Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

Xây dựng và sử dụng bài tập có bối cảnh thực tiễn trong dạy học chương halogen lớp 10 nhằm tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.86 MB, 84 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

VŨ THỊ PHƢƠNG THẢO

XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP CÓ BỐI CẢNH THỰC TIỄN
TRONG DẠY HỌC CHƢƠNG HALOGEN LỚP 10 NHẰM
TÍCH CỰC HÓA HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA HỌC SINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Sơn La, tháng 5 năm 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

VŨ THỊ PHƢƠNG THẢO

XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP CÓ BỐI CẢNH THỰC TIỄN
TRONG DẠY HỌC CHƢƠNG HALOGEN LỚP 10 NHẰM
TÍCH CỰC HÓA HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA HỌC SINH

Thuộc nhóm ngành khoa học: TN2

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngƣời hƣớng dẫn: ThS. Nguyễn Ngọc Duy

Sơn La, tháng 5 năm 2018



Lời cảm ơn
Sau một thời gian cố gắng, nỗ lực học tập và nghiên cứu, đến nay tôi đã hoàn
thành khóa luận tốt nghiệp của mình. Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, tôi xin
bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo – ThS.Nguyễn Ngọc Duy, người đã tận tình
truyền đạt những kiến thức trong quá trình học tập và trực tiếp hướng dẫn những kinh
nghiệm quý báu của mình, để tôi có thể hoàn thiện khóa luận này,
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban chủ nhiệm khoa Sinh – Hóa cùng các thầy cô
trong khoa đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu,
vốn kiến thức ấy không chỉ là nền tảng trong quá trình nghiên cứu khoa học mà còn là
hành trang quý báu để tôi bước vào đời một cách tự tin và vững chắc.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban giám hiệu, cô giáo Ngô Thị Thúy –
giáo viên môn hóa, cùng tập thể lớp 10A1, 10A2 trường THPT Mai Sơn – Huyện Mai
Sơn – Tỉnh Sơn La và Ban giám hiệu, cô giáo Nguyễn Thị Huyền Thu – giáo viên môn
hóa, cùng với tập thể lớp 10A3, 10A4 trường THPT Yên Châu – Huyện Yên Châu Tỉnh Sơn La đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện sư phạm để tôi có thể
hoàn thành khóa luận này một cách tốt nhất.
Bước đầu đi vào thực tế, tìm hiểu và nghiên cứu khoa học, tôi còn nhiều bỡ ngỡ
và kiến thức còn hạn chế. Do vậy, không tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong nhận
được những ý kiến đóng góp quý báu của thầy cô để khóa luận của tôi được hoàn
thiện hơn.
Cuối cùng, tôi xinh kính chúc quý thầy cô dồi dào sức khỏe và thành công trong
sự nghiệp trồng người, chúc các em học sinh chăm ngoan, học giỏi và đạt được ước
mơ của mình. Tôi xin chân thành cảm ơn.
Sơn La, tháng 5 năm 2018


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
STT

Chữ viết đầy đủ


Chữ viết tắt

1

GV

Giáo viên

2

HS

Học sinh

3

THPT

Trung học phổ thông

4

SGK

Sách giáo khoa

5

ĐC


Đối chứng

6

TN

Thực nghiệm

7

BTCBCTT

Bài tập có bối cảnh thực tiễn

8

TNSP

Thực nghiệm sƣ phạm

9

PTN

Phòng thí nghiệm

10

BTHH


Bài tập hóa học

11

TNKQ

Trắc nghiệm khách quan

12

TTC

Tính tích cực

13

PPDH

Phƣơng pháp dạy học

14

DH

Dạy học

15

PTPƢ


Phƣơng trình phản ứng


MỤC LỤC
PHẦN I: MỞ ĐẦU ..........................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài ...........................................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu........................................................................................................2
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu..............................................................................2
4. Giả thuyết khoa học ......................................................................................................3
5. Nhiệm vụ nghiên cứu....................................................................................................3
6. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................................3
7. Phƣơng pháp nghiên cứu ..............................................................................................3
8. Những đóng góp của đề tài ...........................................................................................4
PHẦN II: NỘI DUNG ......................................................................................................5
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ................................5
1.1. Lý luận về bài tập hóa học .........................................................................................5
1.1.1. Khái niệm bài tập hóa học ......................................................................................5
1.1.2. Phân loại bài tập hóa học ........................................................................................5
1.1.3. Vai trò của bài tập trong dạy học hóa học..............................................................7
1.1.4. Bài tập hóa học có bối cảnh thực tiễn. ...................................................................8
1.1.4.1. Khái niệm. ............................................................................................................8
1.1.4.2. Vai trò của bài tập có bối cảnh thực tiễn trong dạy học hóa học........................8
1.1.4.3. Phân loại bài tập hóa học có bối cảnh thực tiễn. .................................................9
1.2. Lý luận về tích cực hóa hoạt động học tập ..............................................................12
1.2.1. Khái niệm tích cực hóa hoạt động học tập ...........................................................12
1.2.2. Biểu hiện của tính tích cực trong hoạt động học tập của học sinh ......................13
1.2.3. Sử dụng bài tập có bối cảnh thực tiễn nhằm tích cực hóa hoạt động học tập của
học sinh ...........................................................................................................................14
1.2.3.1. Quy trình sử dụng bài tập có bối cảnh thực tiễn trong dạy học hóa học ..........14
1.2.3.2. Ƣu điểm và hạn chế của việc sử dụng bài tập có bối cảnh thực tiễn trong dạy

học hóa học. ....................................................................................................................15
1.3. Một số nguyên tắc khi xây dựng bài tập có bối cảnh thực tiễn ..............................17
1.3.1. Nội dung bài tập có bối cảnh thực tiễn phải đảm bảo tính chính xác, tính khoa
học, tính hiện đại .............................................................................................................17
1.3.2. Bài tập có bối cảnh thực tiễn phải gần gũi với kinh nghiệm của HS ..................17


