Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN BỆNH HẠI CHÍNH TRÊN CÂY ĐẬU PHỘNG NGOÀI ĐỒNG, SAU THU HOẠCH VÀ HIỆU QUẢ PHÒNG TRỪ CỦA MỘT SỐ CHẾ PHẨM SINH HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.33 MB, 115 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM
KHOA NÔNG HỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN BỆNH HẠI CHÍNH TRÊN CÂY
ĐẬU PHỘNG NGOÀI ĐỒNG, SAU THU HOẠCH
VÀ HIỆU QUẢ PHÒNG TRỪ CỦA MỘT SỐ
CHẾ PHẨM SINH HỌC

Sinh viên thực hiện: LÊ THỊ PHƯƠNG LOAN
Ngành: BẢO VỆ THỰC VẬT
Niên khóa: 2007 – 2011

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 8/2011


XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN BỆNH HẠI CHÍNH TRÊN CÂY
ĐẬU PHỘNG NGOÀI ĐỒNG, SAU THU HOẠCH
VÀ HIỆU QUẢ PHÒNG TRỪ CỦA MỘT SỐ
CHẾ PHẨM SINH HỌC

Tác giả

LÊ THỊ PHƯƠNG LOAN

Đề cương khóa luận được đề nghị thực hiện để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng kỹ sư ngành BẢO VỆ THỰC VẬT


Giảng viên hướng dẫn:
TS. Võ Thị Thu Oanh
ThS. Bùi Thị Thùy Trang

Tháng 8 năm 2011

i


LỜI CÁM ƠN

Con thành kính biết ơn ông bà, cha mẹ đã sinh thành, dưỡng dục để con có
được như ngày hôm nay.
Xin chân thành cảm ơn:
Ban giám hiệu trường Đại Học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh và Ban Chủ Nhiệm
khoa Nông Học đã tạo môi trường học tập thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian theo
học tại trường.
Quý thầy cô trong khoa Nông Học - trường Đại Học Nông Lâm Tp. Hồ Chí
Minh đã truyền đạt những kiến thức quý báu cho tôi trong suốt bốn năm học vừa qua.
Xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến:
TS. Võ Thị Thu Oanh, ThS. Bùi Thị Thùy Trang đã hướng dẫn và giúp đỡ tôi
trong quá trình thực hiện đề tài với tất cả lòng nhiệt thành và trách nhiệm.
Cảm ơn tất cả bạn bè trong và ngoài khoa Nông Học đã luôn động viên và giúp
đỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện đề tài khóa luận tốt nghiệp.

Sinh viên thực hiện

LÊ THỊ PHƯƠNG LOAN

ii



TÓM TẮT
Lê Thị Phương Loan, Đại học Nông Lâm Tp.HCM, tháng 7/2011:
Đề tài “Xác định thành bệnh hại chính trên cây đậu phộng ngoài đồng, sau thu
hoạch và hiệu quả phòng trừ của một số chế phẩm sinh học” được thực hiện từ
15/03/2011 – 30/06/2011. Nhằm xác định bệnh hại chính trên cây đậu phộng ở ngoài
đồng, hạt đậu phộng sau thu hoạch và so sánh hiệu quả phòng trừ nấm bệnh của một
số chế phẩm sinh học.
Bằng các phương pháp như điều tra ngẫu nhiên một số ruộng đậu phộng tại 2
huyện Châu Thành và Dương Minh Châu của tỉnh Tây Ninh; phương pháp giấy thấm,
đánh giá tỷ lệ nảy mầm trên 10 giống đậu phộng thu thập và so sánh hiệu lực của 3 chế
phẩm sinh học (nấm đối kháng NLU – Tri, tổ hợp dầu thực vật Chubeca 1.8 DD, tổ
hợp các vi sinh vật hữu hiệu E.M) được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên trong
điều kiện in-vitro tại phòng thí nghiệm Bệnh Cây – bộ môn Bảo Vệ Thực Vật, khoa
Nông Học và nhà lưới của Trại Khoa Nông Học, trường Đại học Nông Lâm Tp.HCM.
Kết quả cho thấy, đậu phộng giai đoạn hạt vào chắc và chuẩn bị thu hoạch có 3
loại bệnh gây hại chủ yếu là bệnh đốm nâu do Cercospora archidicola Hori, gỉ sắt do
Puccinia archidis Speg và héo rũ gốc mốc trắng do nấm Sclerotium rolfsii Sacc gây ra.
Giống đậu phộng VD1 có tỷ lệ nhiễm nấm bệnh nhiều nhất với tỷ lệ nhiễm là 73,77 %
và xác định được 7 loài nấm xuất hiện chủ yếu gây hại trên hạt đậu phộng sau thu
hoạch là nấm Macrophomina phaseolina (Tassi) Goidanich, Aspergillus flavus Link,
Aspergillus niger Van Tiegh, Aspergillus

famigatus Fresenius, Aspergillus

parasiticus Speare , Rhizopus sp., Sclerotium rolfsii Sacc. Mỗi loài nấm khác nhau có
mức độ phổ biến và tần suất xuất hiện khác nhau trên từng giống đậu phộng khác
nhau. Chế phẩm nấm đối kháng NLU – Tri, tổ hợp các vi sinh vật hữu hiệu E.M có
hiệu quả trong việc xử lý hạt giống đậu phộng trước khi gieo trồng. Chế phẩm tổ hợp

dầu thực vật Chubeca 1.8 DD không phù hợp với việc xử lý hạt trước khi gieo trồng
do làm giảm tỷ lệ nảy mầm của hạt giống xuống 32,30 % so với hạt giống không xử lý
trong điều kiện in-vitro, và giảm xuống 15,00 % trong điều kiện nhà lưới.

