1
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Dưa hấu (Citrulls lanatus) thuộc họ Bầu bí (Cucurbitaceae), một loại cây
vỏ cứng chứa nhiều nước, có nguồn gốc từ miền Nam Châu Phi và là lồi cây
được trồng phổ biến nhất trong họ Bầu bí.
Dưa hấu chiếm vị trí quan trọng trong sản xuất rau quả ở nhiều nước trên
thế giới và ở nước ta, cây dưa hấu tham gia tích cực vào chuyển đổi cơ cấu cây
trồng, đang và sẽ là cây cho hiệu quả kinh tế cao, xóa đói giảm nghèo, tăng thu
nhập, cải thiện cuộc sống cho người nơng dân.
Dưa hấu có tính hàn có thể làm thức ăn giải nhiệt trong ngày hè nóng nực,
quả dưa hấu có chứa nhiều Lycopene - chất chống oxi hóa, bên cạnh đó dưa hấu là
một trong các loại thực phẩm hiếm hoi cung cấp chất Citrulin - một loại axit amin
có tác dụng làm lành vết thương [22]. Ngồi ra dưa hấu cịn cung cấp Năng lượng
và một số chất khác. Khi nghiên cứu người ta thấy rằng: Trong 100 g phần quả ăn
được cho ta 15 Kcals, 1,2 g Protein, 780 mcrogam Vitamin A, 7 mg Vitamin C [2,
tr.65]. Một số nghiên cứu khác cho thấy: Trong 100g phần ruột trái chứa tới 90%
nước và 9% các hợp chất Hydratcacrbon. Ngồi ra cịn nhiều dưỡng chất khác như
Protein (0,7%), Lipit (0,1%), các Vitamin A, C và các chất trung lượng, vi lượng
như Canxi, Magie, Sắt,… [6, tr.9].
Hiện nay, có rất nhiều giống dưa hấu được đưa vào trong sản xuất, trong đó
giống dưa hấu lai Hắc Mỹ Nhân là một trong những giống có triển vọng cho năng
suất cao, chất lượng tốt.
Dưa hấu cũng như các loại cây trồng khác, muốn nâng cao năng suất, chất
lượng, khả năng chống chịu,… thì phải tạo mọi điều kiện thích hợp cho cây sinh
trưởng, phát triển một cách tốt nhất. Trong q trình sản xuất Nơng nghiệp, ông
cha ta đã đúc rút kinh nghiệm "Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống". Trong
điều kiện hiện nay đầy đủ thuận lợi về hệ thống tưới tiêu, điều kiện chăm sóc, bộ
giống phong phú,… Tuy nhiên năng suất dưa hấu của nước ta vẫn còn thấp và thấp
2
hơn các nước trong khu vực. Do những hạn chế trong khâu canh tác như đất đai,
bố trí thời vụ,… đặc biệt là việc sử dụng phân bón chưa hợp lý là một trong những
yếu tố quan trọng hạn chế năng suất, phẩm chất dưa hấu. Vì phần lớn diện tích đất
trồng dưa hấu của Việt Nam nói chung, vùng Bắc Trung Bộ nói riêng là đất cát và
cát pha, đây là những loại đất có hàm lượng mùn rất thấp, khả năng hấp thu dinh
dưỡng kém nên nghèo dinh dưỡng đặc biệt là kali - yếu tố dinh dưỡng mà cây dưa
hấu có nhu cầu lớn nhất trong tất cả yếu tố dinh dưỡng. Nghiên cứu để xác định
quy trình phân bón phù hợp cho cây dưa hấu trên đất cát ở Việt Nam nói chung và
vùng Bắc Trung Bộ nói riêng là vấn đề cần thiết nhằm phát huy hết tiềm năng
năng suất, nâng cao phẩm chất và hiệu quả kinh tế cho người trồng dưa hấu.
Xuất phát từ thực tế đó, chúng tơi tiến hành nghiên cứu đề tài: "Ảnh hưởng
của liều lượng Kali đến sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng giống
dưa hấu Hắc Mỹ Nhân trong vụ Hè 2008 tại Viện KHKTNN Bắc Trung Bộ”.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng bón phân kali khác nhau
đến khả năng sinh trưởng, phát triển, khả năng chống chịu sâu bệnh, năng suất và
chất lượng của giống dưa hấu Hắc Mỹ Nhân, để từ đó xác định được liều lượng
phân bón kali thích hợp, nâng cao hiệu quả sử dụng phân kali đối với giống dưa
hấu Hắc Mỹ Nhân trên chân đất cát pha tại vùng Bắc Trung Bộ.
3. Đối tượng, phạm vi và nội dung nghiên cứu
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng: Phân bón kali và giống dưa hấu Hắc Mỹ Nhân
- Các nghiên cứu được tiến hành trên đồng ruộng tại Viện KHKT Nông
nghiệp Bắc Trung Bộ - Thành phố Vinh – Nghệ An.
3.2. Nội dung nghiên cứu
- Đánh giá khả năng sinh trưởng và phát triển của giống dưa hấu Hắc Mỹ
Nhân ở các liều lượng kali khác nhau.
- Đánh giá khả năng chống chịu của giống dưa hấu Hắc Mỹ Nhân ở các liều
lượng kali khác nhau.
3
- Đánh giá các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của của giống dưa
hấu Hắc Mỹ Nhân ở các liều lượng kali khác nhau.
- Phân tích một số chỉ tiêu chất lượng giống dưa hấu Hắc Mỹ Nhân ở các
liều lượng kali khác nhau.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Trên cơ sở nghiên cứu các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển, năng suất, chất
lượng của cây dưa hấu ở các mức bón kali khác nhau nhằm đánh giá sự tác động
của kali trên giống dưa hấu Hắc Mỹ Nhân.
- Cung cấp các tư liệu khoa học trong biện pháp tăng năng suất và chất
lượng dưa hấu.
4
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
1.1. Tình hình sản xuất dưa hấu ở Thế giới và trong nước
1.1.1. Tình hình sản xuất dưa hấu trên thế giới
Người Ai Cập đã mơ tả cây dưa hấu ít nhất từ 4000 năm trước đây. Nhà
truyền giáo David Livingstone vào năm 1857 đã phát hiện thấy 2 lồi dưa hấu đó
là Melon đắng và ngọt hoang dại đầu tiên sinh trưởng ở Châu Phi. Vì vậy, Châu
Phi được xem là trung tâm nguồn gốc của cây dưa hấu.
Dưa hấu được đưa đến Trung Quốc và miền Đông Liên Xô vào thế kỷ X và
đến nước Anh vào khoảng năm 1600. Từ năm 1640 dưa hấu được trồng rộng rãi ở
Mỹ [4, tr.18 – 20].
Theo số liệu thống kê của FAO (2007) [19] có 5 nước có diện tích lớn nhất
thế giới đó là Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Liên Bang Nga, Brazil và Ai Cập được
thể hiện ở bảng sau.
