Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

NGHIÊN CỨU BỌ TRĨ HẠI DƯA HẤU VÀ KHẢO SÁT HIỆU QUẢ PHÒNG TRỪ CHÚNG BẰNG MỘT SỐ LOẠI THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT TẠI HUYỆN CẦN ĐƯỚC – LONG AN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.51 MB, 80 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA NÔNG HỌC

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI:

NGHIÊN CỨU BỌ TRĨ HẠI DƯA HẤU VÀ KHẢO SÁT
HIỆU QUẢ PHÒNG TRỪ CHÚNG BẰNG MỘT SỐ
LOẠI THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT TẠI
HUYỆN CẦN ĐƯỚC – LONG AN

Họ tên sinh viên: Đinh Kim Quý.
Ngành: Bảo vệ thực vật.
Niên khóa: 2007 – 2011.

Tp.Hồ Chí Minh, tháng 7 năm 2011



 

NGHIÊN CỨU BỌ TRĨ HẠI DƯA HẤU VÀ KHẢO SÁT
HIỆU QUẢ PHÒNG TRỪ CHÚNG BẰNG MỘT SỐ
LOẠI THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT TẠI
HUYỆN CẦN ĐƯỚC – LONG AN

Tác giả

Đinh Kim Quý



Luận văn tốt nghiệp được đệ trình để hoàn thành yêu cầu cấp bằng Kỹ sư nghành
Bảo Vệ Thực Vật

Giáo viên hướng dẫn:

PGS-TS. Nguyễn Thị Chắt

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 7 năm 2011



 

LỜI CẢM TẠ
Chân thành biết ơn:
Cha mẹ và các anh em đã góp sức, tình cảm và là nguồn động lực lớn cho con
học tập và hoàn thành luận văn này một cách thuận lợi.
Chân thành cảm tạ:
Ban giám hiệu, khoa Nông Học và các thầy cô trường Đại Học Nông Lâm
thành phố Hồ Chí Minh đã giảng dạy và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn
thành tốt luận văn tốt nghiệp.
Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Chắt trường Đại Học Nông Lâm thành phố
Hồ Chí Minh đã tận tình hướng dẫn, động viên và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Chi cục Bảo Vệ Thực Vật Cần Đước- Long An và một số nông dân tại huyện
Cần Đước– Long An đã giúp đỡ chúng tôi trong quá trình tiến hành và hoàn thành
luận văn tốt nghiệp này.
Ban giám đốc công ty SYNGENTA Đồng Nai đã giúp đỡ tôi trong quá trình
làm luận văn này.


Tp. Hồ Chí Minh tháng 7/ 2011

Đinh Kim Quý



 

TÓM TẮT
Đinh Kim Quý, Trường Đh Nông Lâm Tp HCM tháng 7/ 2011, Đề tài:
“Nghiên cứu bọ trĩ hại dưa hấu và khảo sát hiệu quả phòng trừ chúng bằng một
số loại thuốc BVTV tại huyện Cần Đước- Long An”.
Giáo viên hướng dẫn: PGS-TS. Nguyễn Thị Chắt
Đề tài được tiến hành tại xã Long Hòa, huyện Cần Đước, tỉnh Long An từ
tháng 01 – 04 năm 2011, với nội dung:
Điều tra tình hình sản xuất dưa hấu tại Cần Đước – Long An
Xác định thành phần loài bọ trĩ gây hại dưa hấu tại Cần Đước - Long An.
Khảo sát hiệu lực phòng trừ của các loại thuốc bvtv đối với bọ trĩ trên điều
kiện đồng ruộng tại Cần Đước – Long An.
Trong quá trình điều tra từ tháng 1- 4 năm 2011 tại Cần Đước- Long An chúng
tôi ghi nhận: Phần lớn nông dân trồng dưa hấu 1 vụ. năm-1, dưa hấu được trồng chủ
yếu vào mùa khô. Để phòng trừ bọ trĩ trên dưa hấu nông dân thường trộn chung nhiều
loại thuốc trong một lần phun. Đa số nông dân phun thuốc khi thấy bọ trĩ xuất hiện và
dùng thuốc cao hơn liều lượng khuyến cáo.
Có 2 loài bọ trĩ gây hại trên dưa hấu tại cần đước- long an là: Thrips palmi
Karny (Thrippidea- Thysanoptera), Frankliniella ocidentalis Pergande (ThrippideaThysanoptera), cả 2 loài đều thuộc bộ phụ đốt cuối bụng hình nón Terebrantia.
Thuốc Secuse 10EC có hiệu quả cao hơn Confidor 100WG trong việc làm
giảm mật số bọ trĩ trên dưa hấu. Hiệu lực phòng trừ bọ trĩ của Secuse 10EC so với
Confidor 100WG là 61,09% ở 3 ngày sau khi phun.