1.3.3. Bài tập có bối cảnh thực tiễn phải dựa vào nội dung học tập ..............................18
1.3.4. Bài tập có bối cảnh thực tiễn phải đảm bảo logic sƣ phạm .................................18
1.3.5. Bài tập có bối cảnh thực tiễn phải có tính hệ thống, logic ...................................18
1.4. Thực trạng của việc sử dụng bài tập có bối cảnh thực tiễn trong dạy học hóa học ở
các trƣờng THPT tỉnh Sơn La ........................................................................................19
CHƢƠNG 2: XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP CÓ BỐI CẢNH THỰC TIỄN
TRONG DẠY HỌC CHƢƠNG HALOGEN LỚP 10...................................................23
2.1. Phân tích nội dung và cấu trúc chƣơng trình chƣơng halogen lớp 10 ....................23
2.1.1. Mục tiêu dạy học chƣơng halogen lớp 10 ............................................................23
2.1.2. Nội dung kiến thức chƣơng halogen ....................................................................23
2.2. Xây dựng và sử dụng bài tập có bối cảnh thực tiễn trong dạy học chƣơng halogen
lớp 10...............................................................................................................................24
2.2.1. Nguyên tắc lựa chọn nội dung kiến thức để xây dựng bài tập có bối cảnh thực
tiễn trong dạy học chƣơng halogen lớp 10 .....................................................................24
2.2.2. Quy trình thiết kế bài tập có bối cảnh thực tiễn ...................................................24
2.2.3 Xây dựng các bài tập có bối cảnh thực tiễn trong dạy học chƣơng halogen lớp 10.
.........................................................................................................................................25
2.2.4. Sử dụng bài tập có bối cảnh thực tiễn trong dạy học hóa học ở trƣờng phổ thông.
.........................................................................................................................................35
2.2.4.1. Sử dụng bài tập hóa học thực tiễn trong dạy học ..............................................35
2.2.4.2 Hƣớng dẫn học sinh giải bài tập hóa học thực tiễn ............................................36
2.2.4.3. Thiết kế giáo án giảng dạy chƣơng halogen lớp 10 có sử dụng bài tập có bối
cảnh thực tiễn. .................................................................................................................37

2.2.4.3.1. Giáo án Bài 22 Clo .........................................................................................37
CHƢƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM ..................................................................43
3.1. Mục đích thực nghiệm .............................................................................................43
3.2. Nhiệm vụ và phƣơng pháp thực nghiệm .................................................................43
3.3. Tiến hành thực nghiệm sƣ phạm .............................................................................43
3.3.1. Đối tƣợng thực nghiệm .........................................................................................43
3.3.2. Thời gian thực nghiệm..........................................................................................44
3.3.3. Chuẩn bị cho thực nghiệm ....................................................................................44
3.3.4. Các bƣớc thực nghiệm sƣ phạm ...........................................................................45


3.4. Xử lí thống kê kết quả thực nghiệm sƣ phạm .........................................................46
3.4.1. Công thức tính tham số đặc trƣng ........................................................................46
3.4.2. Kết quả thực nghiệm sƣ phạm ..............................................................................47
3.3.5. Đánh giá kết quả thực nghiệm ..............................................................................56
3.3.5.1. Đối với học sinh .................................................................................................56
3.3.5.2. Đối với giáo viên ...............................................................................................59
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................................62
1. KẾT LUẬN .................................................................................................................62
2. ĐỀ XUẤT ...................................................................................................................63
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..............................................................................................65
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Mức độ sử dụng BTCBCTT trong dạy học của GV .....................................20
Bảng 1.2. Tình hình sử dụng dạng BTCBCTT trong dạy học theo các mức độ nhận
thức của HS .....................................................................................................................20
Bảng 3.1. Kết quả số HS đạt điểm Xi của 2 bài kiểm tra ...............................................47
Bảng 3.2. Bảng tổng hợp điểm các bài kiểm tra ............................................................47

Bảng 3.3. Bảng phân bố tần số, tần suất, tần suất lũy tích bài kiểm tra số 1 -Trƣờng
THPT Mai Sơn ................................................................................................................48
Bảng 3.4: Bảng phân bố tần số, tần suất, tần suất lũy tích bài kiểm tra số 1 -Trƣờng
THPT Yên Châu .............................................................................................................49
Bảng 3.5. Bảng phân bố tần số, tần suất, tần suất lũy tích bài kiểm tra số 2 - Trƣờng
THP Mai Sơn ..................................................................................................................50
Bảng 3.6: Bảng phân bố tần số, tần suất, tần suất lũy tích bài kiểm tra số 2 -Trƣờng
THPT Yên Châu .............................................................................................................51
Bảng 3.7. Kết quả TN tổng hợp - Trƣờng THPT Mai Sơn ............................................52
Bảng 3.8. Kết quả TN tổng hợp - Trƣờng THPT Yên Châu .........................................53
Bảng 3.9. Bảng phân loại kết quả thực nghiệm – Bài kiểm tra số 1.............................54
Bảng 3.10. Bảng phân loại kết quả thực nghiệm – Bài kiểm tra số 2...........................54
Bảng 3.11. Phân loại kết quả thực nghiệm tổng hợp .....................................................55
Bảng 3.12. Các tham số đặc trƣng .................................................................................56
Bảng 3.13. Nhận xét của GV về tác dụng của việc giải BTCBCTT đối với HS..........60


DANH MỤC HÌNH

Hình 1. Đồ thị đƣờng lũy tích kết quả TN bài kiểm tra số 1- Trƣờng THPT Mai Sơn.48
Hình 2. Đồ thị đƣờng lũy tích kết quả TN bài kiểm tra số 1- Trƣờng THPT Yên Châu
.........................................................................................................................................49
Hình 3. Đồ thị đƣờng lũy tích kết quả TN bài kiểm tra số 2- Trƣờng THPT Mai Sơn.50
Hình 4. Đồ thị đƣờng lũy tích kết quả TN bài kiểm tra số 2 - Trƣờng THPT Yên Châu
.........................................................................................................................................51
Hình 5. Đồ thị đƣờng tích lũy kết quả TN tổng hợp - Trƣờng THPT Mai Sơn ............52
Hình 6. Đồ thị đƣờng tích lũy kết quả TN tổng hợp - Trƣờng THPT Yên Châu ..........53
Hình 7. Biểu đồ biểu diễn phân loại kết quả thực nghiệm - Bài kiểm tra số 1.............54
Hình 8. Biểu đồ biểu diễn phân loại kết quả thực nghiệm – Bài kiểm tra số 2 ............55
Hình 9. Biểu đồ biểu diễn kết quả thực nghiệm tổng hợp .............................................55



PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Đổi mới phƣơng pháp dạy học là một trong những vấn đề trung tâm của nền
giáo dục thế giới trong những năm gần đây và cũng là một trong những chủ trƣơng
quan trọng về giáo dục của Đảng và nhà nƣớc ta. Trong chiến lƣợc phát triển giáo
dục 2011 – 2020, Tại Quyết định số 711/QĐ–TTG ngày 13/6/2012, Nghị quyết
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã đƣa ra mục tiêu tổng quát cho nền giáo dục
nƣớc ta: “Đến năm 2020, nền giáo dục nước ta được đổi mới căn bản và toàn diện
theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, dân chủ hoá và hội nhập quốc tế;
chất lượng giáo dục được nâng cao một cách toàn diện, gồm: giáo dục đạo đức, kĩ
năng sống, năng lực sáng tạo, năng lực thực hành, năng lực ngoại ngữ và tin học; đáp
ứng nhu cầu nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao phục vụ sự nghiệp công nghiệp
hoá, hiện đại hoá đất nước và xây dựng nền kinh tế tri thức; đảm bảo công bằng xã
hội trong giáo dục và cơ hội học tập suốt đời cho mỗi người dân, từng bước hình
thành xã hội học tập.”
Từ mục tiêu chiến lƣợc phát triển này, nền Giáo dục nƣớc ta đã và đang tiến
hành đổi mới giáo dục một cách toàn diện , với mục tiêu phát huy đƣợc tính tích cực,
tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn
học; bồi dƣỡng phƣơng pháp, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kĩ năng vận
dụng kiến thức vào thực tiễn; tác đông đến tình cảm, đem lại niềm vui hứng thú học
tập cho học sinh. Việc đổi mới phƣơng pháp dạy học đòi hỏi những điều kiện thích
hợp về phƣơng tiện, cơ sở vật chất và tổ chức dạy học, điều kiện về tổ chức, quản lý.
Ngoài ra, phƣơng pháp dạy học còn mang tính chủ quan. Mỗi giáo viên với kinh
nghiệm riêng của mình cần xác định những phƣơng hƣớng riêng để cải tiến phƣơng
pháp dạy học và kinh nghiệm của cá nhân.
Hiện nay có rất nhiều phƣơng pháp dạy học nhằm tích cực hóa hoạt động học
tập của học sinh, trong đó dạy học sử dụng bài tập có bối cảnh thực tiễn là một biện
pháp dạy học phù hợp với xu hƣớng đổi mới dạy học hiện đại, mà ngƣời học phải

