Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ THUỐC HÓA HỌC ĐẾN RẦY NÂU (Nilaparvata lugens Stal) VÀ THIÊN ĐỊCH CỦA RẦY NÂU TRÊN RUỘNG LÚA TRONG VỤ HÈ THU TẠI TIỀN GIANG NĂM 2011

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.1 MB, 87 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ THUỐC HÓA HỌC ĐẾN RẦY
NÂU (Nilaparvata lugens Stal) VÀ THIÊN ĐỊCH CỦA RẦY NÂU
TRÊN RUỘNG LÚA TRONG VỤ HÈ THU
TẠI TIỀN GIANG NĂM 2011

NGÀNH: NÔNG HỌC
KHÓA: 2007 – 2011
SINH VIÊN THỰC HIỆN: LÊ TẤN ĐẠT

THÁNG 08/2011


ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ THUỐC HÓA HỌC ĐẾN RẦY NÂU
(Nilaparvata lugens Stal) VÀ THIÊN ĐỊCH CỦA RẦY NÂU
TRÊN RUỘNG LÚA TRONG VỤ HÈ THU
TẠI TIỀN GIANG NĂM 2011

Tác giả
LÊ TẤN ĐẠT
Khoá luận văn được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng Kỹ sư ngành
Nông học

Giáo viên hướng dẫn:
ThS. LÊ QUỐC CƯỜNG
KS. NGUYỄN HỮU TRÚC



Tháng 08/2011
i


LỜI CẢM ƠN
Xin chân thành cảm ơn!
" Ban giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM.
" Ban chủ nhiệm khoa Nông Học.
" Thầy Nguyễn Hữu Trúc cùng toàn thể quý thầy cô khoa Nông học Trường Đại
học Nông Lâm TP.HCM.
" Ths Lê Quốc Cường phó Giám đốc Trung tâm BVTV phía Nam.
" Ban lãnh đạo và cán bộ công nhân viên trung tâm BVTV phía Nam.
" Các bạn lớp DHO7NHB, DH07BVA, DH07BVB
" Tập thể lớp DH07NHA đã động viên giúp đỡ tôi trong thời gian học tập và thực
hiện đề tài.

Tiền Giang, ngày tháng 08 năm 2011
Sinh viên
Lê Tấn Đạt
ii


TÓM TẮT
Đề tài: "Ảnh hưởng của một số loại thuốc hóa học đến rầy nâu (Nilaparvata
Lugens Stal) và thiên địch của rầy nâu trên ruộng lúa trong vụ hè thu tại Tiền
Giang năm 2011” đựơc tiến hành ở vụ hè thu từ tháng 02/2011 đến tháng 08/2011 tại
xã Long Định - Huyện Châu Thành – Tỉnh Tiền Giang. Thí nghiệm được bố trí theo
kiểu khối đầy đủ hoàn toàn ngẫu nhiên một yếu tố với 12 nghiệm thức, 4 lần lập lại.
Ngày nay, rầy nâu (Nilaparvata lugens Stal.) là côn trùng gây hại quan trọng

nhất trên ruộng lúa nước ta. Thí nghiệm được bố trí trên đồng ruộng nhằm đánh giá
hiệu lực trừ rầy nâu của các loại thuốc Spinetoram ở các liều lượng 50 g a.i./ha, 75 g
a.i./ha, 100 g a.i./ha, 125 g a.i./ha, Spinosad liều lượng 24 g a.i./ha và các loại thuốc
thương mại đã có trên thị trường như Applaud 10WP, Confidor 100SL, Dantosu
16WSG, Oshin 20WP, Curbix 100SC, Chess 50WDG và ảnh hưởng đến quần thể
thiên địch rầy nâu trên ruộng lúa.
Kết quả thí nghiệm cho thấy các loại thuốc Spinetoram ở liều lượng 75, 100 và
125 g a.i./ha, Spinosad liều lượng 24 g a.i./ha, Chess 50WDG, Oshin 20WP, Applaud
10WP cho hiệu quả phòng trừ rầy nâu cao nhất từ 78,8% - 86,8%. Hiệu lực của các
loại thuốc cao nhất là thời điểm 7 ngày sau phun.
Tất cả các loại thuốc sử dụng trong thí nghiệm đều có ảnh hưởng đến mật số
thiên địch trên đồng ruộng. Trong đó, thuốc Spinetoram liều lượng 125 g a.i./ha, Oshin
20WP, Spinosad liều lượng 24 g a.i./ha, Confidor 100SL, Curbix 100SC có ảnh hưởng
lớn nhất. Thuốc Applaud 10WP tỏ ra khá an toàn và Chess 50WDG ít ảnh hưởng hơn.

iii


MỤC LỤC
Trang
Trang tựa..........................................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN................................................................................................................ ii
TÓM TẮT..................................................................................................................... iii
MỤC LỤC .....................................................................................................................iv
DANH SÁCH BẢNG....................................................................................................vii
DANH SÁCH CÁC HÌNH ......................................................................................... viii
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ..........................................................................ix
Chương 1: MỞ ĐẦU .......................................................................................................1
1.1 Đặt vấn đề ..................................................................................................................1
1.2 Mục đích, yêu cầu và giới hạn đề tài .........................................................................2

1.2.1 Mục đích ................................................................................................................2
1.2.2 Yêu cầu ...................................................................................................................2
1.3 Giới hạn đề tài ...........................................................................................................2
Chương 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU..............................................................................3
2.1 Tình hình nghiên cứu trong nước và thế giới ............................................................3
2.1.1 Tình hình nghiên cứu trong nước ...........................................................................3
2.1.2 Tình hình nghiên cứu trên thế giới .........................................................................4
2.2 Phân loại, phân bố và ký chủ .....................................................................................5
2.2.1 Phân loại .................................................................................................................5
2.2.2 Phân bố ...................................................................................................................5
2.2.3 Ký chủ.....................................................................................................................6
2.3 Đặc điểm về sinh học và sinh thái của rầy nâu .........................................................6
2.4 Vòng đời rầy nâu .......................................................................................................8
2.5 Tập quán sinh sống và tác hại của rầy nâu ................................................................9
2.5.1 Tập quán sinh sống .................................................................................................9
2.5.2 Tác hại của rầy nâu ...............................................................................................10
iv


