Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

NGHIÊN CỨU CÂY KÝ CHỦ ƯA THÍCH CỦA RẦY CHỔNG CÁNH Diaphorina citri Kuwayama (HEMIPTERA: PSYLLIDAE) VÀ KHẢ NĂNG CHỐNG CHỊU BỆNH VÀNG LÁ GREENING CỦA MỘT SỐ GIỐNG CÂY CÓ MÚI TẠI ĐỒNG BẰNG SÔNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (940.89 KB, 70 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

--------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU CÂY KÝ CHỦ ƯA THÍCH CỦA RẦY CHỔNG CÁNH
Diaphorina citri Kuwayama (HEMIPTERA: PSYLLIDAE) VÀ
KHẢ NĂNG CHỐNG CHỊU BỆNH VÀNG LÁ GREENING
CỦA MỘT SỐ GIỐNG CÂY CÓ MÚI TẠI
ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

NGÀNH

: BẢO VỆ THỰC VẬT

KHÓA

: 2007 - 2011

SINH VIÊN THỰC HIỆN: LÊ THỊ PHƯƠNG DUNG

T.p Hồ Chí Minh, tháng 08 / 2011


i

NGHIÊN CỨU CÂY KÝ CHỦ ƯA THÍCH CỦA RẦY CHỔNG CÁNH
Diaphorina citri Kuwayama (HEMIPTERA: PSYLLIDAE) VÀ
KHẢ NĂNG CHỐNG CHỊU BỆNH VÀNG LÁ GREENING


CỦA MỘT SỐ GIỐNG CÂY CÓ MÚI TẠI
ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Tác giả

LÊ THỊ PHƯƠNG DUNG

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng
Kỹ sư ngành Bảo vệ thực vật

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN:
ThS. LÊ CAO LƯỢNG

ThS. TRẦN THỊ MỸ HẠNH

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 08 / 2011


ii

LỜI CẢM TẠ
Con xin gởi lời biết ơn sâu sắc đến cha mẹ đã sinh ra con và nuôi dạy con khôn
lớn như ngày hôm nay.
Xin chân thành cảm ơn thầy cô khoa Nông học, trường Đại học Nông Lâm
Thành phố Hồ Chí Minh đã dạy dỗ tôi suốt 4 năm học qua.
Xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo Viện cây ăn quả miền Nam đã tạo điều
kiện thuận lợi cho tôi thực hiện đề tài này.
Xin chân thành cảm ơn thầy Lê Cao Lượng và ThS. Trần Thị Mỹ Hạnh đã tận
tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài này.
Xin chân thành cảm ơn chị Duyên, cô Tuyến và anh Biên đang công tác ở Viện

cây ăn quả miền Nam đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện hiện đề tài.
Đồng cảm ơn đến các bạn Huy, Nhân, Hưng đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt
thời gian thực hiện đề tài và tôi cũng xin gởi lời cảm ơn đến tập thể lớp Bảo vệ thực
vật 33 đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập cũng như trong thời gian làm đề tài.
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 8 năm 2011

Lê Thị Phương Dung


iii

TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu “Nghiên cứu cây ký chủ ưa thích của rầy chổng cánh
Diaphorina citri Kuwayama và khả năng chống chịu bệnh vàng lá Greening của một
số giống cây có múi tại Đồng bằng sông Cửu Long”, các thí nghiệm được tiến hành tại
nhà lưới của Viện cây ăn quả miền Nam. Phần điều tra thực hiện tại huyện Châu
Thành, Cái Bè tỉnh Tiền Giang và huyện Chợ Lách, Châu Thành tỉnh Bến Tre. Thời
gian từ tháng 2 / 2011 đến tháng 6 / 2011.
Đề tài gồm 1 phần điều tra và 2 thí nghiệm:
Phần điều tra tính chống chịu bệnh vàng lá Greening của một số giống cây có
múi được thực hiện ở 2 tỉnh Tiền Giang và Bến Tre, ở mỗi tỉnh điều tra 30 hộ bằng
phiếu điều tra soạn sẵn gồm 2 phần phỏng vấn trực tiếp nông dân và điều ra thực tế
ngoài vườn.
Thí nghiệm “Khảo sát tính ưa thích của rầy chổng cánh Diaphorina citri trên
một số giống cây có múi tại Đồng bằng sông Cửu Long” được bố trí theo kiểu hoàn
toàn ngẫu nhiên gồm 7 nghiệm thức và 6 lần lặp lại . Các nghiệm thức thí nghiệm
gồm: tắc, chanh giấy, quýt đường, cần thăng, kim quýt, nguyệt quế và đa tử biển .
Thí nghiệm “Đánh giá tính chống chịu bệnh vàng lá Greening của một số giống
cây có múi trong điều kiện nhà lưới” được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên gồm
7 nghiệm thức và 6 lần lặp lại . Các nghiệm thức thí nghiệm gồm: tắc, chanh giấy, quýt

đường, cần thăng, kim quýt, nguyệt quế và đa tử biển .
Kết quả thu được:
Điều tra tính chống chịu của một số giống cây có múi ở Tiền Giang và Bến Tre
đã ghi nhận được 9 giống cây có múi: cần thăng, chanh giấy, kim quýt, tắc, bưởi da
xanh, nguyệt quế, cam soàn, quýt đường và cam sành và hầu hết các giống này đều bị
nhiễm bệnh vàng lá Greening ngoại trừ cần thăng là không nhiễm bệnh vàng lá
Greening.


iv

Trong điều kiện nhà lưới thì chanh giấy là cây ký chủ ưa thích nhất của rầy
chổng cánh Diaphorina citri ở cả 3 giai đoạn thành trùng , trứng và ấu trùng, tiếp theo
là đa tử biển.
Trong điều kiện nhà lưới, chúng tôi ghi nhận trên 7 giống cây có múi thí
nghiệm có cần thăng và đa tử biển là hai giống thể hiện tính chống chịu tốt với bệnh
vàng lá Greening


v

MỤC LỤC
Nội dung

Trang

Trang tựa ...........................................................................................................................i
Lời cảm tạ ........................................................................................................................ii
Tóm tắt ........................................................................................................................... iii
Mục lục ............................................................................................................................ v

