Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

ĐÁNH GIÁ TẬP ĐOÀN GIỐNG VỪNG TẠI TÂY NINH NĂM 2011

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.17 MB, 70 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐÁNH GIÁ TẬP ĐOÀN GIỐNG VỪNG TẠI
TÂY NINH NĂM 2011

Họ và tên: ĐINH ĐẠI BẢO
Chuyên ngành: NÔNG HỌC
Niên khóa: 2007 - 2011

Tháng 8 năm 2011


i

ĐÁNH GIÁ TẬP ĐOÀN GIỐNG VỪNG TẠI
TÂY NINH NĂM 2011

Tác giả

ĐINH ĐẠI BẢO

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng kỹ sư ngành Nông Học

Giáo viên hướng dẫn:
PGS.TS Phan Thanh Kiếm

Tháng 08/2011




ii

LỜI CẢM TẠ
Con xin chân thành cảm ơn công ơn sinh thành, nuôi dưỡng của cha me. Cảm ơn
anh chị đã giúp đỡ, động viên tôi trong suốt thời gian học tập.
Tôi xin gửi lời biết ơn chân thành tới:
- Ban Giám Hiệu trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh.
- Ban chủ nhiệm Khoa Nông học.
- Thầy Phan Thanh Kiếm, người đã hướng dẫn đã chỉ bảo tận tình, giúp tôi trong
suốt thời gian thực hiên đề tài.
- Ks Nguyễn Thị Hoài Trâm, Viện Nghiên Cứu Dầu và Cây có dầu TP-HCM
- Ks Nguyễn Thị Ngọc Linh, Trạm khuyến nông Tây Ninh
- Toàn thể thầy cô trong khoa Nông học trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ
Chí Minh đã truyền đạt cho tôi những kiến thức trong quá trình học tập.
- Tập thể lớp DH07NHB đã động viên, chia sẽ với tôi trong học tập
Tp.HCM, tháng 08 năm 2011
Sinh viên thực hiện

Đinh Đại Bảo


iii

TÓM TẮT
Đề tài “Đánh giá tập đoàn giống vừng tại Tây Ninh ”, thí nghiệm được tiến hành
trên vùng đất xám - loại đất chủ yếu của Tây Ninh, từ tháng 2 - 5/2011 với mục tiêu
đánh giá sự đa dạng di truyền trong tập đoàn 25 giống vừng tại Tây Ninh và giới thiệu
một số giống vừng có những tính trạng, đặc tính tốt cho công tác chọn tạo giống.

Thí nghiệm gồm 25 giống vừng bố trí trong 25 ô, không lặp lại, diện tích mỗi ô
5m2.
Kết quả thu được:
- Về hình thái: đánh giá 13 tính trạng hình thái cho thấy 25 giống vừng là 25 giống
khác nhau về hình thái, giữa các giống khác nhau ít nhất 3 tính trạng.
- Kết quả phân nhóm theo thời gian sinh trưởng, chiều cao cây, chiều dài lóng,
màu sắc hoa, cho thấy sự đa dạng di truyền theo các tính trạng này. Đa số các giống có
thời gian sinh trưởng từ 71 ngày (nhiều giống) đến 79 ngày (SE), có chiều cao cây
biến động trong khoảng 37,2 cm (SE140) đến 129,4 (SE120), số trái/ cây từ 17,6 (SE161)
đến 61,8 (SE144), có chiều dài trái từ 27,8 mm (SE132) đến 42,4 mm (SE150), số hạt
trên trái đều nằm trong khoảng 17,8 hạt (SE161) đến – 97 hạt (SE143). Trọng lượng 1000
hạt của giống biến động trong khoảng 2,1 g (SE125) đến 3,8 g (SE139). Năng suất/ cây
của giống nằm trong khoảng 1,0 g (SE140) đến 4,0 g (SE120). Hàm lượng dầu từ 50,6
% (SE 157) đến 58,6 % (SE156).
- 4 giống là SE120, SE144, SE150, SE156 là những giống có nhiều đặc tính tốt
như: Số trái trên cây nhiều, chiều dài trái dài, năng suất cây cao, hàm lượng dầu cao. Có
thể tiếp tục chọn tạo để tạo giống vừng thuần tốt hoặc sử dụng làm bố mẹ trong công tác
lai tạo giống vừng lai F1.


iv

MỤC LỤC
Đề mục

Trang

Trang tựa...............................................................................................................i
LỜI CẢM TẠ ........................................................................................................... ii
TÓM TẮT................................................................................................................iii

MỤC LỤC ............................................................................................................... iv
DANH SÁCH CÁC BẢNG ................................................................................... vii
DANH SÁCH CÁC HÌNH ....................................................................................viii
Chương 1 MỞ ĐẦU ................................................................................................. 1
1.1 Đặt vấn đề ........................................................................................................... 1
1.2 Mục tiêu đề tài: ................................................................................................... 1
1.3Nội dung nghiên cứu: .......................................................................................... 1
Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 Giới thiệu chung về cây vừng:............................................................................ 2
2.1.1 Nguồn gốc và sự phân bố: ............................................................................... 2
2.1.2 Phân loại .......................................................................................................... 2
2.1.3 Giá trị của cây vừng......................................................................................... 3
2.1.3.1 Giá trị sử dụng .............................................................................................. 3
2.1.3.2 Giá trị dinh dưỡng ........................................................................................ 4
2.1.3.3 Giá trị kinh tế ................................................................................................ 4
2.2 Đặc điểm nông học của cây vừng....................................................................... 5
2.2.1 Rễ ..................................................................................................................... 5
2.2.2 Thân ................................................................................................................. 5
2.2.3 Lá ..................................................................................................................... 6
2.2.4 Hoa................................................................................................................... 6
2.2.5 Quả................................................................................................................... 6
2.2.6 Hạt ................................................................................................................... 7
2.3 Yêu cầu sinh thái của cây vừng .......................................................................... 7


v

2.3.1 Khí hậu ............................................................................................................ 7
2.4.1.1 Nhiệt độ ........................................................................................................ 7