Bảng 1.1. Diện tích trồng dưa hấu của một số nước trên thế giới
ĐVT: Nghìn hecta
Năm
Đất nước
Trung Quốc
2002
2003
2004
2005
2006
2007
1903,68 1852,03 1674,70 1719,95 2012,35 2113,00
Thổ Nhĩ Kỳ
165,00
153,00
138,00
143,00
137,00
123,00
Liên Bang Nga
106,76
122,00
113,40
102,66
117,41
120,00
Brazil
75,39
82,29
80,89
85,46
92,99
93,50
Ai Cập
72,04
70,20
63,51
62,00
63,00
66,00
Nguồn: FAO (2007) [19]
Cho đến nay, sản lượng dưa hấu hàng năm trên thế giới ước tính khoảng 30
triệu tấn với diện tích gieo trồng trên 2 triệu hecta. Các nước vùng Đông Nam Á là
nơi trồng nhiều dưa hấu, chiếm tới 50% diện tích trồng trên thế giới [6, tr . 9]. Cũng
theo số liệu thống kê của FAO (2007) [19] thấy rằng diện tích gieo trồng dưa hấu
trên thế giới trong những năm gần đây tăng lên khoảng 2%. Năm 2007 toàn thế
5
giới có 3,60 triệu ha đất trồng dưa hấu. Trong đó, Châu Á có diện tích gieo trồng
là 2,81 triệu ha chiếm 77,99% diện tích gieo trồng thế giới, tiếp đến theo thứ tự là
Châu Âu (8,60%), Châu Mỹ (8,02%), Châu Phi (5,25%) và xếp cuối cùng là Châu
Đại Dương (0,14%). Tình hình sản xuất dưa hấu của các vùng trên thế giới được
trong những năm gần đây được thể hiện ở bảng 1.2.
Bảng 1.2. Tình hình sản xuất dưa hấu của các vùng trên thế giới
ĐVT: Diện tích: Nghìn hecta, Năng suất: Tấn/ha, Sản lượng: Triệu tấn
Năm
Đơn vị
Thế
giới
Diện tích
2002
2003
2004
2005
2006
2007
3368,57 3397,89 3198,86 3241,33 3533,56 3601,91
27,48
27,84
26,26
25,87
90,56
87,27
87,91
90,25
92,81
93,17
Diện tích
193,21
212,97
213,90
208,24
204,23
189,14
Năng suất
20,33
20,49
20,56
19,96
21,72
21,93
3,93
4,36
4,40
4,16
4,44
4,15
Diện tích
262,28
271,99
274,43
279,94
284,79
288,83
Năng suất
20,19
21,07
20,61
19,95
21,28
21,10
Sản lượng
Châu
Á
25,68
Sản lượng
Châu
Mỹ
26,88
Sản lượng
Châu
Phi
Năng suất
5,30
5,73
5,65
5,58
6,06
6,09
Diện tích
2580,00 2571,01 2397,25 2468,19 2721,58 2809,08
27,94
30,26
30,60
28,32
27,67
76,28
71,84
72,54
75,53
77,09
77,72
Diện tích
327,88
336,83
308,82
280,16
318,27
309,67
Năng suất
15,08
15,45
16,79
17,34
16,07
16,42
Sản lượng
Châu
Đại
Dương
29,57
Sản lượng
Châu
Âu
Năng suất
4,950
5,21
5,19
4,86
5,12
5,09
Diện tích
5,18
5,09
4,45
4,80
4,69
5,20
Năng suất
21,28
23,98
30,87
24,95
23,54
24,15
Sản lượng
0,11
0,12
0,14
0,12
0,11
0,13
Nguồn: FAO (2007) [19]
6
1.1.2. Tình hình sản xuất dưa hấu ở Việt Nam
Ở nước ta lịch sử trồng dưa hấu đã có từ thời vua Hùng Vương thứ 18 qua
sự tích dưa hấu Mai An Tiêm [4, tr. 18 – 20]. Hiện nay, dưa hấu được trồng rộng
rãi từ Bắc tới Nam. Các vùng trồng dưa hấu truyền thống ở Hải Hưng, Nghệ An,
Quảng Nam – Đà Nẵng, Tiền Giang, Long An,… Hàng năm cung cấp một khối
lượng lớn cho tiêu dùng nội địa và một phần cho xuất khẩu [14, tr. 81].
Bảng 1.3. Tình hình sản xuất dưa hấu của Việt Nam
ĐVT: Diện tích: Nghìn hecta, Năng suất: Tấn/ha, Sản lượng: Triệu tấn
Năm
Chỉ tiêu
Diện tích
Năng suất
Sản lượng
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
19,00
12,88
244,71
23,57
15,80
372,30
25,99
15,44
401,18
27,00
15,19
410,00
28,00
28,00
28,00
15,00
15,00
15,00
420,00 420,00 420,00
Nguồn: FAO (2007) [19]
Cho đến nay, riêng ở các tỉnh Nam Bộ, ước tính diện tích trồng dưa hấu
khoảng trên 20.000 ha [6, tr. 10]. Vài năm gần đây diện tích trồng dưa hấu có
chiều hướng tăng nhiều chủ yếu là tăng vụ trên đất trồng lúa ở Đồng bằng sông
Cửu Long. Ở các tỉnh phía Bắc trước đây dưa hấu thường chỉ trồng một vụ Xuân
Hè gieo tháng 3 – 4 thu hoạch tháng 5 – 6 trên một số vùng đất cát của đồng bằng
và trung du Bắc Bộ.
1.1.3. Tình hình sản xuất dưa hấu ở Nghệ An
Nghệ An là một trong số các tỉnh có truyền thống trồng dưa hấu trên cả
nước. Từ năm 2006 tỉnh có 11/19 huyện trồng dưa hấu với diện tích hơn 1200 ha
[21], [29] tập trung ở một số huyện như Quỳ Hợp, Nghĩa Đàn, Đô Lương,...
Năm 2007, Nghệ An chỉ chiếm khoảng 4,29% về diện tích và 5,71% về sản
lượng so với cả nước. Về năng suất giữa các huyện có chênh lệch lớn tùy theo
giống, điều kiện đất đai và khí hậu cụ thể của từng vùng. Tuy nhiên, trong những
năm gần đây Nghệ An được đánh giá là một trong các tỉnh có tiềm năng mở rộng
diện tích gieo trồng cây dưa hấu.
Bảng 1.4. Tình hình sản xuất dưa hấu một số huyện ở Nghệ An năm 2007
7
Huyện
Diện tích
Tồn tỉnh
Nam Đàn
Diễn Châu
Anh Sơn
Nghĩa Đàn
Đơ Lương
(ha)
1200
60
100
100
250
110
Năng suất
Sản lượng
(tấn/ha)
20
20
30
35
45
40
(nghìn tấn)
24,00
1,20
3,00
3,50
11,25
4,40
Nguồn: [25], [26], [28]
1.2. Tình trạng kali trong đất
1.2.1. Các dạng kali trong đất
Kali là một trong ba nguyên tố dinh dưỡng chính ảnh hưởng rất lớn đến sinh
trưởng, phát triển và năng suất, phẩm chất của cây trồng. Chính vì vậy mà đã từ lâu
các nhà nơng học trên thế giới quan tâm nghiên cứu về yếu tố kali trong đất.