iii


MỤC LỤC

Nội dung

Trang

Lời cám ơn .................................................................................................................. ii
Tóm tắt ........................................................................................................................ iii
Mục lục ....................................................................................................................... iv
Danh sách các chữ viết tắt .......................................................................................... viii
Danh sách các bảng .................................................................................................... ix
Danh sách các hình ..................................................................................................... xi
Danh sách các biểu đồ ................................................................................................ xii
Chương 1. MỞ ĐẦU ................................................................................................. 1
1.1. Đặt vấn đề ............................................................................................................ 1
1.2. Mục đích và yêu cầu của đề tài ........................................................................... 2
1.2.1. Mục đích đề tài ................................................................................................. 2
1.2.2. Yêu cầu của đề tài............................................................................................. 3
1.3. Giới hạn đề tài ..................................................................................................... 3
Chương 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...................................................................... 4
2.1. Sơ lược về cây đậu phộng.................................................................................... 4
2.1.1. Phân loại thực vật ....................................................................................... 4
2.1.2. Đặc điểm phân bố của cây đậu phộng ........................................................ 5

2.1.3. Giá trị của đậu phộng .................................................................................. 5
2.1.3.1. Giá trị dinh dưỡng .............................................................................. 5
2.1.3.2. Giá trị kinh tế ...................................................................................... 7

iv


2.2. Tình hình sản xuất đậu phộng trong và ngoài nước ............................................ 8
2.2.1. Tình hình sản xuất đậu phộng trên thế giới ................................................ 8
2.2.2. Tình hình sản xuất đậu phộng của nước ta ................................................. 9
2.2.3. Sơ lược về tỉnh Tây Ninh ............................................................................ 11
2.2.3.1. Điều kiện tự nhiên và xã hội tỉnh Tây Ninh ....................................... 11
2.2.3.2. Tình hình sản xuất đậu phộng của tỉnh Tây Ninh .............................. 12
2.3. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước về đậu phộng ................................... 13
2.3.1. Tình hình nghiên cứu trong nước................................................................ 13
2.3.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước ............................................................... 14
2.4. Các bệnh hại đậu phộng chủ yếu ......................................................................... 16
2.4.1. Các bệnh hại đậu phộng ngoài đồng chủ yếu ............................................. 16
2.4.2. Bệnh hại hạt trong quá trình sau thu hoạch và bảo quản trong kho............ 20
2.5. Tác dụng của chế phẩm sinh học trong bảo vệ thực vật và một số vi sinh
vật đối kháng sử dụng phổ biến .................................................................................. 22
Chương 3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................. 23
3.1. Vật liệu ................................................................................................................ 23
3.2. Thời gian và địa điểm thực hiện đề tài ................................................................ 24
3.3. Nội dung nghiên cứu ........................................................................................... 24
3.4. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 25
3.4.1. Điều tra tình hình bệnh hại trên đậu phộng ngoài đồng.............................. 25
3.4.2. Thu thập và xác định thành phần nấm bệnh sau thu hoạch của một
số giống đậu phộng thu thập năm 2011 ................................................................ 25
3.4.2.1. Thu thập mẫu hạt đậu phộng .............................................................. 25

3.4.2.2. Xác định thành phần nấm bệnh sau thu hoạch của một số
giống đậu phộng sau thu thập năm 2011 ......................................................... 26

v


3.4.3. Đánh giá tỷ lệ nảy mầm của các mẫu đậu phộng thu thập trong điều
kiện in-vitro và nhà lưới ........................................................................................ 29
3.4.3.1. Đánh giá tỷ lệ nảy mầm của các mẫu đậu phộng thu thập
trong điều kiện in-vitro .................................................................................... 29
3.4.3.2. Đánh giá tỷ lệ nảy mầm của các mẫu đậu phộng thu thập
trong điều kiện nhà lưới................................................................................... 31
3.4.4. So sánh hiệu quả của các chế phẩm sinh học trong điều kiện invitro và nhà lưới .................................................................................................... 32
3.4.4.1. So sánh hiệu quả của các chế phẩm sinh học trong điều kiện
in-vitro ............................................................................................................. 32
3.4.4.2. So sánh hiệu quả của các chế phẩm sinh học trong điều kiện
nhà lưới ............................................................................................................ 34
3.5. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu .............................................................. 36
Chương 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................... 37
4.1. Thành phần bệnh hại trên đậu phộng ngoài đồng ............................................... 37
4.2. Thành phần nấm bệnh trên hạt đậu phộng sau thu hoạch thu thập năm
2011 ............................................................................................................................ 39
4.2.1. Nấm Macrophomina phaseolina (Tassi) Goidanich ................................... 44
4.2.2. Nấm Aspergillus flavus Link ...................................................................... 45
4.2.3. Nấm Aspergillus niger Van Tiegh .............................................................. 46
4.2.4. Nấm Aspergillus parasiticus Speare .......................................................... 47
4.2.5. Nấm Aspergillus sp. ................................................................................... 48
4.2.6. Nấm Rhizopus sp. ....................................................................................... 49
4.2.7. Nấm Sclerotium rolfsii Sacc ....................................................................... 50
4.3. Tỷ lệ nảy mầm của các mẫu hạt đậu phộng thu thập trong điều kiện invitro và nhà lưới.......................................................................................................... 53