2.4.1.2 Ánh sáng ....................................................................................................... 7
2.4.1.3 Lượng mưa ................................................................................................... 8
2.4.1.4 Gió ................................................................................................................ 8
2.4.2 Đất đai.............................................................................................................. 8
2.5. Tình hình nghiên cứu vừng trên thế giới ........................................................... 9
2.5.1. Các nghiên cứu về giống .................................................................................. 9
2.5.2. Nghiên cứu về kỹ thuật canh tác vừng ......................................................... 12
2.5.2. Tình hình sản xuất vừng trên thế giới........................................................... 14
2.6 . Tình hình sản xuất và nghiên cứu giống vừng ở Việt Nam ........................... 16
2.6.1. Tình hình sản xuất vừng ở Việt Nam ........................................................... 16
2.6.2. Tình hình nghiên cứu giống vừng tại Việt Nam........................................... 19
2.7. Nhìn chung các kết quả nghiên cứu và cần thiết phải nghiên cưu đề tài ........ 22
Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................... 23
3.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ................................................................... 23
3.2. Điều kiện thí nghiệm ....................................................................................... 23
3.2.1. Đặc điểm đất đai, khí hậu thời tiết khu vực bố trí thí nghiệm. ..................... 23
3.2.2. Quy trình kỹ thuật áp dụng ........................................................................... 24
3.3. Vật liệu nghiên cứu.......................................................................................... 25
3.4 Phương pháp nghiên cứu: ................................................................................. 26
3.4.1. Bố trí thí nghiệm ........................................................................................... 26
3.4.2 Bố trí thí nghiệm ............................................................................................ 26
3.4.3 Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi ........................................................... 26
3.4.3.3 Xử lý số liệu ............................................................................................... 32
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................... 34
4.1 Đặc trưng hình thái ........................................................................................... 34
4.1.2 Thời gian ra hoa ............................................................................................. 41
4.1.3 Thời gian nảy mầm ........................................................................................ 42


vi


4.1.4 Thời gian sinh trưởng .................................................................................... 42
4.1.5 Chiều cao cây................................................................................................. 43
4.1.6 Chiều dài trung bình 5 lóng ........................................................................... 44
4.1.7 Chiều cao đóng trái ........................................................................................ 45
4.2.1 Số trái trên cây ............................................................................................... 47
4.2.2 Chiều dài trái ................................................................................................. 48
4.2.3 Số hạt trên trái................................................................................................ 49
4.2.4 Trọng lượng 1000 hạt .................................................................................... 50
4.2.5 Năng suất cây................................................................................................. 51
4.2.6 Hàm lượng dầu .............................................................................................. 52
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................... 55
5.1 Kết luận............................................................................................................. 55
5.2 Đề nghị ............................................................................................................. 55
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 56
PHỤ LỤC ............................................................................................................... 57
1. Một số hình ảnh .................................................................................................. 57


vii

DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1: bảng phân tích thành phần acid amin không thể thay thế có trong bột vừng và
trong thịt. .................................................................................................................. 4
Bảng 2.2. Các vùng trồng vừng chính trên thế giới năm 2009 .............................. 14
Bảng 2.3. Diện tích, năng suất, sản lượng vừng trên thế giới từ năm 2001-2009.. 15
Bảng 2.4: Diện tích vừng của một số nước trên Thế giới 2001 – 2008 ................ 17
Bảng 2.5: Năng suất vừng của một số nước trên Thế giới 2001 – 2008 ............... 18
Bảng 2.6: Sản lượng vừng của một số nước trên Thế giới 2001 - 2008 .............. 19
Bảng 4.1 Đánh giá đặc trưng hình thái tập đoàn gồm 25 giống vừng .................... 34

Bảng 4.2 Các chỉ tiêu đánh giá định lượng ............................................................ 39
Bảng 4.3: Các tính trạng định lượng ...................................................................... 42


viii

DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 3.1. Kiểu thân ........................................................................................................................ 29 
Hình 3.2. Thân có lông ................................................................................................................... 30 
Hình 3.3. Phân nhánh ..................................................................................................................... 30 
Hình 3.5. Hình dạng lá ................................................................................................................... 31 
Hình 3.6. Mép lá ............................................................................................................................. 31 
Hình 3.9. Hình dạng hạt ................................................................................................................. 32 
Hình 4.1: Phân nhóm thời gian ra hoa ............................................................................................ 42 
Hình 4.2: Phân nhóm thời gian sinh trưởng .................................................................................. 43 
Hình 4.3: Phân nhóm chiều cao cây ............................................................................................... 44 
Hình 4.4: Phân nhóm chiều dài trung bình 5 lóng ......................................................................... 45 
Hình 4.5: Phân nhóm chiều cao đóng trái ..................................................................................... 46 
Hình 4.6: Phân nhóm số trái trên cây ............................................................................................ 48 
Hình 4.7: Phân nhóm chiều dài trái ............................................................................................... 49 
Hình 4.8: Phân nhóm số hạt trên trái .............................................................................................. 50 
Hình 4.9: Phân nhóm trọng lượng 1000 hạt .................................................................................. 51 
Hình 4.10: Phân nhóm năng suất cá thể ......................................................................................... 52 
Hình 4.11: Phân nhóm hàm lượng dầu .......................................................................................... 53 


1

Chương 1
MỞ ĐẦU

1.1 Đặt vấn đề
Cây vừng (hay còn gọi là cây mè) có tên khoa học là Sesamum indicum L.). Đây là
một trong những cây công nghiệp ngắn ngày hạt có dầu có lịch sử canh tác lâu đời và hạt
vừng là một trong những loại thực phẩm truyền thống của dân tộc ta. Hạt vừng rất giàu
protein, canxi, photphate, oxalic acid, các khoáng chất và một số vi lượng quan trọng.
Hàm lượng dầu trong hạt vừng 50-52%, cao hơn trong cây đậu phộng và đậu nành. Dầu
vừng là loại dầu thực vật cao cấp, giúp ta tránh được nhiều bệnh, nhất là bệnh tim mạch
và tiêu hóa. Trong dầu vừng có chứa nhiều chất chống oxy hóa nên kéo dài được thời gian
bảo quản. Dầu vừng còn được dùng trong công nghiệp, dược phẩm. Vì vậy, ngày nay, nhu
cầu sử dụng dầu vừng để thay thế cho dầu mỡ động vật ngày càng cao. Với xu hướng phát
triển của thế giới thì nhu cầu sản xuất và tiêu thụ dầu thực vật nói chung và dầu vừng nói
riêng ngày càng tăng sẽ là cơ hội cho việc phát triển cây có dầu, trong đó có cây vừng.
Tuy nhiên, ở nước ta hiện nay việc canh tác còn mang tính quảng canh, chủ yếu sử
dụng các giống địa phương năng suất thấp, chất lượng hạt giống còn thấp không đáp ứng
được nhu cầu xuất khẩu (Nguyễn Vy, 2003). Vì vậy, việc đánh giá tập đoàn giống vừng là
rất quan trọng phục vụ cho các chương trình chọn tạo giống mới cho sản xuất .
1.2 Mục tiêu đề tài
- Đánh giá sự đa dạng di truyền trong tập đoàn 25 giống vừng tại Tây Ninh.
- Giới thiệu một số giống vừng có những tính trạng, đặc tính tốt cho công tác chọn tạo
giống.
1.3 Yêu cầu
- Theo dõi các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển qua các thời kì.
- Đánh giá các tính trạng và phân nhóm để sử dụng các giống theo các mục đích khác
nhau.


