Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

Đánh giá tập đoàn đậu tương lưu giữ tại ngân hàng gen cây trồng quốc gia phục vụ công tác chọn dòng triển vọng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.31 MB, 120 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
-------***-------

BÙI THỊ THU HUYỀN

ðÁNH GIÁ TẬP ðOÀN ðẬU TƯƠNG LƯU GIỮ TẠI
NGÂN HÀNG GEN CÂY TRỒNG QUỐC GIA PHỤC VỤ
CÔNG TÁC CHỌN DỊNG TRIỂN VỌNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ NƠNG NGHIỆP

Chun ngành: Di truyền – Chọn giống cây trồng
Mã số
: 62.62.05
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN THỊ NGỌC HUỆ

HÀ NỘI, 2010


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nơng nghiệp ..........i

Lời cam đoan!
Tơi xin cam đoan rằng:
ðây là cơng trình nghiên cứu khoa học do tơi thực hiện trong vụ Xuân
2009 và vụ Xuân 2010, dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Nguyễn Thị
Ngọc Huệ.
Số liệu và kết quả nghiên cứu trình bày trong bản Luận văn này là


trung thực và chưa từng ñược sử dụng ñể bảo vệ bất kỳ một học vị nào ở
trong và ngồi nước.
Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã được cảm ơn và
các thơng tin trích dẫn trong Luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2010

Tác giả luận văn

Bùi Thị Thu Huyền


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nơng nghiệp ..........ii

Lời cám ơn!
Trong suốt q trình thực hiện đề tài và hồn thành bản luận văn này
tơi đã nhận được sự giúp đỡ rất tận tình của cơ quan, cô giáo hướng dẫn, các
thầy cô giáo, bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.
Tơi xin gửi tình cảm chân thành và lịng biết ơn tới:
- Cơ giáo PGS. TS. Nguyễn Thị Ngọc Huệ - Nguyên phó giám ñốc
Trung tâm Tài nguyên thực vật, Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam.
- Ban ðào tạo Sau ñại học, Viện Khoa học nơng nghiệp Việt Nam đã
tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tơi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu.
- Các thầy cô giáo tham gia giảng dạy trong Chương trình đào tạo Cao
học tại Viện Khoa học nơng nghiệp Việt Nam.
- Các bạn bè, đồng nghiệp trong Trung tâm Tài ngun thực vật nói
chung và Bộ mơn Nhân giống & đánh giá nguồn gen nói riêng đã cung cấp

vật liệu, giúp đỡ và động viên tơi trong suốt q trình thực hiện đề tài.
- Các thành viên trong gia đình, bạn bè đã động viên và tạo mọi điều
kiện trong suốt q trình thực hiện nghiên cứu này.
Hà Nội, ngày tháng năm 2010
Tác giả luận văn

Bùi Thị Thu Huyền


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nơng nghiệp ..........iii

MỤC LỤC
Lời cam đoan

i

Lời cám ơn

ii

Mục lục

iii

Danh sách các ký hiệu, các chữ viết tắt

vi

Danh mục các bảng


vii

Danh mục các hình

ix

MỞ ðẦU

1

Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC
1.1.

Nguồn gốc, phân bố của cây ñậu tương

5

1.2.

Yêu cầu ngoại cảnh của cây ñậu tương

6

1.2.1.

Yêu cầu nhiệt ñộ

6

1.2.2.


Yêu cầu ánh sáng

7

1.2.3.

Yêu cầu ñộ ẩm

8

1.3.

Yêu cầu về ñất và dinh dưỡng của cây ñậu tương

9

1.3.1.

Yêu cầu về đất

9

1.3.2.

u cầu về dinh dưỡng

10

1.4.


Tình hình sản xuất đậu tương trên thế giới và Việt Nam

13

1.4.1.

Tình hình sản xuất ñậu tương trên thế giới

13

1.4.2.

Tình hình sản xuất ñậu tương ở Việt Nam

18

1.5.

Tình hình nghiên cứu đậu tương trên thế giới và Việt Nam

22

1.5.1.

Tình hình nghiên cứu đậu tương trên thế giới

22

1.5.2.


Tình hình nghiên cứu đậu tương ở Việt Nam

26

Chương 2: VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ..........iv

2.1.

Vật liệu nghiên cứu

33

2.2.

Nội dung nghiên cứu

33

2.3.

Phương pháp nghiên cứu

34

2.3.1.


Phương pháp bố trí thí nghiệm

34

2.3.2.

Phương pháp lấy mẫu

34

2.3.3.

Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc

35

2.3.4.

Các chỉ tiêu theo dõi

35

2.3.5.

Phương pháp xử lý số liệu

37

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1.


ðặc điểm hình thái của các mẫu giống đậu tương

38

trong tập đồn
3.2.

