Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

ẢNH HƯỞNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP ÁP DỤNG CHẬU ƯƠM ĐẾN SỰ RA RỄ CỦA HOM TIÊU ( Piper nigrum L.) TẠI PHƯỜNG ĐOÀN KẾT THỊ XÃ BUÔN HỒ TỈNH ĐĂK LĂK

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (936.34 KB, 91 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA NÔNG HỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ẢNH HƯỞNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP ÁP DỤNG CHẬU ƯƠM ĐẾN SỰ
RA RỄ CỦA HOM TIÊU ( Piper nigrum L.) TẠI PHƯỜNG ĐOÀN KẾT THỊ XÃ BUÔN HỒ - TỈNH ĐĂK LĂK

NGÀNH

: NÔNG HỌC

KHÓA

: 2007-2011

SINH VIÊN THỰC HIỆN: HUỲNH VĂN THẠCH

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 08/2011


i

ẢNH HƯỞNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP ÁP DỤNG CHẬU ƯƠM ĐẾN SỰ RA
RỄ CỦA HOM TIÊU ( Piper nigrrum L.)TẠI PHƯỜNG ĐOÀN KẾT - THỊ
XÃ BUÔN HỒ - TỈNH ĐĂK LĂK

Tác giả
HUỲNH VĂN THẠCH



Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng kỹ sư ngành Nông học

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
PGS TS. Lê Quang Hưng

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 08/2011

 


ii

LỜI CẢM ƠN

Qua thời gian thực tập tại nhà ông Huỳnh Văn Ngọc em đã hoàn thành cuốn
báo cáo này. Trước hết em xin chân thành cảm ơn Ban Hiệu nhà trường, cùng toàn thể
các thầy cô khoa Nông Học trong trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh
đã tận tình giảng dạy và truyền đạt cho em những kiến thức chuyên môn trong suốt 4
năm học tập ở trường.
Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn đến thầy Lê Quang Hưng đã trực tiếp giảng dạy
và truyền đạt cho em những kiến thức tận tình hướng dẫn giúp đỡ em trong quá trình
thực tập và hoàn thành cuốn báo cáo thực tập này.
Em xin cảm ơn ba mẹ và gửi đến toàn thể các cô chú, anh chị tại địa phương đã
tạo điều kiện thuận lợi cho em được thực tập và đã nhiệt tình hướng dẫn, chỉ bảo em
trong suốt quá trình thực tập tại địa phương.
Cuối cùng, em xin chúc quý thầy cô nhiều sức khỏe và nhiều niềm vui trong
công tác giảng dạy. Kính chúc toàn thể quý cô chú, anh chị tại địa phương lời chúc sức

khỏe và thành công .
Do thời gian cũng như kiến thức còn hạn chế nên không thể tránh khỏi những
thiếu xót, em rất mong được sự góp ý tận tình của thầy cô ở trong khoa để hoàn thiện
hơn trong thực tế sau này.

Em chân thành cảm ơn!
Tp.HCM, ngày 12 tháng 07 năm 2011
Sinh viên thực hiện
Huỳnh Văn Thạch

 


iii

TÓM TẮT

HUỲNH VĂN THẠCH, khoa Nông học, ĐH Nông Lâm TP Hồ Chí Minh (tháng 8 /
2011)
Đề tài :“ Ảnh hưởng một số biện pháp áp dụng chậu ươm đến sự ra rễ của hom
tiêu ( Piper nigrum L.) tại Phường Đoàn Kết - thi xã Buôn Hồ - tỉnh Đăk Lăk”
Mục tiêu của đề tài: Xác định được ẩm độ và số mắt của hom tiêu đáp ứng cho
việc nhân nhanh giống tiêu, vừa tiết kiệm được lượng giống, giảm được tỉ lệ chết của
hom tiêu.
Thí nghiệm được bố trí theo kiểu lô phụ: lô chính là số mắt của hom tiêu chia
làm 3 mức: một mắt, hai mắt, ba mắt. Lô phụ là 4 mức độ che: che kín 99 %, che kín
75 %, che kín 50 % và không che, 3 lần lặp lại. Thí nghiệm được thực hiện làm hai
giai đoạn:
-


Giai đoạn trong chậu: để tính tốc độ ra rễ, chiều dài rễ, tỷ lệ nhú chồi.

-

Giai đoạn ra chậu: đo chiều cao chiều, đếm số lá, tỷ lệ song sau 40 ngày
nhằm đánh giá tốc độ sinh trưởng của các mức độ che và số mắt hom tiêu

Qua hai giai đoạn thí nghiệm cho kết quả
-

Nghiệm thức che kín 99 % của hom tiêu 3 mắt cho tỷ lệ ra rễ cao nhất, tỷ lệ
ra rễ nhanh và đạt tỷ lệ cao nhất (96,7 %) ở 25 ngày sau ươm.

- Các chậu kín 99 % đều ra rễ nhưng thấp nhất là chậu kín 99% của hom tiêu
một mắt (83,33 %).
- Khi ra khỏi chậu che kín 99 % của hom 3 mắt có tốc độ sinh trưởng mạnh
nhất trong các nghiệm thức làm thí nghiệm.
Thí nghiệm chứng tỏ nên sử dụng hom tiêu 3 mắt của chậu che kín 99 % trong
việc sản xuất tiêu giống bằng phương pháp giâm cành.

