Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC DIỆT CỎ DẠI CỦA THUỐC GF2604 TRÊN RUỘNG LÚA SẠ VỤ THU ĐÔNG PHƯỜNG CHÂU VĂN LIÊM, QUẬN Ô MÔN, THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.93 MB, 72 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐẠO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA NÔNG HỌC


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:

ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC DIỆT CỎ DẠI CỦA THUỐC
GF-2604 TRÊN RUỘNG LÚA SẠ VỤ THU ĐÔNG
PHƯỜNG CHÂU VĂN LIÊM, QUẬN Ô MÔN,
THÀNH PHỐ CẦN THƠ

NGÀNH: NÔNG HỌC
KHÓA: 2005-2009
SINH VIÊN THỰC HIỆN: DƯƠNG MINH THÔNG

Tháng 08 / 2010
1


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐẠO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA NÔNG HỌC


ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC DIỆT CỎ DẠI CỦA THUỐC GF-2604
TRÊN RUỘNG LÚA SẠ VỤ THU ĐÔNG PHƯỜNG CHÂU
VĂN LIÊM QUẬN Ô MÔN THÀNH PHỐ CẦN THƠ

DƯƠNG MINH THÔNG


Khóa luận được đề trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng kỹ sư nông nghiệp
ngành Nông học

Giảng viên hướng dẫn:
Thầy: Nguyễn Hữu Trúc

TP. Hồ Chí Minh
Tháng 08 / 2010

2


LỜI CẢM ƠN
Em xin cảm ơn!
-Ban giám hiệu trường Đại Học Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh.
-Ban chủ nhiệm khoa Nông Học, cùng với các thầy cô đã tận tình giúp đỡ, chỉ
dạy em trong quá trình học tập cũng như thực hiện đề tài.
Em xin chân thành cảm ơn!
-Thầy Nguyễn Hữu Trúc đã hướng dẫn trong quá trình thực hiện đề tài.
-Gia đình Bác Sáu Chắc Phường Châu Văn Liêm – Q. Ô Môn – Tp. Cần Thơ
đã giúp đỡ trong quá trình thực hiện đề tài.

Cần Thơ, ngày 15 tháng 11 năm 2010
Sinh viên

Dương Minh Thông

3



TÓM TẮT
DƯƠNG MINH THÔNG, Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh. Tháng 08/2010.
ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC DIỆT CỎ DẠI CỦA THUỐC GF-2604 TRÊN RUỘNG
LÚA SẠ VỤ THU ĐÔNG PHƯỜNG CHÂU VĂN LIÊM-QUẬN Ô MÔN-THÀNH
PHỐ CẦN THƠ.
Giảng viên hướng dẫn: Thầy NGUYỄN HỮU TRÚC.
Thí nghiệm trên giống lúa ngắn ngày IR50404 được bố trí theo kiểu khối đầy
đủ hoàn toàn ngẩu nhiên, 4 lần lặp lại, với 12 nghiệm thức là: GF-2604 với liều lượng
1,25lít, 1,50lít, 1,75lít, 2,00lít/ha; GF-2649 với liều lượng 0,78lít, 0,94lít/ha; TopShot
60OD với liều lượng1,00lít/ha; Clipper 25OD với liều lượng 0,50lít, 1,00lít/ha;
Nominee 10SC với liều lượng 0,20lít/ha; Tubor 89OD với liều lượng 0,50lít/ha, và
đối chứng không làm cỏ.
Các nghiệm thức xử lí thuốc GF-2604 và các nghiệm thức xử lí thuốc GF-2649
ở những liều lượng khác nhau đều cho hiệu quả trừ cỏ chác và lác rận trên 85,0%;
Nhưng có hiệu lực thấp đối với cỏ đuôi phụng (<60,0%). Trong đó, đối với nhóm cỏ
Chác Lác thì nghiệm thức xử lí thuốc GF-2604 và nghiệm thức xử lí GF-2649 ở các
liều lượng khác nhau có hiệu quả cao hơn các thuốc thương mại 5,0-15,0%. Quan sát
cho thấy thuốc GF-2604 ở các liều lượng khác nhau không ảnh hưởng đến cây lúa,
riêng thuốc Tubor 89OD gây ngộ độc cấp 3 cho cây lúa ở thời điểm 3-5 ngày sau
phun thuốc, nhưng không làm thiệt hại đến năng suất.
Tóm lại, thuốc trừ cỏ GF-2604 ở liều lượng 1,50lít; 1,75lít; 2,00lít có hiệu lực
diệt cỏ chác, lác rận rất cao trên 95,0%. Đối với cỏ đuôi phụng thì thuốc Tubor 89OD
có hiệu lực cao nhất 100,0%. Các loại thuốc thí nghiệm còn lại có khả năng diệt cỏ ở
mức tương đối 75,0-90,0%. Nhìn chung, ngoại trừ thuốc tubor 89OD gây ngộ độc cho
cây lúa thì các loại thuốc thí nghiệm khác tỏ ra rất an toàn cho cây lúa.

4


MỤC LỤC

Nội dung

Trang

Trang tựa ................................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ......................................................................................................... ii
TÓM TẮT .............................................................................................................. iii
MỤC LỤC .............................................................................................................. iv
DANH SÁCH CÁC BẢNG ................................................................................. vii
DANH SÁCH CÁC HÌNH ................................................................................... viii
Chương . GIỚI THIỆU ........................................................................................... 1
1.1 Đặt vấn đề ........................................................................................................ 1
1.2 Mục đích và yêu cầu ......................................................................................... 2
1.2.1 Mục đích ......................................................................................................... 2
1.2.2 Yêu cầu ......................................................................................................... 2
Chương 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..................................................................... 3
2.1 Một số khái niệm về cỏ dại ................................................................................ 3
2.1.1 Định nghĩa về cỏ dại ...................................................................................... 3
2.1.2 Phân loại cỏ dại .............................................................................................. 3
2.1.2.1 Phân loại theo thời gian sống ..................................................................... 3
2.1.2.2 Phân loại theo hình dạng bên ngoài ............................................................ 3
2.1.3 Vai trò của cỏ dại trong ruộng lúa .................................................................. 4
2.1.3.1 Tác hại của cỏ dại ......................................................................................... 4
2.1.3.2 Lợi ích của cỏ dại ......................................................................................... 5
2.1.4. Đặc điểm của cỏ dại trên ruộng lúa ................................................................ 5
2.1.4.1 Có nhiều hình thức sinh sản ........................................................................ 5
2.1.4.2 Khả năng sinh sản nhanh và nhiều ............................................................. 5
2.1.4.3 Có nhiều hình thức tồn tại, phát tán và lan truyền ....................................... 6
2.1.4.4 Sức chống chịu và khả năng tồn tại cao .................................................... 6
2.1.4.5 Thời gian mọc mầm không đều .................................................................. 6