4.3.1. Tỷ lệ nảy mầm của các mẫu hạt đậu phộng trong điều kiện in-vitro.......... 53

vi


4.3.2. Tỷ lệ nảy mầm của các mẫu hạt đậu phộng trong điều kiện nhà lưới ........ 55
4.4. Ảnh hưởng của các chế phẩm sinh học đến khả năng phòng trừ nấm
bệnh trên hạt giống đậu phộng trong điều kiện in-vitro và nhà lưới .......................... 57
4.4.1. Ảnh hưởng của các chế phẩm sinh học đến khả năng phòng trừ
nấm bệnh trên hạt giống đậu phộng trong điều kiện in-vitro................................ 58
4.4.1. Ảnh hưởng của các chế phẩm sinh học đến khả năng phòng trừ
nấm bệnh trên hạt giống đậu phộng trong điều kiện nhà lưới .............................. 60
Chương 5.

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ................................................................ 67

5.1. Kết luận .............................................................................................................. 67
5.2. Đề nghị .............................................................................................................. 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 69
Tài liệu trong nước ................................................................................................ 69
Tài liệu ngoài nước ............................................................................................... 71
PHỤ LỤC

.............................................................................................................. 72

vii


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT


A. flavus

Aspergillus flavus Link

A. niger

Aspergillus niger Van Tiegh

CCC

Chiều cao cây

FAO

Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc

DGISP

Viện nghiên cứu bệnh hạt giống chính phủ Đan Mạch cho
các nước đang phát triển

ICRISAT

Viện nghiên cứu hoa màu Quốc tế cho vùng Nhiệt đới bán
khô hạn

ISTA

Hội kiểm nghiệm hạt giống Quốc Tế


NSC

Ngày sau cấy

NSG

Ngày sau gieo

NSU

Ngày sau ủ

NT

Nghiệm thức

LLL

Lần lặp lại

PGA

Môi trường Agar đường khoai tây

PTNT

Phát triển nông thôn

OPI


Viện nghiên cứu dầu thực vật - tinh dầu hương liệu - mỹ
phẩm Việt Nam

TLB

Tỷ lệ bệnh

Tp.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

WA

Môi trường Agar nước

viii


DANH SÁCH CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Giá trị dinh dưỡng trong 100 g hạt đậu phộng ........................................ 6
Bảng 2.2. Thành phần dinh dưỡng của một số khô dầu thực vật dùng trong
chăn nuôi.................................................................................................................. 7
Bảng 2.3. Mười quốc gia hàng đầu sản xuất đậu phộng trên thế giới tháng
6/2008 ........................................................................................................................ 8
Bảng 2.4. Diện tích, sản lượng và năng suất đậu phộng của Việt Nam 1995 –
2009 ......................................................................................................................... 10
Bảng 2.5. Diện tích và sản lượng đậu phộng của tỉnh Tây Ninh 1995 – 2009 ...... 12
Bảng 2.7. Các bệnh phổ biến trên đậu phộng và phương pháp chẩn đoán
bệnh ......................................................................................................................... 17

Bảng 3.1. Phả hệ của 10 giống đậu phộng thu thập ................................................ 23
Bảng 3.2. Đặc điểm các chế phẩm sinh học dùng trong thí ngiệm xử lý hạt
giống ........................................................................................................................ 33
Bảng 4.1. Thành phần và tỷ lệ bệnh gây hại đậu phộng ngoài đồng giai đoạn
vào chắc tại 2 huyện Châu Thành và Dương Minh Châu tỉnh Tây Ninh ................ 38
Bảng 4.2. Tỷ lệ nhiễm nấm trên 10 giống đậu phộng điều tra ................................ 41
Bảng 4.3. Thành phần và mức độ phổ biến một số loài nấm gây hại trên hạt
của 10 giống đậu phộng điều tra.............................................................................. 43
Bảng 4.4. Tỷ lệ nhiễm của từng loài nấm trên 10 giống đậu phộng khả sát ........... 51
Bảng 4.5. Khả năng nảy mầm của 10 giống đậu phộng thu thập trong điều
kiện in-vitro ở giai đoạn 7 ngày sau gieo ................................................................ 54
Bảng 4.6. Tỷ lệ nảy mầm và khả năng sinh trưởng của 10 giống đậu phộng ở
giai đoạn 14 ngày sau gieo ...................................................................................... 56

ix


Bảng 4.7. Ảnh hưởng của 3 loại chế phẩm sinh học đến tỷ lệ nhiễm nấm và
khả năng nảy mầm của hạt đậu phộng trong điều kiện in-vitro .............................. 58
Bảng 4.8. Ảnh hưởng của 3 loại chế phẩm sinh học đến khả năng nảy mầm
của hạt đậu phộng trong điều kiện nhà lưới ............................................................ 60
Bảng 4.9. Ảnh hưởng của 3 loại chế phẩm sinh học đến khả năng sinh trưởng
của cây đậu phộng trong điều kiện nhà lưới ............................................................ 62

x


DANH SÁCH CÁC HÌNH

Hình 2.1. Các bệnh ở đậu phộng ................................................................................ 19

