại
Phòng TNMT, UBND, các Phòng Ban huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh,
đã tạo điều kiện cho em trong suốt thời gian em thực hiện đề tài.
Sự giúp đỡ của tập thể lớp DH07QL trong suốt thời gian học tập
cũng như làm luận văn tốt nghiệp.

ĐH Nông Lâm TP HCM, tháng 08/2011
Sinh Viên

Võ Thị Mỹ Trinh


TÓM TẮT
Sinh viên thực hiện: VÕ THỊ MỸ TRINH, Khoa Quản lý Đất đai & Bất động sản,
Trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh.
Đề tài: “Lập phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 huyện Trảng
Bàng, tỉnh Tây Ninh.”
Giáo viên hướng dẫn: ThS. Bùi Văn Hải, Bộ môn Quy hoạch, Khoa Quản lý Đất
đai & Bất động sản Trường Đại Học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh.
Huyện Trảng Bàng là một huyện ở cực Nam của tỉnh Tây Ninh, cách Thị xã Tây
Ninh 50 km theo Quốc lộ 22B, cách Thành phố Hồ Chí Minh 40 km về phía Tây Bắc.
Đây là trung tâm công nghiệp và dịch vụ của tỉnh Tây Ninh, nằm trong hệ thống công
nghiệp, hệ thống du lịch sinh thái và truyền thống cách mạng của vùng kinh tế trọng điểm
phía Nam với hạt nhân trọng điểm là Tp. Hồ Chí Minh. Huyện Trảng Bàng có 10 xã và 01
thị trấn.
Vì vậy, công tác lập quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 huyện Trảng Bàng là việc
làm cần thiết và cấp bách nhằm nâng cao hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội và bền vững
về môi trường, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý Nhà nước về đất
đai.

Đề tài được thực hiện trên cơ sở áp dụng các quy định về lập quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất đai của Luật đất đai 2003, Thông tư 19/2009/TT-BTNMT ngày 02/11/2009 của
Bộ Tài nguyên và Môi trường…
Phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 của huyện Trảng Bàng được lập dựa
trên những căn cứ pháp lý cụ thể; xây dựng trên cơ sở đánh giá điều kiện tự nhiên, tài
nguyên thiên nhiên, kinh tế xã hội, đánh giá tiềm năng đất đai, phù hợp các chỉ tiêu quy
hoạch phát triển kinh tế xã hội của huyện Trảng Bàng đến năm 2020. Những chỉ tiêu sử
dụng đất của phương án nêu ra phù hợp với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế của vùng kinh
tế trọng điểm phía Nam. Trong quá trình thực hiện, đề tài đã sử dụng một số phương pháp
như: phương pháp thống kê, phương pháp bản đồ, phương pháp phân tích so sánh,
phương pháp chuyên gia,…
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ đưa ra phương án quy hoạch sử dụng đất cho huyện
Trảng Bàng đến năm 2020 phù hợp trên cả 3 phương diện: Kinh tế– Xã hội– Môi trường.
Trên cơ sở những căn cứ và mục tiêu xây dựng phương án QHSDĐ huyện Trảng Bàng
đến năm 2020, phân bổ quỹ đất cho các mục đích sử dụng được thể hiện qua phương án:
- Chuyển một phần diện tích đất nông nghiệp sang mục đích phi nông nghiệp. Chú trọng
phát triển các khu dân cư tập trung, công trình công cộng nhất là giao thông.
- Sắp xếp, bố trí các khu dân cư, tuyến dân cư tập trung.
- Nâng cấp, mở rộng các tuyến đường giao thông.
- Xây dựng hệ thống cống tiêu thoát nước.
- Tạo mảng cây xanh, lót vỉa hè dọc các tuyến đường thị trấn.
- Lắp điện chiếu sáng các tuyến đường chính.


MỤC LỤC
Nội dung

Trang

ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................................. 1

Mục tiêu- yêu cầu nghiên cứu ......................................................................................... 1
Phạm vi- đối tượng nghiên cứu ....................................................................................... 2
PHẦN I: TỔNG QUAN
I.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................................. 3
I.1.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu ........................................................... 3
I.1.2 Cơ sở pháp lý của vấn đề nghiên cứu .............................................................. 4
I.1.3. Cơ sở thực tiễn ............................................................................................... 5
I.2. KHÁI QUÁT ĐỊA BÀN ........................................................................................... 8
I.3. NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ QUY TRÌNH THỰC HIỆN ........................... 9
I.3.1. Nội dung .......................................................................................................... 9
I.3.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 9
I.3.3. Trình tự thực hiện nghiên cứu ......................................................................... 9
I.3.4. Kết quả đạt được .......................................................................................... 10
PHẦN II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
II.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG ............................ 11
II.1.1 Điều kiện tự nhiên ......................................................................................... 11
II.1.2 Các nguồn tài nguyên.................................................................................... 14
II.1.3 Thực trạng môi trường .................................................................................. 17
II.1.4 Đánh giá chung ............................................................................................. 18
II.2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ, XÃ HỘI ............................................. 18
II.2.1 Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ..................................... 18
II.2.2 Thực trạng phát triển các nghành kinh tế ..................................................... 19
II.2.3 Dân số, lao động, việc làm và thu nhập ........................................................ 22
II.2.4 Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội và cảnh quan môi
trường...................................................................................................................... 27
II.3 TÌNH HÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI ..................................................... 28
II.3.1 Tình hình quản lý đất đai .............................................................................. 28
II.3.2 Hiện trạng sử dụng đất và biến động các loại đất ......................................... 31
II.3.3 Đánh giá kết quả thực hiện QHSDĐ kỳ trước .............................................. 38
II.4 ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG DÀI HẠN SỬ DỤNG ĐẤT ...... 41

II.4.1 Đánh giá tiềm năng đất đai ........................................................................... 41
II.4.2 Định hướng dài hạn sử dụng đất ................................................................... 43


II.5 PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT .................................................... 45
II.5.1 Các chỉ tiêu phát triển kinh tế- xã hội trong thời kỳ quy hoạch ................... 45
II.5.2 Phương án quy hoạch sử dụng đất ................................................................ 49
II.5.3 Đánh giá tác động của phương án quy hoạch sử dụng đất đến
kinh tế- xã hội ......................................................................................................... 57
II.5.4 Phân kỳ quy hoạch sử dụng đất .................................................................... 59
II.5.5 Giải pháp tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất .................... 59
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................................... 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

DANH SÁCH BẢNG BIỂU
I. Danh sách bản đồ
1. Sơ đồ vị trí huyện Trảng Bàng .................................................................................. 12
2. Bản đồ địa hình huyện Trảng Bàng ........................................................................... 13
3. Bản đồ đất huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh .......................................................... 16
4. Bản đồ đơn vị hành chánh huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh.................................. 20
5. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010 huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh .......... 32
6. Bản đồ đơn vị đất đai huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh ......................................... 42
7. Bản đồ quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh... 57
II. Danh sách các bảng
Bảng 2.1: Các đơn vị hành chính của huyện Trảng Bàng ............................................. 11
Bảng 2.2: Các dạng địa hình, địa chất chính ................................................................. 12
Bảng 2.3: Quy mô và cơ cấu các loại đất ...................................................................... 14
Bảng 2.4: Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp trên địa bàn huyện theo giá hiện hành
phân theo thành phần kinh tế và theo ngành kinh tế. .................................................... 19

Bảng 2.5: Số lượng gia súc- gia cầm ............................................................................. 20
Bảng 2.6: Giá trị sản xuất thủy sản trên địa bàn huyện Trảng Bàng ............................. 21
Bảng 2.7 : Quy mô và cơ cấu dân số và lao động huyện Trảng Bàng qua các năm .... 22
Bảng 2.8: Cân đối lao động xã hội ................................................................................ 22
Bảng 2.9: Tổng hợp hiện trạng mạng lưới đường huyện .............................................. 24
Bảng 2.10: Hiện trạng cơ sở giáo dục năm học 2010-2011 ......................................... 26
Bảng 2.11: Thu chi ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện ........................................ 30
Bảng 2.12: Phân bố diện tích cây lâu năm theo các đơn vị hành chính ........................ 33
Bảng 2.13: Phân bố diện tích đất nuôi trồng thủy sản ................................................... 33
Bảng 2.14: Thống kê diện tích đất ở năm 2010 ............................................................ 34


