Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

ẢNH HƯỞNG LIỀU LƯỢNG PHÂN BÓN LÁ SOLUBOR ĐẾN NĂNG SUẤT VÀ PHẨM CHẤT QUẢ CHÔM CHÔM THÁI (Nephelium lappaceum L.) TẠI XÃ XUÂN ĐỊNH, HUYỆN XUÂN LỘC, TỈNH ĐỒNG NAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 69 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

ẢNH HƯỞNG LIỀU LƯỢNG PHÂN BÓN LÁ SOLUBOR ĐẾN
NĂNG SUẤT VÀ PHẨM CHẤT QUẢ CHÔM CHÔM THÁI
(Nephelium lappaceum L.) TẠI XÃ XUÂN ĐỊNH,
HUYỆN XUÂN LỘC, TỈNH ĐỒNG NAI

Họ và tên sinh viên: LÊ THỊ THUÝ HỒNG
Ngành: NÔNG HỌC
Niên khoá: 2007 – 2011

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 8/2011


i

ẢNH HƯỞNG LIỀU LƯỢNG PHÂN BÓN LÁ SOLUBOR ĐẾN
NĂNG SUẤT VÀ PHẨM CHẤT QUẢ CHÔM CHÔM THÁI
(Nephelium lappaceum L.) TẠI XÃ XUÂN ĐỊNH,
HUYỆN XUÂN LỘC, TỈNH ĐỒNG NAI

Tác giả
LÊ THỊ THUÝ HỒNG

Luận văn được đệ trình để hoàn thành yêu cầu cấp bằng kỹ sư nông nghiệp
Ngành NÔNG HỌC

Giảng viên hướng dẫn:


Th.S THÁI NGUYỄN DIỄM HƯƠNG

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 8/2011


ii

LỜI CẢM ƠN

Đầu tiên con xin thành kính ghi ơn công sinh thành và nuôi dạy của bố mẹ, đã tạo mọi
điều kiện tốt nhất để con có được như ngày hôm nay.
Chân thành cảm ơn:
Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh. Ban chủ nhiệm
khoa Nông học đã quam tâm và tạo mọi điều kiện thuận lợi trong suốt thời gian tôi
theo học tại trường cũng như trong thời gian thực tập tốt nghiệp.
Tôi xin gửi lời tri ân sâu sắc đến Th.S Thái Nguyễn Diễm Hương, giảng viên bộ
môn cây Lương thực- Rau- Hoa- Quả khoa Nông học, người đã tận tình giúp đỡ hướng
dẫn tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
Hộ gia đình ông Nguyễn Văn Nguyên xã Xuân Định, huyện Xuân Lộc, tỉnh
Đồng Nai đã tạo điều kiện giúp đỡ cho tôi thực hiện đề tài tại vườn sản xuất.
Kỹ sư Ngô Quang Thọ đã cung cấp phân bón lá Solubor để tôi thực hiện thí
nghiệm
Các bạn bè đã động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn.

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 8 năm 2011
Sinh viên thực hiện
Lê Thị Thúy Hồng



iii

TÓM TẮT
LÊ THỊ THÚY HỒNG, Đại học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh, tháng 7/2011.
Đề tài “ Ảnh hưởng liều lượng phân bón lá Solubor đến năng suất và phẩm chất
quả chôm chôm Thái (Nephelium lappaceum L.) tại xã Xuân Định, huyện Xuân Lộc,
tỉnh Đồng Nai” được thực hiện từ tháng 2 đến tháng 6 năm 2011.
Giảng viên hướng dẫn: Th.S Thái Nguyễn Diễm Hương
Mục tiêu nhằm xác định liều lượng phân bón lá Solubor thích hợp có ảnh
hưởng tốt đến khả năng đậu quả và phẩm chất quả chôm chôm thái so với đối chứng
để làm cơ sở khuyến cáo cho người nông dân.
Thí nghiệm được bố trí đơn yếu tố theo kiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên, 5 nghiệm
thức: NT1 (đối chứng), NT2 phun 10g Solubor/cây/lần phun, NT3 phun 20g
Solubor/cây/lần phun, NT4 phun 30g Solubor/cây/lần phun và NT5 phun 40g
Solubor/cây/lần phun. 3 lần lặp lại, mỗi lần lặp lại 2 cây chôm chôm. Số liệu thu thập
được xử lý bằng phần mềm MTATC.
Kết quả đạt được:
Phân bón lá Solubor có khả năng làm giảm rụng quả non đồng thời tăng số quả
trên chùm, tăng trọng lượng chùm quả và làm tăng năng suất. Đồng thời làm tăng độ
ngọt của quả, tăng độ dày của thịt quả chôm chôm.
Trọng lượng trung bình quả của các nghiệm thức phun phân Solubor cao hơn so
với đối chứng. Cao nhất ở nghiệm thức 3 đạt 29,12 g/quả, đối chứng chỉ đạt 26,42
g/quả. Trọng lượng thịt quả tăng lên đáng kể, cao nhất ở NT3 với chiếm 65,93 % trọng
lượng quả, độ dày thịt đạt 7,98 mm. Độ Brix ở các nghiệm thức phun Solubor cao hơn
so với đối chứng, cao nhất ở NT3 (20g Solubor/cây) đạt 17,67%.
Xét về hiệu quả kinh tế thu được những cây sử dụng phân bón lá cho năng suất
cao hơn so với đối chứng, cao nhất là ở nghiệm thức 3 phun phân ở mức 20g
solubor/cây/lần phun năng suất cao đạt 38,797 tấn/ha trong khi đó đối chứng chỉ đạt
25,584 tấn/ha.
Từ những kết quả thu được của thí nghiệm có thể kết luận rằng: phân bón lá

Solubor có ảnh hưởng tốt đến năng suất và phẩm chất quả chôm chôm. Mức phân bón
Solubor thích hợp nhất cho cây chôm chôm là 20 g/cây/lần phun.


iv

MỤC LỤC
Trang tựa ..........................................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN................................................................................................................. ii
TÓM TẮT...................................................................................................................... iii
MỤC LỤC ..................................................................................................................... iv
DANH SÁCH CÁC BẢNG ......................................................................................... vii
DANH SÁCH CÁC HÌNH .......................................................................................... viii
DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................... ix
Chương 1 GIỚI THIỆU ................................................................................................1
1.1 Đặt vấn đề ..................................................................................................................1
1.2 Mục tiêu .....................................................................................................................2
1.3 Yêu cầu ......................................................................................................................2
1.4 Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................................2
Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................................3
2.1 Nguồn gốc cây chôm chôm ......................................................................................3
2.2 Giá trị dinh dưỡng quả chôm chôm ...........................................................................3
2.3 Tình hình sản xuất chôm chôm trên thế giới và trong nước......................................5
2.3.1 Trên thế giới ...........................................................................................................5
2.3.2 Trong nước .............................................................................................................5
2.4 Đặc điểm thực vật học của cây chôm chôm ..............................................................7
2.4.1 Thân, tán .................................................................................................................7
2.4.2 Lá ............................................................................................................................7
2.4.3 Hoa..........................................................................................................................8
2.5 Kỹ thuật canh tác .......................................................................................................8