Hình 2.2. Khuẩn lạc và một số nấm bệnh thông thường trên môi trường PGA ......... 21
Hình 3.1. 10 giống đậu phộng đã được tách vỏ .......................................................... 26
Hình 3.2. A - Đĩa petri Ф = 9 cm đã được đặt giấy lọc làm ẩm; B - Đĩa petri
Ф = 9 cm đã được đặt giấy lọc làm ẩm và đặt hạt ...................................................... 27
Hình 3.3. Môi trường thí nghiệm và các dạng hạt theo dõi trong điều kiện invitro ............................................................................................................................. 30
Hình 3.4. Cây đậu phộng gieo trong nhà lưới ............................................................ 36
Hình 4.1. Các bệnh hại chính trên cây đậu phộng điều tra ngoài đồng ...................... 39
Hình 4.2. Nấm Macrophomina phaseolina (Tassi) Goidanich .................................. 44
Hình 4.3. Nấm Aspergillus flavus Link ...................................................................... 45
Hình 4.4. Nấm Aspergillus niger Van Tiegh.............................................................. 46
Hình 4.5. Nấm Aspergillus parasiticus Speare ......................................................... 47
Hình 4.6. Nấm Aspergillus sp. ................................................................................... 48
Hình 4.7. Nấm Rhizopus sp. ...................................................................................... 49
Hình 4.8. Nấm Sclerotium rolfsii Sacc ...................................................................... 50
Hình 4.9. Khu thí nghiệm so sánh hiệu lực thuốc trong điều kiện nhà lưới............... 63

xi


DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 4.1. Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của đậu phộng sau khi xử lý
hạt giống trong điều kiện nhà lưới ở 21 ngày sau gieo .............................................. 64
Biểu đồ 4.2. Tốc độ tăng trưởng số lá của cây đậu phộng sau khi xử lý hạt
giống trong điều kiện nhà lưới ở 21 ngày sau gieo .................................................... 65
Biểu đồ 4.3. Tốc độ tăng trưởng số cành của cây đậu phộng sau khi xử lý hạt
giống trong điều kiện nhà lưới ở 21 ngày sau gieo .................................................... 66

xii



Chương 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Đậu phộng, còn được gọi là lạc hay đậu phụng (Danh pháp khoa học:
Arachis hypogaea L.), là một loài cây thực phẩm thuộc họ Đậu, có giá trị dinh dưỡng
và giá trị kinh tế cao. Thành phần dinh dưỡng của hạt đậu phộng gồm có từ 40 – 50 %
lipid, 22 – 27 % protein, khoảng 15,5 % gluxit, 2,5 % cellulose, một số axit amin
không thể thay thế (Threonine, Lysine, Leusine, Triptophan,…) và một số vitamin
(Vitamin B1, B2, B3,…) là các chất dinh dưỡng có thể cung cấp được nhiều năng lượng
và rất tốt cho sức khỏe của con người… Hạt đậu phộng có nhiều công dụng trong
ngành công nghiệp thực phẩm như sản xuất dầu thực phẩm, thức ăn cho người và cho
gia súc và được chế biến thành nhiều loại sản phẩm khác nhau (như đậu phộng muối,
đậu phộng giòn và bơ đậu phộng, kẹo đậu phộng, khô dầu, … ) và được sử dụng rộng
rãi trên thế giới. Trung Quốc, Ấn Độ, và Nigeria là các nhà sản xuất đậu phộng hàng
đầu thế giới. Việt Nam là một trong những nước sản xuất đậu phộng hàng đầu trong
châu Á và trên thế giới. Đậu phộng là cây có giá trị kinh tế lớn, là cây lấy dầu quan
trọng lớn thứ ba của thế giới bên cạnh đậu tương và bông (FAO Food Outlook, 1990),
xếp hạng thứ 13 trong các cây thực phẩm trên thế giới (Varnell và Mo Cloud, 1975).
Nhìn chung, hạt đậu phộng là một loại hạt được nhiều người tiêu dùng ưa
chuộng và được sử dụng phổ biến trên thế giới. Nhưng bên cạnh đó, hạt đậu phộng lại
dễ bị xâm nhiễm và là nơi trú ẩn của nhiều loài vi sinh vật, đặc biệt là các loài nấm gây
bệnh như Aspergillus spp., Sclerotium spp., Rhizoctonia spp., Rhizopus spp.,… Chúng
thường có nguồn gốc từ đất, trong không khí, dụng cụ bảo quản dưới các dạng lưu tồn
như các sợi nấm, bào tử hay hạch nấm, … Chúng có khả năng xâm nhiễm vào hạt đậu
phộng qua giai đoạn sinh trưởng trên đồng ruộng hoặc trong quá trình bảo quản hạt.
Các loài nấm này có thể gây thiệt hại đến sản lượng, làm giảm phẩm chất, chất lượng
hạt, làm giảm hoặc mất sức nảy mầm của hạt giống đậu phộng. Trong đó, có một số