5


2.2. Thời kỳ cạnh tranh gay gắt của cây trồng với cỏ dại ........................................ 7
2.3. Tình hình gây hại của cỏ dại ............................................................................. 8
2.4. Các biện pháp phòng trừ cỏ dại trong ruộng lúa ............................................. 10
2.4.1. Biện pháp cơ giới ......................................................................................... 10
2.4.2. Biện pháp sinh học ....................................................................................... 11
2.4.3. Biện pháp canh tác ....................................................................................... 11
2.4.4. Biện pháp hóa học ....................................................................................... 11
2.5. Sơ lược lịch sử phát minh thuốc trừ cỏ ........................................................... 12
2.6. Đặc điểm chung về tính độc của thuốc trừ cỏ ................................................ 12
2.7. Phân loại thuốc trừ cỏ .................................................................................... 12
2.7.1. Theo tác dụng của thuốc trừ cỏ ................................................................... 12
2.7.2.Theo con đường tác động ........................................................................... 12
2.7.3. Theo cơ chế tác động ................................................................................. 12
2.7.4. Theo phương thức áp dụng ......................................................................... 13
2.7.5. Theo giai đoạn (thời gian) áp dụng ........................................................... 13
2.7.6. Theo nhóm hóa chất .................................................................................... 13
2.8. Tính kháng của cỏ dại .................................................................................... 13
Chương 3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................ 15
3.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ................................................................ 15
3.1.1. Thời gian .................................................................................................... 15
3.1.2. Địa điểm ....................................................................................................... 15
3.2. Vật liệu thí nghiệm ......................................................................................... 15
3.3. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 17
3.3.1. Bố trí thí nghiệm ......................................................................................... 17
3.3.2. Các nghiệm thức thí nghiệm ...................................................................... 17
3.3.3. Sơ đồ bố trí thí nghiệm .............................................................................. 18
3.3.4. Phương pháp xác định thành phần và mật số của các loại cỏ trên ruộng thí

nghiệm .................................................................................................................. 19
3.3.5. Phương pháp xác định hiệu lực diệt cỏ dại của các loài thuốc thí nghiệm
trên ruộng lúa .......................................................................................................... 20
3.3.5.1. Hiệu lực tính theo mật số cỏ ................................................................... 20
6


3.3.5.2. Hiệu lực tính theo trọng lượng cỏ tươi ..................................................... 20
3.3.6. Phương pháp đánh giá ảnh hưởng của các thuốc diệt cỏ đến sinh trưởng và
năng suất lúa .......................................................................................................... 20
3.3.6.1. Phương pháp đánh giá độc tính của thuốc diệt cỏ đối với lúa ................. 20
3.3.6.2. Phương pháp theo dõi sinh trưởng và năng suất lúa ............................... 21
3.3.7. Xử lí số liệu .................................................................................................. 22
Chương 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................. 23
4.1. Thành phần và mật số của các loài cỏ dại hiện diện trên ruộng lúa thí
nghiệm .................................................................................................................. 23
4.2. Đánh giá hiệu lực của các loại thuốc diệt cỏ đối với các loại cỏ trong diện tích
thí nghiệm ở thời điểm 56 ngày sau phun thuốc .................................................... 25
4.2.1. Ảnh hưởng của thuốc diệt cỏ đến mật số cỏ ................................................ 25
4.2.2. Đánh giá hiệu lực thuốc diệt cỏ theo mật số cỏ .......................................... 27
4.2.3. Ảnh hưởng của thuốc diệt cỏ đến trọng lượng cỏ ....................................... 29
4.2.4. Đánh giá hiệu lực của thuốc diệt cỏ theo trọng lượng cỏ tươi .................... 30
4.2.5. Ảnh hưởng của thuốc diệt cỏ đến mật số cỏ nhóm chác lác ....................... 31
4.2.6. Đánh giá hiệu lực thuốc diệt cỏ theo mật số nhóm chác lác ....................... 33
4.2.7. Ảnh hưởng của thuốc diệt cỏ đến trọng lượng cỏ nhóm chác lác .............. 34
4.2.6. Đánh giá hiệu lực thuốc diệt cỏ theo trong lượng nhóm chác lác .............. 35
4.3.Tính độc của thuốc diệt cỏ đối với lúa ........................................................... 36
4.4. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất lúa .......................................... 37
Chương 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊI ........................................................... 40
5.1. Kết luận .......................................................................................................... 40

5.2. Kiến nghị ....................................................................................................... 41
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 42
PHỤ BẢNG .......................................................................................................... 44

7


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng

Trang

Bảng 2.1. Thời gian cho phép cỏ cạnh tranh và thời kỳ cạnh tranh gay gắt của một số
cây trồng với cỏ dại .................................................................................................... 7
Bảng 2.2. Sự thất thoát năng suất lúa sạ hàng do cỏ lồng vực cạnh tranh ở các mật độ
khác nhau ..................................................................................................................... 8
Bảng 2.3. Sự thất thoát về năng suất lúa do cạnh tranh của một số loài cỏ gây nên .. 9
Bảng 2.4. Tác động giữa mật độ lúa và cỏ dại đối với sự giảm năng suất lúa ......... 10
Bảng 3.1. Các nghiệm thức trong thí nghiệm ........................................................... 17
Bảng 3.2. Bảng phân cấp mức độ ngộ độc của thuốc diệt cỏ đối với lúa ............... 21
Bảng 4.1. Thành phần mật số và mức độ phổ biến của các loại cỏ hiện diện trên
ruộng thí nghiệm........................................................................................................ 23
Bảng 4.2. Ảnh hưởng của thuốc diệt cỏ đến mật số cỏ .......................................... 26
Bảng 4.3. Hiệu lực của thuốc diệt cỏ theo mật số cỏ ............................................. 28
Bảng 4.4. Ảnh hưởng của thuốc diệt cỏ đến trọng lượng cỏ .................................. 29
Bảng 4.5. Hiệu lực diệt cỏ tính theo trọng lượng cỏ tươi ........................................ 31
Bảng 4.6. Ảnh hưởng của thuốc diệt cỏ đến mật số cỏ nhóm chác lác .................... 32
Bảng 4.7. Hiệu lực thuốc diệt cỏ tính theo mật số nhóm chác lác .......................... 33
Bảng 4.8. Ảnh hưởng của thuốc diệt cỏ đến trọng lượng cỏ nhóm chác lác ............ 34
Bảng 4.9. Hiệu lực thuốc diệt cỏ tính theo trọng lượng nhóm chác lác ................. 35