Danh sách các chữ viết tắt ........................................................................................... viii
Danh sách các bảng ........................................................................................................ix
Danh sách các biểu đồ ..................................................................................................... x
Danh sách các hình .........................................................................................................xi
Chương 1. GIỚI THIỆU ............................................................................................... 1
1.1 Đặt vấn đề .................................................................................................................. 1
1.2 Mục tiêu .................................................................................................................... 2
1.3 Yêu cầu ...................................................................................................................... 2
1.4 Giới hạn đề tài .......................................................................................................... 2
Chương 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................................... 3
2.1 Nguồn gốc, phân bố, phân loại một số giống cây có múi ......................................... 3
2.1.1 Nguồn gốc phân bố ................................................................................................. 3
2.1.2 Phân loại nhóm cây có múi .................................................................................... 4
2.2 Giá trị và tình hình sản xuất cây có múi .................................................................... 5
2.2.1 Giá trị kinh tế .......................................................................................................... 5
2.2.2 Giá trị sử dụng ........................................................................................................ 6
2.2.3 Tình hình sản xuất .................................................................................................. 6
2.3 Một số kết quả nghiên cứu về rầy chổng cánh (RCC) .............................................. 7
2.3.1 Phân bố và ký chủ................................................................................................... 7
2.3.2 Đặc điểm hình thái.................................................................................................. 8
2.3.3 Đặc điểm sinh học .................................................................................................. 9
2.3.4 Mật số của rầy chổng cánh ................................................................................... 10
2.3.5 Cách gây hại ......................................................................................................... 11


vi

2.3.6 Thiên địch ............................................................................................................. 11
2.4 Một số kết quả nghiên cứu về bệnh vàng lá Greening (Huanglongbing – HLB) ... 12
2.4.1 Hiện trạng bệnh vàng lá Greening ở các nước châu Á ......................................... 12

2.4.2 Triệu chứng bệnh vàng lá Greening ..................................................................... 14
2.4.3 Tác nhân ............................................................................................................... 14
2.5 Một số kết quả nghiên cứu về việc phòng trừ rầy chổng cánh và bệnh vàng lá
Greening ........................................................................................................................ 15
Chương 3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................ 18
3.1 Thời gian, địa điểm .................................................................................................. 18
3.2 Điều kiện tự nhiên và điều kiện khí hậu của tỉnh Tiền Giang ................................. 18
3.3 Vật liệu nghiên cứu.................................................................................................. 21
3.4 Đối tượng nghiên cứu .............................................................................................. 21
3.5 Nội dung nghiên cứu ............................................................................................... 21
3.6 Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................... 22
3.6.1 Điều tra một số giống cây có múi chống chịu bệnh Greening tại ĐBSCL .......... 22
3.6.2 Khảo sát tính ưa thích của rầy chổng cánh Diaphorina citri trên một số giống cây
có múi tại ĐBSCL ......................................................................................................... 23
3.6.3 Đánh giá tính chống chịu bệnh vàng lá Greening của một số giống cây có múi
trong điều kiện nhà lưới ................................................................................................. 25
3.7 Phương pháp xử lý số liệu ....................................................................................... 27
Chương 4.KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................... 29
4.1 Điều tra một số giống cây có múi chống chịu bệnh vàng lá Greening tại ĐBSCL. 29
4.1.1 Hiểu biết và kinh nghiệm của nông dân ............................................................... 29
4.1.2 Thông tin về vườn cây có múi .............................................................................. 30
4.1.3 Phương pháp xử lý RCC và bệnh VLG ở 2 tỉnh Tiền Giang và Bến Tre ............ 33
4.1.4 Tình hình bệnh VLG trên một số giống cây có múi ở 2 tỉnh Tiền Giang và Bến
Tre .................................................................................................................................. 33
4.2 Tính ưa thích của rầy chổng cánh (RCC) Diaphorina citri trên 7 cây ký chủ trong
điều kiện nhà lưới T =29±1, RH= 80 ± 1% .................................................................... 35
4.3 Tính chống chịu bệnh VLG cuả 7 giống cây có múi trong điều kiện nhà lưới
T=29±1, RH= 80±2 ........................................................................................................ 45



vii

Chương 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ...................................................................... 48
5.1 Kết luận.................................................................................................................... 48
5.2 Đề nghị .................................................................................................................... 48
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................... 50
PHỤ LỤC ..................................................................................................................... 55


viii

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BVTV:

Bỏa vệ thực vật

Ctv:

Cộng tác viên

CV:

Coefficient of Variation

ĐBSCL:

Đồng bằng sông Cửu Long

GSKT:


Giờ sau khi thả

HLB:

Huanglongbing

JICAS:

Japan Internatinal Research Center for Agricultural Sciences
(Trung tâm nghiên cứu quốc tế khoa học nông nghiệp Nhật Bản)

NSKT:

Ngày sau khi thả

PCR:

Polymerase Chain Reaction

RCC:

Rầy chổng cánh

RH:

Ẩm độ

SOFRI:


Southern Fruit Research Institute (Viện cây ăn quả miền Nam)

STT:

Số thứ tự

T:

Nhiệt độ

VCAQMN:

Viện cây ăn quả miền Nam

VLG:

Vàng lá Greening


ix

DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng

Trang

Bảng 2.1: Thành phần chất dinh dưỡng trong 100g cây có múi (phần ăn được) ........... 6
Bảng 3.1: Các nghiệm thức thí nghiệm khảo sát tính ưa thích của rầy chổng cánh ..... 24
Bảng 3.2: Các nghiệm thức thí nghiệm đánh giá tính chống chịu bệnh vàng lá
Greening .................................................................................................................................. 26