Bảng 2.15: Biến động diện tích theo mục đích sử dụng thời kì 2005- 2010 ................. 36
Bảng 2.16: Dự báo dân số Trảng Bàng đến năm 2020.................................................. 47
III. Danh sách các biểu đồ
Biểu đồ 1: Cơ cấu kinh tế của huyện giai đoạn 2005- 2009.......................................... 18
Biểu đồ 2: Cơ cấu giá trị sản xuất nghành nông nghiệp (theo giá cố định 1994) ......... 19
Biểu đồ 3: Sản lượng cây lương thực giai đoạn 2006- 2009 ......................................... 20
Biểu đồ 4: Cơ cấu sử dụng đất của huyện ..................................................................... 31
Biểu đồ 5 : Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp ........................................................... 32
Biểu đồ 6: Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp ...................................................... 34

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BTNMT
:
CN
:
CNNN
:
CTCC

:
CPSĐ
:
DTLS
:
DTTN
:
ĐVĐĐ
:
GD- ĐT
:
HĐND
:
HN
:
PNN
:
QH, KH SDĐ :
QH SDĐ
:
SDĐ
:
TCQLĐĐ
:
TDTT
:
THCS
:
THPT
:

UBND
:
VHTT
:
VLXD
:

Bộ Tài nguyên và Môi trường
Công nghiệp
Công nghiệp ngắn ngày
Công trình công cộng
Cấp phối sỏi đỏ
Di tích lịch sử
Diện tích tự nhiên
Đơn vị đất đai
Giáo dục- Đào tạo
Hội đồng nhân dân
Hàng năm
Phi nông nghiệp
Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Quy hoạch sử dụng đất
Sử dụng đất
Tổng cục quản lý đất đai
Thể dục thể thao
Trung học cơ sở
Trung học phổ thông
Ủy ban nhân dân
Văn hóa thông tin
Vật liệu xây dựng



Ngành: Quản lý Đất đai

SVTH: Võ Thị Mỹ Trinh

ĐẶT VẤN ĐỀ
Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt,
thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, địa bàn xây dựng và phát triển
dân sinh, kinh tế xã hội, quốc phòng và an ninh. Vai trò của đất đai đối với con người
và các hoạt động sống trên trái đất rất quan trọng, nhưng lại giới hạn về diện tích và cố
định về vị trí. Do vậy việc sử dụng đất phải hết sức tiết kiệm và hợp lý trên cơ sở hiệu
quả, lâu bền.
Công tác lập QH, KH SDĐ là một yêu cầu đặc biệt để sắp xếp quỹ đất cho các
lĩnh vực nhằm phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh, quốc phòng, tránh
sự chồng chéo, gây lãng phí trong sử dụng đất, hạn chế sự huỷ hoại đất, phá vỡ môi
trường sinh thái. Đây là một nội dung quan trọng để quản lý nhà nước về đất đai, được
thể chế hóa trong Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992:
“Nhà nước thống nhất quản lý đất đai theo quy hoạch và pháp luật, bảo đảm sử dụng
đúng mục đích và có hiệu quả”.
Huyện Trảng Bàng là trung tâm công nghiệp và dịch vụ của tỉnh Tây Ninh, nằm
trong hệ thống công nghiệp, hệ thống du lịch sinh thái và truyền thống cách mạng của
vùng kinh tế trọng điểm phía Nam với hạt nhân trọng điểm là Tp. Hồ Chí Minh. Nằm
trên tuyến đường Xuyên Á chạy ngang, Trảng Bàng là cửa ngõ quan trọng để giao lưu
với các vùng khác trong nước và quốc tế. Chính vì vậy, để phát huy những tiềm năng
sẵn có của địa phương, việc lập phương án quy hoạch nhằm đảm bảo sử dụng đất một
cách tiết kiệm, có hiệu quả và bền vững là yêu cầu hết sức cần thiết.
Công tác quy hoạch sử dụng đất có ý nghĩa đặc biệt quan trọng không chỉ cho
trước mắt mà cho cả lâu dài. Căn cứ vào điều kiện tự nhiên, phương hướng, nhiệm vụ
và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện, phương án QHSDĐ được tiến hành
nhằm định hướng cho các ngành, các cấp trên địa bàn lập QH, KH SDĐ chi tiết của

mình, tạo cơ sở pháp lý để bố trí sử dụng đất đai hợp lý, có hiệu quả, bảo vệ cảnh
quan, môi trường, đồng thời đáp ứng được yêu cầu thống nhất quản lý của Nhà nước
về đất đai.
Được sự đồng ý của Khoa Quản Lý Đất Đai Và Bất Động Sản- Trường Đại học
Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh, cùng với sự hướng dẫn của ThS. Bùi Văn Hải, tôi
tiến hành thực hiện đề tài: “Lập phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020
huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh”.
I. MỤC TIÊU - YÊU CẦU NGHIÊN CỨU
1. Mục đích nghiên cứu:
- Đánh giá được thực trạng và tiềm năng đất đai trên địa bàn, làm cơ sở cho việc phân
bổ quỹ đất để sử dụng đất đai một cách khoa học, hợp lý, đạt hiệu quả và bền vững.
- Xác định lợi thế và hạn chế trong phát triển kinh tế - xã hội nói chung và trong khai
thác sử dụng quỹ đất đai nói riêng.
- Xây dựng phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai hàng năm và định hướng
quy hoạch sử dụng đất đai. Khoanh định quy mô diện tích cho từng loại đất, tạo cơ sở
pháp lý cho việc quản lý như: Giao đất, cho thuê, thế chấp QSDĐ, thu hồi đất, chuyển
mục đích sử dụng.
Trang 1


Ngành: Quản lý Đất đai

SVTH: Võ Thị Mỹ Trinh

2. Yêu cầu:
- Quy hoạch sử dụng đất đai (QHSDĐĐ) phải đảm bảo sử dụng đúng mục đích, tiết
kiệm, có hiệu quả và chấp hành đúng pháp luật.
- QHSDĐĐ phải mang tính khoa học và tính khả thi, phù hợp với mục tiêu phát triển
kinh tế - xã hội.
- QHSDĐĐ phải gắn với việc sử dụng đất và bảo vệ tài nguyên môi trường sinh thái

trên quan điểm phát triển bền vững.
- Trình tự, nội dung, hệ thống biểu mẫu được thực hiện theo đúng quy định tại Thông
tư số 19/2009/TT - BTNMT của Bộ Tài nguyên & Môi trường, hướng dẫn lập, điều
chỉnh và thẩm định QH, KH sử dụng đất đai các cấp.
II.PHẠM VI – ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu:
- Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, cảnh quan môi trường, quy luật phát
triển kinh tế- xã hội và các điều kiện về cơ sở hạ tầng.
- Quỹ đất đai của huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh và các nhân tố ảnh hưởng đến
quá trình sử dụng đất.
2. Phạm vi nghiên cứu:
- Địa bàn nghiên cứu: toàn bộ diện tích tự nhiên theo ranh giới hành chính huyện
Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh.
- Thời gian nghiên cứu: 04 tháng ( từ tháng 4 năm 2011 đến tháng 8 năm 2011).

Trang 2


Ngành: Quản lý Đất đai

SVTH: Võ Thị Mỹ Trinh

PHẦN I
TỔNG QUAN
I.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
I.1.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
- Động thái biến đổi điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, cảnh quan môi trường.
- Quy luật phát triển kinh tế - xã hội của địa bàn nghiên cứu.
- Bên cạnh đó, còn một số cơ sở khoa học mang tính thuyết phục như sau:
Đất đai: là một vùng không gian đặc trưng có giới hạn, theo chiều thẳng đúng (gồm khí