Bảng 4.10. Đánh giá ngộ độc của thuốc diệt cỏ đối với cây lúa ............................ 37
Bảng 4.11. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất lúa .................................. 38

8


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình

Trang

Hình 3.1. Thuốc GF-2604 ........................................................................................ 16
Hình 3.2. Thuốc GF-2649 ......................................................................................... 16
Hình3.3. Thuốc topshot 60OD ................................................................................. 16
Hình 3.4. Thuốc clipper 25OD ................................................................................. 16
Hình 3.5. Thuốc nominee 10SC .............................................................................. 16
Hình 3.6. Thuốc tubor 89OD ................................................................................. 16
Hình 3.7. Toàn cảnh khu thí nghiệm ...................................................................... 18
Hình 3.8. Khung đếm cỏ .......................................................................................... 19
Hình 4.1. Cỏ đuôi phụng (Leptochloa chinensis) ................................................... 24
Hình 4.2. Cỏ chác (Fimbristylis miliacea) .............................................................. 24
Hình 4.3. Cỏ lác rận (Cyperus iria) ......................................................................... 25
Hình 4.4. Mật số cỏ ô đối chứng thời điểm 28 ngày sau phun thuốc ....................... 26
Hình 4.5. Cây lúa bị ngộ độc tubor 89OD sau 3 ngày phun thuốc .......................... 36
Hình 4.6. Cây lúa hoàn toàn hội phục sau 9 ngày phun thuốc ............................... 36
Hình 4.7. Nghiệm thức đối chứng 56 ngày sau phun thuốc ..................................... 37
Hình 4.8. Lúa đã thu hoạch .................................................................................... 39
Hình 4.9. Phơi lúa ..................................................................................................... 39
Hình 4.10. Lấy năng suất thực tế ............................................................................ 39


9


Chương 1
GIỚI THIỆU
1.1 Đặt vấn đề
Cây lúa có tên khoa học là Oryza sativa, là một loại cây lương thực quan trọng
trên thế giới, đặc biệt là ở các nước Đông Nam Á. Lúa là loại cây lương thực đứng vị
trí hàng đầu do có giá trị dinh dưỡng và nhiều công dụng quan trọng. Lúa có nguồn
gốc trải dài từ phía Nam Trung Quốc đến Đông Bắc Ấn Độ (vào khoảng 8000 năm
trước đây).
Nước ta là nước xuất khẩu lúa gạo lớn trên thế giới. Nhưng hiện nay, diện tích
lúa nước ta đang bị thu hẹp, trong khi dân số mỗi năm tăng nhanh mà năng suất lúa
tăng chậm, có năm bị thiên tai mất mùa và gần đây diện tích bị giảm do đô thị hoá. Do
vậy, để đảm bảo cho việc cung cấp đủ nhu cầu lương thực trong nước đồng thời phục
vụ cho xuất khẩu thì chúng ta cần làm tốt các khâu kỹ thuật như: công tác chọn giống,
kỹ thuật trồng, biện pháp chăm sóc kết hợp. Trong đó, có biện pháp chăm sóc kết hợp
mà cụ thể là việc phòng trừ cỏ dại là khâu kỹ thuật rất quan trọng, phòng trừ cỏ dại tốt
sẽ giúp giữ năng suất lúa. Cỏ dại thật sự là mối đe doạ chính cho việc phát triển của
ngành trồng lúa hiện nay, do đó phòng trừ cỏ dại là một yếu tố cần thiết được chú
trọng và quan tâm. Theo thống kê ở các nước trồng lúa Châu Á, cỏ dại có thể làm giảm
tới 60,0% năng suất lúa, trong đó nhóm cỏ cói lác chiếm trên 50,0% thiệt hại. Sự giảm
sút năng suất lúa tỷ lệ với mật độ cỏ dại, cứ 100 cây cỏ/m2 làm giảm 17,0% năng suất,
từ 100-200 cây cỏ/m2 thì năng suất giảm thêm 10,0%.
Trong các biện pháp phòng trừ cỏ dại thì biện pháp hóa học sử dụng đúng
phương pháp: đúng thuốc, đúng nồng độ, đúng liều lượng, đúng lúc sẽ nâng cao sản
lượng, chất lượng sản phẩm, tiết kiệm sức lao động, giảm nhẹ cường độ lao động, tăng
hiệu quả kỹ thuật kinh tế.
Xuất phát từ thực tế đó đề tài “Đánh giá hiệu lực diệt cỏ dại của thuốc GF-2604
trên ruộng lúa sạ và ảnh hưởng của thuốc đến cây lúa vụ thu đông năm 2010 tại

phường Châu Văn Liêm, quân Ô Môn, Tp Cần Thơ”, đã được thực hiện.
1.2 Mục đích và yêu cầu
10


1.2.1 Mục đích
Xác định hiệu lực diệt cỏ dại của thuốc GF-2604 trên ruộng lúa sạ.
1.2.2 Yêu cầu
-Xác định thành phần và mật số của các loài cỏ dại trên ruộng thí nghiệm.
-So sánh hiệu lực diệt cỏ dại của các thuốc được thí nghiệm.
-Sự ảnh hưởng của các thuốc diệt cỏ được thí nghiệm đến năng suất lúa.

