Tải bản đầy đủ (.pdf) (148 trang)

ỨNG DỤNG HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐỊA LÝ (GEOGRAPHIC INFORMATION SYSTEM) VÀ PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH THỨ BẬC (ANALYTIC HIERARCHY PROCESS) TRONG ĐÁNH GIÁ THÍCH NGHI ĐẤT ĐAI CHO CÂY ĐIỀU TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐỊNH QUÁN TỈNH ĐỒNG NAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.14 MB, 148 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA NÔNG HỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Đề tài:
TÁC ĐỘNG CỦA MÔI TRƯỜNG NỀN VÀ DỊCH CHIẾT
HỮU CƠ LÊN SỰ SINH TRƯỞNG CỦA
BA GIỐNG CẨM CHƯỚNG
(Dianthus caryophyllus L.)
IN VITRO

Sinh viên thực hiện: BÙI HOÀNG DIỆU LINH
Ngành : NÔNG HỌC
Niên khóa: 2007 – 2011

Tháng 08/2011


TÁC ĐỘNG CỦA MÔI TRƯỜNG NỀN VÀ DỊCH CHIẾT HỮU CƠ LÊN
SỰ SINH TRƯỞNG CỦA BA GIỐNG CẨM CHƯỚNG
(Dianthus caryophyllus L.) IN VITRO

Tác giả
BÙI HOÀNG DIỆU LINH

Khóa luận được đệ trình nhằm đáp ứng yêu cầu
cấp bằng Kỹ sư nông nghiệp ngành Nông học

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN


Th.S Hồ Tấn Quốc
KS. Nguyễn Thị Thanh Duyên

Tháng 08/2011
i


LỜI CẢM ƠN
Con xin thành kính khắc ghi công sinh thành, giáo dưỡng của bố mẹ cho con có
được ngày hôm nay.
Cảm ơn anh chị em, cùng những người thân trong gia đình đã động viên tinh thần,
hỗ trợ và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi trong học tập.
Chân thành cảm ơn:
O Ban giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh, Ban chủ nhiệm
khoa Nông học đã quan tâm giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá
trình học tập tại trường.
O Quý Thầy cô khoa Nông học đã tận tình dạy bảo những kiến thức quý báu trong
suốt quá trình học tập.
O Tập thể lớp Nông học 33 và bạn bè đã luôn giúp đỡ và động viên tôi trong thời
gian học tập và thực hiện đề tài.
Em xin gởi lời tri ân sâu sắc đến thầy Hồ Tấn Quốc và cô Nguyễn Thị Thanh
Duyên đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành khóa luận này.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 2 tháng 08 năm 2011
Sinh viên thực hiện
Bùi Hoàng Diệu Linh

ii


TÓM TẮT

Đề tài “Tác động của môi trường nền và dịch chiết hữu cơ lên sự sinh
trưởng của ba giống cẩm chướng (Dianthus caryophyllus L.)” được tiến hành từ
tháng 02/2011 đến tháng 07/2011, tại trường đại học Nông Lâm, Tp. HCM/CÂY. Thí
nghiệm hai yếu tố được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên nhằm mục đích xác định
môi trường nền (MS, 1/2 MS, Knudson C, B5) thích hợp và đánh giá ảnh hưởng của ba
dịch chiết khoai tây, chuối già chín và chuối già xanh đến khả năng sinh trưởng của hoa
cẩm chướng in vitro. Kết quả thu được như sau:
Thí nghiệm 1: Xác định môi trường nền thích hợp cho sự sinh trưởng của ba
giống cẩm chướng in vitro.
Giống cẩm chướng đơn hồng cánh sen đạt chiều cao cây cao nhất (0,95
cm/cây), đồng thời cũng cho số lá, trọng lượng lớn nhất lần lượt là 2,61 cặp lá/cây và
62,11 mg sau 35 ngày nuôi cấy.
Môi trường MS đạt được chiều cao cây cao nhất (0,89 cm/cây), số lá nhiều nhất
(2,78 cặp lá/cây), và có trọng lượng lớn nhất (55,11 mg/cây).
Giống cẩm chướng đơn hồng cánh sen với nuôi cấy trên môi trường MS cho
chiều cao cây cao nhất, số lá nhiều nhất, và đạt được trọng lượng lớn nhất lần lượt là
1,23 cm/cây, 3,56 cặp lá/cây và 71,87 mg/cây.
Thí nghiệm 2: Đánh giá ảnh hưởng của ba dịch chiết khoai tây, chuối già chín
và chuối già xanh đến khả năng sự sinh trưởng của ba giống cẩm chướng in vitro.
Giống cẩm chướng đơn hồng cánh sen đạt chiều cao cây cao nhất (1,90
cm/cây), số lá nhiều nhất (2,44 cặp lá/cây), chiều dài lá dài nhất (0,90 cm/lá) và có
trọng lượng lớn nhất (69,40 mg/cây)
Dịch chiết chuối già chín cho chiều cao cây cao nhất (1,09 cm/cây) và có trọng
lượng cây lớn nhất (51,24 mg/cây). Dịch chiết chuối xanh có số lá nhiều nhất ( 1,55
cặp lá/cây) và đạt chiều dài lá dài nhất (0,76 cm/lá).
Giống cẩm chướng đơn hồng cánh sen với dịch chiết chuối già chín thì cho
chiều cao cây cao nhất (2,07 cm/cây) và trọng lượng cây lớn nhất (84,74 mg/cây). Khi
iii



phối hợp môi trường chuối già xanh thì giống đơn hồng cánh sen đạt số lá nhiều nhất
và có chiều dài lá dài nhất lần lượt là 3,00 cặp lá/cây và 1,09 cm/lá.