*) Theo Loatsch (1957) (trích theo Beckett, 1964) [18, tr. 212 – 219] dựa
vào độ hòa tan của các hợp chất chứa kali đã chia kali trong đất thành 3 dạng:
+ Kali hòa tan trong nước
+ Kali trao đổi
+ Kali khơng trao đổi
Trong đó, dạng kali khơng trao đổi chiếm đại đa số, lượng kali trao đổi ít hơn
nhiều còn kali hòa tan trong nước chỉ chiếm một lượng rất nhỏ khoảng 5 – 7 kg K 2O/ha
[7, tr. 119]. Quan hệ kali không trao đổi với các dạng kali khác rất khác nhau tùy theo loại
đất, cây trồng, thời tiết, phân bón (Nguyễn Hữu Thành, 1997) [8, tr. 66 – 67].
*) Theo Vũ Hữu Yêm (1995) [12, tr. 49] thì kali trong đất nằm dưới 3 dạng:
+ Kali nằm trong thành phần khoáng vật: Đây là loại kali cây trồng có thể sử
dụng trực tiếp nằm trong khống vật dưới ảnh hưởng của nước và axit Cacbonic hòa
tan trong nước, nhiệt độ và vi sinh vật để cung cấp dần kali cho cây.
+ Kali trao đổi hấp phụ trên bề mặt keo đất: Kali trao đổi chỉ bằng 0,8 –
1,5% K2O tổng số trong đất.
+ Kali hòa tan trong nước: Chiếm một lượng rất ít chỉ khoảng 10% lượng
kali trao đổi.
8
*) Theo Đoàn Văn Cung (1998) [1, tr. 157 - 160] chia kali thành 4 dạng:
+ Kali hữu hiệu trực tiếp: Là kali hòa tan trong nước và kali trao đổi.
+ Kali hữu hiệu chậm hay bán hữu hiệu: Có thể xem là loại K+ đã được cố
định không thể trao đổi ngay do K+ chui sâu và bị giữ chặt trong các cấu trúc của
khoáng hoặc phức hệ hữu cơ khống nhưng có thể được điều động dần cho cây trồng.
+ Kali dự trữ lâu dài: Là phần kali nằm sát ngoài mạng lưới tinh thể Silicat.
Dạng này phải trải qua một q trình vơ cùng lâu dài mới có thể cung cấp kali hữu
hiệu cho đất với tác động của nước, khí hậu và mơi trường.
+ Kali trong mạng lưới tinh thể Silicat: Là dạng kali xem như khơng có khả
năng điều động. Tùy theo tốc độ phong hóa và rửa trơi dạng kali này có tỷ lệ rất
khác so với kali tổng số.
1.4.2. Tỷ lệ kali trong đất
Tỷ lệ Kali trong đất biến động trong phạm vi 0,5 – 3%, đất canh tác thường
có trên dưới 2% [12, tr. 49]. Tổng lượng kali trong đất luôn lớn hơn tổng lượng lân
và đạm cộng lại. Thường các loại đất có chứa từ 0,2 – 0,4% K 2O ở đất nhiệt đới
nói chung, tỷ lệ kali thấp ở đất các nước ôn đới. Trên các chân đất sét và thịt lượng
K2O thường đạt 2% có trường hợp đạt 3%. Trên chân đất cát pha, nhất là đất lầy
thụt lượng K2O thường thấp. Lượng K2O ở đất địa thành thường thấp hơn đất phù
sa [15, tr. 73].
Nguyễn Văn Chiến (1999) [9, tr. 164 - 189] khi nghiên cứu các dạng kali
trên một số loại đất chính Việt Nam đã rút ra kết luận thể hiện ở bảng 1.5.
9
Bảng 1.5. Hàm lượng các dạng kali trên một số loại đất chính Việt Nam
Loại đất
K tổng số
K hữu hiệu
K hữu hiệu trực
(%)
(mg/100g đất)
tiếp (mg/100g đất)
Phù sa sông Hồng
2,10 – 3,33
12,05 – 30,13
4,10 – 16,27
Phù sa sông Mã
1,61 – 2,67
9,04 – 21,09
3,01 – 7,83
Phù sa sơng Thái Bình
1,51 – 2,70
9,04 – 21,09
4,04 – 10,87
Phù sa sông Lam
1,20 – 2,35
12,05 – 27,11
2,41 – 11,45
Đất chiêm trũng
1,86 – 2,99
9,04 – 21,09
4,22 – 9,64
Đất phèn
2,10 – 2,35
30,13 – 51,21
12,6 – 26,51
Đất mặn
1,54 – 1,92
72,10 – 78,30
6,03 – 34,95
Đất cát biển
1,06 – 2,14
3,01 – 12,05
1,20 – 5,42
Đất bạc màu
0,22 – 1,59
3,01 – 12,05
1,20 – 5,42
Đất Bazan
0,12 – 0,88
9,04 – 96,40
3,10 – 59,05
Đất đỏ vàng trên đá vôi
0,45 – 2,32
9,04 – 39,16
3,01 – 30,13
Lượng kali mà đất có thể cung cấp cho cây trồng thường thể hiện ở cả hai
chỉ tiêu kali tổng số và kali trao đổi trong đất. Sự khác biệt giữa các loại đất rất lớn
và cây thường dựa vào sự cung cấp kali của đất để thỏa mãn nhu cầu kali của mình
(Võ Minh Kha, 2003) [3, tr. 83]. Số liệu bảng 1.5 cho thấy tiềm năng cung cấp kali
của các loại đất thủy thành (trừ đất bạc màu và cát biển) lớn hơn các loại đất địa
thành. Đất ở địa hình thấp hơn thường có hàm lượng kali cao hơn và ngược lại.
Hàm lượng kali hữu hiệu và kali hữu hiệu trực tiếp trong đất phụ thuộc chặt chẽ
vào hữu cơ trong đất. Tuy nhiên, một thực tế dễ nhận thấy là phần lớn đất cát ở
Việt Nam có hàm lượng kali rất thấp thường K2O < 0,3% [16, tr. 193]. Do đó canh
tác trên đất cát bổ sung kali là điều cần thiết phải quan tâm để đảm bảo năng suất
phẩm chất cây trồng. Bên cạnh đó cần phải làm giàu hàm lượng mùn cho đất cát vì
nó giúp cho việc bón kali có hiệu quả hơn.
Mặt khác, trong quá trình trồng trọt, do nhu cầu thâm canh ngày càng cao,
tạo khối lượng sản phẩm lớn, và sự không hoàn trả lại kali cho đất, cây trồng đã
10
lấy đi từ đất một lượng kali rất lớn vì vậy càng ngày kali trong đất càng nghèo đi.