1


loài nấm có khả năng gây bệnh cho cây đậu phộng sau khi gieo làm ảnh hưởng đến
năng suất đậu phộng, gây thiệt hại cho người nông dân. Ngoài ra, một số loài nấm có
khả năng tiết ra độc tố gây hại đến sức khỏe con người và động vật sử dụng (như nấm
Aspergillus flavus Link có khả năng tiết ra độc tố Aflatoxin gây bệnh ung thư cho
người).
Vì vậy, cần có những biện pháp nhằm hạn chế sự gây hại của các loài nấm này
đến hạt đậu phộng từ giai đoạn gieo trồng đến thu hoạch và bảo quản hạt giống đậu
phộng. Lâu nay, người nông dân thường có thói quen là sử dụng thuốc hóa học trong
phòng trừ bệnh cho cây trồng và cho hạt bảo quản vì hiệu quả nhanh, nhưng lại gây hại
đến sức khỏe cho người sử dụng do để lại dư lượng trên nông sản, gây ô nhiễm môi
trường, làm mất cân bằng sinh thái. Với mục tiêu an toàn, thân thiện với môi trường và
đảm bảo một nền nông nghiệp bền vững thì ngày nay, các biện pháp sinh học và sử
dụng các chế phẩm sinh học đang được các nước trên thế giới khuyến khích sử dụng.
Do đó, chúng tôi đã tiến hành thực hiện đề tài: “Xác định thành phần bệnh
hại chính trên cây đậu phộng ngoài đồng, sau thu hoạch và hiệu quả phòng trừ
của một số chế phẩm sinh học”.
1.2. Mục đích và yêu cầu của đề tài
1.2.1. Mục đích đề tài
-

Xác định thành phần nấm gây bệnh trên đậu phộng ngoài đồng và trong bảo

quản sau thu hoạch.
-

So sánh hiệu quả phòng trừ nấm bệnh trên hạt giống của một số chế phẩm sinh


học.

2


1.2.2. Yêu cầu của đề tài
-

Điều tra thành phần bệnh trên đậu phộng giai đoạn đồng ruộng.

-

Thu thập và giám định thành phần bệnh nấm gây hại trên hạt đậu phộng sau thu

hoạch.
-

Xác định mức độ gây hại của từng loại nấm gây hại trên mẫu hạt giống thu

thập.
-

Mô tả đặc điểm hình thái của nấm gây bệnh trên hạt giống và trong môi trường

nuôi cấy.
-

Xác định sự ảnh hưởng của các tác nhân nấm gây bệnh đến khả năng nảy mầm

của hạt giống đậu phộng.

-

So sánh hiệu quả của một số chế phẩm sinh học trong điều kiện in-vitro và nhà

lưới.
1.3. Giới hạn đề tài
-

Điều tra ngoài đồng được tiến hành trên 2 huyện của tỉnh Tây Ninh, giai đoạn

sau trồng 80 - 85 ngày.
-

Xác định thành phần bệnh hại trên hạt đậu phộng trong bảo quản sau thu hoạch,

ảnh hưởng của nấm bệnh đến khả năng nảy mầm của hạt giống và hiệu quả của một số
biện pháp xử lý hạt giống được thực hiện trong điều kiện in-vitro và nhà lưới.

3


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. Sơ lược về cây đậu phộng
2.1.1. Phân loại thực vật
Đậu phộng hay còn được gọi là lạc, đậu phụng, đậu nụ. Phân loại theo
Krapovickas (1753):
-


Lớp: Song tử diệp

-

Bộ: Fabales (Đậu)

-

Họ: Fabaceae (Cánh bướm)

-

Chi: Arachis

-

Loài: Arachis hypogaea L.

-

Loài phụ: gồm 2 loài phụ
+ Loài phụ Hypogaea
+ Loài phụ Fastigiata

-

Đậu phộng có 2 dạng hình thực vật:
+ Nhóm phân nhánh xen kẽ (Dạng Virginia)
• Thân chính không bao giờ có hoa.
• Trên cành thứ cấp, 2 đốt đầu tiên luôn phát sinh cành dinh dưỡng xen kẽ

với 2 đốt mang cành sinh thực. Cứ kế tiếp như vậy tới gần đầu cành tận
cùng bằng 1 một số đốt bất dục.
• Số lượng cành và số cấp cành nhiều. Cấp cành có thể đạt tới n + 4, n + 5.
• Dạng cây có thể dạng bò (phổ biến) hoặc nửa bò, dạng bụi.
+ Nhóm phân nhánh liên tục (Dạng Valencia và Spanish) thuộc loài phụ
Fastigiata
• Có hoa trên thân chính.
• Trên cành thứ cấp, những đốt đầu tiên thường phát sinh cành sinh sản.
Có thể thấy 6-8 đốt mang cành sinh sản liên tục. Sau đó các đốt dinh

4


dưỡng và các đốt sinh thực kế tiếp nhau không đều. Thực tế, các đốt dinh
dưỡng hầu hết bất dục nên số cành không nhiều.
• Ít cành cấp cao, thường chỉ có tới n + 2, rất ít giống có tới n + 3.
• Dạng cây luôn đứng.
2.1.2. Đặc điểm phân bố của cây đậu phộng
Theo nhiều nhà khoa học đã xác định cây đậu phộng được trồng các đây 3200 –
3500 năm. Đậu phộng có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới châu Mỹ (Braxin, Bolivia,
Aragoay,…), được phân bố rộng rãi từ vĩ độ 56o Bắc và Nam, từ vùng nhiệt đới nóng
ẩm và nóng khô, tới vùng nhiệt đới tương đối ẩm và có nhiều mưa.
Đậu phộng không đòi hỏi nghiêm ngặt về đất, thậm chí cả loại đất bị rửa trôi
thoái hóa vẫn trồng được đậu phộng, chỉ cần thành phần cơ giới của đất tương đối nhẹ,
có đủ độ ẩm, nhiệt độ và lượng mưa cần thiết trong thời gian sinh trưởng của cây.
2.1.3. Giá trị của đậu phộng
2.1.3.1. Giá trị dinh dưỡng
-

Hạt đậu phộng chứa từ 22 – 27 % protein, 40 – 50 % lipid, khoảng 15,5 %


gluxit, 2,5 % cellulose,… Đậu phộng là 1 loại thực phẩm có giá trị cao đối với con
người cả về mặt cung cấp năng lượng (calo), cung cấp protein và dầu thực phẩm cho
con người.