iv


MỤC LỤC
trang
Trang tựa ....................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ...................................................................................................................ii
Tóm tắt ....................................................................................................................... iii
Mục lục ........................................................................................................................ v
Danh sách chữ viết tắt ............................................................................................. viii
Danh sách các bảng .................................................................................................... ix
Danh sách các hình và biểu đồ .................................................................................... x
Chương 1: GIỚI THIỆU
1.1 Đặt vấn đề .............................................................................................................. 1
1.2 Mục đích, yêu cầu của đề tài ................................................................................. 2
1.2.1 Mục đích ............................................................................................................. 2
1.2.2 Yêu cầu ............................................................................................................... 2
Chương 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Giới thiệu về nuôi cấy tế bào thực vật ................................................................... 3
2.1.1 Lịch sử phát triển nuôi cấy mô tế bào thực vật .................................................. 3
2.1.2 Lịch sử phát triển nuôi cấy mô tế bào thực vật ở Việt Nam............................... 4
2.1.3 Cơ sở khoa học của việc nuôi cấy mô tế bào thực vật ....................................... 5
2.1.3.1 Tính toàn năng của tế bào ................................................................................ 5
2.1.3.2 Sự phân hóa và phản phân hóa của tế bào ....................................................... 5
2.1.3.3 Môi trường dinh dưỡng ................................................................................... 5
2.1.3.4 pH của môi trường ........................................................................................... 6
2.1.3.5 Vô trùng mẫu cấy ............................................................................................ 6

2.1.4 Lợi ích của phương pháp nhân giống bằng nuôi cấy mô ................................... 7
2.1.5 Các phương pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật .................................................. 7
2.1.6 Quy trình nhân giống bằng nuôi cấy mô ............................................................ 8
2.1.7 Các yếu tố ảnh hưởng đến nhân giống in vitro................................................... 9
2.1.8 Những vấn đề thường gặp trong nhân giống in vitro ....................................... 10
2.2 Giới thiệu về hoa cẩm chướng (Dianthus caryophyllus L.) ................................ 13
2.2.1 Nguồn gốc và sự phân bố ................................................................................. 13
v


2.2.2 Vị trí phân loại .................................................................................................. 14
2.2.3 Đặc điểm về thực vật học ................................................................................. 14
2.2.4 Đặc điểm về sinh thái ....................................................................................... 15
2.2.5 Thành phần hóa học.......................................................................................... 16
2.3 Một số nghiên cứu về nuôi cấy mô hoa cẩm chướng trên thế giới
và Việt Nam ............................................................................................................... 17
2.3.1 Thế giới ............................................................................................................. 17
2.3.2 Việt Nam........................................................................................................... 18
2.4 Các loại dịch chiết tự nhiên ................................................................................. 19
Chương 3: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu ....................................................................... 20
3.2 Vật liệu thí nghiệm .............................................................................................. 20
3.2.1 Đối tượng thí nghiệm........................................................................................ 20
3.2.2 Trang thiết bị và dụng cụ .................................................................................. 20
3.2.3 Môi trường nuôi cấy ......................................................................................... 21
3.2.4 Điều kiện nuôi cấy trong phòng thí nghiệm ..................................................... 22
3.2.5 Các dịch chiết hữu cơ và cách lấy dịch chiết ................................................... 22
3.3 Phương pháp thí nghiệm ...................................................................................... 22
3.3.1 Thí nghiệm 1 ..................................................................................................... 22
3.3.1.1 Bố trí thí nghiệm ............................................................................................ 22

3.3.1.2 Quy mô thí nghiệm ........................................................................................ 23
3.3.1.3 Các chỉ tiêu và phương pháp thu thập số liệu................................................ 23
3.3.2 Thí nghiệm 2 ..................................................................................................... 23
3.3.2.1 Bố trí thí nghiệm ............................................................................................ 23
3.3.2.2 Quy mô thí nghiệm ........................................................................................ 24
3.3.2.3 Các chỉ tiêu và phương pháp thu thập số liệu................................................ 24
3.4 Xử lý số liệu ........................................................................................................ 24
Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Thí nghiệm 1: Tác động của môi trường nuôi cấy đến khả năng sinh trưởng
của 3 giống cẩm chướng in vitro ............................................................................... 25
4.1.1 Động thái và tốc độ tăng trưởng chiều cao của 3 giống cẩm chướng in vitro . 25
vi


4.1.2 Động thái ra lá của ba giống cẩm chướng in vitro ........................................... 31
4.1.3 Tác động của môi trường nuôi cấy đến trọng lượng tươi/cây
của 3 giống cẩm chướng in vitro ............................................................................... 34
4.2 Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của dịch chiết hữu cơ đến khả năng sinh trưởng
của 3 giống cẩm chướng in vitro ............................................................................... 35
4.2.1

Chiều

cao

cây



động


thái

tăng

trưởng

chiều

cao

của 3 giống cẩm chướng in vitro ............................................................................... 25
4.2.2 Động thái và tốc độ ra lá của 3 giống cẩm chướng in vitro ............................. 38
4.2.3 Chiều dài lá của 3 giống cẩm chướng in vitro sau 35 ngày nuôi cấy ............... 25
4.2.4

Tác

động

của

dịch

chiết

đến

trọng


lượng

tươi

cây

của 3 giống cẩm chướng in vitro 35 NSC ................................................................. 44
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
5.1 Kết luận................................................................................................................ 47
5.2 Đề nghị ................................................................................................................ 47
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 48
PHỤ LỤC .................................................................................................................. 51
Phụ lục 1: Hình ảnh thí nghiệm ................................................................................. 51
Phụ lục 2: Kết quả xử lý thống kê (SAS 9.1) ............................................................ 52

vii


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt

Viết đầy đủ

SAS

Statistical Analysis Systems

CV

Coefficient of Variation


NSC

Ngày sau cấy

TB

Trung bình

NT

Nghiệm thức

TN

Thí nghiệm

B5

Gamborg Miller và Ojma

MS

Murashige và Skoog

D – Rs

Dianthus – Red single

D – Ps


Dianthus – Pink single

D – Om

Dianthus – Orange many

viii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Nội dung

trang

Bảng 4.1: Ảnh hưởng của môi trường nền đến động thái tăng trưởng chiều cao
của 3 giống cẩm chướng in vitro ............................................................................26
Bảng 4.2: Tốc độ tăng trưởng chiều cao của 3 giống cẩm chướng in vitro ...........29
Bảng

4.3:

Tác

động

của

môi


trường

nền

đến

động

thái

ra



của 3 giống cẩm chướng in vitro ............................................................................32
Bảng 4.4: Ảnh hưởng của môi trường nuôi cấy đến trọng lượng cây
của 3 giống cẩm chướng in vitro sau 35 ngày nuôi cấy .........................................35
Bảng