 


iv

MỤC LỤC
Trang tựa.......................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ...................................................................................................................... ii
Tóm tắt ........................................................................................................................... iii
Danh mục các chữ viết tắt ............................................................................................. ix

Mục lục .......................................................................................................................... iv
Danh mục các bảng ....................................................................................................... vi
Danh mục các hình ...................................................................................................... viii
Chương 1 MỞ ĐẦU .......................................................................................................1
1.1 Đặt vấn đề ..................................................................................................................1
1.2 Mục đích của đề tài ...................................................................................................2
1.3 Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................................2
Chương 2 TỔNG QUAN ...............................................................................................3
2.1 Lịch sử phát triển hồ tiêu ở Việt Nam ......................................................................3
2.2 Thực trạng sản xuất và xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam .................................................3
2.2.1 Tình hình phát triển hồ tiêu hiện nay .....................................................................3
2.2.2 Diện tích và sản lương hồ tiêu ở Việt Nam ............................................................6
2.2.3 Tình hình xuất khâu hồ tiêu 5 tháng đầu năm 2010 ...............................................8
2.3 Điều kiện tự nhiên thị xã Buôn Hồ ..........................................................................10
2.3.1 Tài nguyên đất đai ................................................................................................11
2.3.2 Khí hậu thời tiết ....................................................................................................11
2.3.3 Thuỷ văn ...............................................................................................................12
2.3.4 Tài nguyên rừng ..................................................................................................12
2.3.5 Tài nguyên nước: ..................................................................................................12
2.3.6 Tài nguyên khoáng sản .........................................................................................13
2.3.7 Tài nguyên du lịch ................................................................................................13
2.4 Yêu cầu sinh thái và đặc điểm về hinh thái cây hồ tiêu ..........................................13
2.4.1 Yêu cầu sinh thái của cây tiêu ..............................................................................13
2.4.2 Đặc điểm về hình thái ...........................................................................................14
2.5 Giống hồ tiêu ...........................................................................................................15
 


v


2.5.1 Một số giống địa phương......................................................................................15
2.5.2 Một số giống tiêu nhập nội ...................................................................................16
2.6 Phương pháp nhân giống ........................................................................................17
2.7 Các loại cành có thể làm hom giống ......................................................................20
Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................21
3.1 Thời gian và địa điểm thực hiện đề tài ....................................................................21
3.2 Vật liệu thí nghiệm ..................................................................................................21
3.3 Phương pháp thí nghiệm..........................................................................................21
3.3.1 Bố trí thí nghiệm ...................................................................................................21
3.3.2 Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi ..................................................................23
3.3.3 Phương pháp phân tích số liệu .............................................................................23
Chương 4 KẾT LUẬN VÀ THẢO LUẬN ................................................................24
4.1 Các chi tiêu sinh trưởng trong chậu.........................................................................24
4.1.1 Tỉ lệ ra rể...............................................................................................................24
4.1.2 Chiều dài rễ của hom tiêu .....................................................................................28
4.1.3 Số rễ của hom tiêu ................................................................................................30
4.1.4 Tỉ lệ nhú chồi của hom tiêu .................................................................................33
4.1.5 Chiều cao chồi của hom tiêu ................................................................................37
4.1.6 Số lá của hom tiêu ................................................................................................39
4.1.7 Tỉ lệ sống của hom tiêu ........................................................................................40
4.1.8 Tương quan giữa ẩm độ, nhiệt độ và các chỉ tiêu sinh trưởng .............................41
4.2 Giai đoạn ra chậu .....................................................................................................44
4.2.1 Ảnh hưởng của các mức độ che và số mắt đến số lá của hom tiêu khi ra khỏi
chậu ................................................................................................................................44
4.2.2 Ảnh hưởng của các mức độ che và số mắt đến tỉ lệ sống khi ra chậu 40 ngày .46
4.3 Hiệu quả kinh tế.......................................................................................................47
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .......................................................................49
5.1 Kết luận....................................................................................................................49
5.2 Đề nghị ....................................................................................................................49
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................50

PHỤ LỤC ......................................................................................................................52
 


vi

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Diện tích và sản lượng Hồ Tiêu từ 1993 – 2009 ..........................................7
Bảng 2.2: Số liệu xuất khẩu các nhóm hàng nông sản của việt nam trong 5 tháng đầu
năm 2010 so với cùng kì năm trước ................................................................................9
Bảng 2.3: Lượng,trị giá xuất hạt tiêu của việt nam sang một số thị trường chính trong
5 tháng đầu năm 2010 so với cùng kỳ năm 2009 ..........................................................10
Bảng 4.1 Ảnh hưởng của các mức độ che và số mắt đến tỉ lệ ra rể của hom tiêu giai
đoạn 15 ngày và 20 ngày sau khi ươm. ........................................................................24
Bảng 4.2 Ảnh hưởng của các mức độ che và số mắt đến tỉ lệ ra rể của hom tiêu giai
đoạn 25 ngày , 30 ngày và 35 ngày sau khi ươm. ........................................................26
Bảng 4.3 Ảnh hưởng của các mức độ che và số mắt đến chiều dài rễ của hom tiêu ...28
Bảng 4.4 Ảnh hưởng của các mức độ che và số mắt đến số rễ của hom tiêu ..............30
Bảng 4.5 Ảnh hưởng của các mức độ che và số mắt đến tỉ lệ nhú chồi của hom tiêu ở
20 và 25 ngày sau khi ươm. ...........................................................................................33
Bảng 4.6 Ảnh hưởng của các mức độ che và số mắt đến tỉ lệ nhú chồi của hom tiêu ở
30 và 35 ngày sau khi ươm.. ..........................................................................................35
Bảng 4.7 Ảnh hưởng của các mức độ che và số mắt đến chiều cao chồi của hom tiêu
.......................................................................................................................................37
Bảng 4.8 Ảnh hưởng của các mức độ che và số mắt đến hình thành số lá của hom
tiêu .................................................................................................................................39
Bảng 4.9 Ảnh hưởng của các mức độ che và số mắt đến tỉ lệ sống của hom tiêu .......40
Bảng 4.10: Tương quan giữa các chỉ tiêu sinh trương và ẩm độ và nhiệt độ ở trong
chậu ươm /20 ngày ........................................................................................................41
Bảng 4.11: Tương quan giữa các chỉ tiêu sinh trương và ẩm độ và nhiệt độ ở trong