2.5.1 Chuẩn bị đất trồng ..................................................................................................8
2.5.2 Thời vụ trồng ..........................................................................................................8
2.5.3 Khoảng cách trồng ..................................................................................................9
2.5.4 Cách trồng...............................................................................................................9
2.5.5 Chăm sóc ................................................................................................................9
2.5.6 Bón phân .................................................................................................................9


v
2.6 Sâu bệnh hại và biện pháp phòng trừ ......................................................................10
2.6.1 Sâu hại chôm chôm ..............................................................................................10
2.6.2 Bệnh hại chôm chôm ............................................................................................11
2.7 Dinh dưỡng thiết yếu đối với cây chôm chôm ........................................................12
2.7.1 Nguyên tố Bo ........................................................................................................12
2.7.2 Phân bón lá Solubor..............................................................................................14
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM .................................16
3.1 Thời gian và địa điểm thí nghiệm............................................................................16
3.1.1 Địa điểm thí nghiệm .............................................................................................16
3.1.2 Thời gian thí nghiệm ............................................................................................16
3.2 Điều kiện thí nghiệm ...............................................................................................16
3.2.1. Điều kiện đất đai ..................................................................................................16
3.2.2 Điều kiện khí hậu..................................................................................................17
3.2.3. Điều kiện canh tác cây chôm chôm tại khu vực thí nghiệm................................17
3.3 Vật liệu và dụng cụ thí nghiệm................................................................................18
3.3.1 Vật liệu thí nghiệm ...............................................................................................18
3.3.2 Dụng cụ.................................................................................................................19
3.4 Phương pháp thí nghiệm.........................................................................................19
3.4.1 Bố trí thí nghiệm ...................................................................................................19
3.4.2 Phương pháp tiến hành .........................................................................................20
3.4.3 Các chỉ tiêu theo dõi .............................................................................................20

3.4.4 Năng suất ..............................................................................................................22
3.4.5 Xử lý số liệu thống kê...........................................................................................22
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ...................................................................23
4.1 Ảnh hưởng của Solubor đến các đặc tính nông học của cây chôm chôm ...............23
4.2 Ảnh hưởng của phân bón lá Solubor đến kích thước phát hoa ...............................23
4.3 Diễn biến tỷ lệ quả rụng ..........................................................................................24
4.4 Diễn biến số quả chôm chôm theo thời gian ...........................................................25
4.5 Sự phát triển đường kính quả ..................................................................................26
4.6 Ảnh hưởng của phân bón lá Solubor đến kích thước quả lúc thu hoạch .................28
4.7 Ảnh hưởng của phân bón lá Solubor đến các chỉ tiêu vật lý của quả......................30


vi
4.8 Ảnh hưởng của phân bón lá Solubor đến độ dày vỏ, độ dày thịt quả, độ cứng thịt
quả, màu sắc vỏ và râu chôm chôm ...............................................................................31
4.9 Ảnh hưởng của phân Solubor đến các chỉ tiêu hóa học của quả chôm chôm .........32
4.10 Ảnh hưởng của Solubor đến sự phân loại quả.......................................................33
4.11 Ảnh hưởng của Solubor đến chất lượng cảm quan quả chôm chôm .....................35
4.12 Thời gian tồn trữ ở điều kiện thường ....................................................................35
4.13 Năng suất thực thu .................................................................................................36
4.14 Hiệu quả kinh tế khi sử dụng Solubor ...................................................................37
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .......................................................................39
5.1 Kết luận....................................................................................................................39
5.2 Đề nghị ....................................................................................................................40
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................41
PHỤ LỤC .....................................................................................................................43


vii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Thành phần dinh dưỡng có trong 100g phần ăn được .....................................4
Bảng 2.2 Đặc điểm nông học một số giống chôm chôm đáng chú ý tại các tỉnh. ..........7
Bảng 3.1 Kết quả phân tích đất tại khu thí nghiệm (tầng đất từ 0 đến 50 cm) .............16
Bảng 3.2 Trung bình các yếu tố khí hậu tỉnh Đồng Nai năm 2011 ..............................17
Bảng 4.1 Ảnh hưởng của Solubor đến thời gian ra hoa và đậu quả của cây chôm chôm
.......................................................................................................................................23
Bảng 4.2 Chiều dài phát hoa 7 ngày sau khi phun Solubor ..........................................24
Bảng 4.3 Ảnh hưởng của Solubor đến kích thước quả .................................................28
Bảng 4.4 Ảnh hưởng của phân bón lá đến các chỉ tiêu vật lý của quả .........................30
Bảng 4.5 Ảnh hưởng của phân bón lá đến độ dày mỏng của thịt quả ..........................31
Bảng 4.6 Ảnh hưởng của phân bón lá đến tính chất hóa học quả chôm chôm .............32
Bảng 4.7 Ảnh hưởng của phân bón lá đến sự phân loại quả.........................................33
Bảng 4.8 Ảnh hưởng của Solubor đến chất lượng cảm quan .......................................35
Bảng 4.9 Thời gian tồn trữ và tỷ lệ hư hỏng của quả....................................................35
Bảng 4.10 Ảnh hưởng của Solubor đến năng suất một cây chôm chôm ......................36
Bảng 4.11: Ảnh hưởng của phân bón lá Solubor đến hiệu quả kinh tế ........................37


viii

DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 3.1 Bao bì phân bón lá Solubor............................................................................19
Hình 3.2 Sơ đồ bố trí thí nghiệm .................................................................................20
Hình 4.1 Cây chôm chôm ra hoa .................................................................................24

Hình 4.2 Phát hoa chôm chôm .......................................................................... 24
Hình 4.3 Tỷ lệ quả rụng theo thời gian .........................................................................25
Hình 4.4 Biểu đồ diễn biến quả chôm chôm theo thời gian. ........................................26
Hình 4.5 Sự phát triển của quả chôm chôm ..................................................................27

Hình 4.6 Diễn biến sự tăng trưởng đường kính quả chôm chôm .................................27
Hình 4.7 Quả của 5 nghiệm thức ..................................................................................29
Hình 4.8 Mặt cắt ngang quả chôm chôm của 5 nghiệm thức .......................................29
Hình 4.9 Cách đo độ dày vỏ,thịt quả chôm chôm ........................................................32
Hình 4.10 Quả bị bệnh phấn trắng ................................................................................34