4.5:

Ảnh

hưởng

của

dịch

chiết


đến

chiều

cao

cây



động thái tăng trưởng chiều cao của 3 giống cẩm chướng in vitro ........................37
Bảng 4.6: Động thái ra lá của 3 giống cẩm chướng in vitro...................................39
Bảng 4.7: Tốc độ ra lá của 3 giống cẩm chướng in vitro .......................................41
Bảng

4.8:

Ảnh

hưởng

của

dịch

chiết

đến


chiều

dài



của 3 giống cẩm chướng in vitro sau 35 ngày nuôi cấy .........................................43
Bảng

4.9:

Ảnh

hưởng

của

dịch

chiết

đến

trọng

lượng

cây

của 3 giống cẩm chướng in vitro sau 35 ngày nuôi cấy .........................................44


ix


DANH SÁCH CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ
Nội dung

trang

Hình 2.1: Hạt hoa cẩm chướng ...............................................................................14
Hình 2.2: Nhị và nhụy hoa cẩm chướng .................................................................15
Hình 2.3: Hoa cẩm chướng .....................................................................................15
Hình 2.4: Hoa cẩm chướng ngoài đồng ..................................................................15
Hình 4.1; Cẩm chướng chùm màu cam trong môi trường MS 35 NSC .................31
Hình 4.2: Cẩm chướng đơn hồng cánh sen trong dịch chiết chuối già chín
35 NSC ...................................................................................................................38
Hình 1: Cẩm chướng đơn hồng cánh sen trong dịch chiết chuối già chín
7 NSC ......................................................................................................................51
Hình 2: Chiều cao cây cẩm chướng 7 NSC ................................................................51
Hình 3: Đo chiều dài lá cẩm chướng 35 NSC ........................................................52
Hình 4: Cân trọng lượng cây cẩm chướng 35 NSC................................................53
Biểu đồ 4.1 Chiều cao cây 3 giống cẩm chướng ở 35 NSC ...................................28
Biểu đồ 4.2 Chiều cao cây 3 giống cẩm chướng tại thời điểm 35 NSC .................38

x


Chương 1
GIỚI THIỆU
1.1 Đặt vấn đề

Cẩm chướng (Dianthus caryophyllus L.) là một trong các loại hoa cắt cành phổ
biến cho năng suất và giá trị kinh tế cao. Hoa cẩm chướng ngày càng được nhiều
người biết đến bởi sự đa dạng về màu sắc, là loại hoa giữ được lâu, thuận lợi cho bảo
quản và vận chuyển đi xa.
Thực tế, để có được hoa cẩm chướng đẹp, đảm bảo chất lượng thì việc chọn tạo
giống tốt là yếu tố giữ vai trò quyết định. Tuy nhiên, ở nước ta các giống cẩm chướng
chủ yếu là giống nhập từ Hà Lan hay Trung Quốc. Điều này gây khó khăn trong sự
chủ động nguồn giống, chi phí lớn cho việc nhập khẩu dẫn tới giá thành hoa rất cao.
Mặt khác, để thích nghi với điều kiện Việt Nam, các giống nhập nội này yêu cầu quy
trình trồng và chăm sóc nghiêm ngặt. Chúng ta có nhiều phương pháp nhân giống như
giâm, chiết, nuôi cấy mô, nên việc chọn ra phương pháp nhân giống thích hợp nhằm
đáp ứng được yêu cầu tạo ra những giống hoa cẩm chướng mới và cải tạo các giống đã
nhập nội, đáp ứng nhu cầu thị trường là quan trọng nhất. Hiện nay, người nông dân sau
khi thu hoạch hoa cẩm chướng để lại những cành hoa tốt nhất để trồng cho vụ sau và
dẫn tới hiện tượng thoái hóa giống vào những năm kế tiếp làm ảnh hưởng đến năng
suất và hiệu quả kinh tế.
Trong lĩnh vực chọn tạo giống có nhiều phương pháp nhân giống khác nhau thì
phương pháp nuôi cấy mô là một phương pháp có tính ứng dụng cao nhất vì từ các cá
thể có ưu điểm vượt trội nó có thể tạo ra một quần thể mang tính đồng nhất cao, giống
cây mẹ, đồng thời cung ứng một số lượng lớn cho thị trường. Khi tiến hành nhân giống
bằng nuôi cấy mô thì việc tìm ra môi trường thích hợp cho sự sinh trưởng của cây cẩm
chướng là cần thiết nhằm rút ngắn quá trình nhân giống.
Xuất phát từ những vấn đề trên, đề tài: “Tác động của môi trường nền và dịch
chiết hữu cơ lên sự sinh trưởng của ba giống cẩm chướng” được tiến hành.
1


1.2 Mục đích và yêu cầu của đề tài
1.2.1 Mục đích
Xác định môi trường nền (MS, 1/2 MS, K’nudson C, B5) thích hợp cho sự sinh

trưởng của ba giống hoa cẩm chướng in vitro.
Đánh giá ảnh hưởng của dịch chiết khoai tây, chuối già chín và chuối già xanh
đến khả năng sinh trưởng của ba giống hoa cẩm chướng in vitro.
1.2.2 Yêu cầu
Theo dõi tác động của môi trường nền MS, 1/2 MS, Knudson C, B5 đến các chỉ
tiêu sinh trưởng như chiều cao cây, số lá, trọng lượng cây.
Tiến hành thí nghiệm với nhiều loại dịch chiết khác nhau nhằm tìm ra loại dịch
chiết thích hợp thông qua việc theo dõi chiều cao cây, số lá tạo thành, trọng lượng cây,
chiều dài lá.