chậu ươm /25 ngày. .......................................................................................................42
Bảng 4.12: Tương quan giữa các chỉ tiêu sinh trưởng và ẩm độ và nhiệt độ ở trong
chậu ươm /30 ngày. .......................................................................................................42
Bảng 4.13: Tương quan giữa các chỉ tiêu sinh trương và ẩm độ và nhiệt độ ở trong
chậu ươm /35 ngày ........................................................................................................43
 


vii

Bảng 4.14: Ảnh hưởng của các mức độ che và số mắt đến số lá của hom tiêu khi ra
khỏi chậu........................................................................................................................44
Bảng 4.15 Ảnh hưởng của các mức độ che và số mắt đến chiều cao chồi của hom tiêu
40 ngày ra chậu. .............................................................................................................45
Bảng 4.16 Ảnh hưởng của các mức độ che và số mắt đến ti lệ sống của hom tiêu 40
ngày. ..............................................................................................................................46
Bảng 4.17: Chi phí sản xuất khi làm thí nghiệm ..........................................................47
Bảng 4.18: Hiệu quả kinh tế tính trên 10 bầu tiêu. .......................................................48

 


viii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Biểu đồ 2.1: Lượng, trị giá, đơn giá xuất khẩu bình quân hạt tiêu của Việt Nam năm
2009 và 5 tháng đầu năm 2010 ........................................................................................8

 



ix

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
đ: đồng
CV: Coefficient of Variation (hệ số biến động)
ns: Non significant: không có sự khác biệt về mặt thống kê
TB: trung bình
TL: tỷ lệ

 


1

Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Hồ tiêu có tên khoa học là Piper nigrrum L., thuộc họ Piperaceae, tiêu có công
dụng làm gia vị, tiêu thơm, cay nồng và kích thích tiêu hóa,có tác dụng chữa một số
bệnh. Hạt tiêu cũng rất giàu chất chống oxy hóa, chẳng hạn như beta carotene, giúp
tăng cường hệ miễn dịch và ngăn ngừa sự hủy hoại các tế bào. Bên cạnh vị trí khá
quan trọng của tiêu trong ẩm thực của người Việt Nam, các quốc gia khác, hồ tiêu còn
được sử dụng trong y dược, trong công nghệ hương liệu, là chất trừ côn trùng và còn
nhiều ứng dụng khác nữa.
Hiện nay Việt Nam vươn lên đứng đầu về sản lượng xuất khẩu cây tiêu : “Hiệp
hội Hồ tiêu Việt Nam với hơn 100 hội viên, trong đó các doanh nghiệp đã xuất
120.177 tấn, chiếm 89,5 % thị phần xuất khẩu; có doanh nghiệp xuất khẩu đến gần
19.000 tấn/ năm. Vị thế ngành hồ tiêu VN của hiệp hội hồ tiêu Việt Nam ngày càng
cao trên trường Quốc tế, là quốc gia sản xuất và xuất khẩu hồ tiêu số một thế giới

chiếm 40- 50 % lượng hồ tiêu toàn cầu”. Việc duy trì lợi thế dẫn đầu về sản lượng
trong những năm tiếp theo là cả một vấn đề nan giải.
Mặt khác nước ta nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, điều kiện rất thích
hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cây tiêu. Đặc biệt là ở vùng Đông Nam Bộ và
Tây Nguyên. Tây Nguyên với những vùng trồng tiêu nổi tiếng như là Chư Sê (Gia Lai
có diện tích trên 5000 ha), Đăk Lăk có trên 4.800 ha. Nhưng theo một số tìm hiểu
được Tây Nguyên đang bị bệnh tàn phá trầm trọng nên cần phải có một phương pháp
nhân giống nhanh và hiệu quả. Bên cạnh đó việc sản xuất ra hom tiêu phải nhanh, chất
lượng tốt để ta có thể tiến hành trồng lại những vùng đã già cỗi, bệnh hại.

 


2

Chính vì sự cấp thiết đó, được sự đồng ý của khoa và sự hướng dẫn của thầy Lê
Quang Hưng, đề tài “Ảnh hưởng một số biện pháp áp dụng chậu ươm đến sự ra rễ
của hom tiêu ( Piper nigrum L.) tại Phường Đoàn Kết-thi xã Buôn Hồ -tỉnh Đăk
Lăk” được tiến hành.
1.2

Mục đích của đề tài
- Nhằm xác định được chậu che thích hợp để cho hom tiêu ra rễ và tỷ lệ sống,

mang lại hiệu quả trong nhân giống tiêu Vĩnh Linh ở địa phương.
- Xác định được số mắt của hom để mang lại hiệu quả kinh tế nhất.
Muốn làm được điều đó cần thực hiện:
• Tìm hiểu về cây tiêu và các phương pháp giâm cành của tiêu
• Chậu để duy trì ẩm độ cao để tiến hành thí nghiệm
• Lấy cành tược của cây tiêu làm hom

• Thu thập và xử lý số liệu (ra rể, ra chồi…)
1.3

Phạm vi nghiên cứu
Địa điểm thực hiện: Thị xã Buôn Hồ - ĐăkLăk
Đề tài thực hiện từ tháng 3 đến tháng 7 chỉ khảo sát được thời gian hình thành
rễ ở trong chậu ươm chưa theo dõi giai đoạn cây con khi đưa vào bầu.
Việc thực hiện vào mùa khô nên ẩm độ không khí thấp, nhiệt độ cao ảnh hưởng
đến việc lấy hom và làm thí nghiệm.
Việc thực hiện trên một giống tiêu nên kết quả còn hạn chế.

