Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Thiết kế và sử dụng lược đồ tư duy cho các bài luyện tập phần hoá học vô cơ lớp 9 nhằm tích cực hoá hoạt động của học sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (445.84 KB, 18 trang )

Thiết kế và sử dụng lược đồ tư duy cho các bài
luyện tập phần hoá học vô cơ lớp 9 nhằm tích
cực hoá hoạt động của học sinh

Cầm Bá Lâm

Trường Đại học Giáo dục
Luận văn Thạc sĩ ngành: Lý luận và phương pháp dạy học; Mã số: 60.14.10
Người hướng dẫn: PGS. TS. Trần Trung Ninh
Năm bảo vệ: 2011

Abstract: Trình bày lược đồ tư duy trong dạy hóa học và sự vận dụng trong bài ôn
tập, luyện tập. Nghiên cứu chương trình, nội dung kiến thức phần hóa học vô cơ lớp 9
(oxit, axit, bazơ, muối, kim loại, phi kim), phân tích sâu nội dung các bài luyện tập.
Thiết kế và sử dụng lược đồ tư duy cho các bài luyện tập phần hóa học vô cơ lớp 9.
Phân tích sử dụng lược đồ tư duy đã thiết kế để tổ chức các hoạt động học tập cho học
sinh trong giờ học các bài luyện tập phần hóa học vô cơ lớp 9. Lựa chọn và xây dựng
hệ thống bài tập vận dụng cho các bài luyện tập phần hóa học vô cơ lớp 9. Thực
nghiệm sư phạm đánh giá tính phù hợp và hiệu quả các đề xuất.

Keywords: Phương pháp giảng dạy; Hóa học vô cơ; Lớp 9; Trung học cơ sở; Lược đồ
tư duy

Content
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, xu thế phát triển của
thời đại đã ảnh hưởng sâu sắc, toàn diện đến ngành giáo dục Việt Nam. Điều này, thúc đẩy
giáo dục nói chung và giáo dục Trung học cơ sở nói riêng phải tự hoàn thiện mình về mọi
mặt.
Bên cạnh đó, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng đã nhận định: “Muốn tiến


hành công nghiệp hoá – Hiện đại hoá thắng lợi cần phát triển mạnh mẽ giáo dục và đào tạo,
phát huy nguồn lực con người”. Đây chính là yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền
vững, để chuẩn bị đáp ứng được sự phát triển kinh tế công nghiệp, kinh tế tri thức và xu thế
toàn cầu hoá mạnh mẽ. Từ đầu thế kỷ XXI đến nay nhiều quốc gia đã rà soát và đổi mới
chương trình giáo dục theo bốn trụ cột của thế kỷ XXI do UNESCO đề xướng là: “Học để
biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình”.

2
Mục tiêu cơ bản của đổi mới giáo dục nước ta trong giai đoạn hiện nay là phát triển tối
đa năng lực của người học trên cơ sở khơi dậy, rèn luyện, bồi dưỡng khả năng làm việc một
cách tự giác, năng động và sáng tạo ngay trong hoạt động học tập ở nhà trường. Để thực hiện
được mục tiêu nói trên trong dạy học nói chung và dạy học ở bậc Trung học cơ sở nói riêng,
nhà trường cần phát huy tối đa khả năng của học sinh, trong đó phương pháp dạy học là một
trong những yếu tố quan trọng. Luật giáo dục (năm 2005), điều 28.2 đã ghi: “Phương pháp
giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù
hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm
việc theo nhóm; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm,
đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh.”. Việc dạy học không chỉ dừng lại ở việc
truyền thụ kiến thức mà quan trọng hơn là dạy cho học sinh phương pháp tự học, tự chiếm
lĩnh kiến thức.
Đổi mới phương pháp dạy học là một yếu tố khách quan. Thực chất của đổi mới phương
pháp dạy học là đưa cái mới vào trong giáo dục – đào tạo để tạo ra sự phát triển mới, chất
lượng cao mà vẫn giữ được ổn định, trên cơ sở kế thừa cái cũ, phối hợp hài hoà giữa truyền
thống và hiện đại nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của giáo dục.
Hóa học là một môn khoa học nghiên cứu về chất và sự chuyển đổi qua lại giữa các
chất. Rất nhiều kiến thức có liên quan đến ngành hoá học đã và đang được ứng dụng rộng rãi
trong đời sống và sản xuất. Song song với việc đổi mới nội dung chương trình sách giáo khoa,
đổi mới phương pháp dạy học cũng là một nhiệm vụ cấp bách. Với các bài ôn tập luyện tập,
khối lượng kiến thức lớn, giáo viên cần lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp và có tính
khái quát hóa cao giúp học sinh tìm ra mối liên hệ giữa các kiến thức trong một bài học, một

chương hay trong toàn bộ chương trình. Trong các phương pháp được sử dụng để hoàn thiện
và hệ thống hóa kiến thức tôi nhận thấy sử dụng lược đồ tư duy có nhiều điểm phù hợp để tổ
chức hoạt động của học sinh một cách có hiệu quả. Sự phối hợp giữa các phương pháp dạy
học tích cực tích cực trong đó có sử dụng lược đồ tư duy sẽ giúp học sinh hệ thống hóa kiến
thức, xác định được kiến thức cơ bản từ đó đạt hiệu quả cao trong học tập. Mặt khác sử dụng
lược đồ tư duy còn giúp học sinh rèn luyện, phát triển tư duy logic, khả năng tự học, phát huy
tính tích cực và sáng tạo của học sinh không chỉ trong học tập môn hóa học mà còn trong các
môn học khác và các vấn đề khác trong cuộc sống.
Xuất phát từ những lí do trên, tôi chọn đề tài: “Thiết kế và sử dụng lược đồ tư duy cho
các bài luyện tập phần hoá học vô cơ lớp 9 nhằm tích cực hoá hoạt động của học sinh”.
2. Mục đích của đề tài