Thời gian sinh trưởng của các mẫu giống đậu tương

42

trong tập đồn
3.3.

ðặc điểm nơng học của các mẫu giống ñậu tương nghiên cứu

46

3.3.1.

Chiều cao cây

46

3.3.2.

Chiều cao đóng quả

50


3.3.3.

Số cành cấp 1

51

3.3.4.

Số đốt trên thân chính

51

3.4.

ðánh giá mức độ nhiễm sâu bệnh hại trên đồng ruộng

52

3.4.1.

Sâu hại

52

3.4.2.

Bệnh hại

54


3.5.

ðánh giá khả năng chống ñổ và tách vỏ quả

55

3.5.1.

Khả năng chống đổ

55

3.5.2.

ðặc tính tách vỏ quả

56


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ..........v

3.6.

Các yếu tố cấu thành năng suất

57

3.7.


Năng suất của các mẫu giống ñậu tương trong tập ñoàn

62

3.8.

Kết quả so sánh giống triển vọng vụ Xuân 2010

65

3.8.1.

Một số đặc điểm hình thái của các mẫu giống tham gia thí
nghiệm vụ Xn năm 2010

66

3.8.2.

ðặc điểm sinh trưởng, phát triển của các mẫu giống đậu tương
thí nghiệm năm 2010

68

3.8.3.

Một số đặc điểm nơng học của các mẫu giống thí nghiệm vụ
Xuân năm 2010

70


3.8.4.

Một số yếu tố cấu thành năng suất của các mẫu giống tham gia
thí nghiệm vụ Xuân năm 2010

73

3.8.5.

Năng suất của các mẫu giống so sánh vụ Xn năm 2010

74

3.8.6.

Một số đặc tính chống chịu chính của các mẫu giống triển
vọng thí nghiệm vụ Xuân năm 2010

77

KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ

80

Kết luận

80

ðề nghị


82

TÀI LIỆU THAM KHẢO
HÌNH ẢNH CÁC MẪU GIỐNG ðẬU TƯƠNG TRIỂN VỌNG
PHỤ LỤC


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ..........vi

DANH SÁCH CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu, chữ viết tắt
AVRDC

Ý nghĩa
Asian vegetable research and development centre
(Trung tâm nghiên cứu và phát triển rau màu Châu Á)

NSCT

Năng suất cá thể

NSLT

Năng suất lý thuyết

NSTT

Năng suất thực thu


TT ðậu ñỗ Viện Cây LT-TP

Trung tâm ðậu ñỗ - Viện Cây lương thực và cây thực
phẩm

Viện DTNN

Viện Di truyền Nơng nghiệp

VIR-TTVX

Trung tâm Việt Xơ

SðK

Số đăng ký


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nơng nghiệp ..........vii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng

Tên bảng

Trang

1.1

Diện tích, năng suất sản lượng đậu tương trên thế giới


13

1.2

Diện tích, năng suất và sản lượng ñậu tương ở Việt Nam

19

2.1

Vật liệu nghiên cứu

33

3.1

Sự phân bố của các mẫu giống theo một số đặc điểm hình
thái chính

40

3.2

Một số mẫu giống có đặc điểm hình thái đại diện trong tập
đồn

41

3.3


Tham số thống kê và phân bố về thời gian sinh trưởng
(ngày) của các mẫu giống trong tập đồn vụ Xn 2009

43

3.4

Thời gian sinh trưởng của một số mẫu giống ñại diện trong

45

tập ñoàn
3.5

Khả năng sinh trưởng của các mẫu giống trong tập ñoàn

47

3.6

ðặc ñiểm sinh trưởng phát triển của một số mẫu giống đại

49

diện trong tập đồn
3.7

Tình hình nhiễm sâu bệnh hại trên đồng ruộng của các mẫu
giống trong tập đồn


53

3.8

Khả năng chống đổ và đặc tính tách vỏ quả của các mẫu
giống trong tập đồn

56

3.9

Tham số thống kê và phân bố các yếu tố cấu thành năng suất
của các mẫu giống trong tập đồn đậu tương vụ Xn 2009

59

3.10

Các yếu tố cấu thành năng suất của một số mẫu giống ñại

60

diện trong tập đồn
3.11

Tham số thống kê và phân bố năng suất của các mẫu giống
đậu tương trong tập đồn vụ Xuân 2009

63


3.12

Năng suất của một số mẫu giống ñại diện trong tập đồn

64


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ..........viii

3.13

Danh sách các mẫu giống triển vọng thí nghiệm vụ Xn
2010

66

3.14

Một số đặc điểm hình thái của các mẫu giống đậu tương

67

triển vọng tham gia thí nghiệm vụ Xuân năm 2010
3.15

Các giai ñoạn sinh trưởng, phát triển và thời gian sinh
trưởng của các mẫu giống thí nghiệm vụ Xn năm 2010
(ngày)