2


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Giới thiệu về nuôi cấy tế bào thực vật
2.1.1 Lịch sử phát triển nuôi cấy mô tế bào thực vật
Theo Nguyễn Đức Lượng và Lê Thị Thủy Tiên (2006), lịch sử nuôi cấy mô tế
bào thực vật bao gồm các sự kiện sau:
- Năm 1902, Haberlandt là người đầu tiên thực hiện việc nuôi cấy mô tế bào
thực vật và nhận thấy sự ảnh hưởng của các khoáng chất và điều kiện môi trường lên
sự chuyển hóa của các tế bào cô lập trên trên môi trường nuôi cấy.
- Năm 1922, Kotte và Robins lập lại thí nghiệm của Haberlandt, trên vật liệu là
đỉnh sinh trưởng của rễ một cây hòa thảo.
- Năm 1934, White nuôi cấy thành công đầu rễ cà chua (Lycopersicum
esculentum) trong môi trường lỏng có chứa muối khoáng, glucose và dịch chiết nấm
men trong một thời gian dài. Ít lâu sau, ông sử dụng hỗn hợp ba loại vitamin thuộc
nhóm B: B1 (thiamine), B6 (pyridoxine) và acid nicotinic để thay thế cho dịch chiết
nấm men.
- Năm 1939, Nobescourt và Gautheret đã thành công trong viêc duy trì sinh

trưởng của mô sẹo cà rốt (Daucus carota) trên môi trường có agar (môi trường đặc)
trong thời gian vô hạn bằng cách cấy chuyền đều đặn sáu tuần một lần.
- Năm 1941, Overbeek chứng minh được khả năng kích thích sinh trưởng phôi
ở cây thuộc họ cà (Datura) của nước dừa trong quá trình nuôi cấy.
- Năm 1948, Steward xác định tác dụng kích thích sinh trưởng của nước dừa
trên mô sẹo cà rốt.
- Năm 1957, Skoog và Miller ghi nhận được sự hình thành cơ quan từ mô sẹo
thuốc lá chịu ảnh hưởng của tỉ lệ kinetin/auxin trong môi trường nuôi cấy.

3


- Năm 1960, Cooking công bố có thể dùng enzyme cellulose để phân hủy vách
cellulose của tế bào thực vật và thu được kết quả là các tế bào không có vách mà chỉ
có màng nguyên sinh chất bao quanh, được gọi là tế bào trần.
- Năm 1960, Morel đã nhận thấy đỉnh sinh trưởng của các loài địa lan
(Cymbidium) khi đem nuôi cấy sẽ hình thành các protocorm. Hơn nữa các tế bào ở
đỉnh sinh trưởng thực vật chứa rất ít hoặc hoàn toàn không chứa virus, Morel có thể
phục tráng và tạo các dòng vô tính hoàn toàn không nhiễm bệnh virus bằng phương
pháp nuôi cấy đỉnh sinh trưởng.
- Năm 1966, Guha và Maheswari công bố tạo thành công cây đơn bội bằng
cách nuôi cấy túi phấn cây cà độc dược (Datura inoxia).
- Năm 1967, Bourgin và Nitsch tạo thành công cây đơn bội từ túi phấn cây
thuốc lá.
- Năm 1970, Nagata và Takebe thành công trong việc kích thích các tế bào trần
tách ra từ mô thuốc lá tái tạo lại thành cellulose.
- Trong giai đoạn hiện nay, nuôi cấy mô thực vật được áp dụng mạnh mẽ vào
thực tiễn chọn giống, nhân giống, sản xuất các chất thứ cấp có hoạt tính sinh học và
vào nghiên cứu lý luận di truyền thực vật bậc cao.
2.1.2 Lịch sử phát triển nuôi cấy mô tế bào thực vật ở Việt Nam

Nuôi cấy mô thực vật được phát triển ở Việt Nam ngay sau khi chiến tranh kết
thúc (1975). Phòng thí nghiệm nuôi cấy mô tế bào thực vật được xây dựng đầu tiên tại
Viện sinh học, Viện khoa học Việt Nam do Lê Thị Muội khởi xướng. Nhận thấy được
triển vọng to lớn của ngành khoa học hiện đại này trong chọn giống và nhân giống cây
trồng nông nghiệp, ở các cơ sở nghiên cứu thuộc Viện khoa học Việt Nam, các trường
Đại học tổng hợp Hà nội, thành phố Hồ Chí Minh và Đà Lạt, một số đơn vị nghiên cứu
thuộc bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm, Bộ Lâm nghiệp, Viện nghiên cứu
hạt nhân đã chú ý xây dựng các phòng nghiên cứu nuôi cấy mô thực vật, từng bước
xây dựng tiềm lực khoa học và đào tạo các cán bộ nghiên cứu về ngành này (Trần Văn
Minh, 2005).
Theo Nguyễn Văn Uyển và ctv (1993) nghiên cứu nuôi cấy mô thực vật ở việt
Nam đã đạt một số thành tựu như: nhân giống khoai tây (Solanum tubersum L.) bằng
phương pháp nuôi cấy mô tại Viện công nghệ sinh học, Viện Di truyền Nông nghiệp,
4


Đại học Nông nghiệp I; nhân giống vô tính cà phê; ứng dụng nuôi cấy mô nhân giống
cải ngọt; nhân giống chuối (Musa spp.); nhân giống cây bắt ruồi (Nepenthes
madagascariens); nhân giống cây kiwi; nhân giống cây dứa Cayence và Queen Long
An. Nuôi cấy mô thực vật ở Việt nam đã thoát khỏi giai đoạn phôi thai của nó và đang
chuẩn bị những đóng góp tích cực vào lý luận sinh học cây trồng và vào thực tiễn nông
nghiệp.
2.1.3 Cơ sở khoa học của việc nuôi cấy mô tế bào thực vật
Kỹ thuật nuôi cấy mô tế bào thực vật là quá trình điều khiển sự phát sinh hình
thái của tế bào thực vật (khi nuôi cấy tách rời trong điều kiện nhân tạo vô trùng) một
cách có định hướng vào sự phân hóa và sự phản phân hóa của tế bào trên cơ sở tính
toàn năng của tế bào thực vật.
2.1.3.1 Tính toàn năng của tế bào
Tế bào bất kỳ nào của cơ thể sinh vật đa bào nào cũng đều có khả năng phát
triển hình thành cơ thể hoàn chỉnh khi gặp điều kiện thuận lợi. Đó là tính toàn năng