3
Sử dụng lược đồ tư duy để tổ chức hoạt động học tập cho học sinh trong các bài luyện
tập phần hoá học vô cơ lớp 9 nhằm mục đích: tích cực hoá hoạt động của học sinh, phát triển
tư duy logic, tư duy khái quát hóa, và khả năng tự học cho học sinh.
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Quá trình dạy học hóa học – phần hoá học vô cơ lớp 9 (oxit, axit, bazơ, muối, kim loại,
phi kim).
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Thiết kế và sử dụng lược đồ tư duy trong dạy học các bài luyện tập phần hoá học vô cơ
lớp 9.
4. Phạm vi nghiên cứu
4.1. Lĩnh vực khoa học: Lý luận và phương pháp dạy học môn hoá học.
4.2. Đối tượng điều tra: Giáo viên THCS dạy môn hoá học một số trường THCS trên địa bàn
huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hoá.
4.3. Đối tượng thực nghiệm: Học sinh lớp 9 của 3 trường THCS (Vạn Xuân, Xuân Lộc,
Xuân Chinh) huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hoá.
5. Câu hỏi nghiên cứu

Làm thế nào để nâng cao được tính tích cực, tự giác của học sinh khi dạy các bài luyện
tập phần hoá học vô cơ lớp 9 ?
6. Giả thuyết khoa học
Thiết kế và sử dụng hợp lý lược đồ tư duy kết hợp với hệ thống câu hỏi và các dạng bài
tập khác nhau trong quá trình luyện tập sẽ giúp học sinh tích cực, chủ động hơn trong học tập
từ đó nâng cao chất lượng và hiệu quả của dạy học.
7. Nhiệm vụ của đề tài
– Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài: Lược đồ tư duy trong dạy học hóa học
và sự vận dụng trong bài ôn tập, luyện tập.
– Nghiên cứu chương trình, nội dung kiến thức phần hoá học vô cơ lớp 9 (oxit, axit, bazơ,
muối, kim loại, phi kim), phân tích sâu nội dung các bài luyện tập.Thiết kế và sử dụng
lược đồ tư duy cho các bài luyện tập phần hoá học vô cơ lớp 9.
– Nghiên cứu sử dụng lược đồ tư duy đã thiết kế để tổ chức các hoạt động học tập cho
học sinh trong giờ học các bài luyện tập phần hoá học vô cơ lớp 9.
– Lựa chọn và xây dựng hệ thống bài tập vận dụng cho các bài luyện tập phần hoá học vô
cơ lớp 9.
– Thực nghiệm sư phạm đánh giá tính phù hợp và hiệu quả các đề xuất.

4
8. Phƣơng pháp nghiên cứu
8.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận
– Phương pháp thu thập các nguồn tài liệu lý luận về lược đồ tư duy và phương pháp dạy
học các bài học ôn tập, luyện tập.
– Phương pháp phân tích tổng quan các nguồn tài liệu đã thu thập.
8.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
– Quan sát giờ học luyện tập và việc sử dụng lược đồ tư duy trong việc tổ chức hoạt động
học tập cho học sinh.
– Trao đổi, tìm hiểu thực trạng việc sử dụng lược đồ tư duy trong việc nâng cao chất
lượng bài luyện tập.
– Thực tập sư phạm đánh giá tính phù hợp và hiệu quả của các đề xuất trong đề tài.

8.3. Phương pháp xử lí thông tin
Dùng phương pháp thống kê toán học trong khoa học giáo dục để xử lí kết quả thực
nghiệm sư phạm.
9. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Cho đến nay, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu nhằm mục đích nâng cao chất lượng
dạy học hóa học ở trường phổ thông. Trong đó cũng có các công trình nghiên cứu về việc sử
dụng lược đồ tư duy trong dạy học hóa học. Cụ thể một số công trình nghiên cứu như sau:
Luận án tiến sĩ của Bùi Phương Thanh Huấn: “Đổi mới phương pháp dạy học hóa học
bậc trung học phổ thông ở một số địa phương vùng Đồng Bằng sông Cửu Long”, năm 2010.
Luận văn thạc sĩ:
– Đinh Thị Nga: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng giờ ôn tập, luyện tập – Hoá hữu
cơ – ban nâng cao lớp 11”, năm 2007.
– Ngô Quỳnh Nga: “Sử dụng phương pháp grap và lược đồ tư duy tổ chức hoạt động học
tập của học sinh trong giờ ôn tập – luyện tập phần kim loại hoá học 12 – THPT nâng
cao – nhằm nâng cao năng lực nhận thức, tư duy logic cho học sinh”, năm 2009.
– Nguyễn Thị Thủy: “Sử dụng phương pháp Grap và Lược đồ tư duy trong bài luyện tập
phần dẫn xuất của hiđrocacbon – hóa học 11 nâng cao ở trường THPT – nhằm nâng
cao năng lực nhận thức cho học sinh”, năm 2010.
Tuy nhiên nếu nhìn tổng thể thì đa số các nghiên cứu trước đây chủ yếu đưa ra một hệ
thống các phương pháp để nâng cao chất lượng giờ học trong đó có phương pháp lập lược đồ
tư duy. Các đề tài nghiên cứu việc sử dụng lược đồ tư duy trong bài ôn tập, luyện tập chưa có
nhiều. Đặc biệt với bài luyện tập phần hoá học vô cơ lớp 9, chưa có tác giả nào nghiên cứu

5
việc vận dụng phương pháp này để thiết kế giáo án, tổ chức hoạt động học tập cho học sinh
trong giờ học.
10. Những đóng góp mới của đề tài
– Thiết kế lược đồ tư duy cho các bài luyện tập phần hoá học vô cơ lớp 9.
– Nghiên cứu, tuyển chọn và xây dựng hệ thống câu hỏi và bài tập cho giờ luyện tập phần
hoá học vô cơ lớp 9.