Chính vì điều này mà việc bổ sung kali cho đất trong trồng trọt là một biện pháp
canh tác cần thiết. Tuy nhiên, chúng ta cần có sự hiểu biết về nơng học và nên có
phương pháp chẩn đốn hàm lượng kali cũng như thành phần kali trong đất và nhu
cầu kali của cây trồng để xác định lượng kali và phương pháp bón phù hợp nhằm
nâng cao hiệu quả kinh tế.
11
CHƯƠNG II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở khoa học
2.1.1. Nhu cầu dinh dưỡng của cây dưa hấu
Cây trồng để sinh trưởng phát triển tốt, khỏe mạnh, đồng đều thì yêu cầu về
dinh dưỡng của chúng phải được cung cấp đầy đủ, kịp thời. Cây dưa hấu cũng
khơng ngoại lệ, nó cần được cung cấp đầy đủ các chất Đạm, Lân, Kali,.... Mỗi loại
phân bón đều có vai trị quan trọng khác nhau trong q trình sinh trưởng, phát
triển tạo năng suất.
Đạm là yếu tố dinh dưỡng cơ bản và đặc biệt quan trọng đối với cây trồng. Đạm
giúp cho cây chóng bén rễ hồi xanh, xúc tiến quá trình hình thành thân lá, kéo dài thời
gian sinh trưởng và tuổi thọ của lá,... Thừa hay thiếu đạm đều ảnh hưởng xấu rất rõ đến
sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng cây trồng. Đối với cây dưa hấu, thiếu
đạm cây sinh trưởng kém, lóng ngắn, lá nhỏ, trái nhỏ. Ngược lại, quá thừa đạm sẽ kéo
dài thời gian sinh trưởng thân lá, cây phát triển thân lá mạnh, thân lá mềm, non làm
giảm khả năng chống chịu sâu bệnh, kéo dài thời gian chín sinh lý của quả, nhiều nước,
vị nhạt, không giữ được lâu sau thu hoạch [6, tr. 17].
Lân là yếu tố dinh dưỡng rất cần thiết, quan trọng trong việc hình thành,
phát triển của bộ rễ và khả năng hấp thu dinh dưỡng của cây trồng. Cây hút lân
trong suốt quá trình sinh trưởng, nhưng giai đoạn quan trọng nhất đó là lúc cây
dưa đang cịn nhỏ [17, tr. 61]. Do đó, khi thiếu lân bộ rễ cây phát triển kém, cây
sinh trưởng chậm, ít lá, năng suất giảm [6, tr. 17]..
Kali là nguyên tố vận chuyển rất quan trọng trong quá trình sinh trưởng
phát triển của cây trồng. Kali giúp cho thân lá cứng cáp, tăng khả năng chống chịu
sâu bệnh và điều kiện sống bất lợi, tăng phẩm chất trái, vỏ trái cứng, dễ vận
chuyển [6, tr. 17].
Ngoài ra, cây dưa hấu cũng cần các chất trung lượng và vi lượng, đặc biệt
cây dưa hấu rất nhạy cảm với Canxi và Magie [6, tr. 17].
12
2.1.2. Nhu cầu dinh dưỡng kali của cây dưa hấu
Việt Nam nằm trong vành đai nhiệt đới, với khí hậu nóng ẩm làm cho q
trình phong hóa đất diễn ra mạnh hơn kết hợp với lượng mưa lớn hàng năm là một
trong những ngun nhân chính làm cho chất khống nói chung và kali nói riêng
trong tầng đất canh tác bị rửa trôi. Điều này thể hiện rõ hơn trên các chân đất cát
nghèo mùn, có khả năng hấp thu và giữ dinh dưỡng kém. Có thể nhận định rằng
rất nhiều trường hợp ở Việt Nam cần phải bón kali mới đảm bảo cho cây trồng có
năng suất cao, đặc biệt là đối với các chân đất địa thành. Hơn nữa việc gieo trồng
các giống mới năng suất cao, cây trồng cũng hút nhiều chất dinh dưỡng từ đất và
phân bón hơn, trong đó kali là nguyên tố cây lấy đi nhiều nhất (Nguyễn Văn Bộ,
1995) [15, tr. 80].
Theo Hoàng Minh Châu (1998), đối với cây dưa hấu để đạt được sản lượng 15
tấn/ha thì lượng chất dinh dưỡng đa lượng cần lấy đi từ đất N (56 kg/ha), P2O5 (16
kg/ha), K2O (100kg/ha), MgO (25kg/ha), CaO (98 kg/ha) [5, tr. 196], [24]. Điều này
chứng tỏ nhu cầu sử dụng kali của cây dưa hấu là lớn nhất trong các yếu tố dinh dưỡng.
Quá trình thu hút kali được tiến hành liên tục từ khi gieo cho đến thu hoạch, đặc biệt là
giai đoạn ra hoa đậu quả nhu cầu dinh dưỡng về kali là rất lớn.
2.1.3. Vai trò của Kali đối với cây dưa hấu
Trong các yếu tố dinh dưỡng chính, kali là yếu tố quan trọng nhất. Kali đối
với cây dưa hấu có rất nhiều tác dụng như:
- Kali có trong dịch bào của cây trồng, nó có tác dụng làm tăng khả năng chống
chịu sâu bệnh hại và chống chịu với điều kiện ngoại cảnh vì kali làm cho các bó mạch,
mơ chống đỡ phát triển giúp cho thân lá cứng cáp hơn [12, tr. 49], [16, tr. 217].
- Kali là yếu tố dinh dưỡng xúc tác tích cực vào quá trình hình thành năng
suất và các yếu tố cấu thành năng suất của dưa hấu (khi bón 150 kg kali nguyên
chất, năng suất tăng khoảng 30% [11, tr. 53]. Khi được cung cấp đầy đủ kali thì
các yếu tố cấu thành năng suất cũng tăng lên.
- Không chỉ là chất xúc tác tích cực cho các yếu tố cấu thành năng suất mà
Kali cịn đóng vai trị quan trọng trong việc làm tăng chất lượng quả dưa hấu, đặc
13
biệt là ở giai đoạn sắp thu hoạch quả, cây dưa hấu rất cần phân kali để thúc đẩy
quá trình chuyển hóa đường trong quả khi chín. Nhờ kali tỷ lệ đường tăng lên
đáng kể (bình quân khoảng 1 - 2% theo giá trị tuyệt đối hoặc 6 - 7% theo giá trị
tương đối) [11, tr. 48]. Sỡ dĩ có điều đó là do kali làm tăng vận tốc các dòng chảy
của nước và các sản phẩm quang hợp bên trong cây nhờ đó thúc đẩy sự tích lũy
các sản phẩm quang hợp trong các cơ quan dự trữ.
Ngoài ra, kali còn là yếu tố giúp cây trồng nâng cao chất lượng sản phẩm
thông qua các tác động sau:
+) Giúp cây trồng sử dụng đạm tốt hơn và đặc biệt kali có tác dụng làm
giảm tác hại của việc bón quá nhiều nhiều đạm [12, tr. 49], [17, tr. 62].