 


3

Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 Lịch sử phát triển hồ tiêu ở Việt Nam
Cây tiêu là cây trồng được phát hiện khá sớm, có nguồn gốc từ bang Tây Ghats,
Panniyur-1. Ở Việt Nam, cây tiêu mọc hoang đã tìm thấy từ trước thế kỷ XVI, nhưng
đến thế kỷ XVII mới đươc đưa vào trồng (trích dẫn bởi Nguyễn Tăng Tôn và ctv.,
2005). Đến cuốii thế kỷ XIX, hồ tiêu được trồng với với diện tích tương đối khá ở Phú
Quốc, Hòn Chồng và Hà Tiên (Kiên Giang), chủ yếu do người Hoa gốc ở Hải Nam
theo Mạc Cửu di cư vào Hà Tiên. Cũng trong khoản thời gian này và đầu thế kỷ XX,
cây tiêu theo chân các chủ đồn điền người Pháp phát triển trên Bình Long, Bà Rịa Vũng Tàu, Quảng Trị - Quảng Nam.
2.2 Thực trạng sản xuất và xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam
2.2.1 Tình hình phát triển hồ tiêu hiện nay
Theo Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam, cả nước hiện có hơn 50.000 ha hồ tiêu với sản
lượng khoảng 110.000 tấn. Việt Nam đang được đánh giá là nhà cung ứng hồ tiêu lý

tưởng nhất với giá cả và chất lượng hết sức cạnh tranh.
Hồ tiêu được trồng tại nhiều địa phương từ Quảng Trị đến Kiên Giang, nhưng
có 6 tỉnh trọng điểm là Đồng Nai, Đắc Lắc, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Phước, Gia Lai và
Đắc Nông. Các tỉnh nói trên duy trì thường xuyên một sản lượng hạt tiêu lớn và đưa
Việt Nam trở thành nước xuất khẩu hạt tiêu lớn nhất thế giới cụ thể:
Tỉnh Quảng Trị hiện có trên 2.500 ha hồ tiêu, tập trung ở 4 huyện Vĩnh Linh,
Gio Linh, Cam Lộ và Hướng Hoá. Năng suất bình quân đạt hơn 1,5 tấn/ha. Sản phẩm
hồ tiêu chủ yếu xuất khẩu. Với giá hiện nay 100 ngàn đồng/kg hồ tiêu khô, người
trồng hồ tiêu có lãi rất cao so với một số cây trồng truyền thống khác trên cùng diện
 


4

tích đất canh tác. Các nhà kinh tế nông nghiệp phân tích, lợi thế của Quảng Trị có điều
kiện phát triển nông sản quy mô lớn, đặc biệt là hồ tiêu. Thổ nhưỡng Quảng Trị chia
thành 12 nhóm đất chính. Trong đó đất đỏ bazan chiếm khoảng 20.000 ha. Loại đất
này rất màu mỡ, được phân bổ tập trung ở địa hình bằng phẳng và gần khu dân cư.
Những nông sản có ý nghĩa về kinh tế của Quảng Trị đều nằm trên đất đỏ bazan như
hồ tiêu, cà phê, cao su.
Quảng Trị đã định hướng đến năm 2015, diện tích cây hồ tiêu trên địa bàn phát
triển đạt hơn 3.000 ha, tập trung trên 4 huyện Vĩnh Linh, Gio Linh, Cam Lộ và Hướng
Hoá. Tuy nhiên, cũng giống nhiều loại cây khác, cây hồ tiêu cũng không thoát khỏi
một số bệnh gây hại, đặc biệt là bệnh thối gốc, rễ do nấm Phytopthora gây ra. Vì vậy,
ngành Nông nghiệp Quảng Trị đã có phương án xử lý những khó khăn này để diện tích
hồ tiêu được phát triển tốt hơn. Theo đó, trước mắt là tăng cường công tác tập huấn kỹ
thuật trồng, phòng trừ sâu bệnh trên cây hồ tiêu, xây dựng nhiều mô hình vườn hồ tiêu
an toàn sâu bệnh với việc thực hiện theo đúng quy trình chăm sóc, bón phân, phòng trừ
các đối tượng sâu bệnh hại chính, từ đó nhân rộng trên phạm vi toàn tỉnh. Tìm thị
trường, giúp nông dân tiêu thụ sản phẩm, nâng cao hiệu quả và thu nhập cho nông dân

trồng tiêu (Theo nongnghiep.vn,1/2011).
Bình Phước hiện có khoảng 10.863 ha, trong tổng số 50.000 ha cây tiêu của cả
nước, tức chiếm 21,3 % diện tích cây tiêu trong toàn quốc, tập trung chủ yếu ở 3
huyện: Lộc Ninh, Bình Long và Bù Đốp. Trong đó, nhiều nhất là huyện Lộc Ninh với
3.739 ha, kế đến là huyện Bình Long với 2.792 ha và huyện Bù Đốp là 2.178 ha, với
năng suất bình quân đạt 3,1 tấn/ha. Trong năm 2009, sản lượng tiêu của tỉnh Bình
Phước đạt khoảng 29.496 tấn, chiếm tới 31 % tổng sản lượng hạt tiêu của cả nước.
Tuy nhiên, hiện nay việc trồng tiêu ở Bình Phước còn gặp rất nhiều bất cập như: người
dân vẫn có thói quen trồng tiêu 1 cách tự phát, không tập trung và không theo quy
hoạch, quy trình kỹ thuật sản xuất không thống nhất nên chất lượng sản phẩm không
đồng đều và ổn định. Thêm vào đó, thời tiết diễn biến bất thường, sâu bệnh thường
xuyên phá hoại cũng làm ảnh hưởng rất nhiều đến năng suất và chất lượng hạt tiêu của
Bình Phước. Do đó, khi giá hạt tiêu trên thị trường xuống thấp dẫn tới việc người dân
đã tự ý chặt bỏ cây tiêu để trồng các loại cây trồng khác, dù hiệu quả kinh tế không