mang những hiểu biết lí thuyết để giải quyết các bài tập có bối cảnh thực tế , có sự kết
hợp giữa lý thuyết và thực hành .
Phƣơng pháp dạy học sử dụng bài tập có bối cảnh thực tiễn mang lí thuyết lại
gần với thực tế, góp phần xây dựng hứng thú học tập và chuẩn bị những kĩ năng cần
1


thiết cho ngƣời học bƣớc vào cuộc sống; những ƣu điểm đó cùng với tính chƣa phổ
biến của phƣơng pháp dạy học đổi mới là lí do chúng tôi chọn đề tài “Xây dựng và sử
dụng bài tập có bối cảnh thực tiễn trong dạy học chương halogen lớp 10 nhằm tích
cực hóa hoạt động học tập của học sinh”
2. Lịch sử nghiên cứu
Xây dựng và sử dụng bài tập có bối cảnh thực tiễn trong dạy học nói chung và
dạy học môn hóa học nói riêng là một trong những nội dung đang đƣợc quan tâm triển
khai nghiên cứu trong thời gian gần đây. Trong lĩnh vực hóa học phải kể đến nghiên
cứu của một số tác giả nhƣ:
- Nguyễn Thị Phƣơng Thúy (2017), Vận dụng dạy học dự án trong dạy học
phần Hóa học hữu cơ nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh ở
trường Trung học phổ thông miền núi phía Bắc, 2017, Luận án Tiến sĩ Giáo dục học,
ĐHSP Hà Nội.
- Vũ Thái Ngọc (2016), Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh tỉnh
Điện Biên thông qua bài tập hoá học phần Hoá học phi kim lớp 10 trung học phổ
thông, Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học, ĐHSP Hà Nội.
- Nguyễn Thế Hùng (2016), Tuyển chọn, xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập
chương Cacbon-Silic (Hóa học 11) nhằm phát triển năng lực phát hiện và giải quyết
vấn đề cho học sinh THPT, Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học, ĐHSP Hà Nội...và một số
tác giả khác, tuy nhiên các nghiên cứu chủ yếu sử dụng bài tập có bối cảnh thực tiễn
nhƣ một phƣơng pháp bổ trợ trong nghiên cứu của mình và cũng không nghiên cứu
một cách đầy đủ về dạng bài tập này. Đồng thời, qua tìm hiểu cũng cho thấy chƣa có
một nghiên cứu nào nghiên cứu cụ thể về việc xây dựng và sử dụng bài tập có bối cảnh

thực tiễn trong dạy học chƣơng halogen lớp 10. Do vậy tôi cho rằng việc nghiên cứu
về xây dựng và sử dụng bài tập có bối cảnh thực tiễn trong dạy học chƣơng halogen
lớp 10 là có khả thi và có ý nghĩa về mặt thực tiễn.
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Quá trình dạy học môn hóa học ở trƣờng phổ thông
3.2. Đối tƣợng nghiên cứu
Sử dụng hệ thống bài tập có bối cảnh thực tiễn trong dạy học hóa học chƣơng
halogen lớp 10.
2


4. Giả thuyết khoa học
Vận dụng hệ thống bài tập có bối cảnh thực tiễn trong dạy học một cách hợp lí
cùng sự kết hợp với một số kĩ thuật dạy học tích cực sẽ giúp tích cực hóa hoạt động
học tập của học sinh.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lí luận về bài tập hóa học và bài tập có bối cảnh thực tiễn.
- Tìm hiểu cơ sở lý luận về tính tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh.
- Nghiên cứu nội dung và cấu trúc chƣơng trình chƣơng halogen lớp 10.
- Xây dựng bài tập có bối cảnh thực tiễn trong dạy học chƣơng halogen lớp 10.
- Sử dụng bài tập có bối cảnh thực tiễn trong dạy học chƣơng halogen lớp 10.
- Thực nghiệm sƣ phạm đánh giá tính hiệu quả và phù hợp của các đề xuất
6. Phạm vi nghiên cứu
- Nội dung nghiên cứu: Chƣơng Halogen lớp 10
- Địa bàn nghiên cứu: Một số trƣờng THPT ở Sơn La
- Thời nghiên cứu: Năm học 2017- 2018
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
7.1. Phƣơng pháp nghiên cứu lí thuyết
- Phƣơng pháp thu thập các nguồn tài liệu lí luận.

- Phƣơng pháp phân tích tổng quan các nguồn tài liệu đã thu thập.
7.2. Phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1. Phƣơng pháp quan sát
Quan sát hoạt động dạy học chƣơng Halogen lớp 10 thông qua dự giờ, thăm các
lớp đang học chƣơng trình chƣơng halogen lớp 10 năm học 2017 - 2018, để thu thập
thông tin liên quan đến việc sử dụng bài tập thực nghiệm trong dạy học.
7.2.2. Phƣơng pháp hỏi ý kiến chuyên gia
Thăm dò ý kiến giáo viên phổ thông bằng phiếu trƣng cầu ý kiến hoặc phỏng
vấn trực tiếp để nắm bắt số liệu sau mỗi tiết dạy.
7.2.3. Phƣơng pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục
Căn cứ vào các dạng bài tập có bối cảnh thực tiễn trong giáo trình và các tài
liệu khác để xây dựng và sử dụng bài tập có bối cảnh thực tiễn trong dạy học cho phù
hợp với học sinh phổ thông.
7.2.4. Phƣơng pháp thực nghiệm sƣ phạm
3


Soạn giáo án và trực tiếp giảng dạy ứng dụng tổ chức phƣơng pháp dạy học có
sử dụng bài tập có bối cảnh thực tiễn trong giờ dạy một số bài thuộc chƣơng Halogen
lớp 10.
7.2.5. Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp và xử lý thông tin
Sau khi thu thập các thông tin và số liệu liên quan, em sẽ tiến hành thống kê,
phân tích và đánh giá các số liệu đó.
8. Những đóng góp của đề tài
Đề tài hoàn thành sẽ là nguồn tài liệu tham khảo có giá trị đối với sinh viên sƣ
phạm và giáo viên giảng dạy bộ môn hóa học ở trƣờng phổ thông.