11


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Một số khái niệm về cỏ dại
2.1.1. Định nghĩa về cỏ dại
Nhiều định nghĩa về cỏ dại cho rằng “cỏ dại là loại cây mọc ở những nơi mà
người ta không mong muốn”. Vì thế cỏ dại không chỉ là những cây cỏ mọc hoang dại
mà còn là những cây thông thường vốn dĩ là cây trồng nhưng mọc không đúng chổ
cũng được xem là cỏ dại và cần phải loại bỏ. Ví dụ: cây lúa mọc trong ruộng ngô, hoặc
ruộng đậu nành cũng được xem là cỏ dại.
2.1.2. Phân loại cỏ dại
2.1.2.1. Phân loại theo thời gian sống
Chia ra 2 nhóm chính:
- Nhóm cỏ hàng niên (hàng năm): thời gian chu kỳ đời sống trong vòng 1 năm
(từ khi nảy mầm đến khi ra hạt rồi chết). Trong ruộng lúa, cỏ hàng niên thường có chu
kỳ sống đồng thời với 1 vụ lúa. Hạt của chúng thường mọc ngay sau khi làm đất gieo

cấy lúa, ra hoa và kết hạt cùng thời gian khi lúa trỗ.
- Nhóm cỏ đa niên (nhiều năm): chu kỳ sống trên 1 năm. Ngoài sinh sản bằng
hạt, nhiều loại cỏ đa niên còn sinh sản bằng các phần của cơ quan dinh dưỡng được
tách rời khỏi cây mẹ như một đoạn thân hoặc một khúc rễ.
2.1.2.2. Phân loại theo hình dạng bên ngoài
Chia ra làm 3 nhóm:
- Cỏ hòa bản: thân thường có hình trụ tròn rỗng, có lóng, đốt đặc; bẹ lá ôm lấy
thân, phiên lá dài, hẹp, mọc đứng hoặc hơi xiên theo trục thân theo hai hàng dọc; gân
lá song song, cấu trúc mặt trên và dưới giống nhau; bẹ và phiến lá phân biệt rõ ràng;
hạt đóng khít, phát hoa thường kiểu gié; rễ chùm. Ví dụ: cỏ lồng vực, cỏ đuôi phụng,
cỏ túc hình.
- Cỏ chác lác: thân cứng xốp, có nhiều cạnh; bẹ và phiến lá đồng nhất, phiến lá
dài, hẹp, gân lá song song; lá mọc thành ba hàng xoắn ốc dọc theo trục thân; hạt rời,

12


phát hoa thường kiểu chùm, chùm tụ tán, quả bì; rễ chùm. Ví dụ: cỏ chác, cỏ cháo, lác
rận…
- Cỏ lá rộng: thân thường hình trụ tròn hoặc hơi vuông cạnh, phân nhánh; lá
rộng, đa dạng, mặt trên và dưới có cấu trúc khác nhau; gân xếp theo hình lông chim
như cỏ xà bông, rau dền; gân song song xếp theo hình rẽ quạt như rau mác bao, rau bợ;
hoa rất phát triển, nhiều cánh rõ rệt; kiểu phát hoa đa dạng.
2.1.3. Vai trò của cỏ dại trong ruộng lúa
2.1.3.1. Tác hại của cỏ dại
Theo tài liệu của FAO, cỏ dại gây ra thiệt hại 11,5% tổng sản lượng nông
nghiệp trên toàn thế giới, tổng thất thu là 287.500.000 tấn sản phẩm. Tùy ở mức độ
phát triển của nông nghiệp, con số thiệt hại ở các nước khác nhau (nước rất phát triển
5,0%; nước phát triển trung bình 10,0%; nước kém phát triển 25,0%).
Năm 1991, Nhật Bản đã chi 530 triệu đô la Mỹ cho thuốc trừ cỏ lúa, bình quân 265

đôla/ ha.
Cỏ dại cạnh tranh ánh sáng, phân bón và nước của cây lúa: do đặc điểm sinh
trưởng phát triển nhanh, các loài cỏ dại trong ruộng lúa sẽ che bớt ánh sáng của cây,
đồng thời tiêu thụ rất mạnh phân bón và nước trong ruộng, nhất là khi ruộng thiếu
phân bón và nước thì sự cạnh tranh càng gay gắt, cây lúa sẽ bị ảnh hưởng rất lớn
(Nguyễn Mạnh Chinh và Mai Thành Phụng, 1999). Theo Sharma (1994), thời gian
cạnh tranh mạnh nhất của cỏ dại đối với lúa gieo thẳng là từ 10 đến 20 ngày sau gieo,
với lúa cấy là từ 28 đến 42 ngày sau cấy.
Cỏ dại là nơi tồn tại và lan truyền nhiều loại sâu, bệnh và chuột chuyển sang
phá hại lúa: nhiều loại sâu bệnh hại lúa quan trọng sinh sống phát triển được trên cỏ
dại, lấy cỏ dại làm ký chủ trung gian để từ đó truyền sang lúa. Theo Nguyễn Văn Luật
và các cộng tác viên (1994) phát hiện thấy có 13 loài cây mắc bệnh đạo ôn ngoài đồng
ruộng, còn kết quả lây bệnh nhân tạo cho thấy có 38 loài cỏ hòa bản tỏ ra mẫn cảm với
nấm đạo ôn. Ở nước ta, nhiều người đã xác nhận bèo lục bình là nơi tồn tại lan truyền
nấm bệnh khô vằn. Cỏ dại cũng là nơi trú ẩn rất tốt của chuột.
Cỏ dại làm giảm chất lượng và giá trị của lúa gạo: không những làm giảm năng
suất mà cỏ dại còn làm giảm chất lượng của lúa gạo như làm hạt lúa bị lem vỏ, không
mẩy, hạt gạo bị đục và gãy. Hạt cỏ lẫn trong lúa làm giảm giá trị của lúa gạo, nhất là
13


đối với lúa làm giống. Gạo xuất khẩu không thể để lẫn hạt cỏ (Nguyễn Mạnh Chinh và
Mai Thành Phụng, 1999).
Ngoài các ảnh hưởng trực tiếp trên đây, cỏ dại còn làm giảm độ màu mỡ của
đất trồng, làm tăng chi phí sản xuất lên rất nhiều.
2.1.3.2. Lợi ích của cỏ dại
Tuy cỏ dại gây thiệt hại rất lớn cho sản xuất nông nghiệp, nhưng mặt khác
chúng cũng có một số lợi ích như:
- Chống xói mòn.
- Làm thức ăn hoặc che chở cho gia súc, cho con người.