2.5.2.1 Tác hại trực tiếp .................................................................................................10
2.5.2.2 Tác hại gián tiếp ...............................................................................................10
2.6 Lý do bộc phát của rầy nâu......................................................................................11
2.7 Các biện pháp phòng trừ rầy nâu .............................................................................12
2.8 Các loại thiên địch phổ biến của rầy nâu.................................................................14
2.8.1 Bọ xít mù xanh .....................................................................................................14
2.8.2 Bọ xít nước ăn thịt ................................................................................................14
2.8.3 Các loài nhện bắt mồi ...........................................................................................14
Chương 3: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .....................................15
3.1 Thời gian và địa điểm thực hiện ..............................................................................16
3.1.1Thời gian................................................................................................................16

3.1.2 Địa điểm ...............................................................................................................16
3.2 Điều kiện thời tiết trong thời gian làm thí nghiệm ..................................................16
3.3 Vật liệu nghiên cứu..................................................................................................16
3.3.1 Vật liệu thí nghiệm ...............................................................................................16
3.3.2 Dụng cụ thí nghiệm ..............................................................................................17
3.4 Phương pháp nghiên cứu .........................................................................................18
3.4.1 Bố trí thí nghiệm ...................................................................................................18
3.4.2 Số lần xử lý thuốc và thời gian xử lý thuốc..........................................................18
3.4.3 Phương pháp đếm rầy nâu và thiên địch bắt mồi .................................................22
3.4.4 Phương pháp tính hiệu lực thuốc diệt trừ rầy nâu ................................................22
3.4.5 Theo dõi và đánh giá độc tính của các loại thuốc đối với cây lúa........................23
3.5 Phương pháp xử lý số liệu .......................................................................................23
Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.....................................................................25
4.1 Đánh giá hiệu lực trừ rầy nâu (Nilaparvata lugens Stal.) của các loại thuốc sử
dụng trong thí nghiệm ..................................................................................................25
4.1.1 Ảnh hưởng của các loại thuốc sử dụng trong thí nghiệm đến mật số rầy nâu .....25
4.1.2 Hiệu lực của các loại thuốc sử dụng trong thí nghiệm đối với rầy nâu ...............29
4.2 Ảnh hưởng của các loại thuốc thí nghiệm đến mật số các thiên địch trên đồng
ruộng ..............................................................................................................................35

v


4.2.1 Ảnh hưởng của các loại thuốc thí nghiệm đến mật số bọ xít mù xanh
(Cyrtorhinus lividipennis) .............................................................................................35
4.2.2 Ảnh hưởng của các loại thuốc thí nghiệm đến mật số bọ xít nước ăn thịt
(Microvelia donglasi atrolineat) ...................................................................................39
4.2.3 Ảnh hưởng của các loại thuốc thí nghiệm đến mật số các loài nhện bắt mồi ......43
4.3 Độc tính của các loại thuốc thí nghiệm đối với lúa qua các thời điểm theo dõi .....46
4.4 Đánh giá ảnh hưởng của các loại thuốc thí nghiệm đến năng suất .........................46

Chương 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .........................................................................48
5.1 Kết luận....................................................................................................................48
5.2 Đề nghị ....................................................................................................................48
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................49
PHỤ LỤC

vi


DANH SÁCH BẢNG
Trang

Bảng 3.1 Điều kiện thời tiết huyện Châu Thành tỉnh Tiền Giang từ tháng 02 đến
tháng 06 năm 2011 ........................................................................................................16
Bảng 3.2 Các nghiệm thức trong thí nghiệm ................................................................18
Bảng 4.1 Ảnh hưởng của các loại thuốc sử dụng trong thí nghiệm đến mật số rầy
nâu ................................................................................................................................28
Bảng 4.2 Hiệu lực (%) phòng trừ của các loại thuốc thí nghiệm đến rầy nâu qua các
thời điểm theo dõi ..........................................................................................................34
Bảng 4.3 Ảnh hưởng của các loại thuốc thí nghiệm đến mật số bọ xít mù xanh qua các
thời điểm theo dõi ..........................................................................................................38
Bảng 4.4 Ảnh hưởng của cácloại thuốc thí nghiệm đến mật số bọ xít nước ăn thịt qua
các thời điểm theo dõi ...................................................................................................42
Bảng 4.5 Ảnh hưởng của các loại thuốc thí nghiệm đến mật số các loài nhện qua các
thời điểm theo dõi ..........................................................................................................45
Bảng 4.6 Độc tính của các loại thuốc thí nghiệm đối với lúa .......................................46
Bảng 4.7 Ảnh hưởng của các loại thuốc đến năng suất và các yếu tố cấu thành năng
suất .................................................................................................................................47

vii



DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 2.1 Vòng đời rầy nâu.(Nguồn Trung tâm Khuyến nông Quốc Gia) ......................8
Hình 2.2 Biểu đồ xuất hiện rầy nâu từ 1977 – 2006. (Nguồn:Trung tâm BVTV phía
Nam) ..............................................................................................................................10
Hình 2.3 Các loại thiên địch chính của rầy nâu trên đồng ruộng .................................15
Hình 3.1 Khay đếm rầy và thiên địch ...........................................................................17
Hình 3.2 Toàn cảnh khu thí nghiệm .............................................................................19
Hình 3.3 Toàn cảnh lần lặp lại I....................................................................................20
Hình 3.4 Toàn cảnh lần lặp lại II ..................................................................................20
Hình 3.5 Toàn cảnh lần lặp lại III .................................................................................21
Hình 3.6 Toàn cảnh lần lặp lại IV .................................................................................21
Hình 4.1 Biểu đồ hiệu lực các thuốc ở thời điểm 1 NSP ..............................................30
Hình 4.2 Biểu đồ hiệu lực các thuốc ở thời điểm 3 NSP ..............................................30
Hình 4.3 Biểu đồ hiệu lực các thuốc ở thời điểm 5 NSP. .............................................31
Hình 4.4 Biểu đồ hiệu lực các thuốc ở thời điểm 7 NSP. .............................................31
Hình 4.5 Biểu đồ hiệu lực các thuốc ở thời điểm 10 NSP ............................................32
Hình 4.6 Biểu đồ hiệu lực các thuốc ở thời điểm 14 NSP ............................................33
Hình 4.7 Rầy nâu ruộng thí nghiệm..............................................................................33
Hình 4.8 Bọ xít mù xanh ...............................................................................................37
Hình 4.9 Bọ xít nước ăn thịt .........................................................................................41

viii


DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT
Số thứ tự
1. BVTV: Bảo vệ thực vật