ii 
 

MỤC LỤC:
TÓM TẮT .......................................................................................................................i
MỤC LỤC: .................................................................................................................... ii
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ....................................................................... vi
DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ ................................................................................... vii
DANH SÁCH CÁC BẢNG ....................................................................................... viii
DANH SÁCH CÁC HÌNH .......................................................................................... ix
Chương 1 GIỚI THIỆU ................................................................................................1
1.1 Đặt vấn đề: .......................................................................................................................... 1
1.2 Mục đích, yêu cầu.............................................................................................................. 2
1.2.1 Mục đích ..........................................................................................................2
1.2.2 Yêu cầu ............................................................................................................2
Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................................3
2.1 Sơ lược về cây dưa hấu. .................................................................................................... 3
2.1.1 Nguồn gốc và phân bố. ....................................................................................3
2.1.3 Đặc điểm thực vật học .....................................................................................4
2.1.4 Điều kiện ngoại cảnh .......................................................................................5
2.1.5 Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của Dưa hấu......................................6
2.1.6 Kỹ thuật canh tác dưa hấu ..............................................................................6
2.1.7 Giá trị dưa hấu và phân bố diện tích ................................................................8
2.1.7.1 Giá trị dưa hấu ...........................................................................................8
2.1.7.2 Phân bố diện tích. ....................................................................................10
2.2 Một số sâu hại chính trên dưa hấu ................................................................................. 10
2.2.1 Một số nghiên cứu sâu hại chính trên dưa hấu ..............................................10
2.2.2 Bọ trĩ trên dưa hấu .........................................................................................10



iii 
 

2.2.3 Các biện pháp phòng trừ bọ trĩ. .....................................................................14
2.3 Một số thuốc bvtv sử dụng trong thí nghiệm. .............................................................. 17
2.3.1 CHESS 50WG ...............................................................................................17
2.3.2 SECURE 10EC ..............................................................................................17
2.3.3 MARI GOLD 0,36AS ...................................................................................18
2.3.4 CONFIDOR 100SL .......................................................................................18
Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................20
3.1 Nội dung nghiên cứu ....................................................................................................... 20
3.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu ................................................................................. 20
3.2.1 Thời gian thực hiện ........................................................................................20
3.2.2. Địa điểm nghiên cứu. ....................................................................................20
3.3 Điều kiện tự nhiên và thời tiết khí hậu. ............................................................20
3.3.2 Đặc điểm thời tiết khí hậu Long An ..............................................................21
3.3.3 Đặc điểm địa hình – thổ những khu vực thí nghiệm. ....................................22
3.3.4 Đặc điểm nguồn nước tưới khu vực thí nghiệm ............................................23
3.4 Vật liệu và phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 23
3.4.1 Vật liệu thí nghiệm ........................................................................................23
3.4.2 Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................24
3.4.2.1 Điều tra hiện trạng sản xuất dưa hấu tại Cần Đước – Long An ..............24
3.4.2.2 Điều tra mức độ gây hại của bọ trĩ tại Cần Đước – Long An .................24
3.4.3 Khảo sát hiệu quả phòng trừ bọ trĩ( Thrips sp.) của một số loại thuốc bvtv tại
Cần Đước - Long An .....................................................................................................26
3.5 Xữ lý số liệu. .................................................................................................................... 28
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ...................................................................29
4.1 Hiện trạng canh tác dưa hấu tại Cần Đước – Long An. .............................................. 29



iv 
 

4.2 Một số loài bọ trĩ trên dưa hấu tại Cần Đước- Long An. ........................................... 38
4.2.1 Một số bọ trĩ ghi nhận được trên cây dưa hấu tại Cần Đước- Long An từ
tháng 2- 4 năm 2011. .....................................................................................................38
4.2.2 Đặc điểm hình thái của một số bọ trĩ gây hại trên dưa hấu tại Cần Đước
Long An. ........................................................................................................................40
4.3 Mức độ gây hại của bọ trĩ trên dưa hấu tại Cần– Đước– Long An từ tháng 2– 4
năm 2011. ................................................................................................................................ 45
4.4 Hiệu lực phòng trừ bọ trĩ hại dưa của một số loại thuốc bvtv tại Cần Đươc – Long
An. ............................................................................................................................................ 48
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .......................................................................53
5.1 Kết luận. ............................................................................................................................ 53
5.2 Đề nghị. ............................................................................................................................. 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................54



 

PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Mật độ bọ trĩ trước khi phun và sau khi phun thuốc. ..................................... 57
Phụ lục 2: Tình hình khí hạu thời tiết tại Long An từ tháng 12/2010- 03/2011. .......... 58
Phụ lục 3: Phiếu điều tra nông dân (Về hiện trạng canh tác dưa hấu tại Cần Đước –
Long An) ................................................................................................................................. 59
Phụ lục 4: Mật số bọ trĩ ở ruộng thí nghiệm phòng trừ bọ trĩ bằng thuốc bvtv 1 NSXL
.................................................................................................................................................. 61


Phụ lục 5: Mật số bọ trĩ ở ruộng thí nghiệm phòng trừ bọ trĩ bằng thuốc bvtv 3 NSXL
.................................................................................................................................................. 62

Phụ lục 6: Mật số bọ trĩ ở ruộng thí nghiệm phòng trừ bọ trĩ bằng thuốc bvtv 7 NSXL
.................................................................................................................................................. 63

Phụ lục 7: Kết quả hiệu lực thuốc trừ bọ trĩ, 1NSXL ....................................................... 64
Phụ lục 8: Kết quả hiệu lực thuốc trừ bọ trĩ, 3NSXL ....................................................... 65
Phụ lục 9: Kết quả hiệu lực thuốc trừ bọ trĩ, 7NSXL ....................................................... 67


vi 
 

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CTV:

Cộng tác viên

BVTV:

Bảo vệ thực vật

ĐBSCL:

Đồng bằng sông cửu long

ĐC:


Đối chứng

LLL:

Lần lặp lại

NĐT:

Ngày điều tra.