Hình 4.11 Rệp sáp và nứt quả ............................................................................ 34
Hình 4.12 Hiện tượng thối quả .......................................................................... 34

 


ix

DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT

CV

Coefficient of Variation (hệ số biến động )

Đ/c

Đối chứng

LLL

Lần lặp lại

LSD


Least Significant Difference Test

ns

Non significant ( sự khác biệt không có ý nghĩa về mặt thống kê)

NT

Nghiệm thức

RCBD

Randomized complete block design ( kiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên)

NSĐQ

Ngày sau đậu quả

TL

Tỷ lệ


1

Chương 1
GIỚI THIỆU
1.1 Đặt vấn đề
Việt Nam là một trong bốn nước có diện tích sản lượng cây ăn quả lớn của
vùng Đông Nam Á sau Thái Lan, Indonesia, Philippines. Những loại cây ăn quả có

diện tích trồng lớn là chuối, cam, quýt, bưởi, xoài, dứa, sầu riêng, chôm chôm, vải,
nhãn, thanh long. Diện tích cây ăn quả của Việt Nam năm 2006 đến năm 2007 đã tăng
từ 767 ngàn ha đến 775 ngàn ha, sản lượng khoảng 7 triệu tấn. Năm 2007 xuất khẩu
rau quả của Việt Nam ước đạt 300 triệu đô la. Trong đó, chôm chôm được trồng nhiều
ở Nam Bộ với diện tích trồng chôm chôm gần 22 ngàn ha, sản lượng 358 ngàn tấn
().
Chôm chôm (Nephelium lappaceum L.) là một trong những loại cây mang lại
giá trị kinh tế cao trong ngành trồng cây ăn quả hiện nay. Diện tích chôm chôm đang
được mở rộng rất nhiều do nhu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu và mang lại
lợi nhuận cao hơn cho nhà vườn so với các loại cây trồng khác. Đồng Nai là tỉnh có
diện tích chôm chôm lớn nhất cả nước với gần 12 ngàn hecta và hầu hết đang trong
thời kỳ cho quả. Mỗi năm, Đồng Nai cung cấp ra thị trường trên 160 ngàn tấn chôm
chôm tươi (www.rauhoaquavietnam.vn).
Chôm chôm được trồng nhiều ở huyện Xuân Lộc, nhưng năng suất và chất
lượng quả thương phẩm còn thấp do tỷ lệ hoa thụ phấn rất thấp chỉ từ 1 - 3%, chất
lượng quả thấp. Nguyên nhân chủ yếu là do thiếu các nguyên tố dinh dưỡng trong đó
quan trọng nhất là Bo. Theo kết quả nghiên cứu đất ở Việt Nam, có trên 78% các loại
đất nghèo Bo (Nguyễn Xuân Trường, 2005).
Trước tình hình đó, việc sử dụng phân bón lá tác động vào giai đoạn ra hoa, kết
quả của cây để tăng năng suất, chất lượng quả là rất cần thiết. Được sự đồng ý của


2
Khoa Nông học, dưới sự hướng dẫn của Th.S Thái Nguyễn Diễm Hương, đề tài: “Ảnh
hưởng liều lượng phân bón lá Solubor đến năng suất và phẩm chất quả chôm
chôm Thái (Nephelium lappaceum L.) tại xã Xuân Định, huyện Xuân Lộc, tỉnh
Đồng Nai” được tiến hành.
1.2 Mục tiêu
Xác định liều lượng Solubor thích hợp cho chôm chôm ở giai đoạn nuôi quả
giúp tăng năng suất và chất lượng quả.

1.3 Yêu cầu
Theo dõi ảnh hưởng của các mức liều lượng Solubor đến năng suất và chất
lượng quả.
Theo dõi diễn biến của sự ra hoa, đậu quả.
1.4 Phạm vi nghiên cứu
Thời gian thực hiện đề tài ngắn nên chỉ thực hiện trong một vụ trên cây chôm
chôm Thái.
Thực hiện thí nghiệm ở giai đoạn cây thời kỳ ra nụ và trái non.
Chỉ thực hiện thí nghiệm ở vùng đất sét pha cát ở xã Xuân Định.


3

Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 Nguồn gốc cây chôm chôm
Cây chôm chôm được trồng đầu tiên ở Đông Nam Á, có tên khoa học là
Nephelium tappaceum L., thuộc họ thuộc Bồ hòn (Sapindaceae), có nguồn gốc ở
Malaysia và Sumatra. Ngày nay được trồng trong các vùng có vĩ độ từ 15° Nam tới
15° Bắc và độ cao dưới 700 m so với mặt biển, gồm: châu Phi, châu Đại Dương,
Trung Mỹ và đặc biệt càng ngày càng được trồng nhiều ở châu Úc và quần đảo Hawai
(). Cây chôm chôm thích ứng với những vùng đất
không bị ngập nước. Tại Việt Nam, chôm chôm được trồng chủ yếu ở các tỉnh thuộc
lưu vực sông Đồng Nai và khu vực Nam Trung Bộ. Là loại cây có giá trị kinh tế cao,
quả chôm chôm có tử y như nhãn, vải, phần ăn được chiếm 44% trọng lượng quả
(Nguyễn Văn Kế, 2000).
Cây chôm chôm thích hợp với lượng mưa hàng năm khoảng 2000 mm, cây rất
mẫn cảm với ánh sáng. Không khí khô và gió nhiều trong giai đoạn lớn của quả khiến
quả kém phát triển và gây ra hiện tượng rụng quả. Những quả ở ngoài tán khi chín có

màu đỏ đẹp, phẩm chất ngon hơn những quả mọc trong tán. Cây chôm chôm ưa đất
thịt pha cát, tầng canh tác dày, giàu dinh dưỡng và thoát nước tốt, cây rất sợ úng, độ
pH: 4,5 - 6,5 (Trần Thế Tục, Nguyễn Ngọc Kính, 2002).
2.2 Giá trị dinh dưỡng quả chôm chôm
Chôm chôm là loài cây có quả chứa khá nhiều sinh vitamin C, có thể để ăn tươi,
hoặc đóng hộp dưới nhiều hình thức, để dự trữ hoặc xuất khẩu. Ngoài ra, có thể dùng
áo hạt để ăn vì nó rất bổ và có chức năng giải nhiệt.