2

Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 Giới thiệu chung về cây vừng
2.1.1 Nguồn gốc và sự phân bố
Cây vừng có nguồn gốc từ Châu phi. Có nhiều ý kiến cho rằng Êtiopia là nguyên
sản của giống vừng hiện nay. Tuy nhiên cũng có ý kiến cho rằng vùng Afghan-Persian
mới là nguyên sản của các giống vừng trồng. Vừng là loại cây trồng có dầu được trồng
lâu đời (khoảng 200 năm trước công nguyên). Sau đó được đưa vào vùng tiểu Á
(Babylon) và được đưa về phía tây – vào châu Âu và phía nam châu Á dần dần được đưa
vào Ấn Độ và một số nước Nam Á, Trung Quốc. Ấn Độ được xem là trung tâm phân bố
thứ hai của cây vừng (trích dẫn theo Trần Thị Kim Ba, 2007).
Vùng phân bố chính của cây vừng ở giữa 250 vĩ độ Bắc và 250 vĩ độ Nam. Ở một
số nước như Trung Quốc, Liên bang Nga và Mỹ, vừng có thể trồng ở 400 vĩ độ Bắc và tới
300 vĩ độ Nam ở Úc. Vừng trồng phổ biến ở độ cao 1250m so với mực nước biển, nhưng
cũng có vùng trồng ở độ cao 1500m.
2.1.2 Phân loại
Cây vừng thuộc bộ Tubiflorae, họ Pedaliaceae gồm 15 chi và khoảng 60 loài
nhưng chỉ có Sesamum indicum là loài duy nhất được loài người sử dụng trong trồng trọt.
S.indicum có số lượng nhiễm sắc thể là 2n = 26, ngoài ra còn có S.capennsen,
S.alanum, S.chenkii, s.laniniatum có 2n = 64.
Hiện nay nông dân các nước trên thế giới đang gieo trồng khoảng trên 300 giống
vừng. Phân loại các giống vừng dựa theo các đặc tính sau:
• Kiểu lá: Có giống lá to bản, cógiống lá dài, có giống lá hình “chân chim”.
• Lông tơ: Lông tơ trên thân hoặc cành là một đặc tính để phân biệt khi các đặc tính
khác rất giống nhau.
• Không phân cành hoặc phân cành: là đặc tính cho việc xác định mật độ thích hợp.


3

• Hình dáng quả và vị trí đóng quả: quả các giống khác nhau đều không giống nhau.
Đặc biệt vị trí đóng quả rất khác nhau. Số quả đóng ở mỗi mắt cũng khác nhau.

• Chiều dài lóng (đốt): là đặc tính có ý nghĩa quan trọng. Lóng càng ngắn thì cùng
một độ cao của cây, số mắt càng nhiều và số quả trên cây càng lớn.
• Số múi và dãy hạt: quả vừng cấu tạo thành từng múi: Có giống trong một múi có
chứa một dãy hạt, có giống hai dãy. Phổ biến có 4-8 dãy trong một quả.
• Độ bền của quả trên đồng: có giống quả biị nức khi còn ở trên cây, có giống không
bị nứt. Giúp xác định thời gian thu hoạch hợp lý.
• Số vỏ bọc ngoài hạt: có giống một vỏ, có giống hai vỏ.
• Thời gian sinh trưởng: giống có thời gian sinh truỏng ngắn ngày (dưới 100 ngày)
hoặc giống sinh trưởng dài ngày (trên 100 ngày).
2.1.3 Giá trị của cây vừng
2.1.3.1 Giá trị sử dụng
- Hạt vừng: được sử dụng rất phổ biến để chế biến nhiều dạng thức ăn (kẹo vừng,
chè vừng…). Trong dân gian, còn dùng chè vừng để nấu cháo (nếp với vừng) cho người
mẹ cho con bú rất tốt.
- Dầu vừng: được tiêu thụ nhiều nhất. Dầu vừng là loại dầu dễ tiêu, cho năng lượng
cao, có thể bảo quản lâu hơn các loại dầu thực vật khác, các vitamin trong dầu vừng hỗ
trợ tiêu hóa và hấp thụ thức ăn, nên dùng làm thực phẩm rất tốt.
Trong vừng có chứa chất sesamol có tác dụng ngăn cản quá trình oxi hóa, do đó
dầu vừng được xem là một trong những chất béo khá lí tưởng để làm thực phẩm cho cả
người lớn, trẻ em, cho người béo phì hay thừa cholesterol trong máu.
Trong kỹ nghệ, dầu vừng sử dụng để bôi trơn máy móc cao cấp: máy bay, máy
dùng trong khoa học kĩ thuật. Ngoài ra còn dùng để pha chế sơn, vecni rất tốt vì có màu
bóng láng.
Trong y học, dầu vừng dùng để làm thuốc viên con nhộng, dầu vừng còn dùng
trong mỹ phẩm


4

Khô dầu vừng có hàm lượng protein cao có thể dùng làm nguyên liệu chế biến

thức ăn chăn nuôi rất tốt. Khô dầu vừng có chất lượng kém có thể sử dụng làm phân bón
cho cây trồng
2.1.3.2 Giá trị dinh dưỡng
Vừng có giá trị dinh dưỡng cao. Trong hạt vừng chứa: 45 – 55% dầu, 19 – 20%
protein, 8 – 11% đường, 5% nước, 4 – 6% chất tro.
Dầu vừng chứa chủ yếu hai acid chưa no là oleic acid (45,3 – 49,4%) và linoleic acid
(37,7 – 41,2%).
Protein trong vừng chứa đủ 8 acid amin không thể thay thế của người.
Bảng 2.1: Thành phần acid amin không thể thay thế trong bột vừng và thịt (%)
Acid amin

Bột vừng

Thịt

Lysin

2,8

10,0

Tritophan

1,8

1,4

Methionine

3,2


3,2

phenilatanine

8,0

5,0

Leucine

7,5

8,0

Isoleucine

4,5

6,0

Valine

5,1

5,5

Threonine

4,0


5,0
(nguồn: Trần Thị Kim Ba, 2007.Cây vừng)

Ngoài ra, hạt vừng còn chứa nhiều vitamin A, B1, B2, PP và một số nguyên tố
khoáng như canxi, phosphor, sắt, kẽm, đồng, molipden.
2.1.3.3 Giá trị kinh tế
Cây vừng có khả năng thích nghi rộng, có thể trồng trên nhiều loại đất ngay cả
những loại đất xấu không thể trồng cây trồng khác. Vừng tương đối dể trồng, đầu tư sản
xuất vừng không cao nên bất kì người dân nao cũng có thể trồng vừng. Do có thời gian
sinh trưởng ngắn nên cây vừng rất thuận lợi cho việc thâm canh tăng vụ, nâng cao thu
nhập trên đơn vị diện tích đất, nhất là trên vùng trồng lúa nước. Vì vậy, cây vừng cũng là