3. FAO: Food and Agriculture Organization
4. IRRI: International Rice Resaearch Institute
5. NSP: Ngày sau phun
6. TP: Trước phun
7. NT: Nghiệm thức
8. SXL: Sau xử lý
9. IPM: Integrated Pest Management (Quản lý dịch hại tổng hợp)
10. BXM: Bọ xít mù xanh
11. BXNAT: Bọ xít nước ăn thịt
12. ĐBSCL: Đồng bằng Sông Cửu Long

ix


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
An ninh lương thực là vấn đề được nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt
nam đặt lên hàng đầu. Ở nước ta, cây lúa có vị trí quan trọng nhất góp phần đảm bảo
an ninh lượng thực quốc gia và cho xuất khẩu. Từ thiếu lương thực hiện nay nước ta
đã trở thành nước xuất khẩu gạo thứ hai trên thế giới.
Để đáp ứng nhu cầu lương thực ngày càng tăng do việc tăng dân số cùng với xu
hướng công nghiệp hóa và đô thị hóa ngày càng mạnh bắt buộc con người phải thâm
canh tăng năng suất. Tuy nhiên, việc thâm canh tăng vụ đã tạo điều kiện cho các loại
dịch hại trên cây lúa phát triển và bùng phát thành dịch (Nguyễn Trần Oánh và ctv,
2007). Trong các loại dịch hại gây hại nghiêm trọng trên lúa, rầy nâu (Nilaparvata
lugens Stal) là một đối tượng dễ bùng phát thành dịch gây hại trực tiếp và gián tiếp
làm ảnh hưởng đến năng suất lúa và đồng thời còn là tác nhân truyền các bệnh vàng
lùn và lùn xoắn lá cho cây lúa (Bộ Nông Nghiệp, 2008).
Từ năm 2005, sự bùng phát của rầy nâu đã xảy ra ở các nước Đông Á như Việt

Nam, Trung Quốc và Nhật Bản (Matsumura và S. Morimura, 2010). Để phòng trừ
chúng hiện nay biện pháp chính vẫn là sử dụng thuốc trừ sâu hóa học. Thực tế biện
pháp này đã mang lại hiệu quả phòng trừ cao, giải quyết nhanh nhiều trận dịch lớn.
Tuy nhiên quá lạm dụng vào thuốc hóa học đã mang lại những hậu quả không mong
muốn như: Gây ô nhiễm môi trường, tiêu diệt các loài thiên địch và đặc biệt gây hiện
tượng kháng thuốc của rầy nâu khiến việc phòng trừ chúng đã khó khăn càng trở nên
khó khăn hơn nữa (Lê Thị Kim Oanh và ctv, 2010).

1


Trên cơ sở sử dụng loại thuốc nào cho hiệu quả phòng trừ hữu hiệu cao. Đề tài:
" Ảnh hưởng của một số loại thuốc hóa học đến rầy nâu (Nilaparvata Lugens Stal)
và thiên địch của rầy nâu trên ruộng lúa trong vụ hè thu tại Tiền Giang năm
2011" đã được thực hiện nhằm chọn ra loại thuốc hiệu quả trừ rầy cao, ảnh hưởng thấp
đối với thiên địch, hạn chế ô nhiễm môi trường.
1.2 Mục đích và yêu cầu
1.2.1 Mục đích
- Đánh giá hiệu lực trừ rầy nâu của thuốc thí nghiệm
- Đánh giá ảnh hưởng của một số thuốc hoá học đến quần thể rầy nâu và thiên
địch của rầy nâu trên ruộng lúa vụ hè thu.
- Đánh giá độc tính của thuốc đối với cây lúa.
- Qua kết quả đánh giá để làm cơ sở khuyến cáo nông dân sử dụng thuốc trừ rầy
nâu có hiệu quả và an toàn.
1.2.2 Yêu cầu
- Theo dõi biến động mật số rầy nâu của những nghiệm thức có xử lý thuốc và
không xử lý thuốc tại thời điểm trước phun thuốc và 1, 3, 5, 7, 10, 14 ngày sau phun
thuốc.
- Xác định hiệu lực phòng trừ rầy nâu của các thuốc thí nghiệm.
- Ghi nhận sự biến động của mật số thiên địch của rầy nâu ở các ô nghiệm thức.

- Xác định ảnh hưởng của các
- Xác định ảnh hưởng của các loại thuốc thí nghiệm đến sinh trưởng và năng
suất lúa.
1.3 Giới hạn đề tài
- Thời gian: Đề tài thực hiện ở vụ hè thu từ tháng 02/2011 đến tháng 08/2011
tại xã Long Định - Huyện Châu Thành – Tỉnh Tiền Giang.

2


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Tình hình nghiên cứu trong nước và thế giới
2.1.1 Tình hình nghiên cứu trong nước
Ở Việt Nam việc nghiên cứu tính kháng thuốc trừ sâu hại cây trồng nói chung
còn ít được quan tâm, từ những năm 80 của thế kỷ trước đến nay chỉ có một vài nghiên
cứu được công bố có liên quan đến tính kháng thuốc của rầy nâu. Ở đồng bằng sông
Hồng việc nghiên cứu tính kháng thuốc của rầy nâu được bộ môn Thuốc – Cỏ dại và
Môi trường – Viện BVTV đã tiến hành nghiên cứu từ năm 1986 đến nay.
Theo Lê Thị Kim Oanh và ctv (2010), qua 3 năm nghiên cứu (2008-2010) ở
một số tỉnh ở đồng bằng sông hồng và vùng đông bắc bộ thì có 7/7 quần thể rầy nâu
nghiên cứu đã kháng với hoạt chất Fenobucarb, có 2/7 quần thể rầy nâu kháng với hoạt
chất Fipronil. Sự gia tăng tính kháng với hoạt chất Fipronil mức độ rất cao điển hình ở
quần thể rầy nâu Hà Nội tăng 51 lần, Thái Bình tăng 16 lần, Bắc Giang tăng 8,67 lần
và ở quần thể rầy nâu Nam Định tăng 5,5 lần. Với hoạt chất Fenobucarb mức độ gia
tăng giảm hơn so với hoạt chất Fipronil, cao nhất ở quần thể rầy nâu Bắc Giang tăng
6,76 lần, Vĩnh Phúc tăng 4,13 lần, Thái Bình 2,05 lần, Hà Nội tăng 1,96 lần và Nam
Định tăng 1,94 lần. Với hoạt chất Imidacloprid có sự gia tăng giữa các năm là thấp
nhất so với 2 hoạt chất Fenobucarb và Fipronil, cao nhất ở quần thể Bắc Giang tăng
4,09 lần, Nam Định và Thái Bình có mức tăng từ 1,94-1,96 lần.