4
Quả xanh và vỏ quả được dùng trị các bệnh đường ruột, dùng trị sốt rét, trị
giun, liều dùng 20 - 40 g dạng thuốc sắc. Một số nơi trên thế giới, người ta dùng vỏ
cây trị bệnh về lưỡi, chôm chôm cũng có thể làm mứt hay làm thạch được.
Chôm chôm còn được biết đến là thứ quả có giá trị dinh dưỡng cao do chứa
nhiều vitamin C, giàu đạm, chất béo và các nguyên tố vi lượng như đồng, mangan,
kali, canxi, sắt, phospho... còn được dùng để làm thuốc chữa bệnh.
Hạt chôm chôm, còn gọi là thiều tử, vị ngọt, tính ấm, chứa nhiều chất béo
không no như olein, arachidin... có tác dụng tiêu viêm kháng khuẩn, được dùng để
chữa bệnh tiểu đường, viêm niêm mạc miệng, kiết lỵ, điều chỉnh lipid máu, giảm béo
và làm đẹp da.
Với công dụng điều chỉnh lipid máu, giảm béo và rất giàu vitamin C nên chôm
chôm là thứ quả tuyệt vời cho những người bị vừa xơ động mạch, tăng huyết áp, tăng
đường huyết... Chôm chôm thường được dùng ăn tươi, làm coktail. Quả có vỏ giòn,
gai cứng, màu xanh là quả tươi (Hoàng Khánh Toàn, 2011).
Quả chôm chôm cung cấp nhiều đường và các loại vitamin. Theo phân tích
thành phần dinh dưỡng chôm chôm trong 100g phần ăn được gồm có các chất dinh
dưỡng sau:
Bảng 2.1 Thành phần dinh dưỡng có trong 100g phần ăn được
Thành phần


Giá trị (g)

Thành phần

Giá trị (mg)

Nước

82,10

Potassium

140,00

Calcium

15,00

Vitamin C

70,00

Glucid

12,70

Magnesium

10,00


Sợi

2,80

Sodium

Protid

0,90

Sắt

Acid citric

0,31

Niacin

0,50

Lipid

0,30

Riboflavin

0,07

Tro


0,30

Thiamin

0,01

Acid malic

0,05

(Nguồn: Tee, 1982; Wills và ctv.,1986)

2,00
0,1- 2,50


5
Hạt chôm chôm có chứa dầu, ở nhiệt độ cao có màu vàng và mùi thơm dễ chịu
nên cũng được dùng để sản xuất dầu ăn hay xà phòng nếu có số lượng lớn. Cây và rễ
chôm chôm cũng có thể dùng cho việc sản xuất dược phẩm và màu. Về giá trị sử dụng,
cây chôm chôm thân gỗ có thể dùng trong xây dựng, tuy nhiên phải được phơi sấy kỹ
để không bị nứt.
2.3 Tình hình sản xuất chôm chôm trên thế giới và trong nước
2.3.1 Trên thế giới
Trên thế giới chôm chôm được trồng nhiều ở Malysia, Indonesia, Philippines,
Thái Lan và một số nước khác với diện tích nhỏ như Ấn Độ, Singapore, Úc.
Trước đây trong khối ASEAN chỉ có Malysia và Thái Lan là nước có xuất khẩu
chôm chôm, những nước khác chủ yếu là tiêu thụ nội địa. Nhưng hiện nay, Việt Nam
cũng đã có chôm chôm xuất khẩu đi Mỹ được xử lý quả phương pháp chiếu xạ đảm
bảo các tiêu chuẩn về phẩm chất, chất lượng quả cũng như đáp ứng các tiêu chuẩn

khác về động thực vật của thị trường khó tính. Quả chôm chôm là loại trái cây tươi thứ
hai của Việt Nam được xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ, sau thanh long. Được biết,
Cục Bảo vệ thực vật thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Cơ quan kiểm
dịch thực vật Mỹ vừa cấp mã số chứng nhận cho vùng trồng chôm chôm của tổ hợp tác
Tiên Phú, Bến Tre. Vùng cấp mã số có diện tích 34 ha, trong đó có 21 ha chôm chôm
thường và 13 ha chôm chôm nhãn. Sau khi có mã số, Mỹ sẽ tiến hành xác định liều
lượng chiếu xạ trước khi cấp phép cho xuất khẩu trái chôm chôm vào thị trường này.
Đó là tín hiệu đáng mừng cho thị trường hoa quả Việt Nam (Trâm Anh, 2011).
2.3.2 Trong nước
Ở Việt Nam, chôm chôm thường được trồng tập trung ở các tỉnh miền Nam Bộ,
với diện tích khoảng 14.200 hecta, sản lượng xấp xỉ 100 ngàn tấn (chiếm 40% diện
tích và 62% sản lượng chôm chôm cả nước). Trong đó, tỉnh Đồng Nai là địa phương
có diện tích trồng chôm chôm tập trung lớn nhất. Tính đến giữa tháng 12 năm 2006,
tỉnh Đồng Nai có khoảng 12.000 ha chôm chôm. Sau đó là tỉnh Bến Tre có 4.200 ha,
tỉnh Vĩnh Long có 1.069 ha trồng chôm chôm ().
Hiện nay tại Việt Nam, các hộ trồng chôm chôm đều mang lại hiệu quả kinh tế
khá cao so với một số loại cây trồng khác. Trên thị trường nhu cầu tiêu thụ trái chôm


6
chôm cũng rất lớn, xu hướng của nhà nước và bộ nông nghiệp đó là tổ chức tập huấn
cho những hộ dân thay đổi được tập quán canh tác cũ, nắm bắt được khoa học kỹ thuật
và mạnh dạn áp dụng, đầu tư vào sản xuất. Những năm gần đây việc sản xuất chôm
chôm càng được chủ động hơn nhờ vào những ứng dụng tiến bộ kỹ thuật như cho trái
nghịch vụ... Sản lượng và chất lượng quả không ngừng nâng lên, xu hướng hiện nay
sản xuất chôm chôm GlobalGAP được các công ty cam kết mua cao hơn giá thị trường
15 – 20 %.
Vì vậy chúng ta cần nghiên cứu, có những giải pháp để phát triển cây chôm
chôm, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, góp phần nâng cao đời sống người nông dân.
Các giống chôm chôm trồng phổ biến hiện nay là:

Chôm chôm Java: Tên chung chỉ các giống nhập nội từ Indonesia, Thái Lan
.Trồng phổ biến ở Bến Tre, Ðồng Nai, Vĩnh Long, cung cấp đại bộ phận bán quả trong
nước, gồm có loại râu ngắn và loại gai dài, tróc hột, ăn ngọt và thơm. Loại râu ngắn
được trồng phổ biến hơn vì khi vận chuyển chậm héo, quả màu đỏ, ngọt, thơm, mọng
nước, thịt quả róc. Loại râu dài có màu đỏ nhạt, quả hơi dẹp, phẩm chất kém hơn.
Chôm chôm Nhãn: Có nguồn gốc ở Indonesia, quả tròn thơm mùi nhãn, quả
nhỏ. Quả nhỏ chỉ độ 15 - 20 g so với 30 - 40 g ở chôm chôm Java. Râu ngắn, mã quả
không đẹp. Vỏ quả dày, cứng, râu ngắn, khi chín có màu xanh vàng hay đỏ. Tỉ lệ trồng
còn rất thấp. Đây là giống mới được chú ý trong thời gian gần đây, do có phẩm chất
ngon, thị trường trong nước ưa chộng, giá bán cao hơn giống chôm chôm Java. Giống
có đặc điểm phân cành ngắn hơn với giống chôm chôm Java, lá có kích thước nhỏ và
màu xanh nhạt. Thời gian ra hoa và thu hoạch gần tương tự như giống Java, nhưng có
thể kéo dài hơn do cây ra hoa ít đồng loạt.
Chôm chôm Thái (chôm chôm Rong Riêng): Là giống nhập nội từ Thái Lan
năm 1996. Viện Nghiên cứu Cây ăn quả miền Nam đã tuyển chọn được 7 cây đầu
dòng. So sánh với các giống chôm chôm Java và chôm chôm nhãn cho thấy năng suất
trên cây cao (60 - 80 kg/cây/năm). Trọng lượng quả 31 - 37 g, thịt quả rất dày (7 - 9
mm), tỷ lệ phần ăn được cao 58 – 61 %. Chất lượng quả thơm ngon hơn hẳn giống
chôm chôm Java. Diện tích chôm chôm Thái ngày càng được mở rộng, thay thế dần
cho giống chôm chôm Java (Trần Thế Tục, Nguyễn Ngọc Kính, 2002).


7
Bảng 2.2 Đặc điểm nông học một số giống chôm chôm đáng chú ý tại các tỉnh.
Giống chôm chôm

Đặc tính

Java


Nhãn

Rong Riêng

Đường

Kiểu nhân giống

Ghép

Ghép

Ghép

Ghép

Tuổi vườn (năm)

15 - 20

8 - 15

3

6 - 10

Năng suất
(kg/ cây/ năm)
( Cây > 15 năm)


100 - 150

70 - 100

30 - 40

100 - 150

Tháng 11- 3

Tháng 11- 3

Tháng 11- 3

dl

dl

dl

Dễ

Khó

Dễ

Dễ

Tốt


Rất tốt

Rất tốt

Rất tốt

Độ tróc thịt quả

Ráo, chắc

Ráo, rất giòn

Ráo, giai

Ráo, giòn

Tỷ lệ % thịt quả

36 - 49

32 - 45

40 - 50

35 - 46

Độ Brix (%)

19 - 22


21 - 24

20 - 23

20 - 23

Thời gian ra hoa
Xử lý ra hoa
Màu sắc quả
chín

Rất ngon,
Rất ngon,
ngọt, thơm
ngọt
( Nguồn: Trung tâm cây ăn quả Miền Đông, 2011)

Mùi vị

Ngon, ngọt

Tháng 11- 3 dl

Ngon, rất ngọt

2.4 Đặc điểm thực vật học của cây chôm chôm
2.4.1 Thân, tán
Trong điều kiện bình thường, cây cao khoảng 10 - 15 m, tán rộng khoảng 2/3
chiều cao, hình dạng tán thay đổi tùy thuộc vào giống, từ thẳng đến rũ xuống. Nhánh
non có lông màu nâu.

2.4.2 Lá
Lá chôm chôm thuộc dạng lá kép có từ 2 - 4 cặp lá chét xếp xen kẽ hay đối
nhau, lá hình bầu dục dài 5 - 20 cm rộng 3 - 10 cm. Mặt trên lá màu xanh sậm, mặt
dưới màu xanh nhạt. Cuống lá chét dày, dài khoảng 0,4 - 1cm. Lá non mềm, màu xanh
sáng hoặc hồng nhạt, có lông dọc theo các gân lá.


8

2.4.3 Hoa
Chùm hoa mọc từ nách lá kép và ở ngọn cành, lúc đầu xuất hiện như là những
điểm nhỏ, mất khoảng 6 ngày để phát triển thành mầm hoa và khoảng 4 ngày sau thì
nở. Chùm hoa có phủ lông tơ, dài khoảng 15 - 20 cm, mỗi chùm có thể có từ 50 - 1700
hoa tùy giống. Hoa có màu trắng, xanh nhạt và có phủ lông dày.
Trên cùng một cây có 3 loại hoa: hoa đực, hoa cái và một ít hoa lưỡng tính. Tỷ
lệ các loại hoa trên một cây thay đổi tuỳ giống hay mùa. Lúc hoa nở nhuỵ có khả năng
tiếp nhận hạt phấn trong vòng 48 giờ. Thời gian hoa nở có thể kéo dài 24 giờ.
Thường trên một chùm hoa, có trên 90 % hoa lưỡng tính, đậu quả chôm chôm
cũng khác nhau tùy giống và điều kiện canh tác. Sự rụng quả xảy ra nhiều trong tháng
đầu tiên hoa nở. Tỷ lệ đậu quả trung bình chỉ có 1- 3% hoa phát triển trở thành quả khi
thu hoạch, trên một chùm khoảng 12 - 13 quả. Khoảng 2- 3 ngày sau khi hoa nở hoàn
toàn thì quả hình thành, thời gian phát triển của quả mất từ 13 đến 16 tuần lễ.
Tỷ lệ phần thịt quả tăng nhanh từ tuần lễ thứ 9 cho đến tuần lễ thứ 13 và chậm
dần từ tuần lễ thứ 13 đến tuần lễ thứ 16. Từ thụ tinh đến lúc thu hoạch quả tuỳ giống
và thời tiết khí hậu, trung bình 100 – 120 ngày. Màu vỏ quả khi chín chuyển từ màu
vàng tới đỏ. Thịt quả trắng, có loại dính hạt, có loại róc nhưng không róc hoàn toàn
(Trần Thế Tục, Nguyễn Ngọc Kính, 2002).
2.5 Kỹ thuật canh tác
2.5.1 Chuẩn bị đất trồng
Tuỳ theo tùng loại đất cao hay thấp mà thiết kế vườn cho phù hợp. Chôm chôm

thường được trồng trên lên líp. Líp rộng 8 - 10 m, mương rộng 3 - 4 m, sâu 1 - 1,2 m.
Trên vùng đất cao (Đồng Nai) chủ yếu là đào hố rộng và sâu, cung cấp đủ nước cho
cây vào mùa nắng.
2.5.2 Thời vụ trồng
Tốt nhất là trồng vào đầu mùa mưa. Chôm chôm trồng bằng cây tháp, tỉ lệ sống
sẽ cao hơn cành chiết.