Bảng 4.1: Kinh nghiệm của chủ vườn về cây có múi ở Tiền Giang và Bến Tre, 2011 29
Bảng 4.2: Một số đặc điểm về vườn cây có múi ở Tiền Giang và Bến Tre, 2011 ....... 32
Bảng 4.3: Kiểm soát rầy và bệnh VLG ở Tiền Giang và Bến Tre, 2011...................... 33
Bảng 4.4: Tình hình bệnh VLG trên một số giống cây có múi ở Tiền Giang và Bến
Tre, 2011 ........................................................................................................................ 34
Bảng 4.5: Số lượng và chiều dài đọt non trên các cây ký chủ trước thí nghiệm .......... 35
Bảng 4.6: Mật độ thành trùng RCC Diaphorina citri trên 7 cây kí chủ trong điều kiện
nhà lưới (con / cây) T =29±1, RH= 80 ± 1%.................................................................. 36
Bảng 4.7: Tỷ lệ đọt non xuất hiện trứng rầy chổng cánh Diaphorina citri trên 7 cây ký
chủ trong điều kiện nhà lưới T=29±1, RH= 80 ± 1% .................................................... 39
Bảng 4.8: Tỷ lệ đọt non cây ký chủ xuất hiện ấu trùng Diaphorina citri trong điều kiện
nhà lưới T = 29±1, RH= 80 ± 1% .................................................................................. 42
Bảng 4.9: Kết quả quan sát triệu chứng bệnh VLG của các nghiệm thức sau 30, 60, 90
và 120 ngày thả rầy vào nhà lưới................................................................................... 45
Bảng 4.10: Kết quả giám định bệnh VLG bằng phương pháp PCR sau 30, 60, 90 và
120 ngày thả rầy vào nhà lưới ....................................................................................... 46


x

DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ

Trang

Biểu đồ 3.1: Nhiệt độ trung bình và ẩm độ trung bình từ tháng 2 / 2011 – 6 / 2011
ở huyện châu thành tỉnh Tiền Giang ............................................................................. 19
Biểu đồ 3.2: Lượng mưa trung bình từ tháng 2 / 2011 – 6 / 2011 ở huyện Châu
Thành tỉnh Tiền Giang................................................................................................... 20

Biểu đồ 3.2: Tốc độ gió từ tháng 2 / 2011 – 6 / 2011 ở huyện Châu Thành tỉnh Tiền
Giang ............................................................................................................................. 20
Biểu đồ 4.1: Tỷ lệ đọt non xuất hiện trứng RCC trên 7 cây ký chủ trong điều kiện
nhà lưới .......................................................................................................................... 40
Biểu đồ 4.2: Tỷ lệ đọt non xuất hiện ấu trùng RCC trên 7 cây ký chủ trong điều
kiện nhà lưới .................................................................................................................. 43


xi

DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình

Trang

Hình 2.1: Trứng rầy chổng cánh Diaphorina citri ........................................................ 9
Hình 2.2: Ấu trùng rầy chổng cánh Diaphorina citri ..................................................... 9
Hình 2.3: Ấu trùng rầy chổng cánh Diaphorina citri ..................................................... 9
Hình 2.4: Thành trùng rầy chổng cánh Diaphorina citri................................................ 9
Hình 3.1: khảo sát tính ưa thích của rầy chổng cánh ........................................................ 24
Hình 3.2: Bố trí thí nghiệm đánh giá tính chống chịu bệnh vàng lá Greening....................... 27
Hình 3.3: Bộ dụng cụ giám định nhanh bệnh vàng lá Greening .................................. 30
Hình 3.4: Các thao tác giám định nhanh bệnh vàng lá Greening ................................. 30
Hình 3.5: Dụng cụ bắt rầy (ống nghiệm và ống hút rầy) .............................................. 30
Hình 3.6: Ống nghiệm chứa rầy ................................................................................... 30
Hình 3.7: Lồng chứa rầy trong phòng thí nghiệm ........................................................ 30
Hình 4.1: Triệu chứng lá vàng lốm đốm, gân hơi lồi lên trên cây chanh giấy ............. 47


1


Chương 1
GIỚI THIỆU

1.1 Đặt vấn đề
Cây có múi là loài cây ăn trái đươc nhiều nước và nhiều người trên thế giới ưa
chuộng. Với diện tích toàn cầu trên 7,3 triệu ha và sản lượng khoảng 109,8 triệu ha
đứng đầu trong tất cả họ cây ăn trái. Ở Việt Nam, trong vài năm gần đây phát triển cây
có múi khá mạnh, tại Đồng bằng sông Cửu Long với diện tích gần 80.000 ha (2006)
với sản lượng đã vượt 523.000 tấn (Nguyễn Văn Kế, 2008).
Vấn đề quan trọng trong sản xuất cây có múi hiện nay là thiệt hại do bệnh vàng
lá Greening gây ra. Bệnh do vi khuẩn Candidatus Liberibacter asiaticus gây ra và do
rầy chổng cánh Diaphorina citri Kuwayama làm tác nhân lan truyền bệnh chủ yếu.
Bệnh đã và đang làm giảm nghiêm trọng đến năng suất, sản lượng, chất lượng trái, rút
ngắn tuổi thọ của cây, ảnh hưởng lớn đến thu nhập của nông dân.
Bệnh vàng lá Greening là một bệnh nghiêm trọng lây nhiễm trên toàn bộ các
giống cây có múi và cho đến nay chưa có biện pháp hữu hiệu nào để quản lý bệnh
vàng lá Greening trên cây có múi và cũng không có bất cứ nguồn gen kháng vi khuẩn
nào đã được xác định. Tuy nhiên Việt Nam là một trong những nước có tập đoàn cây
có múi đa dạng với nhiều giống thương phẩm ngon và nhiều giống loài hoang dại có
tiềm năng khai thác làm vật liệu lai tạo giống cây có múi chống chịu bệnh vàng lá
Greening.
Có nhiều báo cáo trên thế giới nghiên cứu về khả năng chống chịu bệnh vàng lá
Greening trên các giống cây có múi như ở Ấn Độ, Philippines và Đài Loan. Manicom
và Vuuren (1990) đã phân 3 nhóm cây có múi thương phẩm theo tính phản ứng với