 


5

cao. Chính vì điều này mà trong thời gian qua, đã làm giảm khoảng 4.500 ha cây tiêu
của tỉnh Bình Phước so với khi mới tái lập tỉnh (Trung Quang , 7/1/2009).
Theo Chi cục BVTV tỉnh Đồng Nai, trong tổng số 6.500 ha tiêu trên địa bàn,
đang có khoảng 600 ha tiêu bị nhiễm bệnh chết nhanh chết chậm với tỉ lệ 3 - 5 %. Tác
nhân chính của bệnh là do nấm Phytophthora phá hủy rễ tiêu, thêm vào đó bà con
không chú trọng việc đào mương thoát nước để giữ vườn tiêu khô ráo cũng tạo điều
kiện cho bệnh lây lan nhanh. Bệnh chết nhanh, chết chậm đang gây thiệt hại nặng nề
cho người trồng tiêu. Trong khi chưa có thuốc đặc trị hữu hiệu, một khi đã nhiễm bệnh
thì nhà nông đánh bó tay. Theo khuyến cáo lâu nay, cách phòng ngừa bệnh này tốt
nhất vẫn là thường xuyên vệ sinh vườn tiêu (Lê Đức, 2008).

Các tỉnh Tây Nguyên có trên 14.440 ha tiêu, sản lượng mỗi năm đạt từ 32.255
tấn tiêu hạt trở lên. Trong đó, tỉnh Gia Lai có trên 5.000 ha, Đắk Lắk có 4.800 ha, diện
tích còn lại là của các tỉnh Đắk Nông, Kon Tum.
Vụ tiêu năm 2010, tuy bị mất mùa (do ảnh hưởng của cơn bão số 9, số 11 năm
2009) làm năng suất, sản lượng giảm nhưng giá tiêu lại tăng cao, nhiều hộ gia đình
đồng bào các dân tộc ở các vùng trọng điểm tiêu của Tây Nguyên vẫn thu được từ vài
trăm triệu đến cả tỷ đồng.
Cây tiêu có khả năng thích ứng với nhiều vùng sinh thái ở Tây Nguyên và có
nhu cầu nước tưới ít hơn nhiều lần so với cây cà phê, thu hoạch vào mùa khô, nên các
địa phương đã khuyến khích các thành phần kinh tế, nhất là các hộ gia đình đồng bào
các dân tộc đầu tư phát triển cây tiêu. Các tỉnh Tây Nguyên cũng tạo điều kiện thuận
lợi cho đồng bào các dân tộc vay vốn với lãi suất thấp đầu tư phát triển cây tiêu, vận
động đồng bào mở rộng diện tích trồng tiêu bằng cây trụ sống hoặc xây trụ bằng gạch
cho tiêu phát triển. Đồng bào các dân tộc ở các tỉnh Tây Nguyên cũng đã tuyển chọn,
đưa các giống tiêu mới như giống tiêu Đất đỏ (Bà Rịa- Vũng Tàu), Lộc Ninh (Bình
Phước), Phú Quốc (Kiên Giang), Tiên Sim (Gia Lai) vào trồng đại trà trên phần lớn
diện tích, đồng thời, thực hiện đồng bộ các biện pháp thâm canh từ khâu trồng, cắt tỉa
cành đến chăm sóc, thu hoạch, sơ chế, bảo quản tiêu sau thu hoạch...Đặc biệt, Viện
Khoa học kỹ thuật nông- lâm nghiệp Tây Nguyên đã khuyến cáo đến bà con nông dân
các dân tộc ở khu vực Tây Nguyên các quy trình phòng, chống nấm, tuyến trùng, rệp
 


6

sáp đối với cây tiêu, nhất là cách phòng trừ các bệnh chết nhanh, chết chậm, thối cổ rễ
cho cây tiêu.
Các tỉnh Tây Nguyên đang tiến hành rà soát, quy hoạch cụ thể đối với từng
vùng trồng tiêu từ đó có chính sách khuyến khích, hỗ trợ đầu tư vốn cho bà con nông
dân tập trung đầu tư thâm canh, phát triển bền vững cây tiêu. Các tỉnh cũng đề xuất

Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam thường xuyên cử cán bộ về hợp tác với các Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh trao đổi các thông tin có liên quan đến sản
xuất, kinh doanh hồ tiêu trong, ngoài nước. Xây dựng và quảng bá thương hiệu tiêu
Việt Nam trên thị trường quốc tế nhằm nâng cao sức cạnh tranh mặt hàng tiêu của Việt
Nam, quan tâm đổi mới công nghệ sau thu hoạch đối với cây tiêu để tăng sản lượng
tiêu trắng, giảm dần việc xuất khẩu tiêu đen như hiện nay (Quang Huy, 2010).
2.2.2 Diện tích và sản lương hồ tiêu ở Việt Nam
Từ năm 2001 đến nay, Việt Nam luôn giữ được vị trí đứng đầu thế giới về sản
xuất và xuất khẩu hồ tiêu. Sản lượng hồ tiêu cả nước năm 2009 theo thống kê của Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ước đạt trên 105.600 tấn (tăng 7,2% so với con
số 98.500 tấn của năm 2008). Trên 90% sản lượng hồ tiêu của Việt Nam là được trồng
ở khu vực Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.