9

2.5.3 Khoảng cách trồng
Thường khoảng cách trồng 2 cây từ 8 - 12 m, trên đất đỏ bazan cây mọc tốt
khoảng cách có thể 12 x 12 m. Trồng hàng đôi hoặc nanh sấu. Khi cây còn nhỏ chú ý
trồng xen các cây họ đậu, rau, cây hoa màu ngắn ngày.
2.5.4 Cách trồng
Ở đất đồng bằng hố rộng 60 x 60 cm, sâu 30 - 40 cm. Đào hố giữa mô vừa đủ
kích thước bầu cây con, đặt cây vào phủ đất vừa qua mặt bầu ém chặt lấy đất và cắm
cọc giữ cho cây được vững. Che bóng và tưới nước sau khi trồng, tránh cây bị cháy lá
vào năm đầu tiên.
2.5.5 Chăm sóc
Trồng xen trong 2 - 3 năm đầu tiên có thể trồng xen các loại hoa màu ngắn ngày
để tăng thu nhập, đồng thời che phủ đất giảm bớt cỏ dại. Bồi đất mô và liếp trồng sau
khi trồng khoảng 6 tháng thì tiến hành bồi đất xung quanh chân mô cho rộng ra. Từ
năm thứ 2 trở đi vào cuối mùa mưa, dùng đất bùn mương, đất bãi sông để bồi liếp dày
khoảng 2 – 3 cm.
Tưới tiêu cung cấp đủ nước ở giai đoạn cây con và khi chúng đang ra hoa, ra
quả. Cần thoát nước kịp thời trong mùa mưa lũ làm ngập úng cây. Tỉa cành cần tạo
cành khung tán khi cây còn nhỏ để giúp cành lá phân bổ hợp lý. Trong những năm cây
cho quả, sau khi thu hoạch tiến hành tỉa bỏ cành khô, cành sâu bệnh, cành vô hiệu, khi
cây cho quả lúc quả có đường kính 2 - 3 cm, tỉa bỏ cành vượt trong tán.

2.5.6 Bón phân
Chôm chôm thích hợp với đất có pH 4,5 - 6,5, cần chú ý giữ ẩm hay tưới nước
cho cây. Tủ gốc bằng tàn dư thực vật là một biện pháp tốt để nâng cao khả năng giữ
ẩm và là biện pháp hữu hiệu để tăng năng suất. Chôm chôm rất nhạy cảm với Clo, nên
bón phân cho chôm chôm cần chú ý để những loại phân có Clo không ảnh hưởng xấu
đến cây. Biện pháp tốt là thay bằng loại phân có gốc khác hay bón phân dần dần vào
những lúc có nhiều mưa. Cây chôm chôm có năng suất 7,3 tấn lấy đi từ đất 15 kg N +
2 kg P2O5 + 11,7 kg K2O (Thamboo, 1967). Như vậy chứng tỏ cây chôm chôm cần
nhiều đạm và kali, cần ít lân hơn ().


10
Có thể khuyến cáo sử dụng phân bón cho chôm chôm như sau:
Năm thứ nhất: Bón 50 g N + 25 g K2O cho mỗi gốc, chia làm 2 lần, bón vào
đầu và cuối mùa.
Năm thứ 2: Bón 100g N + 50g K2O cho mỗi gốc, cũng bón 2 lần như trên.
Năm thứ 3: Khi cây bắt đầu cho trái, bón 500 g NPK (loại 2:1:2) cho mỗi gốc,
chia làm 2 lần, bón trước ra hoa và sau thu hoạch.
Năm thứ 4 trở đi: Tăng dần lượng bón hàng năm, từ 500 - 1000 g NPK/ gốc
loại phân tỷ lệ 2:1:2 chia bón thành 2 – 3 lần/năm.
Khi cây đã tương đối lớn, năng suất tăng thì lượng bón cũng tăng lên đến 2 - 3
kg NPK nói trên/gốc. Ngoài ra hàng năm cần bón thêm cho mỗi gốc 10 - 30 kg phân
chuồng.
Ở cây trưởng thành có thể phân bổ lượng phân như sau:
+ Lần 1(Phun phục hồi cây sau khi hái quả và tỉa cành) Bón 100% P2O5 + 1/3 N
+ 1/3 K2O + phân chuồng + bùn + phân rác hoai mục + vôi bột.
+ Lần 2 (bón đón hoa trước khi trổ): 1/3 N + 1/3 K2O.
+ Lần 3 (bón nuôi quả khi quả đậu có đường kính 1 – 2 cm): 1/3 N + 1/3 K2O.
Khi trổ hoa có thể phun bổ sung thêm vi lượng và chất tăng đậu quả lên hoa (Trần Thế
Tục, Nguyễn Ngọc Kính, 2002).

2.6 Sâu bệnh hại và biện pháp phòng trừ
2.6.1 Sâu hại chôm chôm
Trên cây chôm chôm có rất nhiều loại sâu hại khác nhau như rệp sáp
(Planococcus citri), rệp dính xanh (Pulvinaria sp.), rầy mềm, bọ đục cành
(Niphonoclea albata), sâu đục quả (Acracercops cramerella)… cần vệ sinh đồng
ruộng, diệt trừ kiến cỏ dại… Khi cần có thể sử dụng thuốc Trebon, Supracid…
Ruồi đục quả (Dacus dorsalis): Ruồi đẻ trứng vào trong trái, trứng nở thành
giòi ăn phá bên trong làm quả bị nứt ra và bị thối.
+ Biện pháp phòng trừ: thu gom hết tất cả các trái rụng do giòi, để vào thùng có
chứa lớp đất ở đáy, giòi sẽ bò ra trong lớp đất để hóa nhộng, sau đó hơ thùng trên lửa
để giết nhộng. Đặt bẫy ruồi dưới tán cây, dùng thuốc Ruvacin 90L, Visubon D thuốc
gồm 75% Methyl Eugenol + 25% Dibrom ().