5

một trong những cây trồng cạn ngắn ngày quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu cây trồng.
Hơn nữa, nhu cầu dầu vừng trên thế giới ngày càng tăng là cơ hội rất tốt để phát triển
vừng trong thời gian tới.
2.2 Đặc điểm nông học của cây vừng
2.2.1 Rễ
Rễ vừng là rễ cọc, rễ chính ăn sâu, hệ rễ bên tương đối phát triễn, phân bố chủ yếu ở
tầng đất mặt 0 – 25cm. Rễ cái ăn sâu giúp cho cây có khả năng chống hạn tốt, ngược lại
khả năng chịu ngập lại rất kém, cây vừng có thể chết nếu bị úng trong thời gian ngắn
(Trần Thị Kim Ba, 2007.Cây vừng).
Sự phát triển của hệ thống rễ phụ thuộc vào thời gian sinh trưởng, điều kiện khí hậu
đất đai và chế độ canh tác.
2.2.2 Thân
Cây vừng thuộc dạng thân thảo, có thể phân cành hoặc không phân cành tùy thuộc
vào giống và kỹ thuật canh tác. Lát cắt ngang thân có dạng hình vuông với các rảnh chạy

dọc thân. Đôi khi cũng xuất hiện những dạng hình thân có hình chữ nhật.
Thân có thể nhẵn, có thể có lông hay rất nhiều lông. Đây là một trong những dặc
điểm thường được sử dụng để phân biệt giữa các dòng và giống vừng. Nhiều nghiên cứu
cũng cho thấy mối tương quan rất chặt chẽ giữa mức độ bao phủ lông trên thân với khả
năng chịu hạn của cây vừng.
Màu sắc của thân cũng thay đổi từ màu xanh nhạt đến gần tía, nhưng phổ biến là
thân có màu xanh đậm.
Chiều cao thân biến động từ 60 cm đến 120 cm, có thể cao đến 300 cm tùy giống và
chịu ảnh hưởng của khí hậu, điều kiện canh tác. Trong điều kiện khô hạn, cây có thể mọc
thấp hơn.
Số lượng cành trên cây phụ thuộc chủ yếu vào giống, thường có khoảng 2 – 6 cành.
Cành mọc từ các nách lá gần gốc. Mức độ phân cành thực sự là tốc độ sinh trưởng chung
của cây, trực tiếp bị ảnh hưởng của mật độ, lượng mưa, độ dài ngày.


6

Thân vừng có nhiều lóng, chiều dài lóng cũng khác nhau giữa các giống và giữa các
vị trí trên cùng một cây. Chiều dài lóng cũng phụ thuộc vào kỹ thuật canh tác, nhất là mật
độ.
2.2.3 Lá
Lá vừng thay đổi rất lớn về hình dạng và kích thước ngay trên cả một cây và giữa
các giống vừng cũng khác nhau. Nhìn chung, những lá ở vị trí thấp thường to và rộng hơn
các lá ở vị trí cao. Lá vừng có răng cưa, hình lưỡi mác, đôi khi co xẽ thùy.
Tùy thuộc vào đặc điểm của giống mà lá có thể mọc đối, hay xen kẽ, hay phần dưới
mọc đối, phần trên mọc xen kẽ. Sự sắp xếp các lá trên cây rất quan trọng vì nó ảnh hưởng
đến số hoa sinh ra ở các nách lá, do đó, ảnh hưởng trực tiếp đến năng xuất. Kích thước lá
thay đổi từ 3,0 – 17,5cm theo chiều dài và từ 1,0 – 1,5cm theo chiều rộng.
Trên bề mặt lá có rất nhiều lông màu xanh nhạt và có chất nhầy.
2.2.4 Hoa

Hoa vừng có dạng hình chuông, cuống hoa ngắn, tràng hoa có 5 thùy. Tràng hoa
thường có màu trắng hoặc hồng nhạt, đôi khi có màu tối đến màu tím. Đài hoa màu xanh,
5 cánh cạn. Ống hoa dài 3 – 4cm. Hoa mọc từ các nách lá ở phần trên của thân và cành.
Hoa thường mọc đơn, nhưng cũng có trường hợp hoa mọc thành chum 4 – 8 cái. Nhị đực
có 5 cái nhưng 1 cái bất dục, bầu nhụy nằm trên đài hoa, có hai ngăn với nhiều vách giả.
Vừng là loại cây có hoa tự thụ phấn, có khoảng 10% hiện tượng thụ phấn chéo, chủ
yếu là nhờ côn trùng. Hoa thường nở vào buổi sáng sớm. Ở điều kiện tự nhiên, hạt phấn
hoa có thể tồn tại khoảng 24 giờ. Nhiệt độ quá cao hay quá thấp đều ảnh hưởng đến sức
sống của hạt phấn, do đó ảnh hưởng tới quá trình thụ tinh và làm giảm số quả trên cây.
2.2.5 Quả
Quả vừng thuộc loại quả nang, có tiết diện hình chữ nhật và có rãnh sâu. Quả có
nhiều múi, mỗi múi có hai hang hạt, có mỏ ngắn ở phần đỉnh quả. Độ dài quả thay đổi từ
2,5 – 8cm, đường kính quả 0,5 – 2cm, số vách ngăn từ 4 – 12. Trên vỏ quả thường có
lông nhưng mức độ lông tùy thuộc vào giống. Quả khi chin sẽ nứt dọc theo các vách ngăn
từ đỉnh quả xuống đáy quả hoặc mở ra hai lỗ trên phần đỉnh quả. Mức độ mở của quả là
đặc tính quan trọng khi chọn giống để trồng cho phù hợp với điều kiện thu hoạch. Chiều


7

cao đóng quả đầu tiên là đặc tính quan trọng của giống.
Giống và biện pháp kỹ thuật canh tác ảnh hưởng tới số quả trên cây, số hạt trên quả,
do đó ảnh hưởng đến năng suất.
2.2.6 Hạt
Hạt vừng là hạt song tử diệp. Cấu tạo hạt có nội phôi nhũ.
Hạt vừng nhỏ, có hình bầu dục, hơi dẹt. Khối lượng 100 hạt khoảng 2 – 4g. Bề mặt
hạt thường nhẵn hoặt có rãnh, thường có màu đen, trắng, vàng, nâu đỏ hoặc xám. Số hàng
trên hạt cũng là một đặc điểm để phân biệt giữa các giống.
Hàm lượng dầu của hạt vừng thay đổi theo giống và mùa vụ trồng.
2.3 Yêu cầu sinh thái của cây vừng