 


7

Bảng 2.1: Diện tích và sản lượng Hồ Tiêu từ 1993 – 2009

Năm

Diện tích (nghìn
ha)

Sản lượng (nghìn tấn)

1993

6,7


7,5

1994

6,5

8,9

1995

7,0

9,3

1996

7,5

10,5

1997

9,8

13,0

1998

12,8


15.9

1999

17,6

31,0

2000

27,9

39,2

2001

36,1

44,4

2002

47,9

46,8

2003

50,5


68,6

2004

50,8

73,4

2005

49.1

80,3

2006

48,5

78,9

2007

48,4

89,3

2008

50,0


98,3

2009

50,5

105,6

Nguồn: Tổng cục thống kê, 2011

 


8

2.2.3 Tình hình xuất khâu hồ tiêu 5 tháng đầu năm 2010
Theo số liệu thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan, lượng hạt tiêu của Việt
Nam xuất khẩu trong tháng 5/2010 là hơn 15 nghìn tấn, giảm 6,4 % và kim ngạch đạt
49 triệu USD, giảm 1,5 % so với tháng 4/2010. Với kết quả xuất khẩu của tháng
05/2010 đã nâng tổng lượng hạt tiêu xuất khẩu của nước ta trong 5 tháng đầu năm
2010 lên 60 nghìn tấn với kim ngạch 184 triệu USD. Các tính toán cho thấy mặc dù
lượng xuất khẩu nhóm hàng này chỉ tăng 11 % nhưng do đơn giá xuất khẩu bình quân
tăng 33,4 % so với đơn giá bình quân của 5 tháng/2009, ở mức gần 3100 USD/tấn. Do
đó, trị giá xuất khẩu tăng tới 48,1 % so với cùng kỳ năm 2009. Như vậy, xuất khẩu hạt
tiêu của Việt Nam trong 5 tháng đầu năm 2010 tăng mạnh cả về lượng, trị giá và đơn
giá so với 5 tháng/2009 (Linh Chi, 2010)

Biểu đồ 2.1: Lượng, trị giá, đơn giá xuất khẩu bình quân hạt tiêu của Việt Nam năm
2009 và 5 tháng đầu năm 2010

Tính đến hết tháng 5/2010, hạt tiêu là 1 trong 3 nhóm hàng nông sản xuất khẩu
chủ yếu có lượng và giá xuất khẩu bình quân đạt tốc độ tăng trưởng dương so với
cùng kỳ năm 2009. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan cho thấy trị giá xuất
khẩu của Việt Nam trong 5 tháng qua tăng 60 triệu tăng so với 5 tháng năm 2009 thì
phần trị giá tăng do lượng tăng là 14 triệu USD còn phần trị giá tăng do giá xuất khẩu
bình quân tăng là 46 triệu USD (Linh Chi,2010).
 


9

Bảng 2.2: Số liệu xuất khẩu các nhóm hàng nông sản của việt nam trong 5 tháng đầu
năm 2010 so với cùng kì năm trước

5 tháng năm 2010, có hai thị trường xuất khẩu hạt tiêu đạt trên 25 triệu USD là
Hoa Kỳ và Đức. Trong 5 tháng năm 2010, Hoa Kỳ và Đức tiếp tục là hai đối tác nhập
khẩu hạt tiêu lớn nhất của Việt Nam. Đứng đầu về lượng và kim ngạch nhập khẩu hạt
tiêu của Việt Nam là thị trường Hoa Kỳ với lượng đạt 8,3 nghìn tấn và trị giá là gần 27
triệu USD, tăng 91,3% về lượng và tăng gần 2,1 lần về trị giá so với cùng kỳ năm
trước. Đứng thứ 2 là thị trường Đức với lượng đạt 8,2 nghìn tấn, tăng 91,1 % và trị giá
là gần 26 triệu USD, tăng gần 2,5 lần so với 5 tháng năm 2009. Đặc biệt, lượng xuất
khẩu hạt tiêu của Việt Nam sang hai thị trường này trong 5 tháng đầu năm chiếm tới
gần 28 % trong tổng lượng xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước trong khi con số này
chỉ là 17 % trong 5 tháng 2008 và 16 % trong 5 tháng 2009.
Tính đến hết tháng 5/2010, kim ngạch xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam sang
hầu hết các thị trường đều đạt mức tăng trưởng dương so với cùng thời gian một năm
trước đó. Ba thị trường có kim ngạch nhập khẩu hạt tiêu của Việt Nam lớn tiếp theo
đều đạt trên 12 triệu USD là Ấn Độ với 4,4 nghìn tấn, tăng 71,8 % và 2,2 lần về trị giá;
Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất với lượng 4,2 nghìn tấn, giảm 12,5 % nhưng trị giá
lại tăng 27,4 % và Hà Lan với 3,7 nghìn tấn, tăng 7,6 % về lượng và 40,1 % về trị giá

(Linh Chi, 2010).

 


10

Bảng 2.3: Lượng,trị giá xuất hạt tiêu của Việt Nam sang một số thị trường chính trong
5 tháng đầu năm 2010 so với cùng kỳ năm 2009

2.3 Điều kiện tự nhiên thị xã Buôn Hồ
Thị xã Buôn Hồ có 28.205,89 ha diện tích tự nhiên và 101.554 nhân khẩu, có
12 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm các phường: Đạt Hiếu, An Lạc, An Bình,
Thiện An, Đoàn Kết, Thống Nhất, Bình Tân và các xã: Ea Siên, Ea Drông, Ea Blang,
Bình Thuận, Cư Bao. Trên địa bàn thị xã có nhiều dân tộc anh em cùng sinh sống như
Ê Đê, GiaRai, Kinh, Tày…đã tạo nên một nền văn hóa phong tục đa dạng, phong phú,
đậm đà bản sắc dân tộc