Theo Lương Minh Châu (2007), khi nghiên cứu tính kháng thuốc của rầy nâu ở
một số tỉnh ĐBSCL vụ Thu Đông năm 2007 bằng phương pháp thu thập các nguồn rầy
ở các vùng phát dịch rồi nuôi trong nhà lưới đến tuổi 5 thì tiến hành gây mê bằng CO2
rồi dùng pipet nhỏ thuốc lên rầy nâu. Các thuốc sử dụng ở đây là Imidacloprid 10WP,
Imidacloprid 700WP, Buprofezin 10WP, Fipronil 5SC, Etofenprox 10EC, Fenobucarb
3


50EC mỗi loại thuốc được tiến hành thử với bốn liều lượng khác nhau đã kết luận rằng
Imidacloprid 10WP, Imidacloprid 700WP, Buprofezin 10WP, Fipronil 5SC,
Etofenprox 10EC chỉ hiệu quả khi chúng sử dụng ở liều lượng cao hơn mức khuyến
cáo.
2.1.2 Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Tính kháng thuốc được thể hiện rất rõ ở các loài sâu hại, trong đó có rầy nâu.
Người ta nhận thấy rằng sau nhiều lần sử dụng thuốc hoá học, muốn thuốc có hiệu quả
diệt trừ cao như thời gian đầu thì các lần dùng sau phải tăng dần liều và liều lượng
thuốc lên, cũng tức là dần dần sâu chịu đựng được lượng thuốc ngày càng lớn hơn
lượng thuốc ban đầu. Với rầy nâu hại lúa, người ta nhận thấy rằng sau 5 lần liên tiếp
dùng thuốc Methyl Parathion, thì rầy nâu chịu được lượng thuốc cao gấp 15 lần lượng
thuốc ban đầu. Theo (Cochrane, 1998) thì việc côn trùng hình thành tính kháng là đặc
trưng do cơ chế di truyền, kết quả chỉ ra rằng kháng Malathion và Permanone là do
nhiều gen quy định, trong khi kháng Carbamate phần lớn là xác định bởi một gen lớn
duy nhất.
Theo tổng kết của FAO (1990) rầy nâu đã kháng với 18 loại hoạt chất trừ sâu
thuộc các nhóm Chlo hữu cơ, Lân hữu cơ, Carbamate và Pyrethroid. Trong đó, đã có
ghi nhận rầy nâu ở Việt Nam đã kháng với thuốc DTT, Diazimon và Malathion từ
những năm 1974. Từ đó đến nay cũng có nhiều báo cáo đề cập đến hiện tượng kháng
thuốc của rầy nâu đối với các loại thuốc trừ sâu thuộc các nhóm hoá học mới như
Neonicotinoid, điều hoà sinh trưởng tuy nhiên các nghiên cứu đó không đề cập đến rầy
nâu ở Việt Nam.

Theo số liệu thống kê của Matsumura (2008) hầu hết các quốc gia trồng lúa ở
Châu Á, rầy nâu đã kháng đối với các loại thuốc thuộc nhóm: Fipronil, Fenobucard,
Imidaclorid, Dinotefuran trừ Philippines. Trong đó, ở Nhật Bản nhóm Fipronil bị
kháng cao nhất trong khi ở Việt Nam và Trung Quốc thì rầy nâu kháng cao nhất là
nhóm Imidaclorid sau đó là Fipronil và Dinotefuran.
Trong năm 2006, giá trị LD50 của BPMC, Imidacloprid và Fipronil ở miền
Nam Việt Nam có xu hướng lớn hơn so với ở miền Bắc Việt Nam. Các giá trị LD50 ở

4


miền Nam Việt Nam trong năm 2007 và 2008 cũng cho thấy tăng so với năm 2006
(Matsumura, 2008).
2.2 Phân loại, phân bố và ký chủ
2.2.1 Phân loại
Rầy nâu Nilaparvata lugens Stal thuộc chi Nilaparvata, họ rầy Delphacidae, bộ
Cánh Đều Homoptera. Nilaparvata lugens được Stal đặt tên lần đầu tiên vào năm
1854.
2.2.2 Phân bố
Rầy nâu xuất hiện ở tất cả các nước trồng lúa, nhất là các nước ở Đồng Bằng
nhiệt đới Á Châu như Ấn Độ, Bangladesh, Đài Loan, đảo Solomon, Indonesia, Fiji,
Malaysia, Nhật, Philippines, Thái Lan, Srilanka, Tân Guinea, Triều Tiên, Trung Quốc
và Việt Nam ( Lê Thị Sen, 1999).
Ở các nước khu vực Đông Nam Á rầy nâu đã có từ lâu nhưng hầu như chưa
được chú ý nhiều vì rầy nâu xuất hiện với mật độ thấp và gây hại trên diện tích nhỏ,
không đáng kể. Nhưng từ những năm sau 1954 rầy nâu bùng phát thành dịch gây hại
nặng nề ở các vùng lúa nước của các nước Đông Nam Á như Philippines (1959),
Inđônêxia (1968-1969), Malaixia (1967), Thái Lan (1975). Những năm gần đây, rầy
nâu trở thành dịch hại lúa nước nguy hiểm nhất ở khu vực Đông Nam Á gây thiệt hại
lớn về năng suất cũng như kinh tế nông nghiệp. Ở Philippines ước tính thiệt hại hơn

150.000 tấn thóc, năm 1998 ở Philippines rầy nâu bùng phát thành dịch lớn. Ở
Malaixia ghi nhận được các dịch rầy nâu bùng phát liên tục từ những năm 1976, 1977,
1979, 1982, 1983, 1991. Ở Thái Lan dịch rầy nâu bùng phát mạnh vào những năm
1975-1984, 1989-1991, 1995-2000 (Theo Dyck và Thomas, 1979).
Ở Việt Nam dịch rầy nâu được ghi nhận lần đầu tiên vào năm 1931 – 1932 tại
một số tỉnh ĐBSCL như Mỹ Tho, Cần Thơ, Sóc Trăng. Từ 1961 – 1971, rầy nâu xuất
hiện nhiều lần ở các tỉnh phía Bắc từ Nghệ An, Thanh Hoá cho đến đồng bằng Bắc Bộ
và các tỉnh miền núi như Thái Nguyên, Lạng Sơn. Đặc biệt trong vụ Mùa 1971, rầy
nâu xuất hiện và phát triển thành dịch ở 12 tỉnh phía Bắc gây thiệt hại nghiêm trọng
(Nguyễn Văn Luật, 2002).
5