– Xây dựng được nguồn tài liệu dành cho giáo viên và học sinh tham khảo (Giới thiệu
phương pháp giải và các dạng bài tập tương ứng với phương pháp, các video thí
nghiệm cho phần hoá học vô cơ lớp 9).
11. Cấu trúc của luận văn
Luận văn được trình bày trong 3 chương như sau:
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VIỆC SỬ DỤNG LƢỢC ĐỒ TƢ
DUY TRONG DẠY HỌC BÀI LUYỆN TẬP

Chƣơng 2: SỬ DỤNG LƢỢC ĐỒ TƢ DUY THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA
HỌC SINH TRONG CÁC BÀI LUYỆN TẬP
PHẦN HOÁ HỌC VÔ CƠ LỚP 9

Chƣơng 3. THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM

KẾT LUẬN CHUNG VÀ KIẾN NGHỊ
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VIỆC SỬ DỤNG LƢỢC ĐỒ TƢ
DUY TRONG DẠY HỌC BÀI LUYỆN TẬP
1.1. Tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh trong dạy học hoá học
1.1.1. Khái niệm về tính tích cực trong học tập
1.1.2. Các cấp độ của tính tích cực
1.1.2.1. Tính tích cực bắt chước, tái hiện
1.1.2.2. Tính tích cực tìm tòi
1.1.2.3. Tính tích cực sáng tạo
1.1.3. Một số khía cạnh cơ bản của tư tưởng tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh
1.1.3.1. Đề cao tính nhân văn trong giáo dục
1.1.3.2. Đề cao tính hoạt động
1.1.3.3. Đề cao vai trò thúc đẩy (theo nghĩa kích thích, tạo điều kiện cho sự phát triển) tiềm
năng ở mỗi học sinh của giáo viên.

6

1.2. Bài ôn tập - luyện tập hoá học
1.2.1. Ý nghĩa, tầm quan trọng của các bài ôn tập - luyện tập
1.2.2. Các phương pháp dạy học thường được sử dụng trong bài ôn tập - luyện tập
1.2.2.1. Phương pháp thuyết trình nêu vấn đề
1.2.2.2. Đàm thoại tìm tòi (phương pháp vấn đáp)
1.2.2.3. Làm việc với sách giáo khoa
1.2.2.4. Phương pháp dạy học theo nhóm
1.2.2.5. Sử dụng thí nghiệm hóa học và các phương tiện trực quan trong bài luyện tập, ôn tập
1.2.2.6. Sử dụng bài tập hóa học
1.3. Lƣợc đồ tƣ duy
1.3.1. Khái niệm lược đồ tư duy
1.3.2. Phần mềm Mindjet MindManager 9 với việc thết lập lược đồ tư duy
1.3.3. Ứng dụng của lược đồ tư duy trong học tập
Với những lợi thế trên mà lược đồ tư duy được ứng dụng rất nhiều trong các lĩnh vực
khác nhau của cuộc sống. Trong công việc học tập, có thể kể đến các ứng dụng sau:
1.3.3.1. Lược đồ tư duy với kế hoạch
1.3.3.2. Lược đồ tư duy với đọc sách
1.3.3.3. Lược đồ tư duy với việc ghi chép
1.3.3.4. Lược đồ tư duy với sự sáng tạo
1.3.3.5. Lược đồ tư duy với làm việc theo nhóm
1.3.3.6. Lược đồ tư duy với thuyết trình
1.3.3.7. Lược đồ tư duy với nghiên cứu khoa học
1.3.4. Thiết kế hoạt động dạy học theo lược đồ tư duy
1.3.4.1. Các bước để thiết kế hoạt động dạy học
1.3.4.2. Một số điểm cần lưu ý khi thiết kế giáo án theo lược đồ tư duy
1.3.5. Nhận xét đánh giá về phương pháp
1.4. Thực trạng sử dụng lƣợc đồ tƣ duy trong các bài ôn tập luyện tập ở trƣờng Trung
học Cơ sở
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1
Trong chương 1, chúng tôi đã trình bày những vấn đề sau:

- Sự đóng góp của môn hoá học trong việc phát triển năng lực nhận thức, năng lực tư
duy và thúc đẩy tính tích cực của học sinh trong học tập.
- Thực trạng giảng dạy môn hoá học nói chung và việc áp dụng các phương pháp dạy
học tích cực như xây dựng lược đồ tư duy trong các giờ ôn tập luyện tập.