2

bệnh vàng lá Greening như sau: nhóm rất mẩn cảm bao gồm cam mật, quýt và cam lai;

nhóm mẫn cảm nhẹ bao gồm bưởi chùm, chanh và cam chua; nhóm chống chịu bao
gồm chanhh tàu, bưởi và cam ba lá. Do đó việc tìm ra và đánh giá những giống có tính
chống chịu tốt với bệnh để làm vật liệu lai tạo giống chống chịu bệnh vàng lá Greening
là rất cần thiết.
Được sự đồng ý của khoa Nông học trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ
Chí Minh cùng với sự hỗ trợ của Viện cây ăn quả miền Nam, chúng tôi thực hiện đề
tài “Nghiên cứu cây ký chủ ưa thích của rầy chổng cánh Diaphorina citri
Kuwayama (Hemiptera: Psyllidae) và khả năng chống chịu bệnh vàng lá
Greening của một số giống cây có múi tại Đồng bằng sông Cửu Long”.
1.2 Mục tiêu
Đánh giá đặc tính chống chịu bệnh vàng lá Greening trên một số giống cây có
múi tại Đồng bằng sông Cửu Long.
1.3 Yêu cầu
Điều tra tính chống chịu bệnh vàng lá Greening trên một số giống cây có múi ở
các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long.
Khảo sát tính ưa thích của rầy chổng cánh trên một số giống cây có múi, từ đó
tìm ra được cây ký chủ ưa thích nhất của rầy chổng cánh.
Xác định tỉ lệ nhiễm bệnh của một số giống cây có múi.
1.4 Giới hạn đề tài
Đề tài được thực hiện từ tháng 2 / 2011 đến tháng 6 / 2011. Các thí nghiệm
được thực hiện tại nhà lưới của Viện cây ăn quả miền Nam với các đối tượng được
nghiên cứu là rầy chổng cánh Diaphorina citri và 7 loài cây có múi: tắc, chanh giấy,
quýt đường, cần thăng, kim quýt, nguyệt quế và đa tử biển; phần điều tra được thực
hiện tại tỉnh Tiền Giang và Bến Tre.


3

Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU


2.1 Nguồn gốc, phân bố, phân loại một số giống cây có múi
2.1.1 Nguồn gốc và phân bố
Cây có múi nói chung là những loài cây phân bố rất rộng, gần như có mặt ở hầu
hết các lục địa và ở mỗi vùng tùy theo điều kiện tự nhiên mà có những giống thích
hợp, những đặc tính riêng.
Cây có múi có nguồn gốc xuất xứ chủ yếu ở khu vực Đông Nam Á. Gồm 6 chi
(Genera) là Fortunella, Eremocitrus, Clymenia, Poncitrus, Microcitrus và Citrus. Các
giống trồng thương phẩm có giá trị kinh tế nằm trong các chi Fortunella (kim - quất),
Poncitrus (cam ba lá) và Citrus (cam, quýt, chanh, bưởi) (Cục Bảo vệ Thực Vật, 2006).
Phần lớn các loại cam quýt có nguồn gốc nằm trong vùng trải dài từ sườn núi
phía Nam của dãy Hy Mã Lạp Sơn đến miền Bắc Myanmar. Một số cam quýt có
nguồn gốc ở Nam Trung Quốc, Thái, Việt Nam và cả Nhật Bản (Nguyễn Văn Kế,
2008).
Cam chiếm 70% sản lượng cây có múi, được trồng nhiều nhất ở Brazil, Mỹ và
vùng Địa Trung Hải. Quýt cũng được trồng ở Trung Quốc, Ấn Độ và Nhật Bản rất
sớm. Nói chung về vùng phát sinh cây có múi hiện nay được trồng hầu hết khắp nơi
trên thế giới (Nguyễn Hữu Đống, 2003).


4

2.1.2 Phân loại nhóm cây có múi
Có 3 chi thực vật trong họ cam quýt được chú ý nhiều (Samson, 1986):
Cam ba lá (Poncirus trifoliata (L.) Raf.) với đặc điểm lá kép có 3 lá chét rụng
vào mùa đông, quả nhỏ và có lông mịn ngoài vỏ. Có khả năng chịu lạnh giỏi nên
thường dùng làm gốc ghép ở các vùng lạnh và nó cũng được dùng để lại tạo, chịu úng,
không chịu hạn, đất mặn, đất nhiều vôi và rất nhạy cảm với bệnh, chịu được bệnh
Tristeza.
Quất (Fortunella spp.): có 6 loài có nguồn gốc ở Trung Quốc và Nhật Bản. Lá

không có cánh lá, cây chịu lạnh giỏi, hoa ra nhiều đợt trong năm. Chủ yếu dùng làm
kiểng và dùng để lai tạo.
Cam quýt chanh bưởi (Citrus spp.): là một chi lớn gồm nhiều nhóm, nhiều
giống, giữ vị trí quan trọng nhất. Các loài trong nhóm này thực chất là các loài lai tự
nhiên hay nhân tạo có nguồn gốc từ 3 loài nguyên thủy đó là bưởi ta (Citrus grandis
(L.) Osbeck), thanh yên (Citrus medica L.) và quýt (Citrus reticulata Blanco).


Một số giống cây có múi ăn trái phổ biến ở ĐBSCL (VCAQMN, 2009):
Bưởi da xanh (Citrus maxima (Burm.) Merr): có thịt trái đẹp, dòn, con tép màu

hồng, phẩm chất ngon, khi chín võ vẫn giữ màu xanh, trái to hình cầu, trung quả bì có
màu hồng. Mặt trên của lá có màu xanh đậm, cánh lá có hình trái tim ngược, bìa lá có
khía giống như tai bèo, phiến lá có dạng trứng ngược và phiến lá xếp chồng lên cánh
lá.
Cam soàn (Citrus sinensis L. Osbeck): tán cây có hình cầu hơi vươn cao, lá
thon dài, đỉnh quả có hình tròn phẳng giống như đồng tiền, bề mặt vỏ sần. Trái có vị
ngọt, thịt quả màu vàng nhạt, ít nước, khi chín vỏ quả có màu xanh vàng, lá có hình
oval.
Cam sành (Citrus nobilis Lour): là giống lai giữa cam mật và quýt. Tán cây
vươn thẳng, thân và cành thường không có gai. Lá có cuống hình lòng thuyền, trái có


5

hình cầu hơi dẹp, vỏ hơi vàng khi chín, vỏ dày và bề mặt sần sùi, tép có màu vàng cam
đậm và nhiều nước, vị ngọt chua mùi rất thơm, nhiều hạt.
Quýt đường (Citrus reticulata Blanco): trái có vỏ mỏng, dễ bóc, khi chín có
màu vàng xanh, hình cầu, tép màu vàng cam, nhiều nước, vị ngon ngọt, có mùi thơm.
Tán cây hình cầu hơi vươn cao, cành phân bố đều, lá nhỏ, mỏng, phiến lá có hình elip.