2.2.3 Ký chủ
Cây lúa Oryza sativa là cây ký chủ quan trọng nhất của rầy nâu, những cây ký
chủ xen kẽ có thể là cây cỏ mần trầu Eleusine coracana, cỏ môi Leeesia hexandra, cỏ
môi Nhật Bản Leersia japonica, mái Saccharrum officinarum, bắp Zea mays (Dyck,
1997). Ngoài ra theo Phạm Thị Mỹ Tiến (1987) còn cho rằng lúa ma Oryza munita có
thể coi là ký chủ đáng lưu ý của rầy nâu ở đồng bằng sông Cửu Long.
2.3 Đặc điểm về sinh học và sinh thái của rầy nâu
Rầy nâu trưởng thành có hai dạng cánh dài và cánh ngắn (Lê Lương Tề, 2005) :
Dạng cánh dài: Con cái dài (kể cả cánh) 4,5 – 5 mm. Mặt bụng màu nâu vàng,
đỉnh đầu nhô ra phía trước. Mắt kép màu nâu non, mắt đơn màu nâu đỏ, phần gốc râu
có hai đốt phình to, đốt roi râu dài nhỏ. Con đực dài (kể cả cánh) 3,6 – 4 mm, đa số
màu nâu tối. Con đực bé, gầy hơn con cái, cuối bụng hình loa kèn.
Dạng cánh ngắn: Con cái dài 3,5 – 4 mm, thô, lớn. Cánh trước kéo dài tới giữa
đốt bụng thứ năm bằng một phần hai chiều dài toàn thân và bằng hai phần ba chiều dài
của bụng.
Sự xuất hiện của dạng cánh dài và dạng cánh ngắn phụ thuộc vào nhiệt độ, ẩm
độ và thức ăn. Nhiệt độ thấp, ẩm độ cao, thức ăn phong phú thì xuất hiện dạng cánh

ngắn nhiều (Lê Lương Tề, 2005). Khi lúa chín khô hoặc chết cháy thì rầy di chuyển và
phát tán và tỷ lệ cánh dài chiếm 90 – 100 % trong quần thể (Bùi Công Hữu và Trần
Huy Thọ, 2003). Dạng cánh ngắn chiếm ưu thế trong thời gian giữa vụ, chúng sống tại
chổ và di chuyển giữa các khóm lúa (Nguyễn Văn Luật, 2002).
Theo Pathak (1994) cho rằng sự xâm nhập của rầy nâu vào ruộng lúa bắt đầu
với loại hình cánh dài rồi mật số tăng liên tục trong hai thế hệ với loại hình cánh ngắn.
Sau đó loại hình cánh dài xuất hiện để di chuyển sang nơi khác.
Mỗi năm trung bình có từ 12 – 13 lứa rầy. Rầy nâu gây hại trên các trà lúa
trong năm như Đông Xuân – Hè Thu, lúa Mùa. Thường gây hại vào cuối của mỗi vụ
lúa do có sự tích lũy mật số ngày càng tăng (Mai Thành Phụng và ctv, 2007).
Rầy nâu có thể xuất hiện vào bất cứ giai đoạn sinh trưởng nào của cây lúa. Nếu
gặp điều kiện thuận lợi, thức ăn đầy đủ thì từ lúc trứng nở đến khi trưởng thành chỉ
6


mất khoảng 15-20 ngày. Do đó, trong một vụ lúa 3 tháng, có thể có 3 lứa rầy nối tiếp
nhau, lứa sau nhiều hơn lứa trước (Nguyễn Ngọc Đệ, 2009).
Đời sống trung bình của thành trùng rầy nâu khoảng 10 – 20 ngày, trong thời
gian đó một con rầy cái cánh dài đẻ khoảng 100 trứng, và rầy cái cánh ngắn có thể đẻ
từ 200 – 900 trứng (Lê Thị Sen, 1999).
Ấu trùng rầy non khi mới nở rất nhỏ, càng lớn rầy dần dần chuyển thành màu
nâu lợt (Phạm Văn Kim và Lê Thị Sen, 1993). Ấu trùng rầy nâu có năm tuổi. Tuổi một
bên lề ngực có đường thẳng, lưng màu đen xám; tuổi hai ngực sau lõm ra phía trước,
lưng màu vàng nâu; tuổi ba thấy rõ mầm cánh, lưng cũng có màu vàng nâu; tuổi bốn
mầm cánh sau nhọn, lưng có màu vàng và nâu; tuổi năm cánh trước dài, cánh sau
nhọn, lưng có màu nâu (Cục BVTV, 1980). Về kích thước rầy tuổi một dài khoảng
1mm, tuổi hai dài 1,5 mm, tuổi ba khoảng 2 mm, tuổi bốn khoảng 2,5 mm và tuổi năm
khoảng 3 mm (Cục BVTV, 1986). Theo Nguyễn Văn Luật (2002) rầy nâu cũng có
năm tuổi, mỗi tuổi kéo dài 2 – 3 ngày, nhưng ở nhiệt độ thấp mùa đông 16 – 20 0C có
thể kéo dài 6 – 7 ngày.