NT:

Nghiệm thức

NSG:

Ngày sau gieo

NSXL:

Ngày sau xử lý

TLHD:

Tỉ lệ hiện diện


vii 
 


DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Nhiệt độ và ẩm độ không khí tại tỉnh Long An từ tháng 12- 3 năm 201122
Biểu đồ 3.2: Lượng mưa tại tỉnh Long An từ tháng 12- 3 năm 2011. ............................ 22
Biểu đồ 4.2: Biến động mật số bọ trĩ hại dưa hấu tại Cần Đước – Long An. ................ 48


viii 
 

DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Giá trị dinh dưỡng trên 100 g dưa hấu ...........................................................9
Bảng 4.1: Một số thông tin chung về tình hình sản xuất dưa hấu tại huyện Cần ĐướcLong An năm 2011. ............................................................................................................... 29
Bảng 4.2: Kỹ thuật canh tác dưa hấu tại huyện Cần Đước, tỉnh Long An năm 2011. ......... 32
Bảng 4.3: Một số loại sâu hại chính và biện pháp phòng trừ của nông dân tại huyện Cần Đước, tỉnh
Long An đầu năm 2011.............................................................................................................. 35
Bảng 4.4: Một số bọ trĩ trên dưa hấu tại Cần Đước – Long An từ tháng 1- tháng 4 năm
2011. ........................................................................................................................................ 39
Bảng 4.5: Mức độ gây hại của bọ trĩ trên dưa hấu tại ruộng dưa của ông Lê Văn Ngọt
ấp 1 xã Long Khê- Cần Đước- Long An tháng 2- 4 năm 2011. ....................................... 45
Bảng 4.6: Mức độ gây hại của bọ trĩ trên dưa hấu tại ruông dưa của ông Đoàn Văn Cu
ấp 1- Long Cang- Cần Đước- Long An tháng 2- 4 năm 2011.......................................... 46
Bảng 4.7: Mật độ gây hại của bọ trĩ trên dưa hấu tại ruông dưa của ông Đào Hoàng
Anh ấp 1A Long Hòa- Cần Đước- Long An tháng 2- 4 năm 2011. ................................ 47
Bảng 4.8: Ảnh hưởng của thuốc Bvtv đến mật độ bọ trĩ trên dưa hấu trong ruộng thí
nghiệm tại Cần Đước- Long An tháng 2- 4 năm 2011. ..................................................... 49
Bảng 4.9: Hiệu quả phòng trừ của một số loại thuốc hóa học đối với bọ trĩ trên dưa
hấu tại Cần Đước –Long An từ tháng 2- 4 năm 2011. ...................................................... 50
Bảng 4.10: Năng suất và hiệu quả kinh tế của các nghiệm thức phòng trừ bọ trĩ bằng
biện pháp sử dụng thuốc bvtv. .............................................................................................. 52



ix 
 

DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 2.1: Vòng đời bọ trĩ .............................................. Hình 2.2: đốt râu đầu thứ 3 và 4
....................................................................................................................................... 13
Hình 2.3: lông cứng mép sau ngực trước ........................................................................... 13
Hình 3.1: Sơ đồ điều tra trên ruộng nông dân ................................................................... 25
Hình 3.2: Sơ đồ điều tra trên ô thí nghiệm......................................................................... 25
Hình 3.3: Sơ đồ bố trí thí nghiệm........................................................................................ 27
Hình 3.4: Các nghiệm thức sử dụng trong thí nghiệm ..................................................... 27
Hình 4.1: Một số bọ trĩ gây hại trên dưa hấu. .................................................................... 40
Hình 4.2: Đặc điểm hình thái và phân loại của bọ trĩ ngọn Thips palmi Karny. .......... 42
Hình 4.3: Đặc điểm hình thái và phân loại của bọ trĩ hoa Frankliniella occidentalis
Per. ........................................................................................................................................... 44



 

 

Chương 1
GIỚI THIỆU
 

1.1 Đặt vấn đề
Trong thời buổi kinh tế hiện nay, một vấn đề làm đau đầu nhiều nông dân của
chúng ta là làm sao tìm được 1 loại cây mang lại hiệu quả kinh tế cao, giải quyết được

vấn đề công ăn việc làm tại chỗ cho người dân và giải quyết được vấn đề luôn canh
mùa vụ hợp lý. Thời gian gần đây, một loại rau ăn quả giải quyết được vấn đề đó cho
nông dân miền tây nói riêng và nông dân Long An nói chung đó là cây dưa hấu.
Dưa hấu đã có tại Việt Nam khá lâu đời nhưng trước kia dưa hấu được trồng
chủ yếu tại miền trung và chỉ trồng để cung cấp cho dịp tết nguyên đán. Nhờ sự ham
học hỏi của nông dân các tỉnh miền tây, việc nắm bắt tình hình của các công ty giống
cây trồng và sự quan tâm của ban lãnh đạo của các tỉnh khu vực này, dưa hấu không
những được đem về trồng mà còn được bà con trồng quanh năm, đây là điểm mạnh
của dưa hấu miền tây mà không nơi nào sánh bằng. Nếu như trước đây dưa hấu được
trồng để giải quyết khó khăn trước mắt về mùa vụ và để có thêm thu nhập thì nay dưa
hấu đã trở thành cây đem lại lợi nhuận lớn cho bà con Long An. Nhiều nông dân đã đi
lên nhờ cây dưa hấu.
Hiện nay, nhu cầu sử dụng dưa hấu của con người ngày một tăng, vì dưa hấu
không chỉ làm cho người ta đã khát trong mùa hè nóng bức, có thể ăn tráng miệng, giải
rượu, trang trí mà còn cung cấp cho người ta nhiều chất dinh dưỡng.
Nhưng để có được trái dưa hấu vừa mát, vừa nhiều dinh dưỡng cho ta ăn
không phải là việc đơn giản vì cây dưa hấu là một loại cây rất “khó tính” cần phải
chăm sóc tỉ mỉ, bên cạnh đó dưa hấu cũng bị rất nhiều dịch hại rình rập phá hại. Chẳng
những thế, bên cạnh lợi thế về trồng dưa mùa nắng của mình thì mùa nắng cũng là