Chanh giấy (Citrus aurantifolia): cây có tán hình oval, cành phân bố đều, lá có
màu xanh nhạt. Vỏ quả hơi sần có màu vàng xanh khi chín, tép màu xanh bóng, nước
nhiều, mùi vị thơm, chua và thường có nhiều hạt.


Một số giống cây có múi khác (Phạm Hoàng Hộ, 2003):
Cần thăng (Feroniella lucida): thường được sử dụng làn kiểng, cây có nhánh

ngang, có lông, vỏ cây nhám. Lá mang 9-11 lá phụ mọc đối, xanh đậm, hoa có màu
trắng, thơm, trái có lông mịn màu vành nâu, vỏ dày cứng, phần thịt quả xung quanh
hạt có thể ăn được.
Kim quýt (Triphasia trifoliata P. Wilson): cây cao 1-3m, gai ngang, lá có 3 lá
phụ bầu dục, đầu lá hơi lõm, hoa có màu trắng, thơm, trái màu cam, to bằng ngón tay
út có màu đỏ, thịt trái nhớt có vị chua.
Nguyệt quế (Murraya paniculata (L.) Jack): cây cao 2-4m, vỏ trắng, lá kép
mang 7 lá phụ, hoa trắng nở về đêm có mùi thơm ngào ngạt. Trái tròn có màu đỏ, đầu
nhọn có lông.
Đa tử biển (Limonocitrus littoralis (Miq.) Sw.): cây cao 1-2m, lá có hình bầu
dục, dày, cứng, hoa trắng, thơm, trái như trái cam nhỏ, màu cam.
2.2 Giá trị và tình hình sản xuất cây có múi
2.2.1 Giá trị kinh tế
Cây có múi giữ một vị trí quan trọng trong các loại cây ăn trái vì nó là loại cây
có giá trị dinh dưỡng cao, có hương vị thơm ngon, được nhiều người ưa chuộng; cây
cho quả sớm và có sản lượng cao, năng suất tăng dần, thời gian kinh doanh kéo dài


6

nếu chăm sóc tốt có thể trên 50 năm; có nhiều loại giống, thời kỳ chín khác nhau nên
có thể kéo dài thời gian cung cấp trái tươi (Cục bảo vệ thực vật, 2006).

2.2.2 Giá trị sử dụng
Cam quýt là thức ăn quý, với nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho con người:
giàu khoáng chất, vitamin, nhất là vitamin C giúp chống lại bệnh tật tăng cường sức đề
kháng.
Cam quýt là loại quả giàu bổ dưỡng, trung bình có độ 40-50mg vitamin C, 1012g đường cho mỗi 100g thịt quả và giàu muối khoáng (K, Ca, Mg, P). Ngoài ra còn
có tinh dầu thơm, nhiều loại enzim, dược liệu (Nguyễn Văn Kế, 2008).
Bảng 2.1: Thành phần chất dinh dưỡng trong 100g cây có múi (phần ăn được)
(Nguyễn Hữu Đống, 2003)
Thành phần
dinh dưỡng

Thành phần
hóa học

Loại quả
Cam

Chanh

Bưởi

Quất chín

Quýt

Nước

65,7

65,8


58,3

85,4

65,5

Protein
Lipit
Gluxit
Xenlulozo
Tro

0,7
0,1
6,3
1,0
0,4

0,7
3,6
3,5
1,0
0,4

0,1
1,1
4,8
0,5
0,2


0,9
5,3
3,9
0,5

0,6
0,7
6,4
0,4
0,4

33

32

25

25

32

25,5
17,3
0,3
0,23
0,06
0,02
0,2
30


30,0
16,5
0,5
0,30
0,03
0,01
0,1
30

15,0
11,7
0,3
0,01
0,03
0,01
0,2
62

119,0
40,3
41

25,9
12,6
0,3
0,44
0,06
0,02
0,2

41

Calo cho100g
Canxi
Muốikhoáng
phốt pho
(mg %)
Sắt
Caroten
B1
Vitamin
B2
(mg %)
Pp
C
2.2.3 Tình hình sản xuất

Tổng diện tích trồng cam quýt trên 2 triệu ha, tập trung nhiều ở những nước có
khí hậu cận nhiệt đới như Tây Ban Nha, Brazin, Hoa Kỳ, Trung quốc và các nước ven


7

Địa Trung Hải. Hiện nay sản xuất cam quýt từ vùng nhiệt đới đã tăng lên gần bằng các
nước cận nhiệt đới. Nguyên nhân là điều kiện tự nhiên, kĩ thuật khai thác có tiến bộ,
những trở ngại do nhiệt độ ở vùng ôn dới đã hạ thấp hơn ảnh hưởng đến sản lượng
cam quýt. Hàng năm cam quýt sản xuất tới 65 triệu tấn, chiếm 27% so với tổng số các
loại trái cây khác (Nguyễn Hữu Đống, 2003).
Theo FAO, năm 2000 sản lượng cam quýt là 85 triệu tấn, trong đó Brazin 15
triệu tấn, Tây Ban Nha 2 triệu tấn, Hoa kỳ 9 triệu tấn, Trung Quốc 4 triệu tấn.