hậu của bầu khí quyển, lớp đất phủ bề mặt, thảm thực vật, động vật, diện tích mặt nước, tài
nguyên nước ngầm và khoáng sản trong lòng đất), theo chiều nằm ngang trên mặt đất (là sự
kết hợp giữa thổ nhưỡng, địa hình, thủy văn, thảm thực vật cùng các thành phần khác).
Ngoài ra còn hoạt động của con người từ quá khứ đến hiện tại và triển vọng trong tương lai.
Quy hoạch: là việc xác định một trật tự nhất định bằng những hoạt động phân bổ,
bố trí, sắp xếp, tổ chức.
Quy hoạch sử dụng đất:
Ở Liên Xô trước đây đã xây dựng: “QH-KHSDĐ là hệ thống các biện pháp triển
khai luật sử dụng đất và sử dụng đất toàn diện, hiệu quả, bảo vệ tài nguyên đất” (Viện
tài nguyên môi trường đất Liên Xô).
Theo hướng dẫn của FAO năm 1993: “Quy hoạch sử dụng đất là việc đánh giá có
hệ thống về tiềm năng đất và nước, đưa ra các phương án sử dụng đất và điều kiện KTXH cần thiết nhằm lựa chọn và chỉ ra phương án lựa chọn tốt nhất.
Nước ta nhận thức về quy hoạch sử dụng đất theo hai quan điểm:
+ Quan điểm thứ nhất cho rằng: QHSDĐ đơn thuần chỉ là một biện pháp kỹ
thuật, qua đó người ta thể hiện các biện pháp sau: Đo đạc bản đồ đất đai, phân chia
diện tích, giao đất cho các ngành, thiết kế xây dựng đồng ruộng.
+ Quan điểm thứ hai cho rằng: QHSDĐ được xây dựng trên các quy phạm pháp
luật của Nhà nước nhằm nhấn mạnh tính pháp chế của QHSDĐ.
QHSDĐ thể hiện đồng thời ba tính chất: tính pháp chế, tính kỹ thuật, tính kinh tế.
+ Tính pháp chế: Xác nhận tính pháp lý về mục đích và quyền sử dụng đất theo
quy hoạch nhằm đảm bảo sử dụng và quản lý đất đai đúng pháp luật.
+ Tính kỹ thuật: Bao gồm các tác nghiệp chuyên môn như điều tra, khảo sát,
xây dựng bản đồ, khoanh định, xử lý số liệu…
+ Tính kinh tế: Thể hiện bằng hiệu quả sử dụng đất đai.
Như vậy: “Quy hoạch sử dụng đất là một hệ thống các biện pháp kinh tế kỹ thuật và
pháp chế của Nhà nước về tổ chức sử dụng và tái phân phối quỹ đất của địa phương, tổ
chức sử dụng như một tư liệu sản xuất cùng với các tư liệu sản xuất khác gắn liền với đất
nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất xã hội tạo mọi điều kiện bảo vệ đất đai, bảo vệ tài
nguyên và môi trường”.
Trang 3



Ngành: Quản lý Đất đai

SVTH: Võ Thị Mỹ Trinh

- Việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:
1. Phù hợp với chiến lược, quy hoạch tổng thể, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội,
quốc phòng, an ninh;
2. Được lập từ tổng thể đến chi tiết; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp dưới phải phù
hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp trên; kế hoạch sử dụng đất phải phù hợp với
quy hoạch sử dụng đất đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định, xét duyệt;
3. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp trên phải thể hiện nhu cầu sử dụng đất
của cấp dưới;
4. Sử dụng đất tiết kiệm và có hiệu quả;
5. Khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường;
6. Bảo vệ, tôn tạo di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh;
7. Dân chủ và công khai;
8. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của mỗi kỳ phải được quyết định, xét duyệt
trong năm cuối của kỳ trước đó.

I.1.2 CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
- Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992;
- Luật Đất đai năm 2003 ngày 26 tháng 11 năm 2003;
- Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật
Đất đai năm 2003;
- Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ quy định bổ sung về
quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư;
- Thông tư số 19/2009/TT-BTNMT ngày 02/11/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường về Quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử

dụng đất;
- Thông tư 06/2010/TT-BTNMT ngày 15 tháng 3 năm 2010 của Bộ Tài nguyên Môi
trường về việc ban hành Định mức kinh tế- kỹ thuật lập và điều chỉnh quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất;
- Hướng dẫn áp dụng định mức sử dụng đất trong công tác lập và điều chỉnh quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất (kèm theo công văn số 5763/BTNMT-ĐKTK ngày 25
tháng 12 năm 2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường);
- Công văn số 2778/BTNMT-TCQLĐĐ ngày 04 tháng 8 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ
Tài nguyên và Môi trường về việc triển khai lập quy hoạch sử dụng dụng đất đến năm
2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu;
- Quy hoạch sử dụng đất tỉnh Tây Ninh thời kỳ 1996- 2010 đã được Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt tại Quyết định số 1118/QĐ-TTg ngày 11/12/1998;
- Quy hoạch sử dụng đất huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh thời kỳ 1997- 2010 đã
được Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh phê duyệt tại Quyết định số 305/1998/QĐ-UB
ngày 14/7/1998;
- Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm
(2006– 2010) của huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh đã được Ủy ban nhân dân tỉnh
Tây Ninh phê duyệt tại Quyết định số 455/QĐ-UBND ngày 25/12/2006;
Trang 4


Ngành: Quản lý Đất đai

SVTH: Võ Thị Mỹ Trinh

- Điều chỉnh bổ sung QHSDĐ đến năm 2010 của Tỉnh Tây Ninh và được Chính phủ
xét duyệt tại Nghị quyết số 55/NQ-CP ngày 16/11/2009;
- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội Tỉnh Tây Ninh đến năm 2020;
- Dữ liệu kiểm kê đất đai năm 2010 huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh;
- Niên giám thống kê huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh năm 2009.

- Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ số 18- NQ/ĐH của huyện Trảng Bàng, tỉnh
Tây Ninh lần thứ X, nhiệm kỳ 2010 - 2015;
- Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Đảng bộ huyện Trảng Bàng khóa IX số 286BC/HU ngày 22 tháng 7 năm 2010.
- Nghị quyết đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội, quốc
phòng- an ninh năm 2010 và định hướng kế hoạch năm 2011 số 19/2010/NQ- HĐND
ngày 17 tháng 12 năm 2010.
- Báo cáo thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội qua các năm 2005, 2006, 2007,
2008, 2009, 2010 của UBND huyện Trảng Bàng.
- Báo cáo nhu cầu sử dụng đất của các Sở, ban, ngành trên địa bàn huyện Trảng Bàng
giai đoạn 2011- 2015, hướng đến năm 2020.

I.1.3. CƠ SỞ THỰC TIỄN
a. Sơ lược công tác quy hoạch sử dụng đất ở các nước trên thế giới:

Quy hoạch sử dụng đất không chỉ có vai trò quan trọng đối với nước ta mà còn đối
với tất cả các nước trên thế giới. Các nước đã tiến hành QH SDĐ từ rất sớm:
- Hệ thống QHSDĐ ra đời ở Liên Xô từ thập niên 30 và phát triển liên tục cho đến
nay. Hệ thống QHSDĐ gồm có 4 cấp:
+ Tổng sơ đồ sử dụng đất toàn liên bang.
+ Tổng sơ đồ sử dụng đất các tỉnh và nước cộng hòa.
+ Quy hoạch vùng và huyện.
+ Quy hoạch liên xí nghiệp và xí nghiệp.
- Ở các nước tư bản phát triển như Anh, Pháp, Mĩ, Úc,.... gần đây là các nước Thái
Lan, Malayxia, Philipin đã ứng dụng các quy phạm vào công tác điều tra, đánh giá quy
hoạch.
- Ở các nước khu vực Đông Nam Á như Lào, Campuchia... nhìn chung công tác
quy hoạch đã phát triển và hình thành bộ máy quản lý đất đai tương đối tốt nhưng mới
chỉ dừng lại cho phần quy hoạch tổng thể cho các ngành.
b. Sơ lược công tác quy hoạch sử dụng đất ở Việt Nam:


Công tác QHSDĐ ở nước ta được chia thành 6 giai đoạn:
- Giai đoạn trước năm 1975:
Công tác QHSDĐ được thực hiện theo ngành và theo lãnh thổ. Từ toàn quốc đến
tỉnh, huyện, xã và các vùng chuyên canh lâm, nông trường, xí nghiệp mặc dù chưa có
khái niệm về QHSDĐ đất một cách cụ thể.
Trang 5


Ngành: Quản lý Đất đai

SVTH: Võ Thị Mỹ Trinh

Ở miền Bắc: Công tác quy hoạch tập trung tiến hành phục vụ xây dựng và mở
mang các nông trường quốc doanh, chủ yếu là quy hoạch các vùng nông nghiệp, nông
nghiệp. Công tác này được thực hiện bởi các cơ quan chủ quản nên không có cơ sở
quyết định pháp lý.
Ở miền Nam: Dự án phát triển hậu chiến, sẽ tiến hành và phát triển sau chiến tranh.
Những hạn chế: Quy hoạch sử dụng đất trong giai đoạn này chủ yếu phục vụ cho
hoạt động của nông trường và hợp tác xã nông nghiệp.
- Giai đoạn từ năm 1975 – 1978:
Lần đầu tiên trên toàn quốc tiến hành đồng loạt có sự chỉ đạo thống nhất để thực
hiện quy hoạch 3 cấp: Toàn quốc, vùng, tỉnh.
Thành lập ban chỉ đạo phân vùng kinh tế nông lâm TW, Ban phân vùng kinh tế các
tỉnh thành.
Những kết quả đạt được:
+ Quy hoạch nông lâm nghiệp 07 vùng kinh tế.
+ Quy hoạch nông lâm 44 tỉnh, thành phố TW.
+ Nội dung QHSDĐ, phân bố đất đai dàn trải nhưng chưa thành phần mục trong
báo cáo quy hoạch.
Những hạn chế:

+ Đối tượng đất đai trong quy hoạch chủ yếu là đất nông lâm.
+ “Quy hoạch pháo đài” (nội lực) chưa xét trong mối quan hệ vùng (ngoại lực).
+ Tình hình tài liệu điều tra cơ bản thiếu và không đồng bộ.
+ Còn 3 triệu ha chưa được quy hoạch.
+ Chưa lượng toán vốn đầu tư.
+ Nội hàm QHSDĐ chưa được quan tâm.
- Giai đoạn từ năm 1981 – 1986:
Thông qua Đại hội Đảng lần thứ V đưa ra Nghị quyết xúc tiến điều tra cơ bản, lập
sơ đồ quy hoạch phát triển lực lượng sản xuất, nghiên cứu những chiến lược, dự thảo
kế hoạch 5 năm 1986 – 1990.
Trong thời kì này đã lập nên sơ đồ phát triển và phân bố lực lượng sản xuất trong
cả nước, lập sơ đồ phát triển kinh tế phân bố các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, sơ
đồ phát triển lực lượng sản xuất ở các vùng kinh tế, các tỉnh thành phố trực thuộc TW.
Đây là đợt triển khai quy hoạch quy mô nhất Việt Nam sau ngày giải phóng. Chất
lượng quy hoạch được nâng cao, đối tượng quy hoạch được mở rộng gồm: Đất nông–
lâm nghiệp, đất khu công nghiệp, đất giao thông và đất ở,v.v.
Những kết quả đạt được:
+ Đối tượng đất đai trong quy hoạch được mở rộng.
+ Tài liệu điều tra cơ bản khá phong phú, đồng bộ.
+ Có đánh giá nguồn lực (nội lực, ngoại lực) và xét trong mối quan hệ vùng.
+ Có lượng toán vốn đầu tư, hiệu quả của quy hoạch.
+ Nội dung QHSDĐ chính thức trở thành một chương mục trong báo cáo quy
hoạch.
Trang 6


Ngành: Quản lý Đất đai

SVTH: Võ Thị Mỹ Trinh


Những hạn chế:
+ Chưa quy hoạch cấp huyện, xã.
+ Tính khả thi và vốn đầu tư chưa cao.
- Giai đoạn từ năm 1987 đến trước Luật Đất đai năm 1993:
Năm 1987 Chính phủ ban hành Luật Đất đai đầu tiên hình thành một loại quy
hoạch mới: Quy hoạch sử dụng đất đai.
Trong thời kì này, Tổng cục Ruộng đất ban hành thông tư số 106/QH-KH/RĐ
ngày 15/04/1991 về việc hướng dẫn Luật 1987 về quy hoạch và kế hoạch, đã đưa ra tài
liệu đầu tiên hướng dẫn công tác quy hoạch sử dụng đất đai trên địa bàn xã. Đối tượng
quy hoạch là đầy đủ 5 loại đất và xây dựng phương án chu chuyển đất phù hợp với kế
hoạch sử dụng đất.
Đây là lần đầu tiên công tác quy hoạch cấp xã được triển khai trên phạm vi cả nước
lên để giải quyết một số vấn đề cấp bách như: giao đất, cấp đất, giãn dân.
Năm 1992 ban hành tài liệu về tập huấn và hướng dẫn lập quy hoạch kế hoạch.
Những hạn chế: Phương pháp luận không chặt chẽ, do tính khả thi về mặt thực tiễn
và pháp lý chưa cao.
- Giai đoạn từ năm 1993 đến năm 2004:
Ngày 15/7/1993, Luật Đất đai được công bố, các điều khoản nói về quy hoạch cụ
thể hơn so với Luật Đất đai năm 1988. Trong đó tại điều 16, 17, 18 quy định rõ trách
nhiệm, quyền hạn và thẩm quyền của các cấp lập QH- KHSDĐ. Điều 19, 23 quy định
về giao đất, cho thuê đất phải dựa vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Nghị định 34/CP của Chính phủ xác định rõ chức năng, quyền hạn của Tổng cục
Địa chính trong việc phối hợp với các Bộ, Ngành thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất ở các cấp. Bộ máy địa chính được hình thành theo hệ thống 4 cấp:
+ Cấp trung ương: Tổng cục Địa chính (nay là Bộ Tài nguyên và Môi trường).
+ Cấp tỉnh: Sở Địa chính - Nhà đất (nay là Sở Tài nguyên và Môi trường).
+ Cấp huyện: Phòng Địa chính - Nhà đất (nay là Phòng Tài nguyên và Môi trường).
+ Cấp xã: Cán bộ địa chính.
Tháng 12/1995 Hội nghị tập huấn cho các cấp cho giám đốc các sở địa chính về
công tác QH-KHSDĐ được tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Từ năm 1995 đến năm 1997, Tổng cục Địa chính đã đầu tư kinh phí xây dựng quy
hoạch sử dụng đất đai thí điểm cho bốn cấp: Cả nước, tỉnh, huyện và cấp xã. Từ mô
hình đó nhân ra diện rộng trong phạm vi cả nước. Hầu hết các tỉnh và thành phố đã
tiến hành lập QH-KHSDĐ của địa phương mình và trình Chính phủ phê duyệt.
QHSDĐ cấp tỉnh đã được triển khai từ cấp tỉnh, thành phố trực thuộc TW.
Những kết quả đạt được:
+ Lập KHSDĐ 5 năm của cả nước.
+ Lập QHSDĐ định hướng toàn quốc đến năm 2010.
+ Lập QHSDĐ quốc phòng.
+ Lập QHSDĐ cấp tỉnh (59/61 tỉnh), huyện (369/633 huyện), xã (3597/11602 xã).
Trang 7


Ngành: Quản lý Đất đai

SVTH: Võ Thị Mỹ Trinh

Những mặt còn hạn chế: Chưa chú trọng đến việc sử dụng đất bền vững, bảo vệ
môi trường.
- Giai đoạn từ năm 2004 đến nay:
Luật Đất đai ngày 26/11/2003 có hiệu lực vào ngày 01/07/2004.
Nghị định 181/2004/NĐ–CP ngày 29/10/2004 của chính phủ về hướng dẫn thi
hành Luật Đất đai.
Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/08/2009 quy định bổ sung về quy hoạch sử
dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
Thông tư 19/2009/TT-BTNMT ngày 2/11/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường
(TN&MT) về việc hướng dẫn lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất.
Ưu điểm: Luật Đất đai đã nêu rõ quyền lợi và nghĩa vụ của người sử dụng đất trong
thị trường bất động sản, xác định rõ nội dung, trách nhiệm, thẩm quyền lập, điều chỉnh

và xét duyệt quy hoạch cũng như công bố quy hoạch. Công tác quy hoạch phải tham
khảo ý kiến của nhân dân, đánh giá được hiệu quả kinh tế của phương án lựa chọn và
giải pháp tốt nhất thực hiện quy hoạch.

I.2. KHÁI QUÁT ĐỊA BÀN
Huyện Trảng Bàng là một huyện ở cực Nam của tỉnh Tây Ninh, cách Thị xã Tây
Ninh 50Km theo Quốc lộ 22B, cách Thành phố Hồ Chí Minh 40Km về phía Tây Bắc.
Đây là trung tâm công nghiệp và dịch vụ của tỉnh Tây Ninh, nằm trong hệ thống công
nghiệp, hệ thống du lịch sinh thái và truyền thống cách mạng của vùng kinh tế trọng
điểm phía Nam với hạt nhân trọng điểm là Tp. Hồ Chí Minh. Huyện Trảng Bàng có 10
xã và 01 thị trấn.
Huyện Trảng Bàng nằm trên tuyến đường Xuyên Á chạy ngang, là cửa ngõ phía
tây của Thành Phố Hồ Chí Minh và vùng trọng điểm kinh tế phía Nam. Điều này có ý
nghĩa to lớn về thị trường tiêu thụ nông sản, hàng tiêu dùng, cũng như đảm bảo cung
cấp thông tin, hỗ trợ kỹ thuật…Chính vì thế, Trảng Bàng có điều kiện thu hút sự chú ý
của nhiều chủ đầu tư trong và ngoài nước.
Địa hình của huyện Trảng Bàng tương đối bằng phẳng, rất thuận lợi cho phát triển
toàn diện nông nghiệp, công nghiệp và xây dựng. Nguồn nước mặt ở Trảng Bàng
tương đối lớn, có hệ thống hai hệ thống sông Sông Vàm Cỏ và Sông Sài Gòn, có hệ
thống mương thủy lợi Hồ Dầu Tiếng. Huyện Trảng Bàng mang đặc điểm chung của
khí hậu vùng Đông Nam Bộ, là khí hậu nhiệt đới gió mùa, với nền nhiệt cao đều quanh
năm, có 2 mùa: mùa mưa và mùa khô trái ngược nhau, không có gió bão và không có
mùa đông lạnh.
Với những tiềm năng có sẵn, trong tương lai, nền kinh tế của Trảng Bàng sẽ phát
triển vượt bậc, cùng với sự xuất hiện và hình thành nhiều đô thị, nhiều khu công
nghiệp. Trước mắt, các khu công nghiệp đang hình thành và từng bước phát triển, là
nền tảng cho những bước phát triển mạnh mẽ trong thời kì mới.