4



PHẦN II: NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Lý luận về bài tập hóa học
1.1.1. Khái niệm bài tập hóa học
Theo từ điển Tiếng Việt phổ thông : “Bài tập là bài ra cho HS làm để tập vận
dụng những điều đã học”.
Bài tập hóa học là một vấn đề không lớn mà trong trƣờng hợp tổng quát đƣợc
giải quyết nhờ những suy luận logic, những phép toán và những thí nghiệm trên cơ sở
các khái niệm, định luật, học thuyết và phƣơng pháp hóa học.
Bài tập hóa học gồm những bài toán, những câu hỏi hay đồng thời cả bài toán
và câu hỏi thuộc về hóa học giáo viên đƣa ra để học sinh vận dụng những kiến thức đã
học vào thực tế, mà trong khi hoàn thành chúng học sinh nắm đƣợc một tri thức hay kỹ
năng nhất định.
Câu hỏi là những bài làm mà trong quá trình hoàn thành chúng học sinh phải
tiến hành một hoạt động tái hiện, còn bài toán là bài làm mà khi hoàn thành chúng học
sinh phải tiến hành một hoạt động sáng tạo gồm nhiều thao tác và nhiều bƣớc.
1.1.2. Phân loại bài tập hóa học
Quá trình dạy học hóa học gồm 3 công đoạn là dạy học bài mới; ôn tập, hệ thống
hoá kiến thức và luyện tập; kiểm tra - đánh giá kết quả dạy học.
a. Ở công đoạn dạy học bài mới ta nên phân loại BTHH theo nội dung để phục
vụ cho việc dạy học và củng cố bài mới. Tên của mỗi loại có thể nhƣ tên các chƣơng
trong sách giáo khoa.
Ví dụ ở lớp 10 THPT ta có:
- Bài tập về cấu tạo nguyên tử.
- Bài tập về liên kết hóa học.
- Bài tập về xác định số oxi hóa.
- Bài tập về phản ứng hóa học nói chung và phản ứng oxi hoá - khử.
- Bài tập sử dụng phƣơng pháp bảo toàn electron.
- Bài tập về nhóm halogen và các hợp chất.
- Bài tập về nhóm Oxi- Lƣu huỳnh.

- Bài tập về tốc độ phản ứng – cân bằng hóa học.
Mỗi loại ta cần có một hệ thống bài tập bảo đảm các yêu cầu sau:
5


- Phủ kín kiến thức của chƣơng hay của một vấn đề.
- Số lƣợng cần đủ để hình thành các kĩ năng cần thiết.
- Mở rộng và đào sâu thêm kiến thức của chƣơng.
- Có một số bài tập hay để phát triển năng lực tƣ duy, rèn trí thông minh cho HS.
Muốn có một hệ thống bài tập nhƣ trên (ví dụ khoảng 20 bài) cần tuyển chọn từ hàng
100 bài tập hiện có về loại đó.
b. Ở công đoạn ôn tập, hệ thống hoá kiến thức và kiểm tra - đánh giá do mang
tính chất tổng hợp, có sự phối hợp giữa các chƣơng ta nên phân loại dựa trên các cơ sở
sau:
- Dựa vào hình thức, BTHH có thể chia thành: Bài tập TNTL (tự trả lời) bao
gồm các dạng trả lời bằng một từ, bằng một câu ngắn, trả lời cả bài (theo cấu trúc hoặc
tự do), giải bài tập; bài tập TNKQ bao gồm các dạng câu hỏi có/không, đúng/sai, nhiều
lựa chọn, phức hợp, ghép đôi.
+ Bài tập TNTL là dạng bài tập yêu cầu HS phải kết hợp cả kiến thức hoá học,
ngôn ngữ hoá học và công cụ toán học để trình bày nội dung của bài toán hoá học.
+ Bài tập TNKQ là loại bài tập hay câu hỏi có kèm theo câu trả lời sẵn và yêu
cầu HS suy nghĩ rồi dùng 1 ký hiệu đơn giản đã quy ƣớc để trả lời.
- Dựa vào tính chất hoạt động của HS khi giải bài tập có thể chia thành bài tập lí
thuyết (khi giải không phải làm thí nghiệm) và bài tập thực nghiệm (khi giải phải làm
thí nghiệm).
- Dựa vào chức năng của bài tập có thể chia thành bài tập đòi hỏi sự tái hiện kiến
thức (biết, hiểu, vận dụng), bài tập rèn tƣ duy độc lập, sáng tạo (phân tích, tổng hợp,
đánh giá).
- Dựa vào tính chất của bài tập có thể chia thành bài tập định tính và định lƣợng.
- Dựa vào kiểu hay dạng bài tập có thể chia thành:

+ Bài tập xác định công thức phân tử của hợp chất.
+ Bài tập xác định thành phần % của hỗn hợp.
+ Bài tập nhận biết các chất.
+ Bài tập tách các chất ra khỏi hỗn hợp.
+ Bài tập điều chế các chất.
+ Bài tập bằng hình vẽ.
- Dựa vào khối lƣợng kiến thức có thể chia thành bài tập đơn giản hay phức
6


tạp(hoặc cơ bản hay tổng hợp).
- Dựa vào nội dung có thể chia thành: Bài tập có nội dung thuần tuý hoá học, bài
tập có nội dung gắn với thực tiễn (bài tập thực tiễn).
- Trên thực tế dạy học, sự phân loại trên chỉ là tƣơng đối. Có những bài vừa có
nội dung thuộc bài tập định tính lại vừa có nội dung thuộc bài tập định lƣợng; hoặc
trong một bài có thể có phần TNKQ cùng với giải thích, viết phƣơng trình hóa
học…Trong đó chúng tôi tập trung nghiên cứu về bài tập có bối cảnh thực tiễn.
1.1.3. Vai trò của bài tập trong dạy học hóa học.
- Bài tập có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình dạy học hóa học, gồm
những vai trò sau:
- Rèn luyện cho học sinh khả năng vận dụng đƣợc các kiến thức đã học, biến
những kiến thức tiếp thu đƣợc qua các bài giảng thành kiến thức của chính mình. Khi
vận dụng đƣợc một kiến thức nào đó, kiến thức đó sẽ đƣợc nhớ lâu.
- Đào sâu và mở rộng kiến thức đã học một cách sing động phong phú, hấp dẫn.
Chỉ có việc vận dụng kiến thức vào giải bài tập, học sinh mới nắm vững kiến thức một
cách sâu sắc.
- Ôn tập, củng cố và hệ thống kiến thức một cách thuận lợi nhất. Trong khi ôn
tập nếu chỉ đơn thuần nhắc lại kiến thức, học sinh sẽ chán vì không có gì mới, hấp dẫn.
Thự c tế cho thấy học sinh khá, giỏi chỉ thích giải bài tập trong giờ ôn tập.
- Rèn luyện đƣợc những kỹ năng cần thiết về hóa học nhƣ kỹ năng cân bằng