5


Bảng 2.1. Giá trị dinh dưỡng trong 100 g hạt đậu phộng
Năng lượng

2,385 kJ

Năng lượng

(570 kcal)

2,385 kJ
(570kcal)

Carbohydrates

21 g

Valine

1,052 g




9g

Arginine

3,001 g

Chất béo

48 g

Histidine

0,634 g

Protein

25 g

Alanine

0,997 g

Tryptophan

0,2445 g

Aspartic acid

3,060 g


Threonine

0,859 g

Glutamic acid

5,243 g

Isoleucine

0,882 g

Glycine

1,512 g

Leucin

1,627 g

Proline

1,107 g

Lysine

0,901 g

Serine


1,236 g

Methionine

0,308 g

Nước

4,26 g

Cystine

0,322 g

Thiamine (Vit.B1 )

0,6 mg (46%)

Phenylalanine

1,300 g

Riboflavin (Vit.B2)

0,3 mg (20%)

Canxi

62 mg (6%)


Niacin (Vit.B3)

12,9 mg (86%)

Pantothenic acid (B5)

1,8 mg (36%)

Kẽm

3,3 mg (33%)

Magnesium

184 mg (50%)

Vitamin B6

0,3 mg (23%)

Photpho

336 mg (48%)

Folate (Vit.B9)

246 μg (62%)

Kali


332 mg (7%)

Tyrosine

1,020 g

(Nguồn: cơ sở dữ liệu dinh dưỡng của USDA)

6


2.1.3.2. Giá trị kinh tế
Trong công nghiệp đậu phộng có nhiều công dụng. Trong công nghiệp ép dầu,
người ta thu được 2 sản phẩm chính là dầu và khô dầu, toàn bộ protein của hạt nằm
trong khô dầu.
Trong chăn nuôi, khô dầu đậu phộng có giá trị cao, thành phần dinh dưỡng
tương đương với các loại khô dầu khác. Trong khẩu phần thức ăn gia súc khô dầu đậu
phộng có thể chiếm 25-30%. Hiện nay, khô dầu đậu phộng đứng hàng thứ 3 trogn các
loại khô dầu thực vật dùng trong chăn nuôi (sau khô dầu đậu tương và bông).
Bảng 2.2. Thành phần dinh dưỡng của một số khô dầu thực vật dùng trong chăn nuôi
Loại khô
dầu

Lượng tổng số (%)

Lượng dễ tiêu (%)

Protein

Lipit


Gluxit Xenlulo Protein

Lipit

Gluxit

Xenlulo

Đậu phộng

50,8

7,0

24,3

4,4

46,7

6,3

20,6

0,5

Đậu tương

45,2


5,2

25,9

6,5

40,7

4,6

20,6

5,1

Bông

24,5

6,5

26,3

25,0

18,1

6,1

24,3


4,0

Cải dầu

33,1

10,2

27,9

11,1

27,4

8,1

13,4

0,9

Lanh

37,8

12,6

20,6

6,8


35,8

11,3

22,3

2,1

(Nguồn: Sở nghiên cứu đậu phộng Trung Quốc, 1964)
Đậu phộng là cây trồng có giá trị lớn trong việc cải tạo đất do khả năng cố định
N nhờ vi khuẩn cộng sinh Rhizobium vigna. Rhizobium vigna tạo thành các nốt sần ở
rễ một số cây họ đậu nhưng ở đậu phộng thì nốt sần lớn và khả năng cố định N cao
hơn hết.

7


2.2. Tình hình sản xuất đậu phộng trong và ngoài nước
2.2.1. Tình hình sản xuất đậu phộng trên thế giới
Cây đậu phộng được trồng lâu đời ở nhiều nơi trên thế giới, khoảng 90% diện
tích trồng đậu phộng tập trung ở lục địa Á Phi, trong đó châu Á là 60% và châu Phi là
30%. Châu Á luôn đứng đầu về sản lượng đậu phộng trên thế giới (chiếm trên 70% sản
lượng đậu phộng của thế giới trong thời gian trước đại chiến thế giới thứ hai). Năm
2008, theo Tổ chức Lương Thực và Nông Nghiệp của Hoa Kỳ trên 70% sản lượng đậu
phộng thuộc về 5 quốc gia sản xuất chính là Trung Quốc (chiếm khoảng 37,5%), Ấn
Độ (khoảng 20%), Nigeria (11%), Mỹ (4,9%), Indonesia (4,2%).
Bảng 2.3. Mười quốc gia hàng đầu sản xuất đậu phộng trên thế giới tháng 6/2008
Quốc gia


Sản lượng (tấn)

Cộng hòa nhân dân Trung Hoa

Cước chú

13.090.000

Ấn Độ

6.600.000

*

Nigeria

3.835.600

F

Hoa Kỳ

1.696.728

Indonesia

1.475.000

Myanmar


1.000.000

Argentina

714.286

Việt Nam

490.000

F

Sudan

460.000

*

Chad

450.000

*

34.856.007

A

Thế giới


F

Ghi chú: F = FAO ước đoán, * = nguồn bán chính thức, C = nguồn ước tính,
A = nguồn tổng hợp (gồm sản lượng chính thức, bán chính thức và ước đoán)