+) Tăng sự tạo thành các hợp chất Protein thông qua các tác động của các
Emzim.
+) Làm gia tăng kích thước quả: Tác động bề ngoài rất dễ thấy của kali là
tăng độ lớn của quả. Khi bón kali làm tăng trọng lượng quả tới 45 – 63%, tăng
chiều dài quả tới 2 – 3 cm [11, tr. 49].
+) Gia tăng nồng độ chất khô trong dịch quả: Nếu đem so sánh với điều
kiện khơng bón kali thì dịch trong quả tăng từ 10 – 15 lần [11, tr. 50].
+) Tăng hàm lượng Vitamin C và Caroten trong quả. Khi nghiên cứu người
ta thấy: Khi bón 150 kg kali nguyên chất làm năng suất tăng khoảng 30% đặc biệt
là Vitamin C tăng gấp 2 lần, Caroten tăng 30 – 50% [11, tr. 53].
+) Tăng độ bóng và làm màu sắc vỏ quả đẹp hơn, vỏ quả dai hơn thuận tiện
cho quá trình vận chuyển.
Hiện nay phần lớn diện tích trồng dưa hấu của Việt Nam nói chung và Bắc
Trung Bộ nói riêng là đất cát hoặc cát pha nghèo dinh dưỡng đặc biệt là kali. Bổ
sung kali cho cây dưa hấu trồng trên đất cát sẽ có tác động tích cực đến năng suất
và phẩm chất quả. Nhưng để xác định lượng bón phù hợp đảm bảo cho cây dưa
hấu có năng suất cao và mang lại hiêu quả kinh tế cao bắt buộc chúng ta phải tiến
hành các thí nghiệm và phân tích cụ thể đây là điều rất quan trọng.
14
2.2. Vật liệu nghiên cứu
Thí nghiệm sử dụng:
*) Giống dưa hấu Hắc Mỹ Nhân CS-202
Đặc điểm giống: Hắc Mỹ Nhân CS-202 là giống lai F 1 có nguồn gốc từ
Thái Lan. Hình dạng trái thon dài, vỏ màu xanh đen, có vân nhỏ, dày và cứng, ít bị
nứt vỡ. Giống có thể sử dụng trồng quanh năm. Thời gian sinh trưởng 65 – 70
ngày.
*) Phân bón
+) Phân chuồng hoai mục
+) Vôi bột
+) Phân Đạm Urê (NH2)2CO
+) Phân Lân: Supe Lân Ca(H2PO4)2
+) Phân Kali: KCl
2.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
- Địa điểm thí nghiệm: Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Bắc Trung Bộ Thành phố Vinh - Nghệ An.
- Thời gian nghiên cứu: Vụ Hè 2008 (tháng 04 – 06/2008)
2.4. Điều kiện thí nghiệm
2.4.1. Điều kiện đất đai
Thí nghiệm được bố trí trên đất cát pha, đã qua canh tác nhiều năm, gieo
trồng 2 vụ/năm và chủ động tưới tiêu của Viện Khoa hoạc kỹ thuật Nông nghiệp
Bắc Trung Bộ - TP Vinh – Nghệ An.
2.4.2. Điều kiện thời tiết khí hậu
Trong q trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng nói chung và cây
dưa hấu nói riêng đều chịu ảnh hưởng bởi tác động của điều kiện khí hậu đến năng
suất, phẩm chất dưa hấu như nhiệt độ, độ ẩm khơng khí và chế độ nước.
Dưa hấu là cây trồng vùng nhiệt đới nên ưa nhiệt độ cao, nhiệt độ sinh
trưởng phát triển thích hợp trong khoảng 18 – 350C. Thời kỳ ra hoa có trái nhiệt độ
thích hợp 25 – 300C, nếu gặp nhiệt độ thấp trái phát triển chậm, vỏ quả dày, màu
15
thịt quả nhạt, cho năng suất và phẩm chất kém [6, tr. 15], [23]. Chính vì vậy mà vụ
Đơng ở phía Bắc khó trồng dưa hấu cịn ở phía Nam trồng được quanh năm.
Bên cạnh nhiệt độ thì nước là yếu tố cực kỳ quan trọng ảnh hưởng đến khả
năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của cây. Trái và bộ lá chứa nhiều nước
nên cây dưa hấu cũng cần một lượng nước khá nhiều. Tuy nhiên, dưa hấu thích
hợp với khí hậu khơ ráo. Đất q ẩm hoặc bị úng nước thì làm cho rễ bị thối, vàng
lá và chết dây. Độ ẩm khơng khí cao làm cây nhiều lá, rậm rạp dễ bị sâu bệnh làm
ảnh hưởng tới khả năng ra hoa, tạo quả.
Ngoài ra, chế độ ánh sáng, gió cịn làm ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát
triển của cây cưa hấu. Dưa hấu cần nhiều ánh sáng để sinh trưởng và kết trái.
Thiếu ánh sáng dưa bị dài, dễ nhiễm bệnh và khó đậu quả. Gió mạnh làm bật dây,
gãy ngọn, rụng nụ và hoa [6, tr.16].
Trên là những yêu cầu điều kiện sinh thái của cây dưa hấu. Để nắm bắt rõ
hơn về ảnh hưởng của điều kiện thời tiết đến sinh trưởng và phát triển của dưa hấu
trong thời gian thí nghiệm qua theo dõi thu được diễn biến thời tiết khí hậu thể
hiện ở bảng 2.1.
Bảng 2.1. Diễn biến thời tiết, khí hậu vụ Hè 2008
Chỉ tiêu
Nhiệt độ (T0C)
T0 TB
T0 Max
T0 Min
Lượng
mưa (mm)
Ẩm độ (RH%)
RH%TB RH%Min
4
25,2
38,7
18,6
32,6
86
45
107
5
27,8
36,6
20,1
73,8
79
47
188
6
30,1
-
26,8
41,6
65
-
-
Nguồn: Đài khí tượng Thủy văn Bắc Trung Bộ
Qua bảng 2.1 thu được kết quả ảnh hưởng của điều kiện khí hậu thời tiết tới
khả năng sinh trưởng của cây dưa hấu như sau:
- Về nhiệt độ: Nhiệt độ tăng dần từ tháng 4 đến tháng 6 với nhiệt độ trung
bình là 25,2 – 30,10C rất thuận lợi cho quá trình sinh trưởng phát triển của cây dưa
hấu từ sau khi gieo cho tới lúc thu hoạch.
16
- Về ẩm độ và lượng mưa: Trong tháng 5 có lượng mưa khơng lớn lắm
nhưng đặc biệt qua theo dõi ngoài đồng ruộng thấy tại thời điểm cây ra hoa rộ gặp
những trận mưa lớn đây là một trong những nguyên nhân làm giảm khả năng thụ
phấn, đậu quả làm giảm năng suất dưa hấu.