phƣơng trình phản ứng; kỹ năng tính toán theo công thức hóa học và phƣơng trình hóa
học; kỹ năng thực hành nhƣ đun nóng, nung, sấy, hòa tan, lọc,… kỹ năng nhận biết các
hóa chất giúp góp phần vào việc giáo dục kỹ năng tổng hợp cho học sinh.
- Phát triển năng lực nhận thức, rèn trí thông minh cho học sinh. Một bài tập có
nhiều cách giải thông thƣờng theo các bƣớc quen thuộc nhƣng cũng có cách gải độc
đáo, thông minh, rất ngắn gọn mà lại chính xác. Đƣa ra một bài tập rồi yêu cầu học
sinh giải bằng nhiều cách rèn luyện trí thông minh cho các em.
- Giáo dục tƣ tƣởng, đạo đức, tác phong nhƣ rèn luyện tính kiên nhẫn, trung
thực, sáng tạo, chính xác, khoa học. Nâng cao lòng yêu thích học tập bộ môn. Rèn
luyện tác phong lao động có văn hóa, lao động có tổ chức, có kế hoạch, gọn gàng,
ngăn nắp, sạch sẽ nơi làm việc thông qua việc giải các bài tập thực nghiệm.

7


1.1.4. Bài tập hóa học có bối cảnh thực tiễn.
1.1.4.1. Khái niệm.
Bài tập hóa học có bối cảnh thực tiễn: là những bài tập đòi hỏi HS phải vận
dụng kiến thức, kĩ năng hóa học (những điều kiện và yêu cầu) cùng với các kiến thức
của các môn học khác kết hợp với kinh nghiệm, kĩ năng sống để giải quyết một số vấn
đề đặt ra từ những bối cảnh và tình huống nảy sinh từ thực tiễn. Đây bài tập mở, tạo cơ
hội cho HS có nhiều cách tiếp cận, nhiều con đƣờng giải quyết khác nhau.
1.1.4.2. Vai trò của bài tập có bối cảnh thực tiễn trong dạy học hóa học.
Trong dạy học hoá học, bài tập có bối cảnh thực tiễn đã đƣợc coi là phƣơng
pháp dạy học có hiệu quả cao trong việc rèn luyện kỹ năng hoá học. Nó giữ vai trò
quan trọng trong mọi khâu, mọi loại bài dạy hoá học, là phƣơng pháp quan trọng nhất
để nâng cao chất lƣợng dạy học hoá học.
Bài tập có bối cảnh thực tiễn vừa là mục đích, vừa là nội dung của việc dạy và
học hoá học. Bài tập cung cấp cho HS kiến thức, con đƣờng giành lấy kiến thức và còn
mang lại niềm vui sƣớng của sự phát hiện, của sự tìm ra đáp số.

Bài tập có bối cảnh thực tiễn có chức năng dạy học, chức năng giáo dục, chức
năng kiểm tra, chức năng phát triển. Những chức năng này đều hƣớng tới việc thực
hiện các mục đích dạy học. Tuy nhiên trong thực tế các chức năng này không tách rời
với nhau.
Đối với HS, bài tập có bối cảnh thực tiễn là phƣơng pháp học tập tích cực, hiệu
quả và không có gì thay thế đƣợc, giúp HS nắm vững kiến thức hoá học, phát triển tƣ
duy, hình thành kĩ năng, vận dụng kiến thức hoá học vào thực tế đời sống, sản xuất và
nghiên cứu khoa học, từ đó làm giảm nhẹ sự nặng nề căng thẳng của khối lƣợng kiến
thức lý thuyết và gây hứng thú say mê học tập cho HS.
Đối với GV, bài tập có bối cảnh thực tiễn là phƣơng tiện, là nguồn kiến thức để
hình thành khái niệm hoá học, tích cực hoá hoạt động nhận thức của HS trong quá
trình dạy học. Cụ thể là:
+ BTCNCTT đƣợc sử dụng nhƣ là nguồn kiến thức để HS tìm tòi, phát triển
kiến thức, kỹ năng.
+ BTCBCTT dùng để mô phỏng một số tình huống thực tế đời sống để HS vận
dụng kiến thức vào giải quyết các vấn đề của thực tế đặt ra.
+ Sử dụng bài tập để tạo tình huống có vấn đề kích thích hoạt động tƣ duy tìm
8


tòi sáng tạo và rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề học tập, nâng cao hứng thú học tập
bộ môn.
Nhƣ vậy BTCBCTT đƣợc coi nhƣ là một nhiệm vụ học tập cần giải quyết, giúp
HS tìm tòi, nghiên cứu đi sâu vận dụng kiến thức hoá học một cách sáng tạo từ đó giúp
HS có năng lực phát hiện vấn đề - giải quyết vấn đề học tập hoặc thực tiễn đặt ra có
liên quan đến hoá học, giúp HS biến những kiến thức đã tiếp thu đƣợc qua bài giảng
thành kiến thức của chính mình.
Kiến thức sẽ nhớ lâu khi đƣợc vận dụng thƣờng xuyên nhƣ M.A.Đanilôp nhận
định: “Kiến thức sẽ đƣợc nắm vững thực sự, nếu HS có thể vận dụng thành thạo chúng
vào việc hoàn thành những bài tập lý thuyết và thực hành”

BTCBCTT tạo điều kiện cho việc học và hành gắn liền với thực tế, tạo cho học
sinh sự hứng thú trong học tập và xây dƣng cho học sinh thái độ đúng đắn, phƣơng
pháp học tập tích cực, sáng tạo, năng lực tự học, năng lực vận dụng kiến thức đƣợc
học vào trong cuộc sống.
Ngoài ra dạng bài tập này giúp học sinh có những hiểu biết về hệ tự nhiên, hoạt
động của nó và tác động của nó đối với cuộc sống của con ngƣời, nắm đƣợc những
ảnh hƣởng của hoạt động của con ngƣời lên tự nhiên. Từ đó, học sinh ý thức đƣợc hoạt
động của bản thân trong cuộc sống, có ý trách nhiệm về vấn đề môi trƣờng.
Xây dựng cho các em kỹ năng quan sát, thu thập thông tin và phân tích thông
tin hình thành phƣơng pháp nghiên cứu khoa học. Phát triển cho các em kỹ năng
nghiên cứu thực tiễn và kỹ năng tƣ duy để giải thích các hiện tƣợng, luôn chủ động
trong cuộc sống.
Bài tập về các hiện tƣợng tự nhiên làm cho học sinh thấy quá trình hóa học luôn
xảy ra quanh ta. Giải thích đƣợc các hiện tƣợng tự nhiên, các em sẽ yêu thích môn hóa
học hơn.
1.1.4.3. Phân loại bài tập hóa học có bối cảnh thực tiễn.
 Dựa vào lĩnh vực thực tiễn đƣợc gắn với nội dung bài tập, có thể chia
thành:
a) Bài tập về sản xuất hoá học
Ví dụ: Các hợp chất canxi silicat là hợp phần chính của xi măng . Chúng có
thành phần nhƣ sau : Cao-73,7% , Si02 – 26,3% ,và CaO – 65,1% , Si02 - 34,9%. Hỏi
trong mỗi hợp chất canxi silicat trên có bao nhiêu mol CaO kết hợp với 1 mol Si02 ?
9