7
- Trình bày về các bước xây dựng lược đồ tư duy và ứng dụng của nó trong việc dạy và
học.
Tất cả những vấn đề trên là nền tảng cơ sở để chúng tôi nghiên cứu việc xây dựng lược
đồ tư duy để tổ chức các hoạt động học tập cho học sinh trong các tiết luyện tập phần hoá học
vô cơ lớp 9 nhằm tích cực hoá hoạt động của học sinh.
Chương 2. SỬ DỤNG LƢỢC ĐỒ TƢ DUY THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA
HỌC SINH TRONG CÁC BÀI LUYỆN TẬP PHẦN HOÁ HỌC VÔ CƠ LỚP 9
2.1. Phân tích chƣơng trình hoá học vô cơ lớp 9
2.1.1. Nội dung kiến thức và phân phối chương trình phần hoá học vô cơ lớp 9
2.1.2. Mục tiêu của chương trình hoá học vô cơ lớp 9
2.1.2.1. Mục tiêu chung
2.1.2.2. Mục tiêu cụ thể của từng chương
Chương 1: Các loại hợp chất vô cơ
Chương 2: Kim loại
Chương 3: Phi kim. Sơ lược bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học
2.2. Quy trình thiết kế lƣợc đồ tƣ duy cho các bài luyện tập phần hoá học vô cơ lớp 9
Bước 1: Phân tích mục tiêu bài dạy, đối tượng và trình độ nhận thức của học sinh, các nguồn
lực phục vụ dạy học.
Bước 2: Xác định phương pháp dạy học chủ yếu cho từng trọng tâm của bài.
Việc lựa chọn phương pháp dạy học sao cho thích hợp với nội dung kiến thức, giúp học
sinh tự học ở mức cao nhất để tìm tòi phát hiện kiến thức mới, đồng thời phương pháp dạy
học phù hợp với từng đối tượng học sinh ở các địa phương khác nhau.
Việc lựa chọn phương pháp căn cứ vào mục tiêu cụ thể, đặc điểm của mỗi phương pháp
và sự phối hợp giữa chúng

Bước 3: Thiết kế các hoạt động của tiết lên lớp.
Để thiết kế các hoạt động của tiết lên lớp một cách hợp lý và logic nhằm đạt được các
mục tiêu, trọng tâm đặt ra cần:
- Tìm hiểu nội dung để làm rõ trọng tâm kiến thức đến một độ sâu hợp lý.
- Hình thành ý tưởng, từ đó xác định những nội dung chủ yếu; các yếu tố, tình huống;
các chứng cứ, sự kiện, các thí nghiệm.
- Xác định quan điểm, nguyên tắc, lý luận dạy học.
Thiết kế các hoạt động cụ thể bao gồm:
- Mục tiêu của hoạt động.
- Điều kiện, phương tiện.

8
- Cách tổ chức thực hiện.
Như vậy một bài học có thể chia ra một số hoạt động nhất định nối tiếp nhau. Mỗi hoạt
động nhằm thực hiện một mục tiêu cụ thể của bài học. Trong mỗi hoạt động đó có thể gồm
các hoạt động cơ bản khác nhau để thực hiện mục tiêu đặt ra. Các hoạt động này được sắp xếp
theo thứ tự và logic hợp lý và dự kiến thời gian cụ thể.
Hoạt động của giáo viên và học sinh trong một tiết học được chia theo quá trình của tiết
học có thể được phân thành:
- Hoạt động khởi động: Hoạt động này có thể là mở đầu có nêu mục tiêu của tiết học,
kiểm tra bài cũ để nêu vấn đề của bài mới
- Tiếp hoạt động khởi động là các hoạt động nhằm đạt được mục tiêu của bài học về
kiến thức, kỹ năng bao gồm: Hoạt động để chiếm lĩnh kiến thức mới, hoạt động củng cố, hoạt
động để hình thành kỹ năng.
Bước 4: Cuối cùng là hoạt động kết thúc tiết học, bao gồm
Hoạt động khái quát hóa, tổng quát hóa nội dung kiến thức đạt được.
Hoạt động đánh giá.
Nêu bài tập để học sinh tự đánh giá và vận dụng kiến thức. Câu hỏi và bài tập để học
sinh tự đánh giá và vận dụng kiến thức sau mỗi tiết học cần đảm bảo một số yêu cầu sau:
- Bám sát với mục tiêu dạy học và xác định đúng kiến thức trọng tâm.

- Đảm bảo kiểm tra, đánh giá được những kiến thức và kỹ năng của tiết học.
- Kiểm tra được nhiều học sinh.
- Đảm bảo thời gian.
Dặn dò học sinh chuẩn bị cho bài sau: nêu rõ nội dung và yêu cầu cụ thể.
Bước 5: Thiết kế lược đồ tư duy
- Chủ đề chính (thông thường là tiêu đề của bài dạy).
- Trên các nhánh con ở cấp thứ nhất thường là các phần lớn của bài học, ở cấp tiếp theo
thường là mục nhỏ của các phần lớn. Trong mỗi phần, những ý chính của mỗi nội dung phải
được chọn lọc sao cho thật ngắn gọn, đầy đủ khi trình bày trên lược đồ tư duy. Sử dụng vừa
phải màu sắc, hình ảnh, kiểu chữ để tránh gây mất tập trung cho học sinh trong quá trình
học.
- Hệ thống câu hỏi cần sử dụng để củng cố, để cho học sinh hoạt động nhóm được
chèn vào lược đồ dưới dạng ghi chú hoặc liên kết với một file khác ở một chương trình ứng
dụng khác.
2.3. Lập lƣợc đồ tƣ duy nội dung kiến thức cần nhớ bài luyện tập phần hoá học vô cơ
lớp 9

9

2.3.1. Lược đồ tư duy nội dung kiến thức cần nhớ bài 5
Luyện tập: Tính chất hoá học của oxit và axit
2.3.2. Lược đồ tư duy nội dung kiến thức cần nhớ bài 13
Luyện tập chƣơng 1: Các loại hợp chất vô cơ
2.3.3. Lược đồ tư duy nội dung kiến thức cần nhớ bài 22
Luyện tập chƣơng 2: Kim loại
2.3.4. Lược đồ tư duy nội dung kiến thức cần nhớ bài 32
Luyện tập chƣơng 3:
Phi kim – Sơ lƣợc về bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học
2.4. Các hướng sử dụng lược đồ tư duy trong dạy học hoá học 9
2.4.1. Sử dụng lược đồ tư duy để học sinh tự ôn tập hệ thống kiến thức