- Làm thuốc chữa bệnh.
- Làm nguyên liệu cho các ngành thủ công mỹ nghệ.
- Tăng cường nguồn hữu cơ trong đất.
- Ký chủ của những côn trùng có ích và làm tăng mỹ quan của cảnh vật.
2.1.4. Đặc điểm của cỏ dại trên ruộng lúa
2.1.4.1. Có nhiều hình thức sinh sản
Cỏ dại có nhiều hình thức sinh sản để thích ứng với điều kiện tự nhiên. Càng có
nhiều hình thức sinh sản thì khả năng tồn tại khi điều kiện tự nhiên thay đổi càng cao
và lan truyền càng mạnh.
Các hình thức sinh sản của cỏ dại:
- Sinh sản hữu tính: các loài cỏ dại trong ruộng lúa đều sinh sản chủ yếu bằng
hạt giống, hạt là bộ phận chính để sinh tồn và phát triển.
- Sinh sản vô tính: thân bò (đoạn thân nhỏ, dài phát triển bò trên mặt đất tạo ra
rễ và cây con mới); thân ngầm (thân phát triển dưới mặt đất sinh ra rễ và mầm hình
thành cây con mới); củ; thân và rễ. Ví dụ: cỏ chỉ, cỏ ống, cỏ cú….
2.1.4.2. Khả năng sinh sản nhanh và nhiều
Nhìn chung số hạt của một cây cỏ dại thường lớn hơn hạt của một cây trồng rất
nhiều. Từ một hạt cỏ lồng vực mọc thành cây chỉ sau 3 tháng có thể sinh ra từ 200 đến
300 hạt cỏ mới. Một cây rau dền có thể sinh ra hàng triệu hạt. Moody (1977) điều tra
101 cây cỏ hàng niên sản sinh 20.832 hạt (trung bình 206 hạt/ cây), 61 cây cỏ đa niên
sản sinh 16.629 hạt (trung bình 272 hạt/ cây ).
2.1.4.3. Có nhiều hình thức tồn tại, phát tán và lan truyền
14


Hạt cỏ sau khi hình thành, phần lớn rơi xuống đất, tích tụ nhiều nhất ở lớp đất
mặt 1 - 2 cm, càng xuống sâu mật độ hạt cỏ giảm dần, ở mức sâu trên 20 cm hầu như
không có hạt cỏ.
Một số hạt cỏ lẫn trong hạt giống lúa, sau đó cùng hạt giống được gieo xuống
ruộng, từ đó tiếp tục phát triển.

Nhiều loại cỏ tồn tại bằng đốt thân hoặc củ có mầm ở trong đất.
Hạt cỏ có thể được phát tán lan truyền qua nhiều con đường như qua gió, nước,
sinh vật, kể cả con người.
Trên ruộng lúa, các hạt cỏ nhỏ như cỏ đuôi phụng, cỏ túc sau khi chín được gió
đẩy đi xa khắp ruộng hoặc trong cánh đồng.
Nước là tác nhân lan truyền cỏ dại trên ruộng lúa quan trọng nhất. Nước mang
hạt cỏ từ kênh mương vào ruộng và từ ruộng này sang ruộng khác.
Hạt cỏ cũng được người và súc vật mang đi phát tán một cách vô tình từ nơi
này sang nơi khác. Trong phân chuồng bón vào ruộng nếu chưa ủ hoai kỹ thường
mang theo hạt cỏ.
2.1.4.4. Sức chống chịu và khả năng tồn tại cao
Cây cỏ có khả năng chịu đựng và thích ứng cao với các điều kiện ngoại cảnh
bất lợi. Ở nhiệt độ 10 – 12oC cây lúa có thể bị chết nhưng cây cỏ ít bị ảnh hưởng.
Khả năng tồn tại của hạt cỏ trong đất cũng rất cao. Hạt cỏ bị chôn vùi trong đất
có thể sống lâu từ vài năm đến vài chục năm tùy theo loài. Trong đất ruộng lúa, hạt cỏ
chỉ nước bị chôn dưới sâu, sau 3 – 5 năm nếu được đưa lên phía trên vẫn có thể nẩy
mầm.
2.1.4.5. Thời gian mọc mầm không đều
Sau khi làm đất gieo cấy, gặp điều kiện ánh sáng và nước đầy đủ, một số hạt cỏ
bắt đầu mọc và thường sau 7 – 10 ngày phần lớn mới mọc hết, còn lại một số ít tiếp tục
mọc về sau, chậm nhất là 15 ngày.
Thời gian mọc mầm không đều do một số nguyên nhân:
- Do hạt cỏ chín không đều, hạt chín trước sẽ nẩy mầm trước.
- Thời gian ngủ nghỉ của các hạt cỏ khác nhau. Có hạt nẩy mầm sớm, có hạt sau
khi chín bắt buộc phải có thêm một thời gian ngủ nghỉ để nẩy mầm.

15


Nếu chỉ dựa vào số lượng cỏ, thì chưa đủ để đánh giá tác hại của cỏ. Nhiều

trường hợp, số lượng cỏ ít nhưng chúng sinh trưởng mạnh và khỏe, tích lũy chất khô
lớn, thì tác hại lại lớn hơn số lượng cỏ nhiều mà cây nhỏ bé, có 200g cỏ/m2 thì cần
thiết phải trừ cỏ.
Tại các vùng lúa sạ ở đồng bằng Sông Cửu Long, năng suất lúa có thể giảm đến
46,0% nếu để cỏ dại mọc tự nhiên và cạnh tranh suốt vụ (Chín và Sodohara, 1994).
Các nghiên cứu của Viện lúa gạo Quốc tế (IRRI) cho thấy năng suất lúa giảm do cỏ
dại gây nên là rất lớn nếu không phòng trừ, 48,0% đối với lúa cấy, 55,0% với lúa sạ.
2.2. Thời kỳ cạnh tranh gay gắt của cây trồng với cỏ dại
Đa số các cây họ đậu có thời kỳ cạnh tranh gay gắt vào giai đoạn trỗ bông và
cho trái, các cây ngũ cốc có thời gian cạnh tranh gay gắt nhất từ 25 tới 30% giai đoạn
đầu sinh trưởng của cây. Thời gian cho phép cỏ cạnh tranh với cây trồng mà không
ảnh hưởng tới năng suất tùy thuộc vào từng cây khác nhau, cụ thể với lúa, bắp và đậu
nành là 3 tuần đầu tiên từ khi trồng (bảng 2.1).
Bảng 2.1 Thời gian cho phép cỏ cạnh tranh và thời kỳ cạnh tranh gay gắt của một số
cây trồng với cỏ dại (Nguyễn Hữu Trúc, 2008)
Thời gian cho phép cỏ mọc tự

Thời gian cạnh tranh gay gắt

do (tuần lễ)

(tuần lễ)

Đậu

5

8

Bắp


3

6

Bông

6

8

Đậu phụng

4

8

Khoai tây

6

9

Lúa

3

6

Đậu nành


3

8-9

Cây trồng

Qua bảng 2.2 cho thấy ở cùng mật độ lúa gieo như nhau nếu mật số cỏ lồng vực
tăng thì năng suất lúa giảm, ngược lại ở cùng một mật độ cỏ cạnh tranh nếu mật độ lúa
tăng thì khả năng cạnh tranh của cỏ giảm và năng suất lúa giảm ít hơn so mật độ lúa
thưa.
Bảng 2.2 Sự thất thoát năng suất lúa sạ hàng do cỏ lồng vực cạnh tranh ở các mật độ
khác nhau (Nguyễn Hữu Trúc, 2008).
16