2.3.1 Khí hậu
Trong các yếu tố khí hậu thì nhiệt độ, ánh sáng và lượng mưa ảnh hưởng rất lớn tới
sinh trưởng phát triển và năng suất của cây vừng, và chính yếu tố khí hậu là nhân tố quyết
định sự phân bố cây vừng trên thế giới.
2.4.1.1 Nhiệt độ
Vừng là cây có nguồn gốc nhiệt đới nên yêu cầu về nhiệt độ tương đối cao trong
suốt thời gian sinh trưởng để tạo ra năng xuất tối đa. Tổng tích ôn trong suốt thời gian
sinh trưởng là khoảng 27000C với nhiệt độ trung bình thích hợp 25 – 300C. Nhiệt độ thích
hợp cho hạt nãy mầm, sinh trưởng, các bộ phận dinh dưỡng và sự hình thành hoa khoảng
28 – 320C. Nếu nhiệt độ dưới 200C kéo dài thời gian nãy mầm và nhiệt độ xuống dưới
100C thì sẽ kìm hãm quá trình sinh trưởng phat triển. Nếu nhiệt độ xuống thấp hơn nữa thì
sẽ kéo dài thời gian sinh trưởng và nhiệt độ thấp ở thời kì chin thì không những sẽ làm
chết cây mà còn làm giảm chất lượng dầu và hạt. Nhiệt độ cao trên 400C vào thời gian ra
hoa sẽ cản trở sự thụ phấn, thụ tinh, tăng tỉ lệ hoa rụng và do đó làm giảm số hoa.
2.4.1.2 Ánh sáng
Vừng là cây phản ứng với ánh sáng ngày ngắn. Trong điều kiện thời gian chiếu
sáng dưới 10 giờ/ngày sẽ rút ngắn thời gian sinh trưởng dinh dưỡng của vừng. Vừng sẽ ra
hoa sớm hơn 15 – 20 ngày trong điều kiện tự nhiên (12 giờ/ngày). Phản ứng với ánh sáng
cũng tùy thuộc vào giống.


8

Cường độ ánh sáng cũng ảnh hưởng đến năng xuất, sinh trưởng và phẩm chất của
hạt.
Sự thay đổi thời gian chiếu sáng của những mùa vụ khác nhau ảnh hưởng rất rõ đến
năng suất của vừng. Do đó, việc xác định thời gian gieo trồng của mỗi giống ở mỗi vùng
là biện pháp kỹ thuật quan trọng quyết định năng suất của vừng.
2.4.1.3 Lượng mưa
Cây vừng có khả năng chịu hạn tương đối tốt. Ở thời kỳ cây con, vừng rất mẫn cảm

với sự thiếu hụt độ ẩm đất. Vì vậy thời vụ xuống giống sẽ được điều chỉnh vào những thời
điểm có những lượng mưa không nhiều theo sau thời kỳ nãy mầm của hạt, nhất là những
vùng khô hạn là rất quan trọng ( Trần Thị Kim Ba, 2007.Cây vừng).
Ở những nơi có độ ẩm đất thích hợp thì cây vừng sinh trưởng, phát triển tốt và không
phụ thuộc nhiều vào lượng mưa. Cây vừng sinh trưởng, phát triển tôt, cho năng suất cao ở
những nơi có lượng mưa khoảng 500 mm – 600 mm trong mùa gieo trồng. Sự phân bố
lượng mưa trong suốt thời gian sinh trưởng rất quan trọng. Nếu mưa lớn ở thời kì ra hoa
sẽ làm giảm mạnh năng suất và nếu thời tiết tiếp tục nhiều mây, nắng yếu ở bất kỳ thời
gian nào khi cây ra hoa thì có thể dẫn đến thất thu về năng suất. Nếu mưa vào thời điểm
thu hoạch cũng làm giảm đáng kể phẩm chất và năng suất do khả năng mẫn cảm với một
số nấm bệnh và kéo dài thời gian phơi khô quả và hạt.
Vừng rất mẫn cảm với điều kiện ngập nước và mưa đá ở tất cả các thời kì sinh trưởng
của cây. Mưa bão lớn có thể làm hư hại toàn bộ và khả năng phục hồi là rất khó.
2.4.1.4 Gió
Cây vừng mẫn cảm với gió mạnh. Vì vậy, dạng hình cây cao hoặc có đặc tính tự
tách quả không phù hợp trồng ở vùng gió nhiều.
2.4.2 Đất đai
Cây vừng có thể sinh trưởng và phát triển tốt trên nhiều loại đất, nhưng thích hợp
nhất trên loại đất có độ màu mỡ trung bình và khả năng thoát nước tốt. Các loại đất có
tầng canh tác mỏng, khả năng thoát nước kém hoặc những loại đất nhiễm mặn là không
phù hợp cho việc trồng vừng.


9

Các loại đất có phản ứng trung tính rất thích hợp cho việc trồng vừng, pH thích hợp
khoảng 5,5 – 8,0. Các loại đất nhẹ hơn như đất xám bạc màu ở những vùng khô hơn thì
sinh trưởng kém và năng suát thấp do độ màu mỡ thấp và khả năng giữ nước kém.
2.5. Tình hình nghiên cứu vừng trên thế giới
2.5.1. Các nghiên cứu về giống

Các nghiên cứu về vừng trên thế giới tập trung nhiều nhất vào khâu chọn tạo giống.
Vừng là cây trồng tự thụ phấn, tuy nhiên tỷ lệ tạp giao ở mức 10%, cá biệt có khi tới 50%.
Quá trình tạp giao cùng với biện pháp canh tác không phù hợp, sâu bênh hại và môi trường
biến động là những nguyên nhân gây nên sự thoái hóa và phát sinh nhiều biến dị ở cây vừng.
Vừng được coi là cây trồng lý tưởng cho các nhà chọn tạo giống, do đặc tính giống
vừng có nhiều biến động. Dựa vào các đặc tính biến động của các giống vừng, các nhà chọn
giống thuộc tổ chức Sesaco (San Antonio, Texas) của Mỹ, hiện tại đã xác định được 412 đặc
tính của các giống vừng. Một trong những đặc tính mà Sesaco quan tâm là cấu tạo bề mặt lá
của giống vừng có nguồn gốc từ Irac với một lớp sáp che phủ, chính nhờ lớp sáp này mà
nước mưa có thể bị trơn tuột và đây là đặc tính kháng hạn tuyệt vời của cây vừng. Nhờ cách
phân dạng tính trạng cơ bản của giống vừng mà các nhà chọn tạo giống có thể chọn lọc được
những dòng giống vừng lý tưởng .
Theo Langham (2006), tính đến năm 2006 ở nhiều nước trên thế giới người trồng
vừng chưa có những giống vừng mới do các nhà chọn giống tạo ra.
Chương trình bảo tồn nguồn gen cây vừng đã mở ra nhiều cơ hội cho chọn tạo giống
vừng mới. Một số quốc gia đã có chương trình thu thập và bảo tồn nguồn gen giống vừng,
như Ấn độ (Bisht và ctv, 1999), Trung Quốc (Xiurong và ctv, 1999), và Hàn Quốc (J Kang,
pers. commun, 1999). Sesaco năm 2001 cũng đã thu thập được 2738 giống vừng từ 66 quốc
gia (dẫn theo Langham và Terry, 2002).
Chọn tạo giống vừng có thể tiến hành theo nhiều cách như: chọn lọc từ quần thể giống
địa phương, lai tạo hoặc xử lý đột biến.
Tại California các nhà chọn giống đã chọn lọc được giống vừng chín sớm, quả ở nách
lá, có năng suất cao bằng phương pháp chọn lọc từ quần thể hỗn hợp (Ram, 1990).