2.4.2. Sử dụng lược đồ tư duy để sơ đồ hóa tiến trình dạy học của giáo viên
2.5. Bài tập hoá học sử dụng ở bậc trung học cơ sở
2.5.1. Ý nghĩa, tác dụng của bài tập hoá học ở trường phổ thông
2.5.2. Hệ thống bài tập hoá học dùng để rèn luyện kỹ năng cho học sinh trong các bài
luyện tập phần hoá học vô cơ lớp 9
2.6. Thiết kế bài dạy ôn tập – luyện tập phần hoá học vô cơ lớp 9
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2
Trong chương 2, chúng tôi đã trình bày những vấn đề sau:
- Nghiên cứu cách sử dụng phần mềm Mindjet Mind Manager để xây dựng lược đồ tư
duy, giúp học sinh hệ thống hoá kiến thức cần nhớ trong các bài luyện tập phần hoá học vô cơ
lớp 9 (axit, oxit, bazơ, muối, kim loại, phi kim).
- Giới thiệu các phương pháp giải toán hoá học thường được sử dụng ở bậc Trung học
Cơ sở.
- Lựa chọn, xây dựng hệ thống bài tập cho các bài luyện tập phần hoá học vô cơ lớp 9
để học sinh vận dụng kiến thức và rèn kĩ năng hoá học.
- Thiết kế kế giáo án cho 4 bài luyện tập phần hoá học vô cơ lớp 9, trong đó kết hợp với
việc sử dụng lược đồ tư duy cho nội dung phần kiến thức cần nhớ.
- Ngoài ra, chúng tôi còn xây dựng được hệ thống các dạng câu hỏi, các dạng bài tập;
sưu tầm các đề thi học sinh giỏi tuyến tỉnh, các đề thi vào các trường chuyên, các video thí
nghiệm làm nguồn tài liệu tham khảo cho giáo viên và học sinh.

10
Chương 3. THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM
3.1. Mục đích thực nghiệm
3.2. Nhiệm vụ của thực nghiệm sƣ phạm
3.3. Chuẩn bị thực nghiệm sƣ phạm
Chúng tôi tiến hành thực nghiệm sư phạm ở 3 trường Trung học Cơ sở (THCS) ở địa
bàn huyện Thường Xuân (gồm: THCS Vạn Xuân, THCS Xuân Lộc, THCS Xuân Chinh), mỗi
trường chúng tôi chọn một cặp lớp có trình độ tương đương nhau, số lượng học sinh gần như
nhau và cùng một giáo viên dạy môn hoá. Tại lớp thực nghiệm dạy theo giáo án đề xuất trong

luận văn, lớp đối chứng dạy theo giáo án của giáo viên thường sử dụng. Kết quả giờ dạy được
đánh giá bằng bài kiểm tra 15 phút sau giờ học. Đề bài cho hai lớp là như nhau, kết quả thực
nghiệm được xử lý theo phương pháp thống kê toán học và theo tài liệu nghiên cứu khoa học sư
phạm ứng dụng.
Trƣờng
THỰC TẬP SƢ PHẠM
Lớp
TN
Lớp
ĐC
GV Dạy
THCS Vạn Xuân
9A
9B
Cầm Bá Lâm
THCS Xuân Lộc
9A
9B
Nguyễn Thị Hiền
THCS Xuân Chinh
9A
9B
Nguyễn Quý Lâm

STT
BÀI DẠY
BÀI
KIỂM TRA
Tiết
Bài

Tên Bài
1
8
5
Luyện tập tính chất hoá học của oxit và axit
Bài số 1
2
18
13
Luyện tập chương 1: Các loại hợp chất vô cơ
Bài số 2
3
28
22
Luyện tập chương 2: Kim loại
Bài số 3
4
41
32
Luyện tập chương 3: Phi kim – Sơ lược về bảng tuần
hoàn các nguyên tố hoá học
Bài số 4

Chúng tôi tiến hành thực nghiệm ở các trường trên trong năm học 2011 - 2012 theo
phân phối chương trình THCS môn hoá học (của Sở Giáo dục – Đào tạo tỉnh Thanh Hoá).
3.4. Các phƣơng pháp áp dụng khi xử lý kết quả thực nghiệm sƣ phạm
Bảng 3.1. Điểm bài kiểm tra của các lớp thực nghiệm và đối chứng.

11
Điểm

Xi
Bài kiểm tra 1
Bài kiểm tra 2
Bài kiểm tra 3
Bài kiểm tra 4
Lớp TN
Lớp ĐC
Lớp TN
Lớp ĐC
Lớp TN
Lớp ĐC
Lớp TN
Lớp ĐC
0
0
0
0
0
0
0
0
0
1
0
2
0
0
0
1
0

1
2
2
2
0
2
2
3
1
4
3
3
5
4
4
4
4
5
3
4
5
7
7
11
4
8
3
4
5
7

29
5
23
7
29
7
37
6
23
29
12
22
22
30
27
27
7
29
20
27
21
31
19
28
14
8
25
6
27
15