 

mùa của sâu, bệnh phá hại. Một trong số những loài sâu phá hại chính vào mùa nắng
trên cây dưa hấu đó là dịch bọ trĩ (rầy lửa).
Trước đây cũng đã có những nghiên cứu sơ khởi về bọ trĩ trên dưa hấu nhưng
theo thời gian cũng như sự thích nghi tốt của bọ trĩ trên dưa hấu nên việc phòng trừ bọ
trĩ vẫn là vấn đề nóng bỏng đối với nông dân trồng dưa hấu. Với nông dân trồng dưa
hấu, khi nói đến bọ trĩ vẫn là nỗi kinh hoàng còn hơn người nuôi gà khi nghe đến dịch

cúm H5N1, hay người nuôi heo nghe đến dịch heo tai xanh, dịch lở mồn long móng.
Bọ trĩ là loài côn trùng có tính kháng thuốc cao nên chọn ra một loại thuốc trị
bọ trĩ là chưa khả thi. Để chọn ra nhiều loại thuốc có hiệu quả tốt để luân phiên trong
phòng trừ bọ trĩ là cần thiết. Nhận thấy được vấn đề cùng sự cho phép của ban chủ
nhiệm khoa chúng tôi đã tiến hành thực hiện đề tài “ NGHIÊN CỨU BỌ TRĨ HẠI
DƯA HẤU VÀ KHẢO SÁT HIỆU QUẢ PHÒNG TRỪ CHÚNG BẰNG MỘT SỐ
LOẠI THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT TẠI HUYỆN CẦN ĐƯỚC – LONG AN”.
1.2 Mục đích, yêu cầu
1.2.1 Mục đích
Điều tra bọ trĩ gây hại dưa hấu tại Cần Đước - Long An.
Xác định được loại thuốc bvtv phòng trừ bọ trĩ hiệu quả ở điều kiện cụ thể tại
xã Long Hòa - Cần Đước – Long An.
1.2.2 Yêu cầu
Ghi nhận thành phần loài bọ trĩ gây hại dưa hấu và so sánh hiệu quả phòng trừ
bọ trĩ của 4 loại thuốc bảo vệ thực vật tại Cần Đước – Long An.
Ghi nhận tình hình sản xuất dưa hấu và thực trạng phòng trừ bọ trĩ tại Cần
Đước- Long An.



 

Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
 

2.1 Sơ lược về cây dưa hấu
2.1.1 Nguồn gốc và phân bố
Theo Phạm Hồng Cúc (2002), dưa hấu có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới khô và
nóng của châu phi và được canh tác rộng rãi tại vùng Địa Trung Hải cách đây hơn 300

năm. Hiện nay dưa hấu được trồng hầu khắp trên thế giới, Trung Quốc đứng đầu thế
giới về sản lượng (FAOSTAT, 2008)
Ở Việt Nam, dưa hấu được trồng từ thời vua Hùng (sự tích cây dưa hấu), dưa
hấu được xem là loại trái cây không thể thiếu trong ngày tết cổ truyền của dân tộc ta,
nên từ trước đến nay mùa dưa hấu tết luôn được xem là mùa chủ lực (đặc biệt là miền
trung). Các vùng trồng dư hấu truyền thống như: Hải Hưng, Nghệ An, Quảng Nam,
Quảng Ngãi, Tiền Giang, Long An, thường cung cấp lượng hàng lớn nhất định để tiêu
dùng nội địa (Mai Thị Phương Anh, 1996). Riêng ở đồng bằng sông Cửu Long
(ĐBSCL) trong vài năm trở lại đây, dưa hấu được trồng quanh năm. Dưa hấu mùa mưa
nhiều nhất ở Tiền Giang, Long An chiếm hàng ngàn hecta nơi có truyền thống trồng
dưa hấu tết, dưa hấu Xuân Hè là Đồng Tháp, Cần Thơ (Trần Thị Ba, 2001).



 

2.1.2 Phân loại.
Kingdom: Plantae
Division: Magnoliophyta
Class: Magnoliopsida
Order: Cucurbitales
Family: Cucurbitaceae
Genus: Citrullus
Species: Citrullus lanatus (Thunb.) Matsum. & Nakai
( Nguồn USDA)
2.1.3 Đặc điểm thực vật học
Dưa hấu thuộc dạng leo bò, là cây hàng năm, thân thảo, gần đây đã xuất hiện
dạng cây bụi dùng để tạo những giống trồng trọt sinh trưởng hữu hạn. Đường kính tán
cây dạng bụi khoảng 0,6m. Những giống trồng trọt có tập tính bò lan, đường kính có
thể đạt tới trên 9m

Hệ rễ
Hệ rễ phân bố rất rộng nhưng nông, bao gồm cả rễ phụ ăn sâu vào tầng đất
khoảng trên 0,6m, có khả năng chịu khô hạn. Khi rễ bị đứt (nhổ lên trồng) có thể thu
được năng suất cao hơn.
Thân, lá
Thân có dạng bụi lùn ít khả năng leo bò; những dạng bụi mới, cành phát triển
mạnh khi cây còn non trẻ, những cành đó chiếm diện tích xung quanh và ra quả tập
trung. Các giống trồng trọt chủ yếu là bò lan, thân thảo hàng năm, thân có khía cạnh. ở
thời kỳ đầu thân chính sinh trưởng là chủ yếu, sau khi chiều dài thân trên 1m, lúc đó
cành cấp một mới sinh trưởng và duy trì trong thời gian tiếp theo (Tạ Thị Thu Cúc,
2001).
Lá có hình tim, xẻ thùy sâu, có 3 – 7 cánh, lá có màu xanh mốc (Tạ Thị Thu
Cúc, 2001).