10

Phương pháp lai hữu tính được coi là nền tảng của việc tạo chọn giống vừng. Nhiều
giống vừng mới có năng suất cao, chống chịu điều kiện bất thuận, đặc biệt là chịu hạn đã
được chọn tạo bằng phương pháp lai hữu tính.

Nuôi cấy mô trong chọn tạo giống vừng cũng đã được áp dụng thành công dựa trên
đặc tính tái tạo bộ phận nằm phía dưới lá mầm. Bằng phương pháp này các nhà chọn giống
đã cải thiện được tính nứt vỏ quả và thành phần axit béo trong dầu vừng (Ram, 1990).
Nứt vỏ quả vào thời điểm chín là một nhược điểm của cây vừng nói chung. Việc tạo
ra giống vừng kháng tính nứt vỏ quả được thực hiện bằng cách tổ hợp 6 đặc tính của quả,
phần lớn các đặc tính này được xác định bởi sự mở quả, sự nứt vỏ quả, sự thắt quả, tính chất
đầy đủ của màng, sự gắn kết của màng bên trong múi và sự gắn kết của giá noãn (Langham
và ctv, 2010). Công ty Sesaco (Mỹ) đã tạo được hàng chục giống vừng năng suất cao chống
nứt vỏ quả như: S-17, S-23, S-24, S-25, S28 …rất phù hợp cho việc thu hoạch cơ giới hoá
(Langham, 2008).
Nghiên cứu của Beatrice và cộng sự (2006) cho thấy hàm lượng dầu và acid béo có sự
khác biệt giữa các giống và biến động giữa các năm.
Vừng (sesamum indicum .L) là một cây trồng có giá trị kinh tế của vùng nhiệt đới
với năng suất dầu cao, một nghiên cứu đã được thực hiện để đánh giá mức độ ảnh hưởng
của độ ẩm, thời gian và nhiệt độ trong ép dầu. Ảnh hưởng của những yếu tố này đã được
sử dụng để phát triển những phương trình mô hình có năng suất và chất lượng dầu tối ưu.
Thí nghiệm gồm ba yếu tố: độ ẩm (5,3%, 7,3%; 12,1% và 16,7%), thời gian (5, 10, 15 và
20 phút) và nhiệt độ ép dầu (70, 90, 110 và 1300C). Số liệu được phân tích, sử dụng hồi
qui đa biến để tạo ra các mô hình toán học. Năng suất dầu đạt cực đại trong khi các acid
béo tự do, màu sắc, các tạp chất được giữ lại ở mức độ có thể chấp nhận được với giá trị
trung bình lần lượt là 34,78%, 2,57%, 6,7% và 0,22%. Độ ẩm, thời gian và nhiệt độ tối ưu
lần lượt là 4,6 % trong 13 phút và 124,20C, sự kết hợp này mang lại 50,4 % dầu, 1,1 %
acid béo, 0,1 % tạp chất và 6,2 % màu sắc (Akinoso và ctv, 2006).
Kyoichi (1958) đã tiến hành thí nghiệm để đánh giá sự ảnh hưởng của các giống
vừng khác nhau lên điều kiện nảy mầm do sự tồn trữ trong nhiều năm. Thí nghiệm được
tiến hành với 39 giống vừng được chọn lọc từ 7 quốc gia bao gồm Nhật Bản để thấy được


11


sự thay đổi của điều kiện nẩy mầm do tồn trữ từ năm 1952 đến năm 1957. Những hạt thì
được bảo quản trong điều kiện nhiệt độ phòng. Kết quả thí nghiệm cho thấy:
- Sự nẩy mầm giảm rõ rệt khi bảo quản trong vòng 5 năm, trường hợp xấu nhất là
giống của Châu Phi (với tỉ lệ nãy mầm khoảng 10 %) và tốt nhất là giống nhật Bản và
Trung Quốc (với tỷ lệ nãy mầm khoảng 30 – 40 %).
- Những giống của Mỹ cho thấy sau 3 năm bảo quản thì cho tỷ lệ nảy mầm 50 %.
- Khi hạt vừng được lưu trữ một cách cẩn thận thì thời kỳ sử dụng là 4 năm hoặc
có thể kéo dài 5 năm cho tới 6 năm.
- Thí nghiệm cho thấy vùng ôn đới có thời gian bảo quản dài hơn so với vùng nhiệt
đới.
- Trong trường hợp hạt còn mới thì giống đó chứa một lượng dầu nhiều hơn thông
thường do đó nó cần nhiều ngày để nẩy mầm ( Trần Thị Kim Ba, 2007.Cây vừng).
El-Bramawy và Abd Al-Wahid (2009) đã đánh giá khả năng chọn lọc các gen chịu
đựng với bệnh héo rũ Fusarium gây ra bởi nấm Fusarium oxysporum f.sp. sesami (Fos).
Bộ sưu tập 28 kiểu gen của cây vừng đã được sàng lọc trong điều kiện trồng ngoài đồng
về tính chống chịu với Fusarium oxysporum f.sp. sesame. Những đánh giá này được thực
hiện trong suốt 2 mùa vụ liên tiếp (năm 2004 và 2005). Sự khác nhau có ý nghĩa đã được
nhận thấy giữa các kiểu gen của cây vừng về khả năng kháng Fos và năng suất hạt. Kết
quả cho thấy rằng kiểu gen S2 và H4, có nguồn gốc theo thứ tự từ chọn lọc và cây lai,
dường như chống chịu ổn định với bệnh héo rũ hoặc dễ nhạy cảm với bệnh trong suốt 2
mùa. Kiểu gen Mutants 8, H1 và S1 thì có khả năng duy trì chống chịu với bệnh trong suốt
cả 2 mùa kế tiếp, những kiểu gen này có thể giúp ích cho các chương trình nhân giống do
tính chất ổn định của cả 2 tính chất (khả năng chống chịu và năng suất hạt) trong suốt cả 2
mùa. Trong khi đó, các genotypes S3 và S4 được chọn lọc từ các dòng địa phương, cho
thấy chúng có khả năng chống chịu do tính nhạy cảm của nó đối với điều kiện môi
trường. Những kiểu gen có khả năng chống chịu với bệnh cao thì cho năng suất hạt thấp,
vì vậy chúng cần được chăm sóc cẩn thận hơn trong quá trình chọn giống. Những gen có
tính di truyền cao của cả 2 tính chất (chống chịu bệnh và năng suất) đã được xác định thì
được sử dụng cho chương trình chọn giống trong tương lai.