25
7
18
9
9
9
7
19
8
8
5
13
8
10
3
2
4
3
3
3
4
2

3.4.1. Xử lý theo phương pháp thống kê toán học
Bảng 3.2. Phần trăm số điểm từ Xi trở xuống các bài kiểm tra.
Tổng hợp của cả ba trường THCS (Vạn Xuân, Xuân Lộc, Xuân Chinh)
Điểm
Xi
Bài kiểm tra 1
Bài kiểm tra 2

Bài kiểm tra 3
Bài kiểm tra 4
Lớp TN
Lớp ĐC
Lớp TN
Lớp ĐC
Lớp TN
Lớp ĐC
Lớp TN
Lớp ĐC
0
0.00
0.00
0.00
0.00
0.00
0.00
0.00
0.00
1
0.00
1.83
0.00
0.00
0.00
0.92
0.00
0.92
2
1.89

3.67
0.00
1.83
1.89
3.67
0.94
4.59
3
4.72
8.26
3.81
5.50
5.66
7.34
5.66
7.34
4
9.43
14.68
10.48
15.60
9.43
14.68
8.49
11.01
5
16.04
41.28
15.24
36.70

16.04
41.28
15.09
44.95
6
37.74
67.89
26.67
56.88
36.79
68.81
40.57
69.72
7
65.09
86.24
52.38
76.15
66.04
86.24
66.98
82.57
8
88.68
91.74
78.10
89.91
89.62
92.66
83.96

90.83
9
97.17
98.17
96.19
97.25
97.17
97.25
96.23
98.17
10
100
100
100
100
100
100
100
100


12
Hình 3.1. Đồ thị biểu diễn đường luỹ tích của các bài kiểm tra.
Tổng hợp của cả ba trường THCS (Vạn Xuân, Xuân Lộc, Xuân Chinh)
Bài kiểm tra 1 Bài kiểm tra 2


Bài kiểm tra 3 Bài kiểm tra 4



13
Bảng 3.3. Phân loại kết quả học tập của học sinh qua các bài kiểm tra (%).
Tổng hợp của cả ba trường THCS (Vạn Xuân, Xuân Lộc, Xuân Chinh)
Bài KT
YẾU - KÉM
TRUNG BÌNH
KHÁ
GIỎI
0 - 4 điểm
5 - 6 điểm
7 - 8 điểm
9 - 10 điểm
TN
ĐC
TN
ĐC
TN
ĐC
TN
ĐC
Số 1
9.43
14.68
28.30
53.21
50.94
23.85
11.32
8.26
Số 2

10.48
15.60
16.19
41.28
51.43
33.03
21.90
10.09
Số 3
9.43
14.68
27.36
54.13
52.83
23.85
10.38
7.34
Số 4
8.49
11.01
32.08
58.72
43.40
21.10
16.04
9.17
Bảng 3.4. Các tham số đặc trưng.
Riêng rẽ của từng trường THCS (Vạn Xuân, Xuân Lộc, Xuân Chinh)
Bài KT
Trƣờng

THCS
X

S
2

S
V (%)
TN
ĐC
TN
ĐC
TN
ĐC
TN
ĐC
Số 1
Vạn Xuân
6.89
5.97
2.76
2.89
1.66
1.70
24.09
28.48
Xuân Lộc
6.68
5.77
2.86

2.97
1.69
1.72
25.30
29.81
Xuân Chinh
6.81
5.84
2.22
2.95
1.49
1.72
21.88
29.45
Số 2
Vạn Xuân
7.11
6.08
2.71
2.94
1.65
1.71
23.21
28.13
Xuân Lộc
7.09
6.09
3.08
3.22
1.75

1.79
24.68
29.39
Xuân Chinh
7.31
6.43
2.62
2.89
1.62
1.70
22.16
26.44
Số 3
Vạn Xuân
6.78
5.86
2.51
2.82
1.58
1.68
23.30
28.67
Xuân Lộc
6.68
5.77
2.80
2.86
1.67
1.69
25.00

29.29
Xuân Chinh
6.86
5.97
2.56
2.78
1.60
1.67
23.32
27.97
Số 4
Vạn Xuân
6.92
5.97
2.86
3.05
1.69
1.75
24.42
29.31
Xuân Lộc
6.71
5.80
2.67
2.79
1.63
1.67
24.29
28.79
Xuân Chinh

6.83
5.92
2.64
3.00
1.62
1.73
23.72
29.22
Bảng 3.5. So sánh điểm trung bình, độ lệch chuẩn và đánh giá mức độ ảnh hưởng của lớp
thực nghiệm và lớp đối chứng.
Riêng rẽ từng trường THCS (Vạn Xuân, Xuân Lộc, Xuân Chinh)
Bài kiểm tra 1
Mô tả dữ liệu
Vạn Xuân
Xuân Lộc
Xuân Chinh
TN
ĐC
TN
ĐC
TN
ĐC
Điểm trung bình
6.89
5.97
6.68
5.77
6.81
5.84


14
Độ lệch chuẩn SD
1.69
1.72
1.72
1.75
1.51
1.74
P độc lập
0.025
0.034
0.013
Mức độ ảnh hưởng ES
0.53
0.52
0.56
Bài kiểm tra 2
Mô tả dữ liệu
Vạn Xuân
Xuân Lộc
Xuân Chinh
TN
ĐC
TN
ĐC
TN
ĐC
Điểm trung bình
7.11
6.08

7.09
6.09
7.31
6.43
Độ lệch chuẩn SD
1.67
1.74
1.78
1.82
1.64
1.72
P độc lập
0.012
0.024
0.029
Mức độ ảnh hưởng ES
0.59
0.55
0.51
Bài kiểm tra 3
Mô tả dữ liệu
Vạn Xuân
Xuân Lộc
Xuân Chinh
TN
ĐC
TN
ĐC
TN
ĐC