(Nguồn: Tổ chức Lương Thực và Nông Nghiệp của Hoa Kỳ)

8


Về năng suất, những nước có diện tích trồng đậu phộng lớn lại có năng suất
thấp và mức tăng năng suất không đáng kể trong thời gian qua. Trong thời gian sau
chiến tranh thế giới lần thứ hai, nang suất đậu phộng của châu Mỹ La Tinh giảm 2%
trong khi Viễn Đông tăng 3%, Cận Đông tăng 15%, châu Phi tăng 19%, Bắc Mỹ 47%,
châu Âu 60% và châu Đại Dương 67%. Tình trạng chênh lệch năng suất giữa các nước
rất đáng kể. Trong khi năng suất đậu phộng của Ixraen trong 20 năm vẫn luôn luôn ổn
định ở mức trên dưới 35 tạ/ha thì nhiều nước châu Phi và châu Á chỉ đạt năng suất 5 –
6 tạ/ha. Số nước có năng suất đậu phộng bình quân cả nước trên 20 tạ/ha không ít,
nhiều vùng như Virginia, Carolina năng suất bình quân là 21 tạ/ha trên 11 – 12 vạn ha
(1965 – 1967). Lưu lượng xuất khẩu hằng năm trên thế giới là 1,3 – 1,7 triệu tấn đậu
phộng dạng quả, 350.000 – 400.000 tấn dầu phộng, các nước xuất khẩu nhiều là
Xenegan, Nigieria.
Trong nền kinh tế của nhiều nước đang phát triển đậu phộng giữ vai trò khá
quan trọng. Ở Xenegan, đậu phộng cung cấp ¾ thu nhập của nông dân và chiếm 80%
giá trị xuất khẩu. Ở Nigeria đậu phộng và các sản phẩm chế biến từ đậu phộng thường
chiếm trên 60% giá trị xuất khẩu, tuy nước này chỉ đem bán 15% sản lượng hằng năm.
2.2.2. Tình hình sản xuất đậu phộng của nước ta
Cây đậu phộng đã được nông dân ta trồng từ lâu đời trong phạm vi toàn quốc.
Từ năm 1980 trở về trước, diện tích, năng suất và sản lượng đậu phộng của nước ta rất
thấp. Sau đó diện tích và sản lượng tăng lên khá nhanh, nhưng năng suất vẫn không

tăng, mãi cho đến năm 1992 năng suất đậu phộng của nước ta vẫn xoay quanh con số
10 tạ/ha (Phạm Văn Thiều – 2001). Năm 1990, sản lượng đậu phộng đạt 218.000 tấn,
bằng 2,2 lần so với năm 1980. Trong vòng 10 năm (1981 – 1990), diện tích trồng đậu
phộng tăng bình quân mỗi năm 7% và sản lượng tăng bình quân 9% trong 1 năm.
Từ 1990 – 1995 sản lượng đậu phộng tiếp tục tăng. Kể từ năm 1995 đến nay
mặc dù diện tích trồng đậu phộng của nước ta không có nhiều sự thay đổi chủ yếu tập
trung ở 4 vùng lớn là miền núi và trung du Bắc bộ, đồng bằng sông Hồng, khu 4 cũ
(Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh) và miền Đông Nam bộ. Trên thực tế, diện tích trồng
đậu phộng ở nước còn phân tán quá nhỏ, chỉ trừ một vài vùng đã hình thành vùng đậu

9


phộng tập trung như Diễn Châu (Nghệ An), Hậu Lộc (Thanh Hóa), còn các huyện có
diện tích trồng đậu phộng khoảng trên 1000 ha rất ít chỉ khoảng 10 – 12 huyện. Nhưng
sản lượng và năng suất đậu phộng của nước ta thì có xu hướng tăng lên.
Bảng 2.4. Diện tích, sản lượng và năng suất đậu phộng của Việt Nam 1995 – 2009
Diện tích

Sản lượng

Năng suất

(Nghìn ha)

(Nghìn tấn)

(tấn/ha)

1995


259,9

334,5

1,29

1996

262,8

357,7

1,36

1997

253,5

351,3

1,39

1998

269,4

386,0

1,43


1999

247,6

318,1

1,28

2000

244,9

355,3

1,45

2001

244,6

363,1

1,48

2002

246,7

400,4


1,62

2003

243,8

406,2

1,67

2004

263,7

469,0

1,78

2005

269,6

489,3

1,81

2006

246,7


462,5

1,87

2007

254,5

510,0

2,00

2008

255,3

530,2

2,08

Sơ bộ 2009

249,2

525,1

2,11

Năm


(Nguồn: Tổng Cục Thống Kê Việt Nam)
Đến năm 1995 thì năng suất đã tăng lên 12,9 tạ/ha với diện tích trồng là 259,9
nghìn ha, năm 1998 với diện tích trồng 269,4 nghìn ha thì năng suất đã vượt lên 14,3
tạ/ha, đạt mức chỉ tiêu kế hoạch đề ra năm 2000. Đến năm 2005 thì năng suất đậu
phộng đã tăng lên 18,1 tạ/ha cũng chỉ với diện tích trồng là 269,6 nghìn ha. Và đến
năm 2009 theo kết quả thống kê sơ bộ của Tổng Cục Thống Kê Việt Nam đã đạt được
khoảng 21,1 tạ/ha nhưng diện tích đã giảm xuống còn 249,2 nghìn ha.