69

3.16

ðặc điểm nơng học của các mẫu giống thí nghiệm năm 2010

71

3.17

Một số yếu tố cấu thành năng suất của các mẫu giống triển
vọng trong vụ Xuân 2010

73

3.18

Năng suất của các mẫu giống nghiên cứu trong vụ Xuân
2010

75

3.19

Khả năng chống chịu sâu bệnh và ñiều kiện ngoại cảnh của
các mẫu giống tham gia thí nghiệm so sánh vụ Xn 2010

77

3.20


ðặc điểm nơng sinh học và năng suất các mẫu giống triển
vọng thí nghiệm so sánh vụ Xn 2010

78

3.21

ðặc điểm nơng sinh học chính của hai mẫu giống được
tuyển chọn trong thí nghiệm so sánh vụ Xn 2010

79


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nơng nghiệp ..........ix

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình

Tên hình

Trang

1.1.

Tình hình sản xuất ñậu tương thế giới năm 2009

14

3.1


Biểu ñồ phân bố TGST của các mẫu giống trong tập đồn

45

3.2

Biểu đồ phân bố chiều cao cây của các mẫu giống trong tập
đồn

49

3.3

Tăng trưởng chiều cao cây của một số mẫu giống qua các thời
kỳ

50

3.4

ðồ thị biểu diễn sự phân nhóm số quả trên cây của các mẫu
giống trong tập đồn

57

3.5

Biểu đồ biểu diễn sự phân nhóm khối lượng 100 hạt của các
mẫu giống đậu tương trong tập đồn


61

3.6

Biểu đồ biểu diễn sự phân nhóm năng suất cá thể của các
mẫu giống trong tập đồn

62

3.7

Biểu đồ biểu diễn sự phân nhóm năng suất thực thu của các
mẫu giống trong tập đồn

65

3.8

Biểu đồ so sánh năng suất của các mẫu giống triển vọng

76


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nơng nghiệp ..........1

MỞ ðẦU
1. Tính cấp thiết của ñề tài
ðậu tương (Glycine max (L.) Merill) còn gọi là ñậu nành thuộc họ ðậu
(Fabaceace) là một trong những cây trồng có lịch sử lâu đời, được trồng ở

nhiều quốc gia trên thế giới, từ Châu Mỹ, Châu Á, Châu Phi cho ñến Châu
Âu, ñặc biệt ở vùng Nhiệt ñới, Á Nhiệt ñới. ðậu tương ñược con người biết
ñến cách đây chừng 5000 năm và ngày càng có vai trị quan trọng (Lê ðộ
Hoàng, 1977)[13]. ðậu tương là cây trồng có giá trị nhiều mặt: cung cấp
protein, dầu thực vật cho con người, làm thức ăn chăn nuôi, là nguyên liệu
cho một số ngành công nghiệp, là cây trồng cải tạo đất [56].
Hạt đậu tương cịn chứa một lượng dầu rất lớn 12 -24 % ñứng ñầu
trong các loại chất béo có hoạt tính sinh học cao, gluxit 31,1% và nhiều chất
khoáng, vitamin vv... (Rahaminna và Nikkuni, 2002) [59]. Lipit của đậu
tương chứa một tỉ lệ cao các axít béo chưa no (khoảng 60-70%) có hệ số đồng
hố cao, mùi vị thơm như axit linoleic chiếm 52-65%, oleic từ 25-36%,
linolenolic khoảng 2-3% (Ngô Thế Dân và cs, 1999) [4]. Dùng dầu đậu tương
thay mỡ động vật có thể tránh được xơ vữa ñộng mạch.
Các axit béo omega-3 (anpha linoneic) trong ñậu tương có tác dụng bảo
vệ tim mạch, giúp máu lưu thơng tốt, tim đập đều hơn. ðây cũng là tiền thân
của chất DHA (Docosa Hexaenoic Acid) chiếm 1/4 lượng chất béo chứa trong
não. Vì vậy, những thực phẩm chế biến từ hạt ñậu tương rất tốt cho việc phát
triển trí não của trẻ em. Các axit béo chưa no trong hạt đậu tương cùng với
protein có khả năng kết hợp với cholesterol tạo thành lipoprotein có tỉ trọng
cao HDL - C (High Desnity) vận chuyển cholesterol từ các tổ chức mơ về gan
để chuyển hố làm giảm lượng cholesterol chung, làm tăng lượng cholesterol
có lợi và làm giảm lượng cholesterol có hại. Ngồi ra, hạt đậu tương cịn chứa
nhiều chất khoáng, chất vi lượng, các loại hoocmon tự nhiên (phytoestrogen),
các axit amin và chất xơ hịa tan có tác dụng phòng chống ung thư, ức chế hay