 

Hoa
Hoa của dưa hấu nhỏ hơn các cây trong nhóm dưa, màu hoa không sặc sỡ.
Hoa mọc ở nách lá và hầu hết chúng mọc riêng rẽ. Hoa của hầu hết các giống trồng
trọt là đơn tính cùng gốc (monoecious). Nhưng một số giống trồng trọt lâu đời có hiện
tượng sản sinh ra hoa lưỡng tính và hoa đực (andromonoecious). Hoa cái và hoa lưỡng
tính thường xuất hiện ở nách lá thứ 7 xen vào giữa nách lá và hoa đực. Trong khi
người ta phân loại dưa hấu là cây thụ phấn chéo tự nhiên thì vẫn có một số lớn hoa tự
thụ phấn xảy ra một cách bình thường. Hoa dưa hấu nói chung thụ phấn nhờ ong mật
(Tạ Thị Thu Cúc, 2001).
Quả và hạt
Quả của các giống trồng trọt rất phong phú và đa dạng về khối lượng, kích cỡ,
hình dạng và màu sắc.

Khối lượng quả từ 1– 2 kg đến 5– 10 kg. Hình dạng dài, trụ, gần hình cầu.
màu sắc vỏ quả từ trắng đến xanh, hầu hết các giống có màu xanh nhạt, xanh đen, xanh
có đường sọc, đường vằn hoặc những vết đốm. Vỏ quả giòn, dễ vỡ, vỏ quả từ mỏng
đến rất dày. Màu sắc thịt quả có thể là màu trắng, vàng, vàng da cam, hồng hoặc đỏ.
Thịt quả xốp, nhiều nước đến rất chắc. Hạt dưa rất nhỏ, vỏ dày màu hạt trắng, nâu, đôi
khi có vân. (Tạ Thị Thu Cúc, 2001)
2.1.4 Điều kiện ngoại cảnh
Khí hậu: Dưa hấu có nguồn gốc vùng khí hậu nóng, thích nhiệt độ cao, nhiệt
độ thích hợp cho sự sinh trưởng của dưa là 25-300C, vì vậy dưa phát triển tốt ở vùng
ĐBSCL (Trần Thị Ba, 1999). Nhiệt độ nẩy mầm tốt nhất là 280C, thời kì cây con, nhiệt
độ ban ngày thích hợp là 25-270C, ban đêm không thấp dưới 170C. Thời kì ra hoa nhiệt
độ thích hợp là 250C thời tiết nóng quá hay quá khô gây trở ngại cho việc thụ phấn
(Phạm Hồng Cúc, 2002).
Ánh sáng: Dưa hấu là cây ưa sáng, cần nhiều ánh sáng để sinh trưởng và kết
trái. Nắng nhiều và nhiệt độ cao là hai yếu tố làm tăng chất lượng dưa (Trần Thị Ba.,
1999). Thiếu ánh sáng dưa bò dài, dể nhiễm bệnh và khó đậu trái. Số giờ chiếu sáng
tối thiểu cần thiết cho dưa hấu phát triển là 600 giờ.vụ-1 (Phạm Hồng Cúc, 2002).



 

Ở thời kì cây con nếu ánh sáng thiếu, trời âm u có mưa phùn cây con dễ bị
bệnh hại xâm nhiễm. Vì vậy nhân dân ta mới có câu “nắng được dưa, mưa được lúa”.
(Tạ Thị Thu Cúc, 2001)
Đất đai: Dưa yêu cầu đất không nghiêm khắc nên có thể trồng trên nhiều loại
đất từ cát đến sét nặng. Đất có cơ cấu nhẹ, tầng canh tác dày, không chua (pH từ 6-7)
là thích hợp (Phạm Hồng Cúc, 2001).
Nước: Dưa yêu cầu nước rất nhiều, hút nước mạnh, trái chứa nhiều nước nên
phải cung cấp đủ nước và chất dinh dưỡng trái dưa mới mau lớn. Dưa chịu úng kém,