Theo Niên giám thống kê của Tổng cục thống kê (Cục Bảo vệ thực vật, 2006),
diện tích cây có múi của Việt Nam năm 1999 đạt 63,364 ha, sản lượng 504.066
tấn/năm. Diện tích và sản lượng cây có múi tập trung chủ yếu ở đồng bằng sông Cửu
Long, chiếm 53,6% về diện tích và 70,33% về sản lượng.
Tuy cam quýt là cây rất quan trọng, trồng ở nhiều nơi, nhưng các vườn kinh
doanh rất nhỏ chỉ trong phạm vi một vài hecta đến vài trăm hecta; giống cây chưa tốt;
chưa có hệ thống phòng trừ sâu bệnh.
2.3 Một số kết quả nghiên cứu về rầy chổng cánh (RCC)
2.3.1 Phân bố và ký chủ


Phân bố
Tác nhân truyền bệnh vàng lá Greening là 2 loài rầy chổng cánh: Diaphorina

citri Kuwayama và Trioza erytreae Del Guerao. Diaphorina citri phân bố ở châu Á
rộng khắp phương Đông và phân bố ở Đông Nam Á (Pakistan và Ấn Độ) đến phía
nam Trung Quốc bao gồm cả Miến Điện, Malaysia, Indonesia, Philippin, Đài Loan và
các đảo phía Nam của Nhật Bản, phần phía tây của bán đảo Ả Rập, đảo Reunion,
Mauritius, và Brazil và Nam Mỹ. Troza erytreae là loài bản địa ở châu Phi và đã được
tìm thấy ở nhiều nước trên châu lục này. Trong đó nó đã được phân phối trên khắp
vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới châu Á và Pháp, và ở các nước mới như Brazil, Trung
Mỹ và Florida của Mỹ (Sing, 2005).


8



Ký chủ
Rầy chổng cánh gây hại chủ yếu trên Chanh, Cam, Quýt, Nguyệt quế, Cần


thăng, Kim quýt (Nguyễn Thị Thu Cúc, 2002).
Theo nghiên cứu của Huỳnh và Xuân (1994) thì rầy chổng cánh hiện diện rất
phổ biến trên quít đường, chanh và hạnh và hiện diện rất ít trên cây bưởi.
Theo Sing (2005) thì rầy chích hút và sinh sản trên tất cả các loài cây có múi.
Trong số các loài cây có múi, bưởi là ít nhạy cảm hơn so với cam hoặc quýt. Tuy nhiên, rầy
chổng cánh thích cam Malta, chanh ngọt, chanh tây Kagzi, chanh tây đỏ Philippines,
Baramasi, Karna, Minneola Tangelo, citrange Troyer, Cotrumelo và ít thích nhất là
trên Gajanimma, Rusk citrange, chanh tây Mexico, chanh Coorg, quýt Lisbon , chanh
Cleopatra (Citrus reshni) và Rubidoux (P.trifoliata). Ngoài cây có múi rầy cũng tấn
công cây lá cà ri (Murraya koennigii), nguyệt quế (Murraya paniculata) và Mít.
2.3.2 Đặc điểm hình thái
Trứng màu vàng, hình trái lê, dài khoảng 0,3mm, phía trên nhọn tạo thành một
cuốn nhỏ rất đặc biệt, thường được đẻ thành từng chùm ở trong nách lá hoặc trên lá
các chồi lá non (lá còn xếp, chưa mở ra) (Nguyễn Thị Thu Cúc, 2002).
Ấu trùng rất nhỏ, hình bầu dục dẹp, mới nở thường có màu vàng tươi nhưng
qua tuổi 2 và tuổi 3, ấu trùng thường có màu xanh lục, tuổi 4 và tuổi 5 có màu nâu
vàng. Cơ thể mang 2 mầm cánh nhỏ, di chuyển chậm chạp, sống thành từng đám trên
đọt non. Ấu trùng tuổi 1 thường tiết một sợi sáp màu trắng, dài, dính ở phần đuôi cơ
thể. Ấu trùng tuổi 5 dài khoảng 1,5mm với hai mắt màu đỏ, các đốt cuối của râu đầu
màu đen (Nguyễn Thị Thu Cúc, 2002).
Thành trùng có kích thước nhỏ, thân dài từ 2,5 - 3,0 mm, nâu xám, cánh có màu
nâu vàng, chân có màu xám nâu. Phần giữa cánh trong suốt, kéo dài thành một dãy
trắng từ gốc cánh đến cuối cánh, dãy này bị gẫy về phía cuối cánh. Đầu nhọn, màu nâu
nhạt. Mắt có màu đỏ. Râu đầu ngắn có 5 đốt, đốt cuối râu đầu có màu đen. Bụng của
con cái sắp đẻ và đang đẻ có màu hồng, ống đẻ trứng nhọn, có màu xanh nhạt. Khi


9


đậu, phần bụng của thành trùng nhổng cao một góc 30o với bề mặt nơi đậu nên được
gọi là rầy chổng cánh (Nguyễn Thị Thu Cúc, 2002).

Hình 2.1: Trứng rầy chổng cánh
Diaphorina citri

Hình 2.3: Ấu trùng rầy chổng cánh
Diaphorina citri

Hình 2.2: Ấu trùng rầy chổng cánh
Diaphorina citri

Hình 2.4: Thành trùng rầy chổng
cánh Diaphorina citri

2.3.3 Đặc điểm sinh học
Rầy chổng cánh có khả năng sinh trưởng và phát triển trong nhiều điều kiện
nhiệt độ khác nhau, thành trùng có thể tồn tại ở nhiệt độ lạnh -4oC và cpả vùng khí hậu
nóng và khô của sa mạc Rajasthan và Ả Rập Saudi (Aubert, 1987). Rầy này có thể
phát triển trong điều kiện khí hậu ẩm xích đạo với mật số cao trong suốt thời gian khô
hạn. Tại Việt Nam, rầy chổng cánh cũng được ghi nhận hiện diện trên nhiều vùng
trồng cây có múi ở cả miền Bắc lẫn miền Nam và tại đồng bằng sông Cửu Long, rầy
hiện diện suốt năm.