Ấu trùng rầy nâu tuổi lớn rất giống với thành trùng cánh ngắn nhưng cánh ngắn
hơn và đục, trong khi cánh của thành trùng cánh ngắn thì trong suốt với các gân màu
nâu đậm (Lê Thị Sen, 1999).
Trứng của rầy nâu có dạng hình quả chuối tiêu, mới đẻ trong suốt gần nở màu
vàng và có hai điểm mắt đỏ, Đẻ thành từng ổ từ 5 – 12 trứng nằm sát nhau theo kiểu
úp thìa đầu nhỏ quay vào trong, đầu to quay ra ngoài biểu bì của bẹ lá (Nguyễn Văn
Tuấn, 2003). Trứng nở sau 7 – 8 ngày, nhưng nhiệt độ trong mùa đông 16 – 18 0C có
thể kéo dài đến 15 – 20 ngày (Nguyễn Văn Luật, 2002).
Theo Pathak (1994) thì thành trùng rầy nâu hoạt động 10-32 °C, thành trùng
thường sống 10 - 20 ngày vào mùa hè và 30 - 50 ngày trong mùa thu. Rầy cái ở 20 °C
có một thời gian đẻ trứng khoảng 21 ngày, và giảm xuống còn 3 ngày nếu ở 30 °C.
Trứng rầy thường không nở ở 33 °C, nhưng tại 27 °C trứng nở nhiều và tăng trưởng
nhanh hơn so với ở 25 °C và chết ở nhiệt độ 33 °C.

7


Theo Mochida và Okada (1979) thì ấu trùng có 5 tuổi và kéo dài 12,0 ngày khi
ở 270C; 12,6 ngày khi ở 29 0C; 13,1 ngày khi ở 310C; 17 ngày khi ở 330C; 18,2 ngày
khi ở 350C. Thời gian phát triển từ trứng đến trưởng thành kéo dài khoảng 20 ngày ở
27-280C và ngắn nhất là trên giống nhiễm
2.4 Vòng đời của rầy nâu
Vòng đời của rầy nâu khoảng 25 – 28 ngày trong điều kiện nhiệt độ 25 – 30 0C.
Trứng đẻ trong bẹ lá và nở sau 6 – 7 ngày. Rầy cám mới nở lột xác năm lần từ 12 – 14
ngày. Rầy trưởng thành cánh ngắn sống từ 7 – 14 ngày (đẻ trứng sớm hơn) và rầy
trưởng thành cánh dài cũng sống từ 7 – 14 ngày (Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông
Thôn, 2008).
Vòng đời dài hay ngắn còn phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh. Nếu ở nhiệt độ
24 – 29 0C và ẩm độ 70 – 85 % thì vòng đời kéo dài từ 31 – 54 ngày; trong đó pha
trứng 6 – 14 ngày, pha sâu non 12 – 20 ngày, pha trưởng thành 13 – 20 ngày (Lê

Lương Tề và Hà Huy Niên, 2000).

12 – 14 ngày

25-28 ngày

7 – 14 ngày

6 – 7 ngày

Hình 2.1 Vòng đời rầy nâu (Nguồn Trung tâm Khuyến Nông Quốc Gia)

8


2.5 Tập quán sinh sống và tác hại của rầy nâu
2.5.1 Tập quán sinh sống
Sau khi vũ hóa từ 3 – 5 ngày, thành trùng cái bắt đầu đẻ trứng bằng cách rạch
bẹ lá hoặc gân chính của phiến lá, gần cổ lá, khi mật số cao đẻ trong mô thành từng
hàng. Khoảng ba ngày sau, các vết đẻ trên bẹ lúa có màu nâu do có vết bệnh xâm nhập
vào, các vết này dài từ 8 – 10 mm. Rầy cái tập trung đẻ trứng ở gần gốc lúa từ 10 –
15cm. Rầy trưởng thành cánh dài bị thu hút nhiều bởi ánh sáng đèn và vào đèn nhiều
lúc trăng tròn, bay vào đèn từ 8 – 11 giờ đêm (Nguyễn Văn Huỳnh, 2004).
Có một số nghiên cứu nhỏ trong đợt dịch rầy nâu gây hại lúa ở đồng bằng sông
Cửu Long từ 1977 - 1979 cho thấy là rầy nâu vào đèn vẫn còn có khả năng đẻ trứng
mặc dù số trứng đẻ có ít hơn rầy được nuôi lớn lên bình thường tại chổ. (Viện Bảo vệ
Thực vật, 1980; Bùi Văn Ngạc và ctv, 1980). Ngoài ra, Dyck và ctv (1979), cho rằng
rầy nâu di cư trước khi đẻ trứng nên hiện nay cũng có nhiều người vẫn còn băn khoăn
tìm hiểu hiệu lực của việc dùng bẫy đèn để né rầy.
Cả thành trùng và ấu trùng rầy đều thích sống ở gốc lúa và có tập quán bò

quanh thân cây, bay nhảy xuống nước, lên tán lá để lẩn tránh khi bị khuấy động. Rầy
nâu thích tấn công cây lúa còn non, nhưng nếu mật số cao có thể gây hại ở mọi giai
đoạn sinh trưởng của cây lúa. Ở giai đoạn lúa đẻ nhánh thì rầy chích hút nơi bẹ lá tạo
thành những sọc màu nâu đậm dọc theo thân do nấm và vi khuẩn tấn công tiếp theo
sau. Đến giai đoạn lúa từ làm đòng đến trổ rầy thường tập trung chích hút ở cuống
đòng non. Sang giai đoạn lúa chín rầy tập trung lên thân ở phần non mềm (Lê Thị Sen
và Nguyễn Văn Huỳnh, 2004).
Theo Phạm Thị Mỹ Tiến (1987) thì ấu trùng và thành trùng của rầy nâu gây hại
trực tiếp cho cây lúa bằng cách chích hút nhựa, làm nghẽn mạch nhựa do nước bọt của
rầy nâu khô cứng lại làm cây lúa vàng úa, chậm phát triển. Rầy trưởng thành có tập
tính di chuyển từ vùng này sang vùng khác, từ nước này sang nước khác theo chiều gió
mùa hàng năm (Bùi Công Hữu và Trần Huy Thọ, 2003). Rầy phát sinh gây hại đầu
tiên xuất hiện thành từng vạt giữa ruộng, sau đó lan dần ra quanh ruộng. Những ruộng
trũng lúa tốt rầy thường phát sinh gây hại nặng (Lê Lương Tề, 2005).

9


2.5.2 Tác hại của rầy nâu
2.5.2.1 Tác hại trực tiếp
Rầy cám và rầy trưởng thành cánh dài hoặc cánh ngắn đều chích hút nhựa cây
lúa gây ra hiện tượng lúa bị cháy (cháy rầy).
Trong lịch sử, những năm 1970 dịch rầy nâu nặng đã xảy ra trong trong khu
vực Đông Nam và nhiều nước Đông Á (Matsumura, 2008).
Theo Hồ Văn Chiến và Nguyễn Hữu Huân (2006), rầy nâu đã xuất hiện ở các
tỉnh phía Nam từ năm 1970, những năm bị nhiễm nặng và xảy ra hiện tượng cháy rầy
gồm: 1978, 1991, 1992, 1993 – 1997 và 2006.