úng nước gây thối, rễ vàng và chết cây (Phạm Hồng Cúc, 2002). Dưa hút nước mạnh
nhất vào thời kì phát triển trái nên cần giữ ẩm đất thường xuyên, thiếu nước giai đoạn
này trái nhỏ nhưng nếu mưa đột ngột thì dễ làm cho trái bị nứt. Lúc trái gần thu hoạch
cần giảm tưới nước để trái ngọt hơn (Trần Thị Ba, 1999).
2.1.5 Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của Dưa hấu
Thời kỳ tăng trưởng: Được tính từ khi gieo đến khi cây bắt đầu ra hoa (khoảng
21 ngày), trong thời kỳ này dưa tăng trưởng chậm, ra lóng ngắn, thân mọc thẳng. Lúc
này cây chưa mọc cành, tốc độ phát triển rễ chậm nhưng mạnh hơn thân lá (Trần Thị
Ba, 1999).
Thời kỳ ra hoa kết quả: Sau 21 ngày dưa bắt đầu ngã ngọn bò, lúc này tăng
trưởng rất nhanh, thân chuyển sang dạng bò, vòi bám hình thành. Nhánh phụ phát triển
nhanh và cây bắt đầu có hoa. Những hoa đầu tiên thường là hoa đực, kích thước nhỏ
hạt phấn ít, nẩy mầm kém. Nếu có hoa cái thì cũng nhỏ, Những hoa này nếu phát triển
được thì trái cũng nhỏ, do đó đợt hoa này thường không được chú ý trong sản xuất
(Trần Thị Ba,1999).
Thời kỳ phát triển trái: Hoa sau khi thụ phấn phát triển thành trái rất nhanh,
nhất là 20 ngày đầu. Thời kỳ này quyết định đến năng suất, lúc này dưa cần nhiều dinh
dưỡng tập trung nuôi trái (Trần Khắc Thi, 1996).
2.1.6 Kỹ thuật canh tác dưa hấu
Chuẩn bị đất trồng: Chọn đất ruộng trồng dưa hấu cần có tầng canh tác dày,
tơi xốp, không nhiễm phèn mặn, có đầy đủ nước tưới tiêu, dễ thoát nước , mực nước



 

trong mương tưới phải thấp hơn mặt líp ít nhất 15 cm (Trần Thị Ba,1999). Nếu trồng
trên đất ruộng lúa, tiến hành làm đất sau khi thu hoạch lúa, khi đất đã ráo mặt nhưng
chưa khô cứng (Phạm Hồng Cúc, 2002).
Trồng cây: Khoảng cách trồng thay đổi tùy vào mùa vụ, có ảnh hưởng trực

tiếp đến độ lớn của trái. Khoảng cách thường được áp dụng trong sản xuất 2,5 – 3 m
(hàng cách hàng) x 0,4 – 0,7m(cây cách cây). Mật độ thay đổi từ 4.500 – 10.000
cây.ha-1, dưa tết cần trái lớn để trưng nên trồng thưa 5.000 – 6.000 cây.ha-1 (Trần Thị
Ba,1999). Cây con được 5 – 7 ngày tuổi có 1 – 2 lá thật thì đem trồng. Lỗ đặt bầu phải
đủ sâu để mặt bầu nằm ngang mặt luống, lắp đất kỹ quang bầu (Phạm Hồng Cúc,
2002).
Bón phân: Lượng phân trung bình cho 1 ha dưa hấu ở ĐBSCL: phân chuồng
hoai 10-20 tấn, vôi bột 500-1.000 kg kết hợp với phân hóa học theo công thức: (120 –
160 N) – (120 – 160 P2O5) – (60 – 80 K2O) (Trần Thị Ba,1999).
Tưới nước: Thông thường có thể áp dụng phương pháp tưới phun hay tưới
thấm tùy điều kiện tưới tiêu từng vùng. Lượng nước tưới và số lần tưới tùy theo điều
kiện trồng và giai đoạn tăng trưởng của cây. Trên đất ruộng thường tưới mỗi ngày 1 –
2 lần (Phạm Hồng Cúc, 2002). Khi dưa bắt đầu chín giảm lượng nước từ từ và ngừng
hẳn vài ngày trước thu hoạch (Trần Thị Ba, 1999).
Tỉa nhánh: Mục đích của việc tỉa nhánh là để cây dưa khỏe mạnh, dễ chăm
sóc, nên tỉa sớm khi nhánh vừa lú ra 5 – 10 cm, mỗi cây nên tỉa chừa lại 1 thân chính
và 2 dây phụ (dây chèo) cho bò song song với thân chính, nhưng dưa hấu tháp tỉa
chừng 1 thân chính và 1 nhánh phụ (Trần Thị Ba, 1999). Việc tỉa nhánh phải thực hiện
thường xuyên cho đến khi thụ phấn. Nên tỉa dây vào lúc trời nắng ráo để cho vết cắt
mau khô (Phạm Hồng Cúc, 2002).
Định hướng dây: Khi dưa bắt đầu bò, tiến hành sửa dây thường xuyên và cố
định vị trí bò cho các dây nằm song song nhau trên mặt luống và nằm thẳng góc với
hàng trồng , không để dây bò quấn trồng lên nhau làm ảnh hưởng đến khả năng quang
hợp của cây, đó cũng là nơi trú ngụ của nhiều sâu hại và gây khó khăn trong việc tuyển
trái (Trần Thị Ba, 1999)



 