12

2.5.2. Nghiên cứu về kỹ thuật canh tác vừng
Imoloame và ctv (2007) đã nghiên cứu ảnh hưởng của phương pháp gieo hạt và tỷ
lệ hạt lên sự sinh trưởng, năng suất và sự phá hoại của cỏ dại ở Nigeria trong suốt mùa
mưa của năm 2001 và 2002. Kết quả cho thấy phương pháp gieo bằng cách rải hạt làm
cho cây cao và số lượng quả và hoa trên một cây cao so với phương pháp gieo theo lỗ
(theo hàng) trong cả hai năm 2001, 2002 và trung bình của cả 2 năm. Tuy nhiên, phương
pháp gieo lỗ thì ít cỏ hơn so với phương pháp gieo vãi. Số lượng quả trên một cây và
chiều cao của cây thì gia tăng với tỷ lệ gieo cho tới mức cao nhất 6 kg hạt/ha, sau đó
những đặc điểm này sẽ giảm xuống. Số lượng hoa/cây cũng giảm xuống với sự gia tăng tỷ
lệ hạt gieo. Năng suất hạt/ha tăng với sự tăng tỷ lệ hạt gieo cho tối mức cao nhất là 6
kg/ha. Qua đó cho thấy không có mối tương quan giữa phương pháp gieo và tỷ lệ hạt
gieo.
Một thí nghiệm năng suất vừng của Nandita và ctv (2009) đã được thực hiện tại
Field Laboratory of Agrotechnology Discipline Khulna University để đánh giá ảnh hưởng
của khoảng cách hàng gieo và giống tới năng suất và các đặc tính cấu thành nên năng suất
trong vụ mùa đông năm 2007. Kết quả cho thấy năng suất bị ảnh hưởng bởi giống và
khoảng cách hàng một cách có ý nghĩa. Năng suất hạt cao nhất đạt được với giống BINA
Tol, trong khi năng suất thấp nhất là ở giống Batiaghata local Til. Khoảng cách hàng là 30
cm thì cho năng suất cao nhất và thấp nhất là khoảng cách 45 cm. Năng suất hạt thì có
mối quan hệ với số lượng quả nang/cây và số hạt/quả.
Malik và ctv (2003) đã nghiên cứu ảnh hưởng của mức độ N trên năng suất của cây
vừng (Sesamum indicum L.) dưới các biện pháp trồng khác nhau trong năm 2001. Thí
nghiệm so sánh với 3 mức độ bón N (0, 40 và 80 kg/ha) và 4 phương pháp trồng (gieo
hàng đơn, gieo hàng đôi, gieo luống đơn, gieo luống đôi). Sự khác nhau về sinh trưởng và
giới hạn năng suất của mùa vụ thì ảnh hưởng khác nhau bởi mức độ N khác nhau và
phương pháp trồng. Giữa các mức độ N, thì sử dụng N ở mức độ 80 kg/ha mang lại năng
suất cao nhất (0.79 tấn/ha) và thành phần dầu cao nhất (45.88 %). Phương pháp trồng



13

luống đôi (50/30 cm) cho năng suất cao nhất (0.85 tấn/ha) và thành phần dầu cao nhất
(44.06 %).
Một thí nghiệm nhằm đánh giá ngày gieo giống tốt nhất cho 2 giống vừng (Yandev
55 và E8), thí nghiệm được thực hiện trong vụ cuối mùa mưa năm 1998 và 1999 ở Tây
Nam Nigeria. Cả 2 giống đều được gieo vào đầu tháng 7, giữa tháng 7, cuối tháng 7, giữa
tháng 8 và cuối tháng 8 như là một vụ cuối trong cả 2 năm. Lượng mưa phân bố trong
năm 1999 lớn hơn trong năm 1998 trong cả vụ trồng. Do đó, năng suất của cả 2 giống
trong năm 1999 thì lớn hơn năm 1998. Trong năm 1998, giống E8 thì ra hoa sớm và ngắn
hơn so với Yandev 55, trong khi đó năm 1999 chúng tương tự nhau về các đặc tính sinh
trưởng. Chỉ số năng suất của 2 giống trong năm 1999 là tương tự nhau, ngoại trừ số lượng
nhánh/cây. Tuy nhiên, trong năm 1998 thì năng suất của E8 tốt hơn Yandev 55. Sự khác
nhau trong ngày gieo thì ảnh hưởng một cách có ý nghĩa đến năng suất của cả 2 giống
vừng trong cả 2 năm. Vừng gieo vào đầu tháng 7 thì sản lượng cao hơn đáng kể của các
vỏ và số hạt/cây, số lượng quả/cây và trọng lượng của hạt/cây trong cả 2 năm, so với các
ngày gieo khác. Yandev 55 và E8 cho năng suất hạt cao nhất khi gieo vào đầu tháng 7 và
giữa tháng 7 năm 1998 trong khi cả 2 giống đều cho năng suất hạt cao nhất khi gieo vào
đầu tháng 7 năm 1999 (Olowe, 2007).
Theo Bennett (1997), ở Úc đất trồng vừng nên có pH từ 5,4-6,7; ít cỏ lá rộng; mật
độ trồng: 30-35 cây/m2, hàng cách hàng 30 – 50 cm, mật độ tối thiểu 300.000 đến
350.000 cây/ha, lượng giống cần gieo cho 1 ha khoảng 3,3 kg.
Ở Mỹ lượng phân bón khuyến cáo là: 30 – 70 N: 20 – 35 P2O5 và 35 – 100 K2O
tùy theo loại đất và tình trạng nước tưới; ở Brazil phân bón cho vừng ở mức 60-80 N, 3560 P2O5 và 50-70 K2O (Langham, 2010).
Một trong những trở ngại chính của canh tác vừng là sự nứt vỏ quả khi chín. Ở
những giống có thời gian trổ hoa không tập trung thì tính trạng nứt vỏ quả đã làm thất thu
đáng kể về năng suất và sản lượng. Đây là một trong những trở ngại khi áp dụng cơ giới
hóa nghề trồng vừng trên diện tích lớn. SESACO – công ty đứng đầu về phát triển gen,

chế biến và tiêu thụ vừng ở Mỹ, đã phát triển giống vừng không nổ vỏ (bằng sáng chế số
6,100,452) với kỹ thuật nhân giống truyền thống. Giống vừng không nổ vỏ đã làm thay