Hình 2.2 Biểu đồ xuất hiện rầy nâu từ 1977 – 2006. (Nguồn:Trung tâm BVTV
phía Nam).


2.5.2.2 Tác hại gián tiếp
Vết chích và nơi đẻ trứng của rầy nâu trên cây lúa bị hư do sự xâm nhập của
nấm bệnh. Mặt khác, phân rầy nâu tiết ra có chất đường làm một loại nấm đen tới đóng
quanh gốc lúa làm ảnh hưởng sự sinh trưởng phát triển của cây lúa (Phạm Văn Kim và
Lê Thị Sen, 1993). Nếu chích hút ngay khi cây lúa trổ hoặc ngay trước đó thì cây lúa
10


yếu nên bông lúa trổ dễ bị nấm bẹ, làm bông lúa lép, xám đen (Đặng Thái Thuận và
Nguyễn Mạnh Chinh, 1986).
2.6 Lý do bộc phát của rầy nâu
Nhiều nông dân Việt Nam đã gieo sạ đồng bộ cùng một loại giống lúa nhiễm,
khi thời tiết thích hợp làm cho mật số rầy tăng cao thì việc sử dụng thuốc quá liều đã
làm cho rầy phát triển khả năng kháng thuốc, đồng thời quần thể thiên địch trong
ruộng lúa bị thuốc giết chết nên rầy nâu đã có cơ hội phát dịch (Mai Thành Phụng và
ctv, 2007).
Để kiểm soát rầy nâu thì Neonicotinoid (chủ yếu là Imidacloprid) và
Phenylpyrazole (Chủ yếu là Fipronil) đã được sử dụng từ giữa những năm 1990 ở
nhiều nước Đông Á và Đông Dương (Matsumura và S. Morimura, 2010). Từ năm
2005, diện tích nhiễm rầy nâu gia tăng lớn và tiếp tục ở mức độ cao hơn trong ba năm
tới. Dịch rầy nâu đã không giới hạn Nhật Bản mà còn xảy ra đồng thời trong Trung
Quốc và Việt Nam từ năm 2005. Sự bùng phát này là kết quả của việc rầy nâu kháng
thuốc trừ sâu Imidacloprid. Ở Đông Á, việc kháng Imidacloprid trong rầy nâu lần đầu
tiên được quan sát thấy ở Thái Lan và sau đó ở các nước Việt Nam, Ấn Độ và Trung
Quốc.
Canh tác nông nghiệp không đồng đều giữa nông dân gây ra sự phân bố dịch
hại cục bộ, đặc biệt là rầy nâu tại Campuchia. Từ năm 1994 rầy nâu đã tấn công rải rác
ở các cánh đồng lúa Campuchia và ngày càng mạnh hơn khi nông dân lạm dụng phân
bón và thuốc trừ sâu (P. Visarto và ctv, 2001).

Ở ĐBSCL trong những năm gần đây vụ Đông Xuân và vụ Hè Thu được gieo sạ
kế cận nhau và không đồng loạt nên đã tạo cầu nối cho rầy nâu trưởng thành từ lúa
Đông Xuân mang mầm bệnh sang truyền cho lúa Hè Thu đang ở trong giai đoạn mạ
(Nguyễn Văn Huỳnh, 2006).
Trong những năm gần đây ở ĐBSCL đã áp dụng các biện pháp phòng trừ tổng
hợp (IPM) rộng khắp, trong đó giống lúa kháng rầy đã được sử dụng đồng bộ để
khống chế mật số rầy trên đồng ruộng. Tuy nhiên, rầy nâu vẫn còn hiện diện với mật

11


số cao, có thể nói rầy nâu là loài côn trùng có khả năng bùng phát với mật số cao,
nhanh, bất ngờ nhờ các đặc điểm sau (Nguyễn Văn Huỳnh, 2006):
- Có khả năng đẻ trứng cao (mỗi con cái đẻ khoảng trên 200 trứng).
- Trứng đẻ trong bẹ lá lúa nên ít bị thiên địch tấn công và nông dân cũng khó
nhìn thấy.
- Ấu trùng và cả thành trùng đều nhỏ và sống ở gốc lúa nên khó phát hiện kịp
thời và khó sử dụng thuốc trừ sâu.
- Chu kỳ sinh trưởng hay vòng đời rất ngắn nên chỉ trong vòng một tháng là có
một lứa mới với mật số nhân lên cả trăm lần.
- Khả năng di cư xa đến hàng nghìn kilômet xuống vùng phía dưới gió.
2.7 Các biện pháp phòng trừ rầy nâu
* Biện pháp canh tác:
- Không trồng lúa liên tục trong năm, đảm bảo thời gian cách ly giữa hai vụ
lúa ít nhất 20 – 30 ngày, không để vụ lúa chét.
-Vệ sinh đồng ruộng bằng cách cày bừa, trục kỹ trước khi gieo sạ, dọn sạch cỏ
bờ ruộng mương dẫn nước.
- Cách phòng trị hữu hiệu nhất là dùng các giống lúa kháng rầy nâu, làm vệ
sinh đồng ruộng để rầy không còn chỗ ẩn nấp (Nguyễn Ngọc Đệ, 2009).
- Không gieo sạ quá dày trên 120 kg giống/ha; gieo sạ phải tập trung, không

gieo sạ kéo dài; gieo sạ đồng loạt để né rầy, thường mỗi tháng có một đợt rầy vào đèn
rộ kèo dài từ 5 – 7 ngày, để né rầy thì gieo sạ ngay sau đỉnh cao rầy vào đèn. Như vậy
khi lúa non sẽ tránh được rầy trưởng thành truyền bệnh.
- Để bảo vệ cây lúa non sau khi sạ cho nước vào ruộng và duy trì mực nước
thích hợp để hạn chế rầy nâu chích hút thân cây lúa.
- Không bón quá thừa đạm; tăng lượng phân lân và kali để nâng cao sức chống
chịu đối với bệnh.