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nơng nghiệp ..........2

làm giảm q trình nhả đường của máu, làm tăng quá trình cung cấp năng
lượng cho cơ thể (OuaKfaoui S.E và Asseliu1, 1992) [58]. Cây ñậu tương

không chỉ cung cấp dinh dưỡng cho con người mà cịn có tác dụng về mặt y
học.
Hạt đậu tương cũng như các phụ phẩm của nó, đặc biệt là khơ dầu ñậu
tương, ngày nay ñược ñánh giá rất cao trong cơng nghiệp làm thức ăn gia súc,
chiếm 60% tồn bộ giá trị đạm (Phạm Văn Thiều, 2000) [30].
Bên cạnh đó, cây đậu tương cịn góp phần ln canh cải tạo đất rất tốt
vì đậu tương có khả năng cố định niơ khí quyển thơng qua nốt sần ở rễ. Rễ
đậu tương ăn sâu, phân nhánh nhiều làm cho ñất tơi xốp. Thân, lá đậu tương
có thể làm phân xanh, một ha trồng ñậu tương ñể lại trong ñất 40 - 70% kg
ñạm/năm tương ñương 300 - 400 kg ñạm sun-phát. Do vậy, cây đậu tương
cịn là cây trồng ln canh tốt, làm tăng năng suất cho nhiều cây trồng sau
(Nguyễn Thị Thanh Nhàn và cs., 1996) [27].
Cây đậu tương khơng kén đất, có thời gian sinh trưởng ngắn đến trung
bình nên dễ dàng ñưa vào hệ thống luân canh tăng vụ như trồng xen, gối vụ
và có thể trồng được trên nhiều chân ñất khác nhau, tận dụng ñược ñất ñai,
tăng thu nhập cho người lao ñộng, ñáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về sản
phẩm ñậu tương trong nước, tiến tới xuất khẩu (K.Hinson và E. Harwig,
1990) [46].
Ở nước ta, diện tích đất nơng nghiệp ngày càng bị thu hẹp do tốc độ đơ
thị hóa và cơng nghiệp hố cao, cho nên việc tăng diện tích đất canh tác về lâu
dài sẽ bị hạn chế và việc tăng vụ chỉ đến mức giới hạn nhất định. Trong khi
đó nhu cầu về ñậu tương ngày càng tăng. Hàng năm sản xuất ñậu tương ở
Việt Nam mới ñạt khoảng 300.000 tấn, ñáp ứng 15% nhu cầu, vẫn phải phụ
thuộc vào nguồn ñậu tương nhập khẩu. Năm 2006 nước ta ñã nhập trên 2 triệu
tấn ñậu tương (quy hạt), dự kiến trong những năm tới sẽ thiếu hụt 2,5-3,0
triệu tấn/năm, kim ngạch nhập khẩu ñậu tương sẽ cân bằng với kim ngạch


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ..........3


xuất khẩu gạo (Mai Quang Vinh, 2007) [38]. Do đó, để tăng năng suất, sản
lượng và chất lượng ñậu tương sản xuất trong nước cần phải có bộ giống tốt,
năng suất, chất lượng cao, chống chịu sâu bệnh, thích nghi rộng với điều kiện
ngoại cảnh, thời gian sinh trưởng ngắn và trung bình, phù hợp với cơ cấu mùa
vụ và tập quán canh tác. ðể có nhanh bộ giống đa dạng phục vụ sản xuất,
cơng tác ñánh giá tuyển chọn những dòng, giống ñậu tương tốt từ nguồn vật
liệu thu thập trong và ngồi nước có vai trị đáng kể, khi hoạt động chọn tạo
giống chưa ñáp ứng ñược nhu cầu ñòi hỏi của sản xuất.
Hiện nay, tại Ngân hàng gen cây trồng quốc gia ñang lưu giữ tập đồn
đậu tương gồm 451 mẫu giống được thu thập trong nước và nhập nội. Với
mong muốn giới thiệu các nguồn gen tốt trong tập đồn phục vụ cho cơng tác
phát triển giống trong sản xuất, góp phần làm phong phú bộ giống ñậu tương
của nước ta, chúng tơi tiến hành đề tài:
“ðánh giá tập đồn đậu tương lưu giữ tại Ngân hàng gen cây trồng quốc
gia phục vụ cơng tác tuyển chọn dịng triển vọng”
2. Mục đích và u cầu của đề tài
* Mục đích:
1. Chọn lọc ñược một số mẫu giống ñậu tương triển vọng từ tập đồn
có đặc điểm tốt, năng suất cao góp phần bổ sung nguồn vật liệu trong công tác
chọn tạo giống.
2. So sánh ñánh giá các mẫu giống ñậu tương triển vọng ñã ñược chọn
lọc nhằm giới thiệu ra sản xuất một số mẫu giống tốt có năng suất, chất lượng
cao góp phần làm phong phú bộ giống đậu tương hiện có trong sản xuất.
* u cầu:
ðánh giá được các đặc ñiểm nông sinh học cơ bản, mức ñộ nhiễm sâu
bệnh hại và khả năng chống chịu với một số ñiều kiện ngoại cảnh bất thuận,
các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất làm cơ sở cho việc tuyển chọn
các mẫu giống ñậu tương triển vọng, so sánh với các giống ñối chứng.



Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ..........4

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ñề tài
* Ý nghĩa khoa học của ñề tài
- Kết quả nghiên cứu của ñề tài sẽ cung cấp các dẫn liệu khoa học về
nguồn vật liệu phục vụ cơng tác chọn tạo giống đậu tương.
- Bổ sung tài liệu tham khảo khoa học về cây ñậu tương, phục vụ cho
công tác giảng dạy và nghiên cứu.
* Ý nghĩa thực tiễn của ñề tài
Kết quả nghiên cứu của ñề tài ñã giới thiệu thêm ñược những mẫu
giống tốt, góp phần làm phong phú bộ giống đậu tương trong sản xuất.
4. ðối tượng và phạm vi nghiên cứu của ñề tài
* ðối tượng nghiên cứu
Các mẫu giống ñậu tương thu thập trong nước và nhập nội ñược bảo
quản tại Ngân hàng gen cây trồng quốc gia
* Phạm vi nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu của ñề tài thuộc lĩnh vực bảo tồn tài nguyên di
truyền thực vật cho mục tiêu lương thực và nông nghiệp. Phạm vi nghiên cứu
gồm khảo sát tập đồn và đánh giá so sánh các mẫu giống đậu tương triển
vọng.
- Thí nghiệm khảo sát tập đồn được thực hiện trong vụ Xn 2009 tại
Khu thí nghiệm – Trung tâm Tài nguyên Thực vật – An Khánh, Hồi ðức, Hà
Nội
- Thí nghiệm so sánh một số mẫu giống đậu tương triển vọng từ tập
tồn khảo sát vụ Xuân 2009 ñược thực hiện trong vụ Xuân 2010 tại Khu thí
nghiệm – Trung tâm Tài nguyên Thực vật – An Khánh, Hoài ðức, Hà Nội


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ..........5


CHƯƠNG I
TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC
1.1. Nguồn gốc, phân bố của cây ñậu tương
ðậu tương thuộc bộ Fabales, họ Fabaceae, họ phụ Leguminosae, chi
Glycine. ðậu tương trồng có tên khoa học là Glycine max (L) Merrill do
Ricker và Morse ñề nghị năm 1948 [60]. Glycine ñược chia làm 2 họ phụ là
Glycine và Soyja.
Hệ thống phân loại căn cứ vào ñặc ñiểm về hình thái, sự phân bố địa lý
và số lượng nhiễm sắc thể do Hymowit và Newell (1981) [47] xây dựng. Chi
phụ Glycine có 16 lồi, đa số phân bố ở Australia, một số ở đảo Nam Thái
Bình Dương, Papua New Guinea, Philippine, ðài Loan. ða số các lồi có số
lượng nhiễm sắc thể 2n = 40 (có một số loài 2n = 38; 78 và 80). Chi phụ
Soyja (Moech) F.J.Herm có 2 lồi: lồi G. soyja Sieb và Zucc, phân bố ở
Trung Quốc, Nga, ðài Loan, Nhật Bản, Triều Tiên và lồi Glycine max (L)
Merrill là đậu tương trồng hiện nay trên thế giới, chúng có số lượng nhiễm
sắc thể 2n = 40.
ðậu tương là cây trồng cổ nhất của nhân loại, có nguồn gốc từ Mãn
Châu (Trung Quốc) vào thế kỷ XI trước công nguyên. Từ thế kỷ thứ I sau
cơng ngun, đậu tương mới được phát triển khắp Trung Quốc và bán ñảo
Triều Tiên. Từ thế kỷ thứ I ñến XVI, ñậu tương ñược di thực tới Nhật Bản,
ðông Nam Á và Trung Á (Hymowit và Newell, 1981) [47]. Từ năm 1970,
cây ñậu tương ñã ñược các nhà truyền giáo mang từ Trung Quốc về trồng ở
vườn thực vật Pari và Hồng Gia Anh.
ðậu tương ban đầu ñược trồng chủ yếu làm thực phẩm ở các nước như:
Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên và một số nước khác ở châu Á: Ấn ðộ,
Việt Nam, Lào, Thái Lan, Philipine và Indonexia… nhưng mãi ñến năm 1909
cây ñậu tương mới có tầm quan trọng lớn (Morse W.J, 1950) [56]. Sau này,
cây ñậu tương ñược ñưa sang trồng ở Bắc Mỹ và đã trở thành cây trồng đóng



Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nơng nghiệp ..........6

vai trị quan trọng ở Mỹ, ñây là thành công nhất về công tác nhập nội giống
ñậu tương của Mỹ. Từ Mỹ ñậu tương lan rộng sang các nước châu Mỹ khác,
ñáng chú ý là Brazin và Argentina (Ngô Thế Dân và cs, 1999) [4].
1.2. Yêu cầu ñiều kiện ngoại cảnh của cây ñậu tương
ðậu tương ñược trồng từ vĩ ñộ 550 Bắc ñến 550 Nam, từ những vùng
thấp hơn mặt nước biển cho ñến những vùng cao trên 2000m so với mặt nước
biển (Whigham D.K, 1983) [66].
Tính thích ứng là đặc tính hoặc khả năng của một kiểu gen hoặc một
quần thể các kiểu gen cho phép sự biến ñổi các tiêu chuẩn của sự thích ứng
xảy ra tiếp sau nhằm đáp ứng lại áp lực của chọn lọc thay đổi; cịn sự thích
ứng là một trạng thái của sự phù hợp với một ñiều kiện mơi trường xác định
(Simon N. W, 1962) [63].
Tính ổn định kiểu hình hay là khả năng thích ứng rộng là một trong
những đặc tính quan tâm nhất của một giống trước khi ñưa ra sản xuất ñại
trà. Cho ñến nay đã có nhiều phương pháp thống kê sinh học nhằm đánh giá
ổn định kiểu hình của các dịng, giống khác nhau (Finley K. W. and
Winkinson G.N, 1963) [43].
Sự biểu hiện của tính trạng thời gian sinh trưởng thay đổi rất lớn theo
mùa vụ và theo từng năm, trong đó chỉ khoảng 75-80% phụ thuộc vào đặc
tính sinh học của giống (kiểu gen) còn lại 20-25% phụ thuộc vào các điều
kiện sinh thái mơi trường (Nguyễn Huy Hồng, 1997) [9].
1.2.1. Yêu cầu nhiệt ñộ
ðậu tương ñược trồng rải rác ở nhiều nước trên thế giới, có thể trồng
tới 47o vĩ Bắc (Ngô Thế Dân và cs, 1999) [4]. ðậu tương ngun sản ở Trung
Quốc nên nói chung đậu tương là một loại cây ưa nhiệt ñộ ấm. Nhiều tài liệu
nghiên cứu cho rằng muốn trồng cây đậu tương phải có nhiệt độ đầy đủ trong
các thời kì sinh trưởng hay tổng tích ơn khơng nhỏ q 2400oC (Nguyễn Danh
ðơng, 1982) [7]. Theo Lawn (1982) [51], đậu tương có thể trồng ñược trong



Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nơng nghiệp ..........7

những vùng nhiệt độ trong suốt thời gian sinh trưởng từ 1700 ñến 2900oC và
nhiệt ñộ ban đêm khơng thấp dưới 15oC. Cây đậu tương ưa nhiệt ñộ cao
nhưng tuỳ theo thời kỳ sinh trưởng khác nhau mà yêu cầu nhiệt ñộ khác nhau.
Morse và cs (1950) [56] cho biết, yêu cầu nhiệt ñộ của ñậu tương chủ yếu
quyết ñịnh bởi thời gian sinh trưởng và ñặc ñiểm của giống.
Những giống ñậu tương ngắn ngày có tổng tích ơn 1700-22000C, trong
khi đối với những giống dài ngày là 3200-38800C tương ñương 140-160 ngày
(Loweell D.H, 1975) [52].
ðậu tương thường nảy mầm ở biên ñộ từ 10 ñến 40oC. Hạt của những
giống chịu lạnh có thể nảy mầm ở 6 – 8oC. ðậu tương có thể nảy mầm ở ñiều
kiện nhiệt ñộ từ 2 – 4oC (Lawn và William, 1987) [50]. Sự nảy mầm có sự
tương tác giữa nhiệt ñộ, giống và ñộ sâu lấp hạt, cây mọc nhanh nhất ở nhiệt
ñộ 25 - 30oC, trong khoảng nhiệt ñộ này, chỉ sau gieo 3-7 ngày là hạt ñã nảy
mầm. Nhiệt ñộ thấp, hạt nảy mầm chậm và cây con mọc chậm (Lawn và
William, 1987) [50]. Nếu nhiệt ñộ nhỏ hơn 10oC hạt nảy mầm kéo dài 12-15
ngày mới mọc. Nếu cao trên 30oC hạt nảy mầm nhanh nhưng mầm yếu (Trần
Văn ðiền, 2007) [5].
1.2.2. Yêu cầu ánh sáng
ðậu tương là cây ngày ngắn điển hình, phản ứng với độ dài ngày, có rất
ít giống khơng nhạy cảm với quang chu kỳ (Ngô Thế Dân và cs, 1999) [4].
Biến ñộng của quang chu kỳ ảnh hưởng tới sự sinh trưởng sinh thực cả
trước và sau khi hoa nở (Trần ðình Long và cs, 2001) [20]. Phản ứng quang
chu kỳ biểu hiện ở chỗ: trong thời gian sinh trưởng sinh dưỡng, nếu đậu tương
gặp điều kiện ngày ngắn thì sẽ rút ngắn thời gian từ mọc ñến ra hoa, do đó rút
ngắn thời kỳ phân hố mầm hoa, dẫn tới làm giảm tích luỹ chất khơ và giảm
số lượng hoa. Sau khi ra hoa, nếu ñậu tương gặp ñiều kiện ngày ngắn, thời