của tế bào.
2.1.3.2 Sự phân hóa và phản phân hóa của tế bào
Cơ thể sinh vật trưởng thành bao gồm nhiều cơ quan có chức năng khác nhau
được hình thành từ nhiều loại tế bào. Tất cả các tế bào đó bắt nguồn từ một tế bào ban
đầu (tế bào hợp tử). Ở giai đoạn đầu tế bào hợp tử phân chia thành nhiều tế bào phôi
sinh chưa mang chức năng riêng biệt (chuyên hóa). Sau đó, các tế bào phôi sinh này
tiếp tục được biến đổi thành các tế bào chuyên hóa đặc hiệu cho các mô, cơ quan khác
nhau. Đó là sự phân hóa.
Tuy nhiên, khi tế bào đã phân hóa thành các tế bào có chức năng chuyên biệt,
chúng không hoàn toàn mất khả năng biến đổi của mình. Trong điều kiện thích hợp,
chúng có thể trở về dạng tế bào phôi sinh và phân chia mạnh mẽ. Quá trình đó gọi là
quá trình phản phân hóa tế bào.
2.1.3.3 Môi trường dinh dưỡng
Là nhân tố quan trọng quyết định sự thành công của quá trình nuôi cấy. Hầu
hết, các môi trường dinh dưỡng nhân tạo được sử dụng để nuôi cấy mô tế bào thực vật
bao gồm các thành phần sau:

5




Các nguyên tố muối khoáng

-

Nguyên tố đa lượng

-


Nguyên tố vi lượng

• Nguồn cacbon,
• Vitamin
• Các chất điều hòa sinh trưởng
2.1.3.4 pH của môi trường
pH của môi trường thường được hiệu chỉnh từ 5,5 – 6, pH dưới 5,5 thì agar
không đông dạng gel hoàn toàn và trên 6 thì gel lại quá cứng. pH của môi trường
thường giảm từ 0,6 – 1,3 đơn vị sau khi hấp khử trùng. Có một số trường hợp, sau thời
gian nuôi cấy, pH của môi trường giảm dần do sự hình thành một số axit hữu cơ trong
môi trường.
Điều chỉnh pH bằng cách dung HCl hay NaOH 1 N hoặc 0,1 N và nhỏ từng giọt
vào trong môi trường, khuấy đều môi trường rồi mới đo. Luôn nhớ đo pH trước khi
cho agar.
2.1.3.5 Vô trùng mẫu cấy
Môi trường nuôi cấy và tế bào thực vật đều chứa đường, muối khoáng, vitamin
rất thích hợp cho các loại nấm và vi khuẩn phát triển. Trong môi trường nuôi cấy, tốc
độ phân bào của vi khuẩn, nấm lớn hơn nhiều so với tốc độ phân hóa của các tế bào
thực vật. Vì vậy, nếu môi trường bị nhiễm (nấm, khuẩn) thì quá trình vô trùng mẫu
không được đảm bảo.
Có 3 nguồn nhiễm tạp chính là:
• Dụng cụ thủy tinh, môi trường nuôi cấy và nút đậy không được vô trùng tuyệt đối.
• Trên bề mặt và bên trong mẫu nuôi cấy còn tồn tại các bào tử nấm, vi khuẩn.
• Trong quá trình thao tác làm rơi nấm hoặc vi khuẩn ảnh hưởng đến mẫu nuôi cấy.
Quá trình khử mẫu nuôi cấy là công việc rất quan trọng vì mẫu nuôi cấy không
thể khử bằng nhiệt độ cao mà mẫu phải giữ được bản chất sinh học. Do đó, các mẫu
cấy (mô/cơ quan) thực vật phải được khử trùng bằng các dung dịch khử trùng. Các
dung dịch khử trùng thường được sử dụng là calcium hypochlorite, sodium
6



hypochlorite, thủy ngân chlorua, javel. Tỷ lệ mẫu vô trùng thành công phụ thuộc vào
thời gian và nồng độ các chất khử trùng. Các dung dịch dùng để khử trùng mẫu phải
bảo vệ được mô thực vật nhưng thời gian khử trùng mẫu phải đủ để tiêu diệt nguồn
gây nhiễm là nấm và vi khuẩn. Tuy nhiên, việc xử lý thành công nguồn gây cũng phụ
thuộc rất lớn vào kỷ thuật xử lý trong nuôi cấy vô trùng (Nguyễn Đức Lượng, 2002).
2.1.4 Lợi ích của phương pháp nhân giống bằng nuôi cấy mô
Theo Phan Thanh Kiếm (2006), lợi ích nuôi cấy mô như sau:
- Tạo ra các cây con đồng nhất với giống cây mẹ.
- Hệ số nhân giống cao, thời gian nhân giống ngắn.
- Tạo ra cây con sạch bệnh (nhờ chọn lọc tốt từ vật liệu nuôi cấy hoặc làm sạch
vật liệu trước khi cấy).
- Không cần nhiều diện tích, không ảnh hưởng bởi yếu tố ngoại cảnh, thời tiết.
- Nhân nhanh một số cây quý để phục vụ sản xuất.
- Việc trao đổi giống dễ dàng.
2.1.5 Các phương pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật
Dương Công Kiên (2002) cho rằng nuôi cấy mô thực vật có một số phương
pháp như sau:
• Nuôi cấy đỉnh sinh trưởng
Năm 1949, Limmaset và Couet đã phát hiện rằng virus phân bố không đồng đều
trên cây và thường không thấy có virus ở vùng có đỉnh sinh trưởng.
Nuôi cấy đỉnh sinh trưởng bao gồm nuôi cấy cây đỉnh và cây bên. Sau khi vô
trùng mẫu sẽ được nuôi cấy trên môi trường thích hợp chứa đầy đủ dinh dưỡng:
khoáng chất hữu cơ, chất kích thích sinh trưởng thích hợp, giá thể. Sau một thời gian,
từ đỉnh sinh trưởng sẽ phát triển thành một hay nhiều cây. Cây tiếp tục phát triển, vươn
thân, ra lá, để trở thành một cây hoàn chỉnh.
• Nuôi cấy mô sẹo
Mô sẹo là một khối tế bào phát triển vô tổ chức chưa phân hóa. Mô sẹo sẽ phát
triển nhanh khi môi trường có bổ sung auxin. Trong điều kiện môi trường không có
chất kích thích tạo mô sẹo, khối mô sẹo có khả năng tái sinh thành cây hoàn chỉnh.