12


- Thường xuyên thăm đồng để phát hiện sớm sự xuất hiện của rầy nâu trên
ruộng lúa và đưa ra cách xử lý tốt nhất (Võ Văn Á và Nguyễn Mạnh Chinh, 1998).
* Biện pháp sinh học:
- Tìm cách bảo vệ thiên địch trên đồng ruộng như bọ xít mù xanh, bọ xít nước,
nhện, các loài ký sinh trên rầy, chuồn chuồn kim và các loài vi sinh vật khác như nấm
trắng, nấm tua.
- Cho nước vào ruộng tạo điều kiện cho các loài sinh vật sống dưới nước hoạt
động tiêu diệt rầy.
- Thả vịt con vào ruộng (100 – 150 con/ha) khi lúa còn non 4 – 6 tuần tuổi để
tiêu diệt rầy (Trung tâm Khuyến Nông Quốc Gia, 2006).
Biện pháp hoá học:
Thuốc trừ sâu chỉ nên được áp dụng khi mật số rầy nâu đạt đến ngưỡng kinh
tế (Pathak, 1994). Khi phát hiện rầy nâu trên ruộng lúa với mật số cao thì có thể phun
xịt thuốc BVTV để diệt rầy. Trước khi xịt cần bơm nước vào cho rầy tập trung ở chảng
ba cây lúa, khi xịt vẹt lúa, chĩa vòi phun xuống gốc, xịt lúc mát trời khi rầy cám ở tuổi
2 – 3 (Mai Thành Phụng và ctv, 2007).
• Khi phun thuốc hoá học trừ rầy cần phải theo nguyên tắc “4 đúng”:
+ Đúng loại thuốc: Theo khuyến cáo của cơ quan BVTV địa phương, sử dụng
các loại thuốc mà hiện đang có hiệu quả nhất, không pha trộn nhiều loại thuốc.

+ Đúng liều lượng và nồng độ: Pha thuốc theo hướng dẫn trên nhãn, trên bao bì
của từng loại thuốc, không phun quá liều có thể làm ảnh hưởng đến môi trường và
thiên địch có lợi.
+ Đúng lúc: Tuỳ từng loại thuốc mà chọn thời điểm phun cho phù hợp như
nhóm thuốc trừ rầy non từ tuổi 1 – 3 và có mật số 3 – 5 con/dảnh thì phun là tốt nhất;
hoặc thuốc phòng trừ rầy trưởng thành thì phun khi rầy trưởng thành chiếm đa số trên
ruộng.
+ Đúng cách: Khi phun thuốc hướng vòi phun vào sát gốc lúa sao cho thuốc
tiếp xúc trực tiếp với rầy, nên rẻ lối phun cho thuốc thắm ướt đều khắp ruộng không
13


được bỏ sót, nên cho nước vào ngập ruộng để rầy di chuyển lên cao, phun dễ tiếp xúc
rầy hơn (Võ Văn Á và Nguyễn Mạnh Chinh, 1998).
2.8 Các loại thiên địch chính của rầy nâu
2.8.1 Bọ xít mù xanh
Bọ xít mù xanh thuộc bộ cánh nửa cứng (Hemiptera), họ Miridae tên khoa học
Cyrtorhinus lividipennis là loài bắt mồi rất phổ biến trên đồng lúa. Nó tiêu diệt trứng,
rầy non tuổi nhỏ của rầy nâu và các loại rầy khác hại lúa. Đây là loài bắt mồi rất hiệu
quả trong việc hạn chế số lượng rầy nâu, rầy lưng trắng và rầy xanh đuôi đen. Trong
phòng thí nghiệm, sau 24 giờ một trưởng thành cái và một trưởng thành đực loài bọ xít
mù xanh có thể ăn 20 trứng rầy nâu. Bọ xít mù xanh thích ăn trứng rầy nâu hơn trứng
rầy lưng trắng và rầy xanh đuôi đen. Số lượng trứng rầy nâu do một cá thể bọ xít mù
xanh tiêu diệt sẽ tăng lên khi mật độ trứng rầy nâu tăng (IRRI, 1987).
2.6.2 Bọ xít nước ăn thịt
Bọ xít nước ăn thịt thuộc bộ Cánh nửa cứng (Hemiptera), họ Veliidae, có tên
khoa học Microvelia donglasi atrolineata. Là loài bọ xít nhỏ có vạch trên lưng có
nhiều trên ruộng nước. Con trưởng thành vai rộng có thể có cánh hoặc không có cánh.
Loại không có cánh thì không có vạch đen và vạch trắng ở cổ và cánh trước. Thân hình
nhỏ và bàn chân trước chỉ có 1 đốt do đó có thể phân biệt được với các loài bọ xít

khác, có cơ thể rất nhỏ, sinh sống trên mặt nước. Cả con trưởng thành và con ấu trùng
đều săn lùng và ăn thịt rầy cám khi chúng rớt xuống mặt nước. Mỗi con bọ xít có thể
ăn 5-7 con rầy cám mỗi ngày (AgriViet.com).
2.6.3 Các loài nhện bắt mồi
Trong nhóm nhện bắt mồi thì nhện sói vân hình đinh ba Pardosa
pseudoannulata, nhện sói bọc trứng trắng Pirata subpiraticus, nhện lớn hàm to bụng
tròn Dyschiriognatha tenera thường thấy nhất trong quần thể rầy nâu. Khả năng ăn rầy
của những loài nhện bắt mồi này khá cao. Trong 24 giờ, một cá thể trưởng thành cái
của loài nhện sói vân hình đinh ba có thể ăn từ 12,4 – 27,5 ấu trùng rầy nâu tuổi 5. Sức
ăn mồi của loài nhện sói bọc trứng trắng và nhện lớn hàm to bụng tròn kém hơn so với
loài nhện sói vân hình đinh ba. Trung bình một ngày, một trưởng thành cái loài nhện
14


sói bọc trứng trắng và nhện lớn hàm to bụng tròn tương ứng tiêu diệt được 13,3 – 16,2
và 5,1 – 6,6 ấu trùng tuổi 4 -5 của rầy nâu (Viện BVTV, 2003).

a

b

d

e

c

Hình 2.3 Các loại thiên địch chính của rầy nâu trên đồng ruộng
a. Bọ xít mù xanh (Nguồn:
/>

b. Bọ
c xít nước ăn thịt (Nguồn: d
/>
c. Nhện sói vân hình đinh ba (Nguồn:
/>
d. Nhện sói bọc lưng trắng (Nguồn:
/>
e. Nhện lớn hàm to bụng tròn (Nguồn:
/>15


×