11
2.6.2 Bệnh hại chôm chôm
- Bệnh bồ hóng (Do nấm Capnodium sp. gây ra): Bệnh phát sinh trên lá và trái,
bệnh thể hiện những đốm với sợi nấm màu đen như lớp bồ hóng bám ở mặt lá, nấm
không gây hại phần phiến lá hay thịt trái, nấm phát triển làm giảm khả năng quang
hợp, làm trái xấu đi, giảm giá trị thương phẩm, vết bệnh có thể bị tróc khi nắng làm
khô nấm. Nấm phát triển trên chất tiết của rệp sáp và sống nhờ chất dịch này.
+ Biện pháp phòng trừ: Nên phòng trừ tốt rệp sáp, tạo vườn cây thông thoáng
bằng cắt tỉa sau thu hoạch. Phun thuốc trừ nấm gốc đồng, hạn chế phun phân qua lá
cho cây.
- Bệnh thối trái (Do nấm Phytophthora sp. gây ra): Bệnh thường xuất hiện trên
những trái đã già, sắp chín xuất hiện những đốm nâu đen, sau đó lớn dần và ăn sâu vào
trong thịt trái làm thối nhũn có mùi chua. Quả thối có thể vẫn treo trên cây, nếu bị
nặng, vết bệnh gần cuống trái dễ bị rụng. Bệnh phát triển mạnh trong mùa mưa với
điều kiện nóng ẩm, vườn cây rậm rạp, cành dễ tiếp giáp mặt đất, những chùm trái
trong tán cây.

+ Biện pháp phòng trừ: Cắt tỉa, loại bỏ trái nhiễm bệnh trên vườn, tỉa cành tạo
sự thông thoáng cho vườn cây. Khoảng 1 tháng trước khi thu hoạch nên phun phòng
bệnh bằng thuốc Alliete hay thuốc gốc Metalaxyl.
- Bệnh phấn trắng (do nấm Oidium sp.): Nấm chủ yếu gây hại trên hoa, trái
non và lá non trên các vườn chôm chôm.
+ Biện pháp cơ học: Sau khi thu hoạch trái thì tiến hành cắt tỉa những cành già
cỗi, cành mang mầm bệnh, phát hoa, trái khô đen bị nhiễm bệnh còn sót lại của vụ
trước, tỉa cành giúp vườn cây thông thoáng.
+ Biện pháp hóa học: Phun ngừa khi những phát hoa bắt đầu nở, vì vào vụ
thuận thời tiết không thuận lợi cho sự bộc phát của nấm gây bệnh phấn trắng như nhiệt
độ cao, ẩm độ thấp. Ta có thể phun ngừa bằng Kumulus nồng độ 40 g/10 lít nước,
Anvil nồng độ 20 ml/8 lít nước. Khi bệnh phát triển mạnh thì nên dùng Kumulus,
Anvil, thuốc gốc Defenoconazole,Propiconazole ().


12

2.7 Dinh dưỡng thiết yếu đối với cây chôm chôm
Cây chôm chôm cũng như các loại cây khác, muốn sinh trưởng phát triển tốt
cần cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu. Các chất dinh dưỡng được chia
thành 3 nhóm chính: đa lượng, trung lượng và vi lượng.
Nhóm đa lượng: gồm đạm (N), lân (P), kali (K). Đây là các nguyên tố dinh
dưỡng cơ bản mà cây trồng cần và hút vào cây nhiều.
Nhóm trung lượng: gồm lưu huỳnh (S), canxi (Ca) và Magie (Mg). Đây là các
chất dinh dưỡng khoáng thiết yếu mà cây trồng hút/lấy đi trong đất với số lượng trung
bình.
Nhóm vi lượng: gồm kẽm (Zn), sắt (Fe), đồng (Cu), Mangan (Mn), bor (B),
molipđen (Mo)… Đây là các nguyên tố dinh dưỡng khoáng mà cây trồng hút, lấy từ
đất với số lượng ít.


Các nguyên tố này được cung cấp đầy đủ và cân đối thì cây trồng sẽ sinh
trưởng và phát triển tốt, cho năng suất và chất lượng cao.
2.7.1 Nguyên tố Bo
Nguyên tố Bo là nguyên tố phi kim loại. Năm 1923, Warington đã xác định
được Bo là nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu đối với cây trồng. Ngày nay trên 70 nước
đã được phát hiện tình trạng thiếu Bo ở hầu hết các loại cây trên nhiều loại đất. Phân
Bo cũng đã được sử dụng rộng rãi trên thế giới.
Kết quả nghiên cứu trong đất của chương trình FANIDAP/FINNIDA do
Jokioinen (1992) cho thấy đất Việt Nam hầu hết đều nghèo Bo, trong số 122 mẫu đất
có tới 78% thiếu Bo (Nguyễn Xuân Trường, 2005). Hàm lượng Bo trong đất dao đọng
trong khoảng 2 - 200 ppm, trung bình 7- 800 ppm trong đó chỉ có khoảng < 5% tổng
số Bo trong đất ở dạng hữu hiệu với cây trồng. Bo tồn tại ở trong đất ở nhiều dạng
khác nhau: Bo trong dung dịch đất, Bo hấp thụ, Bo hữu cơ và Bo trong các hợp chất
khoáng, luôn có sự chuyển đổi giữa các dạng Bo trong đất.
Bo trong dung dịch đất chủ yếu là H3BO3 chiếm ưu thế khi pH đất từ 5 – 9.
Phần lớn đất nông nghiệp đều có hàm lượng Bo tổng số từ 1 - 467 ppm. Ở những vùng
đất có khí hậu ẩm ướt, thì có hàm lượng Bo thấp (0,2 – 1,5 ppm), ngược lại ở vùng đất
khô hạn có lượng Bo cao (10 - 40 ppm).


13
Bo là nguyên tố dễ bị rửa trôi, chính vì thế ở những vùng đất có khí hậu nóng
ẩm mưa nhiều, hàm lượng Bo thấp hơn so với đất khô hạn. Đất nghèo Bo chủ yếu là
các loại đất chua, đất có kết cấu thô, hàm lượng hữu cơ thấp.
Các yếu tố ảnh hưởng đến Bo hữu hiệu trong đất
Bo hữu hiệu trong đất thường dao động trong khoảng 0,1 - 0,3 ppm. Bo bị hấp
thụ mạnh trên đất có pH >6,5. Bo hữu hiệu giảm khi pH đất tăng (ngoại trừ trên đất
kiềm). Đất kiềm thường thiếu Bo hữu hiệu do pH đất cao, đất chua (pH < 4) cũng là
đất nghèo Bo.
Ngoài ra, cấu trúc đất cũng ảnh hưởng đến hàm lượng Bo trong đất. Đất có cấu