gian sinh trưởng không bị ảnh hưởng, nhưng khối lượng chất khơ tồn cây
giảm. Nguyễn Văn Luật (1979) [25] cho rằng, phản ứng quang chu kỳ của


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nơng nghiệp ..........8

đậu tương cịn tác động đến nhiều chỉ tiêu sinh trưởng và năng suất của ñậu
tương như: chiều cao thân chính, tích luỹ chất khơ, số hoa, số quả/cây, do đó
ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến năng suất.
Tìm hiểu phản ứng của đậu tương từ khi lá mầm xuất hiện trên mặt ñất
với ñộ dài chiếu sáng khác nhau, Wang và cs (1998) [67] thấy rằng: thời gian
sinh trưởng sinh dưỡng của cây ñậu tương phụ thuộc vào ñộ dài chiếu sáng 8,
10, 12 và 14 giờ sau khi cây nảy mầm từ hạt.
Các giống ñậu tương ở Việt Nam ñược chia làm 3 nhóm chính: nhóm
chín sớm, chín trung bình và chín trung bình muộn. Nhóm chín sớm ít phản
ứng với độ dài ngày, nên ra hoa và chín gần như ở cả 3 vụ. Sự chênh lệch về
thời gian ra hoa và chín của các giống chín muộn rất rõ rệt giữa các vùng
trồng, do đó nó phản ứng khá chặt với ñộ dài chiếu sáng. (ðoàn Thị Thanh
Nhàn và cs, 1996) [27].
1.2.3. Yêu cầu ñộ ẩm
Nhiều tác giả cho rằng ñậu tương là cây ưa ẩm. ðối với ñậu tương, nếu
nhiệt độ khơng khí, quang chu kỳ có ảnh hưởng nhiều ñến sinh trưởng của
cây thì chế ñộ ẩm là một trong những yếu tố khí hậu quan trọng, có liên quan
chặt chẽ ñến năng suất hạt. Tổng lượng nước cần cho một vụ ñậu tương
khoảng 370-450 mm trong ñiều kiện khơng tưới. Cịn nếu được tưới đầy đủ
thì lượng nước tiêu thụ của ñậu tương lên ñến 670-720 mm (Judy W.H. and
Jackobs J.A, 1979) [45]. Trong cả vụ, nhu cầu nước ñối với cây ñậu tương
dao ñộng từ khoảng 350 tới 800mm (Mayer và cs, 1992) [54].
Lượng mưa và ñộ ẩm là yếu tố hạn chế chủ yếu ñối với sản xuất đậu
tương. Theo Tơ Cẩm Tú và Nguyễn Tất Cảnh (1998) [35] giữa lượng chất

khơ tích luỹ của đậu tương ðơng và bốc thốt hơi nước từ lá có liên quan
tuyến tính rất chặt (r = 0,89 – 0,98).