Điểm trung bình
6.78
5.86
6.68
5.77
6.86
5.97
Độ lệch chuẩn SD
1.61
1.70
1.70
1.72
1.62
1.69
P độc lập
0.021
0.031
0.025
Mức độ ảnh hưởng ES
0.54
0.53
0.53

Bài kiểm tra 4
Mô tả dữ liệu
Vạn Xuân
Xuân Lộc
Xuân Chinh
TN
ĐC

TN
ĐC
TN
ĐC
Điểm trung bình
6.92
5.97
6.71
5.80
6.83
5.92
Độ lệch chuẩn SD
1.71
1.77
1.66
1.69
1.65
1.75
P độc lập
0.024
0.028
0.025
Mức độ ảnh hưởng ES
0.54
0.54
0.52

3.4.2. Xử lý theo những thành tựu mới của Toán học Thống kê
Dựa vào kết quả thực nghiệm sư phạm và thông qua việc xử lý các số liệu thực nghiệm
thu được, chúng tôi thấy chất lượng học tập của học sinh ở các lớp thực nghiệm cao hơn chất

lượng học tập của học sinh ở các lớp đối chứng. Điều này được thể hiện qua:
3.5.1. Tỉ lệ phần trăm học sinh yếu kém, trung bình và khá giỏi

15
Tỉ lệ phần trăm học sinh đạt điểm khá giỏi ở các lớp thực nghiệm cao hơn ở các lớp đối
chứng. Ngược lại, tỉ lệ phần trăm học sinh yếu kém và trung bình ở các lớp thực nghiệm thấp
hơn ở các lớp đối chứng (Bảng 3.3).
3.5.2. Đồ thị biểu diễn đường tích luỹ của các bài kiểm tra
Đồ thị các đường tích luỹ của nhóm lớp thực nghiệm luôn nằm phía dưới bên phải các
đường tích luỹ của lớp đối chứng. Điều này đồng nghĩa với việc chất lượng học tập của các
lớp thực nghiệm tốt hơn của các lớp đối chứng (Hình 3.1).
3.5.3. Giá trị của các tham số đặc trưng
Xử lý theo phƣơng pháp thống kê toán học
- Điểm trung bình cộng của nhóm thực nghiệm bao giờ cũng cao hơn nhóm đối chứng.
- Độ lệch chuẩn của nhóm thực nghiệm bao giờ cũng nhỏ hơn nhóm đối chứng, chứng
tỏ mức độ phân tán quanh giá trị trung bình của nhóm thực nghiệm nhỏ hơn. Các giá trị V
đều nhỏ hơn 30%, chứng tỏ có độ dao động đáng tin cậy (Bảng 3.4).
Xử lý theo thành tựu mới của Toán thống kê
Điểm trung bình của các lớp thực nghiệm cao hơn các lớp đối chứng.
Độ lệch chuẩn quanh điểm trung bình của các lớp thực nghiệm và các lớp đối chứng
đều bé và giá trị độ lệch chuẩn của các lớp thực nghiệm đều thấp hơn giá trị độ lệch chuẩn
của các lớp đối chứng. Điều này có nghĩa là các điểm số của học sinh đều khá tập trung quanh
giá trị trung bình và điểm của học sinh lớp thực nghiệm tập trung hơn lớp đối chứng.
Giá trị của phép kiểm chứng độc lập P của lớp thực nghiệm và đối chứng đều bé hơn
0,05. Tức sự chênh lệch về giá trị trung bình của hai lớp thực nghiệm và đối chứng không có
khả năng xảy ra ngẫu nhiên.
Giá trị của mức độ ảnh hưởng (ES) khi so sánh với tiêu trí Cohen đều nằm trong
khoảng (0,5 ≤ ES < 0,8). Tức là tác động tạo ra ảnh hưởng ở mức độ trung bình (Bảng 3.5).
Từ những nhận xét, đánh giá trên chúng tôi có thể kết luận: việc áp dụng các biện pháp
dạy học mà chúng tôi đã nghiên cứu và sử dụng đã nâng cao được kết quả học tập của học

sinh ở lớp thực nghiệm cao hơn so với ở lớp đối chứng.
KẾT LUẬN CHUNG VÀ KIẾN NGHỊ

Kết luận chung
Sau một thời gian tiến hành tìm hiểu, nghiên cứu và xây dựng lược đồ tư duy cho các
bài luyện tập phần hoá học vô cơ lớp 9, chúng tôi đã hoàn thành các nhiệm vụ để ra, cụ thể là:
1. Đã hệ thống hóa cơ sở lí luận và thực tiễn của việc xây dựng và sử dụng lược đồ tư
duy trong dạy học các bài luyện tập hóa học vô cơ 9.