Trang 8



Ngành: Quản lý Đất đai

SVTH: Võ Thị Mỹ Trinh

I.3. NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ QUY TRÌNH THỰC HIỆN:
I.3.1. NỘI DUNG:
- Đánh giá điều kiện tự nhiên- kinh tế xã hội, tình hình quản lý, hiện trạng sử dụng và
biến động đất đai, tiềm năng đất đai, xác định các mục tiêu cụ thể gắn với đất cần đạt
được trong thời kỳ quy hoạch.
- Xác định nhu cầu và cân đối quỹ đất cho từng mục đích sử dụng, gắn với các dự án
phát triển kinh tế- xã hội, các mục tiêu phấn đấu trong thời kỳ quy hoạch và từng giai
đoạn kế hoạch.
- Định rõ vị trí phân bố, diện tích và cơ cấu sử dụng cho các nghành, khu dân cư, hệ
thống cơ sở hạ tầng (giao thông, bưu chính viễn thông, y tế, văn hóa, giáo dục…).

I.3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp điều tra: Điều tra thu thập hệ thống tài liệu, số liệu bản đồ có liên
quan, làm cơ sở cho công tác nội nghiệp; điều tra khảo sát thực địa, hiện trạng sử dụng
đất...
Phương pháp thống kê: Thống kê số liệu về tình hình cơ bản, thống kê đất đai và
xây dựng các biểu theo quy định.
Phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp: Sử dụng phương pháp phân tích so
sánh các số liệu kinh tế xã hội và đất đai, phương pháp phân tích tổng thể từ trên
xuống và ngược lại về kinh tế - xã hội, sự phát triển của các ngành,… để bố trí sử dụng
đất đai phù hợp, tiết kiệm và hiệu quả. Phương pháp tổng hợp để tổng hợp các danh
mục các công trình sử dụng đất, nhu cầu sử dụng đất của các ngành, các địa phương
kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất kỳ trước và quy hoạch tổng thể
phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và quy hoạch của các ngành.
Phương pháp đánh giá đất đai theo FAO: Nhằm xác định tiềm năng đất đai, góp

phần đưa ra định hướng sử dụng đất đai hợp lý.
Phương pháp dự báo: Dùng để dự báo về dân số, tình hình phát triển kinh tế xã
hội, tiềm năng và nhu cầu sử dụng đất trong tương lai của từng ngành.
Phương pháp thảo luận lấy ý kiến góp ý-chuyên gia: Làm việc với các sở ngành
của tỉnh, UBND và các phòng ban của huyện, thị xã để thống nhất các nội dung về kết
quả thực hiện quy hoạch, xác định nhu cầu sử dụng đất và việc bố trí sử dụng đất cho
các mục đích trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của từng ngành
và từng địa phương. Thu thập những thông tin có liên quan từ những người am hiểu,
những chuyên gia chuyên ngành.
Phương pháp bản đồ: Dùng để thành lập các bản đồ chuyên đề phục vụ công tác
QHSDĐĐ bằng các phương pháp biểu thị và ngôn ngữ bản đồ để thể hiện sự phân bổ
theo vị trí không gian và quy mô của từng loại đất cho các mục đích tương ứng.

I.3.3. TRÌNH TỰ THỰC HIỆN NGHIÊN CỨU
Bước 1: Khảo sát thực địa, điều tra cơ bản, thu thập số liệu, tài liệu, bản đồ có liên
quan.
Bước 2: Phân tích đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội tác động đến việc sử
dụng đất.
Trang 9


Ngành: Quản lý Đất đai

SVTH: Võ Thị Mỹ Trinh

Bước 3: Đánh giá tình hình sử dụng đất, biến động sử dụng đất, kết quả thực hiện
quy hoạch sử dụng đất kỳ trước và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
Bước 4: Đánh giá tiềm năng đất đai và định hướng dài hạn về sử dụng đất.
Bước 5: Xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất và các giải pháp thực hiện.
Bước 6: Xây dựng báo cáo tổng hợp, hoàn chỉnh số liệu, tài liệu, bản đồ.


I.3.4. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
1. Báo cáo thuyết minh: Phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 huyện
Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh ( kèm theo bảng biểu theo quy định).
2. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010 huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh – tỷ
lệ 1/25.000.
3. Bản đồ quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây
Ninh- tỷ lệ 1/ 25.000.
4. Đĩa CD chứa bản đồ dạng số và báo cáo thuyết minh.
Các loại bản đồ có cùng tỷ lệ, hệ thống bản đồ biên tập theo quy phạm hiện hành
của Bộ Tài nguyên - Môi trường ban hành.

Trang 10


Ngành: Quản lý Đất đai

SVTH: Võ Thị Mỹ Trinh

PHẦN II
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
II.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
II.1.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
1. Vị trí địa lý:
Huyện Trảng Bàng nằm ở phía Nam của tỉnh Tây Ninh có diện tích tự nhiên là
34.027,30 ha, với 10 xã và 1 thị trấn. Trảng Bàng tiếp giáp với Thành phố Hồ Chí
Minh và nước bạn Campuchia, có trục đường Xuyên Á là cầu nối 2 thành phố lớn của
2 nước Việt Nam và Campuchia, có vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng của Tổ
quốc với chiều dài biên giới quốc gia 14 km giáp với nước bạn Campuchia.
Bảng 2.1: Các đơn vị hành chính của huyện Trảng Bàng

STT

Đơn vị hành chính
Tổng diện tích tự nhiên

Diện tích ( ha )
34.027,30

1

Thị trấn Trảng Bàng

367,00

2

Đôn Thuận

5.857,82

3

Hưng Thuận

4.415,90

4

Lộc Hưng


4.514,73

5

Gia Lộc

3.022,70

6

Gia Bình

1.203,70

7

Phước Lưu

1.321,95

8

Bình Thạnh

2.144,80

9

An Tịnh


3.330,46

10

An Hòa

3.023,60

11

Phước Chỉ

4.824,64

(Nguồn: Phòng Tài nguyên- Môi trường huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh)

a. Ranh giới hành chính:
- Phía Bắc giáp huyện Bến Cầu, huyện Gò Dầu, huyện Dương Minh Châu.
- Phía Đông giáp với huyện Bến Cát của tỉnh Bình Dương, huyện Củ Chi thành phố
Hồ Chí Minh.
- Phía Nam giáp với huyện Đức Hòa, Đức Huệ tỉnh Long An, huyện Củ Chi của
thành phố Hồ Chí Minh.
- Phía Tây giáp tỉnh Xvay Riêng của Campuchia.
b. Mối liên hệ vùng
- Huyện Trảng Bàng nằm trên giao lộ của hệ thống đường giao thông lớn và quan
trọng, bao gồm quốc lộ ( QL) 22, TL 782, TL 787A....Theo QL 22, trung tâm huyện
cách TP Hồ Chí Minh về phía đông 40 km, cách thị xã Tây Ninh về phía tây bắc 50
km, cách biên giới Campuchia khoảng 35 km. Trảng Bàng là cửa ngõ phía tây của Tp
Trang 11



Ngành: Quản lý Đất đai

SVTH: Võ Thị Mỹ Trinh

Hồ Chí Minh và vùng trọng điểm kinh tế phía nam, có điều kiện thu hút sự chú ý của
nhiều chủ đầu tư trong và ngoài nước, phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật như: hệ thống
giao thông, các công trình cấp điện, cấp thoát nước.
- Huyện Trảng Bàng còn là cầu nối giữa Thị xã Tây Ninh, TP Hồ Chí Minh, là những
trung tâm lớn về kinh tế, khoa học kỹ thuật, thương mại. Điều này có ý nghĩa to lớn về
thị trường tiêu thụ nông sản, hàng tiêu dùng, cũng như đảm bảo cung cấp thông tin, hỗ
trợ kỹ thuật.
2. Địa hình, địa mạo:
Huyện có hai dạng: địa hình đồi và địa hình đồng bằng. Nhìn chung, huyện có nền
đất tương đối ổn định.
Bảng 2.2: Các dạng địa hình, địa chất chính