2.5. Phương pháp bố trí thí nghiệm
- Thí nghiệm được bố trí 4 cơng thức, 3 lần nhắc lại, theo khối hoàn toàn
ngẫu nhiên (RCB)
- Mỗi ô 20 m2, khoảng cách giữa các ô trong mỗi lần nhắc lại là 1m. Giữa
các lần nhắc lại là 1m
- Xung quanh các ơ thí nghiệm có dải bảo vệ là Dưa hấu.
*) Cơng thức phân bón cho 1ha
Công thức nền: 30 tấn Phân chuồng + 600kg Vôi + 120kg N + 120kg P2O5
CT I: Nền + 120 kg K2O/ha
CT II: Nền + 150 kg K2O/ha (Công thức đối chứng) [13]
CT III: Nền + 180 kg K2O/ha
CT IV: Nền + 210 kg K2O/ha
* Sơ đồ bố trí thí nghiệm
B
Bảo vệ
I1
III2
I3
III1
I2
IV3
IV1
II2
III3
II1
IV2
II3
Bảo vệ
T
ĐN
Trong đó:
I, II, III, IV: là các cơng thức thí nghiệm.
1, 2, 3: là các lần nhắc lại.
* Quy mơ thí nghiệm
17
- Diện tích mỗi ơ thí nghiệm: 5,0 x 4,0 = 20 (m2)
- Diện tích mỗi cơng thức thí nghiệm: 20 x 3 = 60 (m2)
- Diện tích tồn bộ thí nghiệm: 20 x 12 = 240 (m2).
2.6. Quy trình kỹ thuật áp dụng
2.6.1. Thời vụ
- Thí nghiệm được tiến hành trong vụ Hè 2008
- Ngày gieo hạt:
10/04/2008
- Ngày thu hoạch: 22/06/2008
2.6.2. Kỹ thuật làm đất
- Đất được cày vỡ nhặt sạch cỏ dại, làm đất đảm bảo được độ tơi xốp,
thống khí tạo điều kiện cho bộ rễ phát triển tốt.
- Lên luống: Sau khi làm đất xong tiến hành lên luống và chia ơ thí nghiệm.
Lên luống đơi rộng 5 m, dài 4 m, rãnh rộng 50 cm, luống cao 25-30 cm. Mặt luống
phải được làm bằng phẳng khơng được lồi lõm vì rễ khó phát triển và màng phủ
mau hư, ở giữa liếp hơi cao hai bên thấp để tiện việc tưới nước. Sau khi lên luống
xong thì tiến hành bón lót phân và phủ niloong
2.6.3. Kỹ thuật che phủ nilơng
Màng phủ nơng nghiệp cịn gọi là "màng bạt" hay "thảm", là một loại nhựa
dẻo, mỏng, chuyên dùng để phủ liếp trồng rau, dày 0,03 – 0,035 mm, mặt trên có
màu xám bạc, mặt dưới có màu đen, có bề khổ rộng từ 1 – 1,6 m [20].
*) Mục đích của việc che phủ nilơng:
a. Hạn chế côn trùng gây hại: Mặt màu bạc của màng phủ phản chiếu ánh
sáng mặt trời nên làm giảm các loài côn trùng hại cây.
b. Hạn chế bệnh hại: Bề mặt màng phủ ráo nhanh sau khi mưa do đó sẽ
giúp cho bộ lá cây ln khơ thống, giảm được một số bệnh do nấm tấn công ở
gốc thân và đốm phấn trên lá chân.
c. Ngăn ngừa cỏ dại: Mặt đen của màng phủ ngăn cản ánh sáng mặt trời,
làm hạt cỏ dễ chết trong màng phủ.
18
d. Điều hoà độ ẩm và giữ cấu trúc mặt đất: Màng phủ ngăn cản sự bốc hơi
nước trong mùa nắng, hạn chế lượng nước mưa nên rễ cây không bị úng nước, giữ
độ ẩm ổn định và mặt đất tơi xốp, thúc đẩy rễ phát triển, tăng sản lượng.
e. Giữ phân bón: Giảm rửa trơi của phân bón khi tưới nước hoặc mưa to, ít
bay hơi nên tiết kiệm phân.
f. Tăng nhiệt độ đất: Giữ ấm mặt đất vào ban đêm (mùa lạnh) hoặc thời
điểm mưa dầm thiếu nắng mặt đất bị lạnh.
g. Hạn chế độ phèn, mặn: Màng phủ làm giảm sự bốc hơi qua mặt đất nên
phèn, mặn được giữ ở tầng đất sâu, giúp bộ rễ hoạt động tốt hơn.
h. Tăng giá trị trái: Vì màng phủ cung cấp thêm ánh sáng giúp màu sắc vỏ
trái đẹp, sạch, bán cao giá hơn.
*) Cách sử dụng màng phủ nông nghiệp
- Vật liệu và qui cách: Dùng màng phủ khổ rộng 1 m. Chiều dài mỗi cuồn
màng phủ là 400 m. Khi phủ liếp mặt xám bạc hướng lên, màu đen hướng xuống.
- Sau khi bón lót phân chuồng và các loại phân hóa học khác, tiến hành tưới
đẫm nước trước khi đậy màng phủ. Khi phủ kéo căng vải bạt, hai bên mép ngoài
được cố định bằng cách dùng tre hoặc nứa tươi bẻ hình chữ U mỗi cạnh khoảng 10
cm ghim sâu xuống đất, cũng có thể dùng đất tấn xung quanh mé liếp để tránh gió
tốc màng phủ.
2.6.4. Kỹ thuật bón phân
Bón phân được chia làm 2 đợt đó là bón lót và bón thúc [13].
*) Bón lót: 100% (Phân chuồng + Vơi + Super Lân) + 1/4 Đạm + 1/3 Kali.
*) Bón thúc: chia làm 3 lần
+) Lần 1: Bón với lượng 1/4 Đạm khi cây ngã ngọn bị.
+) Lần 2: Bón 1/4 Đạm + 1/3 Kali khi cây đậu quả xong.
+) Lần 3: 1/4 Đạm + 1/3 Kali cịn lại dùng bón hoặc tưới lên lá (kết
thúc trước thu quả 15 - 18 ngày).
19
2.6.5. Kỹ thuật gieo hạt
- Cách ngâm ủ:
+) Ngâm nước ấm 6 -8 giờ, rửa sạch và chà hạt, dùng khăn lau hạt cho khô
và lau sạch nhớt.
+) Ủ hạt trong khăn vải ẩm được giặt sạch và vắt cho hết nước.
+) Nhiệt độ ủ hạt là 32 – 360C.
+) Trong quá trình ủ hạt phải kiểm tra thường xuyên độ ẩm hạt, nếu khơ
nước thì phải cung cấp đủ ẩm cho hạt nãy mầm.
+) Thời gian hạt nãy mầm từ 36 - 48 giờ sau ủ.
- Lượng hạt cần gieo: 40 - 50g cho 1000 m2.