Thụ phấn: Thụ phấn tiến hành từ 7 – 9 giờ sáng lúc dây dưa chưa bò dài
khoảng 1,5 m và ra hoa rộ (25 – 30 ngày sau khi trồng). Ngắt hoa đực bất kỳ, hoa vừa
nở, to và nhiều phấn, chấm phấn đều lên nướm hoa cái vừa nở. Thời gian thụ phấn
càng ngắn càng tốt, chỉ nên kéo dài 5 – 7 ngày (Phạm Hồng Cúc, 2002).
Tuyển trái: Khi trái bằng trái chanh tiến hành tuyển trái chọn trái thứ 3 trên
dây chính tức vị trí lá thứ 15 – 20, nếu dây dưa quá sung có thể chọn trái ở vị trí 20 –
24 sẽ cho trái tốt hơn (Trần Thị Ba, 1999). Để trái phát triển thuận lợi sau khi chọn
xong nên sửa trái ngay ngắn, lót kê trái và thỉnh thoảng trở trái để màu vỏ đồng đều
(Phạm Hồng Cúc, 2002). Thường trên một gốc chỉ tuyển 1 trái để có trái lớn đạt chất
lượng.
Thu hoạch: Tùy thuộc vào từng giống,thường sau khi nở 40 – 50 ngày, hoặc
sau khi thụ tinh 30 – 35 ngày, tua cuốn khô, cuống quả teo dần thì thu hoạch hoặc
dùng Refractometer thăm dò chất khô từ 10 – 20% thì có thể thu hoạch. (Tạ Thị Thu
Cúc, 2001).
Dưa hấu là cây được xem là chứa nhiều vitamin A trong họ bầu bí, ngoài ra
cách sử dụng dưa hấu cũng rất phong phú như: sử dụng quả tươi, nấu canh, trang trí.
Vì thế, nhu cầu sử dụng dưa hấu là rất lớn. Bên cạnh đó, dưa hấu cũng cung cấp cho
người sử dụng nguồn vitamin khá dồi dào.
2.1.7 Giá trị dưa hấu và phân bố diện tích
2.1.7.1 Giá trị dưa hấu
a. Giá trị dinh dưỡng.
Trong thành phần thịt chín của dưa hấu chứa provitamin A (500 IU),vitamin
C, các axit amin : thiamin, riboflavin và niacin. Ngoài ra còn có các chất khoáng như:
Ca, P, Fe, và kali.phân tích a kg chất khô dưa hấu có 12,1 g N, 2,9 g P và 17,4 g K.



 

Bảng 2.1: Giá trị dinh dưỡng trên 100 g dưa hấu

Thành phần

Đơn vị tính

Giá trị dinh dưỡng

Nuớc

g

91.45

Năng luợng

Kcal

30.00

Protein g

g

0.61

Chất béo

g

0.15


Đường

g

6.20

Carbohydrate

g

7.55

Ca

mg

7.00

K

mg

112.00

P

mg

11.00


Vitamin C

mg

9.60

Vitamin A

IU

366.00

Vitamin B1

mg

0.03

Vitamin B2

mg

0.02

Vitamin B3

mg

0.18


Vitamin B6

mg

0.05

Mg

mg

10.00

Zn

mg

0.10

(Nguồn: Cơ sở dữ liệu dinh dưỡng của USDA)


10 
 

2.1.7.2 Phân bố diện tích.
Tổng diện tích dưa hấu việt nam năm 2008 là 28.000 ha, sản lượng 420.000
đứng thứ 18 trên thế giới (faostat).
Dưa hấu việt nam phân bố chủ yếu ở Hải Hưng, Nghệ An, Quảng Nam, Quảng
Ngãi, Tiền Giang, Long An. Tại Cần Đước – Long An dưa hấu trồng vụ xuân - hè là
chủ yếu.

2.2 Một số sâu hại chính trên dưa hấu
2.2.1 Một số nghiên cứu sâu hại chính trên dưa hấu
a. Ngoài nước
Theo các nghiên cứu trên thế giới, dưa hấu là kí chủ của rất nhiều côn trùng
gây hại. Trong số đó những loài gây hại chính là: Thrips (Thrips palmi, và
Frankliniella sp., ruồi đục lá (Liriomyza sp. ), sâu ăn lá (Diaphania india ), bọ ăn lá
(Aulacophora sp.), ruồi đục trái (Bactrocera sp.), rầy mền (Aphis sp.)
b. Trong nước
Theo Nguyễn Thị Chắt (2006), các loại côn trùng gây hại chính trên dưa hấu
như: Ruồi đục lá (Liriomyza brioniae), ruồi đục trái (Dacus cucubitae ), bọ rùa 28
chấm (Epilachna vigintioctopunctata), bọ bầu (Alacophora spp), rầy mềm (Aphis
gosipil), sâu xanh da láng (Spodoptera exigua), sâu ăn tạp (Spodoptera litura), sâu ăn
lá (Heliothis armigera), nhện đỏ (Tetranychus kanzaway), bọ trĩ (Thrips spp.), bọ xít
nâu (Cyclopelta obscura Le Peletier et servillie)
2.2.2 Bọ trĩ trên dưa hấu
a. Phân bố
Trong những năm gần đây, bọ trĩ dưa đã lây lan từ Đông Nam Á đến hầu hết
các phần còn lại của châu Á và nhiều đảo Thái Bình Dương, Bắc Phi, Australia, Trung
và Nam Mỹ, và vùng Caribê Tại Hoa Kỳ lần đầu tiên được quan sát thấy ở Hawaii vào
năm 1982, Puerto Rico năm 1986, và Florida vào năm 1990.


11 
 

Châu Á: Bangladesh, Brunei, Trung Quốc (nhiều tỉnh, bao gồm cả Hồng
Kông), Ấn Độ (toàn nước), Indonesia (Jave, Sumatra), Hàn Quốc (Bắc và Nam),
Malaysia, Myammar, Pakistan, Philippines, Singapore, Sri Lanka, Đài Loan, Thái Lan



Châu Phi: Mauritius, Nigeria, Reunion, Sudan



Caribbean: hầu hết đều bị nhiễm



Bắc Mỹ: Hoa Kỳ (Florida và Hawaii)



Châu Đại Dương: American Samoa, Australia (Queensland, Northern

Territory, Western Australia), Thống kê Liên bang Micronesia, Polynesia thuộc Pháp,
Guam, New Caledonia, Palau, Papua New Guinea, Samoa, và một số nơi khác.