16
2. Đã đề xuất quy trình xây dựng lược đồ tư duy bài luyện tập, từ đó đã xây dựng được
23 lược đồ tư duy, sưu tầm được 43 video thí nghiệm cho 4 bài luyện tập phần hoá học vô cơ
lớp 9.
3. Đã nghiên cứu đề xuất các hướng sử dụng lược đồ tư duy trong các bài luyện tập
phần hoá học vô cơ lớp 9.
4. Xây dựng và tuyển chọn một số bài tập dùng cho các bài luyện tập trong các chương
của phần hoá học vô cơ lớp 9.
5. Đã tiến hành thực nghiệm sư phạm với bốn giáo án bài luyện tập ở ba trường THCS
(Vạn Xuân, Xuân Lộc, Xuân Chinh) của huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hoá và đánh giá hiệu
quả giờ học ở các lớp thực nghiệm, đối chứng và phân tích kết quả thu được. Kết quả thực
nghiệm sư phạm chứng tỏ đề tài “Thiết kế và sử dụng lược đồ tư duy có các bài luyện tập
phần hoá học vô cơ lớp 9 nhằm tích cực hoạt động hoá của học sinh” là cần thiết và khả thi
góp phần nâng cao chất lượng dạy học Hóa học 9.
Kiến nghị
Qua quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài chúng tôi có một vài kiến nghị:
- Đề nghị các nhà trường cần đầu tư hơn nữa các phương tiện kĩ thuật dạy học hiện đại
như: máy vi tính, máy chiếu, các phần mềm thí nghiệm, các bộ dụng cụ thí nghiệm lắp sẵn,
xây dựng các phòng học máy, phòng thí nghiệm chuẩn giúp giáo viên có thể thực hiện đúng
các phương pháp dạy học đặc trưng của bộ môn hóa học.
- Việc bồi dưỡng, đào tạo, đào tạo lại đội ngũ giáo viên cần phải được thực hiện thường

xuyên hơn nữa, phải thực sự đi sâu vào chất lượng, tránh hình thức. Chúng ta không thể đưa
tin học vào bài giảng nếu thiếu những giáo viên có trình độ về tin học.
- Đối với các phương pháp dạy học mới hoặc kĩ thuật dạy học mới (như phương pháp sử
dụng lược đồ tư duy), cần phải có sự đầu tư, nghiên cứu sâu hơn nữa để có thể phát huy ưu
điểm, hạn chế nhược điểm, từ đó tổng kết, nhân rộng.

References
1. Tony Buzan (2007). How to mind map (Lập bản đồ tư duy). Công ty sách Alpha.
2. Tony Buzan (2007). Sử dụng trí tuệ của bạn. Nxb tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh.
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007). Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên
THCS chu kỳ III (quyển 2). Nxb Giáo dục.
4. Nguyễn Cƣơng (2007). Phương pháp dạy học hoá học ở trường phổ thông và đại
học, một số vấn đề cơ bản. Nxb Giáo dục.

17
5. Nguyễn Cƣơng, Nguyễn Mạnh Dung, Nguyễn Thị Sửu (2000). Phương Pháp dạy
học hoá học tập I. Nxb Giáo dục.
6. Nguyễn Cƣơng, Nguyễn Thị Sửu, Nguyễn Đức Dũng, Lê Văn Nam, Hoàng Văn
Côi, Trịnh Văn Biểu, Đào Văn Hạnh (1995). Thực trạng về phương pháp dạy học
hoá học ở các trường trung học phổ thông, kỷ yếu hội thảo khoa học “Đổi mới phương
pháp dạy học các môn khoa học tự nhiên ở trường trung học phổ thông theo hướng
hoạt động hoá người học”. ĐHSP Hà Nội, ĐHQG Hà Nội.
7. Vũ Cao Đàm (2007). Phương pháp nghiên cứu khoa học. Nxb Giáo dục.
8. Đặng Thành Hƣng (2002). Dạy học hiện đại, Lý luận – Biện pháp – Kỹ thuật. Nxb
Đại học Quốc gia Hà Nội.
9. Trần Duy Hƣng (2000). Quy trình kiến tạo tình huống trong dạy học theo nhóm nhỏ -
Nghiên cứu giáo dục. Nxb Giáo dục.
10. Nguyễn Kỳ (1995). Phương pháp giáo dục tích cực lấy người học làm trung tâm. Nxb
Giáo dục.
11. M.N. Sacđacôp (1970). Tư duy của học sinh. Nxb Giáo dục.

12. Luật giáo dục (2005).
13. Đặng Thị Oanh, Nguyễn Thị Sửu (2006). Phương pháp dạy học các chương mục
quan trọng trong chương trình sách giáo khoa hoá học phổ thông. Nxb Đại học Sư
phạm.
14. Nguyễn Ngọc Quang (1994). Lý luận dạy học hoá học (tập 1). Nxb Giáo dục.
15. Thái Duy Tiên (1998). Những vấn đề cơ bản giáo dục học hiện đại. Nxb Giáo dục.
16. Lê Công Triêm, Nguyễn Đức Vũ, Trần Thị Tú Anh (2002). Một số vấn đề hiện nay
của phương pháp dạy học Đại học. Nxb Giáo dục.
17. Lê Xuân Trọng, Ngô Ngô Ngọc An, Ngô Văn Vụ (2007). Bài tập hoá học 9. Nxb
Giáo dục.
18. Lê Xuân Trọng, Cao Thị Thặng, Nguyễn Phú Tuấn, Ngô Văn Vụ (2005). Sách
giáo viên (hoá học 9). Nxb Giáo dục.
19. Nguyễn Xuân Trƣờng (2006). Phương pháp dạy học hoá học ở trường phổ thông.
Nxb Giáo dục.
20. Viện ngôn ngữ học (2001). Từ điển tiếng việt. Nxb Đà Nẵng.
21. Vụ Giáo Dục Trung Học - Bộ Giáo Dục và Đào Tạo (2009). Hướng dẫn thực hiện
chuẩn kiến thức kỹ năng của chương trình giáo dục phổ thông môn hoá học lớp 9.

18
22. Vụ Giáo dục Trung học – Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010). Tài liệu tập huấn giáo
viên “Dạy học, kiểm tra đánh giá theo chuẩn kiến thức, kỹ năng trong trương chình
giáo dục phổ thông”, môn hoá học cấp trung học cơ sở.

×