- Đục lổ màng phủ: Dùng lon sữa bị đường kính khoảng 10 cm, cắt hình
răng cưa để đục lỗ gieo hạt.
- Mật độ gieo : Cây - cây: 40 cm.
Hàng - hàng: 5 m (lên liếp đôi).
Mật độ: 9000 cây/ha.
- Cách gieo hạt: Theo phương pháp gieo thẳng. Hạt đã ủ nãy mầm, nứt
nanh dài khoảng 1 – 2 mm thì đem gieo thẳng vào lỗ, lỗ sâu 1- 2 cm, dùng đất mịn
ẩm để phủ kín hạt.
+ Ưu điểm: Gieo thẳng rễ mọc sâu, cây sinh trưởng rất mạnh không bị mất sức.
+ Khuyết điểm: Khó chăm sóc, gặp mưa to cây con bị hư nhiều.
2.7. Phương pháp nghiên cứu
2.7.1. Về cây trồng
2.7.1.1. Theo dõi chiều dài cành cấp một
- Bắt đầu theo dõi khi xuất hiện cành cấp một đầu tiên, định kỳ 10 ngày
theo dõi một lần cho tới khi thu hoạch.
- Cách đo: Đo từ nách lá đến đỉnh sinh trưởng của cành cấp một.
2.7.1.2. Theo dõi sự ra lá
- Bắt đầu theo dõi khi cây có 2 - 3 lá thật, định kỳ 10 ngày theo dõi một lần
cho đến khi thu hoạch để đánh giá tốc độ ra lá.
20
- Xác định được tổng số lá trên thân chính.
- Theo dõi số lá xanh còn lại sau khi thu hoạch.
2.7.1.3. Theo dõi đường kính thân cây
- Bắt đầu theo dõi khi cây có 2- 3 lá thật.
- Cách đo: Chọn đốt phía trên đốt lá mầm (đo ở giữa đốt), đo 10 cây/ơ thí nghiệm.
2.7.1.4. Theo dõi sự ra hoa
- Theo dõi khi trên cây bắt đầu ra hoa cho đến khi chọn quả, bấm ngọn.
-Xác định tổng số hoa/cây.
-Xác định tỷ lệ hoa cái/cây.
2.7.1.5. Các chỉ tiêu cấu thành năng suất và năng suất
- Trọng lượng quả/cây: P (kg/quả).
- Năng suất lý thuyết
NSLT = Số cây/đơn vị diện tích x số quả/cây x P quả/cây.
- Năng suất thực thu: Cân năng suất của ba lần nhắc lại, tính trung bình rồi
quy ra năng suất/ha.
2.7.2. Các chỉ tiêu chất lượng
2.7.2.1. Thử nếm và đánh giá
- Thử nếm và đánh giá: Vị ngọt, độ cát, màu ruột quả (sau thu hoạch khơng
q 7 ngày, có ít nhất 5 người tham gia).
Theo quy phạm khảo nghiệm giống của Bộ NN và PTNT (2001) [12] đã
cho điểm các chỉ tiêu chất lượng thể hiện ở bảng sau.
Bảng 2.2. Cho điểm các chỉ tiêu chất lượng quả Dưa hấu
Chỉ tiêu
Điểm
1
2
3
4
5
Vị ngọt
Độ cát
Màu ruột quả
Rất ngọt
Ngọt
Trung bình
Ít ngọt
Khơng ngọt
Nhiều cát
Cát
Trung bình
Ít cát
Khơng cát
Rất đỏ
Đỏ
Trung bình
Hồng
Trắng hoặc màu khác
21
2.7.2.2. Phân tích một số chỉ tiêu chất lượng quả
- Phân tích hàm lượng Vitamin C (%) trong quả [10, tr.100].
V . V1 . 0,00088 . 100
X% = -------------------------------V2 . W
Trong đó:
X%: Hàm lượng Vitamin C.
V I2 : Số ml dung dịch Iot 0,01N dùng để chuẩn độ
V1: Thể tích dung dịch mẫu thí nghiệm (50ml)
V2: Thể tích dịch mẫu lấy xác định (20ml)
0,00088: Số g Vitamin C tương ứng với 1ml dung dịch Iot 0,01N.
- Hàm lượng chất khô (%)
W1
CK% = -------W
Trong đó:
CK%: Hàm lượng chất khơ
W1: Trọng lượng chất khơ cân được sau q trình sấy
W: Trọng lượng mẫu đem phân tích.
2.7.3. Khả năng chống chịu của giống thí nghiệm ở các mức phân kali khác nhau
*) Đối với các loại sâu hại: Theo dõi 20 lá ngẫu nhiên/ơ thí nghiệm, tính số lá bị
hại. Điều tra 3 lần nhắc lại rồi tính bình qn tỉ lệ hại.
Số lá bị hại
Tỉ lệ sâu hại(%) = -------------------------- x 100
Tổng số lá theo dõi
*) Đối với bệnh hại: Mỗi ô thí nghiệm điều tra 10 cây bất kỳ, điều tra trên lá, trên
thân. Điều tra 3 lần nhắc lại rồi tính tỉ lệ bệnh và chỉ số bệnh.
Số cây (lá) bị hại
Tỉ lệ bệnh hại (%) = ---------------------------------- x 100
Tổng số cây (lá) theo dõi
22
(
∑a.b)
Chỉ số bệnh (%) =
x 100
N.T
Trong đó:
a: Số cá thể bị bệnh ở mỗi cấp
b: Trị số cấp bệnh của mỗi cấp tương ứng
N: Tổng số lá theo dõi
T: Trị số cấp bệnh cao nhất.
Theo quy phạm khảo nghiệm giống của Bộ NN và PTNT (2001) [13] đã
phân cấp bệnh hại trên cây dưa hấu thể hiện ở bảng sau:
Bảng 2.3. Phân cấp bệnh hại trên cây dưa hấu
Chỉ tiêu
Cấp
1. Khơng nhiễm
2. Nhiễm nhẹ
3. Nhiễm trung bình
4. Nhiễm nặng
Bệnh thán thư (%)
Bệnh sương mai (%)
0%
< 20% diện tích lá, quả bị
nhiễm bệnh
20 - 40%
> 40%
0%
< 20% diện tích lá, quả bị
nhiễm bệnh
20 - 40%
> 40%
2.8. Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu được xử lý bởi EXCEL và phần mềm xử lý thống kê STATISTIX.
23
CHƯƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Ảnh hưởng của liều lượng kali đến các chỉ tiêu sinh trưởng của Dưa hấu
3.1.1. Ảnh hưởng của liều lượng kali đến chiều dài cành cấp một
Trên cây dưa hấu ở giai đoạn cây có 4 - 5 lá thật thì tiến hành bấm ngọn
cho thân chính nhằm mục đích cho chồi nhánh cấp một phát triển rồi sau đó chọn
hai hoặc ba dây nhánh cấp một sinh trưởng phát triển tốt, đồng đều để ni quả.