Nuôi cấy mô sẹo được thực hiện đối với các loại thực vật không có khả năng
nhân giống thông qua nuôi cấy đỉnh sinh trưởng. Cây tái sinh từ mô sẹo có đặc tính
7


giống cây mẹ, từ cụm tế bào mô sẹo có thể tái sinh cùng lúc nhiều cây hơn là nuôi cấy
đỉnh sinh trưởng, tuy nhiên mức độ biến dị soma lại cao hơn.
• Nuôi cấy tế bào đơn
Khối mô sẹo được nuôi cấy trên môi trường lỏng và đặt trong máy lắc có tốc độ
điều chỉnh thích hợp, sẽ tách ra thành nhiều tế bào riêng lẻ, gọi là tế bào đơn. Sau đó,
tế bào đơn được lọc và nuôi cấy trên môi trường thích hợp để phát triển, tăng sinh
khối. Sau một thời gian nuôi cấy kéo dài trong môi trường lỏng tế bào đơn được tách
ra và trải trên môi trường thạch.
• Nuôi cấy protoplast
Protoplast (tế bào trần) là tế bào đơn tách lớp vỏ cellulose, trong điều kiện nuôi
cấy thích hợp protoplast có khả năng tái sinh màng tế bào, tiếp tục phân chia và phát
triển thành cây hoàn chỉnh. Khi tế bào mất vách và tiến hành dung hợp, hai protoplast
có khả năng dung hợp với nhau tạo ra tế bào lai, đặc tính này cho phép cải thiện giống
cây trồng. Quá trình dung hợp protoplast có thể thực hiện trên hai đối tượng cùng loài
hay khác loài.
• Nuôi cấy hạt phấn đơn bội
Các hạt phấn là những tế bào mà sự phát triển bình thường dẫn đến hình thành
ống phấn sẽ phát triển theo hướng bình thường, nhưng một số hạt phấn sẽ tạo ra mô
sẹo. Thay vì nuôi cấy hạt phấn riêng lẻ có thể nuôi cấy các bao phấn nguyên chứa các
hạt phấn đang phát triển, và cách này dẫn đến sự hình thành phôi soma trực tiếp từ hạt
phấn. Các phôi này được kích thích có thể tạo nguyên cây đơn bội. Sử dụng các điều
kiện thích hợp có thể nhận được hàng trăm cây đơn bội từ một bao phấn.
2.1.6 Quy trình nhân giống bằng nuôi cấy mô
Trần Văn Minh (2005) cho rằng quy trình nhân giống bằng nuôi cấy mô gồm 5
giai đoạn như sau:

• Giai đoạn 1: Khử trùng mẫu nuôi cấy
Mục đích của giai đoạn này là tạo ra được nguyên liệu vô trùng để đưa vào môi
trường cấy. Đây là giai đoạn rất quan trọng, quyết định toàn bộ quá trình nhân giống in
vitro.

8


• Giai đoạn 2: Tái sinh mẫu nuôi cấy
Mục đích của tái sinh nhằm định hướng cho các mô cấy, quá trình này được
điều khiển dựa vào tỉ lệ của các hợp chất auxin/cytokinin ngoại sinh được đưa vào môi
trường nuôi cấy. Mô non chưa phân hóa có khả năng tái sinh cao hơn các mô đã
trưởng thành.
• Giai đoạn 3: Nhân nhanh
Đây được coi là giai đoạn then chốt của quá trình. Để nhân nhanh giống người
ta đưa thêm vào môi trường các chất dinh dưỡng, chất điều hòa sinh trưởng (auxin,
cytokinin, gibberellin), các chất khác như nước dừa, dịch chiết nấm men với điều kiện
ánh sáng, nhiệt độ thích hợp.
• Giai đoạn 4: Tạo cây hoàn chỉnh
Khi đạt được kích thước nhất định, các cây sẽ được chuyển sang môi trường tạo
rễ. Người ta thường bổ sung vào moi trường các auxin là nhóm hormone thực vật có
chức năng tạo rễ phụ từ mô nuôi cấy. Từ những cây này sẽ xuất hiện rễ và tạo thành
cây hoàn chỉnh.
• Giai đoạn 5: Đưa cây ra đất
Đây là giai đoạn cuối cùng của quá trình nhân giống in vitro và là bước quyết
định khả năng ứng dụng quá trình này trong thực tế. Tuy nhiên, phải đảm bảo các điều
kiện ngoại cảnh như: nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm, giá thể, thích hợp để cây con đạt tỷ lệ
sống cao trong vườn ươm hay ở ruộng sản xuất.
2.1.7 Các yếu tố ảnh hưởng đến nhân giống in vitro
Theo Dương Công Kiên (2002), các yếu tố ảnh hưởng đến nhân giống in vitro

bao gồm:
• Mẫu nuôi cấy
Mẫu thường được dùng là các mô non như cây đỉnh, cây nách hay cây bất định
sẽ tái sinh tốt hơn mô già hay mô thành thục.
Mẫu cấy thích hợp cho nuôi cấy mô phải có mô phân sinh hay những tế bào có
khả năng biểu hiện tính toàn thể.
• Môi trường nuôi cấy
Công thức môi trường nuôi cấy phổ biến là MS (Murashige và Skoog, 1962),
thích hợp cho phần lớn các loại cây trồng. Để hình thành cây nách, thường yêu cầu
9


nồng độ tương đối thấp của auxin và cytokinin. Để phát triển cây bất định cần nồng độ
cao cytokinin và thêm một lượng auxin thích hợp. Để tạo mô sẹo cần nồng độ cao của
auxin kết hợp với nồng độ cytokinin. Sự lựa chọn môi trường đặc hay lỏng cũng quan
trọng do yêu cầu của từng loại cây trồng. Có thể sử dụng môi trường lỏng trên máy lắc
khoảng 30 vòng/phút hay không lắc.
• Ánh sáng
Nhiều nghiên cứu cho thấy ánh sáng hấp thu đóng vai trò quan trong tạo hình
nuôi cấy in vitro. Việc nuôi cấy tốt nhất trong điều kiện ánh sáng khoảng 1000 lux.
Trong giai đoạn chuẩn bị cây in vitro trước khi đem trồng ngoài vườn ươm thì cần
cường độ ánh sáng tăng khoảng từ 3000 đến 10000 lux (Dương Công Kiên, 2002).
• Nhiệt độ
Nhiệt độ có ảnh hưởng lớn đến sự sinh trưởng và phát triển của cây nuôi cấy.
Mỗi loại cây trồng có nhiệt độ tối ưu cho sự tạo hình, hầu hết thích hợp ở nhiệt độ từ
20 – 270C khi nuôi cấy.
• Đường
Trong nuôi cấy in vitro, đường là nguồn cacbon để cho mô, tế bào thực vật tổng
hợp các chất hữu cơ và qua đó các tế bào phân chia, tăng sinh khối. Hai loại đường
thường được sử dụng là saccharose và D – glucose (Trần Văn Minh, 1999).