b) Bài tập về các vấn đề trong đời sống, học tập và lao động sản xuất. Bao
gồm các dạng bài tập về:
* Giải quyết các tình huống có vấn đề trong quá trình làm thực hành, thí nghiệm
nhƣ: Sử dụng dụng cụ thí nghiệm, sử dụng hoá chất hợp lí, xử lí tai nạn xảy ra, phòng
chống độc hại, ô nhiễm trong khi làm thí nghiệm…

Ví dụ:
1) Khi làm thí nghiệm với photpho trắng, cần chú ý gì?
A. Cầm P trắng bằng tay có đeo găng cao su.
B. Dùng cặp gắp nhanh mẩu P trắng ra khỏi lọ và ngâm ngay vào chậu đựng
đầy nƣớc khi chƣa dùng đến.
C. Tránh cho P trắng tiếp xúc với nƣớc.
D. Có thể để P trắng ngoài không khí.
* Sử dụng và bảo quản các hoá chất, sản phẩm hoá học trong ăn uống, chữa
bệnh, giặt giũ, tẩy rửa…
Ví dụ:
1) Các loại trứng gia cầm dù có dính bùn đất hoặc bị vấy bẩn cũng không nên
rửa sạch vì sẽ làm trứng dễ bị hỏng. Để bảo quản trứng lâu, không bị hƣ, ngƣời ta đem
nhúng trứng vào nƣớc vôi trong. Hãy giải thích tại sao?
2) Cà rốt là loại củ có chứa đƣờng và có hàm lƣợng vitamin A rất cao. Nhiều
ngƣời thích ăn cà rốt sống và làm nộm cà rốt vì cho rằng sẽ hấp thụ hết lƣợng tiền
vitamin A trong đó. Quan điểm đó có đúng không? Tại sao?
* Sơ cứu tai nạn do hóa chất:
Ví dụ: Brom lỏng là chất độc hại, khi dây vào da nó làm bỏng rất sâu và nặng.
Khi bị nƣớc brom dây vào tay cần rửa ngay bằng chất nào sau đây?
A. Nƣớc
B. Dung dịch amoniac loãng.
C. Dung dịch giấm ăn.
D. Dung dịch xút loãng.
* Giải thích các hiện tƣợng, tình huống có vấn đề nảy sinh trong đời sống, lao
động sản xuất.
Ví dụ: Vì sao trộn phân đạm một lá (NH4)2SO4 , hai lá NH4NO3 hoặc nƣớc tiểu
với vôi Ca(OH)2 hay tro bếp (hàm lƣợng K2CO3 cao) đều bị mất đạm.
10



c) Bài tập có liên quan đến môi trường và vấn đề bảo vệ môi trường
Ví dụ: Mức tối thiểu cho phép của H2S trong không khí là 0,01 ml/l. Để đánh
giá sự ô nhiễm không khí của một nhà máy ngƣời ta làm nhƣ sau: điện phân dung dịch
KI trong 2 phút bằng dòng điện 2mA. Sau đó cho 2 lít không khí lội từ từ trong dung
dịch điện phân trên cho đến khi iot hoàn toàn mất màu. Thêm hồ tinh bột vào bình và
tiếp tục điện phân trong 35 giây nữa với dòng điện trên thì thấy dung dịch bắt đầu xuất
hiện màu xanh. Giải thích thí nghiệm trên và cho biết sự ô nhiễm không khí ở nhà máy
trên nằm dƣới hoặc trên mức cho phép. Tính hàm lƣợng của H2S trong không khí theo
thể tích.
Mỗi lĩnh vực thực tiễn trên lại bao gồm tất cả các loại bài tập định tính, định
lƣợng, tổng hợp; bài tập lí thuyết, bài tập thực hành.
 Dựa vào mức độ nhận thức của HS. Căn cứ vào chất lƣợng của quá trình
lĩnh hội và kết quả học tập, có thể đƣa ra 4 trình độ lĩnh hội (4 mức độ) nhƣ sau:
 Mức 1: Chỉ yêu cầu HS tái hiện kiến thức để trả lời câu hỏi lí thuyết.
Ví dụ: Để tráng bên trong ruột phích, ngƣời ta dùng phản ứng của glucozơ với
AgNO3 trong dung dịch NH3.
a) Viết phƣơng trình hóa học của phản ứng xảy ra.
b) Vì sao ngƣời ta không dùng fomalin để tráng ruột phích?
 Mức 2: Yêu cầu HS vận dụng kiến thức để giải thích được các sự kiện, hiện
tượng của câu hỏi lí thuyết.
Ví dụ:
1) Trong khẩu phần ăn, tinh bột có vai trò nhƣ thế nào?
2) Vì sao xà phòng bị giảm tác dụng giặt rửa trong nƣớc cứng còn bột giặt tổng
hợp thì không?
 Mức 3: Yêu cầu HS vận dụng kiến thức hoá học để giải thích những tình
huống xảy ra trong thực tiễn.
Ví dụ:
1) Dân gian có câu: “Nhai kĩ no lâu, cày sâu tốt lúa”. Vì sao nhai kĩ no lâu?
2) Trong cuộc chiến tranh kháng chiến chống Pháp, nhân dân ta đã điều chế
diêm tiêu (KNO3), thành phần chính của thuốc nổ, bằng cách lấy đất ở trong các hang

đá vôi có dơi ở trộn với tro bếp rồi dùng nƣớc sôi dội nhiều lần qua hỗn hợp đó để tách
ra KNO3. Hãy giải thích cách làm đó.
11