Nam Mỹ: Brazil, Columbia, French Guiana, Venezeula (CABI 1998).

b. Đặc điểm một số loài bọ trĩ dưa.
b.1 Bọ trĩ dưa (Melon thrips)
Tên khoa học: Thrips palmi Karny (Thysanoptera: Thripidea)
Bọ trĩ này gây hại trên dưa leo, dưa hấu, cà tím, đậu bắp, mướp đắng, bầu bí,
bông vải, khoai tây, đậu nành, hoa hướng dương, thuốc lá.
Palacio (1978) đã ghi nhận ký chủ Thrips palmi gồm 16 loại cây trồng và cỏ
dại.
Calilung (1990) cho rằng, trong số 6 loại cây trồng là khoai tây, dưa leo. Cà
tím, bông vải và hồ tiêu thì độ ưa thích thấp nhất của bọ trĩ dưa là bông vải và hồ tiêu.
Đặc điểm hình thái và sinh học:

Vòng đời của bọ trĩ dưa có thể được hoàn thành trong khoảng 20 ngày ở 30ºC,
nhưng nó được kéo dài đến 80 ngày khi được nuôi ở 15ºC.
Trứng: Trứng được đẻ vào mô lá, trong khe cắt bởi máng đẻ con cái. Một đầu
của trứng hơi nhô ra.Trứng có màu sắc từ không màu đến màu trắng nhạt, hình hạt
đậu. Giai đoạn của giai đoạn trứng là khoảng 16 ngày ở 15ºC, 7,5 ngày ở 26ºC, và 4,3
ngày ở 32ºC


12 
 

Ấu trùng: có hình dạng như thành trùng nhưng không có cánh và kích thước
nhỏ hơn, ấu trùng có hai tuổi. Ấu trùng sống thành đàn, đặc biệt là giữa gân lá, thường
ở trên lá già. Thời gian phát triển ấu trùng chịu ảnh hưởng chủ yếu bởi nhiệt độ, giai
đoạn ấu trùng kéo dài khoảng 14 ngày ở 15oC, 5 ngày ở 26oC và 4 ngày ở 32oC. Khi
sắp hóa nhộng ấu trùng rớt xuống đất hoặc những lá mục tìm khe hở nhỏ để hóa
nhộng.
Nhộng: Có 2 giai đoạn, giai đoạn tiền nhộng gần như không hoạt động và giai
đoạn nhộng hoàn toàn không hoạt động. Cả hai giai đoạn này điều không ăn.
Thời gian cho cả 2 giai đoạn này khoảng 12 ngày ở 15oC, 4 ngày ở 26oC và 3
ngày ở 32oC.
Thành trùng: Trưởng thành bọ trĩ dưa hấu có màu vàng, chiều dài cơ thể 0.81mm, con cái dài hơn con đực, không giống như giai đoạn ấu trùng, thành trùng chích
hút lá non và vì vậy chúng được tìm thấy ở những lá mới ra.
Thành trùng bọ trĩ Thrips palmi được nhận diện qua các đặc điểm sau:
(Sakimura và ctv, 1986) Cơ thể màu vàng trong suốt không có bất kì một lem nâu hoặc
xám nào, ngoại trừ những sợi lông nhỏ màu đen trên cơ thể.
Râu đầu 7 đốt.
Lông cứng dài ở mắt đơn trước nằm ngoài gần đường nối 3 mắt đơn lại với
nhau và dài hơn lông cứng sau mắt kép. Mắt đơn màu đỏ.
Ở đốt bụng thứ 2 có 4 lông ở 2 bên

Ở đốt bụng thứ 8 có một hàng lông giống dạng lược rất đều bên mép dưới đốt.
Ở đực từ đốt bụng thứ 2 đến đốt bụng thứ 7 có những đường vân ngang giữa
cánh.
Mép sau ngực trước có 2 cặp lông dài ở 2 mép và 3 cặp lông ngắn ở giữa (hình
2.3).
Đốt râu thứ 3 và thứ 4 có kích thước ngang bằng nhau và có gai cảm giác hình
chạc. (hình 2.2)
Lông ngực cuối có nhiều lông hội tụ về phía giữa và hội tụ về phía sau


13 
 

Hình 2.1: Vòng đời bọ trĩ    

 

Hình 2.2: Đốt râu đầu thứ 3 và 4 

Hình 2.3: Lông cứng mép sau ngực trước
(nguồn: www.aphis.usda.gov/import_export/plants/plant.../Thrips_palmi.pdf)
b.2 Bọ trĩ hoa Frankliniella occidentalis Pergander, 1895 (Wester flower thrips).
Phân bố: Bọ trĩ hoa Frankliniella occidentalis Perg. là một trong những loài
dich hại chủ yếu , chúng xuất hiện khắp nơi trên thế giới và là nguyên nhân chủ yếu
gây thất thu năng suất cho cây trồng ngoài đồng cũng như trong nhà lưới.
Ký chủ: ký chủ của bọ trĩ ha gồm hơn 250 loài cây trồng, trong đó bao gồm
nhiều loại rau, hoa và nhiều loài cỏ dại. Ký chủ thích hợp hơn cả là ớt, dưa chuột và
hoa cúc.
Vòng đời của bọ trĩ hoa Frankliniella occidentalis Perg.
Bọ trĩ hoa trưởng thành có thể sống 30 – 40 ngày, và đẻ trứng 150 – 300 trứng.

vòng đời thay đổi từ 13 – 40 ngày phụ thuộc vào nhiệt độ.
Đặc điểm phân loại: theo Peter . Gillespie bọ trĩ hoa có những đặc điểm sau:


×