 


11

2.3.1 Tài nguyên đất đai
Đất nâu đỏ trên đá bazan chiếm tỷ lệ khá lớn, thuận lợi cho cho phát triển nông
nghiệp, nhất là các loại cây công nghiệp. Ngoài ra có các loại đất khác như đất đen
trên sản phẩm bồi tụ của đá bazan.
2.3.2 Khí hậu thời tiết: (Theo nguồn số liệu của Trung tâm dự báo khí tượng thuỷ
văn Đắk Lắk đo tại Trạm Buôn Hồ)
Chế độ khí hậu của khu vực mang đặc điểm chung của khí hậu nhiệt đới gió

mùa, nhưng có sự nâng lên của địa hình nên có đặc điểm rất đặc trưng của chế độ nhiệt
đới gió mùa cao nguyên, về khí hậu thuỷ văn khu vực Krông Buk có một số khác biệt
so với các khu vực khác.
+ Nhiệt độ: Nền nhiệt độ tương đối thấp so với các khu vực khác, tổng nhiệt độ
(åT0C) <= 80000C, nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất < 190C, được đánh giá là vùng
có nhiệt độ hạn chế so với các vùng khác của tỉnh thường có nền nhiệt độ khá åT=
8500- 90000 C, tuy nhiên nền nhiệt tại khu vực này vẫn thoả mãn các yêu cầu của các
loại cây trồng nhiệt đới.
Nhiệt độ không khí trung bình năm: 21,7oC.
Nhiệt độ không khí cao nhất trung bình năm: 27,0oC.
Nhiệt độ không khí thấp nhất trung bình năm: 18,6oC.
Nhiệt độ không khí cao nhất tuyệt đối: 36,6oC.
Nhiệt độ không khí thấp nhất tuyệt đối: 8,8oC.
+ Độ ẩm tương đối trung bình năm: 85 %, độ ẩm thấp nhất 13 % .
+ Lượng bốc hơi trung bình năm: 1.170,4 mm, tháng có lượng bốc hơi cao nhất
232,7 mm (tháng 5), tháng có lượng bốc hơi nhỏ nhất 38,9 mm (tháng 12).
+ Chế độ gió: Thịnh hành theo 2 hướng chính: Gió Đông bắc thổi vào các tháng
mùa khô và gió Tây nam thổi vào các tháng mùa mưa. Vận tốc gió trung bình năm:
2,43 m/s, tốc độ gió bình quân lớn nhất 26 m/s (tháng 6).

 


12

+ Số giờ nắng trung bình năm: 2.484 giờ, cao nhất 269,1 giờ (tháng 3), thấp
nhất 161,8 giờ (tháng 9).
+ Lượng mưa năm trung bình của khu vực 1500 mm – 1600 mm, là một trong
các tiểu vùng có lượng mưa năm thấp do nằm ở rìa phía Nam của tâm mưa ít Ayun Pa
– Krông Năng, tuy vậy phân bố mưa theo thời gian vẫn mang đặc điểm chung của toàn

vùng (mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10 chiếm 85 % lượng mưa cả năm, mùa
khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau chiếm 15 %).
Lượng mưa trung bình năm: 1.530,7 mm, tháng có lượng mưa trung bình cao
nhất 242,9 mm (tháng 9), tháng có lượng mưa trung bình thấp nhất 1,5 mm (tháng 1)
Số ngày mưa bình quân năm 167 ngày, tháng có số ngày mưa cao nhất là 25
ngày (tháng 8), tháng có số ngày mưa thấp nhất 2 ngày (tháng 2)
2.3.3 Thuỷ văn
Hệ thống sông suối phân bố đều khắp trên địa bàn, mật độ suối khoảng
0,62km/km2 , trong vùng có các suối Ea Sin, Ea Káp, Ea Súp Né, Ea Súp Prong, các
suối trên có lượng nước dồi dào về mùa mưa và thường cạn kiệt vào mùa khô, riêng
một số suối chính như suối Ea Súp Prong mùa khô vẫn còn nước chảy, đáp ứng được
một phần nước tưới cho cây trồng.
2.3.4 Tài nguyên rừng
Diện tích rừng của thị xã Buôn Hồ khá ít, chỉ có ở phía Bắc xã Ea Đrông và
phía Nam xã Cư Bao.
2.3.5 Tài nguyên nước:
Nước mặt: thị xã Buôn Hồ có nhiều suối và hợp thủy tương đối đều giữa các
khu vực, dòng chảy phân bố không đều. Nguồn nước phân thành hai mùa: mùa mưa từ
tháng 8 -11, mùa cạn từ tháng 12 đến tháng 7 năm sau. Lượng dòng chảy mùa cạn chỉ
chiếm 20-25% tổng lượng dòng chảy cả năm, nên khai thác phục vụ sản xuất rất hạn
chế.

 


13

Nước ngầm:độ dày tầng chứa nước biến động từ 60 - 160m, trung bình 100m và
giảm dần từ Bắc xuống Nam.
Mực nước ngầm tương đối phong phú, có thể khai thác phục vụ sản xuất nông,