Mật độ cỏ lồng

% năng suất

Mật độ lúa

Mật độ cỏ lồng

% năng suất

vực (cây/m2)

lúa giảm


(cây/m2)

vực (cây/m2)

lúa giảm

11

25

32

11

57

54

49

108

11

40

269

79


334

11

25

Cỏ lồng vực (E. crus-galli) là một loại cỏ gây nhiều phiền toái trong ruộng lúa
trên khắp thế giới. Khả năng cạnh tranh của mỗi loài cỏ sẽ thể hiện khác nhau. Loài cỏ
Echinochloa crus-galli ssp. Hispidula- Sirpus maritimus làm năng suất giảm đến mức
cao nhất. Nó gây thiệt hại từ 75% - 100% trên ruộng lúa và nguyên nhân gây giảm
năng suất trên nhiều cây trồng so với những loài khác trong quần thể cỏ dại (Sharma,
1994).
2.3. Tình hình gây hại của cỏ dại
Sự mất mát về sản lượng lúa trên toàn thế giới do cỏ dại trực tiếp và gián tiếp
gây ra chiếm 15% tổng giá trị sản xuất hàng năm. Tổng giá trị sản phẩm trung bình
hàng năm của thế giới từ năm 1977 – 1979 bị thất thoát do cỏ dại gây ra là 56 triệu
tấn/năm tương ứng 12 tỉ đôla dựa vào giá cả xuất khẩu gạo năm 1977 – 1979 tại
BangKok – Thailand. Sự thất thoát năng suất lúa trên thế giới do cỏ trực tiếp cạnh
tranh có thể lên tới 46 triệu tấn vào năm 1987. Chi phí cho phòng trừ cỏ dại trên lúa
được ước tính vào khoảng 5,0% tổng sản lượng lúa của toàn thế giới và tương đương
với 3,5 tỉ đôla hàng năm. Khi 10,0% năng suất lúa bị thất thu do cỏ dại gây ra và thêm
vào những chi phí phòng trừ chiếm khoảng 15,0% tổng sản lượng hàng năm, giá trị
ước tính lên đến khoảng 10,5 tỉ đôla (dựa vào giá gạo trung bình cho xuất khẩu năm
1987 tại Bang Kok – Thailand, với 5,0% tấm là 230 đôla/tấn).
Theo nghiên cứu thì cỏ dại cỏ thể gây thiệt hại năng suất từ 50,0 – 70,0% nếu
không có biện pháp phòng trừ hữu hiệu.
Năng suất lúa tại Ấn Độ giảm 10% do cỏ dại cạnh tranh gây ra.
Năng suất lúa bị thất thoát khoảng 46,0% do cỏ dại gây ra tại Đồng Bằng Sông
Cửu Long..
Kết quả nghiên cứu ở Philippines cho thấy nếu chỉ có sự cạnh tranh của hai

nhóm cỏ chác lác và lá rộng thì năng suất lúa giảm 24,0%. Hoặc chỉ có sự cạnh tranh
giữa lúa với nhóm cỏ hòa thảo thì sự thất thoát năng suất lúa là 86,0%. Trường hợp có
17


mặt của cả ba nhóm cỏ: hòa thảo, chác lác, lá rộng thì năng suất sẽ bị thất thoát
100,0% .
Nhóm cỏ hòa thảo và cỏ lác làm giảm năng suất lúa nhiều hơn nhóm cỏ lá rộng.
Ở philippines kết quả nghiên cứu trên lúa sạ cho thấy nhóm cỏ lác và cỏ lá rộng làm
giảm năng suất lúa 24,0% trong khi đó nhóm cỏ hòa thảo làm giảm năng suất lúa
76,0%.
Bảng 2.3 Sự thất thoát về năng suất lúa do cạnh tranh của một số loài cỏ gây nên
(Nguyễn Hữu Trúc, 2008)
Loài hoặc nhóm
Echinochloa spp

Nước
Australia

Kiểu

% năng suất

canh tác

lúa giảm

Lúa sạ

76-100


Nguồn
Kleinig & Nobe
(1968)

Echinochloa spp

Australia

Lúa sạ

54-89

Swain (1973)

Echinochloa spp

Hungary

Lúa sạ

60-63

Szilvassy (1979)

Echinochloa crus- galli

Japan

Lúa cấy


5-75

Noda et al (1968)

Echinochloa crus- galli

Taiwan

Lúa cấy

71-92

Chang (1970)

Echinochloa crus- galli

USA

Lúa sạ

25-95

Smith (1968)

Echinochloa colona

Philippines Lúa sạ

2-76


Mercado & Talatala
(1977)

Cyperus difformis

Australia

Cyperus iria+E. colona Egypt

Lúa sạ

33-44

Lúa cấy

36

Swain (1973)
Tag El-Din et al
(1979)

Philippines Lúa sạ

86

De Datta (1979)

Grasses+sedges+broad Philippines Lúa sạ


100

De Datta (1979)

Sedges+broad leaf

Philippines Lúa sạ

24

De Datta (1979)

Leptochloa panicoides

USA

Lúa sạ

35

Smith (1975)

Grasses

Nhóm cỏ hòa bản, tiêu biểu nhất là cỏ lồng vực đã làm giảm năng suất lúa
nghiêm trọng nhất, đặc biệt trên ruộng lúa sạ. Sự thất thu năng suất lúa biến thiên từ
25% lên đến 100% tùy thuộc nhiều vào điều kiện canh tác từng nơi khác nhau. Riêng
kết quả nghiên cứu ở Philippines nếu chỉ có sự cạnh tranh giữa hai nhóm cỏ lác và cỏ
18



lá rộng thì năng suất lúa giảm 24% hoặc chỉ có sự cạnh tranh giữa lúa với nhóm cỏ
hòa bản thì sự thất thu năng suất lúa là 86%. Trường hợp có mặt cả ba nhóm cỏ thì
năng suất sẽ bị thất thu 100%.
Bảng 2.4 Tác động giữa mật độ lúa và cỏ dại đối với sự giảm năng suất lúa (Nguyễn
Hữu Trúc, 2008).
Mật độ cây (cây/m2)

Năng suất lúa bị giảm (%)