10

Trong điều kiện tự nhiên, khoảng 4-5 ngày sau vũ hóa, thành trùng bắt cập,
thường ngay sau khi bắt cập, con cái đẻ trứng. Trứng thường được đẻ vào ban ngày,
thành từng khối hay từng nhóm 2-3 hàng trong nách lá hoặc trên các đọt lá non, đặc

biệt là trên các lá non còn xếp lại. Thành trùng thường chích hút ở mặt dưới của lá, dọc
theo gân chính. Con cái có thể đẻ khoảng 200 - 800 trứng (Aubert B. và S. Quilici,
1983), liên tiếp trong 2 tháng. Thời gian ủ trứng kéo dài từ 2-11 ngày (tùy mùa) (Khan
và ctv, 1989).
Tại Ấn Độ, Khan, ctv (1989) ghi nhận giai đoạn ấu trùng gồm 5 tuổi, kéo dài từ
12-22 ngày. Thời gian sống của thành trùng là 14 ngày. Tại quần đảo Reunion, giai
đoạn ấu trùng kéo dài từ 16-18 ngày khi điều kiện thời tiết thích hợp, thời gian này sẽ
gia tăng 45 ngày nếu nhiệt độ giảm thấp (Aubert B. và ctv, 1983). Ấu trùng mới nở
thường nằm cố định tại chổ để chích hút trong 1-2 ngày, sau đó di cuyển sang chổ
khác để chích hút. Sang tuổi 5, ấu trùng thường di chuyển xuống phần dưới của lá để
lột xác thành con thành trùng. Thành trùng rất hoạt động, có thể nhảy rất nhanh khi bị
động. Ấu trùng rất ít di động, thường sống tập trung thành từng nhóm trên chòi non, ấu
trùng chỉ di chuyển khi bị khuấy động. Tại ĐBSCL, chu kỳ sinh trưởng của D.citri kéo
dài khoảng 20 ngày, có thể có từ 12 - 14 thế hệ / năm.
Tại Ấn Độ tùy theo vùng có thể có 8-16 thế hệ trong một năm. Thành trùng có
tuổi thọ rất cao, con cái thường sống lâu hơn con đực, về mùa đông có thể sống đến
190 ngày. Tuy nhiên về mùa hè thời gian sống chỉ biến động trong khoảng 12-26 ngày.
Sự biến động quần thể chủ yếu dựa vào các thời điểm ra đọt non vì rầy chổng cánh gần
như chỉ đẻ trên các chồi non (Khan và ctv, 1989).
2.3.4 Mật số của rầy chổng cánh
Mật số rầy chổng cánh ở ĐBSCL thay đổi theo mùa trong năm, mật số tăng từ
tháng 3 đến tháng 7 và giảm mật số trong giai đoạn từ tháng 10 đến tháng giêng
(SOFRI-JICAS, 2010).
Tại Cần Thơ mật số rầy chổng cánh tăng trong mùa mưa từ tháng 6 - 9 và giảm
từ tháng 10 - 12 hằng năm. Trong các tháng mùa nắng từ tháng 1 - 5 mật số rầy chổng
cánh thấp do trong vườn có ít đọt non. Tuy nhiên, tại một số vườn nông dân phun nước


11


vào tháng 2 để xử lý ra hoa trong tháng 3 thì mật số rầy chổng cánh vẫn cao trong
tháng mùa nắng (Kim và ctv, 1997).
Tại Đồng Tháp, trong những vườn quýt đường nhiễm bệnh, rầy chổng cánh
hiện diện phổ biến với mật số cao. Qua quan sát các vườn bưởi ở Đồng bằng sông Cửu
Long nhận thấy mật số rầy chổng cánh hiện diện trên bưởi rất thấp nguyên nhân do đọt
non và chồi bưởi có nhiều lông. Rầy chổng cánh hiện diện mật số cao trong mùa mưa
khi cây ký chủ có nhiều chồi và đọt non (Huỳnh và Xuân, 1994).
2.3.5 Cách gây hại
Khi mật số cao, sự chích hút của rầy (thành trùng và ấu trùng) làm cho chồi bị
khô, rụng lá, gây hiện tượng khô cành, làm ảnh hưởng đến sự phát triển của cây và sự
ra trái. Mật ngọt do rầy chổng cánh tiết ra có thể tạo điều kiện cho nấm bồ hóng phát
triển, ảnh hưởng đén quá trình quang hợp của cây (Nguyễn Thị Thu Cúc, 2002).
Sự gây hại quan trọng nhất của rầy chổng cánh hiện nay tại ĐBSCL là truyền vi
khuẩn Liberobacter asiaticum gây bệnh Greening cho các cây ăn quả có múi. Và chính
do khả năng này mà rầy chổng cánh trở thành một đối tượng dịch hại nguy hiểm nhất
hiện nay cho nhiều vùng trồng cây có múi trên thế giới và cả Việt Nam. Bằng cách
chích hút trên những cây bị nhiễm bệnh và sau đó khi tiếp tục tấn công trên những cây
không nhiễm bệnh, rầy chổng cánh sẽ truyền bệnh cho cây này qua kim chích hút và
qua nước bọt do vi khuẩn Liberobacter asiaticum có thể lưu tồn và nhân mật số trong
tuyến nước bọt của rầy chổng cánh (Nguyễn Thị Thu Cúc, 2002).
2.3.6 Thiên địch
Theo Phạm Văn Lầm và ctv (1997-1998) đã thu nhận được 123 loài thiên địch
trên cây ăn quả có múi. Chúng thuộc 11 bộ côn trùng, nhện và nấm. Bộ cánh cứng có
số loài thu được nhiều nhất 50 loài, nhện lớn có 44 loài, bộ cánh cứng 12 loài, các bộ
khác mỗi bộ chỉ mới thu được 1-4 loại.
Trong điều kiện tự nhiên của nhiều vùng tại Đông Nam Á, thành phần thiên
địch của rầy chổng cánh rất phong phú, quan trọng nhất là các loại ong ký sinh
Tamarixia radiata và các loài Diaphorencyrtus. Tamarixia radiata đã được du nhập