trúc thô, đất cát, đất thoát nước tốt thường có hàm lượng Bo thấp. Đất cát, nghèo hữu
cơ, lượng Bo rửa trôi tới 85% lượng Bo bón vào.
Cần chú ý, Canxi là nguyên tố tương tác mạnh với Bo, nhu cầu Bo của cây thấp
khi cây thiếu Canxi. Khi canxi hữu cơ trong đất tăng thì nhu cầu Bo của cây cũng tăng,
còn khi canxi dư trong đất kiềm hay do bón quá nhiều vôi cũng sẽ làm hạn chế Bo hữu
hiệu trong đất. Ở đất giàu Bo, việc bón vôi có thể khác phục được tình trạng dư thừa
Bo gây ngộ độc cho cây.
Kali là nguyên tố đối kháng với Bo, nếu bón quá nhiều Kali sẽ ức chế cây hút
Bo dẫn đến sự thiếu hụt Bo và làm giảm năng suất cây trồng. Ngược lại, khi bị ngộ
độc Bo bón kali với liều lượng cao có thể làm giảm ngộ độc cho cây (Nguyễn Xuân
Trường, 2005)
2.7.1.1 Vai trò của nguyên tố Bo trong cây
Theo Lê Văn Dũ, rễ cây hấp thu Bo chủ yếu dưới dạng trung tính H3BO3, vai
trò chủ yếu của Bo là vận chuyển đường, tăng tính thấm của màng tế bào, thành phần
của vách tế bào, rất cần thiết cho quá trình phân chia tế bào và quá trình thụ phấn của
cây, giúp sự hình thành và phân hoá mầm hoa, tăng cường sức sống hạt phấn, tăng tỷ
lệ đậu trái, giúp giảm rụng hoa và trái non.
Bo có liên quan đến quá trình tổng hợp protein, lipid, làm tăng hàm lượng
đường và các vitamin trong củ, quả, ngăn ngừa sự thối rữa, giúp bảo quản nông sản
được lâu sau thu hoạch.
Bo ảnh hưởng đến sự hấp thu và sử dụng canxi, đồng thời giúp điều chỉnh tỷ lệ
K/Ca trong cây.


14
Các kết quả nghiên cứu trên thế giới và trong nước đều cho thấy khi bón Bo vào
gốc hoặc phun Bo qua lá đã làm gia tăng năng suất các loại cây trồng từ 6 – 48 %, cải
thiện chất lượng và màu sắc của nông sản.
2.7.1.2 Triệu chứng thiếu Bo ở cây trồng
Bo là nguyên tố ít di động nên triệu chứng thiếu Bo thường xuất hiện ở các bộ

phận non của cây. Ban đầu đỉnh sinh trưởng chùn lại, dần dần chết khô. Các lá non
thường bị biến dạng, gấp nếp và mỏng với màu xanh nhạt đến mất màu. Trên bề mặt lá
thường có những đốm nhỏ màu vàng trắng. Đôi khi đỉnh sinh trưởng bị chết làm cây
mọc nhiều chồi bên giống như cây bụi. Lá già có kết cấu dày, đôi khi cong lên và dòn.
Hoa ít hoặc không hình thành, rễ còi cọc. Hoa, quả dễ bị thối và rụng non. Với đa số
các loại cây trồng, khi hàm lượng Bo < 15 ppm thì thiếu Bo. Cây đủ Bo khi hàm lượng
Bo trong đất nằm trong khoảng 15 – 100 ppm, gây ngộ độc khi hàm lượng Bo > 200
ppm.
™ Triệu chứng trên một số loại cây trồng
- Cam thiếu Bo: Trên lá xuất hiện những đốm vàng rải rác. Trên vỏ trái xuất
hiện những đốm nâu, lõi to, lệch tâm, có quầng thâm đen quanh lõi.
- Bông vải thiếu Bo: Trái bị thối đen không nở được, đài hoa rụng sớm.
- Súp lơ thiếu Bo: Lõi bị thâm đen, bông và cuống bông bị thối, lá rụng nhiều.
- Cà phê thiếu Bo: Cành trơ trọi, chồi non chết khô.
- Bắp (ngô) thiếu Bo: Trái bắp nhỏ có hình đuôi chuột, hạt ít.
- Đu đủ thiếu Bo: Trái biến dạng, xù xì.
Để khắc phục các triệu chứng thiếu Bo, nhằm nâng cao năng suất và phẩm chất
cây trồng, bà con có thể bón các loại phân có chứa Bo vào gốc như: Borax, Boric
acid… hoặc phun qua lá như sản phẩm Sulubor.
2.7.2 Phân bón lá Solubor
Các chất chứa Bo ở dạng muối hoặc axid, các dạng phân bón được sử dụng chủ
yếu trong cây trồng nông nghiệp đó là borax và nitri tetrabonat, có thể dùng để bón
vào đất hoặc phun lên lá. Các loại phân chứa Bo được sử dụng hiện nay là bortat, phân
borat 46, phân borat 65, solubor, borit axit…


15
Solubor là sản phẩm phân bón cô đặc có hiệu quả nhanh chóng, có tính hòa tan
phân giải nhanh, được cây trồng hấp thụ dễ dàng, bổ sung tức khắc vi lượng Bo thiếu
hụt cho cây.

Tăng khả năng thụ phấn, chống rụng trái do sinh lý hoặc thời tiết bất lợi rất có
hiệu quả. Tăng cường sự tổng hợp các chất điều hòa sinh trưởng cần thiết cho cây
trồng.
Tăng khả năng hấp thu các loại phân bón khác rất rõ rệt, tăng sức sống cho cây
trồng, giúp ra hoa đều. Chống hiện tượng thối nõn, đảm bảo sự phát triển bình thường
của mô phân sinh ngọn. Khắc phục hiện tượng thiếu Bo như: hoa ra không đều và khô,
trái non rụng nhiều, dị dạng, nứt nẻ, chồi ngọn kém phát triển, lá nhỏ, xoăn, giòn.
Solubor được sử dụng rộng rãi để phun qua lá, nồng độ phun đối với một số cây
trồng có thể đạt tới 5%, nhưng kết quả cho thấy nồng độ phun không nên quá 1%.
Hiện nay tại Anh, solubor dùng trong các thí nghiệm với cà rốt, súp lơ, cải bắp, củ cải
đỏ…phun với nồng độ 0,17 - 8%, tổng lượng bón là 1,8 – 22 kg Solubor/ha.
™ Hướng dẫn sử dụng
- Tùy điều kiện đất và cây trồng, tỷ lệ pha thay đổi từ 0,5 – 2 g/lít nước (tương
đương với 8 - 32g/16 lít nước).
- Đối với các loại cây trồng nên phun ngay khi thấy biểu hiện thiếu Bo.
- Với các loại cây thu quả nên phun vào các giai đoạn rất cần Bo: thời kì nụ, trái
non. Nên phun xịt vào lúc sáng sớm hay chiều mát.
- Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát. Để xa tầm ta trẻ em.
- Pha được với thuốc trừ sâu, không phun vào lúc hoa nở.


×