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ..........9

Doss, Pearson and Rogers (1974) [41] khi nghiên cứu độ thiếu hụt của
độ ẩm khơng khí có nhận xét: ở thời kỳ quả mẩy làm giảm năng suất hơn là ở
thời kỳ nở hoa.
Giai ñoạn ra hoa và bắt ñầu làm quả, nếu bị thiếu nước hoa có thể rụng
nhiều làm giảm số quả. Giai đoạn quả vào mẩy là lúc ñậu tương cần nhiều
nước nhất, lúc này nếu thiếu nước sẽ làm giảm năng suất nhiều hơn ở các giai
đoạn trước. Người ta tính rằng, để tạo ra 1kg chất khơ cần phải có từ 600-700
lít nước nhất là giai đoạn ra hoa và kết quả, điều đó nói lên cây đậu tương cần
khá nhiều nước (Phạm Văn Thiều, 2000) [30]. Khi thế nước trong lá xuống
thấp hơn -0,5MPa, nó ảnh hưởng tới sự hình thành diệp lục. Khi thế nước
trong lá ở khoảng -l,0MPa gây ra rối loạn cấu trúc hạt diệp lục (Mayer và cs,
1991) [55]. Hoạt ñộng cố ñịnh ñạm giảm khi thế nước giảm và ngừng hoạt
ñộng khi trọng lượng nốt sần giảm dưới 80% so với khi đủ nước (Ngơ Thế
Dân và cs, 1999) [4].
1.3. Yêu cầu về ñất và dinh dưỡng của cây ñậu tương
1.3.1. Yêu cầu về ñất
Cây ñậu tương không yêu cầu nghiêm ngặt về ñất trồng trọt. Nói chung
loại đất nào trồng cũng được, đối với ñất trồng hoa màu ñều trồng ñược ñậu
tương. Trên ñất thịt nặng, đậu tương khó mọc nhưng sau khi mọc, ñậu tương
thích ứng với ñất nặng khá hơn với các cây màu khác. ðộ pH thích hợp cho
sự sinh trưởng và phát triển của đậu tương là 5,2- 6,5 (Ngơ Thế Dân, 1999)
[4]. ðậu tương có thể trồng trên nhiều loại ñất khác nhau như: ñất sét, ñất thịt
nặng, ñất thịt nhẹ, đất cát pha…
Tuy nhiên, thích hợp nhất là ñất cát pha và ñất thịt nhẹ với ñộ pH 6-7 sẽ

tạo ñiều kiện cho cây sinh trưởng, phát triển và hình thành nốt sần.
Trên đất cát đậu tương thường cho năng suất khơng ổn định.
Trên đất thịt nặng đậu tương khó mọc, nhưng sau khi mọc lại thích ứng
tốt hơn so với các loại cây màu khác.


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nơng nghiệp ..........10

ðất khó tiêu, thốt nước có cấu trúc mịn muốn có năng suất cao chỉ nên cày
sâu 15-20 cm, do ñất ẩm ướt nhiều vi khuẩn gây thối rễ hoạt động nếu khơng
làm đất kéo dài dẫn đến năng suất giảm có thể làm giảm tới 17,5% (Ngô Thế
Dân và cs, 1999) [4]
1.3.2. Yêu cầu về dinh dưỡng
* ðạm
ðạm là nguyên tố dinh dưỡng quan trọng nhất và hút ñược nhiều nhất
của cây ñậu tương do hạt đậu tương có hàm lượng protein cao. ðể đạt năng
suất 3 tấn/ ha thì cây đậu tương cần 285 kg N/ha. Mặc dù cây đậu tương có khả
năng tự túc phần lớn N nhưng việc cung cấp N hợp lí cho đậu tương có tác
dụng làm cây mọc nhanh, phát triển hệ rễ, tạo cơ sở cho việc hình thành nốt
sần. ðồng thời phát triển thân, lá và cành; tăng tỉ lệ ñậu quả và tỉ lệ quả chắc,
tăng trọng lượng hạt và hàm lượng protein trong hạt (Nguyễn Như Hà, 2006)
[8].
Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy bón đạm trước khi gieo có ảnh
hưởng xấu tới q trình cố định đạm. Một số cơng trình cơng bố cho biết, số
nốt sần trên cây ñậu tỉ lệ nghịch với tỉ lệ phân đạm ở lúc gieo, nếu phân đạm
bón 56kg/ha, số nốt sần trên cây bị giảm, nhưng nếu bón 112 kg/ha ở giai
đoạn cây ra hoa số nốt sần không bị ảnh hưởng (Nathanson và cs, 1984) [57].
Trong cây đậu tương, đạm được tích luỹ khá nhiều ở thời kì đầu và
nhiều nhất ở thời kì ra hoa kết quả, ñặc biệt là từ khi hoa nở rộ cho ñến khi hạt
mẩy. Cây ñậu tương thiếu ñạm, lá chuyển thành màu xanh vàng và bị rụng khi

có gió, phiến lá hẹp và diện tích lá nhỏ, cằn cỗi, lá kép sau nhỏ hơn hoặc bằng
lá kép trước, hoa và quả rụng nhiều hoặc lép, trọng lượng hạt giảm (ðỗ Thị
Báu, 2000) [1]. Nhưng thừa ñạm, lại cản trở sự xâm nhập của vi khuẩn vào
nốt sần và việc cố định N của cây đậu tương. Thừa đạm cịn có khả năng làm
cây phát triển quá mạnh, ức chế ra hoa và quả làm ảnh hưởng ñến năng suất
và chất lượng hạt (Nguyễn Như Hà, 2006) [8].



×