10


Nhờ những thành tựu lớn trong cống tác cải tạo giống (có giống lạc năng suất
đã đạt tới 60 – 70 tạ/ha), những tiến bộ trong việc phòng trừ cỏ dại và sâu, bệnh,
những thành tựu trong cơ giới hóa nhất là trong thu hoạch và xử lý sau thu hoạch đã
giúp cho ngành trồng lạc có nhiều phát triển.
Gần đây, cây đậu phộng đã được khuyến khích phát triển mạnh. Người ta đã tận
dụng trồng đậu phộng trong mọi điều kiện đất đai. Những đất trồng cây công nghiệp
lâu năm, trồng cây lâm nghiệp khi cây còn nhỏ có thể trồng xen đậu phộng giữa hàng,
để tăng thu nhập vừa làm cây phủ đất và cây phân xanh vùi tại chỗ. Các đất đồi trồng
các cây dễ bị xói mòn như sắn, đã được trồng xen đậu phộng.
Lâu nay, bà con nông dân thường trồng đậu phộng bằng các giống địa phương
lâu đời như Lì, Nù, Mỏ két... do thiếu chọn lọc, phục tráng nên năng suất giảm sút dần.
Trong các giống trên, giống Lì được nông dân ưa chuộng hơn cả nhờ tính thích ứng
cao, vỏ mỏng, tỷ lệ nhân cao... nhưng quả và hạt nhỏ, tỷ lệ đậu nhân đạt tiêu chuẩn
xuất khẩu thấp, hiệu quả kém.
2.2.3. Sơ lược về tỉnh Tây Ninh
2.2.3.1. Điều kiện tự nhiên và xã hội tỉnh Tây Ninh
-


Diện tích: 4.035,45 km.

-

Dân số trung bình: 1.058.526 người (năm 2008).

-

Các dân tộc chính: Kinh (98%), còn lại là dân tộc thiểu số (chủ yếu là Khơme,

Hoa, Chăm).
-

Đơn vị hành chính: 1 thị xã, 8 huyện.

-

Khí hậu nóng ẩm, ôn hòa quanh năm, nhiệt độ trung bình năm 27,4oC, lượng

mưa trong năm 1.578,7 mm. Có hai mùa rõ rệt: mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4, mùa
mưa từ tháng 5 đến tháng 10.
Đến nay các ngành kinh tế mũi nhọn phát triển không ngừng và ổn định, ngành
nông nghiệp đã quy hoạch các vùng cây công nghiệp ngắn ngày và dài ngày ổn định
như vùng chuyên canh mía là 18.850 ha, vùng chuyên canh cây mì là 49.195 ha, vùng
chuyên canh cao su là 70.706 ha, vùng chuyên canh cây đậu phộng là 21.276 ha điều
này đã tạo được nguồn nguyên liệu chủ động cho công nghiệp chế biến xuất khẩu.

11



2.2.3.2. Tình hình sản xuất đậu phộng của tỉnh Tây Ninh
Bảng 2.5. Diện tích và sản lượng đậu phộng của tỉnh Tây Ninh 1995 – 2009
Năm
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
Sơ bộ 2009

Diện tích
(Nghìn ha)
41,2
39,8
37,5
39,8
23,0
23,8
18,9
21,2
19,8

25,3
23,4
20,9
21,3
21,7
21,7

Sản lượng
(Nghìn tấn)
85,2
91,3
85,5
90,9
52,7
56,4
50,3
62,4
54,0
74,8
70,1
64,0
70,6
73,4
73,4

Năng suất
(tấn/ha)
2,07
2.29
2,28

2,28
2,29
2,37
2,66
2,94
2,73
2,96
3,00
3,06
3,31
3,38
3,38

(Nguồn: Tổng Cục Thống Kê Việt Nam)
Tây Ninh là vùng trồng đậu phộng với diện tích nhiều nhất vùng Đông Nam
Bộ. Theo sơ bộ của Tổng Cục Thống Kê Việt Nam năm 2009, diện tích trồng đậu
phộng của vùng Đông Nam Bộ là 29,1 nghìn ha. Trong đó, diện tích trồng đậu phộng
của tỉnh Tây Ninh là 21,7 nghìn ha, chiếm 74,6 % so với toàn vùng.
Diện tích trồng đậu phộng của tỉnh Tây Ninh có chiều hướng giảm từ năm 1995
đến năm 2009. Năm 1995, Tây Ninh có diện tích trồng đậu phộng là 41,2 nghìn ha
với sản lượng là 85,2 nghìn tấn nhưng đến năm 2000 chỉ còn lại 23,8 nghìn ha với sản
lượng là 56,4 nghìn tấn và đến năm 2009 là 21,7 nghìn ha và sản lượng là 73,4 nghìn
tấn (Theo Tổng Cục Thống Kê Việt Nam). Tuy diện tích giảm gần ½ so với năm
1995 nhưng sản lượng đậu phộng năm 2009 là 73,4 nghìn tấn chỉ giảm 11,8 nghìn tấn
so với năm 1995.
Tuy diện tích sản xuất đậu hằng năm giảm nhưng sản lượng, năng suất đậu
phộng từ năm 2000 trở lại có xu hướng tăng cao. Năng suất năm 1999 là 2,29 tấn/ha

12



×