 Mức 4: Yêu cầu HS vận dụng kiến thức, kĩ năng hoá học để giải quyết những
tình huống thực tiễn hoặc để thực hiện một công trình nghiên cứu khoa học nhỏ, đơn
giản, đề ra kế hoạch hành động cụ thể, viết báo cáo.
Ví dụ: Điesel sinh học là một loại nhiên liệu có tính chất tƣơng đƣơng với nhiên
liệu dầu điesel nhƣng không phải sản xuất từ dầu mỏ mà từ dầu thực vật (cây cải dầu,
cây đậu nành, cây hƣớng dƣơng, dầu dừa, dầu hạt cau) hay mỡ động vật (cá da trơn).
Nhìn theo phƣơng diện hoá học thì điesel sinh học là metyl este của những axit béo.
Để sản xuất điesel sinh học ngƣời ta pha khoảng 10% metanol vào dầu thực vật (mỡ
động vật) và dùng nhiều chất xúc tác khác nhau (KOH, NaOH, ancolat). Phản ứng tiến
hành ở áp suất thƣờng, nhiệt độ 600 C. Hãy viết phản ứng hoá học xảy ra trong quá
trình sản xuất điesel sinh học. Phân tích ƣu, nhƣợc điểm của việc sản xuất loại nhiên
liệu này.
Từng mức độ trên có thể đƣợc chia làm nhiều mức độ nhỏ hơn nữa để phù hợp
với trình độ của HS đồng thời cũng thể hiện sự phân hoá HS trong cùng một bài, trong
hệ thống BTCBCTT. Trên đây là một số cách phân loại BTCBCTT. Tuy nhiên, có
nhiều BTCBCTT lại là tổng hợp của rất nhiều loại bài.
1.2. Lý luận về tích cực hóa hoạt động học tập
1.2.1. Khái niệm tích cực hóa hoạt động học tập
Tính tích cực (TTC) là một phẩm chất vốn có của con ngƣời, bởi vì để tồn tại
và phát triển con ngƣời luôn phải chủ động, tích cực cải biến môi trƣờng tự nhiên, cải
tạo xã hội. Vì vậy, hình thành và phát triển TTC xã hội là một trong những nhiệm vụ
chủ yếu của giáo dục.
Tính tích cực học tập - về thực chất là TTC nhận thức, đặc trƣng ở khát vọng
hiểu biết, cố gắng trí lực và có nghị lực cao trong qúa trình chiếm lĩnh tri thức. TTC
nhận thức trong hoạt động học tập liên quan trƣớc hết với động cơ học tập. Động cơ

đúng tạo ra hứng thú. Hứng thú là tiền đề của tự giác. Hứng thú và tự giác là hai yếu tố
tạo nên tính tích cực. Tính tích cực sản sinh nếp tƣ duy độc lập. Suy nghĩ độc lập là
mầm mống của sáng tạo. Ngƣợc lại, phong cách học tập tích cực độc lập sáng tạo sẽ
phát triển tự giác, hứng thú, bồi dƣỡng động cơ học tập. TTC học tập biểu hiện ở
những dấu hiệu nhƣ: hăng hái trả lời các câu hỏi của giáo viên, bổ sung các câu trả lời
của bạn, thích phát biểu ý kiến của mình trƣớc vấn đề nêu ra; hay nêu thắc mắc, đòi
hỏi giải thích cặn kẽ những vấn đề chƣa đủ rõ; chủ động vận dụng kiến thức, kĩ năng
12


đã học để nhận thức vấn đề mới; tập trung chú ý vào vấn đề đang học; kiên trì hoàn
thành các bài tập, không nản trƣớc những tình huống khó khăn,…
TTC học tập thể hiện qua các cấp độ từ thấp lên cao nhƣ:
- Bắt chƣớc: gắng sức làm theo mẫu hành động của thầy, của ban…
- Tìm tòi: độc lập giải quyết vấn đề nêu ra, tìm kiếm cách giải quyết khác nhau
về một số vấn đề…
- Sáng tạo: tìm ra cách giải quyết mới, độc đáo hữu hiệu.
1.2.2. Biểu hiện của tính tích cực trong hoạt động học tập của học sinh
Tính tích cực nhận thức biểu hiện sự nỗ lực của chủ thể khi tƣơng tác với đối
tƣợng trong quá trình học tập, nghiên cứu; thể hiện sự nỗ lực của hoạt động trí tuệ, sự
huy động ở mức độ cao các chức năng tâm lí (nhƣ hứng thú, chú ý, ý chí...) nhằm đạt
đƣợc mục đích đặt ra với mức độ cao.
GV muốn phát hiện đƣợc HS có tính tích cực học tập không, cần dựa vào
những dấu hiệu sau đây:
1. Có chú ý học tập không?
2. Có hăng hái tham gia vào mọi hình thức hoạt động học tập hay không (thể
hiện ở việc hăng hái phát biểu ý kiến, ghi chép...)?
3. Có hoàn thành những nhiệm vụ đƣợc giao không?
4. Có ghi nhớ tốt những điều đã đƣợc học không?
5. Có hiểu bài học không?

6. Có thể trình bày lại nội dung bài học theo ngôn ngữ riêng không?
7. Có vận dụng đƣợc các kiến thức đã học vào thực tiễn không?
8. Tốc độ học tập có nhanh không?
9. Có hứng thú trong học tập hay chỉ vì một ngoại lực nào đó mà phải học?
10. Có quyết tâm, có ý chí vƣợt khó khăn trong học tập không?
11. Có sáng tạo trong học tập không?
Về mức độ tích cực của HS trong quá trình học tập có thể không giống nhau,
GV có thể phát hiện đƣợc điều đó nhờ vào một số dấu hiệu sau đây:
1. Tự giác học tập hay bị bắt buộc bởi những tác động bên ngoài (gia đình, bạn
bè, xã hội).
2. Thực hiện yêu cẩu của thầy giáo theo yêu cầu tối thiểu hay tối đa?
3. Tích cực nhất thời hay thƣờng xuyên liên tục?
13


4. Tích cực tăng lên hay giảm dần?
5. Có kiên trì vƣợt khó hay không?
Một vài đặc điểm về tính cực của HS
1. Tính tính cực của HS có mặt tự phát và mặt tự giác:
+ Mặt tự phát: là những yếu tố tiềm ẩn, bẩm sinh thể hiện ở tính tò mò, hiếu kì,
hiếu động, linh hoạt và sôi nổi trong hành vi mà trẻ đều có ở những mức độ khác nhau.
Cần coi trọng những yếu tố tự phát này, nuôi dƣỡng, phát triển chúng trong DH.
+ Mặt tự giác: là trạng thái tâm lí có mục đích và đối tƣợng rõ rệt, do đó có
haojt động để chiếm lĩnh đối tƣợng đó. TTC tự giác thể hiện ở óc quan sát, tình phê
phán trong tƣ duy, trí tò mò khoa học.
2. TTC nhận thức phát sinh không chỉ trong nhu cầu nhận thức mà còn từ nhu
cầu sinh học, nhu cầu đạo đức thẩm mỹ, nhu cầu giao lƣu văn hóa.. Hạt nhân cơ bản
của TTC nhận thức là hoạt đồn tƣ duy của cá nhân đƣợc tạo nên do sự thúc đẩy của hệ
thống nhu cầu đa dạng.
3. TTC nhận thức và TTC học tập có liên quan chặt chẽ với nhau nhƣng không