14

đổi kỹ thuật sản xuất vừng đã áp dụng từ 7.500 năm trước. Ngày nay 99% trồng vừng trên
thế giới vẫn thu hoạch bằng tay bởi vì vừng truyền thống bị nổ vỏ khi khô. Giống của
SESACO khi khô trên đồng được thu hoạch bằng máy cắt đập. Trong năm 2008,
SESACO đã phóng thích giống cải tiến không nổ vỏ Improved Non-Dehiscent (IND).
Giống vừng truyền thống với đặc tính phải thỏa mãn là thích nghi điều kiện khô, nóng,
côn trùng bây giờ hoàn toàn cơ giới hóa nhờ gen chống nổ vỏ (IND). Những giống mang
gen IND có thể để ngoài đồng cho tới khi khô và sẽ giữ lại phần lớn hạt cho tới lúc cắt
đập. Niên vụ 2009, những giống mới này đã có mang lại lợi nhuận cho người trồng vừng
cho đến tháng giêng năm 2010. Trong khi thu hoạch với máy cắt đập, quả vừng vẫn giải
phóng hạt nhưng không bị bể (Langham, 2010).
2.5.2. Tình hình sản xuất vừng trên thế giới
Hiện nay, tuy với diện tích không nhiều nhưng cây vừng đã được trồng khắp các
châu lục trên thế giới. Các vùng trồng chính (Bảng 2.2):
- Châu Á: > 60% sản lượng vừng của thế giới
- Châu Phi: > 30 % sản lượng
- Châu Mỹ: 4 – 5 % sản lượng vừng thế giới
Bảng 2.2. Các vùng trồng vừng chính trên thế giới năm 2009
Châu lục
Chỉ tiêu
Châu Á
Diện tích (1000 ha)
Năng suất (kg/ha)
Sản lượng (1000 tấn)


Châu Phi

Châu Mỹ

4576

2659

287

475

439

597

2173

1166

171

(Nguồn: Theo FAOSTAT, 2010)


15

Ngoài ra, Châu Âu và Châu Đại Dương có trồng rải rác nhưng không đáng kể.
Cản trở chính để mở rộng diện tích trồng vừng là do năng suất thấp và không thể
thu hoạch bằng máy móc. Do đó nó đòi hỏi nhiều lao động tay chân trong các mùa thu

hoạch.
Năm 2009, vừng được trồng với tổng diện tích hơn 7,50 triệu ha, năng suất trung
bình 4,67 tạ/ha (Bảng 2.3). Sản lượng vừng của thế giới trong 10 năm gần đây đạt khoảng
trên 3,00 triệu tấn/năm.
Ấn Độ là nước trồng vừng nhiều nhất với diện tích 1,70 triệu ha, năng suất bình
quân 3,76 tạ/ha, sản lượng 640.000 tấn/năm; kế đến là Miến Điện với diện tích 1,58 triệu
tấn, năng suất bình quân 3,92 tạ/ha, sản lượng đạt khoảng 620.000 tấn; Sudan với diện
tích 1,49 triệu ha, năng suất bình quân 2,35 tạ và sản lượng đạt 350.000 tấn/năm
(FAOSTAT, 2010). Trung Quốc là nước có diện tích trồng vừng đứng thứ 4 so với thế
giới, đứng thứ 3 về sản lượng do năng suất bình quân cao, 12,41 tạ/ha. Như vậy, hơn 60%
sản lượng vừng thế giới được sản xuất từ 4 nước Ấn Độ, Trung Quốc, Sudan và Miến
Điện.
Bảng 2.3. Diện tích, năng suất, sản lượng vừng trên thế giới từ năm 2001-2009
Chỉ tiêu

Năm
2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009

Diện tích (1000 ha)

7060 6242 6999 7436 7469 7376 7158 7418 7522

Năng suất (kg/ha)

446

Sản lượng (1000 tấn)

3148 2758 3098 3393 3373 3400 3397 3542 3511


442

443

456

452

461

475

477

467

(Nguồn: Theo FAOSTAT, 2010)
Một số kết quả nghiên cứu trong nước. Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Vy
(1966) so sánh các giống vừng trong nước và nhập nội thì giống vừng của Nhật cho năng
suất cao nhất. Viện khoa học kỹ thuật nông nghiệp Việt Nam và Trường Đại Học Nông
Nghiệp I Hà Nội chọn tạo và phục tráng giống VĐ10. Kết quả nghiên cứu phát triển
giống vừng V6 của viện khoa học kỹ thuật Nông Nghiệp Việt Nam năm 2002 đạt năng


16

suất cao chất lượng tốt đáp ứng xuất khẩu. Viện bảo vệ thực vật từ 2006-2008 viện đang
duy trì 500 dòng/ giống có nguồn gen kháng héo xanh vi khuẩn. Các kết quả nghiên cứu
của viện nghiên cứu Dầu và cây có Dầu từ năm 2001-2006 đã thu thập bảo tồn và lưu giữ
được 35 mẩu giống vừng của các nước, chọn được các giống triển vọng VDM1 , VDM2 ,

VDM3 ,VDM5 , VDM6 , Trắng Ấn Độ , Trắng DT-04 , đỏ Thái Lan có tiềm năng năng
suất và có hàm lượng dầu cao. Ngoài ra viện còn có rất nhiều kết quả nghiên cứu khác
góp phần thúc đẩy cây vừng ngày càng phát triển.
2.6 . Tình hình sản xuất và nghiên cứu giống vừng ở Việt Nam
2.6.1. Tình hình sản xuất vừng ở Việt Nam
Ở Việt nam, đất đai và khí hậu rất thích hợp cho cây vừng sinh trưởng và phát triển
và thực tế cũng cho thấy cây vừng có thể trồng khắp các vùng sinh thái trong cả nước, có
khả năng thích ứng rộng, dễ trồng, chi phí đầu tư không nhiều. Tuy nhiên do không được
coi là cây trồng chính nên các hình thức canh tác chủ yếu vẫn là quảng canh, năng suất
thấp. Bên cạnh đó việc đầu tư nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất
vừng cũng chưa được quan tâm và đầu tư đúng mức cũng là một trong những yếu tố hạn
chế phát triển cây vừng trong thời gian qua. Diện tích vừng hàng năm biến động từ
30.000 đến 40.000 ha trong suốt 2 thập niên qua, con số này rất khiêm tốn so với một số
cây có dầu ngắn ngày khác như đậu phộng, đậu nành (Tạ Quốc Tuấn và Trần Văn Lợt,
2006).


×