2.1.8 Những vấn đề thường gặp trong nhân giống in vitro
• Sự tạp nhiễm
- Vấn đề rất được quan tâm và dễ xảy ra trong nuôi cấy mô thực vật, gây hậu
quả nghiêm trọng đến hiệu suất nuôi cấy. Một số nguồn gây tạp nhiễm như từ mẫu
cấy, thao tác trong quá trình cấy, từ côn trùng như ve bét, môi trường, dụng cụ và các
máy móc thiết bị.
- Trong giai đoạn vô mẫu, mẫu cấy là nguồn gây nhiễm chính và đây cũng được
xem là giai đoạn khó nhất trong vi nhân giống. Mẫu cấy có thể là đốt thân, đỉnh sinh
trưởng, mẫu lá, phát hoa hay rễ non. Tuy nhiên để mẫu sống và phát triển trong điều
kiện vô trùng thì không phải dễ. Môi trường bên ngoài luôn có rất nhiều vi sinh vật
bám trên bề mặt, các rãnh nhỏ, nách lá, lớp vẩy của cây mẹ, đây là nơi cư ngụ khá
vững chắc mà chất khử trùng không dễ tiếp xúc được chúng. Đặc biệt, vi khuẩn
thường nhiễm vào hệ thống mô mạch và gây nhiễm môi trường sau 1 tuần nuôi cấy.
10


Nhiễm khuẩn trong trường hợp này thường gây những vệt trắng sữa xuất phát từ mô
cấy và quan sát rõ nhất khi xem từ dưới đáy chai nuôi cấy. Vài loài vi khuẩn thường
gây nhiễm: Acinebacter, Aerococcus, Agrobacterium, Bacillus Erwinia, Clostridium.
- Điều kiện trồng cây mẹ và vị trí lấy mẫu từ cây mẹ là yếu tố quan trọng thiết
lập quá trình nuôi cấy sạch. Cây trồng trong nhà kính ít nhiễm vi sinh vật hơn ngoài
đồng ruộng. Các bộ phận như rễ, củ, thân bò thì thường khó làm sạch hơn các bộ phận
khác.
- Môi trường không khí phòng sáng, phòng cấy gây nhiễm nghiêm trọng nếu
không được xử lý kịp thời, nấm thường là nguyên nhân gây nhiễm chính trong trường
hợp này. Nấm thường tồn tại dạng bào tử lơ lửng trong không khí, khi phòng nuôi có
nhiều người ra vào tạo điều kiện tích lũy vi sinh vật càng nhiều. Nếu màng lọc tủ cấy
không tốt sẽ gây nhiễm mẫu hàng loạt ngay trong quá trình cấy. Ngoài ra, bào tử nấm
còn tấn công gây nhiễm những chai môi trường chưa sử dụng hoặc những bình đã
được nuôi 2 – 3 tháng. Các loài nấm thường gặp: Aspergillus, Candida, Cladosporium,

Microsprium và Phialophra.
- Côn trùng, đặc biệt là ve bét là mối nguy hiểm không thua gì nấm mốc, ve bét
có nhiều loài khác nhau: Dermataphagoides pteronyssimus, Dermataphagoides
farinae và Tyropharus putrescentiae. Ve bét có thể sống trong ống dẫn của máy điều
hòa không khí, góc phòng, dưới kệ nuôi cấy. Nó hoạt động tích cực hơn vào lúc xế
chiều ở những nơi có độ ẩm và chất hữu cơ. Vòng đời của chúng kéo dài 2 tuần. Khi
cấy, ta thường không phát hiện nhiễm, nhưng sau vài ngày ta sẽ thấy những rãnh
đường trên bề mặt bình nuôi cấy và trên bề mặt môi trường, đó là đường di chuyển của
nó. Ve bét xâm nhập vào vào bình nuôi cấy bằng cách chui qua các khe hở miệng
bình, khi chúng xâm nhập chúng cũng mang theo nấm làm bình nuôi cấy vừa nhiễm
nấm và ve bét cùng lúc. Một điều thường thấy là mẫu cấy bị thối nhũn và chết khi ve
bét xâm nhập sau khoảng 2 tuần.
• Tính bất định về mặt di truyền
Nhân giống vô tính áp dụng với mục đích tạo quần thể cây trồng đồng nhất với
số lượng lớn nhưng phương pháp cũng tạo ra những biến dị tế bào soma qua nuôi cấy
mô sẹo. Những biến dị này cũng là cơ sở nghiên cứu ứng dụng vào cải thiện giống cây
trồng nhưng thực tế có rất ít biến dị có lợi được báo cáo. Tần số biến dị thì hoàn toàn
11


khác nhau và không lặp lại (Creissen và Karp, 1985; Fish và Karp, 1986). Nuôi cấy
mô sẹo cho biến dị nhiều hơn nuôi cấy cây đỉnh. Cây trồng bị biến dị tế bào soma qua
nuôi cấy thường là biến dị về chất lượng, số lượng và năng suất và biến dị này không
di truyền. Đến nay việc gây ra biến dị chưa được làm sáng tỏ nhưng được đồng ý nhất
là do thay đổi vị trí DNA. Nhân tố thường gây ra biến dị tế bào là số lần cấy chuyền.
Số lần cấy chuyền càng nhiều càng cho độ biến dị cao. Biến dị nhiễm sắc thể nhiều
hơn khi nuôi cấy kéo dài (Amstrong và Phillips, 1988). Số lần cấy chuyền ít và thời
gian giữa hai lần cấy chuyền ngắn làm giảm sự biến dị di truyền.
• Việc sản xuất các chất gây độc từ mẫu cấy
Thường chúng ta hay thấy hiện tượng hóa nâu hay hoá đen mẫu làm sinh