  
Cấp I (0-3o)
Cấp II (3-8o)

Phù sa cổ (Pleistocen)
Phù sa cổ (Pleistocen)
Phù sa cổ (Pleistocen)
Phù sa mới (Holocen)

Diện tích
(ha)
27.285,04
26.629,12

629,28
5.932,55

Vàn trung bình

Phù sa mới (Holocen)

173,17

0,51

  

Vàn thấp

Phù sa mới (Holocen)

2.036,29

5,98

  

Trũng

Phù sa mới (Holocen)

3.723,09

10,94


836,98
34.027,30

2,46
100,00

Dạng địa hình

1. Địa hình đồi

2. Địa hình đồng bằng
  

Chia theo cấp địa
hình và độ dốc

Mẫu chất

Sông, hồ…
Tổng diện tích

(%)
80,11
78,26
1,15
17,43

(Nguồn: Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, huyện Trảng Bàng)


a. Địa hình đồi:
Phân bố ở các xã cánh Đông của huyện (Đôn Thuận, Hưng Thuận, Lộc Hưng, Gia
Lộc, Thị trấn, An Tịnh, một phần An Hòa và Gia Bình). Địa hình đồi chiếm diện tích
chủ yếu với 27.285,04 ha chiếm 80,11% DTTN. Trong đó: độ dốc từ 0-3o có
26.629,12 ha, chiếm 78,26% DTTN, độ dốc từ 3-8o có 629,28 ha, chiếm 1,15%
DTTN.
Trên địa hình này cũng là vùng phân bố của trầm tích phù sa cổ (Pleistocene) có nền
móng tương đối vững, vì vậy nó không chỉ thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp mà còn
thuận lợi cho việc sử dụng vào các công trình xây dựng: giao thông, công nghiệp, xây
dựng, bố trí dân cư…
b. Địa hình đồng bằng:
Phân bố ở các xã cánh Tây và Nam của huyện (Phước Lưu, Bình Thạnh, Phước
Chỉ và một phần An Hòa và Gia Bình). Địa hình đồng bằng có diện tích là 5.932,55
ha, chiếm 17,44% DTTN. Trong đó: địa hình trũng có 3.723,09 ha, chiếm 10,94%
DTTN, địa hình vàn thấp có 2.036,29 ha, chiếm 5,98% DTTN, địa hình vàn trung bình
có 173,17 ha, chiếm 0,51% DTTN.
Trên địa hình này là nơi phân bố trầm tích trẻ Halocene với nền móng địa chất yếu.
Một số vùng có địa hình thấp, thường ngập nước trong mùa lũ nên địa hình này không
thuận lợi cho việc sử dụng đất trong xây dựng và đất ở dân cư. Ngược lại nó rất thuận
lợi cho sản xuất nông nghiệp mà chủ yếu là lúa nước.
Trang 12


Ngành: Quản lý Đất đai

SVTH: Võ Thị Mỹ Trinh

3. Khí hậu:
Khí hậu Trảng Bàng có đặc trưng vùng miền Đông Nam bộ, là khí hậu nhiệt đới gió
mùa, với nền nhiệt độ cao đều quanh năm, có hai mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến

tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, ít chịu ảnh hưởng của bão và
những yếu tố bất lợi khác.
a. Chế độ bức xạ:
Tổng lượng bức xạ dồi dào, trung bình trên 13,6 kcal/cm2/năm và phân bố không
đều trong năm. Thời gian có bức xạ cao nhất vào tháng 3 trong năm (16 kcal/cm2/năm)
và thấp nhất vào tháng 9 (9 kcal/cm2/năm). Chế độ bức xạ cao, ổn định là một yếu tố
khí hậu thuận lợi để phát triển nông nghiệp có năng suất cao.
b. Chế độ nhiệt
Huyện Trảng Bàng có chế độ nhiệt cao và ổn định. Nhiệt độ trung bình 26- 270C.
Chênh lệch nhiệt độ trung bình các tháng trong năm từ 3- 40C giữa các tháng nóng
nhất (tháng tư) và lạnh nhất (tháng mười một đến tháng giêng năm sau), nhưng lại có
biên độ nhiệt ngày đêm lại khá cao (từ 8- 100C vào các tháng mùa khô).
Tổng tích ôn cả năm thuộc vào loại cao nhất của cả nước. Chế độ nhiệt cao, ổn định
và biên độ nhiệt lớn là yếu tố thích hợp để phát triển các loại cây công nghiệp và cây
ăn quả.
c. Chế độ nắng:
Huyện Trảng Bàng có số giờ nắng khá cao, dao động trung bình từ 2.700 - 2.800
giờ/năm. Vào mùa khô, số giờ nắng cao hơn, trung bình 8 - 9 giờ/ngày; vào mùa mưa
số giờ nắng trung bình từ 6 - 7 giờ/ngày.
d. Chế độ gió:
Có hai loại gió ở huyện Trảng Bàng là gió mùa khô và gió mùa mưa, phù hợp với
chế độ trong khu vực. Chế độ gió mùa khô có hướng Bắc - Đông Bắc; chế độ gió mùa
mưa thổi theo hướng Tây - Tây Nam. Tốc độ gió bình quân 1,7m/giây.
e. Chế độ mưa: Lượng mưa ở huyện Trảng Bàng khá lớn, trung bình 1.900 – 2.300
mm, phân bố không đều trong năm. Vào mùa mưa, có tới 110 - 130 ngày có mưa,
chiếm khoảng 85- 90% tổng lượng mưa cả năm. Mùa khô lượng mưa thấp nhất vào
tháng 1, 2. Chế độ mưa không đều là một trở ngại lớn cho sản xuất và đời sống.
f. Chế độ ẩm: Độ ẩm không khí tương đối cao, trung bình từ 82 - 83%; cực đại có thể
lên tới 86- 87%. Mùa mưa độ ẩm không khí thường cao hơn mùa khô từ 10 - 20%.
4. Thuỷ văn:

Chế độ thủy văn của Trảng Bàng rất đa dạng, phong phú, bao gồm hệ thống sông
Sài Gòn, sông Vàm Cỏ Đông, với độ dài trong phạm vi huyện của sông Vàm Cỏ Đông
là 11,25 km, và của sông Sài Gòn là 23 km. Cùng với hai con sông chính, huyện có
nhiều suối, kênh rạch, tạo ra một mạng lưới thuỷ văn phân bố tương đối đồng đều trên
địa bàn.

II.1.2 CÁC NGUỒN TÀI NGUYÊN:
1. Tài nguyên đất:
Trang 13


Ngành: Quản lý Đất đai

SVTH: Võ Thị Mỹ Trinh

Bảng 2.3: Quy mô diện tích và cơ cấu các loại đất huyện Trảng Bàng
STT

Tên đất
Tên Việt Nam

Tên tương đương WRB (*)

I.

NHÓM ĐẤT PHÈN

FLUVISOLS (THIONIC)

1

2

Đất phèn tiềm tàng sâu
Đất phèn hoạt động sâu

Umbric Gleyic Fluvisols (Endo-proto-thionic)
Umbric Gleyic Fluvisols (Endo-ortho-thionic)

NHÓM ĐẤT PHÙ SA
Đất phù sa gley
Đất phù sa glây trên nền phèn
NHÓM ĐẤT XÁM
Đất xám trên phù sa cổ
Đất xám có tầng loang lổ
Đất xám gley

FLUVISOLS
Umbric Gleyic Fluvisols (Clayic)
Umbric Gleyic Fluvisols (Bathy-proto-thionic)
ACRISOLS
Haplic Vetic Acrisols (Greyic)
Stagnic Plinthic Acrisols
Umbric Gleyic Acrisols
SÔNG SUỐI

II.
3
4
III.
5

6
7

TỔNG CỘNG


hiệu
Sp2
Sj2
Pg
Pg/S
X
Xf
Xg

Diện tích
(ha)

(%)

2.193,69

6,45

1.597,27
596,42

4,69
1,75


3.738,86
599,42
3.139,44
27.258,40
12.614,36
12.644,41
1.999,63
836,98

10,99
1,76
9,23
80,11
37,07
37,16
5,88
2,46

34.027,93

100,00

(*) WRB = World Reference Base for Soil Resources, ISSS/FAO/ISRIC, 2006
= Cơ sở tham chiếu tài nguyên đất Thế Giới, ISSS/FAO/ISRIC, 2006