Cành cấp một có ý nghĩa vơ cùng quan trọng vì đây là cành mang quả. Ngồi ra,
chiều dài cành cấp một cịn liên quan mật thiết tới số lá trên thân do đó nó liên
quan trực tiếp và quyết định đến năng suất quả trên cây.
Khả năng sinh trưởng, phát triển và tạo năng suất của cây dưa hấu phụ
thuộc rất nhiều vào cành cấp một. Chiều dài cành cấp một là một đặc trưng hình
thái liên quan đến khả năng sinh trưởng, phát triển. Cành cấp một sinh trưởng,
phát triển tốt khỏe mạnh là tiền đề cơ bản cho các bộ phận khác phát triển, đặc biệt
là số lá và số hoa trên cây.
Sự tăng trưởng chiều dài cành cấp một do nhiều yếu tố tác động như: Đặc
tính của giống, điều kiện ngoại cảnh, mùa vụ, độ ẩm, đất đai, biện pháp canh tác,
đặc biệt là chế độ phân bón. Nếu cành cấp một có chiều dài lớn, cho số lá nhiều thì
tạo điều kiện cho việc tổng hợp chất hữu cơ hình thành năng suất trong quá trình
sinh trưởng, phát triển. Tuy nhiên, nếu sự sinh trưởng của cành cấp một quá mạnh
sẽ dẩn đến sự bất cân đối giữa sinh trưởng và phát triển đây là một trong những
nguyên nhân quan trọng làm giảm năng suất và phẩm chất quả. Do đó việc cung
cấp chất dinh dưỡng đầy đủ, cân đối để cành cấp một sinh trưởng, phát triển tốt
thể hiện được đặc trưng về hình thái của giống là một biện pháp kỹ thuật có ý
nghĩa rất lớn.
Từ khi xuất hiện cành cấp một ở nách lá thì cũng là lúc cây được khoảng 15
– 20 ngày sau gieo, lúc này hệ thống rễ đã phát triển gần như hồn thiện, nó có khả
năng tập trung một lượng dinh dưỡng và nước lớn vào cây. Do đó, sau khi xuất
hiện tốc độ tăng trưởng của chiều dài cành cấp một tăng rất nhanh và đạt tốc độ
24
nhanh nhất vào thời kỳ ra hoa và bắt đầu hình thành quả. Tốc độ tăng trưởng chiều
dài cành cấp một vào thời kỳ này có rất nhiều ý nghĩa, đó là tiền đề cơ bản cho sự
phát triển và hình thành của cơ quan sinh thực, đồng thời tạo điều kiện cho bộ lá
phát triển tốt, tổng hợp chất hữu cơ nuôi quả, tạo năng suất.
Qua theo dõi ở các giai đoạn sinh trưởng của cành cấp một trong các cơng
thức thí nghiệm chúng tơi thu được kết quả ở bảng 3.1.
Bảng 3.1. Ảnh hưởng của kali đến chiều dài cành cấp một
ĐVT: cm
Thời kỳ gieo đến…………………………... (ngày)
24
34
44
54
a
a
a
I
25,27
103,87
228,47
257,47a
a
a
ab
II (Đ/C)
26,26
106,63
236,70
276,20ab
III
26,72a
114,40a
258,27b
308,10b
IV
26,42a
115,20a
260,50b
307,93b
LSD0,05
2,85
14,33
26,12
36,70
Ghi chú: Các số mũ a, b, c chỉ ra các ký hiệu cùng ký tự khơng có sai khác có ý
nghĩa ở mức α = 0,05.
Qua bảng 3.1 cho thấy: Chiều dài cành cấp một của giống dưa hấu Hắc Mỹ
Nhân tăng nhanh từ khi bắt đầu xuất hiện (khoảng 24 ngày sau gieo) cho đến
khoảng 44 ngày sau gieo.
*) Ở giai đoạn 24 ngày sau gieo: Đây là thời kỳ cây bắt đầu xuất hiện cành
cấp một. Do đó, sự chênh lệch về chiều dài cành cấp một giữa các cơng thức ở các
mức phân bón kali khác nhau là không đáng kể. Qua bảng 3.1 ta thấy không có sự
sai khác về mặt thống kê giữa cơng thức đối chứng so với các cơng thức bón kali
với liều lượng khác nhau. Trong đó, chiều dài cành cấp một ở công thức III (180
kg K2O/ha) đạt lớn nhất là 26,72 cm và bé nhất là công thức I (120 kg K2O/ha) đạt
25,27 cm.
*) Giai đoạn 34 ngày sau gieo: Tương tự thời kỳ 24 ngày sau gieo, chiều
dài cành cấp một ở giai đoạn này giữa các công thức sử dụng kali khác nhau khơng
có sự sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê. Trong đó chiều dài lớn nhất là công
25
thức IV (210 kg K2O/ha) đạt 115,20 cm, bé nhất là công thức I (120 kg K2O/ha)
đạt 103,87 cm.
*) Giai đoạn 44 ngày sau gieo: Ở giai đoạn này bộ phận dưới mặt đất là bộ
rễ đã hình thành và phát triển hồn chỉnh nên nó có khả năng hấp thu một lượng
dinh dưỡng và nước lớn tập trung vào q trình hình thành và phát triển thân lá do
đó khả năng vươn ngọn của cây là rất lớn, điều này được chứng minh qua kết quả
thu được ở bảng 3.1. Chiều dài cành cấp một của các công thức giao động trong
khoảng 228,47 cm đến 260,50 cm trong đó cơng thức IV có chiều dài lớn nhất và
cơng thức I có chiều dài bé nhất. Khi xử lý thống kê chúng tôi nhận thấy: Công
thức III và công thức IV có chiều dài cành cấp một lớn hơn và sai khác có ý nghĩa
với cơng thức I, cịn cơng thức II (đối chứng) khơng có sự sai khác về mặt thống
kê so với các công thức khác.
*) Giai đoạn 54 ngày sau gieo: Đây là giai đoạn quả của hoa cái thứ 1, 2, 3
đã hình thành và sinh trưởng đạt được một kích thước nhất định. Trong giai đoạn
này tiến hành chọn quả, bấm ngọn và đo chỉ tiêu dài cành cấp một lần cuối và thu
được kết quả như sau: Cơng thức II (đối chứng) khơng có sự sai khác về mặt thống
kê so với các công thức khác nhưng có sự sai khác giữa cơng thức I có mức phân
bón 120 kg K2O/ha so với cơng thức III và IV có mức phân bón lần lượt là 180 kg
K2O/ha và 210 kg K2O/ha. Qua bảng 3.1 ta thấy giai đoạn 54 ngày sau gieo chiều
dài cành cấp một của giống thí nghiệm ở các mức phân bón kali khác nhau tăng
trưởng chậm dần. Trong đó, cơng thức I (120 kg K2O/ha) đạt chiều dài thấp nhất là
248,57 cm và cao nhất là công thức IV (180 kg K2O/ha) đạt 310,93 cm.
Để thấy rõ hơn tốc độ tăng trưởng của chiều dài cành cấp một ta có đồ thị sau.