Lúa

Cỏ lồng vực (E. crus-galli)

10

0

0

10

3

57

10

16


80

10

82

95

33

0

0

33

3

40

33

16

66

33

82


89

102

0

0

102

3

25

102

16

59

102

82

79

Trường hợp ở cùng một mật độ cỏ, nếu tăng mật độ lúa từ 10 tới 33 và 102
cây/m2 thì khả năng cạnh tranh giảm và khả năng thất thu năng suất giảm rõ rệt ngay
cả khi mật độ cỏ lồng vực cao.
2.4. Các biện pháp phòng trừ cỏ dại trong ruộng lúa

2.4.1. Biện pháp cơ giới
Biện pháp cơ giới là dùng sức mạnh vật lý để diệt cỏ như: Nạo vét kênh mương,
nhổ cỏ tay hoặc dùng công cụ thủ công, đốt sạch tàn dư cỏ dại, trục nhận cỏ…
2.4.2. Biện pháp sinh học
Biện pháp sinh học là sử dụng cây trồng hoặc động vật, vi sinh vật để tiêu diệt
cỏ dại, kể cả việc áp dụng các chất sinh học phòng trừ. Hiện nay biện pháp này còn
giới hạn. Những biện pháp kết hợp nuôi cá trên ruộng, sử dụng các loại ốc (kể cả ốc
19


bưu vàng trong lúa cấy), chế phẩm nấm, côn trùng ăn cỏ, thả vịt trên ruộng.v.v…đều
có thể là các biện pháp sinh học quản lý cỏ dại trong ruộng lúa cần được nghiên cứu và
phát triển.
2.4.3. Biện pháp canh tác
Biện pháp canh tác có những phần tương tự biện pháp cơ giới, nhưng đây là
biện pháp rất quan trọng không những quyết định năng suất và phẩm chất cây trồng
mà còn có tác dụng quản lý cỏ dại rất hiệu quả và nếu thực hiện tốt có thể giảm nhẹ chi
phí phòng trừ bằng các biện pháp khác, kể cả biện pháp hóa học. Là các cách làm sau:
Loại bỏ hạt cỏ trong giống gieo sạ: Sử dụng giống từ vụ trước phải được chọn
trong ruộng không bị lẫn tạp cỏ dại, hoặc phải phơi, giê sạch tạp chất và hạt cỏ. Tốt
nhất là áp dụng giống xác nhận mua từ các cơ quan chuyên môn sản xuất giống. Với
loại giống xác nhận đã đảm bảo tiêu chuẩn độ sạch theo quy định (tức là không quá 10
hạt cỏ/1kg giống xác nhận). Cũng có thể dùng muối pha với nước nồng độ 15% để gạn
hạt cỏ, nhất là cỏ lồng vực và kết hợp xử lý một số nấm bệnh trên hạt. Chú ý đãi sạch
nước muối bằng nước trong trước khi ủ giống.
Áp dụng các biện pháp làm đất như cày, trục kỹ để diệt cỏ.
San bằng mặt ruộng thật tốt để dùng nước diệt cỏ sau khi gieo sạ, cho nước vào
lúc cây lúa đã khá cao, nước sẽ có tác dụng ém cỏ rất hiệu quả.
Một biện pháp quan trọng trong canh tác là luân canh với cây trồng cạn, đặc
biệt các cây họ đậu, ngoài tác dụng bồi dưỡng đất còn có tác dụng diệt trừ các loài cỏ

thủy sinh dai dẳng cho vụ sau.
Áp dụng phương pháp sạ hàng còn có tác dụng dễ quản lý và phòng trừ cỏ.
2.4.4. Biện pháp hóa học
Nhiều loại thuốc hóa học ngày nay có tác dụng diệt cỏ nhanh, dễ dàng áp dụng.
tuy nhiên việc áp dụng thuốc hóa học cho từng loại cỏ thực tế trên mỗi ruộng của nông
dân là một nghệ thuật. Vì nếu biết cách áp dụng phù hợp chỉ cần áp dụng một lần. Còn
ngược lại phải áp dụng 2-3 lần gây tốn kém và ô nhiễm càng nhiều. Sau khi diệt cỏ cần
giữ nước để ém cỏ thì sẽ không phun lại lần sau. Chú ý nguyên tắc 4 đúng.
2.5. Sơ lược lịch sử phát minh thuốc trừ cỏ

20


Trong lịch sử thuốc hóa học trừ cỏ có ghi nhận một phát hiện tình cờ đầu tiên
vào năm 1896 khi có một số nông dân Pháp dùng dung dịch Booc-đô để phòng trừ
bệnh mốc xám cho cây nho, thấy dung dịch này diệt được một số cỏ lá rộng.
Vào những năm 1970, bắt đầu đưa vào sử dụng các hợp chất atrazin.
Năm 1971, khám phá các hợp chất glyphosat có tính chất trừ cỏ.
Ngày nay đa số các thuốc trừ cỏ đều là các thuốc có tính chất chọn lọc, không
ảnh hưởng tới sự phát triển của mầm và cây con.
2.6. Đặc điểm chung về tính độc của thuốc trừ cỏ
Thuốc trừ cỏ là một loại thuốc bảo vệ thực vật, được dùng để diệt các loài cỏ
không mong muốn. Các thuốc trừ cỏ có những đặc điểm chung sau:
- Độ độc với người và động vật máu nóng nói chung thấp so với các
thuốc bảo vệ thực vật khác.
- Cơ chế tác động của chúng rất đa dạng.
- Do đa số các thuốc trừ cỏ là những axit mạnh, amin, este….nên thường
gây ảnh hưởng xấu tới da.
2.7. Phân loại thuốc trừ cỏ
2.7.1. Theo tác dụng của thuốc trừ cỏ

Thuốc trừ cỏ có tác dụng chọn lọc: chỉ diệt những đối tượng cỏ dại nhất định.
Thuốc trừ cỏ không chọn lọc: diệt tất cả các loài thực vật khi tiếp xúc với
chúng.
2.7.2.Theo con đường tác động
Thuốc trừ cỏ có tác dụng tiếp xúc: chỉ có các mô thực vật tiếp xúc với thuốc
hoặc gần chỗ đó bị phá hủy.
Thuốc trừ cỏ có tác dụng nội hấp: thuốc được truyền dẫn đến tất cả các bộ phận
trong cây cỏ, từ rễ đến lá, không phụ thuộc vào vị trí áp dụng của thuốc.
2.7.3. Theo cơ chế tác động
Thuốc trừ cỏ tác động lên quá trình quan hợp của cây.
Thuốc trừ cỏ có tác động điều hòa sinh trưởng (auxin).
Thuốc trừ cỏ ức chế quá trình tạo thành axit amin.
Thuốc trừ cỏ vi dẫn (microtubule).
Thuốc trừ cỏ tác động lên sự chuyển hóa lipid.
21