(Nguồn: Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, huyện Trảng Bàng)

a. Nhóm đất phù sa:
Nhóm đất này hình thành trên trầm tích trẻ (Holocen) của hệ thống sông Vàm Cỏ
Đông và sông Sài Gòn, phân bố trên dạng địa hình đồng bằng, tập trung ở các xã

Phước Chỉ, An Hòa, Phước Lưu, Gia Bình, An Tịnh, Đôn Thuận và rải rác ở các xã
khác. Nhóm đất phù sa được chia làm hai đơn vị:
(1) Đất phù sa gley:
- Có 470 ha (1,38 % tổng diện tích), phân bố xã Đôn thuận và Hưng Thuận, với địa
hình ngập nước thường xuyên. Quá trình gley chiếm ưu thế và xuất hiện ngay trên tầng
đất 0- 50 cm.
- Đất có thành phần cơ giới nặng, từ thịt nặng đến sét, hàm lượng sét vật lý khoảng
45- 50%, dung tích hấp thu CEC vào loại khá 16me/100gam đất. Đất phù sa gley có
chất lượng tương đối cao. Hàm lượng mùn cao 6- 8%, giàu đạm 0,2- 0,3 %, kali khá
0,2- 0,3 %. Đất chua, pH(H2O) khoảng 5,5 và pH(KCl) khoảng 4,5. Tương đối giàu cation
kiềm trao đổi (Ca++ khoảng 3- 5 me/100gam đất, Mg++ khoảng 1- 2 me/100gam đất).
- Đất phù sa gley có độ phì tương đối cao,nhưng phân bố ở địa hình thấp nên nó
không thích hợp cho việc xây dựng các công trình, nhưng nó lại rất thích hợp để trồng
lúa nước.
(2) Đất phù sa gley trên nền phèn:
- Có 6.531 ha (19,19 % tổng diện tích), phân bố xã Phước Chỉ, An Hòa, Phước Lưu,
An Tịnh và rải rác ở các xã khác. Đất phù sa glây trên nền phèn ở Trảng Bàng được
hình thành trên trầm tích sông- đầm lầy, có thành phần phía trên chủ yếu là sét- bột,
phủ lên lớp thực vật phân hủy kém, chứa ít phèn, chôn vùi ở độ sâu > 80cm, phân bố ở
địa hình bằng thấp và có tầng đất bị glây mạnh xuất hiện trong vòng 0-50 cm có màu
xám xanh đến đen.

Trang 14


Ngành: Quản lý Đất đai

SVTH: Võ Thị Mỹ Trinh

- Đất có thành phần cơ giới nặng, tỷ lệ sét lên đến 48-65%, có biểu hiện gia tăng sét

theo chiều sâu phẫu diện; đất có cấu trúc dạng tảng mềm. Độ xốp của đất từ xốp vừa
đến xốp. Dung tích hấp thu (CEC) khá cao, lên đến 16,9-18,2 me/100gđ, trong đó có
0,9-1,6 me Ca2+ và có đến 3,3-4,6 me Mg2+; mùn và đạm tổng số giàu, ở tầng đất mặt
lên đến 4,1-4,4% OM và 0,25-0,28% N; kali tổng số khá cao: 1,0-1,3% K2O; lân tổng
số cũng đạt mức trung bình: 0,08-0,09% P2O5; tuy nhiên đất vẫn chua, giá trị pH(KCl)
chỉ khoảng 3,5-3,6; sắt và nhôm di động ở tầng đất mặt thường trung bình đến khá cao
(50,4-113,4 mg Fe2+/100gđ và 2,8-3,2 me Al3+/100gđ) song tăng mạnh ở tầng sâu có
phèn (172,5-203,8 mg Fe2+/100gđ và 3,6-4,8 me Al3+).
b. Nhóm đất xám: Hình thành trên phù sa cổ (Pleistocene), phân bố trên các dạng địa
hình đồi ở các xã Đôn Thuận, Hưng Thuận, Lộc Hưng, Gia Lộc, An Tịnh, An Hòa và
rải rác ở các xã Phước Lưu, Phước Chỉ. Nhóm đất xám được phân thành 03 đơn vị bản
đồ đất:
(1) Đất xám trên phù sa cổ:
- Có 5.927,0 ha (17,42 %), phân bố chủ yếu ở xã Đôn Thuận, trên dạng địa hình đồi
cao và rất cao, với cao trình 17- 18 mét. Đất có màu xám, hơi vàng ở các tầng sâu.
- Thành phần cơ giới nhẹ (thịt pha cát), với hàm lượng sét vật lý khoảng 34- 36%,
thoát nước tốt. Đất có độ phì tương đối khá : mùn tương đối giàu (3,1%), đạm trung
bình thấp (0,11%), rất nghèo lân (0,02%) và rất nghèo kali (0,06%). Đất chua, pH(H2O)
khoảng 5 và pH(KCl) khoảng 4,5- 4,7. Tương đối giàu cation kiềm trao đổi (Ca++
khoảng 5 me/100 gam đất, Mg++ khoảng 1- 2 me/100 gam đất).
- Đơn vị đất này thích hợp cho việc xây dựng công trình, trong nông nghiệp thích hợp
cho việc trồng các cây dài ngày như cây ăn trái, cao su.
(2) Đất xám có tầng loang lổ:
- Có 2.508,07 ha (7,37%), phân bố chủ yếu ở xã Bình Thạnh và Phước chỉ. Đơn vị
đất này phân bố trên địa hình đồi thấp và chân sườn, với cao trình 5- 6 mét. Trong tầng
đất hình thành tầng tích tụ sắt nhôm có màu đỏ vàng.
- Thành phần cơ giới nhẹ (thịt pha cát), với hàm lượng sét vật lý khoảng 33- 35%,
thoát nước tốt. Đất có độ phì nhiêu kém: mùn xấp xỉ 1- 1,3%, đạm trung nghèo (0,080,1%), rất nghèo lân (0,03- 0,05%) và nghèo kali (0,07 %). Đất chua, pH(H2O) khoảng
5,5 và pH(KCl) khoảng 4,5- 4,7. Cation kiềm trao đổi thấp (Ca++ khoảng 1- 2
me/100gam đất, Mg++ khoảng 1- 2 me/100gam đất)

- Đơn vị đất này có nền móng chắc, nó thích hợp cho việc xây dựng các công trình,
trong nông nghiệp thích hợp cho việc trồng các cây hoa màu ngắn ngày, nơi thấp nếu
được cung cấp nước tưới có thể trồng lúa và các cây ăn trái.
(3) Đất xám gley:
- Có 3.337,74 ha (9,81%), phân bố rải rác ở các xã: Đôn Thuận, Hưng thuận, Lộc
Hưng, Bình Thạnh, An Tịnh, Gia Lộc và Phước Chỉ. Đất này phân bố trên địa hình
chân sườn, địa hình thấp cục bộ, có thời kỳ ngập nước trong nhiều năm,vì vậy trong
tầng đất ngay ở độ sâu 0- 50 cm đã xuất hiện tầng gley, là mức độ phát triển cao hơn
đất xám trên phù xa cổ có gley. Đơn vị đất này thích hợp cho việc sản xuất nông
nghiệp mà chủ yếu là trồng lúa nước 2- 3 vụ.
Trang 15


Ngành: Quản lý Đất đai

SVTH: Võ Thị Mỹ Trinh

- Thành phần cơ giới nhẹ (thịt pha cát), với hàm lượng sét vật lý khoảng 35- 37%.
Đất có độ phì nhiêu khá cao hơn các đất xám khác: mùn xấp xỉ 2- 3%, đạm trung bình
(0,1- 0,15 %), nghèo lân (0,05- 0,06 %) và nghèo kali (0,08%). Đất chua, pH(H2O)
khoảng 5 và pH(KCl) khoảng 4,5. Cation kiềm trao đổi thấp (Ca++ khoảng 2-3
me/100gam đất, Mg++ khoảng 1-2 me/100 gam đất).
c. Nhóm đất phèn:
(1) Đất phèn hoạt động sâu:
- Đơn vị đất này chiếm khoảng 5.860 ha (17,22%), phân bố chủ yếu ở xã Phước Chỉ,
xã An Hòa, xã Gia Bình, xã An Tịnh và Thị trấn.
- Được hình thành trên trầm tích sông-đầm lầy, có tầng phèn hoạt động trong vòng
độ sâu 50-100cm, có màu xám đen, xám nâu đến xám xanh. Đất có thành phần cơ giới
trung bình đến nặng, tỷ lệ sét đạt từ 25-52%, tỷ lệ thịt từ 25-32%, tỷ lệ cát từ 15-45%,
có biểu hiện giảm rõ tỷ lệ sét theo chiều sâu phẫu diện; đất có cấu trúc dạng tảng mềm;