công nghiệp và dân sinh, bổ sung cho nguồn nước mặt ở những vùng khó khăn.
2.3.6 Tài nguyên khoáng sản
Nguồn tài nguyên khoáng sản không nhiều, chưa được điều tra kỹ. Hiện nay
chủ yếu là đá Bazan đang khai thác phục vụ xây dựng, giao thông, thủy lợi, xây dựng
dân dụng.
2.3.7 Tài nguyên du lịch
Thị xã có nhiều tiềm năng phát triển du lịch như khai thác cảnh quan dọc sông
Krông Búk, thác suối Krông Búk ở xã Ea Blang, hồ Ba Diễn, cảnh quan vườn cây
công nghiệp thuận lợi phát triển du lịch sinh thái nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí. (Nguồn:
buonho.daklak.gov.vn).
2.4 Yêu cầu sinh thái và đặc điểm về hinh thái cây hồ tiêu
2.4.1 Yêu cầu sinh thái của cây tiêu
a. Khí hậu
Nhiệt độ: tiêu chịu nhiệt độ khoảng 100C – 400C. Nhiệt độ thích hợp nhất để
cây sinh trưởng và phát triển là 150C – 270C.
Phân bố địa lý: tiêu sinh trưởng và phát triển tốt trong khoảng nhiệt độ nhất
định nên giới hạn vĩ độ trồng tiêu trên thế giới là từ 20 vĩ độ Bắc đến 20 vĩ độ Nam, tốt
nhất là 15 vĩ độ Bắc đến 15 vĩ độ Nam.
Lượng mưa: hồ tiêu thích hợp trong điều kiện mưa đều, lượng mưa hàng năm
trong khoảng 2000 - 3000 mm và được phân bố đều 9 tháng/năm là thích hợp nhất cho
tiêu. Cây tiêu cần khoảng 3 tháng mùa khô để thuận lợi cho việc ra hoa, kết trái, thu
hoạch, phơi khô và tồn trữ giúp tiêu được năng suất cao và phẩm chất tốt.
 


14

Ẩm độ: khí hậu nóng ẩm là điều kiện thích hợp cho sinh trưởng và phát triển
của cây tiêu. Ẩm độ không khí thích hợp cho tiêu là 75 % – 90 %. Độ ẩm tốt nhất cho
tiêu là 70 % – 80 %, nếu độ ẩm đất trên 85 % cây tiêu sinh trưởng, phát triển kém và

dễ bị sâu, bệnh gây hại.
Ánh sáng: Cây tiêu chịu bóng râm ở một mức độ nhất định. Khi tiêu còn nhỏ thì
cây cần bóng râm, cây tiêu lớn cần nhiều ánh sáng để quang hợp mới ra hoa, kết trái
tốt.
b. Đất trồng tiêu
Tiêu trồng được ở nhiều loại đất trừ đất bị úng thủy và phèn – mặn. Đất trồng
tiêu lí tưởng là đất đỏ bazan và đất phù sa mới bồi có điều kiện thoát nước tốt.
Đất có tầng canh tác sâu khoảng 80 – 100 cm, có mực nước ngầm sâu trên 2 m.
Đất tơi xốp, có khả năng giữ nước tốt, thành phần cơ giới thích hợp từ nhẹ đến
trung bình, dễ thoát nước vào mùa mưa.
Độ pH thích hợp từ 5 – 7, tốt nhất từ 5,5 – 6.
Đất phải giàu N, K, Mg.
Đất có hàm lượng hữu cơ >2 %.
Tí lệ C/N ở tầng đất canh tác cao (15 – 25).
Độ dốc: cây tiêu có thể trồng ở độ dốc 150 - 200 nhưng thích hợp nhất là ở 30 100 (hơi dốc là tốt vì dễ thoát nước).
Độ cao: trong sản xuất cây tiêu có thể trồng ở độ cao 800 – 900 m so với mực
nước biển.
2.4.2 Đặc điểm về hình thái
a, Rễ: có 4 loại
Rễ cọc: chỉ thấy ở cây tiêu trồng bằng hạt, đất có tầng canh tác sâu thì nó ăn
sâu xuống mặt đất (có thể dài đến 2,5 m).
 


15

Rễ cái (rễ bàng): mọc ra từ hom tiêu khi giâm cành. Thường có từ 3 – 6 rễ cái,
nếu xử lý tốt có 9 – 10 rễ.
Rễ con: mọc ra từ rễ cái hay rễ cọc, phân nhánh tạo thành rễ phụ, rễ phụ mọc
thành chum, tập trung 90 % ở tầng đất mặt. Trên rễ phụ có nhiều lông hút có nhiệm vụ

hút nước và dinh dưỡng cho cả nọc tiêu.
Rễ bám (rễ khí sinh hay rễ thằn lằn): mọc ra từ các đốt trên thân cây tiêu, để bám
vào nọc, khả năng hấp thụ hạn chế, chủ yếu qua nhu mô và vỏ rễ vì không có lông
hút.
b, Thân và cành tiêu
Thân tiêu là loại thân bò, cấu tạo bởi nhiều mạch libe mộc, kích thước lớn, có
khả năng vận chuyển nước và muối khoáng. Tốc độ tăng trưởng rất nhanh 5 – 7
cm/ngày. Thân chính có thể mọc dài cách gốc 10 m hoặc hơn.
Cành tiêu có thể chia làm 3 loại:
+ Cành lươn hay dây lươn: mọc ra từ các mầm ở các đốt ở sát dưới mặt đất và
mọc dài hay bò. Dây lươn lóng dài, không cho trái. Ngoài ra khi cành tược phát triển
nhưng không được buộc kịp thời, cành sẽ cách ra khỏi trụ sau đó thòng xuống thành
cành lươn.
+ Cành tược: thường mọc ra từ nách lá khi cây tiêu thụ được một năm tuổi và
hợp với thân chính một góc < 450, không cho trái.
+ Cành ác: là cành cho trái, mọc ra từ thân chính, hợp với thân chính một góc
45 - 600.
c) Lá
Tiêu thuộc lá đơn, gân lá hình long chim, thường có năm gân, trên gân chính
còn có gân phụ, phiến lá thay đối tùy theo giống (chonongnghiep.com, 2008).
2.5 Giống hồ tiêu
2.5.1 Một số giống địa phương
 


×