trưởng của mẫu bị ngăn chặn hay hư mẫu. Hiện tượng này là do mẫu nuôi cấy có chứa
các hợp chất Tannin và Hydroxyphenol, có nhiều trong mô già hơn trong mô non. Các
phân tử Phenol làm nâu mẫu Cattleya là Eucomic acid và Tyramine. Có vài phương
pháp làm giảm sự hóa nâu mẫu:
- Than hoạt tính đưa vào môi trường giúp ngăn cản quá trình hóa nâu hay đen,
đặc biệt có hiệu quả trên các loài phong lan Phalaenopsis, Cattleya và Aerides với
nồng độ thường dùng 0,1 – 0,3%. Tuy nhiên than hoạt tính cũng làm chậm quá trình
phát triển của mô do hấp thu các chất kích thích tăng trưởng và các chất khác.
- Polyvinylpyrolidone (PVP), một chất thuộc loại polyamide hấp thu phenol qua
vòng hydrogen ngăn chặn sự hóa nâu ở nhiều loại cây trồng khác nhau.
- Giảm sự hóa nâu bằng cách cho các chất khử quá trình oxy hóa vào môi
trường ngăn chặn quá trình oxy hóa phenol, chất khử thường được dùng như ascorbic
acid, glutathione, mecaptoethanol, L – cystein hydrochloride và citric acid. Để hạn chế
ảnh hưởng phenol các nhà khoa học đưa ra vài kỹ thuật khi thao tác trên mẫu:
+ Sử dụng mẫu nuôi cấy nhỏ từ mô non.
+ Gây vết thương trên mẫu nhỏ nhất khi khử trùng.
+ Ngâm mẫu vào dung dịch ascorbic acid, citric acid vài giờ trước khi cấy.
+ Nuôi cấy trong môi trường lỏng, oxy thấp, không có đèn 1 – 2 tuần.
• Hiện tượng thủy tinh thể
Trong nuôi cấy mô cũng thường gặp hiện tượng thủy tinh thể mẫu nuôi cấy.
Khi chuyển ra khỏi bình nuôi cấy, cây con dễ bị mất nước và tỷ lệ sống sót thấp. Dạng
12


này thường thấy khi nuôi cấy trên môi trường lỏng hay môi trường bán rắn, đặc biệt
khi sự trao đổi khí thấp, quá trình thoát hơi nước tập trung trong cây.
2.2 Giới thiệu về hoa cẩm chướng (Dianthus caryophyllus L.)
2.2.1 Nguồn gốc và sự phân bố
Hoa cẩm chướng (Dianthus caryophyllus L.) có nguồn gốc từ Châu Âu, chủ
yếu là vùng Địa Trung Hải, nhưng cũng có một số tài liệu cho rằng nó được phát hiện

đầu tiên ở vùng Viễn Đông.
Tên khoa học của nó Dianthus caryophyllus có nguồn gốc Hy Lạp: "Di" –
thuộc về Zeus và "anthos" – hoa. Nó được nhà thực vật học Theopharatus đặt tên
"Diathus" (divine flower).
Người ta nói rằng cái tên "Carnation" xuất phát từ tiếng Ý có nghĩa là
"complexion", một số ý kiến khác lại cho rằng tên hoa từ tiếng Hy Lạp có nghĩa là
"flesh". Nhưng cũng còn ý kiến khác nữa: "Carnation" từ "cornation" hay "corone" có
nghĩa là "flower garlands" - "vòng hoa", do nó được trang trí trong những vòng hoa
vào những dịp lễ ở Hy Lạp. Hoa cẩm chướng còn được gọi là "Pink" do mép cánh hoa
hình răng cưa (to pink: cắt mép răng cưa, Pinking shear: cái kéo cắt răng cưa).
Trong cuốn "Ngôn ngữ loài hoa" thời nữ hoàng Victoria (1837 – 1901), hoa
cẩm chướng được xem như một món quà may mắn cho người phụ nữ. Hoa cẩm
chướng còn là biểu tượng quốc gia của Slovenia (Nam Tư).
Trước đây hoa cẩm chướng được trồng làm cảnh trang trí. Từ năm 1975 đã có
sản xuất hoa cắt cành với những giống nhập trước 1975. Từ năm 1995 có nhiều giống
hoa cẩm chướng được nhập nội có nguồn gốc từ Hà lan, Trung quốc với màu sắc đa
dạng phong phú. Vùng Vạn Thành – phường 5, Thái Phiên – Phường 12, Phường 7, 8
là những nơi trồng nhiều hoa cẩm chướng tại Đà Lạt. Hiện có khoảng trên 20 giống
được trồng trọt với mục đích cắt cành. Mặt khác, hiện nay hoa cẩm chướng được trồng
chủ yếu ở Hà Lan, Mexico, Colombia, Italia, Trung Quốc, Mỹ. (Nguồn: Linh Vũ,
2008).

13


2.2.2 Vị trí phân loại
Giới: Plantae
Lớp: Magnoliopsida
Bộ: Caryophyllales
Họ: Caryophyllaceae

Chi: Dianthus
Loài: D. caryophyllus
2.2.3 Đặc điểm về thực vật học
Cây hoa cẩm chướng thuộc loài cây thân thảo sống nhiều năm, đặc điểm thân
mảnh, có các đốt ngắn mang lá kép, bé, thân bò là chính, lông nhỏ, ít bị sâu bệnh.
Thân phân nhánh nhiều, có đốt dễ gãy giòn, lá cẩm chướng mọc đối phiến lá
nhỏ dày, dài, không có răng cưa, trên mặt lá có ít phấn trắng, mặt lá thường nhẵn.
Hoa mọc đơn từng chiếc một ở nách lá hoa kép có nhiều màu sắc ngay trên
cùng một hoa, quả có nhiều hạt, có từ 330 – 550 hạt.

Hình 2.1: Hoa cẩm chướng
14


×