Độ xốp của đất từ xốp vừa đến xốp chứa phèn lên đến 20,6-124,3 mg Fe2+ và 80,584,2 mg Al3+, ngoài sắt và nhôm hoà tan ra còn có SO42- cao, lên đến 0,29%.
(2) Đất phèn tiềm tàng sâu :
- Đơn vị đất này chiếm khoảng 1.597,27 ha (4,69%), phân bố chủ yếu ở xã Phước
Chỉ, xã An Hòa, xã Gia Bình, xã An Tịnh và Bình Thạnh.
- Được hình thành trên trầm tích sông-đầm lầy, có tầng phèn tiềm tàng xuất hiện
trong khoảng độ sâu 50-100 cm có màu xám đen đến xám xanh và không có tầng phèn
hoạt động.
- Đất có thành phần cơ giới nặng, tỷ lệ sét đạt từ 53-57%, tỷ lệ thịt từ 32-38%, tỷ lệ
cát từ 9-11%, có biểu hiện giảm tỷ lệ sét theo chiều sâu phẫu diện; đất có cấu trúc dạng
tảng mềm; Độ xốp của đất từ xốp vừa đến xốp. Độ chua trao đổi (pHKCl) chỉ đạt 2,733,03 đơn vị pH; dung tích hấp thu (CEC) cao: 16,32-18,05 meq/100gđ, trong đó có
1,01-1,55 me Ca2+ và 3,89-7,77 me Mg2+; rất giàu mùn và đạm; các yếu tố dinh dưỡng
còn lại thường đạt mức khá; tuy nhiên, sắt và nhôm hoà tan ngay trên các lớp đất mặt
cũng đã khá cao.
- Đất phèn tiềm tàng sâu nhìn chung có dinh dưỡng khá cao, hạn chế chính cho sử
dụng nông nghiệp là đất có tầng glây nông, sắt và nhôm hoà tan cao, và lượng sulphate
cao ở dưới sâu cũng có thể ảnh hưởng xấu đến cây trồng khi mực thủy cấp rút xuống
dưới tầng phèn.
2. Tài nguyên nước:
a. Nguồn nước mặt:
Nguồn nước mặt phụ thuộc chủ yếu vào chế độ hoạt động của hai con sông lớn chảy
qua là sông Sài Gòn và sông Vàm Cỏ Đông.
(3) Sông Sài Gòn chảy qua trong địa bàn huyện là 23,25 km, lưu lượng nước trung
bình là 85 m3/s, chảy theo hướng Đông Bắc- Tây Nam.
(4) Sông Vàm Cỏ Đông chảy trong phạm vi huyện dài 11,25 km, lưu lượng nước
trung bình khoảng 96 m3/s, chảy qua huyện theo hướng Tây Bắc- Đông Nam, đây là
nguồn cung cấp nước tưới quan trọng cho vùng trọng điểm lúa thuộc xã Phước Chỉ,
Phước Lưu, Bình Thạnh, vùng thấp xã Gia Bình và xã An Hòa.
Trang 16



Ngành: Quản lý Đất đai

SVTH: Võ Thị Mỹ Trinh

Cùng với hai con sông chính, huyện có nhiều suối, kênh rạch, tạo ra một mạng lưới
thuỷ văn phân bố tương đối đồng đều trên địa bàn. Tuy nhiên, mật độ sông rạch tương
đối thưa, chỉ đạt 0,314 km/km2. Hệ thống kênh mương thủy lợi hồ Dầu Tiếng phủ 08
xã cánh đông của huyện (Đôn Thuận, Hưng Thuận, Lộc Hưng, Gia Lộc, An Tịnh, An
Hòa, Gia Bình và Thị trấn).
b. Nước ngầm:
Huyện Trảng Bàng có nguồn nước ngầm rất phong phú, phân rộng khắp, chiều dài
tầng ổn định, chất lượng nước rất tốt. Tổng lưu lượng nước ngầm có thể khai thác là
50- 100m3/giờ. Vào mùa khô, vẫn có thể khai thác nước ngầm, đảm bảo chất lượng
cho sinh hoạt và sản xuất.
3. Tài nguyên thảm thực vật
Hiện nay, huyện Trảng Bàng không còn rừng, thảm thực vậy chủ yếu ở đây là cây
trồng. Theo số liệu kiểm kê năm 2010, diện tích đất nông nghiệp là 26.665,81 ha,
trong đó: diện tích cây lâu năm là 7.679,57 ha, diện tích đất trồng cây hàng năm là
1.451,05 ha.

Trang 17


Ngành: Quản lý Đất đai

SVTH: Võ Thị Mỹ Trinh

4. Tài nguyên khoáng sản:
Tài nguyên khoáng sản của Trảng Bàng nhìn chung là nghèo nàn, chỉ có một số ít
khoáng sản phi kim loại để làm vật liệu xây dựng như cát, sạn, sét làm gạch ngói và

phún sỏi. Việc thăm dò đánh giá trữ lượng còn rất ít được thực hiện, mới ở giai đoạn
phát hiện, ước tính trữ lượng. Ở Trảng Bàng phát hiện thấy các loại vật liệu:
(5)
Than bùn phân bố ở ven sông Vàm Cỏ Đông, phát hiện thấy trữ lượng khá lớn
than bùn có thể khai thác được ở ấp Bà Nhã, xã Đôn Thuận; chất lượng than bùn có
nhiệt lượng khô trung bình 1.700- 2.600 kcal/kg.
(6)
Cuội, sạn, cát phát hiện ở xã Đôn Thuận và một số ở Lộc Hưng, An Tịnh, An
Hòa.
(7)
Laterit: sử dụng để rải đường, làm vật liệu xây dựng, phát hiện có ở xã Đôn
Thuận.
5. Tài nguyên nhân văn:
a. Về dân tộc: Đồng bào người Kinh chiếm tỷ trọng đông nhất, phân bố khắp trên địa
bàn, tập trung ở trung tâm thị trấn, các tụ điểm văn hoá phát triển và phân tán ở vùng
nông thôn, biên giới. Đồng bào người Khơ Me sống xen kẽ với người Kinh, địa bàn
sinh sống thường tập trung ở các xã biên giới, hầu hết người Khơ Me theo đạo Phật.
Người Hoa cư trú rải rác trên địa bàn, hoạt động kinh tế của người Hoa chủ yếu là kinh
doanh.
b. Về truyền thống cách mạng: Tây Ninh là vùng căn cứ địa trong cuộc cách mạng
giải phóng dân tộc. Với truyền thống cách mạng vẻ vang qua các cuộc kháng chiến
chống giặc ngoại xâm của dân tộc; đặc biệt là trong cuộc Cách mạng Tháng Tám và
hai lần được tuyên dương Anh hùng Lực lượng Vũ trang trong kháng chiến. Cùng với
tiềm năng, lợi thế sẵn có và sự đoàn kết quyết tâm của nhiều thế hệ người dân của
Trảng Bàng, Trảng Bàng sẽ phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới.
c. Về nguồn nhân lực: Trình độ chuyên môn của lực lượng lao động ở huyện Trảng
Bàng nhìn chung vẫn thấp. Lao động qua đào tạo nghề ở các trình độ: đại học, cao
đẳng, trung học chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật có bằng và không có bằng ngày
càng được chú trọng đào tạo và số lượng ngày càng cao.


II.1.3 THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG
Những năm trước đây cảnh quan môi trường của huyện khá tốt, gần đây do phát
triển của nền kinh tế, quá trình công nghiệp hóa và việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật
trong ngành nông nghiệp đã ảnh hưởng tới môi trường sinh thái tự nhiên của huyện
Nhìn chung huyện Trảng Bàng đang nổ lực trong việc thực hiện Luật bảo vệ môi
trường, công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực môi trường, tuyên truyền Luật bảo
vệ môi trường, điều tra cơ bản hiện trạng môi trường, thu gom xử lý chất thải, cấp
nước sạch, vệ sinh môi trường. Tuy nhiên bên cạnh đó, huyện vẫn còn tồn tại những
vấn đề sau:
+ Chất lượng môi trường không khí nước bị ô nhiễm cục bộ tại một số khu vực như:
thị trấn, thị xã, khu công nghiệp do tác động của một số cơ sở sản xuất, khói thải xe ô
tô, chuồng trại chăn nuôi, các cơ sở chế biến hải sản nằm xen kẽ khu dân cư.
+ Nhân dân chưa đủ nước sạch để sử dụng và không đủ điều kiện để đảm bảo vệ sinh
môi trường trong sinh hoạt gia đình.
Trang 18


×