2.7.4. Theo phương thức áp dụng
Thuốc trừ cỏ phun trực tiếp lên lá (foliar).
Thuốc trừ cỏ áp dụng dưới đất (thông qua rễ): thuốc có tác động lên hạt cỏ, nếu
ở liều lượng cao nó tác động lên cả cây cỏ đã lớn theo cơ chế nội hấp là chính.
2.7.5. Theo giai đoạn ( thời gian ) áp dụng
Thuốc trừ cỏ trước khi gieo hạt (pre – sowing).
Thuốc trừ cỏ tiền nẩy mầm (pre – emergence).
Thuốc trừ cỏ hậu nẩy mầm (post – emergence).
2.7.6. Theo nhóm hóa chất
Thuốc trừ cỏ vô cơ.
Thuốc trừ cỏ hữu cơ.
Thuốc trừ cỏ có nguồn gốc tự nhiên.
Phổ tác dụng: là số lượng các loài cỏ dại gây hại mà khả năng của thuốc có thể

phòng trừ được, thuốc trừ được ít loại cỏ gọi là thuốc có phổ tác dụng hẹp (thuốc chọn
lọc, chuyên trị ), thuốc trừ nhiều loại cỏ gây hại gọi là thuốc có phổ tác dụng rộng.
2.8. Tính kháng của cỏ dại
Là khả năng của cỏ dại ngày càng chịu đựng được những lượng thuốc lớn hơn,
do việc sử dụng liên tục nhiều lần một loại thuốc. Khi cỏ dại đã kháng thuốc phải dùng
lượng thuốc cao hơn hoặc thay bằng các loại thuốc khác sẽ gây độc hại cho môi trường
và tốn kém hơn.
Các nước trồng lúa tại Châu Á đã bắt đầu báo động về sự xuất hiện của các
dòng cỏ kháng thuốc đó là loài Monochoria vaginalis và Lindermia sp kháng các
thuốc thuộc nhóm Sulfonyl urea tại Nhật Bản. Cỏ chác (Fimbristylis miliacea) kháng
2,4D tại Malaysia. Cỏ lồng vực (Echinochloa crus-galli) kháng thuốc Butachlor tại
Trung Quốc. Quá trình đột biến trong quần thể các loài luôn luôn xảy ra trong tự
nhiên. Tuy nhiên nếu sử dụng một loại hoạt chất trên một mảnh ruộng trong một thời
gian dài tạo một áp lực chọn lọc lớn trong qua trình hình thành các dòng kháng thuốc
(Tài liệu tập huấn Quản lý tổng hợp dịch hại, Cục Bảo Vệ Thực Vật, 2001).
Để giảm tính kháng thuốc trừ cỏ của cỏ dại trong ruộng lúa ở mức thấp nhất,
điều cơ bản là tránh việc sử dụng các loại thuốc trừ cỏ có cùng các tác động, thường
các loại thuốc có cùng một cách tác động có nguy cơ kháng cao hơn là ức chế tổng
22


hợp aminoacid (Nicofuzon, Imazapyr, Metsulfurol-methyl), ức chế tổng hợp lipid
(Quizalofop, Fenoxaprop-ethyl, Sethoxydim), phá vỡ màng tế bào (Fmoesafen,
Acifluorfen – sodium).
Nhóm có nguy cơ kháng thuốc trung bình đó là các loại thuốc có cùng một cách
tác động: ức chế quang hợp tiếp xúc (Bentazone, Bromoxynil), ức chế sắc tố
(Clomazone), ức chế sự tăng trưởng bộ rễ (Bennefin), ức chế quang hợp lưu dẫn
(Atrazine, Ametryl).
Nhóm có nguy cơ kháng thuốc thấp là các loại thuốc có cùng một cách tác
động: sự chuyển hóa aminoacid (Roundup), điều hòa sinh trưởng (MCPA, MCPB,

2,4D, Picliram), ức chế tăng trưởng chồi (Alachlor, Propaclor). Biện pháp kế là chỉ sử
dụng thuốc trừ cỏ khi cần thiết, chọn loại thuốc trừ cỏ có sử dụng theo chủng loại cỏ
hiện diện. Sử dụng luân phiên thuốc trừ cỏ, không được sử dụng quá hai lần liên tiếp
với loại thuốc trừ cỏ có cùng tính năng diệt cỏ giống nhau, luân canh cây trồng có chu
kỳ khác nhau. Áp dụng biện pháp cơ học, trước khi sử dụng thuốc cỏ cần kiểm tra
chắc chắn về 1 – 2 lần phun trước đó không có loại thuốc có cùng một cách tác động.

23


Chương 3
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
3.1.1. Thời gian
Từ ngày 02/08/2010 – 02/12/2010.
3.1.2. Địa điểm
Đề tài được thực hiện tại Phường Châu Văn Liêm – Quận Ô Môn – TP. Cần
thơ.
3.2. Vật liệu thí nghiệm
Ruộng lúa diện tích 1400m2.
Giống IR50404.
Mật độ sạ 100kg/ha.
Bình phun thuốc 8 lít.
Khung đếm cỏ (50x50cm).
Các loại thuốc được sử dụng trong thí nghiệm:
-GF-2604
-GF-2649
-TopShot 60OD (Cyhalofop – butyl 50g/lít + Penoxsulam 10gram/lít).
-Clipper 25OD (penoxsulam (min 98,5%)).
-Nominee


10SC

(Fenoxaprop-P-Ethy….

69g/lít

+

Bispyribac-sodium

100gram/lít).
-Turbo 89OD (Fenoxaprop-P-Ethy…. 69g/lít + Ethoxysulfuron….20gram/lít).
* Ghi chú: các loại thuốc GF là thuốc chưa có trên thị trường nên chưa có tên
thương mại và chưa được công bố hoạt chất.

24


Hình 3.1. Thuốc GF-2604

Hình 3.2. Thuốc GF-2649

Hình 3.3. Thuốc topshot 60OD

Hình 3.4. Thuốc clipper 25OD

Hình 3.5. Thuốc nominee 10SC

Hình 3.6. Thuốc tubor 89OD

25


×