phải là một. Có một số trƣờng hợp, TTC học tập thể hiện ở hành động bên ngoài, mà
không phải là TTC trong tƣ duy.
Đó là những điều cần lƣu ý khi đánh giá TTC nhận thức của HS. Gần đây, một
số nhà lí luạn cho rẳng: với những HS khá, Giời, thông minh,….việc sử dụng giáo cụ
trực quan, PPDH nêu vấn đề đôi khi nhƣ là một vật cản, làm chậm quá trình tƣ duy
vốn diễn ra rất nhanh vầ diễn qua trực quan của các em này.
1.2.3. Sử dụng bài tập có bối cảnh thực tiễn nhằm tích cực hóa hoạt động
học tập của học sinh
1.2.3.1. Quy trình sử dụng bài tập có bối cảnh thực tiễn trong dạy học hóa học
BTCBCTT gắn với bối cảnh/tình huống đòi hỏi sự phân tích, tổng hợp, đánh
giá và vận dụng kiến thức riêng lẻ vào những bối cảnh, tình huống thực xảy ra trong
thực tiễn. Với những bài tập mở tạo cơ hội cho nhiều cách tiếp cận, nhiều phƣơng án
giải quyết khác nhau, góp phần hình thành ở HS các năng lực nhƣ: năng lực xử lí
thông tin, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Với
các bài tập này không có một đáp án duy nhất, có thể chia thành các mức: Mức đầy đủ,
chƣa đầy đủ và không đạt.
Trong dạy học hóa học, BTCBCTT có thể sử dụng trong các dạng bài học khác
14


nhau và theo các mục đích khác nhau nhƣ hình thành kiến thức mới, ôn tập củng cố
hoặc kiểm tra đánh giá.
Với bài dạy nghiên cứu tài liệu mới, GV có thể sử dụng BTCBCTT để tạo tình
huống có vấn đề, kích thích hoạt động tƣ duy của HS và tổ chức cho HS thảo luận
nhóm để đƣa ra các câu trả lời cho các bài tập mở hoặc các cách giải quyết vấn đề thực
tiễn khác nhau. Từ đó, yêu cầu HS đánh giá và xác định câu trả lời đầy đủ nhất, cách
giải quyết vấn đề tối ƣu nhất.
Với bài dạy luyện tập, GV dùng BTCBCTT để mở rộng, phát triển kiến thức,
rèn kĩ năng và phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho HS. GV có thể
tổ chức cho HS tự đề xuất các vấn đề thực tiễn cần đƣợc tìm hiểu, giải thích và nêu ra

dƣới dạng câu đố để các bạn cùng tìm câu trả lời. Ví dụ: Kim cƣơng nhân tạo dƣợc sản
xuất từ các nguyên liệu nào? Có viên kim cƣơng nào có kích thƣớc to bằng trái đất
không?...
Với đặc điểm đa dạng và phong phú của BTCBCTT, việc phát triển năng lực
vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh có thể thực hiện bằng việc sử dụng các
phƣơng pháp, kĩ thuật dạy học tích cực và nhiều hình thức tổ chức dạy học khác nhau
trong các loại bài dạy, kiểm tra đánh giá, hoạt động ngoại khóa (các cuộc thi, thăm
quan,…) hoặc thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học.
1.2.3.2. Ưu điểm và hạn chế của việc sử dụng bài tập có bối cảnh thực tiễn
trong dạy học hóa học.
* Ƣu điểm :
a) Về kiến thức
Thông qua giải BTCBCTT, HS hiểu kĩ hơn các khái niệm, tính chất hoá học;
củng cố kiến thức một cách thƣờng xuyên và hệ thống hoá kiến thức; mở rộng sự hiểu
biết một cách sinh động, phong phú mà không làm nặng nề khối lƣợng kiến thức của
HS.
Bên cạnh đó, BTCBCTT giúp HS thêm hiểu biết về thiên nhiên, môi trƣờng
sống, ngành sản xuất hoá học, những vấn đề mang tính thời sự trong nƣớc và quốc tế.
BTCBCTT còn giúp HS bƣớc đầu biết vận dụng kiến thức để lí giải và cải tạo
thực tiễn nhằm nâng cao chất lƣợng cuộc sống.
b) Về kĩ năng
Việc giải BTCBCTT giúp HS:
15


- Rèn luyện và phát triển cho HS năng lực nhận thức, năng lực phát hiện và giải
quyết vấn đề liên quan đến thực tế cuộc sống.
- Rèn luyện và phát triển các kĩ năng thu thập thông tin, vận dụng kiến thức để
giải quyết tình huống có vấn đề của thực tế một cách linh hoạt, sáng tạo.
c) Về giáo dục tƣ tƣởng

Việc giải BTCBCTT có tác dụng:
- Rèn luyện cho HS tính kiên nhẫn, tự giác, chủ động, chính xác, sáng tạo trong
học tập và trong quá trình giải quyết các vấn đề thực tiễn.
- Thông qua nội dung bài tập giúp HS thấy rõ lợi ích của việc học môn hóa học
từ đó tạo động cơ học tập tích cực, kích thích trí tò mò, óc quan sát, sự ham hiểu biết,
làm tăng hứng thú học môn hóa học và từ đó có thể làm cho HS say mê nghiên cứu
khoa học và công nghệ giúp HS có những định hƣớng nghề nghiệp tƣơng lai. Ngoài ra,
vì các BTCBCTT gắn liền với đời sống của chính bản thân HS, của gia đình, của địa
phƣơng và với môi trƣờng xung quanh nên càng góp phần tăng độn cơ học tập của HS:
học tập để nâng cao chất lƣợng cuộc sống của bản thân và của cộng đồng. Với những
kết quả ban đầu của việc vận dụng kiến thức hóa học phổ thông để giải quyết các vấn
đề thực tiễn HS thêm tự tin vào bản thân mình để tiếp tục học hỏi, tiếp tục phấn đấu và
phát triển.
d) Giáo dục kĩ thuật tổng hợp
Bộ môn hóa học có nhiệm vụ giáo dục kĩ thuật tổng hợp cho HS, BTHH tạo
điều kiện tốt cho GV làm nhiệm vụ này. Những vấn đề của kĩ thuật của nền sản xuất
yêu cầu đƣợc biến thành nội dung các BTCBCTT, lôi cuốn HS suy nghĩ về các vấn đề
kĩ thuật.. BTCBCTT còn cung cấp cho HS những số liệu lí thú của kĩ thuật, những số
liệu mới về phát minh, về năng suất lao động, về sản lƣợng ngành sản xuất hỗn hợp
đạt đƣợc giúp HS hòa nhịp với sự phát triền của khoa học kĩ thuật thời đại mình đang
sống.
Ví dụ: Tính hàm lƣợng có thể điều chế đƣợc từ 1 tạ cromit cố định (FeCr2O4).
*Hạn chế:
BTCBCTT có rất nhiều ƣu điểm khi sử dụng trong dạy học hóa học nhƣng nó
dạng bài tập này cũng có một số hạn chế nhƣ sau:
- Đối với GV: Khó khăn việc soạn giáo án, phân bố thời gian trong giờ dạy vì
bài tập có bối cảnh thực tiễn phải đảm bảo tính chính xác, tính khoa học học, tính hiện
16



×