12

vào quần đảo Reunion vào năm 1987 và sau đó vào quần đảo Mauritius để phòng trị
rầy chổng cánh. Trên hai quần đảo này, T. radiata đã phát huy tác dụng tốt, đã khống
chế được D. citri và từ đó đã ngăn ngừa được bệnh Greening một cách rất có hiệu quả.
Tuy nhiên trong điều kiện tự nhiên của nhiều vùng trên thế giới, loại T.radiata thường
bị ký sinh bởi một số loại ký sinh bậc 2, điều này đã làm hạn chế đáng kể vai trò ký
sinh của T.radiata. Tại ĐBSCL, một số công trình nghiên cứu của Bộ môn Bảo vệ
thực vật, Khoa Nông nghiệp, trường Đại học Cần Thơ đã ghi nhận, kiến vàng
Oecophylla smaragdina có khả năng hạn chế cao sự bộc phát của rầy chổng cánh
(Nguyễn Thị Thu Cúc, 2002).
Kết quả điều tra trên 120 vườn Cam quýt thuộc các tỉnh Cần Thơ, Tiền Giang
và Vĩnh Long ghi nhận trên những vườn có nuôi kiến vàng, rầy chổng cánh rất ít hiện
diện và trên những vườn này tỉ lệ nhiễm bệnh Greening cũng rất thấp so với những
vườn không có sự hiện diện của kiến vàng (Nguyễn Thị Thu Cúc, 2002).
Theo Huỳnh và ctv (1999) ghi nhận nhện Salticidae và Linyphiidae hiện diện
trên vườn cây có múi đặc biệt vào thời điểm cây ra hoa, đây là thiên địch ăn thịt thành
trùng rầy chổng cánh.
2.4 Một số kết quả nghiên cứu về bệnh vàng lá Greening (Huanglongbing - HLB)
Bệnh vàng lá Greening (VLG) là một trong những bệnh có tính hủy diệt trên
cây có múi trên thế giới. Ở Việt Nam, bệnh này đã được GS. Hà Minh Trung báo cáo
vào năm 1992. Sau đó tác nhân gây hại được GS. Bové và TS. Garnier báo cáo vào
năm 1995 là vi khuẩn Candidatus Liberibacter asiaticus, bệnh này được lây truyền
qua mặt ghép bệnh và qua rầy chổng cánh Diaphorina citri Kuwayama (Hùng và ctv,
2004).
2.4.1 Hiện trạng bệnh vàng lá Greening ở các nước châu Á
Bệnh vàng lá Greening được ghi nhận lần đầu tiên vào năm 1947 ở Nam Phi,
sau đó bệnh này được đặt tên “Huanglongbing” ở phía Nam Trung Hoa vào năm 1947.
Ở Đài Loan bệnh được biết đến với tên gọi địa phương “Likubin” vào năm 1951. Bệnh



13

tiếp tục lan rộng khắp Đông Nam Á và tàn phá toàn bộ vùng trồng cây có múi ở cả
nhiệt đới và cận nhiệt đới (Su và ctv, 2010).
Ở Malaysia bệnh Greening đã được xác định đầu tiên vào năm 1989 (Lim và
ctv, 1990). Trong cuộc khảo sát bệnh vàng lá Greening vào năm 2004 có 69,7% ha đã
bị nhiễm bệnh trong số 3.525,9 ha được khảo sát ở 11 bang (Aziah và Chik, 2005).
Bang Terengganu có diện tích trồng 400 ha cây có múi tập trung ở Citrus Valley đã bị tàn
phá bởi bệnh với tỷ lệ bệnh 100% vào năm 2008. Phương pháp nhân giống vô tính trên cây
có múi ở Malaysia là chiết cành, và đây là một trong những yếu tố chính góp phần lan
truyền bệnh, như việc sử dụng cây bị bệnh để nhân giống. Ngoài ra thì rầy chổng cánh cũng
là yếu tố đóng góp lây lan bệnh (Lily Eng và ctv, 2008).
Bệnh vàng lá Greening được phát hiện đầu tiên ở Nhật Bản vào năm 1988 ở
Iriomote, và lan truyền đến Nansei Islands của Okinawa (Toguchi và Kawano,
1997). Năm 2002, bệnh này đã được phát hiện ở Nansei Islands thuộc Kagoshima
(Hamashima và ctv, 2003). Vào tháng 8 / 1997, một dự án về bệnh vàng lá
Greening đã được khởi sướng bởi tỉnh Okinawa dưới sự hổ trợ của chính phủ
Nhật Bản và việc kiểm soát của pháp luật đã nổ lực ngăn chặn sự tràn lan của
nguồn bệnh ra khỏi tỉnh Okinawa (Toguchi và Kawano, 1997).
Bệnh vàng lá Greening đã trở nên phổ biến xuất hiện ở nhiều vùng trồng cây có
múi tại Campuchia và đặt tên theo ngôn ngữ Khmer là “Slek Prak”. Hiện tại
Campuchia không nắm đầy đủ kiến thức khoa học cơ bản để đề ra chiến lược kiểm
soát bệnh vàng lá Greening. Ở một vài địa phương, nhiều vườn cây có múi đã bị bỏ
hoang hoặc chặt hạ chỉ vài năm sau khi trồng , lí do là từ việc sử dụng các cành chiết
hay các mắt ghép đã bị nhiễm bệnh vàng lá Greening. Cây có múi được trồng chủ yếu
ở các tỉnh như: Battambang, Pursat và Siem Reap là những nơi được phát hiện là bị
ảnh hưởng nghiêm trọng do bệnh vàng lá Greening (Vung Setha, 2010).
Ở Việt Nam, bệnh vàng lá Greening đã xuất hiện từ những năm 60 nhưng với tỷ
lệ thấp ( Lê Thị Thu Hồng, 2001). Ở đồng bằng sông Cửu Long thì bệnh được chính

thức công bố vào năm 2004 và tác nhân gây bệnh được GS. Bove và TS. Garnier xác
định năm 1995 là vi khuẩn Candidatus Liberibacter asiaticus.


×